PDA

View Full Version : Tu viện Shasta và Soto Zen (thiền Tào Động Nhật Bản)



hienchanh
10-19-2010, 05:02 AM
:smile:


Nhân dịp ba bạn NR, Nhất Như và Phụng Nhi đi dự khóa thiền 10 ngày, tôi kiếm được bài này, do Danny Việt kinh nghiệm bản thân hành trì viết, gửi ba bạn coi chơi cho vui trước khi lên đường "ra đi khi trời vưa sáng".

Chúc các bạn thân tâm thường an lạc,
HC.



From: dannyviet@a...
Date: Fri Oct 26, 2001 4:30 am
Subject: Re: Xin chỉ chỗ tu


Thưa các đạo hữu,
Sự chân thành, nồng nhiệt tầm đạo của đ/h An Thiện quả đã làm cho chúng ta cảm động, nhiều đ/h đã tích cực góp ý kiến với đ/h An Thiện.

Do cái tinh thần tích cực chung đó mà tôi cũng khởi tâm muốn đóng góp chút kinh nghiệm bản thân, thực tế, với đ/h An Thiện, gọi là chút ý kiến nhỏ, thật tình không dám đánh trống qua cửa nhà sấm là các đạo hữu, những cây cổ thụ trong các diễn đàn này.

Đạo hữu Tịnh Thủy giới thiệu tu viện Shasta, nên nhân đây tôi xin thưa rằng bản thân tôi có lưu ngụ tại tu viện này hai lần, mỗi lần khoảng chừng gần một tháng.

Đọc thư đạo hữu An Thiện tôi thấm được lòng nhiệt thành thôi thúc, nên tôi cũng xin đem tấm lòng chân thành kể lại những điều mắt thấy, tai nghe, và bản thân kinh nghiệm tại tu viện này.

Tu viện tọa lạc trên một khoảng đất rộng 20 mẫu rừng thông, trên sườn núi Shasta, cực bắc tiểu bang California, giáp ranh Origon, trên độ cao 4000 feet, gồm khu nhà tăng ni và khu cư sĩ riêng biệt.

Khu tăng ni thì tôi không được vào coi, theo như hình ảnh cho thấy thì đời sống tu hành của họ đạm bạc, gọn gàng, cũng như những thiền viện cổ xưa bên Nhật, hoặc bên Tầu, với cái giường dài thoòng, chia ra cho mỗi người một khúc, chạy theo giường là cái tủ dài, cũng chia ra theo với cái giường, coi như đầu giường, để đựng quần áo cá nhân, mà thôi.

Khu cư sĩ là một căn nhà dài, chia ra làm hai khu Nam và Nữ, giữa là phòng uống trà. Mỗi bên chạy dài hai dẫy phòng cho cư sĩ ở, có người thường trú quanh năm, có người chỉ lưu lại trong khoảng thời gian mỗi khóa retreat, thường là một hoặc hai tuần. Ngoài ra, ai muốn ở lâu mau, tùy ý, chỉ cần liên lạc với tu viện để sắp xếp.

Bản thân tôi thường nghĩ rằng chê hay khen quá độ làm sai lạc sự thật cũng đều là vọng ngữ, cho nên tôi xin một lần nữa thưa rằng tôi chỉ nói đúng sự thật mà thôi.

Sự thật là sau khi sống với các vị tu sĩ trên đó mấy tháng trời, tôi cảm động xác nhận rằng họ là những người tràn ngập lòng từ bi, mọi người cư xử với nhau rất bình đẳng.

Trong hai lần lưu ngụ trên đó, tôi đều thấy các sư thường trú gồm khoảng gần 30 vị, và cư sĩ thường trú chừng 20 vị. Có một lần gặp kỳ retreat, tôi thấy cư sĩ từ các nơi xa đến, đông cỡ gần một trăm vị.

Tu viện đặt sự hành trì lên rất cao. Phần lớn thời gian dành cho tọa thiền, thiền hành, và working meditation, cũng chỉ là làm những việc thường ngày trong tu viện, mục tiêu để luôn luôn giữ được sự tỉnh giác.

Mọi người đều rất tôn trọng sự tu hành của người khác, và giúp đỡ nhau tối đa.

Trong một lần tôi ở trên đó, một hôm tôi bị xoắn bắp thịt lưng, đau quá, vậy mà thấy tôi không đi được, suốt mấy ngày trời, mọi người dìu tôi lên thiền đường, xa cỡ 100 mét, để tôi không bị gián đoạn tọa thiền. Mà nào đã xong, tôi đau quá, không ngồi được, các sư và bạn đạo lại sắp xếp, dìu tôi nằm xuống để tâm tọa.

Mỗi ngày dùng bữa ba lần, ăn trong hoàn toàn yên lặng, có cử hành tam đề, ngũ quán. Tuy ăn chay lacto ovo, tức là có trứng và sữa (vì hầu hết cư sĩ đều là người Mỹ, mới tập ăn chay theo đạo Phật), nhưng các sư nấu thêm đồ ăn không có trứng và sữa cho người kiêng kỹ.

Các sư rất từ bi, săn sóc người già, bệnh, không phân biệt giầu nghèo, và tiền góp để đến ở là tùy hỉ, tự động bỏ vào cái hộp đề là Begging Bowl, không cần phải đưa cho tu viện, tránh người nghèo tủi thân, đó là lần thứ nhì tôi lên thì đã cải tiến như vậy, còn lần thứ nhất (năm 1992) thì tu viện thu mỗi tháng 300 dollars tổng cộng chi phí ăn ở.

Nếu cư sĩ đã thường trú hai năm, muốn xuất gia, sẽ được tiếp đón nồng nhiệt vào tăng đoàn.

Trong hai lần ở trên tu viện Shasta, dù tôi là người VN độc nhất, xa lạ, nhưng tôi cảm nhận cách tu viện đối xử với tôi hoàn toàn đầy từ bi và bình đẳng.

Tu viện có một nghĩa địa chôn chó mèo v.v..., khắp khu chung quanh đem chôn xác pet của họ, rồi họ tới thăm mộ, nghe các sư giảng về từ bi, bình đẳng của đạo Phật đối với sentient beings, có một số chuyển qua đạo Phật luôn.

Về phương pháp hành trì, tu viện Shasta theo quan niệm truyền thống từ Tổ Tào Động của Nhật Bản, Đại sư Đạo Nguyên, có viết trong cuốn Chánh Pháp Nhãn Tạng, Shobogenzo, là Phật tánh (trên đó gọi là Buddha Nature, Buddha Mind, True Mind) vốn sẵn sàng, khắp nơi, thường hằng. Chỉ vì ta đã để cho mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày liên tiếp lôi kéo, để cho tam độc Tham, Sân, Si chi phối, tạo nghiệp liên tục, như con tầm tự dệt cái kén để tự nhốt mình vào trong, thấy thế giới chỉ còn là phạm vi cái kén, chúng ta thì tạo nghiệp, trả quả báo, nên sống hết kiếp này tới kiếp khác trong mê.

Tọa thiền là trở lại sự bình thường, vĩnh hằng, phi không gian thời gian, của TÂM.

Mà vì TÂM ở mọi nơi, mọi lúc, nên có thể tự hiển lộ. (họ dùng chữ "manifest itself").

Chính vì không đuổi theo cái sanh diệt liên tục, nên có từ ngữ tạm dùng gọi là quán chiếu tâm, rồi lại có người cho là hành giả Tào Động Nhật Bản nhìn vào tâm tưởng như là mặt trăng, im lặng nhìn cái mặt trăng đó, nên gọi là mặc chiếu.

Theo quan niệm thực tế của tôi trong vài tháng ở trên đó, tôi chưa hề nghe sư nào dậy ngồi "quán chiếu" như vậy, mà chỉ dậy rằng vì tâm vốn sẵn, đầy đủ quanh ta, nên nó sẽ "manifest itself", khi có cơ duyên.

Tọa thiền theo tu viện Shasta (zazen) là ngồi lặng lẽ, lưng thẳng, mắt mở hé cho khỏi ngủ, ngó mông (nghĩa là nhìn bâng quơ) cách khoảng 1 mét, tất cả mọi sự việc của thế gian trôi qua cứ để tự nhiên, theo thí dụ như một người ngồi dưới chân cầu, bao nhiêu xe cộ chạy qua, dù tai có nghe, nhưng không phải chuyện mình quan tâm, nên cứ để kệ, thế thôi, đối với họ, như thế là mình trở về nguồn tâm.

Đây là tôi tóm tắt, nhưng cách ngồi cũng có qui tắc để không bị phát những bệnh như đau lưng, tức ngực v.v..., do ngồi nghiêng vẹo v.v...

Nếu có đạo hữu nào muốn biết thêm thì tôi sẽ post thêm.

Một đặc điểm của tu viện Shasta là có rất nhiều tượng Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, bầy ở khắp nơi, (các tượng chư Phật, chư Bồ Tát khác cũng có, nhưng ít thôi). Tôi có hỏi lý do thì các sư trả lời là :

- " Tượng Ngài khắp nơi để nhắc chúng ta là tất cả chúng ta đều có thể hiển lộ tâm từ bi bất cứ lúc nào, và vì chúng ta sống trong thế giới cùng với những sinh vật khác, nên chúng ta luôn luôn có cơ hội để thể hiện tâm đó, chúng ta thì hay quên, nên tượng để nhắc nhở"

Không những từ bi với sinh vật, ngay đối với đồ vật, mọi hành động thí dụ đặt món đồ xuống, đóng cánh cửa, v.v..., đều được yêu cầu làm thật nhẹ nhàng.

Đời sống trong tu viện rất êm ả, gặp nhau là chắp tay xá, không có đảnh lễ, cư sĩ xá sư thì sư xá lại. Ít khi có tiếng nói lớn, thường chỉ vừa đủ nghe tuy rằng thiền viện rộng lớn.

Thời khóa biểu của tu sĩ thì tôi không được biết, nhưng chỉ biết họ thức dậy lúc 3:30 AM

Thời khóa biểu của cư sĩ trong thời gian tôi ở đó, như sau:

5:50 am Dậy
6:15 am Tọa thiền tại thiền đường
7:00 am Khóa lễ buổi sáng
8:00 am Dọn dẹp trong ngoài chùa
8:45 am Bữa sáng
9:15 am Đọc sách
9:45 am Làm việc (Working meditation)
11:40 am Meditation tại khu cư sĩ
12:30 am Bữa trưa
1:00 pm Nghỉ trưa
2:30 pm Làm việc (working meditation)
4:45 pm Khóa lễ chiều
5:30 pm Bữa chiều
6:00 pm Nghỉ ngơi
7:15 pm Tọa thiền và khóa lễ ngắn
8:55 pm Trà đàm, có sư tới nhà khách để giải đáp thắc mắc
10:00 pm Tắt đèn

(Những giờ như "nghỉ", "đọc sách", ai thích thay thế bằng tọa thiền thì đã có thiền phòng trong dẫy nhà cư sĩ, cứ tự nhiên)

Trong tuần lễ retreat mà tôi có tham dự, thời khóa biểu được tăng thêm thời gian tọa thiền, và hằng ngày có "độc tham", (tức là gặp riêng vị sư có trách nhiệm, để được giải đáp về những kinh nghiệm tâm linh, nếu có).

Cuối kỳ retreat, tất cả mọi người đều được mời gặp riêng vị sư đó. Tôi có trông thấy một bà cụ đi từ phòng độc tham ra, vừa đi vừa khóc.

Bà cụ sau này có hẹn sẽ gặp tôi trong kỳ retreat tới, với nét mặt tưng bừng, rạng rỡ. Có lẽ bà cụ đã tìm thấy một niềm tin sâu sắc về mặt tâm linh, hoặc là vị sư đã giải tỏa nỗi ẩn ức, niềm thống khổ nào đó của bà cụ.

Có thể vì thói quen của người Mỹ là tôn trong cái riêng tư (privacy), nên tuy trong bản qui chế chỉ dặn sơ qua, mà suốt thời gian tôi ở trên đó không ai hỏi gia cảnh, nghề nghiệp v.v..., của tôi.

Mà tôi cũng rất hiếm thấy cảnh vài người rù rì tâm tình, tuy là phong cảnh thiên nhiên đẹp vô cùng với những dẫy núi mây giăng, sương tỏa, cảnh mặt trời chiếu trên đỉnh núi tuyết trắng xóa, rực rỡ như khối kim cương khổng lồ óng ánh v.v...

Chìm đắm vào hồi tưởng về cảnh cũ, người xưa, tôi đã quá cao hứng, xin quí đạo hữu thứ lỗi.

Kính,
Danny Việt


http://www.datviet.com/archive/index.php/t-127787.html


:smile:

hienchanh
10-19-2010, 12:21 PM
:clap:


:smile:


Thêm tài liệu về tu viện Shasta tại tiểu bang California, nơi hành trì pháp môn thiền Tào Động Nhật Bản (Soto Zen):

http://www.obcon.org

Buddhism originated in India 2500 years ago with the teaching of Shakyamuni Buddha.

In the 6th century C.E., an Indian Buddhist monk, Bodhidharma, arrived in China. His teaching emphasized meditation and unceasing practice. The word for meditation is "Chan" in Chinese and "Zen" in Japanese; therefore this teaching became known as Chan Buddhism in China and Zen Buddhism in Japan.

The Serene Reflection Meditation tradition (Japanese: Soto Zen; Chinese: Tsao-Tung Chan) is the oldest tradition extant within Zen Buddhism. It was brought from China and introduced into Japan by Great Master Dogen in the 13th century. This teaching stresses the practice of meditation, the necessity of keeping the Buddhist Precepts, and the unity of training and enlightenment.

Although the external form of Buddhist practice has changed and adapted to each particular culture as Buddhism moved from India, to China, to Japan and now to the West, the essence of the Buddhas teaching remains unchanged. The Buddhist training in the Order of Buddhist Contemplatives continues as part of this unbroken religious tradition

Sau đó, xin click vào các tiểu mục sau đây:

http://shastaabbey.org/about1.htm

http://shastaabbey.org/srm1.htm

http://shastaabbey.org/retreats1.htm

http://shastaabbey.org/photos1.htm




:clap::clap::clap:

hienchanh
10-19-2010, 03:55 PM
:clap:


Thấy có bài liên quan đến tu viện Shasta, lại có cả bạn Yến Phương góp ý, HC xin post lên coi chung:


Trích từ forum Đất Việt:

Doccoden:

Tôi cảm thấy rất thú vị khi nhìn thấy những bức hình bạn post lên :)

Có thể rất thường với các bạn ở đây,nhưng rất lạ đối với tôi.Vì tôi là người Việt sống ở đất Việt nên dù hiểu mà chưa một lần nhìn thấy...ông sư hay Phật tử nào là người da trắng da đen gì cả :D


CCQM:

Chào bạn Doccoden,

Tôi rất vui khi đọc thư bạn. Hiện nay bên Mỹ có nhiều thiền viện do người Tây Phương thiết lập và tu hành rất nghiêm túc, bạn ạ.

Nhiều người Đông Phương chúng ta là Phật tử do tình cờ, do truyền thống, là con cái của gia đình nhiều đời thuộc đạo Phật.

Nhà Phật lại không có những sự ràng buộc đối với đứa trẻ mới ra đời, mà quan niệm là cần phải có ý kiến của chính đương sự trong vấn đề tâm linh, như thế, chỉ khi đã trưởng thành, có thể tự suy nghĩ, tự quyết định, người ta mới có ý kiến về những lãnh vực quan trọng như tâm linh được.

Cho nên trong nhà Phật, không có chuyện cưỡng bách đứa bé quy y Tam Bảo, hoặc bắt trẻ nhỏ phải học giáo lý, trừ những gia đình cha mẹ nghiên cứu đạo Phật, khuyến khích con cái gia nhập các Gia Đình Phật tử, do đó, các em được học giáo lý mà thôi.

Không có những lễ nghi ràng buộc, không có những lớp giáo lý cưỡng bách, cho nên, rất nhiều người tuy mang tiếng là gia đình theo Phật giáo, nhưng chỉ biết đến đạo Phật vào mỗi đầu năm "đi lễ chùa để hái lộc", và khi trong nhà có người chết thì đôn đáo đi tìm chùa nào thầy trụ trì "tính tiền cúng trọn gói cho đám tang có giá cả nhẹ nhàng (!) nhất” !

Sách báo để tìm hiểu về đạo thì người ta ít khi chịu tìm tòi để mua những kinh liễu nghĩa và những sách luận giải về cốt tủy của đạo Phật, mà đôi khi chỉ có dịp cầm lên coi mấy cuốn sách do mấy cụ trong gia đình đi chùa được phát không, thí dụ "Bạch Y Thần Chú", "Địa Ngục Du Ký",... vân vân, liếc sơ mấy trang rồi chép miệng: "Mê tín", thế là đóng sập luôn cánh cửa bước lên con đường giải thoát.

Người Tây Phương trái lại, họ không có cái may mắn trời cho "vốn là Phật tử theo truyền thống" như chúng ta, mà họ hiểu được giáo lý nhà Phật là do mầy mò nghiên cứu từ các thư viện, các tiệm sách, nơi kinh sách nhà Phật chỉ được xếp vào loại "triết học", không phải là "tôn giáo" như nhiều tôn giáo khác.

Ấy thế mà khi đã bước qua được cửa, vào được sân trước nhà Phật, là họ mang hết tấm lòng nhiệt thành ra để bước vào tận trong.

Cho nên tại một số thiền viện Phật giáo, nơi có các sư Tây Phương tu hành, họ đi được vào cốt tủy, thường là đặt vấn đề hành trì thiền quán lên rất cao.

Họ thường tu theo thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana) như một số chùa tại miền Nam California, và nhiều tiểu bang khác nữa, trên những dẫy núi xa làng xóm. Hoặc tu theo tông phái Tào Động Nhật Bản như tu viện Shasta. Hoặc tu theo tông Lâm Tế, khán công án, thoại đầu, như tu viện Rochester Zen Center, New York, do thiền sư Philip Kapleau thành lập.

Thiền sư Kapleau là tác giả nhiều sách về thiền và luận giải giáo lý nhà Phật, trong số đó có cuốn The Three Pillars of Zen, dịch giả Đỗ Đình Đồng đã dịch thành cuốn Ba Trụ Thiền.

Thấy bạn thích coi cảnh người Tây Phương tu hành, tôi xin post lên một bức hình thiền sinh đang tọa thiền tại thiền đường Rochester Zen Center, New York để bạn coi nhé.

Thân mến,
CCQM


yen phuong
12-16-2006, 01:45 PM

Bạn CCQM mến,

YP được đọc cuốn The Three Pillars of Zen rồi. :)

Cám ơn bạn đã có công post các bài về phương pháp thiền Phật giáo. :)
ỴP



Mong Yến Phương đọc những dòng cô đã viết năm xưa quá !

HC


:clap:

Nonregister
10-19-2010, 05:10 PM
:clap:


:smile:


Thêm tài liệu về tu viện Shasta tại tiểu bang California, nơi hành trì pháp môn thiền Tào Động Nhật Bản (Soto Zen):

http://www.obcon.org

Buddhism originated in India 2500 years ago with the teaching of Shakyamuni Buddha.

In the 6th century C.E., an Indian Buddhist monk, Bodhidharma, arrived in China. His teaching emphasized meditation and unceasing practice. The word for meditation is "Chan" in Chinese and "Zen" in Japanese; therefore this teaching became known as Chan Buddhism in China and Zen Buddhism in Japan.

The Serene Reflection Meditation tradition (Japanese: Soto Zen; Chinese: Tsao-Tung Chan) is the oldest tradition extant within Zen Buddhism. It was brought from China and introduced into Japan by Great Master Dogen in the 13th century. This teaching stresses the practice of meditation, the necessity of keeping the Buddhist Precepts, and the unity of training and enlightenment.

Although the external form of Buddhist practice has changed and adapted to each particular culture as Buddhism moved from India, to China, to Japan and now to the West, the essence of the Buddhas teaching remains unchanged. The Buddhist training in the Order of Buddhist Contemplatives continues as part of this unbroken religious tradition

Sau đó, xin click vào các tiểu mục sau đây:

http://shastaabbey.org/about1.htm

http://shastaabbey.org/srm1.htm

http://shastaabbey.org/retreats1.htm

http://shastaabbey.org/photos1.htm




:clap::clap::clap:

Chào huynh HC.

Cảm ơn huynh giới thiệu về Thiền Viện Shasta. Nếu có dịp, chắc chắn là NR sẽ lên đó. :) NR nghĩ nếu có chỗ tu học như vậy thì cũng mê quá. :Love1:

Cảm ơn huynh nhiều, đã giới thiệu bài viết này (smile)

Thân mến

NR :cheers: