PDA

View Full Version : Tâm linh làm gánh nẶng cho phƯƠng tiỆn



tieulacphong
10-08-2010, 12:44 PM
Có một câu truyện thật tức cười ra nước mắt .. nó BI HÀI đến độ TÂM LINH hóa thành một GÁNH NẶNG cho người mang nó gắn liền với những PHƯƠNG TIỆN MANG LẠI HẠNH PHÚC

---> dù đó là một hạnh phúc thô sơ đạt được trong một tình huống hơi là quái đản .. eheheheh

KHỔ CHỒNG THÊM KHỔ

NGƯỜI LÀM NHAU KHỔ ..

ĐẠO LÀM NGƯỜI TA KHỔ RÙI CÒN KHỔ HƠN .. ehehe

và tui biết rằng ... MÌNH NÓI ĐÚNG .. ha ha ha .. eheheh



Cần Thơ, những năm 80 của thế kỷ trước.

Trong nhà vĩnh biệt của bệnh viện tỉnh, xác một người đàn ông vô thừa nhận đang được chuẩn bị khâm liệm để mang đi hỏa thiêu. Chị hộ lý có trách nhiệm làm công việc cuối cùng nầy hết ra rồi lại vào, cứ tần ngần, do dự. Không phải chị sợ, bởi công việc nầy chị đã làm nhiều lần. Hơn nữa, chị nghĩ rằng cái đáng sợ nhất thuộc về những người còn đang sống chứ không phải ở những thân thể bất động, vô tri giác kia.

Cái làm chị bần thần nghĩ ngợi chính là bộ quần áo còn khá tươm tất của người chết. Bộ đồ ấy nếu giặt sạch sẽ, mang ra chợ trời có thể đổi được vài ký gạo, làm đầy những cái bụng rỗng của đám con ở nhà dăm ba bữa (Chị sợ lắm cái cảm giác trơn tuột, mất hút khi đưa tay khua khoắng thùng đựng gạo trống không!

Tai hại thay, cảm giác ấy luôn xuất hiện thường trực trong chị, mật độ dày dặc hơn cả nụ cười, chị lại bắt gặp mới đây thôi, trước khi đi làm). Trong những tháng ngày vất vả chèo chống nuôi đàn con nhỏ dại sau khi người chồng qua đời, đã có không ít lần chị cắn chặt răng, nuốt nước mắt vào lòng, lựa mấy bộ đồ tương đối lành lặn, trong số quần áo vốn đã ít ỏi của mình mang ra chợ trời. May mắn là lúc bấy giờ đồ đạc, vải vóc còn thiếu thốn, cũng như không hề có bộn bề “đồ SiDa” như hiện nay, nên chị mới kiếm được dăm ba đồng bạc lẻ! Chứ bây giờ…!!! Đã dứt tiếng súng từ lâu, nhưng chính chị lại đang phải chiến đấu vì sự đói no của con mình, vẫn đè nặng lên đôi vai gầy guộc của chị hàng ngày, hàng giờ.

Nước mắt lưng tròng, chị run rẫy đốt mấy nén nhang sì sụp khấn vái vong linh người chết: “Ông sống khôn thác thiêng xin tha thứ cho tôi, tha thứ cho một người mẹ vì sự đói no của con mình mà phạm tội”. Chị vội vội vàng vàng lấy bộ đồ của bệnh viện thay cho người chết, rồi cuống quýt nhét bộ đồ lạnh ngắt ấy vào túi đệm. Không phải chị sợ một người nào đó nhìn thấy vì cửa nhà xác luôn đóng kín, mà chị sợ chính chị, sợ rằng mình không đủ can đảm làm tới cùng một công việc mà lương tâm chị không cho phép, nhưng tấm lòng người mẹ lại xúi bẩy, khuyến khích.

Sau nầy, và sẽ đến cuối cuộc đời, mỗi khi thắp nhang chị lại lấy thêm một nén, chẳng biết có làm ấm thêm chút nào linh hồn người bất hạnh ấy hay không?! Nhưng mỗi nén nhang ấy ít ra cũng làm dịu đi nỗi cồn cào, bứt rứt trong sâu thẩm tâm can chị.

Sẽ là khập khiễng nếu ai đó một lần ngồi tỉ mẩn so sánh nỗi đau của người nầy với người khác, cho dù hai giọt nước mắt đều rơi ra từ khóe mắt của phận đàn bà. Và người hộ lý khốn khổ ấy với - “Người đàn bà viết tiểu thuyết” - Nguyễn Thị Thanh Huệ

http://blog.yume.vn/xem-blog/nguoi-dan-ba-viet-tieu-thuyet.trungnguyenct.35CDC2FE.html

ehehehe .. híc híc .. ehehehe

tieulacphong
10-08-2010, 01:13 PM
KHI NHỮNG QUY LUẬT SỐNG TRONG TA TRỞ THÀNH NỖI BĂN KHOĂN

Sẽ có nhửng ngăn ngại làm cho nhửng phương tiện hạnh phúc cũ mới khó giao hòa

Sẽ có những băn khoăn dấy lên từ cảm xúc về tương lai

--> VÌ CHÚNG TA là những con người HỮU TÌNH VỚI NHỮNG QUY LUẬT SỐNG LÀM NÊN MÌNH


Hơn 10 năm trời làm hộ lý, chị đã bao lần chuẩn bị tươm tất cho người chết, dù có thân nhân bên cạnh hay chỉ là cái xác vô thừa nhận. Và dù đó chỉ là bộ đồng phục bệnh viện khâm liệm trắng toát, thì với chị, họ cũng đã được chăm lo đầy đủ trước khi ra đi vào cõi vĩnh hằng. Vậy mà! Khi khóc anh, chị đã đau đớn biết bao nhiêu khi phải tiễn anh đi bằng bộ đồ “chật chội” của đứa con trai! Khi mà nơi áo quan anh nằm vẫn chưa kín nắng mưa. Năm 1987, anh mất thì một năm sau chị cũng rời bẹnh viện, bởi với số lương hộ lý ít ỏi thời kỳ ấy không thể nào làm no lòng đến sáu miệng ăn.
Sau nầy, khi mà tuổi đời đã ngấp nghé “cổ lai hy” nhớ lại quãng thời gian làm hộ lý, chị nghiệm ra rằng chính giai đoạn nầy đã “tạo ra” - người đàn bà viết tiểu thuyết - theo cách gọi của tôi. Có phải là may mắn hay không? Tôi không biết! Nhưng chính những ngày thay ga, trải nệm cho bệnh nhân, đã tạo cho chị cơ hội quen biết một vài người đang theo đuổi nghề văn chương lúc bấy giờ. Một nhà văn nữ, hiện đang rất nổi tiếng, lúc bấy giờ chỉ là cô kỷ sư nông nghiệp mới ra trường, có dăm ba truyện ngắn đăng báo. Đã là người chia sẻ với chị chút kinh nghiệm non nớt, khi chị viết truyện ngắn đầu tay “Gấu nhỏ” trong nhiều đêm ngơi việc, giữa cái thanh vắng đầy bất trắc của bệnh viện.

Tuy nhiên, cái mộng văn chương của chị lúc bấy giờ giống như một chút lãng mạn của đứa con gái mới lớn. Rời bệnh viện, xa mùi thuốc men, chết chóc chị lại tấp vào cái mùi bụi bậm, oi nồng của những chai xăng lẻ ven đường. Không chừng chị sẽ quên đi chuyện viết lách, mà lam lũ với cơm, áo, gạo, tiền… nếu không có thằng bé “con lai” hàng xóm: Mỹ Được. Phải! Thằng Mỹ Được, nhân vật chính trong truyện ngắn “Phù sa trên tóc bạch kim” tác phẩm đã dẫn đường cho chị mon men đến với văn đàn. Nơi chốn mà sau nầy đã lấy của chị không ít nước mắt so với những tháng ngày bụi bặm giữa đời. Không biết cái nhân vật chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử ấy bây giờ ở đâu?

Có đọc được những dòng chị viết: “Tôi vẫn chúc mừng cho “Thế giới tự do” tìm lại được nhiều cuống nhau mà người ta đã vứt bừa trong cuộc viễn chinh [Con Lai .. ehehe].

Nhưng Được ơi!

Con ơi!

Có bao giờ dòng Missisipi sẽ gội rửa sạch phù sa sông Hậu trên mái tóc bạch kim mười mấy năm trường không?!”.


ehehehhe .. híc híc .. eheheheh

wagirl06
10-09-2010, 05:46 PM
kakaka. ạo vốn vô sanh, do ham nói, ham nghĩ, ham nhớ, ham lấy khổ chồng thêm khổ mà sanh ra ạo khổ! kakakaka