Nhập Vào

View Full Version : Đọc Thơ Trước Tòa: Chiêu “Xin Khoan Hồng” Của Quan Chức Cộng Sản



duyanh
07-02-2025, 01:20 PM
Đọc Thơ Trước Tòa: Chiêu “Xin Khoan Hồng” Của Quan Chức Cộng Sản






https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/le-viet-chu-696x464.jpg

Không còn là chuyện hiếm trong các phiên tòa xử quan chức tham nhũng ở Việt Nam, việc đọc thơ, lẩy Kiều hay viện dẫn hoàn cảnh gia đình đang trở thành “nghi thức” quen thuộc nhằm lay động hội đồng xét xử, dù bị cáo từng là những người nắm quyền lực cao nhất tại địa phương.Mua sách bán chạy nhất trực tuyến

Mới đây nhất, Lê Viết Chữ – cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi – được ghi nhận đã đọc thơ ngay tại tòa trong lời nói sau cùng, nhằm xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án nhận hối lộ gần 230 ngàn đô la Mỹ từ doanh nhân Nguyễn Văn Hậu, còn gọi là Hậu “Pháo”, chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn.

Theo tường thuật của báo VietNamNet hôm 29 Tháng Sáu, ông Chữ xúc động nhắc đến mẹ già 91 tuổi – một thương binh và vợ liệt sĩ – đang bệnh nặng và “mong con sớm trở về.” Ông khẩn thiết xin “được hưởng lượng khoan hồng để chăm sóc mẹ già,” rồi đọc hai câu thơ trong bài “Mẹ Tôi” của Xuân Đam:
Mẹ tôi như nhánh mạ gầyHóa thân thành bát cơm đầy nuôi tôi.

Dù là quan chức từng giữ vai trò lãnh đạo cấp tỉnh, ông Chữ giờ phải đối mặt với mức án 7 đến 8 năm tù do Viện Kiểm sát đề nghị. Điều trớ trêu là, trong khi dư luận còn chưa nguôi phẫn nộ về những “chiếc ghế” từng che đỡ hành vi nhận tiền của các lãnh đạo địa phương, thì người bị cáo buộc lại dùng đến hình ảnh thơ ca để gợi sự cảm thông.

Trường hợp của ông Chữ cũng gợi nhớ đến phiên tòa vào tháng Bảy năm ngoái, khi Trần Văn Tân – cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – bị xét xử trong đại án “chuyến bay giải cứu.” Ông Tân, cũng bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng, đã lẩy hai câu Kiều của Nguyễn Du để biện minh cho lỗi lầm của mình:
Trót vì tay đã nhúng chàmDại rồi còn biết khôn làm sao đây.

Chưa dừng lại ở đó, ông Tân tiếp tục ngâm thơ về vườn nhà, hoa trái, rồi khép lại bằng câu thơ cầu xin đoàn tụ: Một nhà sum họp trúc mai / Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông.

Song, những màn trình diễn cảm xúc trước vành móng ngựa ấy không làm thay đổi thực tế. Bị cáo Tân sau đó bị tuyên án sáu năm tù giam. Dư luận cũng không dành nhiều đồng cảm, mà trái lại, ngày càng đặt dấu hỏi lớn về cách các quan chức “lấy thơ thay nước mắt,” trong khi chính họ từng dửng dưng trước nỗi khổ của người dân vì những quyết định sai lầm của mình.

Ở một đất nước mà người dân lặng lẽ chịu đựng sai phạm từ các chính sách sai lệch, thì thật chua chát khi chính những kẻ ban hành chính sách ấy lại dùng thơ ca để xin tha. Câu hỏi đặt ra là: công lý có nên mủi lòng trước những lời thơ, hay phải công bằng với những thiệt hại mà cả xã hội phải gánh chịu vì tham nhũng?

Trong các vụ án của Cộng Sản Việt Nam, đôi khi lời xin lỗi không nằm trong bản án — mà chỉ là vở kịch cuối cùng trước khi hạ màn.




Đất Việt