PDA

View Full Version : Không đi không đến nên là Như Lai



hienchanh
10-06-2010, 09:49 PM
.

Không đi không đến nên là Như Lai


Hồi còn nhỏ, ở dưới quê, tôi được cha mẹ cho đi học chữ Nho, để " đọc được cái đơn thuốc của cụ lang " . Thầy đồ là sư cụ chùa làng tôi , chùa Như Lai Tự .

Hôm đến xin học, mẹ tôi bắt tôi phải ":

- Bạch sư cu...

Nhưng sư cụ lắc đầu , cười :

- " Tôi là ông Sư, đại diện Đức Phật để giảng dậy Phật pháp, coi mọi người đều bình đẳng là đệ tử nhà Phật. Nếu cháu nó gọi tôi là sư cụ, Phật độ trì tôi sống vài ba chục năm nữa, cháu lớn lên, có gia đình, con cái, rồi họ gọi tôi bằng " sư cố " à?

Vả lại, Đức Bổn Sư Thích Ca là Thầy của muôn loài, tôi chỉ xin nhận chức Thầy đã cảm thấy xấu hổ so với công đức làm Thầy của Ngài quá lắm rồi "...

Cha mẹ tôi kỳ vọng vào sự học hành của tôi, nhưng tôi đã phụ lòng mong mỏi của các người. Tôi không bao giờ đọc nổi cái đơn thuốc của cụ lang đầu làng.

Có lẽ là vì Thầy tôi hiền lành quá, chẳng bao giờ trừng phạt bọn tôi, nên chẳng riêng gì tôi, cả lũ chúng tôi đều dốt như nhau !

Trong khối óc mù mịt của tôi, chỉ còn lại mấy chữ ...tử là con, tôn là cháu, lục là sáu, tam là ba, gia là nhà, quốc là nước, tiền là trước, hậu là sau, ngưu là trâu, mã là ngựa ...

Một hôm, trong lúc chúng tôi đang đồng thanh gào : "khứ là đi, lai là lại ...", bỗng cậu bé có cái trái đào đẹp như tiên đồng ngồi cạnh tôi lên tiếng hỏi (Thầy tôi cho hỏi ngay mỗi khi có thắc mắc, sợ chờ đợi , chúng tôi quên mất câu hỏi ) :

- Bach Thầy , thế có phải tên chùa mình có nghĩa là ông Như đến không ?

Thầy tôi nhìn chúng tôi hồi lâu rồi chậm rải :

---Không phải, con à . Như Lai có nghĩa là không đi không đến ....

Rồi Thầy tôi trầm ngâm, một lúc thầy tiếp :

--Để các con lớn rồi Thầy giảng cho ...

Chúng tôi cũng quên bẵng luôn. Con nít mà, có bao giờ quan tâm đến chuyện chữ nghĩa !

Bao nhiêu năm qua đi. Tôi không còn gặp lại Thầy tôi nữa. Đôi khi nhớ lại, tôi thấy hối tiếc đã không hỏi Thầy, khi còn có dịp gặp Thầy .

Cho mãi đến khi tôi được đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm, tôi mới bừng tỉnh, hiểu được ý của Thầy tôi năm xưa. Tôi xin kính gửi tới chư đạo hữu đoạn trích trong kinh đó:

Khi ấy vua Ba-tư-nặc đứng dậy bạch Phật:

- Trước tôi chưa được vâng nghe lời Phật dạy-bảo, tôi thấy bọn Ca-chiên-diên, Tỳ-la-chi-tử đều nói thân này chết rồi là mất hẳn và gọi đó là Niết-bàn; nay tuy được gặp Phật nhưng tôi vẩn còn hồ-nghi, xin Phật chỉ rõ thế nào chứng-biết tính không sinh-diệt nơi tâm này. Hiện nay các hàng hữu-lậu trong đại-chúng cũng đều trông mong được nghe điều ấy.

Phật bảo:

- ại-vương, thân ông hiện đó, nay tôi hỏi ông: Cái nhục-thân đó của ông có như kim-cương thường còn, không hư-hỏng hay lại cũng biến-đổi và tan-rã?

- Bạch Thế-tôn, thân tôi hiện nay rốt-cuộc về sau cũng thay-đổi và tiêu-diệt.

Phật bảo:

- aị-vương, ông chưa hề bị diệt, làm sao lại biết được là phải diệt?

- Bạch Thế-tôn, cái thân vô-thường thay-đổi của tôi đây, tuy chưa hề bị diệt; song tôi xét nó hiện nay niệm-niệm dời-đổi, mãi mãi không thôi như lửa thành tro, lần lần tiêu mất; vì tiêu mất, mãi mãi không dừng nên tôi biết chắc thân này rồi phải diệt mất.

Phật dạy:

- úng thế, ại-vương, tuổi-tác của ông nay đã già-yếu, vậy mặt mày của ông so với lúc còn bé thì như thế nào?

- Bạch Thế-tôn, lúc tôi bé nhỏ, da thịt mớn-mơ, đến khi trưởng-thành, huyết-khí sung-túc; nay thì tuổi già, ngày thêm suy-yếu, hình-sắc khô-gầy, tinh-thần lẫn-lộn, tóc bạc mặt nhăn, chừng sống không được bao lâu nữa, so-sánh sao được với lúc đương còn trẻ-mạnh!

Phật bảo:

- ại-vương, hình-dung của ông, nào phải đương trẻ mà già liền đâu?

Vua bạch:

- Thưa Thế-tôn, sự biến-hóa thầm-thầm dời-đổi, tôi thật không hay; nắng mưa thấm-thoát, lần đến thế nầy. Vì sao? Khi 20 tuổi, tuy gọi là trẻ, nhưng mặt mày của tôi đã già hơn khi 10 tuổi; khi 30 tuổi lại sút hơn lúc 20 tuổi và đến nay đã 60 lại thêm hai tuổi, trông lại lúc 50 tuổi, còn khỏe-mạnh hơn nhiều. Bạch Thế-tôn, tôi thấy thầm-thầm dời-đổi như thế; thân nầy đến nay tuy đã suy-yếu, nhưng trong sự thay-đổi, còn chia từng 10 năm. Nếu tôi suy-xét chín-chắn hơn nữa thì cái biến-đổi ấy đâu phải từng một kỷ, thật là mỗi năm mỗi thay-đổi; lại đâu mỗi năm mỗi thay-đổi mà cũng là mỗi tháng mỗi biến-hóa; lại không những mỗi tháng mỗi biến-hóa mà còn mỗi ngày mỗi đổi-thay; xét cho cùng, nghĩ cho kỹ, trong mỗi sát-na, trong mỗi niệm, nó không thể đứng yên, vậy nên tôi biết thân tôi rốt-cuộc phải biến-đổi và tiêu-diệt.

Phật bảo:

- ại-vương, ông thấy biến-hóa dời-đổi không ngừng, ngộ biết là phải diệt; vậy trong lúc diệt đó, ông có biết trong thân có cái gì không diệt chăng?

Vua Ba-tư-nặc chấp tay bạch Phật:

- Thật tôi không biết.

Phật bảo:

- Nay tôi chỉ cho ông cái tính không sinh-diệt, ại-vương, khi ông mấy tuổi, mới thấy nước sông Hằng.

Vua bạch:

- Khi tôi ba tuổi, mẹ tôi dắt đi yết-lễ thần Kỳ-bà-thiên thì đã đi qua sông ấy; lúc đó tôi liền biết là nước sông Hằng.

Phật bảo:

- ại-vương, như lời ông nói: Lúc 20 tuổi thì sút hơn lúc lên 10, cho đến nay đã 60 tuổi, từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ, dời-đổi mãi mãi; vậy khi ông 3 tuổi thấy nước sông ấy, rồi đến khi 13 tuổi thì nước ấy thế nào?

Vua bạch:

- Tôi thấy nước ấy cũng giống khi 3 tuổi, như nhau không khác và đến nay tuổi đã 62, cũng vẫn không khác.

Phật bảo:

- Nay ông xét mình đầu bạc mặt nhăn, mặt ông chắc là nhăn hơn lúc trẻ; vậy cái thấy hiện nay của ông thấy sông Hằng so với cái thấy lúc nhỏ thấy sông Hằng, có già trẻ gì không?

Vua bạch:

- Thưa Thế-tôn, không.

Phật bảo:

ại-vương, mặt ông tuy nhăn, nhưng cái thấy đó chưa hề bị nhăn; cái bị nhăn thì thay-đổi, còn cái không bị nhăn thì không có thay-đổi. Cái thay-đổi thì phải diệt, còn cái không thay-đổi kia, vốn không sinh-diệt, làm sao trong ấy, lại nhận sống cái chết của ông, mà ông còn dẫn những thuyết của bọn Mạt-già-lê kia bảo rằng thân này chết rồi diệt hẳn.

Vua nghe lời Phật dạy như vậy, tin-biết về sau bỏ thân nầy qua thân khác, cùng với đại-chúng nhẩy-nhót vui-mừng, được cái chưa từng có.


Trích kinh Thủ Lăng Nghiêm, tập 1, dịch giả Tâm Minh Lê Đình Thám, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, năm 1981, trang 113

Liên Hương.

.