Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tiêu diệtt được mọi lo âu phiền toái trong tâm hồn, ấy là đã tìm được một nguồn hạnh phúc vĩ đại.
Kinh Udanavarga
Trang 6 / 6 ĐầuĐầu ... 456
Results 51 to 58 of 58

Chủ Đề: Chuyện Kể Năm 2000

  1. #50
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 53

    Già Đô tự nhận hết về phần mình. Già cho rằng chỉ do già hắn mới bị lôi thôi. Nhưng hắn nghĩ khác. Hắn biết vụ kiểm tra, thu sổ hộ tịch này có dmh dáng đến việc ông Hoàng đã làm và đang làm cho hắn. Điều hắn đoán khá chính xác. Càng về sau thời gian càng chứng tỏ điều ấy. Những đơn từ hắn gửi đi, nếu có hồi âm đến P, người ta lại tổ chức kiểm tra hộ khẩu ngay sau đó. Ngọc cũng nghĩ như hắn. Với bản năng của những con thú bị săn đuổi, họ hiểu được cái ngôn ngữ của những hành động người ta làm với họ. Già Đô nghỉ đi làm sáng hôm sau. Ngọc chần mì, hoà nước mắm giấm ớt cả nhà ăn. Một bữa sáng đặc biệt sang trọng dãi già. Hắn ép già ăn hai bát. Già đói.
    ăn xong, già mời Ngọc ngồi xuống để già nói chuyện. Già nhìn nhìn đăm đăm vào một điểm nào đó ở mặt bàn, những rãnh sâu phía đuôi mắt xoè hình nan quạt. Già nói chậm rãi, nghiêm trang:
    - Hoàn cảnh tôi có khó khán, được cô chú giúp đỡ không biết lấy gì câm ơn cho được. Tôi cũng chỉ định nhờ cô chú dăm ba ngày. Nhưng hoá ra lâu, cũng gần hai tuần rồi. Cô chú quá tốt với tôi. Tôi cũng biết chẳng thể nào ở đây lâu được. Chỉ tạm thôi. Tạm thế là quá rồi. Nhà cửa cô chú chỉ có mấy bước chân, riêng gia đình ở đã chật. Lại còn tôi nữa. Các cháu mỗi ngày một lớn. Phải có chỗ cho chúng sinh hoạt, học hành. Thế rồi xảy ra cái chuyện hôm qua. Tôi thật ân hận, nghĩ mình lạm dụng lòng tốt cô chú...
    Đúng như già nói. Hắn phải cố gắng rất nhiều trong việc thu xếp cho già ở đây. Dù già chỉ ở nhà hắn có bốn năm tiếng đồng hồ một ngày đêm. Dù già đã xếp gọn gàng các thứ vào góc nhà. Dù già đi về lẳng lặng như một cái bóng. Dù già đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi nhu cầu: Từ chén nước uống, điếu thuốc lào (già đã cai thuốc) hoặc quả chuối hắn phần già, già cũng kiên quyết từ chối. Cuộc sống thật ghê gớm. Không ai có thể nghĩ được đến ai. Không ai có thể mở tấm lòng mình ra với người khác được.
    - Hôm nay, xin phép cô chú tôi đi. Nói thật với cô chú, tôi cũng chưa có chỗ nào. Nhưng chẳng lẽ cứ ở đây mãi. Không có chỗ thì rồi cũng phải có chỗ chứ.
    Rõ ràng già rất quyết tâm. Già băn khoăn:
    - Liệu họ có thu hộ tịch, thu giấy không nhỉ?
    Già nói như vậy để chia sẻ trách nhiệm đó thôi. Tất nhiên là phiền phức, nhưng sẽ nhận lại được sổ, được giấy. Có điều phải lễ phép, tỏ ra biết thân, biết phận, biết khuyết điểm, thiếu sót của mình. Đừng bao giờ khiêu khích những áo vàng. Hắn dị ứng với màu quần áo ấy, nhưng chưa bao giờ hắn coi những người mặc quần áo vàng là thủ phạm gây ra mọi đau khổ cho hắn. Hoặc cho già Đô. Họ chỉ là những người thừa hành. Những người bị sai phái làm việc này, việc nọ. Ngay cả những người như ông Lâm, trại QN, ông thiếu tá chánh giám thị VQ mà già Đô bảo đã được lên cục phó. Chẳng qua màu ấy gắn quá chặt với chuỗi ngày súc vật của hắn, nên hắn sợ mà thôi.
    Già Đô chào Ngọc khi nàng xách xe đi làm. Già ôm thằng Dương. Đến hôm nay thằng Dương mới biết già vẫn ngủ ở nhà nó. Cái ông có bộ râu dài mà nó rất muốn được sở vào. Giờ thì nó thoải mái sờ. Nó chẳng ngửi thấy mùi chua từ người già, từ quần áo, râu tóc già bốc ra (Ngọc là người cực nhạy, nhiều lần lợm giọng vì cái mùi cống rãnh ấy. Nàng chỉ lặng lẽ lấy dầu xoa lên mũi). Nó vuốt râu già từ cằm, nhè nhẹ xuống chỏm râu dưới ngực. Già nắm bàn tay bé xinh của nó. Già thơm nó. Lại cái mùi của trẻ thơ. Cái mùi cuộc sống ven Địa Trung Hải. Mắt già đẫm lệ. Thấy già khóc, thằng bé sợ hãi rụt tay lại. Già vụt đứng lên, khoác bị bọc, chăn, chiếu, túi:
    - Thôi, tôi đi!
    Hắn theo già xuống thang:
    - Thỉnh thoảng cụ lại nhé, thật đấy.


    Chương 54

    Sau này, ôn lại những kỷ niệm về già Đô hắn thấy đó là những kỷ niệm nặng nề nhất trong cuộc đời hắn. Hắn nghĩ: Chính hắn đã ích kỷ, chỉ biết mình và đã góp phần vào tội ác. Tất nhiên hắn thấy lời buộc tội ấy là vô lý, bất công, nhưng sao nó vẫn cứ dai dẳng thế. Chẳng làm sao rũ được ý nghĩ mình đã vô trách nhiệm với già. Khoảng một tháng sau, già Đô trở lại nhà hắn. ở nhà hắn đi ra như thế nào, già trở lại cũng y như vậy. Một Vitali cô đơn, bị bọc, rách rưới, mang xách, nặng mùi. Có một điều khác: Tàn tạ hơn, mệt mỏi hơn, nhưng ẩn một tia hy vọng vì đã tìm ra lối thoát.
    Già hỏi hắn: “Cụ có giấy bút không? “Và nhanh nhẹn đỡ lấy những thứ đó từ tay hắn. Già đeo kính.
    Cái kỉnh lão mắt tròn tròn cổ lỗ hồi đầu thế kỷ, một mắt lại vỡ rạn hẳn là quá nhẹ với già, nên già phải ngửa đầu ra phía sau mà nhìn vào tờ giấy. Già viết rất khó khăn. Bé Dương lại sán đến để chạm tay vào chòm râu rễ tre, cuồn cuộn của già, nhưng già khẽ khàng bảo nó:
    - Đi chơi, để bác làm nhé.
    Nó đi ra chỗ bố. Thì đành đứng đó nhìn chòm râu già vậy.
    Bỗng già buông bút, nhìn hắn:
    - Hay là cụ viết giúp tôi.
    Hắn vui vẻ nhận lời. Già đọc:
    - Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
    Kính gửi Sở Công an.
    -à, gượm đã. Hay là kính gửi Ban giám thị trại VQ nhỉ?
    - Nhưng mà nội dung đơn là gì cơ?
    - Tôi xin trở lại trong ấy.
    Hắn choáng người, đặt bút xuống, nhìn già chăm chăm.
    - Tôi suy nghĩ kỹ rồi, cụ ạ. ở trong ấy tốt hơn.
    Già chớp chớp mắt:
    - Đời tôi là không gia đình. ở đâu cũng vậy thôi.
    Hắn hiểu. Cuộc sống trong tù đối với già dễ chịu hơn rất nhiều. Nhưng phải chết ở trong ấy. Già không sợ nữa sao?
    - ở ngoài này tôi không chịu đựng nổi nữa rồi.
    Hắn cảm thấy già có lý: Với già sống ở ngoài đời đáng sợ hơn chết ở trong tù nhiều lắm.
    - Thế thì phải làm đơn gửi Sở Công an. Trại người ta không nhận đâu. Phải là từ Sở đưa lên. Trại đã xuất kho mình rồi, ai người ta nhập kho mình nữa.
    - ý tứ thế. Cụ viết giúp tôi.
    Hắn viết. Già ngồi im lặng. Hắn bảo già:
    - Cụ nghe tôi đọc lại nhé.
    Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
    Đơn xin vào lại trại cải tạo...
    Già nghe, gật gù... “Được. Được”. “Già ký vào đây”. Già ký. Ký xong vẻ mặt già bỗng thay đổi. Từ hy vọng chuyển sang lo lắng. Không biết người ta có nhận đơn không? Già bảo hắn, giọng bi quan:
    - Làm đơn thì làm, chứ chưa chắc đã ăn thua gì đâu, cụ ạ.
    Đó là lần cuối cùng già lại nhà hắn. Việc nộp đơn xin vào trại của già không được chấp nhận. Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đa, nhặt những mẩu bánh mỳ thừa. Già làm những việc đó vừa để nuôi sống mình, vừa với một hy vọng lớn lao: Già sẽ bị bắt lại, vì là một phần tử du thủ du thực. Già sẽ được tập trung cải tạo, nhưng lần này là tập trung hình sự, số chẵn như ông già Táy vét đĩa ở các cửa hàng mậu dịch, bi bắt chung cùng một dịp với già. Nhưng già không gặp may. Ngày ấy đang cần pha-lê hoá thành phố. Giờ đây thành phố đã trong sạch như pha-lê rồi, hoặc đã đục trở lại nhưng không cần pha-lê hoá nữa. Chủ trương ấy phát ra, đã thu kết quả và đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó.
    Già đành phải ở lại ngoài xã hội.
    Cái áo bông rách rộng thùng thình không còn biết nó là màu gì nữa. Trong lần đi giao thuốc lá ở một hàng nước tại cửa rạp hát cải lương gần chợ Chính, hắn đã thấy già, túi vải to tướng đang bới bới đống rác ở bên kia đường. Đó là mùa xuân năm 1975, cũng đang mùa mưa dầm, hắn đã ra tù được hai năm, đã được gặp ông Trần và quân ta sắp đánh Buôn Mê Thuột mở đầu công cuộc giẫi phóng toàn thể miền Nam, thu giang sơn về một mối.
    Hắn gọi già. Già không đáp, vẫn cứ cham chú vào công việc của mình. Hắn đi đến cạnh già. Già nặng mùi đến mức ở ngoài đường hắn cũng ngửi thấy. Trong chiếc áo bông đã mọc rêu, già nhìn hắn như nhìn một người lạ và lại bới bới. Già không nói một câu. Chẳng lẽ già không nhận ra hắn. Có thể già lú. Nhưng cũng có thể già quyết định không còn quen biết một người nào ở thế giới này để được hoàn toàn cô đơn. Nỗi cô đơn ấy cần thiết cho sự tự quên mình đi, để chính mình cũng không biết mình là ai nữa, nhờ đó mà kiếm lấy tý chút yên tĩnh tinh thần. Thế rồi sau đó ở các phố xuất hiện một ông già được bọn trẻ con chào đón nhiệt liệt. Một ông già nhỏ bé, râu dài cuồn cuộn. Túi vải to đeo lệch vai. Ông đi vào các nhà, ăn cắp. Ông chỉ dám kéo ít quần áo, tã lót phơi ở sân. Hoặc thó một đôi dép hớ hênh ngoài cửa. Nhưng chưa một lần ông lão thành công. Có một điều kỳ lạ là già bị lộ khi đang ăn cắp, nhưng không ai ghét bỏ già. Cũng chẳng riếc móc, đánh đập. Chẳng báo công an. Tới khi công an biết cũng chẳng đưa đi tập trung cải tạo. Thật là thất bại thảm hại. Chỉ có lũ trẻ là cứ làm ầm lên. Già vào một ngõ có nhiều quần áo căng ở dây phơi. Vừa thấy già, lũ trẻ trong ngõ đã reo ầm ĩ. Chúng mừng rỡ, vỗ tay hoan hô vang dậy. Già đi đến đâu ở đó dậy lên tiếng reo trong trẻo hồn nhiên của lũ trẻ chẳng một chút ác ý với già. Chính sự thích thú và có phần nào quý mến già của chúng đã khiến cho người lớn nhìn già bằng con mắt thương hại chứ không căm ghét. Nó đã hại già, làm già thất bại, già không được đi tập trung cải tạo, cũng như không ăn cắp nổi một đôi dép cũ. Có lần già đi vào khu nhà Bình. Hạnh phúc thật quá bất ngờ với lũ trẻ ở đó. Chúng vội nấp kín vào những chỗ khuất, nín thở nhìn ra sân. Khi già giơ tay định kéo cái áo may-ô của ông Tung phơi ngay đầu sân, cả lũ xô ra, reo lên ầm ầm. Tiếng reo đồng loạt bật lên, phấn khởi, vui sướng tự đáy lòng (như sau này chúng reo mỗi khi có điện) làm già giật thót mình. Già rụt tay lại.
    Già bước những bước xiêu xiêu trở ra. Lũ trẻ ùa tới nhảy nhót, nghịch ngợm chung quanh. Chúng chế giễu già là không biết ăn cắp, là ăn cắp hạng bét và hoan hô già. Già chỉ mỉm cười độ lượng.
    ở những ngõ khác, lũ trẻ hồi hộp chờ già tới với chúng. Chúng buồn bã, thất vọng khi già đi thẳng. Chúng vụt biến mất như chui xuống đất khi già rẽ vào nhà chúng. Với vẻ mặt sung sướng háo hức ranh mãnh, chúng chuẩn bị cho trò chơi vô cùng thú vị sắp xảy ra.
    Như ông già Noel, già mang niềm vui đến cho đám trẻ. Nhưng khác với ông già Noel bất tử, già đem những ngày cuối cùng của cuộc đời già ra làm trò vui ấy.
    Già cũng không nhớ được bữa ăn gần nhất của già cách đây đã mấy hôm rồi. Và già ăn cái gì vào bụng. Già không thấy đói nữa. Già đi như người mộng du. Già cảm thấy người già rất nhẹ. Già đi mà chân như không chạm đất.
    Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu. Thật là một cảm giác khoan khoái dễ chịu, già chưa từng biết tới. Già đã chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình khá rộng sát nội thành, nơi thờ vị thần cách đây mấy trăm năm đã cắm lưỡi gươm làm mốc khai phá bãi sú để vùng đất chua mặn này ngày nay trở thành thành phố.
    Ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên. Thời sau Genève, thời già đi làm nhà máy giấy, ngôi đình là nơi tập kết lợn của Công ty thực phẩm. Người ta quây, ngăn dình thành từng ô. Những xe ô-tô chở lợn từ các nơi đổ xuống đấy để giết ngay hay nuôi mấy ngày rồi giết. Dạo ấy ngôi đình khá sầm uất. Ô-tô gầm rú. Xe đạp ghếch chật sân. Xe cải tiến lộc cộc chở gạo nếp đổi lấy phân lợn. Một dãy bếp lò nấu cám, nấu nước... Lợn sống đã vui. Cắn nhau. Gầm. Kêu. Eng éc. Hộc hộc. Nhưng lợn chết còn vui hơn. Lợn chết được tính vào tỷ lệ cho phép, được giải quyết nội bộ, không vào sổ sách kế toán, không phải bỏ tiền mua mà lại có thịt đem về nhà ăn hay bán.
    Từ khi chiến tranh bắn phá, thành phố sơ tán, người ta không đưa lợn về đây nữa. Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. Cứt lợn cũng hết lâu rồi. Chỉ còn dơi treo mình lủng lẳng.
    Thật là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay...
    Già không chết trong tù, đúng như có lúc già mong ước. Già cũng. không đến được với lũ trẻ nữa. Những ngày đầu chúng luôn nhắc tới già. Chúng nhớ già, chờ già, mong già.
    Và chúng nhanh chóng quên già.
    Quên hẳn.

  2. #51
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 55

    Trước khi gặp già Đô lần cuối cùng cạnh đống rác gần cửa nhà hát vài tuần lễ, hắn đã được yết kiến ông Trần. Đó là điều hắn ao ước mong đợi từ ngày hắn được ra khỏi trại. Cũng như ở trong tù hắn đã mong mỏi biết bao về cuộc gặp giữa ông và anh Chân. Bởi vì ông là người quyết định số phận của hắn. Ông là người đã ký vào bản án tử hình của hắn. Có thể ông không định khai đao. Nhưng rồi ông đã phải khai đao. Ông không định trói hắn vào cọc và hạ lệnh cho đội hành quyết siết cò. Nhưng rồi ông lại làm như vậy. Tình thế xô đẩy. Có lúc chính ông cũng không làm chủ được hoàn cảnh. Hắn mong mỏi được gặp ông cũng chỉ vì ông có phép mầu, làm cho đầu hắn đã bị chặt lìa khỏi cổ dính lại với thân mình, làm cho lồng ngực hắn bị dạn bắn thủng lỗ chỗ, máu phun phè phè, bỗng dưng lành lại, da thịt mịn màng.
    “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Bố hắn vẫn dạy hắn như vậy. Điều mình không muốn thì đừng bắt người khác phải chịu. Hắn không muốn bị quy chụp, bởi vậy hắn đứng về phía ông Trần để cắt nghĩa những việc làm của ông đối với hắn. Hắn muốn lý giải ông một cách khách quan. Kết luận cuối cùng rút ra chỉ có thể là một trong hai trường hợp sau đây:
    1- Những thông tin về hắn đến với ông bị bóp méo, sai lạc.
    2- Ông bắt hắn vì cách mạng. Nhưng khi ông biết bắt hắn là sai, ông không có cách nào sửa lại được. Ông đành phải hy sinh hắn. Giá hắn làm ở một xí nghiệp nào đấy, bị bắt vì tình nghi tham ô, ăn cắp, nay biết là oan có thể ông sẽ trả hắn về cương vị cũ. Đằng này hắn lại là phóng viên, một cán bộ có máu mặt, miếng không có nhưng có tiếng, quen biết rộng, khi bắt đã tạo thành dư luận ầm ĩ. Nếu thả lại càng ầm ĩ hơn.
    Hắn đành phải chịu hy sinh thôi. Bao nhiêu người còn phải hy sinh tính mạng mình nữa kia. So sánh với hàng triệu người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn người bị bắn oan trong cải cách ruộng đất và với cả nhiều người bị bắt oan nữa chứ, chắc chắn là như vậy, dù ngành có công minh đến mấy, thì sự hy sinh mất mát của hắn thật không đáng kể. Chỉ là hạt cát trong sa mạc. Ông không muốn hắn phải hy sinh, nhưng tình thế này ngoài ý muốn của ông. Ông phải kiên quyết để bảo vệ uy tín của ngành, của tập thể, một điều rất cần thiết cho nền chuyên chính.
    Uy tín của ông là uy tín của ngành. Nó không còn là của riêng ông, của riêng ai nữa. Uy tín của ông là để phục vụ cách mạng. Nó thuộc về cách mạng, thuộc về nền chuyên chính, hơn lúc nào hết đang phải trấn áp thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng. Ông lúc nào cũng toàn tâm, toàn ý phục vụ cách mạng.
    Vì cách mạng ông phải xử sự như một người bíết rằng hơi quá tay nhưng vẫn phải làm. Lưỡi gươm trấn áp phải tỏ ra sắc bén, hiệu quả. Ông thanh thản trước lương tâm vì cái động cơ của việc làm đó. Động cơ là xuất phát điểm của hành động, là tính mục đích của công việc. Nó biện minh cho hành động. Động cơ của ông trong sáng. Hoàn toàn trong sáng.
    Điểm nữa, ông biết chắc mọi đơn từ của hắn gửi các nơi, các cấp đều trở lại nơi ông. Ông thừa biết cái cung cách người ta xử lý các đơn từ loại ấy như thế nào. Kiến trong miệng chén có bò đi đâu. Ông lại là người giải quyết. Mọi đơn từ đều được kính chuyển về thành phố. Nghĩa là về ông. Ông giao lại cho đám cấp dưới của ông. Họ là những người thông minh, họ biết phải làm gì với những đơn ấy. Họ biết phải làm gì với hắn để đè bẹp ý chí của hắn. Điều quan trọng là phải đè bẹp ý chí của hắn. Khi ông cho đưa hắn về 75, ông đã định tha hắn. Của đáng tội, bắt con em một gia đình cách mạng có công với nước vì những chuyện có vấn đề tư tưởng như vậy tù bốn nảm là đủ cho việc ngăn chặn rồi. Nhưng hắn không biết điều. Ông cần phải cho hắn đi một tăng nữa. Hắn vẫn không hiểu được những điều tối thiểu, còn đang trong tù mà đã phát biểu khi ra sẽ khiếu nại. Quá tự tin và hung hăng. Nếu hắn biết thân biết phận, biết cách xử lý, nhận vài khuyết điểm nào đó - ai mà chả có khuyết điểm- hắn sẽ được ông đối xử một cách khác. Một cách đối xử chứng tỏ Đảng luôn mở đường cho những kẻ biết hối cải, chứng tỏ sự rộng lượng của riêng ông. Và dẫn dần ông lại cho nó những điều ông có thể cho được. Chỉ cần nó biết mình, biết người. Nó biết nó. Nó phải biết nó. Nó định lấy cái cương của cá nhân nó chọi lại cái cương của cách mạng. Húc đầu vào đá thôi, con ạ. Trứng chọi đá, chọi sao nổi. Cách mạng sẽ đè bẹp tất cả. Cái tăng bổ sung sau này là dành cho mục đích ấy. Chí ít thì cũng có thêm thời gian cho câu chuyện của hắn thành dĩ vãng. Để lâu cái gì chẳng hoá thành bùn. Ông chẳng bao giờ được chủ động trong xử sự. Ông xử sự, ông hành động theo cách bọn địch, bọn bất mãn, bọn phá hoại bắt ông phải hành động.
    Cũng có thể ông chẳng nghĩ ngợi gì. Ông không nghĩ vì ông đã quen rồi, quen nhìn thấy máu rồi. Với lại chẳng qua ông không bắt được quả tang hắn mà thôi. Hơn nữa nếu trước khi bị bắt, hắn chống đối một cách không tự giác, vô ý thức, thì bây giờ ở tù ra hẳn là hắn đã và sẽ chống đối một cách triệt để, có ý thức. Điều đó phù hợp với biện chứng, với logic. Đối xử với hắn như đối xử với một tên phản cách mạng là điều buộc ông phải làm.
    Hắn cũng công nhận rằng ông bắt hắn không phải vì tư thù, ác ý. Số cán bộ trung gian đã xuyên tạc hắn với ông. Những thông tin ban đầu của họ là không đúng (như: Hắn là người bất mãn, bẻ bút không viết nữa, đả kích chế độ trong nói năng, phát ngôn..). Những thông tin này có thể do bọn Bách ở báo, bọn xấu, bọn đố kỵ cung cấp. Cũng có khi chỉ là những câu chuyện vui của những người chẳng ác ý gì. Hắn lại không chịu ca ngợi Mao chủ tịch, không vẽ râu vào ảnh Khrusôp, không mạt sát phim “Bài ca người lính”. Đó là chưa kể hắn giao du rất rộng với bao nhiêu phần tủ đáng nghi ngờ ở Hà Nội. Những hiện tượng ấy ghép lại, được kết dính bằng một nhận định toàn bộ cho một ý đồ. Một sợi chỉ đỏ xuyên suốt như thường nói. Thế là ông Trần duyệt bắt thôi. Bởi vậy, hắn đã bao lần tìm gặp ông Trần nhưng không được, vì ông ở ngay trong sở. Có lính gác. Hắn chỉ đưa được đơn vào phòng thường trực. Hắn hỏi Bình:
    - Ông Trần trông thế nào nhỉ? Thời còn làm báo, hắn chưa tiếp xúc với ông. Vì hắn không theo dõi nội chính. Hắn theo dõi khối công nghiệp. Có một lần ông Trần đến cơ quan báo cáo tình hình trật tự trị an cho anh em phóng viên, ông mở đầu bài nói cùng với một ý khi ông kết luận:
    - Các đồng chí nghe để biết thôi. Ngành chúng tôi càng ít nói trên báo càng tốt. Hễ nói nhiều là tình hình không hay rồi đấy.
    Hắn chỉ trông thấy ông có mỗi lần ấy. Hắn không nhớ được nét mặt ông. Bình bảo: “Mày có nhớ thằng Thanh Nhàn không? Ông ấy có kiểu người của thằng Thanh Nhàn”, “Thanh Nhàn nào?” “Thanh Nhàn xi- măng. Vẫn viết tin cho chúng mình ấy”. Hắn lắc đầu: “Quên rồi”. Bình nhăn trán suy nghĩ và bật kêu lên: “Trông ông Trần giống Lâm Bưu. Đúng. Đúng. Giống Lâm Bưu”.
    Thật là một so sánh bất ngờ và kỳ lạ.
    ấy thế mà khi gặp ông, hắn hiểu Bình có lý: Thấy ông người ta liền nghĩ đến Lâm Bưu, nhất là lúc Lâm Bưu đứng cạnh Mao chủ tịch, quyển sách đỏ cầm tay, Lâm Bưu ở cái tư thế profil nhìn bao quát cả đám quần chúng mênh mông Thiên An Môn ấy.
    Dáng người ông nhỏ nhắn, lông mày rậm hơi chổi sể, khuôn mặt xương xương, hóp lại về phía cằm và cặp mắt nhỏ, hẹp ẩn dưới hàng lông mày rậm, lại càng nhỏ hơn mỗi khi ông cười. (Thực ra ông có cặp mắt lươn ti hí, nhưng hắn không muốn dùng chữ ấy).
    Ngoại hình của ông làm hắn thất vọng. Nó chẳng chứng tỏ điều gì, ngoài cái cảm giác đó là một con chạch, rất khó nắm bắt, còn ngoi lên, còn ngoi lên nữa. Thật đối lập với ông Hoàng. Cao lớn, đẹp đẽ, khoan thai. Hắn hiểu ngay ông Hoàng không phải là đối thủ của ông Trần. Ông Hoàng tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tuyên chiến trước khi giáp trận. Còn ông Trần sẵn sàng đánh trộm sau lưng, hạ đối thủ ngay từ nhát dao đâm trộm ấy.
    Không phải hắn ghét ông Trần hay yêu ông Hoàng mà gán ghép cho mỗi ông một vẻ xấu đẹp thích ứng. Hắn chỉ trung thành với hiện thực. Hắn vẫn phản đối kiểu xuyên tạc hiện thực, dẫn đến công thức nhàm chán: Về ngoại hình chính diện bao giờ cũng đẹp đẽ, còn phản diện thì tha hồ bôi bác.
    Có một chi tiết nữa ở ông Trần mà hắn rất nhớ là trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng đồng tử mắt ông lại thu nhỏ lại. Hắn quả quyết như vậy vì hắn có thói quen nhìn thẳng vào mat người đối thoại, và hắn thấy điều ấy rất rõ. Khi ông Trần xúc động, đồng tử ông hơi co lại theo hình bầu dục, một hình bầu dục dựng đứng giữa lòng con mắt như nứt ra giữa hai mí mắt. Thật là dị tướng!
    Hắn cũng không ngờ được gặp ông (đời hắn quả là liên tiếp những chuỗi bất ngờ). Lang thang tìm cách kiếm sống, đến nhà một người quen ở vùng ven đô để hỏi việc gia công sợi buộc lạp-xường, hắn thấy ông Trần bước vào sân cùng với mấy người nữa. Ngay lúc ấy hắn nghĩ đến Lâm Bưu và hắn biết đã gặp ai. Ông Trần đang đứng trước mặt hắn. Tiên ông và phù thuỷ đang đứng trước mặt hắn. Hắn lảng vảng ở vườn, chờ cho chủ, khách uống hết một tuần trà, mới vào nhà lễ phép tự giới thiệu và xin được gặp ông vào một ngày nào đó. Cố che giấu, nhưng vẫn để lộ một chút ngạc nhiên, ông nhận lời.
    Hôm ấy ông Trần đến đấy ăn thịt chó, và sau đó anh chủ nhà cho hắn biết anh bị ông ấy căn vặn mãi: Có phải anh ta bố trí mời ông tới nhà để hắn gặp không? Đúng là ông nhìn sự việc không đơn giản xuôi chiều, rất trí lự và dưới nhiều góc độ.
    Hắn ra về ngay để khỏi phiền anh chủ nhà, khỏi đưa anh vào thế khó xử. Hắn xúc động vì quá bất ngờ. Hắn đạp xe về chỗ anh Thân, thở hổn hển:
    - Em vừa gặp ông Trần xong.
    Hắn thuật lại chuyện và nói:
    - Ông Trần hẹn cho em gặp rồi.
    Anh Thân bảo:
    - Gặp một ông thường vụ làm gì mà cứ cuống lên thế. Binh thường thôi.
    Không bình thường đâu anh ơi! Đây là lần đầu tiên một ông thường vụ gặp hắn. Mà lại chính là ông Trần, người bắt hắn, người có cái gậy thần, người đã làm thay đổi cuộc đời hắn. Ông Trần nhận sẽ gặp hắn. Hắn chờ, chờ mãi. Ông Hoàng đã về nhà hắn hai lần rồi, ông Trần mới cho người đưa giấy mời hắn tới Sở. Không phải giấy gọi, giấy hẹn, mà giấy mời. Thật là tôn trọng và lịch sự.
    Hắn đã chuẩn bị kỹ cho cuộc gặp này. Bình, Ngọc và hắn đã thống nhất: Phải rất linh hoạt. Đừng cứng nhắc đòi phục hồi, đòi bản thảo. Không ăn thua gì đâu. Phải tùy tình hình.
    Hắn đến Sở. Cùng tiếp hắn có cả ông Quảng, trưởng phòng đặc trách văn hóa. Vậy là hôm nay hắn được gặp cả hai ông. Khác hẳn ông Trần, ông Quảng cao lớn, béo tốt, dầy đặn, phúc hậu và toàn nói những điều nhân đức. Ngoại hình và ngôn ngữ ông Quảng đáp ứng điều hắn vẫn suy nghĩ về những đao phủ thời hiện đại. Ông Trần mời hắn ngồi xa-lông, ông Quảng đóng vai người tháp tùng. Ông Quảng pha trà, rót nước, bóc bao thuốc lá Điện Biên bao bạc mời hắn. Bình đẳng, lịch thiệp, văn hoá, tôn trọng và hiếu khách.
    Ông Trần ngả lưng vào xa-lông, nhìn hắn cười thoả mãn như một người lâu quá không được gặp hắn và vẫn mong gặp hắn như cái kiểu “bấy lâu vắng mặt khát khao”. Ông hỏi hắn thân mật như hỏi một cán bộ dưới quyền mà ông hiểu từ chân tơ, kẽ tóc:
    - Thế nào? Thắc mắc lắm phải không?
    Rõ ràng ông biết hết ruột gan hắn. Đã bao năm rồi hắn chưa được một ông công an nào hỏi một câu như vậy. Với giọng điệu cởi mở thông cảm như vậy.
    Hắn cố nặn ra một nụ cười tươi tỉnh và khiêm tốn:
    - Thưa anh, tôi như một đứa con bị bố mẹ đánh. Cảm thấy bị đánh oan, rất mong có dịp thưa lại cùng bố mẹ.
    Câu trả lời ấy làm vừa lòng ông Trần. Hắn chờ câu nói tiếp theo của ông để đoán biết ông định giải quyết cho hắn vấn đề gì.
    - Chúng tôi đã nhận được đơn của anh. Tôi nghĩ bây giờ trước hết phải lo việc làm cho anh đã. Có đúng thế không?
    “Thế là ông khoanh lại vấn đề ấy: Việc làm! “
    Hắn hiểu và tin chắc như vậy. Việc làm. Nhưng là việc gì chứ? Bảo hắn đi quai búa hay đi phụ nề?
    Hắn nghĩ tới những công việc khổ sai hắn đã trải. Phải nói rõ. Không thể chung chung được.
    - Thưa anh. Tôi bị thiệt thòi nhiều. Chẳng riêng tôi. Vợ tôi được cơ quan cử đi học đại học, đang học thì bị Sở Công an gọi về làm phụ kho trong khi bạn bè vợ tôi đều đỗ đại học và...
    Ông Trần bật ngồi thẳng lên, ông ngắt lời hắn:
    - Ai? Ai? Sao lại gọi chị ấy về?
    Giọng ông ngạc nhiên, sửng sốt. Thật bất ngờ với hắn. Hắn vẫn tưởng chính ông Trần quyết định việc ấy Và lần đầu tiên hắn thấy đồng tử của ông co lại thành hình bầu dục dựng đứng giữa con mắt nhỏ. Ông nghiêm khắc nhìn ông Quảng như muốn hỏi: “Sao lại có chuyện ấy? Sao tôi không biết gì cả? Ai cho phép các anh làm như vậy?”
    Ông Quảng với vẻ nhẫn nhục cao cả của một người làm điều thiện, nhưng buộc phải mang cái vỏ độc ác mà người ta dễ hiểu lầm, nhìn ông Trần với vẻ biết lỗi:
    - “Báo cáo anh, dạo ấy anh Tuấn đang ở trong trại. Phải đưa chị ấy về vì các cháu không ai chăm sóc. Cả bốn cháu còn quá nhỏ.”
    Sự tiêu diệt cuộc đời vợ hắn đã được người ta giải thích như vậy. Hắn căm thù và ghê tởm nhất sự dối trá mà đây lại là sự dối trá trắng trợn nhất với hắn. Sự đê tiện đến vậy là giớí hạn, là tận cùng. Hắn uất ức nhìn ông Quảng, cái nhìn ngây ngô như một con vật bị giết trước lúc chết. Nghĩa là hắn nhìn ông mà chẳng nhìn thấy gì. Hắn nhìn ông ma còn cố nén, cố giữ cho mạch máu khỏi vỡ toác ra. Ông Trần khinh khỉnh nhìn ông Quảng, cái nhìn chứa đựng dông bão, làm vơi đi rất nhiều bóng tối trong lòng hắn. Hắn tin rằng khi hắn về, ông Trần sẽ trút lôi đình và ông Quảng sẽ lãnh đủ, sẽ hiểu thế nào là những hành động vô nguyên tắc, tư thù cá nhân, phá hoại chính sách của Đảng. Hắn nói mà chính hắn cũng ngạc nhiên ở giọng điệu bình tĩnh của mình:
    - Báo cáo anh đấy là sự đau khổ lớn thứ hai của chúng tôi. Về chuyện các cháu, chúng tôi đã thu xếp cho chúng về ở với bố mẹ tôi. Vợ tôi rất quyết tám khắc phục mọi khó khăn để học đại học.
    Ông Trần trầm ngâm, tư lự. Rõ ràng ông đang gánh nỗi đau khổ của hắn. Như được ông khuyến khích, hắn nói tiếp:
    - Bạn học của vợ tôi học xong đều là kỹ sư, trưởng phó phòng. Có người còn là chủ nhiệm. Vợ tôi về Công ty làm phụ kho. Tôi nói vậy để báo cáo với anh là chẳng cứ tôi bị thiệt thòi mà cả vợ tôi. Mong anh thông cảm với hoàn cảnh của tôi, cho tôi làm một việc gì đó hợp với khả năng và sức khoẻ của tôi, để tôi có thể có thu nhập.
    Lời xin thật khiêm tốn, thiết tha. Ông Trần như chỉ mong hắn đề nghị điều gì đó để ông giúp hắn vợi bớt được khổ đau. Ông sốt sắng có pha chút long trọng để hắn hiểu ràng đây là những lời nói chính thống hắn có thể hoàn toàn tin tưởng:
    - Tôi hôm nay nhân danh lãnh đạo thành phố, giám đôc Công an nói với anh rằng: Anh sẽ được làm một việc phù hợp với khả năng để từ đó có thu nhập.
    ôi! Thật tuyệt vời! Ông Trần thương hắn. Dù sao ông cũng biết hắn đau khổ nhiều, mà hắn lại là em một người cùng cấp uỷ với ông, là con một gia đình cách mạng. Chưa một người công an nào nói với hắn như vậy. Người ta toàn răn đe hoặc nói như đánh đố.
    Trong không khí cởi mở ấy, hắn dấn thêm một bước, cụ thể hơn:
    - Thưa anh, tôi có thể làm thi đua được không ạ?
    Hắn nói vậy vì hắn nhớ đến ông Hoàng. Ông Trần nhướn cặp mắt nhỏ lúc đó trông rất nhân từ bao dung và lấp lánh:
    - Được chứ. Sao lại không. Thay mặt lãnh đạo thành phố tôi nói với anh là anh được làm thi đua. Thay mặt lãnh đạo thành phố tôi nói: các con anh được vào đại học. Anh hoàn toàn yên tâm.
    Đó chính là điều hắn định sẽ hỏi ông. Là một nội dung cốt yếu hắn muốn được nói cùng ông. Hắn biết hắn đã gây đau khổ cho con cái. Cái lý lịch đi tù, phản cách mạng của hắn là một gia tài ghê gớm mà chúng nó sẽ thừa kế. Con địa chủ, con tư sản không được vào đại học. Đã hẳn. Ngay nông dân lao động không vào hợp tác xã, con cái dù học giỏi đến mấy cũng không được vào đại học. Nói gì đến con một thằng. phản động hiện hành. Hắn còn đang lựa lời tìm cách nói với ông chuyện con cái thì ông đã chủ động nói trước. Ông Trần quả đã nhìn thấu tim gan hắn. Hắn nhìn ông, cái nhìn kính trọng, biết ơn. Hẳn ông Trần đã hiểu lời nói của đôi mắt hắn, ông hỏi hắn:
    - Thế, được chưa?
    Hắn cám ơn ông, cám ơn lãnh đạo thành phố và ý thức được ràng đây là lần gặp duy nhất trong đời hắn với ông Trần, bởi thế cần phải tranh thủ làm cho ông hiểu hắn:
    - Thưa anh, tôi nghĩ việc xử lý tôi là quá nặng. Tôi sợ rằng anh nhìn tôi qua những lăng kính trung gian. Tôi cũng phải báo cáo với anh rằng: Chưa ai nói tôi mắc tội gì.
    Hắn im lặng. Ông Trần khuyến khích:
    - Cứ nói tiếp đi.
    - Thưa anh, tôi nói điều gì có thể anh không tin. Nhưng tôi nói điều này chắc là anh tin. Đó là tôi rất muốn ở nhà với vợ, với con, tôi rất sợ đi tù một lần nữa. Muốn vậy tôi phải biết những khuyết điểm của tôi để tôi rút kinh nghiệm, để tôi tránh. Cho đến bây giờ trong cơ quan an ninh, chưa ai nói cho tôi biết tôi có những khuyết điểm gì.
    Hắn muốn nói rõ hơn: Thưa anh tôi chưa biết tôi mắc tội gì, tôi xin được biết để tôi tu dưỡng. Nhưng sợ rằng câu nói ấy ngụ vẻ khiêu khích, bôi nhọ cơ quan an ninh. Làm gì có chuyện đi tù năm năm mà chẳng biết mình mắc tội gì. Hắn phải thay chữ tội bằng chữ khuyết điểm. Thì khuyết điểm cũng là tội chứ sao. Hắn nói và nghiêm trang nhìn ông Trần, dò xem phản ừng trên nét mặt ông. Ông gật đầu như kiểu đã biết tình huống này từ lâu rồi. Ông nói với vẻ nhẫn nại, cam chịu của một Chúa cứu thế:.
    - Tôi biết. Tôi biết anh thắc mắc nhiều. Phương pháp tư tưởng của anh khá chủ quan. Về chuyện ấy chúng tôi sẽ làm việc với anh vào một dịp khác. Chắc chắn anh sẽ được thoả mãn.
    Lại những điều muôn thuở, những lời nói kiểu đánh đố làm hắn dị ứng. Nhưng hắn vẫn lễ phép vâng vâng. Hắn đã thực hiên được phương châm tự đề ra cho mình từ khi bị bắt. Thái độ mềm dẻo, khiêm tốn, nhưng cứng rắn về nguyên tắc. Không lùi bước trước bất kỳ ai, bất kỳ sự dung doạ nào. Như vậy, dù sao buổi gặp ông Trần cũng đạt được mục đích: Thay mặt lãnh đạo thành phố, Sở Công an, ông Trần đồng ý cho hản đi làm trở lại, hắn được làm thi đua, con hắn được đi học đại học. Đó là nhửng thắng lợi quan trọng. Đó là những yếu tố pháp lý mà hắn sẽ nắm lấy để nói chuyện với những người còn muốn giết hắn, đầy đọa hắn. Hắn đã làm ông Trần hiểu hắn hơn. Hiểu những gì hắn đã chịu, đang chịu, hiểu tâm tư nguyện vọng chân thành của hắn. Hiển nỗi đau của vợ hắn. Và hắn cũng hiểu ông Trần hơn. Hắn hiểu bọn cán bộ trung gian đã xuyên tạc hắn với ông. Chỉ bằng vào việc họ gọi vợ hắn về không cho học nữa là đủ biết bọn ấy thật độc ác và lộng quyền. Chính bọn ấy đang phá chế độ, phá Đảng, đang phá hoại lòng tin của quần chúng. Họ làm những việc tầy đình trắng trợn mà lãnh đạo không hay biết gì cả. Việc của hắn nếu ông Trần hay biết từ đầu thì đâu đến nỗi. Hắn tin rằng cùng với thời gian, ông Trần sẽ hiểu hắn hơn nữa và sẽ đối xử với hắn, với vợ con hắn không đến nỗi nào. Tất nhiên hắn chẳng mong ông kỷ luật, khiển trách mắng mỏ cái làng kính trung gian ấy, nhưng ông sẽ không đến nỗi khắt khe với hắn như chính bọn “lăng kính”, bọn ông Lan, ông Quảng.
    Nghĩ đến Ngọc bị đuổi học, nghĩ đến lời giải thích của ông Quảng về chuyện gọi Ngọc về để trông nom con cái và sự sửng sốt của ông Trần, hắn căm thù vị trưởng phòng đặc trách ván hoá phương phi, phúc hậu và nghĩ hẳn ông Trần đã thấy được hắn bị đối xử quá đáng như thế nào. Hắn tin ông Trần bắt đầu nhìn thấy sự thật. Sẽ thay đổi cách đối xử với hắn. Ông đã hứa với hắn về công việc, lại có sự giúp đỡ của ông Hoàng, hắn sẽ thuận lợi. Điều đó là tối thiểu. Hắn phải được hưởng điều tối thiểu ấy. Hắn muốn được giải quyết tận gốc cơ. Hắn có tội hay không có tội. Bản thảo hắn tốt hay xấu? Bởi thế hắn lễ phép nói với ông Trần trước khi ra về:
    - Thưa anh, tôi rất cám ơn anh đã cho tôi được gặp, cho tôi được đi làm và các con tôi sẽ được vào đại học. (Phải nhấn lại một lần nữa những điều quan trọng ấy chứ). Tôi tha thiết đề nghị anh chỉ thị cho tôi xin lại bản thảo của tôi. Đó là tất cả gia sản, công sức mười năm lao động miệt mài của tôi. Thực sự tôi đã bị tịch thu tài sản.
    Hắn nói với giọng đau khổ van xin cầu khẩn của một kiếp giun dế nhỏ mọn để tăng thêm sức thuyết phục, để lời đề nghị của hắn không hàm một ý hỗn xược, xấc láo nào có thể làm ông phật ý. Ông Trần gật đầu và nhiệt tình đáp:
    - Được, anh cứ yên tâm. Bản thảo của anh là của anh.
    Hắn thuật lại cho Bình nghe. Bình gầm gừ, uất hận:
    - Đã đành phải nhấn mạnh với bọn ấy để chúng nó hiểu không phải chỉ cái xe đạp, cái áo sơ-mi mới là tài sản, nhưng bản thảo của mày không chỉ là tài sản của mày, đó là tài sản quốc gia.
    Đụng đến điều ấy là Bình uất hận. Đó là chỗ nhạy cảm nhất trong thần kinh của anh. Anh lầu bầu:
    - Bọn phá hoại văn hóa.
    Điều ấy hắn cũng thừa biết, hắn còn nghiền ngẫm nhiều hơn, nhưng hắn không dám nói ra. Hắn sợ với cả Bình, sợ với chính hắn. Hắn sợ cứ nói thế thì đâm quen đi, mà muốn không nói thì trước hết phải đừng nghĩ. Hắn rụt rè với mọi người và đâm ra rụt rè với chính mình. Rụt rè cả trong suy nghĩ. Thực ra hắn rất muốn nói với ông Trần: “Tôi không xin anh sự chiếu cố, sự khoan hồng. Tôi chỉ muốn được hưởng luật pháp. Tôi xin anh một lời buộc tội”.
    Đó là những lời thẳng thắn, là bản chất của sự việc, là sự chân thành và cũng là mục đích của luật pháp, mục tiêu của Sở Công an nữa mà sao nghe cứ như khiêu khích. Nên chỉ đến khi ngồi một mình hắn mới nghiền ngẫm vụng những câu đối thoại ấy trong chốc lát. Cho nó hả trong đầu tí chút. Rồi thôi.

  3. #52
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 56

    Tiếng lành đồn xa. Chuyện hắn gặp ông Trần và những lời ông Trần hứa hẹn với hắn đã được nhiều người biết. Chắc chắn anh Thân và Bình là những người háng hái phổ biến tin này, kèm theo vài lời bình luận về sự giải quyết có lý có tình của thường vụ - tức là của ông Trần, cũng có nghĩa là hắn chẳng có tội tình gì.
    Sau buổi đó ít lâu, nghĩa là đã bước sang năm 1975, năm được ghi vào lịch sử đất nước và lịch sử đời hắn như những cái mốc quan trọng: Năm toàn thắng ở miền Nam, năm hắn được đi làm. Một người bạn thân của anh Thân, một người quen hắn, yêu quí hắn, đến nhà hắn mang theo nửa ki-lô chè búp loại ngon nhất, một xếp giấy trắng, một mớ những bản báo cáo đã đánh máy, bảo hắn:
    - Lãnh đạo thành phố cho ông đi làm rồi, phải không? Ông về chỗ tôi. Trong khi chờ đợi, ông giúp tôi! Tôi phải báo cáo điển hình ở hội nghị tổng kết của Bộ Lao động. Ông cố giúp tôi. Chè đây.
    Và lấy từ trong túi ra nửa cây thuốc Tam Thanh.
    - Thuốc đây.
    Đó là món nhuận bút đầu tiên khi hắn ra tù, khoản thù lao của ông Thưởng, trưởng phòng lao động khu phố. Ông cũng là một người khét tiếng với những dư luận bao quanh như ông Ngoãn, trưởng phòng thủ công, em ruột ông Trần.
    Người ta thêu dệt rất nhiều chuyện không hay về ông Thưởng. Chuyện ông ăn đút lót, chuyện ông giàu có, chuyện gặp được ông còn khó hơn gặp bí thư thành ủy. Chuyện ông gây khó khăn cho mọi người trong việc cấp giấy đi làm... vv và vv...
    Có lẽ chỉ hai điều đúng thôi: ông không biết đi xe đạp. Và từ sáng sớm đã có nhiều xe đạp đón ông đi ăn sáng. Ai mời được ông ngồi sau pooc - ba - ga chở ông đi thì đã có thể vênh mặt lên với người khác được rồi.
    Hắn chỉ thấy ông là người tuyệt vời. Ông trước đây cũng là một cộng tác viên của báo. Hắn không để ý gì đến ông. (Vì ông thì chẳng bao giờ có thể là nguyên mẫu cho một tác phẩm văn nghệ được. Phải là những công nhân lò nung, những người thợ cơ khí, những người gác đèn ngoài đảo xa). Nhưng ông Thưởng biết hắn, để ý đến hắn, quí hắn. Lòng quí mến của ông là hoàn toàn thành thật, không vụ lợi. (Hắn thì đem lại cho ông mối lợi gì mới được chứ). Ông quí hắn, vì ông có viết lách chút ít (một quí viết vài ba cái tin thôi). Ông thấy rõ cái khổ của nghề cầm bút và tài năng của hắn. Ông quí hắn, vì ông là bạn với anh Thân. Ông thương hắn, vì ông biết hắn chẳng có tội tình gì mà trong ông vẫn còn sót một chút đặc tính của dân tộc: Sự thương vay.
    Hắn đỡ các thứ trong tay ông, cảm thấy mình trở lại làm người khi cầm xếp giấy và những bản báo cáo ông đưa hắn làm tài liệu. Có lẽ Ngọc nói đúng: Hắn có quí nhân phù trợ. Ông Thưởng - cái ông trưởng phòng không biết đi xe đạp và chỉ quen biết bình thường này - bỗng trở thành ngôi sao chiếu mệnh cho hắn. Hắn nghĩ: Đời hắn nếu không có ông Hoàng, ông Thưởng thì sẽ ra sao? Đã bao lần hắn nói: Trên có ông Hoàng, dưới có ông Thưởng. Đó là những người hắn mang ơn cứu mạng. Những người sống tết, chết giỗ. Đấy mới thật là những “người thay đổi đời tôi”.
    Thỉnh thoảng đến thăm và cũng là để xem bản báo cáo viết đến đâu rồi, ông Thưởng nhắc lại:
    - Ông về chỗ tôi làm. Về với tôi. Đời ông có khốn nạn thế này ông mới phải về với tôi. Chứ không làm sao tôi dám nói vậy.
    Đó là những lời có thể làm người ta khóc được. Vì vẫn được đánh giá đúng. Vẫn được coi trọng. Và muốn vợi cho nhau khổ đau...
    Hắn viết cho ông cái báo cáo về giải quyết lao động ở một khu phố. Đây sẽ là báo cáo minh hoạ, bổ sung cho báo cáo tổng kết của Bộ trưởng. Hắn lại lúi húi ngồi viết. Lại thức khuya khuya một tý. Lại pha trà. Lại đốt thuốc. Lại bơm thêm mực vào cái bút Pilot ngòi cánh sẻ bằng vàng 14 cara, người bạn trung thành không rời hắn suốt năm năm tù tội, theo hắn vào tù từ ngày đầu tiên, ở xà lim 76, xà lim 75, lên đến tận V. Q. Hắn viết báo cáo công phu như viết một truyện ngắn. Đó là sáng tác đầu tay của hắn trong khúc đời mới. Ông Thưởng ghé lại đọc những trang đã viết và rất hài lòng. Một đệ tử đèo ông bằng xe đạp đến nhà hắn, và đúng giờ hẹn lại đón ông. Hắn nghĩ hắn sẽ làm quân của ông Thưởng thôi. Có một thủ trưởng như vậy, còn ao ước gì hơn. Ông Thưởng bảo: ông đã đặt vấn đề xin hắn với tổ chức khu phố rồi. Tất cả đều ủng hộ. Ông Trần đã bật đèn xanh thì cứ thế mà làm, chẳng ai nghi ngại điều gì.
    Hắn làm đơn xin việc gửi ông Thưởng. Xin vào chỗ ông Thưởng có một điều thuận tiện là chỉ cần lá đơn ấy thôi. Làm đơn xin vào nơi khác phải qua chỗ ông Thưởng, phải qua phòng lao động. Ông Thưởng nhận đơn tại nhà hắn, nói cả với hắn về dự kiến phân công nữa. Hắn mong quá. Mong từng ngày. Càng mừng càng mong. Càng mong càng sốt ruột. Năm ấy lại mưa dầm. Mưa xuân ảo não, thúc giục. Thứ mưa xuân mịt mù trời đất, tê cóng trong lòng. Những ngày mưa xuân đầu năm 1975, già Đô quần áo lên rêu cắm cúi trên những đống rác mà hắn gạp lần cuối cùng ở cửa nhà hát. Hắn đã nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Hắn sắp đi hết đoạn đường của hắn. Già Đô cũng sắp đi hết đoạn đường của già. Bằng cách của già. Bằng cách nằm phiêu diêu và thấy mình như tan đi...
    Vào lúc đó cả miền Bắc bàng hoàng vì chiến thắng.
    Khi quân ta bắt đầu chia cắt quân địch, bao vây Đà Nẵng thì hắn nhận được giấy mời ra đồn của công an khu phố. Hắn nghi ngại. Hắn cảm thấy có một điều gì rất xấu đến với hắn. Linh tính mách bảo hắn. Và hắn đã không nhầm. Đích thân ông Khuổng, thiếu tá trưởng khu công an tiếp hắn. Cái quân hàm thiếu tá, lại là thiếu tá công an, thời đó giá trị lắm. Ông thiếu tá có dáng cao, gầy răng trắng, sít nhau rất đẹp. Ông tiếp hắn như một thiếu tá trưởng khu tiếp kẻ phạm tội đã hết hạn cải tạo: Bề trên, nghiêm khắc, lạnh lùng, khinh khỉnh vv
    Ông chỉ ghế cho hắn ngồi:
    - Thế nào” Mấy hôm nay anh có nghe đài không?
    - Thưa thiếu tá, có ạ. Tôi nghe tin tức qua cái loa ở Ngã Bảy.
    - Phấn khởi chứ?
    Câu hỏi ấy có nghĩa là: Bọn chống Đảng, bọn phản cách mạng các anh còn hoài nghi, còn mất lòng tin nữa không. Cách mạng đang tiến bước, những bước quyết định. Các anh đã mở mắt ra chưa?
    - Thưa ông, phấn khởi ạ.
    Sao lại không phấn khởi khi cuộc chiến đẫm máu kéo dài ba mươi năm có thể sẽ chấm dứt. Quả là không ngờ tình huống xảy ra nhanh như vậy cùng với phương châm chiến lược nổi tiếng của ta: “Thần tốc” và phương châm chiến lược nổi tiếng của Thiệu: “Tuỳ nghi di tản!”. Đã có lúc tưởng chiến tranh sẽ kéo dài như Nam - Bắc phân tranh thời Trịnh-Nguyễn, như cuộc chiến trăm năm của Pháp. Hy vọng đây là lần đổ máu cuối cùng. Để lại sống trong hoà thuận. Để người đất mũi Cà Mau và người vùng biên giới Lạng Sơn gặp nhau có thể vỗ vai nhau, gọi nhau là người anh em. Bởi vì chẳng bao giờ một người đánh cá Phan Thiết lại nghĩ phải đi giết chết người thợ sơn tràng Bắc Giang và ngược lại. Chiến tranh là kế tục của chính trị. Đây là cuộc chiến của hai ý thức hệ, của hai hệ thống, đã có những lúc tưởng không có ngày cuối cùng, cuộc chiến dài nhất thế kỷ này có thể sắp kết thúc. Để có thể chấm dứt canh vay tuổi quân, cảnh làng xóm vắng ngắt thanh niên, cảnh xương máu trộn với bùn đất Trường Sơn. Những bà mẹ khóc con, những người vợ trẻ goá chồng đã là nhiều quá rồi trên dất nước này. Chiến tranh còn kéo theo nó bao nhiêu thứ. Chiến tranh ắt phải có người bạn đồng hành: Tù đầy. Không thể nào khác được. Dù nó xảy ra ở đâu. Hắn khẳng định phát hiện của mình. Chân lý ấy hắn đã khám phá ra bằng chính cuộc đời hắn. Sau này khi nghe tin ở nước nào trên thế giới đang có chiến tranh, hắn nghĩ ngay đến những nhà tù tất nhiên phải có ở nơi ấy nghĩ đến rất nhiều người đau khổ và oan khuất bị lưu đầy tăm tối, dù màu da nào, dù chưa biết mặt, nhưng đều là anh em, những người như hắn đã âm thầm góp vào cuộc chiến cái quí giá nhất của đời mình: Tự do.
    Chính lúc đang ngồi với ông Khuổng, hắn lại nghiền ngẫm và khẳng định “công lao” của hắn đã đi tù để đóng góp vào chiến thắng. Không ai có thể bác bỏ được điều ấy. Không ai có thể tước đi của hắn niềm tự hào nhục nhã hắn có. Ông Khuổng chuyển giọng:
    - Hôm nay chúng tôi mời anh ra đây để thông báo với anh một việc.
    Đó là giọng nói của nhà đương cục. Ông lạnh lùng nhìn hắn:
    - Chúng tôi đã quyết định: Anh không được đi làm.
    Hắn choáng váng. Lúc đó hắn choáng váng.
    Nhưng sau này nghĩ lại hắn lại thấy đó là những lời thành thật, dễ nghe. Hắn vẫn thường ao ước được nghe một câu nói thẳng thắn của các ông công an:
    “Tao giết mày đây. Tao đang giết mày”. Thế là gọi sự việc bằng tên của nó. Là sự thẳng thắn, thành thật. Không giả dối, không đạo đức giả. Dù sao cũng dễ chịu hơn nhịều so với giọng điệu bi thương: “Chúng tôi giúp dỡ anh, cảnh tỉnh anh, để anh khỏi trượt sâu vào con đường tội lỗi”. “Chúng tôi để chị Tuấn về không học nữa vì các cháu còn bé, không ai bảo đảm”.
    Hắn ngồi lặng đi.
    Đã nghĩ rằng việc gì cũng có thể xảy đến với mình mà vẫn cứ lặng đi. Những việc tốt đẹp thế làm sao lại có được. Bây giờ mới thật không ngạc nhiên về bất cứ vấn đề gì nữa.
    - Thưa thiếu tá, anh Trần thay mặt lãnh đạo thành phố, thay mặt Sở Công an đã nói với tôi là tôi được đi làm ở cơ quan nhà nước, được làm những việc phù hợp với khả năng...
    Hắn nói và đau khổ nghĩ rằng: Lẽ ra trong buổi gặp ông Trần hắn phải viết ngay vào một tờ giấy nội dung quan trọng ấy và xin ông Trần ký ngay vào đó. Dù như vậy có lố bịch đi chăng nữa, có biểu hiện thiếu lòng tin đi chăng nữa, bất lịch sự chăng nữa. Ông Khuổng không che giấu sự giễu cợt:
    - Điều ấy anh đi mà hỏi anh Trần nhé. Còn tôi nói: Anh! Không! Được! Đi! Làm!
    Ông nói dằn từng tiếng, để nhấn mạnh tính xác thực, trọng lượng của quyết định, giống cách nói của A Thềnh: Tôi! Không! Lậm!Cậm! Đâu! ông còn bồi thê-m một đòn nữa. Hình như ông đoán được hắn đang nghĩ gì.
    - Tôi đã chỉ thị cho tiểu khu rồi. Tiểu khu không được ký giấy cho anh đi làm.
    Đúng là lúc ấy hắn đang nghĩ đến ông Hoàng. Ông Khuổng không cho hắn đi làm, ông Thưởng chịu bó tay, nhưng ông Hoàng thì chẳng đời nào. Ông Khuổng là ai, hẳn ông Hoàng không biết tới sự tồn tại của ông. Hắn nghĩ là hắn vẫn được đi làm, bất chấp ông Khuổng không cho hắn đi. Nhưng điều ông Khuổng vừa nói làm hắn hoảng sợ. Đúng là hắn phải chịu ông. Ông Hoàng cũng phải thua ông. Tiểu khu không xác nhận, không ký vào đơn, phòng lao động không thể nào cấp giấy cho hắn được. Một đòn chết tươi, không thể chống đỡ. Cái gót chân Asin mà các ông ấy đã nghiền ngắm rất kỹ. Hắn chỉ còn một con đường: Chết trong khi sống.
    Last edited by Hansy; 04-20-2011 at 03:40 PM.

  4. #53
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 57

    Hắn không thể chấp nhận điều ấy. Hắn tìm gặp ông Trần, nhưng sao gặp được ông. Hắn vẫn tin rằng nếu gặp được ông Trần, mọi sự sẽ được giải quyết. Hắn bảo với những người thân:.
    - Chính ông Trần đã đồng ý cho tôi đi làm mà ông Khuổng lại bảo thế.
    Nhưng anh Thân lắc đầu:
    - Ông Trần nói vậy thôi. Việc này là do chính ông Trần.
    Hắn ngớ ra:
    - Sao? Anh bảo gì?
    Anh Thân cắm phẫn:
    - Bố thằng Khuổng sống lại cũng không dám làm trái ý ông Trần.
    - Nghĩa là...
    - Nghĩa là ông Trần nói với chú thế thôi, sau đó ông Trần chỉ thị cho thằng Khuổng những việc ngược lại để nó làm với chú.
    Hắn cố bám vào một dẫn chứng khác:
    - Cũng có thể chỉ là bọn trung gian. Như nhà em đang đi học bị bọn Quảng, Lan gọi về dấy, ông Trần có biết đâu. Em nói, ông ấy cứ ngớ ra.
    Anh Thân càng căm phẫn hơn:
    - Cũng là ông Trần hết. Không có lệnh ông Trần, thằng Quảng sao dám tự tiện gọi thím ấy về. Bố bảo!
    Lúc bấy giờ hắn chưa tin ngay lời anh Thân. Hắn chỉ ngờ ngợ thôi. Nhưng khi bình tĩnh lại, hắn suy xét và thấy anh Thân đúng. Nhất là sau này khi ông Bượng đã về hưu, ông nói với hắn hết. Đúng là mọi điều đều ở ông Trần. Sao ông ác thế Hắn không hiểu nổi. ác và xảo quyệt. Hắn chưa từng gặp một người như ông.
    Nhưng vậy sao ông lại gặp hắn, hứa hẹn với hắn?
    Hắn suy nghĩ và thử đi tìm nguyên nhân. Tại ông Hoàng, nên ông Trần phải làm động tác giả ấy. Cũng có thể đơn giản là ông muốn gặp hắn, nhìn con người đã bị ông hại, nhìn cái xác chết còn muốn gượng gạo ngồi dậy. Cũng có thể ông muốn tạo một dư luận tốt về mình trong thành phố, chuẩn bị cho kỳ đại hội Đảng tới. Ông thâm hiểm thế, nào ai biết được vì sao ông gặp hắn. Chỉ có điều chắc chắn là ông Khuổng không thù oán gì hắn chẳng bao giờ lại làm một việc ngu ngốc là chống lại ông Trần, chống lại lãnh đạo thành phố. Điều ấy rõ ràng như ông Khuổng không là một người điên vậy.
    Đúng như hắn dự đoán. Ông Trần lên như diều. Từ giám đốc Sở Công an ông lên làm bí thư thành uỷ. Rồi ông lên trung ương, làm thứ trưởng. Ông đi thăm các báo. ảnh ông in trên trang nhất, ngay dưới măng-sét. Hắn hiểu đời hắn không còn chút hy vọng gì nữa. Và hắn buồn rầu nghĩ: Những người như ông Trần mà được tín nhiệm như vậy thì chẳng riêng gì đời hắn, đời bao người khác cũng không hy vọng nhiều nhặn gì đâu

  5. #54
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 58

    Thế là hắn đã bị bịt kín mọi lối. Chỉ còn một chút ánh sáng ở con đường dẫn đến ông Hoàng. Lại một lần nữa hắn được gặp ông Hoàng ở nhà khách thành phố vào một buổi tối. (Gần như những dịp về công tác tại P, có điều kiện, ông lại gặp hắn). Hắn thuật cho ông nghe mọi chuyện, từ chuyện ông Trần tới chuyện ông Khuổng. Ông nghe và im lặng.
    Hắn không thấy vẻ bực bội trên khuôn mặt nhân hậu của ông, mặc dù rõ ràng như vậy là những người cán bộ cũ của ông gây ra việc oan trái nhưng không chịu sửa. Hơn thế, họ còn quyết chống lại ông, tuyên chiến với ông. Hắn lo sợ, vì hắn, ông đã bị xô đẩy vào một tình thế khó xử. Hắn nhìn ông như người có lỗi.
    Ông giở cặp, lấy bút giấy ra viết. Đó là bức thư gửi giám đốc, bí thư đảng uỷ xí nghiệp đánh cá, nơi ông đã dự kiến cho hắn về làm việc. Là thủ trưởng của ngành, việc ấy với ông không gặp khó khăn. Nhưng còn cái giấy của tiểu khu. Ông hiểu chuyện ấy. Có lẽ chính ông sẽ phải xuất tướng để giải quyết cái việc cỏn con mà quan trọng này. Người ta đi làm mà cũng không cho. Thật không thể hiểu được. Cuộc sống sẽ ra sao, chế độ sẽ ra sao, nếu những việc như vậy tiếp diễn, bất chấp đạo lý, dư luận và lý tưởng của Đảng... Đồng chí Tổng Bí thư nói nếu nhìn một phụ nữ đẩy xe bò mà trong lòng không xúc động thì không còn là người cộng sản nữa. Ông nghĩ tới điều ấy vì ông bỗng thấy mình đơn độc. Lòng con người với con người xơ cứng lại rồi. Người ta dửng dưng trước những đau khổ xảy ra với người khác. Hoặc ít nhất, người ta im lặng. Chẳng có bộ luật xử những người im lặng trước nỗi đau khổ của người khác. Nhưng phải thấy đó là điều đáng sợ đối với xã hội. Đó là sự đồng loã, là môi trường để cho cái ác phát triển”. “Thương người như thể thương thân”. Câu ấy không thấy nhắc lại nữa. Vì nó không mang tính giai cấp. Hay xã hội ta tốt đẹp, không có những con người đáng thương nữa?
    Đôi mắt ông đượm buồn, và hắn biết hắn là nguyên nhân nỗi buồn của ông. Hắn đỡ lá thư ông vừa viết gửi lãnh đạo xí nghiệp đánh cá, nghe ông căn dặn, động viên. Hắn muốn quì xuống cám ơn ông. Ra về, hắn nghĩ về ông. Ông như một nốt nhạc lạc lõng trơng dàn nhạc. Hẳn nhiều lúc ông thấy mình rất cô đơn...
    Ngọc không nói gì khi xem bức thư của ông Hoàng. Nàng lại thắp hương. Bên cạnh cái nhìn trần thế giờ đây nàng có cái nhìn xa vắng. Cái nhìn hướng về một nơi nào đó xa vời, thăm thẳm. Nàng bảo hắn:
    - Mai anh xuống xí nghiệp, đưa thư của ông Hoàng đi. Ngày mai tốt ngày đấy.
    Giờ thì Ngọc tính toán rất kỹ ngày tốt ngày xấu. Hắn đi về phía cuối thành phố, nơi đặt trụ sở của xí nghiệp đánh cá với bức thư của ông Hoàng. Và những kỷ niệm lại đến với hắn. Hàng phi lao, nơi đây một lần hắn đã mua mấy cân cá mực vào dịp mồng hai tháng Chín do anh thông tin viên của xí nghiệp đã làm sẵn hoá đơn. Hàng phi lao đã to thế này, nhưng hắn vẫn nhận ra nhờ khúc đường nhựa lượn cong và con lạch dẫn nước thải đen chảy về phía bờ sông. Hắn cân mực chính ở chỗ này, chỗ có cái cống này. Và bãi sú bỗng hiện ra. Một dòng sông mải miết trôi xuôi.
    Những cánh hải âu bay lượn. Đó chính là điều hắn vẫn nghĩ tới những trong ngày đêm bị nhốt ở một lòng chảo giữa rừng. Hắn như ngửi thấy mùi thoáng đãng của biển cả.
    Điều đó chỉ tăng thêm sự hồi hộp khi hắn tới gặp ông giám đốc, ông bí thư đảng uỷ để đưa bức thư của ông Hoàng. ở đây người ta đã biết mọi chuyện về hắn. Ông Hoàng đã nói chuyện. Họ nhìn hắn dưới góc độ của ông Hoàng. Thật vô cùng thuận lợi.
    Ông trưởng phòng tổ chức tiếp hắn, tôn trọng, cởi mở và thông cảm. Thật khác với những ông trưởng phòng tổ chức được miêu tả trong các sách thời đó. Thời đó người ta bắt đầu chán kiểu viết xuôi chiều. Người ta viết và cũng muốn gai góc trong những điều mình viết. Bí thư đảng uỷ, giám đốc thì không dám đụng đến vì giám đốc đại diện cho chính quyền, bí thư đại diện cho Đảng. Đụng đến các ông ấy là đụng đến chế độ, là khốn khổ cả đời. Các ông ấy không thể có khuyết điểm nhất là khi đã được điển hình hoá trong văn học. Nếu có đáng phê bình thì chỉ có thể là “đồng chí quá thẳng thắn thành ra đôi khi hơi nóng nảy”, hoặc như Bình nói: “Đồng chí làm việc nhiều quá, khuya quá, ít chú ý giữ gìn sức khoẻ để làm việc lâu dài. Sức khoẻ của đồng chí không còn là của riêng đồng chí. Nó thuộc về nhân dân. Nó là tài sản của nhân dân. Tôi thẳng thắn phê bình đồng chí. Dù đồng chí có hiểu nhầm tôi, nhưng tôi có bổn phận...” Vậy thì đành lôi mấy ông trưởng phòng tổ chức ra hành, vì ông là lãnh đạo, nhưng chỉ ở mức độ nào thôi. Trên ông đã có những người mẫu về đạo đức, về trí tuệ, về tác phong. Đó là giám đốc, là bí thư, những người đại diện toàn năng cho chế độ.
    Ông trưởng phòng tổ chức nói rất thành thật:
    - Có chỉ thị trực tiếp của anh Hoàng, chúng tôi chấp hành thôi. Không có vấn đề gì đâu. Anh không phải lo lắng gì cả. Anh về làm cho chúng tôi cái đơn và giấy giới thiệu của phòng lao động khu phố.
    ắn chết lặng. Hắn đã biết đó là thủ tục bắt buộc phải có, nhưng vẫn hy vọng mình được ngoại lệ, vì ông Hoàng giới thiệu và đảm bảo. Hắn càng hiểu cái đòn của ông Khuổng (thực ra là của ông Trần - Ông Trần đánh chưởng qua tay ông Khuổng) là hiểm. Ngón đòn hắn không thể nào đỡ được. Đứng trước ngón hiểm đó hắn chỉ có thổ huyết. Cuộc đấu này giữa hắn và mấy ông không đồng cân đồng lạng. Hắn đã bị đo ván, không gượng dậy được, mà mấy ông còn xúm lại chơi đòn hội chợ diệt cho đến chết. Biết rằng không bao giờ ông Trần cho hắn gặp nữa, nhưng hắn vẫn đến Sở, đăng ký xin gặp. Còn biết bấu víu vào đâu. Khi ông Khuổng nói: “Tôi chỉ thị cho tiểu khu rồi. Tiểu khu không được ký giấy cho anh đi làm”, thì chỉ có ông Trần mới giải được câu bùa chú đó thôi. Hắn không được gặp ông và hắn nghe tin ông đi học Nguyễn ái Quốc. Đó là cửa ải ông bắt buộc phải qua, là Vũ Môn để cá chép hoá rồng.
    Một chút hy vọng mơ hồ, mỏng manh mà hắn cố nhen nhóm đã tắt lịm.
    Thôi. Đành chết trong cuộc sống.

  6. #55
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 59

    Tôi tin lời ông bác sĩ nào đó đã nói với Chủy, nhưng tôi nghĩ đó còn là vấn đề khác nữa. Đó chính là sự sống đã thắng cái chết. Cuộc sống mới đủ sức xoá đi những đau khổ cũ. Cuộc sống mới tuy còn cả lo âu và những khó khăn, nhưng có rất nhiều niềm vui lớn.
    Hắn đọc lại một lần nữa những câu cuối cùng trong truyện ngắn Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương của hắn. Truyện kể về một chị công nhân xi-măng hoạt động bí mật bị Pháp bắt, tra tấn dã man. Đến lúc lấy chồng (một anh thợ lò nung) mỗi khi mang thai chị lại bị ngất và thai sẩy. Trong những lần ngất đi ấy những vết giày đinh phòng nhì Pháp giẫm lên chị năm nào lại hiện về rõ mồn một, tím bầm trên người chi những lỗ tròn nhỏ của đầu đinh, cái gót hình vành cung có cá sắt và cái mũi bè bè của đôi giày lính. Những vết giày đinh ở bắp tay, ở lưng, ở cổ, ở ngực chị. Chiến tranh qua đi nhưng cái bóng dáng ghê tởm của nó chưa chịu buông tha người ta ngay đâu. Sau nhiều lần sa sảy, cuối cùng chị cũng đã vượt qua được tất cả, cái mầm sống trong người chị cũng vượt qua được tất cả. Chị sinh con. Mẹ tròn con vuông. Và từ ấy những vết giày đinh trên người chị biến mất. Những cơn ngất bất thình lình biến mất. Ông bác sĩ bảo đó là sự chuyển hoá trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nhưng hắn nghĩ đấy là sự sống đã thắng cái chết, cuộc sống mới đủ sức xoá đi những đau khổ cũ...
    Truyện viết lấy ý từ một cô gái Lâm Động, bí thư chi đoàn khi hắn từ báo T về Lâm Động viết bài cho số báo xuân. Cái chi tiết những vết giày đinh tuồng như bịa đặt, nhưng lại là sự thật với cô bí thư chi đoàn, cô gái cùng quê, bạn hắn. Thời ấy cứ cùng lứa tuổi cùng chí hướng gặp nhau là bè bạn...
    Hắn nhìn lại dòng ngày tháng hắn đã ghi khi hoàn thành truyện ngắn. Năm tháng ấy chẳng gợi một ý niệm gì. Một ngày nắng hay một ngày mưa. Lúc viết xong là chiều, sáng hay đêm khuya. Chẳng làm sao nhớ được.
    Ngồi mơ màng một lúc, hắn gấp mấy tờ giấy đánh máy lại, cho vào túi ni-lông đựng thư từ. Đó là những trang bản thảo của hắn còn giữ lại được trong số trên một ngàn trang đã bị tịch thu. Nhớ Phượng. Phượng đánh máy thêm một bản mà không ngờ đó là bản duy nhất còn lại đốl với chính người đã viết ra nó.
    Hắn đọc Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương lần này là lần thứ ba. Ba lần đọc. Mỗi lần một ý nghĩ khác nhau. Đã đành “văn mình, vợ người”, nhưng hắn đọc lại không phẫi để thưởng thức, nhấm nháp văn chương của hắn. Hắn đọc để trở về quá khứ. Đời hắn bây giờ chỉ còn quá khứ. Truyện ngắn ấy như hắn nghĩ, nói được hắn. (Viết bao giờ cũng là sự tự thể hiện mình, dù viết về ai, về điều gì. Hắn lúc nào cũng tin như vậy). Nó nói được khát vọng của hắn, của mọi người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, niềm tin vào cuộc sống mới đó. Khi hỏi cung, các ông công an có vặn vẹo hắn về quan diểm, lập trường, nhìn đời den tối, kêu ca, bất mãn... hắn đã dẫn chứng phản bác lại bằng những trang viết của hắn mà các ông ấy đã tịch thu, trong đó có “Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương”. (Hắn rất muốn nói thẳng với các ông ấy rằng, hắn có quyền bất mãn với những cái xấu và sự bất mãn đó là tích cực, là cách mạng, nhưng không dám. Thôi, đừng khiêu khích các ông ấy làm gì).
    “Cuộc sống mới tuy còn cả lo âu và những khó khăn, nhưng có rất nhiều niềm vui lớn”. Ngày xưa hắn thành thật tin như vậy. Bây giờ đọc lại hắn thấy mình quá ngây thơ. Nỗi đau còn quá nhiều. Nỗi đau còn quá lớn. Nó chỉ thay đổi vẻ mặt, thay đổi y phục mà thôi. Nhiều người đã nhận ra điều ấy, trong đó có hắn. Nhưng còn rất nhiều người chưa nhìn thấy. Lại có vấn đề “đôi mắt” .
    “Đôi mắt ngày ấy còn là đôi mắt trẻ thơ mà đã bị qui là phản động rồi. Và đó chính là cái mày gọi là cuộc sống mới”. Hắn chua chát nghĩ. Hắn lẩm bẩm rằng chính bọn hắn phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra trái với những mục tiêu của cách mạng. Hắn cùng bao người đã thành thật ca ngợi cách mạng. Đẩy lên thành sự tô hồng. Rồi đẩy quá nhanh tốc độ của sự tô hồng mà thành thật tin rằng mình chỉ nói sự thật hoặc báo trước sự thật. Để sau này nhìn ra thì không hãm được nữa. Tốc độ ấy cuốn theo cả những người đã tạo ra nó. Bọn hắn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Và hắn lại thấy đổ vỡ, trống rỗng. Một lỗ sâu hoác, không đáy. Cảm giác trống rỗng của thất vọng, của niềm tin sụp đổ. Thà cứ được là con chiên loá mắt trước Chúa, trước nước thiên đàng, còn hơn bỗng nhiên chẳng thấy ảo ảnh đâu mà chỉ có thực tế trần trụi. Và hắn bỗng nhớ tới Dự. Hẳn Dự cũng đã trải qua những cảm giác ấy. Cho dù có đơn giản hơn, nhưng vẫn là những cảm giác ấy.
    Đó là những gì hắn nghĩ khi đọc lại truyện hắn viết lần thứ nhất...
    Lần thứ hai hắn đọc để rồi đem đốt đi. Sau khi xuống xí nghiệp đánh cá trở về, hắn ra phòng lao động gặp ông Thưởng, hỏi ông về cái giấy giới thiệu đi làm. Ông Thưởng nói như người có lỗi:
    - Thằng Khuổng hiểm quá. Nó rất cáo. Nó không dám đặt vấn đề với tôi, mà nó nói với tiểu khu chúng tôi không thể làm được hồ sơ cho anh. Đó là nguyên tắc.
    Rồi ông tiếp:
    - Tôi cũng đã xuống tiểu khu. Đúng là thằng Khuổng đã chỉ thị cho họ như vậy, nhân danh khu uỷ. Bậy bạ thế chứ. Tôi cũng ở trong khu uỷ . Khu uỷ nào có nghị quyết như vậy.
    Hắn cũng đã làm đơn lên tiểu khu, xin được đi làm. Ông phụ trách tiểu khu nhìn hắn vừa như ái ngại, vừa như khinh bỉ:
    - Hiện nay chưa có việc gi cho anh đi làm đâu.
    Hắn nói rõ là có nơi nhận hắn. Ông tiểu khu như đã biết mọi chuyện:
    - Đâu thế mà được. Cơ quan, xí nghiệp nào cần người phải có chỉ tiêu về phòng lao động. Phòng lao động phân bổ cho các tiểu khu. Trên cơ sở ấy tiểu khu mới tuyển. Anh hiểu không? Không thể làm sai nguyên tắc được.
    Hắn lại xuống xí nghiệp, chầu chực gặp ông trưởng phòng tổ chức. Ông trưởng phòng tổ chức khẳng định một cách rất vô tư rằng không có giấy của phòng lao động thì không thể tiếp nhận hắn dù có chỉ thị trực tiếp của Tổng cục trưởng.
    - Với lại tôi cũng không giấu anh làm gì. Bên an ninh họ can thiệp vào chuyện của anh dữ lắm. Chưa đâu vào đâu, họ đã xuống đây hỏi han, dò xét và nói dứt khoát anh chỉ đựợc đi lao động.
    Hắn chân tình nói với ông Thưởng:
    - Tôi biết anh đối với tôi rất tốt, nhưng việc này ngoài ý muốn của anh. Tôi chẳng bao giờ quên được tình cảm của anh dành cho tôi.
    Hắn hoàn toàn tuyệt vọng. Nguyền rủa cuộc đời, nguyền rủa số phận, nguyền rủa những người rượt theo đánh hắn khi hắn đã ngã gục, hắn quyết làm lại từ đầu. Hắn phải quên hắn đi. Phải chính mình cũng không biết mình là ai như già Đô đã làm. Cài trái cửa, hắn lấy bộ quần áo tù ra ngắm nghía, mặc vào người và đứng trước gương. Tấm gương tây vuông vắn mà thằng Hiệp đánh vỡ hồi nó lên ba, hắn giữ lại mảnh to nhất, vẫn dựng trên bệ lò sưởi. Trong mảnh gương vỡ, một anh tù CR 880 viết bằng sơn đỏ trên ngực. Chiếc quần dải rút xám, số đỏ ngang đùi CR 880. Đây mới thật là hắn. Là cái cuộc đời dành cho hắn. Là cái đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại cùng với hắn. Thành thật thú hết tội lỗi còn giấu giếm hoặc chưa nói hết. Thật thà tố cáo tội lỗi của đồng phạm và bọn phản cách mạng mà mình biết dù chúng đã bị bắt vào trại hay còn ở ngoài xã hội...
    Nội quy đấy. Nào. Thử xem còn thuộc nội qui không. Hắn lẩm nhẩm trong óc và lẩm nhẩm thành lời lúc nào chính hắn cũng không biết.
    Điều 8. Không được trao đổi tội lỗi cảa mình với người cùng giam. Không được trao đổi khi đi khai cung về hoặc nói những điều đã khai cho người khác biết.
    Điều 9. Cấm mang vào trại những loại kim khí, dao, que sắt, vật nhọn sắc, gạch đá, dây thừng, thuốc nổ, dây cháy chậm, mìn, kíp mìn, các loại chất độc nước hay bột, quần áo bộ đội, cảnh sát, rượu, thuốc phiện. Không mang vào buồng giam những loại giấy bút, sách vở, diêm, bật lửa, dao cạo râu nếu không được phép của ban giám thị.
    Điều 10. Không được lén lút mang giấy thông hành, chứng minh thư, các loại giấy chứng nhận khác, tiền nong vàng bạc vào trại. Ai có tiền, vàng bạc phải ghi lưu ký, lấy biên lai. Nêú có thể thì cho gửi về gia đình.
    Điều 11. Không được tự ý đổi chỗ nằm và đi quá phạm vi đường cấm qui định ở trong trại. Không được sang khu vực khác, buồng khác. Không được đứng hát, nói chuyện, gọi tên người khác cùng giam ở khu vực khác trong trại. Không được tự ý mở cửa sổ con ở buồng giam riêng (xà lim).
    Điều 12. Không được dùng bất cử hình thức gì để thông cung liên lạc giữa người nọ với người kia ở trong và ngoài trại.
    Điều 13. Không được chuyển thư từ đồ vật cho bất cứ ai...
    Hoá ra hắn vẫn nhớ rất rõ từng điều trong bản nội qui. Thì đã bao đêm mất ngủ, hắn cứ đứng ở buồng giam, trước cái bể đựng nước uống, cạnh chỗ nhóin trung tâm nằm, nơi sạch nhất, xa nhà mét nhất, thoáng đãng nhất, học 37 điều nội qui ghi kín một bức tường. Không phải một mình hắn. Nhiều người nữa. Đứng im lặng trong đêm khuya dưới ánh điện vàng vọt lầm rầm như người cầu nguyện. Đứng im lặng ở lối đi giữa hai sàn gỗ, hai bên là hai dãy màn thấp sít nhau. Lúc thì tất cả buồng như thiếp đi. Lúc rộ lên những tiếng mê sảng: “Khéo ngã! Khéo ngã! Con!”. “ối giời ơi! Lạy các ông. Đau quá! ự. ự”. “Mẹ ơi! Con ăn nhé!”. Lạ nhất là mọi người cùng thi nhau nói mê một lúc. Rồi những tiếng lầu bầu, tiếng nghiến răng, tiếng thở dài, chóp chép mồm khi trở mình. Và lại im bặt cùng một lúc. Những khi tù vào nhiều (thường là trước Tết) phải nằm ngủ dưới nền xi-măng ẩm ướt gầm sàn, chân thò ra cả chỗ người đứng học nội quy, nơi ấy có một rãnh nước chạy dọc buồng giam.
    Chỗ trước bể nước ấy lúc nào cũng có nhiều người đứng. Đứng một lúc tê chân lại về chỗ, chui vào màn. Nằm ê ẩm lại ra đấy đứng. Đứng đó khi đã có kẻng cấm là phạm nội quy. Nhưng đứng đó học nội quy thì được, thì không phải là vi phạm nội quy. Và dù bất kỳ lúc nào dậy ra đấy lẩm nhẩm “sôi kinh nấu sử” cũng thấy hai ảnh tù trực ca ngồi giữa buồng giam. Cạnh cái sọt đựng điếu cày, gục đầu xuống gối im lặng. Hắn quên nhiều thứ. Trí óc hắn mụ mị, nhưng những điều trong bản nội quy hắn vẫn nhớ rành rành vì nó nhập tâm rồi! Hắn còn nhớ những điều ấy được viết như thế nào trên tường, đến chữ nào thì xuống dòng, chữ nào đã tróc sơn. Hệt như hắn vẫn nhớ cả tranh vẽ minh hoạ đi kèm theo những bài học trong các sách “Đồng ấu”, lớp Dự Bị khi hắn mới lên bảy, lên tám đi học ở trường làng và giờ đây vẫn có thể đọc thông một mạch: “Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé...” “Thầy bảo anh Xuân đọc. Anh đứng dậy, hai tay cầm quyển sách...” Hay Nhà ga. “Nhà ga là nơi xe lửa đậu để cho khách lên xuống. Ga nào cũng có chỗ bán vé, chỗ cân hàng...”
    Hắn phấn khởi vì trí nhớ hắn vẫn khá, dù chỉ khá ở mặt nhớ nội quy nhà tù. Và hắn lại tìm cách thử trí nhớ một lần nữa. Hắn tự bảo: Không đọc thứ tự Đọc thứ tự thì ai chả thuộc. Đọc ngay điều 25 Cấm ăn những thức ăn thiu, sống, rau sống quả xanh và các thứ mà ban giám thị cấm. Đúng! Điều 18 Cấm không được tự ý sửa chữa quần áo của trại phát hoặc cho mượn. Đúng rồi. Nhân đôi lên xem nào 18 nhân 2 là 36. Điều 36! Bị can là phạm nhân nào vi phạm nội quy này tuỳ theo mức dộ nặng nhẹ mà xử lý theo các hình thức sau:
    - Cảnh cáo ghi hồ sơ.
    - Đình chỉ viết thư, nhận quà có thời hạn.
    -Phạt giam buồng riêng. Cùm một chân từ l đến 7 ngày.
    - Truy tố trước pháp luật.
    Đọc luôn điều 37 đi. Điều 37. Điều cuối cùng. Chính dòng này chữ M hoa ở đầu câu bị tróc sơn đây. Mỗi bị can và phạm nhân được vào trại trong vòng hai ngày phải học tập nội quy này để nghiêm chỉnh chấp hành, tuân theo.
    Rõ ràng thừa chữ được. Được bị bắt. Được vào trại giam. Được đóng thuế. Được đi dân công. Nhưng đứng ở góc độ nào mà phân tích thì chữ được dùng đúng, chứ không sai đâu, không thừa đâu. Được vào trại giam nghĩa là được cứu vớt, được ngăn chặn. Để khỏi mắc những tội to hơn, khỏi phải tù lâu hơn. Đó là vì lợi ích chính mình. Được đóng thuế xây dựng đất nước. Đất nước của ai? Của mình. Đóng thuế là xây dựng cuộc sống cho chính mình. Đây là vấn đề chỗ đứng. Là lập trường. Có lập trường đúng mới phân biệt được hiện tượng với bản chất. Cùng là hiện tượng đóng thuế nhưng khác nhau về bản chất. Cùng là việc đi phu, nhưng với ta là nghĩa vụ công dân. Cũng là hiện tượng đi tù. nhưng khác nhau về bản chất. Mình đi tù cho chính mình. Vì tương lai của mình. Mà cũng không phải là đi tù. Đấy là đi cải tạo. Chính xác lắm. Không cãi vào đâu được. ở nước ta ai cũng là nhà ngôn ngữ học.
    Tự tra khảo mình về bản nội quy, lan man sang chuyện chữ nghĩa, hắn lại lấy thư ra đọc. Thư con Nguyệt năm nó lên 6 tuổi. Thư đầu tiên của Ngọc gửi vào xà lim 76 báo tin Ngọc mang bầu thằng Dương. Thư ông Chân gửi vào trại cho hắn. Và đọc lại Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương một lần nữa. Rồi đốt. Phải chặt bằng được quãng đời trước quăng đi. Quên đi. Đừng luyến tiếc làm gì. Hắn đưa xếp giấy đánh máy bản thảo vào gần ngọn đèn không có thông phong. Tay hắn run lẩy bẩy. Một góc giấy bắt lửa. Hắn nhìn ngọn lửa vàng đang liếm vào góc giấy mà thấy người bỏng rát lên như chính hắn đang bị đốt cháy. Mồ hôi đầm đìa, hắn vội vàng lấy - cả bàn tay ấp lên lửa. Hắn gục đầu im lặng.
    Hôm đó nhà vắng. Ngọc đi làm. Lũ trẻ đi học. Bé Dương về quê với ông bà từ tuần trước. Hắn xem lại những trang bản thảo. Ngọn lửa mới bắt vào phần lề. Cũng có trang mất ít chữ.
    Hắn hiểu rằng hắn vẫn cứ là hắn. Chẳng thể nào khác được. Chẳng thể nào đốt cháy quá khứ thành tro. Chẳng thể nào thay hết máu trong người, thay cả tim, cả óc. Không thể đầu hàng. Hắn bỗng nhớ đến già Đô và nghĩ: Không biết già có đầu hàng không? Hay chỉ thua thôi. Đi trên đường phố hắn để ý tìm bóng dáng quen thuộc của già, nhưng không thấy. Hắn đau xót nghĩ: Có thể già đã chết rồi. Đám ma già có những ai? Có đông bằng đám ma Xìn Cắm, đám ma Ôtenlô không?
    Hắn đang định bàn với Ngọc, bán mấy cân mì lấy tiền đi Hà Nội gặp ông Hoàng, thì Bình tới. Bình bảo Bình nhận cho hắn một suất hợp đồng với nhà xuất bản về tập sách những điển hình tiên tiến, mà trong đó không thể thiếu được người gác đèn biển. Hắn viết cái bút ký về người gác đèn. Hắn đọc Vợ chồng người thợ xóm Chiêu Thương một lần nữa để tìm lại cái hơi văn đã quên đi.
    “Kỷ niệm về biển, kỷ niệm về người”. Anh Lê. Bình xuýt xoa với cái tít.” Khá quá. Mày vẫn là thằng đặt tít vô địch”. Không phải ngẫu nhiên có cái tên ấy đâu Bình ơi. Biển chỉ còn là kỷ niệm. Người cũng chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm xa vời và đã chết hẳn rồi. Hắn viết. Say mê. Dồn nén. Không giống cái truyện ký trước cũng viết về người gác đèn, nặng về thuật thành tích, đây là những khao khát khi còn đang trong lò lửa luyện đan thèm một ngọn gió mát rượi hơi nước từ chân trời thổi đến. Là hôm đi lấy than trong rừng ở trại QN, nhìn thấy hai cô gái Mán váy áo hoa văn sặc sỡ, vòng bạc sáng loá, lông mày cạo nhàn nước da vàng vọt, bỗng nhiên thấy xao xuyến, hiểu rằng một nửa thế giới là phái đẹp và mình đã đánh mất cuộc đời. Là hôm lấy phân xanh ở VQ, tự nhiên nghĩ tới con cá mòi khô và ao ước nhặt được nó trên đường. Bài viết có con chim hải âu bị chém cánh bay đến thả mình cạnh nhà đèn. Anh gác đèn nhận ra nó giữa hàng trăm nghìn con hải âu khác. Có nỗi nhớ cồn cào một bàn tay bật công-tắc điện những lúc nhá nhem để căn buồng sáng bừng lên... Hắn viết và biết rằng đây là lần cuối cùng hắn còn viết được, viết hay. Hắn như bị hút vào trang giấy.
    Và cũng trong một đêm khuya ngồi viết, hắn bỗng cảm thấy Ngọc đứng sau lưng. Hắn ngửa người về phía sau, chạm đầu vào ngực nàng. Nàng ôm lấy đầu hắn. Hắn nói như người bị bắt quả tang đang làm một việc xấu xa:
    - Anh chỉ viết lần này nữa thôi.
    Ngọc nói, thương xót:
    - Không hay gì cái nghề này đâu. Nó đã làm chúng ta khổ cả đời rồi.
    Hắn viết rất nhanh. Chưa đầy một tuần lễ. Vừa nháp vừa chép lại. Bình kêu lên:
    - Trong sáng quá. Tao không ngờ mày vẫn trong sáng như vậy.
    Bình ơi! Lòng chúng ta có bao giờ không trong sáng. Có bao giờ chúng ta không yêu mến con người. Có bao giờ chúng ta căm ghét cuộc đời này. Có bao giờ chúng ta thù ghét ca dao Bình nhìn tên tác giả: Anh Lê. Anh bảo:
    - Đến một lúc nào đó phải công bố đây là sáng tác của mày. Phải trả cho Xêda những cái gì của Xêda.
    Có biết bao Xêda trên cuộc đời này. Hắn phải viết văn chui, đội cái tên phải đổi của Bình. Bình phải đổi tên. Anh Lê. Và Lê Bàn thì đang cố làm cho tên mình xuất hiện ở mọi nơi để nó trở thành quen thuộc. Báo tường ở tiểu khu. Vài dòng lượm lặt gần xa đăng ở góc trang về những ai béo nhất thế giới, ai nhổ nước bọt xa nhất thế giới. Bình được nói rõ: Vẫn được in nhưng phải đổi tên. Còn Bàn thì không ai nói gì. Người ta chỉ không in của anh thôi. Tức là một án treo lơ lửng. án treo có cái nguy hiểm là người ta lảng tránh anh như ngày nay người ta xa lánh người bị bệnh AIDS nhưng cũng có cái lợi là không chính thức tuyên án. Anh tận dụng điều này. “Nụ cười”, “Lựợm lặt gần xa”, ý kiến bạn đọc yêu cầu không vứt chuột chết ra đường. Ký Lê Bàn. Tiến lên viết những bài nếp sống văn hoá mới trên đài phát thanh. Cái loa Ngã Bảy thỉnh thoảng lại vang lên những bài của Lê Bàn dạy mọi người cách chào hỏi, cách cảm ơn, cách xin lửa hút thuốc lá, cách vào bệnh viện thăm bệnh nhân. Dù đang khốn nạn nhưng vì cái tính hài hước chưa chết hẳn, hắn bảo Ngọc và lũ trẻ:
    - Im. Nghe bác Lê Bàn dạy mọi người cách hỏi thăm đường...
    Chương trình “Phục hồi nhân phẩm”của Lê Bàn còn kéo dài kiên trì, dai dẳng.
    Phải nói Lê Bàn có một khả năng vô tận về mặt này. Tiến lên một bước cao hơn, anh viết bài dự thi do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Giữa những bài viết của các vị hoà thượng, linh mục, các nhân sĩ, vàn chương anh cứ lấp lánh lên. Anh trúng giải và so với các vị cai quản các xứ đạo các thượng thư triều Nguyễn, anh còn là con nít. Anh ăn thêm một giải nữa, giải dành cho những người viết văn trẻ vì anh chưa đến sáu mươi hai. Trong thời gian ấy anh vẫn viết chui, đứng tên những người mới viết. Giao dịch với nhà xuất bản là họ, lĩnh nhuận bút là họ, anh được một phần họ đưa cho. Đã có người nhờ anh mà trở thành tác giả quen thuộc, những uỷ viên chấp hành chi hội văn nghệ địa phương. Làm thuê cho những tác giả mới, anh có giọng văn của người mới viết, anh biết phải viết như thế nào trong một đoạn để nhà xuất bản có thể góp ý yêu cầu sửa chữa.
    Hẳn là có nhiều Xêda. Những gì phải trả cho Xêda hẳn là không ít. Nhưng đến bao giờ điều ấy được thực hiện? Nó quá xa vời, nó huyền viễn theo cách nói của bố.
    Bình đánh giá cao sáng tác mới của hắn, nhưng hắn lại coi là một thứ tầm phào. Ai cũng viết được cái hắn vừa viết xong. Hắn vẫn có tật ấy. Suy nghĩ về những điều đã viết và thể hiện nó trên giấy giống như một trò thi đấu thể thao. Thích thú. Say sưa. Và như mê mụ đi. Nhưng tới khi viết xong thì chán. (Khi in xong lại càng chán nữa). Chán mình vì mình chỉ làm được có vậy. Thấy rõ khả năng hạn chế của mình. (Rổi đi tuyên bố sẽ bẻ bút, không viết nữa để bị kết luận là bất mãn và biến thành tội phạm).
    Đưa bản thảo cho Bình, hắn coi như việc ấy đã kết thúc. Giờ đây có mong là mong sách in ra để được ít đồng nhuận bút. Bài này nhà xuất bản có tính mạt hạng cũng phải trên trăm đồng. ý nghĩ ấy động viên hắn nhiều hơn.

  7. #56
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 60

    Rừng lại đang ở trước mặt hắn. Không phải một khu rừng thông thường. Rừng già QN đang ở trước mặt hắn. Hai năm sống ở QN hắn chỉ nhìn thấy nó từ góc độ đứng trong lòng chảo của trại. Hôm nay đi từ dốc U vào hắn nhận ngay ra nó. Một dải xanh thẫm, chất ngất, nhấp nhô, uyển chuyển giàng hàng, trùng điệp. Hơi nước, hơi sương hay mưa bụi mờ mờ. Những sắc độ thẫm nhạt tuỳ theo nhưng đoạn uốn lượn của rừng. Rừng già nào chẳng vậy. Thế nhưng dù lần đầu tiên đi từ phía U này, lần đầu tiên từ góc độ ấy, hắn vẫn nhận ra nơi hắn ở trong lò nung luyện. Bên kia nếp rừng lượn này là lòng chảo đã lưu đầy bọn hắn, ở nơi ấy rừng vút lên bốn chung quanh, ở nơi ấy Dần khi ngồi lê nhổ cỏ đã hỏi hắn:
    - Thế này là làm cỏ vê đây phải không?
    Hắn đã nói về từ corvée mà ta phiên âm là cỏ vê dùng để chỉ một công việc khổ sai. Chẳng cứ gì nhổ cỏ, chẳng cứ gì trong tù, ngoài đời cũng có bao người phải làm cỏ vê.
    Đỉnh núi chất ngất kia là nơi Sáng đã ở năm ngày liền khi trốn trại mà không sao vượt được. Chỗ nào cũng có người, có chó. Và những viên đạn đã lên nòng. Cứ lối này đi vào là đến trại cá. Nhà bò ở phía bên kia. Chỗ Gò-Thằng-Công đi xuyên qua một rẻo rừng, một nương sắn, tới cái dốc xoai xoải cạnh tường rào trại, Lê Bá Di đã cho hắn bãi cứt trâu ở đó. Còn lối ra trại, lối ấy qua lò vôi, tới một con đường rải đá đối xứng với con đường hắn đang đi tới. Hắn đã mấy lần đi lối ấy. Một lần từ 75 đi vào. Một lần từ đó về 75, tưởng được tha. Rồi lại từ 75 trở lại, sau mấy ngày nằm khàn ở 75. Một lần nữa đi ra, khoá chung tay với già Đô, ngược lên VQ.
    Hắn vừa đi vừa nhớ lại. Đường mòn ăn vào bìa rừng xoai xoải. Cỏ quệt vào chân. Lá cây vờn ra, có những cành tưởng đánh vào mặt làm hắn quay vội đi tránh theo phản xạ tự nhiên.
    Một bên là rừng cao vút. Một bên là suối. Suối QN không trộn đi đâu được. Nước trong và cạn. Chảy nhanh trên những hòn sỏi, hòn cuội như xếp ở đáy suối. Những hòn đá to rải rác rẽ nước làm hai. Những cây cao bên bờ xoè tán lá. Thấp thấp bên suối là những cây vú bò, cây lưỡi hổ, mua và dương sỉ.
    Lần theo con suối này sẽ đến được khu nuôi cá. ở đó có một người tù huyền thoại mà hắn đã gặp một lần cách đây ba năm, khi hắn được làm chân coi vườn. Trời ở đó rộng ra. Đất ở đó rộng ra. Núi thấp dần khiến có cảm giác rừng như nới rộng vòng vây. Một mình hắn từ vườn trong đi tới. Nghe rõ tiếng chân dội vào rừng. Hôm ấy là chủ nhật. Chặt ít cải bắp cho bếp trại và hái nửa lồ su su cho bếp cán bộ, hắn về bếp lấy cơm. ăn xong, lẽ ra cầm màn xuống suối đơm cá, hắn băng rừng về phía trại cá, về phía người tù huyền thoại.
    Hăm hở quên cả mệt nhọc, quên cả thân phận tù đầy hắn đi và nghĩ đến Cần, người tù lâu nhất nhì trong cả nước. Người tù cùng một trại nhưng mấy ai biết mặt. Anh ta cũng giống như châu úc hồi đầu thế kỷ người ta nói đến mà không đi đến bao giờ. Hắn chỉ biết anh ta người miền trong. Họ Ngụy Như, một dòng họ nổi tiếng. Anh ta tù từ ngày đầu chống Pháp. Trước cả Nguyễn Văn Phố. Anh ta không có khái niệm gì về mậu dịch, về tem phiếu, những sản phẩm của chế độ đến với từng người mà thiếu nó cuộc sống không còn là cuộc sống. Khi lên trại VQ hắn mới biết tiếng tăm của Cần vượt khỏi trại QN đến tất cả các trại. Bao nhiêu người hỏi hắn:
    - Anh có tù với Ngụy Như Cần không?
    Dự còn vênh mặt lên:
    - Tôi cùng một toán với Ngụy Như Cần, ở với Ngụy Như Cần mãi đây.
    Dự bốc phét đấy. Thấy người sang bắt quàng làm họ đấy. Dự chưa hề cùng toán với Cần. Khi Dự từ Phố Lu về đây thì Cần đã trông trại cá rồi. Dự nhận vơ thế để cho oai, để được anh em kính nể.
    Người ta nhắc đến Cần vì Cần vượt ra ngoài khuôn khổ. Cần là tận cùng của sự chịu đựng. Là nguồn an ủi cho những ai sa vào tù tội. Cần như ngọn đèn Long Châu xa xôi, mù mịt tít chân trời đêm đêm toả sáng mà những người gác đèn rải rác cửa sông trong này hướng về để tự động viên mình. Có ai tù lâu như anh? Hai mươi ba năm. Không gia đình. Không người thân thích. Anh vẫn sống. Mỗi người tù ít nhiều đều nhận ở anh một nguồn sức mạnh động viên, một lời an ủi mà anh không biết.
    Anh lại càng được nhiều người nhắc đến vì gần như không ai biết mặt anh. Vì những con lợn rừng anh bẫy được khiêng về sân cơ quan, những gánh cá tươi rói gánh về bếp cán bộ, những con rết to bằng cái đũa cả dài hơn gang tay bò dựng đứng lạo xạo trong những cái chai cán bộ xách từ chỗ anh về để ngâm rượu. Người ta bảo anh là gián điệp Pháp. Có người lại bảo là người của Mỹ, nắm mạng lưới tình báo cả miền Trung. Có người bảo anh đã vận động thanh niên chống lại cách mạng... Nhiều tin. Khác nhau. Nhưng giống nhau ở một điểm: Anh chống lại cách mạng. Và không được xử. Hẳn những người bắt anh cũng không ngờ sẽ giữ anh lâu đến thế. Và anh cũng không ngờ anh bị tù lâu như thế.
    Hắn đến gặp anh. Vượt qua một cánh rừng. Tới con suối bên kia rừng. Là cứ xuôi theo suối. Vừa nhô ra khỏi vạt rừng, bắt gặp con suối chặn ngang, con suối dẫn tới Ngụy Như Cần, hắn bỗng khựng lại vì suýt vấp phải đàn bướm. Một dải bướm vàng bay ngang qua mặt hắn. Hàng triệu con bay dọc suối. Những cánh bướm màu hoa cải như một dải lụa dập dờn trên không trung uốn lượn theo con suối ngoằn ngoèo. Nó từ đâu trôi tới và còn đi đâu nữa. Nó trôi giữa những hàng cây bên suối cành lá khum khum làm thành một đường hầm. Nó cong xuống sát mạt suối để tránh một tán cây xoè ngang. Nó bốc lên vì một cành cây khô gẫy nẳm chỏng chơ trên suối. Những cánh bướm vàng tươi, mỏng manh giống hệt nhau bay theo một hướng như trảy hội, quấy động không khí, lấp lánh lấp lánh trên nền xanh đen nghiêm nghị của rừng.
    Im lặng quá.
    Như không có cả tiếng suối chảy róc rách. Như một huyền nhiệm của vũ trụ, như sự bình yên thuở sơ khai. Và như một lời trách móc đối với hiện tại. Lời trách móc của quá khứ gửi về hiện tại. Hắn đứng nhìn đàn bướm, những cánh bướm xinh đẹp, mỏng manh giống hệt nhau diễu qua và bước theo chúng. Đàn bướm dẫn hắn đi mãi theo suối. Chúng bay như đã có một chủ định, náo nức và kỷ luật. Không một con nào đỗ lại dọc đường. Rõ ràng chúng phấn khởi với nhiệm vụ rừng giao: Dẫn hắn đi dọc suối. Dẫn hắn tới một người đã biến thành cổ tích ngay khi đang sống.
    Đã tới cái đập ngăn dòng suối. Hắn biết sắp tới trại cá. Nước dâng cao, mặt nước rộng ra, trong leo lẻo, hút về một con mương nhỏ xẻ dọc sườn núi. Đó là con đập dẫn nước đến những ao cá. Trời ở đây như rộng ra. Vì núi thấp xuống. Vì cây cối bị đốn quang. Hắn đã nhìn thấy bảy cái hồ hình bậc thang nối tiếp nhau. Đó là ao cá. Là nơi Cần ở. Là sào huyệt của Cần. Như vui mừng vì đã dẫn hắn tới nơi, đàn bướm vàng tản ra, loãng ra, quẩn lại toả trên bầu trời rộng như một đám mây vàng lớn để chào từ biệt hắn. Rồi chúng thu lại, đậm đặc lại thành một dòng suối vàng lơ lửng chui vào tán lá rừng, trôi trên dòng suối bạc, lẩn mình trong đó.
    Hắn đã tới được nơi con người đau khổ nhất trong những người đau khổ. Những ao cá vuông vắn ăn vào sườn núi, chạy dài, nối nhau, công sức của những người tù đã vạc núi, khiêng đá, làm đập, xẻ mương... Nước róc rách tràn từ ao nọ xuống ao kia theo những cửa xây. Ao cao nhất nhận nước từ suối qua một con mương nhỏ, chảy xuống những ao dưới. Đó là một phương pháp thay nước để nước luôn có ô- xy. Những đàn cá rô phi, cá mè... ăn nổi, miệng ngớp ngớp, đứng xa nhìn như những giọt mưa rơi.
    Lại càng tĩnh lặng.
    Khi đàn bướm đã mất hút trong ngàn, lại càng tĩnh lặng.
    Nhà người coi ao cá đặt ở trung tâm, gần ao thứ ba, thứ tư. Hắn đã nhìn thấy ngôi nhà con con dưới gốc cây lim to còn sót lại. Cạnh đó là mấy luống rau mà khi tới gần hắn thấy một nửa là su hào, cải bắp, một nửa là rau muống đầu mùa. Hắn bước tới căn nhà - nửa nhà nửa lều ấy. Không có một ai. Có thể anh ta đã vào rừng. Hắn đứng nhìn quanh. Và hú. Có tiếng chim ríu rít vọng lại, rồi một tiếng hú trả lời. Hắn nhìn về nơi ấy, một lùm cây nhỏ rậm rạp ven rừng. Lại một tiếng hú từ đó. Một đàn chim từ đó bay lên. Và một người rẽ lùm cây đi ra, bước về phía hắn, dáng đi quen thuộc của những người tù vừa đi vừa chúm miệng thả vào không trnng những tiếng chim thánh thót. Đàn chim rừng ríu rít lượn trên đầu anh ta bay theo anh ta tới giữa ao cá mới vút vào rừng. Đó là một người xương xẩu, cao lớn. Hắn khung xương anh ta rất to. Và anh ta có một sức khoẻ kỳ lạ để chịu đựng nhiều năm tháng đến thế. Nhưng cũng phải nói điều ấy là nhờ trại. Anh được trại giao công việc sao cho có thể sống đến ngày về. Tóc bạc, râu đã hoa râm, mắt lờ đờ, nhưng hàm răng còn tốt, trắng đều. Đấy mới thật là điều lạ. Hắn nhìn dòng chữ số đỏ trên ngực áo và ống quần anh ta: AB077. Nghĩa là đã qua Cổng Giời trước tất cả mọi người hắn gặp. Người ấy nhìn hắn:
    - Lấy cá à? Giấy đâu?
    Giọng miền Nam khiến hắn lại nhớ đến anh tù cắt tóc cho hắn hồi còn ở xà lim 76.
    Người ấy là Ngụy Như Cần. Hắn lắc đầu:
    - Không. Tôi coi vườn trong. Ra thăm anh, chơi thôi. Đứng một lúc Cần bảo:
    - Vào trong này.
    Chẳng ra nhiệt tình, chẳng ra lạnh nhạt. Hắn cứ tưởng Cần ở biệt lập thế này, có người ra chơi hẳn sẽ thích lắm, nhưng hình như Cần đã quen sống một mình. quen đối thoại một mình.
    Lần đầu tiên hắn bước vào lán của một anh tù tự giác (Chỉ có ba cái lán như vậy. Của Cần nuôi cá, của Thắng nuôi ong, và của Quí nhà bò). Một cái giường, nội vụ gấp vuông vắn để ở đầu giường. Một cái hòm gỗ kê ở chân giường. Quần áo tù cái gấp, cái treo. Dao quắm, cuốc, xẻng. Bếp, than, tro. Củi. Bát đũa. Nồi to nồi nhỏ. Gạo đựng trong vại sành. Chum nước... Như một hộ độc thân ngoài đời. Cần đun nước bằng nồi. Chè có mùi ám khói. Khi biết hắn chính là người trại đã tha, rồi lại trở lại trại, Cần nhìn hắn một lần nữa:
    - Thì ra anh.
    Hoá ra dù ở biệt lập mãi đây. Cần cũng biết chuyện của hắn và có vẻ có thiện cảm. Uống đi anh. Con người ta có số cả. Tránh không khỏi số đâu. Anh cứ nghiệm mà xem. Biết được số mệnh của mình rồi thì cứ vậy mà sống. Đỡ phải suy nghĩ. Đỡ được đau khổ. Thế ra anh là nhà báo à. Vâng. Tù lâu chưa. Bốn năm rồi. Bốn năm còn khổ. Mười năm cũng còn khổ. Trên mười năm thì không khổ nữa. Nhưng phải bặt vô âm tín gia đình cơ. Được thế, không khổ nữa đâu.
    Hắn nghe mà rùng mình. Tôi thì tù đến mấy chục nă m cũng vẫn khổ như ngày mới bị bắt thôi, anh ơi. Anh ở một mình thế này có buồn không? Mới đầu thì buồn, nhưng quen rồi. Lắm lúc cũng thèm được về một toán, được nhốt, cho nó có anh có em. Bọn tôi chỉ mong được như anh. Tự do lại không thiếu thốn. Thì cái gì cũng thế. Được cái này mất cái khác. Anh có nhớ nhà không? Không. Quên hết rồi. Anh có nhận được tin nhà không? Không, may thế đấy. Họ không có tin mình. Có lẽ họ cũng chết hết cả rồi. Cũng có thể còn một số người. Nhưng mình đã quen nghĩ là họ chết rồi. Họ cũng nghĩ mình chết rồi. Đừng để họ biết mình còn sống. Họ chỉ khổ thêm. Họ quen nghĩ là mình chết rồi. Như thế tốt cho mình, tốt cho họ. Anh vẫn còn nhớ nhà? Thế thì còn khổ đấy. Nhà không còn ai thì ở đây cũng được, cũng tốt. Hoặc nhà còn người nhưng quên đi được ở đây cũng tốt. Anh quên đi sẽ thấy ở được đấy. Nhưng chưa quên ngay được đâu. Phải trên mười lăm năm, mà phải bạt vô âm tín gia đình cơ. Quen chứ. Sao lại không quen? Cái gì cũng quen được hết. Họ đã quen mình chết rồi thì đừng để họ biết mình còn sống. Thì chính tôi đã quen đây. Bây giờ nghĩ về ngày trước lại thấy mình không quen cơ đấy.
    Những điều ghê gớm ấy Cần nói với vẻ thản nhiên như nói về một người nào khác. Chẳng xúc động, đau khổ, hoặc sầu não, than thân trách phận. Cần đã quen với sự không có họ. Họ cũng đã quen với sự không có Cần. Chẳng bao giờ đôi bên còn nghĩ đến chuyện gặp lại nhau. Cần chẳng một lời kêu ca oán trách rằng Cần đã tù quá lâu. Rằng bao nhiêu đợt tù vào, tù ra Cần vẫn ở trong trại. Mọi người đều quên Cần. Và Cần thì chẳng nhớ được gì. Cần cứ thế sống. Chẳng nghĩ. Chỉ có buổi tối vẫn còn buồn tý chút. Mười mấy năm nay đêm nào cũng một mình mình với rừng già. Anh không sợ à? Chẳng có gì mà sợ. Chỉ có rừng cây tối đen sâu thẳm thôi. Hổ không có. Báo cũng không. Ma cũng không có đâu anh ơi. Giọng Cần nuối tiếc vì một hy vọng đã tắt ngấm. Hắn hiểu sự thất vọng của Cần. Vào thời gian ấy, từ 75 trở lại QN hắn cũng mong có ma. Mưa phùn như nén rừng xuống. Như gói rừng lại. Hắn gọi ma. Gọi con ma ở vườn trong vẫn ngoáy mũi trêu chọc anh chăn bò ra trò chuyện. Nhưng chỉ có rừng không biết xót thương, cũng chàng biết chuyện trò. Rưng trĩu mưa phùn thản nhiên với nỗi cô đơn mênh mông của mình, chẳng chú ý gì đến hắn. Hắn hiểu những đêm dài của Cần, của Thắng, của Quý. Cái khổ nhất là con người không thể biến thành cây cỏ được.
    Cần không nhìn hắn. Cần kể chuyện con khỉ cách đây chục năm. Cần bắt được nó khi nó còn bé tý, khi nó còn bú mẹ. Sau một đêm mưa bão, sáng ra Cần thấy nó nằm co quắp dưới một gốc cây, mắt nhắm nghiền. Nó ướt và lạnh cóng. Cần ủ nó vào ngực, sưởi ấm cho nó. Nó cựa quậy. Nó mở mắt, chớp chớp. Sẵn có hộp sữa chác được của một anh lâm sản, Cần pha vào bát, lấy cùi dìa bón cho nó. Rồi nó liếm láp được sữa trong đĩa men. Cần nuôi nó lớn. Cần bắt rận cho nó. Nó bắt chấy cho Cần. Cần dạy dỗ nó, quát bảo nó. Nó biết nhặt rau, cho thêm củi vào bếp. Nó biết cầm đũa, ăn cơm bằng bát. Biết gắp cả thức ăn. Anh chẳng hiểu khi có nó ở nhà, khi có nó ăn cùng, khi có nó bé con con ngồi đối diện ở mâm vui thế nào đâu. Như có một người nữa ở với mình. Đi đâu cũng có nó. Nó ra ao cá với tôi. Ra vườn rau với tôi. Tôi mắng mỏ, bảo ban, giảng giải cho nó mọi chuyện.
    Thế rồi việc đến tai ông giám thị. Ông ra tận đây xem và thích con khỉ lắm. Tôi thì tôi sợ. Tôi chỉ muốn nó chuyền vào rừng, hay ẩn vào bụi cây nào đó, nhưng nó cứ quanh quẩn trong nhà. Rồi lại nhảy lên vai tôi, nhổ tóc bạc cho tôi trước mặt ông giám thị. Thấy ông ấy cười tán thưởng nó càng trổ tài, cầm rổ chạy ra vườn hái rau, vặt ớt. Tất cả là tại tôi. Tại tôi không biết dạy dỗ nó đến nơi đến chốn. Quả nhiên ông ấy bắt tôi nộp cho ông ấy con khỉ. Khi ấy con khỉ đã to rồi. Lông vàng mượt. Nó nằm yên cho tôi đai vào cổ nó cái vòng dây da mà ông giám thị đem đến, lim dim thích thú như được đeo một đồ trang sức. Tôi nói thầm trong lòng: “Chạy đi. Trốn đi khỉ con” Và chỉ muốn bấu mạnh vào nó, cho nó đau, nó sợ: nó chạy đi nhưng không dám. Thấy sợi xích sắt nó còn thích, còn nghịch nữa cơ chứ. Mãi tới khi ông giám thị cầm xích lôi đi nó mới hiểu. Nó cắn xích, giằng ra, không chịu đi. Nó cứ quay lại nhìn tôi. Nó khóc. Nó chảy nước mắt thật anh ạ. Tôi cũng khóc. Nhưng phải quay đi, giấu ông giám thị. Đừng để ông ấy biết mình khóc. Đừng để ông ấy biết mình tiếc mình thương con khỉ.
    Thế là lại lũi cũi một mình. Đi một mình. Về một mình. Ngủ một mình. Nấu nướng một mình. ăn cơm một mình. Chẳng có nó ngồi bên xem mình làm, nghe mình giảng cho nó. Rồi tôi nuôi con trăn... Mắt Cần nhìn đăm đăm vào những ngày đó trong quá khứ. Cần nuôi con trăn đã gần chục năm. Chỉ sau khi con khỉ bị bắt vài tháng. Trước con cá chép ba năm (đúng một lệnh). Có lẽ nó chết chứ nó không bỏ Cần đâu. Anh có biết trăn sống được bao lâu không. Con trăn này ít nhất cũng gần mười tuổi. Tôi nuôi nó gần mười năm. Nó ở đây. Trong nhà này. Có hôm nó vào rừng chơi. Cả ngày. Cả đêm. Nhưng vẫn về. Trước còn phải buộc dây dắt nó. Rồi tôi đi đâu nó đi đấy. Chỉ vỗ vào nó là nó hiểu. Nó ngủ với tôi. ăn với tôi. Như con khỉ. Nhưng rút kinh nghiệm con khỉ, tôi dạy nó biết sợ người lạ. Bất kỳ ai đến là nó luồn vào rừng, không để cho nhìn thấy nó. Anh em phạm cũng thế. Cán bộ cũng thế. Vì vậy nó mới an toàn ở với tôi được gần mười năm. Giá tôi cũng dạy con khỉ như vậy thì đâu đến nỗi. Con trăn chẳng thể bằng con khỉ được, nhưng nó cũng biết nghe tôi. Nó không biết nói thôi. Chứ cứ như người vậy. Có nó tôi đỡ bao nhiêu.
    Hắn thấy Cần như đã biến được thành cây cỏ. Quên hết gia đình nhưng lại thương con khỉ, tiếc con trăn. Con trăn vào rừng rồi không về. Chắc nó chết ở đâu. Chẳng con gì bắt được nó. Nó to lắm. Mới đầu cứ bần thần cả người. Như chết một đứa con. Rồi cũng quen. Đêm đêm ngồi một mình ở bờ ao nghe cá đớp. Nhìn vào rừng tối đen thỉnh thoảng lại rào rào con thú chạy. Rồi nhìn sao đổi ngôi. Mỗi ngôi sao đổi ngôi là một người chết phải không anh? Nếu vậy nhiều người chết. Đêm nào cũng có người chết. Tự nhiên thèm một tiếng người, được về một toán. Được nhốt cho có anh có em, có câu chuyện câu trò. Đấy là nghĩ như vậy chứ sao thực hiện được. Phải quen thôi. Tất cả là quen. Nhưng này, anh ăn cơm chưa? ãn rồi à. ăn thêm với tôi cho vui. Quay vào bờ vách ăn một mình chán lắm rồi. Bây giờ tôi mới nấu đây. à, mà bóng nắng đã tới giọt gianh rồi. Chờ tý đã nhé.
    Cần cầm nồi ra ao cá gần nhất, ngay trước lều. ở đó anh bắc một cầu rửa bằng hai thân cây gỗ đâm ra ao. Anh cầm nồi gõ liên thanh rồi nhìn xuống ao chờ đợi Hắn theo ra nhìn xuống ao chỉ thấy bóng hắn, bóng Cần lộn ngược trên ao sân lờ lờ nước ngán. Cần xua tay:
    - Anh đi vào quá trong kia. Có người. Nó sợ.
    Không hiểu một chút gì, hắn lùi vào, ngồi xuống, nấp sau một lùm cây nhỏ cạnh ao, chờ đợi, Cần lại gõ vào nồi và bắt mổm mấy tiếng như người chép miệng khan. Mặt ao bỗng nhiên rung rinh. Một bóng đen dài loang loáng cạnh cầu rửa làm mặt nước càng chuyển động mạnh. Cần cười. Nụ cười ngây thơ, như nụ cười con trẻ trên gương mặt đen đủi phong sương. Anh lấy tay vét cơm, đặt chìm cả bàn tay đựng cơm dưới nước. Hắn nín thở. Cố căng mắt ra nhìn. Và thấy một cái đầu xanh bóng cong cong nhô lên. Một hàng vây lưng của một con cá dài dễ đến gần một mét từ từ dựng lên cắt mặt ao và cái đuôi của nó ở phía sau quẫy nước sôi sục.
    Cần dịu dàng mắng bảo:
    - Khe khẽ chứ. Làm gì mà tớn lên thế.
    Nửa phần đuôi nhô lên mặt nước xoè ra như một cái quạt hồng hồng dịu hẳn lại. Nó đưa đi đưa lại đều đặn làm gợn lên một làn nước mỏng. Anh bóp nát một khúc sắn trong nồi và dìm hẳn nồi xuống nước. Một tay cầm nồi, tay kia luổn xuống (hẳn là xuống dưới bụng nó) và nâng nó lên dần dần. Thoạt đầu là cả bộ vây lưng xoè ra với những gai sắc nhọn, vẩy lưng xanh thẫm, cái lườn cong ròng ròng nước, hai vi ở mang đỏ hồng mềm mại đung đưa, sợi râu dài bên mép lõng thõng và cái bụng trắng xoá như bạc. Con cá đổ kềnh, nằm ngang trên tay Cần, ngoan ngoãn và thoả mãn. Cả đời hắn chưa trông thấy con cá nào như vậy. Nó là siêu phàm. là nghệ thuật, lại là một cái gì hư ảo hoang đường.
    Con cá nằm im cho Cần vuốt ve. Cân lẩm bẩm những điều gì hắn cố nghe nhưng không rõ. Rồi Cần hạ dần con cá xuống nước, vỗ vỗ vào nó, vuốt dọc thân nó xoai xoải như một cái gò nhỏ đang chìm xuống sâu. Hắn chỉ nhìn thấy loáng cái sóng lưng xanh đen của nó uốn lượn và mất hút trong nước. Như chẳng để ý gì đến vẻ ngạc nhiên của hắn, Cần rửa nồi, vo gạo. Về khoản gạo, Cần có vẻ dư dật. Anh được lĩnh một suất gạo hai mốt cân, ngang với anh em lâm sản, lò vôi. Anh lại có một nương sắn riêng, một vườn rau riêng. Anh có nồi đựng nước tiểu. Anh có nhà xí, lấy phân tăng gia. Thỉnh thoảng anh làm một đợt phân nhà bò, ném xuống ao cá, bớt lại vài gánh thì cứ thoải mái mà giồng.
    Cần ăn khá sang. Cá. Thịt. Cá dưới ao, muốn ăn thì câu. Thịt thì chịu khó làm bẫy. Món thường xuyên là sóc. Sóc thì nhiều lắm. Coi như không bao giờ hết. ăn đến phát chán. Hôm nay lại trúng bẫy ba con sóc. Cần và hắn ăn với nhau một bữa cơm thịt sóc. Vừa so xong đũa, Cần như sực nhớ ra điều gì, vào rừng ngắt mấy búp lá để trên mâm. Và lấy ra hai cái chén. Lại bước ra cửa, ngay chỗ bậu cửa phía ngoài ngó trước ngó sau lấy ngón chân đá đá và cày dũi xuống đất. Đất ở đó tơi như bột tung lên bụi mù. Cần cúi xuống moi lên một bi-đông nhựa, cùng loại với cái bi-đông của hắn. Anh phủi bụi, mở hai lần nắp và nút nhựa, rót ra chén thứ nước trắng trong veo, toả mùi thơm, chỉ ngửi cũng đã thấy say ngây ngất. Anh lại vặn nắp bi-đông, vùi lại chỗ cũ, chỗ mà ai ra vào cũng phải đặt chân lên. Thật là một nơi yểm bất ngờ và kín đáo. Đó là biểu hiện của lòng tin, hơn thế lòng quý mến.
    Xong xuôi Cần mới ngồi vào mâm. Hớp rượu tan ra đến tận đầu ngón chân, ngón tay hắn. Cần đưa búp lá rừng cho hắn:
    - Anh ăn đi. Để hết hơi rượu.
    Cần cũng vặt mấy lá cho vào mồm nhai và cầm hai cái chén đi rửa, rồi mới trở lại mâm. Sự cẩn thận đó không thừa. Rượu là thứ phạm qui rất nặng. Thịt sóc nướng ngọt và thơm. Xương sóc giòn. Cần chọn một miếng nạc nhất, miếng thịt đùi gắp cho hắn và cũng để riêng ra cạnh mâm cho mình một miếng như thế, nhưng không ăn.
    Cơm xong như những người độc thân, Cần xếp bát đũa vào nồi, để đấy. Anh ngồi thẳng người, mồm chúm lại, cổ nổi gân và chăm chú nhìn lên mái nhà. Từ cổ họng Cần bật ra những tiếng:
    - Kắc... Kè è...
    Hắn nhìn lên mái nhà, nơi ánh mắt của Cần đạt tới. Kề với cây cột gỗ sát vách là những con sóc nhồi bông.
    - Kắc... Kè...
    Tiếng tắc kè kêu lần thứ hai. Con sóc nhồi bông động đậy. Và hình như có một đôi mắt ló ra.
    Những tiếng “kắc kè” tiếp theo ngắt quãng và như môi lúc một đuối hơi. Hai con gì đó nhô hẳn ra, phóng theo cột, xuống giường và bò vào mâm, một miếng gỗ vuông có gờ ở bốn chung quanh. Không phải thằn lằn. Hai con tắc kè loại bự. Sau này hắn đã đi nhập tắc kè cho ngoại thương, qua tay hắn hàng nghìn con tắc kè, nhưng không có con nào to như vậy. Có lẽ chúng to gần bằng con rồng đất già Đô bắt được ngày nào. Nếu lắp cho mỗi con một cái vây lưng nhấp nhô như riềm cờ hội chạy từ gáy xuống giáp đuôi thì hệt con khủng long bé tí... Chúng giương cặp mắt nhìn Cần, hai cái đuôi dài thõng thượt, ve vẩy. Cần nhìn chúng trìu mến. Anh lấy tay vuốt trên lưng mỗi con. Lưng chúng khi mới xuống màu xám tối đã sáng hơn một chút. Những mảng mốc trên mình trắng thêm một chút. Có sắc xanh thẫm từ phía lưng và nhạt dần về phía bụng. Một con đập đập một chân trước. Con kia ngọ nguậy cái đầu, bước một hai bước về miếng đùi sóc còn lại trên mâm. (Thì ra Cần để phần cho nó). Cần lấy ngón tay khẽ đặt lên mình nó, giữ nó lại, miệng quát:
    - Ki! Hư nhé. Ai cho ăn mà ăn. Trông bạn mày kìa, Tô nó ngoan thế chứ.
    Mỗi con một tên. Hai con giống hét nhau, nhưng Cần vẫn nhận ra con nào là Ki, con nào là Tô.
    Con tắc kè có tên Ki ngoan ngoãn nằm im, dù anh đã nhấc ngón tay khỏi lưng nó.
    Hài lòng, anh xé miếng thịt sóc thành những sợi nhỏ. Chúng ăn. Cách chúng ăn giống cách con thạch sùng bắt mồi. Toàn thân không động đậy. Cái đầu hơi lúc lắc, lưỡi từ trong miệng bật ra phía trước rất nhanh, và kéo theo sợi thịt sóc vào miệng. Chúng ăn cả cơm. Cần chăm chú nhìn chúng ăn, vẻ âu yếm và hài lòng. Khi miếng thịt sóc đã trơ xương, anh bảo chúng:
    - ăn thế thôi nhé, no quá rồi đây này.
    Hai cái bụng mỏng đã càng mọng. Anh dẹp nốt xương sóc, cơm vãi còn trên mâm. Và nhấc hai con tắc kè về một góc mâm..
    - Nào tập luyện một tý nhé.
    Anh lấy đũa gõ vào bát một tiếng. Hai con tắc kè chạy quanh mâm, con nọ chèn con kia để vượt lên trước hệt những tay đua lành nghề, cảnh tượng trông thật ngộ nghĩnh.
    Hết ba vòng mâm, anh cầm đũa gõ xuống mâm một tiếng “cạch!. Chúng dừng lại thở phập phồng. Anh nhấc từng con lên xem chân, xem bụng nó, rồi reo:
    - Hình như mang trứng rồi đây này. Anh xem giúp tôi có phải con Tô mang trứng dây không? Quả là có cái gì đó tròn tròn nhỏ xíu phồng lên dưới làn da bụng con Tô.
    - Chỉ tuần nữa đẻ thôi. Ngoan lắm, con ạ. - Anh nói với nó và lại đặt hai con xuống mâm, con nọ trước con kia. Tay anh cầm đuôi con trước quệt quệt vào mồm con sau. Nó biết nó phải làm gì. Nó há mồm ngậm lấy đuôi bạn nó. “Keng”. Hiệu lệnh từ cái bát vang lên. Chúng đi bước một, con sau ngậm đuôi con trước, một kiểu diễu hành. Hắn hết nhìn cảnh tượng kỳ lạ đó, lại nhìn khuôn mạt Cần đang chăm chú vào hai con vật hoang đã anh nuôi. Nét mặt anh dãn ra, thơ trẻ say mê. Hắn cả quyết lúc ấy anh chẳng nhớ mình là ai, đang ở đâu, đã bao nhiêu tuổi. Trò cuối cùng Cần bắt hai con tắc kè biểu diễn là chạy thi dưới đất. Cũng có vạch xuất phát: Sát tường phía trong. Và cái đích phải tới: Bậc cửa ra vào.
    Anh thưởng cho chúng theo cách của anh khi cả hai con đã tới đích: Anh giơ bàn tay khum khum che lên hai con vật. Chúng phóng thẳng vào ống tay áo anh, lục sục chui qua nách, tụt xuống bụng, vòng lên ngực và ló đầu ở sau gáy. Anh bảo chúng:
    - Thôi, về chỗ. Hôm nay có khách, chơi thế thôi. Và lại một tiếng tắc kè từ bụng anh âm u phát ra nơi cổ, hoang đã, cô đơn, gọi bạn. Con tắc kè ở gáy anh đáp lại... Đó là những điều kỳ lạ nhất về loại vật mà hắn biết. Cần bảo hắn:
    - Loài nào cũng vậy. Mình yêu mến chúng, cho chúng ăn, mình quí nó là nó quí mình. Nó biết hết đấy!
    Hắn chỉ gặp Cần có mỗi lần vào hôm ấy. Chủ nhật 9 tháng 4. Hắn nhớ rõ ngày vì chủ nhật sau là 16 tháng 4, hắn đang lùa cá dưới suối thì máy bay Mỹ ném bom ồ ạt trở lại, bay vòng qua QN. Ngọc và con Nguyệt kẹt dưới phà. Và ít ngày sau hắn chuyển lên VQ, chung một khoá tay với già Dô, gặp Phố, tù 18 năm mới chuyển từ Phú Sơn về đó.

  8. #57
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 61

    Khi đi qua cây vả mọc bên suối, nhìn thấy cái ao cá đầu tiên loá nắng, hắn khựng lại. Đã tới nơi. Đây là cái ao thấp nhất. Cái ao cuối cùng. Nhưng từ phía này đi lại nó là cái ao đầu tiên.
    Xin đi làm không được. Nắng mới lên, không ai hút thuốc cuộn nữa, hắn theo người ta vào rừng lấy lá găng. Một thứ lá nhỏ vò ra, lọc, để đông lại, làm thạch. Cái thời ở QN hắn đã được ăn thạch găng mấy lần, của Cương, toán lâm sản, lấy ở rừng về, và của Giang chác được. Hắn cùng mấy người chặt cành gàng, để héo và đập đập cho lá rụng rồi cho vào bao. Vất vả lắm. Lá khô, lồng cồng một bao chẳng được mấy tý. Nhưng có việc gì không vất vả? ăn ngủ tại ngoài ấy, nhờ người quen của một người cùng đi. Thế rồi qua trò chuyện hắn biết hắn đang ở gần QN, rất gần ao cá, những cái ao cá nổi tiếng cả một vùng. Khi mọi người chở lá găng về thành phố, hắn vào rừng. Hắn nhận ra phương hướng bằng mỏm rừng cao nhất, nơi Sáng đã trốn mấy lần và bị bắt trở lại. Hắn đi. Một mình hắn đi ngược sâu nữa vào rừng. Như có một ma lực, không sao cưỡng được. Hắn muốn vào trại cá gặp lại Cần. Hắn muốn vào vườn trong. Vào đấy thôi, chứ chẳng ra khu vườn ngoài làm gì. Rồi hắn lại nghĩ: Thôi, gặp lại Cần, nhìn trại cá một tý là đủ... Cũng chẳng thích thú gì trở lại nơi mình vừa bị đày đoạ (Chỉ tới trại cá xem Cần đã được ra chưa? Thế thôi). Đó là chưa kể ra vườn trong có thể gặp lại các ông bà cán bộ. Chỉ nguyên chuyện xưng hô thôi đã khó rồi. Gọi họ là ông là bà thì hắn không muốn. Mà gọi là anh là chị nghe có vẻ thế nào, cứ như một kiểu qua sông đấm b. vào sóng. Hắn đã nhìn thấy trại cá. Nhìn thấy cái lều của Cần. Vẫn là rừng rậm ấy. Thăm thẳm. Xanh đen. Những dây leo gốc đẫy một vòng tay, lá to như cái nón với những đốt dài đầy lông măng nhoai ra hung dừ, hăm doạ, khiến hắn có cảm giác nếu Sáng trốn tù mà leo lên cây cao, đứng im trên ấy chỉ một ngày thôi là sẽ bị dây leó quấn chết, những dây leo vươn lên cao mãi, ngọn nọ xoắn bện vào ngọn kia, đổ xuống phủ thành một tấm thảm dày trên tán lá, rủ xuống bìa rừng, tưởng chừng một con chim không thể hạ cánh. Vẫn tiếng nước rỉ rách tràn từ ao nọ xuống ao kia như tiếng suối. Hắn bước đến gần và gọi to:
    - Anh Cần ơi! Anh Cần ơi! Hú.
    Tiếng hú đập vào rừng sâu, vọng lại từng đợt từ gần đến xa.
    Một người bước ra. Quần áo xám, số chắn, cao gầy, cổ ngẳng lộ hầu, má hóp, nét mặt đau khổ và cam chịu..
    Hai người nhìn nhau trân trân và cùng ngạc nhiên như nhau..
    - Ông hỏi anh Cần ạ?
    Người ấy lễ phép hỏi hắn. Đúng là kiểu cách của những người tù, kiểu cách của hắn mấy năm trước.
    - Anh Cần được tha rồi, hả anh?
    - Báo cáo ông, anh Cần được tha tháng trước ạ.
    Hắn không giấu được mừng vui, vì điều hắn mong đợi đã thành sự thật. Hắn nói to ý nghĩ: Thế là cuối cùng anh ấy cũng được tự do. Anh ấy tù đến bây giờ là hai mươi nhăm năm.
    Người ấy chắp hai tay vào nhau kính cẩn:
    - Ông là người nhà anh Cần?
    - Đừng gọi tôi là ông. Tôi cũng tù ở đây.
    - Ông... Anh được tha lâu chưa?
    - Tôi được tha hơn hai năm rồi. Nhưng tha ở trại khác. Trại VQ.
    - Anh với anh Cần...
    - Tôi là bạn tù với anh ấy.
    Người tù khe khẽ:
    - Thế thì... Anh ấy chết rồi.
    Như bị đánh mạnh vào sọ, hắn đứng lặng một lúc, rồi ngơ ngác:
    - Sao? Anh Cần được tha rồi cơ mà.
    - Vâng. Anh ấy đã có lệnh tha, nhưng chưa ra khỏi trại.
    Lại càng không hiểu ra sao nữa. Hắn đứng ngây ngô, nhìn anh tù như muốn nuốt chửng anh ta.
    - Anh ấy tự tử chết.
    - Có lệnh tha mà lại tự tử. Anh nói sao, tôi không hiểu?
    - Lệnh tha đưa anh ấy sáng hôm trước. Mọi người tưởng anh ấy đã ra ngoài xã hội. Thì hôm sau một anh lâm sản thấy anh ấy treo cổ lủng lẳng trong rừng, chết cứng từ bao giờ.
    Thật khủng khiếp. Không thể nào tin được. Hắn bàng hoàng:
    - Chuyện anh ấy tự tử giữ kín lắm, nhưng rồi ai cũng biết.
    - Anh ấy chôn ở đâu?
    - Khu Gò-Thằng-Công.
    Lại khu Gò-Thằng-Công. Lại một cái mả mới cạnh mả Lỷ Xìn Cắm. Anh ấy là người tự do rồi. Sao vẫn chôn ở đấy?
    Có tiếng tắc kè rúc ở đâu đó. Hắn ngẩng lên nhìn mái nhà. Mấy con sóc nhồi bông đã biến mất. Đó là tiếng kêu của con tắc kè Cần nuôi vẫn nhớ ánh, gợi anh hay con tắc kè hoang dã. Hắn hỏi:
    - Con tắc kè còn không?
    - Con tắc kè nào?
    - Còn con cá chép?
    Anh tù càng không hiểu. Hắn đứng lên vớ lấy cái xoong nhôm và cái đũa, mang ra cầu ao gõ gõ... Anh tù chợt kêu lên:
    - Con cá chép đưa về bếp cán bộ rồi.
    Lại một bất ngờ nữa. Anh tù giải thích:
    - Anh Cần chết. Tôi ra thay. Mấy hôm liền nó cứ nổi lên bơi dọc ao, rồi há mồm ngớp ngớp ở chỗ cầu rửa này. Trông như một thằng bé con. Ông quản giáo thấy nó. Ông ấy rút súng bắn. Máu đỏ ao. Con cá to thật đấy. Dài gần quết đất, hai người khiêng mới nổi.
    Hắn dường như không nói được nữa. Họ đi vào nhà. Mãi sau hắn mới hỏi:
    - Anh bọp hay án”
    - Tôi án bốn năm. Giam cứu một năm. Lên đây hai năm, còn một năm nữa thôi. Liệu có được giảm không? Tội tôi khó giảm lắm. Tôi biết.
    - Anh mắc tội gì?
    - Tôi chỉ là đuôi vụ thôi. Đầu vụ lĩnh án tử hình. Thằng Cảnh ăn cắp gạo. Tôi chỉ tiêu thụ cho nó một ít. Nào tôi đâu có biết nó đánh chìm cả một thuyền gạo để phi tang...
    Hắn vét túi đưa cho anh tù tất cả số thuốc cuộn còn lại, chào anh, rồi ngược trở ra, vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết của Cần. Cần chết khi được tự do. Vì sao? Nó làm anh choáng ngợp. Nó làm gia đình anh phải đau khổ lần nữa? Nó ném anh vào một thế giới khác lạ, không phải của anh mà anh đã từ bỏ được trong mấy chục năm qua? Nó làm anh phải xa rời thế giới đích thực của anh, cuộc sống cây cỏ rừng sâu của anh? Hay đơn giản chỉ là anh thấy mình không cần sống nữa? Sống thế đủ rồi. Đến đây là giới hạn, là đã trả xong món nợ đời, chết được rồi.
    Không dám nói với Ngọc chuyện kinh hoàng ấy, hắn thu thập tiền nong bán lá găng, định đi chuyến nữa, thì ông Thưởng, trưởng phòng lao động đến. Lại một đệ tử đèo ông, và khi ông lên gác gặp hắn. Anh ta vui vẻ ngồi chờ ông ở cổng với cái xe đạp. Ông Thưởng ôm lấy hắn:
    - Cuộc đời là thế đấy. Ai cũng hiểu anh bị oan khuất, nhưng có ai dám cứu anh ngoài ông Hoàng? Tôi cũng là một thằng hèn. Tôi thật lòng muốn giúp đỡ anh, nhưng bị chúng nó bao vây. Thằng Khuổng không nói làm gì. Đây là chủ trương của ông Trần, của lãnh đạo thành phố. Không thể vi phạm nguyên tắc. Tôi không thể cấp giấy cho anh khi không có giấy tiểu khu. Tôi biết anh chẳng oán trách gì tôi. Anh thông cảm với tôi điều ấy. Nhưng chỉ mình tôi biết tôi có lỗi với anh. Chỉ tôi biết rằng tôi vẫn có thể giúp được anh mà tôi sợ.
    Ông rút trong túi áo ngực ra một tờ giấy in theo mẫu, ông đã viết vào đó những dòng chữ cần thiết, ký tên đóng dấu. Tờ giấy phòng lao động khu phố giới thiệu hắn đi lao động ở xí nghiệp đánh cá. Tờ giấy mà hắn không dám nghĩ tới nữa. Hắn cầm tờ giấy, không tin ở mắt mình. Hắn nhìn ông Thưởng. Ông Thưởng nói như giải thích cho hắn:
    - Tôi biết thằng Khuổng làm theo lệnh ông Trần. Hẳn anh cũng biết như vậy. Nhưng tôi giới thiệu anh đi lao động. Không có giấy tiểu khu tôi vẫn cứ ký cho anh. Tôi không ký cho anh đi ăn trộm, ăn cắp. Tôi ký giấy cho anh đi lao động.
    Ông nói to, giọng khẳng định như đang nói với ai đó. Đúng là không phải ông chỉ nói với hắn. Ông còn nói với một người vô hình nào nữa cũng đang có mặt ở đây ông nhấn mạnh mấy tiếng đi lao động, rồi nói tiếp với giọng gay gắt như thách thức người vô hình đang đứng trước mặt ông:
    - Kỷ luật tôi thì kỷ luật. Tôi không sợ. Tôi không ký giấy cho người ta đi ăn trộm ăn cắp. Tôi ký giấy cho người ta đi lao động. Người ta có quyền lao động.
    Rõ ràng đây không phải lần đầu tiên ông nói điều này với người vô hình. Ông đã rất nhiều lần lẩm nhẩm một mình, tranh cãi với người vô hình toàn năng đang im lặng buộc tội ông trước khi ông ký giấy cho hắn. Và dù đưa giấy cho hắn rồi, sự việc đã xong rồi, ông lại càng phải nói, phải trình bày rằng mình vô tội vì người vô hình càng lừng lững trước mạt ông, mím môi nghiêm khác, giận dữ nhìn ông. Hắn hiểu rằng ai cũng có một người vô hình để mà trình bày, để mà sợ sệt và thầm cãi lại sau lưng. Người vô hình luôn bên cạnh mỗi người như hình với bóng, cả trong giấc ngủ. Nhưng thật ít người dám như ông vùng lên chống lại vì cái giá phải trả thường là cuộc đời, là sinh mạng. Vẫn cầm tờ giấy trên tay, hắn im lặng nhìn ông. Rồi vội quay đi. Không giữ được rồi. Hai giọt nước mắt tròn to đã bị mi mắt hắn kẹp vỡ.
    Ngã Sáu. Bắt đầu viết tháng 6-1990
    Xong tối thứ bảy 30-11-1991
    Xem lại lần cuối 8-1998

Trang 6 / 6 ĐầuĐầu ... 456

Chủ Đề Tương Tự

  1. Tình Thuở … Tàn Phai
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 4
    Bài Viết Cuối: 11-15-2017, 09:58 PM
  2. 70 Năm Tình Ca Trong Âm Nhạc Việt Nam (1930 - 2000)
    By giavui in forum Audio Văn Học Nghệ Thuật
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-29-2014, 07:46 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-02-2012, 11:37 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-11-2012, 01:59 PM
  5. Chuyện lạ: Bà lão 10 năm không ngủ
    By duyanh in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-23-2012, 12:50 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •