Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu.
La Rocheffoucauld
Results 1 to 3 of 3

Chủ Đề: Chè Thái Lan

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Kế đến là Australia? Và sau đó là sự sụp đổ của thế giới




    “Công ty năng lượng điện hạt nhân Quảng Đông Trung quốc đề nghị 83,6 triệu đô la Úc … cho việc kiểm soát công ty Energy Metals, đang thêm vào làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Doanh nghiệp nhà nước CGNPH đề nghị mua 70% cổ phần của dự án Bigrlyi khai thác Uranium vùng lãnh thổ bắc Australia và vẫn là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn tham gia khai thác nguyên liệu hạt nhân Uranium tại một trong những quốc gia sản xuất Uranium lớn nhất thế giới.

    Đề nghị tham gia khai thác này xãy đến giữa lúc quan hệ hai nước Trung – Úc không được mặn mà lắm theo sau vụ bắt giữ tháng rồi đối với 4 quan chức của tập đoàn khoán sản Anh – Úc Rio Tinto, bao gồm một công dân Úc, ông Stern Hu bị cáo buộc tội đưa hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi gia tăng giữa các chính khách và các nhà bình luận về số lượng các đầu tư Trung quốc trong lĩnh vực khai khoáng của Úc”.
    - The Wall Street Journal

    Có lẽ, điều đang gây quan ngại sâu sắc nhất về chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung quốc là làm thế nào các quốc gia, thậm chí là các quốc gia phát triển kinh tế và có nền dân chủ vững mạnh như Úc, Brazil, and Nam Phi vẫn có thể bị quyến rũ bởi chính sách “dùng tiền mua chuộc” của Trung Quốc.

    Khảo sát tình huống của Úc như một ví dụ. Đây là quốc gia có dân số được hưởng nền giáo dục tốt, lực lượng lao động có kỹ năng cao, và hầu như có tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nó cần để trở thành một đất nước năng lượng công nghiệp mạnh. Tuy nhiên, thay cho việc phát triển các ngành công nghiệp để xử lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dùng nó để sản xuất hàng hóa, các nhà lãnh đạo suy nghĩ ngắn hạn cho rằng cứ đơn giản hơn là để Trung Quốc đến và mua các tài nguyên, đào bới các tài nguyên giàu có và chở về các nhà máy Trung quốc với giá rẻ .

    Trong ít năm vừa qua, các công ty như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metallurgical, và Shanghai Baosteel đã thâu tóm được các hợp đồng hàng triệu tấn nguyên liệu thô. Trong khi đó, đây chính là nguồn lợi của hàng trăm gia đình của các tầng lớp ưu tú ở Úc, nó là một công thức dẫn tới đói nghèo một khi Trung Quốc đã làm trống rỗng các mỏ khai khoáng tại Úc sau một thời gian nữa.

    Thậm chí, trong ngắn hạn hơn, Nước Úc phải đón nhận một kết cục nhanh chóng của chính sách thuộc địa hóa này. Đó là bởi vì Trung quốc đang gửi các hàng hóa thành phẩm với các nguyên liệu đầu vào từ Úc quay trở lại chính thị trường này, nước Úc phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn chưa từng có với Trung Quốc – dù rằng nó sở hữu một nguồn giàu có tài nguyên thiên nhiên rất to lớn vĩ đại.

    Cả hai quốc gia Brazil và Nam Phi đều có nhiều điểm tương đồng – thậm chí hơn kém chỉ ít nhiều – các con thuyền thực dân kiểu mới. Hai quốc gia ngồi trên một chuổi những tài sản đa dạng phong phú không thể tưởng tượng nổi. Cả hai nước này đều có tầng lớp trung lưu đang tăng tiến và có cơ hội rất lớn để gia nhập đội ngũ các quốc gia công nghiệp hóa. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đang từ bỏ quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên về tay Trung Quốc – và đang trong tiến trình chạy nhanh tới chổ thâm thủng mậu dịch nghiêm trọng.

    Ví dụ như Brazil, Trung Quốc rót hơn 7 tỉ USD vào công nghiệp dầu khí, trong khi công ty Sinopec hầu như có mặt khắp mọi nơi, đã sắp mua một phần lớn trữ lượng dầu của Brazil tại mỏ Santos Basin. Chỉ cần một bước nhảy đầu tiên, công ty Sinopec của Trung Quốc đã vươn đến tận Thủ đô Rio: họ cho công ty dầu khí quốc gia Brazil là Petrobras vay 10 tỉ đô la, để đổi lại quyền mua 10 ngàn thùng dầu thô /ngày trong một thập kỷ tới – với giá nền đã thương lượng. John Pomfret của tờ The Washington Post đã phác họa bức tranh “Chinamax” lớn hơn theo nghĩa đen:

    “ Dọc theo bãi cát vàng tô điểm vẻ đẹp kiều diễm của 175 dặm bờ biển phía bắc Thủ đô Rio de Janneiro, Trung Quốc sẽ đang đúc thành một nền kinh tế mới. Chỉ cần vượt qua một cầu cảng nơi các công nhân đang xây một con đê chắn sóng dài 2 dặm để tiếp đón những con tàu khổng lồ được biết đến như Chinamaxes và sẽ vận chuyển quặng sắt cho ngành công nghiệp thép đang đói khát của Trung Quốc, băng qua các bến cảng cho những chiếc tàu dầu hướng về Bắc Kinh, một thành phố của những nhà máy đang mọc lên trên một hòn đảo diện tích gấp đôi Manhattan. Nhiều hạ tầng sẽ được xây dựng bởi đầu tư của Trung quốc: nhà máy thép, nhà máy đóng tàu, nhà máy chế tạo ô tô, một nhà máy sản xuất thiết bị chạy dầu và gas … Các đầu tư vào Brazil phản ánh chiến lược “vươn ra ngoài” của Trung quốc, và tìm kiếm sự đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các mục tiêu phát triển và bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước của quốc gia này từ sự tăng trưởng đang chậm hơn ở Đại Lục”.

    Tổng thống Nam Phi, ông Thabo Mbeki khá lo lắng về vấn đề thuộc địa hóa hay chủ nghĩa thực dân kiểu mới này đang diễn ra trên đất nước mình, “ nếu Châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô tới Trung Quốc trong khi nhập khẩu các mặt hàng sản xuất bởi Trung Quốc, Lục địa đen xem như bị tuyên án chịu sự lạc hậu chậm tiến mãi mãi”.

    Cả xã hội dân sự văn minh như nước Úc, một quốc gia đói rách vì chiến tranh như Congo, một quốc gia đang chuyển đổi nhanh như Nam Phi, hoặc trường hợp một loạt các nhà nước độc tài kiểu như Zimbabwe, điều mà các quốc gia này cùng chung sự chia sẻ hoàn cảnh đó là: Trung quốc đang bóc lột một cách có hệ thống các nguồn tài nguyên của họ. Và một khi các tài nguyên này cạn kiệt, bị xúc mang đi hết hay sử dụng hết, các thuộc địa kiểu mới này sẽ biến thành các những chiếc vỏ rỗng ruột, thiếu vắng khả năng công nghiệp và khả năng tạo việc làm mới và khi đó may ra họ mới thoát khỏi kiếp nạn hoặc một tương lai không là thuộc địa kiểu mới này!

    Đại bàng Mỹ đã biến thành con bồ câu to lớn nhất thế giới





    Con rồng “sản xuất” rất tham ăn. Con rồng “thuộc địa hóa” không còn dịu dàng nữa. Con đại bàng Mỹ đã ngủ quên ngay trên cỗ xe.
    – Ron Vara


    Submit Để khép lại chương này, điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là Trung quốc đang có một chiến lược thâu tóm tài nguyên để giữ cho các nhà máy của họ hoạt động hết công suất, phần còn lại của thế giới thì không có gì. Trong khi đội quân vũ trang hàng triệu người của Trung Quốc đang tuần hành qua khắp các châu lục từ Châu Phi, Châu Á, tới Châu Mỹ La Tinh và đang thực hiện chính sách thâu tóm mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời thao túng toàn bộ thị trường, và khóa chặt phần còn lại của thế giới, thì con Đại Bàng Mỹ vẫn yên vị nơi mặt đất, các nước Châu Âu đang mắt kẹt trong một sự chối bỏ lâu đời cố hữu, còn Nhật Bản thì có vẻ tê liệt vì nỗi sợ hãi mơ hồ.

    Điều này không phải luôn luôn như vậy – ít nhất là đối với Hoa Kỳ.

    Do đó, nước Mỹ phải là bậc thầy tiên phong mở lối với “quyền lực mềm” trên toàn cầu thông qua các nhiệm vụ trợ giúp, chính sách ngoại giao, và hỗ trợ quân sự.

    Hiện tại, tuy nhiên, con Đại Bàng Mỹ ngày nào giờ đã trở thành con Bồ Câu to lớn nhất thế giới; và chúng ta đáp xuống trong sự vận hành các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thông qua các doanh nghiệp tư nhân tại các quốc gia mà tại đó các khoản nợ quốc gia tương đối ít hơn chúng ta và ngồi nhấp nhổm với các đồn trú biên phòng tại các nước mà chúng ta không thuộc về. Nhưng chúng ta phải thấy điều này đã là quá khứ, và phần còn lại của thế giới phải thức dậy lên tiếng – và phải đứng lên chống lại – vị hoàng đế “thuộc địa hóa” đang nảy nòi thành bạo chúa ở giữa thế giới của chúng ta. Một lần nữa, Peter Finn hùng hồn tuyên bố, thế giới dân chủ và văn minh cần mở toan cánh cửa đối mặt trực diện với phương Đông và dõng dạc: “ Ta cũng biết cách điên như quỷ dữ trong địa ngục và ta sẽ không bao giờ nhịn như vậy một lần nữa”

    Nếu chúng ta làm không như thế, Trung quốc trong thực tế đang áp đặt sự cấm đoán tài nguyên đối với thế giới thông qua chính sách thuộc địa hóa, sẽ như sợi dây thòng lọng đang siết chặt dần quanh cổ của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Theo thời gian, Trung Quốc sẽ gia tăng thể chế thuộc địa kiểu mới này cho đến khi họ đạt được quyền kiểm soát tuyệt đối hầu hết các nguồn tài nguyên quý giá nhất trái đất, và khi đó món tráng miệng tiếp tục được tìm đến, sợi dây thòng lọng sẽ chắc chắn siết chặt quanh những cái cổ mềm của Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn quốc và các quốc gia khác nữa.
    Chuyển ngữ: Hoành Sơn
    (còn tiếp)

  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    03 Rose

    Chè Thái Lan





    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Thịt đông bằng thịt gà
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-12-2018, 02:44 AM
  2. Daifuku Mochi - món bánh trứ danh từ nước Nhật
    By sophienguyen in forum Món Tráng Miệng
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 01-07-2016, 03:03 AM
  3. Lẩu Thái Lan
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-23-2014, 03:23 AM
  4. Nộm miến Thái Lan
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-04-2011, 02:22 AM
  5. Chè Thái Lan
    By ADMIN in forum Video Chay-Chè-Bánh Ngọt
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-06-2010, 02:40 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •