Chuyện xưa kể lại, có một lần vào năm 546 trước Công nguyên, vị vua xứ Lidi tên là Crêduyx tới Đenphơ để xin thần ban cho một lời chỉ dẫn: "Có nên đánh Perx (Ba Tư) hay không?". Thần giải đáp: "... Hỡi Crêduyx! Dòng sông Galix vẫn trôi, một vương triều vĩ đại sẽ sụp đổ!...". Crêduyx đem quân đánh Perx bị đại bại, nhà vua bị bắt sống, lúc đó cô đồng Piti và những viên tư tế lại giải thích: "... Thật đúng như lời thần truyền phán!". Trong thời kỳ những thành bang Hy Lạp phát triển, trung tâm Đenphơ chịu ảnh hưởng và sự chi phối của giới quý tộc Xpart. Hội Pitích vẫn mở bốn năm một lần ở Đenphơ thu hút đông đảo khách thập phương tới dự. Người ta thường tin rằng, xác con mãng xà Pitông chôn dưới hòn đá ôngphalôx vẫn còn bốc khí độc lên qua kẽ nứt của phiến đá mà trên đó đặt chiếc ghế ba chân bằng vàng cho cô đồng Piti ngồi. Con suối Caxtali và cảnh đẹp quanh dòng suối, xưa kia, không chỉ là nơi cho khách hành hương đến tắm hay uống nước suối để giải oan, rửa tội, cầu phúc mà còn là nơi du ngoạn của các văn nhân, thi sĩ. Các bậc trí thức này cũng tắm nước suối, uống nước suối nhưng không phải để giải oan, rửa tội, cầu phúc mà là để lấy nguồn cảm hứng nghệ thuật thiêng liêng. Bởi vì thần Apônlông, vị thần bảo trợ cho nghệ thuật và âm nhạc thường cùng các nàng Muydơ tới du ngoạn và ca hát bên dòng suối Caxtali, do đó các nàng Muydơ còn có tên gọi là Caxtali (Castalides) và con suối Caxtaliđ lại mang thêm một ý nghĩa: ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật (Sourcecastalienne). Mối tình của Apônlông với tiên nữ Đaphnê Thần Apônlông sau khi dùng những mũi tên vàng giết chết con mãng xà Pitông, đã gặp phải một chuyện bất hạnh, tuy là một chuyện nhỏ song cũng đem lại cho thần nhiều phút giây đau khổ, luyến tiếc, nhớ nhung. Chuyện xảy ra bắt đầu từ lúc Apônlông bắn mũi tên cuối cùng, kết liễu đời con quái vật. Khi đó với niềm kiêu hãnh tràn ngập của người chiến thắng, Apônlông chạy băng tới trèo lên lưng Pitông, đứng hiên ngang trên thân hình đầy vẩy cứng của nó, giơ cao cây cung bạc, hét lên những tiếng sung sướng: "Chiến thắng rồi!", "Pitông chết rồi!"... "Chiến thắng rồi!", "Pitông chết rồi!". Bỗng Apônlông nhìn thấy một chú bé, một chàng thiếu niên lưng đeo một ống tên vàng, tay cầm cung, đang từ phía trước đi tới. Chú bé, thân hình thon thả, đẹp đẽ, lại có đại cánh vàng ở sau lưng, ngước nhìn Apônlông với vẻ mặt điềm tĩnh dường như không thán phục khiến cho Apônlông cảm thấy bị xúc phạm. Apônlông mỉm cười, hỏi chú bé với một giọng coi thường:
-Này chú bé kia! Mi mà biết bắn cung cơ à? Thế mà phải đợi đến ngày hôm nay con mãng xà Pitông mới chết thì ta chẳng hiểu mi cầm cung và đeo ống tên để làm gì?... Thôi tốt hơn hết là đưa cho ta ống tên vàng ấy để ta lập những chiến công vinh quang hơn nữa. ống tên trong tay mi thật vô dụng. Chú bé vô cùng tức giận, đáp lại lời Apônlông:
-Hỡi thần Apônlông vĩ đại! Xin chớ coi thường những mũi tên của ta. Ta sẽ bắn trúng nhà ngươi cho mà xem! Dù nhà ngươi có tài giỏi đến đâu chăng nữa cũng không sao tránh khỏi mũi tên vàng của ta. Nói xong, chú bé vỗ cánh bay vụt đi để mặc Apônlông đứng lại với niềm kiêu hãnh của kẻ chiến thắng. Chú bé đó là ai mà lại coi thường Apônlông như thế? Đó là thần Tình yêu
-rôx mà Apônlông không biết. rôx bay lên đỉnh núi Parnax cao, chọn một nơi đứng để có thể bao quát được bốn phương. Chàng lấy từ sau lưng ra một mũi tên "mũi tên khơi dậy tình yêu" lắp vào cây cung và bắn đi. Chàng truyền cho mũi tên của mình, mũi tên vô hình đối với những người bị bắn, bay đến xuyên thấu vào trái tim Apônlông. Và Apônlông đã bị trúng tên mà vẫn không hay, không biết. Chưa hết, rôx lại lấy từ sau lưng ra một mũi tên khác, "mũi tên giết chết tình yêu" bắn đi. Lần này bắn về một hướng khác. Chàng truyền cho mũi tên của mình bay đến xuyên thấu vào trái tim tiên nữ Đaphnê, con gái của vị thần Sông Pênê (Pénée). Và nỗi bất hạnh bắt nguồn từ hai mũi tên vô hình đó của rôx. Chuyện xảy ra sau khi Apônlông giết được con mãng xà Pitông sau thời gian không rõ bao lâu. Chỉ biết một buổi sớm kia như thường lệ, Apônlông với cây cung bạc vào rừng săn bắn. Đây là khu rừng thuộc đất Texxali (Thessalie) dưới quyền cai quản của vị thần Sông Pênê. Các tiên nữ Nanhphơ con của Pênê, thường vào rừng vui chơi, săn bắt thú vật. Apônlông trông thấy Đaphnê khi nàng đang hái hoa. Quả là một tiên nữ xinh đẹp, một vẻ đẹp tự nhiên, hiền hòa như những bông hoa rừng nàng đang hái. Từ trái tim của vị thần ánh sáng có bộ tóc vàng dâng lên một niềm xúc động và khát khao được bày tỏ tình cảm với tiên nữ Nanhphơ Đaphnê. Apônlông tiến đến gần nàng.
Một tiếng động nhẹ do bước chân của Apônlông giẫm trên thảm lá rừng khiến Đaphnê giật mình, quay lại. Vừa trông thấy Apônlông là nàng vứt vội bó hoa xuống đất, cắm đầu chạy, chạy miết như bị ai đang duổi. Mũi tên vô hình của chú bé rôx đã giết chết những xúc động và thèm khát ái ân trong trái tim Đaphnê. Apônlông chạy theo nàng. Vừa chạy chàng vừa gọi:
-Hỡi tiên nữ xinh đẹp! Hãy dừng lại, dừng lại! Đừng sợ! Ta không phải là một tên chăn chiên thô bạo hay là kẻ thù của nàng đâu! Càng gọi Đaphnê càng chạy. Apônlông càng ra sức đuổi theo và ra sức kêu gọi:
-Đừng chạy! Đừng chạy nữa! Ta là Apônlông, người con trai vinh quang của thần Dớt đây! Ta yêu nàng! Ta yêu nàng! Đứng lại! Đừng chạy nữa! Nhưng Đaphnê vẫn cứ chạy. Và Apônlông lại ra sức đuổi theo. Apônlông đuổi với sức mạnh của trái tim nồng nhiệt. Còn Đaphnê chạy với nỗi sợ hãi của một trái tim đã tắt ngấm mất ngọn lửa khát khao nóng bỏng của hạnh phúc lứa đại. Apônlông đuổi ngày càng gần Đaphnê. Nàng có cảm giác như nghe thấy tiếng thở hổn hển của Apônlông ở sau lưng mình và hơi thở ấy hình như đã phả vào gáy nàng và lướt qua má nàng. Nhưng đây rồi trước mặt nàng là con sông của vua cha. Nàng vội kêu lên:
-Cha ơi! Cha ơi! Cứu con với, cứu con với! Mau lên, mau lên! Không có con bị bắt bây giờ! Nàng vừa nói dứt lời bỗng nhiên rùng mình một cái, đại chân mềm mại bỗng cứng đờ ra, cả đại tay vừa giơ ra chới với cầu xin cha cũng cứng ngắc. Toàn thân nàng biến thành một thân cây, chân như cắm sâu xuống đất và các ngón chân vươn dài ra thành những rễ lớn rễ nhỏ. Mái tóc đẹp đẽ của nàng biến thành những lá cây. Apônlông chạy đến nơi thì nàng trinh nữ xinh đẹp Đaphnê đã biến thành một cây nguyệt quế xanh tươi, tự nhiên như đã mọc lên từ ngàn xưa và từ ngàn xưa vốn tự nhiên và xanh tươi như vậy. Apônlông đứng sững sờ ngơ ngác trước sự biến hóa quá nhanh. Chàng đứng hồi lâu rồi đưa tay vuốt ve trên cành lá của nó, buồn rầu nói với nó những lời từ biệt chân thành:
-Hỡi người thiếu nữ xinh đẹp nhất trong đám tiên nữ Nanhphơ. Ta có ngờ đâu tình yêu chân thành và nồng thắm của ta lại gây ra nông nỗi oan trái này. Vì ta mà nàng đã mất đi cuộc sống của một tiên nữ vô vàn hạnh phúc. Thôi được, từ nay trở đi nàng sẽ là người bạn đường thân thiết của thần Apônlông này. Từ nay trở đi chỉ những ai chiến thắng trong các cuộc tranh tài đua sức ở các ngày hội thì mới được đội vòng lá nguyệt quế lên đầu. Apônlông và cây nguyệt quế là vinh quang của chiến thắng, chỉ giành cho chiến thắng. Ta chúc em mãi mãi xanh tươi.
Cây nguyệt quế run lên xào xạc. Chỉ có thần Apônlông mới hiểu được tiếng nói của nó. Nhưng một nguồn khác kể, sau khi Apônlông giết chết con mãng xà Pitông, thần đã tự mình tẩy rửa sự ô uế với sự giúp đỡ của cây nguyệt quế. Vì lẽ đó thần đã lấy lá nguyệt quế làm vật trang điểm cho mình. Lại có chuyện kể hơi khác đi một chút và hơi... kỳ khôi. Không phải Apônlông bị trúng mũi tên của rôx và Đaphnê cũng không bị rôx bắn một mũi tên. Các tiên nữ Nanhphơ vốn sống lánh xa cuộc đời của những người trần tục và các nàng như bẩm sinh vốn là những trinh nữ khước từ hạnh phúc của tình yêu và hôn nhân, Đaphnê là một trinh nữ đẹp hơn cả. Sắc đẹp của nàng đã làm cho một người trần thế tên là Lơkippôx (Leuleiphoạ) mê cảm. Thần Apônlông, rắc rối thay lại cũng mê cảm Đaphnê. Nhưng cả hai không thể nào bén mảng tới gần các nàng Nanhphơ được. Vì chỉ thoáng thấy bóng một người đàn ông là các nàng đã bảo nhau chạy trốn. Lơkippôx nghĩ ra một kế. Chàng cải trang thành một tiên nữ, trà trộn vào bầy tiên nữ Nanhphơ. Nhờ khuôn mặt xinh đẹp và thân hình duyên dáng nên Lơkippôx lọt được vào vui chơi với bầy tiên nữ mà không bị nghi ngờ gì cả. Chàng tìm cách bắt chuyện với Đaphnê. Thần Apônlông thấy vậy lòng sôi như lửa đốt. Thần nghĩ ra một cách để phá cái trò gian lận hèn nhát đó. Thần bèn gợi lên trong các nàng Nanhphơ ý muốn đi tắm, xuống suối tắm. Và như vậy là Lơkippôx chỉ có... chết. Quả vậy, khi các nàng Nanhphơ cởi áo lội xuống suối thì anh chàng Lơkippôx cứ đứng lúng túng mãi trên bờ. Các tiên nữ sinh nghi. Và tất nhiên việc phải xảy ra đã xảy ra. Lơkippôx bị đánh chết. Chỗ này có chuyện kể hơi khác các vị thần đã tung ra một đám mây mù cướp Lơkippôx đi, cứu anh chàng ôi tình thoát chết. Bây giờ là lúc thần Apônlông xuất hiện. Thần đã lợi dụng được tình thế rối ren nói trên tìm đến ngay trước mặt nàng Đaphnê. Trong phút bối rối, Đaphnê không biết tìm cách gì để thoát khỏi tai họa ngoài cách biến mình thành cây nguyệt quế. Từ đó trở đi cây nguyệt quế là vật thân thiết, yêu dấu của thần Apônlông. Thần lấy một vòng lá nguyệt quế đội lên đầu để lưu giữ luôn bên mình kỷ niệm về một mối tình không tosi nguyện. Người Hy Lạp xưa kia coi cây nguyệt quế là tượng trưng cho ánh sáng, sự tẩy rửa, sự chữa lành bệnh tật. Cây nguyệt quế được dành riêng cho việc thờ cúng Apônlông, được trồng ở khu vực đền thờ Apônlông ở Đenphơ. Ngày nay cây nguyệt quế, vòng lá, vòng hoa nguyệt quế trở thành một biểu tượng cho thắng lợi, chiến thắng. ở các nước phương Tây ta thường thấy biểu tượng cành nguyệt quế ở tượng đài các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, tượng đài các chiến sĩ vô danh...
Trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao ở nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn còn giữ tục lệ đội lên đầu hoặc khoác vào cổ người chiến thắng một vòng lá, vòng hoa nguyệt quế. Apônlông trừng trị hai tên khổng lồ con trai của Alôex Chiến công trừng trị con mãng xà Pitông của Apônlông thật là vĩ đại song cũng chưa thể vĩ đại bằng chiến công trừng trị hai tên khổng lồ phianteax (éphieetès) và ạtôx (Otos) con trai của Alôex. Người ta thường gọi hai anh em khổng lồ này bằng một cái tên chung: Alôađ (Aloades) nghĩa là những con của Alôex. Ngay từ lúc còn nhỏ, mới chín tuổi, hai anh em khổng lồ nhà này đã có một sức mạnh phi thường. Lớn lên ỷ vào thân hình cao lớn, to khỏe, phianteax và ạtôx đã mưu tính một chuyện cực kỳ liều mạng và ngang ngược. Chúng bê ngọn núi sxa (Oạsa) chồng lên ngọn núi slanhpơ rồi bê ngọn Pêliông (Pélion) chồng lên ngọn sxa để leo lên thiên đình mưu bắt Aloès: con của thần Podêiđông và nữ thần Ephimêđi. Có dị bản kể Pôdêiđông sinh ra phiantex và stôx. hai nữ thần Artêmix và Hêra để làm vợ. Chúng đã vào được thế giới các vị thần.
Thần Chiến tranh Arex xông ra cản liền bị chúng bắt xiềng lại và tống giam vào trong một cái vẽi bằng đồng. Arex bị giam trong vẽi mười ba tháng trời. Sau đó thần Hermex đã trổ hết tài năng giao tranh với hai tên khổng lồ mới đánh lui được chúng và giải thoát cho Arex. Thế giới slanhpơ của Dớt lâm vào một tình thế rất nguy. Nếu không trừ khử được hai tên khổng lồ ngang ngược này thì chắc chắn nữ thần Hêra, vợ Dớt, và nữ thần Artêmix, em của Apônlông rơi vào tay chúng. Và rồi sau đó những gì sẽ xảy ra nữa thì đến Dớt cũng không tiên đoán nổi. Apônlông đứng ra đảm nhận việc trừng trị hai tên Alôađ. Thần giương cây cung bạc của mình lên. Dây cung bật lên những tiếng giận dữ. Những mũi tên vàng rít lên trong gió. Hai tên khổng lồ táo tợn, ngạo mạn phải đền tội. Có người kể chiến công này không phải của Apônlông mà là của Artêmix. Artêmix đã hóa thân làm một con hươu cái nhử hai tên khổng lồ. Và vụt một cái, nàng chạy vào khoảng cách giữa chúng. Thấy mồi ngon hai tên đều phóng lao. Nhưng cả hai ngọn lao đều không trúng con hươu bé nhỏ mà trúng vào bụng và ngực phianteax và ạtôx. Xuống thế giới của thần Hađex, mỗi tên khổng lồ bị trói vào một cái cột, trói bằng những dây... rắn, các loài rắn, đứng đối diện với nhau, một con cú vọ thức suốt đêm, giương đại mắt tròn xoe xanh lè nhìn chúng và kêu lên những tiếng ghê rợn suốt đêm thâu.
Apônlông và các nàng Muydơ A pônlông còn là vị thần của nghệ thuật và âm nhạc, người khơi nguồn cảm hứng cho các nhà thơ. Ngay từ khi Apônlông mới ra đời, thần Dớt đã trao cho đứa con của mình một cây đàn lia với ý muốn sau này nó sẽ là một ca sĩ danh tiếng, làm vui cho thế giới các vị thần slanhpơ. Nhưng có người lại kể, chính cây đàn lia là do thần Hermex sáng tạo ra và đổi cho Apônlông. Dù sao thì Apônlông vẫn là một vị thần duyên dáng nhất, tài hoa nhất trong số những người con của Dớt được sống ở thế giới slanhpơ. Apônlông thường đàn ca với những tiên nữ Muydơ, những người con gái vô cùng đẹp đẽ, duyên dáng với tài hoa của Dớt, khi thì ở đỉnh núi Parnax xanh rờn, khi thì bên dòng suối Hipôcren thiêng liêng với tiếng nước chảy róc rách và tiếng chim ca hót véo von như muốn hòa cùng với tiếng đàn lia du dương, êm ái của Apônlông. Những nàng Muydơ là con gái của thần Dớt và nữ thần Mnêmôdin tức nữ thần Trí nhớ hoặc Ký ức. Chuyện xưa kể lại thần Dớt đã đắm say ân ái với nữ thần Mnêmôdin suốt chín đêm liền. Sau đó nữ thần sinh ra chín quả trứng rồi mới nở ra thành chín người con gái mà thần Dớt gọi bằng một tên chung là Muydơ, ngày nay chúng ta thường gọi là Thi Thần hoặc nữ thần Thơ ca. Những nàng Muydơ được Dớt trao cho nhiệm vụ cùng với Apônlông chăm lo đời sống tinh thần của thế giới slanhpơ và thế giới loài người. Vì thế, dưới sự chỉ huy và điều khiển của Apônlông, các nàng Muydơ thường ca múa trong những bữa tiệc của các vị thần. Khi ấy Apônlông với khuôn mặt xinh đẹp, tươi như hoa nở tay cầm đàn lia hoặc đàn Kitar (cáthare) dẫn đầu đội đồng ca bước ra. Các nàng Muydơ theo sau trong y phục lộng lẫy đầu đội vòng hoa nguyệt quế, vừa đi vừa múa theo điệu nhạc. Sau đó các nàng quây lại thành vòng tròn và ca múa hết điệu này sang điệu khác, khi thì uyển chuyển nhẹ nhàng, khi thì rộn rã, dồn dập. Thật là muôn hình muôn vẻ. Những lúc ấy không khí của cung điện slanhpơ trầm lắng, êm ả hẳn đi. Thần Dớt dường như trẻ thơ lại, mắt lim dim, nom hiền từ và đáng yêu chứ không có vẻ gì là một đấng phụ vương oai nghiêm và hách dịch, luôn dồn mây mù, giáng sấm sét. Còn thần Chiến tranh Arex, đứa con hung hăng ngỗ ngược nhất của Dớt, thì quên bẵng đi tiếng binh khí loảng xoảng, bạo tàn, những cuộc giao tranh đẫm máu. Tiếng đàn ca dường như làm mềm trái tim đồng cứng rắn của vị thần Chiến tranh. Còn các vị thần khác cũng đều bị Apônlông và các nàng Muydơ chinh phục. Họ quên đi những cuộc tranh cãi ồn ào, gay gắt vừa mới đây về biết bao công việc phiền toái của thế giới thần linh và thế giới loài người. Cả đến con đại bàng mỏ quắm hung dữ của Dớt, đã từng mổ bụng, ăn gan Prômêtê, lúc này cũng hạ đại cánh rộng và dài xuống, rụt cổ vào nhắm nghiền mắt lại như muốn thưởng thức những âm thanh huyền diệu. Còn con công của nữ thần Hêra thì xòe đuôi múa, những con mắt đen của người khổng lồ Arguyx do nữ thần đính vào, lúc này long lanh, hớn hở như muốn bày tỏ niềm vui với nữ thần. Chẳng phải chỉ có con vật đó mới bị tiếng nhạc lôi cuốn vào điệu múa. Khi thần Apônlông tài hoa chuyển sang một điệu nhạc tưng bừng, rộn rã hơn thì các vị thần đều lần lượt bị lôi cuốn vào vũ khúc. Nữ thần Artêmix, em gái của Apônlông, vui vẻ dẫn đầu, đưa tay ra mời các chư vị thần linh. Nữ thần Aphrôđitơ bước vào cuộc vui với sắc đẹp rực rỡ, chói lọi lôi cuốn mọi người. Thần Hermex, Hađex, thần Pôdêiđông...
Đấng phụ vương Dớt trên ngai vàng cười hể hả trước cảnh tượng vui tươi đầm ấm của thế giới thiên đình. Thần Apônlông gắn bó với các nàng Muydơ như thế trong nghệ thuật ca múa cho nên người ta còn gọi thần bằng một tên khác: Apônlông Muydadet (Apollon Musagête) nghĩa là Apônlông người chỉ huy các nàng Muydơ. Các nàng Muydơ lúc đầu được Dớt giao nhiệm vụ như thế, nghĩa là chỉ có mỗi công việc ca múa. Nhưng sau dần công việc trên thiên đình và dưới trần thế ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn, cho nên thần Dớt phải phân công cho mỗi nàng Muydơ cai quản một lĩnh vực khoa học và nghệ thuật của loài người. Nàng Canliôp (Callope): sử thi. Nàng terpơ (Euterpe): thơ trữ tình. Nàng ratô (Erato): thơ tình dục. Nàng Terpxikhor (Terpsichore): nghệ thuật ca múa. Nàng Pônhimni (Polhámnie) lúc đầu cai quản thơ tán mỹ (hámne) sau cai quản kịch câm (pantomime). Nàng Menpômen (Melpomene); bi kịch. Nàng Tali (Thalie): hài kịch. Nàng Cliô (Clio): sử học.
Nàng Urani (Uranie): thiên văn học. Vì lẽ đó cho nên những nhà thơ cổ đại coi nghệ thuật của mình là do các nàng Muydơ ban cho và trước khi biểu diễn trước công chúng thường có lời cầu khấn nữ thần Muydơ hoặc cảm tạ nữ thần Muydơ. Cũng vì lẽ đấng phụ vương Dớt chí sáng suốt, chí hiền minh tuy đã "phân công, phân nhiệm" rành rõ cho chín người con gái của mình nhưng cũng không ngờ đâu được rằng loài người chúng ta lại "đẻ" ra cái nghệ thuật điện ảnh, cho nên để tỏ lòng "tôn kính" đối với thần Dớt, chúng ta gọi nghệ thuật này là nghệ thuật của nàng Muydơ thứ mười, do nàng Muydơ thứ mười cai quản, mặc dầu thần Dớt đã thôi đẻ từ lâu rồi. Trong văn học các nước châu âu, Muydơ trở thành danh từ chung chỉ "thi hứng" "cảm hứng nghệ thuật" "tài năng thơ ca, nghệ thuật". Những người La Mã du nhập các Muydơ vào hệ thống thần thoại của mình và đổi tên là Camen (Camenạ). Cũng có trường hợp người ta gọi các Muydơ là những tiên nữ Hêlicông, những nữ hoàng của ngọn núi Hêlicông, một ngọn núi ở miền Trung Hy Lạp nơi các Muydơ thường trú ngụ. Về các nàng Muydơ, chúng ta có thể phân định ra có hai lớp huyền thoại phức hợp với nhau. Việc Dớt đẻ một lúc tới chín người con gái hẳn rằng thuộc về lớp huyền thoại kỳ thị tộc mẫu quyền. Nhưng việc những nàng Muydơ được Dớt phân công cho cai quản các lĩnh vực văn hóa -nghệ thuật như anh hùng ca, bi kịch, sử Có khi người ta gọi nghệ thuật điện ảnh là nghệ thuật của nàng Muydơ thứ bảy theo sự sắp xếp: thơ, ca, vũ, nhạc, bi kịch, hài kịch, điện ảnh. Un nourrisson des Muses: người con của những nàng Muydơ: nhà thơ. La muse de Victor Hugo: thiên tài thơ ca của Hugô. học, văn hùng biện... chắc chắn không thể nào thuộc về thời kỳ thị tộc mẫu quyền. Rõ ràng những thành tựu văn hóa, khoa học, nghệ thuật chỉ có thể là sản phẩm của chế độ chiếm hữu nô lệ cổ đại và lớp huyền thoại này thuộc về thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ được lắp ghép vào sau này, nếu dùng thuật ngữ như nhà bác học Xô viết AF. Losev đã chỉ ra, thì đây là một hình thức phức hợp thêm thắt (complexed'interpolation). Apônlông lột da tên Marxiax Trong những hành động trừng phạt kẻ bạo ngược kiêu căng thì có lẽ hành động Apônlông trừng phạt tên Xilen Marxiax (Silène Marạvas) là khủng khiếp nhất, tàn bạo nhất. Marxiax là một Xilen, nghĩa là có hai sừng dê và lạ hơn nữa, lại có đuôi như đuôi dê hoặc đuôi ngựa. Chân của Xilen cũng là chân dê. Những Xilen là những vị thần tùy tùng của thần Rượu Nho Điônidôx, có khi được gọi bằng một tên khác là Xatia. Marxiax là một trong những Xilen của Điônidôx. Chuyện xảy ra phải kể nguồn gốc từ nữ thần Atêna. Nàng là nữ thần Trí tuệ và Nghệ thuật, nghĩa là của sự sáng tạo. Chính nàng là người sáng tạo ra cây sáo có tiếng réo rắt, véo von nghe như tiếng chim sơn ca, bạch yến, hoàng yến. Nhưng sau khi sáng tạo xong cây sáo và thổi thử ít bài nàng liền vứt ngay nó đi và nguyền rủa:
"... Kẻ nào nhặt chiếc sáo này sẽ bị trừng phạt tàn nhẫn...". Tại sao mà Atêna lại có hành động khó hiểu đến như thế? Nguyên do là nữ thần nhận thấy khi mình thổi sáo thì khuôn mặt mất tự nhiên đi. Để có được những âm thanh kỳ diệu, nữ thần phải chúm môi, phồng má... nghĩa là nữ thần mất hẳn đi vẻ đẹp tuyệt diệu của nữ thần. Và như thế thì thật là tai họa. Nữ thần Atêna vứt cây sáo đi nguyên do là như thế. Nhưng Marxiax lại nhặt được cây sáo. Lão già này chẳng biết đến lời nguyền của Atêna. Lão đưa sáo lên miệng và mầy mò tập thổi. Lão chẳng quan tâm đến việc khuôn mặt mình mất tự nhiên đi, xấu đi khi thổi sáo vì lão vốn chẳng đẹp đẽ gì. Cuối cùng Marxiax thổi được sáo và thổi sáo rất hay, ngày càng hay, hay đến nỗi khi tiếng sáo Marxiax cất lên là chim chóc đang kiếm ăn dừng lại lắng nghe, hươu nai đang gặm cỏ trong rừng ngừng ăn, nghênh nghênh chiếc cổ cao lên, dỏng tai tìm nghe tiếng nhạc. Có con suối nghe tiếng sáo Marxiax lại ngỡ tiếng nói thủ thỉ của bạn mình. Còn rừng cây nghe tiếng sáo của Marxiax như uống lấy mọi âm thanh. Người ta bảo chúng muốn học thuộc những làn điệu Marxiax để khi gió nổi lên là cùng hòa tấu. Marxiax đưa cây sáo về đất Phrigi, quê mình, để truyền dạy lại cho mọi người biết sử dụng một nhạc cụ đơn giản mà lại khá hay đến như thế. Danh tiếng của Marxiax lừng lẫy đến nỗi lão sinh ra kiêu căng. Lão tự hào về tài năng của lão song lại mất tỉnh táo đến nỗi cho rằng, không một thứ đàn nào có thể hay bằng cây sáo, không một ai có thể biểu diễn một nhạc cụ nào hay bằng lão thổi cây sáo. Lão nảy ra ý định ngông cuồng thách thức vị thần bảo trợ cho Nghệ thuật và OEm nhạc là Apônlông thi tài. Vị thần này chấp nhận ngay cuộc thi đấu. Các nàng Muydơ và nhà vua Miđax trị vì trên đất Phrigi, được mời làm ban giám khảo. Kẻ thất bại, thua cuộc trong cuộc thi này phải nộình trước mặt vị thần Apônlông. Mặc dù đã giành được thắng lợi vẻ vang song Apônlông vẫn không nguôi được nỗi tức giận với Marxiax đã ngạo mạn, kiêu căng dám thách thức một vị thần slanhpơ thi tài. Thần treo Marxiax lên một cây thông rồi lột da lão! Thật khủng khiếp! Tấm da của Marxiax treo trên cây ở gần vùng Kêlen đất Phrigi như để làm gương cho những kẻ dám to gan lớn mật thách thức cả với thần thánh, muốn hơn cả thần thánh. Tấm da Marxiax thật kỳ lạ. Người ta kể mỗi khi có tiếng sáo từ đất Phrigi nổi lên, bay đến thì tấm da Marxiax lại chuyển động xốn xang như rung động vì tiếng sáo. Nhưng hễ khi nghe thấy tiếng đàn kitar không biết từ đâu bay đến thì tấm da lại thẳng đưỡn ra, không mảy may chuyển động. Sau này hình như Apônlông có hối hận vì hành động trừng phạt quá tàn nhẫn của mình. Vì thế có chuyện kể, Apônlông đã biến Marxiax thành một con sông và trao chiếc sáo của Marxiax cho thần Rượu Nho Điônidôx.