Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Trên đời chỉ có một việc đáng nói là tình yêu vì nó là mầm mống của sung sướng và là nguyên nhân của đau khổ.
Ronsard
Trang 2 / 5 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 41

Chủ Đề: Thập Trân Bát Bửu

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Thập Trân Bát Bửu

    .


    Về Dưới Mái Nhà
    Quang Lê, Thế Sơn, Trần Thái Hòa








    .
    Last edited by khieman; 12-04-2013 at 05:29 PM.

  2. #11
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .

  3. #12
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Kỹ thuật tập và công dung của bài tập Kéo Ép Gối

    .
    Kỹ thuật tập và công dụng
    của bài tập Kéo Ép Gối

    Kỹ thuật tập :

    Đạo Phật có danh từ buông xả, bài KEGTHRLMB chính là bài theo Đạo học áp dụng 2 yếu tố ngược lại là XẢ hết hơi trong bụng ra trước khi co chân và đầu gối vào bụng, lúc đó vòng môi vẫn đang thổi ra và ý thì theo dõi cơ bụng mềm như lốp xe đang bị xì hơi da bụng lún xẹp xuống chứ không phải đang phình căng cứng, rồi giữ nguyên đầu gối ép vào bụng, rồi BUÔNG THẢ LỎNG cơ môi miệng và bụng cho bựng mềm đã rồi mới thả chân xuống.

    Bắt đầu thổi hơi thứ hai thì co đầu gối chân kia kéo ép vào bụng trong thì đang XẢ hơi, rồi BUÔNG THẢ LỎNG cơ môi miệng và bụng. Làm khoan thai chỉ cần chia hơi thở ra 2 giai đoạn XẢ cuối XẢ là BUÔNG THẢ LỎNG cơ môi miệng bụng.

    Nếu chỉ có thì XẢ mà không có thì BUÔNG thì gọi là dồn ép hơi làm tăng áp huyết chứ chưa phải là bụng xả hết hơi làm xẹp hết khí trong bụng để áp huyết hạ.

    Mục đích của bài tập :

    Tên bài tập là KEGTHRLMB có thể đổi thành tên XAY THỨC ĂN, phải xay 100-200 lần, nó vừa xay thức ăn đặc ra chất lỏng, nếu cơ thể ăn ít mà bụng đã đầy không tiêu, người ốm không mập, thì xay 50 cái thức ăn đã tiêu hóa hết, nhưng vẫn phải xay ít nhất 100 lần thì nó làm cho bụng đói ăn được nhiều thêm đối với người có bệnh chán ăn, dù có uống thuốc bổ máu B12 thì áp huyết vẫn không thể nào tăng lên được.

    Ngoài, công dụng khác của bài tập này là làm hạ đường, hạ cholesterol, áp huyết, thông khí toàn thân, giải sốt nhiệt, ho suyễn, khó thở, đau lưng, cột sống, táo bón hay tiêu chảy bệnh đường ruột, bàng quang tiết niệu, sinh dục, đau đầu gối, tê sưng chân...

    Những người tập xong 100-200 lần sau mỗi bữa ăn suốt đời thì khỏi cần đến các loại thuốc chữa bệnh.

    Thân
    doducngoc



    Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng :









    Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng (trong lớp) :






    .
    .

  4. #13
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Hình ảnh những bản nhạc xưa.

    .
    Hình ảnh những bản nhạc xưa.



    Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được nhiều người yêu thích.

    Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con người...



    Đây là bản Lòng Mẹ nổi tiếng cúa Y Vân

    Bản Mùa Thu Trong Mưa của Trường Sa

    Con Đường Mang Tên Em của Trúc Phương

    Thành Phố Buồn của Lam Phương.
    Mưa Trên Phố Huế của Minh Kỳ.


    Bài không tên của người nhạc sĩ mang nhiều tai tiếng
    trong trại Tù CS, Vũ Thành An.


    Nhạc của Phạm Duy, người nhạc sĩ đã quay lưng lại
    với nổi đau của dân tộc.


    Phạm Duy đã quay về đầu quân
    với những người đang ngồi trên đầu dân tộc






    Đặng Thế Phong - Văn Phụng - Văn Cao

    Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương

    Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh

    Thu Ca của Phạm Mạnh Cương

    Từ Linh - Cung Tiến

    Lê Thương - Dương Thiệu Tước

    Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã rên rĩ cho nổi đau của dân tộc . Nhưng khi dân chúng đau đớn thật sự thì người nhạc sĩ nầy mãi mê với rượu, cho đến chết không còn than vãn nữa.




  5. #14
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .

  6. #15
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Văn của cuộc đời - Phạm Lưu Vũ

    .
    Văn của cuộc đời
    (Trích Luận Ngữ tân thư)

    Phần này xin không trích “Lời tựa“ như những phần trước, bởi nghe không được “thuận tai“, cũng không được “thích“ cho lắm (thậm chí còn có cả mấy câu văn tế cổ nữa). Không “thuận tai“ -đó là điều mà cả người viết lẫn người đọc hằng tối kị xưa nay. Ngay bản thân nội dung cũng có nhiều chỗ trúc trắc, chẳng ra văn xuôi, chẳng ra văn ngược, nhòm mặt giấy thấy cứ như… rắc trấu. Thôi thì có sao trích vậy. Nếu không đâu vào đâu, cũng mong độc giả bỏ quá cho đừng chấp (nếu trót đọc đến). Đoạn trích này vỏn vẹn như sau:

    Đó là một chốn rất lạ. Lạ từ phong cảnh lạ đi. Ở đó, nước có nơi trong veo, có nơi đen kịt, cây có khi xanh tươi, lại có khi trơ cành, trụi lá. Chia ra ngày và đêm, nhưng ngày thì mù lòa mà đêm thì tối như hũ nút. Những con vật sinh ra tất nhiên cũng lạ. Chẳng hạn loài chuột lúc nào cũng chứng tỏ một khả năng chui rúc (rất kinh), lũ chó hay sủa để khoe cái mõm (rất xấu), giống mèo suốt đời lo bị người ta nhìn thấy bãi cứt (rất chua) của mình…

    Con người càng lạ lùng hơn nữa. Cũng chia ra đàn ông, đàn bà, cũng có người già, người trẻ… nhưng có người được nói, lại có rất nhiều người phải câm. Kẻ được nói, nói bao giờ cũng đúng(!), nói xong không cần giữ lời. Người phải câm suốt đời chỉ việc nghe(!), không bao giờ được mở miệng (nói).

    Lại cũng chia ra trên, dưới. Nhưng trên thì tưởng lầm dưới là chó rơm, còn dưới lại nghĩ trên là… đầy tớ.

    Mỗi người ở đó đều có hai tai, nhưng có cặp tai nghe được, có cặp tai chẳng nghe lọt bất cứ điều gì.

    Người ta vừa biết chào nhau, lại vừa biết chửi nhau, vừa biết đánh trống, lại vừa biết ăn cướp, vừa biết yêu nhau, nhưng đồng thời lại rất thạo lừa nhau…

    Nơi ấy có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Song thứ mà người ta sợ nhất chính là… sự thật. Bởi sự thật có thể làm đổ vỡ tất cả, kể cả sự khốn nạn.

    Nơi ấy cũng có “kinh“. Nhưng chỉ bám lấy duy nhất một thứ “kinh“ mà thiên hạ đã bỏ đi từ lâu.

    Nơi ấy cũng có “sử“. Nhưng chỉ có “tiểu sử“ mà thôi. Từ lâu, “tiểu sử“ đã thay thế cho “đại sử“.

    Nơi ấy cũng có cái gọi là “pháp luật“. Nhưng nó là thứ luôn biến hóa , tùy theo ý muốn của kẻ bề trên. Và trong mọi trường hợp, nó không bao giờ được áp dụng cho kẻ bề trên.

    Nơi ấy không thiếu gì những đỉnh núi. Nhưng vẫn không làm nên một dãy núi nào.

    Nơi ấy, trẻ chán ngấy những thứ thờ cúng của già (ví dụ những oanh… liệt trong quá khứ, những món tư tưởng, văn chương nhồi sọ…). Già rất e ngại những đam mê của trẻ (ví dụ những khát vọng tự do, những “nọc độc“ văn hóa , những sự thật đến từ… bốn phương tám hướng…).

    Nơi ấy, ai ai cũng sở hữu riêng một cái đầu để nghĩ. Nhưng tốt nhất là đừng bao giờ dùng tới nếu muốn yên thân. Bởi đã có kẻ làm cái việc nghĩ sẵn cho mọi người.

    Nơi ấy được xem là rất yên ổn. Song là sự yên ổn của một bầy cừu. Một bầy cừu ăn cỏ, nhưng tất cả đã được học thuộc lòng những bài ca và giáo lý của loài chuyên ăn thịt.

    Nơi ấy vẫn có những hạng gọi là “kẻ sĩ“. Tuy nhiên, đó là một loài chẳng quí, cũng chẳng hiếm.

    Nơi ấy… vân vân và… vân vân…

    Ở đâu ra cái chốn lạ lùng như vậy? Kẻ sĩ đã mấy đời thử lạm bàn nguyên nhân của những sự lạ đó. Có người ngờ rằng do trời đất tạo nên. Có kẻ lại bảo tất cả nguồn cơn là từ “văn“ mà ra cả. Cái “lý sự“ ấy vừa rắc rối, lại vừa đơn giản, vừa bí hiểm, lại vừa hiện rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật.

    Nôm na như sau:

    “Văn“ ở đây là kiến thức thuộc về con người, là làm người (“nhân“). Làm người để biết người. Biết người để biết mình. Biết mình để… quên mình. Kiến thức đó gồm cả “kinh“ lẫn “sử“, gồm cả thiện lẫn ác, gồm cả thực lẫn hư, gồm… cho đến tận cái “đạo“ làm người. Đạo làm người của bậc thánh nhân là một kiến thức trùm lên cả trí khôn nhân loại. Xin đừng trộn chung với vô số những kiểu “làm“ khác như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm… Bởi tất cả những thứ đó chỉ là những ứng dụng cụ thể của “trí khôn“ mà thôi. Trước tiên, hẵng cứ “làm người“ cái đã, chính cái phần “làm người“ kia, mới thực là quan trọng?

    Ông Mục công người đất Kinh từng dẫn một câu nói của Thánh nhân, đại ý:

    “Kẻ vô nhân cùng khốn mãi cũng không được, khoái lạc mãi lại càng không được. Cùng khốn mãi thì nó làm bậy, khoái lạc mãi thì nó làm loạn…“, rồi bình luận: “Thánh nhân nói thế là có ý răn, rằng để cho kẻ vô nhân lâm vào cảnh khốn cùng thì là bi kịch của một nhà. Song nếu để cho kẻ vô nhân được đắc chí mãi thì đó sẽ là bi kịch của cả một nước, thậm chí của toàn thiên hạ. Tóm lại câu ấy không chỉ đúng cho một nhà, một nước, mà đúng cho toàn thiên hạ“.

    Xem suốt lịch sử một thế kỉ với bao nhiêu cuộc chiến tranh, khủng bố lớn nhỏ, kèm theo đó là vô số những tuyên ngôn, khẩu hiệu… rốt cuộc chỉ thấy toàn bịp bợm, càng về sau càng bịp bợm hơn.

    Xem suốt những gương mặt từng ôm mộng cái thế, lúc ở vào cảnh khó khăn còn ra chiều tử tế. Đến khi được ngự trên đỉnh vinh quang thì lại muốn bắt chước những cái đểu giả trong lịch sử mà chính họ đã từng chửi rủa, càng về sau càng lộ rõ điều ấy.

    Thì ra khoảng cách từ anh hùng đến đạo tặc cũng mỏng manh như nửa đường tơ kia vậy. Tất cả đều không ra khỏi câu nói ấy của bậc Thánh nhân.
    Bậc Thánh nhân còn bảo:

    “Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn…“. .

    Sở dĩ không giải thích thứ “văn“ dùng trong thời bình ấy là “văn“ gì, bởi “văn“, vốn dĩ chỉ có nghĩa là “văn trị“ mà thôi, tuyệt đối không thể là “văn loạn“.

    Chẳng biết từ bao giờ, “Văn“ được chia ra thành “văn trị“ và “văn loạn“.

    Cũng ông Mục công ấy còn than một câu rằng:

    “Những kẻ vô nhân cứ được đắc chí mãi, thì “Văn“ của thiên hạ dẫu có bị biến thành “văn loạn“, cũng không có gì lạ“.

    Thánh nhân phân biệt “văn trị“ với “văn loạn“ như thế nào?

    “Văn trị“, là thứ “văn“ cốt nâng cao phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “sáng dân“.

    “Văn loạn“ thì ngược lại. “Văn loạn“ cốt làm ngu cái phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “ngu dân“.

    “Sáng dân“ là tự do tư tưởng, là không ai nghĩ thay cho ai, là công khai mọi thật giả. Vì thế dân đích thực là ông chủ.

    “Ngu dân“ là cấm tự do tư tưởng, là một người nghĩ thay cho muôn người, là bưng bít mọi sự thật. Vì thế dân thực chất là giun dế.

    “Sáng dân“ thuộc phạm trù đạo lý, vì thế chỉ có một. “Ngu dân“ thuộc phạm trù vô đạo lý, vì thế có trăm phương ngàn cách. Song tựu trung chia làm hai kiểu:

    Thứ nhất là kiểu ngu “thô thiển“. Ngu “thô thiển“ là làm “ngu“ tuốt tuột, cái gì cũng phải làm cho “ngu“ hết, càng “ngu“ càng… thái bình thiên hạ.

    Thứ hai là kiểu ngu “tinh vi“. Ngu “tinh vi“ là chỉ làm “ngu“ mỗi cái phần kiến thức làm người. Còn các phần ứng dụng cụ thể khác của trí khôn (như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm, v.v…) thì cứ việc tha hồ… càng giỏi càng tốt.

    Phàm những kẻ cai trị có tham vọng vạn tuế (muôn năm), muốn độc quyền sự đắc chí của mình, thì đều phải vận dụng một trong hai kiểu ngu dân ấy.

    Kiểu “thô thiển“ vì quá lộ liễu, cho nên đã từ lâu, hầu như không còn nơi nào dùng tới. Kiểu “tinh vi“ vì khó nhận ra, cho nên ở một số nơi, nó đang là… Quốc sách Giáo dục.

    Quốc sách này bắt đầu bằng việc phải tạo cho được một nền… “văn loạn“. “Văn“ càng loạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

    Một nền văn hiến phải mất hàng nghìn năm mới làm nên một nền “văn trị“. Nhưng để xóa sạch cái nền “văn trị“ ấy, biến nó thành “văn loạn“, thì chỉ cần vài chục năm là… quá đủ. Thực tế đã (và đang) chứng minh điều ấy.

    Vậy “văn trị“ là gì?

    “Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.

    “Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
    “Văn trị“ hướng tới sự minh bạch, thật giả rõ ràng. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị đứng đắn. Chính trị đứng đắn vừa là mục tiêu, vừa là hệ quả của “văn trị“.

    Thế “văn trị“, thì… sẽ ra sao?

    “Văn trị“ cốt làm cho con người được trở nên sáng suốt, anh minh.
    Đời “văn trị“ đề cao Chân, Thiện, Mỹ mà xem nhẹ danh, lợi. Vì thế sinh ra các “văn nhân“…

    Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn trị“ luôn luôn muốn “sửa“ mình cho hợp với thiên hạ.

    Kẻ làm thầy đời “văn trị“ luôn luôn vì người mà dạy cách làm người.

    Kẻ làm quan đời “văn trị“ vì thiên hạ mà quên cả thân mình. Lúc nào cũng thấu hết cái sướng, cái khổ của kẻ làm dân.

    Kẻ làm dân đời “văn trị“, sẽ thấu hết cái hay, cái dở của kẻ làm quan. Khó ai có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu chung của cả thiên hạ. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở nơi rừng thẳm thì vẫn cứ hiểu thời thế như hiểu lòng bàn tay của mình.

    Kết quả là trong đời “văn trị“, kẻ làm quan khó lừa được dân, kẻ làm dân không cần ngờ quan (mà cũng chẳng lo thiệt thòi).

    “Văn trị“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ không thiếu gì kẻ có khả năng làm quan (tử tế), còn lại ai cũng sẵn sàng làm dân (đàng hoàng). Không nhà nào “độc quyền“ làm quan đến muôn năm, cũng chẳng nhà nào “độc quyền“ làm dân được mãi.

    Thế thì làm quan đời “văn trị“ dễ mà khó. Dễ, bởi dân có “văn“, nói ra điều gì cũng có nhiều người hiểu. Khó, cũng bởi dân có “văn“, làm việc gì cũng bị soi thấu hết ruột gan mình.

    Còn “văn loạn“ là gì?

    “Văn loạn“ là văn của hạng tiểu nhân, “văn“ của một thời. Là văn của một nhà, song lại đem ra nhét vào đầu cả thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho một số ít người, vì một số ít người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là càng thiển cận, càng bịp bợm càng… tốt, cho nên nó trói buộc mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn loạn“, dạy và học theo “văn loạn“. .. chỉ cốt phục vụ cho sự cai trị (hoặc lưu manh) của một số rất ít người… mà thôi.

    “Văn loạn“ là cá mè một lứa, là không phân biệt nhiều chữ hay ít chữ, là cả thiên hạ không ai phục ai, từ kẻ sĩ đến thứ dân… lúc nào cũng sẵn sàng chửi nhau như hàng tôm hàng cá…

    “Văn loạn“ hướng tới sự bịp bợm, tráo trở, thật giả khó phân. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị lưu manh. Chính trị lưu manh vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của “văn loạn“.

    Vậy “văn loạn“, thì… sẽ ra sao?

    “Văn loạn“ cốt làm cho con người phải lầm lẫn, u mê.

    Đời “văn loạn“ đề cao việc sùng bái lãnh tụ, sùng bái danh, lợi. Vì thế đẻ ra những “văn nô“…

    Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn loạn“ luôn luôn muốn “sửa“ cả thiên hạ cho… hợp với mình.

    Kẻ làm thầy đời “văn loạn“ luôn luôn vì tiền mà dạy cách làm tiền.

    Kẻ làm quan đời “văn loạn“ vì mình mà sẵn sàng quên cả thiên hạ. Không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến những kẻ làm dân.

    Kẻ làm dân đời “văn loạn“, sẽ chẳng bao giờ biết được bộ mặt thật của kẻ làm quan. Ai cũng có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu riêng của một nhóm người. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở giữa nơi đô thị, thì vẫn cứ mờ mịt lòng người, mờ mịt thời thế, u tối đến nỗi không hiểu thiên hạ đang trôi theo hướng nào.

    Kết quả là trong đời “văn loạn“, kẻ làm quan tha hồ lừa dân, kẻ làm dân cứ việc ngờ quan (mà vẫn chẳng được tích sự gì).

    “Văn loạn“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ ai làm quan, cứ yên chí cha truyền con nối mà làm quan. Ai làm dân, đừng bao giờ mơ đến việc làm quan. Nhà nào làm quan, cứ việc “độc quyền“ cái “mả“ quan. Nhà nào làm dân, cứ việc “độc quyền“ cái “kiếp“ dân đen mãi mãi, chẳng bao giờ lo bị ai tranh cạnh…

    Thế thì làm quan đời “văn loạn“ khó mà dễ. Khó bởi dân không có “văn“, nói ra điều gì cũng ít người hiểu. Dễ cũng bởi dân không có “văn“, dẫu suốt đời làm những việc thất đức cũng không lo bị ai biết.

    Tóm lại khi đã là “văn loạn“, thì bao giờ cũng ngược lại với “văn trị“. Thế nhưng bởi “văn loạn“ nên mới sinh ra những “sự lạ“ trên kia? Hay chính những “sự lạ“ ấy mới sinh ra “văn loạn“? Đó là điều mà thiên hạ… không thể biết được.
    2005
    Phạm Lưu Vũ
    Last edited by agnovia; 01-16-2011 at 12:12 AM.

  7. #16
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Trojan - từ vinh quang thành Troy
    cho đến cơn ác mộng trên máy tính

    Điều gì diễn ra khi Trojan xâm nhập vào máy tính của bạn? Làm cách nào bạn có thể bất cẩn mở toang cửa đón chúng vào nhà? Và làm sao bạn có thể sống sót trước dịch bệnh này?

    Con ngựa thành Troy - hay Trojan Horse, là một trong những chi tiết kịch tính nhất trong câu chuyện về cuộc chiến thành Troy. Nó đã thể hiện đầy đủ những phẩm chất đã có từ rất lâu của con người: sự xảo trá, lừa lọc - và tất nhiên, không có nó, chẳng ai có thể đi đến cái đích cuối cùng của mình.






    Cuộc tiến công thành Troy của Odysseus có lẽ đã trở thành nỗ lực vô vọng nếu như không có âm mưu này. Ông đã ra lệnh cho những chiến binh của mình xây nên một con ngựa gỗ khổng lồ, đủ lớn để binh lính Hy Lạp có thể chui vào bên trong. Đồng thời, một người đàn ông tên Simon đã thuyết phục người đứng đầu thành Troy rằng, binh lính Hy Lạp đã bỏ chạy, và để lại con ngựa này như một chiến lợi phẩm - nó sẽ mang đến may mắn và sự thịnh vượng cho Troy.Những người đứng đầu thành Troy đã đồng ý cho rước chiến lợi phẩm vào trong thành. Và buổi tối hôm đó, khi mọi người đều ngủ say sau một bữa tiệc ăn mừng chiến thắng thịnh soạn, binh lính Hy Lạp đã lẻn ra khỏi con ngựa gỗ và thực hiện công việc của mình - giết, đốt và phá.






    Trojan Horse là một điển tích quen thuộc trong thần thoại Hy Lạp mà bất cứ ai đều có thể đã từng nghe qua, nhưng hẳn phần lớn bạn đọc đều biết đến cái tên này khi mới chập chững bước vào thế giới của máy tính và Internet. Trojan Horse, hay Trojan, là một chương trình khá phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm, nó biết cách tự giấu mình dưới lớp vỏ bọc của các chương trình tưởng như vô hại khác.Phương thức hoạt động của nó không khác gì cái cách mà Odysseus sử dụng con ngựa gỗ trong câu chuyện ở đầu bài viết: Một khi bạn đã cài đặt nó vào máy, nó sẽ lây nhiễm sang các files khác trên toàn bộ hệ thống của bạn, và dĩ nhiên, biến nơi đây thành bãi chiến trường ngổn ngang theo đúng nghĩa đen. Thậm chí, nó còn có thể làm rò rỉ những thông tin tuyệt mật của bạn ra ngoài, phát tán tràn lan trên Internet, và từ đó, hacker có thể dễ dàng kiểm soát máy tính của bạn, làm chậm hệ thống của bạn hoặc tệ hơn thế - đánh sập nó.






    Về bản chất, Trojan không thực sự giống như virus, nhưng mọi người đều gọi nó là "virus Trojan horse", "virus Trojan", hay chỉ đơn giản là "Trojan". Dù là gì đi nữa, khả năng phá hoại của chúng là không thể phủ nhận. Nhưng điều gì diễn ra khi Trojan xâm nhập vào máy tính của bạn? Làm cách nào bạn có thể bất cẩn mở toang cửa đón chúng vào nhà? Và làm sao bạn có thể sống sót trước dịch bệnh này?Trojan xâm nhập vào máy tính như thế nào?Bạn có thể không tin vào điều này, nhưng bạn chính là người mở cửa rước chúng vào nhà. Để Trojan có thể hoạt động, bạn cần cài đặt một ứng dụng nào đó trên chính máy tính của mình - hoặc một máy nào đó về phía máy chủ. Điều này có thể dễ dàng được thực hiện bởi những mánh lừa phổ thông, tay hacker sẽ thuyết phục bạn tải về một phần mềm hay một ứng dụng nào đó. Hoặc chúng sẽ trực tiếp gửi những chương trình này vào mail bạn, với hi vọng bạn sẽ cài đặt nó.





    Đây chính là nguyên nhân tại sao cái tên Trojan Horse ra đời. Bạn sẽ cần phải mở file .exe này ra để cài đặt chương trình và khởi đầu cho quá trình lây lan. Trojan không có khả năng tự lây nhiễm như virus.Phương thức thường thấy nhất của việc phát tán Trojan chính là các thư rác. Có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thư rác được gửi đi mỗi ngày bởi một tay hacker. Và một khi mở file đính kèm trong mail ra, bạn đã gặp rắc rối thực sự.


    Thậm chí, chẳng cần đến bạn phải động tay vào, các tay hacker có thể nhờ máy tính của bạn tự động làm việc này, nếu như trước đó máy của bạn đã nhiễm Trojan. Crackers, Hackers với những kỹ năng của mình có thể biến máy tính của bạn thành những chiếc máy tính ma. Bạn vẫn vô tư sử dụng chúng hàng ngày mà không biết rằng đã có kẻ buộc dây vào đầu mình và giật như giật rối. Hơn thế nữa, hackers còn có thể kết nối các máy tính ma với nhau để tạo thành một cơn ác mộng thực sự - botnet.Tự bảo vệ mình trước Trojan như thế nào?Bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình trước cơn dịch bệnh này. Đơn giản nhất là đừng bao giờ mở bất kỳ email, hay tải bất kỳ file không rõ nguồn gốc nào. Với email, hãy thẳng tay xóa hết các tin nhắn rác. Hoặc bạn có thể cài đặc một phần mềm chống virus để chúng làm thay bạn công việc này.





    Nếu bạn nhận ra máy tính của mình đã nhiễm Trojan, ngay lập tức ngắt kết nối Internet và bắt đầu quá trình thanh lọc chiếc máy tính yêu dấu của bạn. Sử dụng phần mềm diệt virus để xóa bỏ những file nghi ngờ, hoặc cài đặt lại hệ điều hành, và nếu như vấn đề trở nên quá phức tạp với bạn, đừng ngần ngại cầu cứu sự trợ giúp từ những người có hiểu biết.
    Tham khảo: Howstuffworks
    genkvn

  8. #17
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .










    .

  9. #18
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .


    Những bài hát nhẹ nhàng
    của mùa Tết Việt Nam










    1. Tâm Sự Nàng Xuân - Như Quỳnh 0:00
    2. Nghĩ Chuyện Ngày Xuân - Mai Thiên Vân
    5:03
    3. Mùa xuân đó có em - Đan Nguyên
    9:28
    4. Ngày Xuân Thăm Nhau - Duy Trường, Quỳnh Dung
    13:59
    5. Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa - Cẩm Ly
    18:15
    6. Cánh Thiệp Đầu Xuân - Như Quỳnh
    23:09
    7. Mùa xuân trong thư em - Trường Vũ
    28:49
    8. Gác Nhỏ Đêm Xuân - Hương Lan
    33:14
    9. Tình Xuân - Hương Thủy
    38:28
    10. Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân Ca - Quốc Đại
    41:10
    11. Quê Hương Mùa Xuân - Phi Nhung
    45:29
    12. Mùa Xuân Nào Ta Về - Như Quỳnh, Tường Khuê, Tường Nguyên
    49:22
    13. Hạnh Phúc Đầu Xuân - Cẩm Ly
    54:06
    14. Phiên Gác Đêm Xuân - Mạnh Quỳnh
    59:10
    15. Liên Khúc Cám Ơn & Xuân Này Con Không Về
    1:03:07
    16. Mùa xuân lá khô - Tuấn Vũ, Mỹ Huyền
    1:10:36
    17. Đan Áo Mùa Xuân - Quỳnh Dung
    1:16:18
    18. Mùa Xuân Đầu Tiên - Như Quỳnh & Thế Sơn
    1:21:27
    19. Ngày Xuân Tái Ngộ - Hà Phương, Mạnh Quỳnh
    1:26:27
    20. Nếu Xuân Này Vắng Anh - Cẩm Ly
    1:30:40
    21. Tình Xuân - Quốc Khanh
    1:35:01
    22. Câu chuyện đầu năm - Như Quỳnh
    1:39:53


  10. #19
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .
    Last edited by khieman; 01-20-2014 at 01:51 PM.

  11. #20
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    .

Trang 2 / 5 ĐầuĐầu 1234 ... Cuối Cuối

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •