Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Thường thường người ta thường hay nói mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng chính mối tình cuối cùng mới thật sự là mối tình bất diệt.
Jean Paul Sartre
Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 20

Chủ Đề: Nước mắt một thời

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Nước mắt một thời

    Nước mắt một thời


    Tác giả: Nguyễn Khoa Đăng




    o0o

    1


    Phần 1

    Không thể ngờ được, vâng, hoàn toàn không thể ngờ được, người ni sư già nua, khuôn mặt hốc hác như xác ướp Ai Cập đang thoi thóp thở ôxy trên chiếc giường trải nệm trắng muốt kia, lại là Én của tôi. Cũng không ngờ khuôn ngực lép kẹp mỏng dính như lá lúa ấy lại chính là bộ ngực thanh xuân căng cứng sau làn áo rách mà ngày ấy tôi vô tình bắt gặp cứ gây xôn xao trong tôi mấy chục năm trời. Ngày ấy nhà Én nghèo lắm. Manh áo rách chẳng sao che đủ tấm thân con gái đang ở tuổi dậy thì .

    Mấy hôm trước tôi ở trong thành phố Hồ Chí Minh. Một buổi trưa có một người đàn ông khoảng 30 tuổi, dáng vẻ quê mùa, ngồi sau người lái xe ôm, lần theo địa chỉ ghi trên tấm giấy anh ta cứ giữ kè kè trên tay, tìm được đến nhà tôi. Tôi không thể nhận ra được người này là ai, mãi đến khi cậu ta tự xưng là người của chùa Báo Thiên nơi ni sư Diệu Hằng đang tu hành, tôi mới phần nào đoán ra câu chuyện.

    Anh thanh niên buồn buồn nói với tôi sau khi ngồi xuống ghế:

    - Cháu là Tuệ, từ chùa Báo Thiên vào đây. Bác nhớ ra chưa.

    Tôi ầm ờ cho qua chuyện, chứ thực lòng, tôi không muốn nhắc đến chuyện ấy. Bốn mươi lăm năm, gần hết một đời người rồi, cái gì đã qua cho nó qua luôn, còn nhắc lại làm gì. Nhưng anh thanh niên này không để cho tôi quên. Anh ta nhìn tôi như thôi miên rồi rơm rớm nước mắt:

    - Bác ơi, sư cô Diệu Hằng sắp mất rồi!

    Buộc lòng tôi phải hỏi lại:

    - Sư bị bệnh gì .

    - Thưa, bị ung thư giai đoạn cuối. Đang nằm ở bệnh viện tỉnh. Kể ra cháu cũng chẳng vào đây tìm bác làm gì, nếu như nhà sư không rất mong được gặp bác vào những giây phút cuối đời này. Bà bắt cháu phải vào đón và mua vé cho bác bay ra ngay.

    · Sao anh biết địa chỉ của tôi.

    · Cháu hỏi nhà báo Hải Minh ạ…

    · À, mà này, tôi hỏi thật nhá. Sư cô liên quan gì đến tôi.

    Anh thanh niên nhìn tôi ngượng nghịu trả lời:

    · Có chứ! Nếu không, cháu nghĩ lần ấy bác chả cần phải đến chùa Báo Thiên làm gì.

    Tôi hơi giật mình, tưởng anh chàng này không còn nhớ gì đến chuyện cũ nữa, vậy mà ai ngờ. Đến nước này, tôi đành phải hỏi thật:

    · Vậy hôm ấy sư cô có nhận ra tôi không.

    · Cháu nghĩ là có, nhưng vì lần ấy, nghe sư cô nói lại thấy bác có vẻ còn giận lắm nên bà không muốn liên hệ tiếp nữa. Chỉ đến lần này thấy không còn cơ hội nào khác bà mới bảo cháu vào đây. Nghĩa tử là nghĩa tận. Cháu nghĩ bác không nên từ chối.

    Tôi vội vã cùng Tuệ ra sân bay Tân Sơn Nhất mua vé bay ra Hà Nội ngay buổi trưa hôm đó.

    Phần 2

    Ba năm trước, một hôm đang ngồi làm việc ở toà soạn một tờ báo mà tôi ký hợp đồng làm việc ngắn hạn, tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận được điện thoại của Hải Minh, bạn thân của tôi, một đạo diễn phim tài liệu truyền hình nổi tiếng từ Hà Nội gọi vào bảo tôi bay ra gấp vì có một việc rất cần. Thế là tôi thu xếp đi ngay. Ra đến nơi mới được biết Hải Minh đang cần tôi viết gấp cho anh một kịch bản về 12 nhà sư nữ hiện đang tu hành ở 12 ngôi chùa, đều có chung một quá khứ là thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mỹ. Khi hết chiến tranh, tuổi xuân qua đi, các chị không có cơ hội lập gia đình nên đã rủ nhau vào chùa xuống tóc quy y nương nhờ cửa phật. Trong số này, Hải Minh đặc biệt lưu ý tôi một ni sư pháp danh là Diệu Hằng, vừa là cựu thanh niên xung phong, vừa là thương binh, thương tích 2 trên 4, mất hẳn con mắt trái và nhiều vết thương phần mềm khác, hiện có hàng chục viên bi đang còn găm trong đầu. Theo Hải Minh, hiện nay điều khó khăn nhất cho các nhà báo nhà văn là Diệu Hằng kiên quyết không chịu hé lộ về nhân thân của mình. Ni cô có kể thì cũng chỉ kể về những thành tích chung của đơn vị mà ngày đó bà tham gia. Vì thế người ta mới chỉ biết quê quán của bà là tỉnh Hải Dương, còn xã nào, huyện nào thì cũng chẳng ai biết được.

    · Chuyện hay đấy, ông hãy uốn ba tấc lưỡi khai thác nhân vật này xem sao. Chúng ta sẽ có được bộ phim nổi đình đám đấy!

    Hải Minh bảo thế. Anh thân với tôi từ khi cả hai còn đang lớ ngớ chập chững bước vào con đường văn chương. Và sau đấy do hợp “giơ” nhau nên có đề tài nào hay hay anh cũng ới tôi, dù tôi ở thành phố Hồ Chí Minh trong khi anh ở Hà Nội cách nhau cả ngàn cây số.

    Kinh nghiệm cho thấy với những nguyên mẫu nhân vật bí hiểm và độc đáo như thế này, viết về họ, sáng tác về họ, tác giả sẽ dễ thành công hơn. Thế là máu nghề nghiệp nổi lên, tôi thu xếp công việc bay ra ngay. Theo cái địa chỉ mà Hải Minh ghi lại đằng sau tờ lịch lốc, không khó khăn gì tôi tìm đến đúng ngôi chùa có tên Báo Thiên ấy.

    Tôi ngạc nhiên khi thấy trong sân chùa sừng sững, xum xuê một cây ngâu hoa vàng có dáng mâm xôi như cây ngâu ở nhà ông Khán Vĩnh làng tôi ngày trước. Mùi thơm ngập tràn không khí khiến cả khu vườn như được ướp hương. Rồi cái giậu bằng duối cũng thế, vàng rực quả chín, lấp ló trong đám lá cây như những ngọn đèn nhỏ xíu . Lại nữa, hai bên cổng ra vào là hai dãy cây tầm xuân mùa này hoa đang nở rộ, thứ hoa lúc nào cũng làm người thưởng ngoạn thấy cần có sự công bằng trong cách đánh giá. Rằng tầm xuân đẹp thua gì hoa hồng mà một bên suốt đời làm giậu, một bên chuyên sống trong chậu cảnh sang trọng. Lần ấy, những thứ cây đặc thù này gợi cho tôi một cảm giác rằng hình như có một người nào đó đã thổi vào mảnh đất lạ này phần hồn của quê tôi, khiến ngôi chùa trở nên gần gũi.

    Đang ngơ ngác chưa biết hỏi ai thì thấy có tiếng chân người bậm bịch trên mặt đất rồi một thanh niên đang làm vườn gần đó tất tưởi chạy ra. Cậu mặc y phục nhà chùa, quần nâu áo sồng, khoanh tay lễ phép: “A di đà phật, thưa ông cần gặp ai ạ!”. Tôi nói ngay cần gặp sư nữ Diệu Hằng.

    - Vậy mời ông vào trai phòng kia, chờ con vào bạch với thầy ạ.

    Tôi vào trai phòng ngồi lên chiếc tràng kỷ. Mùi hương trầm thơm dìu dịu ngây ngất. Trước mặt tôi là tấm bảng ghi nắn nót lịch sử ngôi chùa. Hoá ra chùa Báo Thiên tuy là chùa nhỏ không có tiếng tăm trong vùng nhưng cũng đã có tuổi trên một trăm năm nay, từ khi vùng đất này được cụ Nguyễn Công Trứ tổ chức dân chúng khai hoang lấn biển.

    Đối diện với nơi tôi đang ngồi là ngôi chính điện, tuy nhỏ nhưng mọi chi tiết đều kiến trúc công phu với những nét chạm trổ tinh vi, mái cong, ngói âm dương, rồng chầu phượng múa, phảng phất những nơi thầy trò Đường Tăng thường gặp trên đường thỉnh kinh. Thoang thoảng bên tai tôi là tiếng mõ, tiếng chuông và tiếng tụng kinh lúc xa lúc gần. Khi những thanh âm đó ngừng bặt thì từ ngôi chính điện ấy bước ra một vị sư nữ già lưng đã hơi còng thùng thình trong bộ áo quần nhà phật. Đoán đây là ni sư Diệu Hằng, tôi đứng dậy chào. Nhà sư năm ấy khoảng ngoài sáu mươi tuổi, nghĩa là cũng chỉ xấp xỉ tuổi tôi nhưng bước đi đã tỏ chậm chạp khó nhọc. Do trời lạnh bà phải quấn thêm lên đầu chiếc khăn vuông nâu làm cho khuôn mặt bà đã tối lại càng u ám hơn. Đã vậy bà còn mang trên mặt cặp kính đen, chắc là muốn giấu đi con mắt không còn nguyên vẹn, tôi nghĩ thế.

    Tôi liếc nhìn bà nhưng rồi phải vội quay ra hướng khác. Sao vị sư nữ này có cái gì giống Eùn quá vậy. Cũng đôi mắt, tuy già rồi, vết rạn chân chim nhiều rồi nhưng vẫn không sao phai mờ được nét đẹp mê hồn của cô Én ngày xưa. Cũng hai hàm răng tuy không sáng trắng như ngày xưa, nhưng vẫn là hàm răng đẹp, sít vào nhau, đều chằn chặn, được che bởi đôi môi giống như môi của người trong tranh. Đúng là Én rồi. Tôi tự trấn tĩnh, cố gắng che giấu bớt những cảm giác không bình thường đang trỗi dậy trong tôi. Như không dám nhìn thẳng vào mặt bà. Như không dám cất tiếng nói. Tình thế, buộc bà phải cất tiếng hỏi tôi trước: “Thưa ông cần gặp tôi có chuyện gì”.

    Bây giờ thì tôi nhận ra cảm giác ban đầu của tôi là chính xác. Vì rõ ràng giọng nói ấy là của Én, đích thị của Én. Con người ta, thời gian có thể tàn phá tất cả nhưng chắc chắn giọng nói thì không sao biến đổi được. Trẻ thế nào già thế vậy.

    Tim tôi thắt lại rồi lại nở bùng ra. Có thể là đây là duyên trời phật, người đã sắp xếp cho tôi cuộc hội ngộ này. Nghĩ thế, tôi vui lắm, dợm chân định đứng dậy ôm chầm lấy Én mà reo lên, ôi Én của tôi, tình yêu của tôi, nỗi đau khổ tột cùng của tôi. Nhưng mảnh đất dưới chân tôi đã ghì tôi xuống và bầu không khí tôi đang thở như một bàn tay đã bịt miệng tôi lại. Không, đây không còn là Én của thời tuổi trẻ của tôi, không còn là tình yêu của tôi nữa. Mà là lòng phản trắc, sự bội bạc. Là lòng căm thù.

    Tôi lại ngồi xuống ghế. Và vẫn tuyệt nhiên không hé răng lấy nửa lời. Tôi thầm trách Hải Minh, bày vẽ làm chi để bây giờ tôi thấy khó xử.

    Mấy chục năm nay, lòng tôi đã lạnh, vết thương lòng đã kín miệng và làng quê tôi cũng đã quên con người này rồi.

    Ngày nay người trẻ thì không biết gì đến Én. Người lớn tuổi thì nói Én đã chết lâu rồi. Ngày ấy, sau những biến cố kinh hoàng của gia đình tôi, Én đã bỏ làng ra đi. Người làng đồn bảo Én đi theo lão Đội Khoảnh về Ninh Bình, làm vợ hai của lão rồi không chịu nổi cảnh ghen tuông quá quắt của mụ vợ cả, Én đã phát điên đâm đầu vào đoàn tầu hoả mà chết không toàn thây. Nhưng lại có người bảo ngay ngày ấy, Én đã nhẩy xuống sông Hồng tự tử, mà nguyên nhân vì trót mang thai với lão đội Khoảnh nổi tiếng dâm dục rồi bị lão bỏ rơi. Tóm lại có cả hàng tá tin đồn khác nhau về Én mà tin nào nghe cũng đau tai nhức óc.

    Ôi, vậy thì tôi còn gặp lại con người này làm gì nữa. Quân phản phúc, kẻ bất nhân. Bất giác, tôi nhếch mép cười mỉa một mình. Vậy mà cô ta còn táng tận lương tâm nhờ đến sự chở che nơi cửa phật, tìm đến tiếng chuông tiếng mõ để trốn chạy sự truy đuổi của lương tâm.

    Thôi, chả nên dừng lại đây thêm một giây một phút nữa làm gì. Gần nửa thế kỷ qua, ông thần thời gian đã hiểu thấu lòng tôi, giúp tôi xoá nhoà gần như tất cả rồi, nay sao tôi lại nỡ phụ lòng ông cho sống lại làm chi. Vả lại, người xưa cũng đã nói “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng- Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”. Người đẹp cũng như danh tướng, không nên cho người đời thấy dung nhan lúc về già, hết cả oai phong, hết cả diễm lệ.

    · Xin lỗi, tôi lại phải đi ngay vì có người cần gặp gấp!

    Tôi móc trong túi quần chiếc máy điện thoại di động ra bấm mấy cái làm động giả. Từ lúc gặp Én đến giờ đây là câu nói đầu tiên tôi bật ra. Tôi cố nén giọng cho nó trầm xuống, lạc hẳn đi.

    Phần 3

    Tôi điện thoại báo cho Hải Minh tôi buộc phải phụ lòng anh, không thể tiếp tục công việc làm phim được, do toà soạn triệu hồi về gấp. Đành phải nói như thế dù tôi không muốn.

    Lòng nặng trĩu. Tôi trở lại Sài Gòn có cảm giác người, hành lý và cả cái máy bay đang ngồi như nặng thêm. Tôi không muốn kể lại chuyện nhà sư kỳ bí kia với bất cứ ai, kể cả với Hải Minh và vợ tôi. Tôi chỉ còn biết lấy công việc làm vui, lấy sự đẩy lùi những ám ảnh nặng nề của quá khứ, của hình ảnh Én và sư nữ Diệu Hằng ra khỏi tâm trí làm liều thuốc an thần.

    Tôi định bụng từ nay sẽ không trở ra quê nữa, sẽ chôn vùi tất cả. Nhưng rồi sự đời đâu có chiều lòng người. Mấy năm sau, ngoài quê có việc gọi là “việc họ”, buộc tôi phải quay trở ra, vì tôi là cháu đích tôn nên mọi người rất cần sự có mặt của tôi. Thời gian đầu do bận công việc toà soạn tôi chưa thể ra ngay được, đành phải để vợ tôi, hiện đã nghỉ hưu, về trước thay tôi. Họ tôi lúc này có hai việc lớn. Một là chỉnh trang, tôn tạo khu lăng mộ. Hai là xây dựng ngôi từ đường, công việc mà nhiều năm qua chúng tôi chưa làm được, trong khi ở làng ở xã các dòng họ khác tiến hành việc này rất rầm rộ, như muốn làm náo động cả âm cung. Họ Nguyễn ở làng Phú Tùng của chúng tôi lớn lắm, có tới vài trăm hộ với hàng ngàn xuất đinh. Vì thế, ngoài từ đường chung cho cả dòng họ, mỗi phân chi họ, còn muốn xây dựng cho mình một từ đường riêng. Chi họ Nguyễn Đức chúng tôi đáng lẽ ra ngay từ ngày đầu cũng phải làm như thế. Bây giờ mới tính đến chuyện này, cũng đã là muộn.

    Phần 4

    Gần hai giờ sau, chúng tôi có mặt ở bệnh viện tỉnh. Én được chuyển từ bệnh viện miền biển lên đây mới được mấy hôm. Không ai nỡ khắt khe với người sắp chết, tôi nghĩ thế nên định bụng kỳ này gặp Én sẽ không làm cho nàng khổ thêm về thái độ lạnh lùng quái đản của tôi như lần trước nữa. Mà sẽ cố gắng cải thiện làm cho không khí cuộc gặp gỡ dễ chịu hơn. Muốn thế hãy nói đến những chuyện vui. Biết đâu nhờ đó Én có thêm sức mạnh để chống lại bệnh tật. Trong những chuyện vui này, tôi sẽ kể cho Én nghe chuyện con sáo tôi nuôi ngày ấy. Nó rất thích ăên qủa duối chín, loại quả có rất sẵn trong hàng giậu trước cửa nhà Én. Mùa xuân duối chín vàng rực. Mà chỉ có nhà Én mới có thứ cây này. Nhờ đó mà tôi có được cái cớ để mỗi lần nhớ Én, muốn nhìn thấy Én tôi đến đó hái về cho sáo ăn, để được nhìn qua những quả duối chín vàng như những giọt mật ong, thấy Én của tôi, khuôn mặt trái xoan thanh tú, hàm răng trắng đều như hạt ngô non, hai con mắt long lanh như hai ngôi sao và bộ ngực thanh tân đẹp đến mê hồn. Rồi một hôm không may con sáo của tôi lăn đùng ra chết. Có lẽ nó bị bội thực do phải ăn quá nhiều quả duối. Con sáo chết, tôi ngẩn ngơ cả tháng trời, thương nó một, tôi thương tôi mười. Tôi làm sao còn cơ hội để được gặp Eùn nữa. Thế là tôi đánh liều nghĩ ra cách huấn luyện cho bầy gà ăn thứ trái cây này. ăn. Kết quả bị mẹ chửi cho một trận tơi bời.

    Nhưng tôi đâu còn được kể chuyện vui với Én nữa.

    Người nhà của nàng hét vào máy điện thoại di động của tôi. Muộn rồi bác ơi! Sư cô đã hôn mê sâu. Giờ chỉ còn thở ôxy. Tôi choáng váng, run cầm cập bước vào phòng cấp cứu.

    “Cách đây mấy phút nhà sư còn hỏi bác sắp ra đến đây chưa, chúng cháu bảo sắp rồi, nhà sư cười vui lắm, vậy mà không ngờ…” Mấy người làm công quả ở chùa Báo Thiên tình nguyện đi theo săn sóc sư cô Diệu Hằng nói với tôi. Tôi lặng người đi rồi bật khóc. Tuổi già giọt lệ như sương. Không ngờ tôi vẫn còn nước mắt. Tôi đến nắm lấy tay Én. 45 năm rồi hôm nay tôi mới lại được nắm lại bàn tay có mấy ngón dài búp măng ấy. Trong số này có một ngón ngày ấy tự tay tôi đã đeo vào một “chiếc nhẫn mặt vuông” bằng lá chuối bánh tẻ do tôi mầy mò cả buổi mới tết được thành. “Nhẫn cưới đây à anh! Em hạnh phúc quá!”, hôm ấy Én đã cười tươi nói với tôi như thế. Không sao cầm được nước mắt, tôi lại khóc. Người của nhà chùa kéo tôi ra một chỗ kín đáo đưa cho một chiếc hộp, bảo trước khi chìm sâu vào hôn mê, nhà sư có nhờ giao tận tay cho tôi. Người nhà chùa mở hộp lôi ra từng thứ như muốn kiểm đếm trước mặt tôi.

    Đó là một cuốn băng ghi âm và chiếc máy casette nhỏ. Là chiếc mõ, và quả chuông con, những thứ mấy chục năm nay hàng ngày Én vẫn dùng để tụng kinh, niệm phật.

    Ngay chiều hôm ấy, Én về với cõi Niết Bàn. Bên thi hài nàng chỉ có tôi và mấy người của chùa Báo Thiên.
    Last edited by giavui; 04-06-2014 at 11:48 PM.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 5

    Mùa xuân năm Mùi ấy, tôi bước vào tuổi 16 thần tiên. Điều đó có nghĩa, từ cậu bé, tôi đang trở thành một người lớn. Thành một người lớn thực sự. Tôi đã thành “chàng” rồi.

    Rất vui vì đó cũng là năm đầu tiên, quê tôi, một làng nhỏ, một đầu gối lên bờ đê một con sông lúc nào cũng đỏ lựng phù sa, đầu kia kề sát với quốc lộ 10, ngày trước từng tráng nhựa phẳng lì nhưng hồi kháng chiến chín năm nó đã bị đào lên tiêu thổ kháng chiến, để bây giờ lồi lõm, ổ gà, ổ trâu, bụi bay mù mịt. Tuy vậy nhờ có nó mà quê tôi có được những chiếc ô tô chạy qua và trở thành “văn minh” hơn nhiều nơi khác, vừa được giải phóng. Đây cũng là lần đầu tiên quê tôi, kể từ ngày tôi sinh ra đến nay, được biết thế nào là thanh bình, yên ả. Còn trước đó toàn là bom đạn liên miên, là tận mắt thấy từng cái chết. Ba tuổi, chứng kiến cảnh máy bay Mỹ ném bom xuống chiếc tầu chiến của Nhật đang hùng hổ chạy trên sông Hồng. Năm tuổi, đem bát cơm nguội ra ngõ định đưa cho đứa bé lúc nãy còn run tay giơ ra xin ăn thì bây giờ đã thấy nó chết gục ngay giữa lối đi, rãi rớt đầy mặt. Sáu tuổi, nghe tiếng đại bác của Pháp chiếm thành Nam Định. Bảy tuổi, Pháp tấn công sang quê tôi, bắn chết của nhà tôi con bò mộng cùng tuổi với tôi. Mười tuổi, sáng sớm theo người đi chợ Thông, đã thấy ông Cảm, nghe nói có âm mưu theo giặc, bị đội Thái Hùng diệt ác phá tề cắt đứt cổ rồi xẻ thịt thành hai mảnh bày lên tấm phản gỗ bóng nhẫy mỡ mà hàng ngày ông đồ tể Toạ vẫn dùng để bán thịt lợn. Mười một tuổi, giặc càn vào làng, gây ra vụ thảm sát Quang Thẩm, bắt đi hầu hết những thanh niên trai tráng, trói khít họ lại với nhau rồi đem ra bãi sông Hồng, bắt đứng thành hàng, xả súng bắn chết cả loạt như ngả rạ. Cái đêm các chú tôi đi lượm xác con cháu về, còn nhỏ quá tôi không được đi theo nhưng sáng hôm sau thì được nhìn thấy người chết nào bụng cũng to kềnh, trắng ởn như con lợn chết trôi. Nhưng cái đập vào mắt tôi mạnh nhất là những lỗ đạn bắn. Lỗ nào cũng đã se miệng, tròn xoe, xám xịt như lỗ mũi bò.

    Tóm lại suốt cả tuổi thơ, tôi luôn phải thắt tim, sởn óc trong khói súng, trong âm thanh hãi hùng phát ra từ gót giầy đinh của bọn lính lê dương, linh bảo hoàng nện cồm cộp xuống đường làng, xuống mảnh sân gạch nhỏ trước nhà, sau những giây phút yên ắng đến rợn người, khi đạn đại bác nã vào làng dọn đường cho bọn bộ binh vừa chấm dứt.

    Vậy mà nay quê tôi được hoà bình…

    Cho mãi mãi sau này, tôi vẫn không giải thích được vì sao cái không khí của mùa xuân năm ấy lại rạo rực trong tôi đến thế. Cảnh vật thì vẫn là cảnh vật từ ngàn xưa. Vẫn những cây xoan, mùa đông rụng hết lá, chìa lên bầu trời xám như chì những cành nhánh sù sì, gân guốc, đầu tù ra như những khúc chân chó . Vẫn những bụi tầm xuân gai góc kín đáo giấu mình trong bụi rậm để bất ngờ nở tung ra những chùm hoa phơn phớt hồng làm sáng rực cả một không gian. Đó cũng vẫn là những rãnh đất, vạt vườn lâu nay khô cằn, xơ xác vì nắng hanh gió bấc, nay bỗng đồng loạt đội lên nào bí nào bầu, nào mận, nào đào…những mầm cây non nớt e ấp mang hai bên hai mảnh lá con con như hai bàn tay tí hon giơ lên che gió và nắng. Đó còn là những chồi non nghe tiếng gọi của mùa xuân đã như những con chim ngủ đông rủ nhau đồng loạt chìa mỏ chui ra.

    Mùa xuân năm Mùi ấy gây ấn tượng mạnh cho tôi còn vì đó là mùa xuân đầu tiên trong đời tôi được gặp lại Én trong vóc dáng một cô gái tuổi dậy thì. Tôi nhớ mãi, buổi chiều xuân ấy, trời se se lạnh, có mưa bụi bay lay phay và những đám mây thấp ngang đầu, bay là là trên mặt đất tràn ngập màu xanh. Tôi vừa giắt được từ trong nhà ra con bê sắp vực mà bố mẹ tôi mới tậu được trong phiên chợ Thông ra cánh đồng cho nó gặm cỏ dọc theo các bờ ruộng cỏ xuân non tơ đang lên mơn mởn. Bất chợt tôi nhìn thấy Én. Mới ngày nào cô bé này còn còi cọc như que củi, tóc đỏ như râu ngô, vậy mà chỉ mấy năm xa làng, lên thị xã học, nay trở về làng đã thấy phổng phao hẳn lên. Năm ấy, Én 18, hơn tôi hai tuổi. Én là con gái ông Khán Vĩnh, người thời trẻ từng làm canh điền rồi kéo xe tay cho ông nội tôi, bây giờ về già sống bằng nghề bẫy chim vào mùa xuân, còn mùa đông thì bốc mộ. Ông Khán Vĩnh có cách bẫy chim rất lạ. Trên mảnh đất trống trước nhà, ông cho cắm chi chít những chiếc que dính đầy nhựa mít. Một con cú mèo bị buộc chân cho đậu trên một cành cây cắm giữa sân. Ông chọc cho con chim cú mèo kêu lên mấy tiếng. Và thế là, chỉ một lúc sau, không biết từ đâu, các loại chim thi nhau kéo đến, sà xuống gây chiến với cú mèo. Chúng bị dính nhựa mít, không bay lên được. (Không biết vì lý do gì mà các loài chim đều ghét cú mèo đến thế). Rồi cứ thế ông ra gỡ từng con chim cho vào lồng. Nghe nói có buổi ông kiếm được hàng chục con. Với nghề bẫy chim ông độc đáo thì với nghề bốc mộ ông cũng lạ lùng, ghê gớm chẳng kém . Ông từng tỉ mẩn gỡ từng miếng thịt, sợi gân chưa tiêu hết trong những chiếc quan tài vừa được đào lên rồi trưa hôm đó lại nắm xôi ăn bình thường, sau khi rửa tay qua loa bằng vài chén rượu. Ông Khán Vĩnh có hai người con. Vì mê chim nên ông đều lấy tên chim ra đặt tên con. Người con trai đầu năm ấy 26 tuổi mang tên Kền (chim kền kền), trong kháng chiến chống Pháp từng là du kích xã, người thứ hai là Én.Vợ ông chết đói năm Ất Dậu, nhưng vì nhà quá nghèo nên ông không dám lấy vợ lần nữa.

    Cũng như nhiều cô gái nông thôn ở thời kỳ này, Én nghèo lắm. Cái áo cô mặc trên người rách vá tứ tung không sao che hết được những phần đáng ra phải kín đáo trên cơ thể người con gái mới lớn. Đơn giản nhất là nhiều khi chiếc cúc chiếc khuy cài chẳng đủ, Én phải buộc nó lại bằng những cọng rơm, làm hôm ấy, tim tôi muốn nhảy ra ngoài khi Én bất ngờ cúi xuống cắt cỏ, để lồ lộ bên trong vạt áo hai bầu vú non tơ căng cứng, như cặp bánh dầy vừa nặn, hình ảnh sau này tôi chỉ nhìn thấy ở tượng thần Vệ nữ. Én khổ thế đấy, cái áo lót tân thời, gọi là xu chiêng hay corset, mà lúc này bắt đầu trở thành quen thuộc với các cô thôn nữ quê tôi, Én cũng không có được.

    Mơ ước được gặp Én là những điều thường trực trong tôi những ngày sau đó và đó cũng là nguyên nhân tôi thường tìm cớ để được gặp nàng. Khi thì trên đường đi học, tôi liều lĩnh bỏ bạn bè đang cùng đi trên đường, rẽ vào con ngõ nhỏ trước nhà nàng và gặp nàng đang làm một việc gì dó. Khi thì tôi thấy nàng vác cuốc đi sau ông bố ra đồng trong nắng ban mai rực rỡ và những giọt sương long lanh như sao sáng treo trên lá cỏ bên bước chân nàng. Nàng đâu có biết lúc đó tôi đang biến thành tượng đá ngay sau lưng nàng.

    Theo thời gian, càng ngày tôi càng mê Én, mê đến nỗi không lúc nào tôi không nghĩ đến nàng, đến nỗi, đi đâu, đứng đâu, ngồi đâu, bao giờ tôi cũng luôn tự hỏi: chỗ này nàng đã đến chưa, cái cây đa gốc rễ xù xì kia, cây gạo hoa nở đỏ như một ngọn lửa khổng lồ kia, đã bao giờ lọt vào đôi mắt đẹp đến mê hồn của nàng. Rồi tôi cứ lẩn thẩn phát ghen với mọi người, từ cha mẹ nàng đến bà hàng xóm kề bên. Những người ấy, họ sung sướng, hạnh phúc hơn tôi vì họ thường xuyên được gặp nàng, được trò chuyện với nàng. Cuối cùng sau một đêm mất ngủ, tôi quyết tâm phải tỏ tình với nàng. Tôi bỏ sẵn trong túi một bức thư viết rất ngắn gọn, có thế mới xoáy sâu, mới đánh trúng tim nàng được. Tôi viết rằng: “Én ơi, tôi yêu Én lắm”. Hôm sau tôi lại đi chăn bê. Lúc này tôi đang học cấp 2 trường huyện, cách nhà 5,6 cây số, sáng đi trưa về, buổi chiều phụ giúp bố mẹ việc đồng áng, bài vở dồn hết buổi tối. May sao, chiều ấy, như thường lệ, Én lại ra đồng cắt cỏ. Nhìn qua nhìn lại thấy cánh đồng vắng vẻ, tôi liều mình, mặc kệ tim đập như trống ếch, cột con bê lại rồi đi thẳng đến chỗ Én. Nhanh như đại bác bắn, tôi dúi mạnh vào túi áo Én lá thư rồi chạy biến đến chỗ con bê của mình. Cả buổi chiều hôm ấy tôi cứ thẩn thơ, thơ thẩn. Cứ như tự đốt cháy mình!

    Mấy hôm sau, tôi lại lựa thời cơ như lần trước, khi không thấy ai để ý đến mình, tôi dắt con bê lướt qua chỗ Én đang cắt cỏ rồi hỏi nhỏ: “Đọc thư tôi chưa”. Én trố mắt nhìn tôi, mãi sau mới nói được: “Chết! Không thể được cậu ạ. Gia đình cậu khác với gia dình tôi lắm”. Én gánh cỏ chạy như bay ra khỏi chỗ tôi đang đứng.

    Vậy mà tôi vẫn không sao từ bỏ tình yêu với Én vừa nhen lên trong tôi. Tôi lại lập kế mới. Nhân người chị họ tôi, hơn Én mấy tuổi, lấy chồng ở xa về chơi, hôm trở lại nhà chồng đã bỏ quên lại chiếc áo gụ còn mới. Tôi thủ luôn chiếc áo ấy, giấu kín trong người chờ đến tối đem đi tặng Én. Không khó khăn lắm để tôi làm việc này vì với gia đình ông Khán Vĩnh việc chúng tôi, con cháu cụ Hàn thân hành đến nhà xưa nay vẫn được coi là một niềm vui. Ông Khán Vĩnh cứ rối rít hết nâng bát nước mời tận tay tôi lại đưa cái điếu cầy đã tra thuốc vào nõ bật lửa cho tôi hút. Ông đâu biết làm thế chỉ khổ tôi vì lòng tôi lúc này đang nóng như lửa đốt. Lại thêm tội giấu cồm cộm trong người chiếc áo ấy nữa. May sao vừa lúc có người đứng ngoài ngõ gọi với vào rằng xóm trong có người thắt cổ cần nhờ ông Khán đến tháo dây hạ xuống. Ông Khán Vĩnh tất tưởi xuống bếp cầm cái bùi nhùi rơm vừa đi vừa thổi lửa, ánh sáng bập bùng như ma trơi . Còn lại mình tôi và Én đang nhấp nhổm có ý muốn đi theo bố, tôi nắm tay Én kéo lại. Én mở to hai con mắt nhìn tôi, sợ hãi. Tôi thì chả sợ. Mà trong nhà, lúc này có còn ai đâu. Anh Kền, lấy vợ và ở rể ở xóm trên có mấy khi về. Còn với ông Khán Vĩnh, giả sử ông có nhìn thấy tôi đang ôm Én chắc ông cũng chẳng nói gì. Đũa mốc đã chòi được mâm son rồi mà. Én buộc lòng phải theo tôi ra sau nhà. Trên mảnh vườn nhỏ, ánh trăng thượng tuần sáng mờ mờ nhưng cũng đủ soi rõ những luống ngô đang bồng con, xoã tóc phất phơ trong gió. Gió đem từ cánh đồng ngoài xa về mùi đất nồng nồng ngai ngái và tiếng ếch nhái kêu gọi nhau hội hè rộn rã. Tôi dẫn Én đến bên gốc một cây ổi để Én dựa lưng vào đấy còn tôi đứng đối diện. Tôi nhìn vào mắt Én trong khi Én nhìn ra ngoài ánh trăng. Trăng ngoài trời và trăng trong mắt Én cùng sáng một màu, màu gì tôi không định nghĩa nổi. Chờ cho Én hết hồi hộp, cho khuôn ngực thanh xuân của nàng bớt phập phồng, tôi mới rút trong người ra chiếc áo cũ ấy. “Tặng Én cái này”- “Gì thế cậu”- “Cái áo!”. Én vùng vằng: “Em chả dám đâu!”. Vừa nói Én vừa có ý muốn bỏ chạy. Và rồi Én bỏ chạy thật. Nàng tuột khỏi tay tôi. Không còn cách nào tôi chỉ còn biết nhanh như con sóc nắm lấy tà áo của Én kéo lại. Thế là, xoạc một cái, áo và người bị phân ly để phần chạy đi là tấm thân trần nõn nà, căng tràn sức sống, phần còn lại trong tay tôi là mảnh áo rách của Én. Thế là Én buộc lòng phải quay lại với tôi. Tôi lấy cái áo cũ của chị tôi khoác hờ lên cơ thể Én. Khuôn ngực thanh xuân lồ lộ đưới ánh trăng. Oâi tạo hoá ơi, người thật vĩ đại, thật tài hoa khi tạo ra cho loài người báu vật này. Tình yêu rồi cả dục vọng nữa thôi thúc tôi phải nhanh chóng chiếm lĩnh lấy kỳ quan ấy. Nhưng tôi đâu dám. Đúng hơn, tôi chỉ dám sau khi khoác chiếc áo lên người của Én thì cài khuy lại cho nàng, thì vuốt ve cho nóù phẳng, cho nó bó sát các đường cong. Một lần nữa bàn tay tôi lại chạm vào làn da thịt ấy. Chắc Én mới tắm xong, tắm trước khi gặp tôi mấy phút. Bởi rõ ràng vẫn còn đó những mụn gai ốc li ti nổi lên trên vồng ngực, làm tê dại hết cả mười đầu ngón tay tôi. Bất giác tôi ôm chặt lấy Én và đặt lên khắp da thịt nàng những cái hôn. Rồi tôi ra về. Sung sướng và hãi hùng. Lo sợ và yên tâm. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là con gái và da thịt con gái. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là tình yêu và nhục cảm.

    Một hôm, không kìm hãm nổi lòng mình, đánh liều tôi hỏi mẹ tôi về Én.

    Không ngờ mẹ tôi hỏi ngược lại:

    · Mày thích nó phải không?

    Tôi đỏ bừng mặt, công nhận:

    · Vâng, thế thì sao hả bu?

    · Thì mày ra khỏi cái nhà này ngay !

    Tôi bối rối:

    · Sao vậy ? · Còn sao với giăng gì nữa. Bố nó, ông Khán Vĩnh, là canh điền, là phu kéo xe cho ông nội mày đấy.

    · Nếu thế thì đã sao?

    Mẹ tôi trừng mắt nhìn tôi:

    · Thì không được. Là họ nhà tôm lộn cứt lên đầu.

    Mẹ tôi nói vậy nhưng tôi đâu có nản. Tình yêu mà! Tôi nhớ trong thời kỳ này, có một đêm mưa phùn gió bấc, đến rủ Tường, thằng bạn nối khố xuống làng Sáo Đền, cách làng tôi một cánh đồng để xem phim. Vừa mở bức mành, tôi đã giật mình vì Eùn đã có mặt ở đấy từ trước. Chỉ có thế thôi, đúng là chỉ có thế mà đêm ấy tôi trằn trọc không sao ngủ được. Tôi cứ tưởng chuyện này chỉ có riêng tôi biết nào ngờ ở giừơng bên mẹ tôi phát hiện ra. Bà hỏi, tôi chống chế: “Tại chập tối con uống nước chè đặc ở nhà thằng Tường!”. Mẹ tôi cười thành tiếng: “ Anh gặp con Én phải không?”. Tôi chịu mẹ tôi tinh ý . Rồi tôi phải lên Búng trọ học. Sau cái đêm tình cờ gặp Én, tâm trạng tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Tôi chỉ nghĩ đến Én. Ân nghĩ. Ngủ nghĩ. Đi đường cũng nghĩ. Gặp ai hoặc ngồi với ai tôi cũng chỉ muốn nói về Én. Mẹ tôi không khó khăn gì để không nhận ra điều ấy. Vì thế đã có một buổi trưa thứ bảy khá lạ lùng của đời tôi. Trong bữa cơm tôi vừa mới gắp miếng thức ăn (rau bí ngô xào - mãi mãi sau này, tôi không thể nào quên được món ăn dân dã ấy) định đưa lên miệng thì bị mẹ tôi trừng mắt, hỏi :

    · Mày phải lòng con Én phải không?

    Tôi chưa kịp thanh minh và cũng không biết nên thanh minh thế nào thì mẹ tôi đã dồn tiếp:

    · Thằng Phổng nó đang đe giết mày đấy.

    Phổng là người đang ngấp nghé Én.

    · Để bảo đảm tính mạng cho mày, từ mai tao cấm mày về nhà, cứ ở yên trên đó, hết gạo tao gánh lên.

    Về sau tôi mới biết đây là câu mẹ tôi doạ tôi. Bà vẫn kiên quyết không cho tôi yêu Én, mà bà cho là không môn đăng hộ đối. Biết tính mẹ tôi nghiêm khắc, đã nói con cái phải nghe, từ hôm đó tôi không dám về làng nữa. Càng không được về làng, tôi càng nhớ Én hơn. Tôi chỉ buồn là không nói được cho Én rõ về cái điều khiến mẹ tôi cấm, không cho tôi chủ nhật được về làng. Tôi đâu có ngờ Én biết và nàng đã chủ động viết thư cho tôi. Lá thư đầu tiên.

    Thư được gửi qua một “hòm thư đặc biệt”. Buổi sáng sớm, tôi đang ngồi ôn bài trước cửa nhà trọ thì có người con gái vốn là bạn của Én gánh gạo đi qua. Hồi này các cô gái làng tôi thường nhận thóc của kho nhà nước đem về xay thành gạo để lấy cám và tiền công.

    Người bạn gái của Én dúi vào tay tôi cái phong bì nhỏ, nói thật nhanh như sợ có ai nghe thấy: “Cái Én gửi anh” . Tôi nhận thư, toàn thân lại run lên lần nữa. Ôi, vậy ra nàng vẫn còn nghĩ đến tôi. Sợ bạn bè biết, tôi lén đem thư ra sau nhà để đọc. Chữ nàng xấu hay đẹp (mà thực ra là xấu như gà bới), câu cú thế nào tôi không để ý đến, chỉ thấy có cái gì linh thiêng đến ma quái trong mỗi dòng chữ của bức thư. Tôi cứ đọc đi đọc lại, đọc xong lại giơ ra ngắm. Tôi nghe rõ trong thư có giọng nói, có hơi thở của nàng. Nàng viết rằng nàng rất buồn khi nghe tin tôi vì nàng mà từ nay chủ nhật không được về nhà. Nàng trách yêu nhau đã mấy tháng rồi, chưa đủ gan góc để chống chọi với mọi biến cố hay sao mà còn nhát thế…

    · Chết nhá, đọc thư tình, tôi bắt quả tang.

    Thằng bạn trọ cùng nhà thét tướng lên làm tôi giật nẩy người, tim muốn rơi khỏi lồng ngực. Hoá ra cậu ta rình tôi từ lúc nào không hay.

    Tôi không thể tiếp tục đọc thư nàng được nữa. Buồn và bực. Nếu không vì những cảm xúc lâng lâng do lá thư nàng đem lại chắc tôi đã táng vào mặt thằng bạn cú tát trời giáng rồi. Tôi cuộn nhỏ lá thư nhét sâu vào trong túi áo rồi cắp sách đi học, lòng đầy nuối tiếc.

    Tối hôm ấy, nhớ thư nàng quá, tôi lại tìm cách đọc lại. Để tránh sự rình mò của thằng bạn, tôi thắp đèn rồi đem thư ra chuồng xí để đọc. Có hiểu sự bẩn thỉu, khai thối đến rợn người, lợm giọng của những nơi gọi là “nhà vệ sinh” ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ thời kỳ này mới thấy sự bất chấp, sự mê muội đến mụ người trước ma lực của tình yêu trong tuổi mới lớn của tôi mạnh mẽ đến chừng nào.

    Nhưng đấy là chuyện của mấy tháng đầu năm Ất Mùi, 1955. Còn sau đó, chỉ mấy ngày thôi, tình hình đã đổi khác hoàn toàn. Ông biến thành thằng. Thằng đổi thành ông. Quay ngoắt đi 180 độ. Chuyện bắt đầu từ giây phút những ông Đội đeo ba lô về làng tôi và cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất bắt đầu.
    Last edited by giavui; 04-06-2014 at 11:51 PM.

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 6

    Một hôm, có một người đàn ông, mặc bộ quần áo màu gụ, thứ y phục quen thuộc của những cán bộ Việt Minh lúc bấy giờ, đeo cái túi dết bằng vải ka ki tự khâu, chân đi đôi dép cao su mà sau này gọi là dép lốp, đến nhà tôi. Tôi nhận ra đó là ông Hứa, cán bộ ngành lương thực, từng ăn dầm ở dề nhà tôi cả mấy tháng trời để vừa thu mua thóc cho chính phủ vừa lo đục tường, phá cửa biến ngôi nhà gỗ lim hướng tây của gia đình tôi thành kho chứa thóc cho nhà nước. Việc biến cái riêng thành cái chung này hoàn toàn là sự tự nguyện của bố mẹ tôi, muốn được đóng góp chút công sức và tài sản cho cách mạng vào thời kỳ đầu miền Bắc mới được giải phóng, còn biết bao khó khăn chồng chất. Từ đấy toàn bộ sinh hoạt của gia đình tôi gói gọn trong căn nhà ba gian lợp rạ, chật hẹp, dựng tạm trên cái nền của cái nhà 7 gian cũ trước đây bị bọn Pháp rỡ mang lên bốt Lãng Điền làm nhà ở cho vợ con binh lính . Chật chội lắm. Nhưng cả nhà tôi lại lấy đó làm vui. Bởi nghĩ rằng mình được phục vụ xã, phục vụ cách mạng, như thế là hạnh phúc lắm rồi. Với lại, khó khăn bây giờ nhằm nhò gì với nỗi kinh hoàng khi bọn giặc Pháp còn chiếm đóng ở đây. Cứ nhìn ngay xuống cái nền nhà này thì rõ. Vết tích tội ác của chúng vẫn còn rành rành kia. Đó là một buổi trưa hè, năm 1953, khi cả nhà tôi đang quây quần bên mâm cơm thì bỗng nghe từ phía thị xã, đánh “ục” một cái, tiếng nổ đầu nòng của một quả đạn đại bác. Cũng như mọi khi, nghe thấy tiếng “nổ” ấy, chúng tôi đều im lặng lắng tai dự đoán xem lần này chúng bắn về đâu. Bởi nếu đó là tiếng “oành” thì đạn nổ hơi xa. Còn nếu là “oàng” là đã quá gần, có khi ở ngay nhà bên cạnh. Nhưng hôm nay chẳng “oành” cũng chẳng “oàng”, chỉ thấy cộc một tiếng, cái đầu đạn to như bắp chuối, xuyên thủng mái nhà, rơi thẳng xuống đất, nằm chềnh ềnh ngay bên cạnh mâm cơm chúng tôi đang ăn. Hoá ra viên đạn ấy bị câm. Cả nhà tôi bàng hoàng, nếu nó không câm miệng hến như thế, chắc họ hàng, làng nước chỉ còn cách dùng cuốc xẻng hốt cả nhà tôi vào một đống rồi chôn chung một lỗ.

    Cho nên thực lòng mà nói được đóng góp chút gì cho cách mạng đối với gia đình chúng tôi là một niềm vui không gì so sánh được. Vậy mà bây giờ cái niềm vui ấy đang có nguy cơ bị cướp mất khi ông cán bộ Hứa nói thẳng:

    · Chúng tôi sẽ cho chuyển hết số thóc trong kho này đi ! Kho thóc của chính phủ từ nay sẽ không đặt ở nhà ông bà nữa.

    Bố tôi cứ ngớ người ra. Còn tôi thì bàng hoàng. Bố tôi run giọng hỏi lại:

    · Vì sao vậy ông?

    · Vì … vì… Thôi cái này ông hỏi cấp trên sẽ rõ.

    Bố tôi như muốn khóc. Thấy vậy, mãi sau ông Hứa mới đáp nửa kín nửa hở:

    - Nghe đâu sắp có cuộc Cải cách ruộng đất gì đấy…

    · Cải cách thì liên quan gì đến chuyện này?

    · Có đấy, vì hình như gia đình ông thuộc vào diện…Thôi, tôi không nói nữa. Chỗ thân tình tôi đưa ông cái này, ông đọc thì sẽ rõ.

    Ông rút trong túi dết ra tập tài liệu mỏng đưa cho bố tôi rồi lùi lũi bỏ đi.

    Tôi cầm tập tài liệu ấy lên tay. Nó chỉ to bằng bàn tay, giấy đen, đầy những cọng rơm. Dòng chữ trang đầu đập ngay vào mắt: “LUẬT CẲI CÁCH RUỘNG ĐẤT” và con số ghi niên hiệu năm tập sách ra đời: 1953. Sau này, tôi mới được biết, đó là năm Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua trong khoá họp lần thứ 3 ngày 4 tháng 12 năm 1953, tại căn cứ kháng chiến Việt Bắc .

    Ngay chiều hôm ấy có tới hàng trăm thanh niên quang thúng lỉnh kỉnh, cười nói bô lô ba la đã tề tựu trong mảnh sân gạch nhà tôi. Họ chuyển thóc từ nhà tôi sang kho mới đặt ở từ đường ông Thoại, cùng xóm .

    Trong số những thanh niên này, dù biết chắc rằng sẽ có Én, vậy mà khi nhìn thấy nàng hai má đỏ ửng mặc cái áo tôi tặng hôm trước, từ ngoài ngõ quẩy đôi quang thúng bước vào sân , tôi vẫn cứ bối rối. Đứng sau cánh cửa nhìn nàng, lòng tôi buồn rười rượi. Én ơi, liệu chúng ta còn có nhau không.

    Không bao lâu sau, toàn bộ số thóc mấy nghìn thùng chất cao đến tận nóc nhà đã bị chuyển đi sạch sành sanh, kể cả bộ khung gỗ và những tấm liếp đan bằng tre. Sẩm tối, kéo nhau lên thăm lại căn nhà cũ, bố con tôi nhìn mà ngao ngán. Tất cả lạnh tanh, trống trải. Nhận lại nhà đáng lẽ chúng tôi phải vui, đằng này lại buồn nẫu ruột.

    Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, cách mạng hay chính xác hơn, chính quyền xã này đã từ chối gia đình tôi, loại chúng tôi ra khỏi cộng đồng. Chúng tôi sẽ phải đối mặt với một cái gì không bình thường đây.

    Bố tôi bảo:

    · Họ chê bai thế này có nghĩa là cuộc cải cách ruộng đất sắp tới nhà mình bị gay go rồi. Dứt khoát là thế.

    Mẹ tôi bảo:

    · Thầy mày cứ lo hão. Nhà mình xưa nay có giầu có hơn ai.

    Tôi nói:

    · Thầy đưa quyển sách lúc nãy cho con.

    Bố tôi lật đầu giường lấy sách định đưa, sau nghĩ thế nào lại bảo:

    · Để đấy đã.

    Tôi không hiểu bố tôi định làm gì. Nhìn theo thì thấy ông đi đến chỗ chiếc máy khâu, hiệu Minato, phương tiện lâu nay bố tôi vẫn dùng để kiếm thêm tiền phụ giúp mẹ tôi. Ông đạp máy, may lại tập sách. Hình như bố tôi sợ cái ghim sắt gỉ sét, mỏng mảnh kia không đủ sức giữ cho cuốn sách được vẹn toàn… Cũng có nghĩa ông sợ chỗ dựa tinh thần duy nhất của gia đình tôi lúc này bị xộc xệch, lung lay!

    Tứ đấy và những ngày sau, bố mẹ tôi và tôi chỉ xoáy vào từng điểm của cuốn Luật để hỏi nhau và dằn vặt nhau. Theo đó đã gọi là địa chủ thì phải có ruộng đất mà ruộng đất phải nhiều và phải bóc lột địa tô. Hôm ấy quẫn trí quá, tôi đã như quan toà truy hỏi bị cáo là mẹ tôi, vì lâu nay trong gia đình tôi mẹ tôi gần như giữ quyền quản lý.

    Quan toà: Số ruộng đất nhà này là bao nhiêu.

    Bị cáo: 6 mẫu! (Hơn 3 mẫu mới được một ha. Tính ra ruộng đất của nhà tôi chưa được 2 hecta)

    Quan toà: Nguồn gốc.

    Bị cáo: Mua. Dành dụm bao nhiêu năm trời từ tiền đi buôn của vợ, tiền làm máy khâu của chồng.

    Quan toà: Có bóc lột địa tô.

    Bị cáo: 30 cân, một sào, không nhiều hơn so với quy định của chính phủ trong Luật.

    Như vậy thì gia đình này có đội đít mà nâng lên cũng không thể nào thành địa chủ được. Mẹ tôi nói thế. Nhưng tôi biết theo luật thì thế chứ khi vận dụng vào thực tế thì đâu như thế. Nhiều khi còn là nhân thân, là nguồn gốc xuất thân.

    Tôi lại làm quan toà lần nữa và lần này thì mẹ tôi cho tôi biết nhân thân của bà. Thì ra tuy là con quan huyện thật đấy (ông thân sinh ra mẹ tôi là Nguyễn Quýnh, sau khi đỗ Cử nhân đã được bổ làm tri huyện huyện Nam Xương, nay thuộc tỉnh Hà Tây vào năm 1886. Gần đây tôi được biết điều này là do được đọc cuốn “Ông Nghè ông Cống, triều Nguyễn”) nhưng là con vợ ba, mà vợ ba ngày trước chỉ là nàng hầu nên mẹ tôi phải vất vả khổ sở từ thuở bé. Đã vậy sau khi sinh mẹ tôi, ông ngoại tôi lại về hưu, quyền hành chẳng còn nên bổng lộc cũng không. Đến năm mẹ tôi mười tuổi thì bà ngoại tôi chết. Chôn cất bà ngoại xong, ngoài dì Sót do còn quá nhỏ nên được đưa về quê ngoại để nuôi, còn mẹ tôi và dì Khuê lập tức phải dời bỏ quê hương theo người lớn về Hà Nội để làm con ở. Mới 10 tuổi đầu, mà ngày nào, 3, 4 giờ sáng, mẹ tôi cũng bị đánh thức bằng đấm, bằng đạp, bằng cả trò đập tã lót ướt sũng nước đái trẻ con vào mặt. Như vậy sao bảo mẹ tôi là người không lao động được. Lại đóng vai quan toà, tôi hỏi mẹ lần nữa.

    · Nhưng đó là thời trẻ. Còn sau này !

    · Thì vẫn là lao động, là đi buôn đi bán khắp chợ cùng quê, rạc cả gấu váy, rồi bố mày nữa, ngày đêm còng lưng ra đạp máy khâu, có được đồng nào tích cóp lại, thuê người cày bừa, cấy hái, như vậy mà bảo chúng tao bóc lột à? Là sự đổi công chứ…

    · Vậy còn thầy .

    · Thì cũng vất vả kém gì bu đâu. Tuy là con cụ Hàn nhưng là Hàn mua thôi. Đã vậy cụ Hàn còn bị phá sản vì có bao nhiêu ruộng đất, tài sản phải bán hết, trắng tay sau vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu đất đai với đám Hàn Phụ Hàn Bồng về cái ấp ở Thiện Tùng dưới huyện miền biển.

    Nhờ mẹ tôi nói tôi mới biết trước đây, ông nội tôi có bỏ ra khá nhiều tiền của trâu bò thóc gạo ra giúp hàng trăm hộ nông dân ở cái ấp này phục hồi sản xuất sau khi một trận sóng thần khủng khiếp xảy ra vào năm 1904, quét sạch toàn bộ nhà cửa, cây cối, hoa màu ra biển cả mênh mông. Biết tiếng ông nội tôi xưa nay hay làm việc thiện, bà con nông dân ở ấp này đã cử đại diện lên quê tôi, cách ấp Thiện Tùng gần 30 cây số, để xin ông nội tôi “ra tay cứu giúp” cho bà con phục hồi sản xuất. Ông nội tôi đã dốc toàn bộ thóc lúa, trâu bò, tiền bạc ra giúp bà con. Nhờ thế mà ấp Thiện Tùng lại được như xưa. Nhà cửa lại cất lên. Cây cối lại tươi tốt. Lúa ngô lại xanh mướt cánh đồng. Thôn ấp lại vang rộn tiếng hát, tiếng cười, tiếng trẻ học bài. Dân ấp Thiện Tùng biết ơn ông nội tôi, đã tôn cụ làm thành hoàng ngay khi cụ còn sống. Các triều vua Thành Thái, Khải Định lần lượt xuống chỉ sắc phong cho đình thờ thành hoàng này. Sau đấy không lâu, cánh Hàn Phụ, Hàn Bồng ở bên kia sông Hồng, nghe tin đã đâm đơn kiện ông nội tôi với lý do, cái ấp này nguyên là của nhà họ, ông nội tôi đã lấn chiếm. Họ là dân có con cháu Tây học, thành thạo pháp luật nên đã thắng ông nội tôi trong vụ kiện này. Kết qủa ông nội tôi không chỉ mất trắng cái ấp Thiện Tùng mà còn phải đóng án phí đền bù thiệt hại cho bên nguyên đơn, với một số tiền khá lớn, đến nỗi, ông nội tôi phải bán đi gần hết số ruộng hiện có mới thoát khỏi tù đầy.

    Do đó mà bố tôi cùng các ông chú bà cô, đúng là tiếng cả nhà thanh, mang tiếng con nhà giầu nhưng ruộng đất, tài sản còn lại chẳng đáng là bao. Cáùc ôngï lại không được học hành đến nơi đến chốn, do ông nội tôi ghét Tây xâm lược không cho con cái học cái chữ mà cụ bảo loằng ngoằng như cái xích chó, trong khi chữ nho đã đến thời mạt vận. Kỳ thi cuối cùng của thứ chữ thánh hiền này xảy ra đúng vào lúc bố tôi và các chú đang tuổi học hành.

    Thế là, vào đời, học vấn không co,ù bố tôi và mấy chú buộc phải lặn lội vào Nam kỳ và Campuchia làm phu cao su trong các đồn điền của người Pháp.

    - Vậy sao bảo thầy mày bóc với lột được!

    Càng nghe mẹ tôi nói đầu óc tôi càng sáng ra. Tôi giở lại tập “Luật cải cách ruộng đất” ra xem một lần nữa. Điều 12,mục 5 ghi rõ: “Những người có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động,vì bận làm nghề khác mà phải phát canh thu tô hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ. Không đụng đến ruộng đất và tài sản của họ”. Gia đình tôi rõ ràng là rơi vào điều vào mục này rồi. “Vì thiếu sức lao động!”. Đúng rồi còn gì. “ Bận việc làm”. Thì cũng đúng nốt. Từ nhỏ đến lớn gần như tôi không thấy mấy khi mẹ tôi có mặt ở nhà. Bà đi hết chợ Thông đến chợ Búng, chợ Sóc, có chợ cách nhà cả hai mươi cây số. Mà toàn là gánh nặng và đi bộ, phải thức dậy từ ba bốn giờ sáng mới kịp. Còn bố tôi thì sau khi hết công-tra, về quê, cưới mẹ tôi, học thêm nghề thợ may, từ đấy ông bị cột chặt vào chiếc máy khâu, hết tháng này năm khác, “đít dầy như cái mo nang”, bố tôi thường bảo thế. Ông còn sợ cái nghề này như sợ định mệnh, đến nỗi mỗi lần tôi trèo lên chiếc ghế may đều bị ông đuổi xuống. “Một mình đời thầy đã khổ rồi, chẳng lẽ lại truyền đến đời con”. Như vậy những điều quy định trong Luật đã rõ ràng như ban ngày, chả còn điều gì khó hiểu nữa. Gia đình tôi dứt khoát không phải là địa chủ rồi! “Dứt khoát không phải là địa chủ rồi!” Sung sướng quá…Tôi hét to lên. Tôi reo lên như một thằng điên. Rồi tôi hát “Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở…”. Tôi hát thế vì vừa nghe trên cây nhãn ngoài bờ ao nhà tôi người phụ trách thông tin tuyên truyền xóm phát thanh qua cái loa bằng sắt tây rằng: “Hôm nay là kỷ niệm một năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ…”

    Hát rồi reo to không đủ. Tôi phải chạy ngay ra nhà Én. Nhưng Én không có nhà. Nàng đi họp thanh niên chuẩn bị cho buổi lễ chào mừng Đội Cải cách ra mắt dân làng rồi. Nhìn vẻ mặt lạnh tanh của Kền, tự dưng tôi thấy lo sợ. Hình như sắp có chuyện không hay xảy ra rồi. Tôi lầm lũi quay về nhà.
    Last edited by giavui; 04-06-2014 at 11:52 PM.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 7

    Lần này thì tôi chưa vào Sài Gòn ngay. Là trưởng của một chi họ, tôi không thể vắng mặt trong những ngày quan trọng này. Tôi điện vào trong đó xin phép Tổng biên tập linh động cho phép tôi được ở ngoài này thêm một thời gian nữa. Tôi hứa sẽ đều đặn gửi bài vào toà soạn qua email. Rất may, tôi vừa sắm được chiếc máy vi tính xách tay. Tổng biên tập đồng ý. Thế là cái “văn phòng lưu động” nhỏ bé này đã giúp tôi đắc lực trong việc gửi bài vở và làm cầu nối cho tôi liên lạc được thường xuyên với toà soạn. Vì thế, tại quê, cứ chiều thứ hai hàng tuần, tôi “meo” bài vào Sài Gòn để toà soạn dàn trang, trình bày đưa nhà in và hai ba hôm sau ra cái sạp báo đầu làng, tôi đã được đọc số báo có bài mình mới gửi vào mấy hôm trước. Cũng may, nhờ báo tôi là tờ báo “nguội” nên tôi mới được như thế, chứ với báo “nóng”, tin tức cần cập nhật thì chắc tôi cũng chẳng dám ở lại ngoài này thêm vài ngày nữa. Nhờ thế mà tôi vừa yên tâm với công việc của mình, vừa chu đáo với công việc của chi họ.

    Chiều hôm ấy, sau khi lễ tang, lễ hoả táng và lễ cầu siêu của Eùn hoàn tất, một lần nữa, tôi thành kính nâng lên tay chiếc hũ sành da lươn đựng tro di hài của Eùn, đồng thời cũng là đựng tình yêu và những kỷ niệm êm đềm của tuổi xuân của tôi, tạm biệt chùa Báo Thiên, tôi buồn bã trở về làng Phú Tùng của tôi.

    Tôi kín đáo chuẩn bị bàn thờ riêng, trên đó có hương trầm nghi ngút, có bức ảnh Én thời trẻ mà tôi còn lưu giữ được. Tôi cũng đặt lên đó chiếc máy cassette cùng cuốn băng ghi âm của Én . Gióng lên hồi chuông và gõ lên tiếng mõ, tôi đưa cuốn băng vào máy bật lên và ngồi thiền. Én hiện về qua giọng nói còn mang đậm âm sắc của tuổi 18 năm nào. Chập chờn hư ảo. Lúc xa lúc gần. Tôi như sống lại tuổi thanh xuân tươi đẹp nhưng đầy cay đắng của mình.

    “Anh thân yêu! Lần đầu tiên, sau gần 50 năm em mới được gọi anh bằng cái tiếng bình thường nhưng rất thân thương này đấy.Trước đây nào em có được gọi thế. Anh còn nhớ không, ngày đầu em chỉ dám gọi anh bằng “cậu” thôi, mặc dù em biết anh không muốn thế! Sau đó mạnh bạo hơn em cũng chỉ được xưng “em với anh” có vài lần nữa, để rồi sau đó Đội về là cả hai chúng ta đều phải im lặng, riêng em chỉ dám gọi anh bằng ánh mắt nhìn. Tệ hơn nữa, chắc anh không ngờ đâu, có lầøn em phải gọi anh bằng “thằng”, khi vắng mặt anh, đấy là khi lão Kền và lão đội Khoảnh, bắt em phải như thế. Em đau đớn lắm nhưng may cho em là ngày ấy anh hiểu em, hiểu cái nguyên nhân buộc em phải làm như thế.

    Anh thân yêu! Cái hôm anh bỗng dưng tìm đến chùa Báo Thiên gặp ni sư Diệu Hằng rồi anh trốn chạy em ấy, tuy rất buồn nhưng rồi em lại thấy đó là niềm vui, vì đó lại chính là thời điểm tạo nên bước ngoặt của đời em, thời điểm của một tội đồ được thanh thản thú tội, thời điểm của một con người từ trong bóng tối được bước ra ánh sáng.

    Nói thật với anh, hôm đó, bằng linh cảm, ngay từ lúc còn đứng ngoài xa, em đã nhận ra anh. Giấu làm sao được khuôn mặt và hai con mắt ấy. Em biết anh cũng đã nhận ra em ngay từ lúc ấy, nhưng rồi cả anh, cả em, chúng ta không ai dám nhìn thẳng vào mặt nhau. Em thì vì sợ còn anh thì vì giận. Anh ơi, em đoán là cho đến lúc này, anh vẫn chưa thể hiểu ra được vì sao em lại ra thế này anh nhỉ, vì sao từ đứa con gái quê mùa, nghèo khó, có cái tên dân dã như củ khoai hạt thóc Bùi Thị Én lại thành ni sư với cái tên Diệu Hằng sang trọng và bí ẩn. Rồi từ từ anh sẽ hiểu, nhất là với cuốn băng anh đang có trong tay này.

    Anh ạ! Em bị bệnh ung thư đang ở giai đoạn cuối. Bác sĩ dự đoán em có sống lâu cũng chỉ hai năm nữa. Em đã định mang toàn bộ những bí mật của đời em xuống tuyền đài nhưng rồi em đã không làm được việc ấy, kể từ hôm em gặp lại anh. Bởi nếu em cứ tiếp tục giấu anh thì sẽ làm anh bị tổn thương, sẽ làm anh tiếp tục bị mất thăng bằng trong cuộc sống. Vì thế em quyết định nói tất cả với anh. Chiếc máy ghi âm và cuộn băng sẽ giúp em thực hiện ý nguyện và chắc chắn đó là những lời trung thực nhất. Em cần phải tranh cướp thời gian để trò chuyện với anh, vì em biết từ nay đến khi em không còn có thể cất lên giọng nói được nữa thời gian không còn nhiều , vì em bị ung thư vòm họng đang ở giai đoạn cuối mà anh. Với cuốn băng ghi âm này, em sẽ trò chuyện với anh mỗi đêm, khi lòng em lắng xuống. Hiện diện cùng em trong những lúc như thế này là gương mặt hiền từ của đức Phật từ bi, người đang ngự trên toà sen. Em chỉ mong anh sau này mỗi lần nghe lại tiếng nói của em, anh hãy im lặng như đang ngồi thiền. Chỉ có thế anh mới hiểu em hơn.

    Anh thân yêu, em không dám đòi hỏi ở anh gì nhiều đâu. Em chỉ mong mỗi lần đến với em, anh hãy thanh thản thắp nhang lên, ba nén thôi anh nhé rồi trong khói hương nghi ngút như có sự chứng giám của lòng em, anh gióng lên năm tiếng chuông và gõ lên bẩy tiếng mõ. Khói nhang sẽ đánh thức tâm linh. Tiếng chuông sẽ đưa anh về với cõi xa xăm vì ở đó có em để em được gặp anh. Tiếng mõ sẽ đưa anh về với thực tại để anh làm tiếp những công việc còn đang dang dở trên cõi đời này. Cứ như thế anh nhé! Em chào anh!

    Phần 8

    Mất cả một buổi tối nghe anh em cháu chắt bàn bạc cãi nhau ỏm tỏi, với tư cách trưởng chi họ, tôi đưa ra quyết định cuối cùng: Chỉ xây tháp lưu niệm , chứ không xây từ đường, bái đường…vì không có đắt, vì đơn gỉản mảnh dất hiện có, chỉ có được 6 mét vuông, vừa đủ xây một cái tháp thờ với mảnh sân nhỏ bằng cái chiếu làm chỗ đứng thắp nhang.

    Đám con cháu được huy động về xây tháp khá đông, xa nhất thì ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh gần nhất tất nhiên là ở tại làng. Toàn bộ kinh phí xây dựng khoảng 3 cây vàng, do cô Quỳ, em con chú Bẩy tôi (ông nội tôi, cụ Hàn Bằng, có 7 người con trai, được gọi tên tục theo thứ tự: Cả, Hai, Ba…) hiện sống ở Canada bao trọn gói. Vợ tôi, để nhà cửa lại ở Sài Gòn cho con cái trông nom, ra đây nấu ăn phục vụ công trình và quản lý chi tiêu. Tôi được chi họ cử làm tổng chỉ huy “công trình” .

    Đến lúc này, đành phải nói thật, việc bày vẽ lôi thôi này không phải là ý muốn của chúng tôi. Con đâu cha mẹ đấy, lập bàn thờ ông bà cha mẹ ở nơi khác, thậm chí ở nước ngoài thì cũng đã sao. Ai dám cho thế là bất hiếu. Khốn nỗi, ai sống ở nông thôn miền Bắc thời gian qua hẳn rõ. Chả biết từ đâu mà cứ như một cơn lên đồng tập thể, khắp chốn khắp nơi, người người đua nhau xây cất, tôn tạo hết từ đường này đến lăng mộ nọ. Lúc đầu còn lẻ tẻ sau thành phong trào. Mà đã là phong trào thì không lực nào ngăn cản nổi. Giá bảo phú quý sinh lễ nghĩa đã đành, đằng này nhiều người còn phải ăn đói nhịn khát vậy mà ngày giỗ chạp cỗ bàn cũng cứ phải linh đình. Nhiều người còn phải chui rúc trong căn nhà xập xệ nhưng phần mộ của người khuất, dứt khoát cứ phải đường hoàng, có mái che, rồng chầu hổ phục. Đốt vàng đốt mã cũng thế.Trần sao âm vậy. Nhưng âm nhất định phải oai hơn trần. Ngày xưa còn sống các cụ chẳng biết đi xe đạp và cũng chẳng có xe đạp mà đi, thì nay con cháu phải “xoá đói giảm nghèo” cho các cụ. Phải xe hơi đời mới . Quần áo phải sang trọng, tân thời. Còn tiền tiêu cũng thế, cứ phải là đô la, nếu kém người ta, không chịu được. Thành ra bây giờ nhiều nơi song song tồn tại hai đô thị, người chết và người sống, mà đô thị người chết bao giờ cũng hòanh tráng, rực rỡ sắc màu hơn.

    Gia đình, dòng họ chúng tôi, làm sao thoát ra ngoài quỹ đạo đó được. Có mà biệt xứ, cả đời đừng vác mặt về làng. Chả có vậy mà thời kỳ đầu, công việc chậm hơn người, thấy ngòai bãi tha ma, mồ mả nhà người ta, chỗ nào cũng rực rỡ xanh xanh đỏ đỏ, trong khi đám mộ họ hàng tôi vẫn cứ xám xịt “xè xè nấm đất bên đàng”, dân làng nhiều người đã ngứa mồm, hoặc bóng gió, hoặc chửi thẳng vào mặt chúng tôi là đồ mất gốc, là “bắn súng vào quá khứ”. Vân vân…Nghe rợn cả người. Miệng dân sóng bể. Không thể thanh minh giải thích hết được. Thế là chúng tôi đành phải hè nhau sửa chữa bổ sung cái sự chậm trễ đó. Đó là lý do vì sao bao nhiêu năm nay xa quê, ly tán mỗi người một nơi, nay chúng tôi lại trở về làng tề tựu với nhau.

    Như trên đã nói, cái khó của chúng tôi lúc này không phải là kinh phí, mà là… mặt bằng. Vì chúng tôi muốn xây nơi thờ cúng tổ tiên trên mảnh đất của tổ tiên của chúng tôi.

    Bài toán này thật hóc búa, vì đất đai nhà cửa của gia đình chúng tôi trước đây vào những năm 55, 56 của thế kỷ trước đã bị các ông Đội cải cách ruộng đất tịch thu sạch sành sanh rồi.

    Ngày ấy Đội sau khi tịch thu toàn bộ tài sản, chỉ dành lại cho gia đình tôi vẻn vẹn một cái bếp, bốn bề đen nhẻm bồ hóng tích tụ mấy đời thành keo đặc quánh như nhựa thuốc phiện, kín min mít như cái lô cốt, để làn nơi chui ra chui vào cho mẹ con tôi. Phần còn lại gồm hai căn nhà gỗ lim lợp ngói, mỗi căn bẩy gian và 5 sào chè Đội chia cho gia đình lão Kền và hai gia đình nông dân khác.

    Để có thể sống được trong cái lô cốt tăm tối này, anh em tôi đã phải nai lưnglấy mảnh chai, mảnh sành, khăn ướt khăn ráo ra cạo cạo chùi chùi nhưng cũng chẳng ăn thua, vẫn cứ lem nhem, tởm lợm. Sau này mẹ tôi cho đập đi lấy gạch xây lại được căn nhà nhỏ hơn và để chừa ra được một khoảng sân chỉ rộng hơn cái chiếu một chút.

    Cách đây mấy năm, sau khi mẹ tôi chết thì căn nhà nhỏ này giao lại cho cô Ngân, em gái mà lúc này là út, trông nom, thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cô em gái tôi thuộc loại lỡ thì. Nhưng không phải do xấu xí hay dốt nát. Mà do… như một bài thơ không biết tác giả là ai mà ngày ấy ai cũng thuộc, hội nghị nào cũng được ngâm lên, với những câu thay cho lời cảnh báo: “Anh đã trót con yêu con địa chủ- Lỡ yêu rồi biết bỏ làm sao”. Cũng do đó cho đến nhiều năm sau, chẳng một anh con trai nào dám bén mảng đến gia đình tôi để thương yêu cô ấy. Chẳng cần khôn ngoan lắm, họ cũng biết dính vào em tôi thì con cháu ba đời sau vẫnï không thể ngóc đầu nổi, không thể làm được cán bộ, nói chi làm ông nọ bà kia. Mãi gần đây, khi ngọn gió đổi mới về đến quê tôi thì số phận cô em tôi mới có chút thay đổi. Nhưng con đường chồng con thì vẫn cứ bế tắc vì tuổi đã lớn, đã có tóc bạc trên đầu. Theo bước anh em chúng tôi, Ngân cũng thoát ly khỏi làng. Nhưng cô không làm gì được hơn là cái nghề giúp việc nhà. Thế là căn nhà của mẹ tôi để lại đành phải khoá cửa bỏ không. Dù vậy, cô em gái tôi chỉ đồng ý nhường lại cho chi họ mảnh sân trước cửa để xây cái tháp lưu niệm. Tôi có đề nghị chi họ cho xây tháp hoặc từ đường ở chỗ khác nhưng mọi người không chịu, cứ cho rằng đã gọi là lưu niệm thì phải đặt ở chỗ có in dấu nhiều kỷ niệm chứ đặt ở chỗ khác thì còn có ý nghĩa gì nữa. Thế là chúng tôi đành phải chấp nhận phương án này. Rồi mọi người cũng phân công nhau đi xem thầy, xem bà định ngày tốt, giờ tốt tiến hành khởi công.

    Và cái ngày giờ hoàng đạo ấy đã đến. Sáng hôm ấy anh em, vợ chồng, cháu chắt trong chi họ đều có mặt rất sớm và đông đủ. Cúng kiếng xong, trong khi, tôi với tư cách cháu đích tôn của chi họ vừa được “bổ nhát cuốc đầu tiên” mở đầu công trình trong tiếng vỗ tay hoan hỉ của đám cháu trai và tiếng khóc nức nở ‘ông ơi” “thầy ơi” “bác ơi” của đám đàn bà con gái thì bất thình lình từ ngoài ngõ vang lên tiếng hét rất to: “Dừng lại! Không được phép làm nữa!”

    Quay nhìn ra thì thấy bốn năm đứa thanh niên choai choai, cầm gậy gộc, cuốc xẻng, sát khí đằng đằng, như chỉ chờ chúng tôi bước ra là chém, là đập. Đứng trong sân tôi nghiêm giọng hỏi: “Các anh muốn gì”. Một gã trong đám, tuổi không còn trẻ nữa, mắt trắng môi thâm da xanh mét, sau tôi mới biết đó là thằng Cò, con trai lão Kền, đáp:

    · Muốn các ông không được phép xây bên cạnh nhà tôi chỗ thờ cúng lão Cả Lân, kẻ ngày trước, hồi Cải cách ruộng đất đã bị ta xử tử!

    Tôi đang định đứng ra nói chuyện phải trái với thằng Chí Phèo hiện đại này nhưng bị nhiều người gàn, nó có hiểu biết gì dâu, nói chỉ tốn nước bọt. Tôi đành phải chịu thôi nhưng trong bụng vẫn ấm ức. Vừa lúc đó, có tiếng xe hon da và ông Hoạch, phó chủ tịch phụ trách công an xã mặt đỏ gay, hồng hộc chạy vào. Bọn thằng Cò thấy thế lủi mất. Chúng tôi xúm lại bên ông Hoạch. Người tức tối chửi thề. Người xanh mặt sợ hãi. Ông Hoạch cho biết, xã cử ông đến đây vì vừa nhận được đơn tố giác của Bùi Văn Kền và của một số người cùng kýtên, đề nghị xã can thiệp không cho đám con cháu địa chủ được xây tháp lưu niệm trong khu vực này. Vì làm thế khác nào tiếp tay cho bọn địa chủ đã bị nông dân đạp xuống “bùn đen vạn kiếp” nay được ngóc đầu dậy cùng sánh vai đi đến tương lai với dân làng.

    Tôi mời ông Hoạch vào nhà, trình giấy phép xây dựng cho ông xem, kèm theo cuôn sổ đỏ công nhận quyền sở hữu mảnh đất của cô em gái tôi. Ông Hoạch xem xong lắc đầu quầy quậy:

    - Làm việc ở nông thôn khó thế. Chẳng có luật lệ gì cả. Các ông hãy đi hỏi lại xã và huyện xem sao.

    Trước khi lên xã rồi lên huyện, tôi có hỏi thăm một số bà con chung quanh. Hoá ra lão Kền phá hoắng. Mấy năm nay lão bị xuất huyết não rồi bị bán thân bất toại nằm một đống ở nhà, cơm chẳng có mà ăn, áo chẳng có mà mặc nên luôn nghĩ cách làm tiền bằng cách chuyên “chỉ đạo” cho thằng con chọc phá hết chỗ này đến chỗ khác, buộc đương sự muốn yên ổn làm ăn sinh sống thì phải cho hắn tiền, có thế hắn mới chịu thôi.

    Nghe tôi kể lại, anh em tôi có người định dúi cho hắn một ít tiền để hắn im cái miệng đi. Tôi và nhiều người không chịu. Làm thế hoá ra mình thua hắn, rồi được đằng chân lân đằng đầu, hắn lại tiếp tục làm tình làm tội mình hơn.

    Tại Uûy ban huyện, Nguyễn Tiến Lộc, chủ tịch huyện, vốn quen biết tôi khi tôi còn làm báo ở quê, nghe tôi kể phá lên cười ha hả:

    - Người ta không hiểu thì nhà báo phải giúp đỡ người ta chứ!

    Rồi ông đi cùng tôi về làng, bước chân đến tận hiện trường. Ông Chủ tịch cho gọi thằng Cò con lão Kền sang nghiêm giọng hỏi: “ Các anh biết gì về cuộc Cải cách ruộng đất ngày xưa mà định dính vào. Đây là chuyện lớn lao của dân tộc, của lịch sử. Khôngphải cứ cho xây dựng cái tháp kỷ niệm, cái nhà thờ dòng họ làcó thể cho phục hồi cả một giai cấp đã bị đánh đổ hay sao! Các anh đừng có làm tiền mà lại mỹ miều nói là làm cách mạng giai cấp, hiểu chưa!”

    Cò im thin thít, lủi thủi ra về.

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 9

    Cái năm Mùi ấy hình như mùa hè đến sớm hơn. Chưa hết tháng ba mà hoa xoan đã rụng đầy ngõ. Và nắng, nóng và muỗi, muỗi hoa xoan vừa chập tối đã bay loạn xạ như vãi trấu, kêu như sáo thổi.

    Như mọi năm, cứ đến mùa hè tôi lại đem cái võng đay đã vứt trong xó tủ suốt cả mùa đông ra mắc vào hai cái móc trên tường. Lâu thành quen đến nỗi có lẽ cả năm tôi chỉ nằm giừơng vào những ngày mùa đông rét mướt. Còn lại là võng. Mưa võng và nắng cũng võng. Nằm lên chỉ cần đu đưa mấy cái, nghe võng kêu cót két, là giấc ngủ ập đến ngay.Vậy mà ngủ say đáo để. Cái lần vào giữa trưa, bọn lính trên đồn La Uyên càn vào làng, lục soát quát tháo ầm ĩ, vậy mà tôi chẳng biết gì, cứ ngủ khì.

    Vậy mà đêm nay, tôi không ngủ được. Quyêûn báo ảnh Việt Nam, tôi mượn được của chú Năm, do con trai chú, đi bộ đội suốt những năm kháng chiến nay mới được nghỉ phép đem về làm quà, đã ám ảnh tôi suốt. Quyển báo ảnh đã đăng rất nhiều hình ảnh về cuộc Cải cách ruộng đất vừa diễn ra ở Thái Nguyên mà tôi nhìn vào cứ thấy sợ mãi. Người ta ghi chú rằng đây là cuộc Cải cách thí điểm, được thực hiện lần đầu tiên ở nước ta. Tôi không thấy vui, đáng lẽ một thằng học sinh vừa lớn từ bé đến giờ chưa nhìn thấy ảnh màu trên báo bao giờ thì phải thấy vui, thấy hấp dẫn chứ, vậy mà chỉ thấy buồn thấy lo. Lo nhất là khi nhìn thấy ảnh một người đàn bà can “tội” là địa chủ bị đem ra xử bắn. Người đàn bà ấy khác gì mẹ tôi. Mẹ tôi cũng trạc tuổi bà ta.

    Cũng lại còn vì chuyện khác nữa. Chập tối nay, thằng Thăng, con chú Sáu, từ mấy năm nay chuyên ngủ chung võng với tôi rù rì nói nhỏ:

    -Đội về xã rồi, anh biết chưa?

    Như người bị phát hiện quả tang vì một ý nghĩ vụng trộm, tôi giật mình hỏi lại Thăng:

    -Đội gì . Ai bảo cậu?

    -Đội cải cách. Tôi nhìn thấy mà !

    -Ở đâu?

    -Nhà bà Tụ…

    -Mấy người?

    -Hai…

    -Đen hay trắng, trẻ hay già?

    -Một đen một trắng. Đen nói giọng trọ trẹ khó nghe lắm. Trắng nói giọng như mình. Cả hai đều còn trẻ. Mặc quần áo gụ. Đi dép cao su. Đeo sác cốt kaki trông oai lắm.

    Bà Tụ là người nghèo nhất ở xóm tôi. Chồng mới chết. Lúc nhúc một đám con bốn năm đứa. Nghèo đến cái bát ăn không có, toàn phải ăn bằng những mảnh gáo dừa. Mỗi lần cái Tý, con bà Tụ đem “bát” ra cầu ao nhà tôi rửa, tôi cứ thấy bùi ngùi, thương hại.

    A, vậy là tôi biết rồi. Mấy ông đội này đến ở nhà bà Tụ là để “ba cùng”, để “xâu rễ”, “xâu chuỗi” đấy mà! Cách đây mấy ngày ở trường thầy giáo đã nói cho chúng tôi nghe việc này.

    Vậy là Cải cách đến làng tôi rồi. Cái tin Thăng báo làm tôi đến gà gáy sáng mới chợp mắt được. Rồi tôi lại nằm mê. Hai ông du kích mặt đen sì sì, quấn người mẹ tôi bằng cái võng tôi đang nằm rồi dẫn ra mả Vần. Giống như người đàn bà tôi nhìn thấy trên báo, mẹ tôi cũng bị trói vào cột, bị bịt mắt bằng mảnh vải đen và bị sáu khẩu súng trường đen ngòm chĩa vào người. Hoảng quá, tôi phóng như tên bay tới chỗ mẹ tôi:

    - Không được bắn… Thả ra. Mẹ tôi là người nghèo khổ, vất vả lắm, không sung sướng gì đâu .

    Tôi hét lên, dãy dụa rồi rơi bịch xuống đất, đau tức tưởi. Cú ngã võng đột ngột ấy làm ngực tôi đau nhói như bị gãy xương sườn. Đến bây giờ đêm đến tôi vẫn còn đau âm ỉ mỗi khi trời trở lạnh.

    Bố tôi rồi mẹ tôi choàng dậy hốt hoảng chạy lại đỡ tôi lên. Thằng Thăng cũng ngã theo tôi. Mắt nhắm mắt mở, tôi giật lấy cái đèn hoa kỳ rồi cứ thế soi qua soi lại khắp lượt mặt mẹ tôi làm bố mẹ tôi đều sững người lại vì sợ. Chắc ngỡ tôi bị ma làm. Mãi đến khi thấy đúng là mẹ tôi đang còn sống sờ sờ trước mặt tôi kia, tôi mới tin là mình vừa bị nằm mê. Tôi hoàn hồn leo lên võng ngủ tiếp.

    Tôi đón đợi ngày Đội ra mắt dân làng với một tâm trạng như thế.


    Phần 10

    Và cái ngày tôi vừa mong lại vừa không mong ấy đã đến…

    Mấy ngày hôm nay cả đến những ngọn gió thổi vào làng tôi cũng như đều được nhuộm cùng một màu. Ấy là màu đỏ. Rồi chính những ngọn gió màu đỏ ấy lại nhuộm cho những mảnh vải ở khắp làng tôi rực lên thành màu của cờ, của băng biển, màu của khẩu hiệu, của cổng chào và thành màu hồng ửng trên gương mặt những cô thôn nữ đang náo nức đón chờ những anh Đội về làng..

    Có thể nói tất cả sinh lực của làng tôi lúc này đều đổ dồn cho khẩu hiệu. Người người khẩu hiệu. Nhà nhà khẩu hiệu. Khẩu hiệu dán lên nong, lên nia, trên thúng, trên mủng…Chỗ nào trống thì khẩu hiệu lấp vào. Chữ đẹp viết, chữ xấu, nguệch ngoạc như gà bới cũng viết, cũng kẻ. Không đủ giấy đủ mực thì lấy kim, lấy dùi nhọn tỉ mỉ đâm thủng vỏ cây, lá cây … Mặc kệ, miễn sao người nông dân tỏ được tấm lòng của mình đối với Đảng, với cuộc cách mạng long trời lở đất sắp sửa xảy ra, miễn sao chuyển tải được những điều cần bày tỏ, miễn sao được há miệng thật to để hô lên: “Hoan nghênh cuộc Cải cách ruộng đất…” - “Nhiệt liệt chào mừng các cán bộ Đội về xã nhà”- “Đả đảo giai cấp địa chủ”. Là: “Có khổ tố khổ-Nông dân vùng lên”- “Tố khổ nhiều- Đấu tranh mạnh”…vân vân. Ai nghe mà chả hừng hực căm thù . Ai nghe mà chả thấy lòng mình rạo rực, nhất tề chỉ muốn vùng lên “đạp lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp” (câu thơ của Tố Hữu mà hồi này gần như ai cũng thuộc), nói chi những người nông dân quê tôi lâu nay cứ tự cho rằng mình không được ăn, được nói.

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 11

    Tôi nhớ mãi không quên cái buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều sắc trời rạng rỡ nhưng lại u ám bậc nhất đời tôi. Đội thiếu nhi xóm, trống ếch rộn ràng, khăn quàng đỏ thắm trên vai, rồng rắn, lũ lượt len lỏi đến từng ngõ xóm, từng quãng đường làng, vừa đi vừa hát những bài ca cách mạng mà phần lớn là những bài nói về nông dân và địa chủ. Như “Anh em ơi, công ta cấy, công ta cày, mà ta không được bát đầy. Bởi vì địa chủ đêm ngày hại ta…” . Hát xong lại đồng thanh hô vang các khẩu hiệu. Vẫn cứ là “Có khổ, tố khổ - Nông dân vùng lên”…nhưng lần này đã có thêm một lời rao: “Kính mời bà con tối nay ra đình Hát để dự lễ chào mừng Đội Giảm tô- Cải cách ra mắt giai cấp nông dân xã nhà !”- “Kính mời, kính mời”. Hô xong, trống ếch lại đập thình thịch, rộn ràng, phèng la lại gõ lên xoe xóe.

    Ngồi trong nhà nghe những âm thanh ấy, tôi vừa rạo rực vừa tái tê. Những ngày tới không biết số phận tôi và gia đình tôi sẽ ra sao đây? Bần nông, trung nông hay phú nông, địa chủ?

    Nhìn qua hàng giậu tre gai thưa thớt, thấy bóng dáng những đứa trẻ, đứa ôm trống cái, đứa khoác trống con … quại thật lực cái dùi vào mặt trống cho vang lên những âm thanh rộn rã, tôi bỗng thấy thèm thuồng và ước gì mình được bé lại. Đội thiếu nhi đã đi đến bờ ao, sau bếp nhà tôi.

    Chưa bao giờ quê tôi lại vui, lại ồn ã như thế. Con Đốm cứ nhảy cẫng lên mà sủa. Muốn chết hả. Muốn bị “triệt để chó”hả. (1). Tôi quát lên, chạy ra gọi Đốm quay về. Rồi tôi đâu có ngờ ngay sau đấy tôi bị bắt mất hồn, cứ bâng khuâng lơ lửng như bay trong không trung. Tôi vừa gặp Én của tôi. Hoá ra, chỉ sau mấy ngày Đội về, Én đã có được cuộc đổi đời đầu tiên, được Đội cử làm chị phụ trách thiếu nhi thôn, thay chị Loan mới đi lấy chồng. Con tim tôi lại giở chứng. Cứ đập mạnh, rất mạnh không theo ý tôi, để mặt tôi thì tái đi, hai vành tai lại đỏ bừng lên và đầu óc rối tinh rối mù, khiến bụng tôi thì muốn nói với Én một câu nhưng cái miệng không sao cất lên nổi. Tôi chỉ còn biết quay mặt đi để rồi hối tiếc.

    Đội thiếu nhi xa dần. Tiếng trống và tiếng hát cũng lặn dần cùng vừng mặt trời đỏ ối ở phía tây. Buồn bã, tôi quay về nhà, vu vơ hỏi mẹ tôi một câu:

    Tối nay con có nên ra đình dự mít tinh không bu?

    Mẹ tôi hỏi lại:

    - Mít tinh cái gì .

    - Mừng Cải cách. Mừng Đội về xã.

    -Đi mừng chứ có đi chửi rủa người ta đâu mà phải sợ!

    -Sợ gia đình mình địa chủ, người ta không cho dự!

    -Vớ vẩn! Địa cái con khỉ!

    Mẹ tôi nói nghe cũng phải. Có gì mà phải đắn đo. Được rồi, tôi đi . Tôi rủ thêm bé Ngân đi cùng cho vui nhưng nó lắc đầu. Chỉ có con Đốm lằng nhằng theo sau. Sợ vào chỗ đông người nó lạc, tôi phải dậm chân mấy lần nó mới chịu về. Tôi cứ lấy làm tiếc giá hôm ấy có nó đi theo. Chắc chắn lão khốn nạn ấy sẽ được nó dạy cho một bài học thế nào là lòng trung thành của chó.

    Đêm đầu mùa hè trời trong và cao lắm. Lại đầy sao nữa. Con đường nhỏ ra đình làng, nơi tổ chức mít tinh ngoằn ngoèo như con rắn nước bơi giữa ao đầm. Tôi cứ ngỡ rằng mình đi sớm, ai ngờ dân làng còn sớm hơn. Cơ man nào là người, là đuốc. Lửa cháy bập bùng hắt lên nền trời, lên hàng tre, hắt xuống mặt nước những bóng hình lung linh ma quái.

    Đã lâu lắm rồi làng tôi mới có một đêm lửa tha hồ cháy, tha hồ sáng như đêm nay. Chả bù cho mấy năm qua, giặc đóng bốt đầu làng, ngọn đèn học của trẻ con cũng phải che bớt hoặc vặn cho thành hạt đỗ. Cũng chưa bao giờ quê tôi có một buổi tụ họp quần chúng đông vui và thoải mái đến vậy. Thật vui, náo nức hơn hội Sáo Đền cũng vào tháng này.

    Tôi bỗng dưng có cảm giác mình như con cá đang hoà vào dòng nước. Và cũng như nhiều người khác, tôi tự cho mình cái quyền được ngẩng cao đầu, được hùng dũng bước đi. Vui quá, hồi hộp quá, thật sung sướng cho một công dân của một miền quê vừa được giải phóng, sau hàng chục năm bị kẻ thù kìm kẹp, giam hãm trong những hàng rào dây thép gai và những họng súng. Đã bao năm rồi, từ khi tôi lớn lên, quê tôi mới có những đêm được thả sức vui chơi hát hò, cười nói oang oang trên miệng và trên loa phóng thanh thế này.

    Vui quá nên tôi quên hết. Quên hết cả nỗi lo canh cánh mấy ngày nay, để bây giờ chỉ thấy náo nức, thấy trong sân đình lung linh một sân khấu bắc rất cao, phấp phới những lá cờ đỏ sao vàng, cờ lá chuối ngũ sắc.

    Lòng tôi cũng muốn bay lên…

    Vậy mà đúng lúc ấy, tôi bị đứng tim vì một hành động hết sức độc ác, khi mà bất thình lình, từ trong bóng tối đen kịt của bụi tre bên đường, thò ra một bàn tay lạnh lẽo, xương xẩu, như bàn tay phù thủy, chộp mạnh lấy cổ áo tôi. Tiếp theo là một tiếng quát kinh hoàng: “Đứng lại!”

    -Đứng lại! Quay về!

    Lại tiếng quát nữa!

    Dù tim tôi run lên vì sợ nhưng tôi vẫn đủ lý trí để trả lời:

    - Tôi…tôi…đi dự mít tinh !

    Vẫn là tiếng của bàn tay phù thủy:

    - Không được! Mày là con địa chủ. Mày không được phép họp hành!

    - Tôi cứ vào. Ai cấm được tôi!

    Lập tức một cái tát nảy đom đóm mắt trả lời tôi. Rồi lại chính bàn tay phù thủy ấy đẩy tôi một cái thật mạnh. Tôi ngã sõng xoài xuống mặt đường đất lổn nhổn vỏ ốc, vỏ trai và mùi khai khắm nước đái bò.

    Một ánh đèn pin rọi thẳng vào mặt tôi. Hoá ra bàn tay vừa rồi là của lão Kền, anh ruột của Én.

    Kền bồi thêm cho tôi một câu nữa:

    -Thằng con địa chủ kia, mày còn định đứng lại làm gì, định làm bẩn thỉu cuộc mít tinh của nông dân chúng tao phải không?

    Lão này thật mau giở mặt. Mới hôm trước, còn ngọt ngào gọi tôi bằng cậu .

    - Anh Kền, anh nói gì, tôi không hiểu!

    Kền nói gằn từng tiếng:

    - Từ nay chúng mày phải gọi chúng tao bằng ông, bằng bà nghe chưa!

    Lão bồi tiếp tôi quả đấm nữa vào mặt. Máu từ mồm, từ mũi tôi chảy ra mặn chát. Ưùc quá, tôi đạp mạnh chân xuống đất lao trọn cả người vào cái thân hình gầy gò như cây sậy của hắn. Kền hét lên:

    -Anh em ơi, thằng địa chủ con nó đánh tôi.

    Những người đi dự mít tinh dừng đứng lại. Tôi sợ quá lủi vào đám đông nhưng vẫn còn nghe thấy phía sau một giọng con gái: “ Gì vậy, anh Kền?” Đó là tiếng của Én. Nàng vừa từ đâu chạy lại. Nhục quá! Thật là nhục. Bỗng dưng tôi cảm thấy xấu hổ với Én, dù biết mình chẳng có gì phải xấu hổ.

    Lòng nặng như chì, tôi lê từng bước về nhà.

    Phải chăng chế độ mới, xã hội mới gạt tôi ra rìa? Không cho tôi làm một con người theo đúng nghĩa con người! Đến một cuộc mít tinh quần chúng, như cái chợ, ai vào cũng được, ai ra cũng chẳng sao mà tôi còn bị đuổi, không biết mai sau những công việc lớn hơn, tôi có được làm.

    Câu hỏi đó suốt hàng chục năm về sau cứ nhoi nhói trong tôi, đòi một lời giải đáp.

    Phần 12

    Lại trở lại năm Mùi, trước ngày Đội về làng. Kể từ khi cảm thấy mình đang trở thành người lớn, tôi rất mong muốn được tham gia công tác xã hội dù chỉ là một việc rất nhỏ. Lòng tôi luôn cháy lên mơ ước sao sớm được trở thành đoàn viên Thanh niên cứu quốc. Còn nhớ hôm xã mít tinh ngoài sân đình để chào mừng hoà bình vừa lập lại, nhìn thấy bức huy hiệu Đoàn vẽ trên cái mẹït sẩy thóc, tôi mê cái hình vẽ cánh tay chắc nịch cầm cán lá cờ đỏ sao vàng đến thế, đến nỗi cứ chìa cánh tay trẻ con nhẽo nhèo chẳng gân cốt gì của mình ra so sánh rồi tự hỏi: Bao giờ tay tôi mới được thế kia, bao giờ tôi trở thành đoàn viên?

    Lại mới đêm vừa rồi, tôi còn ngớ ngẩn bò đến nhà ông Khán Vĩnh xem người ta kết nạp Đoàn cho thanh niên trong xóm trong đó có Én của tôi. Đêm ấy Én đâu biết ở bên chái nhà, trong bóng tối đen kịt của đêm cuối tháng, có một gã thanh niên đứng âm thầm “dự thính” toàn bộ cuộc họp của đoàn.

    “Đi lên thanh niên, có ngại ngần chi, đi lên thanh niên làm theo lời Bác, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên…”, Đó, mơ ươc một thời của tôi là thế đó.

    Tôi mê trở thành một đoàn viên thanh niên như mê Én của tôi. Ứơc mơ ấy thật quá đơn giản, dễ dàng đối với mọi thanh niên Việt Nam, vậy mà tôi phấn đấu phải đến 8 năm sau, sau bao nhiêu dằn vặt đớn đau, bao nhiêu hy vọng và thất vọng, mãi đến khi đã là một giáo viên cấp hai, chủ nhiệm một lớp toàn là đoàn viên, chắc là cấp trên thấy nếu tôi cứ mãi là thanh niên “trơn” thì sẽ khó làm tốt công việc “giáo dục lớp trẻ” nên người ta mới chịu cho tôi vào Đoàn, sau khi đã bỏ ngoài tai lời phê của địa phương vào lý lịch của tôi, một lời phê rất ngô nghê, sai ngữ pháp: “ Không thể cho vào Đoàn vì gia đình địa chủ, bản thân có nhiều sâu sắc với chế độ ta”. Tôi chẳng hiểu cái ông Diệp, phụ trách thanh niên ở xã tôi phê thế là thế nào. “Sâu sắùc” là căm thù hay yêu thương. Không biết trên đời này, ở đất nước này có bao nhiêu người bị giết chết hay bị khốn khổ một đời vì những lời phê vừa ngu ngốc vừa tàn bạo thế này. Bao nhiêu người chết vì sự dốt nát.

    Từ đình Hát nơi tôi vừa bị đuổi ra khỏi cuộc mít tinh, tôi thất thểu nặng nề lê từng bước về nhà. Xóm làng im ắng rợn người. Giun dế kêu ai oán. Thật buồn không tả nổi. Tôi không muốn về nhà nữa. Tôi chỉ muốn bỏ làng ra đi. Nhưng đi đâu bây giờ và đi làm sao nổi. Gạo chẳng có, tiền cũng không, lại bần cố nông nhan nhản bủa lưới vây chặt khắp nơi thế kia, tôi sao lọt nổi ra khỏi lũy tre làng. Về đến nhà, tôi nằm vật ra bậc hè. Ngao ngán quá, tôi buông ra câu trống không:

    - Bị lên địa chủ rồi …

    Bố tôi không nói gì, chỉ lặng lẽ tra thuốc lào vào nõ điếu, bật lửa rít một hơi dài. Rồi ông ngồi, chống hai tay ra sau, tuôn khói lên trời, mỗi khi có gì xáo trộn trong lòng ông thường như thế!

    Mẹ tôi thì khác hẳn. Bà không nói gì thêm, cứ lẳng lặng ngồi tẽ ngô, những hạt ngô chắc, rắn như đá rơi rào rào xuống nia.

    - Địa chủ thì đã sao! Dễ thường ngồi chơi mà thành địa chủ được đấy.

    Hai ông bà cãi nhau. Lần đầu tiên tôi chứng kiến chuyện này. Bố tôi la lên. Sau ngày cưới bà về, bà cứ mặc kệ tôi nghèo khổ như hai chú em tôi đánh bài đánh bạc bán hết ruộng vườn thì có phải bây giờ tôi được là bần cố nông, được nghèo khổ, được sung sướng không chứ.

    Mẹ tôi vặc lại: “Ông không là con trai cụ Hàn, danh giá nhất vùng, có tiếng mà không có miếng thì tôi cũng mặc xác ông, vất vả làm gì cho cực”. Bị thua, bố tôi lại giở sang chuyện khác. Lại bảo cứ để mặc ông di cư vào Nam có phải bây giờ ông đang vi vu ở “Nam kỳ lục tỉnh” không nào. Mẹ tôi không nói nữa. Bà nhìn tôi muốn tôi trả lời giùm. Tôi nói luôn:

    - Tại con !

    Tôi nói to lên với bố tôi.

    Mà tại tôi thật, đúng hơn tại cái xã hội mới mẻ này hấp dẫn tôi. Hồi tháng 2 Ất Mùi, sau tết vừa rồi, anh Thoan là cháu nội cụ Hàn Lãm (mẹ cả tôi là con gái của cụ) từ làng Mỹ Bổng xuống nhà tôi vận động bố mẹ tôi bán hết nhà cửa ruộng vườn để cùng anh di cư vào Nam . Anh Thoan nói sắp tới quê mình sẽ có cuộc cải cách ruộng đất, những người có ruộng vườn trâu bò như bố mẹ tôi chắc chắn sẽ bị đấu tố, đánh đập, tù đầy, thậm chí còn bị xử bắn, bị tịch thu tài sản. Anh Thoan bảo trong lúc còn tranh tối tranh sáng thế này, có cái gì hãy bán hết, biến tất cả thành vàng, rồi đi theo anh ra Hải Phòng, xuống tàu há mồm di cư vào Nam, vào Sài Gòn. Chỉ có lúc này mới đi được vì hiện nay quân Pháp còn kiểm soát 300 ngày nữa.

    Bố tôi hỏi ý kiến mẹ tôi. Mẹ tôi bảo làm sao khiêng được tất cả ruộng đất của bà vào Nam thì bà mới đi. Bố tôi hỏi tôi. Tôi bảo tôi không thích cái chế độ ấy vì nó đẻ ra và dung túng những thằng lính lê dương, lính bảo hoàng trong đó có những thằng ác hơn quỷ như thằng Cai Việt ở Thuận Vy.

    Bọn này ngày trước thường vào càn quét làng tôi. Chúng đồng nghĩa với nỗi khiếp sợ kinh hoàng và những tội ác nghĩ đến đã muốn sởn gai ốc. Ngày ấy, sáng ra, cứ nghe tiếng đại bác dọn đường là y rằng một lát sau bọn lính tràn vào càn quét. Dân làng, đàn ông trai tráng, ở lại đánh trả hoặc rúc xuống hầm bí mật, con gái thì cũng phải trốn nhưng trốn bằng cách dùng nhọ nồi trát kín mặt để nếu bắt được may ra được bọn chúng “chê xấu” không thèm đếm xỉa tới, nhờ đó tránh khỏi bị hãm hiếp (phòng xa thế thôi, chứ lâm trận, bọn chúng chẳng có tha ai đâu. Tôi nhớ có lần chính mắt tôi nhìn thấy thằng Tây đen đèngửa một bà già rụng hết răng xuống bờ tre nhà tôi). Số còn lại, bà già, trẻ con rủ nhau ngồi tập trung lại một chỗ để mà khi thấy chúng xục vào nhà cả đám cúi gầm mặt xuống, hai tay vái lạy lia lịa, miệng lầm rầm như cầu kinh “Lạy quan lớn ạ”. Mà quan lớn quan bé đó có xa lạ gì với dân làng tôi đâu. Trong đám quan lớn này tôi từng nhìn thấy có những đứa cách đấy không lâu còn cởi trần đóng khố đến làng tôi đánh giậm, đun riu hoặc tay này xách cái sọt tre, tay kia cầm cái bù cào bốn răng sục sạo khắp các bờ tre bụi dứa để gắp…cứt... Cứt người và cứt chó. Ngày đó ở quê tôi gắp cứt cũng là nghề kiếm sống, nghề của quân “tưrănggơ”, tên gọi của dân làng tôi nhái theo tiếng Pháp.

    Bọn này giết người không biết ghê tay. Hai đứa em họ tôi, đứa lên 6, đứa lên 2, lần ấy bị Cai Việt vào tận nhà bắn nhưng phúc đức làm sao lại không chết, trong khi bốn người còn lại cùng ngồi tập trung một chỗ với em tôi người vỡ toang đầu, người nát bấy vồng ngực. Hoá ra thằng Cai Việt khát máu (nghe nói ngày nào không giết người hắn cứ bồn chồn như bị điên) trước khi rút khỏi nhà đã kê tiểu liên sau đít bóp cò rê một băng đạn. Hai em tôi không chết là do con chị bế thằng em ngồi khuất sau cánh cửa.

    Trận thảm sát này gia đình ông Tụng hàng xóm nhà tôi chết hai. Thằng Ưởng, bằng tuổi tôi và mẹ nó, bà Tụng. Nhà cụ Boong chết ba: cụ và hai vợ chồng người con trai.

    Vậy chả lẽ bây giờ tôi lại bỏ những anh bộ đội, những chị du kích, lúc nào nụ cười cũng tươi đỏ trên môi, hết dạy chúng tôi hát lại bày trò cho chúng tôi chơi để chạy theo đuôi những con thú mặt người mà tên cai Việt là đại diện hay sao? Không, dứt khoát không. Dứt khoát tôi không vào Nam. Vào Nam là theo giặc, là phản bội chế độ này.

    Bên tai tôi vẫn còn tiếng cằn nhằn của bố tôi. Tôi buộc phải gắt lên:

    -Thầy bu ở lại là đúng. Không có gì phải ân hận cả.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 13

    Đêm ấy, trừ cái Thân, em út tôi còn bé, chưa dứt sữa mẹ, còn lại cả nhà, kể cả cái Ngân, mới mười tuổi, đều mất ngủ. Bố tôi chốc chốc lại bật lửa hút thuốc lào. Tiếng điếu rít trong đêm nghe thật ai oán. Mẹ tôi thì liên tục lẩm bẩm trong miệng: “Đúng là mình ngu, ngu hết chỗ nói. Ngày đó được đồng nào xào đồng ấy, có phải vừa sướng thân, đỡ khổ chồng con, giờ đây lại được mọi người kính trọng. Con ơi, con đừng giận bu . Đáng nhẽ cái phiên chợ Thông hôm ấy bu phải mua áo len cho con , đằng này bu lại tiếc tiền chỉ dám mua cho con một chiếc áo sợi. Bu chỉ nhằm nhè dành tiền để mua ruộng thôi”.

    Tôi thì lại càng đau khổ hơn. Bởi dù gì thì bố mẹ tôi đang cảnh về chiều trong khi tôi như bình minh vừa ló. Đời chúng tôi còn dài lắm. Chả lẽ chúng tôi không có quyền được phấn đấu, không có quyền được trở thành ngừơi hữu ích của xã hội.

    Hôm sau đúng là ngày “lịch sử sang trang” với gia đình tôi. Mở đầu là cách xưng hô mà ông bà nông dân dành cho bố mẹ tôi, những người năm ấy đều ở tuổi ngoài năm mươi. Mà nếu như chiều hôm qua, hôm kia họ còn gọi bố mẹ tôi là ông, là bà rồi xưng con xưng cháu thì nay tất cả từ đứa nhãi ranh chưa sạch máu đầu đến người rụng răng, tất cả đều đồng loạt gọi bố mẹ tôi là thằng, là mày, là con mẹ, là con mụ, con đĩ rồi xưng tao, chúng tao nghe cứ ráo hoảnh như đám trẻ con ngoài bãi chăn bò đánh chửi nhau…Ai đặt ra cái quy định này nhỉ! Ai. Cho đến mãi mãi những năm tháng sau này, tôi vẫn không được nghe một lời giải thích, một chỉ thị hay một chủ trương.

    Phát súng đầu tiên bắn vào nhà tôi bằng thứ ngôn ngữ xằng bậy này không phải ai khác mà là từ miệng lão Kền:

    - Vợ chồng thằng Lân đâu ra cho ông bà nông dân bảo.

    Cả nhà tôi sững sờ. Bố tôi không tin vào lỗ tai mình nên chạy ra hỏi lại :

    - Kền! Nói gì ?

    - Kền kèn cái con mẹ chúng mày! Thôi, không lôi thôi dài dòng văn tự nữa, nghe tao báo lại lời của các anh Đội đây: Chiều nay vàng mặt trời, vợ chồng nhà mày phải đến từ đường ông Thoại để nghe Đội phổ biến chính sách đối với gia đình địa chủ. Không được vắng mặt, nghe chưa?

    - Dạ…vâng.

    Lần này, chắc để yên chuyện, bố mẹ tôi đồng thanh “ngoan ngoãn”.

    Bọn họ đi rồi, cả nhà tôi ngao ngán. Nhục ơi là nhục. Nếp sống tôn ti gia truyền của gia đình chúng tôi đâu rồi. Bao đời nay chúng tôi tôn ti đến mức đã là con nhà bác thì bé cũng phải được gọi bằng anh, bằng chị. Vậy mà nay, đúng như mẹ tôi nói, họ nhà tôm lộn cứt lên đầu rồi. Khủng khiếp quá.

    Phần 14

    Trưa hôm sau, vừa ăn cơm xong thì chị Nghiệm sang nhà rủ tôi đi họp “con cái địa chủ”. Bố mẹ tôi có 4 người con, 2 trai, 2 gái. Chị Nghiệm là vợ anh Nghiệm, anh cả tôi, bao năm nay ở goá thờ chồng. Anh Nghiệm bị giặc bắn chết cách đấy 4 năm trong trận càn Quang Thẩm khi chúng bắt thanh niên trai tráng xếp thành hàng cho chúng lia đạn trung liên. Năm Cải cách chị Nghiệm 25 tuổi. Khá đẹp. Nếu Én đẹp trần tục như quả chín lúc nào cũng hấp dẫn mời gọi bầy chim thì chị Nghiệm như bức tranh tố nữ chỉ treo cao để ngắm nhìn. Đẹp thế, vậy mà suốt bốn, năm năm goá chồng, chị vẫn giữ được mình, vẫn lạnh lùng với mọi cám dỗ. Nhớ mùa hè năm ngoái khi hoà bình mới lập lại, không biết từ đâu đưa đến, quê tôi bỗng dưng như lên cơn động rồ, cả xóm, cả làng, trai gái trẻ già xúm xít rủ nhau đi nhảy …kết đoàn. “Kết đoàn là sức mạnh, kết đoàn là chiến thắng”. Chỗ nào cũng nhảy, cũng hát bài hát đó. Cứ có hai người trở lên là nhảy. Nhảy ở sân nhà. Nhảy ngoài sân đình. Nhảy ngoài đồng. Những đêm trăng sáng thì nhảy thâu đêm. Muốn mời ai nhảy chỉ cần vỗ hai tay vào nhau đánh đét một cái, xoè ra, nhịp nhịp bàn chân và miệng hát: “Chúng mình cùng đoàn kết tiến lên…Xây cuộc đời tươi mới hoà bình…” là bạn nhảy, dù đang băm bèo cho lợn hay hút thuốc lào… cũng bỏ việc đấy, đứng lên tay nắm tay, dậm dậm chân, nhảy và nhảy. Cứ như điên. Thật lạ. Ngày đó không ai thống kê được xem có bao cô gái trinh bạch, xuân xanh hơ hớ…chỉ vì nhảy mà biến thành… đàn bà, bụng mang dạ chửa. Chắc là nhiều. Vì thế mới thành ca dao : “Người ta chết vì nước vì non – Con gái tôi chết vì son đố mì”. Chị Nghiệm của tôi thật đáng ngợi ca vì đã không bị dính vào đám mạng nhện đó. Phải nói chị là người bản lĩnh. Vậy mà…

    Chị Nghiệm bảo với tôi sáng nay đội Khoảnh cũng báo cho chị biết có cuộc họp này. Tôi hơi lấy làm lạ. Sao đội Khoảnh lại báo riêng cho chị ấy.

    Phần 15

    Theo lời dặn của Én, trước khi mở cuốn băng ghi âm ra nghe, tôi thắp lên 3 nén nhang, gióng lên 5 tiếng chuông và gõ lên 7 tiếng mõ. Quá khứ và hiện tại như hoà quyện lấy nhau. Én lại hiện về chập chờn hư ảo. Tiếng Én xa xôi như từ cõi âm vọng về:

    “Mấy đêm nay, em không sao ngủ được. Em có hỏi anh Kền sao lại đánh người ta. Anh ấy bảo địa chủ là giống hôi tanh bẩn thỉu như loài chó, chuyên hút máu người, như loài đỉa, không đánh nó để nó nhờn, nó liếm mặt, nó đeo bám à! Em cũng hỏi sao người ta già bằng bố bằng mẹ mình mà các anh lại gọi bằng thằng, bằng mày. Kền trả lời: Phải thế mới hạ được uy thế của bọn địa chủ. Chứ cứ gọi chúng bằng ông bằng anh như trước, chúng coi thường, khó hoàn thành công cuộc cải cách lắm, Đội bảo vậy, Đội bảo đúng là đúng, cô cứ tin đi.

    Em căm ghét Kền lắm. Em chỉ muốn nhổ bọt vào mặt anh ta. Đồ bất nhân. Em hứa với anh bất kỳ hoàn cảnh nào em cũng vẫn yêu anh. Dạo trước, bất chấp sự ngăn cản của mẹ, anh cứ yêu em thì nay cũng chẳng ai cấm được em yêu anh. Em yêu anh đến trọn đời, mong anh hãy tin như thế !”

    Phần 16

    Trong thời gian xây tháp, ngôi nhà nhỏ bé lụp xụp như cái chuồng trâu lâu nay khoá cửa bỏ đấy của em gái tôi được trưng dụng làm “trụ sở ban chỉ huy công trường”. Có hơi người, gian nhà ấm áp hẳn lên. Chả bù mấy năm qua nền nhà cứ mốc xanh, phảng phất mùi ngai ngái. Tuy vậy, với cái nhà bé bằng mắt muỗi này, lúc đầu có vài người thì còn ở được, sau con cháu đánh tiếng về đông, nhà không chứa nổi, chúng tôi đành phải chia bớt người sang bên nhà vợ chồng lão Hết Sạch, con chú Sáu. Bên ấy nhà hai tầng rộng rãi, thoáng mát, bao nhiêu người mà chả chứa hết. Hết Sạch năm nay cũng đã già, gần 50 tuổi rồi còn gì, vậy mà hắn nói vẫn chưa sõi, vẫn chưa phân biệt được giữa tôi với hắn họ hàng máu mủ thế nào, đi đường vẫn cứ chúi đầu về phía trước, gặp ai cũng mắt trước mắt sau chỉ tìm cách trốn. Nghe nói hắn sợ, ai hắn cũng sợ, kể cả đứa trẻ con, vì cứ tưởng đó là “ông đội cải cách” đến bắt mẹ hắn đi truy tô. Ấy vậy mà cái lão “thần kinh” ấy gần đây lại là tấm gương điển hình để nhiều người đem ra so sánh rồi chửi chúng tôi rằng “các bác mang tiếng có hệ thần kinh tốt đẹp rồi trí óc khôn ngoan hơn thằng Hết Sạch rất nhiều nhưng thử hỏi có bác nào phục hồi nổi được toàn bộ cơ ngơi nhà cửa của bố mẹ ngày trước. Vậy mà vợ chồng thằng Hết Sạch làm được đó. Thế mới tài.

    Mà nào, hắn có phải học hành tốn cơm tốn gạo gì đâu. Và giả dụ có học thì hắn cũng chẳng học nổi, vì ngay cái việc xưa nay chẳng ai phải học thì hắn vẫn phải có người hướng dẫn. Ấy là việc sau khi cưới vợ, trong đêm động phòng, phải làm thế nào mới được gọi là chồng . Không ai ngờ một người như thế, không bao lâu sau, chỉ bằng công việc hàng xay hàng xáo, chồng giã vợ sàng mà làm nên cơ đồ này. Người ta bảo Hết Sạch có một khả năng khác thường. Người ta cũng bảo giá ngày đó, các ông Đội đừng làm hỏang lọan, làm tê liệt hệ thần kinh của hắn, chắc chắn bây giờ hắn đã là một nhân tài …Nếu không, ít ra hắn cũng lo cho chi họ tôi được một chỗ xây cất từ đường đàng hòang, một nơi thờ phụng tử tế, chứ đâu phải để các cụ phải chật hẹp, úi xùi thế này.

    Khen Hết Sạch bao nhiêu, dân làng chửi mắng chúng tôi bấy nhiêu. “Các bác nói thì giỏi lắm, lúc nào cũng kêu gọi người ta phải về nguồn với về tổ nhưng bản thân các bác có về nổi đâu. Một miếng đất để đủ xây cái từ đường cac bác cũng không lo nổi, đến nỗi phải xây cái chuồng chim để thờ, lại còn sĩ diện gọi là tháp lưu niệm, thật nhục ơi là nhục!” . Tôi chỉ biết nghe chú đâu dám cãi lại.

    Sau gần hai tháng trời mấy anh em tôi đổ mồ hôi sôi nước mắt, cái tháp lưu niệm đã gần hoàn thành. Phải nói Túy, con trai chú Hai tôi, có tài kiến trúc và đầu óc thẩm mỹ. Nhìn ngôi tháp ai cũng ưng ý. Vừa có dáng tháp rùa ở hồ Hoàn Kiếm, vừa như chùa Cổ Lễ bên Nam Định thu nhỏ. Tháp cao chỉ khoảng độ 4 mét nhưng vẫn đủ chỗ để chia được thành năm tầng, mỗi tầng tương ứng một thế hệ. Tính từ đời cụ Giáo là cụ cố thì đến đời con cái chúng tôi là đã trọn 5 đời . Sách Thọ Mai xưa quy định khi đã quá 5 đời, con cháu sẽ chôn bài vị đi, không còn phải cúng giỗ đời thứ nhất nữa (ngũ đại mai thần chủ)

    Trên thân tháp, mỗi tầng lại được chia làm từng ngăn nhỏ làm thành tủ thờ riêng cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân.

    Bốn mặt của tháp, được đắp nổi thếp vàng bốn đôi câu đối với bốn chữ “đại tự” viết bên trên. Mặt bắc có chữ “Đức”, mặt đông chữ “Hữu”, mặt tây chữ “Thế”. Mặt nam có chữ “Tâm”. Đôi câu đối của mặt Nam làï: “Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh- Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh” . Có nghĩa “Thừa hưởng đạo đức của tổ tiên thì nghìn năm phát triển- Phúc đức con cháu được hưởng đến trăm đời”. Có ý răn dạy con cháu nên luôn nhớ đến tổ tiên.

    Chúng tôi phân công vợ chồng Hết Sạch quản lý ngôi tháp với nhiệm vụ thắp nhang, quét dọn, đóng mở cổng khi có người muốn vào cúng bái . Anh em con cháu sẽ góp tiền lại để hàng năm trả lương cho vợ chồng nhà này.

    Đêm hôm ấy vợ chồng Hết Sạch chính thức thực hiện nhiệm vụ được giao. Hết Sạch đem chăn màn đến ngủ. Hai ngọn đèn điện, một ở cổng, một ở đỉnh tháp được thắp sáng suốt đêm. Gần năm mươi năm nay, gia đình, họ hàng chúng tôi mới có được một buổi “sinh hoạt cộng đồng” vui như thế. Ai ngờ, sáng sớm hôm sau, vừa bảnh mắt, Hết Sạch đã hốt hoảng chạy về nhà, nói chẳng ra hơi, vừa nói vừa bịt mũi, liu lô líu lường:

    - Cức ! Thằng đểu nào… nó…nó trát cức… lên tường… lên cả …bệ thờ! Thối…thối lắm.

    Tôi vội chạy sang đã thấy mấy đứa em đứa cháu đến đó trước, tay bịt mũi, đầu lắc lia lịa. Bọn lưu manh không chỉ trát cứt, chúng còn dùng than củi viết la liệt, làm sống lại những câu khẩu hiệu, tưởng đã quên đi được từ mấy chục năm nay: “Đả đảo bọn địa chủ!”, “Cương quyết không cho bọn địa chủ ngóc đầu dậy”, “Hãy dìm chúng nó xuống bùn đen vạn kiếp”… Cô Thêu, vợ lão Hết Sạch, đọc thấy tức quá chanh chua chửi, không khác gì bà nông dân bị mất gà:

    -Tiên sư quân khốn nạn! Không ngóc đầu dậy để cả đời cứ phải đói rách, phải đi ăn mày ăn xin ăn cắp à. Đừng thấy người ta ăn nên làm ra, học hành tấn tới, ghen ăn tức ở, hiểu chưa!

    Chả ai còn lạ gì lối chửi chanh chua của mấy người đàn bà nông thôn miền Bắc. Tôi bảo Thêu không được chửi bậy nữa mà trước mắt phải xúm nhau lại dọn cho sạch đám bẩn thỉu dơ dáy này đã.

    Thế là mỗi người một việc, người xách nước, kẻ lau chùi, chả mấy lúc tháp thờ nhà tôi lại thơm tho sạch sẽ như cũ. Tôi ra xã rồi lên huyện báo cáo chuyện vừa xảy ra. Một anh công an huyện được phái về để làm sáng tỏ điều này. Tôi đi với anh sang nhà lão Kền. Vậy là lâu lắm rồi hôm nay tôi mới lại bước vào căn nhà này. Một cái ổ chuột thì đúng hơn. Chăn gối, giường chiếu bừa bộn. Mùi hôi thối của phân, mùi khai khắm của nước tiểu ứ đọng lâu ngày xông lên tận óc. Một lão già hốc hác như nắm xương khô với chiếc đầu lâu sâu hoắm hai hố mắt, nằm bất động trên chiếc giường bằng tre ọp ẹp, định cất đầu dậy nhưng do không gượng nổi nên lại nằm vật xuống, nhếch cái miệng móm mém ú ớ định cất tiếng chào nhưng không nên lời làm tôi phải lên tiếng trước:

    - Ối, ông Kền đấy ư !

    Tôi đến nắm lấy tay lão. Kền run rẩy nắm lại, miệng lắp bắp mãi mới nói được: “Cậu! Cậu vẫn khoẻ chứ!”

    Tôi chẳng muốn cải chính tiếng “cậu” làm gì. Chẳng qua đó cũng chỉ là thời tiết, sáng nắng chiều mưa của đời người, của nhân tình thế thái, việc chi phải nặng lòng.

    Tuy lâu rồi hôm nay mới gặp lại lão già này nhưng những “thành tích bất hảo” của lão, tôi chẳng còn lạ gì. Tôi biết ngày ấy, sau khi Đội rút đi, do thuộc thành phần cốt cán bần cố nông nên lão được cử làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp xóm Trung, chứa tới 125 hộ với diện tích vài trăm mẫu. Đang từ một cố nông, không thước đất cắm dùi, kinh nghiệm quản lý đã không, đến kỹ thuật cày cấy lão cũng rất lơ mơ, nên cái hợp tác xã do hắn đứng đầu sản xuất bị thất bại, xã viên đói mờ mắt là chuyện hiển nhiên, không tránh khỏi. Đã vậy, lại mang sẵn trong cơ thể cái máu thèm tiền (máu tham hễ thấy hơi đồng là mê) của hạng người đã mấy đời nghèo khổ, lão đã không thoát khỏi sự mồi chài, quyến rũ của đồng tiền. Thế là lão, trước tiên bị sa thải vì năng lực yếu kém, sau phải vào tù vì tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa với mức án 10 năm. Rồi trong tù lão lại phạm thêm tội nữa, tội giết bạn tù vì gianh ăn và bị khoác thêm mức án 20 năm. Lão mới ra tù về nhà cách đây mấy tháng, về được ít hôm thì bị xuất huyết não, bán thân bất toại, ỉa đái cả ra quần áo, giường chiếu. Đứa con dâu lão, vợ của thằng con trai nghiện ma tuý nặng, di chứng của những ngày đi đãi cát tìm vàng, mỗi lần phải tự tay dọn cứt dọn đái cho lão lại chửi lão tục tĩu hơn chửi chó.

    Anh công an đi cùng tôi vào đề luôn:

    - Ông Kền có biết đứa nào trát cứt lên bàn thờ nhà người ta không!

    Lão giả vờ như không nghe thấy, anh công an phải nhắc lại. Bấy giờ hắn mới nhăn mặt:

    -Thưa không biết ạ!

    Anh công an tấn công thêm:

    - Làm thế là phạm tội hình sự đấy ông Kền ạ. Tội xúc phạm nơi thờ tự của người khác đấy.

    Nghe xong , hắn không biết nói gì thêm, tiu nghỉu gật đầu chào lại khi chúng tôi quay chân ra về. Bỗng hắn cho cô con dâu chạy ra gọi tôi quay trở lại rồi nói nhỏ:

    - Cậu có tiền cho lão mấy đồng. Lão đói quá,thèm miếng bún ăn với mắm tôm mà lâu nay chẳng có.

    Tôi đưa cho lão tiền. Lão run run đỡ lấy bằng cả hai tay, mắt sáng lên nhìn tôi như kẻ tội đồ được quan toà chiếu cố giảm án. Lão lầm bầm trong miệng: “Vậy là cuối cùng, chúng tôi vẫn lại là…chúng tôi!”

    Từ đấy cái tháp thờ nhà tôi mới tạm yên.

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 17

    Cũng vào cái năm Mùi ấy và lại vẫn vào buổi chiều. Nắng hè đổ dài bóng cây cau xuống mảnh sân gạch trước cửa nhà. Con ngõ tre men theo bờ ao sau nhà tôi vang lên tiếng trống ếch và tiếng hô mới lạ của đội thiếu nhi: “Kính mời bà con nông dân đến từ đường ông Thoại tham gia tố khổ !”.

    Bố tôi bỏ chiếc xe điếu xuống, thở dài:

    - Thế là bước đầu tiên của cuộc phát động quần chúng đã bắt đầu.

    Tôi buồn bã hỏi lại:

    - Hôm nay người ta tố ai thế thầy nhỉ?

    Bố tôi buồn buồn:

    -Thiếu nhi chả vừa hô đấy thôi. Có khổ tốù khổ. Họ sẽ tố tất cả những điều họ cho là khổ.

    Dĩ nhiên các gia đình địa chủ, phú nông không được tham gia tố khổ. Đêm ấy tôi rủ Thăng đi nghe trộm xem họ tố khổ thế nào. Chúng tôi trèo lên cây si mọc ở bờ ao trước cửa từ đường, chui vào búi rễ chằng chịt rậm rịt như râu kỳ lân tết trung thu . Trong quầng sáng vàng khè của hai ba ngọn đèn bão, cuộc tố khổ được mở đầu bằng một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn. Có ai đó hát rằng: “Thằng phong kiến thường hay nói rằng: giầu nghèo hay đói no, tình chung là tại số. Kiếp trước ông trờøi đã định cho chúng ta”. Rồi hàng loạt người hát nhái theo điệp khúc: “Đừng nghe lời quân gian tham, bần cố trung nông ta ơi, đời mình xác xơ là vì địa chủ”. Tân nhạc xong là đến hát chèo. Không ngờ người lên “hát hiến tặng bà con một bài” lúc này lại là Én của tôi. Nàng hát bài chèo theo điệu xẩm xoan“Ai xui là xui bông lúa chín”. Giọng nàng ngọt lìm gạo tám thơm. Mỗi câu hát lại như xoáy vào lòng tôi một nỗi buồn tê tái.

    Cuộc biểu diễn văn nghệ chấm dứt, cuộc “biểu diễn” thứ hai có tên là “tố khổ” được bắt đầu. Đội Khoảnh đứng lên làm “nhạc trưởng” “hát” mấy câu mào đầu. “Hàng nghìn năm nay nông dân ta lầm than đói khổ là do sự bóc lột tàn bạo của giai cấp địa chủ. Bọn chúng là con muỗi, con đỉa hút máu nông dân. Chúng ta phải vùng lên tiêu diệt chúng. Muốn thế phải có lòng căm thù. Căm thù càng lớn hành đông càng lớn. Mà muốn căm thù thì phải vạch ra được tội ác của chúng. Phải tố khổ. Trong chúng ta đây ai mà chả có khổ do bọn địa chủ gây ra. Vậy đề nghị bà con anh chị em hãy tố ra!”. Đội Khoảnh vừa nói xong, đã thấy từ cuối nhà vang lên tiếng hô mào đầu của Kền: “Có khổ tố khổ! Nông dân vùng lên! Tố khổ nhiều, đấu tranh mạnh!” Lập tức cả trăm cái mồm hô theo.

    Đêm ấy bà con nông dân xóm tôi đã đứng lên tố địa chủ với đủ mọi loại tội ác nghe rợn cả người. Nào tội đánh người. Tội hiếp dâm. Tội ngồi mát ăn bát vàng. Tội thu nặng địa tô. Tội chỉ điểm cho giặc đem máy bay đến ném bom. Tội là Quốc Dân Đảng. Qua đây cho thấy người nông dân nào cũng tốt, cũng khổ, cũng bị bóc lột tận xương tuỷ và tên địa chủ nào cũng gian ác, dã man, dâm dục.

    Nghe chán tai quá, tôi rủ Thăng luồn cành cây nhảy xuống bờ ao chuồn về nhà. Rất may không ai nhìn thấy chúng tôi.

    Sau buổi tố khổ có tính chất mở màn ấy, cả xã tôi bừng lên cơn sốt tố khổ. Người người tố khổ, nhà nhà tố khổ, đêm trước tố không hết, khổ còn nhiều thì dành đến đêm sau rồi đêm sau nữa tố nốt. Tố ở xóm không đủ thì tố ở thôn, ở xã. Khổ ít nói thành khổ nhiều. Không có khổ thì cứ việc bịa ra rằng mình khổ. Không bị đánh đập cứ vu là bị đánh đập. Không bị hiếp dâm cứ nhận là bị hiếp dâm. Đã sao. Có ai xác minh gì đâu mà lo. Dịp này quê tôi bỗng dưng xuất hiện một từ mới xưa nay chưa có trong từ điển. Đó là từ “tố điêu”. Tố điêu. Đúng thế. Và ai cũng biết thế, nhưng không ai từ chối nó, không buổi họp, buổi mít tinh nào, lại không vang lên những khẩu hiệu mang nội dung đó, được hùng dũng hô to qua cửa miệng của hàng trăm hàng nghìn người: “Có khổ tố khổ- Nông dân vùng lên- Tố khổ nhiều- Đấu tranh mạnh…”.

    Về sau tôi mới được biết để những người nông dân quê tôi có thể đường hoàng đứng lên giữa chỗ đông người, nói trơn lèo lèo, không ngập ngọng, chữ tác đánh chữ tộ, không run như cầy sấy, ngược lại nhiều khi còn biết diễn tả tình cảm, sướt mướt khóc lóc làm nhiều người nghe phải chảy nước mắt sụt sùi theo, là do trước đó đội Khoảnh trong nhiều đêm liền đã phải làm “đạo diễn” bất đắc dĩ cho những “diễn viên” tự nguyện diễn theo kịch bản đã soạn sẵn. Nào là phải tố thế nào cho lâm ly bi đát, phải khóc mếu thế nào cho rung động lòng người. “Thằng địa chủ gian ác kia! Mày cúi mặt mày xuống, mày vểnh tai mày lên, để nghe tao nói đây” là những câu giáo đầu được hầu như tất cả nông dân làng tôi lúc này thuộc lòng. Mà muốn được diễn tả thành thạo những động tác ấn đầu, vít tóc địa chủ điệu nghệ như diễn viên trên sân khấu, bà con nông dân quê tôi thường phải được tập luyện nhiều đêm tại sân đình với những thân cây chuối dựng đứng đóng vai địa chủ.

    Cũng mãi sau này tôi mới hiểu người ta đua nhau tố điêu như thế chỉ vì có như thế người tố mới được thêm ruộng thêm vườn thêm nhà thêm cửa. Có thế, người không nghèo và có lý lịch ba bốn đời không trong sạch cho lắm, như có cụ cố là phó lý, có ông nội là lý trưởng, có bố là trương tuần… mới có cơ may thoát khỏi bị quy là địa chủ, phú nông.

    Chưa bao giờ làng tôi, những người không nghèo lắm hoặc những người lo bị rơi vào hoàn cảnh như chúng tôi, ngày nào cũng mơ, đêm nào cũng ước, ôi…giá gia đình mình sau một đêm thức dậy bỗng được trở thành một người nghèo, nghèo rớt mùng tơi như một cụ già ở Thanh Hoá, được in hình trên tờ báo ảnh Việt Nam, ra vào dịp cuối năm 1954, 80 tuổi vẫn chưa biết được cục đường hình thù vuông méo ra sao, mùi vị ngọt đắng thế nào.

    Thế mới là hạnh phúc!

    Phần 18

    Đợt “tố khổ” khủng khiếp qua đi. Đám địa chủ chúng tôi tưởng những nỗi khổ do bà con nông dân trút lên đầu mình đã được giải toả, được hạ nhiệt thì sẽ chả còn cái gì để mà “khổ” nữa. Nào ngờ lại còn nhiều cái “khổ” hơn. Khổ vì phong trào “tự báo ruộng đất”, khổ vì chiến dịch “truy tô” và khổ vì đấu tranh trên “đấu trường”.

    Tự báo ruộng đất là gì? Thưa, là cái phong trào xác định diện tích ruộng đất, vườn tược, ao chuôm không cần thước đo, không cần căn cứ vào sổ sách văn tự, mà đơn thuần chỉ bằng cảm giác chủ quan.Theo đó, ông bà nông dân sẽ tự báo lên cho Đội, cho những người dự hội nghị biết diện tích từng thửa ruộng , từng mảnh vườn của mỗi gia đình địa chủ, theo như lối bán đấu giá, để từ đó Đội tính ra số thóc lúa phải nộp thuế nông nghiệp, phải truy thu hoặc số thóc tô phải thoái .

    Không biết bao nhiêu chuyện khôi hài. Mảnh ruộng của nhà tôi ở ven đường Cổ Cò, trước cửa đình Hát là thuộc vào diện này. Kích thước của nó, ngang bao nhiêu, dọc bao nhiêu, bản đồ địa chính vẽ từ thời Pháp và trong văn tự ghi rõ rành rành như thế, vậy mà Đội không tin, phải đem ra bình bầu lôi thôi rắc rối thế này :

    Oâng Cấp vốn là người nuôi rẽ bò nhà tôi lên tiếng trước:

    - Mảnh ruộng ấy không phải 5 sào như địa chủ khai trong giấy tờ đâu. Mà phải là 7 sào. Mấy năm trời đánh trâu cày bừa mảnh này, tôi biết mà. Chồn cả chân bò, mỏi nhừ cả gối người .

    Lâm bạch tạng tiếp:

    - Mảnh ấy, không 8 sào, tôi xin đi đầu xuống đất. Một lần gánh rạ qua tôi thấy nó lớn lắm mà.

    Thằng Tạo lác bĩu môi:

    - 8 sào sao được. Phải là 1 mẫu. Cấy rẽ mấy năm tôi biết mà.

    Kết quả lần tự báo khôi hài ấy, mảnh ruộng 5 sào nhà tôi tăng diện tích lên 1 mẫu 2. Các mảnh khác cũng bị dãn nở như bị nấu với bột nở như thế, làm số ruộng đất vốn có của gia đình tôi trong phút chốc phồng lên từ 5 mẫu đã vụt lên thành 9 mẫu 7 sào.

    Hỏi thăm những địa chủ khác thì thấy ruộng đất nhà họ cũng đều bị những cái miệng thần…dân như miệng lưỡi phù thủy, làm tăng đột biến như thế. Nhà chú Sáu từ 3 mẫu lên 5 mẫu. Chú Tư, chú Năm từ 2 lên 4.

    Từ số diện tích ma này, tất nhiên số thóc tô, thóc thuế nông nghiệp phải truy nộp cũng phải cũng phải tăng theo, phải thành con số … ma luôn. Các gia đình địa chủ chết về những con ma ấy. Con ma của nhà tôi là 95 thùng thóc các loại. Các nhà khác cũng cứ thế tăng lên.

    Tiếp theo đó là “khổ nạn” “truy tô” (truy nộp thóc thoái tô, thóc thuế nông nghiệp) bắt đầu.

    Người bị đem ra làm vật tế thần đầu tiên cho chiến dịch này là mẹ tôi rồi đến bố tôi.

    Phần 19

    Liền kề ngôi nhà gỗ lim lợp ngói 7 gian của nhà tôi là ngôi nhà cũng 7 gian như thế của chú Bảy bị bỏ không đã vài chục năm nay, kể từ ngày chú dẫn cả gia đình vào Nam làm ăn sinh sống. Vì thế nó thành vương quốc của loài chim sẻ với những chiếc tổ như cái búi rác rửa bát ngoài cầu ao giắt chi chít trên những lỗ hổng mái nhà. Từ đây chúng đẻ trứng, sinh con, đánh chửi nhau inh ỏi.

    Tôi nhắc đến ngôi nhà hoang này vì gần đây đội Khoảnh có hai việc làm không thể không gây bàn tán cho mọi người. Một là, bỗng dưng ông ta cho gia đình bà Tụ, cố nông, nơi ông ta đang “ba cùng” được chuyển đến đây ở, mà theo như Đội Khoảnh nói thì để ông ta, vừa làm trụ sở Đội, vừa có điều kiện tiếp tục thực hiện “ba cùng” với gia đình cố nông này. Hai là, bỗng dưng (lại bỗng dưng), ông ta đột ngột hạ thành phần cho chị Nghiệm, từ thành phần liên quan với địa chủ thành trung nông lớp trên. Rồi, dựa vào cái nguyên tắc do ông ta đưa ra “thỏ không thể sống chung với chó sói, nông dân không thể ở cùng nhà với địa chủ”, ông ta ra lệnh buộc chị Nghiệm phải từ bỏ gia đình tôi để sang sống với gia đình cố nông Lê Thị Tụ. Tại đây, chị Nghiệm được ưu tiên sở hữu hẳn một gian buồng.

    Thế là từ đây ngôi nhà hoang của chú Bảy trở thành trung tâm của hai cái sự “hành”: Một là, hành xác bố mẹ tôi và các địa chủ khác, hai là hành lạc với chị dâu tôi. Tuy vậy, do Đội sáng suốt nên cũng có sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Hành xác địa chủ thì dành cho những người nông dân chân chính như lão Kền, lão Lâm bạch tạng. Còn hành lạc với chị Nghiệm và với nhũng chị em “chuỗi rễ” khác, thì đội Khoảnh giành độc quyền.

    Người bị “hành xác” đầu tiên là mẹ tôi.

    Theo con số từ văn phòng Đội phích xuống thi số thóc nhà tôi bị truy thu tính đến thời điểm đó là 95 thùng, bao gồm 35 thùng thuế nông nghiệp và 60 thùng thóc thoái tô. Đây là con số ma vì như trên đã nói, nó được tính ra từ diện tích ma, diện tích tự báo. Dĩ nhiên bố mẹ tôi không thể nào đóng nổi số thóc quá lớn này. Năm ấy mất mùa, 9 thùng rưỡi còn chẳng có nói chi 95 thùng.

    Đêm ấy cả nhà tôi hoảng sợ đến nỗi không ai ngủ được. Vì việc hành hạ mẹ tôi rồi bố tôi, các chú thím tôi và nhiều địa chủ mới được quy lên, đều được diễn ra ở ngôi nhà hoang ấy. “ Con vợ thằng Lân, bao giờ mày nộp đủ số thóc ấy cho Đội” - Tiếng lão Kền . “Dạ, trong nhà con một hạt chả có, chứ đừng nói đến một thùng!”- Tiếng mẹ tôi. “Không có thóc thì đưa vàng ra thay cũng được”- “Nhà nông thì làm gì có vàng”- “A, con mụ này bướng thật! Quỳ xuống”… “Véo, véo!” tiếng roi rít lên trong không khí. “Ái, ái…đau quá! Đau quá!” Tiếng mẹ tôi kêu lên. Lại tiếng lão Kền: “Có nộp vàng không thì bảo!”- “Dạ, đã bảo nhà con không có mà”- “A, con mụ này đánh thế mà vẫn còn bướng hả. Ra quỳ gối ngoài sân kia! Không phải quỳ chỗ ấy mà quỳ lên cái vỏ mít kia kìa!”- “Xin ông tha cho, thân già đầu gối toàn xương với da, con quỳ không được!”- “Vậy khi bóc lột ông bà nông dân chúng tao chúng mày có hỏi thế không”.

    Mẹ tôi được thả về vào lúc đã quá nửa đêm. Cái Thân khát sữa khóc từ chập tối đến giờ tiếng khàn như con mèo hen. Bây giờ đến lượt bố tôi bị gọi sang. Tôi cứ phải lấy ngón tay bịt tai lại vì không sao chịu nổi tiếng quát tháo, tiếng roi vọt đang quất lên da thịt bố tôi mà tôi nghĩ như đang dứt da dứt thịt tôi. Cứ thế hết đêm ấy sang đêm khác, hết bố mẹ tôi lại đến các chú thím tôi liên tiếp bị gọi đến căn nhà hoang này để đánh đập, để truy tô, để cho đám nông dân chưa sạch máu đầu quát tháo, chửi rủa.

    Đêm ấy, sau khi bị quỳ trên đám gai mít trở về, quần áo rách bươm, hai đầu gối rướm máu, bố tôi buồn bã nói với mẹ tôi và tôi, giọng nghẹn lại:

    -Tình hình này, nếu cứ ở nhà mãi thì không chết vì đói cũng chết vì bị tra tấn và nhục nhã. Bu nó là đàn bà chắc họ chỉ hành hạ thế này thôi. Còn với tôi chắc họ còn làm dữ hơn nhiều và họ sẽ còn moi móc ra rồi đổ lên đầu bao nhiêu tội lỗi nữa. Thôi, xin nhà cho tôi trốn đi. Biết đâu tôi lại tìm được một chỗ sống.

    - Ông định đi đâu.

    -Tôi đi xuống ấp Thiện Tùng ở dưới bể. Ở đấy người ta vốn kính trọng cụ Hàn nhà mình chắc họ sẽ che chở tôi. Còn kiếm sống thì tôi đã có cái nghề này.

    Bố tôi đập tay vào cái bị cói đeo bên người nghe loảng xoảng tiếng kim khí va vào nhau. Đó là bộ đồ nghề cắt tóc. Hoá ra mấy tháng trước ngày Đội về, bố tôi đã ra chợ học ông Mễ được cái nghề “đè đầu thiên hạ” này. Thật đúng là quân tử phòng thân. Phải công nhận là bố tôi “nhìn xa trông rộng”!

    Nửa đêm, bố tôi khoác bị quần áo và đồ dùng cắt tóc ra đí. Bố tôi đi rồi mấy mẹ con tôi nằm lăn ra giường khóc cho đến sáng.

    Gia đình tôi khốn khổ thế, gia đình các chú thím cũng chẳng dễ chịu hơn. Mấy ngày nay, không chịu nổi áp lực của những đòn truy tô, thím Sáu đã phải nhảy xuống cái ao sau nhà định tự tử, khi bụng mang thai sắp đến ngày sinh đẻ. Rất may, người nhà cứu được tính mạng của thím nhưng đứa bé trong bụng thím thì bị sinh non. Đứa bé thiếu tháng ấy, chú Sáu đặt tên là Sạch (Nguyễn Thị Sạch), bổ sung cho cái tên của anh trai nó, mà chú đặt là Hết, sinh trước hai năm, đánh dấu thời điểm năm 1953, nhà chú bị bọn lính ngụy ngoài bốt vào dỡ và lấy đi hầu hết tài sản. Còn Sạch là để đánh dấu thời điểm này. Hết Sạch tức là hết tất cả, là chẳng còn gì. Kiếp con ngừơi thật khổ. Hết lúc trước và sạch lúc sau. Bé Sạch đã sinh thiếu tháng lại chào đời đúng vào lúc cả làng đói vàng mắt nên nó chỉ sống oặt oẹo bằng nước cơm, cháo khoai lang được mấy tháng rồi cũng ra đi vào cõi vĩnh hằng. Chỉ còn lại Hết (về sau để dễ phát âm mọi người thường gọi gộp là Hết Sạch) sống đến tận ngày nay nhưng trí óc đần độn, tính tình dở dở ương ương, bố bảo xem chai nước mắm có bị thối không thì bê cả chai lên ngửi ngoài vỏ, lấy vợ về phải có người cầm tay chỉ việc mới biết cách làm tình.

    - Tại lúc nó còn bé, bập bẹ nói, tôi liên tục bị Đội và ông bà nông dân gọi đi truy tô, bế nó đi theo, nghe tiếng quát tháo, tiếng roi vọt nhiều quá, đầu óc nó hoảng loạn mà hoá ra ngớ ngẩn như thế, chứ lúc mới sinh nó cũng khôi ngô, tuấn tú đáo để.

    Bây giờ, đã gần 50 năm trôi qua, hễ ai hỏi về Hết Sạch, thím Sáu thường giải thích như thế. Nghĩ mà kinh hoàng, sởn tóc gáy.

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 20

    Sáng hôm sau, gặp tôi ngoài giếng xóm, chị Nghiệm kéo tôi ra một chỗ rồi nói nhỏ:

    - Chị báo tin mừng cho chú. Chị được hạ thành phần rồi. Không còn bị là phú nông nữa mà là trung nông lớp trên!

    Tôi chưa kịp hỏi thêm, chị đã giải thích: “Đội bảo, chị là con dâu, ruộng đất đã được nhà chồng chia cho đâu mà bảo là phú nông”.

    Vậy là từ nay gia đình tôi mất đi một người. Tôi vừa giận vừa thấy thương chị Nghiệm. Vậy là chị Nghiệm được thành người nghèo rồi. Ôi, bao giờ tôi mới được thế nhỉ!

    Một buổi trưa, con sáo tôi đang nuôi bị lạc sang căn nhà hoang ấy. Tôi trèo tường sang để bắt nó về nhưng vừa bước vào sân đã bị bà Tụ giữ lại không cho đi: “ Không được vào nhà, Đội đang giáo dục lập trường giai cấp cho con dâu địa chủ”. Tôi biết tỏng tong tổ con chuồn chuồn rồi. Là chuyện ấy chứ còn chuyện gì nữa. Chờ cho bà Tụ mải đuổi theo con mèo vừa quắp đi khúc cá con trai bà vừa câu được, tôi lẻn ra sau nhà. Chỗ ấy, có chiếc cửa sổ mục nát lâu nay vẫn đóng im ỉm. Thằng Miêng, con trai út bà Tụ, 9,10 tuổi, bé dại “không sợ liên quan với con địa chủ”, thấy tôi nó cầm ngay lấy tay rồi vừa cười vừa chỉ chỏ: “Lại đây xem, có cái này hay lắm”. Vừa tò mò, vừa tức với chị Nghiệm nên tôi đi theo nó, dí mặt vào khe cửa sổ, ghé mắt xem. Trời ơi, không ngờ hôm nay tôi lại phải chứng kiến cảnh bẩn thỉu ấy. Trên chiếc giường tre ọp ẹp, phía trước che bằng tấm chăn đơn Nam Định, phía sau trống tuềnh trống toàng, chắc vì đội Khoảnh không ngờ nơi ấy lại có cái khe cửa sổ để bên ngoài có thể nhòm qua được, hai cơ thể, một đàn ông, một đàn bà trần truồng đang quằn quại, quấn chặt lấy nhau như hai con rắn đến thời kỳ giao phối. A, thì ra đàn ông đàn bà ăn ngủ với nhau là như thế đấy. Chị Nghiệm kính yêu, người bao năm nay chính chuyên, thủ tiết thờ chồng của tôi hôm nay thế này đây. Mặt tôi đỏ bừng lên, tim đập còn rộn ràng hơn cả tiếng trống ếch thiếu nhi những đêm tố khổ. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là hoạt động tính giao của loài người.

    Tôi chạy ra ngoài. Lợi dụng lúc vắng người, bắt chước đám quỷ sứ trong xóm mỗi khi muốn trêu chọc bà Tụ, tôi bê nguyên nồi hông nước giải đổ đánh thùm một cái vào chum nước ăn của nhà bà. Rồi tôi biến mất ngay. Bà Tụ từ trong nhà lập cập chạy ra chửi tóang lên: “Cha tiên sư thằng khốn nạn nào đổ nước đái vào chum nước nhà bà. Phen này bắt được bà xé xác nó ra. Nó là quân Việt gian, quân phản động. Nó phá hoại không để Đội làm việc…”

    Rất may, đội Khoảnh hôm ấy không phát hiện ra tôi vừa “nhòm trộm” ông ta. Nếu không chắc tôi cũng bị quy là “Quốc dân đảng phản động” và bị bắt giam rồi.

    Kết quả sau những ngày “ba cùng” và thực hiện sứ mạng giáo dục lập trường giai cấp của đội Khoảnh là: Trong khi cái thành phần giai cấp của chị Nghiệm được xẹp xuống (từ phú nông xuống trung nông) thì cái bụng chị lại ngày một to kềnh ra (từ lép kẹp đến tròn vo như cái trống cà rùng) để rồi chín tháng sau một “ông Trời cháu” (có thể gọi như thế vì ở quê tôi người ta vẫn gọi Đội là “ông Trời con” mà) đã ra đời. Sau vụ việc này, chị Nghiệm bế con, về quê bên kia sông Hồng, bỏ lại sau lưng làng tôi với dòng họ nhà chồng, đồng thời bỏ luôn cả cái thành phần nghèo khổ mà chị mong ước bao lâu mới có được. Từ đó, tôi không được gặp chị nữa. Còn chị, hình như vì quá xấu hổ về chuyện ấy nên cũng không bao giờ trở lại quê tôi.

    Ở quê tôi thời kỳ này những cô gái đẹp nếu không may lọt vào những đôi mắt…xanh, à quên, đục lờ của những ông trời con này thì thật khó mà thoát được. Nhất là một khi các cô được các ông ấy tín nhiệm tuyển chọn làm chỗ để thực hiện “ba cùng”, hoặc “bắt xâu, bắt chuỗi”.

    “Đội về Đội dựa vào mông- Đội đi Đội để trống đồng em mang”. Đến nay chưa có ai tổng kết xem ngày đó có bao cô gái bị chửa hoang vì những ông Đội này. Nhưng một khi đã vào ca dao, vào văn học dân gian thì chắc đó không phải là trường hợp cá biệt. Ngày nay đọc lại câu ca dao này ta thấy mỉa mai, cay đắng nhưng ngày đó thực tình có không ít ông bố bà mẹ lại thấy đó là niềm tự hào, mãn nguyện như chuyện có con gái tiến cung ngày xưa.

    Không biết Én của tôi có thoát khỏi cái nạn này!

    Phần 21

    Câu hỏi ấy cứ lởn vởn như treo cái móc trước mắt tôi cả một thời gian dài sau đó. Nó chỉ được trả lời khi vào một đêm trăng thanh gió mát, tôi đi thả bò trên cánh đồng Ao Đào. Đây là thời điểm lý tưởng của đám trẻ chăn bò. Vì cả cánh đồng rộng mênh mông lúa vừa gặt xong chỉ còn trơ cuống rạ, khoai lạc thì sắp rỡ, sắp bới thế này, trâu bò chả còn bị cấm đóan nữa, tất cả được tháo khoán, tha hồ ăn lá, ăn dây, hết ruộng này sang ruộng khác. Thoải mái nhất là vào ban đêm. Thả bò xong, người đi chăn chỉ cần tìm một chỗ nào kín đáo, cao ráo như nóc ngôi mộ xây hoặc một gò đống cao, gom rạ khô dưới ruộng trải lên, nhổ dây lang dây lạc cuộn lại làm gối, rồi nằm xuống, mượn gió nồm nam hây hẩy làm quạt, là có thể đánh một giấc ngon lành đến sáng và nếu không có sương đêm lành lạnh đánh thức bắt choàng dậy chạy đi tìm bò để dắt về thì có thể ngủ đến lúc nắng lên.

    Nhưng đêm ấy, nằm như thế lâu rồi mà tôi vẫn không sao ngủ được. Tôi nghĩ đủ thứ, nhớ đủ thứ. Nhớ nhất vẫn là nhớ Én. Vậy là từ sau cái đêm tặng nàng chiếc áo rồi sau đó ôm hôn nàng, chiếc hôn đầu tiên tôi biết thế nào là hương sắc, là da thịt con gái mà dư vị đến bây giờ vẫn còn ngọt ngào. Không khí căng thẳng của cuộc cải cách ruộng đất, những con mắt hận thù, ghẻ lạnh của những người nông dân càng ngày càng kéo dãn ra xa khoảng cách giữa hai chúng tôi. Chợt nhớ lại câu cái Ngân khoe lúc ban chiều rằng chị Én hồi này tối tối thường hay mang vó ra ao Đào cất tép, tôi vội lặng lẽ đi đến chỗ đó. Đây là cái ao, ngày trước ông nội tôi thuê người đào lấy đất đắp nền nhà. Tôi nhón chân đi như một con mèo. Đã cảm nhận được làn hơi nước lành lạnh thổi tới. Rồi tiếng nước chảy qua màn vó rơi xuống mặt ao lõng bõng. Én đang giơ chiếc gậy dài ra mặt nước cất lên từng chiếc vó. Sóng nước lấp lánh. Aùnh trăng như dát bạc lên từng chiếc gọng vó, lên mái tóc dài tha thướt và khuôn mặt thanh tú sáng long lanh của Én. Nấp đằng sau đống dây lang dây lạc chất cao, tim tôi đập rộn lên. Tôi chỉ muốn nhảy bổ ra ôm chặt lấy Eùn để thoả lòng ao ước bấy lâu nay. Nhưng ngay lập tức tay chân tôi bị khựng lại . Tôi vừa nghe thấy có tiếng người nói lào xào ở trên bờ ao. Tiếng lão đội Khoảnh. “Ến, bỏ vó đấy, lên với anh đi, chúng ta cần bàn chuyện này. Mau lên, anh còn lên họp trên xã”. Tiếng Én, chỏng lỏn, nhát gừng:

    - Anh cứ nói đi, tôi đang nghe đây.

    - Không, em phải lên trên bờ này kia. Dưới ấy, nước ướt nhèm làm sao mà ngồi được.

    Tiếp đó, tôi thấy đội Khoảnh chạy xuống mép nước cầm tay kéo Eùn lên. Không thấy đội Khỏanh nói gì nữa, chỉ thấy Én nói rất to:

    · Tôi đã nói với anh rồi. Tôi đã có người yêu, anh hãy để cho tôi được yên thân.

    Tiếng đội Khoảnh gầm gừ:

    - Hừ, người yêu! Cô định nói đến thằng nào: thằng Phổng khố rách áo ôm hay thằng địa chủ con, chó chết ấy. Được rồi, tôi sẽ cho cô biết cái trinh tiết của cô đáng giá bằng nào…

    Tôi đã nhìn rõ lão đội Khoảnh kéo Én lên bờ ao , vật ngửa Én xuống rãnh khoai rồi nằm chồm lên. Tôi cũng kịp nhìn thấy Én đã đứng dậy được, chạy vuột ra khỏi đội Khỏanh và kêu cứu.

    Nhanh như một con ếch, tôi co giò nhảy vọt một cái thẳng chỗ lão đội Khỏanh đang ngã quay lơ. Bằng sức mạnh phi thường bật dậy như chiếc lò so của tuổi 16, của lòng căm thù lên đến tột đỉnh, tôi dơ thẳng chân đạp mấy cái liền vào mặt hắn. Hắn sợ quá lồm cồm bò dậy rồi cứ theo bờ ruộng mà chạy, không hề dám ngoảnh đầu lại. Toàn bộ sự việc diễn ra quá nhanh và cũng do tôi chủ động kìm nén không để bật ra một câu nói nào nên cả đội Khoảnh và Én không ai biết người vừa can thiệp đó là ai. Nhờ thế câu chuyện được giữ kín mãi. Tuy thế, tôi vẫn nghĩ, rất có thể hôm ấy đội Khoảnh đoán ra được. Nhưng hắn đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì lúc này hắn đang rất cần đến uy tín, dù giả hiệu.

    Phần 22

    Tôi lại thắp lên 3 nén nhang, gióng lên 5 tiếng chuông và gõ 7 tiếng mõ. Tiếng Én lại hiện về.

    Trong đợt tố khổ, anh Kền mỗi lần đi họp về lại bắt em sắp tới phải đứng ra tố cáo ông bố anh là cách đây mấy tháng trước khi đội về, lợi dụng lúc em sang nhà anh để làm việc gì đó, đã đè em ra hiếp dâm em nhiều lần, khi thì ở chân đống rơm, khi thì trong chuồng trâu. Em không chịu, bảo Kền đừng có ăn không nói có, rồi tội ngợp mặt. Kền bảo em, sao ngu thế, bọn địa chủ có được phép cãi lại đâu mà lo. Với lại có tố nặng thì lão ấy mới bị quy là địa chủ cường hào gian ác, mới bị xử tử và mới bị tịch thu toàn bộ gia sản được. Có thế, nhà mình mới được chia nhiều nhà, nhiều ruộng nhà nó.

    Rồi anh ta bảo với em: “Tao cũng sẽ tố nó thật nặng. Tao tố rằng cái năm làng mình chưa tề ấy, thằng chánh Lân một buổi trưa đang đi trên đê bỗng dưng làm động tác giả vờ bị gió làm bay mũ xuống ruộng, ấy là nó chỉ điểm đấy. Thế là chỉ một loáng sau, máy bay giặc kéo đến, ném xuống làng ta hai quả bom napan làm chết 2 người và 1 con bò, vậy không phải thằng Lân chỉ điểm thì còn ai vào đây nữa!”

    Nói xong, anh ta có vẻ tự mãn về cái tài bịa đặt của mình lắm, đã vừa thổi sáo miệng vừa nói với bố em: “Còn bố nữa. Bố cũng phải nghĩ ra một câu tố nào cho thật độc mới đựơc. Như hắn nhiều lần đánh bố hoặc có lần bắt bố ăn cứt chẳng hạn!” Bố em nghe nói thế, mới tức điên lên, cầm nguyên cái bát điếu ném vào mặt Kền, may mà anh ta tránh được. Bố em chửi: “À, thằng này láo nhỉ, mày dám bảo bố mày ăn cứt hả! Được rồi tao sẽ tố ông chánh Lân. Tao tố rằng năm tháng 3 năm At Dậu nếu ông ấy không lừa gạt giấu vợ con cho tao mấy đấu gạo đem về nấu cháo cho chúng mày ăn dần chống đói thì chúng mày chết lâu rồi”. Kền cười méo miệng: “Nó làm thế là để xoa dịu tinh thần đấu tranh của giai cấp cần lao đấy bố ơi. Coi chừng, bố bị mắc lừa chúng đấy!”.

    Thế là em và bố em đứng về một phía, Kền một phía, hai bên cứ cãi nhau ỏm tỏi, không sao dứt được . Chỉ đến khi lão đội Khoảnh từ nhà bà Tụ hớt hải chạy sang theo yêu cầu của Kền, bố con em mới tạm yên.

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,747
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần 23

    Cũng năm Mùi ấy, tôi đi cày buổi đầu tiên trong đời. Cũng may mới 16 tuổi tôi đã có vóc có dáng, nếu không làm sao xách nổi cái cày mỗi khi con bò bước tới đầu bờ để chuyển sang luống khác. Tôi phải cày vì bị Đội cấm gia đình địa chủ được thuê mướn nhân công, tức là được tiếp tục bóc lột trong khi Đội đang phát động nông dân vùnglên xoá bỏ bóc lột.

    Vậy là bố con tôi bị buộc phải tự lo liệu lấy chuyện cấy cày.

    Cũng may, cuối năm ngoái, đoán trước diễn biến thời cuộc, bố tôi đã bắt tôi phải tập cày. Con bò của nhà tôi lúc ấy đang ở “tuổi bê”, vừa dứt vú mẹ. Nó cày được như bây giờ là do bố con tôi đã công phu luyện tập cho nó, cái công việc quê tôi gọi là “vực”, không khác gì tài tử dạy hổ. Bây giờ, các hiệu lệnh như “họ” là dừng lại, “vặt” là rẽ phải và “diệt” là rẽ trái, nó tiếp nhận và hiểu được rất chính xác.

    Những ngày trước bố tôi thì cày, còn tôi cắt cỏ. Trưa đến, đem cơm ra đồng cho bố tôi, tôi đem luôn cỏ cho bò ăn lúc nghỉ trưa. Công việc đang tiến triển đều đặn ai ngờ lúc này bố tôi lại phải trốn đi, bỏ lại tất cả, ruộng đồng, nhà cửa, vợ con, trong khi đó thời vụ đã ập đến nơi. Mạ gieo đã đến lúc phải nhổ lên cấy. Nếu không, nó lên ống thì có cấy cũng chả có ăn. Trước tình thế nước sôi lửa bỏng ấy, tôi đánh liều xin mẹ cho tôi thử đi cày. Không còn cách nào khác, mẹ tôi đành phải chấp nhận.

    Ngày đầu tiên giắt bò, vác cày ra đồng tôi muốn phát khóc. Do chiều cao cơ thể tôi thấp hơn chiếc cày nên đi đường cứ luôn phải kiễng chân, nếu không lưỡi cày quệt đất, chỉ có méo mặt. Đã vậy con bò còn hay giở chứng, ngoái phải quay trái, hết bứt lá tre hai bên bờ giậu lại ăn rê cỏ dọc đường, rõ thật khổ. Hôm nay lại có thêm con Đốm đi theo. Mỗi khi con bò giở chứng, nó lại xủa lên ăng ẳng. Có Đốm cũng thấy vui, đỡ mệt.

    Rồi mọi việc cũng qua đi suôn sẻ. Ngày qua ngày, tôi đã cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Cứ đà này chẳng bao lâu tôi sẽ cày hết diện tích ruộng nhà tôi. Con bò và tôi càng ngày càng hiểu nhau, ăn ý nhau hơn. Nó đã ngoan hơn trước nhiều. Lặng lẽ kéo cày, dù mưa hay nắng. Đất pha cát, nhẹ, nó kéo. Đất sét gan gà cứng như đá, nó cũng kéo. Cả mặt đất bị rầm rầm lật lên. Nhớ lại câu hát vực bò bố tôi hát hôm nào: “Nặng kéo, nhẹ kéo” tôi thấy thương nó quá.

    Cày được dăm bảy ngày thì có một sự cố xảy ra. Chiều hôm ấy đang ngon trớn, chiếc cày bỗng giở chứng, cứ chúi sâu xuống lòng đất, càng lúc càng bâm sâu hơn. Con bò cứ phải dạng chân, chùn lưng ra kéo, nước bọt phun đằng trước, phân phọt đằng sau mà chiếc cày không sao nhích lên được. Cuối cùng, mệt quá, nó đành phải đứng ì ra, mũi thở ồ ồ nhưng cái đầu chốc chốc lại quay lại nhìn tôi. Hai con mắt nó lộ rõ vẻ bối rối. Hình như hối hận vì không làm được cái việc mà tôi đang trông mong ở nó.

    Tôi cũng thấm mệt, cũng thở hắt ra không kém gì con bò. Mồ hôi túa ra ướt đầm lưng áo. Tức muốn phát khóc lên và tôi đã khóc. Nước mắt chảy ròng ròng trên má, chảy luôn cả xuống rãnh cày. Tôi khóc vì tủi thân. Mới mấy tháng trước thổi được nồi cơm bố còn khen rối rít, vậy mà giờ đây một mình đã phải vật lộn với nắng mưa, đồng ruộng thế này. Tôi khóc để cầu mong ai đó ra tay giúp tôi. Nhưng mong thì cứ mong thôi, chứ điều ấy làm sao có được. Cả xã đang bao vây gia đình tôi, đang cách ly chúng tôi với chung quanh như đối xử với người bị hủi. Hôm qua, mẹ tôi ra chợ định mua mấy tấm bánh đa cho chúng tôi ăn đỡ thèm vì từ hôm Đội về đến giờ, chúng tôi có biết đồng quà tấm bánh ra sao đâu, nhưng bà bán bánh sợ liên quan cứ nhất định rằng không chịu bán cho địa chủ, cuối cùng, đói ăn vụng, túng làm liều, lợi dụng lúc bà ta sơ hở, mẹ tôi đã xông vào…cướp giật. Cũng may bà bán hàng do vốn không ghét bỏ gì mẹ tôi mà chỉ vì sợ liên quan nên đã lờ đi. Nhờ thế chúng tôi mới có miếng bánh đa để nhai côm cốp với nhau.

    Chán nản, tôi đảo mắt nhìn ra khắp cánh đồng. Tôi thấy ở mảnh ruộng xa có một người đàn ông đang lúi húi cày. Như chết đuối vớ được cọc, tôi vội vàng bỏ bò, bỏ cày giữa luống để chạy đến với người đàn ông ấy. Hoá ra là anh Trúc, người cùng họ với tôi. Lúc đầu, biết là có tôi đến, anh Trúc cứ quay mặt đi không thèm ngoái lại. Tôi biết anh sợ có ai đó thấy anh đang “liên can với con cái địa chủ” sẽ làm khó dễ anh nên tôi không dám đến gần. Đành phải ngồi xụp xuống rãnh ngô cách xa anh hàng chục thước, lào thào cầu khẩn anh: “Sửa giúp em chiếc cày với!”. Anh Trúc cũng chẳng thèm nhìn tôi. Anh nói với con bò nhưng tôi biết là nói với tôi: “Hết luống này tao cho mày nghỉ để tao sửa cày”. Rõ là khổ.

    Nhận được tín hiệu ấy, tôi mừng lắm, vội vàng cứ rãnh ngô mà lủi. Một lúc sau tôi về tới ruộng của tôi.

    Anh Trúc đến. Như một ông tiên có phép lạ, anh rút con dao nhíp trong túi ra, gọt sửa lại cái gọi là con thẻ rồi chẳng nói nửa lời, anh bỏ đi ngay. Tôi giục bò cày thử . Oi, sung sướng quá, đường cày lại ngọt như mía rồi. Con bò thân yêu của tôi lại có thể ung dung nhàn nhã bước đi. Hai bên luống đất lại ngả rào rào.

    Chiều hôm ấy, tự thưởng cho mình và cho con bò, tôi tháo cày sớm hơn mọi ngày. Tôi thả bò cho nó ăn cỏ trên bãi bóng đầu làng rồi nằm xoài xuống cỏ, chống đầu lên tay, thảnh thơi ngắm nhìn vầng mặt trời đỏ ối của hoàng hôn mùa hè đang chìm dần sau ngọn núi xanh xanh bên tỉnh Hà Nam. Gío nam thổi mát rượi. Lẫn trong gió, từ trong làng vọng ra tiếng phát thanh qua loa sắt tây của anh Cáu, thông tin xóm tôi: “Mời bà con nghe tin đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Hồ Chủ tịch dẫn đầu đã lên đường thăm hữu nghị chính thức Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa anh em…”

    Tôi căng tai lắng nghe trọn vẹn bản tin, không giấu nổi nỗi vui mừng khi được biết, đây là lần đầu tiên kể từ khi Cách mạng tháng 8 thành công đến nay, Chính phủ nước ta mới có một cuộc đi thăm các nước quy mô như thế. Càng phấn khích hơn khi nghe danh sách trong đoàn có hai ông bộ trưởng, nghe nói cũng xuất thân từ một thành phần không lấy gì làm tốt đẹp như tôi.

    Ô, vậy thì, tôi cũng có thể, rất có thể được làm một việc gì đó trong tương lai. Từ đó trở đi, cứ như có một cái gì đó cựa quậy trong li ti huyết quản của tôi làm tôi không thể nào nằm yên để giãn gân cốt trên bãi cỏ được nữa. Tôi ngồi bật dậy để cố nghe cho trọn bản tin.

    Ước mơ sau này được trở thành một nhà hoạt động xã hội phút chốc trỗi dậy trong tôi. “Làm trai cho đáng nên trai…”. Tôi đang sắp “làm trai” đây. Tôi sẽ phải làm gì để thực hiện được điều ấy? Làm gì để đáng nên trai?

    Từ sau rặng tre xanh của làng tôi lại vọng ra tiếng trống ếch rộn ràng của đội thiếu nhi xóm và tiếng hô: “Có khổ tố khổ- Nông dân vùng lên !” “Tố khổ nhiều- Đấu tranh mạnh !’

    Những câu khẩu hiệu nghe nhiều rồi mà tôi vẫn không sao quen nổi. Mỗi lần nó vang lên là một lần tôi đau buốt lên tận óc.

    Chợt nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của mình, toàn thân tôi lại nhủn ra như con sâu đất. Tôi nằm vật xuống bãi cỏ, thở dài, chán nản….

    Phần 24

    Vác cày dắt bò về nhà, tắm táp xong, ăn vội mấy củ khoai mẹ tôi vừa luộc, tôi ra bãi bán gà bán vịt ở chợ Thông đầu làng bỏ ra đồng 5 xu có lỗ dành dụm được mua vé xem phim.

    Mấy hôm nay đám thanh niên làng tôi kháo nhau nhiều về bộ phim có cái tên rất chữ nho: Bạch Mao Nữ . Người có chút hiểu biết thì giải thích: “Mao là lông nhưng với con người thì phải gọi là tóc. Bạch là trắng. Bạch mao nữ là người con gái tóc trắng. Tóc trắng vì cô ấy bị địa chủ hành hạ phải trốn vào hang đá, sống như con vật trong một thời gian dài, đến nỗi còn trẻ mà tóc đã trắng như cước”.

    Lúc này phim ảnh ở quê tôi còn là một cái gì vừa lạ vừa bí hiểm và việc chiếu phim luôn được coi là một sự kiện. Để đón nhận buổi sinh hoạt giải trí kỳ thú hiếm có này, nhiều người làm đồng đã phải về sớm hơn ngày thường, cơm ăn sớm hơn và ra bãi sớm hơn. Đám thanh niên nam nữ thì nhấm nhỉ hẹn hò nhau cả từ mấy ngày trước, vì đây là cơ hội hiếm có để họ gặp gỡ, tán tỉnh thậm chí cấu chí nhau.

    Vào bãi, tôi thui thủi tìm chỗ khuất để ngồi một mình, chẳng dám ngẩng mặt nhìn ai và cũng chẳng muốn ai thấy mình. Tuy vậy, tôi vẫn nhìn thấy En đứng ở phía sau, cách tôi khoảng mươi bước chân. Hình như với nàng, ông trời luôn trang bị riêng cho tôi một giác quan nào đấy, nhạy bén và tinh vi, để tôi luôn được “thấy” nàng như con bướm dù không cố tình tìm vẫn phát hiện ra những bộng hoa có phấn, có mật. Hết một cuốn phim đèn lại bật sáng để người ta thay phim. Và lúc ấy mặc dù ý chí tôi ngăn cản nhưng con mắt tôi cứ cưỡng lại để hướng về phía nàng. Tôi thấy nàng đang nói đang cười với đám trai làng. Nàng đã đẹp, mắt nàng đã rất đẹp, trước ánh sáng đèn điện, nàng càng đẹp hơn, ánh mắt càng long lanh hơn. Nàng rất xứng đáng là một diễn viên điện ảnh. Thế là từ trong lòng tôi lại nảy ra một ước mơ, một ước mơ kỳ cục mà tôi dám chắc không một đứa trẻ nào cùng tuổi với tôi thời gian ấy lại ước mơ như thế, tôi ước mơ rằng sau này tôi sẽ viết chuyện phim và nàng sẽ là nhân vật hoặc diễn viên chính trong bộ phim ấy của tôi.

    Tôi cứ ngậm ngùi và tự cười mình về cái ước mơ lạ lùng của thời tuổi trẻ. Nhưng dù sao, tôi cũng phải cám ơn nàng. Vì nàng mà tôi có được những ước mơ giữa lúc thân phận tôi như con chim bị vặt trụi lông chuẩn bị nướng trên bếp than, giữa lúc tâm hồn tôi như mảnh đất khô cằn không còn chỗ cho ước mơ hình thành hoặc cất cánh.

    Đèn điện phụt tắt. Tiếng xè xè của máy chiếu phim lại êm ái vang lên. Như bao người khác, tôi lại đắm mình vào câu chuyện đang diễn ra trước mặt. Câu chuyện đang đến lúc cao trào, người xem như đang nín thở thì bỗng cả bãi giật mình vì có những tiếng hô không biết xuất phát từ đâu: “ Đả đảo bọn địa chủ áp bức bóc lột” . Lập tức cả rừng người đứng hết dậy, nắm chặt tay giơ lên trời và dõng dạc hô theo: “Đả đảo! Đả đảo!” . Tôi chỉ còn biết cúi gằm người xuống, cố thu nhỏ mình lại để mong sao đừng ai nhìn thấy tôi, đừng ai phát hiện ra tôi là con cái địa chủ, là cùng giai cấp với cái tên địa chủ khốn nạn bên Trung Quốc đang bị cả triệu người căm thù tột độ thế kia. Nếu không, chắc chắn tôi sẽ phải thế mạng cho nhân vật trong phim hoặc ít ra cũng phải chia bớt những hòn gạch, cục đá mà bà con đang rầm rầm ném lên màn ảnh . Đúng lúc đó, sân bãi lại rùng rùng chuyển động lên một lần nữa, cứ như vừa có một cơn gió lốc, khi không biết từ đâu đó vang lên một loạt tiếng súng tiểu liên khô đanh. Người ta bắn ai và ai bắn thế nhỉ? Sau hoàn hồn mới biết, hoá ra có anh du kích nào đó đã lầm tưởng cảnh trong phim với cuộc sống bên ngoài, tưởng diễn viên là tên địa chủ gian ác, đã tỏ rõ lập trường giai cấp kiên định của mình bằng cách giương súng lên bắn nát màn ảnh. Sau cơn sợ hãi hết hồn, cả đám đông đã cười ồ lên vì nhận ra sự ngô nghê quá đáng của ngừơi cầm súng.

    Thấy ngồi nán lại càng thêm bất lợi, tôi đánh bài chuồn. Chuồn mà bụng dạ vẫn không yên, chỉ sợ ai đó chạy theo bắt trói lại rồi vu cho cái tội “phản đối phim cải cách”. May sao chuyện ấy đã không xảy ra. Nhớ lại chuyện xảy ra trong buổi mít tinh chào mừng Đội về xã, tôi không khỏi cười một mình. Ong Vượng thợ rèn ngoài xóm chợ, không hiểu vô tình hay cố ý, chữ tác đánh chữ tộ, đã hô “hoan nghênh” thành “đả đảo”, có người mách lại, thế là bị du kích dẫn giải đi luôn. May mà truy gốc ông là bần nông, nếu không khó mà thoát khỏi gông cùm.

Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Nhà thờ di động trên mặt nước
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-19-2010, 11:44 PM
  2. 5 rắc rối quý ông thường gặp với da
    By giavui in forum Nghệ Thuật Làm Đẹp
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-17-2010, 06:21 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-10-2010, 02:50 AM
  4. Mát nÃng dÃn táng "mÃy mưa vái ngưái ngoÃi hÃnh tinh
    By giavui in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-08-2010, 03:20 AM
  5. Tội trộm cắp của Thường Trụ
    By gioidinhhue in forum Trang Phật Giáo
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-25-2010, 03:35 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •