Nhập Vào

View Full Version : Trung Quốc tập trận quy mô lớn gần đảo Phú Lâm, tiếp tục hành vi phi pháp ở Hoàng Sa



duyanh
06-28-2025, 01:38 PM
Trung Quốc tập trận quy mô lớn gần đảo Phú Lâm, tiếp tục hành vi phi pháp ở Hoàng Sa





https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/tq-dien-tap-696x438.jpg

Truyền thông Trung Quốc ngày 27 Tháng Sáu xác nhận lực lượng Hải cảnh và quân đội nước này đã tiến hành một cuộc diễn tập quy mô lớn trên biển, gần đảo Phú Lâm – thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.Sản phẩm nông nghiệp

Theo tường thuật của tờ South China Morning Post, cuộc diễn tập diễn ra ngày 26 Tháng Sáu, kéo dài 75 phút, mô phỏng các tình huống cứu hộ khẩn cấp trên bộ, trên không và trên biển. Đây là cuộc diễn tập được giới chức Bắc Kinh mô tả là “lớn nhất trong nhiều năm gần đây” với sự tham gia của khoảng 200 người, 15 tàu và 2 trực thăng.

Đáng chú ý, cuộc tập trận không chỉ có lực lượng Hải cảnh và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), mà còn có sự hiện diện của cái gọi là “chính quyền thành phố Tam Sa” – một đơn vị hành chính phi pháp được Bắc Kinh thành lập năm 2012 nhằm củng cố yêu sách chủ quyền vô lý ở Biển Đông.

Trong các hình ảnh được đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) công bố, tàu tuần tra Sansha Zhi Fa 301, có trọng tải hơn 3.000 tấn và được trang bị vòi rồng, đã tham gia trực tiếp vào cuộc diễn tập.

Trước các động thái này, Việt Nam luôn khẳng định lập trường rõ ràng và nhất quán: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, được xác lập chủ quyền đầy đủ từ nhiều thế kỷ qua, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận, diễn tập hoặc các hoạt động dân sự – quân sự tại các khu vực thuộc Hoàng Sa hay Trường Sa đều là những hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và gây thêm căng thẳng trong khu vực.

Hành vi tổ chức tập trận cứu hộ với sự tham gia của cả quân đội lẫn hải cảnh – dưới danh nghĩa “phối hợp dân sự – quân sự” – là một cách để Bắc Kinh lồng ghép tuyên truyền chủ quyền và áp đặt hiện diện thường trực tại các vùng biển tranh chấp, trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế ngày càng lên án mạnh mẽ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc.Sản phẩm nông nghiệp

Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố cuộc diễn tập nhằm phục vụ mục tiêu cứu hộ và phản ứng khẩn cấp, song giới quan sát quốc tế nhận định rằng mục tiêu chính vẫn là tăng cường kiểm soát thực tế, khẳng định sự hiện diện quân sự – bán quân sự tại vùng biển tranh chấp.

Giáo sư Collin Koh (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) từng phân tích rằng các hoạt động như vậy “không đơn thuần là thao dượt kỹ thuật”, mà là cách để Trung Quốc “tạo tiền lệ, hợp thức hóa sự hiện diện, và thách thức trực tiếp các tuyên bố chủ quyền hợp pháp của các quốc gia khác.”

Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều nước ASEAN đang thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), hành vi leo thang và quân sự hóa của Trung Quốc đặt ra nhiều lo ngại về thiện chí đối thoại của nước này.

Việc Trung Quốc tổ chức tập trận ở Hoàng Sa không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đòi hỏi phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ từ phía Hà Nội và cộng đồng quốc tế.



Đất Việt