Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Người ta chỉ tạo nên hạnh phúc của mình do việc săn sóc đến hạnh phúc của người khác.
Bernardin De Saint Pierre
Results 1 to 4 of 4

Chủ Đề: Vài nhận xét về cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" của Nguyễn Gia Kiểng

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Vài nhận xét về cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" của Nguyễn Gia Kiểng

    .

    Vài nhận xét về cuốn
    "Tổ Quốc Ăn Năn"
    của Nguyễn Gia Kiểng
    Nhật Tiến

    Nguyễn Gia Kiểng là một nhân vật rất được biết đến trong cộng đồng VN hải ngoại từ gần ba thập niên trước, thông qua Nhóm Thông Luận rồi Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Tôi cũng biết ông, đã từng gặp ông, nhưng không thể gọi là quen ông. Bởi vì chưa một lần nào tôi có dịp được ngồi bên ông để trao đổi những suy tư về một số vấn đề. Tuy nhiên tôi thấy giữa ông và tôi có một điểm khác biệt rõ rệt. Trong khi tôi chỉ là một người viết, đôi khi cầm bút bầy tỏ công khai trên mặt báo về lập trường, quan điểm của tôi đối với một số vấn đề liên quan đến tình hình đất nước thì ông Nguyễn Gia Kiểng lại là một nhà hoạt động chính trị . Ròng rã bền bỉ từ nhiều thập niên, những hoạt động của ông cho tới bây giờ vẫn không ngưng nghỉ. Điều đó chứng tỏ ông muốn làm được một điều gì cho đất nước, trong đó có chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc, một điều mà tôi hoàn toàn tán đồng . Trong quá trình hoạt động, ông cũng đã chịu nhiều hệ lụy, như đã thổ lộ trong tác phẩm :

    " Xét cho cùng không phải người ta phản đối những điều tôi viết ra, bởi vì họ bịa đặt ra những điều tôi không hề viết hay nói, cắt xén những câu viết hay câu nói làm thay đổi hẳn ý nghĩa rồi dựa vào đó mà lên án. Lý do thực sự là họ có nhu cầu cần phải thóa mạ và đả phá một ai đó "
    (Tổ Quốc Ăn Năn , trang 74).

    Tôi cho rằng chính những sự bức xúc này đã góp một phần quan trọng để khiến ông ngồi viết nên tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn khá đồ sộ này, và Nguyễn Xuân Nghĩa mới đây trong một bài điểm về cuốn này cũng có nhận xét tương tự :

    " Tôi nghĩ tới hình ảnh Nguyễn Gia Kiểng ngồi chẻ tượng thành củi dóm bếp và hình dung ra không phải cái cười hồn nhiên nhuốm vẻ tự đắc của anh , mà tới giọt nước mắt của người đã trăn trở từ lâu trong nỗi bất lực."
    (Tạp chí thế Kỷ 21, số 143, tháng 3 -2001 ) .

    Thú thật, khi thoạt nghe tựa đề của cuốn sách, tôi hơi ngạc nhiên. Tổ Quốc Ăn Năn !! Tại sao Tổ quốc lại ăn năn ? Tổ quốc là một biểu tượng cao quí, ngay cả khi có nơi sử dụng bốn chữ " Tổ quốc ghi ơn" thay vì phải là " Tổ quốc ghi công " đã khiến cho nhiều người thấy khó chịu, huống hồ lại bắt Tổ Quốc phải ăn năn. Nếu quả thật có sự sai lầm ghê gớm nào đó thì dân tộc của cái tổ quốc đó phải ăn năn mới gọi là chỉnh chứ, còn làm sao mà tổ quốc lại có thể và lại phải ăn năn được.

    Dĩ nhiên là ở đây, tác giả muốn xài một nghĩa bóng, muốn tạo một tác dụng cảm tính sâu xa trong tâm trí người đọc, và muốn kêu lên một cách thảm thiết rằng cả nước Việt Nam đã từng lầm lạc, không phải chỉ trong nhất thời mà ngay trong cả quá khứ xa xôi của lịch sử, để cho đến nay mọi con người Việt Nam phải biết ăn năn, phải biết xóa bỏ mọi tàn tích cũ để tìm ra sinh lộ cho chính mình.

    Tôi sẽ chẳng nêu lên nhận xét về cung cách sử dụng từ ngữ tối nghĩa và không chỉnh này nếu tác giả không viết chương "Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi" trong đó có câu" "Phải nhìn nhận một sự thực đau lòng: Chúng ta là một dân tộc không biết đọc, không biết viết và không biết nói ."
    (Tổ Quốc Ăn Năn , trang 107).

    Để minh chứng cho kết luận chắc nịch này, tác giả đã đưa ra nhiều chứng cớ, như Cựu Tổng Thống Thiệu khi viết bản cương lĩnh cho "Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Dân Chủ và Tái Thiết Việt Nam " đã để lại gần 100 lỗi chính tả và văn phạm, như các sinh viên của tác giả, khoa kinh tế, thuộc một trường đại học ở Sài Gòn năm 1974 , đã khiến tác giả phải nêu nhận xét :

    "Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài, và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ", hay như " Một biểu ngữ lớn trong cuộc mít tinh lớn : Cương quyết xiết chặc hàng ngũ...".... vân.. vân....

    Tất cả những bằng cớ nêu ra của tác giả đều đúng cả, ông không nói quá, ta có thể tìm thấy những sơ sót như thế đầy dẫy trên báo chí Việt ngữ ở đây, chẳng cứ trong cả một bài viết dài mà, khi ngay cả trong những tít lớn chạy ngang cột báo, hoặc cụ thể hơn, ngay trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn này tôi cũng có thể tìm thấy vô số những chỗ văn không chỉnh, nhiều điệp ngữ, thậm chí có lắm câu tối nghĩa !

    Nhưng nếu chỉ có thế mà ông khẳng định : "Chúng ta là một dân tộc không biết đọc, không biết viết và không biết nói ." thì tôi e rằng ông Nguyễn Gia Kiểng đã chỉ nhìn thấy vài mụn ghẻ trên làn da mà đã la lên là có bệnh hủi và tôi cũng rất lấy làm tiếc rằng ông đã phủi đi biết bao nhiều công trình văn hóa tráng lệ của tiền nhân đã để lại cho con cháu.

    Khỏi cần nhắc lại những áng văn thơ của Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn thị Điểm hay cả một gia tài ca dao phong phú, chỉ xin vắn tắt : "Nếu không biết đọc thì chúng ta đã không thể nhận biết được thiên tài Nguyễn Du qua truyện Kiều, không biết viết thì xin hỏi cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, tác giả đã đựng cái gì trong đó ? Và không biết nói thì làm sao giải thích được sự giầu có, phong phú và tinh vi của ngôn ngữ Việt có thể tìm thấy đầy dẫy trong các câu ca dao, một hình thức văn chương truyền khẩu qua bao nhiêu thế hệ ?

    Nhiều lãnh vực được đề cập đến trong tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn đều đã bị Nguyễn Gia Kiểng dẫn đến cùng chung một số phận, mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa ( trong bài báo đã dẫn ở trên) đã tóm tắt bằng những hình tượng ngắn gọn : chẻ tượng thành củi dóm bếp, đem những hình tượng đẹp nhất của ta vứt xuống đất.''

    Công bằng mà nói, có thể khi làm những công việc này, ông thực lòng mong muốn đất nước, con người, tổ quốc Việt Nam phải được tốt đẹp hơn sau biết bao nhiêu là đổ vỡ, nhiễu nhương, nhưng đáng tiếc là ông đã thể hiện lòng mong muốn này bằng giải pháp xóa đi tất cả những truyền thống cũ để toan tính làm lại từ đầu.

    Đành rằng dân tộc VN phải tỉnh thức và soi rọi lại mình trước khi bước vào một vận hội phục hưng , nhưng sự thức tỉnh nếu có, thì có sẽ khởi đi từ những ý tưởng mà ông đã nêu ra trong cuốn sách này không? Hay sự đạp đổ mọi truyền thống như ông mong mỏi sẽ chỉ làm cho khuôn mặt tổ quốc trở thành thảm hại hơn?

    Đọc tác phẩm này của ông , tôi không khỏi không nghĩ đến cuộc Cách Mạng Văn Hóa Đỏ ở Trung Quốc trước đây , tuy nhiên tôi không dám có ý nghĩ rằng ông đã coi Giang Thanh như là một thần tượng.

    - Về mặt Lịch Sử : ông cho rằng "Muốn có ích, nghĩa là muốn làm một nguồn kinh nghiệm cho phép rút ra những bài học chung cho dân tộc, lịch sử phải chính xác và đầy đủ ", nhưng theo ông thì " Lịch sử , kể cả lịch sử cận đại của ta không những thiếu xót mà còn bị xuyên tạc. Đã thế , vô số lý luận hồ đồ lại còn được lại còn được tung ra với mục đích giải thích lịch sử theo chiều hướng có lợi cho một phe phái. Người Việt Nam , kể cả trí thức , vốn đã thiếu óc phê bình, lại còn bị khủng bố bởi cả một phong trào khai thác lịch sử.
    (Tổ Quốc Ăn Năn trang 118) .

    - Về mặt Văn Hóa : Ông cho rằng văn hóa truyền thống của ta là văn hóa Nho Giáo, theo thói quen thường gọi là Khổng Giáo. Khổng Giáo đã tạo ra nếp sống trong nhân gian. Ông liệt kê và dẫn giải, tôi chỉ xin tóm tắt : đó là "óc thủ cựu, óc bất dung, độc quyền lẽ phải , sự sùng bái người xưa một cách bệnh hoạn, và logic bạo lực" bởi vì "nền tảng của xã hội Khổng Giáo là bạo lực."
    (trang 301, sđd)

    Sản phẩm của xã hội Khổng Giáo là kẻ sĩ . Và kẻ sĩ Việt Nam dưới cái nhìn của Nguyễn Gia Kiểng thì như sau :

    "Mối liên hệ vua tôi, cốt cán của tư tưởng chính trị Khổng Giáo đưa tới hai hậu quả. Một là, kẻ sĩ, tinh hoa của xã hội, mất hết nhân cách, xã hội vì thế lẫn quẩn trong sự thui chột và hèn kém. Hai là, các cuộc khủng hoảng xã hội rất khó có lối thoát. Kẻ sĩ chân chính không phải là người khởi nghiệp. Triết lý của họ là lúc khó khăn thì lánh mặt.
    (trang 321, sđd).

    Đấy là chuyện quá khứ, nhưng ngay cả bây giờ, Nguyễn Gia Kiểng cũng vẫn nhìn trí thức Việt Nam là hậu thân của kẻ sĩ ngày xưa .

    " Trí thức Việt Nam ngày nay là hậu thân của giai cấp sĩ phu ngày trước. Mối liên hệ phụ-tử vẫn còn rất thắm thiết. Kẻ sĩ vẫn còn là mẫu mực của rất nhiều trí thức Việt Nam. Ngày nay người ta vẫn còn tự hào là có tư cách của kẻ sĩ, người ta vẫn còn khen nhau là có thái độ của kẻ sĩ. Nhưng kẻ sĩ là gì nếu không phải là một mẫu người tồi hèn, vong thân? Chúng ta vẫn còn là kẻ sĩ, và vì thế vẫn còn mang cái tật nguyền này của kẻ sĩ. Vấn đề là như thế. Người ta có thể hấp thụ mau chóng những kiến thức và những kỹ thuật mới, nhưng từ bỏ một tập quán và một tâm tính đã được nhào nặn qua nhiều thế hệ, đã ăn rễ vào con người và đã biến thành một bản năng, là một điều khó gấp nhiều lần.
    (trang 313, sđd).

    Trong cả hai lãnh vực Lịch sử và Văn hóa kể trên , vì lý do giới hạn của bài viết và vì có những vấn đề quá rộng lớn đã được đề cập đến trong tác phẩm, nên tôi chỉ xin nêu lên một đôi điều nhận xét:

    Về Lịch sử : Tôi hoàn toàn không chia xẻ chủ trương xé nát những thần tượng, không của riêng tôi mà của tất cả những ai còn tự coi mình là người Việt Nam. Xin chỉ lấy một Quang Trung Nguyễn Huệ làm cơ sở bàn luận. Chẳng hạn ông viết:

    "Nguyễn Huệ là một con người hung bạo đánh tất cả mọi người, đó là một sự thực. Nguyễn Huệ liên kết với hai tướng cướp Tập Đình và Lý Tài đánh chúa Nguyễn rồi lại đánh Tập Đình và Lý Tài.; liên kết với chúa Trịnh rồi đánh chúa Trịnh, dùng Nguyễn Hữu Chỉnh rồi bỏ Chỉnh cho dân Bắc Hà giết. Nguyễn Hữu Chỉnh không chết mà lại phát lên được thì sai Vũ Văn Nhậm đem quân đánh giết Nguyễn Hữu Chỉnh, tiện thể lấy luôn Bắc Hà. Rồi lại giết Vũ Văn Nhậm. Đến cả Nguyễn Nhạc đối với Huệ vừa có nghĩa vua tôi vừa có nghĩa anh em, Huệ cũng đánh."
    (trang 161, sđd) .

    Chẳng hạn ông viết :

    "Ông Trần Trọng Kim cũng dựng đứng ra con số hai chục vạn quân Thanh , không có trong một sử liệu nào, đề thổi phồng tầm vóc của trận Đống Đa và ca tụng Nguyễn Huệ "đại phá quân Thanh". (Trong hịch của Tôn Sĩ Nghị có nói tới năm chục vạn, nhưng đó, theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, chỉ là tờ truyền đơn mà mục đích là hù dọa làm mất tinh thần quân Tây Sơn . Chính Nguyễn Huệ cũng biết đây chỉ là chuyện hù dọa. Ở một điểm Trần Trọng Kim giấu cả sự kiện. Toàn bộ việc thuật lại trận Đống Đa của ông dựa theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nhưng trong khi HoàngLêNhất Thống Chí chép rằng quân Nguyễn Huệ đi sau các bức mộc bia, cứ ba mươi người đàng sau một bức , tất cả là hai mươi bức, thì Trần Trọng Kim bỏ đi câu "tất cả 1à hai mươi bức" , vì như thế chứng tỏ quân Tây Sơn chỉ có sáu trăm người, mâu thuẫn với tầm vóc "hai chục vạn quân Thanh'' mà ông gán cho trận Đống Đa"
    (trang 168, sđd)

    Bới ra những chi tiết ở trên, tác giả Nguyễn Gia Kiểng hẳn muốn trả lại lịch sử những chi tiết trung thực của nó. Nhưng xin hỏi có sự thực nào trong sách vở được coi là tuyệt đối ?

    Những lời đồn đại hoặc ngay cả những tài liệu được viết trên giấy trắng mực đen về vua Quang Trung sau khi nhà Nguyễn đã lên ngôi, dễ gì còn giữ được tính trung thực trong bầu không khí khét lẹt về những hành động khủng bố, trả thù của Gia Long (như đào mả Quang Trung, lấy xương đầu làm bô đựng nước tiểu ..v.v.).

    Ông Nguyễn Gia Kiểng đã nhìn thấy trí thức Việt Nam đã từng bị khủng bố bởi cả một phong trào khai thác lịch sử như đã trích dẫn ở trên, vậy mà ông vẫn dùng chỉ một vài chi tiết sử liệu để làm hoen ố cả một sự nghiệp của một anh hùng dân tộc, một việc như thế có gọi là chính đáng không và sẽ có ích lợi gì ?

    Dân tộc nào cũng đều đã có những trang sử oai hùng để tạo dựng niềm tin và để cho các thế hệ nối tiếp noi theo. Vận nước có lúc thăng lúc trầm, nhưng có một dân tộc nào đã dại dột đem danh nhân lịch sử của mình ra lật nhào chỉ vì nhu cầu phát triển? Trải qua bao thế hệ, người Việt Nam đã nhìn Quang Trung Nguyễn Huệ như một biểu tượng của tinh thần bất khuất của dân tộc với chiến công lừng lẫy đại phá quân xâm lược đến từ phương Bắc. Đấy là một sự thực hiển nhiên, rốt ráo, bất khả phản hồi. Là lớp hậu sinh, không ai được quyền đem những mũi dao tiểu tiết của đời thường ra rạch ròi để làm hoen ố tổng thể của cả một bức tranh hùng tráng vốn đã được cả nước tôn sùng qua bao thế hệ.

    Về Văn Hóa: Tôi cũng hoàn toàn không đồng ý với những nhận định của tác giả xoay quanh đề tài kẻ sĩ. Tôi cho rằng Nguyễn Gia Kiểng đã đánh lộn sòng giữa nhà nho chân chính với lũ hủ nho, và có sự sai lầm về từ ngữ giữa sĩ phu với kẻ sĩ.

    Trải cả ngàn năm lịch sử, chính nho phong đã là nguyên nhân gìn giữ giềng mối gia đình và xã hội, đã khiến cho dân tộc Việt Nam trường tồn không bị Trung Quốc đồng hóa và đã tạo nên biết bao nhiêu nhân vật lẫy lừng cả về mặt lịch sử cũng như văn hóa. Mặt khác, sĩ phu là toàn thể những con người được đào luyện trong môi trường giáo dục của Khổng giáo. Họ là những kẻ đã từng tham gia guồng máy nhà nước. Có người giữ được tiết tháo, nhưng cũng có lắm kẻ vong thân. Một ông quan thanh liêm, nhiều khi do hoàn cảnh nhiễu nhương đã rũ áo từ quan về qui ẩn, đó là một sĩ phu giữ được tiết tháo. Một kẻ bán nước cầu vinh như Tổng Đốc Hoàng Trọng Phu là điển hình cho một thứ sĩ phu đã bị vong thân. Không bao giờ người ta coi Hoàng Trọng Phu là một kẻ sĩ.

    Kẻ sĩ là từ ngữ chỉ dành cho những trí thức chân chính của mọi thời đại, họ là "khuôn mẫu" " của những trí thức ưu thời mẫn thế,có lòng với đất nước.

    Trong thời phong kiến, kẻ sĩ có thể ở ẩn, có thể tham chính, có thể lui, có thể tới; tùy thời thế, nhưng lúc nào cái tâm của họ cũng vằng vặc sáng như Sao Khuê. Đừng nhìn vào cái đám tự nhận mình là trí thức nhưng thực chất chỉ là những thứ tiểu nhân a dua mà thời nào cũng có để kết án "kẻ sĩ".

    Ngoài ra , kẻ sĩ còn có phẩm chất của một con người biết dõng dạc nói lên nguyện vọng chân chính của đa số quần chúng:

    - Tiếng nói của Chu văn An trong vụ dâng thất trảm sớ là tiếng nói của kẻ sĩ.

    - Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc (1956), tiếng nói bất khuất của nhà văn Phan Khôi cũng là tiếng nói của kẻ sĩ.

    - Và gần đây nhất, những nhân vật hiện còn sinh sống ở trong nước mà vẫn dám nói lên tiếng nói khát vọng tự do dân chủ của mình như Hà Sĩ Phu, như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Minh Quốc , Tiêu Dao Bảo Cự .v.v cũng đều là tiếng nói của những kẻ sĩ thời đại.

    Tôi không hề nhìn thấy ở họ đâu là tính chất của những kẻ tôi tớ, tồi hèn, vắng mặt trong xã hội vốn là những điều mà tác giả đã lên án, mặc dù ở thời nào mà chẳng có kẻ mang đầy đủ những tính chất đó vì chỉ biết cam tâm quì gối , cong lưng trước quyền lực để cầu an, cầu danh hay cầu lợi.

    Về mặt nhân văn, tác giả lên án kịch liệt những giá trị khuôn mẫu của con người trong Khổng Giáo. Ông cho rằng :

    "Hệ thống giá trị áp đặt cho phụ nữ rất mọi rợ và vô nhân đạo. Nó hạ giá người phụ nữ xuống hàng một nô lệ và một vật dụng. Trí tuệ và nhân cách của người đàn bà không được kể đến"
    (trang 295, sđd).

    Tôi không phủ nhận tính cách thua thiệt , thậm chí nhiều khi còn là sự bị bóc lột đến tận xương tủy của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa. Nhưng đó không phải chủ trương của Khổng giáo. Không phải vì một sự tình cờ mà người vợ trong gia đình được xưng danh là Nội Tướng. Đó là một sự phân công xã hội căn cứ vào thể chất và tâm lý của phái tính. Vợ lo việc nhà, chồng lo việc nước, mà cũng có khi "giặc đến nhà , đàn bà phải đánh", nếu không, ta đã chẳng có những trang sử oai hùng của Bà Trưng, Bà Triệu.

    Từ ngày có hoàn cảnh được sinh sống ở nước ngoài, khi quan sát sinh hoạt của xã hội Âu Mỹ, tôi lại càng nhìn thấy cái giá trị tuyệt vời của người phụ nữ Á Đông hay gần gũi hơn, của người phụ nữ Việt Nam vốn đã được định hình trong khuôn khổ của Khổng Giáo. Công, Dung, Ngôn, Hạnh chỉ là những tiêu chuẩn xã hội để người phụ nữ noi theo chứ không phải là những luật lệ ép buộc. Có đầy đủ thì càng quý, thiếu sót một hai điều, không vì thế mà bị bắt tội. Cái khiếm khuyết to lớn nhất của Khổng Giáo đối với người phụ nữ là chủ trương trọng Nam, khinh Nữ nhưng điều này đã thuộc về quá khứ.

    Cùng với đà tiến hóa của nhân lọai, sự cách biệt nam nữ trong xã hội Việt Nam đã dần dần biến mất. Một số những luật lệ gò bó theo truyền thống cổ truyền đã bị xóa bỏ, thí dụ như trong hôn nhân, không còn cảnh "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Qui luật Tam Tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) cũng đã được diễn dịch một cách khoáng đạt hơn. Chủ yếu là dựa trên lòng hy sinh và cơ sở tự nguyện. Cha mình, chồng mình, con cái của mình, toàn là những người thân yêu ruột thịt, nếu có phải hy sinh để mà tòng thì cũng có gì là sai trái, là trở thành ngục tù hay nô lệ?

    Người phụ nữ nào ngày nay, nếu có thiếu sót trong những bổn phận đó thì cũng không bị dư luận đàm tiếu nặng nề. Không ai có thể thấu hiểu hoàn cảnh riêng tư của mỗi người bằng chính người trong cuộc. Xã hội bây giờ đã biết cảm thông chứ không còn chỉ biết lên án. Người phụ nữ Việt Nam trên lý thuyết đã được giải phóng, tuy nhiên trong hàng ngàn hàng vạn trường hợp, họ đã hy sinh quyền lợi riêng tư để lựa chọn chỗ đứng về phía những người thân ruột thịt của mình.

    Vào những năm cuối thập niên 70 hay suốt thập niên 80, đã có biết bao nhiêu phụ nữ chịu đựng gian nan, khổ ải để lặn lội vào tận rừng sâu, núi thẳm hòng thăm nuôi bằng được chồng con đang bị tù đầy trong các trại cải tạo. Chắc là trong những năm gian khổ đó, tác giả cũng đã có nhiều người thân thăm viếng và hẳn ông cũng đã từng thấy lòng rưng rưng, xúc động khi thấy những người phụ nữ thân yêu ruột thịt của mình đã tới, đã hỏi han, đã an ủi, đã gom góp thuốc men, quà bánh, tất cả đã chứng tỏ họ không bao giờ bỏ quên chồng, con trong vòng ngục tù đen tối. Chẳng ai bắt buộc họ làm, mà chỉ bởi họ là những phụ nữ Việt Nam vốn được nuôi dưỡng trong cái nôi truyền thống nho phong Việt Nam nên đã có đầy đủ đức hy sinh và lòng tự nguyện.

    Như thế, người phụ nữ VN trong những năm trời đen tối ấy đã rõ ràng thể hiện câu tam tòng trên một bình diện cực kỳ sáng chói. Và nếu cần phải xét lại cái quan niệm này để giải phóng phụ nữ một cách tích cực hơn thì theo tôi nghĩ, chính các đối tượng Phụ, Phu, Tử mới là những thành phần cần phải soi gương lại chính mình. Là Cha mà chỉ coi con cái như một lũ nằm trong quyền sinh sát của mình, là Chồng mà chỉ coi vợ như một tên tôi tớ, hay là con mà chỉ khai thác sức lao động của mẹ để hưởng thụ cho riêng mình thì muôn đời phụ nữ vẫn bị giam hãm trong địa ngục, chẳng cứ là trong khuôn khổ tứ đức, tam tòng như tác giả đã nêu ra.

    Vì khuôn khổ của bài viết có hạn, tôi không thể nêu ra được thêm nhiều ý kiến riêng tư hơn nữa. Nhưng nhìn chung, tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn đã đưa ra nhiều cách nhìn táo bạo và đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ.

    Có những phát hiện của ông, có thể mang tác dụng uốn nắn được cách nhìn, cách suy nghĩ, cách hành xử của một số người.

    Nhưng cũng không thiếu những điều sẽ làm cho người đọc phẫn nộ. Bởi vì ông đã đi quá đà khi đưa ra nhiều kết luận liều lĩnh dựa trên những tiền đề chưa đủ tầm vóc để có sự thuyết phục. Phải chi ông tự chế được nhiều hơn thì tiếng nói của ông sẽ được nhiều người lắng nghe hơn, và theo tôi hiểu, chính ông cũng rất mong mỏi được như thế, hơn là chỉ biết nói lên bất cứ cái gì để giải tỏa những nỗi bất lực chất chứa trong con người của mình.

    Trừ phi ông còn có dụng ý khác !

    Nhật Tiến
    California ngày 8-3-2001
    Last edited by khieman; 01-02-2014 at 09:02 PM.

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Đọc sách Tổ Quốc Ăn Năn
    của Nguyễn Gia Kiểng
    Trần Xuân Ninh

    Khi tới nhà một người bạn trong một chuyến đi dài, tôi thấy quyển Tổ Quốc Ăn Năn trong đống báo chí và sách vở bừa bộn trên bàn làm việc. Chỉ quyển sách, tôi hỏi:

    "Mới mua hả? Đọc thấy sao?".

    Người bạn trả lời:

    "Mua đâu. Có người gửi cho thì để đó. Nhưng mới lướt qua vài chương thì ngưng".

    Quyển sách còn mới, nhiều trang còn dính nhau. Trang đầu có dòng chữ đề tặng:

    "Đọc cho biết. Có những điều không thấy trong những sách khác".

    Người bạn tôi nói:

    "Nếu không có gì khác để giết thì giờ trong những thời gian di chuyển, và nếu không dị ứng với cái tên Nguyễn gia Kiểng, thì cầm lấy mà đọc".

    Lời đầu, ông Nguyễn Gia Kiểng đã viết về "lý do ra đời của cuốn sách khiêm nhường này".

    Ở trang 326 tác giả cho biết rằng "tất cả các cuốn Tứ Thư, Ngũ Kinh nếu gộp chung lại và in thành một cuốn sách thì cũng chỉ vài trăm trang thôi, nghĩa là chỉ bằng một nửa cuốn sách mà các vị đang cầm trong tay thôi".

    Người đọc nhờ thế biết được rằng Khổng Tử thuyết giảng cả đời gom góp lại không nhiều bằng lời ông Nguyễn Gia Kiểng từ khi nhảy vào làm chính trị. Cuối trang III, Lời đầu, tác giả viết "Nhiều độc giả sẽ thấy nhiều điều nói ra trong những trang sau là sai và đánh giá tác giả là dở. Tôi chấp nhận sự kiện đó. Tôi cho rằng nói ra những điều mình nghĩ là đúng dù biết rằng sẽ có nhiều người cho là sai và đánh giá thấp mình là một thái độ khiêm tốn. Đó là cách khiêm tốn của tôi."

    Vì sự khiêm tốn của tác giả, chấp nhận sự kiện "nhiều người cho rằng những điều mình nói ra là sai", mà tôi viết bài nhận định này. Tuy nhiên, tôi sẽ không chú trọng nói về những điều sai đúng trong cuốn sách, vì nếu thế thì phải viết một hay hai cuốn sách cũng dầy như cuốn Tổ quốc ăn năn để dẫn chứng là sai hay đúng. Tôi chỉ nêu lên một số đặc điểm của cuốn sách và tác giả.

    A. Những đặc điểm của cuốn sách

    1/ Căn bản lý luận của tác giả đã chỉ dựa trên những trên những khẳng định tùy tiện hay trên những sự kiện có tính giai thoại. Những khẳng định tùy tiện có thể làm suôi tai một số người, nhưng không chính xác hay không có qiá trị gì đối với những người hiểu chuyện. Những sự kiện có tính giai thoại cũng vậy. Những kết luận rút ra từ những điều không có tính phổ quát này dĩ nhiên là không có bao nhiêu trọng lượng.

    1-1.Thí dụ về những khẳng định tùy tiện.

    +Tác giả viết "Tất cả các nhà bác học về nhân chủng, y khoa, tâm lý đều đã đồng ý với nhau về một kết luận: chỉ có một giống người trên thế giới này mà thôi và mọi dân tộc đều có những khả năng như nhau hay ít ra gần như nhaụ"

    Người có chút hiểu biết phải thấy rằng đây là một nhận định "phải đạo chính trị" (politically correct). Nhận định phải đạo chính trị này không phản ảnh thực tế khoa học. Thực vậy, chỉ cần nhìn ngay quanh mình, ai cũng có thể thấy ngay rằng anh em cùng cha mẹ chưa chắc đã có những khả năng như nhau hay gần như nhau, chưa cần nói tới người ngoài và các dân tộc khác nhau. Lấy một nhận định "phải đạo chính trị", để khẳng định như ông Kiểng rằng "Chỉ có những phần tử cực đoan và kỳ thị, thường thường vô học, mới phủ nhận kết luận này" không thể có sức thuyết phục nào đối với người hiểu biết.

    +"Trong khi ở mọi nước phát triển môn địa lý được coi là tối quan trọng thì tại Việt nam nó lại bị coi thường quá đáng"
    (trang 26)

    Không hiểu bên Tây là nơi tác giả học và sống ra sao, nhưng bên Mỹ là nước phát triển và giầu có nhất thế giới, điạ lý không được coi là tối quan trọng như tác giả nói. Ai biết học trình tiểu và trung học, và nghe những chế giễu trên truyền thông về sự hiểu biết không nhiều lắm về địa lý và sử ký của các nhân vật lãnh đạo quốc gia đều thấy như thế.

    Theo một thăm dò các học sinh từ 11 đến 18 tuổi được học lịch sử ít nhất cho tới năm 14 tuổi đăng trên báo Daily Telegraph ngày 18 tháng 1/2001, thì đại chiến thế giới thứ nhất là một bí mật đối với 2/3 học sinh trung học Anh quốc. Một vài học sinh nghĩ Hitler là thủ tướng Anh trong thế giới đại chiến II. 1% nghĩ Oliver Cromwell dính líu vào trận đảo Falklands.

    Bằng chứng thêm là cục điều tra năm 1997 của National Public Radio (Mỹ) cho biết 15% người Mỹ không chỉ được nước Mỹ ở đâu trên bản đồ thế giới, 42% không chỉ được Nhật bản ở đâu. Điều tra của National Science Foundation năm 1995 cho biết 53% người Mỹ nói trái đất đi vòng quanh mặt trời trong 1 ngày hay trong 1 tháng (nghiã là chỉ có 47% câu trả lời đúng là 1 năm; 21% cho rằng mặt trời đi vòng quanh trái đất (National Illinois University).

    +"Kinh nghiệm của tôi tuy chẳng bao nhiêu những cũng đủ để khẳng định về môn kinh tế chính trị nó rất dễ. Một người bình thường với trình độ tú tài, hay hơn một chút nữa càng hay, nếu tự tin và quyết tâm có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của môn kinh tế chính trị trong vòng một năm, dĩ nhiên với điều kiện có được sách tốt hoặc thầy tốt."
    (trang 462)

    +"Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước thực ra không có gì phức tạp" (trang 468). Nếu thực sự như thế thì nước nào kinh tế cũng đều phồn thịnh hết. Jeffrey Schwartz, kinh tế gia giám đốc Chương trình phát triển quốc tế của Harvard, đã không thất bại trong vai trò cố vấn phát triển kinh tế cho Nga sô. Các định chế tài chánh thế giới như IMF, World Bank cũng đã không thất bại nâng cao kinh tế ở Phi châụ

    +"Kẻ sĩ là gì nếu không phải là một mẫu người tồi hèn, vong thân"
    (trang 312)

    +"Một dân tộc gồm toàn những người khôn là một dân tộc rất đần độn"
    (trang 354)

    +"Chữ hiếu của Khổng tử không những bệnh hoạn mà còn bất lương" (trang 296). Chữ nhân của Khổng Tử dứt khoát không phải là chữ nhân chúng ta thường hiểụ..

    +"Khổng Tử xứng đáng được tôn làm ông tổ của tị nạn kinh tế (trang 284). Cái triết lý ở ẩn, tránh khó khăn và gian nguy của ông về bản chất là một thái độ thấp hèn.... Nguyễn Khuyến đáng được coi là tiêu biểu cho cái đạo lý tồi tàn nàỵ

    +"Đó cũng là vì chúng ta không biết đọc lịch sử"
    ( trang 191)

    +"Từ bao đời rồi lịch sử chỉ được coi là một diễn đàn để hạ nhục đối phương và tâng bốc mình lên
    ( trang 183)

    vân vân...

    Những khẳng định kể trên có thể không sao giữa một nhóm quen thuộc đã nhận người phát biểu làm lý thuyết gia hay trong một cử toạ xã giao vì lịch sự mà im lặng. Nhưng khi đọc thấy trong cuốn sách, tôi không khỏi nghĩ tới những khẳng định của cán bộ CS sau năm 1975. Tại trường y khoa đại học Sài gòn, cán bộ tiếp thu nói với chúng tôi rằng trong mười năm nước ta sẽ tiến hơn Nhật Bản. Trong trại cải tạo, quản giáo khẳng định "thay trời làm mưa, biến sỏi đá thành cơm gạo", "xuất khẩu tre sang Liên sô để đổi lấy tên lửa, về cải tiến để đánh máy bay Mỹ".

    Báo Nhân dân tường thuật bác học Tôn Thất Tùng mổ gan, mổ tim trong mấy phút... Trong một số Văn nghệ quân đội năm 1976 (nhà xuất bản Xunhaxaba) tả người tiếp viên hàng không ưu việt của CHXHCNVN được dậy lấy bộ ngực che vết nứt của máy bay phản lực đang trên cao để tránh mất áp lực trong thân máy bay làm nguy hiểm cho hành khách. Người dân nghĩ gì về lối khẳng định này và về người nói, tôi thấy không cần ghi lại ở đâỵ

    1-2 Thí dụ về những sự kiện có tính giai thoại

    Tác giả đã

    +Lấy chuyện bà mẹ hai cán bộ VC về miền Nam sau 1975 biết chùi bu-gi máy đuôi tôm để khẳng định "sự khéo léo và nhanh trí của nông dân ở đây"

    +Lấy chuyện người bộ đội miền bắc giải ngũ, nhanh chóng sửa và làm máy tàu, lấy nòng súng đại bác thay bạc sếch măng, để ca tụng: "Hơn tất cả mọi tài liệu sách báo, chính những tiếp xúc với thực tế, với những con người đã cho tôi nhìn thấy rõ sự sáng dạ và khả năng thích nghi nhanh chóng của người Việt."
    (trang 44)

    +Lấy một chi tiết về chương trình huấn luyện quân sự học đường ở miền Nam năm 1956 để kết luận về người Việt "Thật là bắt chước một cách ngu ngốc."
    (trang 47)

    +Lấy một câu chuyện huấn luyện quân sự công tư chức sau tháng 3 năm 1975 để kết luận: "Có khi nước đến chân họ vẫn không biết cách thích ứng."

    +Lấy chuyện nuôi heo miền Bắc để nói: "Điều đó tố cáo sự thiếu óc sáng tạo và đổi mới của người Việt nam."
    (trang 46)

    +Lấy chuyện thân mẫu phát cháo thí năm 45 để kết luận "tình người và tình đồng bào".

    +Lấy chuyện bà Năm đảng viên CS nuôi đứa con gái người dì của ông NGK bị tố khổ chết "để tự hào làm người Việt"
    (trang 112)

    +Lấy chuyện những bài báo của mình bị phê bình nặng nề, để "kiểm chứng cái tính ghét nhau của người Việt".
    (trang74)

    +Lấy chuyện có người đồng ý với mình mà không lên tiếng, để giải thích rằng "trong bản năng của họ, họ đều nghĩ rằng sự độc ác của người Việt trong cách đối xử với nhau là một chuyện thường"...

    +Kể chuyện hai người bạn công kích nhau kịch liệt, một người bênh một người chê tác giả NGK, để viết: "Người VN chúng ta trong tiềm thức không ưa nhau, chúng ta có sẵn một bản năng tiêu diệt lẫn nhau, chỉ đợi cơ hội là bùng phát."
    (trang 76)

    "Chỉ vì một ý kiến không hợp ý mình, người ta có thể công kích nhau một cách thậm tệ dữ dằn."
    (trang 133)

    vân vân...

    Trong khoảng vài chục trang, tác giả vừa khẳng định "sự sáng dạ và khả năng thích nghi nhanh chóng của người Việt", "sự khéo léo và nhanh chí của nông dân", vừa chê bai "sự thiếu óc sáng tạo và đổi mới của người Việt nam", "nước đến chân vẫn không biết cách thích ứng", "bắt chước một cách ngu ngốc".

    Từ một trường hợp cá nhân, ông Kiểng biến thành "chúng ta" rồi đi sang "cả nước", "cả dân tộc", tuỳ tiện theo cảm hứng. Cái lối xử dụng giai thoại để biện luận cho quan điểm này được thấy trong toàn bộ cuốn sách và đã dẫn đến những kết luận mâu thuẫn nhau.

    Đây là xảo thuật mà các ứng viên dân cử Hoa kỳ hay dùng. Họ lấy một trường hợp thương tâm hay một sự việc hư hỏng để quảng cáo cho lập trường của mình hay để tấn công đối thủ và chính sách của đối thủ. Xảo thuật này có thể gây những phản ứng xúc động nhất thời cho một quần chúng không quan tâm theo rõi tình hình và không có thói quen suy nghĩ, khi ngồi trước truyền hình hay trong khung cảnh của một cuộc hội thảo nghe tác giả nói. Nhưng lối này không có tác dụng, nếu không nói là gây phản tác dụng, khi dùng trong một cuốn sách, mà người nào đã đọc thường là người ít nhiều hiểu chuyện và để tâm suy nghĩ.

    2/ Lý luận lệch lạc là kỹ thuật đã dùng trong cả cuốn sách. Nếu ông Nguyễn Gia Kiểng đã đưa ra rất nhiều những sự kiện sai, hay những giai thoại không có giá trị phổ quát (trên đã trích dẫn một số điển hình), thì ông cũng có nêu ra một số sự kiện đúng (một số hiển nhiên hay kiểm chứng được là đúng hay đúng một phần, và mt số không kiểm chứng được nhưng có thể suy diễn là đúng từ thực tế kinh nghiệm sống). Nhưng, ông lại đã lý luận lệch lạc để phục vụ cho những định kiến của mình.

    2-1.Khi biện giải cho sự cần thiết của dân chủ ông Nguyễn Gia Kiểng đã đưa ra trường hợp của một số nước Á châu để chứng minh. Nhưng những lý luận này dưạ trên những dữ kiện chỉ đúng biểu kiến, hay đúng một phần và không có tính thuyết phục chút nào đối với những người hiểu chuyện và làm cho vấn đề rối mù đối với những người không quen lý thuyết dông dài. Tôi không nêu ra ở đây vì tốn giấy và làm mất thì giờ người đọc. Nhưng cũng phải nói rằng sự rối mù này có thể làm cho một vài người đọc phục người viết cao thâm.

    2-2.Ông Nguyễn Gia Kiểng đề cao thương mại và ca tụng những đức tính chọn lọc của thương giới. Sự đề cao này có thể là nhằm đạp đổ quan niệm coi thường thương giới trong trật tự "sĩ nông công thương" và có lẽ cũng vì ông cho rằng người VN hiện nay vẫn còn nghĩ thế. Tuy nhiên, nếu ông biết số học sinh trong nước nhào vào học các ngành thương mại và kinh tế như thế nào, và số người VN đổ sô vào buôn bán khắp ngóc ngách đường phố từ tỉnh đến quê trong nước ra sao thì có lẽ ông sẽ không thấy cần đề cao thương mại như vậỵ

    "Thương mại đòi hỏi và làm phát triển nhiều đức tính tốt... Người làm thương mại sống bằng chữ tín nên phải thực thà, nếu không muốn bị tẩy chay và phá sản. Người làm thương mại cần khách hàng nên phải thực sự quí trọng người khác vì không có sự giả dối nào có thể kéo dàị ... Chính vì thương mại không phát triển mà con người trong các xã hội Khổng giáo thường rất thô lỗ...
    (trang 456)

    Trong những câu trên, tác giả đã dùng một nửa sự thực để dẫn tới những kết luận theo ý riêng. Thực thế, thương mại đã làm phát triển nhiều đức tính tốt mà cũng sinh nhiều tính xấu. Buôn bán cần tín nhiệm thì có mà thực thà thì chưa chắc; xã giao mềm mỏng thì có mà thực sự quí trọng thì chưa chắc...

    2-3.Ông Nguyễn Gia Kiểng đã tiếp nhận được một số quan niệm lý thuyết về quốc gia của Tây phương. Những quan niệm này có tính từ chương, xử dụng cho các trường học để hướng dẫn sinh viên nhận định. Nhưng cho rằng nhờ đó mà người Việt nam có ý thức quốc gia, có lòng yêu nước thì là một sai lầm lớn. Tuy người bình dân (chiếm tuyệt đại đa số dân tộc) không biết gì về những ý niệm lý thuyết này, nhưng đơn giản hiểu rằng "giặc đến nhà đàn bà phải đánh" hay là "quốc gia hưng vong thất phu hữu trách" hay là như Trần Bình Trọng "thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Trong khi ông Kiểng với mớ lý thuyết sách vở đó, và với sự choáng ngộp vì đời sống ở Pháp đã lâm vào tình trạng: "niềm tự hào dân tộc giảm đi, nhường chỗ cho một sự hoang mang và sau cùng là một sự chua xót và thẹn thùng về sự thua kém của đất nước Việt nam và con người Việt nam".

    3/ Về mặt hình thức, ông Nguyễn Gia Kiểng đã dùng rất nhiều lối văn khoa trương hoa mỹ (rhétorique, rhetoric). Nhưng đã không giấu được hay làm cho dễ nghe hơn những nội dung mâu thuẫn, sai lầm hoặc chỉ phản ảnh một phần sự thực. Cũng không thể tăng thêm tính thuyết phục của các lý luận lệch lạc ông dùng. Mời quí vị duyệt những giòng khoa trương hoa mỹ điển hình dưới đây, luận về tổ quốc.

    Đầu tiên là những khái niệm căn bản của ông Kiểng về tổ quốc, quốc gia, không có gì đáng bàn:

    "Quốc gia trước hết là một khái niệm tinh thần và tình cảm, trong đó nguyện ước chia xẻ một tương lai chung có tầm quan trọng quyết định. Đồng nghĩa với quốc gia là nước, là đất nước, non sông hay tổ quốc, được dùng tùy trường hợp".
    (trang 477)

    "Tổ quốc cũng tình cảm như đất nước, non sông, nhưng nhấn mạnh hơn về lịch sử và di sản văn hoá".

    Ông Kiểng biết rằng "Tổ quốc, quốc gia trước hết là một khái niệm tinh thần và tình cảm". Nhưng trong cơn say khoa đại, ông đã biến tổ quốc thành một nhân vật, phải thế này phải thế nọ. Trong cơn say này, ông đồng hoá (hay lẫn lộn) chế độ (quốc gia hay cộng sản), chính sách, người cầm quyền... với tổ quốc. Dường như ông có nhận ra điều này, và có biện giải một cách yếu ớt (trang 573), để giữ nguyên những khoa đại mà có lẽ ông rất lấy làm đắc ý.

    Và rất có thể từ đó lấy cái tên nổ cho cuốn sách là "Tổ quốc ăn năn". Người đọc có thể hiểu được cái tâm trạng "văn mình" (tức là tự mê) này của người viết. Nhưng ấn tượng gây nên nơi người đọc nhiều lắm thì cũng tương tự như khi đọc loại văn chương cà-phê-thuốc-lá-ghế-đá-công-viên. Bởi không phải vì mình tự mê mà người khác cũng mê mình. Xin quí vị đọc mấy dòng trích dẫn dưới đây để thấy sự lẫn lộn đã nói:

    Người cộng sản VN "nhân danh tổ quốc để tàn sát lẫn những người không chấp nhận chủ nghiã của họ" . "Tổ quốc trở thành đao phủ"
    (trang 570)

    "Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghiã quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ thù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái "nguỵ quân nguỵ quyền" ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm doạ bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường...."
    (trang 571)

    "Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió là hải tặc là cái chết trong bụng cá..." "Đối với những người ở lại tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong..."

    "Tổ quốc của phe "quốc gia" chắc chắn không kém phần hiểm độc bằng tổ quốc xã hội chủ nghiã, nhưng cũng không kém phần nhảm nhí..."
    (trang 571)

    "Tổ quốc của phe Cộng sản là một tổ quốc gian ác, trong khi tổ quốc của các chính quyền quốc gia là một tổ quốc tầm phào. Mặc dầu vậy, hai cái tổ quốc đó đã làm chết gần bốn triệu người trong một cuộc chiến kéo dài gần ba mươi năm."
    (trang 573)

    "Ngôn ngữ của tổ quốc Việt nam đối với người dân là ''mày phải yêu tao và phục tùng tao tuyệt đối, còn tao không có bổn phận nào đối với mày cả''. Tổ quốc xấc xược và thô bạọ "
    (trang 579).

    "Sau đó, chính tổ quốc phải nhận lỗi về những đày đọa đã gây ra cho các con mình, và tự sửa đổi. Tổ quốc phải rời bỏ bàn thờ thiêng liêng, tối cao và vô trách nhiệm để thân thiện đến với mọi người. Tổ quốc phải lột xác..."
    (trang 585).

    Để kết luận khi đọc xong những câu khoa đại ở trên, có lẽ phải mượn đến lời bà già Mỹ trong một quảng cáo bánh kẹp thịt (hamburger) mà ứng viên tổng thống Hoa kỳ, ông Mondale, đã dùng để đặt dấu hỏi về thực chất của những kế hoạch rất nổ của ứng viên đối thủ, là "where is the beef?" (thịt bò ở đâu ?) .

    Sau chót xin mời quí vị đọc câu sau ở trang 355:

    "Người dân chủ "cũng cần khẳng định: người dân không có bổn phận phải yêu nước; chính nhà nước và thành phần ưu tú của đất nước, nghĩa là thành phần trí thức, phải làm cho đất nước trở thành đáng yêu".

    Người dân không có bổn phận phải yêu nước? Tôi không khỏi nghĩ đến những cán bộ, bộ đội khi vào đến miền Nam tuyên bố: mọi sự có nhà nước no. Cái khác là CS coi giai cấp công nông ưu việt chịu trách nhiệm biến đất nước thành thiên đường Cộng sản, còn ông Kiểng (người dân chủ ?) thì coi trí thức là thành phần ưu tú phải làm cho đất nước đáng yêu.

    4/ Ngoài đặc tính khoa trương hoa mỹ, lối văn ông Kiểng còn mang tính yếm thế mỉa mai khuyển nho (cynical, cynique). Xin hãy lướt qua mấy dòng sau đây:

    "Chúng ta thiếu một cách tuyệt vọng tự hào dân tộc. Một người có niềm tự hào thực sự bao giờ cũng kính trọng những người giống mình."
    (trang 63)

    "Chúng ta chưa biết cách quản lý tổ tiên "
    ( trang 152)

    "Tôi chỉ giận cái tâm lý kẻ sĩ của Khổng Giáo không chịu cút hẳn khỏi tâm hồn người Việt "
    (trang 322).

    Ông Kiểng viết câu này khi kể chuyện hai người trí thức bỏ không hợp tác với ông sau khi một nhà tướng số cho biết ông Kiểng "không có tướng của một minh chủ"

    "Hệ thống giá trị áp đặt cho phụ nữ rất mọi rợ và vô nhân đạo. Nó hạ giá người phụ nữ xuống hàng một nô lệ và một vật dụng.... Rồi lại còn có cái chữ trinh cực kỳ đểu cáng"
    (trang 294)

    "Người chồng VN là một trong những người chồng thô bỉ nhất thế giới"
    (trang 295)

    5/ Sự tràn ngập tính khoa trương hoa mỹ, tính khuyển nho trong cách diễn tả, lối khẳng định tuỳ tiện cộng với ám ảnh muốn khoe hiểu biết và khả năng biện luận đã làm cho ông Kiểng đi đến những lẫn lộn về ngay những điều ông phân biệt và mâu thuẫn với ngay những khẳng định của mình.

    5-1.Điển hình sự mâu thuẫn là trong chủ đề lớn của ông về lòng yêu nước:

    "Muốn làm lại đất nước chúng ta không thể thiếu lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm. Đó là chià khoá của vấn đề. Nhưng làm thế nào để phục hồi lại lòng yêu nước?"
    (trang 584).

    Điều mâu thuẫn là: cứ như những khẳng định nhiều lần của ông Kiểng về lòng yêu nước thì người VN có lòng yêu nước đâu mà phục hồỉ.

    Điển hình sự lung tung lẫn lộn là trong lý luận phê bình Khổng giáo:

    5-2.Ông Kiểng phân biệt Khổng giáo và Khổng tử, Khổng giáo ban đầu, Hán nho, Nho giáo xuống cấp, Khổng giáo sơ đẳng, Khổng giáo nhân bản hoá, Khổng giáo khi vào VN... nhưng lại lẫn lộn ngay sau đó, làm người đọc không biết ông khen Khổng giáo nào chê Khổng giáo nào. Xin quí vị đọc những dòng dưới đây:

    "Khi Khổng Giáo bắt đầu được phổ biến tại VN thì cái hào quang của mùa xuân tư tưởng Xuân thu Chiến quốc đã qua rồi. Khổng giáo thành Hán nho, tức là thứ Nho giáo đã xuống cấp, đã bị tước bỏ hết mọi tinh hoa của các Mặc Tử, Tuân Tử, Hàn Phi.. để chỉ còn thứ Nho giáo thui chột."
    (trang 304)

    "VN cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng Giáo dưới dạng sơ đẳng và cằn cỗi nhất. Chính vì vậy mà văn hoá của VN thấp kém và bất dung hơn Trung quốc."
    ( trang 305)

    "Văn hoá Khổng giáo trở thành độc hại không phải nó sai ngay từ đầu mà vì nó đã không biết đổi mớị"
    ( trang 331)

    "Khổng giáo là một hệ thống giá trị khe khắt, máy móc và vô nhân đạo được các vua chuá đem áp đặt vào cuộc sống. Người dân đành phải chấp nhận và vì không thể chấp nhận nguyên vẹn nó, người dân đã phản ứng lại bằng cách thay đổi nội dung của nó để bớt đi phần nào sự khe khắt do đó mà Khổng giáo đã phần nào được nhân bản hoá"
    (trang 300)

    "Tuy vậy ông (Khổng tử) dậy học trò nên cư xử trung thực, giữ tín nghĩa với bằng hữu, phải phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ người già sống yên ổn, yêu trẻ thơ. Tất cả những đức tính đó đều đáng quí cả nhưng là những cũng chỉ là những đức tính thông thường đã được nhìn nhận từ lâu"
    (trang 280).

    "Hiếu, nhân, lễ, tín, trí... là những giá trị của mọi xã hội và mọi nền văn mình chứ không phải của riêng Khổng giáo"
    (trang 294).

    Chỉ hai trang sau, ông Kiểng viết:

    "Chữ hiếu của Khổng tử không những bệnh hoạn mà còn bất lương" (trang 296). Chữ nhân của Khổng Tử dứt khoát không phải là chữ nhân chúng ta thường hiểụ..

    Người có thì giờ rảnh rỗi và thích tranh luận thì có thể đọc Tổ Quốc ăn năn, để mỗi trang là có thể viết một hay nhiều trang phản bác. Thực tế theo tôi có lẽ là không mấy ai phí thì giờ làm chuyện vô ích nàỵ

    Người đơn giản thì có thể bảo "ông Kiểng không biết mình đang nói gì". Người thích ông Kiểng có thể đặt câu hỏi: Biết đâu tạo rối mù chẳng là một kỹ thuật ông Kiểng dùng để làm cho người đọc khâm phục vì không hiểu hết những điều ông nóỉ

    (còn tiếp)

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    6/ Thử tìm nguyên nhân của những khuyết điểm và sai lầm trong lý luận của cuốn Tổ quốc ăn năn

    6-1.Có lẽ một nguyên nhân quan trọng
    là ông NGK là một người làm chính trị rất thiếu thì giờ (chính ông khẳng định). Thiếu thì giờ nên không thể nghiên cứu kỹ lưỡng (ông nói thẳng ông không là nhà nghiên cứu). Vì làm chính trị nên ông thấy cần tạo chú ý bằng cách viết nổ. Vì cho rằng "người Việt nam không biết đọc, không biết viết và không biết nóí", nên có thể ông đã nghĩ rằng những kiến thức tổng quát phơn phớt mà thì giờ ít ỏi của ông thu gom được có thể tạo sức nặng lý thuyết cho những ý kiến chủ quan của ông được trang điểm bằng lối văn huê dạng.

    6-2. Một nguyên nhân khác có thể là tiềm thức nể vì người ngoại quốc của ông Kiểng. Khi ông phủ nhận những giá trị Việt nam - do ảnh hưởng Khổng giáo "độc hại" ( chữ dùng ở trang 331), và khi ông choáng váng trước đời sống vật chất Tây phương để thú nhận rằng "chua xót và thẹn thùng về sự thua kém của đất nước Việt nam và con người Việt nam" thì đây chỉ là điều dễ hiểu. Sự nể vì này biểu hiện ra trong sự kiện ông Kiểng luôn luôn viện dẫn ý kiến người ngoại quốc (từ đồng nghiệp trong sở đến nhân vật trong sách) cho lập luận của mình. Xin tạm lấy một trường hợp:

    Ông Kiểng khẳng định "lực lượng Tây sơn không mạnh" dưạ trên báo cáo của một "chuyên viên" người Anh tên là Chapman (không rõ có biết rành tiếng Việt hay không) sau một chuyến đi "quan sát tỉ mỉ khắp nơi" rằng "chỉ cần một đạo quân 100 người mà có kỷ luật cũng đủ đánh tan toàn bộ quân Tây Sơn một cách nhanh chóng"
    (trang 164).

    Một trăm người, dù võ khí tối tân và kỷ luật đến mấy cũng không thể nào thắng được cả một đám đông quần chúng VN "dù không yêu nước và chỉ biết tuân lệnh chủ" (như ông Kiểng nói), kém võ khí nhưng được điều đng hiệu quả để xông lên tấn công (như trong trường hợp chiến thuật biển người của Mao trạch Đông ở Cao ly mà Võ nguyên Giáp y theo ở Điện biên Phủ). Nguyễn Huệ, mà ông Kiểng khinh miệt và chê trách, có khả năng (tàn bạo) này, theo như chính tác giả viết trong sách. Ngoài ra, kết luận này khó có tính thuyết phục đối với những người đã từng nghe những khẳng định tương tự và sai bét của các chiến lược gia, các tướng lãnh ngoại quốc về khả năng đánh thắng Việt nam trong lịch sử hiện đại.

    7/ Những lý luận của ông Kiểng có thể khiến cho người phân tích nghĩ đến lối lý luận tranh thắng tại chỗ theo trường phái những nhà quỉ biện (sophiste) của Hi lạp cổ khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước Thiên chúa tại Athens.

    Những người quỉ biện này dậy cách hùng biện và tranh thắng, dưạ trên hai đặc tính mà Plato gọi là:

    1. tạo tranh cãi (eristic, éristique) và

    2. phản hợp lý (antilogique, antilogic).

    Plato đã coi những người quỉ biện là chỉ cốt lý luận tranh thắng bất chấp sự thực. Ngày nay chữ quỉ biện (sophisme, sophism hay sophistry) được hiểu là lý luận hay chủ trương lý luận chỉ đúng trên biểu kiến hoặc hình thức nhưng thật sự là sai; nhằm lừa dối hoặc để khoe mình thông minh. Phương pháp này ngày nay được áp dụng nhiều trên kỹ thuật bán hàng. Đó là phóng ra những lờI cùng hình ảnh, màu sắc thật nổ, thật nhanh và không ngừng làm cho người nghe rơi từ choáng váng này đến ngạc nhiên khác mà không kịp suy nghĩ trái phải, về sự hợp lý hay kiểm chứng bằng những kinh nghiệm đã tích lũy của mình.

    Dĩ nhiên lúc đàu người nghe có cảm giác không ổn nhưng sau một thời gian bị giằng kéo giữa việc phải bám theo ý của người nói rất nhanh và phản xạ đòi suy nghĩ của chính mình, tâm trí người nghe nhanh chóng mệt mỏi, và để mặc cho người bán hàng dẫn đi. Kỹ thuật này cũng được khai triển trên truyền thanh truyền hình, bằng cách dùng những diễn tả ngắn gọn hay những hình ảnh của một góc toàn cảnh để tạo ấn tượng và phản ứng muốn có lên một quần chúng không có thói quen suy nghĩ và không có khả năng tập trung lâụ

    B. Những đặc điểm về tác giả

    1. Người đọc kỹ cuốn Tổ Quốc Ăn Năn có thể nhận thấy từ đầu đến cuối sự sôi nổi tuôn trào cảm tính của tác giả qua lối dùng chữ, đặt câu và diễn tả - vừa khoa trương hoa mỹ vừa khuyển nho yếm thế miả mai - như trên đã nói. Bên cạnh đó là sự quan tâm tạo một ấn tượng về mình của ông Kiểng. Ấn tượng một người như thế nàỏ

    + một người bị ám ảnh bởi nhu cầu khẳng định sự khách quan của mình bằng lập trường không chống cộng: "Độc giả đừng vì nghĩ rằng tôi đang chống Cộng và kể tội người Cộng sản" (trang 4).

    +một người thù ghét bạo lực...

    +một người bị ám ảnh vì sự công kích và phản đối của nhiều người đối với cá nhân mình và nhóm mình để cố tìm cách cắt nghĩa thái độ này bằng văn hóa, bằng lịch sử...

    +một người thích nổ, thích khác biệt, thích mới, như trang 72:

    "Sự kiện nhiều người không đồng ý với mình chứng tỏ ý kiến mình là mới. Tôi quan niệm đưa ra mười ý trong đó chín ý sai và một ý đúng vẫn còn hơn nói mười điều đúng cả mười nhưng chỉ là những ý cũ."

    +một người nói cho sướng miệng, cho hả dạ, bất chấp dữ kiện nêu ra sai đúng. Dẫn chứng:

    Trang 150 ông viết:

    "Vào cuối thập niên 80, một tổ chức chính trị lưu vong, MTQGTNGPVN của ông Hoàng Cơ Minh đã tung ra cả một đợt học tập qui mô về Quang Trung Hoàng đế. Thôi thì đức của vua Quang Trung, phép trị nước của vua Quang Trung, mưu thuật Quang Trung vân vân... Nguyễn Huệ trở thành một đề tài học tập, một thứ cẩm nang hành động".

    Là người đoàn viên MT từ đầu thập niên 80 luôn luôn chú trọng đến vấn đề học tập, chưa bao giờ tôi được nghe biết đến một thảo luận nào về Quang Trung, đừng nói đến học tập qui mô. Nếu ông NGK có thể công khai cho mọi người biết đợt học tập này xẩy ra ở đâu, bao giờ thì thật quí hoá. Sự dựng đứng về một điều dễ dàng kiểm chứng như việc này làm tôi đặt câu hỏi về sự chính xác của những sự kiện ông Kiểng nêu ra trong cuốn sách để làm căn bản lý luận. Thành thực mà nói, tôi đã phải cố gạt đi ý nghĩ về một bịa đặt bất lương, vì tự nhủ dù sao ông Kiểng cũng là người "có học".

    Cũng để cho hả cái dạ của mình, ông Kiểng viết ở trang 97:

    "Tôi sang Pháp lúc ông Hoàng Cơ Minh nổi như cồn. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người, và không ai, kể cả những người ủng hộ ông, tin là ông có chiến khu thực sự cả. Vậy thì làm sao có thể nói là đã bị lừa gạt? Nói như vậy là không thành thực. Sở dĩ người ta ủng hộ ông là vì ông đã có công tạo ra một ảo tưởng bạo lực, và ảo tưởng đó là giấc mơ của đa số người tị nạn thời đó. Họ đóng góp cho ông Hoàng Cơ Minh vì ông cho phép họ nuôi dưỡng giấc mơ đó. Họ đóng góp cho ông để ông diễn tuồng kháng chiến võ trang cho họ xem." Và:

    "Ông Hoàng Cơ Minh đã thiệt mạng. Nhiều người khác đang mòn mỏi trong các nhà tù. Họ là những nạn nhân đáng thương của tâm lý tôn sùng bạo lực Việt nam".

    Rồi trở lại với nhóm của ông:

    "Nhóm Thông Luận đã bị phản đối dữ dội vì chủ trương từ bỏ bạo lực, và do đó đụng chạm tới một sự sùng ái lâu đời"

    "Một dân tộc không nhiều thì ít cũng xứng đáng với số phận của mình. Sở dĩ ngày hôm nay đất nước chúng ta kiệt quệ thế này cũng vì cái tâm lý tôn sùng bạo lực ấy. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm. Chúng ta tôn sùng bạo lực và ngạc nhiên thấy mình là bạo lực."

    Nói mà không nghĩ trong một cơn xúc động thì có thể hiểu được. Viết mà không nghĩ như trên cho một cuốn sách là điều khó tưởng tượng nổi ở một người làm chính trị và tự cho là khác với dân tộc Việt nam mà ông mô tả là "không biết đọc, không biết viết và không biết nói" (trang 105).

    Tôi là một đoàn viên Mặt Trận kỳ cựu và cũng là người có biết chút đỉnh về triết lý Phật giáo nên không mấy động tâm về lời xúc phạm của ông Kiểng đối với người chiến hữu tiên phong lãnh đạo đã hy sinh của tổ chức chúng tôi là ông Hoàng Cơ Minh. Bởi lẽ lời ông Kiểng không thể làm thay đổi bản chất việc làm của chủ tịch MTQGTNGPVN Hoàng Cơ Minh. Và cũng vì mình làm gì thì cũng có người chê, theo kinh Pháp cú: "Làm người mà không bị chê, thật là chuyện khó ở thế gian này".

    Ông Kiểng có thể ghét Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải phóng Việt nam và chủ tịch Mặt Trận là ông Hoàng cơ Minh, cũng như Việt cộng ghét Mặt Trận, và vì thế miệt thị ông Minh và những người đã hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng Việt nam. Nhưng nhân đó ông miệt thị luôn cả dân tộc là tôn sùng bạo lực chỉ vì có đông đảo quần chúng ủng hộ ông Minh và Mặt Trận thì người đọc không tránh khỏi quan tâm đến sức khỏe tâm trí của nhà chính trị Nguyễn Gia Kiểng.

    2. Sau chót, bỏ sang bên sự sai đúng trong cách lý luận và xử dụng sự kiện của ông NGK như trên đã nói, ta có thể thấy rằng cả cuốn sách ông Kiểng chỉ có kết tội Khổng giáo, kêu gọi từ bỏ bạo lực và hãy đi buôn cả nước.

    Nhưng trong suốt cuốn sách, ông Kiểng đã phạm đúng những điều ông công kích. Ông đã làm kỹ sư mà không đi buôn như là ông kêu gọi mọi người.

    Ông đã đặt câu hỏi:

    "Tại sao hàng ngàn hàng vạn trí thức lỗi lạc đã phục vụ cho họ (CS), và còn hết lời tâng bốc họ, làm biết bao nhiêu người khác tưởng họ là những thần tượng và chạy theo họ?"
    (trang 310).

    Câu hỏi này có thể đặt ngay cho ông Kiểng. Trong chương ‘’Thằng nào đây’’ ông NGK đã viết về những câu không thành câu, những thói sính tiếng tây của cựu tổng thống Thiệu, mà ông Kiểng biết từ thời còn làm ngân hàng VNCH. Câu hỏi cho ông Kiểng là: Nếu quả thực điều này quan trọng cần nói thì tại sao ông Kiểng không nói ra cho công chúng biết ngay lúc đó, mà chờ đến ngày nay mới viết lại với giọng khinh thị, tuy ông Thiệu không có những biện pháp trấn áp bịt miệng như CS, và vì thế thời VNCH không thiếu gì người phê bình chỉ trích ông Thiệu một cách công khai? Ông NGK khác gì những trí thức trong chế độ CS mà ông chê trách là đã im tiếng?

    "Chúng tôi đã gặp những đả kích gay gắt, hằn học từ đủ mọi phíạ Người ta mạt sát chúng tôi ..."
    (trang 147).

    "Chỉ vì một ý kiến không hợp ý mình, người ta có thể công kích nhau một cách thậm tệ dữ dằn"
    (trang 132).

    "Chúng ta đặt quá nhiều đam mê và xúc động vào một lịch sử không chính xác"
    (trang 183).

    Nhắc lại chính những điều ông kết án để xin ông Kiểng và các độc giả, hãy xem lại những câu, những đoạn ông Kiểng viết về lịch sử, về Khổng giáo, về những bất đồng ý kiến với ông hiện nay trong cuốn sách xem saọ

    Câu của Nguyễn Trãi"Chấp nhất kỷ chi kiến, giá hoạ ư tha nhân" mà ông Kiểng lấy làm tên cho một chương và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách có thể làm cử toạ chú ý khi nghe trình bày trong một phòng hội. Nhưng khi để vào cuốn sách với những chương khác đầy những mâu thuẫn lý luận, những khẳng định tùy tiện, và bằng lối sử dụng ngôn ngữ thậm từ như những dẫn chứng ở trên cho thấy, thì người đọc khó tránh khỏi nghĩ rằng tác giả chính là người "Chỉ biết ý kiến mình mà thôi, lúc nào cũng sẵn sàng buộc tội người khác" (lời dịch của ông Kiểng)

    Thực thế, tác giả tỏ ra rất bực bội về những phê bình và thái độ của những người không đồng ý với mình, mà tác giả cho là tàn tệ, hay là đã vu cáo tác giả. Tôi không rõ người ta đã vu cáo cho tác giả những gì, nhưng tôi biết rằng chủ trương hoà giải hoà hợp của tác giả có nhiều người không đồng ý. Tôi cũng là một người không đồng ý khi đọc bài "Cơ sở lý luận" đầu tiên của ông Kiểng. Những sửa chữa lý thuyết của ông Kiểng tiếp theo sau đó tuy có giải thích hoà hợp hoà giải khác với hoà giải hoà hợp, phân biệt nhóm lãnh đạo CSVN ra khỏi đám đảng viên và quần chúng vân vân...nhưng cũng không làm gia tăng bao nhiêu số người ủng hộ ông.

    Không phải chỉ vì những quanh co biện giải này không làm cho người ta đồng ý với ông, mà còn vì những hành động chính trị của ông tương tự như hành động "sửa dép vườn dưa", tạo nghi ngờ và khiến người ta đặt câu hỏi. Điều ngạc nhiên là một người có học như ông Kiểng mà lại không hiểu rằng khi những luận điểm lý thuyết không có tính thuyết phục và hành động không những không gây tin tưởng mà còn tạo nghi ngờ thì chống đối, hay công kích chỉ là điều khó tránh. Sự tàn tệ trong ngôn từ chỉ là biểu hiện một mặc cảm yếu kém, một ám ảnh bị tấn công và ngược đãi (paranoiac), và một chỉ dấu bất lực từ trong tiềm thức.

    3. Có lẽ điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách là ông Nguyễn Gia Kiểng đã nhận rằng:

    "Những nhược điểm của người Việt một phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, tôi có thể tìm thấy ở chính mình."
    (trang 109).

    Nhưng, dù cho ông Kiểng có phần lớn những nhược điểm, hay đúng hơn là những "tồi tàn" dưới ngòi bút khoa đại và khuyển nho của ông, thì cũng chỉ là một trường hợp cá biệt và không thể từ đó suy ra rằng đó là những nhược điểm của người Việt nói chung, như ông Kiểng khẳng định.

    C. Kết luận

    Ông NGK trong cuốn Tổ Quốc ăn năn đã chê người Việt không có khả năng truyền thông. Không rõ ông Kiểng có hiểu rằng truyền thông giỏi không phải là nói những điều mình thích nói và bất chấp người nghe mà là nói những điều lọt tai để ảnh hưởng người nghe. Với những luận điệu và cách diễn tả lấy được trong cuốn sách như lược trích ở trên, ông Kiểng phải có phương tiện trấn áp như CS để bắt mọi người phải đọc. Nếu không, e rằng chẳng mấy người bỏ công xem tiếp sau khi lật qua những trang đầu.

    Ở phần mở đàu, ông Kiểng nói "Tổ quốc ăn năn không phải là một tuyển tập những bài nghị luận mà là một cuốn sách."

    Tuy nhiên, những mâu thuẫn giữa các bài viết đã cho người đọc thấy thực sự cuốn sách chỉ là một tuyển tập các bài được viết ra một cách khoa trương hoa mỹ để đưa ra một số định kiến và cảm tính chứ không phải là một cuốn sách có giá trị lý luận lớp lang hay dựa trên những dữ kiện nghiên cứu vững chắc, như ông Kiểng muốn. Tuyển tập này được gọi là một cuốn sách vì có thêm chương mở đầu để gán ý nghĩa cho từng phần và chương kết luận để cho cuốn sách có chủ đề.

    Về sự khẳng định mình là nhà chính trị rất thiếu thì giờ, thì xin góp ý vớí ông Kiểng một chút:

    "Chính trị là vấn đề liên hệ đến cả nước, đầy những phức tạp, khó khăn, nhất là trong thời đại thế giới thu nhỏ ngày nay những vấn đề Việt nam không còn chỉ liên quan đến người Việt. Không có thì giờ theo rõi, nghiên cứu thì khó thể có những suy nghĩ đúng đắn để là một nhà chính trị đúng nghĩa. Có lẽ vì thế mà ông Kiểng hễ nói ra là có quá nhiều người chỉ trích chăng? Xin mạn phép kể ông Kiểng nghe một chuyện nhỏ. Ngày xưa có Ninh Thích lúc hàn vi đi chăn trâu thì đàn trâu luôn luôn béo tốt khỏe mạnh. Có người lấy làm lạ hỏi bí quyết. Ninh Thích chỉ nói ngắn ngủi "Vì tôi lúc nào cũng nghĩ đến trâu". Nếu mà Ninh Thích thiếu thì giờ, chắc hẳn đã không giữ yên được chân chăn trâu cho chủ, mà cũng không thể trở thành một tể tướng tài ba"

    Ông Nguyễn Gia Kiểng viết quyển Tổ quốc ăn năn để tặng ba người, trong đó có con gái đầu lòng của ông là Nguyễn Hoàng Quốc Phái, chết ở tuổi 6 tháng, khi cả cha mẹ bị giam giữ. Ông viết "Tôi cần một thắng lợi để làm quà tặng và xin lỗi Quốc Phái". Vì Quốc Phái là "Con gái xinh đẹp của một kỹ sư và một bác sĩ, một đứa bé mà cuộc đời hứa cho tất cả, nhưng đã chết như một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ và được chôn cất sơ sài trong một nghĩa trang tiều tụy", ông Kiểng viết. "Và thắng lợi đó phải thực quảng đại, xứng đáng với Quốc Phái và xứng đáng với nỗi đau không bao giờ nguôi trong tôi"
    (trang VII).

    Nghe ông Kiểng kêu gọi hoà giải hoà hợp, thì người ta hiểu rằng trong ông không có, hay không còn hận thù. Nhưng ông lại cho người ta biết ông có nỗi đau không bao giờ nguôi, tuy rằng diễn tiến tự nhiên của cuộc đời là theo luật 3Q: "cái gì cũng qua, cũng quen và cũng quên".

    Rất nhiều người cũng trải qua những biến cố bi thảm tương tự hay hơn, và vì thế họ không thể quên được. Ai cũng hiểu điều này. Nhưng những người này hoặc đã chọn thái độ dứt khoát đi vào đấu tranh chống tội ác, hoặc ủng hộ những cuộc đấu tranh nhắm vào những tội phạm hay những kẻ đồng loã. Mục đích đơn giản chỉ là để cho công bình sòng phẳng và để không cho tội ác tiếp tục hay tái diễn.

    Nhưng với "nỗi đau không bao giờ nguôi ", ông Kiểng lại không hề làm thế mà ngược lại, ông còn công kích tất cả những người đấu tranh này. Có lẽ vì vậy mà ông đã không thắng lợi từ khi đi vào hoạt động chính trị. Ông đã chỉ có thể tạo những phê bình chỉ trích, và nhận lãnh những hậu quả của dư luận, khiến buồn bực bất mãn trào dâng trong cuốn sách. Quả thật khó cho người đọc có thể nghĩ cuốn Tổ quốc ăn năn sẽ đem lại một thắng lợi quảng đại cho tác giả khi cảm tính không kìm giữ được đã khiến tác giả coi tất cả mọi người, từ cổ chí kim là nghịch lại với mình, để đả phá tất cả.

    Tôi sợ (và không dám tin) những người làm chính trị vì động cơ cá nhân, dù động cơ đó là cảm tính, tiền bạc hay danh vọng. Tôi cũng e ngại những người lòng nghĩ một đàng, miệng nói một nẻo.

    Bác sĩ Trần Xuân Ninh
    ***

  4. #4
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .









    Những cánh hoa Anh Đào tiễn biệt cảm tử quân Thần Phong bay vào cõi chết vì tổ quốc

    Di ngôn trước giờ xuất kích của cảm tử Thần Phong

    Phố phường thân yêu, những người thân yêu
    Bây giờ, tôi vứt bỏ tất cả
    Lên đường ra đi
    Vì sự an nguy của quốc gia
    Sống với đại nghĩa ngàn xưa
    Bây giờ, tôi ở đây bắt đầu đột kích
    Thân như những cánh hoa Anh Đào rơi
    Trở về đất nước hồn phách
    Trở thành quỷ thần bảo vệ đất nước ngàn xưa
    Thôi, giã từ
    Tôi là hoa Anh Đào trên núi vinh quang
    Sẽ trở về nở bên cạnh mẹ

    Bản dịch của Đỗ Thông Minh



    Đọc những lời trối trăn tâm huyết trước khi đi vào cõi chết để đền ơn nước của những anh hùng trẻ tuổi Nhật Bản này mà lòng dưng dưng ... Chao ôi, sao truyền thống yêu nước của dân tộc người ta cao cả, thiêng liêng đến thế, trong khi “nhà trí thức” của dân tộc mình lại đòi Tổ Quốc phải Ăn Năn !!!

    Tổ Quốc là gì? Tổ Quốc là hồn thiêng sông núi từ khi lập quốc, Tổ Quốc là Mẹ Việt Nam mà tất cả con dân Việt Nam có bổn phận phải bảo vệ Đất Nước và Danh Dự của Mẹ.

    Những con ngoan của Tổ Quốc đem mạng sống của bản thân ra bảo vệ Tổ Quốc. Tổ Quốc Ghi Công những anh hùng liệt nữ đã “đem tấm thân bảo vệ sơn hà”. Tổ Quốc thiêng liêng không mang ơn và càng không thể bị buộc tội.

    Con hư làm nhục cho Tổ Quốc là những kẻ có tội, sao dám đem tội lỗi của những đứa con hư ra để buộc tội Tổ Quốc, đòi Tổ Quốc phải Ăn Năn???

    Trích:

    "Sau đó, chính tổ quốc phải nhận lỗi về những đày đọa đã gây ra cho các con mình, và tự sửa đổi. Tổ quốc phải rời bỏ bàn thờ thiêng liêng, tối cao và vô trách nhiệm để thân thiện đến với mọi người. Tổ quốc phải lột xác..."
    (NGK - Tổ Quốc Ăn Năn trang 585).


    Cái gọi là "trí thức" mà không có lấy một chút suy nghĩ sâu xa về lòng yêu nước, kính trọng Tổ Tiên và tiền nhân,- là những người đã đổ biết bao xương máu vì Tổ Quốc, - hãy nhìn tấm gương những thanh niên tự coi mạng sống nhẹ như cánh hoa đào để bảo vệ Tổ Quốc của người ta, mà cảm thấy xấu hổ!!!

    ĐPK

    .

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 01-01-2014, 02:34 AM
  2. Cuộc thảm sát đại gia đình "ma quái" trong đêm Giáng sinh
    By sophienguyen in forum Thế Giới Huyền Bí
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-22-2013, 04:59 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-10-2013, 01:19 PM
  4. Loài cá có "cánh bướm", "chân cua"
    By giahamdzui in forum Animals
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-01-2013, 03:55 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •