duyanh
07-03-2025, 01:43 PM
Trái cây rớt giá thê thảm, nông dân Việt Nam lao đao giữa vụ mùa trúng lớn
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/07/trai-cay-vn-696x479.jpg
VIỆT NAM – Giữa lúc trái cây, rau củ vào vụ thu hoạch rộ nhất trong năm, nông dân khắp các vùng miền Việt Nam lại phải chứng kiến cảnh “được mùa, mất giá” lan rộng. Sản lượng tăng vọt nhưng thị trường xuất cảng đình trệ, sức tiêu thụ trong nước yếu khiến nhiều người trồng sầu riêng, vải thiều, mít và dưa hấu chỉ biết “bán đổ bán tháo” để gỡ vốn, theo VNExpress hôm 1 Tháng Bảy.
Miền Tây và miền Bắc đang bước vào cao điểm mùa trái cây. Sản lượng sầu riêng được ước tính vượt 1.5 triệu tấn, còn vải thiều khoảng 250,000 tấn – tăng đến 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng trái với niềm vui được mùa, thị trường lại quay lưng khi giá thu mua tại vườn xuống mức thấp kỷ lục.
Tại Bắc Giang, ông Bảo – người có hơn 20 năm trồng vải thiều ở Lục Ngạn – than thở: “Năm nay vải đẹp, trái đồng đều, nhưng giá chỉ còn 10,000 đồng một ký, mà chi phí sản xuất cũng đã gần từng đó rồi. Làm ra chỉ để cầm chắc lỗ.” Một số nơi, giá vải loại thường chỉ còn 8,000 đồng/kg – bằng một phần ba năm ngoái.
Ở miền Tây, nhà vườn sầu riêng cũng chịu chung số phận. Ông Thanh tại Tiền Giang cho biết ông vừa bán 10 tấn sầu riêng Ri6 với giá chỉ 30,000 đồng/kg – mức thấp nhất từ trước đến nay. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu vào, phân bón, nhân công và vận chuyển, ông chỉ vừa đủ hòa vốn. Mít Thái có nơi tụt giá còn 4,000 đồng/kg, còn dưa hấu chỉ bán được với giá 3,000 đến 7,000 đồng/kg – dưới cả giá thành sản xuất.
Theo Hiệp Hội Rau Quả Việt Nam, nguyên nhân chính là do thị trường xuất cảng – đặc biệt là Trung Quốc – đang siết chặt tiêu chuẩn nhập hàng. Với mặt hàng sầu riêng, chỉ tiêu vàng O (một chất hóa học bị nghi gây hại sức khỏe) đang là rào cản khiến nhiều lô hàng bị kiểm tra gắt gao. Thêm vào đó, chi phí logistics tăng vọt, thủ tục thông quan kéo dài khiến các doanh nghiệp ngán ngại, không dám ký thêm hợp đồng mới.
Một số thị trường tiềm năng khác như Nam Hàn và Thái Lan cũng giảm mua do chính sách bảo hộ nội địa hoặc lượng hàng tồn kho lớn.
Trong nước, sức mua yếu chưa có dấu hiệu phục hồi. Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường cho thấy trong năm tháng đầu năm, nhiều tỉnh trọng điểm như Tiền Giang, Đồng Tháp, Đắk Lắk… đang rơi vào cảnh cung vượt cầu. Riêng tại Tiền Giang, giá sầu riêng Ri6 loại 1 đã giảm tới 31%, trong khi giống Monthong cũng mất 15.6% giá trị.
Đáng nói, tình trạng này không chỉ dừng ở trái cây, rau củ mà đã lan sang các mặt hàng nông sản chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu – vốn đã qua vụ thu hoạch nhưng cũng chứng kiến đà giảm giá mạnh.
Trong khi Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn loay hoay tìm đầu ra cho nông sản, nông dân lại tiếp tục là người hứng chịu thiệt hại lớn nhất. “Trồng rồi bán lỗ, mà bỏ thì tiếc công sức cả năm. Mùa này chỉ biết ráng chịu”, ông Bảo thở dài.
Đất Việt
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/07/trai-cay-vn-696x479.jpg
VIỆT NAM – Giữa lúc trái cây, rau củ vào vụ thu hoạch rộ nhất trong năm, nông dân khắp các vùng miền Việt Nam lại phải chứng kiến cảnh “được mùa, mất giá” lan rộng. Sản lượng tăng vọt nhưng thị trường xuất cảng đình trệ, sức tiêu thụ trong nước yếu khiến nhiều người trồng sầu riêng, vải thiều, mít và dưa hấu chỉ biết “bán đổ bán tháo” để gỡ vốn, theo VNExpress hôm 1 Tháng Bảy.
Miền Tây và miền Bắc đang bước vào cao điểm mùa trái cây. Sản lượng sầu riêng được ước tính vượt 1.5 triệu tấn, còn vải thiều khoảng 250,000 tấn – tăng đến 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng trái với niềm vui được mùa, thị trường lại quay lưng khi giá thu mua tại vườn xuống mức thấp kỷ lục.
Tại Bắc Giang, ông Bảo – người có hơn 20 năm trồng vải thiều ở Lục Ngạn – than thở: “Năm nay vải đẹp, trái đồng đều, nhưng giá chỉ còn 10,000 đồng một ký, mà chi phí sản xuất cũng đã gần từng đó rồi. Làm ra chỉ để cầm chắc lỗ.” Một số nơi, giá vải loại thường chỉ còn 8,000 đồng/kg – bằng một phần ba năm ngoái.
Ở miền Tây, nhà vườn sầu riêng cũng chịu chung số phận. Ông Thanh tại Tiền Giang cho biết ông vừa bán 10 tấn sầu riêng Ri6 với giá chỉ 30,000 đồng/kg – mức thấp nhất từ trước đến nay. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu vào, phân bón, nhân công và vận chuyển, ông chỉ vừa đủ hòa vốn. Mít Thái có nơi tụt giá còn 4,000 đồng/kg, còn dưa hấu chỉ bán được với giá 3,000 đến 7,000 đồng/kg – dưới cả giá thành sản xuất.
Theo Hiệp Hội Rau Quả Việt Nam, nguyên nhân chính là do thị trường xuất cảng – đặc biệt là Trung Quốc – đang siết chặt tiêu chuẩn nhập hàng. Với mặt hàng sầu riêng, chỉ tiêu vàng O (một chất hóa học bị nghi gây hại sức khỏe) đang là rào cản khiến nhiều lô hàng bị kiểm tra gắt gao. Thêm vào đó, chi phí logistics tăng vọt, thủ tục thông quan kéo dài khiến các doanh nghiệp ngán ngại, không dám ký thêm hợp đồng mới.
Một số thị trường tiềm năng khác như Nam Hàn và Thái Lan cũng giảm mua do chính sách bảo hộ nội địa hoặc lượng hàng tồn kho lớn.
Trong nước, sức mua yếu chưa có dấu hiệu phục hồi. Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường cho thấy trong năm tháng đầu năm, nhiều tỉnh trọng điểm như Tiền Giang, Đồng Tháp, Đắk Lắk… đang rơi vào cảnh cung vượt cầu. Riêng tại Tiền Giang, giá sầu riêng Ri6 loại 1 đã giảm tới 31%, trong khi giống Monthong cũng mất 15.6% giá trị.
Đáng nói, tình trạng này không chỉ dừng ở trái cây, rau củ mà đã lan sang các mặt hàng nông sản chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu – vốn đã qua vụ thu hoạch nhưng cũng chứng kiến đà giảm giá mạnh.
Trong khi Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn loay hoay tìm đầu ra cho nông sản, nông dân lại tiếp tục là người hứng chịu thiệt hại lớn nhất. “Trồng rồi bán lỗ, mà bỏ thì tiếc công sức cả năm. Mùa này chỉ biết ráng chịu”, ông Bảo thở dài.
Đất Việt