Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì cả và không ghi ngờ gì cả.
Susanna March
Results 1 to 6 of 6

Chủ Đề: Cách Làm chả cá thát lát

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    Kỳ 4

    Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn được đảng khen luôn bám sát đời sống, nóng bỏng thời sự . Quả vậy, sau “ Ký sự Cao Lạng”, Nguyễn Huy Tưởng đi theo đoàn cải cách ruộng đất xuống ba cùng với bần cố nông và có ngay tiểu thuyết “Truyện anh Lục” viết về nông dân bị địa chủ, cường hào bóc lột tận xương tuỷ, nay nhờ đảng vùng lên đập tan giai cấp bóc lột, làm chủ cuộc đời mình. Tiểu thuyết …dở đến nỗi nhà phê bình Phan Cự Đệ chê ”tác phẩm còn lẫn lộn giữa việc tường thuật về người thật và xu hướng tiểu thuyết hoá, nhưng điều đáng quý là sự nỗ lực của Nguyễn Huy Tưởng đi vào một đề tài mới mẻ với ý thức phục vụ sát yêu cầu cách mạng…”.

    Thế thôi, chỉ phục vụ cách mạng chứ đâu phải văn chuơng ? Thực ra “húc” vào đề tài cải cách ruộng đất nhà văn nào cũng phải bịt mắt, bưng tai nói theo giọng cán bộ Đội cải cách, bởi thế các tác phẩm viết ra đều “chết non” như “ Tranh tối tranh sáng ”, “Hỗn canh hỗn cư” của Nguyễn Công Hoan, “Mẹ con đồng chí Chanh” của Nguyễn Đình Thi, “Con trâu “của Nguyễn văn Bổng, “Truyện Tây Bắc “ của Tô Hoài…

    Sau 1954, đảng yêu cầu các nhà văn viết về sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc, Nguyễn Huy Tưởng hưởng ứng nhiệt tình , viết ngay tiểu thuyết “Bốn năm sau” (1959). Cuốn truyện xoay quanh công cuộc xây dựng lại Điện Biên Phủ, nơi chiến trường vừa lặng im tiếng súng, vẫn còn chằng chịt giây thép gai và bom mìn để thử thách tinh thần người lính phục viên, rời tay súng, cầm tay cầy. Cuốn sách được các nhà phê bình của đảng “nâng bi” là “ Bốn năm sau mang theo cảm hứng mới phơi phới tinh thần lạc quan cách mạng của những con người làm chủ hiện tại và tương lai…”. Có lẽ vì cái cảm hứng đó mà không đầy “bốn năm sau” ra đời, tiểu thuyết “Bốn năm sau” đã chết ngóm chẳng còn ma nào muốn đọc.

    Là nhà văn đi hàng đầu theo chủ trương “sáng tác ” kịp thời , Nguyễn Huy Tưởng luôn luôn được báo chí bốc thơm:

    Chất hiện thực trong những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ngày càng được tăng cường qua những đợt đi thực tế , tham gia chiến dịch , những ngày lăn lộn với phong trào . Anh thấy rõ cuộc sống mới không ngừng phát triển. Đang từng ngày thay da đổi thịt. Ở đâu trong cuộc sống cũng phấp phới cái “cánh bay của một thứ lãng mạn cách mạng ngay trong những công việc hàng ngày”. Đó chính là cơ sở khách quan để nảy sinh chất lãng mạn cách mạng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng…”

    Tuy nhiên sự “đoản thọ” của những sáng tác kịp thời kiểu như “ Ký sự Cao Lạng”, “ Truyện anh Lục”, “ Bốn năm sau”… cũng làm Nguyễn Huy Tưởng phải nghĩ ngợi, nhất là văn chương của ông nâng bi cách mạng quá đà đến độ nhà phê bình “bảo hoàng hơn cả nhà vua” Phan Cự Đệ cũng phải than:

    Nguyễn Huy Tưởng đến với cuộc đời mới với bao cởi mở và tin cậy, không có những khoảng cách giữa nhà văn và cuộc sống qua những dằn vặt cá nhân , những ngại ngùng xa lạ …Nguyễn Huy Tưởng thích khai thác những mặt đẹp của đời sống , cái đẹp của con người mới đang sáng tạo nên những trang sử của dân tộc. Anh nhìn cuộc sống một cách xuôi chiều và có phần lý tưởng hoá. Nguyễn Huy Tưởng chưa thấu hết những mặt phức tạp của cuộc đấu tranh xã hội nên trong một số trường hợp , cách nhận thức và giải quyết vấn đề của anh hời hợt và dễ dãi…”

    Tóm lại nói theo ngôn ngữ thời nay là anh viết quá…phải đạo, quá an toàn, luôn luôn đeo chữ “thọ” cho ngòi bút rồi mới tung hoành trên trang giấy. Sau “ Bốn năm sau”, Nguyễn Huy Tưởng hiểu rằng “sáng tác kịp thời” chỉ là sự xui dại của Đảng muốn nhà văn phục vụ chính trị hiệu quả hơn, tức thời hơn và chỉ đẻ ra thứ văn chương “báo tường”. Từ đó ông bỏ hẳn “những chuyến đi thực tế” nhằm cho ra những “sáng tác kịp thời”, bỏ qua những “đề tài khôi phục kinh tế” nóng hổi tính thời sự, ông trở lại đề tài quá khứ với độ lùi đủ để có thể nhìn lại một cách bao quát, tỉnh táo từ đó xây dựng nên tiểu thuyết sử thi, đồ sộ vừa đi sâu vào số phận cá nhân vừa mang tính hoành tráng bão táp cách mạng.

    Và Nguyễn Huy Tưởng bắt tay vào tiểu thuyết được coi là lớn nhất trong sự nghiệp của ông :”Sống mãi với Thủ đô”.
    Năm 1958 sách viết xong, 1961 sách ra mắt bạn đọc, được nhà văn Nguyễn Tuân viết lời bạt, nhà văn Nguyễn Khải viết bài khen ngợi cùng rất nhiều nhà báo, nhà phê bình khác bốc thơm.

    Vậy giá trị thực của “ Sống mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng là thế nào ? Cuốn sách dày 450 trang mở đầu là cuộc tản cư của người Hà Nội về nông thôn tránh bom đạn giặc Pháp và kết thúc ở một đơn vị tự về đã bước vào ngày thứ hai của cuộc kháng chiến.

    Trên sân ga hàng Cỏ hai tháng sau ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9, giữa đám đông chạy loạn người ta thấy Trần Vinh, thầy giáo đưa mẹ xuôi tàu Nam tản cư về quê. Anh gặp lại Trinh người yêu cũ đã lấy chồng giàu có. Lúc này trụ lại Hà Nội và xin vào tự vệ dường như là thước đo giá trị của thanh niên Hà Nội ; bởi vậy khi nghe Trinh hỏi mẹ :

    “ Tự vệ phải đánh nhau, sao các anh ấy lại thích vào mợ nhỉ ?”

    Trần Văn cau mặt. Trinh không những tỏ ra thờ ơ với thời cuộc mà còn ngu nữa. Hồi yêu Trinh, anh tưởng Trinh thông minh, có ngờ đâu lại thảm đến như thế này…”

    Không phải chỉ có Trinh là thờ ơ với thời cuộc, trên sân ga, Trần Văn còn thấy “ một đám thanh niên mặc tây đi xích lô từ phía Hàng Lọng tới. Họ vội vã, hấp tấp, hốt hoảng. Họ cuống cuồng bước lên thềm , chạy vào ga lấy vé , mặt tái nhợt, hơi thở dốc ra . Trông thấy Trần Văn họ bẽn lẽn xấu hổ, người cúi mặt xuống, người ngoảnh mặt đi. Trần Văn cười trong bụng . Chắc chắn họ cũng cùng một loại với mấy anh thanh niên theo gia đình đi tản cư mà anh gặp lúc nãy ở ngoài ke, các anh chàng phải giấu mặt đi để cho đồng bào khỏi trông thấy và xỉ vả là đồ hèn nhát….”

    Vậy Trần Văn dĩ nhiên là một thầy giáo giác ngộ cách mạng nên mới có cái nhìn khinh bỉ đối với đám thanh niên cầu an, tản cư khỏi Hà Nội như vậy. Anh là giáo viên sử, dạy trường tư của một “ nhà trí thức cách mạng”. “Anh đã được giảng sử nước nhà bằng tiếng Việt Nam một cách đường hoàng, không phải dè dặt quanh co. Cách mạng tháng Tám đã mở cho anh một cuộc đời mới”.

    Học trò của thầy Trần Văn cũng “cách mạng” không thua gì thầy.

    Trước hết là cô Quyên, nữ sinh Hà Nội .”Một chị cán bộ đã giới thiệu Quyên vào làm mật mã nhưng Quyên khóc xin thôi. Quyên cho là chị cán bộ khinh mình, vì Quyên thấy cái công tác được giao cho chẳng có gì là chiến đấu cả . Quyên nghĩ rằng đánh nhau thì phải nằm gai nếm mật, mặt trận thì phải là màn sương gối đất chứ có đâu lại đi làm một công việc chẳng có gì là khó nhọc, ro ró ở một xó nhà…” .

    Thế rồi trong tường tượng, hình ảnh người chồng tương lai của cô nữ sinh này cũng phải là …một người cách mạng. “Người ấy đã phải bị đầy ra Côn Đảo , đã phải vượt tù trốn về khu giải phóng, và lúc này phải gánh vác những công việc lớn lao. Người chồng lý tưởng ấy của chị có thể không còn trẻ nữa, nhưng chị sẽ yêu với tất cả lòng yêu của chị, chị sẽ hy sinh tất cả cho anh để bù lại trăm nghìn gian khổ mà anh đã phải chịu trong bao nhiêu năm…”

    Một quan niệm tình yêu “lãng mạn cách mạng” ghê gớm chưa ? Còn nam sinh của thầy như anh chàng tên Loan thì cũng bị “trí tưởng tượng đưa anh từ cuộc đời còn thơm tho mùi sách vở tới những trận chiến đấu ngổn ngang xác giặc và chính anh có thể chết dưới đống gạch ngói của phố xá điêu tàn…”.

    Đứng giữa đám học sinh “mắt long lanh như sắp xông lên chiến đấu”, anh giáo Trần Văn bỗng “thèm làm một người cán bộ nắm được hết tình hình, biết mình sẽ làm gì và đi tới đâu. Anh cảm thấy con người mới phải là con người chẳng kể trường hợp nào , đều làm chủ được tình thế …”. Và rồi để “động viên tinh thần chiến đấu” cho đám học trò, anh giáo kể câu chuyện cái lỗ đạn Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 20-11-1873 bị một nhà nho nào đó lấp đi để “nhân dân hàng ngày khỏi trông thấy mà thêm nhục”. Mấy hôm sau, một ông nhà nho khác lại khoét cái lỗ ấy ra với lý lẽ “ phải để đấy cho mọi người luôn luôn trông thấy cái nhục mà nghĩ đến việc cứu nước…”. Hai ông cứ người lấp người phá cho đến khi Pháp biết chuyện đem rào kín cổng thành lại (!). Câu chuyện thực hư không biết sao, nhưng người Hà Nội mỗi lần đi qua phố Cửa Đông đều nhìn thấy cái lỗ đạn ấy và không hiểu Pháp đã rào nó lại bằng cách nào ?

    Anh giáo Trần Văn kể xong câu chuyện , kết luận :

    “ Tôi nghĩ lúc này là lúc chúng ta lấp cái nhục bằng gươm bằng súng đấy…chúng ta sẽ cho chúng nó biết rằng chúng ta không phải là một lũ hèn…”.

    Ngoài đám thầy trò Trần Văn sôi sục tinh thần yêu nước, người ta còn thấy cô Nhân, bán hoa ở Ngọc Hà, thầm yêu anh giáo, chị họ cô Nhân có chồng chết trong khi Nam tiến, đứa con trai tuổi còn con nít tên Dân cứ nằng nặc xin đi…bộ đội vì nhớ bố quá, tất cả đều trong không khí sẵn sàng…đánh Pháp. Ơ vườn hoa Cửa Nam, Trần Văn gặp một người thợ nặn các tượng Quan Công, Hạng Vũ…bằng bột bán cho con nít. Khi một đoàn xe “ chở toàn Tây mũ đỏ, kèm theo mấy con nhà thổ, me tây loè loẹt” chạy qua, anh thợ nặn bột lên tiếng chửi theo kiểu rất …“trí thức” :

    Đánh Đức thua Đức, đánh Nhật thua Nhật, đánh đâu thua đấy, bắt nạt Việt Nam. Mẹ cha mày, bố mày cũng không dám đánh đêm…”

    Được nghe chửi như vậy, anh giáo càng thêm phấn chấn . Anh bĩu môi lẩm bẩm :

    Mọi bạo lực, mọi cường quyền mạnh đến như sấm như sét rồi cũng tan đi như bọt. Hạng Vũ, Attila, Nã Phá Luân , Hitle và Lơ Cléc , tất cả , trước hay sau, chóng hay muộn tất cả đều đổ sụp. Chỉ có nhân tâm là muôn thủa…:”
    (còn tiếp)
    Last edited by sophienguyen; 11-20-2011 at 01:02 AM.

  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết
    Cách Làm chả cá thát lát




    Cách 1:

    Nguyên liệu:

    Thịt cá thác lác: 300gr

    Bánh tráng: 10 cái

    Thì là (chừa một nửa, không băm nhuyễn), hành củ, tỏi băm nhuyễn.

    Dầu ăn: 2 muỗng canh

    Hạt nêm: 1,5 muỗng cà phê

    Cách làm:







    Chuẩn bị rau thì là và hành tỏi.











    Cá thác lác trộn với tỏi, hành củ, thì là băm nhuyễn, hạt nêm. Dùng muỗng, thấm tí dầu ăn, quết liên tục cho đến khi các nguyên liệu đã trộn lẫn vào nhau và cá đã dai.








    Chuẩn bị bánh đa cuốn









    Múc từng muỗng cá dàn trải đều trên bánh tráng. Cho vài cọng thì là lên trên mặt cá, sau đó úp tiếp một cái bánh tráng lên trên, ấn nhẹ cho dính chặt vào lớp cá. Làm tuần tự cho đến khi hết cá.





    Dùng chảo sâu lòng, đun nóng, đổ dầu ăn vào. Khi dầu thật nóng cho từng miếng cá nhẹ nhàng vào chảo, chiên lửa nhỏ, cho vàng đều 2 mặt. (Cho dầu ngập miếng cá).





    Khi miếng cá vàng đều và chín, gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.





    Khi đã chiên xong cá, cho ra đĩa khác, trang trí với cà chua bi, dưa leo cắt lát. Vậy là có món chả cá ngon rồi. Dùng nóng với tương ớt. Chúc các bạn ngon miệng!





    VietFreeFun



  3. #3
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,503
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    cá viên chiên

    Nguyên liệu:
    200g nạc cá thác lác
    30g mỡ heo
    1/4 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 tép tỏi giã nhuyễn, 
3 nhánh thì là băm nhuyễn

    thực hiện:
    Mỡ heo cắt hạt lựu thật nhuyễn, ướp với đường cho trong
    Nạc cá để tủ lạnh cho thật mát lạnh mới lấy ra, dùng thìa miết, quết cho cá quánh lại rồi, trộn đều với mỡ heo, nước mắm, tỏi, thì là
    Xoa dầu ăn vào tay, vo từng viên cá cho tròn. Bắc chảo dầu nóng, cho cá viên vào ngập dầu, chiên vàng là vớt ra ngay.


    Cách 2:

    Món ăn lạ miệng và hấp dẫn lắm đây.

    1. Nguyên liệu

    - Cá thác lác xay nhuyễn: 500g
    - Mỡ gáy: 100g
    - Hành tây 1 củ
    - Củ sắn xắt sợi 150g
    - Bánh tráng pía: 1 xấp
    - Gia vị: muối, tiêu, dầu ăn, sốt mayonnaise

    2. Cách làm
    Mỡ luộc chín xắt sợi, hành tây bằm nhỏ, củ sắn băm nhỏ vắt ráo nước.
    Quết cá với gia vị cho dẻo, trộn tất cả các nguyên liệu lại, nêm gia vị vừa ăn.
    Trải bánh tráng, múc nhân đã trộn, gói lại, chiên vàng, để ráo dầu.
    Chả giò cá chấm nước tương ớt hoặc sốt mayonnaise.






    Các món liên quan

    Chả cá thác lác nấu canh chua





    Nguyên liệu
    Thịt cá thác lác 150 gr; Giá 50 gr; Thơm 1/4 trái; Cà chua 1 trái; Đậu bắp 4 trái; Me chín 1 vắt; Ngò gai, ngò ôm, hành củ, tỏi 1 ít.

    Chế biến
    - Cá thác lác trộn với chút tiêu, tỏi băm, hạt nêm, dầu ăn quết nhiều lần cho cá dai.
    - Vo từng viên cá nhỏ đem chiên hơi vàng 2 mặt.
    - Me ngâm nước nóng, lọc lấy nước cốt.
    - Phi tỏi cho thật thơm, cho nước vào nấu canh. Canh sôi, cho nước cốt me, chả cá, cà chua, đậu bắp, bạc hà, giá, ớt, thơm. Nêm vừa ăn. Canh sôi nhấc xuống cho ngò gai, ngò ôm cắt nhỏ lên trên.



    Bún chả cá thác lác





    Nguyên liệu


    500 gr cá thác lác, ướp với 1tsp đường, 2tbs nước mắm, 1tsp tiêu
    4 quả cà chua, cắt múi cau
    1 củ hành tây, cắt mỏng
    Thì là, rửa sạch rồi cắt nhuyễn
    Hành lá, rửa sạch rồi cắt nhuyễn
    Bún



    Cách làm

    Cho một nửa thì là vào hỗn hợp cá thác lác đã ướp như trên, thêm ít dầu ăn rồi trộn đều. Dùng nylon thực phẩm bọc lại và cho vào tủ lạnh, đợi cá thật lạnh thì bắt dầu quết cho đến khi cá dẻo
    Trong khi đợi cá lạnh thì ta có thể chuẩn bị nồi nước dùng. Bạn có thể mua nước dùng sẵn hoặc hầm xương heo để lấy khoảng 1l nước dùng.
    Xào hành tây trên chảo nóng đến khi hơi vàng thì cho cà chua vào xào cùng. Có thể thêm ít muối để cà chua thêm đậm đà.
    Cá chua mềm và ra màu vàng thì cho nước dùng vào nấu đến khi sôi.
    Cá thác lác sau khi được quết dẻo thì chia làm hai, một nửa dể làm chả chiên, nửa còn lại thì vò viên cho vào nồi nước dùng. Cá chín thì sẽ nổi lên trên mặt.
    Nêm nồi nước dùng với ít đường, nước mắm và bột ngọt đến khi vừa ăn. Ai thích ăn chua thì có thể cho ít nước me vào.
    Món bún chả cá thì không thể thiếu bún rồi. Bạn có thể mua bún tươi ở chợ hay luộc bún khô. Ở đây mình không có bún tươi nên mua bún khô và luộc.
    Trang trí bát bún với ít chả chiên, ít chả luộc, cà chua, hành lá, thì là và ít hành phi ( nếu thích), chan nước dùng vào nữa là xong.


    Chả cá thác lác cuộn trứng


    Cá thác lác có thể để nguyên con chế biến, nhưng nạo ra, ta có món chả ngon tuyệt vời. Với giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều công dụng chữa bệnh, cá thác lác là lựa chọn thông minh trong việc chế biến món ngon bổ dưỡng.



    Nguyên liệu

    - 300g Nạc cá thác lác

    - 3 quả trứng vịt

    - 1/2 thìa súp hành tím băm

    - 1/2 thìa súp tỏi băm

    - 1/2 thìa cà-phê muối

    - 1/4 thìa súp nước mắm

    - 1/4 thìa cà-phê tiêu, màng bọc thực phẩm, dầu để chiên

    - Rau sống ăn kèm

    Cách làm


    - Cho cá vào bát, quết kĩ với tiêu và nước mắm ngon, sau đó quết lại với hành tím và tỏi băm, vo viên.

    - Trứng vịt tách lòng trắng và lòng đỏ sang 2 bát riêng, cho vào mỗi chén 1/4 thìa cà-phê muối, khuấy đều, dùng chảo không dính tráng trứng thật mỏng.

    - Trải màng bọc thực phẩm ra, phết một lớp cá thác lác, đặt lớp lòng đỏ trứng lên, phết tiếp một lớp cá thác lác rồi đặt miếng lòng trắng trứng vào, sau đó đến phết lớp cá thác lác vào, cuộn tròn món cá lại, gỡ bỏ màng bọc thực phẩm, thả cá vào chảo dầu nóng chiên vàng đều là được.

    - Xếp rau sống và chả cá ra đĩa, có thể ăn kèm với cơm nóng.

    Canh chả cá thác lác nấu cải bẹ xanh

    Chả cá dai, nước canh ngọt, nấu với cải ăn không ngán sẽ là một món canh ngon cho thực đơn bữa ăn nhà bạn.


    Nguyên liệu:


    - 200g cá thác lác làm sẵn, bạn có thể thay bằng cá rô phi lê
    - 1 bó cải bẹ xanh
    - 3 thìa nhỏ dầu ăn
    - 1 nhánh hành lá rửa sạch, thái nhỏ
    - Muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm và hành hương.

    Cách làm:


    - Chả cá mua về trộn vào hành lá, hành hương thái nhỏ, dầu ăn, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, ít hạt tiêu. Dùng thìa lớn quết nhuyễn.


    - Cải bẹ xanh thái khúc ngắn vừa ăn.

    - Đun nồi nước sôi, dùng thìa cho từng thìa chả cá thả vào nồi. Đun sôi tầm 5 phút để chả cá chín.

    - Tiếp theo cho cải bẹ xanh vào, đun sôi, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, múc ra bát.

    VietFreeFun



Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •