PDA

View Full Version : Làm sao ĐỂ khỎi bỊ bẠn phẬt tỬ lôi kéo theo ĐẠo hỌ



tieulacphong
10-19-2010, 12:45 AM
http://www.xuanha.net/TTN-Tuoibietbuon/tbb221-230.htm

226. Làm sao để giữ vững đức tin của mình???
Hỏi: Kim Uyên theo đạo Công Giáo nhưng phần đông bạn theo đạo Phật. Tụi bạn Uyên mộ đạo lắm, suốt ngày chỉ nói về ức Phật không thôi. Phải làm sao để họ không thể lôi cuốn mình theo đạo họ?
Kim Uyên, New Orleans


áp: Triết lý nhà Phật bảo:

Này hỡi các thày sa môn,

đời là bể khổ trầm luân

yêu không được cũng là khổ,

yêu được cũng là khổ.

Muốn mà được cũng khổ,

muốn mà không được cũng khổ...

Thâm, sân, si..sinh bệnh, lão, tử...

Tất cả đều khổ.

Hoặc kinh Phật dạy rằng: “ệ tử kính lạy, đức Phật Thích Ca, ngày rằm tháng tư vâng lời Phật dạy...”

ấy, em thấy chưa Vũ mê đọc Thiền, Vũ thuộc kinh Phật, bạn Vũ nhiều người đạo Phật như Kim Uyên vậy.

Thế mà vũ có theo đạo họ đâu. Ăn thua là ở mình hết!

ấy là chưa kể bên cạnh đó, còn có gia đình, cha mẹ em, những người lúc nào cũng sẵn sàng chỉ bảo giúp đỡ khi em yếu lòng nhẹ dạ. Chúc em có được một đức tin vững mạnh nhất. Thân.


cứ gặp PHẬT TỬ nhớ là họ khổ lắm là hổng bị họ dụ à .. ehehehehe

ehehehhe .. híc híc .. eheheheh

KeVoThan
10-19-2010, 03:48 PM
"226. Làm sao để giữ vững đức tin của mình???
Hỏi: Kim Uyên theo đạo Công Giáo nhưng phần đông bạn theo đạo Phật. Tụi bạn Uyên mộ đạo lắm, suốt ngày chỉ nói về ức Phật không thôi. Phải làm sao để họ không thể lôi cuốn mình theo đạo họ? Kim Uyên, New Orleans"

.... chuyện của Kim Uyên nghỉ cũng HƠI LẠ !!!! ........ người Phật Tử thì hầu hết ít ai có "LÒNG TỐT" lôi kéo người khác vào đạo Phật, bởi vì họ nghỉ là họ bỏ THÌ GIỜ quí báu của họ để LÔI KÃO người khác đạo Phật thì nếu họ có TỘI LỔI rồi thì họ cũng phải nhận cái QUẢ BÁO, .... mà nếu như họ có cái NHÂN TỐT thì họ không cần phải LÔI KÃO ai thành tín đồ của Phật Thích Ca thì họ cũng được hưởng cái ÂN QUẢ ..... chính vì thế mà Kim Uyên sẻ KHÔNG BAO GIỜ có những giây phút BỰC BỘI khi phải thức dậy vì tiếng chuông cửa reo trước nhà vào 1 sáng thứ BẢY, mắt nhắm mắt ngủ ra mở cửa thì thấy 1 nhà sư chìa miếng Flier cho Kim Uyên rồi bảo Đức Thế Tôn CHẾT THẾ cho Kim Uyên !!!!

.... hình như đạo Phật chỉ có GIẢNG ĐẠO cho những ai muốn theo đạo, chứ không có chủ trương TRUYỀN ĐẠO !!!

..... còn Vô Thần Giáo thì sao ???? ..... nếu Kim Uyên chới với kẻ Vô Thần nầy !!!!

KeVoThan
10-19-2010, 03:57 PM
nếu Kim Uyên chơi với kẻ Vô Thần thì ..... hàng ngày keVoThan sẻ thắc mắc với Kim Uyên như sao: "Tại sao Thiên Chúa lại phải GIẾT CON NÍT, khi ngài TOÀN NĂNG, TOÀN TRÍ !!!"

.... Kim Uyên còn đang ngần ngừ đang cố tìm cách giải thích để bảo vệ miền TIN của mình thì keVoThan sẻ nói tiếp: "TOÀN NĂNG nghỉa là muốn làm gì cũng được còn TOÀN TRÍ nghỉa là cái gì cũng biết !!! ...... có nghỉa là Thiên Chúa có thể làm gì cũng được, không bị giới hạn như con người và Thiên Chúa biết trước, sau, hiện tại ...... nhưng việc ngài phải GIẾT CON NÍT tức là có nhiều cách mà ngài KHÔNG LÀM ĐƯỢC và ngài KHÔNG BIẾT CÁCH NÀO KHÁC hơn nên đành phải GIẾT CON NÍT .... như vậy ..... như vậy ..... như vậy ..... tại sao vẫn có người cho ngài là TOÀN NĂNG, TOÀN TRÍ !!!!"

tieulacphong
10-19-2010, 07:28 PM
Phật Giáo nói cái gì cũng KHỔ đúng quá rùi còn nói hổng phải .. eheh

chứ không VẠN PHÁP VÔ NGẢ để đâu .. ehehehe

eheheh .. híc híc .. ehehehe

wagirl06
10-20-2010, 09:18 PM
Phật Giáo nói cái gì cũng KHỔ đúng quá rùi còn nói hổng phải .. eheh

chứ không VẠN PHÁP VÔ NGẢ để đâu .. ehehehe

eheheh .. híc híc .. ehehehe

Kakaka chẳng sai lun cả đ/v người chấp phương tiện là thật nữa! bởi chấp thân này là TA nên khổ phải rồi!
Mê nơi hửu nên Phật mới nói vô, nếu chẳng hửu thì làm gì có vô để nói á! hửu và vô là căn bản của chư kiến á! kakaka

wagirl06
10-20-2010, 09:23 PM
Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo
Minh Thạnh


Liệu sự hưng thịnh của đạo Phật với chùa to, Phật lớn có bền vững, nếu hàng ngày vẫn còn những tín đồ đạo Phật cải đạo vì hoàn cảnh thắt ngặt khó khăn, những câu chuyện cải đạo với 3 triệu, 5 triệu đồng vẫn được kể trên những trang web Phật giáo?

Qua bài viết “Thêm vài ví dụ về Tin Lành, nghĩ về Phật giáo Việt Nam”, vấn đề dùng tiền để cải đạo tín đồ Phật giáo được nhiều bạn đọc quan tâm, tham gia ý kiến.

Có bạn đọc cho biết số tiền người cải đạo được lãnh là 3 triệu đồng. Theo những thông tin của chúng tôi, đó đúng là con số trung bình. Thực tế, tùy theo hoàn cảnh, con số đó có khi ít hơn, có khi nhiều hơn. Cũng có khi trọn gói tiền mặt, cũng có khi dưới nhiều hình thức, như đóng tiền đi xuất khẩu lao động, đóng tiền học phí, tiền sửa nhà trả dần…Có khi được vay số lớn hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm:

Không phải chỉ mỗi một đạo Tin Lành là dùng tiền để cải đạo tín đồ đạo Phật, mà có tôn giáo khác cũng thường xuyên áp dụng phương sách này (xin xem chi tiết các ý kiến trên diễn đàn).

Thực ra, không phải dùng tiền là dễ dàng cải đạo được ngay. Lòng tự trọng và tình cảm tâm linh không thể dễ dàng đổi bằng tiền. Chúng tôi cũng được nghe kể về những trường hợp, thậm chí, xảy ra xô xát trước việc đụng đến bàn thờ gia tiên. Khi thì đối với người dùng tiền đánh đổi một cách trơ tráo. Khi thì ở những người trong nhà với nhau bất đồng ý kiến…Nhưng nhìn chung, thì nếu dùng tiền mà mua đạo dễ dàng, thì người dân Việt dưới 80 năm thực dân Pháp đặt ách xâm lược đã cải đạo hết. Cái cách mua tín đồ thật cũng đáng lo, nhưng kiểu dùng đồng tiền quá thô tháo, kệch cỡm thì chắc cũng khó mà đạt mục đích.

Tuy nhiên cần cẩn trọng với kiểu đồng tiền bọc ngoài bằng lớp vỏ mang màu sắc bác ái, nhân đạo, từ thiện, đồng tiền được tính toán việc hiệu quả cải đạo một cách tinh vi.

Khi người nông dân vừa sau vụ thu hoạch, thì mang đến cả chục triệu đến đặt trước mặt họ mà bảo dẹp bỏ bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà đi, thì khó mà câu chuyện kéo dài được lâu, và chúng ta có thể lo lắng cho sự an toàn của người cầm tiền đi mua chuyện dẹp bàn thờ đó.

Vì vậy, càng về sau, việc cầm tiền đi đánh đổi càng được tính toán kỹ lưỡng. Như có bạn đọc thông tin trong phần phản hồi, người truyền đạo thường hay tìm đến các bệnh viện. Lúc bệnh tật là lúc con người ta khốn khổ vì đồng tiền nhất. Chính lúc đó, những đồng tiền mặc áo khoác từ thiện, bác ái, nhưng có mục tiêu, kèm điều kiện xuất hiện. Những chiếc phao cứu sinh, dù sao, cũng dễ động lòng người.

Khi đó, đồng tiền dù không nhiều, nhưng tác dụng của nó đối với việc cải đạo hết sức mạnh mẽ, kể cả người đang nằm trên giường bệnh, lẫn gia đình của người bệnh. Đồng tiền trở nên nặng hơn, mạnh hơn, có vẻ tình cảm hơn, nhưng cũng nhẫn tâm hơn.

Việc cải đạo hướng về những người bệnh nan y cận kề thời khắc qua đời (xin xem ý kiến trên diễn đàn) không phải chỉ nhằm vào người bệnh, mà nhằm vào thân nhân người bệnh, những người chứng kiến việc đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự việc đó.

Có thông tin kể lại trong giai đoạn chiến tranh ở Campuchia, những tổ chức truyền giáo nước ngoài giúp đỡ mai táng những binh lính chống chính phủ tử trận, nhìn nhận họ như những tín đồ (dù đó có thể là lính Khmer đỏ!), cắm thánh giá lên mộ họ, để từ đó tác động đến số người Campuchia theo đạo Phật sống trong các trại tị nạn trên biên giới. Những lúc như vậy thêm tiền bạc vào, thì hiệu quả của nó tăng lên nhiêu lần.

Có khi “trợ giúp” tiền bạc đi kèm với “cấm vận”.

Tôi đã đọc câu chuyện về gia đình dọn về xóm đạo, mở tiệm tạp hóa, nhưng không ai trong xóm mua hàng. Sau khi cải đạo thì lời kêu gọi giúp đỡ được loan báo tại thánh đường, tiệm tạp hóa trở nên đắt hàng.

Du học sinh Việt Nam ở Mỹ, Hàn Quốc, thậm chí cả Nhật Bản…cũng gặp phải tình trạng “cấm vận” việc làm thêm và “lệnh cấm vận” sẽ đựơc tháo bỏ khi sinh viên đó cải đạo. Chẳng những có việc làm thêm mà tiền công còn cao hơn.

Theo ý riêng của chúng tôi, sự giúp đỡ có điều kiện rõ ràng, có mục tiêu rõ ràng, không phải là xấu. Người nhận giúp đỡ dù sao cũng đã có sự “lựa chọn”. Đương nhiên, việc lựa chọn “giúp đỡ”, “tương trợ” trước hết cho những người cùng tôn giáo là chuyện bình thường, dễ hiểu.

Chúng tôi cũng nghe kể rằng, trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, ở nhiều vùng tại miền Bắc, trong nhiều làng đạo toàn tòng hầu như không có người chết, vì họ giúp đỡ lẫn nhau (tất nhiên là trong điều kiện người cùng đạo, dù theo đạo đã lâu hay mới cải đạo). Còn những làng “lương” ngay bên cạnh, số người chết đói có thể rất lớn.

Điểm lại những kỹ thuật dùng tiền và những hình thức khác của đồng tiền để cải đạo như trên, chúng tôi không nhằm mục tiêu nói những điều xấu. Nhưng chúng tôi muốn hướng đến những người theo đạo Phật còn đang chịu những bi kịch của sự lựa chọn như thế.

Tiếp nhận đồng tiền có kèm theo sự đánh đổi, đương nhiên, trong tất cả mọi trường hợp, không phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi nó động đến vấn đề thiêng liêng, với những người thân đã quá cố, với sự thờ phượng truyền thống…

Nên chăng, chúng ta có thể bớt đi chút ít trong hàng tỷ tỷ đồng đúc chuông, tô tượng…cho một hình thức hoạt động nào đó để giúp những người cùng theo đạo Phật với chúng ta không phải chịu cái bi kịch cải đạo đau đớn.

Làm sao cho nhà chùa trở thành nơi mà những cảnh đời khốn khó, hoạn nạn tìm đến để nương tựa, cậy nhờ, trước khi bàn tay của một tôn giáo nào đó xòe ra với những đồng tiền có điều kiện.

Liệu sự hưng thịnh của đạo Phật với chùa to, Phật lớn có bền vững, nếu hàng ngày vẫn còn những tín đồ đạo Phật cải đạo vì hoàn cảnh thắt ngặt khó khăn, những câu chuyện cải đạo với 3 triệu, 5 triệu đồng vẫn được kể trên những trang web Phật giáo?

Tieu Dieu
10-20-2010, 09:35 PM
Việc cải đạo hướng về những người bệnh nan y cận kề thời khắc qua đời (xin xem ý kiến trên diễn đàn) không phải chỉ nhằm vào người bệnh, mà nhằm vào thân nhân người bệnh, những người chứng kiến việc đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự việc đó.
=======

TD nhớ lại các nhạc sĩ như Duy Khánh, Trần Thiện Thanh và thi sĩ Áo Lụa Hà Đông đều cải đạo, theo CG khi sắp chết cả.

Lúc trước, TD thấy hãnh diện vì đạo mình có được các nhân vật nổi danh trong giới nghệ sỹ như vậy nhưng sau này nghĩ lại, việc theo đạo của họ có gì mà mình phải mừng vì họ theo lúc sắp chết, thể xác suy kém, trí óc không còn sáng suốt và nhất là tâm lý lúc gần chết, ai cũng lo lắng, sợ hãi, thất vọng, hoang mang không biết đi về đâu, cho nên nếu rửa tội theo Chúa thì họ tin rằng họ chết không phải là hết mà linh hồn của họ sẽ sống tiếp tục trên thiên đàng trong vòng tay yêu thương của Chúa. Ý nghĩ như vậy đem lại sự an ủi và hy vọng cho tâm hồn họ rất nhiều.

tieulacphong
10-20-2010, 10:33 PM
nhận xét đó hay quá đại ca TD .. eheeh

eheheh .. híc híc .. ehehehe

hienchanh
10-21-2010, 12:46 AM
Làm sao ĐỂ khỎi bỊ bẠn phẬt tỬ lôi kéo theo ĐẠo hỌ

http://www.xuanha.net/TTN-Tuoibietbuon/tbb221-230.htm

226. Làm sao để giữ vững đức tin của mình???

Hỏi: Kim Uyên theo đạo Công Giáo nhưng phần đông bạn theo đạo Phật. Tụi bạn Uyên mộ đạo lắm, suốt ngày chỉ nói về ức Phật không thôi. Phải làm sao để họ không thể lôi cuốn mình theo đạo họ?

Kim Uyên, New Orleans


Cô Kim Uyên khỏi lo . Đạo Phật không hứa hẹn bất cứ một quyền lợi cụ thể nào để có thể "lôi cuốn" được ai .

Nếu có người nào từ đạo khác chuyển qua đạo Phật, thí dụ gần một trăm vị sư Tây Phương tại tu viện Shasta, thì đều do họ tự tìm hiểu lấy qua những nguồn truyền thông như sách báo, vân vân… trong các thư viện mà họ, -- vốn là những nhà trí thức --, đã có thói quen gần gũi.

Những người bỏ tôn giáo khác chuyển qua đạo Phật là đã tự chọn một con đường vất vả, tự tu tự độ, không đợi chờ lời hứa hẹn “cứu rỗi”.

Đức Phật đã chân thật nói rằng “Các con phải tự mình nỗ lực, Như Lai chỉ là Đạo Sư”.

Và nếu bất cứ một Phật tử nào lại nhân lúc có người gặp hoàn cảnh khó khăn, thí dụ người ta sắp chết, mà cưỡng ép người ta bỏ đạo của họ để chuyển qua đạo Phật, thì có thể còn bị nghiệp xấu do hành động “bạo lực tinh thần” (psychological abuse), phải trả quả báo nữa đó.

Nhà Phật tôn trọng quyền tự do của con người. Có thế mới khai phóng tâm linh, đi tới giải thoát khỏi mọi ràng buộc .

HC

.

tieulacphong
10-21-2010, 12:59 AM
Trên có trời cao .. dưới đất liền

lòng người ai chả .. LÚC NGẢ NGHIÊNG .. eheeh

tin gì cũng DỤ đông thêm á .. ehehehe

CHỈ SỢ NGƯỜI TA .. KHÓ GIẤC YÊN .. ehehehhe

ehehehe .. híc híc .. ehehehhehe

Xuong Ngoc
10-21-2010, 12:59 AM
Phật tử lười mấy cái chuyện truyền đạo lắm, khỏi lo đi. Không những lười mà còn "rét" nưa, sợ mình nói bậy, hiểu bậy không đúng chánh pháp khi nói về đao Phật với người không phải đao Phật. Hỏi thì họ trả lời còn không thì cho qua phà chứ làm gì có chuyện lôi kéo, thuyết giảng.

tieulacphong
10-21-2010, 01:04 AM
liểu cắm tùm lum ... mọc cũng đầy

màn trời cũng rợp ... đứng che mây .. eheheehhe

AI đắc TAM KHÔNG về rủ bạn ???

CHÚA bỏ như vầy ... kệ cũng HAY .. eheheheh

eheheh .. híc híc .. ehehhehehe

hienchanh
10-21-2010, 01:18 AM
Việc cải đạo hướng về những người bệnh nan y cận kề thời khắc qua đời (xin xem ý kiến trên diễn đàn) không phải chỉ nhằm vào người bệnh, mà nhằm vào thân nhân người bệnh, những người chứng kiến việc đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự việc đó.
=======

TD nhớ lại các nhạc sĩ như Duy Khánh, Trần Thiện Thanh và thi sĩ Áo Lụa Hà Đông đều cải đạo, theo CG khi sắp chết cả.

Lúc trước, TD thấy hãnh diện vì đạo mình có được các nhân vật nổi danh trong giới nghệ sỹ như vậy nhưng sau này nghĩ lại, việc theo đạo của họ có gì mà mình phải mừng vì họ theo lúc sắp chết, thể xác suy kém, trí óc không còn sáng suốt và nhất là tâm lý lúc gần chết, ai cũng lo lắng, sợ hãi, thất vọng, hoang mang không biết đi về đâu, cho nên nếu rửa tội theo Chúa thì họ tin rằng họ chết không phải là hết mà linh hồn của họ sẽ sống tiếp tục trên thiên đàng trong vòng tay yêu thương của Chúa. Ý nghĩ như vậy đem lại sự an ủi và hy vọng cho tâm hồn họ rất nhiều.


Chào huynh,

Tôi xin nói về một chuyện "người thật việc thật".

Chị họ tôi theo đạo Phật, đã thọ Tam Quy, có pháp danh. Con dâu chị học thức cao, theo đạo khác. Con trai chị khi lấy vợ phải cải đạo theo vợ. Chồng chị thờ Tổ Tiên Ông Bà, ngày Tết đi chùa hái lộc, xin xâm, chiều con dâu, cải đạo luôn.

Vài năm gần đây, chị bị bệnh nặng. Con dâu và con trai liên tục ép chị cải đạo, chị đều lắc đầu.

Sau khi chị mất, đám táng xong, người con gái út sống ở tiểu bang xa tới chào từ biệt tôi, vừa khóc vừa nói:

- Cháu nghe kể lại rằng lúc mẹ cháu hấp hối, bố cháu và anh chị mời vị tu sĩ đạo của họ tới rửa tội cho mẹ, mẹ khóc, cứ cố quay mặt vào tường. Cháu về quá trễ, chỉ còn kịp vứt (biểu tượng tôn giáo kia) ra khỏi quan tài mẹ cháu. Chị dâu cháu mong được trả công bội hậu, bất chấp thủ đoạn.

Chuyện buồn thế đấy !

Có lẽ người ta chỉ nên trình bày những đặc điểm của tôn giáo mà họ tôn trọng, những bài giảng hay, khai phóng tâm linh con người.

Không nên chấp chặt điều sai lầm rằng chỉ có tôn giáo của mình đúng nhất, hay nhất, mình có bổn phận phải lôi kéo người khác đổi thành tín đồ đạo của mình để họ khỏi sa hỏa ngục.

Sự kiện không biết gì về tôn giáo khác mà cứ xách cái cặp đi gõ cửa nhà người ta để rủ rê người ta bỏ đạo của người ta mà cải sang đạo mình là một hành động rất khiếm nhã, không tôn trọng tâm linh và tư tưởng của người khác.

Đôi khi vì không thấu triệt tôn giáo khác mà việc làm của mình trở thành ấu trĩ, phải không huynh ?

HC


:cheers:

Timdenday
10-21-2010, 01:45 AM
Dao Phat khg bao gio loi keo ai neu ai muon tin Phat la phuoc cua nguoi ay,khg ai bat phai theo cả

Tieu Dieu
10-21-2010, 09:00 PM
Chào huynh,



Tôi xin nói về một chuyện "người thật việc thật".



Chị họ tôi theo đạo Phật, đã thọ Tam Quy, có pháp danh. Con dâu chị học thức cao, theo đạo khác. Con trai chị khi lấy vợ phải cải đạo theo vợ. Chồng chị thờ Tổ Tiên Ông Bà, ngày Tết đi chùa hái lộc, xin xâm, chiều con dâu, cải đạo luôn.



Vài năm gần đây, chị bị bệnh nặng. Con dâu và con trai liên tục ép chị cải đạo, chị đều lắc đầu.



Sau khi chị mất, đám táng xong, người con gái út sống ở tiểu bang xa tới chào từ biệt tôi, vừa khóc vừa nói:



- Cháu nghe kể lại rằng lúc mẹ cháu hấp hối, bố cháu và anh chị mời vị tu sĩ đạo của họ tới rửa tội cho mẹ, mẹ khóc, cứ cố quay mặt vào tường. Cháu về quá trễ, chỉ còn kịp vứt … (biểu tượng tôn giáo kia) ra khỏi quan tài mẹ cháu. Chị dâu cháu mong được “trả công bội hậu”, bất chấp thủ đoạn.



Chuyện buồn thế đấy !



Có lẽ người ta chỉ nên trình bày những đặc điểm của tôn giáo mà họ tôn trọng, những bài giảng hay, khai phóng tâm linh con người.



Không nên chấp chặt điều sai lầm rằng chỉ có tôn giáo của mình đúng nhất, hay nhất, mình có bổn phận phải lôi kéo người khác đổi thành tín đồ đạo của mình để họ khỏi “sa hỏa ngục”.



Sự kiện không biết gì về tôn giáo khác mà cứ xách cái cặp đi gõ cửa nhà người ta để rủ rê người ta bỏ đạo của người ta mà cải sang đạo mình là một hành động rất khiếm nhã, không tôn trọng tâm linh và tư tưởng của người khác.



Đôi khi vì không thấu triệt tôn giáo khác mà việc làm của mình trở thành ấu trĩ, phải không huynh ?



HC









Cám ơn huynh HC chia sẻ câu chuyện trên và suy tư của mình.

Đúng là mọi đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh. Phật nói rất đúng.



Đạo Chúa cứ quả quyết con đường của mình là con đường đúng đắn DUY NHẤT, ai không vào (qua phép rửa tội) thì sa hỏa ngục! Vì tin tưởng chắc chắn như đinh đóng cột như vậy, cho nên các tu sĩ và giáo dân như cô con dâu của chị họ của huynh đã tìm cách cải đạo mẹ chồng, bất chấp cả sự kiện là đi ngược ý muốn của người lâm chung. Nhưng mà vị tu sĩ kia cũng sai, không có sự đồng ý của đương sự thì làm sao lại tới nhà rửa tội ? Ai cũng nghĩ là mình làm việc tốt cho người sắp ra đi nhưng vì thiếu hiểu biết nên làm khổ cho người ấy, lúc gần chết vốn ai cũng đau khổ rồi, mình đã không làm mọi cách để nhẹ bớt đau khổ cho họ thì làm sao lại còn làm khổ họ thêm nữa như vậy. Đọc tới mấy chữ "rửa tội cho mẹ, mẹ khóc, cứ cố quay mặt vô tường ..." là thấy cảm động. Tu sĩ, tín đồ cứ làm việc thiếu tế nhị như vậy thì đừng có hỏi (vì không biết thật hay giả đò ngây thơ) :"Ủa đạo Chúa tốt mà sao thiên hạ cứ ghét, chửi hoài vậy ". Người mình có câu:"Không có lửa sao có khói". Đọc tới đây chợt tới 1 câu của Chúa Jesus mà bạn minhb mới nhắc ở 1 thread khác, thấy sao mà đúng vậy: ta đến để đem chia rẽ, mẹ chồng chống nàng dâu ...", có thể ý của Chúa Jesus khác nhưng dù sao thấy đúng với tiên tri thật.



Thực ra thì bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, cho rằng chỉ có tôn giáo mình là con đường đúng duy nhất là sai lầm rất lớn, nó dẫn tới óc cuồng tín, hẹp hòi, thiển cận và bạo động, rối loạn, bất ổn. TD xin trích 1 đoạn dẫn lời Phật Thích ca dạy về điều này như sau:





Rồi đức Phật cho nhóm người Bà la môn một lời khuyên vô cùng quan trọng: "Một người trí giữ gìn chân lý không nên đi đến kết luận: "Chỉ có đây mới là sự thật, và mọi điều khác đều sai lầm."

Khi thiếu niên Bà la môn yêu cầu Ngài giải thích ý nghĩa thế nào là "giữ gìn chân lý", đức Phật dạy:

"Một người tin tưởng một điều gì. Nếu y nói: "ây là lòng tin của tôi" như thế là y đã giữ gìn chừng ấy sự thật. Nhưng y không thể đi đến kết luận tuyệt đối: "Chỉ có đây mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai lầm." Nói cách khác một người có thể tin điều gì tùy ý, và có thể nói "tôi tin điều này". Như thế là y tôn trọng sự thật. Nhưng y không nên vì lòng tin ấy mà nói rằng chỉ có cái gì y tin mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai."

ức Phật dạy: "Chấp trước một điều gì (một quan điểm nào) và khinh miệt những điều khác (quan điểm khác) xem là thua kém - bậc trí giả gọi đấy là một xiềng xích." (Con Đường Thoát Khổ, Walpola Rahula, Trí Hải dịch)

Theo TD hiểu thì Phật dạy chúng ta đừng chấp trước vào bất cứ 1 điều gì, kể cả Phật Pháp và chê bai các tín ngưỡng khác là thua kém. Nếu mình có thái độ như vậy là tự mang xiềng xích vào tâm hồn mình.

wagirl06
10-21-2010, 09:23 PM
Việc cải đạo hướng về những người bệnh nan y cận kề thời khắc qua đời (xin xem ý kiến trên diễn đàn) không phải chỉ nhằm vào người bệnh, mà nhằm vào thân nhân người bệnh, những người chứng kiến việc đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự việc đó.
=======

TD nhớ lại các nhạc sĩ như Duy Khánh, Trần Thiện Thanh và thi sĩ Áo Lụa Hà Đông đều cải đạo, theo CG khi sắp chết cả.

Lúc trước, TD thấy hãnh diện vì đạo mình có được các nhân vật nổi danh trong giới nghệ sỹ như vậy nhưng sau này nghĩ lại, việc theo đạo của họ có gì mà mình phải mừng vì họ theo lúc sắp chết, thể xác suy kém, trí óc không còn sáng suốt và nhất là tâm lý lúc gần chết, ai cũng lo lắng, sợ hãi, thất vọng, hoang mang không biết đi về đâu, cho nên nếu rửa tội theo Chúa thì họ tin rằng họ chết không phải là hết mà linh hồn của họ sẽ sống tiếp tục trên thiên đàng trong vòng tay yêu thương của Chúa. Ý nghĩ như vậy đem lại sự an ủi và hy vọng cho tâm hồn họ rất nhiều.

kakaka...Con người sắp chết thần khí rã rời, thế làm seo TD biết họ nghĩ gì mà đoán xa đoán gần dùm cho họ thế ? không chừng lúc đó nói những chuyện mà trước kia họ chưa từng biết tới càng làm cho tâm thức họ thêm rối rắm như người lạc vào một nơi mà chưa từng biết đến thì seo ? như thế thì tâm thức người sắp chết đã rối rắm càng thêm rối rắm, điều này làm cho thần thức sau khi ra khỏi thể xác chìm đắm trong mê loạn như thế nghiệp lực dễ dàng trói cột vào việc tái sinh thọ nghiệp á!

wagirl06
10-21-2010, 09:59 PM
...Thực ra thì bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, cho rằng chỉ có tôn giáo mình là con đường đúng duy nhất là sai lầm rất lớn, nó dẫn tới óc cuồng tín, hẹp hòi, thei^?n cận và bạo động, rối loạn, bất ổn. TD xin trích 1 đoạn dẫn lời Phật Thích ca dạy về điều này như sau:



[color=blue]

Rồi đức Phật cho nhóm người Bà la môn một lời khuyên vô cùng quan trọng: "Một người trí giữ gìn chân lý không nên đi đến kết luận: "Chỉ có đây mới là sự thật, và mọi điều khác đều sai lầm."

Khi thiếu niên Bà la môn yêu cầu Ngài giải thích ý nghĩa thế nào là "giữ gìn chân lý", đức Phật dạy:

"Một người tin tưởng một điều gì. Nếu y nói: "ây là lòng tin của tôi" như thế là y đã giữ gìn chừng ấy sự thật. Nhưng y không thể đi đến kết luận tuyệt đối: "Chỉ có đây mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai lầm." Nói cách khác một người có thể tin điều gì tùy ý, và có thể nói "tôi tin điều này". Như thế là y tôn trọng sự thật. Nhưng y không nên vì lòng tin ấy mà nói rằng chỉ có cái gì y tin mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai."

ức Phật dạy: "Chấp trước một điều gì (một quan điểm nào) và khinh miệt những điều khác (quan điểm khác) xem là thua kém - bậc trí giả gọi đấy là một xiềng xích." (Con Đường Thoát Khổ, Walpola Rahula, Trí Hải dịch)

Theo TD hiểu thì Phật dạy chúng ta đừng chấp trước vào bất cứ 1 điều gì, kể cả Phật Pháp và chê bai các tín ngưỡng khác là thua kém. Nếu mình có thái độ như vậy là tự mang xiềng xích vào tâm hồn mình.

Nếu theo như đức Phật nói chẳng chấp vào bất cứ một điều gì thì làm seo có tôn giáo để mà chê bai? làm seo có TA tín, kẻ TA ngưỡng để khác để thua kém ? hay chỉ là "Nhất thiết duy tâm tạo"
Có điều rất tiếc ở đây wagirl06 chỉ thấy TD chấp chặc, dùng lời đức Phật để nhập nhằng đồng hóa giữa đạo Phật và các tôn giáo khác, điều này mang một ý khác roài, tại seo vậy ? bởi vì "Nhất thiết duy tâm tạo" tâm tạo thì muôn phần sai biệt á! kakaka

Timdenday
10-21-2010, 10:18 PM
Co Kim Uyen dung lo,toi co nguoi ban gai hoc chung tieu hoc va nang da co 3 dua con voi nguoi chong Mexican anh ta dao Catholic, anh ay khuyen vo nen dan con di Chua lam le vo dao cho con, nhung nha su khuyen co nang la hay de chung Lon roi tu quyet dinh cho cuoc doi chung dung danh quyen lam cha me roi quyet dinh cho chung ,toi lay lam ngac nhien ,neu vi su ay la cha nha tho thi mung hu hon vi co them mot con chien moi,ma dau co mot toi 3 luon.:cool::teethsmile:

hienchanh
10-21-2010, 10:44 PM
Cám ơn huynh HC chia sẻ câu chuyện trên và suy tư của mình.

Đúng là mọi đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh. Phật nói rất đúng.



Đạo Chúa cứ quả quyết con đường của mình là con đường đúng đắn DUY NHẤT, ai không vào (qua phép rửa tội) thì sa hỏa ngục! Vì tin tưởng chắc chắn như đinh đóng cột như vậy, cho nên các tu sĩ và giáo dân như cô con dâu của chị họ của huynh đã tìm cách cải đạo mẹ chồng, bất chấp cả sự kiện là đi ngược ý muốn của người lâm chung. Nhưng mà vị tu sĩ kia cũng sai, không có sự đồng ý của đương sự thì làm sao lại tới nhà rửa tội ? Ai cũng nghĩ là mình làm việc tốt cho người sắp ra đi nhưng vì thiếu hiểu biết nên làm khổ cho người ấy, lúc gần chết vốn ai cũng đau khổ rồi, mình đã không làm mọi cách để nhẹ bớt đau khổ cho họ thì làm sao lại còn làm khổ họ thêm nữa như vậy. Đọc tới mấy chữ "rửa tội cho mẹ, mẹ khóc, cứ cố quay mặt vô tường ..." là thấy cảm động. Tu sĩ, tín đồ cứ làm việc thiếu tế nhị như vậy thì đừng có hỏi (vì không biết thật hay giả đò ngây thơ) :"Ủa đạo Chúa tốt mà sao thiên hạ cứ ghét, chửi hoài vậy ". Người mình có câu:"Không có lửa sao có khói". Đọc tới đây chợt tới 1 câu của Chúa Jesus mà bạn minhb mới nhắc ở1 thread khác, thấy sao mà đúng vậy: ta đến để đem chia rẽ, mẹ chồng chống nàng dâu ...", có thể ý của Chúa Jesus khác nhưng dù sao thấy đúng với tiên tri thật.



Thực ra thì bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, cho rằng chỉ có tôn giáo mình là con đường đúng duy nhất là sai lầm rất lớn, nó dẫn tới óc cuồng tín, hẹp hòi, thei^?n cận và bạo động, rối loạn, bất ổn. TD xin trích 1 đoạn dẫn lời Phật Thích ca dạy về điều này như sau:





Rồi đức Phật cho nhóm người Bà la môn một lời khuyên vô cùng quan trọng: "Một người trí giữ gìn chân lý không nên đi đến kết luận: "Chỉ có đây mới là sự thật, và mọi điều khác đều sai lầm."

Khi thiếu niên Bà la môn yêu cầu Ngài giải thích ý nghĩa thế nào là "giữ gìn chân lý", đức Phật dạy:

"Một người tin tưởng một điều gì. Nếu y nói: "ây là lòng tin của tôi" như thế là y đã giữ gìn chừng ấy sự thật. Nhưng y không thể đi đến kết luận tuyệt đối: "Chỉ có đây mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai lầm." Nói cách khác một người có thể tin điều gì tùy ý, và có thể nói "tôi tin điều này". Như thế là y tôn trọng sự thật. Nhưng y không nên vì lòng tin ấy mà nói rằng chỉ có cái gì y tin mới là chân lý, và mọi sự khác đều sai."

ức Phật dạy: "Chấp trước một điều gì (một quan điểm nào) và khinh miệt những điều khác (quan điểm khác) xem là thua kém - bậc trí giả gọi đấy là một xiềng xích." (Con Đường Thoát Khổ, Walpola Rahula, Trí Hải dịch)

Theo TD hiểu thì Phật dạy chúng ta đừng chấp trước vào bất cứ 1 điều gì, kể cả Phật Pháp và chê bai các tín ngưỡng khác là thua kém. Nếu mình có thái độ như vậy là tự mang xiềng xích vào tâm hồn mình.


Chào huynh TieuDieu,

Tuyệt quá, huynh có ngay một đoạn làm dẫn chứng rất hay, cảm ơn huynh nhé .


“Lòng tốt + siêng năng + không hiểu biết” dễ đưa con người ta đến chỗ làm điều tai hại một cách rất hồn nhiên, ngây thơ, huynh nhỉ.


Thử tướng Đức Von Bismarck có lời khuyên như sau:

Người thông minh mà làm biếng, cho làm tướng, sẽ nghĩ ra những phương tiện hữu hiệu để lính bớt khổ

Người thông minh mà siêng, cho làm hạ sĩ quan, sẽ cần cù tuân lệnh trên, không làm “rách việc”.

Người đần độn mà làm biếng, cho làm lính để sai vặt, chỉ đâu hầu đấy.

Người đần độn mà siêng, hãy đuổi qua phía kẻ thù để họ phá hoại.


:thankyou:

HC

hienchanh
10-21-2010, 11:02 PM
Nếu theo như đức Phật nói chẳng chấp vào bất cứ một điều gì thì làm seo có tôn giáo để mà chê bai? làm seo có TA tín, kẻ TA ngưỡng để khác để thua kém ? hay chỉ là "Nhất thiết duy tâm tạo"
Có điều rất tiếc ở đây wagirl06 chỉ thấy TD chấp chặc, dùng lời đức Phật để nhập nhằng đồng hóa giữa đạo Phật và các tôn giáo khác, điều này mang một ý khác roài, tại seo vậy ? bởi vì "Nhất thiết duy tâm tạo" tâm tạo thì muôn phần sai biệt á! kakaka



Ngài Long Thọ (Nagarjuna) giải thích về Chân Đế và Tục Đế :

..."...Long Thọ Bồ tát nói rằng:

"... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế.

Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa.

Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..."

..[snip].............

..."...Bồ Tát dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không phân biệt được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, tức thế tục đế và chân đế, thì chúng ta không thể hiểu được đạo Phật.

Do sự không hiểu và không phân biệt rõ này, chúng ta lại nhập nhằng đem lời Đức Phật nói "Không thể nói pháp Tuyệt Đối", mà cho là Đức Phật nói "Không nói pháp tương đối" là chúng ta vô tình vướng mắc vào sự hủy báng kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật.

Ngài đã dùng ngôn ngữ và chân lý thế tục để dạy người thế tục biết cách mà tiến dần trên con đường từ bỏ thế tục, trở về bản thể tuyệt đối.

Nếu chúng ta không hiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật không nói pháp, thì chúng ta sẽ mất niềm tin nơi kinh, sẽ mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở lại bản thể chân tâm tuyệt đối. ..."...


http://www.quangduc.com/coban/75chandetucde.html

:giveflower:

wagirl06
10-22-2010, 02:52 PM
Ngài Long Thọ (Nagarjuna) giải thích về Chân Đế và Tục Đế :

..."...Long Thọ Bồ tát nói rằng:

"... Các Đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế.

Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa.

Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ được Niết bàn..."

………………..[snip].............

..."...Bồ Tát dạy chúng ta rằng nếu chúng ta không phân biệt được chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, tức thế tục đế và chân đế, thì chúng ta không thể hiểu được đạo Phật.

Do sự không hiểu và không phân biệt rõ này, chúng ta lại nhập nhằng đem lời Đức Phật nói "Không thể nói pháp Tuyệt Đối", mà cho là Đức Phật nói "Không nói pháp tương đối" là chúng ta vô tình vướng mắc vào sự hủy báng kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật.

Ngài đã dùng ngôn ngữ và chân lý thế tục để dạy người thế tục biết cách mà tiến dần trên con đường từ bỏ thế tục, trở về bản thể tuyệt đối.

Nếu chúng ta không hiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật không nói pháp, thì chúng ta sẽ mất niềm tin nơi kinh, sẽ mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở lại bản thể chân tâm tuyệt đối. ..."...


http://www.quangduc.com/coban/75chandetucde.html

:giveflower:

Xem chừng HC hiểu lầm ý của wagirl06 roài, nên hiểu rằng những lời trái với tâm thì ý chẳng nằm ngay đó! reply wagirl06 to TD giúp TD đừng dùng phương tiện của đức Phật cho việc khác như nhập nhằng nhằm đồng hóa mọi việc, nhất là đồng hóa Phật đạo với các tôn giáo hầu tung hỏa mù làm mọi người chẳng còn biết tâm tạo thì muôn vàn sai biệt á! kakakaka