Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Phân phát hạnh phúc là phương cách duy nhấtt để hưởng thụ hạnh phúc. Người nghĩ đến hạnh phúc là người luôn nghĩ đến con sô "hai".
Lord Byron
Trang 4 / 5 ĐầuĐầu ... 2345 Cuối Cuối
Results 31 to 40 of 48

Chủ Đề: Phiên Tòa Dưới Âm Phủ

  1. #30
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    PHẦN 3:
    CON CHÓ CỦA TƯ CỘNG

    -20 -
    Người làm cách mạng ” đè ”

    -Kính thưa Diêm Vương. Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Kính thưa quí khán thính giả của ba tầng chín cõi. Hai ngày qua quí vị đã nghe Ba Duân và Sáu Búa thuật kể về những hành động giết người của chính mình. Quí vị cũng đã nghe lời khai của các nhân chứng cũng như các tài liệu mà âm phủ đã trình bày…

    Thôi Phán Quan ngừng nói. Ánh mắt rực hào quang của kẻ có mấy ngàn năm tu vi quét một vòng, bắt từ chỗ chín vị bồi thẫm xong xuống tới chỗ khán giả rồi cuối cùng dừng lại nơi bàn tám bị can đang ngồi. Ai ai cũng im lặng chờ nghe lời buộc tội của vị đại diện cho luật pháp của âm phủ.

    -Nắm lấy quyền bính trong tay dài hơn hai mươi năm, hai bị can Ba Duân và Sáu Búa đã gây ra tang tóc điêu linh, thống khổ cho vạn vạn người dân vô tội. Những oan hồn chết bởi hai tên này chật đất âm phủ. Tiếng oán than vọng thấu thiên đình. ” Độc ác thay trúc rừng không ghi hết tội… Dơ bẩn thay nước biển không rửa sạch mùi...” Câu nói của người xưa cũng chưa đủ để nói lên tội ác của hai bị can. Nào tổng công kích Mậu Thân. Nào mùa hè đỏ lửa. Nào đại thắng mùa xuân. Nào tù cải tạo. Nào vượt biên. Nào Vùng kinh té mới. Nào kế hoạch ngủ luôn. Nào kế hoạch ngủ khò. Nào đổi tiền. Nào đánh tư bản mại sản. Nào Phương án 2. Nào chiến tranh Miên Việt. Nào chiến tranh Trung Việt. Nào vụ án xét lại. Bao nhiêu người chết? Bao nhiêu người ở tù? Máu của các người lính trẻ chảy thành sông. Thây của họ chất thành núi vì tham vọng quyền lực của hai tên đồ tễ họ Lê. Thế mà trên dương thế, lại có kẻ có mắt như mù, đem tặng cho tên Sáu Búa cái giải thưởng Nobel Hòa Bình. Tại sao họ không đem hắn ra xét xử như tên đồ tể khát máu, một đại tội phạm chiến tranh. Ở Việt Nam, lại có những kẻ muối mặt, không biết xấu hổ, tạc hình, dựng tượng, đặt tên đường cho hai kẻ sát nhân này. Hành vi của họ là phạm tội với trời đất, với tổ tiên. Hành vi dung dưỡng, bao che tội ác, sẽ khuyến khích người ta gây thêm tội ác. Kẻ cầm quyền ở cấp trên ăn cắp thì nhân viên cấp dưới cũng sẽ ăn cắp. Kẻ có chức mà ăn hối lộ thì nhân viên cũng tham nhũng. Kẻ có quyền giết người mà không bị trừng trị thì người dân cũng theo gương đó mà giết người. Kẻ cầm quyền cưỡng hiếp phụ nữ mà không bị kết tội thì đàn ông trong nước cũng nhân đó mà làm chuyện hiếp dâm đàn bà. Kẻ lãnh đạo một nước mà có năm bảy bà vợ thì người dân trong nước sẽ trở thành đa thê hoặc có lắm nhân tình, bồ nhí. Tôi muốn nói tới ” tấm gương đạo đức ” của kẻ cầm quyền…

    Ngừng nói Thôi Phán Quan chiếu ánh mắt nghiêm nghị của mình xuống ngay chỗ lão Hình Chí Mô rồi sau đó chuyển sang bảy bị can đang ngồi.

    -Bất cứ kẻ cầm quyền nào cũng đều mắc phải một cái bệnh mà tôi gọi là bệnh lãnh tụ. Nghĩ mình là kẻ có chức, có quyền, có tiền, nắm quyền hành trong tay nên muốn làm gì thì làm, chẳng có ai kiểm soát hoặc chế tài họ được. Ở các nước dân chủ và tự do thì cái bệnh lãnh tụ của các kẻ lãnh đạo nhẹ hơn vì hai lý do. Người dân có quyền và có thể xử dụng cái quyền của mình bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm kẻ cầm quyền. Thứ nhì vì có luật pháp nghiêm minh, do đó kẻ cầm quyền có thể bị bãi chức hoặc bị truy tố ra trước tòa án nếu phạm luật. Riêng trong các nước độc tài cộng sản, cái bệnh lãnh tụ của kẻ cầm quyến rất nặng và rất nhiều. Nó lưu hành theo máu huyết của kẻ cầm quyền. Nó ăn sâu vào trong xương tủy của kẻ cầm quyền. Nó như là cái dịch hay một thứ vi rút nguy hiểm. Do ở chế độ độc tài đảng trị, luật pháp không được thực thi một cách nghiêm minh, kẻ cầm quyền tha hồ muốn làm gì thì làm. Họ biết nếu vi phạm luật pháp; họ sẽ được đàn anh che chở, bằng không chạy chọt đút lót rồi tội ác của họ sẽ được giấu diếm. Điển hình như chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam. Ngồi ở danh vị Bí Thư Xứ Ủy Nam Kỳ mà cưỡng hiếp phụ nữ thì bảo sao thuộc cấp không chê cười và đàm tiếu. Bản thân Ba Duân với Sáu Búa vốn đã không có thứ ” đạo đức cách mạng ”, lại nắm quyền bính trong một chế độ không có luật pháp công minh vì vậy mới buông lung làm theo thú tính của mình. Xem sinh mạng của dân như cỏ rác bởi vậy chúng mới cưỡng bức thanh thiếu niên nam nữ của miền bắc đi vào nam, đi qua Miên để chết cho tham vọng bá quyền của chính chúng và các lãnh tụ của hai nước đàn anh Nga Tàu. Giết người là thú tiêu khiển của hai bị can. Phải thấy máu chảy, người chết thì hai bị can mới ăn ngon ngủ yên được. Bỏ ngoài tai lời than oán vọng thấu trời xanh, mặc cho tiếng đời mai mỉa cười chê; chúng cứ làm điều gì mình muốn. Mặc cho chuyện lưu xú vạn niên, nhơ danh dòng họ; chúng thi hành bất cứ thủ đoạn tàn độc để củng cố quyền lực, bởi vì chúng thừa biết chẳng có ai làm gì chúng được. Tuy nhiên, hôm nay, nhân dân Trời và luật pháp của âm phủ, Thôi Phán Quan tôi, xin chín vị bồi thẫm xét nghiệm theo luật pháp và công tâm của quí vị, sau đó cho hai bị can Ba Duân và Sáu Búa một hình phạt tương xứng với các tội ác của chúng mà tôi nêu ra đây.

    1-Dụ dỗ gái vị thành niên.
    2-Cưỡng hiếp và gian dâm phụ nữ.
    3-Giết người có dự mưu với trường hợp gia trọng.
    4-Gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho các nạn nhân của tổng công kích Tết Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa năm 1972 ở An Lộc, đại lộ kinh hoàng, tù cải tạo và người vượt biển.

    Tôi xin nhấn mạnh với 9 vị bồi thẫm là hai bị can không phải giết một, hoặc hai ba người mà họ đã giết hàng triệu người… Hình phạt dành cho hai bị can phải triệu lần nặng hơn…

    Thiên hạ vỗ tay rào rào sau khi nghe xong lời buộc tội của Thôi Phán Quan. Lát sau Diêm Vương mới gõ búa ra hiệu cho mọi người im lặng. Nhân danh chủ tịch bồi thẫm đoàn, Đán bước tới thì thầm với Diêm Vương. Nghe xong ông vua âm phủ gục gặt đầu tỏ vẻ hài lòng rồi tuyên bố hình phạt dành cho hai bị can Ba Duân và Sáu Búa sẽ được tuyên xử trước khi phiên xử của Hình Chí Mô chấm dứt. Phán xong ông ta ra lịnh cho Thôi Phán Quan tiếp tục phiên tòa.

    Bước tới đứng trước mặt của Hình Chí Mô, vị biện lý của âm phủ cao giọng.

    -Kính thưa quí vị. Hôm nay tôi sẽ mở phiên xử cuối cùng. Đó là phiên xử đặc biệt dành cho Hình Chí Mô. Từ già tới trẻ, từ đàn ông tới đàn bà, từ đông sang tây, từ nam xuống bắc không ai không biết hoặc nghe danh của bị can. Có đám trí thức thiên tả ca tụng bị can là kẻ yêu nước. Đám trí thức phòng lạnh tây phương khen bị can là một anh hùng. Có kẻ nói bị can là một lãnh tụ vỉ đại. Ai muốn khen, muốn ca tụng là quyền của họ. Khi Hình Chí Mô chết, có rất nhiều người như giáo sư đại học, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ hay nhiều lãnh tụ các quốc gia bày tỏ lòng thương tiếc bị can. Số người tán tụng, thương tiếc bị can nhiều lắm. Tuy nhiên có một điều rất lạ, rất đáng ngạc nhiên là, đại đa số dân Việt Nam lại không nhỏ một giọt nước mắt nào để khóc, để tiếc thương lãnh tụ của mình. Không tiếc thương, không khóc đã đành mà họ còn mắng thầm, còn nguyền rũa, còn phỉ nhổ bị can, một kẻ mà đám trí thức thiên tả của tây phương ca tụng là một vĩ nhân. Tại sao?

    Nhấn mạnh hai tiếng ” tại sao ? ”, Thôi Phán Quan ngừng lại cho mọi người suy nghĩ về lời nói của mình

    -Những ai, nhất là giới trí thức thiên tả của các nước tự do dân chủ ca tụng, tiếc thương Hình Chí Mô bởi vì họ có may mắn không sống ở đất nước Việt Nam. Họ không là nạn nhân của Hình Chí Mô. Họ không bị cai trị bởi một chế độ tàn bạo, không tôn trọng những quyền căn bản của người dân. Họ không bị công an bịt miệng không cho nói trước tòa. Họ không bị công an đạp vào mặt khi đi biểu tình phản đối Trung Cộng xâm chiếm đất đai của nước họ. Họ không bị cảnh sát chìm tới nhà hỏi thăm sức khỏe vì viết báo tố cáo tham nhũng. Họ cũng không bị công an bắt giam vì tội chế diễu kẻ cầm quyền. Họ không bị đưa ra toà với bản án đã được định sẵn. Nếu họ là dân Việt Nam, sống dưới chế độ độc tài đảng trị của cộng sản, họ sẽ thôi, sẽ ngưng lời tán tụng một kẻ không từ bất cứ thủ đoạn, hành động gian ác nào để đạt được mục tiêu tối hậu là biến quê hương của bị can thành một công cụ của đệ tam quốc tế, giúp cho hai nước cộng sản đàn anh thực hiện mộng thống trị lân bang và toàn thế giới. Bị can bán đứng Phan Bội Châu cho Tây. Bị can làm chó săn cho mật thám tây bắt Lê Hồng Phong. Bị can đưa tin cho phòng nhì thực dân Pháp bắt Hà Huy Tập, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên. Những người đó là ai? Họ là đồng chí của bị can. Hình Chí Mô là kẻ ăn cướp công lao cách mạng của Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần và các đảng phái quốc gia. Hình Chí Mô báo tin cho Pháp biết Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ khởi nghĩa ở Yên Bái. Ai giết Tạ Thu Thâu? Hình Chí Mô? Ai giết Bùi Quang Chiêu? Hình Chí Mô. Ai giết Huỳnh Phú Sổ? Hình Chí Mô. Ai giết Nguyễn Bình? Hình Chí Mô. Ai giết Diệp Văn Kỳ? Hình Chí Mô. Ai giết Trương Tử Anh? Hình Chí Mô. Ai giết Lý Đông A? Hình Chí Mô. Ai giết Khái Hưng? Hình Chí Mô. Ai giết Hồ Tùng Mậu? Hình Chí Mô. Ai giết Lâm Đức Thụ? Hình Chí Mô. Ai giết Phạm Quỳnh? Hình Chí Mô? Ai giết Ngô Đình Khôi? Hình Chí Mô. Còn nhiều lắm… nhiều lắm kể không hết. Có thể nói danh sách những người bị Hình Chí Mô trực tiếp hoặc gián tiếp ra lịnh cho thuộc cấp thủ tiêu dài như cuốn sách mấy trăm trang giấy. Có thể nói cuộc đời cách mạng của Hình Chí Mô gắn liền với hành động giết người. Kẻ nào chống đối, hắn giết. Kẻ nào hắn không ưa hắn thủ tiêu. Hắn giết dân lành vô tội. Hắn đạp lên xác người chết để thi hành nghĩa vụ mà đệ tam quốc tế hay đúng hơn đàn anh Stalin đã giao phó là biến các nước nhược tiểu như Việt Nam, Lào, Cao Miên, Thái Lan thành nước cộng sản. Tôi sẽ trình bày các việc xấu xa, nhơ bẩn; các tội ác tày trời của bị can trong phiên xử sau đây cho 9 vị bồi thẫm và tất cả mọi người ở ba tầng chín cõi được biết hầu có một nhận xét đúng đắn về con người hai mặt Hình Chí Mô. Muốn có một cái nhìn ” y như thị ”, ta phải xé nát hào quang mà bị can và các đồng chí của hắn đã cố tình giấu diếm và che đậy để lừa dối dân chúng Việt Nam và toàn thế giới. Thừa lệnh của Trời và Diêm Vương, nhân danh công lý của vũ trụ, Thôi Phán Quan tôi sẽ cố gắng lột trần sự thật bao quanh huyền thoại Hình Chí Mô. Tôi muốn cho dân Việt Nam thấy rõ Hình Chí Mô là một tên phản quốc thay vì là kẻ yêu nước. Tôi muốn cho 80 triệu dân Việt Nam biết Hình Chí Mô là kẻ bán nước. Vì quyền lợi của đảng, cá nhân hoặc phe phái, hắn không ngần ngại dâng hiến đất đai, biển đảo, rừng núi cho đàn anh Trung Cộng để giữ vững chức vị của mình.

    Sau thời gian dài tìm kiếm, âm phủ đã sưu tập nhiều hồ sơ, tài liệu được lưu trữ trong văn khố của các quốc gia như Pháp, Tàu, Nga và Việt Nam, sách báo hay các bài viết của các cá nhân đăng tải trên các trang mạng về đời tư của Hình Chí Mô. Bị can có bao nhiêu nhân tình nhân ngãi tôi chẳng màng. Việc bị can có mấy vợ tôi cũng chẳng quan tâm. Chuyện bị can có bồ nhí, đào tơ không làm tôi bận lòng. Tuy nhiên điều khiến cho tôi bất bình là sự lừa dối, bịp bợm của bị can đối với toàn dân Việt Nam. Sự dối trá và lừa bịp này là một tính toán, một cố tình của chính bị can và đảng cộng sản Việt Nam để lường gạt những người dân hiền lành, chất phát và ngây thơ. Bị can và băng đảng của hắn cố tình vẻ ra hình ảnh một ông tiên, ông thánh, vị thần linh hay đúng nghĩa nhất một lãnh tụ đầy đủ đạo đức cách mạng để dân chúng yêu mến, tuân phục và hy sinh cho lãnh tụ. Chủ đích của bị can là gì? Tất cả đều phục vụ cho lãnh tụ. Tất cả đều trở thành nô lệ cho lãnh tụ. Vừa thoát khỏi cái ách đô hộ của thực dân Pháp, thì liền sau đó Hình Chí Mô và băng đảng cộng sản của hắn lại tròng vào cổ dân chúng Việt Nam một cái ách nô lệ mới còn tàn bạo và khủng khiếp gấp trăm lần. Với uy quyền tuyệt đối, lãnh tụ muốn làm gì thì làm ngay cả đem đất nước vốn đã chịu nhiều điêu linh thống khổ hiến dâng cho đệ tam cộng sản hầu thực hiện mộng thống trị toàn thế giới. Dân chết mặc dân. Người chết mặc người. Bị can và băng đảng của hắn vẫn sống phây phây trên xác người. Bị can vui cười trên tiếng khóc của hàng triệu thanh niên nam nữ yêu nước. Bằng bộ máy tuyên truyền xảo trá với những danh từ hoa mỹ như không gì quí hơn độc lập tự do, bị can và băng đảng của hắn đã giết hàng trăm ngàn trí thức, tương lai và rường cột nước nhà xuyên qua cuộc cải cách ruộng đất, cuộc chiến tranh Đông Dương 1, 2 và 3. Với chủ trương diệt hết nhân tài của đất nước, bị can nói câu ” tri, phú, địa, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ ”. Tại sao cộng sản phải tiêu diệt trí thức? Giản dị lắm. Những người có ăn học này mới khám phá ra cái giả trá của bị can. Kẻ có trình độ học vấn mới đủ khả năng hoặc cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài để tìm ra hồ sơ, giấy tờ, tài liệu chứng minh sự lừa dối và lường gạt của bị can…

    Ngừng lại, bước trở lại bàn của mình, uống ngụm nước cho thông cổ, Thôi Phán Quan hắng giọng tiếp.

    -Tôi sẽ trình bày cùng 9 vị bồi thẫm và khán, thính giả của ba tầng chín cõi về tội ác của Hình Chí Mô. Từ đó 9 vị bồi thẫm có thể lượng định để cho hắn một hình phạt tương xứng với tội trạng của hắn. Đối với luật pháp của âm phủ thì Hình Chí Mô đã phạm vào 8 trọng tội sau đây.

    1-Lừa dối: đàn bà con gái
    2-Lường gạt: dân chúng và các đồng chí.
    3-Ăn cắp
    4-Gián điệp: được đệ tam quốc tế huấn luyện thành một điệp viên. Nhờ vậy mà Hình Chí Mô có đủ khả năng tuyên truyền, chiêu dụ, lũng đoạn, xâm nhập vào các đảng phái đối lập.
    5-Giết người: có dự mưu, gia trọng, cố sát…
    6-Bán nước ( bán đất, bán biển, đảo, núi non, rừng rú, quặng mỏ )
    7-Phá hoại tổ quốc và dân tộc ( phá hoại gia đình, phong tục, truyền thống, nông nghiệp, công thương và kỹ nghệ )
    8-Phản quốc: biến Việt Nam thành 1 chư hầu của Nga Tàu

    Hướng về ghế của Diêm Vương đang ngồi đoạn quay qua bồi thẫm đoàn, Thôi Phán Quan cao giọng.

    -Kính thưa quí vị bây giờ phiên xử Hình Chí Mô bắt đầu…

    Thôi Phán Quan phất tay áo rộng. Vị lục sự cất tiếng mời Hình Chí Mô lên ngồi vào ghế bị can. Điều khiến cho mọi người thắc mắc là ông ta không đọc tiểu sử của bị can giống như bảy người trước. Đợi cho bị can an vị xong xuôi, Thôi Phán Quan mới bước tới đứng trước mặt và câu hỏi đầu tiên của ông ta là:

    -Xin lỗi ông… Tôi mạn phép hỏi ông bao nhiêu tuổi?

    Câu hỏi mở đầu của Thôi Phán Quan dành cho bị can rất lịch sự nếu không muốn nói kiểu cách. Câu hỏi này cũng làm cho khán thính giả tham dự thắc mắc. Ngay cả 9 vị bồi thẫm cũng có cử chỉ ngạc nhiên bằng cách thì thầm với nhau.

    Hơi do dự giây lát Hình Chí Mô mới trả lời.

    -Thưa ngài biện lý… Tôi sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Tính đến năm 2012 thì tôi được 101 tuổi dư…

    Gục gặt đầu cười, hướng về nơi 9 vị bồi thẫm đang ngồi, vị biện lý của âm phủ cao giọng.

    -Căn cứ vào những tài liệu mà tôi có được trong tay thì:

    1-Trong đơn xin học Trường Hành Chính Thuộc Địa năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892…

    Không để cho bị can mở miệng biện bạch, Thôi Phán Quan tiếp liền.

    2-Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894…

    3-Theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng của làng Kim Liên, quê nội của ông, thì ông sinh tháng 4 năm 1894…

    4-Trong tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895…

    Diêm Vương gục gặt đầu có vẻ chịu cách tra hỏi bị can trước tòa của Thôi Phán Quan. Bây giờ người ta mới hiểu ra cái thâm ý của vị đại diện luật pháp âm phủ. Người ta được cha mẹ sinh ra có một lần, do đó cũng chỉ có một ngày sinh tháng đẻ thôi. Riêng lão Hình Chí Mô thì lại có tới 4 ngày-tháng-năm sinh khác nhau. Điều này đủ cho bồi thẫm đoàn biết lão nói dối, từ đó họ có ấn tượng xấu với lão.

    Chắc cũng biết điều đó nên lão Hình hướng về chỗ bồi thẫm đoàn nói như phân trần.

    -Thưa tôi làm cách mạng nên không thể tiết lộ lai lịch của mình… Tôi khai như thế vì lý do an ninh để khỏi bị mật thám tây bắt…

    Cười cười Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

    -Ông tên gì?

    Đã bị bể mánh về ngày sinh tháng đẻ nên lần này lão Hình không lọt vào bẩy của Thôi Phán Quan nữa.

    -Tên cúng cơm của tôi là Nguyễn Sinh Cung…

    -Ông còn tên gì khác nữa không?

    Biết nếu nói dối thì sẽ lòi ra cái bản mặt xấu trước bồi thẫm đoàn, do đó Hình Chí Mô phải khai thật.

    -Sau này tôi còn có tên Nguyễn Tất Thành. Khi ở bên Pháp tôi lấy tên Nguyễn Ái Quốc. Khi hoạt động cách mạng ở bên Tàu tôi lấy tên Hình Chí Mô…

    -Ông lấy tên… Là người của âm phủ nên tôi không thông tiếng Việt lắm. Xin ông vui lòng giải thích tiếng ” lấy ” của ông có nghĩa như thế nào?

    Hình Chí Mô ấp úng hồi lâu mà chưa chịu trả lời. Hướng về bồi thẫm đoàn, Thôi Phán Quan cao giọng.

    -Theo như các tài liệu mà âm phủ thu lượm được thì ông bắt đầu có tên Nguyễn Tất Thành năm 1901. Đúng không?

    Hình Chí Mô trả lời bằng cái gật đầu. Điều đó không làm thỏa mãn Thôi Phán Quan lập lại.

    -Trước tòa, tôi yêu cầu ông trả lời đúng hoặc không đúng…

    Liếc thấy Diêm Vương đang hằm hè nhìn mình, rồi ngó qua thấy 9 vị bồi thẫm cũng đang ngó mình, Hình Chí Mô trả lời.

    -Đúng… Tôi xác nhận là tôi bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành từ năm 1901…

    -Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Amiral Latouche-Tréville. Đúng không?

    -Đúng…

    Hình Chí Mô trả lời gọn một tiếng. Khẽ lắc đầu Diêm Vương lên tiếng.

    -Sao mà ngươi nhiều tên vậy… Mới có 21 tuổi mà ngươi đã có ba tên rồi. Nào Sinh Cung, Tất Thành rồi bây giờ lại thêm Văn Ba…

    Hướng về chỗ bồi thẫm đoàn, Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

    -Sau khi tới Pháp thì ông làm gì?

    -Tôi làm cách mạng chống thực dân Pháp…

    Có tiếng vỗ tay lác đác để khen tặng cho Hình Chí Mô. Cười cười Thôi Phán Quan vặn.

    -Tôi cũng được đọc tin tức của đảng cộng sản Việt Nam nói là ông sang Pháp làm cách mạng để giải phóng cho nước ông khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Tuy nhiên tôi cũng nghe tin đồn hoặc cũng được đọc tài liệu về việc ông đi qua và sinh sống ở Pháp. Càng đọc tôi càng mù mờ và bán tín bán nghi. Nay tôi xin được hỏi ông một câu trước tòa là ông sang Pháp để làm gì?

    Hình Chí Mô do dự trong thoáng chốc rồi gật đầu.

    -Tôi xuống tàu sang Pháp là để làm cách mạng… Tôi xác nhận điều đó trước tòa…

    Mỉm cười Thôi Phán Quan chìa tờ giấy đã cũ và vàng ra trước mặt bị can.

    -Chắc ông còn nhớ vật này?

    Hình Chí Mô thay đổi sắc mặt khi thấy tờ giấy đó. Bước tới chỗ chín vị bồi thẫm đang ngồi, Thôi Phán Quan đưa tờ giấy cho Đán. Xem song anh trao cho Bình rồi chuyền tay đi vòng vòng hết 9 vị bồi thẫm.

  2. #31
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    -Bị can lấy tên giả là Văn Ba, xuống tàu đi sang Tây nói để làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoại bang là nói dối và lừa gạt mọi người. Thực ra hắn sang Pháp để tìm đường mưu sinh và xin làm quan cho thực dân Pháp. Đây là bằng chứng hiển nhiên… Vị đại diện cho luật pháp của âm phủ nháy mắt ra hiệu cho hai vị sứ giả đang đứng sau lưng của Diêm Vương. Hiểu ý Bạch y sứ giả phát tay áo. Trên bức vách rộng phía bên trái lộ ra màn ảnh truyền hình rồi sau đó hiện lên một vật mà mọi người đều bật lên tiếng kêu ồ sửng sốt khi thấy nó.
    Marseille le15 Septembre 1911 À Monsieur le Ministre des Colonies Monsieur le Ministre J’ai l’honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l ‘ École Coloniale comme interne. Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l’Amiral Latouche Tréville. Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’ instruire . Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’ instruction. Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam. En attendant votre réponse que j ‘ espère favorable, agréez, Monsieur le Ministre , mes plus respectueuses hommages et l ‘ assurance de ma reconnaissance anticipée. Nguyễn-tất Thành,
    né à Vinh, en 1892, fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre Étudiant Francais , quốc ngữ, caractère chinois
    Tạm dịch: Marseille ngày 15 tháng chín 1911 Kính gởi ông Bộ Trưởng bộ Thuộc Ðịa Kính thưa ông Bộ Trưởng, Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa. Tôi hiện làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis để mưu sinh ( trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có tài sản và khao khát được học hỏi. Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể làm cho họ hưởng được lợi ích giáo hóa. Tôi gốc tỉnh Nghệ An, xứ An Nam. Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi. Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn sinh Huy, Phó Bảng. Học sinh pháp văn, quốc ngữ, chữ hán… -Hóa ra là thế… -Hắn nói làm cách mạng mà tại sao lại xin vào học trường thuộc địa… -Bác Hình ơi sao kỳ vậy bác… -Trường thuộc địa là trường gì vậy anh Bảy? Một giọng nói già nua vang lên như để trả lời câu hỏi. -Trường thuộc địa là trường do chính phủ Pháp lập ra để dạy cho các học sinh của các nước thuộc Pháp ra làm quan ở tại xứ sở của mình… Sau khi tốt nghiệp thì họ trở về nước để làm quan cho Pháp… Sau khi xem xong Đán trả lại lá đơn xin học trường thuộc địa của Hình Chí Mô cho Thôi Phán Quan. Cầm lá đơn trong tay, vị biện lý của âm phủ cao giọng. -Đọc lá thư của bị can chúng ta thấy những gì. Trước nhất là ý tưởng phụng sự mẫu quốc của bị can. Thứ nhì là tính cách qui lụy và bợ đỡ của bị can. Điều đó đã được minh chứng qua những dòng chữ: -Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng tốt của ông ban đặc ân cho tôi được nhận vào nội trú trường Thuộc địa… -Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp… -Trong lúc chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi, xin ông Bộ Trưởng nhận nơi đây lòng tôn kính và tri ân trước của tôi… Phòng xử im lặng như mọi người còn đang suy nghĩ về những lời của Thôi Phán Quan đã nói. Lát sau vị biện lý của âm phủ quay sang bị can hỏi một câu. -Ông xác nhận lá thư này chính là lá thư tự tay ông viết để xin nhập học trường thuộc địa tại Ba Lê? Hình Chí Mô trả lời bằng cái gật đầu. Cau mày vị biện lý của âm phủ gằn giọng. -Tôi xin nhắc lại lần nữa là ông phải trả lời đàng hoàng chứ không thể gật đầu… Liếc nhanh Diêm Vương, Hình Chí Mô lên tiếng. -Tôi xác nhận lá thư này do chính tay tôi viết và gởi… Thôi Phán Quan hỏi tiếp. -Ông viết bao nhiêu lá đơn để xin vào học trường thuộc địa? -Hai… Tôi có viết hai lá đơn; một gởi cho tổng thống Pháp và một gởi cho bộ trưởng thuộc địa, nhưng họ đều bác đơn không nhận tôi vào học… -Phải trong đơn gởi cho tổng thống Pháp ông lấy tên là Paul Tất Thành không? Hình Chí Mô nhẹ gật đầu thay cho câu trả lời. -Sau khi đơn xin học bị bác thì ông làm nghề gì để sống? -Tôi vẫn làm phụ bếp trên tàu buôn Amiral Latouche- Tréville một thời gian rồi đi qua Mỹ sau đó trở lại Luân Đôn, thủ đô của nước Anh… Thôi Phán Quan ngắt lời Hình Chí Mô bằng câu hỏi. -Tôi nghe đồn ông là người có số đào hoa nhất trong đảng. Đúng không? Hình Chí Mô hơi có vấn đề khi nghe Thôi Phán Quan nói tới hai tiếng ” nghe đồn ”. Ở trong chế độ độc tài chuyên chế của cộng sản Việt Nam thì không có tự do ngôn luận. Không có tự do báo chí, truyền thanh truyền hình gì hết, thành ra dân chúng chỉ còn mỗi cách để thông tin với nhau. Đó là tin đồn hay nói cách khác là tuyên truyền rỉ tai. Dù là tin đồn song rất xác thực bởi vì người tung tin chính là kẻ có chức, có quyền ở trong nội bộ đảng. Bởi vậy mà Hình Chí Mô phải giật mình khi nghe Thôi Phán Quan nói tin đồn. Lắc đầu mấy lượt, Hình Chí Mô quay nhìn Diêm Vương đoạn nói với giọng như phân trần. -Bẫm Diêm Vương… Con cả đời đi đây đi đó làm cách mạng giải phóng nước con khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Con đâu có thì giờ nghĩ tới chuyện bồ bịch lăng nhăng… Đưa tay lên vuốt râu Diêm Vương cười cười buông giọng lửng lơ. -Ta cũng nghĩ như ngươi, tuy nhiên… Hình Chí Mô có chiều suy nghĩ về câu nói của ông vua âm phủ. -Thế thì cô đầm trẻ đẹp Marie Brière ông bỏ cho ai? Thôi Phán Quan lên tiếng. Liếc nhanh bồi thẫm đoàn Hình Chí Mô làm thinh không trả lời. Vị biện lý của âm phủ cười nói tiếp. -Tôi còn nhớ ông làm thơ tặng cho cô ta mà… Ông Tố đã đọc bài thơ đó trước tòa… -Cô Marie không phải là bồ mà chỉ là người quen. Đúng hơn cô ta là thân chủ của tôi. Tôi chụp ảnh cô ta vì cô ta chơi đẹp với tôi… Nói tới đó Hình Chí Mô vội ngưng bặt vì biết mình lỡ lời. Không khi nào chịu bỏ qua cơ hội, Thôi Phán Quan bèn khai thác triệt để câu nói của bị can. -Xin ông vui lòng giải thích cho 9 vị bồi thẫm biết cô ta chơi đẹp với ông như thế nào? Cô ta có hành động, cử chỉ hoặc thái độ gì mà ông lại nói cô ta chơi đẹp? Thôi Phán Quan hỏi liền một lúc hai câu hỏi. Hình Chí Mô im lặng. Hắn biết đã lỡ lời nên im lặng suy nghĩ để bào chữa cho câu nói của mình. Liếc thấy 9 vị bồi thẫm đang chăm chú nhìn chờ nghe câu trả lời của mình, hắn gắng gượng thốt. -Thì… thì… Tôi chụp ảnh cô ta đẹp… -Tôi biết ông chụp ảnh đẹp tuy nhiên câu hỏi của tôi là… -Cô ta thấy tôi cũng sạch nước cản… Cô ta khen tôi đẹp giai… Cô ta phục tôi vì biết tôi làm cách mạng chống Pháp… -Tôi nhìn nhận là hồi trẻ ông trông cũng đẹp giai. Đây là bức ảnh ông chụp tại Nga Sô năm 1923… Chắc ông còn nhớ? Thôi Phán Quan chìa bức ảnh ra trước mặt Hình Chí Mô. Ngắm nghía bức ảnh của mình giây lát hắn cười cười. -Lúc mới gặp tôi lần đầu tiên, cô Marie có thiện cảm với tôi liền… Cổ khâm phục khi biết tôi bỏ nước ra đi làm cách mạng… -Ủa ông không nói cho cô ta biết là ông làm đơn xin vào học trường thuộc địa để sau này làm quan cho Pháp à? -Ngu sao nói… Chuyện đó tôi giấu biệt luôn… Mới đầu thì chúng tôi chuyện trò rất tâm đầu ý hiệp. Sau nhiều lần đi chơi, cô ta mời tôi về nhà ăn cơm tối mấy lần rồi sau đó thấy tôi tứ cố vô thân, nghề ngỗng cũng hổng có, cô thương quá nên ngõ ý rước tôi về nhà của cô ở… -Rồi ngươi có nhận lời về nhà cô ta ở? Diêm Vương vọt miệng hỏi. Hình Chí Mô tủm tỉm cười. -Dạ con đâu có nỡ lòng nào phụ cái hảo ý của cô Marie. Diêm Vương nghĩ coi con đang bữa đói bữa no, lại thêm thằng chủ nhà trọ sắp tống cổ con ra vì thiếu mấy tháng tiền phòng chưa trả, thì bây giờ có ” cơm no bò cỡi ” thì ngu cách mấy con cũng hổng chịu bỏ qua dịp may, huống chi cô Marie thì vòng 1, 2 và 3 đều hội đủ tiêu chuẩn cách mạng vô sản… -Lành, nó nói cái gì ta hổng hiểu? Diêm Vương lên tiếng hỏi Tố Bồi Bút. Biết hắn là bút nô văn hay thơ giỏi lại học nhiều biết rộng về những chuyện ” thâm cung bí sử ” của các lãnh tụ cao cấp trong đảng nên có thắc mắc ông ta hỏi hắn liền. Họ Tố cười cười. -Bẩm Diêm Vương… Tiêu chuẩn của cách mạng vô sản là người ta hổng có cái gì hết. Cô Marie mà cởi quần áo ra cho bác của con cân đo và chụp ảnh thì cô trở thành kẻ vô sản. Bởi vậy bác con mới nói là đủ tiêu chuẩn cách mạng vô sản… Để con giải thích cho Diêm Vương hiểu thêm về cách cân đo của bác. Thời ấy chưa có thước dây như bây giờ nên bác con phải dùng tay để đo vòng 1,2 và 3 của cô Marie. Bởi vậy tụi con mới bắt chước bác rồi gọi là tiêu chuẩn cách mạng vô sản… Diêm Vương lắc đầu lẩm bẩm. -Bác của ngươi phun ra toàn lý thuyết cách mạng cao xa quá thì ai mà hiểu được… Nói tới đó ông ta vội ngưng lại khi nghe tiếng tằng hắng của Thôi Phán Quan. -Ngoài lý do ” cơm no bò cỡi ” ông còn lý do nào khác hơn để trở thành tình nhân của cô Marie và nhiều người khác… Hình Chí Mô tủm tỉm cười khi nghe câu hỏi của Thôi Phán Quan. Liếc nhanh về chỗ bồi thẫm đoàn đang ngồi, hắn thong thả thốt.
    Hình cô Marie Brière chụp chung với Hình Chí Mô ở Hà Nội.
    -Thưa ngài biện lý… Tôi có lý do chứ, một lý do đặc biệt mà tôi tạm gọi là lý do cách mạng. Đó là tôi thay mặt dân tôi để trả thù… Hình Chí Mô dừng lại như muốn cho mọi người suy nghĩ về câu nói của mình. Lát sau hắn mới cười lên tiếng nói với Diêm Vương và cũng cốt ý cho mọi người nghe. -Bẫm Diêm Vương… Nước Việt Nam con bị thằng Tây đô hộ cả trăm năm. Nó ỷ mạnh nó đè, chèn, ép dân con. Bởi vậy chủ ý của con đi qua Tây là để đè mấy cô đầm trẻ đẹp. Đó là con đại diện dân con làm cách mạng hay là trả thù cho dân tộc của con… Rồi khi qua tới Nga, bản thân con cũng bị mấy đồng chí trong đảng cộng sản Liên Sô ăn hiếp. Vì vậy mà còn đè cô Véra Vasiliera để trả thù… Diêm Vương và Thôi Phán Quan liếc nhau rồi tủm tỉm cười. Hướng về chỗ 9 vị bồi thẫm đang ngồi chăm chú nghe mình kể chuyện, Hình Chí Mô nói như phân trần. -Dù chính kiến bất đồng song 9 vị và tôi đây đều là dân Việt. Nước mình, dân mình đã bị các đồng chí Tàu đô hộ cả ngàn năm. Mỗi lần đọc lại lịch sử nước nhà, tôi rất bất bình và ấm ức cho dân mình. Bởi vậy khi được sang Tàu hoạt động, có dịp là tôi cứ đè mấy con xẩm ra để giải tỏa nỗi ấm ức của mình… Nghe tới đó Huyền quay sang thì thầm vào tai Bình. -Ổng đi làm cách mạng mà sao tôi nghe ổng cứ nói đè không vậy anh Bình… Đán vọt miệng xen vào. -Thì ổng làm cách mạng đè mà chị… Nếu sinh ra cùng thời với ổng thì tôi cũng theo ổng đi làm cách mạng đè cho sướng cái thân… Bình cười gật đầu. -Anh nói có lý… Mấy đồng chí theo ổng đi làm cách mạng đè thì người nào cũng vợ cả, vợ lớn, vợ bé, vợ nhỏ, đào trẻ, bồ nhí tùm lum… Dù ba vị bồi thẫm thì thầm với nhau mà Hình Chí Mô cũng nghe được. Hắn chỏ miệng vào câu chuyện. -Tụi nó học nghề của tôi đó… Hồi còn ở Ba Lê, làm nghề phó nháy không đủ ăn tôi phải kiêm thêm nghề thợ đè… Nghe tới đó Diêm Vương vội lên tiếng. -Ta sống mấy ngàn tuổi, làm đủ trăm nghề mà chưa nghe ai nói làm nghề thợ đè. Thôi đã tới giờ rồi. Vậy hãy để cho mọi người ăn trưa chứ ở đây mà nghe thằng Hình nó kể về chuyện đè chắc ta lên máu chết…

  3. #32
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    - 21 -
    Con dê cụ của đảng

    Thôi Phán Quan tiếp tục phiên xử buổi chiều bằng câu hỏi. -Ông có mấy vợ? Tủm tỉm cười Hình Chí Mô trả lời. -Tôi chưa hiểu ý của ngài. Vợ là nghĩa làm sao. Vợ cả, vợ lớn, vợ bé, vợ nhỏ, vợ mọn, vợ hờ… Vợ có hôn thú hay vợ không chính thức… Nếu tính hết các bà vợ mà tôi vừa kể trên thì nhiều lắm… Hình Chí Mô đưa ngón tay lên nhẫm tính một hồi mới quay qua Diêm Vương. -Bẫm Diêm Vương… Ngài có máy tính cầm tay không cho con mượn một cái. Nhiều quá mười ngón tay con đếm hổng đủ… Hừ tiếng nhỏ Diêm Vương lắc đầu. Thôi Phán quan lên tiếng hỏi. -Ông có vợ lớn vợ nhỏ, nhân tình bồ nhí cả tá mà sao trong hồ sơ của ông lại ghi là không có vợ? -Tôi không muốn cho người ta biết tôi có vợ… Diêm Vương chợt lên tiếng. -Thằng này lạ… Đàn ông thanh niên lớn lên là phải có vợ. Chuyện đó có gì đâu mà ngươi phải giấu diếm… -Bẫm Diêm Vương… Trường hợp của con thì khác… Con đi làm cách mạng đè mà nếu biết con có vợ thì mấy cô đâu dám cho con đè… Với ai con cũng nói là con chửa vợ… Tằng hắng tiếng nhỏ Thôi Phán Quan ngắt lời Hình Chí Mô. -Tôi nghe đồn là khi chân ướt chân ráo tới Ba Lê ông có gặp cô Bourdon… Hình Chí Mô có vẻ buồn khi nghe nói tới tên Bourdon. Lát sau hắn thở dài nói nhỏ. -Cô Bourdon là cô gái đầu tiên tôi quen ở Paris… -Hình như ông có thư từ qua lại với cô ta? Thấy bị can do dự chưa chịu trả lời, Thôi Phán Quan cười tiếp -Theo như lời đồn thì ông đã viết một bức thư tỏ tình và cầu hôn với cô Bourdon. Ông xác nhận điều này… Hình Chí Mô cau mày suy nghĩ. Hắn biết hai tiếng ” lời đồn ” vị đại diện cho luật pháp có một nghĩa đặc biệt. Đó chỉ là một cách nói để tỏ cho bị can biết là ông ta đã nắm được chứng cớ hoặc giấy tờ trong tay. -Bức thư ông viết cho cô Bourdon đề ngày 10 tháng 5 năm 1923. Sau đó hơn 1 tháng sau tức ngày 11 tháng 6 năm 1923, cô ta viết thư hồi âm từ chối lời cầu hôn của ông… Hình Chí Mô lặng thinh. Tủm tỉm cười Thôi Phán Quan tiếp. -Cô Bourdon là người tình đầu tiên của ông? -Đúng như vậy… Tôi có làm thơ tặng cho cô ta… -Phải bài thơ mà thằng Lành đã đọc cho ta nghe… Nghe Diêm Vương lên tiếng hỏi, Hình Chí Mô sắm nắm trả lời. -Bẫm Diêm Vương… Thằng Lành nó nhớ bài thơ trừ vài chữ…
    Em Bourdon ơi
    Anh thấy trong mắt em
    Một thân hình thiên tả
    Anh thấy giữa đùi em
    Một giai cấp vô sản…
    Em Bourdon ơi
    Nhìn vào mắt em
    Anh thấy
    Chiều Paris mưa rơi tầm tả
    Nhìn sâu xuống chút nữa
    Anh chợt cười ha hả
    Ôi thế giới đại đồng
    Ôi thiên đường cộng sản
    Cũng chưa đã bằng cái đó của em yêu…
    Dù đã nghe bài thơ một lần rồi song Bình nhận thấy giọng đọc của chính tác giả truyền cảm và trầm bổng hơn. Liếc qua Huyền anh thấy cô bạn gái đang tủm tỉm cười. -Cũng vì bài thơ này mà cô Bourdon từ chối lời cầu hôn của tôi. Trong thư hồi âm cô bảo tôi có quá nhiều tư tưởng ủy mị của tư bản… Trong lúc mọi người lắng nghe Hình Chí Mô nói thì không biết nghĩ sao mà Thôi Phán Quan bước tới thì thầm với Diêm Vương những gì không ai nghe được. Người ta chỉ thấy ông vua âm phủ gật gật đầu nói lớn. -Ta cho phép khanh làm việc đó… Được lệnh của Diêm Vương, Thôi Phán Quan trở lại bàn của mình. Cầm xấp giấy dày cộm, bước tới chỗ 9 vị bồi thẫm ngồi, ông ta giơ cao xấp tài liệu lên đoạn cao giọng thốt. -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Đây là những gì tôi thu thập được về các người đã là tình nhân hoặc vợ của Hình Chí Mô mà tôi tạm gọi là hồ sơ về cuộc đời tình ái của lãnh tụ. 1-Cô thợ làm nón ở Paris: Tuy không có hôn thú song cô với Hình Chí Mô có một người con gái tên Louise. 2-Cô Bourdon: Hình Chì Mô viết thư tỏ tình ngày 10 tháng 5 năm 1923, cô có thư từ chối lời cầu hôn ngày 11 tháng 6 năm 1923. Bức thư này được lưu trữ trong văn khố Solotfom. 3-Marie Brière: Hình Chí Mô gặp cô ta vào năm 1920 . Đây có thể là người có con gái với ông như lời ông viết trong di chúc ngày 14/8/1969: “ Trước khi viết phần cuối của tờ di chúc này, tôi xin thú nhận, tôi là một người không phải thần thánh gì nên khi tôi còn sống cũng đủ ” bảy tính ” như kinh nhà Phật đã đề cập. Tôi không có vợ chính thức, nhưng cũng có được đứa con gái lai Pháp. Tôi ước mong con gái tôi, khi đọc tờ di chúc này sẽ tha thứ cho tôi đã không đủ bổn phận làm cha, nhưng phụ tử tình thâm, tôi luôn nhớ tới con gái tôi với muôn vàn âu yếm”. Marie Brière được sử gia Daniel Héméry ghi là người tình cũng là đồng chí. Theo lời đồn đại thì khi Hình Chí Mô về Hà Nội cầm quyền 1945-1946, người Pháp có đưa một số cô đầm từ Pháp sang gặp họ Hình, trong đó có cô Brière chụp ảnh chung với Hình Chí Mô. 4-Một người vợ tại Moscow: Người này do nhà cầm quyền Liên Xô cung cấp. Người đàn bà này có thể là Véra Vasiliera. Con gái của Vera Vasilieva, lúc ấy được 10 tuổi, còn nhớ rằng Hình Chí Mô thường nằm ngủ trên chiếc ghế trường kỷ trong ngôi nhà gỗ mà cô đang sống tại trung tâm Moscow. Lúc đó Hình Chí Mô đã dính líu tới nhiều vụ bắt bớ gây tổn thất nặng nề cho Phân Bộ Viễn Đông lẫn đảng cộng sang Trung Hoa trong năm 1931. Vasiliera là một người đàn bà ngây thơ từng được biết đến là đã bảo vệ những bạn bè bị tố cáo về những tội danh chính trị. Manabendra N. Roy, lãnh tụ Cộng Sản Ấn Độ, ủy viên chính trị của Đệ Tam Quốc Tế, bị khai trừ năm 1928, trong cuốn sách mang tên Men I Met, có nhắc sơ đến Hình Chí Mô như sau: ” Vào những năm 1920, cuộc sống ở Mạc Tư Khoa rất buồn chán và kham khổ vì thế mà Hình Chí Mô đã tìm thú vui nơi đàn bà. Đó là các cô gái giàu có của chế độ tư bản sa đọa hay các cô gái theo cộng sản nhưng lại lãng mạn và phóng đãng vì thế họ bị thu hút mãnh liệt bởi những khóa sinh Á châu “. 5-Lý Huệ Khanh là em gái của Lý Huệ Quần, vợ Lâm Đức Thụ. Từ năm 1925 đến năm 1927, Hình Chí Mô tá túc với Lâm Đức Thụ. Vì vậy mà vợ chồng Thụ đã mối mai cô em gái cho Hình Chí Mô. Hai người yêu nhau say đắm và có với nhau một đứa con gái. Lý Huệ Khanh về sau gia nhập đảng cộng sản Trung Hoa, rồi bị Quốc Dân Ðảng Trung Hoa giết trong vụ biến Quảng Châu Công Xã ngày 12 tháng 12 năm 1927. 6-Cũng theo tin đồn thì sau này khi hoạt động tại Hồng Kông, Hình Chí Mô cũng có một người vợ Tàu và có một con gái. Hồi năm 1950 hắn có nhờ chi bộ đảng cộng sản tìm giúp nhưng không tìm ra tông tích của người này 7-Tuyết Lan: Thời gian hoạt động ở Thái Lan, Hình Chí Mô có yêu một cô gái tên Tuyết Lan, đây cũng chính là tên T. Lan mà hắn đã dùng để viết sách, như cuốn Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện. 8-Tăng Tuyết Minh:
    Tăng Tuyết Minh: thời xuân sắc và lúc tuổi già mòn mỏi đợi chờ (với ảnh vẫn trên tường)
    Nguồn: http://www.dprk-cn.com/
    Thư Lý Thụy gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng (Công an) Đông Dương phát hiện ngày 14/8/1928
    Nguồn: Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l’Indochine au Vietnam.
    Sau đây là bản dịch lá thư của Hình Chí Mô ( lúc đó có tên Lý Thụy ) gởi cho Tăng Tuyết Minh do Nha Liêm Phóng Đông Dương phát hiện ngày 14-8-1928: Dữ muội tương biệt, Chuyển thuấn niên dư, Hoài niệm tình thâm,Bất ngôn tự hiểu. Từ nhân hồng tiện, Dao ký thốn tiên, Tỷ muội an tâm, Thị ngã da vọng. Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thụy. Tóm dịch: Cùng em chia tay nhau, Thấm thoát nháy mắt đã hơn năm, Nhớ nhung tình sâu, Không nói cũng tự biết. Nay nhân gởi tin hồng nhớn, Xa xôi gởi lá thư mang tấm lòng, Mong em yên tâm, Là điều anh trông ngóng. Cũng xin vấn an nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về Thụy. Năm 1959, khi Đào Chú, uỷ viên thường vụ bộ chính trị đảng cộng sản Trung Hoa kiêm phó thủ tướng sang thăm Việt Nam, Hình Chí Mô bí mật nhờ một người thân tín trong hàng ngũ lãnh đạo Hà Nội đến nói riêng với Ðào Chú rằng hắn ta muốn tái hôn với một người vợ cũ ở Quảng Ðông. Ðào Chú đã vui vẻ nhận lời, không ngờ hết thời gian Đào Chú điều dưỡng, hy vọng của ông cũng tan thành mây khói. Thủ tướng Chu Ân Lai sau khi nghe vị phó thủ tướng dưới quyền kể lại, đã thận trọng đưa ra nhận định: ” Phải đề nghị phía Việt Nam xem xét đã “. Mặt khác, Lê Duẩn không muốn làm hỏng hình tượng của “Cha già dân tộc”, của Đảng quang vinh. Do đó chuyện… tái ngộ đã không xảy ra. Theo Hồ Chí Minh sinh bình khảo của Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan), Phần 4 cũng nhắc đến Tăng Tuyết Minh: “ Năm 1925, Hình Chí Mô ( lúc này mang tên Nguyễn Ái Quốc ) tại Quảng Châu quen người con gái Trung Quốc tên Tăng Tuyết Minh. Năm 1926 kết hôn, sau khi cưới cả hai cùng ở trong căn biệt thự của Mikhail Borodin, có báo cáo nói rằng kết quả cuộc hôn nhân này là một bé gái “.
    Quí vị nào muốn biết thêm chi tiết xin mời vào 2 trang mạng có tên: HCM với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh của Hoàng Tranh (Huang Zheng), Phó Viện Khoa Học Xã Hội, Quảng Tây, Trung Quốc, đăng trên tạp chí Ðông Nam Á Tung Hoành (Trung Hoa) tháng 11-2001. Báo Diễn Ðàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt.17-20; ” Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh” của Khổng Khả Lập. 9- Lâm Y Lan: Năm 1930, Đào Chú sắp xếp để cô gái này cùng Hình Chí Mô đóng giả vợ chồng nhằm bảo vệ cho hắn ta trong lúc phong trào ở Quảng Đông nói chung và khu hành chính Bạch Sắc bị khủng bố. Thời gian sau hai người đã thương nhau. Lâm Y Lan mất vào năm 1968. Trước lúc lâm chung bà ta cũng không quên lấy ra quyển “nhật ký tình yêu” mà người yêu đã tặng cho mình và nhờ người chuyển cho Hình Chí Mô với lời nhắn nhủ khuyên người tình không nên quá buồn phiền. 10-Nguyễn Thanh Linh: Hình Chí Mô đã có đoạn tình duyên ngắn ngủi với cô gái này; tuy nhiên bây giờ không nghe ai nhắc nhở tới cô ta. 11-Nguyễn Thị Minh Khai: cũng như Tăng Tuyết Minh, Minh Khai là người vợ chính thức nghĩa là có giấy hôn thú đàng hoàng. Trong hồ sơ lưu trữ của ban chấp hành đảng cộng sản Nga-xô, người ta tìm ra giấy hôn thú giữa Hình Chí Mô và Nguyễn thị Minh Khai mặc dù đảng cộng sản Việt Nam cứ khăng khăng tuyên bố Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong… Nhìn thẳng vào mặt bị can Thôi Phán Quan hỏi. -Tôi nói điều này có đúng không thưa ông…? -Bẫm Diêm Vương… Con có bị bắt trả lời câu hỏi này không? Nghe bị can hỏi câu trên, Diêm Vương cười cười trả lời. -Ngươi trả lời thì tốt mà không trả lời thì hơi có vấn đề… Tủm tỉm cười Thôi Phán Quan cao giọng tiếp. -Tại sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy. Sau đây là câu trả lời. Số là trước khi rời Việt Nam qua Ngaxô thì Nguyễn thị Minh Khai là hôn thê của Lê Hồng Phong. Việc này đương sự có báo với trung ương cộng sản lúc đó. Thế rồi khi cả hai được triệu tập qua Nga-xô để học thì Lê Hồng Phong đi trước, còn Minh Khai qua ngã Hồng-kông để được Hình Chí Mô (dưới bí danh Lý Thụy) dạy vỡ lòng tiếng Nga và chính trị sơ đẳng để dễ dàng khi nhập học trường Đại học Phương Đông (Nga). Chẳng biết hắn dạy Minh Khai học ra sao mà chữ chẳng vào “đầu” mà vào “ đầy bụng ”. Câu chuyện đổ bể khi Minh Khai tới Nga-xô nên Lê Hồng Phong đành nuốt hận nghe lời lãnh đạo Nga-xô, nhường hôn thê cho Hình Chí Mô và có giấy giá thú làm bằng để sau này Lê Hồng Phong khỏi lôi thôi. Vì sự thiệt thòi đó và thái độ vâng lời cấp trên mà Lê Hồng Phong được cho làm ủy viên dự khuyết trung ương quốc tế 3. Đó là nhân vật cộng sản Việt Nam duy nhất được giữ vị trí gọi là “ lãnh đạo của cộng sản quốc tế ”. Còn Hình Chí Mô, thực ra chưa bao giờ là thành viên trung ương của cộng sản quốc tế. Hắn chỉ công tác ở Cục Phương Đông, một bộ phận của quốc tế 3 mà thôi, giữ nhiệm vụ liên lạc giữa đảng cộng sản Đông-Đương với quốc tế 3. Câu chuyện tình bi ai giữa Hình Chí Mô, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai được giữ bí mật ngay cả đối với các thành viên cộng sản Đông-Dương. Bởi vì trước đó ai ai cũng biết Minh Khai là hôn thê của Lê Hồng Phong. Hình Chí Mô là một tên gián điệp có năng lực của Nga-xô trong vùng Đông-Nam-Á; còn Minh Khai và Lê hồng Phong đang được đào tạo để thành “lãnh tụ” của cộng sản Đông-Dương, tức đạo quân thứ 5 của Ngaxô tại Đông-Dương. Nếu để lộ việc Minh Khai chửa hoang, Lê Hồng Phong bị Hình Chí Mô cắm sừng vợ của đồng chí mình thì hậu quả sẽ làm hại tới danh tiếng của các lãnh tụ cộng sản. Cuộc tình tay ba đó đã khiến Lê Hồng Phong ngã ngựa. Chẳng là, sau khi được là ủy viên dự khuyết trung ương của quốc tế 3, Lê Hồng Phong được Nga-xô chỉ định về làm tổng bí thư của đảng cộng sản Đông-dương. Khi ấy Hình Chí Mô là phái viên của cục Phương Đông, nên trước khi đáp tàu thủy về Chợ-lớn (Sài-gòn) giả dạng trong vai thương gia người Tàu, Lê Hồng Phong phải ghé qua Thượng-hải (Tàu) để nghe Hình Chí Mô báo cáo tình hình ở Đông-dương lúc đó, cách thức đi cũng như mật khẩu bắt liên lạc với trung ương cộng sản Đông-dương. Chuyện đó chỉ có Lê Hồng Phong và Hình Chí Mô biết với nhau; vậy mà khi Lê Hồng Phong vừa bước chân tới Chợ-Lớn đã bị mật thám Pháp thực dân bắt. Nhớ lại vụ Hình Chí Mô bán cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp thì tình huống vụ Lê Hồng Phong cũng như vậy. Nghĩa là Hình Chí Mô tìm mọi cách mượn tay thực dân Pháp hãm hại tất cả những ai là đối thủ của hắn bất kể quốc gia hay cộng sản . Đối với Lê Hồng Phong, hắn còn sợ với chức vụ ủy viên dự khuyết trung ương quốc tế 3, kiêm nhiệm tổng bí thư đảng cộng sản Đông-dương, Lê hồng Phong với cái hận hắn cắm cho cặp sừng dê trong vụ Minh Khai, thế nào cũng chờ dịp “ thiến sống ” mình, vì vậy mà hắn phải ra tay trước. ( Trích dẫn từ hồ sơ Con Yêu Râu Xanh của Việt Thường. Có sửa đổi vài chỗ ). Sau này Nguyễn Thị Minh Khai bị mật thám Tây bắt và xử tử hình mà theo lời đồn thì Hình Chí Mô đã báo cho mật thám Tây bắt giết vợ để ém nhẹm chuyện xấu xa của mình. 12-Nông Thị Xuân: Trong phiên xử của Trần Nước Hòn, tôi đã đề cập tới người vợ này của Hình Chí Mô. 13-Đỗ Thị Lạc Sau đại hội Moscow ngày 25-7-1935, Lê Hồng Phong (1902-1942) được Quốc tế Cộng Sản gởi về nước hoạt động, còn Nguyễn Tất Thành (hay Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc) bị thất sủng và bị giữ lại ở Liên Xô cho đến cuối năm 1938, Thành được gởi về Trung Hoa dưới một tên mới là Hồ Quang, điều khiển ban Hải ngoại đảng Cộng Sản Đông Dương. Đầu năm 1940, Lê Hồng Phong bị bắt ở Phan Thiết, đưa vào Sài Gòn, bị đày đi Côn Đảo rồi chết ở ngoài đó năm 1942. Trong khi đó, cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành bắt đầu sử dụng thông hành mang tên Hồ Chí Minh, ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. Vào đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, đặt căn cứ ở hang Pắc Bó, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Sau khi củng cố nội bộ, huấn luyện đảng viên, phát triển cơ sở, và tổ chức hội nghị trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 8 (tháng 5-1941), đưa Trường Chinh Đặng Xuân Khu (1909-1988) lên làm Tổng bí thư đảng, Hồ Chí Minh qua Trung Hoa tiếp tục hoạt động, đánh phá các cơ sở cách mạng không cộng sản, và kiếm cách xin Trung Hoa viện trợ. Cuối tháng 8-1942, Hồ bị chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng bắt giữ đến tháng 9-1943. Ra khỏi tù, Hồ luôn luôn kiếm cách lấy lòng các tướng quân Trung Hoa ở Liễu Châu như Trương Phát Khuê, Tiêu Văn. Lúc bấy giờ, phía Trung Hoa đang có sự hợp tác quốc cộng để chống Nhật. Tướng Tiêu Văn áp lực các tổ chức cách mạng Việt Nam hợp nhất với nhau. Dầu bị Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội phản đối, Tiêu Văn vẫn cho tiến hành đại hội tại Liễu Châu ngày 28-3-1944 gồm đại biểu của tất cả các tổ chức chính trị Việt Nam. Các phe phái không cộng sản và cộng sản tranh luận gay gắt, nhưng cuối cùng cũng bầu ra được một ban chấp hành mới gồm có bảy ủy viên chính thức và một ủy viên dự khuyết là Hồ Chí Minh, và ba ủy viên giám sát. Trong danh xưng mới, Hồ khéo léo ẩn mình, rất được Tiêu Văn tin cậy. Hồ đề nghị Tiêu Văn cho mình về nước cùng một số cán bộ đã được Trung Hoa huấn luyện, và một số súng đạn, thuốc men và tiền bạc. Tiêu Văn đồng ý cho Hồ về Việt Nam với 18 cán bộ vừa mới tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự Đại Kiều (gần Liễu Châu), cọng thêm 76.000 quan kim, tài liệu tuyên truyền, bản đồ quân sự và thuốc men, nhưng không cấp vũ khí. Hồ về tới Pắc Bó (Cao Bằng) vào gần cuối năm 1944. Trong số 18 cán bộ theo Hồ về nước lần nầy có Đỗ Thị Lạc tức “chị Thuần.” Nhân thân của Đỗ Thị Lạc không được rõ ràng, chỉ biết rằng vào năm 1942, khi tướng Quốc Dân Đảng Trung Hoa là Trương Phát Khuê tổ chức lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho các tổ chức cách mạng Việt Nam ở Đại Kiều (gần Liễu Châu), Đỗ Thị Lạc theo học lớp truyền tin. Khi về Pắc Bó, Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm gần Pắc Bó. Sử gia Trần Trọng Kim, trong sách Một cơn gió bụi đã cho biết Đỗ Thị Lạc đã có một người con gái với Hồ Chí Minh. Do tình hình biến chuyển, Hồ rời Pắc Bó đầu năm 1945 qua Trung Hoa, bắt liên lạc và hợp tác với tổ chức OSS dưới bí danh Lucius vào tháng 3-1945. Đầu tháng 5-1945, Hồ về Việt Nam, ghé Khuổi Nậm (Cao Bằng) thăm Đỗ Thị Lạc một thời gian ngắn rồi đi Tân Trào (Tuyên Quang). Từ đó không còn ai nghe nói tới Đỗ Thị Lạc. Cuộc đời tình ái của Hình Chí Mô còn dài lắm tuy nhiên tôi xin tạm dừng lại ở đây. Trong phiên xử sáng mai tôi sẽ trình bày cùng quí vị về tội lường gạt của Hình Chí Mô…

  4. #33
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - 22 -
    TÊN ĂN CẮP TÊN NGƯỜI

    -Theo như lời đồn thì ông còn có tên Nguyễn Ái Quốc?

    Thôi Phán Quan mở đầu ngày thứ nhì của phiên xử Hình Chí Mô bằng câu hỏi trên. Do dự giây lát hắn từ từ trả lời.

    -Đúng…

    Hình Chí Mô trả lời gọn một tiếng. Hắn biết càng dài vòng văn tự chừng nào càng dễ bị Thôi Phán Quan bắt bẻ vặn hỏi.

    -Tên của ông có ý nghĩa lắm. Nghe tên này ai ai cũng biết ông là người yêu nước. Tôi mạn phép hỏi trong trường hợp nào mà ông lại nghĩ ra cái tên Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa cao đẹp như vậy?

    Hình Chí Mô im lặng khá lâu như suy nghĩ về câu hỏi của Thôi Phán Quan. Liếc qua bên trái thấy 9 vị bồi thẫm đang chăm chú nhìn như chờ nghe câu trả lời của mình. Liếc chênh chếch về phía bên tay mặt chỗ Diêm Vương đang ngồi hắn thấy ông vua âm phủ đang hằm hè. Ngước lên lại thấy Thôi Phán Quan trợn đôi mắt lấp lóe hàn quang, hắn mỉm cười lên tiếng.

    -Tôi đi làm cách mạng để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp thành ra tôi phải lấy tên Nguyễn Ái Quốc để tỏ cho mọi người biết tôi yêu nước…

    -Dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc, ông đã viết tài liệu mang tên Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp. Đây là tập tài liệu tố cáo chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa ở châu Phi và ở Đông Dương, trong đó có xứ Việt Nam. Đúng không?

    -Đúng… Tôi công nhận chuyện đó…

    Hình Chí Mô trả lời thật gọn. Tủm tỉm cười vị đại diện luật pháp của âm phủ bước tới đứng trước mặt bồi thẫm đoàn và giọng nói của ông ta cao lên.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Để biết cái tên Nguyễn Ái Quốc của Hình Chí Mô do đâu mà có, tôi sẽ trình bày cho 9 vị bồi thẫm và mọi người nghe một tập tài liệu với cái tên ” Bút danh Nguyễn Ái Quốc của ai? ” mà âm phủ đã sưu tầm được

    Dứt lời ông ta bước tới trao xấp tài liệu cho vị lục sự. Mọi người đều nghe rõ mồn một không sót tiếng nào.

    -Về tên Nguyễn Ái Quốc thì có nhiều tài liệu nói .

    1-Trong quyển Nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu 1906-1945 của tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ (trang 87) thì tờ báo viết bằng chữ Pháp Le Paria có nghĩa là Người Cùng Đinh do đảng cộng sản Pháp xuất vốn và do Nguyễn Thế Truyền hợp tác trông nom. Nguyễn Thế Truyền, người tỉnh Nam Định, có bằng kỹ sư hóa học, ở Pháp rất lâu, có vợ đầm, có hai cô con gái đặt tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị để kỷ niệm tên hai vị nữ anh hùng Việt Nam. Ông là một đảng viên kỳ cựu trong đảng Cộng sản Pháp (trang 89 sđd). Dù là kỹ sư hóa học, nhưng không dùng bằng cấp sống với nghề nầy; trái lại Truyền đi theo con đường chính trị, viết báo hô hào binh vực quyền lợi người dân Việt Nam bị Pháp áp chế. Theo bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ (bà viết lại theo lời kể của Tạ Thu Thâu, vì bà cùng nhà cách mạng Tạ Thu Thâu là người đồng hương ở tỉnh Long Xuyên và giữa hai người có giao tình nghĩa huynh nghĩa muội rất đậm đà) thì ban biên tập tờ Le Paria như sau:

    “ Trong nhóm của Truyền, có nhiều cây viết mạnh như Truyền, đồng ký tên chung trong mục xã thuyết là Nguyen Le Patriote tức là Nguyễn Ái Quốc, mà nhiều người cho đó là của một mình Nguyễn Tất Thành, tức là Hình Chí Mô sau nầy. Nhưng sự thật do nhiều người đảm nhận, thay nhau viết, như Hoàng Quang Giụ, một chiến sĩ làm phụ tá cho Truyền, Hoàng Quang Bích, Văn Thu, Nguyễn Như Phong, Nguyễn Văn Tự v.v… Nhiều người viết cho một mục chung, chớ chẳng phải bút tự riêng cho một cá nhơn nào cả ”.

    Theo Phương Lan Bùi Thế Mỹ, thì quyển Kết án Thực dân Pháp (Le Procès de la Colonisation Française) do Nguyễn Thế Truyền là tác giả bán rất chạy ở Việt Nam cũng như ở Pháp (trang 90 sđd). Phạm Quang Trình cũng đặt nghi vấn về tác giả của bản văn đó như sau: “Bản án Chế độ Thực dân Pháp là tập tài liệu tố cáo chính sách đàn áp bóc lột của Thực dân Pháp đối với các Dân tộc thuộc địa ở châu Phi và ở Đông Dương, trong đó có xứ An Nam. HCMTT/Tập 2 (tức là quyển Hồ Chí Minh Toàn tập) viết rằng Bản án Chế độ Thực dân Pháp được in lần đầu năm 1925 ở Paris bằng Pháp ngữ, do Nguyễn Thế Truyền đề tựa ”.

    2-Phạm Quang Trình cho rằng trong thời gian này Hình Chí Mô đang hoạt động ở Nga, và từ lâu, nhiều nhân vật hoạt động cũng như dư luận đều cho rằng tài liệu này do một nhóm người hoạt động ở Pháp, chủ chốt là Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền cùng một số nhân vật khác ký tên chung là Nguyễn Ái Quấc hay Nguyễn Ái Quốc. Khi sang Nga làm việc cho ban Phương Đông, Hình Chí Mô đã lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình và sau này cầm nhầm luôn tài liệu đó, tự cho mình là tác giả. Dư luận này đã được nhiều người chú ý và cho là khả tín.

    Phạm Quang Trình, trong quyển Chiến đấu (tr. 275), cũng đặt nghi vấn tương tự: “ Có điều lạ là trong thời kỳ này, nhiều bút tích ký tên là Nguyễn Ái Quấc (lối nói của người miền Nam) chứ không phải là Quốc như lối nói của người miền Bắc và miền Trung ( bản in ghi là Quốc khác với bút tích là Quấc), vậy phải chăng có hai hay một nhóm người dùng tên Nguyễn Ái Quốc mà sau này Hình Chí Mô cố ý cầm nhầm chăng? ”

    3-Trong tác phẩm Chân Tướng Hồ Chí Minh (trang 47), Cao Thế Dung cũng nhận xét về sự việc mạo nhận bút danh Nguyễn Ái Quốc như sau: “ Nhóm Nguyễn Ái Quốc với cái tên chung xuất hiện trên một số báo như L’Humanité, Le Libertaire, La Vie Ouvrière cũng đều do Phan Văn Trường hay Nguyễn Thế Truyền viết. Hình Chí Mô cũng nhìn nhận khả năng tiếng Pháp học trò của ông, nhưng lanh tay chôm tên Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ đã nổi tiếng trên báo L‘Humanité của đảng Cộng sản Pháp. Với tên Nguyễn Ái Quốc này, Hình Chí Mô đi vào cộng đồng cộng sản và thiên tả Pháp. Hắn ta được Nguyễn Thế Truyền giới thiệu với các đồng chí của ông trong đảng Xã Hội và từ đảng Xã Hội, Hình Chí Mô nhảy qua đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện minh chứng rất rõ rệt, không có luật sư Phan Văn Trường và kỹ sư Nguyễn Thế Truyền thì không có Nguyễn Ái Quốc. Cái danh Nguyễn Ái Quốc và Bản Án Thực Dân Pháp là sản phẩm của Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền”.

    4-Một nhân chứng ở Hà Nội là bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cũng nhận xét về ý đồ dùng tên giả của Hồ Chí Minh như sau (Trích Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, tr. 327): “Tuy nhiên, xét kỹ thì một người đã mượn họ tên khác đặt vào mình trong một địa vị cao quý nhất của một nước, người ấy ắt có một tâm địa tráo trở. Vì lẽ gì đã phải giấu tên thực với quốc dân, với quốc tế? Những ngày đầu của chính quyền Việt Minh, trên mặt các báo có thấy nói đến tên Nguyễn Ái Quốc. Nhưng dụng ý là úp mở cho biết Hồ Chí Minh ngày nay tức là Nguyễn Ái Quốc trước ”

    Đợi cho vị lục sự dứt lời, Thôi Phán Quan hắng giọng.

    -Sau đây là một tài liệu khác chứng tỏ cho chúng ta biết tên Nguyễn Ái Quốc là của người khác chứ không phải của Hình Chí Mô đặt ra. Hắn là kẻ ăn cắp hay chôm chỉa tên của người khác. Tài liệu này mang tên ” Về Trình Độ Tiếng Pháp của Hình Chí Mô ” của trang mạng DDTK. Tôi sẽ trình bày cho bồi thẫm đoàn và quí vị khán thính giả thấy để biết về trình độ tiếng Pháp của bị can Hình Chí Mô…

    Vừa dứt lời Thôi Phán Quan phất tay áo rộng. Màn ảnh truyền hình sáng lên và những dòng chữ từ từ hiện ra và mọi người đều thấy rõ:

    -Trong bài « Dối trá cuối cùng phải bại lộ » của Cam Vũ ngày 16/4 vừa qua có đăng nguyên văn những câu hỏi và câu trả lời trong cuộc phỏng vấn Hình Chí Mô do một nhà báo Pháp thực hiện năm 1964. Từ lời lẽ ghi âm trong phim, ông Nguyễn Ngọc Quỳ đã có công ghi thành văn bản.

    Sau khi đọc bài này, một số độc giả đã góp ý kiến với Tòa soạn rằng mặc dù ông Nguyễn Ngọc Quỳ đã viết trong lời giới thiệu « những lỗi Pháp ngữ vô số, những lỗi văn phạm sơ đẳng » nhưng vì họ không rành tiếng Pháp nên muốn biết cụ thể những lỗi ấy là như thế nào.

    Sau đây chúng tôi xin đăng một bản phân tích các lỗi trong các câu trả lời của ông Hồ Chí Minh do nhà báo Bút Vàng thực hiện bằng cách đánh dấu và chú thích ngay trong văn bản được ông Nguyễn Ngọc Quỳ ghi lại. Xin mời quý độc giả theo dõi dưới đây.DĐTK

    (Bút Vàng chú thích những chỗ sai bằng cách tô màu đỏ và màu tím)

    Nguyên văn phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Pháp của Hình Chí Mô và một ký giả Pháp. Những dòng in đậm là câu trả lời của Hình Chí Mô.

    -Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam ?

    -

    Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, (un un là cái gì ? Đâu có ai nói tiếng Pháp như thế ?) et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, (thừa chữ que) une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, (phải là “la guerre se prolonge” thì mới đúng) plus les Américains et leurs valets, n’ est ce pas, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.

    -

    Par conséquent, la guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens haut placés français ont reconnu cela (aient reconnu mới đúng văn phạm).

    -Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?

    -Arbitrer ! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball. Rire et ricanement.

    -Au-delà des Accords de Genève si je ne me trompe, une idée du général de Gaulle est la neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous paraît intéressante ?

    -

    Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ça dépend la volonté (depend de la volonté mới đúng) de ces peuples, et… la manière comment on procède.(bồi, dịch nguyên văn tiếng Việt) . à la réaliser. C’est une grande question. n’est-ce pas ?. et je ne peux pas dire que je suis d’accord, n’est-ce pas ?… je ne dis pas que je ne suis pas d’accord, n’est-ce pas ?

    Parce que.. vous dites fleurs, fleurs ; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des rouges, etc… des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon… , mais on dit fleurs, n’est-ce pas ?

    -Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence française est devenue à peu près inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le français. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que la France continue à jouer… une sorte de rôle culturel ?

    -

    Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale, culturelle, économique, etc… , mais je suis sûr que vous ne voulez pas avoir (phải xóa bỏ chữ avoir mới đúng), n’est-ce pas, que la France ait l’influence qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est ce qu’il y a encore ?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous désirons.

    -Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable ?

    -

    Je suis sûr que ça (?) non seulement viable (câu thiếu verbe être, phải viết là c’est), mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas ?, et avec dévouement, avec enthousiasme.

    D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.

    Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.

    -Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la Chine ?

    -

    Non,…… parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique (ces questions là số nhiều, phải dùng ne sont pas mới đúng) entre nos différents partisfrères, c’est nos affaires intérieures ; ça passera, et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.

    -Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viêt Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement , il ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous répondez à ça ?

    JAMAIS !! (Comme un cri)

    Trong lúc mọi người đọc những dòng chữ trên màn ảnh, Bình quay qua cười hỏi Huyền.

    -Ở bên Tây ba mươi năm chị nghĩ sao về trình độ nói và viết tiếng Tây của Hình Chí Mô?

    Mỉm cười Huyền trả lời chậm.

    -Có mấy câu trả lời mà ổng nói còn trật tới trật lui thì làm sao ổng viết nổi quyển Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp. Ba ông Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh và Nguyễn Thế Truyền viết thì còn có lý hơn nhiều… Viết sai chính tả người ta cười chết…

    Thấy màn ảnh tắt, Thôi Phán Quan bước tới đứng trước mặt bị can. Nhếch môi cười ông ta cao giọng thốt.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Sau đây thêm một bài viết mà âm phủ đã tìm được nói về trình độ tiếng Pháp của Hình Chí Mô với tựa đề ” Đơn xin nhập học sai lỗi chính tả ”. Khi vừa đến Pháp, ông liền viết đơn xin học Trường Thuộc địa ở Paris, nơi đào tạo quan chức phục vụ cho các thuộc địa của Pháp trong đó có Đông Dương. Đơn viết làm 2 bản đề ngày 159-1911 gởi cho Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Trong đơn xin học nầy, ông đã viết tay một cách nắn nót và ký đề tên thật của mình là Nguyễn Tất Thành. Đơn không được chấp thuận vì trường chỉ nhận tuyển sinh do sự đề cử của chính quyền các nước thuộc địa. Nhưng khi viết đơn, ông đã phạm một lỗi chính tả (faute d’orthographe) rất sơ đẳng, chứng tỏ trình độ Pháp văn của ông rất thấp kém. Trong đơn, đúng ra phải dùng chữ subsistance là kế sinh nhai, thì ông lại viết sai thành chữ substance có nghĩa là chất liệu. Với những vị cao niên từng thân thuộc với nền học vấn Pháp thời Pháp thuộc, thì cái lỗi chính tả Hồ Chí Minh phạm phải là một lỗi rất nặng, giống như khi làm toán mà sai con toán phải bán con trâu vậy. Về cái lỗi chính tả trong đơn xin nhập học nầy, xin có lời dẫn giải thêm sau đây.

    Nguyên cha của Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Huy có quen với cụ Bùi Thức là cha của Bùi Kỷ, trong dịp gặp nhau tại trường thi, lui tới với nhau khi chờ đợi kết quả. Khoa thi Hội 1898, cụ Bùi Thức đỗ Tiến sĩ, còn cụ Nguyễn Sinh Huy, đến năm 1901, mới đỗ Phó bảng. Thi đỗ xong, cụ Sinh Huy đưa con mình là Tất Thành ra Bắc thăm cụ Bùi Thức ở làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Hai cậu thiếu niên Tất Thành và Bùi Kỷ đã quen nhau từ thuở ấy. Anh thanh niên Bùi Kỷ rất giỏi, mới hơn 20 tuổi đã đỗ Phó bảng, đã học trường Thông ngôn, và được học bổng sang Pháp học trường Thuộc địa từ tháng 2 năm 1911. Lúc Nguyễn Tất Thành mang tên Văn Ba đến Pháp, đi thăm cụ Phan Châu Trinh ở Paris, nhân đó đã gặp lại người quen cũ Bùi Kỷ. Có thể tại nhà cụ Phan, Bùi Kỷ đã gợi ý và thảo lá đơn xin nhập học cho Nguyễn Tất Thành chép lại. Và có lẽ vì trình độ Pháp văn còn thấp kém, trông gà hóa cuốc, bản thảo của Bùi Kỷ viết là subsistance mà Nguyễn Tất Thành chép lại sai thành substance chăng?

    Trong thời gian thật dài 72 năm (từ 1911 đến 1983), lá đơn sai lỗi chính tả ấy đã nằm yên trong văn khố của Bộ Hải Ngoại Pháp quốc mà không ai biết cho tới khi hai sử gia Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu tìm được và nêu ra trong tác phẩm

    Một Ngôi Trường Khác cho Nguyễn Tất Thành…

    Căn phòng xử im lặng rồi lát sau có tiếng xì xào nho nhỏ. Bước trở lại bàn của mình, cầm lấy xấp hồ sơ đưa lên cao, vị đại diện cho luật pháp của âm phủ thốt. Không cần qua hệ thống khuếch đại âm thanh mà giọng nói của ông ta rền vang căn phòng xử chứa mấy ngàn người.

    -Không ai không biết tới tên Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Quang Trung. Họ là những anh hùng dân tộc, những anh hùng thứ thiệt vì toàn thể dân Việt đã ban cho họ để cám ơn những gì họ đã đóng góp cho đất nước trong công cuộc chống ngoại xâm giành lấy độc lập và tự do cho tổ quốc. Hình Chí Mô cũng là ” anh hùng dỏm ”, anh hùng tự phong hay tự xưng. Chỉ có những kẻ mặt dầy mới dám tự xưng mình là anh hùng. Chỉ có kẻ không có lòng tự trọng mới viết sách, làm thơ ca tụng chính mình. Để chứng minh cho lời nói đó tôi mời quí vị nghe câu chuyện sau đây.

    ” Năm 1950, Hình Chí Mô viếng thăm đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn ở Kiếp Bạc và xuất khẩu thành bài thơ bảy chữ tám câu:

    Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,
    Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
    Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
    Bác có linh thiêng cười một tiếng
    Rằng tôi cách mạng đã thành công…

    Nghe tới đây Diêm Vương vỗ bàn cái rầm cất giọng oang oang.

    -Tên Hình Chí Mô này mất dạy quá. Hưng Đạo Vương đã được Trời phong làm thần vì có công lao to lớn với đất nước. Ta gặp Hưng Đạo Vương còn phải gọi là ” ngài ”. Ngươi là thằng giả anh hùng, thứ sở khanh, chuyên môn chôm chỉa, ăn cắp, giết người, không có thứ tội ác nào không làm mà dám xưng ” bác bác tôi tôi ” với ngài Hưng Đạo Vương. Ngươi là thằng vô lễ, vô giáo dục, ngạo mạn, lại thêm không biết xấu hổ. Bây đâu… Đè nó ra quất vào đít nó chục roi để chừa cái tội vô lễ và xấc xược…

    Thấy Diêm Vương nổi cơn thịnh nộ, Thôi Phán Quan vội bước tới thì thầm. Không biết ông ta nói gì mà ông vua âm phủ gật đầu gằn giọng.

    -Khanh nói như thế thì ta cũng tạm bỏ qua cho hắn. Sau khi phiên tòa xong ta sẽ đặt vấn đề với hắn…

    Mỉm cười Thôi Phán Quan vừa đi tới chỗ 9 vị bồi thẫm ngồi vừa cao giọng thốt.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Tội ăn cắp tên của Hình Chí Mô chưa hết đâu. Ở Pháp bị can ăn cắp tên Nguyễn Ái Quốc của người khác. Thời gian sau khi hoạt động ở Tàu bị can lại ngựa quen đường cũ, đi ăn cắp tên của một người nữa. Ngoài ra với những gì học hỏi được từ các khóa huấn luyện về ngành điệp báo của các cơ quan tình báo của Nga Tàu, bị can lại giở thủ đoạn ăn cướp hay sang đoạt danh tánh các đảng phái cách mạng đang hoạt động chống Pháp tại Tàu. Sau đây tôi kính mời quí vị nghe qua một tài liệu nhan đề: Tên Hồ Chí Minh là của ai?

    ( Đoạn văn có chữ in nghiêng dưới đây là bài trích dẫn của 1 tác giả mà người viết xin lỗi không nhớ tên và nguồn trích dẫn )

    Biệt danh Hồ Chí Minh lại cũng không phải là tên cúng cơm của Hình Chí Mô. Trong quyển Anh Thư Nước Việt Từ Lập Quốc Đến Hiện Đại, tác giả Phương Lan viết về một vị anh thư tham gia cách mạng vào đầu thế kỷ 20 là bà Ngô Thị Khôn Nghi như sau (tr. 238 sđd): “ Bà Ngô Thị Khôn Nghi, con gái cụ Ngô Quảng, một nhà tiền bối cách mạng, một tướng lãnh xuất sắc trong nghĩa quân Cần Vương và Quang Phục ở làng Tam Đa, tổng Vạn Trình, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bao phen vào sanh ra tử, qua nhiều lần thất bại, cụ Ngô Quảng phải bôn tẩu qua Xiêm rồi thất lộc ở đó. Qua Xiêm lánh nạn đặng một năm, thì cụ có được hai người con, một trai một gái. Chị gái tức là Khôn Nghi, em trai tên Ngô Chính Học, được đoàn thể cách mạng đem cả hai sang Tàu cư ngụ ”.

    Trong chương của sách đã dẫn, tác giả Phương Lan cẩn thận đặt phụ đề là Ngô Thị Khôn Nghi, vợ cụ Hồ Chí Minh thật và viết tiếp: “ Bà Khôn Nghi qua Tàu cũng vào trường học, sau đó kết duyên cùng cụ Hồ Học Lãm. Bao nhiêu năm cụ Lãm hoạt động cách mạng ở Tàu thì bao nhiêu năm bà Khôn Nghi cũng hoạt động cách mạng ở bên cạnh chồng và nhiều đồng chí khác. Nhóm làm cách mạng VN ở Tàu, không ai không biết gia đình này, từ người quốc gia cho tới người Cộng sản.”

    Người có tên Hồ Chí Minh thật đó tức là Hồ Học Lãm, con của Án sát Hồ Bá Ôn, vị anh hùng đã hy sinh như một liệt sĩ dân tộc vì đã chiến đấu đến cùng khi Pháp đánh thành Nam Định năm 1883. Hồ Học Lãm tham gia phong trào Đông Du và Duy Tân do Phan Bội Châu lãnh đạo, sang Nhật du học rồi trở về Tàu, gia nhập Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, mang quân hàm trung tá, thành viên sáng lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội năm 1936. Khi Hồ Học Lãm qua đời, thì Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc xử dụng ba chứng minh thư của Hồ Học Lãm mang tên Hồ Chí Minh để che giấu tông tích cộng sản của mình, để tiện việc di chuyển trên đất Tàu, và chiếm luôn tên Hồ Chí Minh (vì vào lúc đó, Trung Hoa Dân quốc dưới quyền Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã từ bỏ chính sách Liên Nga Dung Cộng nên không chấp nhận Cộng sản).

    Đến bây giờ, chúng ta đã biết Hồ Chí Minh thật là Hồ Học Lãm, con của Án sát Hồ Bá Ôn, còn Hồ Chí Minh giả là con của Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi lại là Nguyễn Tất Thành. Biết là biết vậy thôi, nhưng giả đã biến thành thật quá lâu rồi, cho nên ta cứ đọc và hiểu rằng Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, cùng với biết bao giả danh khác nữa! Nhưng biết là biết vậy thôi, cũng chưa đủ.

    Khi biết có hai Hồ Chí Minh, thì phải biết thêm một án mạng, nạn nhân là con gái Hồ Học Lãm, tức con của cụ Hồ Chí Minh thật. Chuyện do tác giả Nguyễn Thái Hoàng ghi chép trong bài Chân dung Hồ Chí Minh qua bài vè dân gian (Bài viết tại Hà Nội tháng 3-2006, Bán tuần báo Việt Luận đăng tải trong số 2052 ngày 17-32006), nguyên văn như sau: “Khi con gái ông Lãm phát hiện ra, làm ầm ỉ trước cửa Phủ Chủ tịch (Hà Nội) vào năm 1946, thì không biết Hình Chí Mô sai bảo ra sao mà trên đường bà này về thăm quê ở Thanh Hóa đã bị thủ tiêu một cách bí mật”.

    Liếc lên tường thấy đã tới giờ ăn trưa, Thôi Phán Quan cười lên tiếng.

    -Tôi xin chấm dứt về chuyện ăn cắp tên người khác của bị can Hình Chí Mô ở đây. Sau khi ăn trưa xong, trong phiên xử kế tiếp tôi sẽ trình bày thêm về tội lừa gạt của Hình Chí Mô…

  5. #34
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - 22 -
    TÊN ĂN CẮP TÊN NGƯỜI

    -Theo như lời đồn thì ông còn có tên Nguyễn Ái Quốc?

    Thôi Phán Quan mở đầu ngày thứ nhì của phiên xử Hình Chí Mô bằng câu hỏi trên. Do dự giây lát hắn từ từ trả lời.

    -Đúng…

    Hình Chí Mô trả lời gọn một tiếng. Hắn biết càng dài vòng văn tự chừng nào càng dễ bị Thôi Phán Quan bắt bẻ vặn hỏi.

    -Tên của ông có ý nghĩa lắm. Nghe tên này ai ai cũng biết ông là người yêu nước. Tôi mạn phép hỏi trong trường hợp nào mà ông lại nghĩ ra cái tên Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa cao đẹp như vậy?

    Hình Chí Mô im lặng khá lâu như suy nghĩ về câu hỏi của Thôi Phán Quan. Liếc qua bên trái thấy 9 vị bồi thẫm đang chăm chú nhìn như chờ nghe câu trả lời của mình. Liếc chênh chếch về phía bên tay mặt chỗ Diêm Vương đang ngồi hắn thấy ông vua âm phủ đang hằm hè. Ngước lên lại thấy Thôi Phán Quan trợn đôi mắt lấp lóe hàn quang, hắn mỉm cười lên tiếng.

    -Tôi đi làm cách mạng để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp thành ra tôi phải lấy tên Nguyễn Ái Quốc để tỏ cho mọi người biết tôi yêu nước…

    -Dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc, ông đã viết tài liệu mang tên Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp. Đây là tập tài liệu tố cáo chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa ở châu Phi và ở Đông Dương, trong đó có xứ Việt Nam. Đúng không?

    -Đúng… Tôi công nhận chuyện đó…

    Hình Chí Mô trả lời thật gọn. Tủm tỉm cười vị đại diện luật pháp của âm phủ bước tới đứng trước mặt bồi thẫm đoàn và giọng nói của ông ta cao lên.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Để biết cái tên Nguyễn Ái Quốc của Hình Chí Mô do đâu mà có, tôi sẽ trình bày cho 9 vị bồi thẫm và mọi người nghe một tập tài liệu với cái tên ” Bút danh Nguyễn Ái Quốc của ai? ” mà âm phủ đã sưu tầm được

    Dứt lời ông ta bước tới trao xấp tài liệu cho vị lục sự. Mọi người đều nghe rõ mồn một không sót tiếng nào.

    -Về tên Nguyễn Ái Quốc thì có nhiều tài liệu nói .

    1-Trong quyển Nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu 1906-1945 của tác giả Phương Lan Bùi Thế Mỹ (trang 87) thì tờ báo viết bằng chữ Pháp Le Paria có nghĩa là Người Cùng Đinh do đảng cộng sản Pháp xuất vốn và do Nguyễn Thế Truyền hợp tác trông nom. Nguyễn Thế Truyền, người tỉnh Nam Định, có bằng kỹ sư hóa học, ở Pháp rất lâu, có vợ đầm, có hai cô con gái đặt tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị để kỷ niệm tên hai vị nữ anh hùng Việt Nam. Ông là một đảng viên kỳ cựu trong đảng Cộng sản Pháp (trang 89 sđd). Dù là kỹ sư hóa học, nhưng không dùng bằng cấp sống với nghề nầy; trái lại Truyền đi theo con đường chính trị, viết báo hô hào binh vực quyền lợi người dân Việt Nam bị Pháp áp chế. Theo bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ (bà viết lại theo lời kể của Tạ Thu Thâu, vì bà cùng nhà cách mạng Tạ Thu Thâu là người đồng hương ở tỉnh Long Xuyên và giữa hai người có giao tình nghĩa huynh nghĩa muội rất đậm đà) thì ban biên tập tờ Le Paria như sau:

    “ Trong nhóm của Truyền, có nhiều cây viết mạnh như Truyền, đồng ký tên chung trong mục xã thuyết là Nguyen Le Patriote tức là Nguyễn Ái Quốc, mà nhiều người cho đó là của một mình Nguyễn Tất Thành, tức là Hình Chí Mô sau nầy. Nhưng sự thật do nhiều người đảm nhận, thay nhau viết, như Hoàng Quang Giụ, một chiến sĩ làm phụ tá cho Truyền, Hoàng Quang Bích, Văn Thu, Nguyễn Như Phong, Nguyễn Văn Tự v.v… Nhiều người viết cho một mục chung, chớ chẳng phải bút tự riêng cho một cá nhơn nào cả ”.

    Theo Phương Lan Bùi Thế Mỹ, thì quyển Kết án Thực dân Pháp (Le Procès de la Colonisation Française) do Nguyễn Thế Truyền là tác giả bán rất chạy ở Việt Nam cũng như ở Pháp (trang 90 sđd). Phạm Quang Trình cũng đặt nghi vấn về tác giả của bản văn đó như sau: “Bản án Chế độ Thực dân Pháp là tập tài liệu tố cáo chính sách đàn áp bóc lột của Thực dân Pháp đối với các Dân tộc thuộc địa ở châu Phi và ở Đông Dương, trong đó có xứ An Nam. HCMTT/Tập 2 (tức là quyển Hồ Chí Minh Toàn tập) viết rằng Bản án Chế độ Thực dân Pháp được in lần đầu năm 1925 ở Paris bằng Pháp ngữ, do Nguyễn Thế Truyền đề tựa ”.

    2-Phạm Quang Trình cho rằng trong thời gian này Hình Chí Mô đang hoạt động ở Nga, và từ lâu, nhiều nhân vật hoạt động cũng như dư luận đều cho rằng tài liệu này do một nhóm người hoạt động ở Pháp, chủ chốt là Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền cùng một số nhân vật khác ký tên chung là Nguyễn Ái Quấc hay Nguyễn Ái Quốc. Khi sang Nga làm việc cho ban Phương Đông, Hình Chí Mô đã lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình và sau này cầm nhầm luôn tài liệu đó, tự cho mình là tác giả. Dư luận này đã được nhiều người chú ý và cho là khả tín.

    Phạm Quang Trình, trong quyển Chiến đấu (tr. 275), cũng đặt nghi vấn tương tự: “ Có điều lạ là trong thời kỳ này, nhiều bút tích ký tên là Nguyễn Ái Quấc (lối nói của người miền Nam) chứ không phải là Quốc như lối nói của người miền Bắc và miền Trung ( bản in ghi là Quốc khác với bút tích là Quấc), vậy phải chăng có hai hay một nhóm người dùng tên Nguyễn Ái Quốc mà sau này Hình Chí Mô cố ý cầm nhầm chăng? ”

    3-Trong tác phẩm Chân Tướng Hồ Chí Minh (trang 47), Cao Thế Dung cũng nhận xét về sự việc mạo nhận bút danh Nguyễn Ái Quốc như sau: “ Nhóm Nguyễn Ái Quốc với cái tên chung xuất hiện trên một số báo như L’Humanité, Le Libertaire, La Vie Ouvrière cũng đều do Phan Văn Trường hay Nguyễn Thế Truyền viết. Hình Chí Mô cũng nhìn nhận khả năng tiếng Pháp học trò của ông, nhưng lanh tay chôm tên Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ đã nổi tiếng trên báo L‘Humanité của đảng Cộng sản Pháp. Với tên Nguyễn Ái Quốc này, Hình Chí Mô đi vào cộng đồng cộng sản và thiên tả Pháp. Hắn ta được Nguyễn Thế Truyền giới thiệu với các đồng chí của ông trong đảng Xã Hội và từ đảng Xã Hội, Hình Chí Mô nhảy qua đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện minh chứng rất rõ rệt, không có luật sư Phan Văn Trường và kỹ sư Nguyễn Thế Truyền thì không có Nguyễn Ái Quốc. Cái danh Nguyễn Ái Quốc và Bản Án Thực Dân Pháp là sản phẩm của Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền”.

    4-Một nhân chứng ở Hà Nội là bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cũng nhận xét về ý đồ dùng tên giả của Hồ Chí Minh như sau (Trích Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, tr. 327): “Tuy nhiên, xét kỹ thì một người đã mượn họ tên khác đặt vào mình trong một địa vị cao quý nhất của một nước, người ấy ắt có một tâm địa tráo trở. Vì lẽ gì đã phải giấu tên thực với quốc dân, với quốc tế? Những ngày đầu của chính quyền Việt Minh, trên mặt các báo có thấy nói đến tên Nguyễn Ái Quốc. Nhưng dụng ý là úp mở cho biết Hồ Chí Minh ngày nay tức là Nguyễn Ái Quốc trước ”

    Đợi cho vị lục sự dứt lời, Thôi Phán Quan hắng giọng.

    -Sau đây là một tài liệu khác chứng tỏ cho chúng ta biết tên Nguyễn Ái Quốc là của người khác chứ không phải của Hình Chí Mô đặt ra. Hắn là kẻ ăn cắp hay chôm chỉa tên của người khác. Tài liệu này mang tên ” Về Trình Độ Tiếng Pháp của Hình Chí Mô ” của trang mạng DDTK. Tôi sẽ trình bày cho bồi thẫm đoàn và quí vị khán thính giả thấy để biết về trình độ tiếng Pháp của bị can Hình Chí Mô…

    Vừa dứt lời Thôi Phán Quan phất tay áo rộng. Màn ảnh truyền hình sáng lên và những dòng chữ từ từ hiện ra và mọi người đều thấy rõ:

    -Trong bài « Dối trá cuối cùng phải bại lộ » của Cam Vũ ngày 16/4 vừa qua có đăng nguyên văn những câu hỏi và câu trả lời trong cuộc phỏng vấn Hình Chí Mô do một nhà báo Pháp thực hiện năm 1964. Từ lời lẽ ghi âm trong phim, ông Nguyễn Ngọc Quỳ đã có công ghi thành văn bản.

    Sau khi đọc bài này, một số độc giả đã góp ý kiến với Tòa soạn rằng mặc dù ông Nguyễn Ngọc Quỳ đã viết trong lời giới thiệu « những lỗi Pháp ngữ vô số, những lỗi văn phạm sơ đẳng » nhưng vì họ không rành tiếng Pháp nên muốn biết cụ thể những lỗi ấy là như thế nào.

    Sau đây chúng tôi xin đăng một bản phân tích các lỗi trong các câu trả lời của ông Hồ Chí Minh do nhà báo Bút Vàng thực hiện bằng cách đánh dấu và chú thích ngay trong văn bản được ông Nguyễn Ngọc Quỳ ghi lại. Xin mời quý độc giả theo dõi dưới đây.DĐTK

    (Bút Vàng chú thích những chỗ sai bằng cách tô màu đỏ và màu tím)

    Nguyên văn phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Pháp của Hình Chí Mô và một ký giả Pháp. Những dòng in đậm là câu trả lời của Hình Chí Mô.

    -Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu’il y a une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam ?

    -

    Non, parce que ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c’est un Un, (un un là cái gì ? Đâu có ai nói tiếng Pháp như thế ?) et le pays du Viêt Nam, c’est Un. Les Américains veulent faire une guerre d’agression, comme qu’ils disent, (thừa chữ que) une guerre non déclarée. Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que plus la guerre prolonge, (phải là “la guerre se prolonge” thì mới đúng) plus les Américains et leurs valets, n’ est ce pas, comment dire ça, (se tournant vers quelqu’un à côté), sa lầy… s’enliser… et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.

    -

    Par conséquent, la guerre ne peut pas durer éternellement, et je suis très heureux que les politiciens haut placés français ont reconnu cela (aient reconnu mới đúng văn phạm).

    -Vous pensez que le général de Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?

    -Arbitrer ! Qu’est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des équipes de foot ball. Rire et ricanement.

    -Au-delà des Accords de Genève si je ne me trompe, une idée du général de Gaulle est la neutralisation de tout le Sud-Est Asiatique. Est-ce c’est une idée qui vous paraît intéressante ?

    -

    Comme j’ai déjà dit quelquefois, c’est une idée intéressante, mais ça dépend la volonté (depend de la volonté mới đúng) de ces peuples, et… la manière comment on procède.(bồi, dịch nguyên văn tiếng Việt) . à la réaliser. C’est une grande question. n’est-ce pas ?. et je ne peux pas dire que je suis d’accord, n’est-ce pas ?… je ne dis pas que je ne suis pas d’accord, n’est-ce pas ?

    Parce que.. vous dites fleurs, fleurs ; il y a beaucoup de sortes de fleurs, il y a des roses, des blanches, des rouges, etc… des fleurs qui sentent bon, d’autres qui ne sentent pas bon… , mais on dit fleurs, n’est-ce pas ?

    -Monsieur le Président, nous avons constaté avec chagrin au cours de notre voyage au Nord Viêt Nam, que l’influence française est devenue à peu près inexistante dans votre pays. Les moins de 25 ans ne comprennent plus du tout le français. Et je me demande si, à votre idée, des rapports peuvent se rétablir tels que la France continue à jouer… une sorte de rôle culturel ?

    -

    Avec la France surtout, et avec tous les autres pays, nous voulons avoir une coopération amicale, culturelle, économique, etc… , mais je suis sûr que vous ne voulez pas avoir (phải xóa bỏ chữ avoir mới đúng), n’est-ce pas, que la France ait l’influence qu’elle avait avant, … c’est une autre chose … mais coopération culturelle, économique, qu’est ce qu’il y a encore ?, sportive par exemple, etc…etc… nous, nous désirons.

    -Si la guerre se cristallise au Sud et se poursuit encore pendant quelques années, pensez-vous que l’avenir économique du Nord Viêt Nam soit viable ?

    -

    Je suis sûr que ça (?) non seulement viable (câu thiếu verbe être, phải viết là c’est), mais ça progresse. Parce que vous avez vu vous-même, vous avez constaté vous-même que, ici, nous travaillons beaucoup, notre peuple travaille beaucoup, avec abnégation, n’est-ce pas ?, et avec dévouement, avec enthousiasme.

    D’un côté, nous travaillons pour…, comment dirais-je, pour principalement, n’est-ce pas, de nos propres forces, et aussi nous avons l’aide fraternelle des pays socialistes.

    Jusqu’ici, nous avons déjà réalisé des progrès, pas tant comme nous le voulons, nous avons réalisé des progrès et dans l’avenir, nous progressons nous-mêmes.

    -Vous mentionnez là l’aide des pays socialistes. Est-ce que cette aide ne s’est pas trouvée légèrement compromise à la suite du conflit idéologique entre la Russie et la Chine ?

    -

    Non,…… parce que ces questions, n’est-ce pas, n’est pas différence idéologique (ces questions là số nhiều, phải dùng ne sont pas mới đúng) entre nos différents partisfrères, c’est nos affaires intérieures ; ça passera, et l’union…l’unité, ça se fera. Mais l’aide fraternelle continue, continuera, c’est très précieuse pour nous.

    -Certains ont l’impression chez nous, Monsieur le Président, que le Nord Viêt Nam se trouve actuellement assez isolé, asphyxié même, et, politiquement , il ne pourra difficilement éviter de devenir une sorte de satellite de la Chine. Qu’est-ce que vous répondez à ça ?

    JAMAIS !! (Comme un cri)

    Trong lúc mọi người đọc những dòng chữ trên màn ảnh, Bình quay qua cười hỏi Huyền.

    -Ở bên Tây ba mươi năm chị nghĩ sao về trình độ nói và viết tiếng Tây của Hình Chí Mô?

    Mỉm cười Huyền trả lời chậm.

    -Có mấy câu trả lời mà ổng nói còn trật tới trật lui thì làm sao ổng viết nổi quyển Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp. Ba ông Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh và Nguyễn Thế Truyền viết thì còn có lý hơn nhiều… Viết sai chính tả người ta cười chết…

    Thấy màn ảnh tắt, Thôi Phán Quan bước tới đứng trước mặt bị can. Nhếch môi cười ông ta cao giọng thốt.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Sau đây thêm một bài viết mà âm phủ đã tìm được nói về trình độ tiếng Pháp của Hình Chí Mô với tựa đề ” Đơn xin nhập học sai lỗi chính tả ”. Khi vừa đến Pháp, ông liền viết đơn xin học Trường Thuộc địa ở Paris, nơi đào tạo quan chức phục vụ cho các thuộc địa của Pháp trong đó có Đông Dương. Đơn viết làm 2 bản đề ngày 159-1911 gởi cho Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Trong đơn xin học nầy, ông đã viết tay một cách nắn nót và ký đề tên thật của mình là Nguyễn Tất Thành. Đơn không được chấp thuận vì trường chỉ nhận tuyển sinh do sự đề cử của chính quyền các nước thuộc địa. Nhưng khi viết đơn, ông đã phạm một lỗi chính tả (faute d’orthographe) rất sơ đẳng, chứng tỏ trình độ Pháp văn của ông rất thấp kém. Trong đơn, đúng ra phải dùng chữ subsistance là kế sinh nhai, thì ông lại viết sai thành chữ substance có nghĩa là chất liệu. Với những vị cao niên từng thân thuộc với nền học vấn Pháp thời Pháp thuộc, thì cái lỗi chính tả Hồ Chí Minh phạm phải là một lỗi rất nặng, giống như khi làm toán mà sai con toán phải bán con trâu vậy. Về cái lỗi chính tả trong đơn xin nhập học nầy, xin có lời dẫn giải thêm sau đây.

    Nguyên cha của Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Huy có quen với cụ Bùi Thức là cha của Bùi Kỷ, trong dịp gặp nhau tại trường thi, lui tới với nhau khi chờ đợi kết quả. Khoa thi Hội 1898, cụ Bùi Thức đỗ Tiến sĩ, còn cụ Nguyễn Sinh Huy, đến năm 1901, mới đỗ Phó bảng. Thi đỗ xong, cụ Sinh Huy đưa con mình là Tất Thành ra Bắc thăm cụ Bùi Thức ở làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Hai cậu thiếu niên Tất Thành và Bùi Kỷ đã quen nhau từ thuở ấy. Anh thanh niên Bùi Kỷ rất giỏi, mới hơn 20 tuổi đã đỗ Phó bảng, đã học trường Thông ngôn, và được học bổng sang Pháp học trường Thuộc địa từ tháng 2 năm 1911. Lúc Nguyễn Tất Thành mang tên Văn Ba đến Pháp, đi thăm cụ Phan Châu Trinh ở Paris, nhân đó đã gặp lại người quen cũ Bùi Kỷ. Có thể tại nhà cụ Phan, Bùi Kỷ đã gợi ý và thảo lá đơn xin nhập học cho Nguyễn Tất Thành chép lại. Và có lẽ vì trình độ Pháp văn còn thấp kém, trông gà hóa cuốc, bản thảo của Bùi Kỷ viết là subsistance mà Nguyễn Tất Thành chép lại sai thành substance chăng?

    Trong thời gian thật dài 72 năm (từ 1911 đến 1983), lá đơn sai lỗi chính tả ấy đã nằm yên trong văn khố của Bộ Hải Ngoại Pháp quốc mà không ai biết cho tới khi hai sử gia Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu tìm được và nêu ra trong tác phẩm

    Một Ngôi Trường Khác cho Nguyễn Tất Thành…

    Căn phòng xử im lặng rồi lát sau có tiếng xì xào nho nhỏ. Bước trở lại bàn của mình, cầm lấy xấp hồ sơ đưa lên cao, vị đại diện cho luật pháp của âm phủ thốt. Không cần qua hệ thống khuếch đại âm thanh mà giọng nói của ông ta rền vang căn phòng xử chứa mấy ngàn người.

    -Không ai không biết tới tên Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Quang Trung. Họ là những anh hùng dân tộc, những anh hùng thứ thiệt vì toàn thể dân Việt đã ban cho họ để cám ơn những gì họ đã đóng góp cho đất nước trong công cuộc chống ngoại xâm giành lấy độc lập và tự do cho tổ quốc. Hình Chí Mô cũng là ” anh hùng dỏm ”, anh hùng tự phong hay tự xưng. Chỉ có những kẻ mặt dầy mới dám tự xưng mình là anh hùng. Chỉ có kẻ không có lòng tự trọng mới viết sách, làm thơ ca tụng chính mình. Để chứng minh cho lời nói đó tôi mời quí vị nghe câu chuyện sau đây.

    ” Năm 1950, Hình Chí Mô viếng thăm đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn ở Kiếp Bạc và xuất khẩu thành bài thơ bảy chữ tám câu:

    Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,
    Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
    Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
    Bác có linh thiêng cười một tiếng
    Rằng tôi cách mạng đã thành công…

    Nghe tới đây Diêm Vương vỗ bàn cái rầm cất giọng oang oang.

    -Tên Hình Chí Mô này mất dạy quá. Hưng Đạo Vương đã được Trời phong làm thần vì có công lao to lớn với đất nước. Ta gặp Hưng Đạo Vương còn phải gọi là ” ngài ”. Ngươi là thằng giả anh hùng, thứ sở khanh, chuyên môn chôm chỉa, ăn cắp, giết người, không có thứ tội ác nào không làm mà dám xưng ” bác bác tôi tôi ” với ngài Hưng Đạo Vương. Ngươi là thằng vô lễ, vô giáo dục, ngạo mạn, lại thêm không biết xấu hổ. Bây đâu… Đè nó ra quất vào đít nó chục roi để chừa cái tội vô lễ và xấc xược…

    Thấy Diêm Vương nổi cơn thịnh nộ, Thôi Phán Quan vội bước tới thì thầm. Không biết ông ta nói gì mà ông vua âm phủ gật đầu gằn giọng.

    -Khanh nói như thế thì ta cũng tạm bỏ qua cho hắn. Sau khi phiên tòa xong ta sẽ đặt vấn đề với hắn…

    Mỉm cười Thôi Phán Quan vừa đi tới chỗ 9 vị bồi thẫm ngồi vừa cao giọng thốt.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Tội ăn cắp tên của Hình Chí Mô chưa hết đâu. Ở Pháp bị can ăn cắp tên Nguyễn Ái Quốc của người khác. Thời gian sau khi hoạt động ở Tàu bị can lại ngựa quen đường cũ, đi ăn cắp tên của một người nữa. Ngoài ra với những gì học hỏi được từ các khóa huấn luyện về ngành điệp báo của các cơ quan tình báo của Nga Tàu, bị can lại giở thủ đoạn ăn cướp hay sang đoạt danh tánh các đảng phái cách mạng đang hoạt động chống Pháp tại Tàu. Sau đây tôi kính mời quí vị nghe qua một tài liệu nhan đề: Tên Hồ Chí Minh là của ai?

    ( Đoạn văn có chữ in nghiêng dưới đây là bài trích dẫn của 1 tác giả mà người viết xin lỗi không nhớ tên và nguồn trích dẫn )

    Biệt danh Hồ Chí Minh lại cũng không phải là tên cúng cơm của Hình Chí Mô. Trong quyển Anh Thư Nước Việt Từ Lập Quốc Đến Hiện Đại, tác giả Phương Lan viết về một vị anh thư tham gia cách mạng vào đầu thế kỷ 20 là bà Ngô Thị Khôn Nghi như sau (tr. 238 sđd): “ Bà Ngô Thị Khôn Nghi, con gái cụ Ngô Quảng, một nhà tiền bối cách mạng, một tướng lãnh xuất sắc trong nghĩa quân Cần Vương và Quang Phục ở làng Tam Đa, tổng Vạn Trình, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bao phen vào sanh ra tử, qua nhiều lần thất bại, cụ Ngô Quảng phải bôn tẩu qua Xiêm rồi thất lộc ở đó. Qua Xiêm lánh nạn đặng một năm, thì cụ có được hai người con, một trai một gái. Chị gái tức là Khôn Nghi, em trai tên Ngô Chính Học, được đoàn thể cách mạng đem cả hai sang Tàu cư ngụ ”.

    Trong chương của sách đã dẫn, tác giả Phương Lan cẩn thận đặt phụ đề là Ngô Thị Khôn Nghi, vợ cụ Hồ Chí Minh thật và viết tiếp: “ Bà Khôn Nghi qua Tàu cũng vào trường học, sau đó kết duyên cùng cụ Hồ Học Lãm. Bao nhiêu năm cụ Lãm hoạt động cách mạng ở Tàu thì bao nhiêu năm bà Khôn Nghi cũng hoạt động cách mạng ở bên cạnh chồng và nhiều đồng chí khác. Nhóm làm cách mạng VN ở Tàu, không ai không biết gia đình này, từ người quốc gia cho tới người Cộng sản.”

    Người có tên Hồ Chí Minh thật đó tức là Hồ Học Lãm, con của Án sát Hồ Bá Ôn, vị anh hùng đã hy sinh như một liệt sĩ dân tộc vì đã chiến đấu đến cùng khi Pháp đánh thành Nam Định năm 1883. Hồ Học Lãm tham gia phong trào Đông Du và Duy Tân do Phan Bội Châu lãnh đạo, sang Nhật du học rồi trở về Tàu, gia nhập Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng, mang quân hàm trung tá, thành viên sáng lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội năm 1936. Khi Hồ Học Lãm qua đời, thì Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc xử dụng ba chứng minh thư của Hồ Học Lãm mang tên Hồ Chí Minh để che giấu tông tích cộng sản của mình, để tiện việc di chuyển trên đất Tàu, và chiếm luôn tên Hồ Chí Minh (vì vào lúc đó, Trung Hoa Dân quốc dưới quyền Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã từ bỏ chính sách Liên Nga Dung Cộng nên không chấp nhận Cộng sản).

    Đến bây giờ, chúng ta đã biết Hồ Chí Minh thật là Hồ Học Lãm, con của Án sát Hồ Bá Ôn, còn Hồ Chí Minh giả là con của Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi lại là Nguyễn Tất Thành. Biết là biết vậy thôi, nhưng giả đã biến thành thật quá lâu rồi, cho nên ta cứ đọc và hiểu rằng Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, cùng với biết bao giả danh khác nữa! Nhưng biết là biết vậy thôi, cũng chưa đủ.

    Khi biết có hai Hồ Chí Minh, thì phải biết thêm một án mạng, nạn nhân là con gái Hồ Học Lãm, tức con của cụ Hồ Chí Minh thật. Chuyện do tác giả Nguyễn Thái Hoàng ghi chép trong bài Chân dung Hồ Chí Minh qua bài vè dân gian (Bài viết tại Hà Nội tháng 3-2006, Bán tuần báo Việt Luận đăng tải trong số 2052 ngày 17-32006), nguyên văn như sau: “Khi con gái ông Lãm phát hiện ra, làm ầm ỉ trước cửa Phủ Chủ tịch (Hà Nội) vào năm 1946, thì không biết Hình Chí Mô sai bảo ra sao mà trên đường bà này về thăm quê ở Thanh Hóa đã bị thủ tiêu một cách bí mật”.

    Liếc lên tường thấy đã tới giờ ăn trưa, Thôi Phán Quan cười lên tiếng.

    -Tôi xin chấm dứt về chuyện ăn cắp tên người khác của bị can Hình Chí Mô ở đây. Sau khi ăn trưa xong, trong phiên xử kế tiếp tôi sẽ trình bày thêm về tội lừa gạt của Hình Chí Mô…

  6. #35
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    - 23 -
    Tên ” lái buôn người ”

    -Năm 1923, ông rời nước Pháp đi qua Đức rồi từ Đức qua Nga. Đúng không?

    -Đúng… Tôi thừa nhận chuyện đó.

    Hình Chí Mô trả lời. Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

    -Ông đi qua Liên Xô để làm gì?

    Do dự giây lát họ Hình mới thong thả trả lời.

    -Tôi muốn thăm nước Liên Xô…

    -Vào năm 1915, ông từng lưu trú ở thành phố Boston của nước Mỹ. Năm 1916 ông rời nước Mỹ tới ở nước Anh. Năm 1917 ông trở lại nước Pháp cho tới năm 1923 mới đi qua Liên Xô. Tôi mạn phép hỏi lý do gì làm cho ông thăm viếng các nước đó?

    Dường như muốn giải thích cho rõ ràng câu hỏi của mình, Thôi Phán Quan tiếp nhanh.

    -Như ông đi du lịch, kiếm cách mưu sinh, thay đổi chỗ ở vì sinh kế hoặc để học hỏi những cái hay cái đẹp của các nước tư bản…

    Liếc nhanh bồi thẫm đoàn, Hình Chí Mô từ từ trả lời câu hỏi.

    -Như tôi đã xác nhận ở trên. Tôi đi làm cách mạng để giải phóng dân tộc tôi khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp…

    -Đi làm cách mạng đè mà khoe hoài… Thôi bỏ đi tám…

    Diêm Vương hướng mắt về chỗ có tiếng nói phát ra. Hình Chí Mô nhìn Thôi Phán Quan. Vị biện lý của âm phủ mỉm cười hắng giọng.

    -Âm phủ có tự do ngôn luận nên thiên hạ ai muốn nói gì cũng được. Mời ông cho nghe tiếp…

    -Vì lý do làm cách mạng do đó tôi phải tìm hiểu cái sở trường và sở đoản của xã hội tư bản. Vào thời buổi đó bốn nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô là khuôn mẫu cho xã hội tây phương. Vì vậy mà tôi muốn tìm hiểu để học hỏi cái hay cái đẹp của người để sau này áp dụng vào đất nước tôi. Ngài biện lý cũng biết là thời buổi đó văn minh cơ khí của tây phương đã dấy lên và tràn lan khắp nơi…

    -Ngoài mục đích học hỏi ông còn có mục đích gì khác hơn?

    Hơi nghĩ ngợi giây lát Hình Chí Mô mới trả lời câu hỏi của Thôi Phán Quan.

    -Ngoài chuyện học hỏi tôi cũng có ý tìm kiếm một sự giúp đỡ khác…

    Vừa thấy Thôi Phán Quan mở miệng, Hình Chí Mô biết thế nào ông ta cũng hỏi nên hắn mau mắn trả lời.

    -Sau khi ở Hoa Kỳ, Anh và Pháp thời gian, tôi thấy ba nước này không giúp ích gì được cho tôi trong chuyện cách mạng giải phóng dân tộc nên tôi mới tính đường sang Liên Xô…

    Khẽ gật gù vị biện lý âm phủ cười buông một câu hỏi.

    -Năm 1920 ông có tham dự hội nghị của Đảng Xã Hội Pháp. Đúng không?

    -Đúng…

    -Ông bỏ phiếu ủng hộ Đệ Tam Quốc Tế hay là Quốc Tế Cộng Sản do Lê Nin thành lập vào tháng 3 năm 1919. Cũng trong hội nghị này ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản Pháp. Đúng không?

    Hình Chí Mô chưa vội trả lời. Nhìn vào xấp tài liệu mà Thôi Phán Quan đang cầm, hắn có vẻ suy nghĩ. Dĩ nhiên hắn đủ khôn ngoan để biết là vị biện lý âm phủ đã nắm trong tay những hồ sơ về các hoạt động của mình. Nếu phủ nhận thì lòi ra tội nói dối. Như thế sẽ mất điểm với bồi thẫm đoàn.

    -Ngài biện lý nói không sai…

    Hình Chí Mô giảo hoạt ở chỗ không nhìn nhận đúng mà chỉ nói không sai.

    Cười cười Thôi Phán Quan hỏi tiếp.

    -Ông qua Nga năm 1923 tức là sau khi Lê Nin thành lập nước Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết gọi tắt là Liên Xô. Đúng không?

    -Đúng…

    -Ông tự động đi hay Đảng Cộng Sản Pháp phái ông đi qua Liên Xô?

    -Tôi tự động đi nhưng tôi xin Đảng Cộng Sản Pháp giúp đỡ lộ phí…

    -Ông làm gì khi tới Liên Xô năm 1923?

    Nhìn nụ cười của vị biện lý Hình Chí Mô biết mình không thể nói dối vì ông ta đã nắm được tài liệu. Cách hay nhất là khai thật.

    -Tôi tham dự Đại Hội Quốc Tế Nông Dân được mở ra vào tháng 3…

    -Rồi ông làm gì nữa?

    -Lấy danh nghĩa đại diện cho Đảng Cộng Sản Pháp, tôi tham dự Đại Hội Kỳ 5 của Đệ Tam Quốc Tế được mở ra từ tháng 17 tháng 6 tới ngày 8 tháng 7 năm 1924. Sau đó tôi được giao cho làm nhân viên trong Ủy Ban Tuyên Truyền Quốc Tế…

    -Điều này có nghĩa là ông là đảng viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Đúng không?

    -Không đúng…

    -Ngoài chuyện trở thành nhân viên của Ủy Ban Tuyên Truyền của Đệ Tam Quốc Tế, ông còn làm việc gì, bất cứ việc gì?

    Thôi Phán Quan nhấn mạnh bốn tiếng ” bất cứ việc gì ”. Do dự giây lát Hình Chí Mô lắc đầu.

    -Tôi chỉ làm nhân viên tình nguyện cho Ủy Ban Tuyên Truyền Quốc Tế thôi mà không có làm việc gì khác hơn nữa…

    Nghe bị can trả lời như thế, Thôi Phán Quan cười nhạt.

    -Sau thời gian ở Liên Xô thì ông đi đâu?

    -Năm 1924 tôi rời Liên Xô đi qua Quảng Châu thuộc vùng Hoa Nam của Tàu. Vùng này gần với Việt Nam do đó rất tiện cho tôi liên lạc với các đảng phái quốc gia của Việt Nam chống Pháp đang hoạt động tại đây…

    -Ông làm gì để sống trong thời gian ở Quảng Châu?

    -Tôi bán báo, bán thuốc lá để sống qua ngày. Cuộc sống rất vất vả và bận bịu. Một bữa nọ thấy trên báo cần thông dịch viên nên tôi tới xin làm thông dịch viên cho ông Borodin. Đây là phái bộ của Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của ông Tôn Dật Tiên…

    -Họ trả lương cho ông bao nhiêu?

    -Đủ cho tôi sống…

    Thôi Phán Quan hỏi dồn có lẽ vì câu trả lời của bị can không làm ông ta hài lòng.

    -Đủ cho ông sống là bao nhiêu?

    -Tôi làm cách mạng nên đời sống rất giản dị…

    Cười cười Thôi Phán Quan bước tới chỗ Đán và Bình đang ngồi cùng với giọng nói của ông ta cao lên.

    -Kính thưa 9 vị bồi thẫm. Bị can Hình Chí Mô nói đi bán báo và thuốc lá để sống qua ngày trong lúc lưu trú tại Quảng Châu là hắn nói dối. Cũng như việc hắn đọc báo thấy đang tin cần thông dịch viên nên mới tới xin làm thông dịch cho Borodin là gian trá. Sau khi nghe qua đoạn tài liệu này quí vị sẽ biết rõ sự thực…

    Dứt lời Thôi Phán Quan trao cho vị lục sự một xấp giấy. Mọi người im lặng lắng nghe giọng đọc rõ ràng của vị lục sự.

    -Trong ngày Lễ Lao động 1-5-1924, tại Mạc Tư Khoa, thủ đô của Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc được đứng trên khán đài danh dự cùng với các đại biểu Quốc Tế Cộng sản sau lá cờ đỏ thêu hàng chữ ” Chúng tôi nguyện đem Lá Cờ của Người đi khắp thế giới ”. Chữ Người của khẩu hiệu trên là Lênin, lá cờ là Cờ Búa Liềm của Liên Xô, còn khẩu hiệu trên là mục tiêu tranh đấu của Cương lĩnh Lênin về vấn đề thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc còn đi xa hơn nữa khi long trọng hứa hẹn với Manuilski như sau: “ Tôi (Nguyễn Ái Quốc) còn chịu trách nhiệm trước Quốc Tế Nông Dân về tham gia chỉ đạo phong trào nông dân châu Á ”. Manuilski tuyên bố trao cho Nguyễn Ái Quốc trọng trách lớn hơn: “ Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản chấp thuận đề nghị của đồng chí. Quốc tế Cộng sản cử đồng chí làm ủy viên ban Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam châu Á ”. Nguyễn Ái Quốc hứa với Manuilski: “ Tôi tin rằng lần sau gặp đồng chí thì Tổ quốc Việt Nam của tôi đã có đảng Cộng sản ”. Cũng vì lời hứa đó, ngày 25-9-1924, Ban Chấp Hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định: “ Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cần đi Quảng Châu. Mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ ”…

    -Hắn đúng là cộng sản thứ thiệt rồi Anh Bảy ơi…

    Một người nào đó lên tiếng. Giọng nói già nua vang lên.

    -Dĩ nhiên hắn là cộng sản thứ thiệt. Cái gì của Hình Chí Mô cũng giả trá hết trừ cái chuyện hắn là cộng sản thì thật…

    Cười cười khi nghe lời phát biểu trên, hướng về 9 vị bồi thẫm đang ngồi, vị biện lý của âm phủ tiếp tục cuộc chất vấn.

    -Ngày 11 tháng 11 năm 1924 ông rời Liên Xô tới Quảng Châu thuộc Hoa Nam của Tàu?

    -Đúng không?

    -Đúng…

    -Ông là phụ tá kiêm thông dịch viên cho Borodin, trưởng đoàn trong phái bộ của Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa của Tôn Dật Tiên. Đúng không?

    -Đúng…

    -Như vậy ông là nhân viên của Liên Xô. Chắc họ trả lương cho ông nhiều lắm?

    Hình Chí Mô lắc đầu quầy quậy.

    -Tôi tình nguyện làm việc mà không có lương hướng gì hết. Tôi muốn theo phái đoàn của ông Borodin để tới đất Tàu hoạt động cách mạng. Những gì mà ông nói ở trên là tôi chỉ hứa hẹn với Liên Xô để họ giúp tôi chống lại thực dân Pháp…

    Thôi Phán Quan cười nhạt khi nghe lời bào chữa của bị can.

    -Thế ông làm gì để sống trong thời gian ở Quảng Châu?

    -Như tôi đã nói là tôi làm thông ngôn cho ông Borodin. Liên Xô không có trả lương mà chỉ cho tôi chỗ ăn ở và chút ít xài vặt…

    Nhẹ gật đầu, Thôi Phán Quan nói với 9 vị bồi thẫm đồng thời cũng muốn nói cho mọi người đang hiện diện trong phòng xử.

    -Bị can nói là bị can bán báo, bán thuốc lá, rồi đọc mục rao vặt trên báo thấy tin cần người thông ngôn nên bị can tới xin việc với phái bộ Liên Xô của ông Borodin. Chuyện đó hoàn toàn bịa dặt. Sự thật trong lịch sử bang giao Nga Hoa trong thời gian Tôn Dật Tiên còn chủ trương Liên Nga Dung Cộng thì phái bộ Borodin được Nga phái sang Quảng Châu cố vấn cho Trung Hoa Dân quốc có đồng chí Nguyễn Ái Quốc (dưới ám danh Lý Thụy) tháp tùng với mọi chi phí do ban Phương Đông đài thọ. Liên Xô trả lương hàng tháng cho bị can 60 rúp. Chuyện này không ai biết vì bị ông ém nhẹm luôn. Tới năm 2002, nữ tiến sĩ người Mỹ tên Sophia Quinn-Judge đã tìm thấy trong văn khố của Nga Sô một ngân phiếu 5000 rubles của Quốc Tế Nông Dân gởi cho Nguyễn Ái Quốc vào tháng 8-1925. Số tiền 5000 rubles tương đương với 2500 Mỹ kim vào lúc đó…

    Nhìn thẳng vào mặt Hình Chí Mô, Thôi Phán Quan gằn giọng.

    -Nếu chỉ làm viên thông ngôn thường thì tại sao Liên Xô lại gởi cho ông số tiền lớn như vậy. Ông phải là một đảng viên quan trọng thì họ mới gởi nhiều tiền cho ông. Đúng không?

    Hình Chí Mô làm thinh. Im lặng đồng nghĩa với thừa nhận. Bắt gặp Thôi Phán Quan liếc mình ra hiệu, Diêm Vương hội ý bèn lên tiếng.

    -Ngươi biết điều thì khai thật đi… Ta biết hết chuyện ngươi làm tuy nhiên ta muốn biết ngươi có thành tâm hối cải…

    -Bẫm Diêm Vương con đâu có làm gì quấy đâu. Con chỉ nhờ họ cấp tiền để con làm cách mạng…

    -Thằng này ngoan cố lắm…

    Diêm Vương nói với Thôi Phán Quan. Khẽ gật đầu như đồng ý, vị biện lý của âm phủ cười nhẹ nói với bồi thẫm đoàn.

    -Bị can là nhân viên lãnh lương của Đệ Tam Quốc Tế để thực hiện công tác thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Bị can được trả lương 200 rubles tức tương đương với 100 đô la một tháng vào năm 1924. Sau đây là lá thư của bị can xin được trả lương.

    THƯ GỬI BAN CHẤP HÀNH QUỐC TẾ CỘNG SẢN

    Từ lúc tôi tới Mátxcơva đã có quyết định rằng sau 3 tháng lưu lại ở đây, tôi sẽ đi Trung Quốc . Bây giờ đã là tháng thứ chín tôi lưu lại và tháng thứ sáu tôi chờ đợi, vậy mà việc lên đường của tôi chưa được quyết định. Vậy chuyến đi sẽ là một chuyến đi để khảo sát và nghiên cứu.

    A-Thiết lập những quan hệ giữa Đông Dương và Quốc tế Cộng sản.
    B-Thông báo cho Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của thuộc địa này.
    C- Tiếp xúc với các tổ chức đang tồn tại ở đó
    D- Tổ chức một cơ sở thông tin và tuyên truyền.

    Tôi hành động thế nào để hoàn thành nhiệm vụ này? Số tiền cần thiết cho sự ăn ở của tôi sẽ là bao nhiêu? -Hẳn là tôi sẽ phải đổi chỗ luôn, duy trì những mối liên hệ với các giới khác nhau, trả tiền thư tín, mua những ấn phẩm nói về Đông Dương, tiền ăn và tiền trọ, v.v., v.v.. Tôi tính rằng, tôi cần phải có một ngân sách xấp xỉ 100 đôla Mỹ mỗi tháng, không kể hành trình Nga -Trung Quốc (vì tôi không biết giá vé).

    Ngày 11-4-1924.
    Nguyễn Ái Quốc

    Bị can nói đi làm cách mạng, đời sống thiếu thốn và kham khổ song thực ra bị can được Đệ Tam Quốc Tế cấp nơi ăn chốn ở. Khi được cấp nhà nhỏ quá thì bị can than và không đồng ý, kêu nài phải xét lại và cho một chổ ở thoải mái hơn. Trong thư kêu nài về nhà ở, bị can viết:

    Gửi Đồng Chí PÊTƠRỐP, Chủ Tịch BAN PHƯƠNG ĐÔNG

    Tôi đã nhận được bức tối hậu thư của Sở quản lý nhà giục phải trả 40 rúp 35 côpếch về chỗ ở của tôi, không có thì tôi sẽ bị đưa ra toà. Trong những tháng mười một, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai tôi thuê phòng số 176, ở đây bao giờ cũng có 4 và 5 người thuê. Ban ngày thì tiếng ồn liên tục ngăn trở tôi làm việc. Ban đêm tôi bị rệp ăn thịt, không cho tôi nghỉ ngơi. Từ tháng ba, tôi nhận một phòng nhỏ, rất nhỏ. Sở quản lý nhà buộc tôi gánh 13 rúp 74 cho tháng ba, và 11 rúp 61 cho những tháng sau.

    So sánh không gian hẹp và trang bị quá đơn sơ với các phòng khác rộng hơn nhiều, tiện nghi hơn, có nhiều đèn, điện thoại, tủ, ghế bành dài, phòng tắm, v.v. và tiền thuê thoả đáng thì giá mà người ta muốn buộc cho tôi là hoàn toàn đáng công phẫn. Vì vậy tôi xin đồng chí vui lòng làm một cuộc điều tra. Và sau cuộc điều tra đó, với mọi quyết định của mọi toà án, tôi tuân theo tinh thần của đồng chí về công bằng và bình đẳng.

    3-1924
    Nguyễn Ái Quốc

    Các điều trên cho ta biết sự dối trá, lọc lừa của bị can. Hắn dối trá với mục đích gì? Chẳng qua là để lừa gạt những phần tử cách mạng chân chính của các đảng phái quốc gia đang hoạt động ở Quảng Châu. Muốn được sự ủng hộ của họ, bị can phải giấu mình là đảng viên của cộng sản quốc tế, được trả lương để thiết lập Đảng Cộng Sản Đông Dương rồi sau đó biến ba nước Việt Miên Lào thành cộng sản… Để chứng minh bị can Hình Chí Mô không bao giờ có thực tâm vì dân tộc và tổ quốc Việt Nam, tôi sẽ trình bày một câu chuyện sau đây…

    Dứt lời Thôi Phán Quan bước tới đứng trước mặt Hình Chí Mô cùng với câu hỏi bật ra mà khi nghe xong ai ai cũng đều thắc mắc dù không nói ra. Họ nghĩ câu hỏi của ông ta lạc đề.

    -Ông có làm nghề buôn bán bao giờ chưa?

    Hình Chí Mô cau mày. Ông ta ngạc nhiên vì câu hỏi đi ra ngoài lề của phiên xử. Dù vậy ông ta vẫn cẩn thận trả lời.

    -Xin lỗi ngài biện lý… Tôi chưa bao giờ làm nghề buôn bán bất cứ thứ gì…

    Thôi Phán Quan cười cười thốt.

    -Tôi nghĩ ông có làm nghề buôn bán và ông rất thành công trong cái nghề buôn bán người…

    Có tiếng xì xầm nho nhỏ trong căn phòng xử im lặng rồi sau đó câu nói vang lên.

    -Cha biện lý này gớm thật…

    -Kính thưa quí vị. Để chứng minh bị can Hình Chí Mô là kẻ chuyên môn mua bán người, tôi xin mời một người lên làm chứng…

    Hướng về nơi dãy bàn các nhân chứng đang ngồi, Thôi Phán Quan cao giọng.

    -Kính mời ông Nguyễn Công Viễn lên ngồi vào ghế nhân chứng…

    Đán với Bình đều nhận thấy Hình Chí Mô tỏ ra có vấn đề khi thấy nhân chứng xuất hiện. Dường như hắn ta nhận ra điều mà Thôi Phán Quan định làm. Vị biện lý hỏi liền sau khi nhân chứng làm xong mọi thủ tục.

    -Xin ông vui lòng cho tòa biết sơ qua về ông…

    Khẽ gật đầu Nguyễn Công Viễn nhỏ nhẹ thốt.

    -Tôi tên thật là Nguyễn Công Viễn nhưng tôi còn có tên khác là Lâm Đức Thụ…

    -À thì ra là thế…

    Có giọng của người nào đó vang lên. Đoán người vừa lên tiếng quen biết với mình nên họ Lâm mỉm cười tiếp.

    -Tôi sinh ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tôi cũng sinh năm 1890, cùng tuổi với Nguyễn Tất Thành. Hưởng ứng lời kêu gọi của cụ Phan Bội Châu tôi muốn được sang Nhật Bản học hỏi song vì hoàn cảnh nên khi cụ Phan đi qua Tàu thì tôi tháp tùng theo cụ qua Quảng Châu. Tại đây cụ Phan lập ra Việt Nam Quang Phục Hội thì tôi cũng gia nhập hội này. Cũng tại Quảng Châu tôi gặp Nguyễn Ái Quốc, lúc này với bí danh là Lý Thụy…

    -Lúc này ông có biết Lý Thụy là đảng viên của Đệ Tam Quốc Tế chưa?

    -Tôi chưa biết. Tôi cứ nghĩ Quốc cũng là thành phần quốc gia chống Pháp nên lấy tình thực mà đãi hắn. Tôi mang hắn về nhà tôi ở. Sau đó hắn nhờ tôi kiếm cho một cô vợ Tàu để bớt cô đơn trong khi lưu vong nơi xứ người. Tội nghiệp hắn nên tôi mới bàn với vợ tôi làm mai em vợ là cô Lương Huệ Khanh cho Quốc…

    -À… thì ra là thế…

  7. #36
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Thôi Phán Quan mỉm cười khi nghe câu nói của người nào đó.

    -Lợi dụng tình quen biết cộng thêm với sự tuyên truyền lão luyện của một điệp viên, Quốc dẫn dụ tôi đi theo cộng sản. Lúc đó tôi mới biết hắn là đảng viên của Cục Phương Đông thuộc Quốc Tế 3. Cũng nhờ sự trợ giúp ngầm của tôi mà Quốc mới xâm nhập vào Tâm Tâm Xã rồi sau đó chiêu dụ được các thành viên của tổ chức này theo hắn. Tuy nhiên hắn vẫn không cho bất cứ ai biết hắn là cộng sản trừ tôi. Bên ngoài hắn vẫn mang cái lốt người quốc gia chống Pháp. Chỉ trong vòng bảy tháng thôi, Quốc đã nắm quyền chỉ huy Tâm Tâm Xã rồi sau đó cải tên thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội… Lúc đó hắn mới bật mí cho mọi người biết hắn là cộng sản gộc. Những thành viên của Tâm Tâm Xã nào không chịu theo thì hắn loại trừ bằng cách gởi người đó về Việt Nam xong báo cho mật thám đón bắt…

    -Cụ Phan Bội Châu có biết Tâm Tâm Xã đã bị chi phối bởi Nguyễn Ái Quốc chưa?

    Lâm Đức Thụ thở dài lắc đầu.

    -Chưa… Cụ Phan chưa biết… Tôi biết là tôi có tội. Tôi đã làm nên một tội ác tày đình. Tôi là một tội đồ của dân tộc…

    -Ông làm nên tội gì mà ông gọi là tày đình?

    Liếc nhanh Hình Chí Mô đang ngồi ở ghế bị can, Lâm Đức Thụ trả lời nhỏ song ai cũng nghe được.

    -Tôi cùng với Quốc bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp…

    -Thằng phản quốc…

    -Quân bán người ghê tởm…

    -Để tôi lên hỏi thăm sức khỏe của hắn…

    Thiên hạ la rầm lên khiến cho Diêm Vương phải gõ búa ra lệnh cho mọi người im lặng.

    -Ông và Hình Chí Mô làm cách nào để bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp? Bán với giá bao nhiêu?

    Ngập ngừng giây lát họ Lâm trả lời.

    -Cụ Phan là chính nhân quân tử nên đâu có bao giờ ngờ tới thủ đoạn ma giáo của Quốc. Nhờ quen biết lâu năm và thường xuyên theo dõi tôi biết được lộ trình di chuyển của cụ. Tôi báo cho Quốc và Quốc báo cho mật tháp Pháp ở Thượng Hải. Thế là tụi mật thám đón bắt cụ về Việt Nam. Mất cụ Phan, phong trào Đông Du cũng như Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội tan rã. Vụ bán cụ Phan tụi này được Pháp trả cho 100 ngàn đồng bạc Đông Dương…

    -Đồ cái quân tham tiền…

    -Thằng bất nhân bất nghĩa…

    -Vậy mà hắn huênh hoang nói làm cách mạng…

    -Chắc tại nghề cách mạng đè hết thời rồi nên hắn chuyển sang nghề lái buôn người…

    -Mới bán có một mình cụ Phan mà hai đứa nó bỏ túi trăm ngàn…

    Tuy nghe hết những lời mắng nhiếc của thiên hạ song Hình Chí Mô và Lâm Đức Thụ vẫn tỉnh bơ. Liếc nhanh Hình Chí Mô, họ Lâm cười nói tiếp với Thôi Phán Quan

    -100 ngàn đồng bạc Đông Dương lớn lắm. Lúc đó con trâu chỉ giá có 5 đồng thôi. Nghề buôn bán người này coi bộ làm dễ mà ăn ngon nên tôi với Quốc cứ tiếp tục làm trong nhiều năm nữa. Mỗi thanh niên Quang Phục Hội ( tổ chức nầy do cụ Phan Bội Châu thành lập để đưa đón người xuất ngoại ) sang Tàu phải nộp cho tôi ở Hồng Kông hoặc cho đại diện của tôi ở Quảng Châu hai bức hình, nói là để lập hồ sơ xin vào trường võ bị Hoàng Phố. Đến ngày những sinh viên này tốt nghiệp, sẵn sàng lên đường về nước để hoạt động cách mạng thì số phận mỗi người đã được định sẵn. Những người nghe theo tuyên truyền cộng sản và gia nhập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội thì được an toàn đưa về quê hương để hoạt động bí mật cho cộng sản. Còn những người vẫn khăng khăng giữ vững lập trường quốc gia thì hễ qua khỏi biên giới là bị mật thám đón bắt, vì theo ám hiệu riêng của Quốc với mật thám Pháp, tôi sẽ trao cho họ ở Hồng Kông một tấm ảnh của những người mà Quốc không thu phục được. Những thanh niên này bị bắt và bị đưa vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài hoặc bị Quốc dẫn dụ theo hắn còn không thì hắn chỉ điểm cho Pháp bắt bỏ tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố không chịu theo cộng sản sợ hãi không dám về nước và chỉ còn cách gia nhập quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào cộng sản do Quốc chỉ huy mỗi ngày một lớn mạnh hơn…

    Phòng xử lặng trang sau khi Lâm Đức Thụ ngừng nói. Lát sau Diêm Vương mới lên tiếng hỏi.

    -Thằng Hình này ác thì thôi. Rồi kết quả chuyện buôn bán người của ngươi với thằng Hình ra sao?

    Liếc nhanh Hình Chí Mô, Lâm Đức Thụ thở dài từ từ trả lời câu hỏi của Diêm Vương.

    -Bẫm Diêm Vương… Con cùng với Quốc bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp xong rồi thì sau đó tới lượt con lại bị thằng Quốc bán cho Pháp để giấu diếm chuyện bán đứng cụ Phan Bội Châu…

    -Đáng cái đời nhà ngươi. Ta nghe ông Nguyễn Hải Thần khen ngươi có ăn học và khôn ngoan lại thêm dòng dõi cách mạng mà ăn phải cám xú nên u mê đi theo tụi cộng sản làm chuyện phản dân hại nước để đến nỗi vong mạng và làm nhơ danh dòng họ. Ngươi không biết cộng sản là quỉ ma yêu tinh sao mà chơi với nó… Ta còn không dám lại gần nó vì sợ bị lây con vi trùng cộng sản của nó…

    Bị Diêm Vương xì nẹt, Lâm Đức Thụ làm thinh. Tằng hắng tiếng nhỏ, Thôi Phán Quan cao giọng nói.

    -Để làm sáng tỏ thêm vụ án bán Phan Bội Châu, tôi kính mời bồi thẫm đoàn và quí vị đọc thêm một tài liệu sau đây…

    Màn ảnh truyền hình từ từ sáng rực lên cho mọi người thấy rõ những dòng chữ:

    -* Trong lịch sử VN thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu (1867-1940) thường được nhắc đến như một chí sĩ, một nhà cách mạng nổi bật. Là một nhà nho ưu thời mẫn thế, Phan Bội Châu (PBC) đã chọn cho mình con đường cứu nước, cứu dân mà kẻ sĩ xứng danh nào cũng không thể từ chối khi đất nước lâm nguy theo câu nói đã thành châm ngôn: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.

    Mới 17 tuổi, PBC đã thảo hịch Bình Tây Thu Bắc và tích cực vận động thành lập Thí Sinh Quân để góp sức vào phong trào kháng Pháp đương thời. Nhưng phong trào Cần Vương cũng như lực lượng triều đình Huế lúc đó không đủ sức đương cự với quân Pháp nên tất cả đều tan rã. Trong khi người Pháp tiếp tục tiến hành bình định để củng cố chính quyền thực dân, PBC không từ bỏ chí hướng đã có. Vừa dùng ngòi bút sáng tác thơ văn để nung nóng nhiệt tình cứu nước, ông vừa bôn ba tìm gặp các phần tử đấu tranh để gây dựng lực lượng chống Pháp.

    PBC đã tiếp xúc với nhiều người từng chiến đấu trong hàng ngũ Cần Vương của Phan Đình Phùng, từng tới Yên Thế gặp Đề Thám, bàn tính việc đấu tranh với nhiều nhân vật trí thức yêu nước như Nguyễn Hàm, Đặng Thái Thân… và đặc biệt đưa ra chủ trương “giao kết giáo đồ ” vận động tín đồ Thiên Chúa Giáo. Đây là một chủ trương hết sức mới mẻ vì vào thuở đó vẫn có định kiến là tín đồ Thiên Chúa Giáo ủng hộ thực dân Pháp. PBC cho rằng cuộc đấu tranh chỉ thành công khi đạt được sự hợp quần dân tộc và tin tưởng tuyệt đối ở lòng yêu nước của giáo dân.

    Thực tế chứng minh PBC hoàn toàn nghĩ đúng vì sau đó phong trào nhận được sự đóng góp rất lớn của tín đồ Thiên Chúa giáo, gồm cả các vị linh mục ở nhiều giáo xứ như linh mục Thông xứ Mộ Vinh, linh mục Truyền xứ Mỹ Dụ, linh mục Thông xứ Quỳnh Lưu, Nghệ An và linh mục Ngọc xứ Ba Đồn, Quảng Bình… PBC đã ghi lại trong PBC niên biểu rằng: “công ơn các người giáo dân phù giúp rất nhiều” và ghi lại một kết quả rất đáng kể của chủ trương là “ các đám mây mù nghi ngờ giữa Lương Giáo, quét một trận sạch bong”

    (1).

    Năm 1905, PBC cùng Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ xuất dương qua Trung Hoa rồi Nhật Bản, bắt đầu phát động phong trào Đông Du cứu nước. Trong số giáo đồ Thiên Chúa Giáo hưởng ứng phong trào có tu sĩ Mai Lão Bạng với biệt danh Già Châu đã đích thân đưa một nhóm thanh niên tới tận Hong Kong gặp PBC năm 1908 và sau đó trở thành cộng sự viên đắc lực của PBC.

    Suốt 20 năm lưu vong ở Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, PBC kết giao với nhiều nhân vật tên tuổi trong chính giới Trung Hoa, Nhật Bản như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên, bá tước Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu), tử tước Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Ki)… thành lập Việt Nam Quang Phục Hội cùng nhiều hội đoàn khác thúc đẩy, hỗ trợ các phong trào đấu tranh ở trong nước bằng sách báo tuyên truyền và giúp đỡ võ khí… (2)

    PBC trở thành tiêu biểu của lòng yêu nước, động cơ kích động thu hút mọi người tham gia hoạt động lật đổ ách thực dân, trở thành kẻ đại quốc phạm đối với chính quyền bảo hộ Pháp nên đã bị kết án tử hình khiếm diện vào năm 1913 cùng với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Nguyễn Hải Thần.

    Sau khi Lênin cướp chính quyền thành công tại Nga, PBC đã nghĩ tới việc kết giao với người Nga để tìm thêm sự yểm trợ cho lực lượng đấu tranh VN. Trong PBC niên biểu (3), PBC khen Lênin có tài về chiến lược đấu tranh cách mạng nên có ý muốn gửi một số du học sinh nhờ Liên Xô giúp đỡ cho việc huấn luyện. Vì thế năm 1920, PBC đã đi Bắc Kinh gặp hai người Nga và ghi lại cuộc gặp gỡ đó như sau:

    “Năm Canh Thân (1920), tháng 11, tôi nghe được người của Đảng Xã Hội Cộng Sản của nước Hồng Nga nhóm họp ở Bắc Kinh khá nhiều mà đại bản doanh của họ chính là nhà Bắc Kinh đại học. Tôi vì tính sẵn ham lạ mà nghiên cứu chân lý của đảng Cộng Sản… Tôi đi Bắc Kinh… tới thăm Thái Nguyên Bồi tiên sinh… Thái mới giới thiệu tôi với hai người Nga, một người lao nông Nga La Tư du Hoa đoàn đoàn trưởng (tên chữ Nga tôi không nhớ được), một người là Hán văn tham tán Lạp tiên sinh là thuộc viên của đại sứ GiaLạp-Hãn.

    Lần này là lần thứ nhất mà tôi trực tiếp kết giao với người Nga. Tôi có hỏi Lạp tiên sinh rằng: “Người nước tôi muốn đi du học quý quốc, nhờ tiên sinh chỉ vẽ đường lối cho”. Lạp nói rằng: “Chính phủ Lao Nông đối với đồng bào thế giới ở nước Nga rất là hoan nghênh, người Việt Nam nay du học lại tiện lợi lắm. Do Bắc Kinh đến Hải Sâm Uy, đường thủy, đường bộ thông được cả. Do Hải Sâm Uy đến Xích Tháp có đường sắt vào Tây Bá Lợi Á, đi thấu được vào Mạc Tư Khoa, kể hành trình chỉ có 10 ngày thôi. Học sinh tới Nga tất trước phải đến Bắc Kinh, có đại sứ nước Lao Nông ở đó, vào xin lĩnh chứng thư và giấy giới thiệu. Được chứng thư của đại sứ thì từ Xích Tháp đến Mạc Tư Khoa, các tổn phí tiền xe và thực dụng thảy có chính phủ Lao Nông ưu đãi cho. Kể từ Việt Nam đến đất Nga, nhu phí chỉ trong 200 đồng chắc dễ biện lắm. Nhưng du học sinh trước khi vào học tất phải quyết tâm thừa nhận những điều kiện như dưới này: 1– Tín ngưỡng chủ nghĩa Cộng Sản. 2– Học thành rồi, về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông. 3– Học thành rồi, về trong nước mình phải ra sức làm những sự nghiệp cách mệnh. Còn như phí tổn chi dụng trong khi tại học và khi về nước, nhất thiết do chính phủ Lao Nông đảm nhiệm.

    Bấy nhiêu lời như trên là những lời mà lúc ấy tôi hội thoại với ông Lạp. Ông Hoàng Đình Tuân dùng tiếng Anh thông dịch cho tôi… Người Nga khi nói chuyện với tôi biểu hiện một cách hòa ái thành thực, tư sắc rành thấy là không đạm không nồng. Tôi còn nhớ một câu rằng: “Chúng tôi được thấy người Việt Nam là bắt đầu từ ông. Ông nếu dùng được chữ Anh làm một bản sách kể cho hết chân tướng người Pháp ở Việt Nam đem cho chúng tôi, chúng tôi cảm tạ mà không dám quên” (4)

    Sau lần tiếp xúc này, PBC trở về Quảng Châu không gặp gỡ người Nga nữa mà chỉ lo trung hưng Quang Phục Hội theo tình hình mới, nhất là sau khi xẩy ra vụ Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Merlin tại Sa Điện. PBC gặp Tưởng Giới Thạch, Lý Tế Thâm đề nghị giúp đưa du học sinh Việt Nam vào trường Hoàng Phố và bàn với các đồng chí cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội đổi thành Việt Nam Quốc Dân Đảng dựa theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

    PBC hoàn tất việc soạn thảo các văn kiện căn bản như đảng cương, chương trình vào tháng 9 năm Giáp Tý tức khoảng tháng 10-1924 giao cho Hồ Tùng Mậu đưa về trong nước lấy thêm ý kiến, rồi rời Quảng Châu về Hàng Châu. Theo hồi ức PBC niên biểu, PBC không rõ Hồ Tùng Mậu có chuyển tài liệu về nước không nhưng từ khoảng đầu năm 1925, PBC nhiều lần nhận được thư góp ý của Hồ Chí Minh.

    Đây là thời gian Hồ Chí Minh báo cáo với Đệ Tam Quốc Tế về việc vừa lập xong nhóm bí mật Cộng Sản Đoàn với 8 người thuộc Tâm Tâm Xã trong đó có con rể PBC là Vương Thúc Oánh đang hoạt động ở Thái Lan được Hồ Tùng Mậu đích thân qua gặp đưa về Quảng Châu. Hồ Chí Minh đang cùng nhóm này sắp xếp biến Tâm Tâm Xã thành Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội vào tháng 6-1925 là thời gian mà người Việt Nam tranh đấu tại Trung Hoa dự trù tổ chức lễ tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái hy sinh ngày 19-6-1924 (tức ngày 15-5 Giáp Tý).

    Sự có mặt của PBC trong dịp này là điều mong đợi của mọi người và cũng hoàn toàn hợp ý PBC đang muốn nhân dư vang tiếng bom Phạm Hồng Thái hun nóng nhiệt tình tranh đấu. Do đó, PBC rời Hàng Châu ghé Thượng Hải theo dự trù xuống thuyền tại đây về Quảng Châu.

    PBC thuật lại:

    “Mười hai giờ đồng hồ chính trưa ngày 11 tháng 5 âm lịch (5) , xe lửa Hàng Châu đi đến Bắc trạm, tôi vì cớ nóng gởi bạc cho ông Trần nên gởi đồ hành lý ở nhà chứa đồ mà tay tôi xách một cái kha-băng nhỏ. Vừa ra cửa trạm thì thấy có một cái cỗ xe hơi, xe khá lịch sự, đứng xung quanh có 4 người Tây, tôi không nhận được ra người Pháp. Bởi vì xứ Thượng Hải người Tây nước nào cũng có, khách sang trọng biết chừng nào mà kể, đem xe hơi rước khách cũng là thông lệ của các lữ quán to.

    Tôi có biết đâu chiếc xe hơi này là đồ gian của kẻ cướp bắt cóc người. Tôi mới ra khỏi cửa trạm vài ba bước thì thấy có một người Tây hung dữ lại trước mặt tôi dùng tiếng quan thoại mà nói với tôi rằng: “Trứa cơ xe hấn hảo, xính xin xang xàng xe! – Xe này rất tốt, mời tiên sinh lên xe!”. Tôi đương cự rằng: “ Ngộ bú giảo! – Tôi không cần!”

    Thình lình người Tây nữa ở sau xe ra, hết sức đẩy tôi lên xe. Máy xe tức khắc vặn, tôi đã vào tô giới Pháp rồi. Xe chạy đến bờ bể thì binh thuyền nước Pháp đã chực sẵn. Tôi từ đó thành ra người tù phạm ở trong tàu binh”. (6)

    Tin PBC bị bắt trở thành làn sóng thúc đẩy bùng nổ một phong trào đấu tranh lan rộng khắp các miền đất nước và ngay tại chính quốc Pháp. Gần như mọi thành phần, mọi giới đều lên tiếng đòi tha PBC, xóa bỏ bản án tử hình khiếm diện năm 1913. Nhiều phần tử trí thức, sinh viên học sinh, đại diện các nghiệp đoàn… nối nhau gửi thư bênh vực PBC tới Hội Quốc Liên, tòa án quốc tế La Haye, Quốc Hội và chính phủ Pháp. Những nhân vật nổi tiếng thân Pháp như học giả Phạm Quỳnh cũng công khai yêu cầu ân xá cho PBC.

    Dư luận sôi nổi kéo dài nhiều ngày trước và sau ngày 23-11-1925 là ngày khai diễn phiên tòa tại Hà Nội. Ngay giữa phòng xử luôn rộ lên những tiếng phản đối và đã có một người đứng ra xưng rõ họ tên quê quán là Nguyễn Khắc Doanh, người xã Trình Xuyên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đệ đơn xin Tòa cho được chết thay PBC. Trong Việt Sử Tân Biên, Phạm Văn Sơn đã ghi lại cảnh hàng trăm bà già buôn thúng bán bưng quỳ dọc theo phố hàng Đường, Hà Nội dâng thỉnh nguyện thư xin ân xá cho PBC vào lúc Toàn Quyền Alexandre Varenne vừa nhậm chức đi thị sát qua khu phố này. (7)

    Đây là lần đầu chính quyền thuộc địa Pháp đứng trước một phong trào đấu tranh quyết liệt và có quy mô bao trùm toàn cõi Việt Nam. Kết quả, Tòa chỉ đưa ra một án tù treo và Toàn Quyền Varenne phải cử Khâm Sứ Trung Kỳ Pierre Pasquier đích thân tới phòng giam Hỏa Lò gặp PBC, sắp xếp việc đưa đi an trí tại Huế.

    PBC bị bắt khiến hàng ngũ dân tộc yêu nước mất một điểm tựa mang tính chỉ đạo nhưng đã củng cố thêm niềm tin đặt vào các phong trào đấu tranh và hun nóng nhiệt tình của mọi giới ở trong nước. Riêng PBC cho tới khoảng 1928-1929 khi ngồi viết PBC niên biểu vẫn không hiểu vì sao mật thám Pháp lại biết rõ hành trình của mình để chờ sẵn tại Bắc trạm Thượng Hải, ngoài một mối nghi ngờ:

    “Ai dè lúc tôi ra đi, thì cái thời giờ hành động của tôi đã có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp mà cái người mật báo đó lại chính là người ở chung với tôi, từng nhờ tôi nuôi nấng… Người ấy nghe nói tên là Nguyễn Thượng Huyền… gọi cụ Thượng Hiền bằng ông chú, thông chữ Hán, đã từng đậu cử nhân, chữ Pháp, chữ quốc ngữ cũng đủ xài. Tôi nhân yêu tài nó, lưu nó làm thư ký còn như nó làm ma cho Pháp thì tôi có nghĩ tới đâu!” (8)

    PBC không cho biết đã được nghe ai nói Nguyễn Thượng Huyền làm ma (tức mật thám) cho Pháp và báo rõ hành trình của ông, tuy nhiên có vẻ tin theo. Vào lúc PBC được nghe nói như thế thì tại Hà Nội, năm 1928, nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã cho phát hành tập tài liệu Ai bán đứng cụ PBC? của tác giả Nhượng Tống nêu đích danh người báo cho mật thám Pháp bắt PBC là nhóm Lý Thụy, Lâm Đức Thụ. Nhượng Tống phát giác sự việc trên dựa theo nhiều nguồn tin từ những người xung quanh PBC tại Trung Hoa.

    Vào thời điểm đó, Lý Thụy cũng như Lâm Đức Thụ không phải những nhân vật tên tuổi trong hàng ngũ đấu tranh và cũng chưa tiêu biểu nổi cho một xu hướng chính trị rõ rệt nào ngoài tư cách người của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội vừa được thành hình. Điều mọi người biết về Lâm Đức Thụ chỉ là còn có tên Trương Béo hoặc Hoàng Chấn Đông, tên thật là Nguyễn Công Viễn, từng tham gia Tâm Tâm Xã của PBC và có tương quan với tòa lãnh sự Pháp tại Hong Kong.

    Như vậy, những nguồn tin mà Nhượng Tống nhận được chắc chắn không do dụng ý chống cộng nhắm xuyên tạc về lãnh tụ Hồ Chí Minh như các tác giả Cộng Sản Việt Nam sau này nêu ra. Trên thực tế, cái tên Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện từ tháng 8-1945 và năm 1928 không ai biết Lý Thụy là Nguyễn Ái Quốc. Hơn nữa, dù năm 1949 Nhượng Tống bị Cộng Sản ám sát tại Hà Nội, nhưng vào năm 1928, Nhượng Tống chưa hề đặt Cộng Sản vào thế thù địch.

    Nhượng Tống bước vào làng báo năm 1924 chuyên hoạt động về văn hóa cho đến cuối tháng 12-1927 mới gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Tập tài liệu Ai bán đứng cụ PBC? có thể được viết từ trước thời điểm này để ấn hành kịp vào năm 1928 và như thế Nhượng Tống không những chưa biết Lý Thụy là cán bộ Đệ Tam Quốc Tế mà thậm chí còn không biết Lý Thụy là ai nữa. Người ta đã biết tới cuối năm 1929, Việt Nam Quốc Dân Đảng còn cử người qua Thái Lan liên lạc với Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội đề nghị giúp đỡ võ khí để khởi nghĩa.

    Thực ra, không chỉ riêng Nhượng Tống nhận được các tin tức cho biết Lý Thụy và Lâm Đức Thụ chủ mưu bán đứng PBC. Năm 1948, trên tạp chí Cải Tạo tại Hà Nội số tháng 10-1948 được Joseph Buttin-ger trích lại (9), Đào Trinh Nhất đã viết bài Một bí mật chưa ai nói ra nêu tên Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu bán đứng PBC cho mật thám Pháp.

    Đặc biệt hơn, chính Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là người từng có Lâm Đức Thụ bên cạnh nhiều năm ở Trung Hoa cũng ghi lại sự việc này như sau:

    “Cuối tháng 5 năm 1925, Lâm Đức Thụ viết thư và gửi tiền lên Hàng Châu cho ông PBC, mời về Quảng Châu nhân dịp kỷ niệm Phạm Hồng Thái ngày 19 tháng 6, làm một cuộc tuyên truyền lừng lẫy cho cách mệnh Việt Nam. Ông Phan nhận được thư và tiền, liền đi Thượng Hải để đáp tàu thủy về Quảng Châu. Ông Phan đi rồi, mãi không thấy có thư từ gì về, bọn Hồ Học Lãm ở Hàng Châu lấy làm lạ, viết thư hỏi các đồng chí ở Quảng Châu. Thư trả lời nói không thấy ông Phan xuống đó, ai cũng lo.

    Hơn một tháng sau, Lâm Chi Hạ, chủ nhiệm Quân Sự Biên Tập Xứ, tiếp được một phong thư từ Sán Đầu gửi tới, có kèm theo một mảnh thư do ông Phan viết, mới biết là ông bị bắt rồi.

    Gửi thư ấy đến Lâm Chi Hạ là một học sinh Tàu. Người này cho biết rằng nhân dịp nghỉ hè, từ Thượng Hải về Sán Đầu thăm nhà, gặp ông Phan ở trên tàu thủy, ông Phan thừa lúc người đi kèm không ở cạnh, nói chuyện với y và viết mảnh giấy ấy, nhờ y gửi đi Hàng Châu cho Lâm Chi Hạ.

    Cứ như lời ông Phan nói trong mảnh giấy ấy thì khi ông đi xe lửa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, vừa ra khỏi cửa ga, liền bị mấy người cảnh sát tô giới Anh núm lấy, điệu lên xe hơi đưa đến tô giới Pháp giao cho người Pháp. Ông bị giam ở đó ít lâu, rồi bị giải về nước bằng tàu thủy.

    Lâm Đức Thụ ở Quảng Châu, lúc đầu cố phao vu cho người này người khác để che lấp tội ác của mình nhưng về sau thấy ông Phan bị bắt về đến trong nước, thành ra một cuộc tuyên truyền có hiệu lực cho cách mệnh, Lâm Đức Thụ mới khoe với mọi người đó là công hắn, vì chính hắn bắt ông Phan. Hắn lại nói sở dĩ bắt ông Phan là vì hắn nghĩ ông đã trở nên già hủ, không thích hợp với thời đại mới nữa, ở ngoài bất quá biết làm mấy câu văn tuyên truyền hão bằng chữ Nho, chẳng được chuyện gì, không bằng đưa ông về nước lấy bản thân ra làm lợi khí tuyên truyền, lại có ích hơn” (10)

    Những ý kiến mà Cường Để ghi là của Lâm Đức Thụ đã được Hoàng Văn Chí dựa theo tài liệu của nhạc phụ là Sở Cuồng Lê Dư xác nhận là ý kiến của Hồ Chí Minh. Lúc đó, nhóm Lâm Đức Thụ rất tin theo Hồ Chí Minh và đang tính toán biến Tâm Tâm Xã thành tổ chức riêng. Một vấn đề khiến cả nhóm ưu tư là có thể gặp trở ngại khi PBC không đồng ý, vì PBC đang tiến hành việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

    Lê Dư theo PBC hoạt động trong Tâm Tâm Xã nhưng gần gũi với Lâm Đức Thụ. Vì thế, Lê Dư đã được nghe nhắc tới ý kiến của Hồ Chí Minh – lúc đó mang tên Lý Thụy và biệt danh Vương Sơn Nhị. Theo Lê Dư, Hồ Chí Minh đã nói:

    “Cụ đã gần đất xa trời mà chẳng nên công việc gì, chi bằng bán cụ cho Pháp lấy tiền cho Đảng ta”.

    Một người trực tiếp nghe Hồ Chí Minh phát biểu như trên là Vương Thúc Oánh. Vương Thúc Oánh là người thứ 7 trong 9 hội viên bí mật của Cộng Sản Đoàn thành lập vào tháng 2-1925. Lúc đó, Vương Thúc Oánh rời Thái Lan theo Hồ Tùng Mậu về Quảng Châu và luôn có mặt trong mọi phiên họp bàn bạc về hoạt động của nhóm.

    “Trong cuốn sách tự thuật in vào năm 1962, Vương Thúc Oánh cho biết trong phiên họp khoảng đầu năm 1925 của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một hội vừa mới được Lý Thụy móc nối và thành lập, và Vương Thúc Oánh có hiện diện trong buổi họp đó, Lý Thụy nói: “Cụ Phan ái quốc thật, nhưng cụ đã quá già, đầu óc rất khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thực, dễ tin người …”

    Lý Thụy đã lý luận hãy để cho cụ Phan trở thành biểu tượng đấu tranh bằng cách để người Pháp bắt giam cụ Phan xong rồi Hội tổ chức các cuộc đấu tranh cho cụ. Song song, khi bán tin cho người Pháp bắt cụ, người Pháp phải gởi lại cho Hội một số tiền và Hội dùng số tiền này để phát triển lực lượng. Lý luận “nhất cử lưỡng tiện” này đã được các thành viên trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội biểu quyết chấp thuận”. (11)

    Vương Thúc Oánh là con rể PBC cũng không thể phản đối và số tiền nhận được từ người Pháp trong vụ này, theo Vương Thúc Oánh, là 10 vạn quan, tức 100 ngàn quan. Vụ “bán người” này được hầu hết các tác giả khác nhắc tới trong số có Đào Văn Hội, tác giả Ba nhà chí sĩ họ Phan, cho biết thêm một chi tiết khác:

    “Sau khi PBC đi Hàng Châu, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ đã triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào về vấn đề này. Lâm Đức Thụ đã đề nghị hy sinh cụ PBC… Và hội nghị đã ủy cho Lâm Đức Thụ và Phan Vị đến tiếp xúc với tòa TLS Pháp ở Hương Cảng để thương lượng” (12).

    * Bài viết trên đây được lược trích từ HCM-Nhận Định Tổng Hợp-Minh Võ.

    Phòng xử lặng trang sau khi mọi người đọc xong những dòng chữ cuối cùng trên màn ảnh truyền hình. Có lẽ họ còn đang bàng hoàng về những bí mật đã được giấu kín mấy chục năm cho tới bây giờ mới bật mí nhờ vào sách báo và các mạng lưới thông tin toàn cầu.

  8. #37
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    -24-
    Đạo đức cách mạng thứ nhất của bác:
    LỪA VỚI BỊP…

    Tiếng động vang lên từ chiếc búa làm bằng cây của Diêm Vương báo hiệu phiên xử Hình Chí Mô ngày thứ nhì được tiếp tục. Thôi Phán Quan thong thả rời khỏi ghế ngồi của mình. Bước tới đứng trước mặt bị can ông ta buông một câu.

    -Trong đời cách mạng ông đi đây đi đó và làm thê làm mướn để sinh sống? Đúng không?

    Hình Chí Mô cau mày như suy nghĩ về câu nói trên rồi sau đó mới trả lời.

    -Đúng… Tôi làm thuê làm mướn, làm đủ mọi nghề để sống…

    Hơi mỉm cười vị biện lý âm phủ hỏi.

    -Ông có làm thuê làm mướn cho các cơ quan gián điệp không?

    Tiếng xì xầm thoạt đầu nhỏ rồi sau đó lớn dần lên.

    -Bộ bác là điệp viên hả anh Bảy?

    -Chứ còn gì nữa. Bác còn giỏi hơn Jame Bond 007 của Anh và Tống Văn Bình Z28 của Việt Nam mình nữa. Bác là thầy của Trần Bạch Đằng, Phạm Ngọc Ẩn, Mười Hương và Lê Câu…

    Đợi cho người nào đó dứt lời, Thôi Phán Quan nhắc lại câu hỏi của mình.

    -Ông có làm thuê làm mướn cho các cơ quan gián điệp không?

    -Tôi già rồi nên không nhớ được nhiều chuyện cũ…

    Hình Chí Mô chối quanh.

    -Vậy để tôi nhắc lại cho ông nhớ… Ngày 16-91934, ông nhập học khóa tình báo ngắn hạng 6 tháng của KGB với tư cách là học viên nội trú của đại học Lênin, mang tên giả là Linov với bí số 375. Tại học viện Nghiên cứu các Vấn đề Thuộc địa, ông lãnh đạo tiểu tổ các học sinh Việt Nam và dùng tên giả là Lin… Ông xác nhận điều này?

    Thấy bị can dụ dự chưa chịu trả lời, Thôi Phán Quan cười thốt.

    -Ông muốn tôi trình tòa nhân chứng và tài liệu?

    Hình Chí Mô lắc đầu. Thôi Phán Quan hỏi lại.

    -Như vậy là ông xác nhận ông là điệp viên của KGB?

    -Tôi chỉ học một khóa bổ túc 6 tháng…

    -Như vậy là ông đã tham dự các khóa học căn bản từ trước, bởi vậy ông mới học thêm khóa bổ túc. Đúng không?

    Hình Chí Mô gượng gạo gật đầu vì biết mình nói hớ nên bị Thôi Phán Quan bắt bẻ. Hướng về chỗ bồi thẫm đoàn đang ngồi, vị biện lý của âm phủ cao giọng nói với bị can đang ngồi trước mặt.

    -Trong thời đệ nhị thế chiến vào khoảng năm 1945, Hình Chí Mô hoạt động khắp vùng rừng núi Việt Bắc với các tên giả Già Thu, Sáu Sán, Ong Ké. Sau đó, bị can lại sang Tàu rồi bị bắt vì bị tình nghi là gián điệp của Nhật. Lần nầy, bị can được Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần bảo lãnh nên tướng Trương Phát Khuê trả tự do cho bị can. Nhờ khả năng tình báo do KGB đào luyện, bị can được tướng Trương Phát Khuê tin dùng và cho phục vụ trong ngành quân báo của Bộ Tư Lệnh Đệ Tứ Chiến Khu ở Hoa Nam. Xuyên qua cơ quan tình báo của Trung Hoa, bị can bắt liên lạc với tình báo Hoa Kỳ do Charles Fenn và thiếu tá Archimedes Patti, đặc vụ phụ trách chiến trường Đông Dương của OSS (Office of Strategic Services), tiền thân của CIA. Bị can trở thành một trong 25 điệp viên của Charles Fenn với bí danh Lucius, bí số 19. Bị can được Charles Fenn cung cấp cho 6 khẩu súng lục 38 cùng với 120 băng đạn. Ngoài ra họ còn viện trợ cho bị can nhiều súng ống, đạn được và quân dụng. Đúng không?

    -Đúng…

    Trở lại bàn của mình, cầm quyển sách đưa lên, Thôi Phán Quan cao giọng.

    -Kính thưa Diêm Vương… Kính thưa Bồi Thẩm Đoàn… Kính thưa quí vị… Sau đây tôi xin trình tòa một tài liệu, đúng hơn là quyển sách nói về những hạot động của Hình Chí Mô dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô từ năm 1923 cho tới năm 1938. Đó là quyển Bác Hồ Trên Đất Nước Lê Nin của Hồng Hà…

    Ngừng lại giây lát vị biện lý của âm phủ thong thả nói tiếp.

    -Hồng Hà là bút hiệu của Hà Văn Trường, người viết cuốn Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng. Mang cấp bậc đại tá, nguyên tổng biên tập nhật báo Nhân Dân của đảng cộng sản Việt Nam, nguyên bí thư trung ương đảng kiêm trưởng ban đối ngoại trung ương, Hồng Hà có cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản quốc tế. Vì vậy những gì ông ta trình bày trong sách chúng ta có thể tin được phần nào. Với sự thận trọng cần thiết, tôi thiết nghĩ chúng ta có thể đọc để tìm thấy một vài chi tiết trong sách, chứng minh hành trình cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là phục vụ cho cộng sản quốc tế cũng như Nguyễn Ái Quốc là đảng viên thâm niên của cộng sản Liên Xô. 16 năm, tính từ 1923 tới 1938; bị can đã nhiều lần đến và đi, lưu trú nhiều năm ở Nga, được cộng sản Liên Xô huấn luyện thuần thục để sau này trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản Đông Dương. Bây giờ tôi xin mời quí vị theo dõi đoạn đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô từ năm 1923 cho tới năm 1938. Tôi cũng xin nhấn mạnh danh xưng ” anh Nguyễn ” trong sách chỉ tới Nguyễn Ái Quốc… Đoạn văn có chữ in nghiêng sau đây được trích nguyên văn trong sách Bác Hồ trên đất nước Lê Nin của Hồng Hà…

    Thôi Phán Quan phất tay áo rộng. Màn ảnh rộng hiện ra cho mọi người đọc thấy những dòng chữ.

    -Anh Nguyễn cho rằng Liên Xô của Lê-nin không phải là địa ngục mà cũng chưa phải là thiên đường. Liên Xô có những khó khăn và có những thiếu sót nhưng Liên Xô đang đứng vững, đang đi tới, sẽ phồn vinh, giàu mạnh, và chế độ trên đất nước này là ưu việt, là tấm gương và là tương lai của các dân tộc. Anh đã thấy vàng trong cát, thấy cây và thấy cả rừng. Phải có cái nhìn biện chứng, một tư duy khoa học và một tấm gương cách mạng trong đẹp mới có được niềm tin như thế vào lúc cái xã hội mới ấy chỉ vừa mới nhú mầm.

    Còn nhân dân Mát-xcơ-va và nhân dân Liên Xô thì vẫn vui tươi, hăng say lao động, không động dao, không bi quan trước những khó khăn trong đời sống, vì họ hiểu tại sao có những khó khăn đó và thấy con đường đúng đắn nhất của họ là lao động quên mình xây dựng đất nước vì lợi ích nhân dân Nga và vì cách mạng thế giới, với niềm tin rằng một tương lai tươi sáng, hạnh phúc sẽ đến với họ, mức sống của ngày mai do thái độ lao động của họ hôm nay quyết định. Cứ nhìn những khuôn mặt quanh anh, những công nhân, nông dân, trí thức đang làm việc đủ thấy nét rạng rỡ, tự hào và tự tin của những người chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

    Hàng trăm con người reo hò, tung mũ nhảy múa, vây quanh những chiếc xe hơi AMO đầu tiên ra xưởng. Chiếc xe mui trần, cục mịch, hai chỗ ngồi tượng trưng cho tinh thần tự lực tự cường của nhân dân xô-viết hãnh diện lăn bánh qua các đường phố thủ đô. Hàng vạn nhân dân đứng kín sân bay Tu-si-nô xem máy bay biểu diễn trong ngày hội hàng không, và hoan hô dậy đất kỷ lục bay của nước Nga năm 1923 : cao 1200 mét với tốc độ 200 ki-lômét / giờ. Những tốp thanh niên vác cuốc xẻng đi xây nhà máy thủy điện Vôn-khốp, vừa đi vừa hát vang…

    Anh Nguyễn tắm mình trong không khí lạc quan, tự do ấy. Chưa bao giờ anh thấy mình khoan khoái như lúc này sống giữa Mát-xcơ-va, sống giữa môt xã hội mà hôm nay đã là ngày mai rồi.

    Khung cảnh ấy càng giục giã anh lao tới thực hiện lý tưởng của đời mình. Từ Mát-xcơ-va, trái tim cộng sản ấy nghĩ tới quê hương, đồng bào, đồng chí và bao nhiêu công việc của cách mạng chưa được giải quyết. Anh lo đến trách nhiệm của người cộng sản quan tâm tình hình Tổ quốc và các nước thuộc địa luôn muốn thúc đẩy cái gì ngưng trệ trong cuộc đấu tranh để giải phóng nhân dân. Vừa tới Mát-xcơ-va, anh vội viết thư ngay cho các đồng chí Trung ương Đảng Cộng sản Pháp:

    “ Các đồng chí,

    Những quyết định của Quốc tế thứ hai về vấn đề thuộc địa có hai tác động song song nhưng trái ngược nhau, một mặt, chủ nghĩa đế quốc áp bức, thấy trước hậu quả nặng nề của chính sách đó nếu được thực hiện đúng, bắt đấu đề phòng và ra sức tuyên truyền ngu dân và đàn áp. Mặt khác, nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa thức tỉnh bởi tiếng vang cách mạng tự nhiên quay nhìn về Quốc tế của chúng ta, chính đảng duy nhất hứa quan tâm đến họ với tình anh em và họ đặt vào chính đảng đó tất cả niềm hi vọng giải phóng. Từ đó chúng ta có thể không phải chỉ phá tan ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân bóc lột và lay chuyển tình thế mà còn biến mối cảm tình hoàn toàn cảm tính và thụ động của nhân dân các thuộc địa đối với chúng ta thành một mối cảm tình có lý tính, có hành động thật tự giác nếu các nghị quyết của Quốc tế cộng sản chúng ta được thực hiện. Khốn thay, những nghị quyết đó cho đến nay chỉ dùng để tô đẹp vào tờ giấy ! Thử hỏi các chi bộ cộng sản Pháp, Anh và ở các nước thực dân khác đã làm gì cho các thuộc địa ? Họ có một chính sách và chương trình rõ ràng, cụ thể và nhất quán về vấn đề thuộc địa không ? Những đảng viên của các chi bộ có hiểu thuộc địa là cái gì không và có hiểu tầm quan trọng của nó không ? Có thể trả lới tất cả là không.

    Đối với các thuộc địa Pháp,

    a) Một ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa đã được thành lập.
    b) Một mục về thuộc địa đã được mở trên báo Nhân Đạo.
    c) Trong các Đại hội Đảng toàn quốc đã có những tuyên bố ủng hộ nhân dân các thuộc địa.
    d) Đã có hai chuyến đi tuyên truyền của những đại biểu quốc hội người của Đảng.

    Sau khi thành lập được ít lâu và khi được dùng các cột báo Nhân Đạo một cách dễ dàng, Ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa đã hoạt động khá tốt. Nhiều tài liệu và nhiều tin tức lý thú từ các thuộc địa bắt đấu gửi đến cho họ. Chiến dịch do nó tiến hành trên báo Đảng chống sự lạm dụng và những tội ác của bọn thực dân đã làm choc n đế quốc và các báo của nó phải lo sợ. Nhưng cái diễn đàn đó về vấn đế thuộc địa bỗng bị báo Nhân Đạo bỏ đi đột ngột. Không có phương tiện làm việc và hoạt động, Ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa và chúng luôn luôn sợ bị cải chính và vạch trần.

    Điều đó đặc biệt gây ra cảm giác nặng nề trong nhân dân các thuộc địa. Dù không có hiệu quả, các tuyên bố trong các Đại hội Đảng toàn quốc ủng hộ nhân dân các thuộc địa đã góp phần củng cố cảm giác của họ đối với Đảng. Người ta không thể cứ nhắc đi nhắc lại mãi một điều giống nhau trong khi không làm gì cả. Và những người bị áp bức đáng thương, thấy chúng ta chỉ hứa nhưng không làm gì, bắt đầu tự hỏi chúng ta là những người nghiêm túc thật sự hay là những anh bịp. Chuyến đi của các đồng chí V. Cu-tuya-ri-ê và A. Béc-tu sang Angiê-ri và Tuy-ni-di, gần như cùng lúc với những cuộc ngao du cả các đại biểu quốc hội tư sản, được nhân dân châu Phi hoan nghênh. Nên có hững chuyến đi cùng tính chất như thế đến tất cả các thuộc địa khi kết quả có thể chắc chắn là đáng khích lệ.

    Nhưng thay vì tăng cường tuyên truyền, chúng ta đã đánh trống bỏ dùi và bỏ lỡ những cơ hội tốt. Chúng ta đã làm rất ít việc trong lúc có bãi công đẫm máu ở Mác-tiních, nạn đói ở Bắc Phi và cuộc nổi dậy ở Đa-hô-mây.

    Trong trường hợp sau, chúng ta đã mang về một bộ mặt thảm hại. Báo Đảng đưa tin về cuộc nổi dậy sau báo chí tư sản nhiều ngày và mươi ngày sau báo Sự Nghiệp. Trong khi chính quyền thuộc địa đã ra lệnh giới nghiêm, tập trung binh lính, huy động tàu chiến, phát động bộ máy đàn áp, bắt giam các chiến sĩ cách mạng từ 5 đến 10 năm, trong khi báo chí viết thuê tiếp tục một chiến dịch lừa dối và bóp nghẹt triệt đẻ, thì chúng ta bằng lòng với hai, ba bài báo nhỏ không có triển vọng gì. Không phải không khôi hài và không buồn rầu khi trong bóng tối những nhà tù “ văn minh “, những anh em Đa-hô-mây đáng thương của chúng ta đọc điều thứ 8 trong số 28 điều của Quốc tế cộng sản nói rằng : “ Mỗi Đảng Cộng sản cam kết ráo riết hoạt động trong quân đội nước mình chống mọi sự áp bức nhân dân thuộc địa, và nó phải ủng hộ, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, phong trào giải phóng dân tộc”.

    Lúc này buộc tội quá khứ và ngồi tiếc thời gian đã mất là vô ích. Tốt nhất là trong tương lai phải biết dùng nó. Chúng tôi yêu cầu Đảng :

    1. Công nhận chính thức Đảng bộ Mác-tê-ních (nhóm G. Giô-rét).
    2. Mở lại mục Thuộc địa trên báo Nhân Đạo.
    3.Đề nghị tiểu ban nghiên cứu các vấn đề thuộc địa cung cấp tài liệu cho Ban thuộc địa và hai hoặc ba tháng một lần gửi đến ban đó báo cáo công tác. 4. Động viên các đảng bộ thuộc địa, nơi nào có, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát triển của Đảng.
    5. Mở trên các báo của Đảng mục Vấn đề thuộc địa để người đọc làm quen với các việc của thuộc địa.
    6. Nói đến các thuộc địa ở mọi đại hội, cuộc mít tinh hoặc cuộc họp của Đảng.
    7. Khi nào tình hình của Đảng cho phép, cử các nghị sĩ đi thăm các thuộc địa.
    8. Tổ chức những công đoàn hoặc lập những nhóm tương tự ở các thuộc địa.

    Mát-xcơ-va tháng 7-1923
    NGUYỄN ÁI QUỐC”

    Mát-xcơ-va chào mừng ngày khai mạc Hội nghị nông dân quốc tế bằng những số báo đặc biệt, những lá cờ tung bay trên Hồng trường và trên các đỉnh tháp điện Crem-li, Báo Sự thật của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 10-10-1923 đăng hàng chữ lớn suốt bề ngang trang nhất:

    “Hôm nay bên trong tường thành điện Crem-li diễn ra hội nghị nông dân toàn thế giới đầu tiên. Những đội ngũ nông dân đang đến hỗ trợ giai cấp công nhân.

    Chống lại liên minh áp bức và ăn cướp của bọn tư bản và địa chủ, sự liên minh vĩ đại công nông đang phát triển. Chào mừng các bạn đồng minh chiến đấu mới ! Tay cầm tay, vai kề vai thân thiết, chúng ta hãy vùng dậy chống bọn tư bản, chống những cuộc chiến tranh mới mà chúng đang mưu toan, chống những kế hoạch của chúng hòng bóp nghẹt nhân dân lao động !”

    Anh Nguyễn cùng các đại biểu quốc tế đi bộ qua Hồng trường để vào nơi họp. Nhân dân đứng trên hè giáp nhà bách hóa tổng hợp vẫy tay chào. Một biểu ngữ lớn treo bên đường : “Tin tưởng và quyết tâm thực hiện chính sách kinh tế mới của Lê-nin !”

    Lê-nin đã nói được và đọc được các báo cáo, nhưng Người vẫn còn yếu, không đến dự Đại hội quốc tế nông dân mà Người mong đợi từ lâu.

    Nhưng số phận người nông dân thuộc địa sống dưới chế độ thực dân – phong kiến thì còn tồi tệ gấp chục lần. anh Nguyễn là người đại diện thuộc địa duy nhất miêu tả trước Đại hội tình cảnh đồng bào nông dân của anh và đọc bản cáo trạng tội ác kẻ thù của dân tộc anh.

    Đấy là vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 13-10-1923, tại phiên họp thứ 7 của Đại hội. Mặc chiếc áo sơ-mi vải xám, tóc cắt ngắn, vóc gầy, anh Nguyễn bước lên diễn đàn trong tiếng vỗ tay sôi nổi, kéo dài của toàn Đại hội, trong đó có những người chưa biết nước Việt Nam ở đâu trên quả đất. Anh nói bằng một giọng chân thành, tự nhiên và nhiệt tình :

    “Thưa các đồng chí.

    Tất cả các đồng chí đều đã nói về tình cảnh nông dân đất nước các đồng chí. Tôi sẽ không làm tròn bổn phận của tôi nếu được đặc quyền đến đây với các đồng chí mà tôi lại không nói một đôi lời về tình cảnh nông dân nước tôi.

    Để minh họa tình cảnh nông dân Đông Dương, tôi phải làm một sự so sánh : một bên là người nông dân Nga và một bên nữa là nông dân Đông Dương. Nông dân Nga giống như một người ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành còn nông dân Việt Nam thì giống như một người bị trói vào cột, đầu ngược xuống đất. Nói thế không phải là nói phóng đại đâu, sau đây các đồng chí sẽ thấy rõ.

    Khi các đồng chí đi qua Quảng trường Đỏ, các đồng chí thấy có một dòng chữ : “Nhà thờ là thuốc phiện của thế giới” ; nhưng chúng tôi, nhờ nền văn minh phương tây, chúng tôi có cả nhà thờ lẫn thuốc phiện.

    Về thuốc phiện, tôi sẽ xin chỉ kể lại với các đồng chí rằng mỗi năm chính phủ Pháp phương tây đã bán cho nhân dân Việt Nam, 20 triệu người, trên 400 triệu đô-la thuốc phiện. Mặc khác, người ta tính ra rằng cứ 1000 đại lý bán rượu và thuốc phiện thì không có lấy 10 trường học. Các đồng chí thấy sự việc như thế đấy.

  9. #38
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Bây giờ tôi xin nói với các đồng chí về vấn đề nhà thờ. Tôi đã nói với các đồng chí rằng những tên thực dân đã tước đoạt tài sản của người Việt Nam như thế nào. Bây giờ tôi xin nói để các đồng chí biết Chúa Ki-tô đã tước đoạt tài sản của nông dân như thế nào.
    Trong cuộc xâm chiếm Đông Dương chính những nhà truyền đạo Thiên chúa đã đi do thám để báo cho đội quân chiếm đóng biết những kế hoạch phòng thủ của nước chúng tôi. Cũng chính những nhà truyền đạo đã dẫn đường những đội quân tiến công, cũng chính những nhà truyền đạo đã lợi dụng tình trạng đất nước rối loạn để ăn cắp những văn bản chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của ngưởi nông dân này nọ hay của một làng nào đó. Khi hòa bình được lập lại, nông dân trở về thì tất cả ruộng đất đều đã bị các nhà truyền đạo nắm được văn bản nói trên, chiếm mất. Chính bằng cách đó, mà ở Nam Kỳ những nhà truyền đạo Thiên chúa có trên một phần tư ruộng đất cày cấy được. Ở Cao Miên, các nhà truyền đạo nắm trên một phần ba ruộng đất, ở Bắc Kỳ, chỉ riêng ở thủ phủ, trong thành phố Hà Nội, các nhà truyền đạo có những bất động sản rộng mênh mông. Không phải chỉ bằng cách đó họ chiếm của cải, ruộng đất của nông dân. Các đồng chí đều biết rằng trong các nước ven biển, nhất là trong những nước ở Viễn Đông, thường xảy ra giông bão và lụt lội làm cho mùa màn thất bát ; các nhà truyền đạo lợi dụng những dịp đó để ứng tiền trước cho nông dân vay với những tỷ suất lãi rất nặng và một thời hạn rất ngắn. Biết rõ rằng làm như vậy thì nông dân không bao giờ có thể trả nợ được, các nhà truyền đạo đòi nông dân phải đem ruộng đất ra bảo đảm. Đến hạn trả nợ, toàn bộ ruộng đất của nông dân đều rơi vào tay những người truyền đạo. Các đồng chí đã thấy bọn thực dân bóc lột nông dân như thế nào và các quan chức của chúa tước đoạt nông dân như thế nào. Bây giờ, còn có những kẻ bóc lột khác nữa, chẳng hạn như nhà nước. Dù mủa màng có xấu đến mức nào đi nữa, nông dân Việt Nam vẫn cứ phải đóng thuế, nông dân phải bán mùa màng của mình đi ; đẻ khỏi bị bỏ tù (hễ đóng thuế chậm là họ bị bỏ tù) họ phải bán non mùa màng của họ, nghĩa là bán trước khi gặt ; họ bán cho con buôn theo cách ước lượng bằng mắt. Bằng cách đó con buôn mua lúa trước khi gặt bằng một giá rất rẻ và sau đó đem bán lại rất đắt. Như vậy là người nông dân Việt Nam không phải bị trói vào chiếc cột như tôi đã trình bày với các đồng chí, mà họ còn bị đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên hợp là : Nhà nước thực dân, tên thực dân, Chúa Kitô và con buôn. Chắc các đồng chí sẽ hỏi rằng tại sao nông dân Việt Nam không tổ chức nhau lại, không làm như các đồng chí là thành lập hợp tác xã. Chỉ vì họ không thể làm như thế được. Tôi phải nói với các đồng chí rằng chúng tôi bị cai trị bởi một chế độ nô lệ. Chúng tôi không được quyền tự do đi lại ; chẳng hạn như chúng tôi không được đi từ Mátxcơ-va đến Pê-tơ-rô-grát được ; chúng tôi phải xin được giấy thông hành, nếu không họ sẽ bắt giữ và ném chúng tôi vào tù. Cũng vậy, chúng tôi không được quyền hội họp trên 4 hoặc 5 người nếu không xin được giấy đặc biệt của chính quyền Pháp. Tôi cũng sin nhắc lại rằng các đồng chí đã nói đến chính quyền vô sản về việc lật đổ chủ nghĩa tư bản. Nhưng tất cả những điều các đồng chí nói ở đây sẽ trở thành vô ích, nếu các đồng chí quên mất cái yếu tô quân phiệt thực dân. Các đồng chí đều biết các sự việc. Trong chiến tranh thế giới, chỉ riêng ở nước Pháp, người ta đã đưa từ các thuộc địa về trên một triệu người bản xứ để tham gia chiến tranh. Trong những năm 1916-1917, người ta đã chở về 2 triệu tấn ngũ cốc, trong khi dân bản xứ châu Phi và Đông Dương chết đói. Thưa các đồng chí, để kết thúc, tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế khi không những nông dân phương tây, mà cả nông dân phương đông, nhất là nông dân các thuộc địalà những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí (vỗ tay). Nông dân bị giai cấp tư sản bóc lột và áp bức không kém công nhân. Phải đấu tranh để tự giải phóng. Giai cấp duy nhất đã đấu tranh thẳng tay chống chế độ hiện nay là giai cấp công nhân ; vì vậy nông dân và công nhân là hai bạn đồng minh tự nhiên. Chỉ với lực lượng của riêng mình, nông dân không bao giờ có thể trút bỏ được gánh nặng đang đè nén họ. Sống tản mác trong các làng mạc, họ có thể nổi dậy và tiến hành đấu tranh, nhưng một mình họ thì không thể chiếm được bộ máy nhà nước và giữ được bộ máy đó. Đời sống xã hội hiện nay phụ thuộc trước hết vào những trung tâm công nghiệp lớn mạnh và vào những đường giao thông. Những kẻ nắm đường sắt, nhà máy, hầm lò, những kẻ thống trị trong các thành thị, luôn luôn có thể đè bẹp nông thôn. Hiện nay, chính giai cấp tư sản là kẻ nắm được tất cả những thứ đó, và chỉ công nhân mới tước được của giai cấp tư sản những phương tiện thống trị mạnh mẽ của nó, mới có thể chỉ đạo sản xuất và tương lai của nhân loại. Trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân. Những trào lưu cơ hội chủ nghĩa, phỉnh nịnh nông dân, coi công nhân là lực lượng chủ yếu, là động lực duy nhất của cách mạng, là đội ngũ cách mạng nhất, chỉ dẫn tới chủ nghĩa phiêu lưu, chủ nghĩa cực đoan, vô chính phủ và đi tới chỗ phản bội chủ nghĩa Lê-nin mà thôi”. Cả Đại hội đứng dậy vỗ tay hồi lâu hoan nghênh bản tham luận xuất sắc của anh Nguyễn. Giữa một vài tiếng nói lầm lẫn cất lên trong Đại hội, đánh giá rất thấp hoặc cường điệu, đề cao quá đáng vai trò nông dân, ý kiến của anh nổi lên ngắn gọn, đầy lẽ phải và có sức thuyết phục, làm cho các đại biểu và các nhà báo xô-viết có mặt tại Đại hội rất chú ý. Lần đầu trên một diễn đàn quốc tế anh nói rõ quan điểm của anh về sứ mệnh lịch sử, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và vị trí của nông dân trong cách mạng. Anh hiểu biết vấn đề nông dân từ thực tiễnViệt Nam và từ những năm làm công nhân ở các châu Âu, Mỹ, Phi, lăn lộn trong phong trào công nhân và tiếp thụ ánh sáng của Lê-nin. Tầm nhìn sâu rộng, tư duy cách mạng của anh đánh giá đúng vai trò nông dân, chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, và ngay từ buổi bình minh ấy của phong trào chung, anh đã báo động thế giới về nguy cơ của những trào lưu cơ hội chủ nghĩa phản Lê-nin. Các nhà điện ảnh xô-viết quay phim anh khi anh kết thúc bài tham luận trở về chỗ ngồi, vừa đi vừa giơ tay chào đáp lại tiếng hoan hô của các đại biểu nông dân khắp năm châu. Đại hội quyết định thành lập Quốc tế nông dân, thông qua Dự thảo điều lệ và khẩu hiệu : “Công nhân và nông dân các nước, hãy đoàn kết lại !”. Trước ngày chuyển ra nhà hát lớn Mát-xcơ-va để làm lễ bế mạc trọng thể, Đại hội bầu những người lãnh đạo Quốc tế nông dân. Các đại biểu nghiên cứu lý lịch và lời giới thiệu những người được cử ra và ứng cử. 122 đại biểu chính thức bỏ phiếu kín bầu Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch. Với lòng mếnyêu, niềm tin cậy, Đại hội bầu anh Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ có tầm nhìn và lập trường lê-nin-nít vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân cùng với 10 người nữa : Smiếc-nốp (Nga xô-viết), Đôm-ban (Ba Lan), Bu-éc-ghi (Đức), Va-dây (Pháp), Rít-lơ (Tiệp Khắc), Gơ-rô (Bunga-ri), Đu-ơ-rô (Thụy Điển), Gơ-ri (Mỹ), Gan-van (Mêhi-cô), Xen Ca-ta-i-a-ma (Nhật Bản). Anh Nguyễn là đại biểu thuộc địa duy nhất được chọn vào cơ quan lãnh đạo tối cao của tổ chức Quốc tế nông dân. Cùng với các đồng chí khác trong Đoàn Chủ tịch, để đáp lại những tiếng vỗ tay, tiếng chào mừng, tiếng hoan hô của Đại hội, anh Nguyễn xúc động bước lên lễ đài và cũng là bước lên một vị trí mới trong đời hoạt động cách mạng của mình : vị trí một chiến sĩ cách mạng quốc tế chân chính. Đứng giữa hội trường An-đrê-ép—xki, xen vào tiếng nhạc Quốc tế ca, anh Nguyễn giơ cao nắm tay cùng với Đại hôi hô lớn : “ Các bạn nông dân toàn thế giới ! Các bạn hãy đứng dậy, sát cánh với công nhân để cùng đấu tranh chống lại tư bản thực dân và bọn đại địa chủ phong kiến !” Trong thời gian màn ảnh mờ dần để chuẩn bị chuyển sang một đoạn văn khác, giọng nói sang sảng của Thôi Phán Quan vang lên. -Kính thưa 9 vị bồi thẫm… Đoạn văn trên cho chúng ta thấy rõ một điều. Bị can Hình Chí Mô vào năm 1923 đã trở thành đảng viên đảng cộng sản quốc tế. Trái tim của bị can là trái tim cộng sản, xem chế độ cộng sản của đất nước Liên Xô là ưu việt. Liên Xô là nước mẹ của bị can chứ không phải là Việt Nam nghèo nàn khốn khổ. Là thành viên của Chủ Tịch Đoàn Quốc Tế Nông Dân, bị can đã tự nguyện chiến đấu cho cộng sản, áp đặt lên quê hương mình một chế độ độc tài chuyên chế vô nhân và tàn hại dân tộc mà chúng ta đã thấy hiện nay… Từ bản yêu sách 8 điểm của anh gửi Hội nghị Véc-xay năm 1919 đến bản dịch Lời kêu gọi này của Quốc tế nông dân, anh đã viết rất nhiều, không mệt mỏi, để trực tiếp truyền bá về Đông Dương chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Báo Lơ Pa-ria, các bài báo của anh trên báo Nhân Đạo và Tạp chí Cộng sản ở Pháp về tới Việt Nam, được bí mật truyền tay nhau qua các nhà máy, làng quê, các trường Bưởi Hà Nội, Quốc Học Huế, Sa-xơ-lu Lô-ba Sài Gòn, thức tỉnh, cổ vũ và lôi cuốn cả một thế hệ Việt Nam hướng về chân lý cách mạng của thời đại, về con đường cứu nước, cứu dân… Người trực tiếp gieo những hạt giống đầu tiên ấy của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, của sự nghiệp giải phóng dân tộc trên đất Việt Nam chính là anh, không phải ai khác, và càng không phải là một người nước ngoài nào khác. Lời kêu gọi của Quốc tế nông dân, mà anh là một trong những nhà lãnh đạo chủ yếu, phát đi từ Mát-xcơ-va bằng tiếng Việt còn là sự tỏ tình đoàn kết chiến đấu của nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam. Các nhà báo ở Mát-xcơ-va bắt đầu gọi anh là chiến sĩ quốc tế cộng sản. Một trong số những nhà báo đó đến trụ sở Quốc tế nông dân nông dân yêu cầu được phỏng vấn anh. Đấy là nhà báo và là nhà thơ xô-viết nổi tiếng Ô-xíp Man-đenxtam, phóng viên báo “Ngọn lửa nhỏ”, người đã gặp anh tại Đại hội Quốc tế nông dân và có rất nhiều cảm tình với anh khi nghe anh nói trước Đại hội. – Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cho biết ảnh hưởng của phong trào Găng-đi ở Đông Dương như thế nào ? Manđen-xtam hỏi – Ở nước đồng chí người ta có nói đến chủ nghĩa Găng-đi không ? Anh Nguyễn trả lời bằng tiếng Pháp : – Không ! Người Việt Nam bình thường, người nông dân Việt Nam chìm đắm trong đêm tối dày đặc. Họ không biết những gì xảy ra trên thế giới. Một sự tăm tối hoàn toàn. Rồi bằng một giọng khinh bỉ, anh nói đến cái gọi là “nền văn minh” phương Tây thực hiện ở Việt Nam. Nhưng với con người đã đi khắp thế giới ấy, khi nói đến những anh em, bè bạn, đối với anh tức là những người da đen, da nâu, da vàng bị mất nước, thì giọng anh tha thiết, trìu mến và thương yêu biết chừng nào. Anh Nguyễn kể tiếp : -Năm 13 tuổi, tôi lần đầu được nghe những từ Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái”… Và tôi muốn học hỏi ít điều ở nền văn minh Pháp để khám phá những gì ẩn nấp sau những từ đó. Nhưng trong các trường bản xứ, người Pháp chỉ đào tạo những con vẹt. Họ giấu sách báo không cho chúng tôi xem. Không chỉ cấm đọc những tác giả cận đại mà cả Rút-xô và Mông-tét-ski-ơ nữa… Nhân dân chúng tôi bị áp bức và bóc lột một cách tàn bạo, bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Chúng tôi đã bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện. Ở Việt Nam, nhà tù nhiều hơn trường học. Người bản xứ nào có tư tưởng cách mạng đều bị bắt và có khi bị giết mà không cần xét xử. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội. Chúng tôi không có quyền sống hoặc đi du lịch ở nước ngoài. Chúng tôi sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập… Trong tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” tháng chạp năm 1923,Ô. Man-đen-xtam tả lại cuộc gặp gỡ nói trên trong bài phóng sự chiếm cả một trang báo nhan đề “Gặp mộtchiến sĩ quốc tế cộng sản : Nguyễn Ái Quốc” kèm theo tấm ảnh anh Nguyễn…

    Nguyễn Ái Quốc với các chiến sĩ cộng sản quốc tế Trương Thái Lôi (Trung Quốc) và Kataiama (Nhật Bản) trong thời gian hoạt động ở Mátxcơva.

    Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (7/1924) tại Mátxcơva.
    Cái chết của Lê Nin năm 1924 là một sự kiện quan trọng trong quãng thời gian Nguyễn Ái Quốc sống ở Liên Xô. Đây là cảm tưởng của Nguyễn Ái Quốc khi nghe Lê Nin chết: Sáng ngày 22-2-1924, theo lệ thường, anh Nguyễn xuống tầng một của khách san Luých, nơi có phòng ăn tập thể, để ăn sáng. Bỗng loa truyền thanh báo tin : Lênin đã từ trần ! Tiếp theo là bản nhạc tang. Anh Nguyễn sững sờ, lòng đau như thắt lại. Anh muốn kêu lên : Không thể như thế được ! Điều đó không có thực ! Nhưng rồi mọi người trong phòng ăn, từ đồng chí phục vụ đến đồng chí lãnh đạo phong trào công sản quốc tế, tất cả đều khóc nức nở. Anh Nguyễn nhìn qua cửa kính thấy trên nóc nhà “Mốt-xô-viết” một lá cờ tang để rủ. Nỗi đau buồn ập lấy người anh : Thế là anh không được gặp Lê-nin nữa ! Đấy là một điều ân hận lớn trong đời anh… Bằng lời văn trong sáng, giản dị, sự nhận xét cô đọng sâu sắc, tình cảm chân thành và nồng cháy, anh Nguyễn viết: :
    “Lê-nin đã mất ! Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên phì nhiêuở châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á. Đúng, những người da đen và da vàng chưa có thể biết rõ Lênin là ai, nước Nga ở đâu. Bọn đế quốc thực dân cố ý bưng bít không cho họ biết. Sự ngu dốt là một trong những chỗ dựa chủ yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng tất cả họ, từ những người nông dân Việt Nam, đến người dân săn bắn trong các rừng Đa-hô-mây, đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nước mà không cần đến bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng đã nghe nói rằng nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà người dũng cảm nhất là Lê-nin. Chỉ như thế cũng đủ làm cho họ ngưỡng mộ sâu sắc và đầy nhiệt tình đối với nước đó và lãnh tụ của nước đó. Nhưng không phải chỉ có thế. Họ còn được biết rằng người lãnh tụ vĩ đại này sau khi giải phóng nhân dân nước mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa. Người đã kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn rumi, của tất cả bọn ru-mi, toàn quyền, công sứ, v. v… và để thực hiện mục đích ấy, Người đã vạch ra một cương lĩnh cụ thể. Lúc đầu họ tưởng trên đời không thể có một người như thế và cương lĩnh như thế được. Nhưng về sau họ được biết tin, tuy lờ mờ, về Đảng Cộng sản, về tổ chức gọi là Quốc tế cộng sản đang đấu tranh vì những người bị bóc lột, và tất cả những người bị bóc lột, trong đó có cả họ nữa, họ biết rằng chính Lê-nin là người lãnh đạo tổ chức này. Và chỉ như thế cũng đã để cho những người đó, tuy văn hóa kém cỏi nhưng là những người có thiện chí và biết ơn, hết lòng tôn kính Lê-nin. Họ coi Lê-nin là người giải phóng cho họ. Lê-nin đã mất rồi thì chúng ta biết làm thế nào ? Liệu có những người dũng cảm và rộng lượng như Lê-nin để không quản thời gian và sức lực chăm lo đến sự nghiệp giải phóng của chúng ta không ? Đó là những điều mà quần chúng nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa băn khoăn tự hỏi. Còn chúng tôi, chúng tôi vô cùng đau đớn trước sự tổn thương không thể nào đến bù được và chia sẻ nổi buồn chung của nhân dân các nước với những người anh, người chị của chúng tôi. Song chúng tôi tin tưởng rằng Quốc tế cộng sản và các chi bộ của nó, trong đó có chi bộ của các nước thuộc địa, sẽ thực hiện được những bài học và những lời giáo huấn mà vị lãnh tụ đã để lại cho chúng ta. Làm những điều mà Người đã căn dặn chúng ta, đó chẳng phải là phương pháp tốt nhất để tỏ tình yêu mến của chúng ta đối với Người hay sao ? Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lê-nin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Kính thưa quí vị. Tôi không biết khi hai đấng sinh thành qua đời, bị can Hình Chí Mô có sững sờ, lòng đau như cắt hoặc như sét đánh ngang tai như khi bị can nghe tin Lê Nin chết. Chắc là không, bởi vì trong trái tim cộng sản của Nguyễn Ái Quốc-Hình Chí Mô không có tình tự dân tộc, cha mẹ, anh chị em gì hết. Bị can chỉ biết có Quốc Tế 3…

  10. #39
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    25 -
    Đạo Đức Cách Mạng thứ nhì của Bác:
    DỐI VÀ GẠT
    -Ngày 11 tháng 11 năm 1924, bị can Hình Chí Mô, đặt chân tới Quảng Châu với bí danh mới Lý Thụy và một nhiệm vụ mới: thiết lập Đảng Cộng Sản Đông Dương đặt dưới sự chỉ đạo của đệ tam quốc tế cộng sản… Bỏ dở câu nói của mình, Thôi Phán Quan chỉ tay vào màn ảnh. Mọi người im lặng đọc từng dòng chữ hiện ra. -Đường phố Quảng Châu còn ngùn ngụt khí thế cách mạng. Anh Nguyễn đến ở và làm việc tại cơ quan đồng chí Bô-rô-đin, cố vấn của ông Tôn Dật Tiên, đặt tại khu Đông Sơn. Đây là một khu nhà nhỏ dành riêng cho các chuyên gia Liên Xô cùng gia đình, những người theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản Liên Xô và Quốc tế Cộng sản, xa Tổ quốc thân yêu, đến một vùng thời tiết khắc nhiệt và tình chính trị chưa ổn định để giúp đỡ cách mạng Trung Quốc. Tại đây, anh Nguyễn gặp cả tướng Bliu-khe, mang tên ở Trung Quốc là Ga-lin, cố vấn quân sự cao cấp của ông Tôn Dật Tiên. Người tầm thước, vai rộng, tóc hung hung cắt ngắn như mọi chiến sĩ Hồng Quân, đồng chí Bliu-khe từng là Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng quân sự nước Cộng hòa Viễn đông thuộc Liên Xô. Đồng chí có nhiều công lao góp phần xây dựng quân đội cho cách mạng Trung Quốc, tổ chức những cuộc hành quân chống bọn phản động và nhất là đã chỉ huy giành thắng lợi trong cuộc bắc phạt lần thứ nhất. Anh Nguyễn ở và làm việc trong một ngôi nhà hai tầng. Anh ở tầng một, đồng chí Bô-rô-đin ở tầng hai. Cương vị của anh trong tổ chức Quốc tế cộng sản và nhiệm vụ công tác của anh ở Quảng Châu chỉ có Bô-rôđin và vợ là đồng chí Pha-nhi-a Xê-mê-nô-vô-na Bô-rôđi-a biết. Về công khai, anh là cố vấn riêng và người phiên dịch của đồng chí Bô-rô-đin, đồng thời là phóng viên của hãng Rô-xta. Trong cơ quan của Bô-rô-đin mà người ta còn gọi là Phủ Đại nguyên soái Liên Xô hoặc lãnh sự quán Liên Xô, làm việc giữa tập thể các đồng chí chuyên gia xô-viết, anh Nguyễn mang thêm một tên Nga :Ni-lốp-xki. Nhưng các bạn quen gọi anh là đồng chí Lý… Kính thưa quí vị… Quảng Châu vào năm 1924, là cái nôi của các phần tử quốc gia lưu vong chống Pháp trên đất Tàu. Đây cũng là địa bàn hoạt động của Việt Nam Quang Phục Hội và Tâm Tâm Xã do cụ Phan Bội Châu lập ra. Vì thế hội này trở thành mục tiêu của Lý Thụy trong công tác biến nó thành ra cái nhân của Đảng Cộng Sản Đông Dương với cái tên mới: Việt Nam Cách Mệnh Đồng Chí Hội. Anh Nguyễn đến chỗ ở của nhóm “Tâm tâm xã” và tự giới thiệu tên là Vương, thăm hỏi các nhà yêu nước, đồng chí của Phạm Hồng Thái, và bàn chuyện quê hương, đất nước. Đấy là những thanh niên sôi nổi, hăng hái cách mạng, nhiều người là đồng hương Nghệ An với anh và từ Xiêm tới: Anh Hồ Tùng Mậu, 28 tuổi, người huyện Quỳnh Lưu, Lê Hồng Sơn, 28 tuổi, người huyện Nam Đàn, Lê Hồng Phong, 22 tuổi, người huyện Hưng Nguyên, cùng những thanh niên khác : Nguyễn Giản Thanh, Đặng Xuân Hồng, Lâm Đức Thụ tức Trương béo… Tất cả những biến động chính trị, những phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng nhân dân ở Quảng Châu tác động rất mạnh đến các đồng chí Việt Nam ở Quảng Châu. Được sự hướng dẫn và giáo dục của anh Nguyễn, họ đã bắt đầu nhìn thời cuộc Trung Quốc, thế giới và Tổ quốc mình bằng đôi mắt mới, quan điểm và tình cảm mới, vừa khoa học vừa cách mạng . Những người thanh niên yêu nước ấy tiếp thu được từ anh Nguyễn ánh sáng rực rỡ của một chủ nghĩa mới, một chủ nghĩa có sức thuyết phục và lôi cuốn, đem lại thế giới quan vàhân sinh quan cách mạng cao quý của giai cấp công nhân, khác xa chủ nghĩa của ông Phan Bội Châu cũng như của ông Tôn Dật Tiên, và cũng khác xa cái mẫu quân chủ Nhật Bản mà có thời “Việt Nam quang phục hội” ngưỡng mộ hết lòng. Họ cảm thấy náo nức như mở hội trong đời, và trong buổi bình minh của sự giác ngộ lớn lao có tính bước ngoặt, họ thấy dâng lên niềm hạnh phúc tìm thấy đường lối cách mạng mới và người lãnh đạo xuất sắc. Anh Nguyễn tuyên truyền, giải thích cho từng người về mục đích, nhiệm vụ cách mạng và kết nạp từng người vào nhóm nồng cốt cách mạng, với điều lệ hoạt động do chính anh thảo. Lễ kết nạp nhóm đơn giản nhưng rất trang trọng. Anh Nguyễn đọc chương trình, điều lệ của nhóm, người giới thiệu phát biểu ý kiến về người được kết nạp. Rồi người được vào nhóm nòng cốt đọc lời thề tuân theo chương trình, điều lệ, nguyện chiến đấu suốt đời cho lý tưởng cách mạng. Một trong những người được kết nạp cuối cùng là Vương Thúc Oách, con rể ông Phan Bội Châu. Anh mới ở trong nước ra, đến gặp anh Nguyễn và kể những việc mình đã làm khi ở Việt Nam. Thuộc nhóm “Tâm tâm xã”, Vương Thúc Oách được cử về nước đem thư của Cường để gửi cho Thân Trọng Huê, Thượng thư Bộ lại triều đình Huế và thư gửi vua Khải Định, cùng với thư của ông Phan Bội Châu gửi các thân sĩ yêu nước. Sau đó, Vương Thúc Oách sang Xiêm, ở chỗ ông Đặng Thúc Hứa, một kiều bào yêu nước. Hai ngày sau anh gặp anh Hồ Tùng Mậu, từ Quảng Châu về nước và từ nước sang Xiêm để trở lại Quảng Châu. Gặp anh, Hồ Tùng Mậu nói : -Mọi công việc chúng ta làm từ trước đến nay hỏng hết cả. Công việc phải đình lại thôi… Có đường lối mới rồi ! Và Hồ Tùng Mậu nói với Vương Thúc Oách về đường lối của anh Nguyễn… Anh Nguyễn chăm chú hỏi và nghe Vương Thúc Oách kể tình hình mọi mặt ở Đông Dương, tình hình kiều bào ở Xiêm, các cơ sở quen biết ở Việt Nam và ở Xiêm. Trong một phố nhỏ và nghèo khổ của Quảng Châu, một ngày tháng hai năm 1925, chín người thanh niên, đầu tiên của nhóm nòng cốt, bầu bí thư của nhóm và cũng là người lãnh đạo của họ: Đồng chí Lý Thụy (tức anh Nguyễn). Chín người đó là : Lý Thụy, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh, Trương Văn Lễnh, Lưu Quốc Long.
    Đấy là cái mầm non của tổ chức cộng sản mà anh Nguyễn ôm ấp kế hoạch xây dựng từ lâu và trào lưu của thời đại đang đòi hỏi. Một bức điện tối mật của toàn quyền Đông Dương Méc-lanh đầu năm 1925 gửi về Bộ Thuộc địa Pháp báo: xuất hiện ở Quảng Châu một người cách mạng Việt Nam tên là Lý Thụy hoạt động rất tích cực trong số những người Việt Nam tại đây và dùng những biện pháp tuyên truyền có xu hướng cộng sản chủ nghĩa. Đối với anh Nguyễn, công việc hàng đầu lúc này là chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Một công việc to lớn, phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, sự thống minh, đầu óc khoa học, tính kiên nhẫn, tác phong cụ thể, tỉ mỉ. Anh đã mất nhiều công sức để theo dõi và nghiên cứu tình hình Đông Dương, gây dựng những cơ sở đầu tiên, và điều cực kỳ quan trọng là hình thành một tổ chức thích hợp để mở đầu và rèn luyện, diễn tập theo con đường Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tạo ra cái nền móng để xây nên tòa lâu đài vĩ đại là Đảng Cộng sản. Anh chăm lo đến từng người nòng cốt trung kiên để đi tới tổ chức mà anh đã phác thảo, vì anh thấy rõ muốn có tổ chức phải đào tạo được những con người đáp ứng yêu cầu của tổ chức đó. Trong ngôi nhà hai tầng ở khu Đông Sơn, Quảng Châu, anh đã nghĩ rất lung đến việc tạo ra một đội ngũ cán bộ Việt Nam đầu tiên, có lập trường và quan điểm của giai cấp công nhân, cùng anh đưa cách mạng Việt Nam đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Anh đã liên hệ nhiều lần với trường Đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va và trường Quân sự Hoàng Phố để tìm hiểu khả năng tiếp nhận đào tạo giúp những cán bộ Việt Nam… Nhưng cuối cùng anh thấy tốt nhất là phải trực tiếp truyền bá những hiểu biết, kinh nghiệm và đạo lý cách mạng mới cho những đồng bào yêu nước mà anh đã chọn lựa. Ngày 19-2-1925, anh viết thư gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế cộng sản : “Các đồng chí thân mến, Tình hình Đông Dương tôi đã tả trong báo cáo đầu tiên của tôi. Tôi chỉ báo để các đồng chí biết ba việc sau đây: Đảng Lập hiến, mà tôi đã nói đến trong báo cáo cuối cùng của tôi, vừa được tăng cường bằng việc gia nhập của một nhà cách mạng Việt Nam lão thành, một nhà nho, bị kết án tử hình, được ân xá, trục xuất sang Pháp và cuối cùng vào quốc tịch Pháp nhờ ơn Chính phủ He-ri-ô. Cương lĩnh do Đảng này công bố là Pháp – Việt hợp tác và giới thượng lưu Việt Nam được vào quốc tịch Pháp. Những người bảo thủ và những người dân chủ Pháp ở Đông Dương tranh giành lẫn nhau như những người cầm đầu của họ làm ở Pháp. Mới đây có những truyền đơn chống đế quốc rải ở Nam Kỳ (Tôi cho rằng – qua những lời trích – những truyền đơn đó là của Ban thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp). Bọn bảo thủ kêu lên : Bọn bôn-sê-vích ! Những người dân chủ trả lời ngay : chính các anh dựng lên chuyện này để dọa chúng tôi. Chính phủ Xiêm vừa trao cho Chính phủ Pháp một nhà cách mạng Việt Nam lão thành từ Trung Quốc đến. Chính phủ Xiêm thường yêu cầu trục xuất những người cách mạng Việt Nam lánh nạn ở Xiêm. Nhà cách mạng vừa bị trục xuất đã bị chém đầu, không có xử án, 24 giờ sau khi về tới Sài Gòn.
    Công việc đã làm: Chúng tôi đã lập được một nhóm bí mật 9 người, 2 người đã được phái về nước, 3 người ra mặt trận (trong quân đội của ông Tôn Dật Tiên), một đi công tác quân sự (cho Quốc dân Đảng). Trong số những người đó, có 5 đảng viên dự bị Đoàn Thanh niên Cộng sản”…
    Lớp huấn luyện kết thúc, anh chọn các học sinh xuất sắc Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu làm giảng viên phụ cho anh trong khóa học sau, và cử Hoàng Lùn, Lê Huy Điểm về trong nước chọn những thanh niên nhiệt tình yêu nước sang học chính trị ở Quảng Châu. Rồi anh phái Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Nhật Tân về tận biên giới Việt Trung đón anh em thanh niên từ trong nước ra. Khóa ấy lúc lên đường gốm mười người, tới được Quảng Châu tám người, trong số đó có thầy giáo Trần Phú, từ nay lấy bí danh là Quý, họ Lý. Những người học trò đầu tiên của anh Nguyễn được trang bị một tư tưởng hoàn toàn mới và trở thanh hạt nhân của phong trào cách mạng mới, của một tổ chức cách mạng mới do anh lập ra một ngày tháng 6 năm 1925. Đấy là “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức cách mạng đầu tiên của Việt Nam đi theo đường lối chủ nghĩa Mác – Lê-nin, với tôn chỉ và mục đích: trước làm cách mạng giải phóng dân tộc, sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở Quảng Châu, anh Nguyễn và những người yêu nước Việt Nam sắp tổ chức giỗ đầu liệt sĩ Phạm Hồng Thái, thì được tin cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt khi cụ trên đường từ Hàng Châu đi Quảng Châu, tại ga xe lửa Bắc Thượng Hải. Bốn tên mật thám Pháp giả lái xe tắc-xi bắt cóc cụ đưa về tô giới Pháp, rồi đưa xuống tàu Pháp chờ ở bến Ngô Tùng, giải về Hải Phòng. Rồi tiếp đến vụ bọn phản động ở Quảng Châu đâm chết ông Liêu Trọng Khải, người cùng anh sáng lập HộiLiên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tình hình Quảng Châu đang biến động lớn. Thấy phong trào cách mạng của nhân dân lên mạnh, các thế lực đế quốc và bọn phản động Trung Quốc điên cuồng phản kích. Bọn đế quốc Anh, Mỹ bắn phá Nam Kinh, Thượng Hải. Sau ba lần khởi nghĩa thất bại, công nhân Thượng Hải bị dìm trong biển máu. Tưởng Giới Thạch trở mặt hoàn toàn. Hắn tiến công cách mạng, giết một loạt những người yêu nước, cướp quyền lãnh đạo Quốc dân Đảng, giải tán các công hội, nông hội và gây ra những vụ thảm sát lớn. Ngày 12-4-1927 bè lũ Tưởng làm đảo chính phản cách mạng ở Thượng Hải. Hôm sau ở Quảng Châu, Đảng Cộng sản Trung Quốc, các đoàn thể quần chúng, và cả “Việt Nam thanh niên các mạng đồng chí hội” phải rút vào bí mật. Cơ quan của đồng chí Bô-rô-đin và các chuyên gia Liên Xô rút về Vũ Hán nơi những người cánh tả Quốc dân Đảng còn nắm quyền. Anh Nguyễn tránh về vùng nông thôn Hải Lục Phong để duy trì công việc của Hội. Một đêm khuya, đồng chí Trương Văn Lễnh, chạy đến anh báo tin : “Bọn Tưởng Giới Thạch đang lùng bắt anh đấy. Anh em ở Tổng bộ đề nghị anh cần nhanh chóng rời khỏi Quảng Châu, anh em thu xếp đi sau”. Bọn lính quân phiệt của Tưởng xông vào nơi ở của anh Nguyễn. Lúc này anh đã ngồi ở Hương Cảng. Cảnh sát, mật thám Anh ở Hương Cảng xét hỏi anh và bắt anh rời Hương Cảng trong vòng 24 giờ. Anh chạy đến Thượng Hải, giữa lúc bọn Tưởng Giới Thạch đang khủng bố gắt gao. Anh mặc thật sang trọng, vào ở một khách sạn lớn, chúng không để ý. Nhưng không thể kéo dài được vì quá tốn tiền, anh thấy chỉ còn một cách – và cách này anh em Tổng bộ đã nói với anh khi tiếng súng đảo chính của Tưởng Giới Thạch nổ ở Quảng Châu – là anh phải đi Liên Xô ngay. Anh rời Trung Quốc, nơi anh đã nhìn thấy một sự phản bội tệ hại nhưng lại là nơi anh đã gây dựng thành công một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam đầy hứa hẹn… Màn ảnh tắt cung với tiếng nói của Thôi Phán Quan vang vang trong căn phòng xử im lặng.
    Last edited by Lạc Việt; 03-30-2011 at 06:44 PM.

Trang 4 / 5 ĐầuĐầu ... 2345 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Âm Mưu Ngày Tận Thế
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 03-16-2016, 12:54 PM
  2. Thẩm phán rút súng trong phiên tòa
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 02-28-2012, 02:40 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-07-2012, 12:16 PM
  4. Âm 38,1 độ C, châu Âu rối loạn
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-05-2012, 12:45 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-02-2012, 12:18 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •