Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai.
Albert Camus
Trang 1 / 5 123 ... Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 47

Chủ Đề: Món ăn ngày Tết

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Tự gói bánh tét




    Gói bánh rất dễ, bạn chỉ cần tỉ mỉ một chút và thời gian nấu bánh chỉ gần 4 tiếng là có những đòn bánh tét thật ngon rồi!
    Nguyên liệu:

    1kg nếp ngon
    250g đậu xanh
    2 củ hành tím
    5 trứng hột vịt muối
    300g thịt heo có mỡ
    1 bó rau ngót
    Lá chuối
    Giấy bạc
    Cuộn dây nilong
    Muối, tiêu, đường, hạt nêm.

    Cách làm:


    Đậu xanh ngâm 4 tiếng, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu với lửa nhỏ cho đậu chín đều.


    Khi đậu chín đều thì tắt bếp, thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường vào khuấy chung với đậu cho đều. Chờ đậu nguội.



    Trong thời gian chờ đậu chín thì bạn cắt miếng thịt ra thành 5 dải bằng nhau, thường thì gói bánh tét người ta thường dùng mỡ, nhưng mình không thích mỡ nên mình dùng thịt, bạn nào thích ăn mỡ thì dùng mỡ nhé.


    Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê hạt tiêu cùng vài củ hành tím bằm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt thấm đều. Còn nếu bạn dùng mỡ thì sau khi ướp bạn phơi nắng cho mỡ trong thì bánh nhìn sẽ ngon hơn.

    Cắt mỗi lòng đỏ trứng muối ra làm bốn phần.



    Dùng 1 vỏ bịch nilong cứng trải ra, múc một phần đậu xanh lên trên và ép dẹp dẹp, sao cho vừa chiều dài miếng thịt. Mình chia đậu xanh làm khoảng 5 phần để làm được 5 đòn bánh tét.


    Trải miếng thịt lên trên đậu xanh.


    Tiếp tục xếp trứng muối lên trên thịt.



    Quấn chặt phần đậu xanh lại.


    Lần lượt làm hết đủ 5 phần nhân đậu rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh cho đông cứng lại.




    Rau ngót xay ra, lọc lấy nước.


    Nếp ngâm qua đêm, cho ra rổ để ráo nước khoảng 10 phút rồi đổ vào một cái thau và rót lọc nước rau ngót vào chung.


    Thêm 1 thìa canh muối vào trộn đều, để 5 phút và trộn tiếp giúp màu xanh của rau ngót quyện chung với nếp. Trộn nhẹ để nếp không bị vỡ.


    Chia nếp ra làm 5 phần bằng nhau rồi tiếp tục chia mỗi phần ra làm 2 phần lớn...


    ... và 1 phần nhỏ.


    Chuẩn bị gói bánh bạn cần có lá chuối to đã được rửa và lau sạch, giấy bạc mình dùng trong gói bánh mục đích là cho nước khi nấu bánh sẽ không lọt vào bên trong, bánh chắc, ngon và để được lâu; ngoài ra giấy bạc còn giữ nhiệt cho bánh chín nhanh. Thường bánh tét dùng dây lạt để cột bánh nhưng ở đây mình không có lạt nên dùng dây nilon.

    Lựa 1 miếng lá chuối trải ra, gân lá chuối phía ngoài.


    Lót tiếp 1 lớp giấy bạc.


    Tiếp tục trải thêm 1 lớp lá chuối lớn với các gân lá có chiều vuông góc với lớp lá chuối đầu tiên.


    Đổ 1 phần nếp lớn đã chia lên trên lá chuối.


    Dàn nếp đều ra và đặt phần nhân đã làm sẵn lên trên.


    Phủ 1 phần nếp lớn nữa trên.


    Nắm 2 bên chiếc lá gấp lại, lưu ý là phần mép 2 lá chuối phải chênh nhau.

    Gấp phần mép lá phía trên xuống.


    Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh.




    Dùng 1 dây buộc ngang ở chính giữa cuộn bánh, bạn buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được nhé!


    Nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, lúc này bạn đổ ½ phần nếp nhỏ đã chia vào bánh để phần đầu bánh cũng có nếp đều.


    Sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự.


    Dùng một phần lá chuối che phần đầu bánh.


    Tiếp tục che đều phần còn lại.


    Thêm 1 chiếc lá nhỏ với kích cỡ tương tự đè lên nhưng đặt vuông góc với lớp lá đầu tiên.


    Dùng dây buộc lại rồi làm tương tự bọc lá cho đầu bánh còn lại.


    Sau khi buộc xong thì đòn bánh của bạn đã dần được định hình rồi.



    Tháo sợi dây chính giữa đòn bánh ra, lăn nhẹ cho nếp trong bánh chạy đều trong đòn bánh.


    Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh.



    Cột chặt đầu bánh rồi từ sợi dây đã cột chặt phần đầu, chồng chéo sợi dây làm sao cho dây thật chặt rồi kéo sợi dây xuống làm tương tự các bước sau.



    Tay trỏ đưa lên nâng sợi dây rồi lồng qua nó vòng xuống phía dưới đòn bánh.


    Lồng sợi dây qua nút thắt và kéo mạnh xuống cho bánh được buộc chặt. (A)


    Lúc này bạn rút 1 sợi dây đã cột sơ để giữ đầu bánh ban đầu. (B)


    Kéo sợi dây xuống và làm các bước tương tự như ở (A) và (B)


    Làm cho hoàn chỉnh và cột phần đầu bánh bên kia cho chặt.


    Chi tiết phần dây sau khi bạn đã buộc xong bánh.


    Lần lượt làm hết số bánh còn lại.



    Dùng 1 nồi lớn, lót vài lá chuối phía dưới đáy nồi, đổ nước đầy rồi đun sôi.



    Xếp toàn bộ bánh vào, nấu với lửa vừa trong thời gian từ 3,5 - 4 tiếng, khi nấu bánh bạn nhớ canh để thêm nước vào giúp bánh chín đều. Sau khi nấu bánh hơn 1,5 tiếng bạn cần vớt bánh ra, trở ngược bánh lại cho nếp chín đều.



    Bánh chín bạn vớt ra, treo lên nơi thoáng mát để bánh khô ráo, để được khoảng 1 tuần.

    Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết truyền thống của chúng ta. Ở những vùng quê miền Nam có truyền thống nhà nào cũng nấu nồi bánh tét đêm giao thừa. Nhưng truyền thống đặc trưng đó thì rất khó thấy ở chốn thành thị do ai cũng bận rộn và nghĩ rằng gói bánh khó, thời gian nấu bánh phải qua đêm, rất lâu. Nhưng thật ra gói bánh rất dễ, bạn chỉ cần tỉ mỉ một chút và thời gian nấu bánh chỉ gần 4 tiếng là chúng ta có những đòn bánh tét thật ngon rồi!
    Theo Celro (Afamily - MaskOnline)

    VietFreeFun



  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Sum vầy bên mâm cỗ đầu xuân


    Hãy bắt đầu một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc bên mâm cỗ gia đình nhé!

    Cũng như mâm cỗ giao thừa, mâm cỗ đầu năm của 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác biệt. Mâm cỗ của người miền Bắc khá phong phú về số lượng nhưng đòi hỏi sự khắt khe và tinh tế trong cách chế biến cũng như sự bài trí món ăn.

    Thông thường, ngày Tết của người Bắc nếu theo đúng chuẩn thì mâm cỗ bao gồm bốn đĩa và bốn bát không kể những đĩa xôi và các bát nước chấm. Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ. Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng lược bớt trong mâm cỗ Tết một số bát. Chỉ có bát canh măng khô hầm móng giò (hoặc hầm xương), hoặc canh su hào hay khoai tây mà thôi. Bên cạnh đó món nem cũng không hoàn toàn bắt buộc.

    Ngoài ra, trong mâm cỗ thường có thêm một món xào như rau cần xào miến, miến xào thập cẩm hoặc su hào xào lòng mề… Đây là những món ăn không bắt buộc và nó chỉ tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình.
    Đĩa bánh chưng vuông cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Một số nơi còn làm cả bánh chưng dài (hay còn gọi là bánh tày, là kiểu bánh tét của người miền Nam).
    Thịt đông cũng mà món ăn khá tinh tế và đặc sắc trong ngày Tết của người miền Bắc. Món thịt đông được nấu cùng với thịt gà, thịt chân giò cùng các gia vị khác. Dù trong đĩa thịt đông có nhiều loại thịt như vậy nhưng với cách chế biến khéo léo, món ăn mềm, ngọt mà không hề ngấy chút nào.


    Thịt đông cũng là món ăn khá tinh tế và đặc sắc trong ngày Tết của người miền Bắc
    Mâm cỗ Tết của ngoài Bắc còn các món dưa muối chống ngán như dưa hành, dưa cải, dưa góp. Vị chua chua, giòn giòn, ngòn ngọt của dưa muối vô cùng thú vị khiến mâm cỗ Tết bớt đi phần ngấy rất nhiều.

    Chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, các sản vật miền Trung không phong phú bằng hai miền Bắc, Nam. Vì vậy, mâm cỗ Tết vùng đất này thường có nhiều vị cay và mặn để kháng mùi và dự trữ lâu hơn. Mâm cỗ miền Trung gồm có một cái bánh chưng, một đòn bánh tét, một đĩa dưa món, củ kiệu hay tai heo dầm giấm hoặc bò dầm mặn, thịt heo ngâm nước mắm, một đĩa giò lụa, một đĩa thịt đông hoặc một đĩa tôm thịt rim, một đĩa gà bóp rau răm, một đĩa nem, một đĩa chả, một đĩa thịt heo luộc thái phay, giá chua, một bát ninh măng khô, một bát miến, một khúc cá chiên hay đĩa ram. Và thường không thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm…


    Canh măng hầm móng giò cũng không thiếu trong mâm cỗ của người miền Trung

    Có lẽ, mâm cỗ miền Nam là phong phú hơn cả với món nguội có nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được cánh mày râu ưa chuộng khi nhậu ngày Tết. Món chính để ăn cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi.
    Tuy nhiên, hai món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua dồn thịt là không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết ở các gia đình miền Nam. Theo quan niệm của họ, "khổ qua" là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Xong, đây cũng là món ăn rất mát, có thể giúp bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này.



    Thịt kho hột vịt nước dừa không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của hầu hết các gia đình ở miền Nam (Ảnh: Internet)
    Nhìn chung, những món ngày Tết của 3 miền vô cùng phong phú về số lượng và hấp dẫn về khẩu vị. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi gia đình, ngoài những món chính thống và không thể thiếu, người ta có thể thêm món này, bớt món khác sao cho hợp lý.

    Một năm cũ đã qua, hãy khép lại những nỗi buồn và sự không may mắn trong quá khứ, cùng người thân và gia đình chào đón năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc, cùng nhau sum họp bên mâm cỗ đầu năm nhé.


    Authors: Bao Ngoc - Source: Eva

    VietFreeFun



  3. #3
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Thịt đông hấp dẫn cho ngày Tết


    Đây là món ăn thơm ngon ít khi vắng mặt trong mâm cơm ngày Tết!

    Vị thơm ngon, vừa giòn lại vừa mềm của thịt đông sẽ khiến mâm cơm ngày Tết thêm hấp dẫn.

    Nguyên liệu:

    - Thịt chân giò rút xương: 1 kg
    - Tai lợn: 1 cái
    - Gia vị gồm nước mắm, chút hạt nêm, mì chính, dầu ăn, hạt tiêu
    - Mộc nhĩ, nấm hương
    - 1 lít nước




    Cách làm:

    Bước 1: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch. Mộc nhĩ cắt dối, nấm hương cắt đôi.

    Bước 2: Chân giò rút xương cắt miếng như quân cờ, tai lợn làm sạch cắt miếng vừa ăn.

    Bước 3: Cho thịt lợn vào âu chần qua nước sôi, rửa sạch bằng nước muối. Sau đó ướp gia vị cùng mắm, bột nêm, một ít hạt tiêu. Ướp khoảng 30 phút.

    Bước 4: Cho thịt vào nồi đun sôi, hớt bọt nổi lên, sau đó đun lửa nhỏ liu riu cho đến khi thấy nước trong. Nêm tiếp nước mắm cho vừa ăn.
    Tiếp tục nấu cho đến khi thịt mềm nhừ, nước còn ngập xâm xấp thịt thì nêm hạt tiêu, mộc nhĩ, nấm hương vào, đun khoảng 5 phút rồi nhấc ra.

    Bước 5: Múc thịt ra bát tô. Có thể chia ra từng bát nhỏ, để nguội. Trời lạnh thịt sẽ tự đông lại rất nhanh. Nếu thích ăn ngay bạn có thể cho vào ngăn mát của tủ lạnh.

    Khi thịt đông và chắc lại, úp bát thịt đông ra đĩa thưởng cho đẹp mắt rồi thức cùng dưa hành nhé!
    '


    Chúc bạn ngon miệng và thành công món thịt đông!



    Authors: Bao Ngoc - Source: Eva
    Last edited by sophienguyen; 12-16-2013 at 01:15 AM.

    VietFreeFun



  4. #4
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Tai heo ngâm mắm


    Nguyên liệu:

    - Tai lợn: 2 cái
    - Dấm, đường, nước mắm: tùy khẩu vị
    - Tỏi, ớt

    Cách làm:

    - Tai lợn sơ chế thật sạch với muối, dấm và chanh để khử mùi hôi (nếu muốn tai lợn trắng tinh thì luộc với 10gr phèn chua).
    - Đun sôi nước, cho một ít dấm, thả tai lợn vào chần. Nước sôi lại thì vớt tai ra, chắt bỏ nước và cho tai vào 1 nồi nước lạnh luộc chín.
    - Tai luộc chín, vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh cho tai được trắng.

    - Tỏi, ớt thái mỏng/ngâm cả quả nếu sợ cay. Pha dấm, đường, nước mắm, nước cho vừa miệng rồi nấu sôi, để nguội.
    - Cho tai nguyên miếng, ớt, tỏi vào lọ thủy tinh/hộp nhựa. Sau đó đổ hỗn hợp dấm đường vào ngập tai.

    - Khoảng 5 ngày sau là ăn được.
    Chúc các bạn thành công !


    Theo Afamily

    VietFreeFun



  5. #5
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết




    Có món nem chua trong mâm cơm ngày Tết sẽ đem lại sự thú vị hơn rất nhiều!
    Nguyên liệu:

    - Thịt thăn lợn: 200 gr
    - Thịt thăn bò: 150 gr
    - Bì lợn: 100 gr
    - Thính gạo: 1 thìa ăn cơm
    - Đường: 1 thìa ăn cơm
    - Gia vị làm nem chua của thái (Nam powder seasoning mix): 1/3 gói
    - Hạt nêm: 1 thìa cà phê
    - Nước mắm ngon: 1 thìa ăn cơm
    - Rượu nếp: 1 thìa cà phê
    - Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
    - Tỏi, ớt, bột canh, màng bọc thức ăn (hoặc lá chuối)
    Thực hiện:

    Bước 1: Bì lợn mua về cạo rửa sạch sẽ, luộc chín tới với một ít muối rồi thái sợi thật nhỏ. Cho vào bát bì lợn thái nhỏ một ít rượu, dùng đũa trộn đều sau đó đem bì xả qua nước ấm để loại bỏ mùi hôi của bì lợn. Để cho bì ráo nước rồi cắt ngắn khoảng 3-4 cm.
    Bước 2: Thịt bò và thịt lợn đem rửa sạch với nước đun sôi để nguội có pha ít muối, sau đó thái miếng nhỏ. Cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 3-4 tiếng cho thịt thật lạnh và đông đá thì lấy ra cho vào máy xay, xay thật nhuyễn.
    Bước 3: Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ một ít, còn một ít thì thái lát. Chia chỗ tỏi băm nhỏ làm 2 phần 1 phần phi vàng, phần còn lại để yên. Ớt rửa sạch, thái lát (nếu ăn được cay thì có thể băm nhỏ ớt rồi trộn chung với thịt và các gia vị khác).
    Bước 4: Cho chung tất cả: bì lợn, thịt xay, thính gạo, đường, mắm, rượu, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ, tỏi phi vàng, hạt nêm, bột canh, 1/3 gói gia vị làm nem chua (gói to) vào một bát to. Dùng đũa trộn thật đều tất cả nguyên liệu với nhau rồi để khoảng 1 tiếng thì lại cho tiếp 1/3 gói gia vị nhỏ (có bên trong gói gia vị to) vào, trộn đều.
    Bước 5: Khi đã trộn đều bột ở gói gia vị nhỏ với thịt thì chúng ta nhanh tay cho thịt vào khuôn làm giò xào rồi vặn vít để nén chặt cho thịt kết dính thành cây nem thật chắc (nếu không có khuôn thì có thể dùng một cái hộp đựng thức ăn hoặc hộp sữa bột. Lót một lớp màng bọc thực phẩm vào đáy rồi cho thịt vào và dùng muôi nén thật chặt).
    Bước 6: Để yên nem chua trong khuôn ở nhiệt độ phòng trong khoảng 17 - 24 tiếng là chúng ta đã có nem để ăn rồi (nếu mùa hè thì thời gian để ăn được nem sẽ rút ngắn hơn).
    Lấy nem ra khỏi khuôn, cắt miếng vuông nhỏ hoặc miếng dài rồi dùng lá chuối (hoặc màng bọc thực phẩm) gói lại.
    Nếu thích ăn thêm tỏi và ớt thì bọc thêm vào cùng với nem. Cho nem vào tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.
    Chúc bạn thành công với món nem chua!

    VietFreeFun



  6. #6
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Tự làm giò thủ ăn ngày Tết







    Mình xin chia sẻ với các Eva cách chế biến món giò thủ, một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

    Tết Nguyên Đán đang đến dần ở khắp mọi nơi, đây là thời điểm thích hợp để bạn học hỏi một số món ăn truyền thống để có thể trổ tài vào dịp nghỉ Tết. Món giò thủ này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

    Nguyên liệu:

    - Tai lợn: 1 chiếc

    - Lưỡi lợn: 1 cái

    - Mũi lợn: 1/2 cái

    - Mộc nhĩ: 1 lạng

    - Hạt tiêu: 1 thìa cafe
    - Hành khô: 3 củ

    - Dây (dùng để buộc giò)

    - Lá chuối (lá rong): 3 lá

    - Gia vị: mì chính, hạt nêm, nước mắm

    Chế biến:


    Tai lợn, mũi lợn rửa sạch, thái miếng mỏng dài, lưỡi lợn chần qua với nước sôi, tuốt hết màng lưỡi và bóp qua với muối trắng, sau đó thái lát mỏng dọc theo chiều lưỡi.


    Mộc nhĩ rửa sạch bằng nước nóng, thái chỉ. Hành khô đập nát, phi thơm, sau đó lần lượt đổ tai lợn, mũi lợn, lưỡi lợn (đã thái) vào xào kĩ cho chảy ra hết phần mỡ, nêm chút gia vị cho vừa.


    Mộc nhĩ xào vào một chảo riêng cho săn lại, sau đó trộn đều mộc nhĩ vào hỗn hợp thịt thủ đã xào. Lá chuối rửa sạch, hơ qua lửa cho mềm (để khi gói giò lá không bị rách).



    Trải lá chuối ra mâm lớn, đổ phần hỗn hợp thịt thủ vào giữa tàu lá chuối, khéo léo gói lại (giống như gói bánh chưng dài).
    Lưu ý: phải gói giò lúc thịt vẫn còn nóng và làm thật nhanh tay.


    Sau đó dùng vật nặng ép cho chặt cái giò đã gói sao cho phần mỡ chảy hết ra bên ngoài, càng ép chặt thì giò càng ngon. Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần ăn có thể thái từng khoanh và lát thành những lát mỏng. Có thể ăn kèm với dưa chua hoặc dưa hành thì rất ngon.


    Chúc các bạn thành công!
    Thanh Tuyền (Eva.vn)

    VietFreeFun



  7. #7
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Cách muối dưa cải thật ngon







    Trời nắng nóng, ăn canh dưa nấu sườn, nấu thịt bò hay dùng dưa kho cá ngừ, cá đối hoặc om cùng cá chép đều rất dễ ăn.

    Có thể là đĩa dưa ăn kèm thịt chân giò luộc hay nồi canh dưa bò… Nhưng không phải ai cũng có tay muối dưa được vàng rộm, giòn, cay cay, chua ngọt dễ chịu…
    Đầu tiên muốn có đĩa dưa ngon, bạn nên chọn hũ muối dưa bằng sành, sứ hay thủy tinh, bày bán rất nhiều và nên chọn mua loại cải bẹ to mới ngon.
    Nguyên liệu cho một hũ dưa thành công gồm: Cải bẹ, hành lá, ớt, muối, đường…


    Cách làm rất đơn giản:
    - Cải bẹ mua về khoan hãy làm, phơi ngoài trời một nắng cho hơi héo.
    - Hành lá cắt bỏ rễ, phơi cho héo cùng cải.
    - Cắt khúc cải và hành dài chừng 5cm, đem rửa sạch.
    - Nước muối dưa cải nên lấy nước đun sôi, để âm ấm. Pha các gia vị theo tỷ lệ 1:3:1 (1 lít nước cần 3 thìa muối hạt và 1 thìa đường). Dùng đũa khuấy đều.

    Nguyên liệu cho một hũ dưa thành công gồm: Cải bẹ, hành lá, ớt, muối, đường…
    - Xếp dưa vào hũ, cọng xuống trước, lá phủ lên trên, rồi thêm hành lá, ớt cắt nhỏ.
    - Đổ nước vào cho ngập dưa, dùng đĩa con đè lên trên hoặc dùng nan tre chặn lên.
    Với món dưa chua, chỉ sau 2 ngày là có thể ăn được, nếu thích ăn chua thì chờ lâu hơn. Đọc qua công thức thì tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng có tay muối dưa ngon.


    Quan trọng nhất trong khâu muối dưa chính là cân đong lượng muối vừa phải: Nhiều quá dưa cải mặn cũng mất ngon mà ít muối dễ làm dưa cải nhanh hỏng, ủng. Tất nhiên không thể thiếu đường, sẽ giúp cọng dưa vàng đều.
    Nếu thích bạn có thể cho thêm vài lát giềng cùng hành lá, hai nguyên liệu này giúp cho dưa thơm ngon hấp dẫn.
    Dưa cải chua thường ăn kèm với thịt luộc, thịt quay, cá rán kèm thêm bát mắm ớt tỏi. Hay có thể dùng nấu canh cá, nấu với sườn non. Trời nắng nóng, dùng dưa kho cá ngừ, cá đối hay om cùng cá chép cũng rất dễ ăn.

    VietFreeFun



  8. #8
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Bí quyết nấu thịt kho nước dừa






    Truyền thống vào những ngày Tết của người miền Nam, không thể thiếu món thịt kho nước dừa rất ngon và bổ dưỡng.

    Nguyên liệu:

    - 500g thịt ba rọi

    - 4 quả trứng vịt

    - 1 trái dừa xiêm tươi

    - 4 tép tỏi

    - 1 trái ớt sừng

    - Muối, đường

    - Nước mắm

    - Bột ngọt Ajinomoto

    1. Sơ chế

    - Thịt ba rọi rửa sạch, cắt miếng vuông khoảng 5cm, ướp thịt với 4 tép tỏi đập dập, 1m đường,1/2m muối và 1/2m bột ngọt Ajinomoto, để thấm 30 phút.

    - Trứng cho vào nồi từ nước lạnh, luộc chín vớt ra ngâm vào nước cho nguội, bóc bỏ vỏ.

    2. Kho thịt

    - Đun nóng nước dừa, cho thịt vào đun sôi, hớt bọt kĩ, khi thấy thành nồi có caramel bám vào thì chao nồi cho caramel hòa vào nước kho thịt. Khi nước kho thịt chuyển sang màu cánh gián nhạt thì chắt nước kho ra. Nêm 2M nước mắm, 1m đường, đun to lửa cho nước mắm sôi rồi cho trứng vào, trở mặt thịt cho thấm đều nước mắm. Nấu khoảng 5 phút thì cho nước kho thịt vào, kho nhỏ lửa đến khi nước kho sắc lại, thịt mềm vừa ăn thì tắt bếp.

    >> Tham khảo thêm cách nấu các món ngon , món ngon Việt Nam, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần

    3. Cách dùng

    - Múc thịt và trứng kho ra dĩa, dùng với cơm và dưa giá.
    Mách nhỏ

    Chọn thịt ba rọi rút sườn kho sẽ ngon hơn. Kho thịt với nước mắm càng ngon thì thịt sẽ càng thơm.

    VietFreeFun



  9. #9
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Tự làm lạp xưởng tại nhà







    Lạp xưởng có thể chế biến nhiều món ngon ăn kèm với cơm hay xôi như hấp, chiên, nướng…. mách bạn cách làm lạp xưởng tại nhà thơm ngon và đặc biệt không chất bảo quản, thịt tươi nên đảm bảo vệ sinh.

    RUỘT HEO LÀM LẠP XƯỞNG MUA Ở ĐÂU?

    LL ở Pháp ( cannes ) mua được ở siêu thị carrefour ( hình bên dưới )



    nếu bạn không tìm thấy ở siêu thị nơi bạn ở thì bạn vào hỏi ở các tiệm bán thịt ( đêu có ), hay các chợ châu á lớn ( mua ở quầy đông đá )

    Nếu ở VN : Mua được ruột heo khô ở các chợ sạp bán thực phẩm. Gía rất rẻ

    Nguyên liệu:

    600g thịt nạc ( đùi, vai hay nạc dăm có chút mỡ đều được )

    1 muỗng canh nước mắm ngon

    1 muỗng cà phê muối

    1 muỗng cà phê bột nêm

    1 muỗng canh đường

    1 muỗng canh mật ong

    1 muỗng cà phê ớt bột ( loại không cay để tạo màu đỏ ) nếu không có cũng được hay dùng 1 vài giọt màu đỏ thực phẩm tùy thích

    Tiêu hạt, tiêu xay

    1 muỗng canh rượu thơm ( rượu mai quế lộ )

    Ruột heo loại dùng làm lạp xưởng

    150g mỡ heo cắt hạt lựu đã qua sơ chế cùng đường và rượu ( cách làm bên dưới )

    Thực hiện:

    1/ Chuẩn bị mỡ heo: Mỡ heo cắt hạt lựu trụng qua nước sôi vớt ra cho ráo nước, ướp với 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh rượu thơm để cho thấm khoảng vài giờ.

    2/ Chuẩn bị ruột heo: Nếu ruột heo mua khô thì rửa qua nước, chần sơ qua nước sôi. Vớt rửa lại cho ráo, nếu ruột heo mua loại tươi đã qua sơ chế cùng với muối ( như hình ) thì chỉ cần rửa cho sạch muối là được.

    Làm lạp xưởng:

    1/ Thịt băm nhỏ hay cho vào máy xay xay qua vòng cùng với tiêu, đường, rượu, nước mắm, mật ong, bột nêm, muối, ớt. Không cần xay thịt mịn, chỉ cần xay nhỏ như hạt lựu là được. Hoặc bạn có thể xay ½ lượng thịt, ½ lượng thịt còn lại cắt nhỏ. Trộn cùng mỡ heo đã ướp đường ở trên vào, nêm nếm thử xem vừa độ mặm ngọt chưa. Nếu chưa thì thêm vào tùy theo khẩu vị.

    2/ Dồn thịt vào ruột heo, cách dồn đơn giản là cho vào túi nilong và dùng đuôi bắt bông kem lỗ to đề dồn thịt. Nếu bạn không có thì dùng một cái phễu hay phần đầu của chai nước suối…. nếu bạn có máy dồn thịt thì càng dễ hơn.

    Lưu ý khi dồn thịt được một đoạn thì dùng tay vuốt cho thịt được đều ra ruột heo, tránh quá to ruột sẽ bị vỡ.

    3/ Lần lượt làm cho hết thịt, dùng dây cột từng đoạn lạp xưởng dài hay ngắn tùy thích.

    Cách phơi lạp xưởng: Có nhiều cách làm lạp xưởng khô như phơi nắng, sấy trong lò sấy hay sấy trong lò nướng….

    1/ Nếu bạn ở xứ nóng thì mang lạp xưởng ra ngoài nắng phơi khoảng 2 ngày lạp xưởng khô. Khi phơi nhớ xem chừng, che lưới chống ruồi…

    2/ Nếu dùng lò nướng: Lò nướng bật nóng hay sau khi bạn nướng bánh lò vẫn còn nóng. Tắt lửa và cho khay lạp xưởng vào đậy lò lại, vài lần lạp xưởng sẽ ráo, khô. Hoặc bạn có thể vặn nhiệt độ lò nướng khoảng 40 độ C, cho lạp xưởng vào sấy khô.

    3/ Sấy bằng máy sấy, cứ cho lên từng vỉ của máy sấy, sấy khô. Thời gian khoảng 6- 8 tiếng tùy theo lạp xưởng to hay nhỏ và độ khô ráo hay khô thật khô.

    Cách bảo quản:

    Lạp xưởng tự làm không có chất bảo quản nên nếu bạn làm khô xong, cất vào túi cột kín. Cất vào tủ lạnh giữ khoảng 1 tuần, nếu lâu hơn tốt nhất bạn nên cất vào tủ đông. Khi nào ăn mang ra rã đông, luộc, hấp, chiên, nướng đều ngon.

    Công thức viết chi tiết nên dài nhưng khi các bạn đọc kỹ sẽ thấy rất dễ và không phức tạp chút nào. Chúc các bạn thành công nhé !

    VietFreeFun



  10. #10
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Cách làm dưa kiệu ngày Tết



    Kiệu muối chua là món được ưa thích trong mâm cỗ ngày Tết của người Nam Bộ. Làm kiệu muối chua không khó, nhưng khá công phu. Bạn có thể làm kiệu theo cách dưới đây:

    Nguyên liệu:


    1 kg kiệu ngon, 300g muối, 150g đường, 1 lít dấm, 1 muỗng canh vôi trắng, 1 muỗng cà phê phèn chua.
    Thực hiện:

    Kiệu chọn loại ngon, cắt bỏ phần rễ và lá (chỉ cắt bỏ một phần, phần còn lại sau khi ngâm sẽ cắt tiếp).
    Hòa 150g muối + ½ lít dấm, ngâm kiệu trong khoảng 1 ngày. Vớt ra tiếp tục cắt sát phần gốc rễ nhưng đừng chạm thịt (vì chạm thịt kiệu dễ bị úng), vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước.


    Phèn chua đốt trên lửa cho phồng (nhằm giải độc) rồi hòa tan trong 2 lít nước ấm, để nguội. Cho kiệu vào ngâm 1 ngày, (kiệu lúc này rất dễ làm sạch, nên chỉ việc dùng tay chà xát nhẹ, phần vỏ đen bên ngoài sẽ tự bong). Vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước, kiệu sẽ rất trắng và sạch.


    Hòa vôi trắng với 2 lít nước lọc, lấy nước trong. Cho kiệu vào ngâm 3 giờ nữa. Vớt kiệu để ráo nước, rồi mang phơi ngoài nắng, chỗ thoáng gió cho khô và hơi héo. Xếp kiệu vào trong hũ thủy tinh hay hũ nhựa cho thật chặt.
    Nấu 2 lít nước + 150g muối + 150g đường + ½ lít dấm cho sôi, để nguội. Đổ nước dấm đường đầy hũ. Ngâm kiệu trong khoảng từ 7 – 10 ngày là dùng được.




    VietFreeFun



Trang 1 / 5 123 ... Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Cá om xì dầu
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-05-2015, 01:38 AM
  2. 7 món hải sản phổ biến nhưng cực kì nguy hiểm
    By sophienguyen in forum Món Chính Chọn Lọc
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 03-25-2015, 01:41 AM
  3. Món ăn với hoa hồng
    By sophienguyen in forum Món Tráng Miệng
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-01-2014, 03:40 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-03-2012, 09:55 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •