PDA

View Full Version : Thi hào Đỗ Phủ



giavui
12-02-2014, 11:13 PM
Thi hào Đỗ Phủ


http://www.thivien.net/authors/ap60.jpg




Đỗ Phủ 杜甫 (712-770) tự Tử Mỹ 子美, hiệu Thảo đường, Thiếu Lăng dã lão 少陵野老, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng tẩu, Đỗ công bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ là Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan.

Thời niên thiếu tính từ năm 712 khi ông mới chào đời cho đến năm 746 kết thúc đợt ngao du lần thứ ba, với khoảng thời gian 35 năm, Đỗ Phủ sống giữa thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến thời Đường. Công việc chính của ông lúc này là làm thơ, ngao du sơn thủy. Với trí thông minh hơn người, Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác thơ ca vào lúc bẩy tuổi. Tài cộng với sự cần cù nhẫn nại: "Đọc sách vỡ muôn quyển, Hạ bút như có thần" (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận) khiến ông đến năm mười bốn tuổi đã trở thành nhà thơ trẻ được các bậc đàn anh mến phục.

Ông còn được các nhà tinh thông âm luật như Lý Phạm, Thôi Điều, danh ca Lý Quy Niên,... mến chuộng. Điều đó chứng tỏ ông còn là một nhà thẩm âm thành thạo.

Năm hai mươi tuổi, đúng vào thời kỳ cực thịnh của thời Đường, "Đi xa không phải chọn ngày tốt", Đỗ Phủ bắt đầu đi ngao du trước sau ba lần với khoảng thời gian trên dưới mười năm.

Lần thứ nhất ông đi suốt cả vùng Ngô Việt, Kim Lăng, Tường Châu, Tô Châu, Sơn Âm, Tiền Đường. Năm hai mươi bốn tuổi, ông trở về Lạc Dương thi tiến sĩ. Tuy thi hỏng nhưng ông rất bình thản, tiếp tục cuộc sống ngao du.

Lần thứ hai ông đến vùng Tề Triệu, một dải Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, ngao du và săn bắt là việc làm chính của ông trong thời kỳ này. Năm 744, ông gặp Lý Bạch tại Lạc Dương. Đại thi hào Lý Bạch hơn ông mười một tuổi lúc này mới từ Trường An trở về vì sự dèm pha của Cao Lực Sĩ. [/COLOR]

Lần thứ ba Đỗ Phủ cùng Lý Bạch, Cao Thích rủ nhau đi săn bắn, uống rượu ngâm thơ, thăm hỏi kẻ ẩn sĩ gần xa. Mùa thu năm sau (745) hai người chia tay tại quận Lỗ (Duyện Châu, Sơn Đông). Từ đó hai người không gặp nhau lần nào nữa, nhưng tình bạn thì gắn bó suốt đời...

Những năm ngao du sơn thủy này đã bồi dưỡng tinh thần lạc quan yêu đời và lòng dũng cảm, góp phần làm phong phú nội dung và phong cách thơ ca của Đỗ Phủ. Những bài thơ của Đỗ Phủ sáng tác trong thời kỳ này được truyền lại không nhiều nhưng những bài như: Họa ưng, Vọng nhạc, Tráng du, Phòng binh tào hồ mã,... cho thấy phần nào tài năng xuất chúng của nhà thơ từ những ngày còn trẻ.

Năm 746, sau khi chia tay Lý Bạch, Đỗ Phủ trở về Trường An, kết thúc quãng đời ngao du đó đây. Lần này ông trở về không ngoài mục đích thực hiện hoài bão từ lâu ấp ủ trong lòng: "Trí quân Nghiêu Thuấn thượng, Tái sử phong tục thuần" (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận). Đó chính là ước mơ và lý tưởng chính trị của ông. Theo ông thì đó là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng đó là phải thi đỗ và làm quan. Nhưng tiếc thay, đến đâu ông cũng vấp phải trở ngại. Lúc này Đường Huyền Tông bỏ bê triều chính, giao phó mọi việc cho hai tên gian thần là Lý Lâm Phủ và Dương Quốc Trung. Tuy Đường Huyền Tông hạ chiếu ai có tài thì đi dự thi, nhưng trong khóa thi này Tể tướng Lý Lâm Phủ đánh hỏng hết tất cả các thí sinh để khoe rằng trong những khóa thi trước y sáng suốt lựa chọn hết nhân tài, nên bây giờ chẳng còn một ai và đây cũng là dịp để Lý Lâm Phủ chặn đường tiến cử hiền tài, nhằm củng cố thế lực của phe cánh y. Đỗ Phủ cũng như những thí sinh khác trong đó có Nguyên Kết, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường bị đánh hỏng. Từ đây Đỗ Phủ nhận thức đầy đủ hơn bộ mặt chính trị nhà Đường do bọn gian quan nịnh thần khống chế. Để tìm lối thoát, nhiều lần ông gặp gỡ, dâng thư cho các bậc quyền quý mong được tiến cử, nhưng không có kết quả mà cuộc sống thì ngày càng nghèo khốn.

Năm 751, nhân Đường Huyền Tông cử hành đại lễ, Đỗ Phủ dâng lên "Tam đại lễ phú", được Đường Huyền tông khen ngợi cho ghi tên vào Tập hiền viện, chờ bổ dụng nhưng vì bị Lý Lâm Phủ cản trở nên Đỗ Phủ chờ mãi vẫn không có tin gì. Mãi đến năm 755, Đỗ Phủ được bổ làm Hà Tây huyện úy. Mặc dù bao năm sống khổ cực ở đất Trường An nhưng Đỗ Phủ quyết không nhậm chức vì chức huyện úy này buộc ông phải cúi đầu vâng lệnh quan trên, đánh đập kẻ dưới. Bị ông cự tuyệt giai cấp thống trị nhà Đường giao cho ông chức quản lý kho quân giới. Thật mỉa mai thay, một con người nuôi hy vọng giúp vua vượt Nghiêu Thuấn giờ đây chỉ làm anh quản lý kho! Đỗ Phủ nhận chức, ông xin phép về huyện Phụng Tiên thuộc tỉnh Thiểm Tây thăm gia đình. Có ngờ đâu khi vừa về đến nhà thì đứa con trai đã chết đói.

Từ năm 746 đến năm 755, vì thất ý trên con đường công danh, lại thêm cuộc sống gian nan cực khổ, Đỗ Phủ đã sáng tác hàng loạt bài thơ giàu tính hiện thực xúc động lòng người. Lệ nhân hành, Binh xa hành, Xuất tái, Vịnh hoài ngũ bách tự,... đánh dấu khởi điểm mới trong sáng tác của nhà thơ, một bước phát triển mới trong phong cách sáng tác hiện thực phê phán.

Trong số những bài thơ sáng tác thời kỳ này có thể kể bài "Tự kinh phó Phụng Tiên vịnh hoài ngũ bách tự" là bài thơ tổng kết mười năm khốn khổ trên đất Trường An của ông.

Cùng lúc Đỗ Phủ ra làm quan thì thời cuộc cũng có những biến đổi lớn lao. Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn ở Phạm Dương và nhanh chống đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, Trường An. Tháng 8 năm 756, nghe tin Lý Hanh con của Đường Minh Hoàng lên ngôi ở Linh vũ lấy hiệu Đường Túc Tông, Đỗ Phủ tìm Túc Tông. Giữa đường ông bị giặc bắt giải về Trường An. Nửa năm trời sống trong vùng địch tận mắt thấy cảnh đất nước bị dày xéo, ông viết khá nhiều bài thơ lâm ly, thống thiết như: Bi Trần Đào, Bi Thanh Bản, Xuân vọng, Ai giang đầu,...

Tháng giêng năm Chí Đức thứ nhất (756), không chịu hợp tác với giặc, Đỗ Phủ không quản nguy hiểm tìm đường chốn khỏi Trường An tìm về Phụng Tường, nơi chính quyền mới đóng. Đỗ Phủ được giữ chức Tả thập di. Tháng 9 năm 757, quân nhà Đường lấy lại được Trường An, Đỗ Phủ bèn đưa gia quyến về Trường An.

Ở Trường An không được bao lâu, vì dâng sớ cứu Phùng Quán thua trận Trần Đào, nên Đỗ Phủ bị gian thần hãm hại. Tháng 6 năm 758, ông bị biếm ra làm Tư công tham quân, một chức quan coi việc tế tự nghi lễ ở Hoa Châu. Mùa xuân năm 759, trên đường từ Lạc Dương đi Hoa Châu, nhìn thấy cảnh đau thương vô hạn của nhân dân ông viết sáu bài thơ nổi tiếng "Tam biệt" và "Tam lại" được người đời truyền tụng.

Tháng 7 năm 759, Đỗ Phủ xin từ quan đưa gia đình từ Hoa Châu đến Đồng Cốc. Tại đây, ông phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh bao phen trở về tay không, con cái đói meo kêu khóc. Ông làm bảy bài "Càn Nguyên Đồng Cốc huyện tác ca" than thở cảnh khốn cùng lưu lạc, xa cách anh em. Chưa đầy hai tháng, ông lại từ Đồng Cốc đến Thành Đô - Tứ Xuyên. Mùa xuân năm 760, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè ông dựng mái nhà tranh bên suối Hoãn Hoa, đặt tên là Thảo Đường. Ông gửi thư đi các nơi xin đào, lý, mai, cúc,... các thứ cỏ hoa về trồng. Thảo Đường ở phía tây, quay lưng vào quách Thành Đô, ngoài là đường Thạch Tuân, phường Bích Khê, phía bắc đầm Bách Hoa, phía tây cầu Vạn Lý, suối Hoãn Hoa, gần sông Cẩm, phía tây bắc trông ra núi Tây Lĩnh quanh năm tuyết phủ. Phong cảnh hữu tình, ngôi nhà nhỏ càng đượm màu thanh nhã...

Lúc này Thành Đô chưa có nạn binh đao. Ông được sống những ngày thư thái, đánh cờ với vợ, câu cá cùng con, uống rượu với người trong xóm. Ông sinh sống bằng chính mảnh đất của mình, trồng cây thuốc cây ngô. Thế là trong sáng tác xuất hiện một khoảng trời nghệ thuật mới với vẻ đẹp đẹp hoà bình, êm ả của thiên nhiên, xoa dịu những vất vả đắng cay trong cơn loạn lạc. Sáng tác thời kỳ này của ông chủ yếu là thể loại tuyệt cú, tả cảnh điền viên sơn thuỷ và gửi gắm ước mơ trở về cố hương...

Tuy nhiên cảnh yên bình ấy không kéo dài được lâu. Mùa thu năm ấy, một cơn gió lốc lật mất mái tranh Thảo Đường, ông làm bài thơ nổi tiếng "Mao ốc vi thu phong sở phá ca", mơ ước "Có ngôi nhà lớn muôn gian để che chở cho kẻ nghèo khắp thiên hạ. Bao giờ nhà lớn sừng sững hiện ra, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được". Đầu năm Bảo Ứng (762) vì loạn ông đưa gia đình chạy loạn khắp nơi, gần hai năm sau mới trở về lại mái nhà tranh ở Thành Đô. Được Nghiêm Vũ tiến cử, Đỗ Phủ nhận chức Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang. Nghiêm Vũ mất, ông cũng thôi việc. Lúc này bao bạn thân của ông như Lý Bạch, Cao Thích lần lượt từ giã cõi đời, để lại cho ông nỗi buồn vô hạn. Ông lại phiêu bạt tới vùng Quỳ Châu.

Qua bao nhiêu năm lưu lạc gian nan, giờ đây sức yếu, tuổi già, ông thường xuyên bị bệnh. Quỳ Châu là nơi có nhiều di tích nổi tiếng như thành Bạch Đế, Bát trận đồ của Gia Cát Võ Hầu, nhà Tống Ngọc, Dữu Tín,... nên ông làm năm bài "Chư tướng", năm bài "Vịnh hoài cổ tích", tám bài "Thu hứng" nổi tiếng. Trong hai năm ở Quỳ Châu ông sáng tác 437 bài thơ, chiếm ba phần mười toàn bộ thơ ca của ông, thơ luật chiếm đa số. Chất hiện thực trong thơ ông không thay đổi, vẫn dạt dào tình cảm yêu nước, yêu dân, tuy âm điệu có phần bi thương hơn trước. Ông bỏ công làm thơ luật nhiều hơn trước và đã đẽo gọt, đưa thơ luật lên đến đỉnh cao của nó.

Năm Đại Lịch thứ 3 (768), Đỗ Phủ rời Quỳ Châu, lênh đênh trôi dạt khắp nơi đến Giang Lăng, Công An (Hồ Bắc), Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hồ Bắc), rồi theo sông Tương ra Đàm Châu (Tương Đàm, Hồ Nam). Ở đây ông gặp lại danh ca Lý Quy Niên và làm bài tuyệt cú "Giang Nam phùng Lý Quy Niên" nổi tiếng. Đàm Châu có loạn, Đỗ Phủ lại cùng vợ con xuống thuyền đi Hành Châu (Hành Dương, Hồ Nam), dự định theo sông Hán về Trường An. Cuộc sống đói rét, bệnh tật, phiêu bạt cứ dày vò nhà thơ mãi. Mùa đông năm 770, bệnh tật nằm trên thuyền nghe gió thổi, Đỗ Phủ làm bài thơ ba mươi sáu vần "Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài". Đó cũng là thiên tuyệt bút của nhà thơ, vì chẳng bao lâu sau, mùa đông năm Đại Lịch thứ năm (770), Đỗ Phủ nhắm mắt lìa đời trong chiếc thuyền rách nát lênh đênh trên sông Tương. Những bước thăng trầm mà trầm nhiều hơn thăng của cuộc đời nhà thơ kết thúc.

Các nhà thơ Đường hiếm có ai nghèo khổ, lao đao và chịu ảnh hưởng của chiến tranh và loạn lạc nhiều như ông. Sau khi Đỗ Phủ tạ thế, gia nhân vì nghèo túng quá, đành phải tạm đặt linh cữu thi sĩ tại Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hoài Nam). Đến đời cháu là Đỗ Tự Nghiệp, mới đến Nhạc Châu, đem linh thần về táng tại chân núi Thủ Dương, ở Lạc Dương (Hà Nam), gần mộ Đỗ Dự và Đỗ Thẩm Ngôn.

Khi Đỗ Tự Nghiệp đưa linh thân Đỗ Phủ qua Kinh Châu, có gặp thi sĩ Nguyên Chẩn trên đường đi. Nguyên Chẩn viết một bài minh đề trên mộ Đỗ Phủ, nói rằng: "Từ khi có thi nhân đến giờ, không có ai vĩ đại bằng Tử Mỹ!". Đúng thế, Đỗ Phủ chẳng những vĩ đại đối với Trung Quốc mà còn vĩ đại đối với cả nhân loại nữa...



2. Tác phẩm:



Thơ Đỗ Phủ tập trung biểu hiện ba khía cạnh chủ yếu: tinh thần phản kháng cường quyền, lòng yêu thương nhân dân và nhiệt tình yêu nước thiết tha. Thường trong nhiều bài, ba nội dung ấy gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên giá trị hiện thực của thơ ca Đỗ Phủ. Tất cả đều xoay quanh một trục thống nhất là bản thân ông. Từ chính những khổ đau của bản thân mình, ông hoà chung nỗi đau của riêng mình với nỗi đau của nhân dân, của đất nước. Thơ ca của Đỗ Phủ chính là những thiên ký sự về đời ông, một cuộc đời thăng trầm mà trầm nhiều hơn thăng.

Tuy chưa thoát khỏi thế giới quan của tư tưởng Nho gia hẹp hòi, nhưng đó là những hạn chế có tính chất thời đại, thơ ca của Đỗ Phủ không vì thế mà giảm đi giá trị của nó. Nhà thơ vẫn hoàn thành sứ mệnh nghệ thuật của mình một cách vẻ vang.

Đỗ Phủ kiêm gồm nhiều thể thơ từ ngũ ngôn đến thất ngôn, cổ thể đến cận thể mà qua tay ông đều trở nên xuất sắc, nhuần nhuyễn. Thơ ông được dụng công gọt dũa rất công phu: "Làm người tính thích câu thơ đẹp, Đọc chẳng kinh người chết chẳng thôi" (Hí vi lục tuyệt cú). Ông sở trường về thơ ngũ ngôn, vốn là thể khó làm hay vì câu thơ ngắn, nhịp điệu đơn giản. Nhưng ông vẫn khéo truyền nỗi lòng chân thật, tha thiết vào thơ, nên những bài thơ ngũ ngôn của ông dù rất dài như "Vịnh hoài bách ngũ tự", "Tráng du", "Thuật hoài",... vẫn đầy sức gợi cảm. Thơ thất ngôn đến tay ông mới thật sự đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là thơ luật, được ông chăm sóc, đẽo gọt tỉ mỉ mà vẫn trôi chảy tự nhiên, ít ai bì kịp. Đỗ Phủ làm thơ rất dụng công, đúng như ông đã nói "Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu" (Lời lẽ chưa kinh động lòng người thì chết chẳng yên). Hơn nữa, Đỗ Phủ nắm rất vững thanh vận trong ngôn ngữ Trung Quốc và sử dụng nó để phát huy được sức thể hiện và truyền cảm của thơ. Có những bài thơ dài hàng chục đến trăm câu, ông chỉ dùng độc vận, hoặc cũng có thể trong một bài ngắn ông lại đổi vần. Dùng vần trắc hay vần bằng ông đều có chủ định. Đỗ Phủ còn sáng tạo những hình ảnh thi vị, mới mẻ, giàu sức truyền cảm, sáng tạo những ý cảnh, khí phách rộng lớn. Ông thật xứng với danh xưng "Thi thánh" mà người đời sau tôn tặng.

Đỗ Phủ tiếp thu có chọn lọc, kế thừa có phát huy những thành quả văn học quá khứ rồi hun đúc thành cái của mình, sáng tạo và mới mẻ. Nguyên Chẩn đời sau đánh giá: "Đỗ Tử Mỹ, trên thì làm mờ cả Phong Tao (Thi kinh, Sở từ), dưới thì kiêm cả Thẩm-Tống (Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn), lời thơ vượt cả Tô-Lý (Tô Vũ, Lý Lăng), khí thơ nuốt cả Tào-Lưu (Tào Thực, Lưu Côn), che khuất đỉnh cao Nhan-Tạ (Nhan Diên, Tạ Linh Vận), nhuộm cả dòng thắm Dữu-Từ (Dữu Tín, Từ Lăng), có được tất cả thể chế của cổ kim, và hết thảy cái đặc sắc của từng thi sĩ. Người làm thơ xưa nay chưa từng có ai như Đỗ Tử Mỹ" (Đường cố kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang Đỗ quân mộ hệ minh).

Đỗ Phủ để lại cho đời hơn 1400 bài thơ, phân thành hai loại lớn: cổ thể thi và cận thể thi. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.
- Cổ thể thi: 416 bài trong đó ngũ ngôn cổ thể 271 bài, thất ngôn cổ thể 145 bài.
- Cận thể thi: 1037 bài trong đó luật thi có 772 bài, bài luật có 127 bài, tuyệt cú có 138 bài (31 bài ngũ ngôn, 107 bài thất ngôn).

Các tác phẩm thơ của Đỗ Phủ được dịch và in thành sách ở Việt Nam:
- Thơ Đỗ Phủ/ NXB Văn Học, 1962
- Thơ Đỗ Phủ/ Nhượng Tống dịch/ NXB Văn Học, 1996
- Đỗ Phủ, nhà thơ thánh với hơn một nghìn bài thơ/ Phan Ngọc dịch/ NXB Văn Hoá Thông Tin, 2001
- Thơ Đỗ Phủ/ Nhiều người dịch/ NXB Thanh Niên, 2004





[COLOR="#FF0000"]Ngao du nam bắc (731-745)

Thời kỳ này từ năm Khai Nguyên thứ 19 (731) đến năm Thiên Bảo thứ 4 (745). Đây là thời kỳ Đỗ Phủ còn trai trẻ, cũng là thời kỳ nhà Đường cực thịnh, ông ngao du khắp dải Giang Nam, Ngô Việt, tới Kim Lăng, Cô Tô,... Năm Khai Nguyên thứ 23, ông về Lạc Dương thi tiến sĩ không đỗ. Năm sau ông lại tiếp tục ngao du vùng Tề Triệu. Năm Khai Nguyên thứ 29, ông ngụ cư tại Lục hồn trang dưới núi Thú Dương ở Lạc Dương, kết hôn cùng Dương thị. Năm Thiên Bảo thứ 3, ông gặp Lý Bạch tại Lạc Dương rồi hai người cùng chu du vùng Lương Tống, Tề Lỗ, đàm luận thi văn. Năm sau (745), Đỗ Phủ lên Trường An còn Lý Bạch chuẩn bị đi Giang Đông, hai người chia tay tại Duyện Châu, về sau không còn gặp lại nhau nữa.



Dạ yến Tả thị trang

夜宴左氏莊
風林纖月落,
衣露淨琴張。
暗水流花徑,
春星帶草堂。
檢書燒燭短,
看劍引杯長。
詩罷聞吳詠,
扁舟意不忘。

Dạ yến Tả thị trang

Phong lâm tiêm nguyệt lạc,
Dạ lộ tĩnh cầm trương.
ám thuỷ lưu hoa kính,
Xuân tinh đới thảo đường.
Kiểm thư thiêu chúc đoản,
Khan kiếm dẫn bôi trường.
Thi bãi văn Ngô vịnh,
Biển chu ý bất vương (vong).


Dịch nghĩa

Rừng gió thổi, vầng trăng nhạt lặn
Sương đêm làm tiếng đàn lắng lại
Dòng nước âm thầm chảy qua luống hoa
ánh sao xuân chiếu trên nhà cỏ
Đốt ngọn nến cứ ngắn đi để xem sách
Trông lưỡi gươm mà uống rượu hoài
Làm thơ xong lại nghe điệu hát Ngô
Trong ý nghĩ vẫn không quên chiếc thuyền



Bài này được làm năm 741 trong thời kỳ Đỗ Phủ ở Lục hồn trang.

giavui
12-02-2014, 11:14 PM
Đăng Duyện Châu thành lâu 登兗州城樓



登兗州城樓
東郡趨庭日,
南樓縱目初。
浮雲連海岱,
平野入青徐。
孤嶂秦碑在,
荒城魯殿餘。
從來多古意,
臨眺獨躊躇。

Đăng Duyện Châu thành lâu

Đông quận xu đình nhật,
Nam lâu túng mục sơ.
Phù vân liên Hải Đại,
Bình dã nhập Thanh Từ.
Cô chướng Tần bi tại,
Hoang thành Lỗ điện dư.
Tòng lai đa cổ ý,
Lâm diễu độc trù trừ.


Dịch nghĩa

Ngày đến Đông Quận thăm cha
Lên lầu Nam liếc mắt qua
Mây nổi nối liền Đông Hải và Đại Sơn
Đồng bằng tít tắp đến chân Thanh châu Từ
Ngọn núi chơ vơ còn tấm bia Tần
Trong thành hoang vẫn sót lại điện Lỗ
[Nơi này] xưa nay nhiều ý vị cổ kính
Đứng ngắm mà lòng [cảm khái] dùng dằng



(Năm 740)

giavui
12-02-2014, 11:15 PM
Đề Trương thị ẩn cư kỳ 1 題張氏隱居其一


題張氏隱居其一
春山無伴獨相求,
伐木丁丁山更幽。
澗道餘寒歷冰雪,
石門斜日到林丘。
不貪夜識金銀氣,
遠害朝看糜鹿遊。
乘興杳然迷出處,
對君疑是泛虛舟。

Đề Trương thị ẩn cư kỳ 1

Xuân sơn vô bạn độc tương cầu,
Phạt mộc đinh đinh sơn cánh u.
Giản đạo dư hàn lịch băng tuyết,
Thạch môn tà nhật đáo lâm khâu.
Bất tham dạ chí kim ngân khí,
Viễn hại triêu khan my lộc du.
Thừa hứng diểu nhiên mê xuất xứ,
Đối quân nghi thị phiếm hư chu.


Dịch nghĩa

Ngày xuân ta đi một mình lại thăm ông trên núi
Tiếng chặt cây chan chát làm cảnh núi càng u tịch
Tuyết còn đọng trên khe suối vì cơn lạnh kéo dài
Nắng xế chiếu từ cửa đá tới gò trong rừng
Ban đêm nghe tiếng vàng bạc mà không gợi lòng tham
Buổi sáng nghe có hươu nai mà không muốn hại chúng
Thích thú với vẻ mờ mịt ta quên cả lối về
Khi gặp ông, ta cứ tưởng như đang đi trên chiếc thuyền không



(Năm 740)

giavui
12-02-2014, 11:16 PM
Đề Trương thị ẩn cư kỳ 2 題張氏隱居其二



題張氏隱居其二
之子時相見,
邀人晚興留。
霽潭鱣發發,
春草鹿呦呦。
杜酒偏勞勤,
張梨不外求。
前村山路險,
歸醉每無愁。

Đề Trương thị ẩn cư kỳ 2

Chi tử thì tương kiến
Yêu nhân vãn hứng lưu
Tế đàm chiên phát phát
Xuân thảo lộc ao ao
Đỗ tửu thiên lao khuyến
Trương lê bất ngoại cầu
Tiền thôn sơn lộ hiểm
Quy tuý mỗi vô ưu


Dịch nghĩa

Lúc gặp gỡ bác
Cơn hứng thú buổi chiều mời người ở lại
Cá mè vượt đầm nhảy lõm bõm
Hươu chạy trong đám cỏ xuân kêu tác tác
Riêng mời ép chén rượu Đỗ
Chẳng cần tìm đâu quả lê Trương
Trước xóm, đường núi cheo leo
Mỗi lần say về chẳng lo lắng gì!



(Năm 740)

giavui
12-02-2014, 11:17 PM
Ẩm trung bát tiên ca 飲中八仙歌



飲中八仙歌
李白一斗詩百篇,
長安是上酒家眠。
天子呼來不上船,
自稱臣是酒中仙。

Ẩm trung bát tiên ca

Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên,
Trường An thị thượng tửu gia miên.
Thiên tử hô lai bất thướng thuyền,
Tự xưng thần thị tửu trung tiên.


Dịch nghĩa

Lý Bạch uống một đấu rượu, thơ trăm bài,
Ngủ trong quán rượu tại Trường An.
Thiên tử kêu tới mà ông chẳng chịu lên thuyền,
Tự xưng thần là tiên trong rượu.



(Năm 744)

Tại Trường An, Lý Bạch kết bạn với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi, gọi là Tửu trung bát tiên (tám vị tiên trong rượu).

giavui
12-02-2014, 11:19 PM
Dữ Lý thập nhị Bạch đồng tầm Phạm thập ẩn cư 與李十二白同尋范十隱居



與李十二白同尋范十隱居
李侯有佳句,
往往似陰鏗。
餘亦東蒙客,
憐君如弟兄。
醉眠秋共被,
攜手日同行。
更想幽期處,
還尋北郭生。
入門高興發,
侍立小童清。
落景聞寒杵,
屯雲對古城。
向來吟橘頌,
誰欲討蓴羹。
不願論簪笏,
悠悠滄海情。

Dữ Lý thập nhị Bạch đồng tầm Phạm thập ẩn cư

Lý hầu hữu giai cú,
Vãng vãng tự Âm Khanh.
Dư diệc đông mông khách,
Liên quân như đệ huynh.
Tuý miên thu cộng bị,
Huề thủ nhật đồng hành.
Cánh tưởng u kỳ xứ,
Hoàn tầm Bắc Quách sinh.
Nhập môn cao hứng phát,
Thị lập tiểu đồng thanh.
Lạc cảnh văn hàn chử,
Truân vân đối cổ thành.
Hướng lai ngâm quất tụng,
Thuỳ dục thảo thuần canh.
Bất nguyện luận trâm hốt,
Du du thương hải tình.



(Năm 745)

Thơ Lý Bạch cũng có bài "Tầm Lỗ Thành bắc Phạm cư sĩ" 尋魯城北范居士 (Tìm cư sĩ họ Phạm ở bắc Lỗ Thành) được làm trong dịp này.