Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống.
Tục ngữ Pháp
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Thế giới chỉ có Nga, Mỹ mới có năng lực hạt nhân tam vị nhất thể

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,795
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Thế giới chỉ có Nga, Mỹ mới có năng lực hạt nhân tam vị nhất thể

    COLOR=#4e4e4e]Bài viết giới thiệu về lực lượng tấn công hạt nhân trên biển của các nước
    M[/COLORỹ, Nga, Anh, Pháp, làm nổi bật những tàu ngầm hạt nhân tiên tiến hiện nay.

    Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp
    Los Angeles
    của Mỹ
    So với trên không và trên đất liền, lực lượng tấn công hạt nhân trên biển có tính bí mật mạnh hơn, khả năng sống sót mạnh hơn, khu vực tác chiến rộng hơn, nó có thể làm cho một quốc gia có "năng lực tấn công hạt nhân lần 2" và "năng lực đáp trả hạt nhân", rất quan trọng đối với quốc phòng.

    Tàu ngầm hạt nhân, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, chính là trang bị quan trọng của lực lượng tấn công hạt nhân trên biển, cũng là trọng điểm xây dựng hải quân quốc gia hạt nhân.

    Theo bài báo, gần đây, Quân đội Trung Quốc lần đầu tiên đã công khai một
    s
    ố tình hình lực lượng tàu ngầm hạt nhân của họ, đã gây sự chú ý rất lớn của dư luận Trung Quốc và các nước. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, công khai một số tình hình của lực lượng tàu ngầm hạt nhân "không có liên quan gì với tình hình khu vực hiện nay", cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, Trung Quốc sẽ căn cứ vào nhu cầu an ninh quốc gia, không ngừng nghiên cứu chế tạo và phát triển vũ khí trang bị, tàu ngầm hạt nhân đương nhiên cũng không ngoại lệ.

    Tuyên bố của Dương Vũ Quân được dư luận cho là Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục tăng cường thực lực tàu ngầm hạt nhân, đồng thời, truyền thông cũng tập trung quan tâm đến sự mạnh yếu về tàu ngầm hạt nhân của các nước trên thế giới.
    Trang bị quan trọng của lực lượng tấn công hạt nhân trên biển
    Thông thường, những nước có năng lực hạt nhân nhất là năng lực tấn công hạt nhân, đều cần xây dựng sự răn đe hạt nhân "tam vị nhất thể". Răn đe hạt nhân "tam vị nhất thể" là chỉ: có năng lực tấn công hạt nhân đường không (máy bay là phương tiện phóng vũ khí hạt nhân), tấn công hạt nhân trên biển (tàu ngầm phóng vũ khí hạt nhân) và tấn công hạt nhân mặt đất (giếng phóng và xe cơ động phóng vũ khí hạt nhân).

    Tau ngầm tấn công hạt nhân Oklahoma SSN723 lớp Los
    Angeles
    ở căn cứ hải quân Guam, Mỹ ngày 3 tháng 3 năm 2011.

    Dựa theo tiêu chuẩn này, hiện nay quốc gia hoàn toàn có năng lực tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể" chỉ có Mỹ và Nga.
    Anh và Pháp từng có năng lực tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể", nhưng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như kinh tế, hai nước này từng bước cắt giảm quy mô kho vũ khí hạt nhân. Hiện nay, Anh đã từ bỏ năng lực tấn công hạt nhân mặt đất và đường không, chỉ giữ lại năng lực tấn công hạt nhân trên biển; Pháp đã từ bỏ vũ khí hạt nhân mặt đất, đã giữ lại năng lực tấn công hạt nhân trên biển và trên không - gọi là "nhị vị nhất thể".
    Ấn Độ cho biết họ có năng lực tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể", nhưng hiện họ ngoài năng lực tấn công hạt nhân trên mặt đất tương đối hoàn thiện, năng lực khác đều đang ở giai đoạn phát triển, còn có khoảng cách nhất định so với chiến đấu thực tế.
    Tình hình nêu trên cho thấy, mặc dù trong các nước có hạt nhân, nước có năng lực tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể" cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. đây là do việc xây dựng hệ thống tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể", ở mức độ rất lớn, tùy thuộc vào thực lực tổng hợp của một quốc gia, hoàn toàn không phải việc dễ dàng.
    Mặc dù như vậy, các cường quốc quân sự đều không từ bỏ lực lượng tấn công hạt nhân trên biển. Bởi vì, so với trên không và trên đất liền, lực lượng tấn công hạt nhân trên biển có tính bí mật và khả năng sống sót mạnh hơn, khu vực tác chiến rộng hơn, nó có thể làm cho một quốc gia có "năng lực tấn công hạt nhân lần hai" và "năng lực đáp trả hạt nhân", rất quan trọng đối với quốc phòng.

    Tàu ngầm hạt nhân tấn công Jimmy Carter SSN23 lớp Seawolf của Hải quân Mỹ.
    Về tàu ngầm hạt nhân, thông thường có thể phân thành 2 loại, đó là tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trong đó tàu ngầm hạt nhân tấn công thực hiện nhiệm vụ tác chiến thông thường, lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược thực hiện nhiệm vụ răn đe chiến lược.

    Tàu ngầm hạt nhân, nhất là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, chính là trang bị quan trọng của lực lượng tấn công hạt nhân trên biển, cũng là trọng điểm của xây dựng hải quân của những quốc gia có hạt nhân.

    Mỹ: Tàu ngầm hạt nhân "tinh nhuệ hàng đầu"
    Là quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, Mỹ sở hữu lực lượng tàu ngầm hạt nhân có thực lực mạnh nhất hoàn toàn không có gì ngạc nhiên. Điều đáng chú ý là, sự lớn mạnh của Mỹ hoàn toàn không chỉ biểu hiện ở vũ khí trang bị cụ thể, phần nhiều hơn biểu hiện ở xây dựng toàn bộ hệ thống của lực lượng tấn công hạt nhân trên biển.
    Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô "tranh giành bá quyền toàn cầu", thực lực kinh tế Mỹ mạnh, đương nhiên không tiếc tiền xây dựng lực lượng tấn công hạt nhân "tam vị nhất thể", việc nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân cũng rất coi trọng.
    Từ khi tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ nhất Nautilus đi vào hoạt động vào năm 1955 đến nay, Mỹ đã chế tạo và đưa vào hoạt động tổng cộng gần 150 tàu ngầm hạt nhân tấn công và gần 60 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Hiện nay, Mỹ sở hữu tổng cộng 53 tàu ngầm hạt nhân tấn công (40 chiếc lớp Los Angeles, 3 chiếc lớp Seawolf, 10 chiếc lớp Virginia), 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược (đều là lớp Ohio).

    Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii, lớp Virginia, Hải quân Mỹ
    Lớp Los Angeles là tàu ngầm hạt nhân tấn công cấp 1 có số lượng chế tạo nhiều nhất của Mỹ, luôn hoạt động tích cực ở hàng đầu của tác chiến Hải quân Mỹ. Tàu ngầm lớp này có lượng giãn nước khi lặn gần 7.000 tấn, tốc độ lặn trên 30 hải lý/giờ, lặn sâu 290 m, đổ đầy nhiên liệu có thể sử dụng liên tục 30 năm.
    Tàu lớp này trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 37 vũ khí phóng ngầm (ngư lôi, tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình). Phiên bản cải tiến của tàu lớp này (sau Providence) đều trang bị 12 ống phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk, đã tăng cường rất lớn năng lực tấn công đối đất.
    Lớp Seawolf là tàu ngầm được biên chế sau Chiến tranh Lạnh, từng được cho là "tàu ngầm yên tĩnh nhất trên thế giới". Tàu ngầm lớp này có lượng giãn nước khi lặn đạt 9.000 tấn, trang bị 8 ống phóng ngư lôi 660 mm, có thể mang theo nhiều loại vũ khí hơn.

    Dựa vào tư tưởng thiết kế, lớp Seawolf chuyên dùng để săn giết tàu ngầm hạt nhân Liên Xô, vì vậy tốc độ lặn của nó lên tới 35 hải lý/giờ, nghe nói lặn sâu tới 610 m. Nhưng, cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, giá trị chiến thuật của tàu lớp này giảm xuống, chi phí chế tạo đắt đỏ (1 tỷ USD/chiếc), cho nên chỉ chế tạo 3 chiếc.

    Lớp Virginia là tàu ngầm tiên tiến được chế tạo trong thế kỷ 21 của Mỹ, đã thể hiện sự thay đổi của tư duy thiết kế tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ. Tàu lớp này theo đuổi nhiều chức năng, nhiều công dụng, tính năng chạy êm, chứ không theo đuổi tốc độ cao và độ lặn sâu.

    Lượng giãn nước của nó là 7.800 tấn, tốc độ lặn trên 25 hải lý/giờ, lặn sâu chỉ 240 m. Tàu lớp này trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 27 vũ khí các loại. Nó đã áp dụng không ít công nghệ mới, tính năng tổng hợp mạnh hơn lớp Los Angeles.


    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio của Hải quân Mỹ
    Lớp Ohio là xương sống của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược trên biển của Mỹ. Tàu lớp này có lượng giãn nước khi lặn là 18.000 tấn, tốc độ lặn trên 20 hải lý/giờ, lặn sâu 240 m.

    Nó đã trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 24 ống phóng thẳng đứng tên lửa đạn đạo Trishul Project 2, mỗi quả tên lửa Trishul có thể mang theo 8 đầu đạn hạt nhân, tổng số đạt 192 đầu đạn. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tàu lớp này trở thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược cấp 1 mạnh nhất trên thế giới.

    Điều đáng nói là, thực lực nghiên cứu khoa học của Mỹ rất mạnh, việc nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân luôn tiến hành tuần tự, từng bước, đã vừa duy trì được sức sống phát triển, vừa tránh được sự liều lĩnh.

    Sở hữu hệ thống bảo đảm kỹ thuật lớn, tàu ngầm hạt nhân Mỹ thường mạnh về chất lượng, mức độ tiêu chuẩn hóa tương đối cao, tình hình bảo trì, sử dụng rất tốt, cộng với kinh nghiệm chiến đấu thực tế của Hải quân Mỹ phong phú, làm cho tàu ngầm hạt nhân Mỹ được gọi là "tinh nhuệ hàng đầu".

    Nga: Con mãng xà lớn lột da đáng sợ
    Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng sở hữu lực lượng tấn công hạt nhân trên biển có quy mô lớn nhất trên thế giới. Nhưng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Hải quân Nga đã kế thừa "y bát" của Hải quân Liên Xô, chịu khó khăn lâu dài của tình hình kinh tế suy yếu Nga, không thể duy trì lực lượng tàu ngầm khổng lồ, "Hạm đội lặn Hồng" từng khiến phương Tây “nghe đến đã sợ” cũng bị tan rã.
    Trong một khoảng thời gian, Hải quân Nga sở hữu 11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 6 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình, 14 tàu ngầm hạt nhân tấn công, tuy đã không khôi phục được vinh quang năm xưa, nhưng về số lượng, vẫn khiến người ta nhìn vào mà sợ.

    Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar Nga
    Lực lượng tấn công hạt nhân trên biển của Nga chủ yếu dựa vào 9 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta Project III/IV. Tàu ngầm lớp này có lượng giãn nước khi lặn là 18.000 tấn, tốc độ lặn 24 hải lý/giờ, trang bị 16 ống phóng thẳng đứng tên lửa đạn đạo và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.
    Hải quân Nga còn có 6 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Oscar được thiết kế chuyên dùng để tấn công cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ. Lượng giãn nước khi lặn của nó trên 19.000 tấn, trang bị 24 ống phóng tên lửa hành trình, tầm bắn có thể đạt 500 km, tên lửa hành trình Project P-700 Granit tốc độ bay trên 2,5 Mach là "kẻ hủy diệt tàu sân bay".
    Về tàu ngầm hạt nhân tấn công, Nga hiện sở hữu 4 tàu ngầm lớp Viktor Project III có lượng giãn nước 7.000 tấn, 2 tàu ngầm lớp Serra Project II lượng giãn nước 8.000 tấn và 8 tàu ngầm lớp Akula lượng giãn nước 9.000 tấn.
    Trong đó, lớp Akula có tính đại diện nhất. Tàu lớp này ra đời vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, sử dụng hợp kim titan để chế tạo, lặn sâu tới 480 m, tốc độ lặn có thể đạt 30 hải lý/giờ. Nó được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, có thể mang theo 40 vũ khí bắn dưới nước, còn có thể trang bị 1 - 3 giá phóng tên lửa đối không Project SA-N-10 (chỉ có thể sử dụng trên mặt nước). Tàu lớp này có tính năng chạy êm rất xuất sắc, từng được cho là mối đe dọa lớn nhất của phương Tây.
    Một số tàu ngầm hạt nhân của Nga tuy thực lực vẫn còn, nhưng chất lượng của chúng đã không thể đặt ngang hàng với Mỹ. Bởi vì, chúng hầu như toàn bộ là sản phẩm được thiết kế, chế tạo từ thời đại Liên Xô, phần lớn được biên chế vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, còn có vài chiếc đi vào hoạt động từ thập niên 1970.

    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky lớp Borey, Nga
    Tính năng của chúng khó mà đáp ứng được nhu cầu tác chiến trong thế kỷ 21, tình hình bảo dưỡng cũng luôn bị chỉ trích. Năm 2000, khi tiến hành diễn tập, tàu ngầm hạt nhân Kursk lớp Oscar đã xảy ra nổ khiến cho 118 người bị thiệt mạng, sự kiện này chính là sự mô tả sinh động về tàu ngầm hạt nhân Hải quân Nga thiếu bảo trì, "bệnh tật toàn thân".
    Tuy nhiên, sau khi bước vào thế kỷ 21, nền kinh tế Nga từng bước phục hồi, các bước đổi mới tàu ngầm hạt nhân cũng từng bước đẩy nhanh.
    Hiện nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey mới nhất của Nga đã đưa vào hoạt động tháng 1 năm 2013. Phía Nga cho biết, tàu ngầm lớp này "đã hội tụ được tinh túy công nghệ chế tạo tàu ngầm của Nga mấy chục năm qua, là sự biểu hiện tập trung của thành quả nghiên cứu khoa học quân sự mới nhất của Nga".
    Lượng giãn nước khi lặn của nó gần 20.000 tấn, tốc độ tối đa đạt 29 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 450 m, độ sâu hoạt động an toàn là 400 m, tính năng chạy êm cũng được tăng cường rất lớn. Tư liệu báo chí nước ngoài cho biết, tàu lớp này sẽ trang bị 12 quả tên lửa chiến lược RSM-56 Bulava kiểu mới nhất, tầm bắn là 8.000-10.000 km. Nhưng, tên lửa Bulava vẫn đang được thử nghiệm, hiện vẫn chưa được trang bị.
    Ngoài ra, chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới đầu tiên Severodvinsk của lớp Yasen Nga cũng đã hạ thủy, có kế hoạch đi vào hoạt động cuối năm nay (có thể trì hoãn). Lớp Yasen là loại tàu ngầm đầu tiên của Nga trang bị thiết bị định vị thủy âm hình cầu ở đầu tàu, khoảng cách kiểm tra lặn hiệu quả của thiết bị này đạt 100 km.

    Tàu ngầm hạt nhân tấn công Severodvinsk lớp Yasen Nga
    Tàu lớp này có lượng giãn nước khi lặn là 8.600 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, lặn sâu tới 550 m. Nó trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 m và 4 ống 650 mm, có thể mang theo 30 vũ khí hạt nhân, đồng thời còn có 8 ống phóng thẳng đứng tên lửa hành trình, có thể mang theo 24 - 32 quả tên lửa hành trình, trong đó có tên lửa Project 3M54E tầm bắn đạt 300 km.
    Tàu lớp Yasen sử dụng lò phản ứng áp thủy nhất thể hóa Project KTP-6, có thể thực hiện tuần hoàn tự nhiên với mức độ tương đối cao, năng lượng cần thiết chỉ tương đương 1/vài chục của lò phản ứng kiểu cũ. Đồng thời áp dụng công nghệ giảm tiếng ồn mới, tiếng ồn chỉ có 90 đê-xi-ben, được Quân đội Nga gọi là "tàu ngầm chỉ có sau khi bị tàu chiến địch bắn chìm mới biết sự tồn tại của nó". Tàu lớp này có mức độ tự động hóa rất cao, thủy thủ chỉ có 85 người, ít hơn nhiều 134 người của lớp Virginia Mỹ.
    Tuy tàu ngầm lớp Borey và lớp Yasen hiện vẫn chưa hình thành quy mô, nhưng trình độ công nghệ của những tàu ngầm mới này vẫn có thể bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân Nga đứng hàng đầu thế giới. Một khi nền kinh tế Nga khôi phục trạng thái ổn định, những tàu ngầm hạt nhân mới này có thể sẽ được sản xuất hàng loạt, thay thế cho trang bị cũ hiện có của Quân đội Nga. Nhìn vào ý nghĩa này, Nga hầu như là một con mãng xà khổng lồ đang từ từ lột da, có lẽ có một ngày họ sẽ trở thành "mãnh thú" mới.

    Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula Nga
    Anh, Pháp: Đáp ứng nhu cầu chiến lược khu vực
    So với Mỹ và Nga, diện tích lãnh thổ của Anh và Pháp khá nhỏ, lãnh thổ thiếu chiều sâu chiến lược để triển khai vũ khí hạt nhân mặt đất, dễ gây ra báo thù hạt nhân. Vì vậy, sau Chiến tranh Lạnh, hai nước này kết hợp với tình hình bản thân, đều đã từ bỏ lực lượng hạt nhân mặt đất, Anh thậm chí còn từ bỏ cả lực lượng tấn công hạt nhân đường không. Điều này làm cho hai nước này rất coi trọng đối với lực lượng tấn công hạt nhân trên biển.
    Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân của hải quân hai nước này đều có khoảng cách không nhỏ so với Mỹ, Nga về số lượng và chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng răn đe hạt nhân cũng tương đối yếu.
    Hiện nay, Anh trang bị 7 tàu ngầm hạt nhân tấn công (5 tàu lớp Trafalgar và 2 tàu lớp Astute) và 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Vanguard.
    Tàu ngầm lớp Trafalgar có lượng giãn nước khi lặn là 5.300 tấn, tốc độ lặn là 32 hải lý/giờ, trang bị 5 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 33 vũ khí phóng ngầm.

    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược HMS Vengeance S-31 lớp Vanguard của Hải quân Anh
    Tàu ngầm lớp Astute là tàu ngầm hạt nhân tấn công mới nhất, tiên tiến nhất của Anh, hiện đã có 2 tàu đi vào hoạt động. Tàu lớp này có lượng giãn nước khi lặn là 7.400 tấn, tốc độ trên 30 hải lý/giờ, lặn sâu trên 200 m.

    So với lớp Trafalgar, kích cỡ ngoại hình tàu lớp này tương đối lớn, có thể mang theo nhiều vũ khí hơn và thiết bị điện tử tiên tiến hơn, năng lực tấn công mạnh, đồng thời đã áp dụng nhiều biện pháp giảm rung, giảm tiếng ồn, tính năng chạy êm tốt hơn, công nghệ tổng thể, tính năng chiến thuật của nó đã tiếp cận tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ và Nga.

    Người Anh tuyên bố, tàu lớp Astute là tàu ngầm có tiính bí mật tốt nhất thế giới hiện nay, sẽ giúp Anh bước vào câu lạc bộ đỉnh cao của tàu ngầm hạt nhân.

    Về tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu ngầm lớp Vanguard là sự bảo đảm năng lực răn đe hạt nhân cho Anh. Tàu lớp này có lượng giãn nước khi lặn gần 16.000 tấn, tốc độ lặn 25 hải lý/giờ, trang bị 16 ống phóng thẳng đứng tên lửa đạn đạo, có thể phóng tên lửa đạn đạo Trishul Project D5, nhiều nhất có thể mang theo 192 quả tên lửa.
    Pháp hiện nay trang bị 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Rubis và 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant.

    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Le Triomphant, Hải quân Pháp
    Lớp Rubis là tàu ngầm hạt nhân tấn công nhỏ nhất trên thế giới, lượng giãn nước khi lặn chỉ 2.600 tấn, còn chưa bằng một số tàu ngầm thông thường. Tàu lớp này có tốc độ trên 25 hải lý/giờ, trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 14 vũ khí.
    Tàu lớp Triomphant có thể gọi là "10 năm mài 1 kiếm", việc nghiên cứu phát triển nó bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, chiếc đầu tiên Triomphant bắt đầu chế tạo vào tháng 6 năm 1986, mãi đến tháng 3 năm 1997 mới chính thức đi vào hoạt động.

    Tàu lớp này có lượng giãn nước khi lặn trên 14.000 tấn, tốc độ lặn 25 hải lý/giờ, lặn sâu trên 400 m, trang bị 16 ống phóng tên lửa đạn đạo, có thể phóng tên lửa đạn đạo Project M45, Type M51 của Pháp, tầm bắn đạt 6.000 km.

    Về tính năng, tàu ngầm hạt nhân của hai nước Anh, Pháp có khoảng cách tương đối rõ rệt so với Mỹ, Nga, nhưng tính năng tổng thể vẫn thuộc hàng đầu thế giới, có thể đáp ứng nhu cầu chiến lược khu vực của hai nước. So với tàu ngầm hạt nhân do Liên Xô/Nga chế tạo, tàu ngầm Anh, Pháp áp dụng hệ thống chế tạo phương Tây, kỹ thuật gia công và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn, tình hình bảo dưỡng cũng tốt hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân Nga.

    Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Rubis, Hải quân Pháp


    theo giaoduc
    Last edited by gia vui; 11-27-2010 at 08:52 PM.
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Chủ Đề Tương Tự

  1. Hình ảnh độc nhất vô nhị chỉ có ở nước Nga
    By sophienguyen in forum Tranh Ảnh Hài Hước
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-28-2014, 06:03 PM
  2. Nga và Mỹ có thể liên kết chống lại Trung Quốc
    By duyanh in forum Thời Sự Chính Trị
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-04-2013, 12:08 PM
  3. Sự thật về những cô gái có bộ ngực hơn người
    By giahamdzui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-04-2013, 05:47 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •