Nhiều đạo luật trên thế giới có hiệu lực đầu năm 2014



Nông dân Hy Lạp phản đối thuế tài sản, điều khoản trong chương trình cứu trợ của EU-IMF. Ảnh: Reuters

Nhiều đạo luật mới trên thế giới bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu năm 2014.

Từ ngày 1-1, Latvia sẽ trở thành thành viên thứ 18 của khu vực đồng euro (eurozone).

Tại Thụy Sĩ, người lái xe phải bật đèn xe phía trước dù là ban ngày. Anh hợp pháp hóa việc một người tuyên bố là vô thần. Hungary cung cấp miễn phí một quan tài và một ngôi mộ cho những người dân nghèo nhất khi qua đời.

Colorado trở thành bang đầu tiên của Mỹ cho phép bán cần sa với mục đích giải trí, trong khi bang Oregon cấm hút thuốc lá trong xe có trẻ em.

Canada cấm dùng bóng đèn huỳnh quang. Botswana cấm săn voi.

Trung Quốc sẽ dễ dãi hơn cho du khách đi thăm Đài Loan.

Hy Lạp không cần viện trợ mới
Hy Lạp sẽ chấm dứt thỏa thuận cứu trợ với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong năm 2014 như dự kiến và không cần thêm khoản cứu trợ mới – theo Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras.
Hy Lạp được cứu trợ lần đầu 110 tỉ euro từ EU, IMF và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào năm 2010. Nước này nhận gói cứu trợ thứ 2 năm 2012 với 130 tỉ euro và khoản xóa nợ từ khu vực tư nhân trị giá hơn 100 tỉ euro.
Năm 2013 là năm thứ 6 Hy Lạp suy giảm kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp hơn 27%. Tuy nhiên, chính phủ hy vọng kinh tế tăng trưởng nhẹ trong năm 2014 cùng với mức thặng dư ngân sách nhỏ, chưa tính tới khoản trả nợ.



Thành phố Los Angeles (Mỹ) cấm các cửa hàng, siêu thị sử dụng túi nhựa - Ảnh: Reuters


(TNO) Sau một cuộc bỏ phiếu của hội đồng thành phố vào ngày 25.6, chính quyền thành phố Los Angeles (bang California, Mỹ) đã cấm các cửa hàng dùng túi nhựa.



Hội đồng thành phố Los Angeles đã bỏ phiếu (chín phiếu thuận và một phiếu chống) thông qua một đạo luật cấm các cửa hàng dùng túi nhựa, theo hãng tin AP.

Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2014 đối với các cửa hàng lớn, siêu thị và từ tháng 6.2014 đối với các cửa hàng nhỏ. Nếu phạm luật, các cửa hàng sẽ bị phạt 500 USD.

Cũng theo luật này, người đi mua sắm phải tự mang theo túi để đựng hàng hóa, hoặc phải bỏ ra 10 xu (cent) để mua một túi giấy.

Chính quyền thành phố Los Angeles mỗi năm phải chi khoảng 2 triệu USD để thu gom, dọn dẹp các túi nhựa.

Ước tính mỗi giờ có trên 228.000 túi nhựa được phân phát cho người tiêu dùng ở thành phố Los Angeles, theo AP.

Chính quyền thành phố Los Angeles sẽ phân phát miễn phí 1 triệu túi đựng hàng hóa (loại có thể tái sử dụng) cho các khu vực dân cư có thu nhập thấp tại thành phố này.

Các thành phố Santa Monica và San Francisco ở Mỹ cũng đã cấm sử dụng túi nhựa tại các cửa hàng, siêu thị.

Theo BaoMoi