Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu và hạnh phúc là hình với bóng, nếu biết bảo vê. thì hạnh phúc sẽ thành sự thậtt, ngược lại nêu không biết bảo vê. thì hạnh phúc chỉ là một hình ảnh ảo tưởng không bao giờ có thật
Pascal
Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 19

Chủ Đề: Nghìn Thu Còn Lại

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Nghìn Thu Còn Lại

    Quế Trân







    Chương 1


    Nhìn những hàng cây hoàng hạ trổ hoa vàng như những chiếc lồng đèn xinh xắn rực rỡ trong ngày lễ hội, Doãn bằng càng nhớ "nàng" cực độ .... Nàng rất mê suy loài hoa này, vườn hoa kiểng của anh có nhiều loại tuyệt đẹp nhưng anh vẫn luôn chăm chút cho những cây hoàng hạ để mỗi độ hè về cây nở rực hoa vàng ... Nhưng tất cả chẳng còn đâu ...

    "Không có em còn tôi với ai.

    Không có em lạnh giá đường vui.

    Không có em ngồi đứng nơi này.

    Không còn em còn ai với ai.

    Em đã đi chìm khuất đã theo.

    Em đã như ngon gió quạnh hiu.

    Không có em đường cũ tiêu điều.

    Em đã xa lìa trong nỗi đau.

    Em đã biền biệt muôn trùng quá.

    Từng cơn gió và từng cơn gió.

    Em đi gió lạnh đến xa bờ.

    Từng nỗi nhớ trùng trùng nỗi nhớ.

    Em không có đường xa quá xa.

    Em đà thôi cười giữa chiều mưa.

    Em đã đi đời có đâu ngờ.

    Mang trái tim mùa xuân héo khổ.

    Không có em buồn vui với ai.

    Không có em lụa gấm nhạt phai.

    Ai đã chia người đã xa người.

    Ai giết đi tình đang lứa đôi.

    Tình khúc "Còn ai với ai" của Trịnh Công Sơn như nhắc anh nhớ về một thuở còn làm sinh viên và nàng thật dịu dàng ...thật khả ái ...

    Thế mà cũng đã bao tháng ngày, nàng đã lao vào đời với nỗi đam mê bất tận ... Anh đem từng ngày như để khẳng định lại nỗi nhớ, nỗi đau quay quắc trong lòng mình. Phải chăng anh quá lãng mạn, đa tình nên đã để "nàng" vụt bay nhanh ...Nàng của thuở nào trong anh như nắng lụa vàng, nàng tuyệt Đẹp, nàng xinh xắn duyên dáng trong mọi hành động ... Sao mà hói ấy anh "si" nàng đến thế, còn bây giờ thi sao?

    Phan Lữ bỗng vỗ lên vai Doãn Bằng rồi nói:

    Ê ! Chú mày làm gì ngớ ngẩn suốt buổi sáng thế, Hay là nhớ phố rồi, tao đã nói rồi, mày không trụ mãi ở xứ biển này đâu.

    - Sao chú lại nói thế. Đây là thành phố du lịch mà cháu thích nhất đó!

    - Ối thích là một chuyện. Tao biết cũng vì mày ...

    Chú ... ơi ! Chú có đi. Công chuyện hay không?

    À, cái thằng này nhắc khéo tao hở. Được rồi, sáng nay tao có khối công việc, còn mày cái thằng quỷ, còn trẻ mà lười quá cứ ở lì trong vườn nhà Mày không chán à!

    Cái gì mà chán, cháu cũng có khối việc, vác cây, a mà cả luống hoa đang chờ cháu đấy chứ!

    - Cái cớ thôi chú mày ạ ! Thôi, ăn cái gì đã chứ?

    - Cháu nấu mì ăn chú nhé?

    - Chú không ăn mì, chẳng lẽ bây giờ lại ra quán.

    - Cũng tại chú thôi. Ai bảo chú không chịu kiếm người để lo chuyện ăn trống. Cháu thì chẳng giúp gì được cho chú việc đó đâu?

    - Đợi mày việc đó à ! Có mà chết, đời Chú mày quen sống đời đơn côi rồi.

    Già rồi còn gì.

    - Chú mà già à ! Tuổi hồi xuân đấy chú.

    Ừ ... ừ Bốn mươi đâu phải là già, Phan Lữ là chú họ của Doãn Bằng, vốn là kỹ sư nông nghiệp, nên khu vườn hoa này chú gầy dựng nên thật đẹp, nơi đây là một cơ sở lai tạo những giống hoa đẹp ... Phong lan trong vườn là loại hoa được mọi người yêu thích và quanh năm vẫn không bao giờ thừa, có khi còn thiếu cung cấp cho mọi người. Ngày xưa chú vốn là một anh chàng lãng tử. Vậy mà khi đã làm, chú lại hết mình với công việc ! Thật nể vô cùng ...

    Sau khi thất bại trong công việc và cả trong tình yêu Doãn Bằng đã bỏ thành phố về xứ biển này như một kẻ trốn chạy. Anh đã thất bại Bây giờ còn lại gì?

    Ngẫm nghĩ mãi nhiều lúc muốn trở lại thành phố để bắt đầu lại với một công việc gì đó, nhưng sao anh cứ nấn ná mãi ở nơi này cùng chú Lữ tôi điểm cho đời bởi hương sắc của muôn loài hoa thắm.

    Chú Lữ cười anh vì trong vườn trồng nhiều cây hoàng hạ nhưng rồi chú cũng vui vẻ mà lao vào nghiên cứu để trồng hoa này theo kiểu "bonsai". Cả hai lại miệt mài. Nhất định là chú mày có kỷ niệm gắn liền với loài hoa này phải không?.".

    Doãn Bằng bỗng cười vì chợt nhớ đến lời của chú Lữ. Bài ca cứ âm vang trong lòng anh về hình ảnh của nàng. Khiến cho lòng anh lại thêm thắt đau.

    "Ngày xưa em đến em mặc lụa vàng.Em đi trong nắng, chân em xinh xắn chưa hề lâm bụi trần, chưa hề vướng cỏ sầu.

    Em đi vào mộng mơ. Ngày mai em đến xin mặc áo lụa vàng.

    Nghe em hãy nhớ quê hương anh đó. Đang cần đến tình người, đang cần đến Nụ cười, cho tâm hồn nghỉ ngơi.

    Ôi, nắng lụa vàng, nắng lụa vàng, nắng ướt môi em.

    Ôi, nắng lụa vàng, nắng lụa vàng quấn quýt chân em.

    Yêu con đường này, ngày xưa ngày xưa Trên con đường này chiều nay, chiều nay".

    - Thưa ông!

    Doãn Bằng ngẩng đầu lên khi nghe tiếng kêu. Cô gái áo vàng ... Anh bỗng nhăn mặt, không hiểu vì sao dạo đó đến nay gặp áo vàng của các cô là anh bỗng chau mày:

    - Sao?

    - Tồi ... Dại À ! Tôi đến để mang hoa về công ty.

    - Hoa nào?

    Cô gái ngẩng mặt nhìn Doãn Bằng:

    Rõ là ...

    - Cô nói gì?

    - Là chủ mà không biết, khách hàng của mình hợp đồng gì sao?

    Doãn Bằng nhăn mặt rồi cười nói:

    - Thật là sặc mùi công ty, ở đây làm gì có hợp đồng chứ!

    - Á! Anh này mới lạ. Vườn hoa kiểng này không là công ty được sao?

    - Thật là lạm dụng ngôn từ.

    - Anh nói sao?

    - À! Tôi nói, à ! Cô đến đây để nhận hoa. Tất cả là bao nhiêu?

    - Tôi cũng không rõ.

    - Anh là chủ phải biết chứ !

    - Xin lỗi, tôi không là chủ, cô có thể đợi khoảng vài giờ hay là buổi chiều cô quay lại - Ơ hay. Sao tôi phải đợi đến vài giờ đồng hồ, vả lại đã hẹn rồi mà !

    Doãn Bằng cười, đùa:

    - Nhưng ai hẹn với ai chứ?

    Doãn Bằng có cảm giác đôi má cô gái nóng bừng.

    Cô nhìn Doãn Bằng nói ngập ngừng:

    - Tôi, tôi không nói với anh.

    - Tôi cũng không phải ở đây để đối đáp với cô Xin mời cô đợi ở phòng khách, chủ nhân sẽ trở về để giao hàng cho cô.

    - Một hoa viên như thế này mà chỉ mỗi một ông chủ biết giao thiệp với khách hàng.

    - Nơi đây không phải là chỗ để diễn đàn.

    Cô gái áo vàng nhòm Doãn Bằng trân trân rồi cô nói:

    Vậy anh cứ làm việc của anh kẻo chủ về lại quở trách, tôi muốn đi dạo.

    - Hả !

    Cô gái áo vàng đã ngoe ngoảy bỏ đi. Doãn Bằng nhìn theo rồi lắc đầu lẩm bẩm - Lại áo vàng, áo vàng.

    Doãn Bằng bỗng ghét nhìn màu áo vàng khi tình cờ gặp một người nào đó mặc. Anh cũng biết mình như thế thật là vó duyên, duy nhất anh chị còn giữ loại hoa vàng đầy ắp kỷ niệm. Hoàng hạ tên hoa thật dễ thương, Màu vàng của hoa hoàng hạ luôn khiến cho Doãn Bằng thấy dễ chịu còn màu vàng của những chiếc áo có lẽ gợi lại hình ảnh anh cố muốn xoá nhoà. Nên khi nhìn thấy nó anh lại càng nhớ ... Chú Lữ bảo rằng:

    Mày giống đàn bà quá!

    Doãn Bằng sợ điều đó vô cùng, chẳng lẽ cá tính anh lại như thế sao? Doãn Bằng chợt cười. Có lẽ tại thời gian chưa thể xoá nhoà được trong anh nỗi đau. Chú Lữ nói:

    Đó là nỗi đau đàn bà, mình là đàn ông ai lại si tình đến như thế. Có những lúc nghiệm lại lời chú Lữ, Doãn Bằng cũng hoảng nếu như bản thân anh lại như thế.

    Nhìn bóng cô gái dạo bước trong vườn hoa, Doãn Bằng chợt ray rứt vì sự vô lý của mình? Sao anh lại không biết về việc này chứ. Công ty may mặc nào đó vừa mới thành lập giám đốc là một phụ nữ. Bà đã đặt ở đây số hoa kiểng đáng kể để trang hoàng cho công ty, số hoa kiểng đã được đủ đến công ty độ nửa tháng còn số phong lan này sẽ đưa đến sau khoảng hơn một trăm giỏ.

    Nghe đâu bà giám đốc còn trẻ và rất có tài trong kinh doanh chú Lữ nói:

    Để xem lần sau bà giám đốc có đến để nhận những giỏ phong lan về hay không? Vậy là chú cố tình kéo lại, để mong được diện kiến chủ nhân.

    Vậy mà người chú Lữ mong gặp cũng không đến. Cô gái áo vàng kia có lẽ cũng chỉ là nhân viên mà thôi!

    Khi chú Lữ trở về, Doãn Bằng giúp chú cho người mang những giỏ phong lan ra xe cho cô gái áo vàng Doãn Bằng nghe tiếng cô gái liến thoắng với chú Lữ:

    - Dạ .... giám đốc dặn thêm một số giỏ phong lan màu tím và Vũ nữ. Lần sau giám đốc sẽ đến, bà ấy hiện đã vào thành phố rồi.

    Chẳng biết bà giám đó là ai có quen chú Lư hay không mà sao chú cứ mong được gặp như thế, biết đâu lại là bạn cũ, chú Lữ vốn cũng là kẻ thất tình kia mà.

    Do công việc ngày càng nhiều vì vườn hoa của Phan Lữ đã trở thành một cơ sở lớn nên Phan Lữ bận rộn nhiều vì phải chỉ dẫn cho một số nhân viên chăm sóc cây hoa. Tưởng dễ nhưng cũng phức tạp và vất vả vô cùng, Phan Lữ đành phải ăn cơm cùng nhân viên do cô trình Mai phục vụ trình Mai là người quen của gia đình chú Lữ, cô tình nguyện việc chăm lo cơm nước cho hoa viên Lữ Bằng. Mọi người đã đặt cho vườn ươm một cái tên ghép từ tên chú Lữ và Doãn Bằng.

    Buổi sáng Phan Lữ đề nghị với Doãn Bằng:

    - Bằng này, cháu đi Đà Lạt giùm chú có được không?

    - Là cháu sao?

    - Ngoài chú chỉ là mày thôi Bằng ạ! Chú cần một ít giống lan đặc sắc, cháu đến phân viện khoa học để tìm giúp chú.

    - Việc đó chú đã sẵn sàng ...

    - Ừ, vậy thu xếp đi sớm cho chú.

    - Hoa lan ở vườn chúng ta thật đắt.

    - Phải chi chú chỉ chuyên một loại này cho nhẹ nhàng.

    Doãn Bằng cười:

    - Chú à? Cái gì cũng vậy, phải phong phú về sản phẩm thì mới thu hút mọi người.

    - Bởi vậy chú mới để cho mày vườn hoàng hạ đó cho phong phú thêm trang viên Lữ Bằng.

    Cô trình Mai dọn thức ăn cho hai chú cháu rồi trở ra vườn.

    Doãn Bằng nói:

    - Hôm nay chú Nhật, đâu có ai mà cô làm nhiều thế, cô ngồi ăn luôn nhé!

    Trịnh Mai lắc đầu:

    - Tôi phải ra vườn.

    Doãn Bằng nhìn Phan Lữ:

    - Kìa, chú!

    A! Cái thằng này, mày tường cô Mai là ai chứ! Có bao giờ cô ấy chịu dùng bữa với chúng ta đâu.

    Trịnh Mai cười nói với Doãn Bằng:

    - Ngày nào hai chú cháu cũng dùng với nhân viên, tôi dùng với bà Mây được rồi.

    Bà Mây một phụ nữ ngoài năm mươi, sống độc thân, bà tha thiết muốn làm công việc này nên đã xin chú Lữ vào làm ở vườn hoa Lữ Bằng. Ở đây có khoảng hơn mười người, duy nhất chỉ có bà Mây và cô trình Mai là nữ.

    Nhiều lúc Doãn Bằng đùa với Phan Lữ:

    Các cô gái mấy đời chịu lao vào công việc đất cát này chú nhỉ, thích hoa đẹp, thích được tặng hoa nhưng chăm sóc vun trồng thì quả là họ không thích.

    - Không hẳn như vậy đâu Bằng, tại ở đây vườn hoa của chúng ta không chuyên về việc cắt hoa để cung cấp mọi người. Nếu đây là vườn hồng, thế Nào cũng có nhiều cô xin vào để cắt hoa gói hoa cho đẹp.

    - Họ chỉ thích hình thức đẹp còn lao vào chăm sóc thì lại sợ dơ, sợ sâu sợ ...

    Phan Lữ cười:

    - Chú mày cứ nghĩ xấu về phái đẹp như thế không là một người vị tha đâu?

    Đàn ông con trai không có tính vị tha lả không tốt đâu?

    - Sao?

    - Chú không tranh luận về việc này nữa Thôi ăn sáng đi Bằng này, cái con bé đó cũng khá đấy chứ!

    Doãn Bằng cười, biết chú nói cô gái vàng, nhưng giả bộ ngớ ngấn nói:

    - Chú nói ai?

    - Cái thằng này chẳng để ý đến ai cả.

    - Cháu đâu có khoái chuyện đó.

    - Chú chỉ. Muốn nói việc đó có liên quan đến công chuyện của chúng ta thôi.

    Còn chuyện khác chú của mày cũng chẳng thèm.

    - Chú nói thật chứ. Thế ai trông chờ bà giám đốc đến.

    - Ta có quen biết đâu mà chờ chỉ vì, mà thôi, sáng nay ta đi ra biển ngâm mình một buổi, chú mày có muốn đi không?

    Cháu quên hôm nay mình phải tự cho mình nghỉ ngơi một hôm chứ! Chú cứ đi đi, chiều nay cháu sẽ dạo quanh biển, Đi tắm biển mà có một mình thì thiệt là vô vị chú nhỉ?

    - Ừ! Vậy thì sao chú mày không tìm ...

    - Lo cho chú đi, cháu chưa nguôi chuyện xưa.

    - Mày thật là luỵ, đàn ông mà luỵ tình khó thành công lắm đó!

    Chú ơi! Cháu không luỵ ai cả, chỉ tại chưa gặp đúng đối tượng thôi. À, sao hôm nay chú lại hứng thú đi biển buổi sáng thế!

    - Hứng thú cái gì chứ, bận rộn suốt chẳng có thời gian rãnh rỗi đám mình xuống biển. Tao nhất định rồi Bằng ơi! Sáng nào tao cũng đi tắm biển đấy!

    - Chú làm như ai ngăn cản chú vậy?

    Có ai ngăn đâu? Chỉ tại mấy cái cây bông nó hành mình phải không Bằng?

    - Vậy thì chú chuyển nghề đi, hay chú tự giải lao một thời gian cho thư thả.

    - Hả. Ai nói với mày tao có ý đó chứ, chú đã đổ hết bao tâm huyết vào đây có biết không?

    - Cháu biết chú rất say mê việc này thế sao chú lại bảo tại vì ...

    Phan Lữ cắt ngang:

    Chỉ tại chú thấy mình mê mải với công việc mà quên giải trí nên mới nói thế để tự sắp xếp lại cho hợp lý mọi việc.

    - Cháu hoan hô chú, vậy mà cháu cứ ngỡ chú chỉ biết có công việc.

    - Chú đâu phải là cái máy.

    - Vậy thì chú chuẩn bỉ đi đi. Có khi chú sẽ gặp người quen đấy!

    - Ư Cũng mong được như vậy.

    Không biết lý do gì mà thời gian gần đây chú Lữ lại lạ lùng như thế. Doãn Bằng cũng mong cho chú gặp được đối tượng, còn anh cũng cảm thấy nôn nao, đi Đà lạt nhất định sẽ ghé thăm một thằng bạn thời còn học đại học, Tốt nghiệp ra trường Hiểu An về Đà Lạt, và giờ đây cũng đã làm ông chủ. Ai cũng thành đạt chỉ có mỗi mình anh là chẳng ra làm sao cả.

    Với lại! Yêu cầu của bà chủ của cô chắc ở đây không đắp được đâu. Xin cô về nói lại với bà giám đốc.

    Doãn Bằng kêu lên và phân trần với cô gái.

    Cô gái cười. Nụ cười có chiếc răn khểnh xinh xinh À Mà hôm nay Doãn Bằng hơi có chút cảm nhận như thế.

    Cô gái vẫn giữ nụ cười và nói:

    - Xin anh hiểu cho tôi, tôi chỉ truyền đạt lại của bà giám đốc.

    Doãn Bằng càu nhàu:

    - Nói với bà chủ dọn về đồng bằng Cửu Long ở đấy có sông nước, chắc chắn sẽ có nhiều hoa lục bình hay hoa súng hoa sen gì đó, chớ ở đây chúng tôi không đáp ứng được đâu.

    - Thì anh cứ trình lại với ông chủ của anh đi.

    - Chú ấy à! Chú chẳng có thời gian để nghe nữa là. Hay là cô nói bà giám đốc đến gặp chú Lữ xem sao? Nhưng tôi không bảo dám đâu chú ấy là người cực kỳ khó tính.

    - Tôi sợ ngược lại thì có.

    Doãn Bằng trừng mắt:

    - Ý cô là ...

    - Ông chủ chắc không đến đỗi hách như anh.

    - Trời đất hách là sao cô bé.

    - Đó là hách đấy!

    Doãn Bằng thở ra rồi nói:

    - Cám ơn cô?

    - Cám ơn tôi ...

    - Vâng!

    - Tại sao?

    Vì tôi bị ngược lại cho nên bảo tôi như thế là cô biết nhìn người rồi.

    - Tôi không màng đến điều đó ít ra là đối Với anh đấy!

    Bộ cô tưởng tôi thích được nghe những lời như thế lắm hay sao, và ít ra cũng không do cô nói.

    Cô áo vàng xì dài rồi nói:

    - Tôi không thích tranh luận với anh, chỉ nhờ anh nhắn lại với ông chủ là giám đốc của chúng tôi muốn có hoa lục bình màu tím và giám đốc muốn mời ông chủ của anh đến nhà để xem có thề giúp cho cô ấy có một ao nước và trồng hoa lục bình ở đó.

    Doãn Bằng phì cười:

    - Giám đốc của cô chẳng lẽ không được bình thường.

    - Anh thật khinh người quá!

    - Không có đâu, tại tôi thấy ...

    - Giám đốc tôi là người rất tỉnh táo, rất sáng suốt, rất rất.,. Nhất nhất đấy! Tôi xin phép anh tôi về. Anh nhớ nói lại với ông chủ lời đề nghị của giám đốc của tôi.

    Cô gái áo vàng rời khỏi vườn hoa kiểng Lữ Bằng.

    Cho đến lúc này Doãn Bằng cũng chưa biết tên cô gái, chỉ biết rằng cô gái rất yêu màu vàng, cô gái có gương mặt hơi chữ điền trông khá xinh. Có phải vì lời thơ của Hàn Mặc Tử:

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng,hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    Cho nên gương mặt vuông vuông chữ điền của cô gái này cũng thật ưa nhìn, mặc dù nói chuyện với thật là phức tạp, giống như một cuộc đấu võ mồm, Doãn Bằng cứ thắc mắc về bà giám đốc của cô gái áo vàng, bà cho nhân viên đến để đặt hàng, bà nhờ thợ đến xem và thực hiện một hồ nước với hoa lục bình lênh đênh trên mặt hồ trời ạ! Chẳng biết có phải bà giám đốc không được bình thường hay không, ở thành phố biển nước mặn mà nhất là chưa bao giờ hay nói đúng hơn là không bao giờ có người trồng hay thả hoa lục bình và xem như một việc tiêu khiển, chọn nơi đây để cho ra đời những dề hoa lục bình màu tím tím.Trời ạ! Chẳng ai lại bất thường như thế. Doãn Bằng cứ tức cười hoài mỗi khi nghĩ đến và anh Chàng quên bẵng đi mất ...

    Buổi chiều Phan Lữ và Doãn Bằng đang ăn cơm cùng với trình Mai và cả bà mây trình Mai chợt lên tiếng:

    - Anh Lữ à!Có một cô tìm anh Lữ.

    Phan Lữ ngạc nhiên:

    - Cô nào tìm tôi?

    - Cô ấy bảo là giám đốc của cô ấy muốn bàn bạc với ông chủ của hoa viên một chuyện gì đấy.

    - Cô gái nào muốn gặp tôi chứ.

    Doãn Bằng chợt lên tiếng:

    - Chẳng lẽ cô gái áo vàng:

    - Trình Mai gật đầu:

    - À! Cô ấy mặc áo vàng.

    - Lại áo vàng. - Doãn Bằng nói.

    Phan Lữ lên tiếng:

    - Cô gái ! Đặt bao nhiêu giỏ phong lan?

    Trịnh Mai lắc đầu:

    - Dạ! Không đặt phong lan mà nghe đâu có một số cây hoàng hạ và đặc biệt là ...

    Trình Mai chợt cười, cô chẳng biết nói thế nào, vì khi nghe cô cũng giật mình nghĩ rằng họ đùa.

    Thấy trình Mai ấp úng, Phan Lữ càng nôn nao và khi thấy Doãn Bằng như chợt nhớ ra, anh hỏi:

    - Có phải ...có phải họ yêu cầu trồng hoa lục bình hay không?

    Cô trình Mai gật đầu Bà Mây ồ lên và nói:

    - Chắc họ đùa để ghẹo hai ông chủ trẻ Phan Lữ nhăn mặt, Doãn Bằng lên tiếng:

    - Chú à! Cháu cũng nghĩ họ đùa nên cháu quên nói lại cho chú biết vì vậỵ bà giám đốc mới cho cô gái áo vàng đến lần nữa đó. Như vậy là họ không đùa!

    Trịnh Mai nói:

    - Cô gái có vẻ thật tình lắm, dạ đây là danh thiếp của họ!

    Trịnh Mai lấy tấm danh thiếp đưa cho Phan Lữ.

    Phan Lữ xem danh thiếp và nói:

    - Giao cho công ty may nhiều hoa lan vậy mà mới biết bà chủ nhân là giám đốc có cái tên Yên Phố!

    - Chắc bà ấy còn trẻ đẹp. Cái tên nghe cũng ngộ ghê!

    Lời nhận xét của cô Trịnh Mai, Phan Lữ vừa ngạc nhiên vừa thích thú nói:

    - Lời đề nghị lạ khiến cho chú cũng nôn nao muốn gặp bà Phố xem.

    Doãn Bằng xen vào.

    - Nhưng chú à. Từ hồi nào đến giờ có ai trồng hoa lục bình hay làm hoa lục bình giả để kinh doanh đâu!

    - Lục bình giả! Ừ nhỉ tại sao cơ sở sản xuất hoa giả người ta không hề nghĩ ra loài hoa này chứ. Rất tiếc là chú không là nhà sản xuất hoa giả?

    - Nhưng chú là người tạo ra hoa thật, hoa thật muôn đời vẫn tô đẹp cho cuộc đời mà chú ...Liệu ý tưởng về hoa lục bình có được chú tiếp nhận hay không?.

    - Chú phải tiếp xúc với họ mới có thể kết luận được điều đó làm được hay không!

    - Chú không tự tin với chính mình?

    - Không phải chú không tin mà chú có gan thế thôi!

    - sao lại không gan hả chú!

    - Chú chưa mạnh dạn thể nghiệm một bông hoa nào dù chú thích vì sợ không có khách hàng?

    Thì ra như vậy. Nếu thế cháu cũng ý tưởng về việc.

    - Việc gì?

    - Bí mật để khi nào hợp đồng hoa lục bình của chú thực hiện, lúc đó cháu sẽ nói cho chú biết về ý tường của cháu!

    Buối cơm chiều xong, Phan Lữ và Doãn Bằng lại tiếp tục chăm sóc những cây hoa và xem xét cách nở hoa có được như ý mong muốn hay không?

    Doãn Bằng ngồi dưới tàn cây hoàng hạ, cây nhỏ, tàng xum xuê những nhánh hoa vàng rực, anh chàng vui sướng nói:

    - Biệt thự nào không có nhiều đất, những cây hoàng hạ nhỏ thế này cũng đẹp quá hở chú?

    Phan Lữ cười:

    - Cháu cũng biết cái tôi của mình rồi đó.

    - Là cháu học ở chú thôn!

    Phía trước cổng lao xao tiếng người có lẽ bà Mây đã ra mở cổng.

    Doãn Bằng lên tiếng:

    - Có khách chú ơi? Biết đâu bà giám đốc và cô gái áo vàng.

    - Áo vàng là cháu cứ mơ cứ tưởng áo vàng nên gặp hoài thôi.

    - Còn chú thì chờ đợt được gặp chủ nhân của tấm danh thiếp có đúng không chú.

    - Cái thằng quỷ, nếu đúng thì sao?

    - Thì cháu mừng cho chú chứ sao!

    - Ôi!

    - Dạ thưa, chào ông.

    Hai chú cháu ngước mặt lên và gặp hai người phụ nữ một còn trẻ và một có tuổi, nhưng cũng không lớn lắm chỉ ngót năm mươi là cùng.

    Phan Lữ gật đầu chào rồi lên tiếng:

    - Thưa bà và cô có việc chi cần đến đây?

    Người phụ nữ lớn tuổi nói:

    - Cậu à! À tôi đến xem vườn hồng của cậu.

    Phan Lữ nói:

    - Ở đây chúng tôi cũng có vài loại hồng.

    - Tôi thích hồng bạch và hồng nhung còn mấy đứa nhỏ đứa thích màu vàng đứa muốn màu hồng.

    - Vậy mời bà xem!

    Phan Lữ nói với Doãn Bằng:

    - Cháu đưa bà và cô đi xem hoa hồng.

    - Vâng! Doãn Bằng đưa họ đi, bây giờ anh mới để ý cô gái xinh đẹp với mái tóc nhuộm vàng nâu rất mode.

    Nhìn vườn hoa hồng thật đẹp Cô gái kêu lên:

    - Đẹp ghê! Cô đem về trang trại mình hết đi cô.

    - Ừ! Cô cũng thích lắm. Nhưng mà để xem ai chăm sóc đây.

    - Á!

    Cô gái nói với người đàn bà:

    - Cô nhờ mấy ông ở đây đến chăm sóc bông hoa của mình mới đẹp chứ.

    - Đâu được cháu, người ta có vườn hoa phải chăm sóc.

    - Thì mình trả công nhiều có gì ba cháu giúp cho cô. Chắc là bà sẽ thích lắm đây.

    - Ừ, hồi xưa bà ở miệt vườn, giờ về đây với cô bà nhắc mãi nơi ấy.

    - Có còn ai ở đó không bà.

    - Chiến tranh, sau đó mấy chị em lớn lên rồi lấy chồng lập nghiệp nơi xa, họ hàng bên nhà bà không có nhiều, lâu rồi cô cũng không liên lạc.

    - Ý chừng họ ngại nói chuyện riêng nên im lặng, còn Doãn Bằng cũng chẳng hiểu họ nói gì.

    Bầu trời đã nhá nhem tối, cô gái đòi về, người đàn bà đến gặp chú Lữ trao đổi về việc đặt mua hoa hồng sau đó họ ra về.

    Chú Lữ vui vẻ nói:

    - Đây là khách hàng dễ chịu nhất mà chú gặp. Nè cháu sẽ đem hoa đèn và trồng cho họ.

    Doãn Bằng ngạc nhiên; - Là cháu sao?

    - Ừ! Họ yêu cầu người có tay nghề, có trình độ, ở đây cháu có trình độ so với mấy đứa dù mấy đứa kia có tay nghề lâu năm hơn.

    Doãn Bằng lầm bầm:

    - Ối,trồng hoa cũng đòi hỏi ghê gớm thế.

    - Chớ sao! cũng như cháu không rành máy móc làm sao cháu làm tốt được.

    Thôi! Chịu khó đi, biết đâu cô gái tóc vàng sẽ dễ "thương" hơn cô gái áo vàng.

    Cái thằng mê màu vàng nên cứ gặp các cô có màu áo vàng, tóc vàng.

    - trời ạ! Chú nói gì nghe thấy mà ham quá? Làm như cháu có giá lắm vậy?

    Không có giá, nhưng yêu cầu công việc, chúng ta phải làm thôi!

    Họ đặt đến bao giờ có thì mang lại. Vả lại chúng ta đã có sân ở đấy cháu cứ việc mang đi là được thôi.

    Đêm xuống Phan Lữ và Doãn Bằng phóng xe ra phố và ghé vào một quán cà phê để nhâm nhì tách cả phê và bàn bạc chuyện đời cùng những người bạn trong quán.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 2

    Khoảng ba giờ chiều, Phan Lữ chuẩn bị Kiến công ty Yên Bình, tự dưng thấy hồi hộp lạ. Lâu rồi không hẹn hò với ai nên chiều nay thấy hồi hộp Doãn Bằng ghẹo ông chú:

    - Nhìn chú kìa? Cứ như thanh niên trai tráng lần đầu hẹn gặp người yêu - Thằng quỷ ở đó mà ghẹo chú của mày còn cái màn hoa hồng, ta giao cho chú mày đó.

    - Chuyện đó có gì đáng ngại. Cháu đi giao hàng chớ đâu có đi hẹn hò.

    - Cái thằng này ...

    Phan Lữ mặc chiếc áo sơ mi màu xám và chiếc quần kaki màu nhạt, hắn đứng trước gương rồi nói:

    - Chú đi đây, dạo này ít mặc đồ này, ở nhà cứ mà chân lấm tay bùn.

    - Nhưng trông chú vẫn là ông Kỹ sư tuổi trung niên mà rất trẻ khoẻ.

    - Cái thằng này chú cháu mà cứ ca cẩm như đàn bà.

    Phan Lữ lấy xe ra khỏi nhà, và hắn dặn Doãn Bằng:

    - Có ai đặt hoa gì được thì cứ nhận lời, không cần hỏi chú.

    Doãn Bằng cười:

    - Chú làm như đi xa lắm vậy, dặn dò cháu đủ thứ. Tự nhiên cháu nghi ngờ lắm.

    - Ôi! Cái thằng ...

    Phan Lữ đi rồi, Doãn Bàng lại bảo khắp hoa viên khu vườn hồng với những hàng cây con xanh mướt, anh bỗng nôn nao để được mang hoa đến trang trại, bình thường người đặt hàng và nhận tại hoa viên còn trường hợp đặc biệt là theo yêu cầu của khách hàng.

    Nhớ lời chú Lữ, Doãn Bằng tức cười vì cô áo vàng cô tóc vàng, thì là ngạc nhiên vô cùng.

    Phan Lữ được cô tiếp tân đưa vào phòng khách, cô trở vào và trở ra với chai nước, rót mời khách, cô nói:

    - Xin ông đợi một chút, giám đốc đang lỡ cuộc họp tiếp xúc với đối tác, cũng sắp xong rồi.

    Phan Lữ ngồi thừ một lát, rõ ràng gặp giám đốc thật khó, vả lại người ta hẹn gặp đối tác để hợp tác kinh doanh, người ta làm ăn lớn lao chớ không phải một chút hoa kiểng làm thú tiêu khiển cho nhà giàu như anh.

    Đợi khoảng gần nửa giờ, Phan Lữ càng bực mình và muốn đi về, vừa khi anh đứng lên thì cô tiếp tân đến và nói người phụ nữ đi cùng.

    - Dạ thưa giám đốc, ông đây đợi gặp giám đốc.

    Phan Lữ gật đầu chào, một phụ nữ trông khả ái và xinh đẹp, bởi chiếc áo dài màu tím, Phan Lữ chợt cười, thì ra là đây người yêu màu tím nên đã yêu cầu một chuyện thật lạ đời.

    Bà giám đốc gật đầu chào Phan Lữ rồi nói:

    - Xin lỗi ông, đáng lẽ cuộc họp gặp đối tác của tôi đã không kéo dài như thế Phan Lữ cười:

    - Ồ không có gì đâu. À! Cơ sở của công ty thật quy mô, bà tài thật.

    - Tài à! Tôi thấy công việc của ông mới tài, một người sáng tạo cái đẹp.

    - Cái đẹp của cô mới thực hơn đấy chứ!

    - Trong cuộc sống, giữa mộng và thực phải hài hoà mới hay chứ anh!

    Phan Lữ cười:

    - Bởi vì trông bà giám đốc thật trẻ, cho nên bà nhìn cuộc sống thật thoáng Giám đốc công ty may mặc Yên Bình cười nói:

    - Tôi cứ tưởng đang nói chuyện với nhà văn nào đó, mà này anh cứ giữ cách nói chuyện như thế với tôi hay sao?

    - Tôi cũng không thích như thế đâu, có điều lần đầu gặp một phụ nữ trẻ mà lại có vị trí như thế chẳng lẽ tôi gọi bằng chị chắc bà sẽ bảo tôi là người vô duyên đối với phụ nữ.

    Yên Phố cười:

    - Vậy thì anh xem tôi như một phụ nữ bình thường để dễ dàng tiếp xúc như thế có phải hay không?

    Ai dám mạo muội như thế ở lần đầu mới gặp chứ!

    - À! Tôi là Yên Phố, anh là Lữ Bằng.

    Phan Lữ cười lắc đầu:

    - Tôi là Phan Lữ, Bằng ở đây là chúng tôi ghép lại.

    Yên Phố cười:

    - Thì ra như vậy.

    Phan Lữ nhìn Yên Phố rồi nói:

    - Hình như cô không là người xứ biển?

    Sao anh nghĩ thế?

    Đôi mắt Yên Phố ánh lên vẻ ngạc nhiên:

    - Vì giọng nói của cô.

    Yên Phố lại cười:

    - Nếu thế cả anh cũng vậy.

    Phan Lữ gật đầu cười:

    - Khoảnh khắc yên lặng, Phan Lữ không biết mở đầu như thế nào vì điều muốn nói muốn hỏi bỗng dưng anh ngớ ngần còn yên Phố thì cũng quên cả lời hẹn của mình về việc bàn bạc một việc thật lạ lùng.

    Chợt Yên Phố đề nghị:

    - Anh Lữ à! Tôi đề nghị thế này, để bàn công việc này với anh, chắc có lẽ tôi phải đưa anh về nhà xem vị trí, Phan Lữ bỗng nói:

    - Hay là chúng ta đi đâu đó trống nước rồi bàn bạc có được không?

    Yên Phố nhìn đồng hồ đeo tay rồi nói:

    - Được rồi. Anh đợi tôi một chút.

    Yên Phố cho gọi cô gái áo vàng vào và dặn dò gì đó. Cô gái áo vàng gật đầu chào Phan Lữ. Vẫn chiếc áo vàng xinh xắn, càng xinh hơn khi cô bé mặc với chiếc váy ngắn trông rất mạnh mẽ và hiếu động.

    Yên Phố giới thiệu:

    Con bé này chắc anh có gặp, à tôi thường kêu con bé đi công việc. Nó là Vĩnh Giang.

    - Vĩnh Giang, tên có vẻ con trai đấy.

    Không biết Yên Phố nói gì mà cô gái lên tiếng:

    - Mẹ à? Mẹ yên tâm, con sẽ làm xong giúp mẹ.

    Phan Lữ lắng lặng, bỗng dưng anh nghe chơi vơi Thì ra cô gái áo vàng là con gái của giám đốc trẻ của công ty may mặc Yên Bình. Không hiểu sao Phan Lữ bỗng mất hứng khi tiếp tục câu chuyện với bà giám đốc mà anh muốn gặp.

    Quán cà phê Gió Cát nằm trên đồi phi lao đầy gió, Phan Lữ cũng không biết tại sao lại đưa bà giám đốc lên quán này.

    Để nỗi niềm thắc mắc ở trong lòng càng thấy khó chịu vô cùng, Phan Lữ gọi cà phê rồi bâng quơ nói:

    - Chắc là, à ba của cô bé áo vàng cũng làm giám đốc.

    Yên Phố cười nhẹ khi nghe Phan Lữ gọi Vĩnh Giang như thế, bà lên tiếng:

    - Thật ra ba ... ba của Vĩnh Giang là quân nhân.

    - Thế à!

    - Nhưng anh ấy đã..đã mất rồi.

    - Mất à? Tôi xin lỗi.

    Phan Lữ im lặng.Trước mặt anh một phụ nữ có địa vị đã goá chồng. Phan Lữ bổng nghe buồn và nuối tiếc vu vơ.Trong suốt thời gian ngồi ở quán cà phê anh lại đặt thẳng công việc mà Yên Phố yêu cầu.

    Đứa Yên Phố về công ty, Phan Lữ muốn về ngay nhưng Yên Phố đã lên tiếng:

    - Vậy anh suy nghĩ sớm sớm rồi trả lời cho Yên Phố nhé! Hôm nào mời anh đến nhà để nghiên cứu xem ở đấy có thể thực hiện được điều mà Yên Phô mong ước hay không?

    Phan Lữ phóng xe về nhà mà trong lòng mơ hồ, buồn buồn vô cớ,trời ạ!

    Phan Lữ cười mình, không ngờ tâm hồn anh còn trẻ con đến thế!

    Mẹ thấy chú ấy thế nào?

    - Thế nào là sao? - Yên Phố hỏi Vĩnh Giang.

    Vĩnh Giang nghiêng nghiêng người trước gương rồi nói:

    - Con hỏi rnẹ thấy chú ấy có đặc biệt gì không?

    - Nhưng con hỏi để làm gì?

    - Con thấy mẹ thu mình quá, biết đâu qua công việc lạ này mẹ lại có một người bạn.

    Yên Phố cười:

    - Mẹ thì bạn bè, khách hàng, đối tác thiếu gì.

    - Con biết rồi, nhưng để có một người bạn cùng chia sẻ thì không dễ gì, con thấy ông Kim- min- yan hay đi cùng chú Vương có vẻ thích mẹ lắm đó.

    - Vĩnh Giang à! Mẹ già rồi.

    - Mẹ ơi là mẹ. Ai bảo mẹ tuổi trung niên, mẹ còn trẻ quá, vả lại mẹ chưa hề.. Vĩnh Giang biết mình chỉ là con nuôi nên rất kính phục và yêu thương mẹ Phố, Vĩnh Giang biết mình chỉ là đứa con côi cút, vậy mà mẹ đã vì tình bạn mà nuôi, không biết vì sao mẹ vẫn mãi mãi sống một mình, mẹ bảo thế. Mẹ Yên Phố có một tuổi thơ thật đặc biệt, bất hạnh vì cha mẹ chết trong chiến tranh, mẹ là con gia đình cách mạng, khi ba mẹ mất những người dân ở quê đã đùm bọc cưu mang mẹ để rồi mẹ cũng trở thành cô bé liên lạc nhanh nhẹn. Mẹ chẳng bao giờ nói nhiều, mẹ bảo vì mẹ chẳng làm được gì nhiều thì cuộc chiến tranh kết thúc. Với mẹ có một kỷ niệm tuổi thơ tuyệt đẹp dù trong bom đạn, dù trong khi hoạt động.

    Câu chuyện mẹ kể chẳng qua là vì mẹ luôn khao khát, ấp ủ được gặp lại một người mà ngày xưa mẹ biết trong một trường hợp thật đặc biệt. Vĩnh Giang chỉ biết rằng lời mẹ nói xúc động biết bao.

    Tuổi thơ ở vùng sông nước, đứa bé nào cũng có kỷ niệm đẹp bên mái nhà chòi với hàng quán thật vui và lục bình là món hàng mà các bé gái thích nhất vì vớt một dề lục bình sẽ lấy để chơi bán bánh mì, cả hoa lục bình màu tím cũng được sử dụng, khi ấy cô bé cũng đâu biết hoa lục bình không có giá trị nhưng vì công việc, vì công việc.

    - Vĩnh Giang ơi! Có bạn đến kìa.

    - Dạ! Dạ! Cơn cũng xong rồi, đêm nay con dự sinh nhật của đứa bạn, nhà nó là một trang trại.

    Vĩnh Giang mang chiếc túi trên vai rồi nói lớn:

    - Mẹ ơi!Con đi nhé!

    - Ừ! Về sớm nghe Giang!

    - Đằng nào cũng phải đến nữa đêm mẹ à!

    - Cái con bé này. - Yên phố lầm bầm nói trong miệng rồi trở lên phòng riêng của mình.

    Mới gặp Phan Lữ lần đầu nhưng sao cô có cảm giác thật là lạ chẳng biết cuộc sống gia đình của ông ta thế nào. Nhưng sao nàng lại nghĩ đến người ta.

    Từng tuổi đó chẳng lẽ Phan Lữ lại sống một thân một mình.

    Con bé Vĩnh Giang cứ ca gã đàn ông chủ hoa viên Lữ Bằng mãi.

    - Hôm nào mẹ đến đó thử xem sao? Ở đó như chốn thiên đàng vậy đó, nhưng sao con thấy hai người sống có một mình.

    - Con nhỏ này sao quan tâm đến hai chú cháu của họ quá vậy?

    Con bé chỉ cười, đi đâu là ồn ào ở đó Thể nào rồi cũng sẽ kể về buổi sinh nhật cho mà xem!

    Đã một tuần lễ trôi qua rồi, Yên Phố vẫn chưa nhận được sự phản hồi từ phía Phan Lữ về lời đề nghị của cô, chẳng biết điều đó có quá đáng lắm không, Yên Phố nghĩ bất cứ một loại hoa nào cũng thể phân giống và chiết cành, vậy tại sao hoa lục bình lại không chứ. Nàng rất mê loại hoa mộc mạc này, không chỉ bởi sắc màu tim tím và điểm duyên với nhuỵ vàng mà hoa lục bình gợi cho Yên Phố nhớ về một kỷ niệm vô cùng đẹp. Hồi ấy cô bé Phố chỉ độ mười hai, mười ba tuổi thôi.

    Vì nhiệm vụ liên lạc, ngôi nhà ven sông là nơi mà bọn lính thường ăn nhận và mua thức ăn hơn thế nữa, ngôi nhà lại gần lô cốt của địch. Cô bé phải nắm bắt được tin tức về cuộc hành quân của quân lính để về bí mật báo cáo. Đoá lục bình chiều cuối năm ấy thật đáng nhớ. Đoá lục bình được anh học trò cháu người cháu học của bà chủ đã mua cho cô bé những cánh lục bình đó, ai lại đi mua hoa lục bình vào chiều cuối năm. Những cành mai, cành cúc vàng, vạn thọ vàng được bán suốt từ những ngày giáp năm và chiều ba mươi dường như chẳng ai còn những bông hoa ai cũng lo bán cho xong để về quây quần bên mâm cơm chiều ba mươi. Vậy mà cô bé Mơ, khi ấy cô được gọi là Mơ, bé Mơ với bộ đồ còn ướt đã len vào ngôi nhà ấy với đoá lục bình cùng những lời xin kèm theo những dòng nước mắt tủi thân mồ côi.

    Yên Phố lắc đầu, không ngờ ký ức tuổi thơ đã cách đây ngót ba mươi năm, vậy mà cô bé Mơ ngày nào vẫn nhớ như in ...

    Sau này bé Mơ có trở về khu nhà nhỏ ven sông để tìm xem có gặp lại ai không. Thật ra cũng chẳng ai biết về cô bé Mơ. Và rồi Mơ vẫn phải tiếp tục đi học, sau này biết được gia đình của bà Chính đã dọn đi nơi khác làm ăn. Mơ cảm thấy buồn, nuối tiếc ngôi nhà, ước ao ngôi nhà ấy mình là chủ. Nhưng người chủ của ngôi nhà đó lại là những tay mà người dân quen gọi là cách mạng , ý nói những người sau khi đất nước hoà bình đã cơ hội mà phất lên. Ngôi nhà dần dần đã xây cất lại và phía sông ấy giờ đây nhà cửa mọc lên san sát người đông, Mơ không tìm được chút yên bình như một thời mà bé Mơ rất thích khu nhà ven sông ấy, mặc dù hồi đó Mơ còn bé lắm, mỗi lần đi qua lô cốt của địch, bé Mơ đều tìm cách hái hoa, bắt bướm ở gần đấy, đã vậy, kề bên lô cốt là cây cầu cạnh cây đa và có một cái miếu thờ bà. Bà cụ ở nhà của bà Chính là người thường đốt nhang trên ngôi miếu đó. Bà cụ rất thương người nhất là trẻ con, bà thường cho Mơ bánh trái và nhất là đồ cúng miếu Mơ và lũ trẻ là chủ mà. Mơ nhớ ... nhớ chiều về làng quê nhỏ xinh ngày ấy lắm. Tuy thiếu thốn nhưng được sự đùm bọc của bà con chòm xóm, bé Mơ vẫn được đi học và nhờ đó mà cô bé nhận được nhiều tin tức hay để đưa tin cho các bác, các chú.

    Yên Phố đã lớn lên và được đi học, sau này sinh hoạt đoàn, đảng Yên phố đến thành phố biển để làm việc, là do một dịp may. Cô đã phải vất vả những ngày đầu khi nhận công ty và sợ mình làm không nổi, nhưng rồi công việc kinh doanh đã cuốn hút Yên Phố và nàng đã làm hết khả năng, ngay cả khâu sáng tạo kiểu dáng bà cũng thiết kế. Công việc tất bật nhưng Yên Phố vẫn thích tìm sự yên tĩnh bên ngôi nhà xinh xắn của mình. Thỉnh thoảng đi bơi ở bãi biển rồi về nhà lại trầm xuống hồ bơi thoả thích. Trồng hoa cũng là niềm vui ngoài giờ làm việc ở công ty. Từ lâu Yên Phố vẫn ấp ủ được có hồ nước với những đám lục bình màu tim tím thật dễ thương. Dường như đoá lục bình chiều cuối năm ấy, chẳng bao giờ cô quên được. Một ký ức tuổi thơ vời vợi xa, nhưng cứ đọng mãi trong lòng Yên Phố mãi, lần đó nhớ đoá lục bình và anh học trò ở trường tỉnh đó là cháu của bà Chính. Yên Phố quen gọi bà như thế. Cô nghe người học trò gọi bà Chính bằng cô ở ngôi nhà đó có nhiều chị con của bà Chính các chị rất đẹp, trong ngôi nhà đó có bàn thờ của ông Chính. Ông mặc quân phục giống như bọn lính ở lô cốt, nhưng giống chủ hơn, trong mớ trí óc trẻ con lúc đó, Yên Phố cũng lờ mờ hiểu là ông Chính làm lớn hơn mấy người lính ở lô cốt, hồi đó người dân quê gọi là bót cái bót thì đúng hơn.

    Yên Phố mãi mê nghĩ ngợi quên cả thời gian đã dần tối, con bé Vĩnh Giang đã đi sinh nhật, còn một mình bà cũng lười ăn cơm. Ngồi thừ mãi ở ngoài sân, chợt có tiếng chuông reo vang. Yên Phố nghĩ bạn của Vĩnh Giang đến, vừa mở cổng xong cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy Phan Lữ, anh cười nói:

    - Chắc là cô ngạc nhiên sao lại là tôi đến.

    - Tại sao anh nghĩ như thế?

    - Biết đâu cô cũng đang trông bạn bè hay ai đó.

    Yên Phố cười:

    - Anh nghĩ sao mà nói như thế. Xin mời anh vào nhà.

    - Yên Phố đóng cổng xong và nói:

    - Mời anh vào.

    Phan Lữ cười:

    - Hay ở ngoài vườn cũng được cô à!

    - Anh không ngại chứ!

    - Chi sợ phiền cho cô thôi!

    - Tôi à! Để xem có phiền không?

    Phan Lữ ngồi xuống chiếc băng đá bên chiếc bàn đá tròn xinh xắn dưới tàng cây trúc đào.

    - Anh đợi Yên Phố lấy nước uống nhé!

    - Làm phiền cô quá!

    - Đằng nào anh cũng đến là tôi mừng lắm dù cho anh có từ chối công việc đi chăng nữa.

    Một lát sau Yên Phố mang ra phin cà phê và một cái tẩy, một ly nước trà chanh, đặt khay trên bàn, Yên Phố để các thứ ra bàn, rồi nói:

    - Mời anh dùng nước, có dở đừng cười vì Yên Phố không quen pha cà phê, với lại Phố uống không đậm đặc lắm, nên chắc pha dở.

    Phan Lữ cười, mắt cứ đảo quanh trông ngôi nhà vắng lặng quá, anh lên tiếng:

    - Cô chu đáo quá, chắc là pha cà phê ngon lắm, tôi nghĩ cô cũng thường làm nên lúc nào cũng sẵn có.

    Yên Phố cười:

    - Có người quen ở Buôn Mê Thuột nên lúc nào cũng có cà phê. Nhưng nhà chỉ có hai người phụ nữ, ai đâu mà uống, con bé ở nhà này nếu có uống nó cũng ra quán uống cùng chúng bạn.

    Phan lữ định hỏi về ông chủ, nhưng anh chợt im lặng. Hỏi thế thì e rằng thật là vô duyên, Phan Lữ im lặng nhìn những giọt cà phê chảy dần xuống chiếc ly thuỷ tinh trong suốt.

    Yên Phố sốt ruột lên tiếng:

    - Có phải anh đến đây để từ chối công việc mà tôi luôn khao khát và ấp ủ từ bao lâu nay hay không.

    Phan Lữ cười khẽ nói:

    - Nếu tôi từ chối, chắc là cô ...

    - Tôi không bỏ cuộc, tôi sẽ cố gắng tìm một sự đồng cảm cho dù ...

    - Cho dù thế nào tốn kém bao nhiêu cô cũng đồng ý phải không?

    - Ý tôi không phải như thế, tôi muốn nói cho dù phải mất thời gian tôi cũng Cố gắng đợi.

    - Cô yêu thích loại hoa lục bình lắm à Yên Phố nhìn ly nước rồi nhìn mông lung ra ngoài cổng, cô nói:

    - Nói thật với anh nếu tôi không về Nha Trang trong suốt những năm qua, tôi vẫn sống ở vùng quê sông nước thi tôi đâu phải khao khát điều đó.

    - Có nghĩa là hoa lục bình đối với cô có một ý nghĩa.

    - Vâng! Kỷ niệm sâu sắc thời thơ ấu.

    - Kỷ niệm chắc đẹp lắm.

    - Không biết nữa vì hồi ấy là thời chiến tranh.

    Yên Phố im lặng, Phan Lữ nhìn thoáng khung cảnh chung quanh rồi nói:

    - Thật ra, việc này khó và lạ đối với người trồng hoa kiểng như chúng tôi nhưng tôi cũng thích khám phá nên tôi sẽ cố gắng. Nếu không đạt kết quả như mong muốn cô đừng nản nhé.

    Anh mắt Yên Phố sáng hơn cô nói:

    - Như thế Yên Phố yên tâm vì đã tìm được sự đồng cảm rồi - Thấy cô vui tôi cũng vui. Nhưng chẳng biết bắt đầu như thế nào đây, thằng cháu tôi bảo tôi chú giống dã tràng, đây là công việc Dã tràng.

    - Chắc cậu ấy bất đồng?

    Phan Lữ cười:

    - Ôi! Chú cháu tôi là hai người bất mà. Yên Phố phì cười:

    - Anh nói chuyện lạ quá. Bất là sao?

    - Là bất mãn nè, bất đắc chí, bất ...

    - Bất cần đời, có đúng không? Đúng là anh lạ ghê!

    - Tôi lạ hay cô lạ, ai lại sống giữa thành phố biển mà lại mong có một ao nước vớ những đám lục bình trôi, cô thật là lãng mạn.

    - Lãng mạn quá. Có khổ không anh.

    - Khổ trong cái đẹp chắc cũng, không đến đỗi nào.

    Nụ cười của Yên.Phố tươi hơn:

    - Sao anh không là nhà văn hay hoạ Sĩ tôi thấy anh là hoạ sĩ thì thật là thích Hợp.

    Phan Lữ lại cười nhẹ - Hồi ấy tôi sợ hoạ sĩ không thực tế.

    - Nghĩa là sao?

    - Thập niên tám mươi đất nước mình mới đi vào xây dựng, cái thời bao cấp, có lẽ ai cũng chỉ mong học nghề nào thực dụng hơn.

    - Anh làn hoa kiểng cũng là làm đẹp cho đời.

    - Hồi xưa tôi học nông lâm mà.

    - Thì ra đây là chàng kỹ sư nông lâm, cũng hay đấy, sao anh lại có ý tường lập một hoa viên tuyệt đẹp như thế. Tôi thích hoa kiểng lắm mà anh em chẳng thể nào làm tất cả, khu vườn chỉ có một ít hoa kiểng.

    Phan Lữ chợt nhớ ra điều gì anh nói:

    - A! Tôi thấy cây trúc đào lại nhớ đến ...

    - Một bài ca chứ gì ...

    Rồi cô ca nhẹ "ngày xưa có ngọn trúc đào".

    Phan Lữ lắc đầu vô tình nói:

    - Thôi đi cô, tôi không nói như thế, người ta chưa nói cô đã cướp lời rồi.

    - Dạ, cho Yên Phố xin lỗi nghe, Yên Phố đùa một chút.

    - Không có gì, cô vui thật à! Tôi định nói, tôi có nghe về cây trúc đào, tuy đẹp nhưng ở cây trúc đào sẽ tiết ra độc tố có hại, cho nên nếu chúng ta ngồi dưới tàng cây trúc đào sẽ không hay lắm đó.

    Yên Phố lo lắng:

    - Thật vậy sao anh?

    - Tôi cũng chưa nắm chắc lắm nhưng nhớ là đã có nghe cũng khá tin tưởng đấy.

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - Tôi cứ nghĩ con người cần ôxy để thở mà cây cỏ thì nhả ôxy cho nên ...

    - Đúng rồi, nhưng cũng có những loại cây sẽ có độc tố, tôi sẽ nghiên cứu thêm.

    - Cám ơn anh tôi sẽ cho đốn cây này, à! Chúng ta trồng cây gì thay vào những cây trúc đào anh nhỉ. Thật ra những cây này đều do chủ cũ, tôi không rành lắm.

    Phan Lữ đứng lên:

    - Rất may trời tối nhưng đêm nay có trăng, tôi muốn đi quanh vườn xem có chỗ nào để làm một cái hồ, nhưng ở đây sẽ không làm kiểu hồ mà là ao.

    - Nghĩa là sao?

    - Nghĩa là không xây, chi đào đất để cho ao tự nhiên như thế may ra lục bình mới sống được. Tôi sẽ đi kiếm loài hoa này để thả vào ao nước xem một thời gian có kết quả hay không?

    - Tôi tin là anh thành công!

    Trò chuyện với Yên Phố Phan Lữ rất thích nhưng sao giờ này ngôi nhà vẫn trống trải, Phan Lữ rào đón bằng Lời:

    - Có thể để hôm khác ...

    - Không sao đâu anh, chúng ta đi xem địa thế luôn.

    - Cô không bận rộn cho gia đình à?

    - Con bé của tôi đã đi dự sinh nhật bạn của nó.

    - Thế cô ở nhà một mình à!

    - Vâng. Nhà chỉ có hai người, con bé thì tiệc tùng, bạn bè thường vắng nhà, còn tôi chỉ thỉnh thoảng mới đi dự tiệc cưới hay có việc ở lại công ty.

    - Ủa ...

    Phan Lữ kịp dừng lại, không hiểu sao anh lại không muốn hỏi thăm đến người đàn ông mà anh không hề biết, chẳng lẽ chồng của Yên Phố đã chết hay hai người đã chia tay.

    - Anh có điều gì cần trao đổi về việc này cứ bàn bạc với Yên Phố.

    - Cô là người quyết định à!

    - Vâng!

    - Ngoài cô ra ...

    - Tôi đã nói rồi, chỉ có tôi quyết định thôi.

    Yên Phố hơi Phiền, cô nói tiếp:

    - Con bé Vĩnh Giang có thế giới riêng của nó.

    - Trông cô quá trẻ, ai nghĩ cô có con gái lớn và xinh thế kia, chắc là con gái nên giống mẹ nhiều hơn.

    - Sao? Anh muốn nói ...

    - Ồ, chỉ là vì tôi thấy cô quá trẻ trung.

    - Thật ra, anh tưởng thế thôi, chứ tôi không còn trẻ như anh nghĩ đâu.

    - Có phải vì cô đã có con gái lớn nên cô nghĩ mình không còn trẻ trung, chỉ tại cô trẻ hơn tuổi, ai biết rằng cô bé Vĩnh Giang là con của cô. Thú thật tôi ngạc nhiên lắm, nhưng cô Phố à! Ba của Vĩnh Giang ... à? Tôi xin lỗi nếu như có điều chi thất lễ với cô.

    - Ồ, anh nghĩ thế à! Không có chi đâu. Thật ra, con bé là con nuôi.

    - Sao?

    Phan Lữ ánh lên niềm ngạc nhiên anh hỏi ngay khi Yên Phố chưa dứt lời, rồi chợt thấy niềm vui của mình bộc lộ quá nên anh im lặng.

    Yên Phố nhìn Phan Lữ, thái độ anh cũng làm cô vui trong lòng, là phụ nữ nên cô hiểu được điều đó, Yên Phố giấu nỗi niềm vào trong lòng. Yên Phố ấp úng nói:

    - À! Tại anh không biết. Vĩnh Giang nó cũng biết cho nên con bé ngoan lắm, nó quấn quýt với tôi lắm.

    - Sao ba mẹ của con bé không nuôi?

    Yên Phố buồn buồn nói:

    - Ba mẹ của con bé đã mất. Thật ra ba con bé đã hy sinh ở chiến trường biên giới, hồi trước cũng hoạt động cách mạng từ trước khi đất nước thống nhất.

    - Vậy à! Tôi xin lỗi.

    - Ồ không có chi đâu anh. Tôi cũng có hoạt động thuở còn nhỏ cùng với ba mẹ con bé trong yên lặng nhưng mỗi người vẫn theo đuổi ý nghĩ riêng của mình.

    Phan Lữ đứng lên nói:

    - Tối rồi, tôi xin phép về, à tôi muốn đến vào buổi chiều mai để có thế xem xét chỗ nào cho làm một ao nước để thả hoa lục bình.

    Yên Phố rất vui:

    - Vậy chiều mai anh đến nhé. Tôi đi làm sẽ về ngay, À, nhân tiện mời anh ăn bữa cơm với mẹ con tôi một thể nhé.

    - Cô bày vẽ làm chi.

    - Không có chi đâu anh. Vậy chiều mai anh đến nhé!

    Phan Lữ bỗng vui vẻ đáp:

    - Rồi, Tôi sẽ đến.

    - Trong ngôi nhà này mà có được ao nước với những đám lục bình trôi lững lờ, eo ôi nó tuyệt đẹp hơn nữa với những cây bông hoa ngát tím. Rôi mê hoa này từ lúc bé cơ.

    - Nhưng cô cũng chưa cho tôi biết kỷ niệm sâu sắc của cô về loại hoa này đấy nhé.

    Yên Phố cười:

    - Chắc chắn một lúc nào đó tôi sẽ nói cho anh biết, chẳng biết kỷ niệm đó có đáng nhớ hay chỉ đáng cười vì rất trẻ con.

    Phan Lữ đừng ở cổng và nói:

    - Kỷ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp, cũng dễ thương cô à, cho dù nó có trẻ con, có đau buồn hay gì gì chăng nữa.

    Phan Lữ gật đầu rồi lên xe và chạy thật chậm khỏi khuôn viên của ngôi biệt thự xinh đẹp và người phụ nữ kỳ lạ, về loài hoa lục bình.

    Vĩnh Giang quen Hiểu Phi trong buổi sinh nhật của ý trâm, Hiển Phi gọi mẹ của Ý trâm bằng cô, Vĩnh Giang vẫn còn e ngại vì Hiển Phi là Việt kiều gia đình Hiển Phi ở Mỹ, sau đêm sinh nhật Hiển Phi đã hẹn hò đi phố với cô. Vĩnh Giang hỏi ý kiến mẹ. Mẹ Yên Phố cười lớn:

    - Thì có bạn cứ vui nhưng nhớ phải giữ mình đấy con ạ!

    - Con biết mà mẹ!

    - Mẹ ngại lối sống của dân mình, ai đi nước ngoài lối sống cũng Tây quá, văn minh quá, tự nhiên quá.

    Vĩnh Giang cười.

    - Tại cái thời mà mẹ, giá như mẹ sống thời đại này mẹ sẽ - thấy bị cuốn ngay vào vòng Xoáy Của phát triển kinh tế.

    - Mẹ già lắm sao con.

    Vĩnh Giang cười, ôm cổ Yên phố cô nói:

    - Vậy là mẹ cho phép con đi chơi rồi đấy nhé!

    - Thôi đi cô, cô mà cũng rào đón mẹ ư?

    Vĩnh Giang cười, nói khẽ:

    - Con thấy chú ấy, hay quá mẹ nhỉ?

    - Chú nào?

    Mẹ còn hỏi con nữa, mẹ biết không, sinh nhật của Ý trâm tổ chức theo kiểu tây lắm. Tiệc ngoài trời.

    - Con nhỏ này nói chuyện không đầu không đuôi gì cả, thôi chuẩn bị đi đâu thì đi đi.

    - A! Mẹ có hẹn nên muốn con đi phải không?

    - Cái con bé này.

    Vĩnh Giang vào nhà và về phòng riêng thay đồ trang điểm, cô đứng trước gương nghiêng tới nghiêng lui, Vĩnh Giang chợt so sánh với Ý Trâm. Đúng là gia đình có Việt kiều có khác, Ý trâm đã nhuộm tóc vàng nâu giống như tóc của Hiển Chi, em gái của Hiển Phi, gia đình họ hàng Hiển Phi đi nước ngoài từ những năm đầu mới giải phóng, vì vậy cho nên bây giờ ở bên Mỹ họ có cơ sở làm ăn vững chắc và khá giả.

    Nhỏ Ý Trâm đã nói với Vĩnh Giang:

    - Ta mai mối anh Hiển Phi cho mi đó, Hiển Phi bảo lần sau sẽ giới thiệu cho ta một người. Nè, hai đứa mình sẽ đi Mỹ nhé.

    Vĩnh Giang cười:

    - Nghĩ ngợi xa xôi thế. Ta có mơ tưởng gì đến chuyện ấy đâu nào?

    - Mơ dần đi là vừa đó nhỏ.

    - Ý, mới quen mà mơ xa sẽ thất vọng lắm đó.

    - Có gì đâu trong cuộc sống ta phải biết ước mơ chứ.

    - Ý Trâm quá lạc quan đó, vì Ý trâm có điều kiện.

    Ý Trâm cười:

    Chớ bộ bạn không có điều kiện hay sao? Ai cũng biết Vĩnh Giang là con giám đốc trẻ của công ty may mặc Yên Bình đó sao?

    Gần đây công ty của mẹ còn hợp đồng xuất khẩu đồ sang các nước, nhất là các mẫu mã mà mẹ thiết kế.

    - Giang ơi! Có bạn kiếm.

    Vĩnh Giang giật, cứ suy nghĩ vẩn vơ. Cô bé liếc nhìn trong gương lần nữa rồi xuống phòng khách.

    Hiển Phi đang ngồi đối diện với mẹ của Vĩnh Giang. Họ chào bà Phố rồi rời khỏi nhà Hiển Phi nói:

    - Anh không biết nhiều về thành phố biển, em muốn đi đâu nào, nhưng mà mình đi ăn trước em nhé. Anh chưa ăn buổi tối đấy!

    Hiển Phi gắp bỏ thức ăn vào bát cho Vĩnh Giang, Vĩnh Giang cười nói:

    - Anh ăn đi, mấy món ăn rất thuần việt đó.

    - Ừ, Bà anh nấu ăn cũng ngon lắm, cô của anh có quán ăn ở bên đó, lúc đầu bà làm cố vấn cho việc nấu món ăn đó.

    - Gia đình của anh sống ở nước ngoài hết à?

    Hiển Phi gật đầu.

    - Vậy mẹ của Ý Trâm là sao?

    - À! Ba anh bảo là cô họ, à bà ngoại của Ý Trâm là em của ông anh, mà thôi anh không biết nhiều về những mối quan hệ như thế.

    - Cái anh này, nói chuyện gì không có đầu có đuôi ai mà hiểu.

    - Vậy thì đừng thèm hiểu. Chỉ biết rằng hiện tại anh và em đang quen nhau.

    - Rồi một ngày nào đó anh cũng sẽ trở về bên ấy.

    - Tất, Nhiên rồi, anh sẽ về Mỹ, nhưng rồi cũng trở về Việt Nam.Giang này, em có muốn qua Mỹ không? Có bao giờ em ước mong như thế hay không?

    Vĩnh Giang thật tình, cô lắc đầu:

    - Từ trước đến giờ em chưa hề nghĩ tới điều này.

    Hiển Phi cười nắm tay Vĩnh Giang anh nói:

    - Vậy, bây giờ em mơ ước là được rồi đấy, sau này anh sẽ đưa em đi Mỹ nhé?

    Vĩnh Giang chỉ cười.

    Sau khi ăn xong, Hiển Phi đưa Vĩnh Giang vào một phòng trà ca nhạc, ở đây họ vừa nghe nhạc vừa được khiêu vũ, Hiển Phi bảo:

    - Có nhiều bài nhạc ở đây anh không hiểu Ý Trâm hay ca lắm.

    - Thế anh hay ca những bài ca nào?

    - À, dân ca, nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc Ngô Thuỵ Miên.

    Càng nói chuyện với Hiển Phi càng thấy ở anh có sự sâu - lắng, nhưng Vĩnh Giang cảm thấy chưa thể hoà hợp với anh bởi suy nghĩ của anh được cảm thụ một phần của gia đình.

    - Anh nghĩ rằng là con trai phải có sự mạnh mẽ riêng của mình trong mọi lĩnh vực.

    - Là sao?

    - Từ lĩnh vực học tập, đi làm đến tình yêu, sau khi anh ra trường đi làm cho đến nay anh mới được về nước đấy.

    - Anh được ông bà cha mẹ chăm sóc kỳ như vậy, có khối người mơ mà không được đó.

    - Mơ gì mà mơ, sống ở một nước văn minh cũng phải sớm hoà nhập chứ, nhưng bà của anh gia giáo lắm.

    - Gia đình anh phức tạp ghê! Gia đình thật đơn giản.

    - Là sao À, ba em đâu?

    - Ba em mất rồi.

    - Em sống với mẹ à!

    - Vâng!

    - Mẹ em chắc là tuyệt lắm.

    - Mẹ rất thương em!

    - Mẹ em trẻ ghê!

    Vĩnh Giang không muốn nói nhiều về gia đình mình ba cô từng tham gia cách mạng rồi hoà bình, ba lại tham gia chiến tranh biên giới. Mẹ Yên phố chỉ là mẹ nuôi của Vĩnh Giang mà thôi. Vĩnh Giang rất yêu mẹ, chưa bao giờ cô nghĩ đến việc sống xa mẹ, chẳng biết sau này đi lấy chồng thì sao? Vĩnh Giang chợt mỉm cười cho sự viễn vông của mình. Biết người ta có nghĩ xa xôi hay không mà mơ mà tưởng.

    - Vĩnh Giang, làm gì mà im lặng quá vậy chúng ta ra nhảy em nhé!

    - Em, em không biết nhảy đâu?

    Hiển Phi đưa tay ra, mời gọi rồi dìu Vĩnh giang ra sàn nhảy. Hiển Phi nói khẽ bên tai Vĩnh Giang:

    - Anh sẽ chỉ cho em nhảy.

    Vài bước theo tiếng nhạc du dương hai người đã đắm chìm trong hương yêu nồng nàn.

    Giọng ca của cô ca sĩ cứ nhè nhẹ thật dịu êm làm sao? Mọi người say sưa trong vòng tay như không muốn rời nhau.

    Vĩnh Giang chưa vào những nơi như thế bao giờ, có lẽ khi đi cùng người yêu người ta mới cùng nhau tận hưởng giây phút nồng nàn bên lời ca, điệu nhảy và trong vòng tay ngập tràn yêu thương. Nhưng đó có phải là tình yêu?

    Từ khi biết cô bé Vĩnh Giang không phải là con ruột mà chỉ là con nuôi của Yên Phố, Phan Lữ càng cảm thấy hăng hái hơn trong việc thực hiện công việc làm ao để thả lục bình như theo mong muốn của Yên Phố. Và điều Phan Lữ vui hơn nhưng anh chỉ để trong lòng đó là việc của Yên Phố dường như cho đến bây giờ Yên Phố vẫn là mót phụ nữ độc thân. Bỗng dưng Phan Lữ cảm thấy như mình đã tìm được một chút gì đó của mình.

    Doãn Bằng đã phải kêu lên:

    - Chú ơi Từ khi gặp cô giám đốc đến giờ cháu thấy chú lạ lắm.

    Phan Lữ cười:

    - Lạ là sao hở thằng quỉ.

    - Chú có vẻ yêu đời hơn và nhất là chú hăng hái làm cho người ta vui lòng dù điều đó chú chưa từng làm bao giờ cho nên hy vọng rất mỏng.

    - Về hoa kiểng, chú nghĩ có thể làm được người ta còn ghép một cây hoa có nhiều hoa mỗi hoa là một màu, mày không thấy chú đã làm như thế hay sao.

    - Có thế cháu mới nói, à cho chú biết có người cứ theo cháu mà hỏi về bà giám đốc đó.

    - Cái thăng này, bộ tao có thím hay sao mà mày bảo người hỏi chứ, thằng quỉ.

    Doãn Bằng pha trò:

    Sao dạo này chú cứ chửi cháu là quỉ hoài vậy, quỉ thấy ghét chứ có phải thấy Thương đâu chứ.

    - Cát thằng này, chú cao hứng một chút thôi.

    - Nói thế chứ, cháu mừng cho chú.

    - Mừng cho tao à! Chuyện gì?

    - Chú còn hỏi nữa, không phải là chú đang vui vì ... vì có đối tượng hay sao?

    - Nghĩ sao mà bảo tao có đối tưởng thế, cái thằng này, bộ mày tưởng dễ có đối tượng lắm hay sao?

    - Vậy chứ thời gian qua sao chú vui quá vậy?

    - Bộ vui là có đối tượng hay sao?

    - Thi cũng có thể như thế.

    - Thôi đi nhóc con ạ.

    - Cháu không tin là chú không có nghĩ đến người đó, cháu nhất định cháu sẽ đi gặp cô giám đốc của chú.

    - Gặp làm chi vậy?

    Xem bà ta như thế nào mà dạo này thấy chú khác khác.

    - Mày làm như tao trai tráng như tụi bây vậy, hở một cái là.. - Là sao? Cháu cũng đang muốn được rung động trước một ai đó, mình làm cái nghề này chỉ toàn đem đến cho người khác niềm vui trước cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống còn mình thì mượn cớ đó để quên sầu, ôi chao? Thấy mà thương cho chú cháu mình ghê chẳng biết có ai thông cảm cho mình hay không hở chú?

    Phan Lữ pha trò:

    - Ừ! Mày - nói lời này nghe được đó!

    - Chú khác trước nhiều cho nên có lẽ là đã có người đồng cảm.

    Phan Lữ chỉ cười rồi chợt hỏi:

    - Hôm nọ cháu đến trang trại của cô gái tóc vàng ra sao?

    Chẳng có gì đặc biệt, cháu đem hoa đến và trồng ở khu vực họ qui định nhưng cháu thấy chỗ đó không thích hợp nên xin đặt nơi khác.

    - Thái độ của họ ra sao?

    - Đó là cô cháu của bà chủ trang trại Việt kiều chú ạ.

    - Có sao đâu?

    - Cháu không thích vọng ngoại.

    Doãn Bằng chợt cười khi hai chú cháu cứ trò chuyện vu vơ, y như là đã có quen với các người phụ nữ quí phái kia, nhưng họ thi mặc họ chứ.

    Phan Lữ đang trầm ngâm trước những nhành hoa mà ông đã chiết ra và lai ghép để tạo ra những giống hoa có nhiều màu, nhiều hoa đẹp.

    Phan Lữ bỗng thấy muốn được nhìn thấy gương mặt Yên Phố, mới gặp cô mấy ngày qua vậy mà cảm thấy hoang mang, chẳng lẽ Phan Lữ đã có cảm tình với cô ta hay sao?

    Phan Lữ thấy mình nghĩ ngợi về cô ta nhiều quá.

    Hôm ấy cùng với Yên Phố ăn bừa cơm do chính nàng nấu, Phan Lữ cảm thấy thật vui, nàng nấu lẩu chua với hoa thiên lý và có thật nhiều hải sản như mực, sò, chỉ nhớ lại Phan Lữ bỗng ước ao được ăn liền. Yên phố còn bảo:

    - Hoa lục bình và đọt non có thể nấu lẩu ăn cũng rất ngon.

    Phan Lữ đã cười và trêu Yên Phố:

    - Thực vật vùng sông nước kết hợp với. Hải sản của biển thật là tuyệt.

    - Anh không phải là người của xứ biển?

    Phan Lữ lắc đầu:

    - Tôi là dân sông nước, còn cô?

    - Yên Phố à, cũng thế.

    Hai người vừa ăn vừa trò chuyện thật vui, Phan Lữ đã chọn chỗ để đào ao, và tự anh muốn làm công việc đó, Yên Phố đã ngăn:

    - Anh Lữ à! Việc thả hoa lục bình vào ao và tạo dáng cho chiếc ao này là của anh còn công việc khác anh cứ vạch ra để người khác làm.

    - Tôi sợ phiền cho người khác.

    - Chẳng có gì phiền đâu anh. Mỗi người một việc, việc nào cũng có ích cho đời, cũng như anh, anh cũng làm đẹp cho đời bởi một việc làm theo em đầy tính nhân bản, còn em ...em cũng làm đẹp cho đời. Em có cảm tưởng cái giá trị làm đẹp của anh cao cả làm sao? Nó đạt đến cái Chân, Thiện, Mỹ thật sâu xa.

    Phan Lữ nhớ những lời phê của Yên Phố, có lẽ nàng, phải học văn khoa hay triết học gì đó mới đúng với cách nhận xét thật sâu sắc của nàng. Phan Lữ thắc mắc mãi về lời của nàng "Em không hiểu cơ duyên nào đã đưa đẩy em làm công việc này và bỗng dưng trở thành giám đốc".

    Ở đời cũng thật lạ người ở vị trí này lại trông vào địa vị khác, chẳng ai bằng lòng với hiện tại của chính mình.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 3

    Chiều nay em mời anh một bữa cơm nhé!

    Công việc đã khiến cho Phan Lữ và yên Phố càng đồng cảm với nhau hơn và thân mật với nhau hơn cái ao đã đào gần xong, Phan Lữ đề nghị để ao tự nhiên như ở miền quê.

    Yên Phố nói xong không đợi Phan Lữ đồng ý, nàng đã vào nhà dọn dẹp các thứ rồi trở ra và nói:

    – Anh nghỉ tay được rồi đó anh Lữ.

    Phan Lữ cười:

    Em quên là anh chị mới đến trước khi em về chi hơn nửa giờ, đã làm gì đâu mà em bảo nghỉ.

    Yên Phố đưa ly nước cho Phan Lữ rồi nói:

    – Bao giờ em có một đám lục bình trôi lững lờ trên ao nước em sẽ kể cho anh nghe kỷ niệm về hoa lục bình của em.

    – Anh nôn nao đến nỗi ngày đêm cứ mong cho thực hiện ước mong của em.

    – Nếu như em vẫn ở nơi ấy, có lẽ ngày nào em cũng ra sông vớt hoa lục bình như ngày xưa. Thích lắm anh ơi!

    – Em cứ nói mãi, anh chẳng biết nên càng nghe càng ...

    – Càng sao anh?

    – Càng buồn, càng tức, càng giận.

    – Sao thế, ai lại giận, tức về những gì mình chưa biết.

    Yên Phố vừa nói vừa đưa cho Phan Lữ thỏi kẹo chocolat, cô nói:

    – Anh ăn một tí cho ngọt ngọt cả lời – Ủa bộ anh chua chát lắm hay sao?

    – Không đúng à ! Người gì đâu thật là chua, anh có biết kỷ niệm về hoa lục bình có từ thuở nào hay không.

    Phan Lữ vui vẻ la:

    “Tuổi của nàng, tôi nhớ chỉ mười ba. Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường, Sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu thương. Tôi dùng mực cho vừa màu áo tím”.

    Yên Phố cười:

    – Em đã nói rồi đáng lẽ anh là nhà thơ hay nhà hoạ sĩ mới đúng.

    – Ai biểu anh là nhà hoa kiểng làm chi, có phải không?

    – Chính vì vậy anh mới đem đến cho cả đời một sắc màu như mong ước, cũng như em, em đang vui và hạnh phúc vì.., Họ ngồi sát bên nhau, Phan Lữ đưa tay chỉ vào ao rồi nói:

    – Đợi có cơn mưa xuống.

    – Anh muốn có nước mưa ở ao, sao chúng ta không bỏ cho nước máy vào.

    Phan Lữ gật đầu:

    – Cũng được nhưng anh đang thử em nước mưa có được không. Rất may là ở vị trí này thuận lợi, anh hy vọng lục bình sẽ sống được, hồi còn nhỏ anh cũng để ý những đìa nước không sạch gì lắm nhưng lục bình vẫn sống được tốt và sinh sôi để có những cánh hoa tím ngát.

    Yên Phố chợt nói:

    – Em nghe đài và đọc báo thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long người ta còn dùng lục bình phơi khô để làm đồ dùng nữa, thật tuyệt vời nếu vậy làm sao đủ lục bình cho họ làm anh nhỉ? Có lẽ họ phải trồng.

    – Dùng từ trồng hoa lục bình nghe làm sao ấy, hình như không mấy êm tai với lại ...

    – Em biết rồi, nhưng thích nói như thế đấy.

    – Không phải là thích mà tại vì em không biết. Thay bằng từ nào cho thích hợp.

    – Lại bệnh nghề nghiệp rồi.

    – Vậy thì anh giúp em thay từ nào cho đúng đi.

    – Bởi vì việc này có lẽ, đây là lần đầu tiên thí nghiệm nên anh cũng chỉ nghĩ chúng ta có thể dùng từ thả giống như thả rau muống, thả hoa súng.

    Yên phố chợt reo vui, cô đánh nhẹ vào vai Phan Lữ và nói:

    – Tại sao rau muống thả xuống ao, sau này người ta cũng trồng trên bờ, vậy sao mình không làm cách để trồng lục bình trên đất như rau muống.. Nghe - Yên Phố nói, Phan Lữ cảm thấy cũng bùi tai, bất ngờ anh đặt tay lên vai Yên Phố và nói:

    Cám ơn em đã nhắc anh nhớ điều đó, biết đâu đó là lý:do để giúp anh có sáng kiến trong việc này, Nhân thể vừa kết hợp thả lục bình xuống nước vừa trồng lục bình trên bờ.

    Họ lại cùng nhau ăn bữa tối ở một quán ăn thật dễ thương, Phan Lữ nói:

    – Em làm cho anh bỗng nhớ nhà ghê!

    – Anh không về nhà à?

    – Anh em, người thân đều lớn đã lập gia đình thỉnh thoảng cũng liên lạc nhưng ...

    – Nhưng sao hở anh?

    – Em đã vi phạm rồi.

    – Vi phạm, em vi phạm điều chi?

    – Em muốn biết. Về đời tư của anh?

    – Vậy là huề.

    – Sao huề chứ?

    – Ai biểu anh giận, hờn, vui, buồn với kỷ niệm của em về hoa lục bình. Như vậy là vi phạm rồi, biết đâu đó là đời tư của em.

    – Em cũng ghê lắm đó?

    – Tại anh không biết đó, em của tuổi ấu thơ đã từng ...

    Yên Phố chợt im lặng, cô đã tự nhủ không bao giờ nói ra điều này, bởi lẽ hồi ấy cô bé mười ba đã biết cảm phục một anh học sinh ở tỉnh lỵ một nghĩa cử cao đẹp của cậu học trò. Cô ấp ủ mãi, suốt thời bé cho đến khi đất nước hòa bình, đẹpng làm cô bé liên lạc nữa, cô bé mơ đi học và làm việc trở về chốn kỷ niệm đề tìm xem có chút hy vọng gì để được gặp lại cậu học trò năm ấy. Văn nhân thi sĩ thường ca ngợi tuổi mười ba, nhưng ở tuổi mười ba mà biết yêu đương như vậy ông bà ta ngày xưa cũng có những lời “Nay anh học gần, mai anh học xa - Lấy chồng từ thuở mười ba” trời ạ Xã hội ngày càng văn minh mà người yêu nhau từ thuở này chắc xã hội sẽ quay trở lại sự lạc hậu mất thôi, Yên Phố bật cười:

    – Anh Lữ này.

    Suốt thời gian qua Yên Phố cảm thấy vui nhất là được biết Phan Lữ, những cảm xúc của hai người nhiều khi thật gần nhưng sao cũng thật.

    – Sao, định nói gì với anh phải không?

    Yên Phố mỉm cười:

    – Hôm nào rảnh rỗi đi đảo chơi có được không anh?

    Phan Lữ vui vẻ nói:

    – Anh cũng định mời em đấy, ở đây bao năm nay cũng chỉ đi loanh quanh. À, anh được biết ở tỉnh Khánh Hoà còn có đảo Hòn Đôi. Một nơi thật đẹp mà chưa ai biết tới nhiều. Nơi đây có bãi Me, bãi Lách, có Vịnh Vân Phong với non xanh, nước biếc, ghềnh đá, đẹp lắm. Có làng chài Vạn Linh, đảo ở đây mặt trời mọc sớm lắm. Từ ba giờ sáng có thể thức dậy ngắm mặt trời mọc, ở đảo này có cơ sở nuôi trai lấy ngọc lớn lắm!

    Yên phố cười hỏi:

    – Anh đã đến nơi đây rồi à?

    Phan Lữ lắc đầu:

    – Đâu có!

    – Vậy sao anh nói rành mạch thế.

    – Ừ, anh nghe tin tức báo đài nên nói lại.

    – Em cứ tưởng đang nghe hướng dẫn viên du lịch thuyết minh chứ!

    – Thôi đi cô, anh vốn không phải là dân ăn nói mà!

    – Anh mà thế ư? Em không nghĩ thế mà còn ngược lại nữa đấy.

    – Bởi vậy cho nên đến bây giờ anh vẫn cô đơn thế này đó.

    – Em không tin, anh lạ kén ...

    Yên Phô nhìn thẳng vào Phan Lữ. Phan Lữ cũng nhìn chăm chăm vào cô rồi bất chợt cả hai cùng nhìn mông lung ra ngoài vì e ngại, một chút bối rối phải chăng đã len vào hai tâm hồn đơn côi và rồi họ lại đồng điệu bên nhau cùng lặng ngắm biển đêm tuyệt đẹp, cái màu lung linh kỳ ảo của sao trời toả sáng mong manh, nhẹ nhàng thỉnh thoảng từng cơn gió thổi vào buốt lạnh, Yên Phố nép sát vào Phan Lữ, cái lạnh cũng không làm họ khó chịu bởi lẽ cả hai con tim như đang cùng hoà theo bản hợp xướng của từng đợt tiếng sóng vỗ về đôi bờ cát mịn màng.

    Phan Lữ bất chợt đặt tay lên vai Yên Phố. Giọng anh thật nhẹ:

    – Em lạnh lắm phái không?

    Yên Phố lí nhí:

    – Một chút lạnh thôi, vì em đã tìm được chút hơi ấm.

    Họ lại im lặng bên nhau thật lâu có lẽ hai người đã cảm nhận được một chút bình yên khi một nữa của mình vừa hé mở.

    Phan Lữ không ngờ giám đốc một công ty may xuất khẩu lại duyên dáng, khả ái, đến nỗi đã khiến cho con tim lạnh giá của anh như có chút nóng của lửa sưởi ấm khiến cho anh cảm thấy khát khao tình yêu cháy bỏng, phải chăng ở Yên Phố có một chút bóng dáng của người xưa. Phan Lữ cố tìm, cố đánh giá để xem ở họ có điểm tương đồng gì?

    Chỉ biết rằng dường như hai người phụ nữ đều có một chút ngần nào đó giống nhau nên chỉ thấy mặt cô Phan Lữ đã có cảm giác đã quen từ lâu rồi.

    Doãn Bằng cứ hay pha trò mãi về việc này. Cháu thấy chú và cô ấy liên tốc độ một chút, hai người vốn đã có chút tuổi rồi, nên tranh thủ cự ly không thôi.,.

    – Mày làm như dễ lắm vậy thằng quỉ.

    – Thì chú cứ đặt vấn đề với cô ấy trước.

    – Cái thằng này, chuyện gì cũng phải từ từ Mày làm như ...

    Phan Lữ cười vì chợt nghĩ số tuổi, ai cũng đã ở tuổi tứ tuần rồi, Vậy mà sao Yên Phố trông trẻ trung xinh đẹp đến thế, chắc chắn cô nàng cùng gặp một trắc trở nào đó, tình phụ hay phụ tình, Phan Lữ cảm thấy nôn nao một điều gì đó, chẳng lẽ anh đã có chút tình cảm len vào, thật là đáng xấu hổ, vì lâu rồi anh đã tưởng chừng như mình sẽ không còn được yêu nữa và giờ đây có phải là tình yêu. Bao điều muốn nói, muốn bày tỏ phút chốc bỗng tan biến bỗng dưng anh cũng giống một gã học trò khờ dại của ngày nào:

    “Có một gã khờ ngọng nghịu mãi thành thơ”.

    Cố gắng thu hết can đảm Phan Lữ lên tiếng:

    – Ngày mai em đi làm về, chúng ta đi chơi có được không?

    – Đi đâu anh?

    – À? Đi tắm biển rồi đi ăn tối, đi nghe nhạc.

    – Yên Phố lặng im, làm sao tìm được chút hạnh phúc bình yên như thế này.

    Tại sao cô cứ vô vọng hoang tưởng về một hư ảo vời vợi xa mờ.

    Biết Yên Phố chấp nhận trong im lặng, Phan Lữ vẫn đùa:

    – Em không đồng ý à!

    Yên Phố lên tiếng:

    – Ai nói người ta không đồng ý?

    – Vậy sao, em im lặng không trả lời anh.

    – Anh thật là dở.

    – Sao dở, anh dở à?

    – Anh không biết tục ngữ thành ngữ gì hết.

    Bất ngờ Phan Lữ kéo Yên Phố vào người, anh cười khẽ:

    – Ừ! Anh dở thật, người xưa nói im lặng là chấp nhận, im lặng là vàng mà phải không? Vậy mà anh quên chứ!

    – Hôm nào anh cho em đến hoa viên của anh tham quan nhé!

    – Chỉ sợ em ngại.

    – Ngại trùn, ngại sâu, ngại dơ à!

    Yên Phố cười rồi nói tiếp:

    – Nhưng mỗi cây, mỗi cành có những bông hoa đẹp với những sắc màu thật kiêu sa, Em muốn xem những tuyệt tác của anh.

    – Anh cũng muốn xem những sản phẩm tuyệt vời của em.

    – Sản phẩm của em à !

    – Ừ.

    – Anh có thật lòng muốn xem hay không?

    – Sao lại không?

    – Vậy em đồng ý.

    – Có sản phẩm của nam không?

    Yên phố cười:

    – Tất nhiên là có rồi nhưng anh không được chê đấy nhé!

    – Ai dám chê em lá người sáng tạo ra cái đẹp mà.

    – Anh chỉ trêu em.

    – Không dám trêu em đâu. Chỉ sợ em chê tệ xá của anh.

    Yên Phố tựa sát vào Phan Lữ:

    – Em không thích nghe anh nói như thế đâu Nghe nói có hoa viên Lữ Bằng của anh như chốn thiên đường, anh đã gầy dựng bao lâu rồi.

    Yên Phố chợt gợi lại nỗi nhớ nỗi đau trong lòng. Từ ngày tan vỡ cuộc tình với người ấy đểan Lữ đã đi làm một thời gian rồi bỏ phố thị xa hoa về phố biển để lãng quên nỗi đau của con tim, thời gian bao lâu rồi, cả một quãng thời trẻ trung sôi nổi đầy tâm huyết Phan Lữ đã - dồn hết vào hoa viên này. Khoảng thời gian đã trên mười lăm năm. Đâu phải dễ dàng có được thành quả như thế này.

    Nhưng để có được anh đã lãng quên một thuở trai trẻ, để rồi bước vào công việc khó khăn này.

    Phan Lữ không muốn nhắc đến cái khoảng thời gian ngần ấy năm trời lẵng phí của mình. Tại sao anh lại rơi vào bi kịch như thế. Doãn Bằng luỵ tình anh trêu cậu bé, vậy mà riêng mình, Phan Lữ không hiểu sao ngần ấy năm anh vẫn chưa tìm được một bóng ai khác để thay cho hình ảnh của người con gái ấy.

    Thấy Phan Lữ im lặng, Yên Phố e dè nói:

    – Em xin lỗi, em đã khiến cho anh buồn.

    Phan Lữ chợt tỉnh táo hơn, anh choàng tay qua vai Yên Phố rồi khẽ nói:

    – Anh xin lỗi, Yên Phố tại sao chúng ta phải nhắc chuyện quá khứ, hãy luôn nghĩ đến hiện tại.

    – Hiện tại thì sao hở anh?

    – Chúng ta, chúng ta có thể là bạn được chứ em Bạn thân ...

    Phan Lữ bổng thấy mình sao thật vụng về trời ạ! Anh vốn là một gã con trai gàn dở, cũng hoạt bát, cũng sôi nổi, vậy mà giờ đây bên một phụ nữ khả ái, dịu dàng này anh lại không thốt được thành lời yêu thương, phải chăng anh đã để mất chính mình sau ngần ấy thời gian. Giờ đây phải nắm bắt chút hạnh phúc muộn màng này của chính mình chứ!

    @@@ Doãn Bằng đến trang trại khi chiều xuống, mọi người trong gia đình của bà Phương Ý có vẻ đang rộn rịp, tần ngần một lúc anh định xin phép về thì Ý Trâm, cô con gái bà Phương Ý đến và nói:

    – Anh Bằng, mẹ em đang đợi anh.

    Doãn Bằng ngập ngừng:

    – Tôi thấy gia đình có vẻ bận nên định về.

    – Không được đâu anh. Nhà em hôm nay có khách, không ảnh hưởng gì đến việc này, mẹ em rất thích hoa hồng anh đã mang đến và trồng, hôm nay mẹ định nhờ anh xem chỗ đất nào để trồng hoa phong lan.

    Doãn Bằn định nói. Tưởng hoa gì phong lan là nghề của chú Lữ kia mà. Có lẽ phải để chú Lữ đến đây mà trồng và chăm sóc.

    Khi ấy bà Phươmg Ý đã ra cùng một phụ nữ khá đẹp và quí phái, có lẽ dân hàng phố về Doãn Bằng không màng gia đình này sao nhiều phụ nữ thế, cô tóc vàng hôm nọ gọi bà Phương Ý bằng cô, giờ lại thêm một phụ nữ đẹp nữa. Bà Phương Ý nói với Ý Trâm:

    – Trâm ơi! Con đưa dì đi loanh quanh doanh trại, mẹ bàn việc với cậu Bằng một chút Ý Trâm gật đầu chào Doãn Bằng rồi kéo tay người phụ nữ và cùng đi.

    – Bà Phương Ý nói với Doãn Bằng:

    – Cậu đi với tôi xem chỗ nào làm vườn lan vừa tiện vừa đẹp, tôi trồng để trang trí thôi, tôi muốn trong trang trại có một hoa viên, gia đình chúng tôi có người thân ở nước ngoài thỉnh thoảng về chơi cả bạn bè nữa, ai cũng thích nên tôi muốn làm cho đẹp. Từ trước đến nay chúng tôi cứ lo chăn nuôi trồng cây, toàn là lo kinh tế quên đi việc khác.

    Doãn Bằng cười nói:

    – Cô nói thế chứ cháu thấy trang trại của cô vừa phong phú, vừa đẹp thế này.

    – Nhưng chẳng có hoa kiểng gì cả, mấy đứa cháu nó cũng bảo thế. À, con bé hôm đi với cô đến hoa viên của chú cháu đây Nè cháu, cháu nhớ thật tình đề nghị nhé.

    – Cháu có biết gì mà đề nghị.

    – Cháu có cái nhìn thẩm mỹ.

    – Cháu không nhận lời khen đó đâu.

    – Không có gì đâu cháu, vườn hồng đẹp quá ai cũng thích lắm.

    – Đẹp hở cô?

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    – Ừ! Mấy đứa nhỏ nhà cô nó thích lắm, con bé đi cùng với cô đó, nó mê lắm.

    – Thế cô ấy ...

    – À! Có việc đột xuất nên nó Vội về Mỹ rồi. Đáng lẽ còn ở chơi. Nè, cháu xem mình trồng cây hoàng hạ nhưng làm cách nào để cây không lớn nhiều mà lại cho hoa thật đầy, cháu nghiên cứu giùm cô xem Mấy con bé nhà này thích màu vàng lắm.

    Doãn Bằng chợt cười, có lẽ cả bà dì ở nước ngoài cũng nên vì khi nãy Doãn Bằng thấy người phụ nữ ấy cũng đang mặc áo vàng, bỗng dưng Doãn Bằng muốn đặt cho trang trại một cái tên, cái tên có liên quan đến màu vàng. Đây cũng là một điều lý thú giống như công việc của chú Phan Lữ. Hai gã đàn ông thất tình bỏ thành phố về một vùng biển xa, lao vào công việc như một thú tiêu khiển để quên sầu, vậy mà lại gặp hai cảnh ngộ giống như nhau được mời về gia đình để trồng hoa và chăm sóc hoa, chú Lữ và bà chủ đã có sự đồng cảm và dường như họ đang đến với tình yêu, cầu mong cho chú Lữ tìm được tình yêu Doãn Bằng luôn luôn mong muốn như thế Doãn Bằng đã đến trang trại vài lân nên cảm thấy dễ chịu hơn khi đi cùng với bà Phương Ý dạo loanh quanh ở đây.

    Ý Trâm hớn hở đến chỗ của Doãn Bằng và nói :

    – Anh Bằng ơi, Dì em bảo hôm nào đến hoa viên của anh tham quan.

    – Cô bé này, cũng chỉ là một khu đất trồng hoa cỏ mà thôi, Y Trâm cười, hếch gương mặt lên và nói:

    – Đồng ý có thể có nhiều nơi trồng hoa cỏ nhưng rồi mỗi nơi có cái riêng chứ, nghe kể về hoa viên, dì ấy thích lắm.

    – Dì ấy đâu rồi?

    – Anh hỏi dì à!

    – Thấy cô và dì ấy đi cùng nên hỏi.

    – Em định đưa dì đi phố, dì bảo muốn đi dạo phố biển.

    Vô tình Doãn Bằng nói:

    – Gia đình Ý Trâm sao nhiều Việt kiều quá vậy? Người ta có một đã là rất vui đằng này gia đình cô có nhiều thân nhân ở nước ngoài, thích nhỉ?

    Ý Trâm cong chiếc miệng xinh xắn lên và nói:

    – Bộ có nhiều thân nhân ở nước ngoài là sướng lắm sao?

    – Chắc chắn rồi!

    – Vậy là nhà em sắp đón Việt kiều nữa đó.

    – Vậy sao? Mừng cho cô đó.

    – Hôm trước là hai người em họ bây giờ là dì ruột của em nghe đâu cậu họ và ông cũng sắp vê có lẽ là tết năm nay, ủa mà sao em lại vô duyên đến thế nói nhiều về gia đình mình quá xin lỗi nghe.

    Bà Phương Ý lắc đầu nói với Doãn Bằng:

    – Con bé nó ồn ào thế đó, bà ngoại và ba nó rầy.Hoài mà không bỏ cái tính ồn ào.

    Ý Trâm dậm chân:

    – Mẹ ơi! Sao rnẹ lại bêu xấu con như thế?

    – Ai lại bêu xấu con gái cưng như cô chứ chẳng qua đó là vì cô là tiểu thư mà.

    – Lại anh trêu em nữa.

    – Không dám đâu, à cô không định đi hay sao?

    Ý Trâm lại hồ hởi:

    – Vâng Vâng, mẹ ơi con đi với dì nghe, chào anh Doãn Bằng nhé!

    Thoắt một cái Ý Trâm đã rời khỏi trang trại Doãn Bằng nghe tiếng xe chạy chắc là cô bé lại đèo người dì xa xứ đi chơi phố biển, thật là một gia đình phong lưu. Doãn Bằng trò chuyện với bà Phương Ý một lúc nữa rồi lại xin phép ra về. Về yêu cầu của gia chủ đối với việc trồng vườn hoàng hạ đây la dịp để Doãn Bằng trổ tài của mình. Hoàng hạ là loài hoa nàng yêu thích nhất và nàng si mê màu vàng, màu của hoa hoàng hạ, màu của tình yêu và màu của nàng, anh lại bắt gặp tình yêu của mình từ nơi đây ư. Nơi có khu vườn hoàng hạ và nàng của anh như vần trở về đâu đây mỗi khi nhìn từng chùm hoa hoàng hạ.

    Doãn Bằng rời trang trại và trở về hoa viên Lữ Bằng. Bỗng dưng trong lòng nghe buồn buồn, Doãn Bằng tìm một quán cà phê rồi một mình với ly cà phê đen ở một góc nhỏ trong quán, thả khói thuốc bay tròn, Doãn Bằng ngầm nghĩ cho sự tình, cũng như chú Lữ, anh đã bỏ phố thị xa hoa để về vùng cát trắng thuỳ dương lặng lẽ bên hoa viên với công việc lặng thầm, cũng như chú anh rất say sưa với công việc, có những lúc mãi quay cuồng với công việc Doãn Bằng không còn thời gian để tìm chút riêng tư cho chính mình, cứ mỗi lần đến trang trại rồi về là anh lại ngồi thừ ở quán cà phê đề nhâm nhi tách cà phê một mình.

    Hình ảnh ai đó như bất chợt hiện về.

    Thời gian gần đây Doãn Bằng cảm thấy buồn hơn có lẽ vì từ dạo chú Lữ đến nhà của cô áo vàng để là gia đình một ao nước để thả lục bình nên cô áo vàng không thấy xuất hiện ở hoa viên. Chẳng lẽ Doãn Bằng lại thích cô bé áo vàng hay sao? Mỗi lần gặp cô áo vàng dường như hai người đều cãi lộn với nhau nhưng gần đây cô bé không đến anh lại cảm thấy buồn, lạ thật, ngay cả bản thân, Doãn Bằng cũng không nghĩ rằng mình sẽ yêu, ngay trong thời gian này.

    Ngồi thật lâu như thế Doãn Bằng mới trở về hoa viên Giờ này chú Lữ vẫn chưa về, có lẽ họ đã cùng nhau ngắm nhìn biển. Đêm và cùng lắng nghe tiếng sóng vỗ, mừng cho chú Lữ đã tìm được một nữa của mình, tưởng là đã đánh mất.

    Về đến hoa viên, Doãn Bằng gặp cô Trình Mai đang thơ thẩn ở trước cổng:

    thấy Doãn Bằng, cô Trình Mai lên tiếng:

    – Cậu Bằng không đi cùng anh Lữ à?

    – Doãn Bằng cười, vô tình nói:

    – Chú Lữ à:

    đang yêu mà ...

    – Sao? Đang yêu à! Ai vậy cậu?

    – Ủa! Làm gì cô hỏi dữ vậy?

    – Cái cậu này, tôi chỉ muốn biết thế thôi, Vậy cô cứ đợi chú ấy về mà hỏi, cháu đi ngủ đây, sao cô không đi ngủ.

    – Ngủ gì mà ngủ chứ.

    Doãn Bằng bỏ đi xong anh chợt thấy mình thật vô duyên. Thì ra cô Trình Mai cố tình đợi chú Lữ, chẳng biết trước đây thế nào nhưng xem ra cô rất lo lắng cho chú Lữ trong từng bữa ăn mặc dù người nấu cơm là bà Mây.

    Nếu như không có bà giám đốc công ty Yên Bình chẳng biết tình yêu của chú và cô Trình Mai có xảy ra hay không, vì Doãn Bằng thấy cô Mai rất lo cho chú, có thể tình cảm của cô trình Mai sẽ làm cho chú Lữ cảm động cũng nên.

    Doãn Bằng về phòng riêng, ngôi nhà xinh xinh của chú Lữ nhỏ nhỏ xinh xinh, giờ đây được mở rộng thêm nhiều phòng chung quanh làm cho ngôi nhà càng thêm lạ và đặc biệt, mỗi phòng như một khuôn viên xanh xinh xắn, biệt lập. Doãn Bằng cảm thấy yêu thích nơi này. Lâu rồi anh cũng chưa trở về nhà.

    Trở về phòng Doãn Bằng tìm chút bình yên cho riêng mình.

    Sáng nay thức dậy sớm, Doãn Bằng thấy chú Phan chuẩn bị đi đâu sớm sau khi đã tập thể dục xong, Doãn Bằng lên tiếng hỏi:

    – Ủa! Chú đi đâu sớm quá vậy?

    Chú Lữ cười:

    – Cái thằng này, bữa nay thứ bảy, chú đi công chuyện, ở nhà giúp chú công việc nhé, chiều mai chú mày mới về.

    Doãn Bằng cười ý nhị:

    – Cháu biết rồi, chú đi du Lịch có đúng không?

    – Cái thằng này, tự dưng rồi đi du lịch.

    – Nói đi du lịch cho oai một chút vậy mà.

    – Chú mày sao?

    – Ăn sáng rồi đi chú, sáng nay cô Mai nấu nhiều món ngon lắm đó.

    – Mới ngủ dậy đã biết buổi sáng ăn gì rồi.

    – Cháu tưởng mấy món này chú phải biết chứ, nào là bánh mì với hột gà ốp la nào mì xào thập cẩm, nào là ...

    – Cái thằng này, chú đi sớm.

    – Chú có hẹn phải không?

    – Ừ.

    – Thì chú cứ nói như thế, cháu hiểu mà.

    – Vậy thì chú đi đây, giải quyết mọi công việc cho chú nhé?

    Doãn Bằng cười:

    – Trông chú như một chàng thanh niên tuổi đôi mươi bắt đầu nói dối và biết hẹn hò.

    – Chà! Kinh nghiệm dữ đa.

    – Vậy đó mà cũng bị tình phụ đấy chú ơi!

    Hai chú cháu cười giòn tan, Doãn Bằng lẩm bẩm. Thế nào cô Trình Mai cũng cằn nhằn cho mà xem!

    Vĩnh Giang thức dậy muộn, hôm nay không phải đến công ty nên cô đã nằm nướng, đêm rồi cô nhận được điện của Hiển Phi nên trong lòng Vĩnh Giang cảm thấy rất vui, những lời của anh chàng tràn đầy hứa hẹn. Anh cố làm cho công việc ở đây có hiệu quả tốt đẹp để dịp Tết về cùng ba và ông nội anh sẽ giới thiệu em với gia đình.

    Chỉ quen Hiển Phi vài tháng nay nhưng Vĩnh Giang cảm thấy anh chàng có vẻ rất yêu nàng, Vĩnh Giang cũng không ngờ mình lại hứa hẹn cùng anh. Hình ảnh Hiển Phi thật quyến rũ, một chàng trai từng sống trên đất Mỹ văn minh nên rất văn minh và điệu nghệ.

    Hình ảnh Hiển Phi sành điệu trong từng bước nhảy đêm sinh nhật của Ý Trâm mới đẹp làm sao, Vĩnh Giang đã bị chinh phục ngay từ cái nhìn đầu tiên và nhất là sự điệu nghệ của anh trong kỹ nước mời nàng uống - Chắc là khiêu vũ mệt rồi, uống cốc nước cô bé nhé!

    Và anh cũng rất tự nhiên đưa ly nước vào môi nàng và khẽ nói:

    Để anh giúp.

    Tự nhiên như Tây, như Mỹ thảo nào mọi người vẫn thường hay bảo thế. Và rồi như con lốc, như tiếng sét, Hiển Phi đã theo nàng hai người quen nhau, hò hẹn với nhau, tình yêu như cơn lốc, cũng dễ bị nước cuốn trôi lắm, cái gì cũng phải từ từ con nhé.

    Vĩnh Giang chợt bật cười. Mẹ Phố đã nói Vớí cô như thế nhưng mà mẹ quên là mẹ và chú ấy cũng đang rơi vào cơn lốc xoáy, cầu mong cho mẹ tìm được chút yên bình hạnh phúc vì tuổi của mẹ và chú cũng đã sang hàng tứ tuần rồi.

    Cơn lốc xoáy của mẹ đã cuốn theo cơn lốc xoáy của tình yêu.

    Chuyện tình cảm của mẹ và chú Phan, Vĩnh Giang tự hứa là không xen vào, nàng luôn ủng hộ mẹ. Cuối tuần này mẹ và chú ấy đi chơi đảo, thích thật, giá như lần sau về mẹ cũng cho phép cô và Hiển Phi đi chơi với nhau như thế.

    Vĩnh Giang suy nghĩ lung tung một lúc rồi tung chăn dậy vì cảm thấy cồn cào trong bụng. Đã quá giờ điểm tâm rồi, thảo nào cái bao tử biểu tình dữ dội.

    Vĩnh Giang vội vã làm vệ sinh cá nhân rồi xuống bếp, thức ăn đầy ắp trong tủ lạnh nhưng còn phải chế biến nữa trời lại lười quá Vĩnh Giang vào phòng thay đồ và đeo chiếc túi xách lên vai rồi rời khỏi nhà. Đi ăn và sau đó sẽ đi siêu thị rồi phóng xe đến Ý Trâm, hay là rủ Ý Trâm đi tắm biển. Vĩnh Giang vào quán phở. Vừa ngồi vào ghế Vĩnh Giang đã nghe giọng nói vang vang.

    – A! Chào cô áo vàng, lâu ghê mới gặp cô bé, cho tôi cùng ngồi với nhé!

    Vĩnh Giang ngẩng mặt lên rồi ồ lên, thì ra là hắn, cháu của chú Lữ là anh chàng nghệ nhân kiến trúc. Vĩnh Giang hay gọi đùa như thế.

    – Cô ăn gì?

    – Đi đâu cũng gặp - Vĩnh Giang không trả lời mà lại lầm bầm trong miệng những lời để người khác nghe.

    Hai tô phở gà bốc khói nghi ngút được mang lên. Doãn Bằng lau đũa muỗng và đưa cô áo vàng anh nói:

    – Mời cô bé.

    Vĩnh Giang cong cớn nói:

    – Cứ gọi người ta là áo vàng này áo vàng nọ hoài.

    Doãn Băng cười:

    – Chứ có biết tên đâu mà gọi.

    – Ngộ nhỡ, tôi không mặc màu vàng thì sao?

    – Chắc chắn là không có chuyện đó.. – Ai nói.

    – Cô.

    – Vậy mà cũng nóị. Vĩnh Giang nhìn vào chiếc áo sọc vàng xanh và chiếc quần cùng màu với đường sọc xanh, thảo nào anh ta cứ gọi như thế.

    – Ăn đi kẻo nguội cô bé.

    – Giang:Vĩnh Giang là tôi.

    Doãn Bằng cười rồi ngừng đũa, anh nói:

    – Tên cô hay lạ, mà có vẻ con trai quá?

    – Ơ ...

    – Đừng giận chứ Này nhé, cái tên hay vì có chữ Vĩnh Vĩnh này, Vĩnh nọ dễ gợi lên dòn dõi quí phái nếu cô ở Huế chắc là có dòng họ thân tộc với giai cấp quan lại, vua chúa ngày xưa, còn lạ vì tên con trai mới lót chữ Vĩnh, Giang là sông, tôi cam đoan cái tên này là một kỷ niệm đó.

    – Tất nhiên rồi!

    – Chắc là đẹp lắm.

    – Tất nhiên rồi.

    – Trời, sao Vĩnh Giang chỉ nói với tôi chỉ mỗi câu đó?

    – Vì người ta đang ăn mà.

    Doãng Bằng cười:

    – À, cho anh xin lỗi, người ta ăn mà nói chuyện hoài. Xì tự dưng đổi tông xưng anh với cô nữa chứ, cái gã này muốn gì đây. Mặc kệ anh ta, dẫu sao sáng nay không ngồi ăn phở một mình là tốt rồi.

    Ăn xong, Doãn Bằng đề nghị:

    – Hôm nay không phải làm việc Vĩnh Giang nhỉ?.

    – Vâng Còn anh sao rỗi thế.. – Tự mình cho mình nghỉ, chớ công việc của chúng tôi làm gì có ngày thứ bảy hay chủ nhật.

    – Tại anh không có chứ người khác thì có đấy.

    – Doãn Bằng cười ý nhị:

    – Thì người ta là chủ mà. Vĩnh Giang à chúng ta đi uống nước ở đâu đó có được không?

    – Đang thấy trống vắng đây, đi thì đi.

    Vĩnh Giang muốn cám ơn chú Lữ, có lẽ nhờ chú ấy mẹ mới có chút thanh thản để đi chơi, ngoài thời gian đến công ty mẹ còn học đủ thứ, mẹ học lớp đại học tại chức về quản trị kinh doanh, mẹ còn học cả vi tính, học ngoại ngữ, mẹ bảo cuộc đời là một chuỗi dài cần phải học nếu như ai thích vươn lên, đúng như lời lê nin. Học, học nữa, học mãi.

    Tì khi về nhà trang đến giờ, đây là lần đầu tiên Doãn Bằng đi cùng một cô gái vào quán giải khát thật thơ mộng Doãn Bằng gọi cà phê rồi vừa nhâm nhi vừa phì phèo khói thuốc.

    Hai người nói vu vơ, vu vơ thật nhiều điều, đến nỗi Vĩnh Giang nói ra những điều mà cô không muốn nói ra vì mẹ bảo không nên. Cô bé thấy chẳng có gì hay là mẹ có lý do riêng. Mẹ bảo ngày xưa mẹ từng là em bé liên lạc. Doãn Bằng vô cùng ngạc nhiên về điều đó, mẹ bảo vùng quê ấy rất đẹp, rất nên thơ bởi đó là một vùng quê nổi tiếng với loại trái cây, đó là trái vú sữa, Giang là mẹ lấy từ cái tên Sầm Giang, còn Vĩnh là cái tên xã, bây giờ vùng quê đó là Vĩnh Kim riêng mẹ, mẹ vẫn thích gọi Sầm Giang, nên mẹ mới đặt cho cô bé cái tên đó.

    Doãn Bằng đã ồ lên sung sướng khi biết về cái tên rất dễ thương đó anh không dám hỏi Về ba của Vĩnh Giang vì hiện tại chú Lữ và mẹ của Vĩnh Giang quen nhau.

    Vĩnh Giang không ngờ bỗng chốc mình, lại trút tâm sự lên Doãn Bằng một gã con trai mà cô đã gặp ở hoa viên Lữ Bằng, mỗi lần tiếp xúc với Lữ Bằng đều cãi cả, vậy mà hôm nay cô lại kể nhiều chuyện cho hắn nghe. Có lẽ vì Vĩnh Giang đang vắng mẹ còn Doãn Bằng vắng ông chú, chú Lữ cũng như một người bạn vì chú cũng không già hơn Doãn Bằng trông chú Lữ rất phong độ và rất lãng tử có lẽ công việc làm cho chú có tác phong nghệ sĩ trò chuyện với chú còn lý thú hơn với cả Doãn Bằng nữa.

    Bất chợt Doãn Bằng lên tiếng:

    – Chiều nay và cả ngày mai chúng ta đi ăn tối nghe Giang.

    – Anh mời Giang đi ăn tối à!

    – Ừ, đi nhé Giang.

    – Không hứa đâu.

    – Vĩnh Giang không đi à. Anh năn nỉ đó cho anh đến xem ao nước với những đám lục bình nở đầy hoa tím nữa nhé. Nghe chú bảo hoa lục bình nở tím đặc cả ao đẹp lắm.

    – Mẹ Giang thích lắm, mẹ bảo nhìn nó mẹ nhớ hoài về đoá lục bình chiều cuối năm ấy cái thuở mẹ làm cô bé liên lạc.

    – Cái gì, cô nói cái gì?

    Bí mật đẹp của mẹ đã bị Vĩnh Giang sắp bật mí, cô im lặng không nói tiếp mặc cho Doãn Bằng thắc mắc và câu chuyện cứ vu vơ xoay quanh hết chuyện này đến chuyện khác họ quên cả thời gian.

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 4

    Suốt buổi sáng Yên Phố và Phan Lữ cùng sóng bước bên nhau và bơi thoả thích, nước ở đây mát lạnh, màu xanh lục tuyệt đẹp, Yên Phố yêu màu nước biển, yêu cái vẻ yên tịnh ở đây biết bao. Có xa xôi gì đâu, ở Hòn Mun, Hòn Tằm, hòn đảo yến cũng đang vào mùa. Vậy mà lâu ghê Yên Phố mới được ung dung cùng với một gã đàn ông vui chơi bên nhau, lúc đầu nàng còn ngượng ngùng với Phan Lữ, nhưng rồi sự ân cần của Phan Lữ đã khiến cho cô thấy dễ chịu hơn và vui hơn.

    - Nghỉ một chút đi em.

    Phan Lữ kéo Yên Phố vào bờ nơi có hai chiếc ghế bố. Phan Lữ lấy khăn đưa cho Yên Phố. Hai người cùng ngã lưng trên ghế bố. Phan Lữ đưa lon nước cho Yên Phố, anh nói:

    - Em thấy thế nào?

    - Được tắm biển thường xuyên thích thật anh nhỉ?

    - Ừ! Em bơi cừ quá.

    - Cừ à, em biết bơi từ thuở nhỏ, giao liên mà!

    - Hả, cái gì?

    Yên Phố cười không trả lời mà hỏi vặn:

    - Anh thì sao?

    Câu hỏi vu vơ của Yên Phố khiến cho Phan Lữ quên cả sự thắc mắc của mình, Phan Lữ ngước lên nhìn Yên Phố, so với tuổi Yên Phố quả là một phụ nữ trẻ trung, khả ái, dễ quyến rũ, nhìn Yên Phố với chiếc áo tắm màu tím sậm kẻ sọc vàng, rõ ràng trông cô rất đẹp, rất hấp dẫn bởi những đường nét rất cong, rất cân. Sau một thời gian nguội lạnh một tình yêu, Phan Lữ dường như đã quên đi chính mình. Từ khi gặp được và quen Yên Phố anh mới sống lại khoảnh khắc thời trai trẻ của mình, một tình yêu đang cuồn cuộn chảy, Phan Lữ thầm nhủ:

    Không nên lãng phí thời gian nữa, nhất định không nên, già rồi, lớn rồi chẳng còn thời gian để theo đuổi như bọn trẻ nữa.

    - Anh Lữ này!

    Phan Lữ giật mình vì đang lơ đễnh nghe Yên Phố gọi, anh lên tiếng nhanh:

    - Hử?

    - Anh đang nghĩ gì thế?

    Phan Lữ đánh liều:

    - Anh định bàn với em một chuyện quan trọng, nhưng ...

    - Chuyện gì thế anh?

    Phan Lữ bỗng thấy ngại, anh im lặng một khắc rồi nói:

    - Chắc chắn anh sẽ nói, nhưng anh chưa thể nói ngay lúc này, vì. .... - Vì sao?

    - Sợ ....

    - Sợ chi hở anh?

    - Sợ bị em từ chối.

    Phan Lữ đánh liều và nói nhanh rồi lại kéo Yên Phố trở ra bãi tắm. Họ bơi ra xa và tìm nơi khuất vắng người hơn để duỗi người trên bãi cát. Yên Phố nói:

    - Có lẽ, đây là lần đầu em đi chơi như thế này với một người đàn ông.

    Phan Lữ chồm dậy nói.

    - Em nói sao? Em chưa từng hò hẹn với bạn trai à?

    Nhìn Yên Phố trong bộ đồ tắm nửa kín, nửa hở một cách thuỳ mị và cứ chỉ hành động của cô cũng chứng tỏ nàng thuộc loại phụ nữ rất đàng hoàng, đẹp như thế sao lại sống đơn độc như thế này suốt ngần ấy năm trời.

    Đêm ấy họ lại bên nhau thì thào cùng tiếng sóng biển khu nhà hàng khách sạn ở đây mới được một công ty xây dựng phong cách rất đặc biệt rất đẹp, những phòng ở làm theo kiểu biệt thự trông ra biển nhưng có phòng được xây bàng gạch có phòng dựng tre trúc được trang trí thật đẹp, yên Phố chọn ngôi nhà gỗ tre,trong phòng có cả bộ bàn ghế bằng mây, thật đẹp.

    Phan Lữ nửa đùa, nửa thật:

    - Anh sẽ ngủ trên chiếc ghế mây phía ngoài phòng, em đừng ngại.

    Yên Phố e dè nói:

    - Đã đi cùng anh thế này ...

    Bắt ngay lời nói của Yên Phố Phan Lữ kéo nàng sát vào vòng tay ôm lấy nàng, anh nói trong hơi thở:

    - Vậy là em không sợ anh ...

    Yên Phố lí nhí trong miệng:

    - Anh đâu có dữ phải không?

    - Anh hiền nhưng ...

    - Nhưng sao?

    Yên Phố bất ngờ trước nụ hôn cuồng say của anh. Đối với nàng đây là nụ hôn đầu đời con gái, dù bây giờ tuổi nàng cũng không còn đôi mươi, môi anh cứ quấn chặt môi nàng không muốn rời xa.

    Ngọt ngào tê dại theo đầu môi chót lưỡi và cả toàn thân nàng như muốn run lên, nàng run rẩy trong vòng tay rắn chắc và thật ấm áp của nàng, chưa bao giờ, chưa lần nào Yên Phố cảm nhận được tình yêu và sự rung động của con tim lẫn thể xác.

    Môi mắt nàng đón nhận từng cơn, từng cơn mưa nhè nhẹ rơi trận mưa hôn kéo dài suốt tận chiếc cổ bờ vai và chiếc gáy thật xinh mà anh cứ vuốt ve khiến nàng cứ run lên bần bật.

    Trong hơi thở, giọng anh ngập ngừng mà ngọt ngào:

    - Tha lỗi cho anh vì ... vì anh muốn được yêu em và được em yêu, anh muốn cưới em.

    Hãy trả lời cho anh nghe.

    - ...À - Anh biết như thế có vẻ quá vội vàng. Nhưng em hãy nhớ chúng ta đã không còn trẻ nữa, chúng ta đâu còn thời gian để suy nghĩ và chọn lựa. Nếu em không dành cho anh chút tình cảm nào thì thôi anh sẽ rút lại lời nói.

    Yên Phố ấp úng mãi không sao thốt được thành lời, nàng nép sát anh, cánh tay của Phan Lữ choàng qua vai nàng và anh xoay mặt nàng sát mặt anh nói tiếp:

    - Hãy trả lời anh đi.

    - Đôi môi Yên Phố run rẩy ...

    - Em không yêu anh?

    - Không phải.

    - Vậy sao không trả lời anh.

    - Anh hỏi em vội quá, hãy để em suy nghĩ.

    - Em suy nghĩ bao lâu nữa?

    Phan Lữ kéo sát Yên Phố vào tay anh cứ mân mê nhẹ nhàng trên chiếc gáy, trên trái tai nàng. Như có một luồng điện nhè nhẹ len vào da thịt. Yên Phố ngã vào người anh để nghe chút thương yêu và khát khao hiện về.

    Và rồi nàng cũng thu hết can đảm để nói:

    - Em chỉ sợ, sợ mai mốt bị ăn axit hay bị một Hoạn Thư bắt làm hoa nô, em sợ lắm.

    Phan Lữ bật cười lớn và siết chặt Yên Phố vào, anh hôn đôi môi nàng và khẳng khái:

    Về điều này, em không phải lo, anh chưa hề có, chưa hề có một người đàn bà.

    - Anh chưa có vợ à?

    Phan Lữ gật đầu:

    - Em không tin.

    - Cũng như em, làm sao tin là em chưa hề yêu, chưa hề có ...

    - Em thề.

    Yên Phố đưa ngón tay trỏ lên và Phan Lữ cắn nhẹ vào ngón tay nàng rồi nói:

    - Anh biết rồi khi nghe cô bé áo vàng gọi em bằng mẹ, anh điếng cả hồn và cứ muốn biết về ba của cô bé.

    Yên Phố cười thành tiếng:

    - Nó là Vĩnh Giang, cứ gọi cô bé này, bé nọ hoài.

    - Chú cháu anh thích gọi nó là cô bé áo vàng.. - Vâng! Con bé thích màu vàng lắm.

    - Cũng như em si màu tím.

    - Có xấu không anh?

    - Sao lại xấu, màu tím là màu chung thuỷ.

    - Nhưng buồn.

    - Em có biết bài ca này không?

    Phan Lữ ca nho nhỏ bên tai nàng:

    "ÔNgàyxưa xa xôi em rất yêu màu tím.

    Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến.

    Chiều xuống áo tím buồn thướt tha, bước trên đường gấm hoa.

    Ngắm mây chiều lướt xa.

    Từ khi yêu anh, anh bắt xa màu tím.

    Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến.

    Trời đã rét mướt cùng gió mưa.

    Khóc anh chiều tiễn đưa.

    Anh, xa xôi. Bóng mây giăng mờ lôi.

    Anh, xa xôi áo bay trong chiều rơi.

    Anh, xa xôi áo ôm tim lẻ loi.

    Tím lên khung trời nhớ nhúng đầy vơi.

    Mưa rơi rơi bóng anh như làn khói.

    Mưa rơi rơi bóng anh xa ngàn khơi.

    Mưa rơi rơi có hay chăng lòng tôi.

    Có hay bao giờ bóng người yêu tới.

    Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ.

    Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa.

    Một thoáng áo tím buồn ngẩn ngơ.

    Khuất trong chiều gió mưa.

    Khóc thương hình bóng xưa.

    Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím.

    Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím.

    Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau.

    Tháng năm còn lướt mau.

    Bíết bao giờ thấy nhau ...

    Bất chợt Yên Phố lên tiếng:

    - Sao hồi đó anh không học văn khoa để làm nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ.

    - Thôi đi cô, hồi đó mới giải phóng lo mà học lấy một nghề có vẻ thực tế một chút.

    Yên Phố tỏ vẻ không hiểu:

    - Ý của anh là?

    - Hồi đó mới hết chiến tranh, làm sao biết mọi việc sẽ ra sao?

    - Ra sao là sao?

    - Anh lao vào một trường mà anh cũng không tâm đắc lắm, khi ấy chỉ muốn sau này có một cái nghề Kỹ sư nông lâm khí ấy có lẽ gần gũi với đời sống. Bây giờ thấy mình kém bọn trẻ thời khoa học công nghệ.

    - Em thấy anh nắm bắt thời cuộc thật hay đó chớ!

    - Thôi đừng nói chuyện đó, hãy trả lời cho anh đi.

    - Em không biết đâu?

    - Vậy là chúng ta sẽ tổ chức đám cưới sớm nhé?

    - Tại sao phải như thế?

    - Anh sợ thời gian.

    - Anh sợ thời gian làm cho em thêm một tuổi, già thêm một chút.

    - Nói bậy không nè, anh sợ biết đâu em chẳng gặp lại người xưa chẳng hạn.

    - Anh lạ ghê biết đâu suy bụng ta ra bụng người đấy!

    - Nếu vậy thì sao nhỉ? - Phan Lữ đùa.

    Yên Phố trêu anh:

    - Như vậy anh chẳng biết câu trả lời của em rồi.

    Phan Lữ siết chặt Yên Phố hơn, giọng anh thoảng nhẹ:

    - Em tưởng là anh chấp nhận à. Anh sẽ không để cho em rời khỏi anh đâu.

    - Ơ, em không là gì của anh mà?

    - Sao lại không, em chỉ mong sao em hiểu tình cảm của anh dành cho em, dù thời gian qua rất. Ngắn nhưng hãy hiểu rằng, anh đã ngần ấy tuổi rồi, chẳng lẽ còn đùa giỡn nữa hay sao?

    - Em biết rồi. Để em suy nghĩ lại xem!

    - Suy nghĩ đến bao giờ đây?

    - Bao giờ em cảm thấy anh thật tình với em.

    - Bắt anh đợi đến mọc râu phải không?

    - Không dám để đến lúc đó đâu.

    - Tại sao?

    Yên Phố khúc khích cười:

    - Đến lúc anh mọc râu là em phải chống gậy rồi.

    - Có thế chứ, Phố này, lần sau chúng ta đi đảo Hòn Đôi nhé.

    - Lần sau là khi nào?

    - Hay là chúng ta đi vào tuần sau nữa.

    - Thôi đi anh à! Không khéo bị nhân viên biểu tình đó.

    - Lâu lâu cho ...

    - Họ biểu tình nhưng anh được em không đáng sao?

    Những lời nói vu vơ khiến cho họ quên đi cơn buồn ngủ kéo đến và rồi tiếng sóng biển từ ngoài đưa vọng lại, khiến họ càng cảm thấy nao nao trong lòng.

    Tình yêu thật lạ kỳ, khi ta không nghĩ đến bỗng dưng nó lại đến, đến một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và vô cùng kì diệu.

    Doãn Bằng phải giải quyết một số việc, cá các đơn đặt hàng đột xuất ở hoa viên này loại phong lan là được ưa chuộng và bao nhiêu điều được đặt trước và bây giờ loại hoa hồng vàng cũng đang được trang trại của bà Phương Ý độc quyền.

    Buổi sáng, Ý Trâm cùng người dì trẻ đẹp của cô đến, Phương Phương tên của người phụ nữ ấy, cô rất đặc biệt thích cúc dã quì. Năm nay hai chú cháu Doãn Bằng nhận những hợp đồng thật kỳ lạ chú Lữ với ao lục bình, còn Doãn Bằng với vườn hồng vàng và giờ đây là đồi dã quì trong trang trại, Phương Phương đã hẹn Doãn Bằng ở một quán nước để bàn kỹ hơn về việc này, vẻ quí phái và dữ dội của Phương Phương khiến cho Doãn Bằng thoáng chút e dè. Cô gái tóc vàng cũng ở trang trại đã trở về Mỹ, bây giờ lại một phụ nữ khác từ Mỹ trở về và yêu cầu đồi dã quì, có lẽ họ đang muốn được thưởng thức cái đẹp mang tính nghệ thuật một cách quí phái, đó là thú chơi hoa kiểng.

    Cô gái tóc vàng còn rất trẻ, tuổi mới đôi mươi, vừa vào đại học đã về Việt Nam, giọng Việt Nam rất chuẩn vì cô bé được gia đình dạy dỗ kỹ mặc dù cô bé sinh nơi xứ lạ quê người.

    Dọn dẹp và dặn dò bà Mây vài việc, Doãn Bằng xách xe định đi thi gặp trình Mai.

    Trình Mai lên tiếng:

    - Cậu Bằng không ở nhà dùng cơm chiều hay sao?.

    - Dạ, cháu có việc riêng sẽ không ăn cơm với bác Mây đừng đợi.

    Cô trình Mai nhìn đồng hồ đeo tay:

    - Chắc là cậu đi ăn tiệc hay đi gặp bạn bè Hôm nay trông kẻng ghê.

    Nụ cười có vẻ trêu đùa của mình Mai, khiến cho Doãn Bằng hơi bị quê. Anh nói như thanh minh:

    - Thì cháu vẫn như bình thường, có gì khác hơn đâu hở cô?

    - Là thôi thấy mà thôi chúc vui vẻ.

    - Cái gì vui vẻ?

    - Làm sao tôi biết được.

    Doãn Bằng cười rồi phóng xe đi. Khi Doãn Bằng bước vào quán thì bên tai anh tiếng nói trong trẻo:

    - Cám ơn anh đã đến.

    Doãn Bằng giật mình vì Phương Phương gọi mình bằng anh.

    - Vào đây anh Bằng, tôi đã đặt một nơi tốt lắm, anh có thể ngắm biển và được hóng gió biển thích lắm.

    - Ý Trâm cũng thích hóng gió biển, sao dì không rủ cô bé đi cùng.

    Phương nhăn mặt:

    - Sao gọi tôi bằng dì?

    - Vì tôi biết Ý Trâm.

    - Đúng là chưa đi nước ngoài bao gìờ?

    Doãn Bằng ngạc nhiên:

    - Ai đi nước ngoài nước ngoài thì có liên quan gì chứ?

    - Sao không? Đi nước ngoài để mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết, sự văn minh tôi thiểu của một người là không bao giờ gọi phụ nữ là chị này dì nọ.

    Doãn Bằng lấy lại tinh thần, anh nói:

    - Nhưng người Á đông của chúng ta thì trân trọng sự xưng hô.

    - Nhưng anh đang đối diện một phụ nữ từng sống ở nước ngoài.

    - Vậy thì phải như nước ngoài có đúng không?

    Hai người ngồi đốì diện với nhau, nhân viên phục vụ mang nước, thức ăn rồi ra ngoài, và khép lại cửa ở đây cửa sổ được mở tung và nhìn ra biển xa thật đẹp.

    Giọng của Phương Phương đều đều:

    - Phương về hai tháng để làm công việc của tôi ở bên ấy. Nói chung công việc kinh doanh, còn việc trồng hoa cỏ, thú thật với anh tôi dốt lắm, thấy hoa đẹp tôi nảy sinh ý định trồng và sẽ tìm cách mang hạt giống về bên ấy để trồng.

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Anh giúp tôi việc này nhé!

    Phương Phương rót rượu ra ly và đưa cho Doãn bằng rồi cùng cụng ly, nàng nói tiếp:

    - Anh giúp cho Phương Phương nhé!

    - Nhưng sao phải là dã quì. Đây thuộc họ hoa cỏ dại, để có hạt giống cũng thật khó.

    Phương Phương đến bên Doãn bằng, nàng lại đưa anh cốc rượu rồi nói tiếp:

    - Bởi vậy mới nhờ đến chuyên gia. Anh không thấy sao cái khó của con người, xin lỗi anh nha. Những người không con y học ngày nay còn giúp họ được mà! Chẳng lẽ với loài thực vật vô tri chúng ta không thể. Phương Phương tin rằng anh sẽ làm được. Nào nâng ly, anh cứ nghiên cứu, Phương Phương sẽ chờ kết quả của anh, Phương Phương tin rằng sẽ sớm có kết quả.

    Phương Phương còn nói thật nhiều, vừa nói vừa gắp bỏ thức ăn cho nhau, Doãn Bằng vốn là một gã năng động hoạt bát, từ dạo về Nha trang đến giờ dường như anh chùng bước hơn, lặng lẽ hơn.

    Doãn Bằng đăm đắm nhìn Phương Phương Ý Trâm gọi bằng dì nhưng trông cô cũng còn khá trẻ. Doãn Bằng không định được tuổi người phụ nữ cao sang đang ngồi trước mặt mình, quí phái, quyến rũ và rất nữ tính, dường như Phương Phương biết được suy nghĩ của Doãn Bằng, cô lên tiếng:

    - Anh muốn hỏi tôi điều gì à? Nhưng ở phương tây không ai hỏi tuổi phụ nữ bao giờ, anh thấy tôi thế nào?

    - Trẻ, vui vẻ.

    - Thế thôi à? Tôi có ý định thế này, anh thấy sao?

    - Cô nói đi.

    - Dã quì thường có ở Đà lạt, tôi thích loại hoa đó, chúng ta sẽ đi Đà Lạt để anh nghiên cứu và tìm cách đưa loại hoa đó về trang trại của chị tôi. Xem như tôi mời anh đi Đà Lạt.

    - Việc này nếu không là tôi, người khác làm có được không?

    - Người khác ư? Điều quan trọng là tôi chỉ muốn anh làm thôi. À, tôi đến hoa viên thường xuyên có được không?

    - Cô đến để làm gì?

    - Xem hoa kiểng ở nơi đó.

    - Nếu thế thì được.

    - Còn chuyện khác.

    - Là chuyện gì? - Doãn Bằng lên tiếng hỏi.

    Phương Phương cười:

    - Anh không hoan hô tôi đến hoa viên sao?

    - Tất nhiên.

    - Tại sao?

    - Nơi làm việc.

    - Nếu thế nơi khác được chứ. Vậy mai đi nhé!

    - Đi đâu?

    - Tôi chưa nghĩ ra, đêm mai hãy tính.

    Doãn Bằng không có ý định gì khác ngoài công việc của anh ở trang trại, nhưng không hiểu vì sao anh đã bị lôi cuốn hay nói đúng hơn là anh bị quyến rũ. Ma lực nào đã khiến cho anh rơi vào anh cũng không biết, chỉ biết rằng Phương Phương đã cùng anh nhấp nháp đôi chút rượu tây để rồi, cả hai lại quay cuồng trong điệu nhảy.

    Phương Phương mơ màng ghì Doãn Bằng, nàng tựa sát vào anh, mắt mơ màng, giọng khẽ khàng bên tai:

    - Anh có thích khiêu vũ không?

    - Có.

    - Vậy em sẽ mời anh khiêu vũ hằng đêm được chứ?

    - Trời đất, tôi còn công việc.

    - Công việc gì vào ban đêm, đây là thời gian mà chúng ta cần nghĩ ngợi và hưởng thụ.

    - ?

    - Anh thấy sao?

    - Không biết - Vậy thì thử đi?

    - Sao?

    Phương Phương kề sát mặt Doãn Bằng hơn, cô hỏi:

    - Anh thấy tôi thế nào?

    - À, đẹp.

    - Thế thôi à!

    - Nói chung là đẹp và ...

    Doãn Bằng bị cuồng quay bởi chút rượu nên đẩy đưa:

    - À, cô đẹp và đầy quyến rũ.

    - Thế à, tôi có hấp dẫn được anh không?

    - ?

    - Anh, anh có thích không?

    - ?

    - Chúng ta cứ thử thân mật nhé, anh xem tôi có lôi cuốn không? Vậy mà ...

    Phương Phương không nói hết câu, cô đã khát khoa và tự tin đến với Doãn Bằng bằng sự khát khoa của người phụ nữ đã đi đánh mất hạnh phúc. Doãn Bằng vẫn dủ bình tĩnh để chối bỏ Phương Phương.

    Cô đẩy anh ra giọng giận dỗi:

    - Anh chưa biết gì về đàn bà ư. Anh là một gã con trai hoàn thiện như thế sao?

    - ? Tôi ...

    - Tôi không đòi hỏi anh điều gì đâu? Chỉ vì ...

    Phương Phương lạc lối có lẽ vì nỗi đau âm ỉ trong thời gian qua, chồng nàng đã phản bội hẳn đã bỏ rơi nàng để sống một phụ nữ khác đang thừa hưởng một gia tài kếch xù, một cô gái lại được ông bố người Mỹ đưa về khi cô còn nhỏ, gia tài của ông bà cô gai để lại cho cô cháu Việt Nam, cũng thật kếch xù. Đó là cô gái được sinh ra ở thành phố biển Vũng Tàu. Mẹ cô gái vừa qua đời sau thời gian đi du lịch ở Mỹ, càng nghĩ đến điều này Phương Phương càng đau lòng.

    Gia đình chồng cô ở bên Mỹ đã nuôi dưỡng con trai cô và họ đã đồng tình với con trai có lẽ vì cô gái lai giàu có hơn cô.

    Phương Phương căm giận và chỉ muốn buông thả. Gã thanh niên này nhỏ hơn cô, nhưng cô thích vẻ gàn bướng lầm lì mà cũng cáu cạnh của anh ta.

    Bên tai Doãn Bằng, giọng Phương Phương thật ngọt:

    - Doãn Bằng chẳng cần phải làm gì cả, hay là giúp tôi trong việc đặt hàng và nhận hàng để chuyển sang bên ấy cho tôi.

    - Tôi không biết chuyện kinh doanh gì đâu?

    - Vậy cũng không sao? Tôi không bắt anh phải làm điều anh không muốn.

    Lần này tôi về để làm đối tác cho công ty may mặc, tôi sẽ đặt hàng may mặc, hàng thêu, bên ấy chúng tôi có những Shop.

    - Sao là những, là chúng tôi.

    Phương Phương cười:

    - À, Ông anh họ của tôi cũng kinh doanh.

    Doãn Bằng không muốn dính dáng vào công việc của Phương Phương nên im lặng. Và rồi Doãn Bằng lại cùng đi Đà Lạt với Phương Phương, anh đi vì công việc là chính, còn Phương Phương cũng lao vào công việc kinh doanh hàng len của cô.

    Ngầu nhiên hai người như một đôi tình nhân đang đến với thành phố cao nguyên để tìm vui thú hạnh phúc, Doãn Bằng tìm đến nhân viên khoa học để gặp bạn nhưng rồi anh đã bị cuốn xoáy vào cơn lốc đam mê mà Phương Phương luôn vẫy mời có lúc Doãn Bằng đã mặc kệ tất cả để thoả lòng và không phải bị Phương Phương xem thường - Xem ra anh có vẻ sợ đàn bà hoặc là Tôi không nghĩ rằng một gã đàn ông như thế lại là pê đê.

    Trời đất ạ, cô ta muốn sỉ nhục anh ư? Để rồi xem, anh là đàn ông hay là pê như cô đã khẳng định.

    Suốt mấy ngày ở Đà Lạt, Phương Phương và Doãn Bằng cứ như một đôi nhân tình quấn quít bên nhau ở nơi này nơi khác và cả những địa điểm mà hằng đêm Phương Phương đưa anh đến để sống kiểu thượng lưu Khiêu vũ đã rất quen thuộc đối với họ, Thung Lũng tình yêu, Rừng ái ân, Đồi thông hai mộ, dấu chân hai người rãi khắp thành phố sương mù những ngày qua như đôi tình nhân.

    Doãn Bằng đã tranh thủ lắm mới gặp riêng được Hiểu An một chút.

    Ngồi ở một góc trong quán cà phê Hiểu An cười hỏi bạn:

    - Cậu dạo này trung thành với công việc đó rồi à?

    Doãn Bảng cười:

    - Ừm biết làm sao, ai bảo tao bỏ phố về xứ biển.

    - Mày không về đây một mình có đúng không?

    - Cũng dễ hiểu thôi Đó là khách hàng.

    - Thằng quỉ, khách hàng ư? Khách hàng của mày cũng cỡ quí tộc đấy.

    - Ừ, thú chơi hoa kiểng không phải rất quí tộc hay sao?

    - Cái thằng, nè trước khi về đưa nàng đi gặp ta nhé!

    - Trời đất, mày định gì vậy thằng quỉ?

    - Thì xem dung nhan và chiêu đãi mày với bạn gái một bữa tuyệt vời.

    - Nghe mày nói tao phát thèm nhưng mà, nhưng mà.,.

    Doãn Bằng giật mình giữa anh và Phương Phương đâu phải là nhân tình, dù cô ta rất trẻ và xinh đẹp xem ra không lớn gì hơn Doãn Bằng, nhưng chắc chắn đó không là gì cả, chỉ là, là gì nhỉ, khách hàng theo đúng nghĩa ư Mấy ngày nay bỏ đi có lẽ chú Lữ đã về và cũng sẽ hiểu vì công việc khách hàng yêu cầu nên Doãn Bằng cần phải đi Đà Lạt, anh và chú Lữ còn phải nghiên cứu thêm. Nếu chú Lữ biết giữa anh và Phương Phương,trời ạ! Doãn Bằng bất chợt nhớ đến cô bé áo vàng xinh xắn, và chú Lữ đang là tình nhân của mẹ cô bé trời ạ, lẽ nào cả hai chú cháu lại rơi vào một kết cuộc có vẻ ngõ cụt như thế này hay sao?

    Sau những ngày ở Đà Lạt, Doãn Bằng đã cố gắng tránh né sự đam mê của người phụ nữ cao quí kia nhưng rồi cũng bị cô ta đưa vào, trở về Nha trang, Doãn Bằng lại lao vào công việc và cứ mong cho bà ta mau trở về Mỹ để.. Doãn Băng lầm lì hơn vì tránh né chú Lữ. Hái chú cháu trong bữa ăn sáng đã cùng trao đổi nhiều vấn đề.

    Phan Lữ nói:

    - Chú định cho ra loài hoa phong lan nhiều màu.

    - Chú dự tính đã lâu rồi kia mà!

    - Ừ, bây giờ chú đã thực hiện được, Bằng này, cháu vẫn tiếp tục ủng hộ chú đến cùng chứ?

    Doãn Bằng ngạc nhiên:

    - Chú nói như thế là sao ạ?

    - Chú sợ mày bỏ giữa chừng, chú biết trông cậy vào ai?

    Doãn Bằng cười:

    - Chú xem như lúc trước chưa có cháu.

    - Trời, cái thằng này mày định bỏ chú đi xa chắc.

    Nghe Phan Lữ nói Doãn Bằng chột dạ. Đâu có tịch mà giật mình, có lẽ cô trình Mai hay bà Mây đã nói với chú Lữ về mọi chuyện. Doãn Bằng cười rồi láng sang chuyện khác.

    - Chú ơi. Cháu tưởng là sau này chú sẽ chuyển ngành, chẳng lẽ lúc ấy chú rũ bỏ tất cả những gì đã tạo dựng lên, cháu sẵn sàng kế thừa và phát huy thế cho chú.

    - Ơ, cái thằng này, sao lại như thế chứ, chú mà chuyển ngành à! Tao có làm việc gì khác đâu nè!

    - Chú làm giám đốc công ty, chú làm ...

    - Ôi, cái thằng quỉ.

    - Chú nói đi, tiếng sét rồi phải không? Bao giờ cho mọi người uống rượu vậy chú?

    Nhìn vẻ mặt của chú Lữ, Doãn Bằng biết chú đang rất hạnh phúc, hạnh phúc của những người đang yêu và được yêu chứ không giống như anh, Doãn Bằng bất chợt buồn, khi nghĩ đến cô Việt kiều, chẳng biết có phải anh đang được cô si mê hay là anh chính là người để cô trút giận, Doãn Bằng không muốn nghĩ đến.

    Lâu lắm rồi Doãn Bằng không gặp lại cô gái áo vàng, anh bỗng ao ước được gặp lại cô bé dù khi gặp lại cả hai lại cãi vả nhau.

    Doãn Bằng tỏ vẻ tán đồng:

    - Chú ơi! Nhanh lên cho bọn cháu học tập với Phan Lữ cười:

    - Cháu thấy thế nào?

    - Về cái chi hở chú?

    - Thì cô ấy!

    Doãn Bằng cười:

    - Cháu chưa tiếp xúc nhiều nhưng có lẽ trên cả tuyệt vời chú nhỉ?

    - Mày là cái thằng xạo.

    - Cháu cùng muốn xạo lắm đó nhưng mà, nhưng mà ...

    - Mà sao?

    - Không biết diễn tả như thế nào, nếu chú không tin thì thôi vậy?

    Phan Lữ ngạc nhiên:

    - Ơ, cái thằng này mà nè còn mày thì sao Doãn Bằng?

    - Cháu sẽ chờ, chờ em cho mãn kiếp Cái thằng.

    Phan Lữ và Doãn Bằng bàn chuyện được một lúc, Phan Lữ nhận điện thoại của Yên Phố. Anh nói với Doãn Bằng:

    - Chú có việc phải đi một chút, chú sẽ không ăn cơm tối, đừng đợi chú nhé" Doãn Bằng cười:

    - Cháu biết rồi. Dạo này chú còn có nơi khác để ăn.

    - Nơi nào, cái thằng ...

    Doãn Bằng nhìn theo Phan Lữ đến khi chú rời khỏi hoa viên.

    Phan Lữ vừa phóng xe vừa nghĩ ngợi vu vơ, hình ảnh Yên Phố cứ chập chờn, Yên Phố và anh đã đến với nhau quá muộn màng nhưng sao Phan Lữ cảm thấy đối với nàng sự đam mê đã khiến cho anh trôi dậy một tình yêu tưởng chừng như đã nguội lạnh trong lòng anh, nào ngờ hơn mười năm bỏ quên chính mình, giờ đây Phan Lữ mới nhận ra trong lòng mình một tình yêu thật nồng nàn như ngày nào. Điều khiến cho anh thật hạnh phúc là Yên Phố chưa hề có tình yêu, tình yêu nàng chỉ dành cho anh, vì thế hai người đã quyết định tổ chức cưới nhau, sau chuyến đi chơi đảo trở về, Phan Lữ cũng không ngờ anh thật sự yêu Yên Phố và quyết định như thế có vội vã chăng?

    Yên Phố ngạc nhiên vì đối tác của mình là một phụ nữ trẻ đẹp cô là Việt kiều, hai người bàn bạc và thống nhất về hợp đồng làm ăn.

    Doãn Phương tên cô gái, đó là một Việt kiều sống ở Mỹ gần hai mươi năm và đã có cơ sở làm ăn thật tốt.

    Giọng của cô thật chắc:

    - Cuối tháng này tôi sẽ trở về Mỹ, tôi sẽ nhận một phần ba số hàng đã đặt cô, mong rằng cô sẽ gởi đúng thời hạn chúng tôi yêu cầu.

    Yên Phố cười gật đầu:

    - Vâng! Tôi bảo đảm với cô.

    - Tôi về bên ấy sẽ gởi tiếp cho cô nhung hợp đồng khác, ông anh họ của tôi cũng có nhiều Shop ở bên ấy, cô cứ sáng tạo thêm những mặt hàng thật đẹp tôi rất thích kiểu dáng của các mặt hàng ở công ty cô. À, cô thật tài đó ...

    Yên Phố lại cười:

    - Sao cô lại khen tôi, tôi cũng như bao người khác thôi.

    - Cô thành đạt như thế mà khiêm nhường quá!

    - Cô quá khen, thật ra với nghề này tôi thật non vã lạì cuộc sống đẩy đưa tôi đến với nghề nghiệp như ngày nay thật quá bất ngờ và lớn lao.

    Như vậy mới đáng phục chứ Cũng nhờ con bé Ý Trâm nó giới thiệu tôi mới biết được.

    - Ý Trâm ủa cô là sao với Ý Trâm?

    Đoan Phương cười:

    - Ý Trâm là cháu kêu tôi bằng dì, con bé là con của bà chị của tôi.

    - Thì ra là vậy, tôi có nghe con nhỏ ở nhắc đến trang trại của gia đình Ý Trâm.

    Đoan Phương tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng không tiện hỏi, chẳng lẽ người phụ này có con lớn như thế?

    Yên Phố còn bồi thêm:

    - Ý Trâm và con bé nhà tôi là bạn.

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 5

    Đoan Phương thật bất ngờ trước một phụ nữ thành đạt mà cô không ngờ là đã có con gái thật lớn.

    Hai người phụ nữ mới gặp nhau nhưng tỏ ra rất tự nhiện thoải mái trong giao tiếp.

    Yên Phố không ngờ mình nhận được hợp đồng tốt và dài hạn như thế nên có nhã ý mời đối tác dùng bữa trưa.

    Đoan Phương cũng vui vui nhưng từ chối:

    - Cảm ơn cô tôi về bữa trưa mà cô có nhã ý mời nhưng hôm nay tôi bận vì có hẹn với một người bạn, tôi phải thu xếp nhiều việc để trở về bên ấy.

    Yên Phố tỏ vẻ nuối tiếc:

    - Được gặp và hợp tác với một người tốt và vui vẻ như cô tôi thích và vui lắm hay hôm khác mời cô với cả Ý Trâm cùng ăn một bữa tối nha.

    Đoan Phương gật đầu:

    - Tôi nhận lời, có gì liên lạc nhau nhé.

    Cuộc gặp mặt với Đoan Phương khiến cho Yên Phố cảm thấy vui vui nàng muốn cùng chia sẻ với Phan Lữ nhưng lại muốn bí mật giờ chót vì cuộc hợp tác làm ăn chỉ mới bắt đầu.

    Buổi chiều Yên Phố về nhà và thật vui khi Phan Lữ đã có mặt bên hồ nước, hoa lục bình đã điểm những cánh tim tím thật xinh đầu tiên. Đó là kết quả tuyệt vời mà Yên Phố đã từng ao ước và ấp ủ từ bao lâu nay sống ở thành phố biển, cô biết điều này rất khó thực hiện, không ngờ khát vọng bé nhỏ của cô đã thực hiện được và người đem đến mềm vui nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa với cô là phan Lữ nên cô đã gọi anh đến.

    Phan Lữ đón Yên Phố và đẩy xe vào nắm tay Yên phố kéo đến bờ hồ, cả hai sà lên thảm cỏ xanh cùng nhìn những cánh hoa lục bình tím ngát đang bồng bềnh trong dòng nước trong mới đẹp làm sao.

    Yên Phố thật vui nàng ôm chầm Phan Lữ và nói:

    - Em mừng lắm, em xin cám ơn anh thật nhiều, anh đã mang đến cho em một niềm vui em không biết nói gì để cám ơn anh?

    Phan Lữ cũng thật vui, anh không ngờ những bông hoa lục bình lại sinh sôi nhiều và nhanh chóng đến thế kia nghe Yên Phố gọi, Phan Lữ không biết chuyện gì, khi vào nhà, Vĩnh Giang cũng không nói và khi dạo loanh quanh ngoài vườn và phát hiện ra hồ nước đầy những dề lục bình, Phan Lữ vô cùng vui và giờ càng vui hơn khi thấy Yên Phố như đứa trẻ được mẹ cho quà, Phan Lữ mỉm cười chợt nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên:

    "ÔÔNhưđứatrẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".

    Nhìn thái độ của Yên Phố quả thật không sai. Yên Phố đưa tay chỉ những cánh hoa và nói:

    - Anh thấy em có đáng vui không?

    - Hơn cả đứa trẻ.

    - Ơ anh trêu em rồị. - Thấy em vui như đứa trẻ, anh cảm động ghê!

    - Anh, anh xem em trẻ con như vậy sao?

    - Em không vui à?

    - Anh à! Đợi em vào nhà tắm rửa xong chúng ta ăn cơm ngoài này nghe anh.

    - Tuỳ em.

    - Sao lại tuỳ em.

    - Vì nhà em nơi nào cũng đẹp.

    - Nhưng làm sao bằng hoa viên của anh!

    - Thôi đi cô. À, em có nhớ là còn nợ anh chuyện gì hay không?

    - Em nợ anh à? - Yên Phố tờ vẻ ngạc nhiên.

    Phan Lữ gật đầu nói:

    - Tất nhiên rồi, nhất định hôm nay anh sẽ đòi đấy.

    Vừa nói Phan Lữ vừa kéo Yên Phố vào, Yên Phố cứ phân vân, hoang mang về lời của Lữ, Nhất định hôm nay anh sẽ đòi. Trời ạ!

    Cái gì mà đã đến rồi, bởi lẽ hai người cũng đã ở tuổi cứng cạy của cuộc đời nên phút bên nhau là tình yêu và khao khát chảy bỏng.

    Phan Lữ rất tha thiất và nồng nàn với nàng hơn bởi vì cho đến bây giờ nàng vẫn là một người phụ nữ vô cùng thanh khiết. Những ngày đi chơi thật hạnh phúc, hai người như đôi tình nhân hay nói đúng hơn là đôi uyên ương đi hưởng tuần trăng mật.

    Yên Phố để từng giọt nước bắn vào khắp người để mang một cảm giác nao nao mãnh liệt mà cũng dịu dàng dằm thắm, nằng nhắm mắt lại để tận hưởng cảm giác mát lạnh của từng giọt nước lan toả khắp người như một cảm giác được mơn man ve vuốt thật êm đềm hạnh phúc.

    Có lẽ đã đến lúc nàng rất cần có anh bên anh để niềm đam mê hạnh phúc được đong đầy?

    @@@ Phan Lữ vô cùng ngỡ ngàng và cũng vô cùng thú vị với câu chuyện về đoá hoa lục bình chiều cuôi năm ấy bởi vì anh cũng là nhân vật có mặt trong câu chuyện ấy, thật lạ kì đến tuyệt vời với cô bé có đôi mắt to tròn đen láy của buổi chiều cuối năm khi ấy cô bé chỉ độ mười hai mười ba. Những năm tháng chiến tranh ác liệt ở mảnh đất nổi tiếng với một loại trái cây ngon tuyệt là vú sữa mảnh đất Sầm Giang ấy hửng chịu bao đau thương và cũng chính mảnh đât ấy cũng có biết bao nhiêu người đã hoà vào cuộc kháng chiến và cô bé Mơ ngày ấy cũng thế.

    Khi ấy Mơ là một cô bé liên lạc làm được rất nhiều việc, Phan Lữ cứ nhìn Yên Phố, trong bóng đêm ánh sáng của trăng càng làm cho Yên Phố rực đẹp hơn bởi một cái gì đó thật đáng trân trọng, Phan Lữ nghĩ như thế.

    - Anh không ngờ em lại là cô bé liên lạc ngày ấy.

    Yên Phố ngạc nhiên nói:

    - Tại sao anh nói như thế Phan Lữ ghì chặt Yên Phố trong vòng tay giọng khẽ khàng:

    - Bởi vì câu chuyện của em ơ ngôi nhà ven sông Sầm Giang chiều cuối năm một ngàn chín trăm bảy mươi hai ấy đã khiến cho anh nhớ về thằng bạn đâm mưa đoá lục bình của em.

    Yên Phố kinh ngạc:

    - Thì ra ... thì rạ. - Ngạc nhiên lắm phải không? Anh còn kinh ngạc hơn vì hồi đó em còn bé mà sao lại gan thế.

    Yên Phố cười:

    - Nhà em ở tận Bàn Long, cũng cách nơi ấy xa xa, ba mẹ em đã hy sinh, em được bà con nuôi nấng Em nhớ hồi ấy em còn nhỏ, nhưng hình ảnh của ba mẹ em bêu giữa chợ Giữa, tức là chợ Sầm Giang, hồi ấy khiến em cứ đau đớn mãi, được dìu dắt em trở thành liên lạc lúc nào không hay, chính ngôi nhà ven sông của bà Tư là nơi mà bọn lính, có cả - sĩ quan thường la cà ăn nhậu, vã ngôi nhà đó vừa là một cửa hàng tạp hoá cũng là nơi bán rượu, vã lại ngôi nhà đó lại gần một đồn của địch.

    Phan Lữ cười nói:

    - Bên kia đồn là cây đa to và ngôi miếu nữa.

    - Vâng?

    - Em đã thường len lõi vào đó để lấy tin tức có đúng không?

    Yên Phố né tránh câu hỏi của Phan Lữ bằng câu nói:

    - Nhà đó có nhiều cô con gái thật đẹp, có cả những cô bé như em nhưng lúc ấy họ đẹp và sạch sẽ hơn em.

    - Ngược lại em rất oai hùng, rất đáng tự hào.

    Yên Phố lắc đầu:

    - Em có làm được gì đâu?

    - Sao không? Những việc em làm với anh thật đáng ngưỡng mộ, trong khi em còn nhỏ đã hoà vào cuộc bằng việc làm có ích như thế.. - Không nói thế được em là con nhà cách mạng, em sống trong vùng kháng chiến, còn anh ở thị thành.

    - Cuối năm ấy anh theo thằng bạn quen trong sinh hoạt hướng đạo, bạn anh ở Mỹ Tho, ngôi nhà nhỏ ven sông là của người cô của bạn anh.

    - Thì ra là như vậy, nhưng sau đó anh vẫn sống ở phố Mỹ Tho chứ.

    - Cả gia đình anh cũng như gia đình thằng bạn sau đó đều vế Sài Gòn.

    - Anh ấy bây gìờ ở đâu?

    Phan Lữ lắc đâu:

    - Anh không biết. Anh không hiểu sao hồi đó em lại mang hoa lục bình để bán, ai lại bán hoa lục bình mà nhất là vào dịp Tẽt. Lúc gặp em với đoá lục bình trên tay đôi mắt ngấn lệ đi vào nhà, bọn ấy kinh ngạc vì bọn anh mới vừa đi chợ mua mấy nhánh mai cuối cùng, chợ chiều cuối năm vắng vì đêm ấy là giao thừa mà.

    - Anh quên là một gã lính đã lấy một cánh lục bình của em quăng xuống đất hay sao?

    - Con bé này chắc khùng, hay là ba mẹ khùng, ai lại đi bán hoa lục bình vào chiều cuối năm, nếu là cành mai cũng còn gỡ một chút".

    Phan Lữ bàng hoàng, quả thật không là người trong cuộc nên ký ức của Phan Lữ hoàn toàn không nhớ gì cho đến lúc này Yên Phố nhắc lại anh mới ngờ ngợ, nhớ lại quá khứ đã xa xôi.

    Yên Phố điềm tĩnh nói:

    - Thật ra buổi chiều ấy hơi đột ngột em biết có nhiều tên lính ở hiệu tạp hoá, em đã tìm cách để có cớ vào ngôi nhà đó, cho nên em đã chỉ còn cách hái những đoá hoa lục bình và cố nài nỉ bọn lính mua.

    Phan Lữ nắm chặt tay Yên Phố, khúc phim xưa như chợt lảng vảng trong đầu. Hình ảnh cô bé với nước mắt giàn giụa năn nỉ bọn lính mua bó lục bình để cớ tiền mua thuốc cho mẹ và nhất là mua một đòn bánh tét để cho mẹ cúng ông bà.. Phan Lữ chợt cười khi nhớ lại quá khứ, anh nói,.

    - Sao? À, đáng lẽ em phải làm diễn viên mới đúng, em diễn thật tuyệt vời.

    Yên Phố đánh nhẹ vào vai Phan Lữ:

    - Anh trêu em?

    - Anh đâu có trêu, anh nhớ bạn anh khi ấy đã tội nghiệp và mua cánh lục bình cuối cùng trên tay em.

    - Em mang ơn anh ấy vô cùng, cũng vì thế, khi ấy em cũng thu thập được nguồn tin là sẽ có một đợt hành quân của lính vào vùng lân cận.

    - Em quả là tài giỏi, nhưng mà nè, sao em lại về xứ biển.

    Giọng Yên Phố buồn buồn:

    - Sự đời thật không định trước anh biết không đến mùa hè năm ấy những ngôi nhà ven sông trong đó có ngôi nhà của bà Tư bị cháy trong trận đánh mùa hè năm l975 khi quân giải phóng đã về, Và sau đó em phải hoạt động nơi khác vì sợ bị lộ. Đến khi hoà bình em cũng có quay về tìm lại ngôi nhà ven sông, nhà ấy đã thay chủ. Sau này em cũng tìm cách để được ở nơi ấy nhưng không được.

    Em muốn được ở ngôi nhà đó, để biết đâu sau này còn có thể gặp lại.

    - Gặp lại anh phải không? Quả là hữu duyên nên chúng ta được gặp lại và ...

    - Còn lâu mới mong gặp anh.

    - Chẳng lẽ để gặp lại những thằng lính ngày xưa.

    - Em muốn gặp người thanh niên đã mua đoá lục bình của em.

    Phan Lữ ghì Yên Phố vào lòng hôn nhẹ nhàng lên mắt nàng, giọng anh thật vừa trầm lặng mà lại có chút pha trò:

    - Em tôi cũng lãng mạn ghê gớm thế, người đang ở kề bên mà không thèm nhớ và không có gặp lại.

    - Cái anh này.

    Câu chuyện về đoá lục trình chiều cuối năm của Yên Phố vừa thực mà cũng vô cùng lãng mạn. Thật kỳ diệu khi mà một trong hai gã thư sinh ngày xưa nhân ngày Tết về quê chơi và có mặt trong câu chuyện giờ đây là người tình của cô bé giao liên bé nhỏ ngày nào, trên ba mươi năm rồi còn gì? Thật diệu kì, theo thời gian anh vẫn tiếp tục được và vào đại học ở thời điểm đất nước gặp vô vàn khó khăn khi chiến tranh chỉ mới kết thúc một thời gian ngắn. Bao thăng trầm của cuộc đời, giờ đây họ lại gặp nhau ở thành phố biển kiêu sa này! Thật lạ kì.

    Suốt gần ấy năm chẳng biết Yên Phố đã yêu hay vì lý do gì nàng lại vẫn trong sáng như thế, trong khi nàng là một phụ nữ tuyệt đẹp Đôi mắt., đôi mắt mãi đen lay láy và trong sáng. Cũng như anh đã thất vọng vì tình yêu thời sinh viên, Ngần ấy năm trời nhưng anh vẫn không hề rung động trước phụ nữ tường chừng nỗi thất ấy đeo đăng anh mãi, nào ngờ anh đã bị tiếng sét ngay khi gặp Yên Phố và hi hữu hơn nữa anh biết nàng từ một thuở xa xưa trong một trường hợp thật lạ thật đẹp.

    Anh biết không, từ ấy đến lớn lên em vẫn cứ thích hoa lục bình mộc mạc đơn sơ và sống ở dưới nước, nhất là cái phơn phớt tím điển nhuỵ vàng, eo ui nó mới đẹp làm sao!

    - Eo ui? Cô bé của tôi lãng mạn từ thuở còn thơ sao Vì thế mà nhất định bắt người khác phải làm cho mình một cái ao nước để thả lục bình, nếu ở đồng bằng sông Cửu Long thì quá dễ rồi Đằng này sống ở thành phố biển.

    - Thôi mà, dù sao thành quả của anh đã thật tuyệt vời rồi. Em sung sướng lắm.

    - Thật chứ, vậy bao giờ chúng ta tổ chức.

    Mồi khi Phan Lữ đề nghị chuyện cưới nhau. Yên Phố cảm thấy nóng bừng trên đôi má.

    Phan Lữ ôm chặt Yên Phố hơn rồi nắm chóp mũi của nàng và khẽ nói:

    - Chúng mình chẳng còn thời gian đâu mà tìm hiểu, hay là em còn định chờ đợi ai nữa có phải là ...

    - Anh nói bậy không hà, em có ai đâu mà chờ mà đợi chứ.

    - Em không nói làm sao anh biết được, nè hay là chờ em mãi chờ người đã khuất.

    - Ơ, anh nói bậy gì nữa đó.

    - Nếu không sao em từ chối anh.

    - Hồi nào đâu?

    Vậy là anh chuẩn bị chúng mình sớm cưới nhau nhé Em biết không lúc nghe Vĩnh Giang gọi em là mẹ anh điếng cả hồn, có phải em và người ấy.

    Phan Lữ chưa kịp nói dứt lời? Yên Phố đã ngăn miệng anh lại:

    - Anh kì ghê, anh nói không đúng, không đúng.

    - Làm sao anh biết đúng hay là không.

    - Nếu không liên quan tại sao, tạo sao em lại nuôi?

    Ba bé Giang hy sinh ở chiến trường biên giới, em đã nuôi bé, cái tên Vĩnh Giang em đặt cho con bé khi khai sinh lại, cái tên là kỷ niệm về một mảnh đất mà em yêu thích trong đó có những người đã từng cưu mang em và nơi em có những kỷ niệm, Giang là Sầm Giang, Em thích cái tên đó, sau này không gọi là Sầm Giang nữa mà là Vĩnh Kim, thế là em đặt tên cho con bé là Vĩnh Giang ngần ấy năm em phải làm việc rồi phải học.

    - Anh phục em đó bà giám đốc.

    - Có được ngày hôm nay em cũng bất ngờ lắm. Thật ra mảnh đất mà em phải sống mãi là nơi ấy, em rất muốn có được ngôi nhà kỉ niệm ngày xưa mà em đã mang đoá hoa lục bình vào cuối năm buổi chiều năm ấy.

    Phan Lữ chợt nói:

    - Sao em không là nhà văn nhỉ. Trông em không phải là nhà kinh doanh.

    - Chứ nhà gì?

    - Nhà văn anh đã nói rồi, nhưng bây giờ anh lại muốn em là nhà ...

    - Nhà gì hở anh?

    - Phan Lữ ghì Yên Phố sát vào và nói nhỏ bên tai nàng:

    - Em là nhà tôi của anh nhé!

    Tình muộn nhưng sao trong lòng Yên Phố vẫn cứ rạo rực, rạo rực, có lẽ cho đến bây giờ nàng mới thật sự yêu và được yêu bởi bao tháng năm qua có lẽ nàng phải lo làm, lo học mà quên đi tất cả, chỉ thỉnh thoảng hiện về trong giấc mơ hình ảnh buổi chiều cuối năm có cô bé mang hoa lục bình vào một tiệm tạp hoá để bán cho bọn lính đang nhậu ở cửa hiệu tạp phô đó. Và hai gã thư sinh ngày ấy không ngờ thật diệu kỳ Phán Lữ là một trong hai gã thư sinh ngày ấy.

    Câu chuyện về đoá hoa lục bình chiều cuối năm ấy chợt hiện về thật đẹp và lạ như một giấc mơ, Phan Lữ vẫn không hết ngỡ ngàng bởi cô bé bán hoa lục bình ngày ấy là một cô bé giao liên ngày ấy có lẽ anh cũng không biết giao liên hay liên lạc là gì, giờ đây nghĩ lại thật là khâm phục, vô cùng ngưỡng mộ một cô bé thường len lỏi đến hàng quán nào có bọn lính ăn nhậu để thu thập những nguồn tin về cuộc hành quân. Yên Phố nhớ về kỷ niệm với tình cảm thật hạnh phúc. Giọng cô đầy tự hào:

    - Ở nhà đó có bà nội rất nhân từ, khi nào gặp bà là em cũng có bánh để ăn.

    - Thì ra vậy nên em mới nói bà là người nhân từ.

    - Không, em nói thật, Năm đó bà bị thương nhẹ khi từ chợ về gặp đạn lạc.

    - Anh không hiểu.

    - Làm sao anh hiểu được, anh biết không cuối năm ấy cho đến sang hè, nơi ấy đã bị bom dội ngôi nhà của bà cô, đã bị cháy rụi lúc ấy biết được em cảm thấy vô cùng xót xa.

    - Tại sao lại như thế - Lần đó lính bỏ đồn bộ đội ta về tràn qua xóm, những ngôi nhà ở quanh đấy là nơi trú ẩn của bộ đội, nên máy bay đã dội bom xuống.

    - À! Anh biết rồi.

    - Nhưng bộ đội đã rút an toàn.

    Phan Lữ chợ mĩn cưới và anh đã nói:

    - Có phải công của em không, moi tin tức em đã biết được để báo lại, cừ thiệt, cám ơn đoá lục bình đi cô bé Cám ơn người mua - đoá hoa lục bình ấy chứ!

    - Tất nhiên rồi nhưng nhờ em tinh ý, đã nghĩ ra đoá lục bình.

    Cứ nghĩ đến là Phan Lữ cảm thấy vui và cũng vô cùng xúc động, tại sao một con bé lại tài như thế.

    Doãn Bằng thấy phan Lữ dạo này vui vẻ và càng làm việc hăng say hơn, nên cậu đùa với ông chú:

    - Đúng là tình yêu làm cho người ta trẻ và yêu đời ra phải không chú Phan Lữ vừa làm vừa cười rồi gật đầu:

    - Đúng vậy?

    - Nhưng phải đúng đối tượng kìa phải không chú!

    - Ừ!

    - Chú thật là ...

    - Là sao?

    - Là người có tình yêu.

    - Chớ mày chưa hay sao? Dường như quen cả đám Việt kiều nữa.

    - Sao chú lại nói thế. Cả đám Việt Kiều là sao nhỉ?

    Phan Lữ cười:.

    - Là sao à! Có trời mới biết.

    - Thôi đi chú, bao giờ cháu có thì cháu sẽ yêu đời giống chú, chú không thấy cháu bi đát thế này hay sao?

    - Thế con bé tóc vàng rồi ...

    - Chẳng có gì hết chú à?

    - Vậy ...

    - Cháu đã nói chẳng có gì chú à!

    Doãn Bằng bổng lo lắng vì sự cuồng si của Carol Phương chẳng dám nói ra điều này vì Doãn Bằng rất sợ chú Lữ, thú thật anh cũng chưa hề có một chút đam mê nào dù Cho carol rất chiều chuộng và đề nghị chu cấp cho anh.

    - Anh không phải làm với ông chú hay để Carol tìm một ngôi nhà gần bãi biển, bao giờ anh thích đi Carol sẽ lo giấy tờ để anh sang bên ấy.

    Carol Phương còn vẽ ra những cảnh tượng thật thần tiên Doãn Bằng cảm thấy mình thật ngu khờ. Nhất là khi cô ta ngạo nghễ nói. "Anh sợ đàn bà à, hay là bị bệnh máu lạnh. Không phải tự dưng mà cô ta đánh giá anh như thế. Nhiều lần cô đã quyến rũ anh để rồi vì sĩ diện chăng? "Thì anh có thiệt thòi gì đâu?

    Phụ nữ chúng tơi mới là kẻ thiệt đó" Và Carol đã đem đến cảm giác của sự đam mê Không? Không trời ạ. Doãn Bằng lắc đầu. Đó có phải đâu là tình yêu. Lâu rồi, lâu rồi Doãn Bằng không gặp lại cô gái áo vàng. Biết cô chẳng hề để ý đến mình nhưng Doãn Bằng cứ chợt nghĩ, chợt nhớ đến cô ta hoài, bất chợt Doãn Bằng.

    - Chú ơi! Chú sẽ lên chức.

    - Phan Lữ ngạc nhiên:

    - Cái gì lên chức.

    - Thì bà giám đốc là mẹ của cô áo vàng.

    Phan Lữ cười:

    - À! Chú không nói với mày à. Nó chỉ là con nuôi thôi, cô ấy chưa hề có gia đình.

    - Thật hở chú!

    - Ừ!

    - Chú may mắn quá rồi.

    - Sao may?

    - Chú có được một cổ vật có giá trị. Hai chú cháu cười vui một lúc thì Vĩnh Giang và Ý Trâm bất chợt ghé vào hoa viên.

    Vĩnh Giang gật đầu chào Doãn Bằng và Phan Lữ rồi nói với Phan Lữ:

    - Chú ơi! Hoa lục bình trong ao nở đầy hết rồi, mẹ vui lắm mẹ muốn mời chú và anh Bằng sang nhà dùng cơm vào chiều nay, - Ý Trâm buột miệng:

    - Mi có mời ta không vậy nhỏ Giang?

    Doãn Bằng hơi bất ngờ vì hai cô là bạn. Anh hỏi vu vơ:

    - Cô muốn có mối quan hệ thân mật hay sao mà đòi đến ăn tối cùng gia đình người khác.

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Ý Trâm ngạc nhiên:

    - Anh nói sao?

    Vĩnh Giang lườm Doãn Bằng:

    - Anh thích xen vào chuyện người khác quá đấy!

    Doãn Bằng cười:

    - Sao lại người, khác, tôi cũng có thể đi theo chú Lữ để ăn theo được mà.

    - Đừng có hòng.

    Ý Trâm nhăn mặt:

    - Ủa, hai người nói gì tôi không hiểu nhưng nói cho anh biết có khi chúng tôi cũng có mối quan hệ bà con đó.

    - Thích nhỉ? Vĩnh Giang trề môi:

    - Chuyện của người khác sao anh lại thích. Rõ là rỗi chuyện.

    Ý Trâm kéo tay Vĩnh Giang rồi nói:

    - Đi xem hoa đi nhỏ.

    Doãn Bằng khiêu khích Vĩnh Giang:

    - Ý Trâm có thích xem hoa lục bình hay không?

    - Anh nói sao? Hoa lục bình à? Ở đây có phải không, chắc là có ai đặt chú của anh.

    Vĩnh Giang để mặc Ý Trâm và Doãn Bằng trò chuyện với nhau, cô đi một mình ra vườn, tiếng cười vui của Ý Trâm cứ vang theo khiến cho Vĩnh Giang bất chợt mỉm cười và thầm nhủ:

    Hai người có vẻ hợp nhau nhỉ.

    *@@@ Bữa cơm có chú Lữ khiến cho không khí thêm vui, Yên Phố vui nhiều vì thời gian gần đây công ty nhận thêm hợp đồng với đối tác là Việt kiều và khách nước ngoài. Nàng đã cho mua thêm trang thiết bị và tuyển thêm công nhân.

    Vĩnh Giang đã giúp cho nàng rất nhiều ở khâu thiết kế. Yên Phố rất cần tuyển nhân viên thiết kế, trước nay công việc này bà thường đảm nhiệm, có lẽ vì khó tính nên bà rất ngại các thiết kế quái lạ của một số cô gái trẻ ở công ty. Lần này Yên Phố cho mở một cuộc thi chọn mẫu thiết kế đẹp để tuyển nhân viên thiết kế.

    Yên Phố nói với Phan Lữ:

    - Anh phải giúp em Phan Lữ cười nhẹ - Anh mà giúp em được sao?

    - Anh phải giúp em tuyển chọn được những mẫu thiết kế đẹp Làm sao được em sẽ thất vọng đó.

    - Em tin anh sẽ giúp em. Anh biết không Vĩnh Giang nó nói chú Lữ sẽ là vị giám khảo thật tuyệt đó.

    - Anh chỉ biết hoa cỏ thôi.

    - Anh không giúp em sao? Em đang lo không đủ hàng để giao với lại phải có sự thay đổi về kiểu dáng hoa văn. Cái nhìn của em rồi cũng sẽ lạc hậu mất thôi.

    Anh không giúp em, em phải làm sao đây?

    Giọng của Yên Phố đầy dỗi hờn.

    Phan Lữ vòng tay ngang người nàng và nói:

    - Được rồi anh sẽ làm giám khảo nhưng mà anh có cái chủ quan của anh, em có chấp nhận không?

    - Em đang mong có sự đổi mới đó.

    - Vậy thì được rồi mai mốt ...

    Yên Phố chợt im lặng. Nàng biết Phan Lữ không dễ dàng gì tiếp nhận công việc ở công ty, còn cả hoa viên của anh, có lẽ phải đưa hoa viên Lữ Bằng về đây, biết đâu nơi đây sẽ là hoa viên, một hoa viên thật đẹp. Yên Phố lại nghĩ đến một khu du lịch tuyệt đẹp với những vườn hoa xinh xắn do đôi tay tuyệt vời của nghệ nhân Phan Lữ.

    Doãn Bằng mừng cho chú Lữ và cô Yên phố sắp đi đến hôn nhân,trong lòng anh vừa vui vừa buồn cho chính mình. Anh có còn trẻ trung gì nữa đâu, đã ngoài ba mươi rồi thế mà vẫn là một gã đàn ông tay trắng ư? Đôi lúc Doãn Bằng muốn liều mạng bỏ tất cả để sang Mỹ cùng Carol Phương, biết đâu anh sẽ đổi đời.

    Không thể làm kẻ sống bám vào, đàn bà như thế, nhất định. Đối tượng với Ý Trâm, Doãn Bằng chưa bắt gặp trong lòng mình đâu hiểu tình cảm dành cho cô bé.

    Doãn Bằng nhìn đồng Hồ trên tay rồi vào nhà rồi phóng xe thật Nhanh về hướng nhà của bà Yên Phố. Nhất định Vĩnh Giang sẽ ngạc nhiên vô cùng khi thấy anh.

    Đứng tần ngần một lúc, Doãn Bằng mới nhấn chuông. Đây là lần đầu anh đến nhà cô Yên Phố nên rất e ngại vì có ai mời đâu mà đến vả lại mỗi lần gặp Vĩnh Giang, y như là anh và cô bé có cãi nhau.

    Thấy bóng Vĩnh Giang, Doãn Băng bỗng nghe bối rối, Vĩnh Giang cất giọng:

    - A! Anh ...có phải anh tìm chú Lữ không? Chú có đến nhưng đã đi rồi Doãn Bằng cũng đang mong hai người lớn không có ở nhà, nếu có chú chẳng biết anh sẽ làm sao và nói gì với cô ta.

    Doãn Bằng tự tin hơn, anh nói:

    - Cô có cho tôi vào nhà hay không tôi muốn gặp cô chứ không phải chú Lữ.

    - Anh gặp tôi à?

    Doãn Bằng gật đầu và bắt gặp ánh mắt tinh nghịch ngạc nhiên của Vĩnh Giang.

    - Vĩnh giang đóng cổng và nói:

    - Mời anh vào nhà.

    - Tôi muốn xem hoa lục bình của chú Lữ.

    - A! Đó là lý do phải không?

    - Không?

    - Lại không. Vậy anh ngồi chơi Vĩnh Giang lấy nước anh uống ...

    - Thôi khỏi Giang à! Hay là tôi mời Vĩnh Giang đi uống nước nhé?

    - Sao lại có chuyện này nhỉ?

    Vĩnh Giang thầm nghĩ, hay là anh ta muốn mình làm mối nhỏ Ý Trâm cho anh ta Được thôi!

    Vĩnh Giang vừa định lên tiếng, Doãn Bằng đã nói trước:

    - Cô chuẩn bị chúng ta dùng bữa tối luôn nhé, chắc là Giang chưa ăn tối.

    - Sao anh lại nghĩ thế.

    - Vì mẹ Yên Phố không cùng ăn nên cô lười vì phải ăn một mình.

    - Hay là anh suy bụng ta.

    - Tôi à, con trai mà ăn một mình hoài cũng không sao? Dạo này cô chú Lữ ít ăn cơm nhà, có đúng không? Vậy, thỉnh thoảng cho tôi mời cô nhé !

    Vĩnh Giang cười thầm rồi biến nhanh vào nhà. Tần ngần một lúc Vĩnh Giang quyết định thay đồ và đi phố với anh chàng Doãn Bằng.

    Khi Vĩnh Giang trở ra ngoài vườn, Doãn Bằng đang ngồi trên chiếc bàng đá, anh nhìn chăm chăm vào hồ nước đầy hoa lục bình, thấy Vĩnh Giang anh nói:

    - Mẹ của cô thì thích màu tím, một màu của sự thuỷ chung muôn thuở còn cô, cô quí phái với màu hoàng yến.

    - Vĩnh Giang cười nói:

    - Anh định làm nhà phê bình màu sắc à?

    - Cô gọi nhà phê bình nghe lớn lao quá, tôi chỉ nói sự thật thôi, chúng ta đi được chưa cô bé?

    Vĩnh Giang đóng cửa nhà rồi đẩy xe ra, Doãn Bằng ngăn:

    - Để tôi đèo cô.

    - Có sao không đó.

    - Có sao là sao?

    - Có ai hiểu nhầm cho tôi ăn axit thì khổ.

    Doãn Bằng cười nói:

    - Cô bé này, anh chẳng có đâu để nhầm đâu?

    - Không dám tin đâu?

    - Rồi cô sẽ tin, chúng ta đi nhé!

    Rời khỏi nhà một lúc, Doãn Bằng chạy xe dọc theo những con đường ra biển. Anh hỏi:

    - Chúng ta đi dùng bữa ở đâu Vĩnh Giang?

    - Tuỳ anh.

    - Giang chọn giùm anh đi.

    Trời ạ ! Lại còn xưng anh nữa chứ, anh! Chàng này cũng không vừa đâu.

    Vào bàn ăn, Doãn Bằng còn rối rít mời và gắp bỏ thức ăn cho Vĩnh Giang.

    Vĩnh Giang chợt bật cười rồi nói:.. - Có phải anh định hối lộ cho bà mai hay không?

    Doãn Bằng nhăn mặt:

    - Sao phải hối lộ chứ. Vĩnh Giang nói như vậy là thế nào, anh không hiểu.

    - Có thật là anh không hiểu hay không thèm hiểụ. - Ý, anh không hiểu thật đó.

    Vĩnh Giang sực cười:

    - Anh cũng ...

    - Cũng sao?

    - Cũng ghê lắm?

    - Anh vậy mà ghê sao?

    - Cái anh này, muốn gì thì nói đi Vĩnh Giang không ích kỷ đâụ., Doãn Bằng nhìn Vĩnh Giang chăm chăm rồi ngập ngừng nói:

    - Tôi ... à Cô Với Ý Trâm là bạn à!

    Doãn Bằng nói năng lúng túng không rõ ràng đuôi đầu, Vĩnh Giang cười nói:

    - Thấy chưa, anh muốn Giang làm mai bạn của Giang cho anh phải không?

    - Trời đất, đâu có nè!

    Đôi mắt Vĩnh Giang đầy ngạc nhiên:

    - Vậy, Giang có giúp được gì cho anh đâu.

    - Anh đâu có nhờ Vĩnh Giang giúp, chuyện của người ta để người ta lo.

    - Vậy sao anh lại mời Vĩnh Giang đi ăn, không phải là anh muốn Giang làm mai bạn của Giang cho anh hay sao?

    - Anh không có ý định đó.

    - Vậy Vĩnh Giang hiểu lầm rồi nhưng mà, nhưng mà.

    Doãn Bằng gắp thức ăn vào bát của Vĩnh Giang:

    - Giang đừng bận tâm, chỉ xin Vĩnh Giang đừng từ chối anh.

    Vĩnh Giang ngừng ăn, cô không hiểu Doãn Bằng muốn nói gì nên im lặng suốt bữa ăn.

    Họ rời khỏi quán và ghé một quán nước.

    Doãn Bằng gọi cà phê cho mình và hỏi:

    - Giang uống gì?

    Vĩnh Giang cười:

    - Giống anh có được không?

    - Không sợ đắng sao?

    - Một chút đắng cho đời thì vị.

    - Cô bé văn chương ghê, ai lại như anh.

    - Anh sao chứ Mẹ bảo chú Lữ và anh vừa là nhà khoa học, vừa là nghệ sĩ , công việc của hai người vừa thực mà vừa bay bổng lãng mạn để tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp, từ khi có hồ nước với những cánh hoa lục bình mẹ em thích lắm,đi làm về là ngồi bên hồ ngắm mãi.

    - Mẹ cô rất đẹp, cô thật giống mẹ.

    - Anh thấy Vĩnh Giang có giống mẹ nhiều không?

    Doãn Bằng nói đại:

    - Rất giống cả tính cách, chỉ khác người thích màu tím, người yêu màu vàng.

    - Vĩnh Giang che miệng cười:

    - Anh không biết thật rồi.

    - Sao cơ?

    - Làm gì Vĩnh Giang giống mẹ đến thế.

    - Con gái giống mẹ không tốt sao?

    - Nhưng mà, nhưng mà tại anh không biết.

    - Biết chi?

    Vĩnh Giang cười, đùa:

    - Cho anh nói lại đó. Vĩnh Giang có giống mẹ nhiều không?

    - Rất giống.

    - Xạo ... xạo ... xạo - Ủa sao kỳ vậy. Thường thì con gái thích được giống mẹ, nhất là mẹ Yên Phố của cô lại vừa đẹp vừa có tài, được giống mẹ sao cô lại không thích, lạ thiệt đó.

    - Giống mẹ ai lại không thích. Nhưng Vĩnh Giang chẳng có một tí ti nào của mẹ cả Mẹ thật hoàn hảo, còn Vĩnh Giang thì ...

    Doãn Bằng tự nhiên hơn, anh cầm ly nước lên và đặt vào tay Vĩnh Giang rồi nói:

    - Có phải em sợ chỉ là cái bóng của mẹ hay không vì em cho rằng mẹ em thật tuyệt vời, thật hoàn hảo, nên em chỉ là bán sao, là cái bóng em giống mẹ, nhưng em vẫn có cái riêng của em chứ. Biết đâu đó lại chẳng là điểm mạnh của em. Có lẽ người ta thích điểm mạnh đó của em.

    Vĩnh Giang cười, đây là nụ cười mà lần đầu Doãn Bằng cảm thấy ở Vĩnh Giang cái vẻ nữ tính nhất. Biết cô cũng khá lâu, vậy mà hôm nay anh mới cảm nhận được sự thân thiện ở nụ cười.

    Giọng Vĩnh Giang vui hơn:

    - Thà rằng anh nói như thế nghe đỡ tủi hổ hơn.

    - Sao lại tủi hổ?

    - Vì nếu không nói ra điều đó là anh nói dối.

    - Không có anh không nói dối.

    - Không nói dối là nói nịnh, Giang ghét lắm đó.

    - Con gái thường ...

    - Nhưng không phải ai cũng thích được khen để rồi đó chỉ là ảo mà thôi!

    - Đã bảo anh nói thật.

    - Thôi đi anh, anh không biết là ...

    - Là sao?

    - Chú không nói với anh à?

    - Sao lại có chú vào đây.

    - Vì chú là chú của anh, cũng giống như Vĩnh Giang và mẹ Yên Phố, mẹ chỉ là ...

    - Là sao?

    - Anh không biết thật rồi.

    Doãn Bằng lắc đầu:

    - Vĩnh Giang nói nhẹ nhàng; Mẹ Phố chỉ là mẹ nuôi của Giang thôi, làm sao mà Vĩnh Giang giống mẹ đến thế, anh có thấy là anh nói xạo hay không? Doãn Bằng vô cùng ngạc nhiên.Trời lại Vậy mà chú Lữ không nói, thảo nào chú lại say tình đến thế vì cô ấy, cô ấy thật tuyệt vời Doãn Bằng chỉ biết như thế. Bất chợt Doãn Bằng rùng mình khi chợt nghĩ đến Carol Phương.Trong khi đó anh lại lao vào vòng tình ái với Carol một phụ nữ từng trải, và đang thất vọng vì tình duyên tan vỡ chú Lữ thật may mắn khi gặp Yên Phố, thảo nào chú lại yêu như thời trai trẻ. Thật đáng ngưỡng mộ cho họ. Doãn Bằng thầm nhủ như thế và trong lòng bỗng ray rứt buồn lo, anh phải làm sao đây? Vẫn nuôi ý định theo đuổi Vĩnh Giang, Nhất định như Thế, dẫu sao thì một tuần nữa Carol sẽ về Mỹ cô ta sẽ. Lạy trời cô tìm được kẻ nào để lấp vào khoảng trống cô đơn và khát khao luôn cháy bỏng trong lòng một phụ nữ kiêu sa như cô ta.

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 6

    Doãn Bằng gặp cô Yên Phố ở hoa viên cùng với chú Lữ, trông hai người thật hạnh phúc, họ thật đẹp đôi, chú Lữ cười khi thấy Doãn Bằng đi chơi về.

    Phan Lữ đùa:

    - Hy vọng cháu đang vui đừng nói với chú là mày đang sầu đời đấy nhé Bằng.

    Doãn Bằng nhăn mặt nói:

    - Chú thật may mắn hơn cháu rồi.

    - Ơ cái thằng còn trẻ mà như ông cụ.

    - Bởi vì chú ... chú ...

    Doãn Bằng định nói chú gặp cô Yên Phố thật tuyệt nhưng anh kịp dừng lại khi thấy Yên Phố cười trời ơi, nụ cười của cô trông thật đẹp và đoan hậu đến thế.

    Chú Lữ nói với Doãn Bằng:

    - Bằng á! Cô Yên Phố muốn bàn với chúng ta một việc, chú thấy cháu có thể giúp cô Phố đó.

    - Cháu à!

    - Chú nói thế này, cháu từng là sinh viên trường kinh tế, cháu đâu giống chú chỉ là dân canh nông cháu xem có giúp gì được cho cô Phố không?

    - Cháu chưa hiểu ý chú!

    Yên Phố cười nói:

    - Thế này Doãn Bằng à, cô xem cháu cũng như chú Lữ vậy,trước sau chúng ta cũng là chỗ thân tình, biết cháu có nhiều khả năng ở lĩnh vực kinh tế, cô muốn cháu giúp cô, vì công ty của cô đang cần những kỹ sư như cháu, chú Lữ bảo cháu làm công việc này bất đắc dĩ thôi, cháu xem có giúp cho cô không?

    Công ty đang phát triển và rất cần những người như cháu, ở khâu tổ chức, à, phòng tổ chức của cô cần người có năng lực như cháu.

    Phan Lữ nói vào:

    - Bằng à! Cháu đừng miễn cưỡng với công việc mà cháu không mấy đam mê, nhất là cháu rất năng động, cháu phải làm ở công ty, bao lâu nay chú cháu mình rất vui, chú không ép nhưng chú thấy cháu có thể xem giúp được gì cho cô Phố không?

    Biết mà, hai người giờ đây tuy hai mà một, hay là chú Lữ định dẹp hoa viên để về bên ấy làm ông chủ dẫu sao đi làm vẫn vui hơn vì được tiếng xúc nhiêu, trong khi dẫu sao công việc này với Doãn Bằng giờ đây cũng rất tốt, Doãn Bằng cũng vô cùng yêu thích.

    Thấy Doãn Bằng im lặng, Yên Phố và Phan Lữ cảm thấy yên tâm, Yên Phố có vẻ hài lòng ở Doãn Bằng nhưng không dám nói nhiều vào việc này, dẫu sao cô cũng tôn trọng phan Lữ và Doãn Bằng. Yên Phố có suy nghĩ trên vì muốn Doãn Bằng có vị trí xã hội hơn, nhất là đối với con trai Yên Phố cũng muốn có Doãn Bằng giúp cô để cô an tâm hơn sau khi các hợp đồng được ký, giờ đây công ty cô phải hoạt động nhiều hơn để tăng năng suất và hiệu quả công việc phải được bảo đảm, có thế trên thương trường mới giữ được vị trí, Yên Phố chỉ mong được ổn định hơn vì chỉ trong vòng. Vài tháng nữa cô và Phan Lữ sẽ tổ chức lễ cưới. Sau đó, sau đó cô phải đối đầu với công việc gia đình và xã hội, khi ấy chẳng biết sẽ ra sao, một phụ nữ chưa hề vướng vào tình yêu, bây giờ dù ở tuổi nửa chừng xuân, vậy mà cô vẫn thấy bối rối, lo lắng dù sự nghiệp tiền tài không phải lo nhưng sao trong trái tim phụ nữ vẫn cứ nao nao, lo lo. Quả là trước ngưỡng cửa hôn nhân ai cũng phải bối rối.

    Phan Lữ nhìn Yên Phố thật tình rồi nói khẽ vào tai nàng:

    - Em đang lo phải không, yên tâm đi, còn tới mấy tháng nữa mình mới cưới nhau mà!

    Yên Phố nguýt Phan Lữ thật dài đề nghị của cô Yên Phố khiến cho Doãn Bằng suy nghĩ và Chú Phan Lữ lại động viên có lẽ anh phải chuyển đổi công việc, không phải vì Lữ thất bại mà ngược lại hoa viên của Chú Lữ thời gian gần đây cũng là điểm để du khách tìm đến như một thú vui để giải trí cũng có nhiều nghệ nhân tìm đến hoa viên của Chú Lữ để xin làm việc và Chú Lữ cũng đang cần người để giúp Chú. Doãn Bằng lắc đầu.

    Doãn Bằng vẫn cố theo đuổi Vĩnh Giang dù biết Vĩnh Giang đã có người yêu, mặc kệ anh cứ theo đuôi, Chú Lữ đùa xấu trai không bằng chai mặt, cháu không xấu mà, như vậy chàng nhất cự ly hơn. Những ngày tháng không có sự xuất hiện của Carol Phương thật là bình yên, Doãn Bằng cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng mong cho cô ta đừng về thường. Nghĩ đế Carol và mối quan hệ. Trời ạ, là đàn ông mà giờ nghĩ lại Doãn Bằng cũng tự trách mình, rồi lại tự an ủi con trai mà, có gì đâu.

    Doãn Bằng vừa ngưỡng với Chú Lữ và cô Yên Phố lại vừa buồn cho mình, thật vậy có lẽ anh phải chuyển công việc mong có thể thay đổi nhất định như thế, nhưng. việc này, không thể nào để cho Carol biết, cô ta có buông tha cho anh hay không? Lạy trời trở qua Mỹ lần này Carol gặp được một gã đàn ông vừa ý, để anh không phải là kẻ thế thân.

    Đang nghĩ vu vơ, Doăn Bằng nhận điện thoại của Carol, anh vội vã chuẩn bị để gặp cô ta vì sợ cô ta sẽ ghé, cho đến bây giờ Chú Lữ vẫn chưa hề biết.

    Doãn Bằng gặp Carol ở quán rượu, họ uống cốc rượu rồi lại ra sàn nhảy.

    Vừa nhảy Carol vừa nói khẽ vào tai Doãn Bằng:

    - Đêm mai em phải đi rồi.

    - Ủa, đổi ý à.

    - Đáng lẽ phải ít hôm nữa nhưng ông anh họ điện bảo Carol về gấp. Đêm nay ở lại nhé Bằng.

    Doãn Bằng nghe rợn người nhưng rồi men rượu đã ru anh vào cõi mê, Doãn Bằng gọi điện báo cho Chú Phan Lữ biết anh gặp bạn nên ở chơi với bạn ở khách sạn. Mong sao Đêm nay qua nhanh để ngày mai anh sẽ thoát khỏi vòng quay của người đàn bà ma lực này.

    Họ đến khách sạn Hương Biển mà mọi người vẫn quen gọi là Biển Tình mọi thứ dường như Carol đã sắp xếp đâu vào đấy, Carol bỏ vào túi áo Doãn Bằng một xấp tiền đô và nói:

    - Bằng, giữ tìm giúp em căn hộ gần bãi biển nhé, phải xinh xắn mới được, em sẽ gởi về thêm cho Bằng.

    Và rượu lại tiếp tục kề môi:

    - Rượu có ngon không Bằng. Lần về này em vui vì được gặp Bằng đấy! À, mình ăn gì hở Bằng. Để em gọi họ mang lên phòng.

    Thức ăn được mang lên tận phòng cả hai ăn uống một cách ngon lành, Carol Phương kề tai Doãn Bằng:

    - Doãn Bằng có biết tiệc trên người chưa, hay Chúng ta thử Bằng nhé!

    Doãn Bằng mơ hồ nghĩ đến những món thịt sống được đặt trên người các cô gái Trời ạ, cô ta còn định cả hay sao. Thật là bệnh hoạn vô cùng.

    - Bằng ơi! Thử nhé Bằng.

    - Thôi không cần đâu.

    - Anh chê hở.. - Không?

    - Vậy thì vào đây đi Bằng.

    Chỉ trong giây phút Carol đã nằm trong bồn tắm giọng cô vang vang:

    - Ngâm trong bồn thế này sẽ khỏe lắm, đây là hình thức massage đó Bằng, nhanh đi Bằng.

    Và rồi Carol bước ra trút bỏ đồ trên người Doãn Bằng, cô kéo anh vào bồn tắm.

    Nước trong bồn thật dễ chịu bởi hương thơm ngào ngạt khiến cho hai người như lạc vào chốn non bồng nước nhược.

    - Doãn Bằng đồng ý lời đề nghị của Phương không?

    - Đề nghị gì?

    - Anh tìm một ngôi nhà đẹp và chờ đợi Phương về.

    - Tôi chưa tính?

    Carol đặt tay lên môi Doãn Bằng rồi nói:

    - Anh không được nói thế. Anh không đi Mỹ vậy thì ở lại đây thỉnh thoảng em sẽ về, nhớ là em sẽ về hoài đó vì em có công việc ở đây. Nếu buồn sau này Bằng sẽ giúp em công việc ở bên này. Được nhé Bằng.

    Suốt Đêm hai người ở khách sạn đến sáng Carol đề nghị:

    - Đi ăn sáng rồi ra bãi biển Bằng nhé!

    Doãn Bằng lắc đầu nói:

    - Tôi phải về.

    - Sao, bộ anh sợ ông Chú à, đã bảo là tìm chỗ khác để ở sẽ không lệ thuộc ai hết. Anh không nói với Chú về Carol sao? Hay là sáng nay Carol cùng anh về hoa viên để gặp Chú, chiều nay đi thành phố luôn nhé.

    - Để Chi?

    - Đêm nay Carol lên máy bay Bằng quên rồi sao, cho nên buổi sáng nay Chúng ta phải. đi ăn, đi tắm biển đến trưa Carol về trang trại là đi Sài gòn ngay, anh có muốn về nhà không.

    - Thôi được rồi để tôi gọi điện cho Chú.

    - Một lão khó tánh phải không? Mấy kẻ làm nghề hoa Kiểng như ông Chú chẳng phóng khoáng tí nào, anh theo ông ấy trở thành ông cụ lúc nào không hay đó.

    Doãn Bãng cười thầm, cô lầm rồi Chú tôi còn rất trẻ và rất nghệ sĩ, rất bay bổng chỉ vì thất tình mới lập nên vườn hoa kiểng này, nhưng mặc kệ cô ta hiểu nhầm có lẽ như thế sẽ tốt hơn cho anh.

    Doãn Bằng nói dối với Chú Lữ về Carol, anh vô cùng e ngại và lo lắng vì sợ Chú Lữ biết, lạy trời cho cô ta bay về Mỹ lần này gặp được một người, biết đâu cô gặp chồng, mong sao mọi việc có thể.

    Giọng của Chú Lữ có vẻ ngạc nhiên nhưng vô cùng đồng cảm:

    - Chú mày gặp bạn hay có bồ cũng được Chúc mừng cháu.

    - Cháu sẽ kể cho Chú nghe không phải như thế đâu.

    - Ơ cái thằng này đừng có sống theo kiểu Tây như thế bộ thấy Việt Kiều rồi định giở thói ăn quỵt sao, Chú không cho mày làm thế đâu.

    - Đúng là đồ ông già Carol nói quả không sai tí nào cả.

    Trông thái độ của Calol, Doãn Bằng không nỡ làm cô ta mất vui, có lẽ ở người phụ nữ khát khao cũng cháy bỏng như đam mê và thất tình của gã đàn ông si tình.

    Từ khi Doãn Bằng qua công ty may mặc của Yên Phố, anh cảm thấy năng động hơn với công việc tổ chức, sắp xếp nhân sự của mình. Cô Yên Phố rất hài lòng nên cũng thường mời Doãn Bằng cùng ăn tối với gia đình, có cả Phan Lữ.

    Người vui nhất là Phan Lữ, với anh, Doãn Bằng phải phát huy ở lĩnh vực kinh doanh, thằng bé lao vào công việc hoa kiểng như anh thật lặng lẽ như một gã thất tình đáng tội nghiệp, chính anh đã là một gã thất tình vô cùng tội nghiệp rồi, Phan Lữ ngỡ như không thể nào tìm được Chút hương tình như ngày xưa, gặp được tình yêu của Yên Phố anh mới hay rằng trái tìm mình vẫn mãi âm ĩ một tình yêu nồng nàn, chiều nay Yên Phố hẹn cùng đi ăn với Phan Lữ và Doãn Bằng có cả Vĩnh Giang, mấy tháng nay cô nhận liên tục mấy hợp đồng từ phía cô Việt Kiều, Yên Phố không muốn bàn nhiều về việc làm ăn vì cô ngại Phan Lữ sợ anh chàng mang tư tường không vui.

    Vĩnh Giang năng động hơn trong bữa ăn, khi thấy Phan Lữ ngồi thừ người nhìn thức ăn. Cô nói:

    - Chú Lữ ơi!

    - Ờ, cháu hỏi gì?

    - Sao Chú không ăn Chú xem kìa, Chú không ăn nên mẹ cháu cũng lờ luôn.

    Phan Lữ nhìn Yên Phố cười, Yên Phố lườm Vĩnh Giang, Doãn Bằng tự nhiên nói:

    - Cô yên Phố biết không cháu tường Chú Lữ sẽ lên chức thật ngon lành.

    Phan Lữ quen miệng:

    - Cái thằng này, cứ nói mãi một chuyện như ông già.

    - Chú à!

    Vĩnh Giang lên tiếng:

    - Nếu thật mẹ Phố là mẹ đẻ của tôi, chắc anh cản Chú Lữ chứ đừng mong anh ủng hộ.

    Yên Phố rầy Vĩnh Giang:

    - Kìa Giang, sao lại nói năng lung tung thế con?

    Phan Lữ cười:

    - Chuyện đó cũng chẳng có gì đâu Yên Phố, Chú cháu anh rất tự nhiên, có lẽ hai đưa nhỏ chưa biết về một kỷ niện thật đẹp.

    - Của Chú và mẹ phải không? Vĩnh Giang xen vào.

    Phan Lữ cười nói:

    - ừ! Nhưng hồi đó Chú đâu phải là nhân vật chính.

    - Ủa sao vậy Chú! Hay thật hai người từng quen nhau.

    Phan Lữ nhăn mặt:

    - Đâu có.

    Yên Phố nhìn Phan Lữ. Lữ cười nhìn Vĩnh Giang rồi nói:

    - En không cho con bé biết một thuở em từng là.

    - Lá gì vậy Chú, có phải cô là bạn hay là người yêu của Chú hay không?

    Doãn Bằng lên tiếng cùng với Vĩnh Giang, Phan Lữ lại cười:

    - Hai đứa nhỏ này hợp xướng à!

    Vĩnh Giang nôn nao:

    - Mẹ với Chú đã biết nhau từ bao lâu vậy mẹ?

    Yên Phố e thẹn, trông gương mặt nàng như thiếu nữ đôi mươi, Phan Lữ nhìn Yên Phố một cách trìu mến. Anh gật nhẹ đầu với nàng như ngầm nói. Hãy kể cho mọi người biết.

    Phan Lữ vui sướng nói thay cho Yên Phố:

    - Hai đứa có bất ngờ về một Yên Phố, Yên Phố cách đây trên ba mươi năm, khi ấy đất nước còn chiến tranh, Yên Phố là cô bé, bé gì nhỉ. Nói xong Phan Lữ nhớ ngay đến cái tên Mơ đó. Anh nói tiếp:

    - Cô bé Mơ khi ấy chỉ độ mười hai mười bạ .... Doãn Bằng kêu lên. Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân - Ơ hay, cái thằng này. - Phan Lữ lại kêu lên.

    Vĩnh Giang cười và lên lớp Doãn Bằng:

    Anh có thấy rằng lời của anh thật vô duyên ha không?

    Yên Phố nhìn Vĩnh Giang rồi nói:

    - Kìa con!

    Phan Lữ cười:

    - Không sao đâu em hai đứa nó gặp nhau là gây, là cãi nhau như vậy đó, như ăn cơm bữa.

    Mọi người lại vui vẻ cười, Phan Lữ ngắt ngang lời mọi người:

    - Thôi nè, hai đứa không muốn biết một việc quan trọng hay sao?

    - Chuyện chi vây Chú.

    - Nè! Cô bé Mơ của ngày xưa là cô bé liên lạc.

    - Hả? "Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xính.

    Cái chân thoăn thoắt.

    Cái đầu nghênh nghênh".

    Lời của Vĩnh Giang cứ líu lo. Khiến cho mọi người cứ vui cười mãi.

    Phan Lữ lại nói tiếp:

    - Đây mới là việc quan trọng. Hồi đó, cô bé Mơ, à buổi chiều cuối năm ấy, có một cô bé mang hoa lục bình đến bán, người mua hoa lục bình là bạn của Chú, khi ấy Chú theo người bạn về quê chơi ở nhà bà cô.

    - Ồ, hồi đó Chú bao nhiêu tuổi?

    - Bọn Chú mười lăm mười sáu.

    Câu chuyện về đóa hoa lục bình chiều cuối năm được Yên Phố và Chú Lữ kể lại thật đẹp Cô bé liên lạc đã biết đối phó với những sự việc một cách linh hoạt.

    Vĩnh Giang càng vui hơn khi biết về ba mẹ và cái tên Vĩnh Giang mà cô bé hay lằn nhàn mãi với mẹ mỗi khi có dịp - Tên của con giống tên con trai quá.

    Bỗng dưng Vĩnh Giang vồ trán nói:

    - Hay là, hay là hồi đó ba con với mẹ có quen nhau.

    Doãn Bằng xen vào.

    - Ý của Vĩnh Giang là hai người ...

    Phan Lữ nhìn Doãn Bằng khiến anh chàng lè lưỡi nói:

    - Không phải như vậy đâu cô Phố há!

    Vĩnh Giang chợt nghĩ ra điều gì, cô bé liếng thoắng:

    - Tất nhiên là không phải như anh nghĩ rồi anh Bằng ạ Vĩnh Giang chỉ muốn nói những người bạn của một thời chiến đấu mà thôi.

    Phan Lữ cốc lên đầu Vĩnh Giang rồi nói:

    - Em thấy nó có tráo trở không? Nhưng không sao dù là sự thật hay không thì mẹ Phố của cháu và Chú vẫn có kỷ niệm có đúng không?

    - Nhưng cháu tiếc Doãn Bằng lên tiếng.

    Yên Phô xen vào:

    - Cháu tiếc gì hở Bằng?

    - Cháu tiếc vi khi ấy Chú Lừ không phải là người mua hoa lục bình.

    Phan Lừ gật đầu. Vĩnh Giang hỏi:

    - Vậy bạn Chú bây giờ ở đâu?

    - Có lẽ ở nước ngoài.

    Nói xong điều này bỗng dưng Phan Lữ cảm thấy buồn, một cuộc tình đã xa khơi theo dấu thời gian mà anh đã cố lãng quên nhưng mỗi khi nhắc đến chuyện đi nước ngoàị., Mỗi người một câu, bữa ăn thật vui và đôi lúc nhắc họ trở về với một thời quá khứ êm đềm, Sau khi Doãn Bằng đưa Vĩnh Giang trở về, Phan Lữ chở Yên Phố đi vòng ra biển. họ tìm một góc ngồi ngắm biển, Đêm nay vầng trăng đi ngủ sớm nên mới có mười giờ hơn mà trăng cứ lòe nhòe, Phan Lữ choàng tay qua vai Yên Phố, Yên Phố tựa vào ngực anh và khẽ nói:

    - Vĩnh Giang nói năng lung tung quá, anh đừng giận con bé nhé!

    - Anh có để ý đâu, vã lại một thời quá khứ cũng chẳng nên nhắc đến làm gì em à!

    - Cả tình yêu.

    - Ừ.

    - Anh đã từng ...

    - Anh đã bảo đừng nên nói đến chuyện đó Hãy hướng về những ngày sắp tới.

    Yên Phố nhè nhẹ hỏi:

    - Như vậy cưới nhau xong anh tính sao?

    - Tính gì?

    - Em có đến hoa viên của anh để ở hay không?

    Phan Lữ cười nói:

    - Bắt em bỏ biệt thự hoa lục bình xinh xắn để đến ở hoa viên xa khuất của anh.

    - Vậy là anh, anh đến biệt thự hoa lục bình.

    Phan Lữ ngập ngừng:

    - Anh cũng chưa biết tính sao.

    Yên Phố vòng tay vào người Phan Lữ rồi nói:

    - Đất chung quanh nhà còn nhiều, anh có thể dời khu hoa viên của anh về đó có được không. Em nghĩ biết đâu về đấy người ta càng biết đến hoa viên Lữ Bằng.

    - Khi ấy không còn là hoa viên Lữ Bằng nữa đâu.

    Yên Phố cười, đánh vào vai Phan Lữ:

    - Chắc là như vậy, hay là đổi là hoa viên ...

    - Hoa viên Lữ Phố có được không em?

    - Lữ Phố ... Lữ Phố giống như anh và em đã bỏ phố, bỏ quê hương làm kẻ lữ thứ một nơi khác.

    - Cũng may nơi đó cũng là quê hương đất nước của mình chớ không phải là xứ người.

    - Vâng và nơi đây. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

    Em thấy càng yêu thành Phố biển này hơn Còn cái làng quê bé nhỏ ven sông với những hàng cây vú sữa rợp bóng mát thì sao?

    - Lâu rồi em chưa về thăm nơi đó. Hay là hôm nào Chúng ta cùng về nha anh!

    - Ừ! Em cứ thu xếp rồi báo cho anh biết. anh sẽ đưa em đi.

    - Cám ơn anh.

    - Làm gì cám ơn anh chứ? Vì Chúng ta có cùng kỉ niệm ở nơi ấy mà!

    - Chẳng biết họ bây giờ ra sao?

    - Chắc cũng đã lập nghiệp ở nơi khác, biêt đâu họ lại chẳng đi Mỹ, vì thôi mình về nơi ấy để tìm Chút kỉ niệm, còn người khác, chuyện khác đừng nghĩ đến làm gì.

    - Em biết rồi. À. em thấy Doãn Bằng khá lắm, anh biết không, em thích lối làm việc sáng tạo của Doãn Bằng giá mà cậu ấy với Vĩnh Giang nhà em thì hay biết mấy.

    - Chuyện tình yêu đừng áp đặt người khác em à? Vả lại cô bé Giang cũng đã có bạn trai rồi mà!

    - Đành như vậy, Dịp Tốt này cậu ta sẽ về cùng gia đình. Nghe đâu ở bên ấy họ giàu có lắm em rất ngại.

    - Ngại gì?

    - Vĩnh Giang chỉ là ...

    - Ai biết được, nhưng em thấy chuyện tình cảm của con bé mơ hồ quá. Để một thời gian nữa xem sao.

    - Anh không biết. Doãn Bằng cũng đang có vấn đề với một Việt Kiều nghe mọi người mách bảo cô ta có vẻ lớn hơn nó.

    - Anh không biết sao?

    - Chắc cô ta quyến rũ cũng nên.

    - Anh tưởng là không có các ông là quyến rũ được sao?

    - À! Há, cho anh xin lỗi vì đã nói sai, Vậy mà cũng nói, nói gì thì nói, em vẫn muốn Doãn Bằng với con bé Vĩnh Giang.

    - Em lo xa quá phải không?

    - Lo xa chuyện gì hở anh?

Trang 1 / 2 12 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-02-2012, 11:50 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-26-2012, 11:40 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •