-Bị can lấy tên giả là Văn Ba, xuống tàu đi sang Tây nói để làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoại bang là nói dối và lừa gạt mọi người. Thực ra hắn sang Pháp để tìm đường mưu sinh và xin làm quan cho thực dân Pháp. Đây là bằng chứng hiển nhiên… Vị đại diện cho luật pháp của âm phủ nháy mắt ra hiệu cho hai vị sứ giả đang đứng sau lưng của Diêm Vương. Hiểu ý Bạch y sứ giả phát tay áo. Trên bức vách rộng phía bên trái lộ ra màn ảnh truyền hình rồi sau đó hiện lên một vật mà mọi người đều bật lên tiếng kêu ồ sửng sốt khi thấy nó.
Marseille le15 Septembre 1911 À Monsieur le Ministre des Colonies Monsieur le Ministre J’ai l’honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l ‘ École Coloniale comme interne. Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l’Amiral Latouche Tréville. Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’ instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’ instruction. Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam. En attendant votre réponse que j ‘ espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ‘ assurance de ma reconnaissance anticipée. Nguyễn-tất Thành,
né à Vinh, en 1892, fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois
Tạm dịch: Marseille ngày 15 tháng chín 1911 Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa Kính thưa ông Bộ Trưởng, Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa. Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích giáo hóa. Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam. Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi. Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán… -Hóa ra là thế… -Hắn nói làm cách mạng mà tại sao lại xin vào học trường thuộc địa… -Bác Hình ơi sao kỳ vậy bác… -Trường thuộc địa là trường gì vậy anh Bảy? Một giọng nói già nua vang lên như để trả lời câu hỏi. -Trường thuộc địa là trường do chính phủ Pháp lập ra để dạy cho các học sinh của các nước thuộc Pháp ra làm quan ở tại xứ sở của mình… Sau khi tốt nghiệp thì họ trở về nước để làm quan cho Pháp… Sau khi xem xong Đán trả lại lá đơn xin học trường thuộc địa của Hình Chí Mô cho Thôi Phán Quan. Cầm lá đơn trong tay, vị biện lý của âm phủ cao giọng. -Đọc lá thư của bị can chúng ta thấy những gì. Trước nhất là ý tưởng phụng sự mẫu quốc của bị can. Thứ nhì là tính cách qui lụy và bợ đỡ của bị can. Điều đó đã được minh chứng qua những dòng chữ: -Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa… -Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp… -Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi… Phòng xử im lặng như mọi người còn đang suy nghĩ về những lời của Thôi Phán Quan đã nói. Lát sau vị biện lý của âm phủ quay sang bị can hỏi một câu. -Ông xác nhận lá thư này chính là lá thư tự tay ông viết để xin nhập học trường thuộc địa tại Ba Lê? Hình Chí Mô trả lời bằng cái gật đầu. Cau mày vị biện lý của âm phủ gằn giọng. -Tôi xin nhắc lại lần nữa là ông phải trả lời đàng hoàng chứ không thể gật đầu… Liếc nhanh Diêm Vương, Hình Chí Mô lên tiếng. -Tôi xác nhận lá thư này do chính tay tôi viết và gởi… Thôi Phán Quan hỏi tiếp. -Ông viết bao nhiêu lá đơn để xin vào học trường thuộc địa? -Hai… Tôi có viết hai lá đơn; một gởi cho tổng thống Pháp và một gởi cho bộ trưởng thuộc địa, nhưng họ đều bác đơn không nhận tôi vào học… -Phải trong đơn gởi cho tổng thống Pháp ông lấy tên là Paul Tất Thành không? Hình Chí Mô nhẹ gật đầu thay cho câu trả lời. -Sau khi đơn xin học bị bác thì ông làm nghề gì để sống? -Tôi vẫn làm phụ bếp trên tàu buôn Amiral Latouche- Tréville một thời gian rồi đi qua Mỹ sau đó trở lại Luân Đôn, thủ đô của nước Anh… Thôi Phán Quan ngắt lời Hình Chí Mô bằng câu hỏi. -Tôi nghe đồn ông là người có số đào hoa nhất trong đảng. Đúng không? Hình Chí Mô hơi có vấn đề khi nghe Thôi Phán Quan nói tới hai tiếng ” nghe đồn ”. Ở trong chế độ độc tài chuyên chế của cộng sản Việt Nam thì không có tự do ngôn luận. Không có tự do báo chí, truyền thanh truyền hình gì hết, thành ra dân chúng chỉ còn mỗi cách để thông tin với nhau. Đó là tin đồn hay nói cách khác là tuyên truyền rỉ tai. Dù là tin đồn song rất xác thực bởi vì người tung tin chính là kẻ có chức, có quyền ở trong nội bộ đảng. Bởi vậy mà Hình Chí Mô phải giật mình khi nghe Thôi Phán Quan nói tin đồn. Lắc đầu mấy lượt, Hình Chí Mô quay nhìn Diêm Vương đoạn nói với giọng như phân trần. -Bẫm Diêm Vương… Con cả đời đi đây đi đó làm cách mạng giải phóng nước con khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Con đâu có thì giờ nghĩ tới chuyện bồ bịch lăng nhăng… Đưa tay lên vuốt râu Diêm Vương cười cười buông giọng lửng lơ. -Ta cũng nghĩ như ngươi, tuy nhiên… Hình Chí Mô có chiều suy nghĩ về câu nói của ông vua âm phủ. -Thế thì cô đầm trẻ đẹp Marie Brière ông bỏ cho ai? Thôi Phán Quan lên tiếng. Liếc nhanh bồi thẫm đoàn Hình Chí Mô làm thinh không trả lời. Vị biện lý của âm phủ cười nói tiếp. -Tôi còn nhớ ông làm thơ tặng cho cô ta mà… Ông Tố đã đọc bài thơ đó trước tòa… -Cô Marie không phải là bồ mà chỉ là người quen. Đúng hơn cô ta là thân chủ của tôi. Tôi chụp ảnh cô ta vì cô ta chơi đẹp với tôi… Nói tới đó Hình Chí Mô vội ngưng bặt vì biết mình lỡ lời. Không khi nào chịu bỏ qua cơ hội, Thôi Phán Quan bèn khai thác triệt để câu nói của bị can. -Xin ông vui lòng giải thích cho 9 vị bồi thẫm biết cô ta chơi đẹp với ông như thế nào? Cô ta có hành động, cử chỉ hoặc thái độ gì mà ông lại nói cô ta chơi đẹp? Thôi Phán Quan hỏi liền một lúc hai câu hỏi. Hình Chí Mô im lặng. Hắn biết đã lỡ lời nên im lặng suy nghĩ để bào chữa cho câu nói của mình. Liếc thấy 9 vị bồi thẫm đang chăm chú nhìn chờ nghe câu trả lời của mình, hắn gắng gượng thốt. -Thì… thì… Tôi chụp ảnh cô ta đẹp… -Tôi biết ông chụp ảnh đẹp tuy nhiên câu hỏi của tôi là… -Cô ta thấy tôi cũng sạch nước cản… Cô ta khen tôi đẹp giai… Cô ta phục tôi vì biết tôi làm cách mạng chống Pháp… -Tôi nhìn nhận là hồi trẻ ông trông cũng đẹp giai. Đây là bức ảnh ông chụp tại Nga Sô năm 1923… Chắc ông còn nhớ? Thôi Phán Quan chìa bức ảnh ra trước mặt Hình Chí Mô. Ngắm nghía bức ảnh của mình giây lát hắn cười cười. -Lúc mới gặp tôi lần đầu tiên, cô Marie có thiện cảm với tôi liền… Cổ khâm phục khi biết tôi bỏ nước ra đi làm cách mạng… -Ủa ông không nói cho cô ta biết là ông làm đơn xin vào học trường thuộc địa để sau này làm quan cho Pháp à? -Ngu sao nói… Chuyện đó tôi giấu biệt luôn… Mới đầu thì chúng tôi chuyện trò rất tâm đầu ý hiệp. Sau nhiều lần đi chơi, cô ta mời tôi về nhà ăn cơm tối mấy lần rồi sau đó thấy tôi tứ cố vô thân, nghề ngỗng cũng hổng có, cô thương quá nên ngõ ý rước tôi về nhà của cô ở… -Rồi ngươi có nhận lời về nhà cô ta ở? Diêm Vương vọt miệng hỏi. Hình Chí Mô tủm tỉm cười. -Dạ con đâu có nỡ lòng nào phụ cái hảo ý của cô Marie. Diêm Vương nghĩ coi con đang bữa đói bữa no, lại thêm thằng chủ nhà trọ sắp tống cổ con ra vì thiếu mấy tháng tiền phòng chưa trả, thì bây giờ có ” cơm no bò cỡi ” thì ngu cách mấy con cũng hổng chịu bỏ qua dịp may, huống chi cô Marie thì vòng 1, 2 và 3 đều hội đủ tiêu chuẩn cách mạng vô sản… -Lành, nó nói cái gì ta hổng hiểu? Diêm Vương lên tiếng hỏi Tố Bồi Bút. Biết hắn là bút nô văn hay thơ giỏi lại học nhiều biết rộng về những chuyện ” thâm cung bí sử ” của các lãnh tụ cao cấp trong đảng nên có thắc mắc ông ta hỏi hắn liền. Họ Tố cười cười. -Bẩm Diêm Vương… Tiêu chuẩn của cách mạng vô sản là người ta hổng có cái gì hết. Cô Marie mà cởi quần áo ra cho bác của con cân đo và chụp ảnh thì cô trở thành kẻ vô sản. Bởi vậy bác con mới nói là đủ tiêu chuẩn cách mạng vô sản… Để con giải thích cho Diêm Vương hiểu thêm về cách cân đo của bác. Thời ấy chưa có thước dây như bây giờ nên bác con phải dùng tay để đo vòng 1,2 và 3 của cô Marie. Bởi vậy tụi con mới bắt chước bác rồi gọi là tiêu chuẩn cách mạng vô sản… Diêm Vương lắc đầu lẩm bẩm. -Bác của ngươi phun ra toàn lý thuyết cách mạng cao xa quá thì ai mà hiểu được… Nói tới đó ông ta vội ngưng lại khi nghe tiếng tằng hắng của Thôi Phán Quan. -Ngoài lý do ” cơm no bò cỡi ” ông còn lý do nào khác hơn để trở thành tình nhân của cô Marie và nhiều người khác… Hình Chí Mô tủm tỉm cười khi nghe câu hỏi của Thôi Phán Quan. Liếc nhanh về chỗ bồi thẫm đoàn đang ngồi, hắn thong thả thốt.
Hình cô Marie Brière chụp chung với Hình Chí Mô ở Hà Nội.
-Thưa ngài biện lý… Tôi có lý do chứ, một lý do đặc biệt mà tôi tạm gọi là lý do cách mạng. Đó là tôi thay mặt dân tôi để trả thù… Hình Chí Mô dừng lại như muốn cho mọi người suy nghĩ về câu nói của mình. Lát sau hắn mới cười lên tiếng nói với Diêm Vương và cũng cốt ý cho mọi người nghe. -Bẫm Diêm Vương… Nước Việt Nam con bị thằng Tây đô hộ cả trăm năm. Nó ỷ mạnh nó đè, chèn, ép dân con. Bởi vậy chủ ý của con đi qua Tây là để đè mấy cô đầm trẻ đẹp. Đó là con đại diện dân con làm cách mạng hay là trả thù cho dân tộc của con… Rồi khi qua tới Nga, bản thân con cũng bị mấy đồng chí trong đảng cộng sản Liên Sô ăn hiếp. Vì vậy mà còn đè cô Véra Vasiliera để trả thù… Diêm Vương và Thôi Phán Quan liếc nhau rồi tủm tỉm cười. Hướng về chỗ 9 vị bồi thẫm đang ngồi chăm chú nghe mình kể chuyện, Hình Chí Mô nói như phân trần. -Dù chính kiến bất đồng song 9 vị và tôi đây đều là dân Việt. Nước mình, dân mình đã bị các đồng chí Tàu đô hộ cả ngàn năm. Mỗi lần đọc lại lịch sử nước nhà, tôi rất bất bình và ấm ức cho dân mình. Bởi vậy khi được sang Tàu hoạt động, có dịp là tôi cứ đè mấy con xẩm ra để giải tỏa nỗi ấm ức của mình… Nghe tới đó Huyền quay sang thì thầm vào tai Bình. -Ổng đi làm cách mạng mà sao tôi nghe ổng cứ nói đè không vậy anh Bình… Đán vọt miệng xen vào. -Thì ổng làm cách mạng đè mà chị… Nếu sinh ra cùng thời với ổng thì tôi cũng theo ổng đi làm cách mạng đè cho sướng cái thân… Bình cười gật đầu. -Anh nói có lý… Mấy đồng chí theo ổng đi làm cách mạng đè thì người nào cũng vợ cả, vợ lớn, vợ bé, vợ nhỏ, đào trẻ, bồ nhí tùm lum… Dù ba vị bồi thẫm thì thầm với nhau mà Hình Chí Mô cũng nghe được. Hắn chỏ miệng vào câu chuyện. -Tụi nó học nghề của tôi đó… Hồi còn ở Ba Lê, làm nghề phó nháy không đủ ăn tôi phải kiêm thêm nghề thợ đè… Nghe tới đó Diêm Vương vội lên tiếng. -Ta sống mấy ngàn tuổi, làm đủ trăm nghề mà chưa nghe ai nói làm nghề thợ đè. Thôi đã tới giờ rồi. Vậy hãy để cho mọi người ăn trưa chứ ở đây mà nghe thằng Hình nó kể về chuyện đè chắc ta lên máu chết…