PDA

View Full Version : Tu tỊnh ĐỘ phẢi ghi nhỚ



gioidinhhue
10-06-2010, 02:29 AM
* Luận bàn xác thực thì pháp môn ại Thừa, pháp nào cũng viên diệu. Nhưng căn cơ có sống, chín, duyên có cạn, sâu. Bởi thế, xét về mặt lợi ích thì có “khó được” và “dễ được”. Tổ Thiện ạo, hóa thân của Phật Di à, đã dạy chuyên tu. Ngài chỉ e hành nhân tâm chí bất định, bị các thầy trong những pháp môn khác lung lạc, nên bảo: Cho dù thánh nhân Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả, và Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, ẳng Giác Bồ Tát cho đến thập phương chư Phật tận hư không, trọn pháp giới hiện thân, phóng quang, khuyên ta bỏ pháp Tịnh ộ, giảng cho pháp thù thắng nhiệm mầu nào khác, ta cũng chẳng chịu nhận. Thưa là do lúc ban đầu đã phát tâm chuyên tu Tịnh ộ, chẳng dám trái nghịch nguyện ấy.


ức Phật nói rằng:TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH CHÚNG SANH LÀ PHẬT SẼ THÀNH. Trong thời Chánh Pháp người ta thành tựu pháp Thiền Quán; trong thời Tượng Pháp, người ta thành tựu pháp Thiền định và trong thời Mạt Pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh ộ

Niệm Phật muốn được nhất tâm thì trước hết phải phát tâm chân thật, thật sự vì liễu sanh tử, chẳng phải vì mong người đời gọi mình là người tu hành chân thật. Lúc niệm, từng câu, từng chữ phải từ tâm phát khởi, từ miệng thốt ra, lọt vào tai. Mỗi câu đều như thế, trăm ngàn vạn câu cũng đều như thế. Làm được như thế thì vọng niệm không do đâu khởi được, tâm và Phật tự có thể khế hợp nhau. Lại phải khéo dụng tâm, đừng đến nỗi quá chấp trước để rồi thân tâm bất an, đến nỗi ma sự có thể phát khởi. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, hành đúng theo đây, nhất định sẽ chẳng lầm lạc.

Ấn Quang Đại Sư

Người tu Tịnh nghiệp phải nên thực tiễn. Nếu như tu hành mà không niệm Phật, thì cũng giống như người nói ăn mà không có ăn và người đếm tiền của người khác, không có ích gì cho việc tu hành cả. Nói một trượng không bằng làm một tấc!

(CS. Lý Bỉnh Nam)

Niệm Phật hàng ngày trong thất niệm Phật là chúng ta gieo trồng chủng tử thành Phật. Mỗi tiếng niệm Phật là gieo trồng một chủng tử,mười tiếng niệm Phật là gieo trồng mười chủng tử.Nếu mỗi ngày quý vị niệm một triệu lần,quý vị đã gieo trồng một triệu chủng tử.Cứ niệm,đừng lo tâm tán loạn.(HT. Tuyên Hóa)

Mạt pháp về sau, các Kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa Địa ngục. (Thiên Như Thiền Sư)

Đời tương lai Kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng Từ bi thương xót, riêng lưu trụ Kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp Kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ. (Kinh Vô Lượng Thọ)

http://vn.360plus.yahoo.com/tapchi-adidaphat?l=f&id=23[/SIZE]

gioidinhhue
10-06-2010, 02:39 AM
Kinh Pháp Hoa nói rằng: ”Gặp thiện tri thức là nhân duyên lớn, nhờ sự dẫn dắt của thiện tri thức được thấy Phật”. Chúng ta vì nghiệp chướng sâu nặng nên sinh vào thời đại mạt pháp này. Phật pháp đã quá suy vi, tà sư nói Pháp vô số như cát sông Hằng, người học pháp tà không kể xiết. Nếu trong nhân duyên ngàn năm khó gặp này, chúng ta được gặp được một vị thiện tri thức chân thật. Mỗi người trong chúng ta phải nên hết lòng thờ phụng và dốc tâm hộ trì. Khiêm tốn thọ giáo và nên quý tiếc nhân duyên khó gặp này để khỏi cô phụ cơ hội ngàn năm khó gặp - Phần đông chúng ta ngày nay đều phúc mỏng, nghiệp dầy nên mới sinh vào thời vắng bóng Phật tại thế. Ngoài môn Niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Tịnh độ mà tu các Pháp môn khác có thể tăng trưởng được phúc trí, nhưng vẫn khó tránh khỏi được Luân hồi Sinh tử. Chỉ duy có Pháp môn Tịnh độ, tuy thời nay ít người chứng được Nhất Niệm Tam muội như xưa, nhưng vẫn có thể nương vào nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà mà “đới nghiệp vãng sanh”, và khi đã tới được cõi Cực lạc Tây phương thì không còn sợ bị đọa lạc nữa, vì đã nhờ được hoàn cảnh thuận lợi thường được gặp Phật, nghe Pháp nhiệm mầu để tiến tu đến quả vị Vô sanh.

(Đại Sư Ấn Quang)

Trong đời Mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi. (Kinh Đại Tập)

Ở trong cuộc sống thường ngày cho dù là việc thiện nhỏ, cũng không thể không biết, cũng không thể không học tập, tập hợp các việc thiện nhỏ thành việc thiện lớn.Cho dù có lỗi lầm rất nhỏ, cũng không thể không biết rõ ràng, lỗi nhỏ cũng cần phải sửa, nếu không sửa mà nói lỗi nhỏ liền kết thành lỗi lớn và sẽ biến thành tội nghiệp to lớn. Đoạn ác tu thiện chính từ nơi hết sức nhỏ này mà bắt đầu. Đây mới là chân chính tu hành.“ Chớ xem thường giọt nước nhỏ có thể chảy hết thùng nước to”

Vọng Tây Cư Sĩ Cẩn Dịch