Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tất cả hạnh phúc của mình có đều do hạnh phúc của mình cho.
Sully Prudhomme
Trang 4 / 4 ĐầuĐầu ... 234
Results 31 to 36 of 36

Chủ Đề: Âm Thanh và Cuồng Nộ

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose

    Âm Thanh và Cuồng Nộ

    William Faulkner

    Dịch giả: Phan Đan và Phan Linh Lan

    Lời giới thiệu

    Nguyên tác: The Sound and the Furry



    http://www.mediafire.com/file/vznoeu...hvacuongno.pdf



    William Faulkner (1897 – 1962) là một trong những gương mặt sáng chói của văn học hiện đại. Ngày nay, ở khắp nơi trên thế giới, tên tuổi ông được nhắc đến với niềm kính trọng sâu xa. Ông là một nhà cách tân táo bạo và là một tiểu thuyết gia lỗi lạc bậc nhất. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, ông có thể sánh ngang những tượng đài bất diệt như F. Dostoervsky…và trong lĩnh vực khám phá sáng tạo văn học, ông cùng hàng ngũ với những người tiên phong như F. Kafka, J.Joyce, M. Proust…
    William Harrison Faulkner sinh ngày 25 tháng 9 năm 1897 tại Mississipi (Hoa Kỳ) và mất ngày 6 tháng 7 năm 1962. Đang học ở Đại học Mississippi, ông gia nhập Không lực Hoàng gia Canada năm 1918, sang châu Âu năm 1925 – 1926, rồi làm đủ nghề để mưu sinh trước khi trở thành một văn hào. W. Faulkner đã đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn như giải Pulitzer, giải National Book và giải Nobel (1950).
    Cuốn tiểu thuyết thứ tư của W. Faulkner là The Sound and The Fury được ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại quần chúng. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của W. Faulkner. Nhan đề cuốn sách được trích từ một câu thơ của W.Shakespeare, trong vở bi kịch Macbeth, cảnh 5 hồi 5; đó là một định nghĩa về cuộc đời "It is a tale told bắt an idiot, full of sound and fury, signifying nothing" (Đó là câu chuyện do một thằng ngốc kể, đầy những kêu la và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì).Thật vậy, phần thứ nhất của Âm thanh và Cuồng nộ là độc thoại nội tâm của một người đần độn bẩm sinh, gào khóc và điên giận, với những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ thời đỉêm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá khứ, hiện tại, tương lai.
    Để độc giả có thể theo dõi câu chuyện mà không nhất thiết phải tìm hiểu những kỹ thuật mới mẻ và phức tạp trong bút pháp của W. Faulkner như kỹ thuật dòng ý thức hay thời gian đồng hiện, chúng ta dựa theo lời giới thiệu của Maurice E. Coindreau trong bản dịch tiếng Pháp Le Bruit et la Fureur (Editions Gallimard, 1949) để cung cấp một chìa khoá giải mã những ẩn ngữ của W. Faulkner.
    Câu chuyện diễn ra ở bang Mississippi, nước Mỹ, vào khoảng đầu thế kỷ XX, giữa các thành viên của một gia đình quý tộc miền Nam từ chỗ giàu sang và kiêu kỳ đã trở nên nghèo khổ và sa đoạ. Những nhân vật chính của gia đình quý tộc này gồm ba thế hệ: ông Jason Compson v bà vợ Caroline (tên thời con gái là Caroline Bascomb), cô con gái Candace (hay Caddy) và ba cậu con trai: Quentin, Jason và Maury (sau này gọi là Benjamin hay Benjy để khỏi làm ô danh ông cậu Maury Bascomb), sau cùng là cô cháu gái Quentin, con của Caddy. Sống với họ cũng có ba thế hệ những người hầu da đen: bà Dilsey và chồng là Roskus, với ba đứa con: T.P., Frony, Versh và sau cùng là Luster, con trai của Frony. Như vậy là có hai Jason và hai Quentin.
    Theo dõi ngày tháng của chương sách, độc giả sẽ thấy một sự đảo lộn trật tự thời gian. Chương đầu tiên là chuyện xảy ra ngày 7 tháng 4 năm 1928. Chương thứ hai lùi lại mười tám năm, ngày 2 tháng 6 năm 1910. Chương thứ ba lại là ngày 6 tháng 4 năm 1928 và chương thứ tư là hai ngày sau đó, 8 tháng 4 năm 1928. Ba chương đầu là độc thoại nội tâm của ba nhân vật: Benjy – thằng khùng, Quentin và Jason, chỉ có chương cuối mới được kể ở ngôi thứ ba. Trong những độc thoại nội tâm của ba nhân vật này, chuỗi hồi ức và liên tưởng sẽ cung cấp dần dần cho độc giả các sự kiện xảy ra ở thì hiện tại hay quá khứ, và dần dần, những sự kiện đó sẽ dính kết, chắp nối, làm sáng tỏ câu chuyện cũng như chân dung các nhân vật.
    Bố cục cuốn sách thường được các nhà nghiên cứu W. Faulkner so sánh với một bản giao hưởng thuộc trường phái ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến khi bùng nổ trọn vẹn. các khó khăn ban đầu dường như đầy rẫy và khiến những độc giả thiếu kiên nhẫn sẽ chóng nản chí. Tuy nhiên, không cần phải hiểu cặn kẽ từng câu trong kiệt tác này mới có thể cảm nhận vẻ đẹp và sức quyến rũ của nó. Chính những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, những mơ hồ lấp lửng sẽ dẫn dắt trí tưởng tượng của người đọc vào thế giới của W. Faulkner, một thế giới xao xuyến, chấn động và đầy bí ẩn như chính cuộc đời này vậy.
    Và bây giờ, chúng ta sẽ phác hoạ sơ đồ từng chương:
    - Chương thứ nhất (7/4/1928) Moderato.
    Độc thoại nội tâm của Benjy. Hôm đó là sinh nhật lần thứ ba mươi của Benjy. Hắn đang ở ngoài sân với Luster, đứa trẻ da đen, mười bảy tuổi. Luster đánh mất đồng hai mươi lăm xu và đang đi tìm. Benjy bị đần dộn từ nhỏ, chỉ có những cảm giác sinh vật như ngửi, sờ..vvkg biết gì hơn. Nhưng hắn có một thế giới riêng đầy ấn tượng và cảm xúc mà hắn không bao giờ cảm thấynhững ngăn cản của khái niệm không gian và thời gian. Chuỗi ý nghĩ của Benjy không có logic mà chỉ được gợi lên từ những cảm giác ngẫu nhiên. Nghe tiếng gọi "caddie" ccz người chơi golf, Benjy nhớ đến người chị Caddy mà hắn rất yêu quý và hắn thét lên đau khổ. Khi chui qua hàng rào bị vướng, Benjy đột ngột lùi vào quá khứ - lúc còn nhỏ hắn cũng bị vướng rào như thế khi cùng chị Caddy mang lá thư tình của cậu Maury cho bà Patterson. Từ torng mớ hỗn mang những hồi ức, liên tưởng của anh khùng Benjy, hai sự kiện được lộ ra dần: đám tang bà nội, lúc Caddy lên bảy và đám cưới Caddy (25/4/1910). Độc thoại nội tâm mơ hồ, lộn xộn của Benjy làm xuất hiện những chủ đề sẽ xuyên suốt tác phẩm, có khi chỉ vài chữ hoặc một hình ảnh, một âm thanh…và độc giả sẽ nhớ lại ở những chương sau, khi chúng tái hiện với một ý nghĩa sáng tỏ hơn.
    - Chương thứ hai (2/6/1910) Adagio.
    Độc thoại nội tâm của Quentin Compson, ngày anh tự tử ở Harvard. Quentin ở trong trạng thái bị ám ảnh điên cuồng, bởi những ý nghĩ loạn luân và tự sát. Quentin ghen vì quá yêu cô em gáiCaddy, khi Caddy lấy Sidney Herbert Head vào ngày 25/4/1910. (Trước đó, Caddy đã có người tình là Dalton Ames, và khi Caddy cảm thấy mình có mang, cũng là lúc Caddy theo mẹ tới nghỉ ở vùng suối nước nóng French Lick để kiếm một người chồng). Những ý nghĩ bệnh hoạn điên cuồng dồn dập trong tâm trí Quentin cùng những hồi ức êm dịu mà đau đớn về Caddy làm Quentin hoảng sợ và cố bóp nghẹt (dòng thời gian trôi đi vĩnh viễn mà anh cố níu giữ bằng cách đập nát đồng hồ, sức hút mơ hồ của mặt nước rình rập trong chuyến đi cuối cùng của anh) và kết cục là Quentin đã tự buộc hai chiếc bàn ủi vào chân để trầm mình.
    -Chương thứ ba (6/4/1928) Allergro.
    Độc thoại nội tâm của Jason hôm hắn phát hiện ra cô cháu gái Quentin (Caddy bị chồng xua đuổi đã bỏ lại cho cha mẹ đứa con gái mới sinh đặt tên là Quentin để tưởng nhớ anh trai) theo một gã kép ở gánh hát rong. Jason săn lùng cháu khiến Quentin phải trốn nhà đi. Những ý nghĩ thù hận cay đắng của Jason quyện quanh những mảng dĩ vãng: đám tang ông bố Jason, sự phá sản của gia đình Compson, không khí nặng nề phủ lên cuộc sống của cô cháu gái Quentin, trên phông nền những sự kiện đời sống thị trấn nơi gia đình Compson cư trú và tại cửa hàng đồ sắt nơi Jason làm thuê.
    - Chương thứ tư (8/4/1928)
    Kể chuyện trực tiếp: Mở đầu chương này là tiết tấu Allegro Furioso đầy hằn học với sự kiện cô cháu gái Quentin trốn theo trai đã cuỗm theo ba nghìn đô la của ông cậu Jason, khiến Jason phải săn đuổi và rồi bị đánh. Tiếp theo là tiết tấu Andante Religioso đượm màu tôn giáo với buổi lễ Phục sinh ở nhà thờ của người da đen, rồi đến tiết tấu nhanh Allegro Barbaro và tận cùng bình yên trong tiết tấu chậm rãi Lento.
    Bản giao hưởng The Sound and the Fury chỉ thiếu nét linh hoạt, vui tươi của một Scherzo. Từ đầu đến cuối vang rền tiếng kêu của Benjy từ âm vực thấp (rên rỉ, sướt mướt) tới âm vực cao (gào, rống, rú), đóng vai trò bộ trống trong dàn nhạc của W.Faulkner. còn nền hình tượng, đo 'là những khuôn mặt da đen, chứng nhân cho tấn bi kịch của gia đình Compson. Trong số đó, nổi bật gương mặt cao cả và nhẫn nại của Dilsey, bà vú nuôi đã cầm bánh lái con thuyền tan nát của gia đình Compson. Hình ảnh bà Dilsey ở đầu chương thứ tư, mộc mạc và kỳ vĩ, với một lương tri sáng láng, chính là hình ảnh tuyệt đẹp của CON NGƯỜI mà W. Faulkner đã sáng tạo và ngợi ca.
    Để nói về những gian nan trong việc đọc W. Faulkner, độc giả có thể dẫn ra hàng trang sách không có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc rối, bí hiểm… nhất là độc thoại nội tâm của Benjy. Anh chàng khùng này sống với thế giới cảm giác riêng, cảm nhận những sự kiện xảy ra như một con thú, ngửi thấy và sờ thấy các biến cố. Benjy ngửi thấy Caddy "có mùi như cây" khi Caddy còn trinh, và trong đám cưới của Caddy, Benjy đã đuổi theo chị tới tận phòng tắm, bắt chị đi tắm để khi trở ra lại có "mùi như cây" và sự tươi mát trinh nguyên như xưa. Khi Benjy cảm nhận sự bình an và hạnh phúc, hắn thấy những mảng sáng êm đềm trôi lướt qua và vạn vật được an bài "vật nào chỗ nấy". Benjy phản ứng với thời gian chỉ bằng chuỗi âm thanh mơ hồ và đau đớn trải trên nhiều cung bậc, và tiếng kêu khóc triền miên, bất tận của Benjy – con người gần với cỏ cây, muông thú hơn hết – vang dội như thể kết tinh "mọi nỗi thống khổ dưới ánh mặt trời".
    Tác phẩm này của W. Faulkner, mặc dù đặt ra cho độc giả không ít khó khăn khi lĩnh hội, nhưng giá trị tự thân và ảnh hưởng lớn lao của nó đối với văn học hiện đại đã được khẳng định ngày càng mạnh mẽ.
    Cùng với The Sound and the Fury, các tác phẩm khác của W. Faulkner như Sanctuary (Thánh đường), Light in August (Nắng tháng Tám), Absalom, Abasalom!.. đã để lại cho kho tàng văn học nhân loại những di sản vô giá. Giá trị của tác phẩm W. Faulkner không chỉ là những sáng tạo về kỹ thuật hay bút pháp mà chính là ở thông điệp nhân bản của ông gửi đến các thế hệ sau.
    Trong quá trình dịch tác phẩm này, chúng tôi đã hết sức cố gắng để giữ được nhiều nhất không khí W. Faulkner trong văn phong, tuyệt đối tôn trọng cách viết của tác giả, từ những cung cách chấm câu đến lối nói lấp lửng…Tuy nhiên, việc đưa vào bản dịch tiếng Việt những biến âm trong lối nói của người Mỹ da đen là không thể, và điều đó sẽ làm nặng nề thêm tác phẩm vốn đã không dễ đọc.
    Những dịch giả như M. E. Coindreau, khi chuyển tác phẩm này sang Pháp ngữ, mặc dù đã có may mắn được đích thân W. Faulkner bình luận những điểm "tối tăm" nhất trong cuốn sách, vẫn cố làm cho bản dịch của mình được trong sáng và phần nào dễ hiểu hơn, vì nhận thức rõ những khó khăn khi chuyển ngữ một tác phẩm như The Sound and the Fury. Các chú thích trong bản dịch tiếng Việt, chúng tôi cũng tham khảo từ bản Pháp ngữ của M.E. Coindreau. Phần phụ lục của Âm thanh và Cuồng nộ do W. Faulkner viết cho cuốn The Portable Faulkner và được đưa vào tác phẩm từ ấn bản năm 1946 (bản dịch Pháp ngữ lược bỏ phần này).
    Những sai sót khi chuỷên một tác phẩm như The Sound and the Fury sang Việt ngữ là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng tôi hy vọng rằng, độc giả vẫn có thể thưởng thức được vẻ đẹp độc đáo của bản giao hưởng văn xuôi này, dù là đọc qua một tấm gương ít nhiều mờ tối.
    Người dịch.
    Last edited by giavui; 10-16-2020 at 06:12 PM.

  2. #31
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    "Đi nào" Dilsey nói. "Rồi chúng sẽ đuổi kịp mình. Mình đi sớm nghe hát". Họ đi vòng qua nhà, ra ngoài cổng. "Nín đi", Dilsey chốc chốc lại nói trong lúc họ đi ra ngõ. Họ ra tới cổng. Dilsey mở cổng. Sau lưng họ Luster cũng đã ra tới ngõ, tay cầm dù. Một người phụ nữ đi bên cạnh nó. "Chúng kia rồi" Dilsey nói. Họ ra khỏi cổng."Nào, đi!" bà nói. Ben thôi khóc. Luster và mẹ nó đuổi kịp họ. Frony mặc chiếc áo lụa màu xanh sáng và đội mũ đính hoa. Cô gầy và có gương mặt mỏng khả ái.
    "Mày khoác lên người phải đến sáu tuần lương" Disley nói. "Nhỡ mưa thì sao?"
    "Thì ướt chứ sao" Frony nói. "Con có ngăn được mưa đâu".
    "Mammy lúc nào cũng lo mưa" Luster nói.
    "Tao không lo cho chúng mày thì ai lo cho." Dilsey nói. "Đi thôi, mình đến muộn mất".
    "Hôm nay mục sư Shegog thuyết giáo" Frony nói.
    "Thế à?" Dilsey nói. "Ông ấy ở đâu tới?"
    "ông ấy từ Saint Louis tới" Fron nói. "Giảng hay lắm".
    "Dào" Dilsey nói. "Cái cần thiết là người nào có thể khiến lũ nhãi ranh báng bổ này biết sợ Chúa".
    "Hôm nay mục sư Shegog sẽ giảng" Frony nói. "Người ta bảo thế".
    Họ đi trên phố. Dọc con đường yên tĩnh, đây đó từng nhóm người da trắng mặc những bộ đồ sáng sủa đi về phía nhà thờ, dưới tiếng chuông lộng gió, và trong nắng sớm tràn trề. Gió thổi từng cơn từ phía đông nam tới, lạnh và buốt sau những ngày ấm áp.
    "Gía như mammy đừng đưa cậu ấy đi nhà thờ" Frony nói. "Người ta bàn tán".
    "Người ta bàn tán cái gì?" Dilsey nói.
    "Con nghe người ta nói" Frony nói.
    "Tao biết đó là loại người nào rồi" Dilsey nói. "Bọn dân trắng rác rưởi chứ còn ai nữa. Họ nghĩ nó không xứng đáng vào nhà thờ trắng, mà nhà thờ đen cũng không xứng cho nó vào".
    "Họ vẫn nói" Frony nói.
    "Bảo họ đến nói với tao đây này" Dilsey nói. "Bảo họ là Chúa đâu cần biết nó khôn hay dại. Ngoài lũ rác rưởi ấy ra thì ai cần".
    Bên tay phải là một ngã rẽ vuông góc, đổ dốc và lầy bùn. Hai bên lề đường trũng hẳn xuống, một bãi đất rộng bằng phẳng lác đác những mái lều dãi dầu mưa nắng chỉ cao bằng mặt đường. Lều dựng trên những khoảnh đất nhỏ rải đầy các vụn vỡ, gạch bể, ván gãy, mảnh sành, những thứ đã từng một thời hữu dụng. Chỉ có cỏ dại mọc được ở đó, còn cây cối toàn là dâu, thích và sung – tất cả như cùng chia sẻ vẻ khô cằn bẩn thỉu bao quanh các túp lều, những cây cối mà mỗi chồi non dường như là tàn dư buồn thảm và ương ngạnh của tháng Chín, như thể mùa xuân đã đi qua, bỏ mặc chúng sống nhờ vào cái mùi ngột ngạt không thể lẫn được của người da đen ở nơi chúng mọc.
    Những người da đen đứng ở cửa lều cất tiếng chào khi họ đi qua, thường là chào Dilsey.
    "Bà Jibson! Hôm nay bà khoẻ chứ?"
    "Tôi vẫn bình thường. Bà có khoẻ không ?"
    "Tôi cũng vậy. Cảm ơn".
    Từ các túp lều, họ chui ra và khó nhọc leo dốc lên mặt đường – đàn ông mặc đồ đen hoặc nâu sẫm trang trọng, với dây đồng hồ vàngvv vài ba người cầm can, thanh niên mặc màu xánh choé rẻ tiền hay kẻ sọc và đội những chiếc mũ thời trang, đàn bà mang váy xoè cứng quèo, còn trẻ con mặc đồ cũ mua lại của người da trắng, nhìn Ben với vẻ vụng trộm của những con thú ăn đêm.
    "Tao đố mày dám lại sờ nó".
    "Sao không dám?"
    "Tao cuộc là mày không dám. Nó làm mày sợ".
    "Nó không hại ai đâu. Nó khùng mà".
    "KHùng mà không hại ai?"
    "Thằng này thì không. Tao sờ nó rồi".
    "Bây giờ mày chẳng dám đâu".
    "Nhỡ cô Dilsey thấy thì sao?"
    "Dù sao mày cũng không dám".
    "Nó không hại ai đâu. Nó khùng mà".
    Những người lớn tuổi chuyện trò với Dilsey, nhưng nếu họ không già lắm, Dilsey cho phép Frony tiếp chuyện.
    "Sáng nay mammy không được khoẻ".
    "Vậy à? nhưng mục sư Shegog sẽ chữa cho. Ông ấy sẽ giúp bà cụ được thanh thản và bình an".
    Con đường lại lên dốc, dẫn đến một cảnh trí như bức phông vẽ. Nó bị chặn ngang như một dải băng bị cắt, đâm thẳng vào một khu đất sét đỏ bao quanh bởi những cây sồi. Bên cạnh đó, ngôi nhà thờ dột nát vì mưa nắng với những tháp chuông kỳ cục vươn cao như một ngôi nhà thờ vẽ, và toàn bộ quan cảnh trông dẹt và thiếu chiều sâu như một bức tranh đặt sát mép tận cùng của mặt đất, đối diện với không gian đầy nắng gió tháng Tư và một buổi sáng muộn màng vang vọng tiếng chuông. Họ kéo nhau từng đám về phía nhà thờ với vẻ đủng đỉnh cố tình của ngày Chủ Nhật. Đàn bà và trẻ con đi thẳng vào trong, đàn ông dừng lại bên ngoài và túm năm tụm ba rì rầm trò chuyện đến khi chuông ngừng rung. Rồi họ cũng vào.
    Nhà thờ được trang hoàng bằng những bó hoa lưa thưa hái ngoài vườn rau hay hàng rào, và những băng giấy kếp sặc sỡ. Phía trên bục giảng treo một quả chuông Giáng sinh méo mó, cũng xứng với khung cảnh đổ nát xung quanh, bục giảng còn trống, nhưng ca đoàn đã vào chỗ, phe phẩy quạt dù trời không nóng.
    Phần lớn đàn bà tụ tập ở một phía. Họ trò chuyện. Rồi chuông gióng một tiếng và họ tản về chỗ, tất cả ngồi im lặng chờ đợi một lúc lâu. Ca đoàn đứng lên và bắt đầu hát, mọi người đồng loạt quay đầu lại, khi sáu đứa bé – bốn bé gái bím tócthắt nơ bướm bằng vải, hai bé trai tóc hớt ngắn – bước vào và đi lên hai phía bàn thờ, chúng nối nhau thành hàng bằng một dây lụa trắng kết hoa. Theo sau chúng là hai người đàn ông đi thành hàng một. Người thứ hai cao lớn, nước da màu cà phê, bệ vệ trong chiếc áo lễ thắt nơ trắng. Đầu ông uy nghi và thâm trầm, cổ ông bị cổ áo đẩy lên thành nhiều nếp gấp. Nhưng ông đã quá quen thuộc với họ nên họ cũng không quay đầu nhìn theo khi ông đi ngang, đến khi ban đồng ca ngừng hát họ vẫn chưa nhận ra rằng vị khách mời đã bước vào, và khi họ nhìn thấy người đàn ông đi trước mục sư của họ và đang tiến thẳng lên bục giảng, một âm thanh không diễn tả nổi trỗi dậy, một tiếng thở dài, một tiếng kêu ngạc nhiên và thất vọng.
    Vị khách quá thấp bé, mặc một chiếc áo vải len alpaca, gương mặt đen đủi nhăn nheo như một con khỉ già loắt choắt. Và suốt thời gian đó ca đoàn lại hát, rồi sáu đứa bé đứng dậy nối lời bằng một giọng thì thầm lạc điệu và the thé vì sợ hãi, họ kinh ngạc nhìn người khách tầm thường ngồi lọt thỏm ở đó và càng có vẻ quê mùa hơn bên canh vị mục sư cao lời bệ vệ của họ. Họ vẫn còn nhìn ông với con mắt kinh ngạc và ngờ vực khi vị mục sư đứng dậy giới thiệu ông bằng một giọng đầy đặn uyển chuyển như càng nhấn mạnh vẻ tầm thường của vị khách.
    "Vậy mà người ta mời bằng được từ Saint Louis đến" Frony thì thào.
    "Tao biết Chúa còn sử dụng những công cụ lạ lùng hơn thế nhiều" Dilsey nói. "Nín đi nào" bà nói với Ben. "Họ lại hát ngay mà".
    Khi vị khách đứng dậy để nói, ông phát âm như một người da trắng. Giọng ông bằng phẳng và lạnh lùng. Nó quá lớn với một người như ông và đầu tiên họ nghe vì tò mò, như thể nghe một con khỉ nói. Rồi họ bắt đầu nhìn ông như nhìn một người đi trên dây. Rồi họ quên mất cái vẻ ngoài tầm thường của ông trước tài hùng biện khi dồn dập khi chao đảo khi vút lên trên sợi dây căng thẳng và lạnh lùng của giọng ông và rồi sau cùng, khi giọng ông buông lướt xuống để nghỉ bên cạnh chiếc bàn đọc với một cánh tay duỗi dài trên bàn ở tầm ngang vai và cái hình hài loài khỉ của ông trở nên bất động hoàn toàn như một xác ướp hay một con tàu rỗng, cử toạ thở dài như vừa tỉnh dậy từ một giấc mơ cộng đồng và khẽ nhúc nhích tại chỗ. Đàng sau bục giảng ca đoàn vẫn phe phẩy quạt. Dilsey thì thào "Nín ngay nào. Họ hát liền bây giờ mà".
    Rồi một giọng nói cất lên "Các anh em"
    Nhà thuyết giáo đứng im lìm. Cánh tay ông vẫn đặt ngang bàn, và ông giữ nguyên tư thế đó trong khi giọng ông tắt đi giữa những tiếng vang của các bức tường. Khác hẳn với giọng ông lúc trước như ánh ngày và bóng tối, nó buồn bã và lanh lảnh như một cây kèn alto, thấm vào trái tim họ và lại cất lên ở đó khi nó đã ngưng trong những âm vang chất chứa và lụi tàn.
    "Các anh chị em" nó lại cất lên. Nhà thuyết giáo thu cánh tay lại và bắt đầu đi tới đi lui trước bàn, tay chắp sau lưng, cái hình thể khẳng khiu, còng gập xuống như một kẻ đã trường kỳ kháng cự với đất chẳng chịu buông tha mình. "Tôi có hồi ức và máu huyết của Con Chiên!" ông đều đều đi tới đi lui dưới chuỗi hoa giấy và quả chuông Giáng sinh, người lom khom, tay chắp sau lưng. Ông giống như một tảng đá bé nhỏ mỏi mòn bị chìm lấp dưới những làn sóng liên tiếp của giọng mình. Tưởng chừng như ông nuôi dưỡng giọng nói ấy cắn ngập răng vào da thịt ông. Và cử toạ tưởng chừng đang chứng kiến tận mắt giọng nói ấy ăn mòn ông, đến khi ông không còn gì nữa và họ không còn gì nữa cũng không còn cả cái giọng, chỉ còn lại trái tim họ đang nói với nhau qua những nhịp hát không cần đến lời, khi ông tới dựa vào bàn để nghỉ, khuôn mặt loài khỉ của ông ngước lên và toàn bộ dáng điệu của ông như của người bị hành hình trên cây thập tự, bình thản siêu việt, vượt lên trên sự tiều tuỵ và tầm thường, một tiếng rên dài thoát ra khỏi lồng ngực của họ, và một giọng nữ cao đơn độc thốt lên "Vâng, Jesus!"
    Khi ngày đã đứng bóng, những khuôn cửa sổ bẩn thỉu chập chờn mờ tối như bóng ma. Một chiếc xe chạy qua ngoài đường, lạo xạo trên cát rồi im bặt. Dilsey ngồi thẳng người, tay bà đặt trên đầu gối Ben. Hai dòng lệ chảy xuống đôi má xệ của bà, vô số những giọt lóng lánh của hy sinh của xả kỷ và của tuổi tác.
    "Các anh em" vị mục sư nói bằng một giọng thì thầm gay gắt, không động đậy.
    "Vâng, Jesus!" giọng đàn bà chưa tắt hẳn.
    "Các anh chị em!" giọng ông lại vang lên, như tiếng kèn. Ông thu tay lại và đứng thẳng người rồi giơ hai bàn tay lên cao. "Tôi có hồi ức và máu huyết của Con Chiên!" Họ không để ý là từ lúc nào, thanh điệu của ông, ngữ âm của ông đã trở thành của người da đen, họ chỉ hơi cựa quậy một chút trên ghế khi cái giọng nói ấy hớp hồn họ.
    "Trong những năm dài, lạnh lẽo – ôi, tôi nói cùng anh chị em, trong những năm dài, lạnh lẽo – tôi thấy ánh sáng và tôi thấy lời nói, kẻ tội lỗi khốn khổ! Họ bỏ mình ở Ai Cập, những chuyến xe lảo đảo, bao thế hệ đã bỏ mình. Kẻ giàu có ư: họ đâu rồi, hỡi anh em? Kẻ nghèo khổ ư: họ đâu rồi, hỡi chị em? Ôi tôi nói cùng các người, nếu các người không có được dòng sữa và hạt sương của cứu rỗi xưa khi những năm dài, lạnh lẽo trôi qua!"
    "Vâng, Jesus!"
    "Tôi nói cùng các anh em, và tôi nói cùng các chị em, sẽ có lúc họ tới. Kẻ tội lỗi khốn khổ nói: Hãy để tôi nằm xuống với Chúa, hãy để tôi đặt xuống gánh nặng của tôi. Rồi Jesus nói gì, hỡi anh em? Hỡi chị em? Ngươi có hồi ức và máu huyết của Con Chiên chăng? Nếu ta không từ trên trời xuống?"
    Ông thò tay vào túi áo ngoài và lấy ra một chiếc khăn tay và lau mặt. Một hoà âm trầm trổi dậy từ cử toạ: M m m m m m ! giọng đàn bà nói "Vâng, Jesus! Jesus!"
    "Các anh em! Hãy nhìn con trẻ đang ngồi kia. Jesus đã từng là con trẻ như thế. Mẹ ngài đã đón nhận bao vinh quang và đau khổ. Đôi khi không chừng bà bế ngài trên tay khi đêm xuống trong lúc các thiên thần hát ru ngài ngủ, không chừng bà nhìn ra cửa và thấy lính La Mã đi qua. "Ông đi tới đi lui, lau mặt. "Hãy nghe đây các anh em. Tôi thấy ngày ấy. Bà Mary ngồi ở cửa với Jesus trong lòng, Jesus hài đồng. Tôi nghe thấy các thiên thần hát những bài ca thanh bình và vinh quang. Tôi thấy những đôi mắt khép, thấy Mary đứng phắt dậy, nhìn vào mặt tên lính. Chúng ta sẽ giết! chúng ta sẽ giết! chúng ta sẽ giết thằng bé Jesus của ngươi! Tôi nghe thấy tiếng khóc và lời than vãn của người mẹ khốn khổ mà không có cứu rỗi và lời của Thiên Chúa".
    "H m m m m m m m m! Jesus! Jesus hài đồng!" và một giọng nói khác cất lên:
    "Tôi thấy, ôi Jesus! Ôi tôi thấy!" và lại một giọng nói nữa, không rõ lời, như bong bóng nổi lên từ đáy nước.
    "Tôi thấy cái đó, các anh em! Tôi thấy cái đó! Thấy cảnh tượng chói loà, loá mắt! Tôi thấy Calvary, với các cây thiêng,thấy kẻ trộm và kẻ sát nhân và từng người một, tôi nghe thấy tiếng quát tháo doạ nạt, nếu ngươi là Jesus, hãy nhổ cây của ngươi lên và bước đi! Tôi nghe thấy tiếng rền rĩ của những người đàn bà và lời than vãn buổi chiều tà, tôi nghe thấy tiếng khóc thầm và lời kêu và gương mặt quay đi của Thiên Chúa, chúng đã giết Jesus, chúng đã giết con của Ta!"
    Hm m m m m m m m! Jesus! Tôi thấy, ôi Jesus"
    "Ôi kẻ tội lỗi mù loà! Các anh em, tôi nói cùng các người, các chị em, tôi nói cùng các người, khi Thượng Đế quay khuôn mặt uy nghi của ngài đi, phán, Ta sẽ không làm chật thiên đàng! Tôi có thể thấy Đức Chúa Cha mất con đóng cánh cửa của Ngài, tôi thấy hồng thuỷ cuồn cuộn ở giữa, tôi thấy bóng tối và cái chết không ngừng ngự trị trên các thế hệ. Và rồi, kìa! Các anh em! Vâng, các anh em! Tôi thấy gì? Tôi thấy gì? Ôi kẻ tội lỗi! Tôi thấy phục sinh và ánh sáng, thấy Jesus nhân từ phán bảo: chúng giết Ta để các ngươi sẽ sống trở lại, Ta chết để những gì các ngươi thấy và tin sẽ không bao giờ chết. Các anh em, ôi các anh em! Tôi thấy tối tăm nứt vỡ và tiếng kèn vàng vọng xuống vinh quang và những kẻ chết đứng dậy, những kẻ có máu huyết và hồi ức của Con Chiên!"
    Ở giữa những giọng nói và những bàn tay, Ben ngồi, ánh mắt xanh biếc dịu dàng nhìn chăm chú. Dilsey ngồi thẳng người bên cạnh, khóc day dứt và lặng lẽ trong nỗi nung nấu và máu huyết của Con Chiên được hồi tưởng.

  3. #32
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    12 -

    Khi họ đi dưới nắng trưa chói chang, ngược con đường cát với những nhóm người tản mát đã lại chuyện trò râm ran, bà tiếp tục khóc rấm rứt, không buồn nói chuyện.
    "Ông ấy đúng là một nhà thuyết giáo, hay thật. Lúc đầu trông chẳng có vẻ gì như thế, vậy mà"
    "Ông ấy thấy được quyền lực và vinh quang"
    "Vâng, đúng thế. Ông ấy thấy cái đó. Ông ấy thấy cái đó tận mắt".
    Dilsey lặng thinh, gương mặt bà không chút rung động khi những dòng lệ chảy dài trên hai gò má hóp và nhăn nheo, bà ngẩng cao đầu bước đi, chẳng buồn lau nước mắt.
    "Sao mammy khóc mãi thế?" Frony nói. "Người ta nhìn kìa. Mình sắp đi qua chỗ dân trắng đấy".
    "Tao đã thấy từ đầu đến cuối" Dilsey nói. "Mày cứ mặc kệ tao".
    "Từ đầu đến cuối cái gì?" Frony nói.
    "Mặc kệ tao" Dilsey nói. "Tao đã thấy cái bắt đầu, và bây giờ tao thấy cái kết thúc".
    Tuy nhiên, trước khi họ ra tới phố, bà dừng lại và kéo vạt váy chấm khô mắt. Rồi họ đi tiếp. Ben lêu nghêu đi bên cạnh Dilsey, nhìn Luster múa may phía trước, cây dù trong tay và chiếc mũ rơm mới nghiêng nghêng ngang tàng trong ánh nắng, như một con chó ngây ngô to gộc nhìn một con chó nhỏ tinh khôn. Họ tới cổng và đi vào. Tức thì Ben lại bật khóc thút thít và cả bọn đứng lại một lúc nhìn lối đi qua sân, ngôi nhà tróc lở với cánh cổng mục nát.
    "Hôm nay trên ấy có chuyện gì thế?" Frony nói. "Chắc có chuyện gì".
    "Chả có gì cả" Dilsey nói. "Mày lo việc mày còn việc của dân trắng để mặc họ".
    "Chắc có chuyện gì" Frony nói. "Mới sáng ngày ra đã nghe thấy tiếng cậu ấy. Dẫu sao cũng chẳng phải việc mình".
    "Tôi cũng biết là chuyện gì" Luster nói.
    "Mày biết cũng chả để làm gì" Dilsey nói. "Mày không nghe Frony nói chẳng phải việc mình hay sao? Mày đưa Ben ra đàng sau và giữ cậu ấy yên đến khi tao làm xong bữa trưa".
    "Con biết cô Quentin ở chỗ nào kia" Luster nói.
    "Biết thì giữ lấy" Dilsey nói. "Bao giờ Jason cần mày dạy khôn, tao sẽ cho mày hay. Bây giờ đi ra đàng sau chơi hết đi".
    "Mammy có biết chuyện gì sẽ xảy ra khi người ta bắt đâu chơi bóng ở đàng ấy không?" Luster nói.
    "Người ta chưa chơi ngay đâu. Đến lúc ấy thì T.P. Đã về để đánh xe đưa cậu ấy đi chơi. Này, mày đưa cái mũ mới ấy cho tao".
    Luster đưa bà chiếc mũ mới rồi nó và Ben đi ra sân sau. Ben vẫn thút thít, nhưng chỉ khe khẽ. Dilsey và Frony đi về căn lều. Một lát sau Dilsey chui ra, bà lại mặc chiếc áo vải in hoa bạc phếch, và đi tới nhà bếp. Lửa đã tắt ngấm. Trong nhà không một tiếng động. Bà đeo tạp dề và đi lên gác. Đâu đâu cũng lặng ngắt. Phòng của Quentin vẫn nguyên như lúc nãy. Bà bước vào nhặt cái quần lót lên và nhét chiếc tấtvào ngăn kéo rồi đóng lại. Cửa phòng bà Compson đã khép. Dilsey đứng cạnh cửa một lúc, lắng tai nghe. Rồi bà mở ra và bước vào, giữa mùi long não nồng nàn tràn ngập. Những tấm rèm đã hạ xuống, căn phòng tranh tối tranh sáng, và ở giường thoạt tiên bà nghĩ là bà Compson đã ngủ và bà định đóng cửa lại thì nghe tiếng nói.
    "Hả?" bà Compson nói. "Cái gì thế?"
    "Tôi đây" Dilsey nói. "Cô có cần gì không?"
    Bà Compson không trả lời. Một lúc sau, đầu không hề nhúc nhích, bà nói ""Jason đâu rồi?"
    "Cậu ấy chưa về" Dilsey nói. "Cô cần gì không?"
    Bà Compson không nói gì cả. Giống như những người vốn mệt mỏi ốm yếu, khi cuối cùng phải đối mặt với một tai họa không sao tránh khỏi, không biết bà đã đào đâu ra một thứ sức mạnh và lòng quả cảm. Trng trường hợp của bà đó là sự khẳng định bất di bất dịch khi nhìn nhận sự kiện mơ hồ kia. "Ờ" ba nói tiếp "chị tìm thấy không?"
    "Tìm cái gì? cô nói gì kia?"
    "Cái thư. Ít nhất nó cũng biết nghĩ để lại một lá thư chứ. Ngay thằng Quentin cũng còn làm thế".
    "Cô nói chuyện gì vậy?" Dilsey nói. "Cô biết là nó làm sao nào? tôi bảo là thế nào nó cũng về đây trước buổi tối".
    "Chuyện vớ vẩn" bà Compson nói. "Cái máu nó thế. Giống cô dì chú bác nó. Hay là mẹ nó. Tôi không biết còn có cái gì tồi tệ hơn. Tôi cũng chẳng bận tâm nữa".
    "Cô cứ nói nhăng nhít thế để làm gì?" Dilsey nói. "Nó làm như vậy để được cái gì chứ?"
    "Tôi không biết. Vậy sao thằng Quentin lại làm như vậy? trời đất ơi sao nó lại làm như thế kia chứ? lẽ nào chỉ để làm nhục làm khổ tôi. Chúa nào đi nữa cũng không tha thứ điều đó. Tôi là một người đàng hoàng. Chị không tin là con cháu tôi lại như thế, nó tôi tin".
    "Cô cứ đợi xem như thế nào" Dilsey nói. "Đến đêm nó lại về, rồi lại vào giường ngủ thôi mà". Bà Compson im lặng. Miếng vải tẩm long não nằm trên trán bà. Chiếc áo đen rủ xuống chân giường. Dilsey đứng để tay lên quả đấm cửa.
    "Nào" bà Compson nói. "Chị còn muốn gì nữa? chị có đi sửa soạn bữa trưa cho Jason với Benjy không?"
    "Jason chưa về" Dilsey nói. "Tôi sẽ làm ngay đây. Cô không cần gì nữa chứ? chai nước của cô còn nóng không?"
    "Chị đưa cho tôi cuốn Kinh Thánh của tôi ".
    "Tôi đã đưa cho cô sáng nay, trước lúc tôi đi rồi mà".
    "Chị đặt ở mép giường. Chị định để nó ở đấy đến bao giờ?"
    Dilsey tới bên giường mò mẫm trong bóng tối dưới thành giường và tìm thấy quỷên Kinh Thánh nằm úp mặt xuống đó. Bà vuốt phẳng những trang quăn góc và lại đặt ở cạnh giường. Bà Compson vẫn nhắm mắt. Tóc bà và cái gối cùng một màu, bên dưới mảnh khăn tẩm thuốc đắp trán trông bà giống như một dì phước già đang cầu nguyện. "Đừng để nó ở đó" bà nói, mắt vẫn nhắm nghiền. "Chỗ ấy lúc nãy chị đã để. Chị định bắt tôi phải ra khỏi giường để nhặt nữa hay sao?"
    Dilsey cầm quyển sách lên và để vào khoảng giường trống. "Sao mà cô đọc được?" bà nói. "Cô có muốn tôi kéo rèm lên một chút không ?"
    "Không. Cứ để nguyên như thế. Đi đi và lo sửa soạn cái gì cho Jason ăn".
    Dilsey đi ra. Bà đóng cửa và quay lại nhà bếp. Lò gần như lạnh ngắt. Trong lúc bà đứng đó, chiếc đồng hồ phía trên chạn gõ mười tiếng. "Một giờ" bà nói lớn. "Jason vẫn chưa về. Mình đã thấy cái đầu tiên và cái cuối cùng" bà nói, nhìn vào bếp lò lạnh lẽo. "Mình đã thấy cái đầu tiên và cái cuối cùng". Bà dọn ra bàn mấy món ăn nguội. Vừa đi đi lại lại bà vừa hát một bản thánh ca. Bà hát lại hai câu đầu rồi bắt vào đoạn kết. Bà sắp xếp bàn ăn rồi lại đi ra cửa gọi Luster, và một lúc sau Luster và Ben vào. Ben vẫn khóc ti tỉ, như cho riêng mình.
    "Cậu ấy chẳng lúc nào hết nhè" Luster nói.
    "Cả hai đứa lại ăn đi" Dilsey nói. "Jason không về ăn trưa đâu". Chúng ngồi xuống bàn. Thức ăn đặc thì Ben có thể tự xúc ăn tử tế ngon lành, nhưng bây giờ ngay cả với đồ nguội trước mặt hắn, Dilsey cũng buộc một chiếc khăn ăn quanh cổ hắn. Hắn và Luster ăn. Dilsey loay hoay trong gian bếp, hát hai câu đầu của bài thánh tướng mà bà còn nhớ được. "Cả hai đứa cứ tiếp tục ăn đi" bà nói "Jason vẫn chưa về".
    Lúc ấy hắn đã ở xa cả hai chục dặm. Rời khỏi nhà, hắn phóng xe ra thị trấn, vượt qua những nhóm người đi lễ nhàn tản và những hồi chuông gióng giả vang trong bầu không khí rạn vỡ. Hắn băng qua quảng trường vắng tanh và rẽ vào một phố hẹp đột nhiên yên tĩnh hẳn, rồi dừng xe trước một ngôi nhà gỗ và theo một lối đi viền hoa dẫn tới hàng hiên. Bên trong khung cửa che rèm có tiếng người đang nói chuyện. Khi hắn đưa tay định gõ cửa thì nghe tiếng chân bước, hắn bỏ tay xuống, một người đàn ông to lớn mặc quần vải đen áo sơ mi hồ cứng không có cổ cồn ra mở cửa. ông ta có mái tóc màu xám thép rậm rạp bù rối và đôi mắt tròn xoe long lanh như mắt trẻ con. Ông cầm tay Jason vừa kéo vào nhà vừa lắc.
    "Vào đây đã" ông nói. "Vào đây đã".
    "Bác đã sẵn sàng để đi chưa?" Jason nói.
    "vào đây" ông ta nói, nắm khuỷu tay hắn kéo vào trong căn phòng có một người đàn ông và một người đàn bà đang ngồi. "Anh biết chồng của Myrtle không nhỉ? Vermon à, đây là Jason Compson".
    "Vâng" Jason nói. Hắn cũng chẳng buồn nhìn người đàn ông trong khi viên cảnh sát trưởng quận lôi một chiếc ghế ngang qua phòng, người đàn ông nói:
    "Chúng tôi ra ngoài để các vị nói chuyện. Đi nào, Myrtle!"
    "Không, không" viên cảnh sát nói. "Ai ngồi yên đấy. Tôi nghĩ chắc không có gì nghiêm trọng chứ, Jason? Ngồi xuống đi!"
    "Tôi sẽ nói với bác trên đường đi" Jason nói. "Bác cứ đội mũ và mặc áo khoác vào".
    "Chúng tôi ra ngoài kia" người đàn ông nói và đứng dậy.
    "Anh cứ ngồi đấy" viên cảnh sát nói. "Tôi và Jason sẽ ra ngoài hiên".
    "Bác lấy mũ với áo khoác đi" Jason nói. "Chúng đã chuồn được mười hai tiếng đồng hồ rồi". Viên cảnh sát dẫn hắn ra ngoài hiên nhà. Một người đàn ông và một người đàn bà đi qua nói chuyện với ông. Ông trả lời bằng một cử chỉ duyên dáng thân mật. Chuông vẫn vang rền, từ phía khu nhà có tên là Hang Da Đen. "Lấy mũ đi, bác cảnh sát trưởng" Jason nói. Viên cảnh sát kéo hai chiếc ghế.
    "Ngồi xuống đây và kể tôi nghe chuyện lôi thôi thế nào".
    "Tôi đã nói với bác qua điện thoại rồi mà" Jason nói và vẫn đứng. "Tôi làm như thế để tiết kiệm thời gian. Chả lẽ tôi phải viện đến luật pháp để buộc bác làm cái bổn phận mà bác đã tuyên thệ nữa sao?"
    "Anh cứ ngồi xuống và kể chuyện đó cho tôi" viên cảnh sát nói. "Tôi sẽ chú ý nghe".
    "Chú ý cái quái quỷ gì" Jason nói. "Bác gọi như thế là chú ý nghe tôi đấy hả?"
    "Anh đang làm mất thì giờ của cả hai chúng ta" viên cảnh sát nói. "Anh cứ ngồi xuống và kể chuyện đó cho tôi nghe".
    Jason kể với ông ta, cái ý tưởng về tổn thương và bất lực nuôi dưỡng giọng nói của hắn vì thế một lúc sau hắn đã quên cả sự vội vã trong cơn bực dọc chất chứa của những lời tự bào chữa và của nỗi sỉ nhục. Viên cảnh sát bình thản nghe hắn với cặp mắt lạnh lùng long lanh.
    "Nhưng anh đâu biết là họ làm điều đó" ông nói. "Anh chỉ nghĩ là như thế".
    "KHông biết?" Jason nói. "Khi tôi mất cả hai ngày trời khốn kiếp để lùng sục nó khắp đường ngang ngõ tắt, cố lôi nó ra khỏi thằng kia, sau khi tôi đã đe nó là tôi sẽ làm gì nếu tôi bắt gặp nó với thằng kia, vậy mà bác bảo là tôi không biết rằng cái con đ"
    "Này, thôi" viên cảnh sát nói. "Thế được rồi. Thế cũng đủ rồi đấy". ông nhìn sang bên kia đường, hai tay đút túi.
    "Và bây giờ tôi đến bác, một viên chức được uỷ quyền thực thi pháp luật" Jason nói.
    "Tuần này gánh hát ở Mottson" viên cảnh sát nói.
    "Phải" Jason nói "Giá như tôi tìm được một nhân viên công lực hiếm hoi nào quan tâm bảo vệ những người đã bầu ông ta vào chính quyền, giờ này chắc tôi cũng ở đó rồi". Hắn lặp lại câu chuyện, hằn học kết luận, như thể rút ra được một khoái cảm thực sự từ nỗi sỉ nhục và bất lực của mình. Viên cảnh sát như không để tâm lắng nghe gì hết.
    "Jason" ông nói. "Anh làm cái gì mà giấu những ba ngàn đô la ở trong nhà?"
    "Cái gì?" Jason nói. "Tôi để tiền của tôi ở đâu là việc của tôi. Việc của bác là giúp tôi lấy lại chỗ tiền đó".
    "Bà cụ anh có biết anh giấu nhiều tiền đến thế không?"
    "Này bác" Jason nói "nhà tôi bị mất trộm. Tôi biết kẻ nào làm điều đó và tôi biết chúng ở đâu. Tôi đến bác, một viên chức được uỷ quyền thực thi pháp luật, và tôi yêu cầu bác lần nữa, bác có định cố gắng giúp tôi thu hồi tài sản của tôi hay không?"
    "Nếu anh tóm được chúng anh sẽ làm gì con bé?"
    "KHông gì cả" Jason nói. "Không một tí gì. Tôi sẽ không đụng đến nó. Cái con đĩ đã khiến cho tôi mất một việc làm, một cơ hội để tôi tiến thân, đã giết cha tôi và làm mẹ tôi mòn mỏi từng ngày, làm tên tuổi tôi thành trò cười trong tỉnh. Tôi sẽ không làm gì nó hết" hắn nói. "Không một tí gì".
    "Anh đã đẩy con bé đến chỗ phải trốn đi, Jason à" viên cảnh sát nói.
    "Tôi điều khiển gia đình tôi thế nào đâu phải việc của bác" Jason nói. "Bác có định giúp tôi hay không nào?"
    "Anh đã đẩy con bé đến chỗ phải bỏ cửa bỏ nhà" viên cảnh sát nói. "Và tôi có chút ngờ vực rằng số tiền đó thuộc về người nào nhưng tôi nghĩ mình không biết chắc".
    Jason đứng đó, chậm chạp bóp vành chiếc mũ cầm ở tay. Hắn nói bình thản. "Vậy là bác không định cố gắng bắt chúng cho tôi?"
    "Đó không hề là việc của tôi, Jason à. Nếu anh có một chứng cớ thật sự nào đó, tôi đành phải hành động. Bằng không tôi chẳng hơi đâu, đó không hề là việc của tôi".
    "Câu trả lời của bác là như thế phải không?" Jason nói. "Nghĩ kỹ đi!"
    "Đúng thế đấy, Jason à".
    "Được" Jason nói. Hắn đội mũ lên. "Bác sẽ hối tiếc về chuyện này. Tôi không phải không có ai giúp đỡ. Đây cũng không phải nước Nga để bất cứ kẻ nào đeo cái phù hiệu con con bằng sắt cũng có thể bất chấp luật pháp". Hắn đi xuống bậc thềm, chui vào trong xe và nổ máy. Viên cảnh sát nhìn hắn lái xe, vòng lại và chạy ngang qua ngôi nhà về phía thị trấn.
    Tiếng chuông lại vang rền, cao tít trong nắng trưa thành từng dải âm thanh hỗn độn và chói sáng. Hắn dừng ở trạm xăng để bơm bánh xe và đổ xăng.
    "Ông định đi xa à?" gã da đen hỏi hắn. Hắn không trả lời. "Dù sao cũng có vẻ sẽ đi xa" gã da đen nói.
    "Xa cái con khỉ" Jason nói. "Mười hai giờ thế nào cũng mưa như dưới địa ngục". Hắn nhìn trời, nghĩ đến cơn mưa, đến những đoạn đường đất sét trơn trượt, hắn sa lầy nơi nào đó cách thị trấn hàng dặm đường. Hắn nghĩ đến điều ấy với một cảm giác đắc thắng, nào là hắn sẽ mất toi bữa trưa, nào là bây giờ mới khởi hành và để thoả nỗi sốt ruột, hắn sẽ ở đúng khoảng cách xa nhất giữa hai thị trấn vào buổi trưa. Dường như đối với hắn, trong việc này, hoàn cảnh đã ngáng trở hắn, nên hắn bảo gã da đen:
    "Anh làm trò quỷ gì vậy? người ta thuê anh giữ xe tôi ở đây càng lâu càng tốt phải không?"
    "Cái bánh xe này chả còn tí hơi nào cả" gã da đen nói.
    "Vậy thì tháo cái của nợ ấy ra và đưa tôi cái ruột bánh xe kia" Jason nói.
    "Lên rồi đây này" gã da đen nói và đứng dậy. "Ông có thể đi được rồi".
    Jason chui vào xe, nổ máy và lái đi. Hắn vào số hai, động cơ phụt hơi hổn hển, hắn rồ máy, dận lút ga và kéo dây van khí một cách hung hãn. "Lại sắp mưa" hắn nói "chỉ nửa đường là sẽ mưa như trút". Và hắn phóng xe ra khỏi tiếng chuông và ra khỏi thị trấn, tưởng tượng mình đang lội bì bõm trong bùn, đi lùng một cỗ ngựa. "Lũ chó chết đứa nào đứa nấy đi hết nhà thờ" hắn hình dung cuối cùng hắn tìm thấy một ngôi nhà thờ và lấy đi cỗ ngựa như thế nào, rồi chủ của nó chạy ra, hô hoán lên và hắn đánh anh ta gục xuống. "Tao là Jason Compson đây. Xem mày có cản nổi tao không. Xem mày có bầu ra được một thằng nào cản nổi tao không?" hắn nói, hình dung mình bước vào toà án với một tốp linh và lôi cỏ viên cảnh sát ra.
    "Thử nghĩ xem lão ta lại ngồi ì ra đó khoanh tay mà nhìn mình mất việc làm. Mình sẽ cho lão ta biết mất việc là như thế nào". Hắn tuyệt nhiên không nghĩ gì đến cháu gái hắn, ngay cả đến cái giá trị võ đoán của đồng tiền. Cả tiền bạc lẫn cháu gái hắn đối với hắn đều chưa từng óc thực thể hay cá tính gì suốt mươi năm qua, cả hai thứ đó chỉ đơn thuần biểu trưng cho cái việc làm ở ngân hàng mà hắn bị cướp đoạt trước khi hắn có được.
    Trời đã hửng, những bóp rợp bay qua từng đám như ở mặt trái, và đối với hắn dường như cái việc trời trong trẻo hơn là một đòn quỷ quyệt mà kẻ địch tung ra, một mặt trận mới mở mà hắn thì đầy mình những thương tích cũ. Từng lúc hắn vượt qua các giáo đường, những ngôi nhà gỗ mộc với những gác chuông lợp tôn, xung quanh là những cỗ ngựa bị buộc và những chiếc xe hơi tồi tàn, và đối với hắn dường như mỗi thứ là một trạm gác nơi những toán hậu quân của Hoàn Cảnh ẩn nấp rình rập sau lưng. "Cả ngươi nữa đồ khốn kiếp" hắn nói "xem ngươi có cản nổi ta không" hắn tưởng tượng ra hắn và tốp lính của hắn dẫn độ viên cảnh sát bị còng tay tới kéo cổ Đấng Toàn Năng từ trên ngai của Gã xuống nếu cần, tưởng tượng ra các đạo quân của cả thiên đàng và địa ngục hỗn chiến, hắn lao xe qua đó và cuối cùng tóm được con cháu gái đào tẩu của hắn.
    Gió thổi từ hướng đông nam. Nó tạt đều đều trên má hắn. Hắn cảm thấy làn gió như vươn dài ra và đâm xuyên qua sọ hắn, rồi một linh cảm vụt trở lại hắn đạp thắng dừng xe và ngồi chết sững. Rồi hắn đưa tay lên cổ và bật chửi thề, và hắn ngồi đó, lẩm bẩm rủa bằng giọng khản đặc. Mỗi khi phải lái xe đi đâu thật lâu hắn thường dự phòng một chiếc khăn tay tẩm long não và buộc quanh cổ khi ra khỏi thị trấn để hít mùi hương, nên hắn ra khỏi xe nhấc nệm xe lên xem có còn sót chiếc khăn nào ở đó không. Hắn nhìn bên dưới cả hai chiếc nệm và lại đứng một lúc, chửi thề, thấy mình bị cười nhạo bởi chính cái đắc thắng của mình. Hắn nhắm mắt, tựa người vào cửa xe. Hắn có thể quay lại lấy long não bỏ quên ở nhà, hoặc có thể đi tiếp, trường hợp nào thì đầu hắn cũng đau muốn vỡ, tuy nhiên ở nhà ngày chủ nhật chắc là có thể tìm được long não, còn đi tiếp thì chưa chắc. Nhưng nếu quay lại, hắn sẽ tới Mottson muộn mất một tiếng rưỡi đồng hồ. "Có lẽ mình sẽ đi thật chậm" hắn nói. "Mình có thể đi thật chậm, nghĩ một chuyện gì khác".
    Hắn vào xe nổ máy."Mình sẽ nghĩ đến chuyện khác", hắn nói và hắn nghĩ tới Lorraine. Hắn tưởng tượng hắn ở trong giường với nàng, chỉ nằm cạnh nàng thôi, cầu xin nàng giúp đỡ, rồi hắn lại nghĩ đến món tiền, rằng hắn đã thua trí một con đàn bà, một con ranh. Giá như là một thằng đàn ông trộm tiền của hắn cho cam. Lại còn bị trộm món tiền mà hắn coi là để đền bù cho cái việc làm bị mất, món tiền mà hắn kiếm được qua bao nhiêu nỗ lực và mạo hiểm, do chính biểu trưng cccái việc làm bị mất ấy, và tệ hại hơn hết, do một con điếm ranh. Hắn lái xe đi, kéo một góc áo khoác lên che mắt trước ngọn gió thổi đều đều.
    Hắn như nhìn thấy những thế lực đối địch của số phận hắn cùng với ý chí của hắn song hành vùn vụt, tới một giao điểm không sao cưỡng được, hắn trở nên khôn ngoan. Mình không được sai lầm ngớ ngẩn, hắn tự nhủ. Hoặc đúng khác không, có thể thôi, và hắn phải làm đúng. Hắn tin rằng cả hai đứa chỉ thoạt thấy hắn là nhận ra ngay, còn hắn chắc sẽ nhận ra con bé trước trừ phi thằng kia vẫn còn đeo cà vạt đỏ. Và chỉ nguyên việc hắn phải phụ thuộc vào chiếc cà vạt đỏ ấy cũng dường như là kết toán của cái tai hoạ lơ lửng, hắn có thể ngửi thấy, cảm thấy điều đó ở cơn nhức nhối giần giật trên đầu hắn.

  4. #33
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Hắn leo lên ngọn đồi cuối cùng. Khói ngập thung lũng, những mái nhà và một vài gác chuông nhô trên rặng cây. Hắn lái xe xuống đồi và vào thị trấn, chầm chậm, bụng bảo dạ là phải cẩn thận, đầu tiên là tìm xem lều bạt dựng ở đâu. Bây giờ hắn nhìn cũng không rõ nữa, nhưng hắn biết là nếu cứ đâm bổ đi kiếm cái gì giải quyết cơn nhức đầu thì sẽ hỏng bét. Ở một trạm xăng, người ta bảo hắn là lều bạt chưa dựng, nhưng xe cộ của gánh hát đậu ngay cạnh bến xe. Hắn lái xe tới đó.
    Hai chiếc xe ngủ Pullman sơn vẽ loè loẹt đậu trong con hẻm. Chưa vội ra khỏi xe, hắn thám sát chúng. Hắn cố thở thật nhẹ để máu đỡ giần giật trong đầu. Rồi hắn ra ngoài và men theo bức tường bên, canh chừng những chiếc xe. Có mấy bộ quần áo phơi bên ngoài cửa sổ, ướt sũng và nhăn nhúm, như vừa giặt xong. Trên mặt đất cạnh bậc lên xuống của một chiếc xe có ba cái ghế bố. Nhưng tuyệt nhiên hắn không thấy một dấu hiệu nào của sự sống đến khi một người đàn ông đeo chiếc tạp dề bẩn thỉu đi ra cửa xe và vung tay hắt xoong nước rửa bát, nắng lấp lánh trên thành xoong, rồi lại trở vào trong xe.
    Bây giờ mình phải bất thần chộp lấy lão ta, không để lão báo động cho chúng, hắn nghĩ. Hắn chẳng hề nghĩ là có thể chúng không có ở trong xe. Nếu chúng lại không ở đó, nếu toàn bộ kết quả lại không xoay quanh việc hoặc hắn thấy chúng trước hoặc chúng thấy hắn trước, thì thật là phản lại toàn bộ tự nhiên và mâu thuẫn với tiến trình tổng thể của các sự kiện. Và hơn thế nữa, hắn phải thấy chúng trước, lấy lại số tiền, rồi chúng làm trò gì cũng chẳng quan trọng chút nào đối với hắn, nếu không thì toàn thế giới phải biết rằng hắn, Jason Compson, đã bị mất trộm bởi vì Quentin, cháu gái hắn, một con đĩ.
    Hắn lại thám sát, rồi hắn đi tới chiếc xe, bước lên bậc, nhanh nhẹn và khẽ khàng, và dừng ở cửa. Ngăn bếp tối mò, sặc mùi thức ăn thiu. Người đàn ông là một đám trắng mờ đang hát bằng một giọng nam cao gãy vỡ và run rẩy. Một lão già, hắn nghĩ, lại chẳng to con bằng mình. Hắn vào trong xe và người kia ngước nhìn lên.
    "Hử?" người kia nói và ngưng hát.
    "Chúng nó đâu?" Jason nói. "Nói mau. Trong xe ngủ hả?"
    "Ai ở đâu?" người kia nói.
    "Đừng có nói láo với tôi" Jason nói. Hắn mò mẫm xông tới trong tối tăm lộn xộn.
    "Cái gì thế?" người kia nói. "Anh bảo ai nói láo?" và khi Jason túm được vai lão, lão la lên "Coi chừng đấy, anh bạn!"
    "Đừng có nói láo" Jason nói. "Chúng ở đâu?"
    "Làm sao, đồ con hoang này" người kia nói. Cánh tay lão gầy gò yếu ớt trong bàn tay Jason. Lão cố giằng ra, đoạn lão quay người lại và quờ quạng ngã lên chiếc bàn bừa bộn phía sau.
    "Nói đi" Jason nói "chúng ở đâu?"
    "Tao sẽ bảo mày chúng ở đâu" người kia thét lên 'để tao tìm con dao phay của tao".
    "Này" Jason nói, cố ghì người kia "tôi chỉ hỏi lão một câu thôi".
    "Đồ con hoang" người kia thét lên, quờ quạng trên bàn. Jason cố ghì lão trong cả hai cánh tay, cố chế ngự cơn cuồng nộ yếu đuối của lão. Cơ thể lão đã già nua ốm yếu như thế, lão lại cứ khăng khăng một cách cố chấp khiến Jason lần đầu tiên nhìn thấy rõ ràng sáng tỏ cái tai họ mà hắn đang lao vào.
    "Thôi nào!" hắn nói. "Này! Này! Tôi sẽ ra. Khoan chút đã, rồi tôi ra".
    "Bảo tao nói láo à?" người kia vẫn gào. "Buông tao ra. Buông tao ra một phút thôi. Tao sẽ cho mày biết".
    Jason ghì chặt lão, nháo nhác nhìn quanh. Ngoài kia trời hửng nắng, mau lẹ sáng ngời và thoáng đãng, và hắn nghĩ thiên hạ sắp nhàn nhã trở về nhà với bữa trưa chủ nhật, tiệc tùng vui vẻ, còn hắn thì đang cố ghì lão già nhỏ thó cố chấp rồ dại này mà hắn không dám buông ra dù chỉ một lúc để quay lưng và chạy.
    "Lão có yên trời lát để tôi ra không?" hắn nói. "Có yên không?" nhưng người kia vẫn giãy giụa, và Jason buông một tayra và nện lên đầu lão. Một quả đấm vụng về, hấp tấp và yếu ớt, nhưng người kia gục xuống tức khắc làm nồi niêu xoong chảo rơi loảng xoảng trên sàn. Jason đứng bên trên lão, hổn hển, nghe ngóng. Rồi hắn quay đầu chạy ra ngoài xe. Ra tới cửa, hắn kìm mình, chậm chạp bước xuống và đứng lại ở đó. Hơi thở của hắn cứ thoát ra ha ha ha, và hắn đứng đó cố nén xuống, đưa mắt ngó ngược ngó xuôi, khi có tiếng xô đẩy sau lưng, hắn quay phắt lại thấy lão già loắt choắt lóng ngóng và hung hăng nhảy bổ ra từ gian ngoài, tay vung một lưỡi rìu nhỏ han gỉ
    Hắn tóm lấy lưỡi rìu, không cảm thấy cú đập nhưng hắn biết mình đang ngã xuống và nghĩ thôi thế là hết, hắn tin chắc mình sắp chết và khi có cái gì nện mạnh vào sau gáy, hắn nghĩ lão nện mình vào chỗ đó như thế nào nhỉ? Có lẽ lão nện mình từ lâu rồi kia, hắn nghĩ, và bây giờ mình mới cảm thấy, và hắn lại nghĩ. Mau lên. Mau lên. Cho xong đi, và rồi một ước muốn điên cuồng không chịu chết đã chụp lấy hắn và hắn chống cự, còn nghe thấy lão già gào thét và chửi rủa bằng cái giọng gãy vụn của lão.
    Hắn vẫn chống cự khi có người kéo hắn đứng dậy, nhưng người ấy giữ chặt hắn và hắn thôi.
    "Tôi chảy nhiều máu không?" hắn nói. "Sau gáy tôi. Có chảy máu không?" hắn vẫn nói khi cảm thấy đang bị lôi đi vội vã, nghe giọng the thé hung hăng của lão già văng vẳng sau lưng. "Nhìn đầu tôi xem" hắn nói. "Khoan, tôi"
    "Khoan cái con khỉ" người đang giữ hắn nói. "Con ong nọc loắt choắt khốn kiếp ấy sẽ giết anh. Cứ đi đi. Anh không sao đâu".
    "Lão đánh tôi" Jason nói. "Tôi có chảy máu không"
    "Đi đi mà" người kia nói. Anh ta dẫn Jason đi vòng qua góc bến xe, đến một bãi đất trống có một chiếc xe tốc hành đang đậu, cỏ mọc lởm chởm trong một ô đất viền những luống hoa cứng ngắc và một tấm biển bằng đèn điện: Hãy để đến Mottson, lỗ hổng ở chữ mắt được thay bằng hình vẽ một con mắt người có lắp bóng điện. Người kia buông hắn ra.
    "Bây giờ" anh ta nói "Anh đi khỏi đây và đừng trở lại. Anh định làm gì vậy? muốn tự tử à?"
    "Tôi đang tìm hai người" Jason nói. "Tôi chỉ hỏi lão xem chúng ở đâu thôi".
    "Anh tìm ai?"
    "Một đứa con gái" Jason nói "và một thằng con trai. Hôm qua ở Jefferson nó thắt một cái cà vạt đỏ. Nó ở gánh hát này. Chúng ăn trộm của tôi".
    "À" người kai nói. "Ra là anh. Này, chúng không ở đây đâu".
    "Tôi nghĩ vậy" Jason nói. Hắn đứng tựa vào bức tường, đưa tay sờ gáy rồi nhìn lòng bàn tay. "Tôi tưởng mình bị chảy máu" hắn nói "Tôi tưởng lão lấy rìu chém tôi".
    "Anh đập đầu vào lan can" người kia nói. "Anh nên đi đi. Chúng không ở đây đâu".
    "Phải. Lão ta cũng bảo là chúng không ở đây. Tôi tưởng lão nói dối".
    "Anh có nghĩ là tôi nói dối không?" người kia nói.
    "Không" Jason nói. "Tôi biết chúng không ở đây".
    "Tôi đã bảo chúng xéo đâu thì xéo, cả hai đứa" người kia nói. "Tôi không có những loại như thế trong đoàn tôi. Tôi chỉ đạo một đoàn diễn đứng đắn với một dàn diễn viên đứng đắn".
    "Phải" Jason nói. "Ông không biết chúng đi đâu à?"
    "Không. Và tôi cũng không muốn biết. Không một thành viên nào trong đoàn diễn của tôi lại có thể dung nạp một thứ đồ bỏ như thế. Anh là – anh con bé?"
    "Không" Jason nói. "Chẳng thành vấn đề. Tôi chỉ muốn gặp chúng. Ông chắc lão ta không chém trúng tôi chứ? Chắc là không chảy máu".
    "Sẽ có máu nếu tôi không đến kịp. Bây giờ anh rời khỏi đây đi. Lão con hoang loắt choắt ấy sẽ giết anh. Xe anh kia à?"
    "Phải".
    "Thôi, anh lên xe về Jefferson đi. Nếu anh tìm thấy chúng, chắc sẽ không phải trong đoàn tôi. Tôi chỉ đạo một đoàn diễn đứng đắn. Anh bảo là chúng ăn trộm của anh à?"
    "Không" Jason nói. "Chẳng có chuyện gì đâu." Hắn đi tới chiếc xe và chui vào. Mình phải làm gì đây? hắn nghĩ. Rồi hắn nhớ lại. Hắn nổ máy và lái chầm chậm ngược phố đến khi tìm thấy một hiệu thuốc. Cửa khoá. Hắn đứng một lúc, tay đặt trên quả đấm cửa và đầu hơi cúi xuống. Rồi hắn quay lại và một lát sau có người tới hắn hỏi xem có hiệu thuốc nào mở cửa hay không, nhưng không có. Rồi hắn hỏi khi nào xe lửa mạn bắc chạy, và người kia bảo hắn là lúc hai giờ ba mươi phút. Hắn băng qua vỉa hè, chui vào xe và ngồi đó. Một lát sau có hai thằng bé da đen đi qua. Hắn gọi chúng.
    "Có đứa nào trong chúng mày biết lái xe không?"
    "Dạ biết"
    "Lái xe đưa tao về Jefferson mày lấy bao nhiêu?"
    Chúng nhìn nhau, thì thầm.
    "Tao trả một đô la" Jason nói.
    Chúng lại thì thầm. "Không đi xa thế đâu" một đứa nói.
    "Chúng mày bận việc gì?"
    "Mày đi được không?" đứa này nói.
    "Tao không đi được đâu" đứa kia nói "Sao mày không lái xe cho ông ấy đến đó? Mày có bận việc gì đâu?"
    "Có, tao bận".
    Chúng lại thì thầm và cười.
    "Tao cho chúng mày hai đô la" Jason nói. "Đứa nào cũng được".
    "Cháu cũng không đi được" đứa đầu tiên nói.
    "Vậy thôi" Jason nói. "Đi đi"
    Hắn ngồi đó một lúc lâu. Hắn nghe đồng hồ gõ nửa giờ, rồi thiên hạ bắt đầu đi qua, diện những bộ đồ Chủ nhật và lễ Phục sinh. Một vài người nhìn hắn khi đi ngang, nhìn con người ngồi im lìm sau tay lái chiếc xe nhỏ, với đời sống vô hình đan kết xung quanh hắn như một chiếc tất đã sờn rách.
    Một lát sau một gã da đen mặc quần yếm đi tới.
    "Ông có phải là người muốn đi Jefferson không?" gã nói.
    "Phải" Jason nói. "Anh lấy tôi bao nhiêu?"
    "Bốn đô la".
    "Tôi trả anh hai".
    "Dưới bốn không đi được" người trong xe ngồi lặng lẽ, cũng không buồn nhìn gã. Gã da đen nói "Ông có cần tôi hay không?"
    "Thôi được" Jason nói. "Lên xe đi".
    Hắn dịch sang bên và gã da đen ngồi vào sau tay lái. Jason nhắm mắt. Mình có thể kiêm cái gì để chữa ở Jefferson, hắn tự nhủ, thả lỏng mình theo nhịp xóc, mình có thể kiếm cái gì ở đó. Chiếc xe chạy dọc các phố xá, nơi thiên hạ đang thư thả trở về nhà với bữa trưa Chủ nhật, và ra khỏi thị trấn. Hắn nghĩ đến điều đó. Hắn không nghĩ đến nhà, nơi Ben và Luster đang ngồi ăn đồ nguội ở bàn bếp. Một cái gì đó – sự ẩn hiện của tai hoạ, đe doạ, trong bất kỳ hiểm nguy thường trực nào – giúp hắn quên đi Jefferson như một nơi chốn hắn chưa hề thấy trước đó, nơi mà cuộc đời hắn lại phải tiếp tục.
    Khi Ben và Luster ăn xong Dilsey đuổi chúng ra ngoài. "Xem mày có giữ yên cậu ấy được hơn bốn tiếng không nào. T. P. Sắp về đấy".
    "Vâng ạ" Luster nói. Dilsey ăn bữa trưa và dọn dẹp bếp núc. Rồi bà tới chân cầu thang lắng nghe, nhưng không thấy động tĩnh gì. Bà trở lại đi qua bếp ra cửa ngoài và dừng ở bậc thềm. Không thấy Ben và Luster đâu cả, nhưng lúc đứng đó bà lại nghe thấy tiếng tăng tăng uể oải từ phía cửa hầm rượu và bà tới cửa hầm nhìn xuống thấy cái cảnh ban sáng lặp lại.
    "Anh ta làm đúng như vậy" Luster nói. Nó ngắm nghía lưỡi cưa bất động với một vẻ chán ngán đầy hy vọng. "Tôi không tìm được đúng cái để đánh vào nó" nó nói.
    "Và mày sẽ chẳng bao giờ tìm được ở đây đâu" Dilsey nói. "Mày đưa cậu ấy ra ngoài nắng kia. Chúng mày chui xuống nền đất ẩm thế này đến bị sưng phổi mất thôi".
    Bà đứng đợi và nhìn chúng đi qua sân tới khóm cây tuyết tùng cạnh hàng rào. Rồi bà đi về lều.
    "Này, cậu đừng có mà giở trò nhé" Luster nói. "Hôm nay tôi cũng đủ khổ sở với cậu rồi". Có một cái võng làm bằng những chiếc đai thùng gỗ bện với dây thừng. Luster nằm xuống đung đưa, nhưng ben cứ cắm đầu đi thẳng chẳng biết đi đâu. Hắn lại bắt đầu khóc thút thít. "Nin đi nào", Luster nói "Tôi đánh đòn bây giờ". Nó lại nằm xuống đung đưa. Ben đã đứng lại nhưng Luster vẫn nghe thấy hắn thút thít. "Cậu có nín đi không nào?" Luster nói. Nó đứng dậy đi theo và đến chỗ Ben đang ngồi xổm trước một mô đất nhỏ. Ở mỗi đầu mô đất chôn một cái chai rỗng bằng thuỷ tinh xanh trước kia để đựng hoá chất. Trong một chai có cây hoa cà đã héo. Ben ngồi xổm trước cây hoa, rền rĩ, một âm thanh chậm rãi, mơ hồ. Hắn vừa rền rĩ vừa ngó quanh tìm một cành cây cắm vào cái chai kia. "Sao cậu không im đi?" Luster nói. "Cậu muốn tôi làm cái gì cho cậu khóc một thể không ? giả sử tôi làm thế này này" Nó quỳ xuống và bất thần nhổ phắt cái chai lên giấu sau lưng. Ben ngừng rền rĩ. Hắn ngồi xổm, nhìn vào cái hố nhỏ nơi chôn chai, rồi khi hắn hít vào đầy lồng ngực, Luster lại đưa cái chai ra. "Nín!" nó rít lên. "Cậu đừng giở trò rống lên nữa. Thôi đi. Đây này. Thấy không? Đây. Ngồi chỗ này là lại nhè. Đi nào, đi xem họ có đánh bóng đàng kia không". Nó nắm cánh tay Ben và kéo hắn dậy rồi chúng đi tới hàng rào đứng sát bên nhau, ghé mắt nhòm qua bụi cây kim ngân chưa nở hoa.
    "Đấy" Luster nói. "Có người đến đấy. Thấy không?"
    Chúng xem bốn người chơi trên thảm cỏ xanh và họ đi ra, rồi đến chỗ giao bóng và vụt. Ben nhìn, rền rĩ và chảy dãi. Khi bốn người kia đi, nó bám theo dọc hàng rào, lúc lắc đầu và khóc thút thít. Một người nói:
    "Này, caddie. Xách túi đi".
    "Nín đi, Benjy" Luster nói, nhưng Ben cứ lóng ngóng chạy, bám lấy hàng rào, rên rỉ bằng cái giọng khàn khàn vô vọng của hắn. Người kia đánh quả bóng rồi đi, Ben chạy theo anh ta đến chỗ hàng rào ngoặt vuông góc và hắn cứ bám lấy hàng rào nhìn theo người kia đi khuất.
    "Có nín đi không nào?" Luster nói."Nín ngay không?"
    Nó lắc cánh tay Ben. Ben bám lấy hàng rào rền rĩ khàn khàn từng đợt. "Cậu không thôi hả?" Luster nói. "Hay cậu lại muốn?" Ben nhìn chằm chằm qua hàng rào. "Được rồi" Luster nói. "Cậu muốn có cớ để rống hả?" nó nhìn qua vai về phía nhà. Rồi nó thì thào "Caddy! Rống lên nào. Caddy! Caddy! Caddy!"
    Một lát sau, ở quãng ngừng chậm chạp giữa tiếng rống của Ben, Luster nghe thấy Dilsey gọi. Nó kéo cánh tay Ben và chúng đi qua sân về phía bà.
    "Con đã nói với mammy là cậu ấy sẽ nhè mà" Luster nói.
    "Đồ khốn!" Dilsey nói. "Mày làm gì cậu ấy hả?"
    "Con chẳng làm gì cả. Con đã nói với mammy là khi người ta bắt đầu chơi bóng thế nào cậu ấy cũng nhè mà".
    Last edited by Minh Nguyệt; 05-13-2011 at 05:50 AM.

  5. #34
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    "Chúng mày lại đây" Dilsey nói. "Nín đi, Benjy. Nín đi nào!" Nhưng hắn không nín. Cả ba đi thật nhanh qua sân tới lều và chui vào. "Chạy đi lấy chiếc dép ấy đi" Dilsey nói. "Đừng có làm rộn cô Cahline nghe không. Nếu cô hỏi gì thì bảo là tao trông cậu ấy. Đi đi nào. Mày làm đúng như thế được chứ?" Luster đi ra. Dilsey đưa Ben tới giường, kéo hắn ngồi xuống cạnh bà và ôm hắn lắc lư, lau cái miệng dớt dãi của hắn bằng vạt váy của mình. "Nín đi nào" bà nói và xoa đầu hắn. "Nín đi. Dilsey đây mà". Nhưng hắn vẫn rống chậm rãi, hèn mọn, không có nước mắt, cái tiếng kêu trầm trầm vô vọng của tất cả những khốn khổ âm thầm dưới ánh mặt trời.
    Luster trở lại, cầm một chiếc dép xa tanh trắng. Giờ đây nó đã ngả vàng, vừa gãy vừa bẩn, và khi đặt nó vào bàn tay Ben, hắn nín một lát. Rồi hắn lại gào lên và giọng hắn bắt đầu ré lên.
    "Mày xem có thấy T.P. ở đâu không?" Dilsey nói.
    "Hôm qua cậu bảo là hôm nay cậu ấy đi St John. Bảo là bốn giờ mới về".
    Dilsey lắc lư và xoa đầu Ben.
    "Lâu quá, ôi lạy Chúa" bà nói."Lâu quá".
    "Con đánh cái xe ấy được mà, mammy" Luster nói.
    "Để mà chết cả hai đứa à" Dilsey nói. "Mày thì quỷ quái lắm. Tao biết mày cũng đủ khôn ngoan. Nhưng có điều tao không tin được mày. Nín đi nào!" bà nói. "Nín đi! Nín đi!"
    "Con không lam gì đâu" Luster nói. "Con vẫn đánh xe cùng với T.P. Mà" Dilsey lắc lư, ôm Ben. "Cô Cahline bảo là nếu mammy không dỗ được cậu ấy nín, cô sẽ dậy để xuống nhà làm việc ấy".
    "Nín đi, cưng" Dilsey nói và xoa đầu Ben. "Luster con à" bà nói. "Con thương mammy già yếu của con mà đánh xe cho cẩn thận, được chứ?"
    "Vâng ạ" Luster nói. "Con đánh xe y như T.P. Được mà".
    Dilsey xoa đầu Ben, lắc lư. "Tôi đã làm hết sức mình" bà nói. "Chúa biết điều ấy. Lấy xe đi nào" bà nói và đứng dậy. Luster chạy biến. Ben cầm chiếc dép, khóc. "Nín đi nào, Luster đi lấy xe ngựa đưa cưng đến nghĩa trang. Không thể để cưng đi đầu trần được đâu", bà nói. Bà đi tới ngăn chứa đồ được che bằng một tấm màn vải hoa treo ở góc phòng và lấy ra chiếc mũ dạ cũ của bà. "Thiên hạ đâu biết là nhà mình sa sút đến thế này" bà nói. "Dẫu sao cưng cũng là con của Chúa. Và tôi cũng là con Ngài. Từ xưa, ơn Chúa. Nào". Bà đội mũ và cài khuy áo khoác cho hắn. Hắn khóc thút thít đều đều. Bà cất chiếc dép và họ đi ra. Luster tới, đánh chiếc xe cà tàng đã xệ một bên với một con ngựa trắng già nua.
    "Mày sẽ cẩn thận chứ, Luster?" bà nói.
    "Vâng" Luster nói. Bà đỡ Ben lên ghế sau. Hắn đã thôi khóc, nhưng bây giờ lại bắt đầu thút thít.
    "Cây hoa của cậu ấy" Luster nói. "Khoan đã, để con lấy cho cậu ấy một cây".
    "Cứ ngồi đấy" Dilsey nói. Bà tới và nắm lấy dây hàm thiếc. "Nào, lấy cho cậu ấy một cây hoa, mau lên!" Luster chạy vòng qua nhà tới vườn. Nó trở lại với một bông thuỷ tiên.
    "Bông này gãy rồi," Dilsey nói "Sao không lấy cho cậu ấy một bông tử tế?"
    "Con chỉ thấy mỗi một bông này thôi" Luster nói. "Mammy hái hết cả hôm thứ Sáu để trang hoàng nhà thờ rồi còn gì. Khoan đã, để con sửa lại bông này". Thế là trong lúc Dilsey giữ ngựa, Luster lấy một cành cây nhỏ và hai mẩu dây để làm nẹp cho cây hoa rồi đưa cho Ben. Đoạn nó leo lên xe và cầm dây cương. Dilsey vẫn giữ cương.
    "Mày có biết đường không?" bà nói. "Đi ngược phố, vòng qua quảng trường, tới nghĩa trang, rồi đi thẳng về nhà".
    "Vâng ạ" Luster nói. "Tế lên, Queenie!"
    "Mày cẩn thận đấy, nghe không?"
    "Vâng ạ" Dilsey buông cương.
    "Ấy, mammy" Luster nói.
    "Đưa đây tao" Dilsey nói, đến sát bánh xe. Luster miễn cưỡng đưa cho bà.
    "Làm sao thúc được con Queenie chạy bây giờ?"
    "Mày khỏi lo chuyện đó" Dilsey nói. "Con Queenie nó biết hơn cả mày là nó sẽ đi đâu. Mày chỉ việc ngồi đấy mà giữ chặt dây cương. Mày biết đường chứ?"
    "Vâng ạ. Vẫn con đường Chủ nhật nào T.P. Cũng đi mà".
    "Vậy thì Chủ nhật này mày cứ thế mà làm".
    "Hẳn thế rồi, con đã chả đánh xe cho T. P. Hơn trăm lần rồi hay sao?"
    "Vậy cứ thế mà làm" Dilsey nói. "Đi nào. Mày mà làm ngã Benjy, thằng nhãi đen kia, không biết tao sẽ làm gì đây. Mày cùng một giuộc với bọn đeo xiềng, nhưng tao sẽ tống mày đến đấy cho bọn đeo xiềng chúng trị mày".
    "Vâng ạ" Luster nói. "Tế lên Queenie!"
    Nó giật dây cương, đập lên cái lưng rộng của con Queenie và chiếc xe lảo đảo chuyển bánh.
    "Này, Luster!" Dilsey nói.
    "Tế lên, thế!" Luster nói. Nó lại giật dây cương. Với những tiếng ầm ầm dưới lòng đất, con Queenie chạy nước kiệu chầm chậm xuống ngõ và đi vào phố, nơi Luster thúc nó vào một nước chạy trông như lơ lửng và ngã dài về phía trước.
    Ben thôi rền rĩ. Hắn ngồi giữa ghế, cầm ngay ngắn cây hoa đã sửa trong bàn tay, đôi mắt bình thản khôn tả. Ngay trước hắn, cái đầu hình viên đạn của Luster chốc chốc lại ngoái lại cho đến khi ngôi nhà khuất dạng nó mới dừng xe bên lề đường và trong lúc Ben nhìn nó, nó tụt xuống và bẻ một nhánh cây mềm ở bờ dậu. Con Queenie cúi đầu tìm gặm cỏ đến khi Luster leo lên xe lôi đầu nó lên và thúc nó chạy tiếp, rồi Luster khuỳnh tay, nó vung cao nhánh cây và sợi dây cương lấy điệu bộ ngang tàng chẳng ăn nhập gì với tiếng gõ móng lộp cộp khoan thai của con Queenie và nhịp thở trầm trầm như đàn đại phong cầm của con vật đệm trong tiếng vó. Những chiếc xe hơi vượt qua chúng, người đi bộ cũng vậy, có cả một bọn choai choai da đen:
    ""Luster kìa. Mày đi đâu đấy, Luster? Đến nghĩa trang hả?"
    "Hây" Luster nói. "Không phải chúng mày cũng đến nghĩa trang đấy hay sao? Tế lên, voi!"
    Chúng đến gần quảng trường chỗ tượng đài anh lính Liên bang ngước cặp mắt trống rỗng dưới bàn tay bằng đá nhìn đăm đăm vào mây gió. Luster cao hứng lấy nhánh cây quất cho con Queenie bình thản một roi, và đưa mắt nhìn quanh quảng trường. "Xe cậu Jason đàng kia" nó nói rồi lại trông chừng một bọn choai choai da đen khác. "Cho tụi nó thấy mình chơi oách cỡ nào nghe không, Benjy?" nó nói. "Cậu bảo sao?" nó quay lại nhìn. Ben ngồi, nắm chặt cây hoa trong lòng bàn tay, ánh mắt trống rỗng và bình yên. Luster lại quất con Queenie và lái nó sang phía bên trái tượng đài.
    Bỗng Ben ngồi sững trong một quãng lặng hoàn toàn. Rồi hắn rống lên. Rống lên liên tục, giọng hắn cao vút, thỉnh thoảng mới ngừng để thở. Có cái gì hơn cả sự kinh hoàng trong giọng hắn, đó là sự khủng khiếp, choáng váng, là nỗi thống khổ mù loà, câm nín; chỉ là một tiếng kêu, và Luster đảo lia lịa cặp mắt trắng dã. "Trời đất ơi" nó nói. "Nín! Nín! Trời đất ơi!" nó lại quay cuồng và lấy nhánh cây quất con Queenie. Nhánh cây gãy nó vứt đi và khi giọng Ben vút lên với cường độ không tin nổi, Luster túm chặt dây cương và ngoài người ra đàng trước thì Jason nhảy bổ qua quảng trường và leo lên bậc xe.
    Bằng cú tát trái, hắn gạt Luster sang một bên, giằng lấy dây cương và giật con Queenie hết bên phải lại bên trái rồi chập đôi sợi dây cương lại và quất ngang mông ngựa. Hắn quất liên tiếp thúc nó phi nước đại, trong lúc nỗi thống khổ khàn khàn của Ben gầm lên, và lái nó sang phía bên phải tượng đài. Rồi hắn đấm lên đầu Luster.
    "Mày không biết làm trò gì hơn là đưa nó sang phía bên trái à?" hắn nói. Hắn với tay ra đàng sau đánh Ben, làm cây hoa lại gãy gập. "Câm mồm!" hắn nói. "Câm mồm!" hắn giật con Queenie đứng lại và nhảy xuống. "Xéo ngay về nhà với nó. Mày còn đưa nó qua cái cổng ấy lần nữa, tao sẽ giết mày!"
    "Dạ vâng ạ!" Luster nói. Nó cầm cương và lấy đoạn cuối của dây cương quất con Queenie. "Ngồi dậy! Ngồi dậy, Benjy, vì Chúa!"
    Giọng Ben gầm mãi lên. Con Queenie lại chạy, bốn vó lại bắt đầu lộp cộp đều đặn và Ben nín bặt. Luster ngoái cổ nhìn thật nhanh qua vai, rồi đánh xe đi. Cây hoa gãy gục trên nắm tay Ben và đôi mắt hắn lại trống rỗng xanh ngắt và bình thản khi những gờ mái và mặt tiền nhà lại một lần nữa lướt qua êm ái từ trái sang phải, cột và cây, cửa sổ và lối ngõ, rồi bảng hiệu, vật nào chỗ nấy.

  6. #35
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phụ lục

    COMPSON: 1699 – 1945
    IKKEMOTUBBE. Một ông vua Mỹ bị thất nghiệp. Được gọi là "L'Homme" (và đôi khi "de l'homme") bởi anh nuôi của ông, một Hiệp sĩ Pháp quốc sinh ra quá muộn nếu không đã có thể thuộc loại sáng chói nhất trong thiên hà lấp lánh những kẻ khốn kiếp thượng võ là các thống chế của Napoleon, người đã dịch cái danh hiệu bằng thổ ngữ Chickasaw có nghĩa là "Con Người" ra tiếng Pháp như trên, cách dịch này lại được chính Ikkemotubbe – vốn cũng là người thông minh, giàu trí tưởng tượng cũng như có óc nhận xét sắc sảo về tính cách, kể cả tính cách mình – đẩy xa hơn và Anh hoá nó thành "Doom" (Định mệnh). Người đã sang nhượng từ lãnh thổ bao la hoang phí của mình một dặm vuông ngon lành thuộc vùng đất hoang Bắc Mississippi vuông thành sắc cạnh như bốn góc của một chiếc bàn đánh bài (hồi ấy là rừng vì đó là những ngày xa xưa trước năm 1833 khi xuất hiện sao băng và Jefferson Mississippi còn là một ngôi nhà dài một tầng dựng láo nháo bằng gỗ súc trát bùn làm trụ sở của Đại Lý Chickasaw và thương điếm của ông) cho cháu của một người tị nạn Sctotland đã bị mất quyền lợi dòng dõi do gắn bó số phận mình với một ông vua bị phế truất. Khoản này là để chuộc lại phần nào quyền được đi lại yên ổn, bởi bất cứ phương tiện nào mà ông và dân chúng của ông thấy thích hợp, đi bộ hoặc cuỡi ngựa miễn là ngựa Chickasaw, đến miền tây hoang vu bây giờ gọi là Oklahoma: lúc đó chưa biết đến dầu mỏ.
    JACKSON. Một tổ phụ da trắng vĩ đại với một thanh gươm. (Một đấu sĩ kỳ cựu, một con sư tử già gây gổ còm nhom hung dữ xác xơ bền bỉ bất diệt người đặt sự an lạc của quốc gia lên trên Nhà Trắng và đặt sự lành mạnh của chính đảng mới của mình lên trên cả hai vai và trên tất cả không phải là danh dự của vợ mình mà là cái nguyên lý khẳng định rằng danh dự phải được bảo vệ cho dù có hya không bởi vì đã được bảo vệ tức là có cho dù có hay không). Người chứng thực đóng dấu và phê chuẩn việc sang nhượng bởi chính tay mình trong căn lều vàng của mình ở Wassi Town, cũng chưa biết đến dầu mỏ: để một ngày kia những hậu duệ vô gia cư của kẻ bị phế truất sẽ rong ruổi say ngất ngư và hôn mê tuyệt vời ở nơi ẩn náu bụi bặm đã dành phần cho các lóng xương của họ trong những chiếc xe tang đặc chế sơn đỏ và những đầu máy xe lửa.
    Đây là những người trong dòng họ Compson:
    QUENTIN MACLACHAN. Con trai một chủ nhà in ở Glasgow, mồ côi và được họ hàng bên mẹ ở cao nguyên Perth nuôi lớn lên. Từ Culloden Moor chạy trốn sang Carolina với một thanh kiếm và một chiếc áo vải len kẻ ô ngày mặc đêm đắp, và chẳng có gì khác.
    Năm tám mươi, bởi đã từng chống lại một vua Anh và thất trận, ông không muốn mắc phải sai lầm đó lần nữa nên lại đào thoát vào một đêm năm 1799, với đứa cháu trai thơ dại và chiếc áo len kẻ ô (thanh kiếm đã mất, cùng với con trai ông, cha của đứa cháu, trong một trận đánh của các trung đoàn Tarleton trên chiến trường Georgia khoảng một năm trước) tới Kentucky nơi một người láng giềng tên là Boon hoặc Boone gì đó đã lập một khu định cư.
    CHARLES STUART. Bị kết tội, trục xuất và xoá tên tuổi cùng cấp bậc trong quân đoàn Anh. Bị bỏ lại vì đã chết trong một đầm lầy Georgia bởi chính đạo quân rút lui của mình và sau đó bởi một đội tiền quân Mỹ, nhưng cả hai đều lầm. ông vẫn giữ được thanh kiếm ngay cả lúc lê chiếc chân gỗ làm lấy và cuối cùng tìm thấy người cha và đứa con trai của mình bốn năm sau ở Harrodsburg, Kentucky, chỉ vừa kịp chôn cất cha và bước vào một thời kỳ dài tồn tại như một nhân cách phân lập trong khi vẫn cố là một nhà giáo, điều mà ông tin là sở nguyện của ông,đến khi rút cuộc vứt bỏ để trở thành một con bạc ông mới thực sự là mình và điều đó dường như không một Compson nào nhận thức được là mình mang sẵn cái máu cờ bạc liều lĩnh khát nước và chơi chì của dòng họ.
    Cuối cùng ông cũng thành công trong cú liều không chỉ cái cổ họng mình mà cả an ninh của gia đình và sự toàn vẹn của tên tuổi mình để lại, bằng cách gia nhập một liên minh do một người quen biết tên là Wilkinson cầm đầu (một kẻ có tài năng đáng kể, có ảnh hưởng, trí tuệ và quyền lực) trong một mưu đồ tách rời toàn vùng thung lũng Mississippi khỏi Liên bang và sát nhập vào Tây Ban Nha. Đào thoát khi cái bong bóng vỡ tung (ai cũng biết nó sẽ vỡ ngoại trừ nhà giáo Compson), ông làm mình thành người duy nhất đào thoát khỏi xứ sở trong số những kẻ âm mu: chẳng thành phố do sự trả thù hay trừng phạt của chính quyền quốc gia mà ông mưu toan chia cắt mà là do sự trở cờ điên rồ của những kẻ liên minh trước kia giờ đây cuồng lên vì an toàn của bản thân. Ông không bị trục xuất khỏi Liên bang, ông tự rao lên là vô tổ quốc và ông bị tống cổ đi thực ra không phải vì tội mưu phản mà vì cái luận điệu om sòm ấy, đốt bằng mồm từng cây cầu sau lưng mình ngay cả khi chưa kiếm được chỗ nào xây cây cầu kế tiếp: vì vậy chẳng phải cảnh sát hiến binh hay một cơ quan dân sự nào mà chính là những kẻ đông đảng trước kia đã tung ra một chiến dịch đòi đuổi ông khỏi Kentucky và khỏi Liên bang, và nếu họ tóm được ông, chắc là sẽ đuổi ông ra khỏi thế giới nữa . Đào thoát trong đêm tối, theo đúng truyền thống gia đình, với đứa con trai và thanh gươm cũ và chiếc áo len kẻ ô.
    JASON LYCURGUS. Người có lẽ bị thúc đẩy bởi cái tên hào nhoáng được đặt bởi một ông bố cẳng gỗ bất khuất nhạo báng chua chát kẻ mà có lẽ trong thâm tâm vẫn tin rằng sở nguyện của mình phải là một nhà giáo cổ đỉên, vào một ngày năm 1811 đã tới Natchez Trace với một đôi súng ngắn tốt, và một cái túi yên lép kẹp trên lưng một con ngựa cái thon nhỏ nhưng chạy khoẻ có thể sải hai furlong (khoảng 201m) đầu chưa đến nửa phút và hai furlong tiếp theo cũng gần tương tự, mặc dù chỉ có thế. Nhưng như vậy cũng đủ: ông đến Đại lý Chickasaw ở Okatoba (mà năm 1860 vẫn còn gọi là Cựu Jefferson) và không đi xa hơn nữa.
    Người mà chỉ sau sáu tháng trở thành thư ký cho Đại lý, sau mười hai tháng thành cổ đông, tuy chính thức vẫn là thư ký mặc dù ông chủ thực sự của một nửa cơ ngơi mà giờ đây là một cửa hiệu bề thế được cuộc sau chặng đua của con ngựa cái với lũ ngựa của các thần dân trẻ tuổi của Ikkemotubbe, cuộc đua mà ông Compson, luôn thận trọng giới hạn trong một phần tư hay nhiều nhất là ba furlong, và nó mtp theo thì Ikkemotubbe sở hữu con ngựa cái nhỏ còn Compson sở hữu dặm vuông đất ngon lành về sau gần như là trung tâm thị trấn Jefferson hồi đó là rừng và hai mươi năm sau vẫn là rừng mặc dù đã có vẻ một công viên hơn là rừng rú với những khu lán trại của nô lệ, chuồng gia súc, vườn rau, thảm cỏ, lối đi dạo, tạ đình, được vẽ kiểu cũng bởi kiến trúc sư đã xây ngôi nhà có dãy cột và hàng hiên, đồ đạc được chở bằng tàu thuỷ từ Pháp và New Orleans sang và đến năm 1840 vẫn là dặm vuông đất nguyên vẹn (với không chỉ một ngôi làng da trắng giới hạn nó mà là cả một quận da trắng gần như bao quanh nó vì chỉ một vài năm là các hậu duệ và các thần dân của Ikkemotubbe không còn nữa, những kẻ sót lại không còn là những chiến sĩ hay thợ săn mà như những người da trắng – như những nông dân không còn du cư hoặc, ở một vài nơi, là chủ nhân những gi mà họ gọi là đồn điền và là kẻ sở hữu đám nô lệ cũng không còn du cư, những kẻ bẩn hơn người da trắng một chút, lười hơn một chút, tàn bạo hơn một chút – rốt cuộc ngay cả dòng máu hoang dã cũng biến mất chỉ còn đôi lúc xuất hiện ở hình dáng cái mũi của một gã da đen trên một toa chở bông hay một thợ xẻ gỗ da trắng hay một người bẫy thú hay thợ đốt lò đầu máyxe lửa), rồi được gọi là lãnh địa Compson, từ đó nó sinh ra đủ thứ hoàng thân, chính khách, tướng lãnh, giám mục, phục hận cho những Compson bị truất phế từ Culloden đến Carolina và Kentucky, rồi được gọi là dinh Thống đốc vì chắc cũng đến lúc nó sản xuất ra hay ít nhất cũng đẻ ra một thống đốc – lạii Quentin Maclachan, trùng tên với tổ phụ Culloden – và vẫn được gọi là dinh Cựu thống đốc ngay cả sau khi nó đã đẻ ra (1861) một tướng lãnh – (được gọi như thế theo thoả thuận và nhất trí từ trước của toàn thị trấn và toàn quận, như thể người ta đã biết ngay lúc đó và trước đó rằng ông cựu thống đốc là Compson cuối cùng kẻ động đến bất cứ việc gì cũng không hề thất bại ngoại trừ tuổi thọ, hoặc tự tử) – thiếu tướng Jason Lycurgus II, kẻ bại trận ở Shiloh năm 62 và lại bại trận mặc dù không đến nỗi tệ hại ở Resaca năm 64, kẻ đầu tiên cầm cố dặm vuông đất còn nguyên vẹn cho một tay đầu cơ chính trị người New England năm 66, sau khi thị trấn cũ bị tướng Liên bang Smith đốt cháy và thị trấn nhỏ mới, lúc đó phần lớn cư dân không phải là hậu duệ của dòng họ Compson mà là dòng họ Snopes, đã bắt đầu lấn sang và gặm dần nó khi ông thiếu tướng bại trận suốt bốn mươi năm sau đó bán dần từng mảnh, còn lại bao nhiêu đem cầm cố nốt; đến một ngày năm 1900, ông chết lặng lẽ trên một chiếc giường vải quân đội tại nơi cắm trại để săn thú và câu cá ở hạ lưu sông Tallahatchia nơi ông sống hầu hết những ngày cuối đời.
    Và bây giờ ngay cả ông cựu thống đốc cũng đã bị quên lãng, những gì còn lại của dặm vuông xưa kia nay chỉ còn được gọi là khu Compson – tàn tích mọc đầy cỏ dại của những thảm cỏ và lối đi dạo xưa kia, ngôi nhà lẽ ra đã phải sơn lại từ rất lâu, dãy cột tróc lở ở hàng hiên nơi mà Jason III (được nuôi dưỡng để thành một luật sư và thực ra ông cũng có mở một văn phòng trên căn gác ở quảng trường, nơi chôn vùi trong những tủ hồ sơ bụi bặm một số tên tuổi kỳ cựu nhất trong quận – Holston và Sutpen, Grenier và Beauchamp và Coldfield – mỗi năm một phai mờ giữa những mê cung không đáy của pháp đình: và ai biết được giấc mơ trong trái tim bất diệt của thân phụ ông, giờ đây hoàn tất cái thứ ba trong ba hoá thân – một là con trai của một chính khách lỗi lạc và phong nhã, hai là vị tướng lãnh của những con người can đảm và hào hùng, ba là một thứ nguỵ - Daniel Boone – Robinson Crusoe được ưu đãi, người đã không trở lại tuổi thanh xuân vì thực ra ông cũng chưa hề rời khỏi tuổi thanh xuân ấy – rằng cái văn phòng luật sư đó lại là tiền sảnh của dinh Thống đốc với vẻ tráng lệ xưa kia) ngồi suốt ngày với một bình whisky và một chồng những Horace và Lyvi và Catullus đã quăn mép, soạn (nghe nói vậy) những bài tán tướng châm biếm và giễu cợt những kẻ đồng hương còn sống cũng như đã chết ,người đã bán mảnh đất cuối cùng của sản nghiệp, ngoại trừ ngôi nhà, vườn rau chuồng gia súc đổ nát và một căn lều cho gia nhân nơi có gia đình Dilsey trú ngụ, cho một câu lạc bộ golf để lấy tiền cho cô con gái Candace làm đám cưới linh đình hồi tháng Tư năm 1910 và cậu con trai Quentin học một năm ở Harvard để rồi tự tử vào tháng Sáu tiếp theo, được gọi là khu Compson Cũ ngay cả khi gia đình Compson vẫn còn sống ở đó vào một buổi tối mùa xuân năm 1928 khi mà cô cháu chắt mấy đời của ông cựu thống đốc mới mười bảy tuổi không có họ cha hư hỏng sa đoạ ăn trộm của nam thân nhân cuối cùng còn lành mạnh của mình (ông cậu Jason IV) khoản tiền mà hắn bí mật kí cóp rồi leo xuống đường ống máng và bỏ trốn theo một gã bán hàng rong trong một gánh hát lưu diễn vỉa hè, và vẫn được gọi là khu Compson Cũ rất lâusau khi tất cả các dấu vết của dòng họ Compson đã tuyệt tích: sau khi bà mẹ goá mất và Jason IV, giờ đây không cần nể sợ Dilsey, tống đứa em trai khùng của hắn là Benjamin tới nhà thương điên tiểu bang ở Jackson và bán ngôi nhà cho một nông dân để anh ta làm nhà ăn trọ cho các nghị viên hội thẩm và các gã lái buôn lừa ngựa, và vẫn được gọi là khu Compson Cũ ngay cả sau khi ngôi nhà ăn trọ (và hiện nay cũng là sân golf) đã biến mất và dặm vuông xưa kia lại nguyên vẹn với hàng dãy những nhà trệt bằng gỗ bé nhỏ nửa thị tứ của tư nhân xây cất cẩu thả chen chúc.
    Và đây:
    QUENTIN III. Người đã yêu không phải cái thân xác của em gái mình mà là một vài khái niệm về phẩm giá của dòng họ Compson đặt một cách bấp bênh (anh ta biết thừa) và nhất thời vào cái màng trinh bé xíu mong manh của cô em như thể một mô hình thu giảm của cả quả địa cầu bao lao có thể giữ thăng bằng trên mũi một con hải cẩu được huấn luyện. Người đã yêu không phải cái ý tưởng về tội loạn luân mà anh ta không muốn phạm, mà là một vài khái niệm có tính cách trưởng lão về hình phạt đời đời kiếp kiếp của tội loạn luân: anh ta chứ không phải Thượng Đế, có thể bằng cách đó khiến mình và em gái mình cùng đoạ địa ngục, nơi anh ta có thể bảo vệ em gái mình mãi mãi và giữ em gái mình nguyên vẹn mãi mãi trong ngọn lửa vĩnh hằng.
    Nhưng là người yêu cái chết hơn hết, người chỉ yêu cái chết, yêu và sống trong một sự tiên liệu có cân nhắc và hầu như đồi truỵ về cái chết như một kẻ tình nhân yêu và thận trọng kiềm chế trước cái thân xác đợi chờ ưng thuận thân thuộc dịu dàng không tin được của người mình yêu, đến khi anh ta không thể chịu đựng lâu hơn không phải sự kiềm chế mà là sự câu thúc và thế là quăng ném, lao mình, buông thả, chìm đắm. Tự tử ở Cambridge, Massachusetts, tháng Sáu, 1910, hai tháng sau đám cưới của cô em gái, trước hết còn đợi hoàn tất niên học dang dở cho bõ khoản học phí đóng trước, chẳng phải vì anh ta có các tổ phụ Culloden và Carolina và Kentucky xưa kia mà vì mảnh sót lại của dặm đất Compson cũ đã bán để chi phí cho đám cưới cô em gái và một năm học Harvard của anh ta, chưa kể cũng cô em gái ấy và cảnh tượng một ngọn lửa bùng cháy mà đứa em út của anh ta, khùng bẩm sinh, đã yêu thích.
    CANDACE (CADDY). Bạc phận và biết điều đó, chấp nhận số phận không kiếm tìm cũng không trốn tránh. Yêu anh trai mình bất chấp anh, không phải chỉ yêu anh mà yêu trong con người anh đấng tiên tri cay đắng và viên phán quan không lay chuyển được không lung lạc được về điều mà anh ta cho là danh dự và định mệnh của gia đình, khi anh ta tưởng là mình yêu nhưng thực ra là thù ghét ở cô em gái mà anh ta xem như là cái bình mỏng manh thiên định để chứa niềm hãnh diện của gia đình và cái công cụ bẩn thỉu của nỗi ô nhục gia đình; không những thê, cô yêu anh không chỉ ở niềm thù hận mà còn ở một sự thật rằng anh không có khả năng yêu, chấp nhận rằng anh đánh giá cao hơn hết không phải là cô mà là sự trinh tiết của cô, cái mà chính cô là người gìn giữ và chẳng coi ra gì, cái chỗ nghẽn vật lý mỏng manh ấy đối với cô chẳng hơn gì một vảy móng tay.
    Biết anh trai yêu cái chết hơn hết thảy và không ghen tị, dám (có lẽ do tính toán cân nhắc về cuộc hôn nhân của mình) đưa thuốc độc cho anh nếu phải làm như vậy. Có mang hai tháng với người đàn ông khác cô đã đặt tên cho đứa bé bất kể trai hay gái là Quentin theo tên anh trai mà cả hai (cô và anh trai) biết là kể như đã chết, khi cô lấy (1910) một thanh niên Indiana đủ các điều kiện lý tưởng mà cô và bà mẹ gặp trong một lần nghỉ mát ở French Lick mùa hè năm trước. Ly dị theo yêu cầu của người chồng năm 1911. Năm 1920 lấy một nhà sản xuất phim cỡ trung ở Hollywood California. Thoả thuận ly dị ở Mexico năm 1925. Biến mất ở Paris vào thời Đức chiếm đóng năm 1940, vẫn xinh đẹp và chắc cũng vẫn giàu có kể từ lúc cô biến mất suốt mười lăm năm đến nay đã bốn mươi tám tuổi, không ai nghe thấy tin gì về cô nữa.
    Ngoại trừ một người đàn bà bé nhỏ và xám xịt như con chuột, chưa bao giờ lấy chồng, học cùng lớp với Candace Compson quatc những trường trung học thành phố và rồi suốt đời lo gìn giữ cuốn Hổ phách vĩnh cửu hết lớp bìa này đến lớp bọc khác rồi Jurgan và Tom Jones khởi tay bọn học sinh trung học lớp dưới rồi lớp trên chúng có thể với tay rút xuống từ các giá sách phía sau mà chẳng cần kiễng chân trong khi cô ta phải đứng trên một cái hộp để giấu sách đi. Một ngày năm 1943, sau gần một tuần lễ lơ đãng gần như ngẩn ngơ, mà ai bước chân vào thư viện lúc nào cũng thấy cô vội vã đóng ngăn kéo bàn và khoá lại, khiến cho các phu nhân của các ông chủ ngân hàng, các bác sĩ và các luật sư, vài người trong số đó cũng cùng từng học lớp trung học xưa kia, những người tới và rời khỏi thư viện vào các buổi chiều với những cuốn Hổ phách vĩnh cửu và các tập truyện của Thorne Smith gói ghém cẩn thận trong những tờ nhật báo Memphis và Jackson để không ai thấy, tin rằng cô ta sắp ốm và có lẽ sắp mất trí, cô đóng cửa thư viện và khoá lại vào giữa buổi chiều, xắc tay kẹp chặt dưới nách, hai gò má thường ngày nhợt nhạt bỗng ửng đỏ như lên cơn sốt vì quyết tâm, cô bước vào cửa hiệu cung cấp nông cụ nơi mà Jason IV đã khởi đầu bằng chân thư ký và giờ đây là ông chủ chuyên buôn bán bông sơi, đi thẳng vào cái hang tối om nơi chỉ có đàn ông bước chân vào – một cái hang lộn xộn kín mít và treo như thạch nhũ đủ cả nào cày nào dĩa nào bừa nào đai nào dây xích nào gióng xe nào cổ lừa nào thịt sườn nào giày rẻ tiền nào đồ thắng xe ngựa nào bột nào mật, tối om vì chứa đầy hàng hoá không bày ra mà lại giấu đi bởi người cung cấp cho các nhà nông Mississippi hay ít nhất là các nhà nông da đen Mississippi để chia một phần vụ mùa đã không muốn, đến khi mùa màng xong xuôi v vj ước lượng được gần đúng giá trị của nó, bày ra cho họ thấy những gì mà họ có thể nhận ra là mình cần nhưng chỉ cung cấp cho họ theo yêu cầu đặc biệt những gì mà họ không đến nỗi kêu cứu nhưng thật cần – và đi tới tận lãnh địa riêng biệt Jason phía sau: một khu vực có lan can vây quanh bừa bộn nào kệ nào hộc tủ chứa đầy biên lai cắm vào xiên sắt để bẫy bụi và xơ vải nào sổ sách nào mẫu bông với mùi pho mát mùi dầu hoả và mùi dầu yên cương nào cái lò sắt kinh tởm mà bã thuốc lá nhai nát đã được nhổ vào đấy gần một thế kỷ, cô đi tới cái quầy dài cao và dốc mà Jason đứng phía sau và, không nhìn lại những người đàn ông mặc quần yếm đã lặng lẽ thôi trò chuyện và thôi cả nhai khi cô bước vào, với vẻ đánh liều miễn cưỡng cô mở xắc tay và lục lọi lấy ra một cái gì đó rồi mở nó trên mặt quầy và đứng run rẩy hổn hển trong khi Jason cúi xuống xem – một tấm hình, một bức ảnh màu rõ ràng là cắt ra từ một tạp chí quảng cáo – tấm hình đầy những xa hoa tiền bạc và ánh nắng – một phông nền Cannebìere với núi non hàng cọ rặng bách và biển cả, một xe hơi thể thao mui trần mạ kền loại đắt tiền động cơ mạnh, gương mặt của người đàn bà để đầu trần nổi bật giữa những khăn choàng và áo khoác sang trọng, trẻ đẹp, lạnh lùng, bình thản và mê hoặc, bên cạnh là một người đàn ông đứng tuổi mảnh khảnh khôi ngô mang ngù vai và quân hiệu tướng tham mưu Đức – và cô gái già loắt choắt và xám xịt như chuột run rẩy và khiếp đảm vì sự táo gan của mình, nhìn đăm đăm qua anh chàng không vợ không con kẻ kết thúc một dòng họ dài dặc những con người hào hoa và kiêu hãnh ngay cả sau khi họ đã bắt đầu đánh mất sự chính trực và niềm kiêu hãnh để trở thành phù phiếm và tự thương hại, từ kẻ biệt xứ phải lìa bỏ quê cha đất tổ không có gì ngoài mạng sống của mình nhưng vẫn từ chối chấp nhận thất bại, đến kẻ đã hai lần thử thời vận bằng tính mạng và tên tuổi của mình cả hai lần đều thua cuộc vvj nghiêng mình chấp nhận kết cục đó, rồi đến kẻ chỉ với một góc con ngựa bé nhỏ tinh khôn làm phương tiện phục hận cho cha ông bị phế truất của mình đã đoạt được một lãnh địa, rồi đến ông thống đốc lỗi lạc và phong nhã rồi vị tướng lĩnh mặc dù thất bại trên chiến trường khi chỉ huy những con người gan dạ và hào hùng, ít ra cũng đã liều cả sinh mạng mình trong thất bại, đến kẻ nghiện rượu học thức và bán mảnh đất cuối cùng của di sản cha ông không phải để mua rượu mà để một trong những hậu duệ của mình ít ra cũng có một cơ hội tốt đẹp nhất trong cuộc đời theo như mình nghĩ.
    "Caddy đấy!" cô thủ thư thì thào. "Mình phải cứu vớt chị ấy!"

  7. #36
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    "Cad đấy, phải!" Jason nói. Rồi hắn cười phá lên. Hắn đứng đó, cười sặc sụa trên tấm hình, trên gương mặt lạnh lùng xinh đẹp giờ đây đã quăn góc và nhàu nát sau một tuần cư trú trong ngăn kéo và xắc tay. Và cô thủ thư biết vì sao hắn cười, cô vẫn gọi hắn không gì khác hơn là ông Compson suốt ba mươi hai năm nay, kể từ cái ngày năm 1911 khi Candace, bị chồng đuổi, đã mang đứa con thơ về nhà, để con lại và ra đi ngay chuyến tàu sau, không trở lại lần nào nữa, và không chỉ có bà bếp da đen Dilsey, mà cả cô thủ thư cũng đoán ra chỉ bằng bản năng rằng Jason thế nào cũng lợi dụng cuộc đời đứa trẻ và cả cái vị thế bất hợp pháp của nó để tống tiền mẹ nó không những phải rời bỏ Jefferson suốt cuộc đời mà còn phải chỉ định hắn là người duy nhất toàn quyền giám hộ khoản tiền mà chị hắn sẽ gửi về để nuôi dưỡng đứa con, và đã từ chối nói bất cứ chuyện gì về hắn kể từ một ngày năm 1928, khi con bé leo xuống đường ống máng và trốn đi cùng gã bán hàng rong.
    "Jason!" cô kêu lên. "Mình phải cứu vớt chị ấy! Jason! Jason!" – và vẫn kêu ngay cả khi hắn kẹp tấm hình giữa ngón cái và ngón trỏ ném qua quầy trả lại cô.
    "Candace?" hắn nói. "Đừng làm tôi cười chứ. Con điếm này chưa tới ba mươi. Con kia bây giờ đã năm mươi rồi".
    Và thư viện vẫn khoá suốt ngày hôm sau, vào hồi ba giờ chiều, chân đau và rã rời nhưng vẫn không nản lòng vẫn kẹp chặt xắc tay dưới nách, cô rẽ vào một mảnh sân nhỏ ngăn nắp thuộc khu cư xá da đen ở Memphis và leo lên những bậc thềm một ngôi nhà nhỏ sạch sẽ và rung chuông rồi cửa mở và một người đàn bà đen chạc tuổi cô nhìn cô lặng lẽ. "Frony phải không?" cô thủ thư nói. "Cô nhớ tôi chứ - Melissa Meek ở Jefferson".
    "Vâng" cô da đen nói. "Mời chị vào. Chị muốn gặp má tôi?" và cô bước vào phòng, cái phòng ngủ sạch sẽ mà lộn xộn của một người da đen già, đầy mùi người già, đàn bà già, đàn bà da đen già, nơi người đàn bà ấy ngồi trong ghế xich đu cạnh lò sưởi mặc dù là tháng Sáu một ngọn lửa vẫn âm ỉ cháy – một người đàn bà vốn to béo mặc chiếc áo vải in hoa sạch sẽ đã lợt màu và một chiếc khăn trắng tinh quấn quanh đầu trên đôi mắt mờ đục giờ đây gần như đã loà – và đặt tấm hình quảng cáo vào đôi bàn tay đen đủi, giống như tất cả những người đàn bà cùng chủng tộc, vẫn mềm mại và thanh tú như xưa, lúc bà ở tuổi ba mươi hoặc hai mươi thậm chí mười bảy.
    "Caddy đấy!" cô thủ thư nói. "Đúng mà! Dilsey! Dilsey!"
    "Cậu ấy bảo sao?" bà già da đen nói. Và cô thủ thư biết bà gọi ai là "cậu ấy", cô thủ thư cũng chẳng ngạc nhiên khi không những bà già da đen biết người mà bà gọi là "cậu ấy" là ai, mà bà còn biết ngay lập tức là cô đã đưa tấm hình cho Jason xem.
    "Bác biết hắn nói sao không?" cô khóc. "Khi biết chị ấy đang gặp nguy hiểm hắn bảo đúng là chị ấy đấy, cho dù cháu không đưa một tấm hình nào cho hắn xem. Nhưng sau khi hắn biết rằng có một ai đó, bất kỳ ai, ngay cả cháu, muốn cứu vớt chị ấy hoặc sẽ cố gắng để cứu vớt chị ấy, hắn lại bảo đây không phải chị ấy. Nhưng đúng mà! Nhìn xem!"
    "Nhìn mắt tôi đây này" bà già da đen nói. "Làm sao tôi nhìn tấm hình này được?"
    "Gọi Frony!" cô thủ thư khóc. "Cô ấy sẽ nhận ra ngay!" nhưng bà già da đen đã gấp cẩn thận tấm hình quảng cáo theo nếp gấp cũ và đưa trả lại.
    "Mắt tôi không còn thấy gì nữa" bà nói. "Tôi không nhìn được". Và thế là hết. Vào lúc sáu giờ cô chen lấn qua đám đông ở bến xe bus, xắc kẹp chặt dưới nách, tay kia cầm cuống vé tháng, và bị quét vào bãi đợi xe ầm ầm náo động như thuỷ triều suốt ngày đêm nơi chỉ có một ít dân thường đứng tuổi còn hầu hết là lính tráng và thuỷ thủ nhập ngũ hoặc về phép hoặc ra trận và những thiếu phụ vô gia cư, cùng gia quyến của họ, những người mà hai năm nay đã sống ngày này qua ngày khác trong những toa xe ngủ Pullman và nhà trọ nếu như gặp may và trong những toa xe lửa ngày chạy đêm nghỉ hoặc xe bus hoặc sân ga hoặc hành lang hoặc những chỗ nghỉ công cộng nếu không gặp may, dừng lại ít lâu đủ để đẻ rơi đẻ vãi trong những viện tế bần hay đồn cảnh sát rồi lại bỏ đi, và cô cố chen lên chiếc xe bus, nhưng vì bé nhỏ hơn hết thảy nên chân cô thỉnh thoảng mới chạm được xuống sàn xe tới lúc một bóng người (một người đàn ông mặc kaki, cô không nhìn rõ ai cả vì cô vẫn đang khóc) đứng dậy nhấc cả người cô lên đặt vào một cái ghế cạnh cửa sổ, ở đó, vẫn khóc lặng lẽ, cô có thể nhìn ra những phố xá trôi lướt qua rồi ở lại phía sau và giờ đây cô lại về nhà, yên ổn ở Jefferson nơi mà cuộc đời cũng sống với tất cả những đam mê náo động đau buồn cuồng nộ và thất vọng không thể hiểu nổi của nó, nhưng ở nơi đây vào lúc sáu giờ người ta có thể trùm chăn lên nó và ngay cả bàn tay nhẹ bỗng của một đứa trẻ cũng có thể cất nó lên các kệ sách vĩnh viễn êm ả giữa những phân loại mơ hồ rồi xoay ổ khoá đóng kín toàn thể và đêm không mộng mơ. Phải cô nghĩ và khóc lặng lẽ đúng là bà ấy không muốn nhìn không muốn biết đây có phải là Caddy hay không bởi vì bà ấy biết Caddy không muốn được cứu vớt không có bất cứ cái gì đáng được cứu vớt không có cái gì đáng để mất mà chị ấy không để mất.
    JASON IV. Compson lành mạnh đầu tiên kể từ trước Culloden và (một kẻ độc thân không con cái) như vậy là người cuối cùng. Logic duy lý dè dặt và hơn nữa là một triết gia theo truyền thống khắc kỷ xưa: hắn không bận tâm chút nào đến Thượng Đế kiểu này hay kiểu nọ và chỉ nể cảnh sát do đó e ngại và tôn trọng duy nhất có bà già da đen, người nấu ăn cho hắn, kẻ thù truyền kiếp của hắn từ ngày hắn sinh ra đời và kẻ thù sống mái của hắn từ cái ngày năm 1911 khi bà ta cũng chỉ nhờ trực giác mà đoán biết rằng hắn lợi dụng cái vị thế bất hợp pháp của đứa cháu gái thơ dại để tống tiền mẹ nó. Kẻ không chỉ tách ra và đương đầu với những Compson khác mà còn cạnh tranh và đương đầu với những người họ Snopes là những kẻ đã chiếm cứ cái thị trấn nhỏ bé vào đầu thế kỷ khi những dòng họ Compson và Sartoris cùng quyến thuộc phai mờ dần ở đó (không phải Snopes, mà chính Jason Compson ngay khi bà mẹ mất – cô cháu gái đã leo xuống đường ống máng trốn đi khiến Dilsey không còn con chủ bài nào để nắm được hắn nữa – đã tống khứ đứa em trai khùng của mình cho nhà nước lo và bỏ ngôi nhà cũ, trước hết đem ngăn các phòng thênh thang từng một thời lộng lẫy thành những thứ mà hắn gọi là các căn hộ và bán tuốt cho một gã nhà quê mở làm quán trọ), mặc dù điều đó chẳng mấy khó khăn vì đối với hắn thì cả thị trấn cả thế giới và cả nhân loại nữa ngoại trừ hắn đều là Compson, chẳng thể giải thích nhưng hoàn toàn có thể thấy trước là không thể nào tin cậy họ được.
    Bởi tất cả tiền bán đồng cỏ đã chi vào đám cưới của chị hắn và năm học Harvard của anh hắn, nên hắn phải dùng số tiền chính hắn bủn xỉn ky cóp từ khoản lương còm thư ký cửa hiệu để tự gửi mình theo học một trường ở Memphis dạy phân loại và đánh giá bông và từ đó tạo lập doanh nghiệp của mình, sau cái chết của ông bố nghiện ngập, hắn đảm nhận toàn bộ gánh nặng của một gia đình mục nát trong một ngôi nhà mục nát, nuôi dưỡng đứa em trai khùng cũng vì bà mẹ, hy sinh những lạc thú lẽ ra hắn có quyền và cũng đáng được hưởng và ngay cả những gì thiết yếu cho một kẻ độc thân ba mươi tuổi, để đời sống của mẹ hắn có thể được tiếp tục gần như trước kia, mà như vậy chẳng phải vì hắn yêu gì bà, mà (một kẻ lành mạnh luôn luôn như thế) chỉ vì hắn sợ bà bếp da đen người mà hắn không thể buộc thôi việc, ngay cả khi hắn cố tình không trả công hàng tuần cho bà, và mặc dù phải gánh vác tất cả, hắn vẫn xoay sở để dành được gần ba ngàn đô la (2840,5 đô la) như hắn trình báo vào cái đêm cháu gái hắn ăn trộm số tiền đó, những đồng xu đồng kền đồng nửa đô la khổ sở ky cóp, khoản tích luỹ không gửi vào ngân hàng vì đối với hắn ngay cả gã chủ ngân hàng cũng là một Compson, mà đem giấu vào ngăn kéo bàn giấy khoá chặt trong phòng ngủ hắn tự tay thu dọn giường nệm vì lúc nào hắn cũng khoá kín cửa phòng chỉ trừ lúc hắn ra vào.
    Sau vụ thằng em khùng của hắn định loạng quạng với một con bé đi ngang qua cổng, hắn tự chỉ định mình làm giám hộ tên khùng mà không cho bà mẹ biết rồi nảy ra sáng kiến thiến tên khùng trước khi mẹ hắn biết thì người ngoài đã hay, và sau cái chết của bà mẹ năm 1933 là hắn rũ nợ vĩnh viễn chẳng những thoát khỏi thằng em khùng và ngôi nhà mà cả bà già da đen nữa, hắn dọn đến hai gian văn phòng với một loạt cầu thang bên trên cửa hiệu cung cấp chứa đầy sổ sách và mẫu bông, nơi mà hắn cải tạo thành phòng ngủ kiêm bếp kiêm buồng tắm, rồi cứ đến ngày nghỉ cuối tuần người ta lại thấy một người đàn bà to béo đẫy đà tóc hung mặt mũi tươi tỉnh suồng sã không còn trẻ lắm, đội những chiếc mũ tròn vẽ hoa cà (vào mùa lạnh) mặc áo lông thú giả, cả hai, gã lái bông trung niên và người đàn bà ở thị trấn người ta gọi đơn giản là cô bạn Memphis của hắn, tối thứ Bảy đi xem chiếu bóng trong phố sáng Chủ nhật leo lên cầu thang căn hộ với những túi giấy của hiệu tạp hoá đựng nào bánh mì nào trứng nào cam nào hộp súp, đầm ấm, âu yếm, quấn quýt, cho đến chiều hôm sau xe bus lại đưa cô ta về Memphis. Giờ đây hắn được giải thoát. Hắn tự do. "Năm 1865", hắn thường nói, "Abe Lincoln giải phóng bọn da đen khỏi những Compson. Năm 1933, Jason Compson giải phóng những Compson khỏi bọn da đen".
    BENJAMIN. Tên cúng cơm là Maury, theo tên người em trai duy nhất của bà mẹ: một gã độc thân bảnh trai khoe khoang khoác lác vô công rồi nghề, kẻ vay mượn tiền nong của bất cứ ai, ngay cả Dilsey cho dù bà là một người da đen, gã vừa rút tay ra khỏi túi vừa hùng biện với bà rằng trong con mắt gã bà không chỉ là một thành viên trong gia đình chị gã, mà bà còn có tướng mệnh phụ dù sống ở đâu đi nữa và trong con mắt ai đi nữa. Sau cùng ngay cả bà mẹ cũng nhận thấy hắn như thế nào rồi v vkhóc lóc đòi phải đổi tên cho hắn, tên thánh đặt lại của hắn là Benjamin do Quentin anh trai hắn đặt (Benjamin, con út của chúng tôi, đã bán sang Ai Cập). Hắn yêu ba thứ: cánh đồng cỏ bị bán để làm đám cưới Candace và gửi Quentin đi học Harvard, Candace chị hắn, ánh lửa. Hắn chẳng mất thứ nào vì hắn đâu có nhớ chị hắn mà chỉ là sự mất chị, ánh lửa vẫn chập chờn ngời sáng như thế khi đi ngủ, còn cánh đồng cỏ bán đi lại hay hơn vì giờ đây hắn và T.P. Không những có thể đi men hàng rào vô thời hạn theo các cử động của những bóng người vung gậy golf với hắn chẳng có ý nghĩa gì, mà T.P. Còn dẫn chúng đến những bụi cỏ khóm cây nơi sẽ đột ngột xuất hiện trong bàn tay T.P. Những quả cầu nhỏ màu trắng có thể ganh đua với và thậm chí khắc phục được cái mà hắn cũng không biết là trọng lực và tất cả những định luật bất biến khi buông tay cho nó rớt xuống mặt sàn lát ván hay tường nhà sấy hay lối đi bằng bê tông. Bị thiến năm 1913. Bị gửi đến nhà thương điên tiểu bang ở Jackson năm 1933. Hắn chẳng có gì để mất lúc ấy nữa vì, cũng như với chị hắn, hắn đâu có nhớ cánh đồng cỏ mà chỉ là sự mất cái đó, và ánh lửa vẫn chập chờn ngời sáng như thế trong giấc ngủ.
    QUENTIN. Kẻ cuối cùng. Con gái của Candace. Không có cha chín tháng trước khi chào đời, không tên khi sinh ra và đã mang cái phận số không chồng ngay từ giai đoạn phân bào quyết định giới tính. Lúc mười bảy tuổi, vào dịp kỷ niệm lần thứ một ngàn tám trăm chín mươi lăm ngày trước phục sinh của Thiên Chúa Chúng Ta, nó bám theo một ống máng từ cửa sổ căn phòng mà cậu nó đã khoá nhốt nó buổi trưa, sang cái cửa sổ gài chốt của căn phòng ngủ vắng người và khoá chặt của ông cậu, nậy một tấm ván và leo vào qua cửa sổ rồi dùng que cời lửa làm bật tung ngăn kéo bàn giấy đã khoá để lấy món tiền (không phải 2840,50 đô la mà khoảng bảy ngàn đô la và làm Jason phát cuồng lên, cơn điên giận bừng bừng không sao chịu nổi đêm hôm ấy và cứ định kỳ lại tái phát mà chỉ giảm bớt chút điều hoặc không chút nào suốt năm năm sau, làm hắn tin chắc rằng nó sẽ đánh gục hắn bất cứ lúc nào không hay, giết hắn chết tươi như bị đạn bắn hay sét đánh: mặc dù hắn bị mất trộm không phải ba ngàn đô la vặt vãnh mà là gần bảy ngàn đô la hắn cũng đành nín thít không dám hé răng với ai, bởi hắn bị mất trộm bảy ngàn đô la thay vì chỉ có ba mà chẳng thể nào chẳng khi nào được chứng thực – hắn không cần cảm thông – từ những kẻ không vô phúc đến mức đã có một con điếm làm chị lại có một con điếm khác làm cháu, cũng không thể trình báo cảnh sát, vì hắn mất bốn ngàn đô la không phải thuộc về hắn, thậm chí cũng không thể lấy lại ba ngàn kia bởi bốn ngàn trước không những là tài sản hợp pháp của cháu gái hắn như một phần số tiền mà mẹ nó gửi để nuôi dưỡng nó suốt mười sáu năm qua, mà số tiền ấy cũng không tồn tại ở đâu hết, chúng được ghi nhận chính thức là đã chi tiêu và xoá sổ trong báo cáo hàng năm hắn đệ trình lên Toà án quận, theo yêu cầu của những người chấp nhận cho hắn làm kẻ giám hộ và nuôi dưỡng; như vậy là hắn bị mất trộm không chỉ những khoản hắn ăn cắp được mà cả những khoản hắn dành dụm được nữa, lại bởi chính nạn nhân của hắn; hắn bị mất trộm không chỉ bốn ngàn đô la hắn đã ky cóp với cái giá của hy sinh và khước từ, mỗi lần một đồng kền một đồng xu suốt một thời gian gần hai chục năm trời, và cú này không thành phố fchỉ là do chính nạn nhân của hắn mà còn là một con ranh nó làm đánh vèo một cái, chẳng phải suy tính hay lập kế hoạch gì hết, thậm chí cũng chẳng biết hoặc chẳng để ý là sẽ vớ được bao nhiêu khi nó nậy tung cái ngăn kéo, và giờ đây hắn cũng không thể nhờ cảnh sát giúp đỡ; hắn đã luôn luôn tôn trọng cảnh sát, không bao giờ làm phiền đến họ, đóng thuế hàng năm cho họ ăn không ngồi rồi báo hại, không những thế, hắn cũng không dám tự săn lùng con mồi vì hắn có thể tóm được nó rồi nó sẽ tố ra, vậy là hắn chỉ còn phương cách duy nhất là mơ mộng hão huyền cứ thế trằn trọc đêm đêm mồ hôi ướt đẫm suốt hai năm, ba năm thậm chí bốn năm sau biến cố, đến khi hắn buộc phải quên giấc mơ ấy (là bất ngờ tóm cổ con bé, từ trong bóng tối vồ lấy nó, trước khi nó tiêu nhẵn món tiền và giết nó trước khi nó kịp há miệng kêu) rồi leo xuống cũng ống máng ấy trong bóng tối nhá nhem và bỏ trốn theo gã bán hàng rong đã bị kết án vì tội lấy hai vợ. Và rồi biến mất, dù nó có làm bất cứ trò trống gì đi nữa cũng sẽ không có chuyện cưỡi Mercedes mạ kền, dù nó có chụp hình gì đi nữa cũng sẽ chẳng có tướng tham mưu.
    Và đó là tất cả. Những người sau đây không phải là Compson. Họ là những người da đen.
    T.P. Trên phố Beale ở Memphis, diện những bộ đồ bảnh bao rực rỡ rẻ tiền kiên định do các ông chủ xí nghiệp hút máu ở Chicago và New York sản xuất riêng cho gã.
    FRONY. Lấy một anh phu khuân vác trên xe Pullman, và tới sống tại St. Louis rồi sau đó trở lại Memphis sống cùng với mẹ khi Dilsey từ chối không chịu đi xa hơn.
    LUSTER. Một gã trai, mười bảy tuổi. Không những có thể trông nom chu đáo và an toàn một anh khùng gấp đôi tuổi mình và gấp ba cỡ mình mà còn có thể thường xuyên giải trí cho hắn.
    DILSEY.
    Họ nhẫn nại.
    Hết.

Trang 4 / 4 ĐầuĐầu ... 234

Chủ Đề Tương Tự

  1. Nộ Kiếm Cuồng Sa - 20 Tập [DVDRIP USLT]
    By duckhai in forum Phim HK-TVB
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-21-2012, 04:34 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-01-2012, 12:54 PM
  3. Âm thanh kỳ lạ ở nơi linh thiêng nhất nước Anh
    By giahamdzui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-21-2012, 03:49 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •