PDA

View Full Version : Mượn cảnh giới để luyện tâm



gioidinhhue
10-12-2010, 07:54 AM
<strong> Bài thi buổi sáng tùy cơ [duyên]

(là những chuyện làm bình thường nhưng đều bất ngờ, vượt ra ngoài dự tính)



Ai siêng năng nhất ? (Vừa nói vài câu như vậy thì động tâm rồi. Ái chà! công phu còn non quá!)

Ân sư kể lại rằng mỗi ngày khoảng chừng sáu giờ sáng lão hòa thượng thường đi tới, đi lui trong chùa, ngài âm thầm quan sát xem người nào lạy Phật và niệm Phật siêng năng, thức dậy sớm nhất. Ngài bèn kêu người đó lại, chưa nói năng gì hết liền mắng người đó một trận, thậm chí nói những chuyện rất oan cho người đó. Tài nghệ diễn kịch của lão hòa thượng rất khéo léo, nếu người đệ tử nghe mắng xong rồi động tâm và phát giận lên, lão hòa thượng bèn lắc đầu, cười và nói:

Thầy tưởng con siêng năng tu tập, vừa nói vài câu như vậy liền chịu không nổi. Ái chà! công phu còn non quá!



Nếu không biết đây là đề thi, tức là không giác! (không có học Phật!)

Nếu lão hòa thượng không nói câu cuối này có lẽ người đệ tử bị mắng sẽ không biết đây là một sự khảo nghiệm; vì không nhận ra đây là khảo nghiệm, không biết lão hòa thượng làm như vậy vốn là để xem chúng ta trả lời như thế nào. Không biết lão hòa thượng muốn xem chúng ta thể hội và thực hành Phật pháp như thế nào, cố ý tạo ra những tình cảnh như vậy, vì đều không biết nên gọi là không giác. Thường không có tâm tỉnh giác tức là vô minh, hồ đồ. Phật là người giác ngộ, chúng ta thường không tỉnh giác tức là không học Phật; A Di à Phật là Vô Lượng Giác, chúng ta thường không giác tức là không niệm Phật. Tuy sáng sớm đã thức dậy tụng niệm khóa lễ buổi sáng, tụng hoài đi nữa cũng là không giác. Như vậy thì uổng phí công phu, cũng như rất siêng học nhưng tới lúc đi thi lại không đủ điểm!



Khi nghe kể chuyện phải biết lấy ra mà áp dụng (tiêu quy tự tánh)

Có một cư sĩ nghe xong rất hoan hỷ và nói: Vậy thì tôi biết rồi! Mỗi buổi sáng chồng tôi thức dậy liền tuỳ tiện mắng tôi, chửi đông chửi tây, nói [những lời] rất oan ức cho tôi; tôi thường than trách không biết đời trước thiếu ông ấy bao nhiêu nợ chửi? Bây giờ tôi biết rồi, tôi cứ xem ông ấy là lão hòa thượng Quảng Khâm, buổi sáng đi tuần, ra đề thi cho tôi, thế thì tôi rất thoải mái. [Lần nào] tôi cũng thi đậu hết, vui mừng lên đường đi Tây phương!

Vị cư sĩ này thiệt rất có trí huệ, nghe kể chuyện xong liền có thể áp dụng cho mình, quay về với tự tánh; tôi biết nói nhưng cũng không bằng bà biết nghe. Người biết dùng đề thi cũ nhất định sẽ có thành tích ưu tú!



Ứng dụng đề mục trong kinh Kim Cang: Chấp tướng? ộng tâm?

Có lẽ mới sáng sớm chúng ta đã đọc kinh Kim Cang: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng, không chấp vào tướng, như như bất động. Lời trong kinh thì đọc theo như vậy nhưng nếu có người lộ vẻ hung dữ mắng chúng ta, nội dung lời mắng rất oan ức, chúng ta liền tạm thời gác kinh Kim Cang qua một bên, cho rằng cảnh giới [bị mắng] này là thiệt, bắt đầu đau lòng, cảm thấy oan ức, quên ráo trọi phàm những gì có tướng đều là hư vọng, bắt đầu đi theo tướng hư vọng này, không những chấp tướng mà còn động tâm, không những động tâm mà còn đau lòng, một tí gì cũng không biết như như bất động. Cho nên đọc kinh hết mấy chục năm nhưng vừa đụng chuyện, vừa gặp đề thi thực dụng thì quên hết trơn. Nếu người ta nói mình học Phật là gạt người, đều không thiệt tâm học, chúng ta nghe xong rất không phục. Thế nhưng vừa gặp đề thi thì tự khai ra hết, biểu hiện những gì đức Phật dạy, một chút gì chúng ta cũng không học được. Cái gì gọi là Nhẫn nhục ba la mật hãy gạt qua một bên, để mình biện luận cho rõ trước, để mình khóc trước rồi tính sau!



Ba la mật (1) cái gì?! Dính tay dính chân, tức mình quá chừng!

Có một vị cư sĩ rất thú vị, anh ấy kể cho tôi nghe kinh nghiệm lần đầu tiên ăn mít [ướt] làm cho tôi rất tức cười. Anh nói anh lên núi làm việc, nghe người ta nói mít ngon lắm, một trái một ngàn đồng nên anh mua một trái ăn thử. Anh nghe mít rất dính tay, phải thoa dầu. Anh không biết phải thoa dầu lên dao trước rồi dùng dao này cắt mít thì mủ không dính dao. Anh không biết nên lấy dao cắt mít liền, cắt đến đâu dính đến đó, dính đầy tay đầy mình hết, rửa không ra. Anh ấy nói: Dính tay dính chân, tức mình quá! Nếu không tốn nhiều tiền để mua ăn thử thì tôi liệng thùng rác cho rồi, khỏi tốn công! Anh cứ nghĩ rằng đến lúc ăn, thoa dầu lên mít rồi mới ăn, rốt cuộc mít thoa dầu khó ăn quá.

Phải thoa dầu lên dao chứ không phải thoa dầu lên mít!

Quá trình ăn mít rất giống với quá trình tu hành của chúng ta, cốt ý thoa dầu lên dao là để cho dao không dính [mủ mít]. Chúng ta không biết phải thoa dầu lên dao tức là không biết trí huệ là không chấp trước. Mọi việc gì cũng chấp trước nên dính mủ đầy tay, đầy chân, tức mình quá chừng, ba la mật cái gì, thiệt là muốn liệng đi! Việc thoa dầu để dao không dính mủ này ví như dạy chúng ta trí huệ không chấp trước, mỗi cây dao đều cần như vậy chứ không phải thoa dầu lên mít để ăn. Ý này nghĩa là [ở bất cứ] nơi nào trong đời sống chúng ta đều phải có trí huệ, chứ không phải đem trí huệ làm đồ trang sức.



Làm việc là đề thi mà trong đó mượn cảnh giới để luyện tâm.



ề thi lúc bình thường (có làm dáng bên ngoài không?)



Mỗi lần lão hòa thượng ra đề thi đều là thiên biến vạn hóa, thầy tôi kể lại, lúc đó chùa Thừa Thiên xây trên núi cao, công trình xây cất gặp rất nhiều khó khăn, mọi người phải chở đất, khiêng gạch, thậm chí phải làm đến khi toàn thân ướt đẫm nước bùn. Lão hòa thượng khuyến khích đại chúng phải vừa làm việc vừa niệm Phật, luyện tập niệm Phật trong động. Một hôm có rất nhiều pháp sư, đại đức đến viếng thăm, lão hòa thượng kêu người đến công trường gọi thầy tôi về để thông dịch. Lúc thầy tôi vừa bước vào phòng phương trượng, lão hòa thượng liền nói với các vị pháp sư:

Quý vị xem kìa, cả chùa Thừa Thiên chúng tôi chỉ có người này hay làm dáng bên ngoài nhất! Quý vị xem, cô ấy làm bùn dính cả người để cho mọi người biết cô làm việc rất siêng năng, rất cực khổ!

Mọi người nghe lão hòa thượng nói như vậy, có thể nói ai cũng tin hết. Có người trong nhóm pháp sư đến thăm nghe vậy liền nói với thầy tôi:

A! Lão hòa thượng nói cô đều làm dáng bên ngoài (làm việc chỉ chú trọng bề ngoài), như vậy không tốt đâu!

Thầy tôi nghe xong liền quỳ xuống nói với mọi người:

Dạ, đệ tử đều làm dáng bên ngoài không hà, đệ tử sẽ sám hối, sửa đổi.



Biết được: đây là lúc thi cử! Dùng lý trí để trả lời.

Sau khi nghe thầy kể lại tôi liền khóc, trong lòng rất cảm động. Tôi tự phản tỉnh, nếu lão hòa thượng nói mình như vậy trước một đám đông các vị trưởng lão pháp sư, tôi nghe rồi liền nghĩ là thật, sẽ cảm thấy rất đau khổ. Nhưng thầy tôi có tính giác, lúc nào cũng biết được đây là bài thi. Giống như lúc thi trắc nghiệm, thầy rất bình tĩnh, y theo câu hỏi để trả lời, nộp bài thi.

Nếu chúng ta không biết đây là lúc thi cử thì vẫn y theo tập tục thói quen của mình, đem nộp bài thi viết nghuệch ngoạc, bôi sửa tùm lum. Bài thi này trong Tuyển Phật Trường sẽ được mấy điểm vậy?



Bị mắng không nhận chịu. Chưa đánh đã tự khai.

Trong tâm không tu [dưỡng], đúng là chỉ làm dáng bề ngoài!

Chúng ta thử nghĩ xem nếu giữa đám đông có người mắng chúng ta chỉ biết làm dáng bề ngoài, nghe xong chúng ta liền không phục, đây cũng giống như chưa đánh đã tự khai, vì vừa sanh tâm giận lên liền biểu hiện nội tâm không có quán chiếu. Người ta vừa nói một câu, mình liền sanh phiền não thì chứng minh trong tâm chúng ta chẳng dụng công tu hành, những gì đã làm chỉ là phô trương bên ngoài mà thôi. Công việc vốn là cơ hội cho chúng ta mượn cảnh giới để luyện tâm, nếu chúng ta không hiểu đạo lý này, không lợi dụng các cảnh giới trong công việc để khuất phục phiền não tham, sân, si, mạn của mình, như vậy tất cả những công việc đã làm đích thật chỉ là phô trương bên ngoài, không có công đức chân thật chi cả.



Ngài đánh giá đúng rồi! úng là chỉ phô trương bên ngoài!

Bị phê bình, không vừa ý! Lộ ra tâm niệm ẩn tàng.

--Xen tạp tâm mong cầu khẳng định -- (nội tâm không thanh tịnh)

Nếu người ta phê bình không tốt thì chúng ta không vui, như vậy nói rõ động cơ làm việc của chúng ta vẫn còn xen lẫn những ý niệm muốn người khác khen thưởng, tán đồng, như vậy tức là nội tâm không thanh tịnh. Nếu nội tâm không thanh tịnh, không kể công việc quy mô bao lớn thì cũng là phô trương bên ngoài mà thôi. Những gì lão hòa thượng nói đều là lời cảnh tỉnh rất tốt, nhắc nhở chúng ta phải nghĩ xem mình có thật sự làm công phu nội tâm hay không. Nếu thật tâm tu hành, trong tâm có quán chiếu, thì sẽ không vì người khác nói mình phô trương bên ngoài liền sanh phiền não. Nếu nội tâm giận lên thì đích thật chỉ làm công tác phô trương bên ngoài, người khác phê bình cũng rất chính xác.


XEM DAY DU TAI DAY :

http://www.hoakhaikienphat.com/sachtinhdophapngu/dethituhanhcualaohoathuongquangkham/dethituhanhcualaohoathuongquangkham.htm</strong>