PDA

View Full Version : Bài pháp về Chánh Kiến -- Ni sư Ayya Khema



tuedang
10-20-2010, 01:52 PM
:smile:


Bài pháp về Chánh Kiến -- Trích từ cuốn “Being Nobody, Going Nowhere”

Tác giả: Ni sư Ayya Khema -- Người dịch: Tuệ Đăng


...”...Con đường chấm dứt tất cả đau khổ, cũng chính là con đường giải thoát, là Đạo Đế, là Bát Chánh Đạo. Con đường này,-- như tất cả những lời Phật dạy, -- chia ra làm ba phần, là Giới, Định và Tuệ.

Người ta thường nghĩ rằng hành giả phải học tập lần lượt theo thứ tự Giới, Định, Tuệ kể trên, như là bậc thang, vượt qua bậc thấp nhất là giữ Giới thì tâm sẽ Định, từ đó sẽ nhìn vào nội tâm và sẽ nảy sinh Trí Tuệ.

Bát Chánh Đạo sẽ cho chúng ta thấy rằng nghĩ như thế là sai lầm. Con đường Bát Chánh không khởi đầu bằng giới, mà từ trí tuệ. Không nên nhìn con đường Bát Chánh như là cái thang, mà phải quan niệm về nó như là cái xa lộ có tám con đường, mà chúng ta phải dùng tới cả tám đường. Bản thân tám con đường này cũng hỗ tương lẫn nhau vì khởi đi từ chánh kiến và cuối cùng sẽ chấm dứt tại chánh kiến. Dù rằng chánh kiến chỉ được đề cập tới lúc khởi đầu, nhưng kết quả của tất cả những bước trên con đường Bát Chánh sẽ đưa tới Chánh Kiến hoàn hảo.

Chánh kiến là bước đầu tiên, có nghĩa là hành giả đã nhìn rõ được rằng trong cuộc đời, không có gì quan trọng bằng chuyện thực hành những phương pháp luyện tâm, để chấm dứt tất cả mọi khổ đau. Muốn thế, hiển nhiên là hành giả sẽ phải tìm phương pháp làm sáng tỏ những nhược điểm của mình. Nỗi khổ của chúng ta là bất mãn, lo lắng và cảm giác hụt hẫng, luôn luôn như là thiếu thốn cái gì đó. Có một khoảng trống trong tâm hồn khiến cho người ta cứ muốn tìm cách lấp đầy, hoặc bằng một người, hoặc nhiều người, hoặc bằng một lý tưởng, một mục đích, hoặc bằng một dự án, một chương trình hành động, hoặc bằng một niềm hy vọng.

Nhưng thật ra thì chẳng có cái gì lấp bằng khoảng trống đó được. Cho nên nếu có một pháp luyện tâm nào có thể vạch rõ những sự bất mãn căn bản và có cách để hóa giải những bất mãn đó, để tâm trí chúng ta hoàn toàn bình phục, an lạc, thì chúng ta biết đó là phương pháp tốt, đáng tin cậy. Ngoài ra, phương pháp đó cũng phải thẩm thấu được vào nội tâm con người.

Phật pháp là những bài học có được cái giá trị này.

Chánh kiến cũng bao gồm nhận thức rằng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu bước vào con đường luyện tâm ngay lập tức. Có chánh kiến, chúng ta cũng thấu hiểu thế nào là nhân quả nghiệp báo, khiến chúng ta nhận trách nhiệm về những sự việc xảy ra cho chúng ta, không đổ lỗi cho người khác, hoặc đổ tại hoàn cảnh, hoặc bất cứ cái gì ở bên ngoài chính mình. Như thế có nghĩa là chúng ta nhận trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đời, sự nghiệp, đồng thời nhận thức rõ là chúng ta chính là chủ cuộc đời và vận mệnh của chính mình.

Vậy thì, chúng ta có thể thay đổi tương lai của cuộc đời.

Nhưng nếu chỉ biết xuông rằng chúng ta có thể thay đổi vận mệnh thì chưa đủ, mà phải thấy sự cần thiết của thay đổi. Có hai điều cần phải có tầm nhìn chính xác, đó là thấu triệt quy luật nghiệp báo và sự cần thiết phải chuyển nghiệp để giải quyết tận gốc những mầm mống của đau khổ. Sự thay đổi này xảy ra nơi bản thân chúng ta, không đòi thay đổi thế giới hoặc là những cư dân sống trong đó, hoặc đòi thay đổi người mà tình cờ chúng ta chung sống với. Nhưng là thay đổi chính bản thân.

Chúng ta không thể xóa bỏ những nỗi bất mãn, nhưng chúng ta có thể chuyển hóa phản ứng của chúng ta. Cuối cùng, nhờ có chánh kiến về bản ngã, chúng ta còn có thể đi tới tột cùng của con đường luyện tâm, là giác ngộ Vô Ngã.

Con đường luyện tâm khởi đầu từ trí tuệ. Nếu không có trí tuệ để nhận ra được điều gì cần làm, thì chúng ta đã không tu tập thiền quán.

Có nhiều cách để phản ứng trước sự đau khổ.

- Cách đầu tiên, dễ dãi và thông thường là người ta đổ lỗi cho ai đó. Đó là trò trẻ con.

- Cách thứ hai để phản ứng lại nỗi đau buồn, bất mãn là trở thành xuống tinh thần và sa lầy, buông trôi bản thân cho sự bất hạnh.

- Cách thứ ba là thương thân, tự an ủi là mình đang chịu đựng nỗi đau khổ cho cả thế giới, chẳng có ai khổ bằng mình. Điều này thì rõ ràng là sai rồi. Khi mình cảm thấy thương thân, thì mình cũng trông đợi mọi người thương cảm mình. Thế thì vô ích, chẳng có bài học nào, chẳng được cái gì. Trái lại, người như thế còn làm phiền đến những người khác.

- Hoặc là người ta có thể phản ứng trước nỗi đau khổ bằng cách nghiến răng nghiến lợi, đè nén đau buồn, giả bộ như chẳng xảy ra sự đau khổ nào cả. Như thế cũng vô ích, vì sự giả bộ chẳng giải quyết được gì cả.

- Cách thứ năm là trực diện với nỗi khổ và nói: ” A ha, bạn cũ lại xuất hiện. Kỳ này tôi sẽ học được gì?” Nhìn nỗi khổ bằng thái độ đó là chánh kiến.

Như thế là chúng ta đã thực sự hiểu tại sao được mang thân người lại là cơ hội tốt nhất để giác ngộ. Đau khổ là thày dạy tốt nhất, vì nó bám chắc lấy chúng ta, ghì chặt chúng ta trong sự kìm kẹp, cho tới khi chúng ta có được bài học thì mới hết khổ.

Chánh kiến là nền tảng cốt yếu để bước vào con đường luyện tâm...”...

Tuệ Đăng

:smile:

tuedang
10-20-2010, 02:02 PM
:clap:


Đường tới đạo Phật của Ni Sư Ayya Khema


Ni sư Ayya Khema là người Do Thái, sinh tại Đức năm 1923. Thời thơ ấu, khi mới 15 tuổi, bà đã trải qua những ngày gian nan trốn chạy khỏi sự tàn sát của Đức Quốc Xã. Cuối cùng, bà định cư tại Mỹ, lập gia đình và có hai con, một trai và một gái.

Từ năm 1960 đến 1964, bà cùng chồng và con trai đi du lịch vòng quanh châu Á, gồm những nước quanh dẫy núi Hy Mã Lạp Sơn. Trong thời gian đó, bà thực tập tu thiền. Mười năm sau, bà khởi sự dạy thiền tại các nước thuộc Âu Châu và Úc Châu. Kinh nghiệm tu trì thúc đẩy bà trở thành một nữ tu sĩ của Phật giáo tại Tích Lan vào năm 1979. Do đó, bà có pháp danh Khema, có nghĩa là an toàn (Ayya có nghĩa là bậc đáng kính, dùng để tôn xưng người tu hành, tỏ lòng kính trọng)

Vào năm 1978, bà giúp hoàn thành một thiền viện trong rừng tu theo truyền thống Nguyên Thủy, tên là Wat Buddha-Dharma, tọa lạc gần Sydney, nước Úc. Tại Colombo, thủ đô thương mại của Tích Lan, ni sư thiết lập The International Buddhist Women’ Center, dùng làm nơi tu tập cho các nữ tu sĩ Tích Lan. Ni sư là Giám Đốc tinh thần của Buddha-Haus, Tây Đức, được thành lập năm 1989, do ni sư bảo trợ.

Vào tháng Sáu năm 1997, ni sư làm lễ khánh thành thiền viện trong rừng đầu tiên tại nước Đức tên là Metta Vihara.

Tháng Năm, năm 1987 ni sư là nữ tu sĩ đầu tiên kể từ trước tới nay, được mời tới New York để thuyết giảng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc về đề tài Đạo Phật và Nền Hoà Bình Trên Thế Giới.

Ni sư Ayya Khema đã trước tác 25 cuốn sách về thiền và giáo lý của đạo Phật bằng tiếng Anh và tiếng Đức. Sách của bà đã được dịch sang 7 ngôn ngữ, chưa kể tiếng Việt. Vào năm 1988, cuốn “Being Nobody, Going Nowhere” được tặng giải Chrismas Humphreys Memorial Award.

Ni sư tạ thế ngày 2 tháng 11 năm 1997 tại Buddha- Haus, Đức quốc, sau một cơn bệnh nhẹ.


:worship: