giahamdzui
07-17-2025, 12:52 AM
Bán thêm Patriot cho Ukraina: Quyết định của Mỹ giúp thay đổi cục diện chiến tranh?
Ngày 13/07/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố sẽ bán thêm một số hệ thống phòng không Patriot cho Ukraina, để giúp Kiev trong cuộc kháng chiến chống Nga. Thông báo khá bất ngờ về việc cấp loại vũ khí phòng thủ tối tân này của ông Trump, đi kèm với nhiều hành động cụ thể từ phía châu Âu, đang mang lại một không khí ít nhiều lạc quan cho Ukraina. Câu hỏi nhiều người đặt ra : Vũ khí này sẽ có tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh tại Ukraina ?
https://s.rfi.fr/media/display/a6175728-6250-11f0-8b6f-005056bfb2b6/w:720/p:16x9/000-34WE9BW.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (áo đen) và bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius trong chuyến thăm khu cơ sở huấn luyện Mecklenburg-Vorpommern, ngày 11/06/2024, nơi quân nhân Ukraina được huấn luyện về hệ thống Patriot. AFP - JENS BUTTNER
Chuyển giao các hệ thống Patriot cho Ukraina sẽ diễn ra thế nào ?
Theo kế hoạch dự kiến này, trước mắt các nước châu Âu sẽ chuyển giao một số hệ thống Patriot đang sở hữu, do Mỹ sản xuất, cho Ukraina. Hiện tại Đức là nước đầu tiên đảm nhận việc này. Theo Reuters, ngay sau tuyên bố của ông Trump, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius, sau cuộc họp với đồng nhiệm Mỹ Pete Hegseth tại Washington, hôm 14/07, thông báo hai bên sẽ sớm thống nhất về các chi tiết của thỏa thuận chuyển giao Patriot cho Ukraina, về số lượng dàn phóng, tên lửa.
Bộ trưởng Quốc Phòng Đức cho biết sẽ có hai hệ thống – trong số 9 hệ thống Đức hiện có – sẽ được chuyển giao, và hệ thống đầu tiên, trong thỏa thuận này, sẽ phải được chuyển đến Ukraina trong những tháng tới. Hôm nay, chỉ huy quân sự cao cấp nhất của NATO có kế hoạch chủ trì một cuộc họp các nước hiện đang sở hữu các hệ thống phòng không Patriot, và các nước tham gia tài trợ cho dự án này. Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển cho biết sẵn sàng đóng góp cùng Đức.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời tổng thư ký NATO Mark Rutte, cho biết các nước châu Âu có thể chuyển các hệ thống Patriot trong kho dự trữ của mình, sau đó bổ sung trở lại bằng việc mua vũ khí mới của Mỹ. Hiện tại có 7 nước ở châu Âu sở hữu hệ thống Patriot. Theo tổng thư ký NATO, ngoài Đức, còn có Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan, các nước NATO khác như Canada, Na Uy, Phần Lan và Vương quốc Anh có thể nằm trong số các nước sẽ mua Patriot mới của Mỹ.
Patriot: Hệ thống chống tên lửa đạn đạo đặc biệt có uy lực
Hệ thống phòng không Patriot (tên đầy đủ là Phased Array Tracking Radar to Intercept on Target), do tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon sản xuất từ thập niên 60, được Quân đội Mỹ sử dụng từ thập niên 1980 và liên tục được hoàn thiện. Đây được coi là một trong những hệ thống phòng không tân tiến nhất thế giới. Một hệ thống bao gồm một trạm điều khiển, một radar, một trạm phát điện, cùng 8 bệ phóng với tổng cộng 32 tên lửa. Một hệ thống Patriot trị giá hơn 1 tỉ đô la, theo số liệu năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Đức DW, hệ thống tên lửa Patriot MIM-104, vốn là một hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) ban đầu được phát triển để đánh chặn máy bay tầm cao, tiếp theo đó đã được cải tiến để tập trung chống lại tên lửa đạn đạo chiến thuật. Hệ thống Patriot đã được sử dụng hiệu quả trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, để đánh chặn tên lửa Scud do Irak bắn vào Israel và Ả Rập Xê Út. Năm 2003, hệ thống này được coi là « đã vô hiệu hóa tất cả các tên lửa đạn đạo của Irak » nhắm vào các lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa, với radar nổi tiếng về độ chính xác, có thể phát hiện và sau đó tiêu diệt các mục tiêu trên không, từ máy bay đến tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, và drone trong bán kính khoảng 60 đến hơn 150 km. Radar của Patriot có khả năng theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu và truy đuổi cùng lúc 6 mục tiêu để tiêu diệt.
Về ngắn hạn, quyết định chỉ có ý nghĩa tuyên truyền
Về tác động ngắn hạn, quyết định cung cấp các hệ thống Patriot mang ý nghĩa động viên tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống Nga của người Ukraina là chủ yếu, bởi việc chuyển giao các hệ thống đầu tiên sẽ phải mất nhiều tháng. Theo một phát biểu của tổng thống Mỹ hôm 14/07, trong tương lai, sẽ có tổng cộng 17 hệ thống MIM-104 được chuyển giao cho Ukraina. Nếu điều này được thực hiện, số lượng hệ thống Patriot của Ukraina sẽ tăng gấp ba lần so với hiện tại, khi Quân đội Ukraina chỉ có 8 hệ thống Patriot, nhưng trên thực tế chỉ có 6 hệ thống đang hoạt động. Tuy nhiên, tại Ukraina, nhiều người dè dặt trước thông báo nói trên của tổng thống Mỹ, và trông đợi các hành động cụ thể.
Xét về trung hạn, các hệ thống phòng không Patriot mới sẽ hỗ trợ người Ukraina nhiều hơn trong việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Nga, và đây là một hỗ trợ quý giá vào lúc Quân đội Nga đang gia tăng mức độ oanh kích ở mức chưa từng có. Hệ thống phòng không Patriot vốn được coi là rất hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Trong một phát biểu hồi tháng 4/2025, theo người phát ngôn của Không quân Ukraina, Yurii Ihnat, được báo chí nước này dẫn lại, thì chỉ có các hệ thống Patriot của Mỹ mới có khả năng đánh chặn được các tên lửa đạn đạo của Nga.
Điểm yếu: Khả năng đánh chặn của Patriot suy giảm
Tuy nhiên, có hai lý do chính khiến các hệ thống phòng không Patriot không đủ sức đáp ứng nhu cầu phòng thủ của Ukraina. Thứ nhất là khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo của hệ thống này có xu hướng suy giảm, do Nga tìm cách lách được hệ thống. Theo chuyên gia Joseph Henrotin, tổng biên tập tạp chí Defense et Sécurité Internationale (DSI), được báo Canada Le Devoir dẫn lại, tỉ lệ tên lửa đánh chặn thành công giảm từ 95-97% hồi tháng 2-3/2025 xuống còn khoảng 86% trong hiện tại.
Điểm yếu thứ hai của hệ thống Patriot là không phải là phương tiện phù hợp để đối phó với việc Nga dùng drone tầm xa tấn công ồ ạt. Trong vòng một tuần lễ tháng 7, Nga tấn công Ukraina bằng hơn 1.800 drone Geran 2 (tức phiên bản cải tiến của Shahed-136 của Iran). Mỗi drone loại này trị giá từ 30.000 đến 70.000 đô la trong lúc giá lên đến 10 triệu đô la với một tên lửa Patriot. Về các đe dọa này của Nga, Ukraina có những cách khác để hóa giải.
Ukraina hướng đến sản xuất các hệ thống phòng không tương tự như Patriot
Chuyên gia Fabian Hoffman, Đại học Oslo, cũng cảnh báo về khả năng Nga sẽ tăng tốc sản xuất tên lửa đạn đạo Iskander và Kinzhal, hiện tại đang ở mức 840 chiếc/năm gần ngang mức 850 đến 880 tên lửa Patriot/năm của Mỹ, chưa kể đến số tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101 Nga có nhiều.
Việc chính quyền Mỹ thông báo cấp ồ ạt các hệ thống Patriot cho Ukraina trước mắt có ý nghĩa truyền thông. Về trung hạn, có thể gia tăng khả năng phòng thủ của Ukraina, nhưng không thể là yếu tố đảo ngược cục diện chiến tranh. Theo bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraina, Herman Smetanin, để bảo đảm kháng cự được lâu dài với Nga, quốc gia này đang phát triển một hệ thống phòng không tương tự với Patriot của Mỹ.
RFI
Ngày 13/07/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố sẽ bán thêm một số hệ thống phòng không Patriot cho Ukraina, để giúp Kiev trong cuộc kháng chiến chống Nga. Thông báo khá bất ngờ về việc cấp loại vũ khí phòng thủ tối tân này của ông Trump, đi kèm với nhiều hành động cụ thể từ phía châu Âu, đang mang lại một không khí ít nhiều lạc quan cho Ukraina. Câu hỏi nhiều người đặt ra : Vũ khí này sẽ có tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh tại Ukraina ?
https://s.rfi.fr/media/display/a6175728-6250-11f0-8b6f-005056bfb2b6/w:720/p:16x9/000-34WE9BW.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (áo đen) và bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius trong chuyến thăm khu cơ sở huấn luyện Mecklenburg-Vorpommern, ngày 11/06/2024, nơi quân nhân Ukraina được huấn luyện về hệ thống Patriot. AFP - JENS BUTTNER
Chuyển giao các hệ thống Patriot cho Ukraina sẽ diễn ra thế nào ?
Theo kế hoạch dự kiến này, trước mắt các nước châu Âu sẽ chuyển giao một số hệ thống Patriot đang sở hữu, do Mỹ sản xuất, cho Ukraina. Hiện tại Đức là nước đầu tiên đảm nhận việc này. Theo Reuters, ngay sau tuyên bố của ông Trump, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius, sau cuộc họp với đồng nhiệm Mỹ Pete Hegseth tại Washington, hôm 14/07, thông báo hai bên sẽ sớm thống nhất về các chi tiết của thỏa thuận chuyển giao Patriot cho Ukraina, về số lượng dàn phóng, tên lửa.
Bộ trưởng Quốc Phòng Đức cho biết sẽ có hai hệ thống – trong số 9 hệ thống Đức hiện có – sẽ được chuyển giao, và hệ thống đầu tiên, trong thỏa thuận này, sẽ phải được chuyển đến Ukraina trong những tháng tới. Hôm nay, chỉ huy quân sự cao cấp nhất của NATO có kế hoạch chủ trì một cuộc họp các nước hiện đang sở hữu các hệ thống phòng không Patriot, và các nước tham gia tài trợ cho dự án này. Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển cho biết sẵn sàng đóng góp cùng Đức.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời tổng thư ký NATO Mark Rutte, cho biết các nước châu Âu có thể chuyển các hệ thống Patriot trong kho dự trữ của mình, sau đó bổ sung trở lại bằng việc mua vũ khí mới của Mỹ. Hiện tại có 7 nước ở châu Âu sở hữu hệ thống Patriot. Theo tổng thư ký NATO, ngoài Đức, còn có Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan, các nước NATO khác như Canada, Na Uy, Phần Lan và Vương quốc Anh có thể nằm trong số các nước sẽ mua Patriot mới của Mỹ.
Patriot: Hệ thống chống tên lửa đạn đạo đặc biệt có uy lực
Hệ thống phòng không Patriot (tên đầy đủ là Phased Array Tracking Radar to Intercept on Target), do tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon sản xuất từ thập niên 60, được Quân đội Mỹ sử dụng từ thập niên 1980 và liên tục được hoàn thiện. Đây được coi là một trong những hệ thống phòng không tân tiến nhất thế giới. Một hệ thống bao gồm một trạm điều khiển, một radar, một trạm phát điện, cùng 8 bệ phóng với tổng cộng 32 tên lửa. Một hệ thống Patriot trị giá hơn 1 tỉ đô la, theo số liệu năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Đức DW, hệ thống tên lửa Patriot MIM-104, vốn là một hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) ban đầu được phát triển để đánh chặn máy bay tầm cao, tiếp theo đó đã được cải tiến để tập trung chống lại tên lửa đạn đạo chiến thuật. Hệ thống Patriot đã được sử dụng hiệu quả trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, để đánh chặn tên lửa Scud do Irak bắn vào Israel và Ả Rập Xê Út. Năm 2003, hệ thống này được coi là « đã vô hiệu hóa tất cả các tên lửa đạn đạo của Irak » nhắm vào các lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa, với radar nổi tiếng về độ chính xác, có thể phát hiện và sau đó tiêu diệt các mục tiêu trên không, từ máy bay đến tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, và drone trong bán kính khoảng 60 đến hơn 150 km. Radar của Patriot có khả năng theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu và truy đuổi cùng lúc 6 mục tiêu để tiêu diệt.
Về ngắn hạn, quyết định chỉ có ý nghĩa tuyên truyền
Về tác động ngắn hạn, quyết định cung cấp các hệ thống Patriot mang ý nghĩa động viên tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống Nga của người Ukraina là chủ yếu, bởi việc chuyển giao các hệ thống đầu tiên sẽ phải mất nhiều tháng. Theo một phát biểu của tổng thống Mỹ hôm 14/07, trong tương lai, sẽ có tổng cộng 17 hệ thống MIM-104 được chuyển giao cho Ukraina. Nếu điều này được thực hiện, số lượng hệ thống Patriot của Ukraina sẽ tăng gấp ba lần so với hiện tại, khi Quân đội Ukraina chỉ có 8 hệ thống Patriot, nhưng trên thực tế chỉ có 6 hệ thống đang hoạt động. Tuy nhiên, tại Ukraina, nhiều người dè dặt trước thông báo nói trên của tổng thống Mỹ, và trông đợi các hành động cụ thể.
Xét về trung hạn, các hệ thống phòng không Patriot mới sẽ hỗ trợ người Ukraina nhiều hơn trong việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo của Nga, và đây là một hỗ trợ quý giá vào lúc Quân đội Nga đang gia tăng mức độ oanh kích ở mức chưa từng có. Hệ thống phòng không Patriot vốn được coi là rất hiệu quả trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Trong một phát biểu hồi tháng 4/2025, theo người phát ngôn của Không quân Ukraina, Yurii Ihnat, được báo chí nước này dẫn lại, thì chỉ có các hệ thống Patriot của Mỹ mới có khả năng đánh chặn được các tên lửa đạn đạo của Nga.
Điểm yếu: Khả năng đánh chặn của Patriot suy giảm
Tuy nhiên, có hai lý do chính khiến các hệ thống phòng không Patriot không đủ sức đáp ứng nhu cầu phòng thủ của Ukraina. Thứ nhất là khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo của hệ thống này có xu hướng suy giảm, do Nga tìm cách lách được hệ thống. Theo chuyên gia Joseph Henrotin, tổng biên tập tạp chí Defense et Sécurité Internationale (DSI), được báo Canada Le Devoir dẫn lại, tỉ lệ tên lửa đánh chặn thành công giảm từ 95-97% hồi tháng 2-3/2025 xuống còn khoảng 86% trong hiện tại.
Điểm yếu thứ hai của hệ thống Patriot là không phải là phương tiện phù hợp để đối phó với việc Nga dùng drone tầm xa tấn công ồ ạt. Trong vòng một tuần lễ tháng 7, Nga tấn công Ukraina bằng hơn 1.800 drone Geran 2 (tức phiên bản cải tiến của Shahed-136 của Iran). Mỗi drone loại này trị giá từ 30.000 đến 70.000 đô la trong lúc giá lên đến 10 triệu đô la với một tên lửa Patriot. Về các đe dọa này của Nga, Ukraina có những cách khác để hóa giải.
Ukraina hướng đến sản xuất các hệ thống phòng không tương tự như Patriot
Chuyên gia Fabian Hoffman, Đại học Oslo, cũng cảnh báo về khả năng Nga sẽ tăng tốc sản xuất tên lửa đạn đạo Iskander và Kinzhal, hiện tại đang ở mức 840 chiếc/năm gần ngang mức 850 đến 880 tên lửa Patriot/năm của Mỹ, chưa kể đến số tên lửa hành trình Kalibr và Kh-101 Nga có nhiều.
Việc chính quyền Mỹ thông báo cấp ồ ạt các hệ thống Patriot cho Ukraina trước mắt có ý nghĩa truyền thông. Về trung hạn, có thể gia tăng khả năng phòng thủ của Ukraina, nhưng không thể là yếu tố đảo ngược cục diện chiến tranh. Theo bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraina, Herman Smetanin, để bảo đảm kháng cự được lâu dài với Nga, quốc gia này đang phát triển một hệ thống phòng không tương tự với Patriot của Mỹ.
RFI