PDA

View Full Version : Đến lượt Iran thấu cáy lại Tây phương



NBNTB
10-16-2010, 03:23 AM
Tổng thống Iran làm phương Tây run sợ

Đích thân sang Lebanon từ hôm qua để kêu gọi nước này cùng Syria và Palestine... chống lại Israel, ông Mahmoud Ahmadinejad đang khiến phương Tây hết sức lo ngại.


Ngay khi đặt chân tới Thủ đô Beirut của Lebanon hôm qua, ông Ahmadinejad được chào đón như anh hùng trở về quê hương.

Và trước đám đông, ông cam kết ủng hộ hết mình, giúp Beirut chống lại Tel Aviv. Ông tuyên bố: Tôi muốn cảm ơn người dân Lebanon anh hùng, sự phản kháng vĩ đại của các bạn. Người dân Iran sẽ kề vai sát cánh với Chính phủ và nhân dân Lebanon.

Ông khẳng định: Chúng ta muốn giải phóng toàn bộ những vùng đất của Lebanon, Syria, Palestine đang bị Israel chiếm đóng bởi chừng nào người Do thái hiếu chiến còn tồn tại trong khu vực, chừng đó chúng ta sẽ không có sự ổn định.

Chưa dừng lại, ông còn thúc đẩy phong trào phản kháng tại Trung Đông nhắm vào Israel và phương Tây bằng sự khẳng định: Tính chất tội ác của thực thể Do thái được thể hiện rõ qua các vụ tấn công quân sự và các cuộc chiến của họ. Trung Đông của chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng, không bao giờ được ổn định, không bao giờ đạt được sự công bằng với thực thể Do thái. Do đó, chúng tôi ủng hộ Lebanon chống lại các cuộc tấn công của Israel.

Và ngay trong ngày đầu thăm Lebanon, ông ký với nước chủ nhà 16 hiệp định và bản ghi nhớ. Đây là con số khá "ấn tượng", chủ yếu nằm trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng, nông nghiệp, thương mại, hàng thủ công, du lịch, y tế, môi trường, công nghệ thông tin và văn hóa dù chưa có văn bản nào liên quan tới việc hỗ trợ quân sự cho Hezbollah như dự đoán trước đó.

Hiện có nhiều ý kiến "đá nhau" về chuyến thăm này. Tuy nhiên, theo Global Times, đa phần mọi người coi chuyến thăm Lebanon là hành động nhằm tăng cường sức mạnh cho Hezbollah, lực lượng chính trị và quân sự của dòng Hồi giáo Shiite ở Lebanon; đồng thời cũng là đồng minh thân thiết của Iran.

Chủ nhiệm khoa Bắc Mỹ của ĐH Tehran là Giáo sư Seyed Mohammed Marandi nhận định, chuyến đi có mục tiêu là thể hiện sự ủng hộ của Iran đối với Hezbollah. Ông khẳng định: Ông Ahmadinejad ủng hộ Chính phủ Lebanon và việc họ chống Israel.

Còn theo Christian Science Monitor, chuyến đi còn có mục đích giúp ông Ahmadinejad trở thành nhà lãnh đạo của phong trào phản kháng Hồi giáo nhắm vào Israel và phương Tây tại Trung Đông, giúp ông tạm tránh "mũi dùi" chỉ trích của dư luận trong nước.

Trong khi đó, Nhà trắng coi chuyến đi là hành động khiêu khích. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: Hy vọng là không ai sẽ nói hay làm bất kỳ điều gì khiến căng thẳng, sự mất ổn định ở Lebanon leo thang hơn nữa.

Kiến giải về thái độ của Mỹ, nhiều nhà phân tích nhận định phương Tây và Israel ghét cay ghét đắng liên minh Iran Hezbollah bởi họ coi đây là những kẻ hiếu chiến, phá rối kế hoạch kiểm soát Trung Đông của họ.

Nếu không có sự hậu thuẫn của Iran, Hezbollah không thể mạnh như hiện nay, không chỉ trên chính trường Lebanon mà còn cả trong lĩnh vực quân sự và tất nhiên, không đủ sức đe dọa Israel.

Ngoài Mỹ, Israel...hiện cũng có không ít người Lebanon không ủng hộ liên minh Iran-Hezbollah. Theo nhóm người này, dưới sự hậu thuẫn của Iran, Hezbollah với lập trường cứng rắn sẽ ngày càng mạnh, thậm chí là nắm quyền kiểm soát cả Chính phủ Lebanon. Khi đó, lực lượng này sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống Israel và phương Tây mà hậu quả của nó chắc chắn là nhiều đầu rơi, máu chảy.

Điển hình cho lập trường này là phe Thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri theo dòng Hồi giáo Sunni. Họ đang cáo buộc ông Ahmadinejad biến Lebanon thành căn cứ của Iran tại Địa Trung Hải.

Tương tự như vậy, nhiều nước Trung Đông hiện cũng chẳng ưa gì chính sách của Iran với cáo buộc Tehran đang phát tán tư tưởng Hồi giáo dòng Shiite ra khắp khu vực, lấn át hoặc chí ít cũng gây bất ổn tại các quốc gia có dòng Hồi giáo Sunni chiếm đa số.

Cuối cùng cũng không thể bỏ qua lực lượng đối lập trong nước Iran. Nguyên nhân là theo Christian Science Monitor, tình hình trong Iran khá bi thảm: khát trầm trọng xăng dầu, không được đồng minh bên ngoài viện năng lượng, đồng tiền mất giá, kinh tế bị các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu bóp chặtcòn nền chính trị thì bị chia rẽ giữa các thế lực

Một nhà phân tích giấu tên ở Tehran nhận định: Các vấn đề trong nước ảnh hưởng tới mọi chuyện khác. Người dân đang băn khoăn về giá xăng hơn là việc chuyến đi sang Lebanon mang lại điều gì cho Iran.

Còn phe đối lập cáo buộc Tổng thống Ahmadinejad đang triển khai chủ nghĩa phiêu lưu. Một nhà lãnh đạo đối lập là ông Mir Hossein Mousavi tuyên bố: Ai cho ông ta cái quyền dùng chủ nghĩa phiêu lưu và độc đoán để liên minh toàn thế giới; cũng như khiến kinh tế, chính trị đất nước bất ổn? Hãy tổ chức trưng cầu dân ý để thấy là người dân có chấp nhận hay không những chính sách mang tính phá hoại như vậy hay không".

Điểm qua vài vấn đề trên, dễ thấy ông Ahmadinejad đang gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Do đó, ông sẽ tiếp tục là một "người chơi" quan trọng trên bàn cờ Trung Đông, tiếp tục thu hút được sự quan tâm của Mỹ và phương Tây.


Nam Việt (tổng hợp) - Đất Việt online