Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc giống như tiếng vang, chỉ nghe được tiếng trả lời mà không bao giờ thấy đến.
Carmen Sylva
Trang 2 / 4 ĐầuĐầu 1234 Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 36

Chủ Đề: Đỉnh Gió Hú - Emily Bronte - Nhất Linh dịch

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Đỉnh Gió Hú - Emily Bronte - Nhất Linh dịch

    .
    Đỉnh Gió Hú
    Tác giả: Emily Bronte
    Nguyên tác: Wuthering Heights
    Dịch giả: Nhất Linh, Nguyễn Tường Thiết


    Nguyễn Tường Thiết giới thiệu
    Tác giả Emily Bronte (1818-1848) và Wuthering Heights






    Emily Bronte sinh năm 1818, con một vị mục sư nghèo và nghiêm khắc người Ái Nhĩ Lan, mẹ là người Anh. Nữ sĩ là người thứ tư trong số sáu chị em, năm gái một trai, trong đó chị là Charlotte và em gái là Anne đều là văn sĩ danh tiếng. Gia đình ở Thornton, một làng xa xôi khuất nẻo thuộc tỉnh Yorkshire, Anh quốc. Mấy chị em sinh trưởng ở đấy như những cô gái cấm cung ít được tiếp xúc với đời.

    Emily Bronte rất ít có cơ hội đi học, và tuy sự học chẳng đi đến đâu, cô cũng có thời gian đi dậy học tại Halifax năm lên 18 tuổi. Nhưng sáu tháng sau cô trở về vì cảm thấy nghề làm cô giáo vất vả quá. Không kể một vài lần đi thăm viếng những thành phố lân cận, Emily suốt đời quanh quẩn ở nhà, kéo dài những ngày tháng nghèo nàn bệnh hoạn giữa khung cảnh thê lương của miền hoang dã. Năm ba mươi tuổi, nữ sĩ chết vì bệnh lao sau khi đã tận tụy làm việc để cứu giúp người em trai nghiện rượu và thuốc phiện. Để đền bù lại, người em trai này đã chết trước Emily ba tháng.

    Thoạt tiên ba chị em chung nhau xuất bản một tập thơ nhưng không thành công, và xoay sang viết tiểu thuyết. Charlotte viết cuốn Jane Eyre (Kiều Giang) và được hoan nghênh ngay. Emily viết cuốn Wuthering Heights tức Đỉnh Gió Hú này dưới bút hiệu là Ellis Bell và xuất bản vào cuối năm 1847, một năm trước khi nữ sĩ qua đời tại Haworth vào ngày 19 tháng chạp năm 1848.

    Mới đầu ít người biết thưởng thức tác phẩm này. Đối với thời cổ xưa ấy người ta cho là thô lỗ, tục tằn. Nhưng rồi càng ngày người ta càng nhận thấy chân giá trị của nó và hoan nghênh nhiệt liệt. Chua chát thay, Emily đã không còn sống để biết mình nổi tiếng.

    Nhà văn W. Somerset Maugham đã chọn Đỉnh Gió Hú là một trong mười cuốn tiểu thuyết ông cho là hay nhất thế giới.

    Ông viết: “Đỉnh Gió Hú không phải là một cuốn sách để chúng ta đàm luận, nó là một cuốn sách để chúng ta đọc... Nó chứa đựng một thứ mà rất ít tiểu thuyết gia có thể cho chúng ta, ấy là Năng lực. Tôi chưa thấy một cuốn tiểu thuyết nào mà nỗi buồn rầu thống khổ, niềm vui sướng điên cuồng, tính độc ác vô tình, sự ám ảnh của ái tình được diễn tả một cách kỳ diệu như trong Đỉnh Gió Hú.”

    Đỉnh Gió Hú là tác phẩm dịch thuật duy nhất của văn hào Nhất Linh.
    Ông đã dành những giờ rảnh hiếm hoi trong cuộc đời rất bận rộn của ông để dịch cuốnWuthering Heights này từ nguyên tác Anh ngữ phối hợp với bản Pháp ngữ Les Hauts de Hurle-Vent của dịch giả Frédéric Delebecque. Đầu tiên ông dịch nhan truyện là Mỏm Gió Hú, sau mới sửa thành Đỉnh Gió Hú trước khi đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong(Sài Gòn, Việt Nam) vào năm 1960.

    Trong bản thảo viết tay mà chúng tôi hiện giữ có ghi những mốc thời gian từ lúc khởi dịch cho đến khi kết thúc: 19-12-1952, 21-8-1953, 27-6-1960 và 18-1-1962. Như vậy, sau khi viết xong cuốn tiểu thuyết sau cùng Giòng sông Thanh Thủy vào năm 1961, Nhất Linh đã cố gắng mà không dịch xong Đỉnh Gió Hú trước khi ông qua đời vào ngày 7-7-1963.

    Năm 1974 chúng tôi phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang có nhờ nhà văn Bảo Sơn dịch tiếp và Đỉnh Gió Hú được xuất bản lần đầu tiên năm 1974 tại Sài Gòn, Việt Nam.

    Hiện nay vì không có trong tay ấn bản của nhà Phượng Giang để in lại, nên chúng tôi quyết định đánh máy từ bản thảo của Nhất Linh và tự dịch tiếp một số chương cuối để hoàn tất và tái bản cuốn truyện giá trị này. Chúng tôi cố gắng theo sát tinh thần dịch thuật của văn hào Nhất Linh để giữ cho hơi văn toàn tác phẩm được thuần nhất.

    Về phương diện khả năng ngoại ngữ, có thể văn hào Nhất Linh không phải là trội bật so với nhiều dịch giả khác, nhưng về mặt thận trọng và nhất là qua tâm hồn tinh tế của một nhà văn sâu sắc như Nhất Linh, chúng tôi có thể đoan chắc ông đã diễn đạt được, qua bản Việt ngữ, những ngõ nhách thâm sâu nơi tâm hồn những nhân vật trong tác phẩm kỳ lạ này của nữ văn hào Anh quốc Emily Bronte.

    Dịch giả Nhất Linh đã ca tụng Đỉnh Gió Hú như là một trong những cuốn truyện hay nhất thế giới. Trong cuốn biên khảo của ông Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh đã xếp Đỉnh Gió húvào “những sách hay của nhân loại, đời đời công nhận, có giá trị bền mãi với thời gian, như những cuốn Chiến tranh và Hòa bình, An-Na Kha-Lệ-Ninh, Tình nghĩa vợ chồng, Một bản đàn của Tolstoĩ, cuốn Những linh hồn chết của Gogol, cuốn Mấy anh em Karamazov,Những người bị ám ảnh của Dostoievsky...”

    Cũng trong cuốn biên khảo đó, Nhất Linh còn viết: “Trong cuốn sách lạ lùng của nữ văn hào Anh quốc Emily Bronte, cuốn Đỉnh Gió Hú, xuất bản năm 1847, tác giả đã để một người vú già kể chuyện lại. Một vú già kể chuyện thì còn làm gì có những chỗ giảng giải về tâm hồn, ý nghĩ nhân vật nữa, tuyệt nhiên không có, tuyệt nhiên vú già chỉ là người đứng ngoài thôi. Thế mà chỉ bằng một giọng kể chuyện rất thường, bằng những chi tiết, vú già đó đã cho người ta thấy tất cả cái sâu xa của tâm hồn người trong truyện.”

    Nơi một chiếc bàn tròn nhỏ sát cửa kính nhìn ra hồ Green Lake... tôi đã tìm được một nơi lý tưởng để “viết”.

    Bàn thật nhỏ. Tôi phải thu xếp gọn để có thể đặt được mọi thứ trên đó. Chiếc “laptop” đã chiếm gần hết mặt bàn. Phần còn lại dành cho ly cà phê Starbucks, chiếc bánh croissant bơ, nhật báo Seattles Times. Còn tập bản thảo dịch Đỉnh Gió Hú của Nhất Linh tôi chưa biết đặt ở đâu đành để chồng lên trên tờ báo.

    Đầu mùa hạ, tôi về hưu. Tôi tự đặt cho mình những công việc phải làm. Ví dụ như phải vận động để giữ sức khỏe tốt, phải đánh máy bản thảo của ông cụ, bản thảo dịch cuốn tiểu thuyếtWuthering Heights của Emily Bronte, phải tiếp tục việc làm của ông cụ là dịch nốt một số chương cuối của cuốn tiểu thuyết, công việc ông cụ chưa hoàn tất khi qua đời.

    Tôi tìm được một nơi có thể thực hiện cả hai thứ một lúc. Hồ Green Lake và quán cà phê Starbucks. Buổi sáng tôi thức dậy sớm lái xe đến hồ, đậu xe ở parking, chạy bộ một vòng quanh hồ chu vi 5 cây số, rồi tay xách cặp laptop, tôi đi ngang vườn hoa băng qua đường vào quán cà phê.
    Nơi đó nếu phía trong quán khách không ngồi đông lắm như hôm nay, tôi có một chỗ ngồi lý tưởng có thể vừa đánh máy vừa nhìn được cảnh bên ngoài.

    Qua cửa kính bên kia đường là khu vườn cây rậm rạp. Những hàng cây phong thẳng tắp. Ở cuối hàng cây hồ Green Lake lấp loáng trong ánh nắng. Thứ nắng lăn tăn trên nước tôi thoáng thấy trong trí nhớ từ thương xá Tràng Tiền Plaza Hà Nội nhìn sang bên kia đường khu vườn cây, sau những hàng cây xà-cừ đậm màu lá xanh có nắng nhấp nháy trên mặt Hồ Gươm.
    Trên vỉa hè dưới hàng hiên rất đông người uống cà phê. Hôm nay hình như khách uống đều dồn cả ra ngoài vỉa hè để ngồi phơi mình dưới con nắng tươi mát hiếm hoi của miền Tây Bắc. Những chiếc bàn tròn, ghế sắt, sơn màu xanh mạ, màu Starbucks của những vòng tròn xanh trên cốc giấy cà phê, trên tạp dề những cô con gái tóc vàng đứng sau quầy.

    Tôi cúi xuống cầm tập bản thảo. Tôi đã giữ tập bản thảo này từ hồi nào nhỉ? Không nhớ. Một quyển tập bìa cứng, khổ lớn, 20x27cm, gồm 200 trang giấy ca-rô, trang đầu ông cụ viết nắn nót bằng màu mực xanh lá cây.

    EMILY BRONTE
    MỎM GIÓ HÚ
    NHẤT LINH dịch
    PHƯỢNG GIANG
    1952


    Chữ MỎM xóa đi bằng bút chì, thay bằng chữ ĐỈNH, viết bằng mực đen, ngay phía trên. Lật sang trang ba tôi dò đọc những hàng chữ rất nhỏ của ông cụ và bắt đầu đánh máy:

    “Năm 1801 - Tôi vừa đi thăm ông chủ nhà về. Vùng này đối với tôi thực là tuyệt, có lẽ trong toàn cõi nước Anh tôi không thể tìm được một nơi nào xa cách sự huyên náo như ở đây. Thật là cõi thiên đường của những kẻ chán đời: Ông Hy đối với tôi là hai người hoàn toàn hợp với vùng hiu quạnh. Ông Hy chắc không ngờ tôi có thiện cảm với ông ngay, mặc dầu lúc tôi cho ngựa tiến lên, hai con mắt đen của ông sâu hoắm nhìn tôi một cách nghi hoặc và lúc tôi xưng danh, các ngón tay của ông lại thọc sâu một cách rất quả quyết vào túi áo.

    Tôi hỏi:
    ‘Thưa ông, ông có phải là ông Hy [1] không?’

    Ông ấy chỉ gật đầu, không trả lời.”

    Tôi ngừng tay trên phím chữ. Ông cụ viết bằng mực xanh, những chỗ sửa chữa viết bằng mực đen. Như vậy là ông cụ không sửa ngay khi vừa viết xong một đoạn, như thói quen viết văn của tôi. Câu: Thật là một cõi thiên đường của những người chán đời đầu tiên ông cụ viết là thiên đường của những người yếm thế. Còn câu: Ông ấy chỉ lẳng lặng gật đầu được sửa thành Ông ấy chỉ gật đầu, không trả lời.

    Bên cạnh niên hiệu 1801, có ghi một hàng nhỏ 19-12-52. Đây là ngày Nhất Linh khởi dịchĐỉnh Gió Hú.

    Những dòng chữ đó thật xa. Ông cụ ở đâu vào ngày 19 tháng 12 năm 1952, khi viết những dòng chữ này?

    Sát gần tôi, bên kia cửa kính, là phía sau đầu của một cô gái Mỹ. Cô ngồi ngửa trên chiếc ghế sắt ở ngoài hiên, đầu ngả sát cửa, chăm chú đọc một quyển tiểu thuyết. Bàn tay cô đưa lên sau gáy lùa nghịch mái tóc. Những ngón tay cử động chậm rãi, lơ là. Một ngón tay xoay xoay cuốn tròn lọn tóc xung quanh ngón rồi bàn tay cô nắm vuốt từ từ kéo xuống phía dưới, lọn tóc tơ óng ả căng như thỏi kẹo kéo màu bạc trắng một thuở nào ông bán hàng kéo dài trong tuổi thơ tôi. Năm đó tôi 12 tuổi.

    Tôi mở cửa vào phòng ông cụ, một gian buồng nhỏ trong căn nhà của bác Thụy tôi số 12P đường Chasseloup Laubat Sài Gòn. Ông cụ viết những dòng đó trên chiếc ghế vải trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Thảo nào bản thảo Đỉnh Gió Hú là một tập sách bìa cứng.

    Tôi lật xem từng tờ của quyển bản thảo. Bên lề cứ cách mấy trang lại có ghi những dấu thời gian. 24-12-52, 1-1-53 (10 giờ tối). Bên dưới ngày 5-1-53 lại ghi thêm hàng chữ nhỏ: Thiếu thuốc lá văn vô vị, 4 giờ sáng mua ở đâu ra, hỡi trời? Dưới đó lại viết: 5 giờ sáng mua được hai điếu của người phu xe, lại có cà phê ngon của anh Trí. Mấy phút tuyệt hảo.

    Thú vị quá! Ông cụ chắc không thể ngờ rằng thằng con ông hơn nửa thế kỷ sau đã khám phá một cách hứng thú những dòng chữ chua bên lề bản thảo.

    Những hàng chữ này ông cụ viết ở nơi nào? Chắc chắn không phải ở nhà bác Thụy, vì bác Nguyễn Gia Trí không bao giờ ngủ qua đêm ở đó. Đúng rồi! Thời gian này ông cụ đã thuê một căn nhà riêng để lấy chỗ làm việc. Tôi chưa bao giờ đến đó nhưng các anh tôi nói đó là chỗ làm việc chung của ba người: Nhất Linh, Nguyễn Gia Trí, Trương Bảo Sơn. Gian nhà nhỏ nằm trong một con hẻm, hẻm đình Phú Thạnh; đầu hẻm đâm ra đường Lê Văn Duyệt, khúc ngã tư Phan Đình Phùng, gần Tòa Đại Sứ Miên.

    Tôi đánh máy tiếp. Trong lúc tay tôi lua đi trên phím chữ, mắt theo dõi những hàng chữ nhỏ li ti trên bản thảo thì trí tôi lại trôi ngược về quá khứ.
    Đà Lạt một nửa thế kỷ trước.

    Năm 1956 - Ông cụ dịch được non nửa cuốn truyện của Bronte và tôi lần đầu tiên đọc Đỉnh Gió Hú. Quyển truyện này cuốn hút tôi mãnh liệt ngay từ chương đầu. Một đoạn văn ma quái của Emily Bronte để dấu ấn rất mạnh trong óc tôi.




    Năm ấy ông cụ ở căn nhà số 19 đường Đặng Thái Thân Đà Lạt. Trên đỉnh đèo Prenn con đường Nguyễn Tri Phương dẫn vào thành phố. Tại một khúc cong, cạnh tòa nhà số 17, một con đường nhỏ, cụt, trải đá vụn dẫn vào tòa nhà “Gió Hú” của chúng tôi. Đó là một căn nhà bằng đá, tường dầy, cửa sổ thụt sâu, mái nhọn, đứng một mình, chênh vênh nhìn xuống một triền đồi thông trùng điệp, một biệt thự duy nhất còn đứng vững trong một khu vực toàn những căn nhà bỏ hoang xây cất từ thời Pháp thuộc.

    Tuy là nơi cư trú của cả hai gia đình, gia đình chúng tôi và gia đình ông bà Lê Đình Gioãn, nhưng vì hồi đó phần lớn những người của hai gia đình đều sinh sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng mới kéo nhau lên Đà Lạt, nên trên thực tế “Gió Hú” của chúng tôi rất ít người ở. Thường xuyên chỉ có mặt ba người sống lặng lẽ ở đó là ông cụ, chị Thoa và tôi.

    “Would you like to try some?”

    Tôi ngửng lên. Cô gái Starbucks chìa khay trước mặt tôi. Trên khay có những miếng bánh được cắt thành hình hộp nhỏ vuông vắn, mỗi miếng có gắn que tăm. Tôi kẹp tăm giữa hai ngón tay, ngước nhìn cô gái nói cám ơn rồi tôi cúi xuống tiếp tục đánh máy:

    “Tòa nhà của ông Hy lấy tên là Đỉnh Gió Hú: sở dĩ gọi Gió Hú vì những khi trời bão, gió lồng lộng hú lên trong tòa nhà đó. Trên mỏm cao ấy chắc quanh năm không khí trong lành. Người ta biết ngay gió bấc trên đó thổi rất mạnh vì những cây thông cằn mọc ở đầu nhà nghiêng hẳn về một phía và một dẫy cây gai chĩa cành về một bên như muốn dướn ra đớp lấy ánh sáng mặt trời. Cũng may tòa nhà xây cất chắc chắn, cửa sổ hẹp thụt sâu vào tường và có viền đá nhô ra để chắn gió.”

    Đoạn văn trên đây của Emily Bronte khiến tôi liên tưởng đến căn nhà “Gió Hú” của chúng tôi. Ngoài nhìn vào thì trông như nhà một tầng, nhưng thật ra là ba. Từ cửa tò vò đi vào là gian chính, gồm một phòng khách thật lớn và hai buồng ngủ. Ngay sau cửa vào có hai cầu thang, một đi lên, một đi xuống. Đi lên là gác xép. Đi xuống là nhà bếp. Gác xép là nơi ngủ của bọn con trai chúng tôi. Khi các anh tôi và các anh con bác Gioãn từ Sài Gòn kéo lên thì chúng tôi chen chúc nhau ngủ trên đó. Đến khi các anh ấy về lại Sài Gòn thì tôi ngủ ở đấy một mình.

    Những đêm mưa nằm ngửa nhìn lên những cây đà gỗ bắc xiên xuống, tai nghe rõ từng tiếng mưa đập trên mái ngói và cảm nhận khí lạnh ẩm ướt của miền cao nguyên theo gió len vào phòng qua các khe hổng nhỏ giữa những xà ngang. Qua những khe đó vào đêm giông bão tôi nghe cây thông sau nhà quằn quại đập cành vào cửa sổ gác xép, nơi đó thỉnh thoảng lóe lên một ánh chớp làm sáng hiện những giọt nước mưa trượt đi chạy ngoằn ngoèo trên mặt kính.

    Dưới nhà căn phòng khách là giang sơn của ông cụ. Phòng có rất nhiều cửa kính nhìn xuống triền núi. Màu lá cây của rừng thông trải dài xuống cuối thung lũng sâu. Rừng thông nối nhau nhấp nhô trên những quả đồi thấp đến tận chân trời, nơi đó màu xanh mạ chuyển dần sang màu xanh lam.

    Trong phòng khách ông cụ treo rất nhiều hoa phong lan trên tường. Trên sàn nhà cũng đặt nhiều chậu lan đất, phần lớn là lan Thanh Ngọc. Chúng ôi được lệnh phải cởi giầy khi bước vào phòng này, vì sàn nhà lúc nào cũng sạch bóng được lát bằng những miếng gỗ đặt chéo nhau. Mỗi tháng một lần tôi thấy ông cụ bò trên sàn nhà lấy giẻ bôi xi-ra đánh bóng từng phiến gỗ một. Giữa phòng có bộ xa-lông, trên chiếc bàn tròn, tôi thấy hai tập bản thảo của ông cụ, tập Xóm Cầu Mới gồm 4 quyển và một tập Đỉnh Gió Hú.

    Những hôm ông cụ vắng nhà tôi thường vào phòng khách tẩn mẩn giở những tập này ra xem. Tôi không đọc mà chỉ nhìn những hình ông cụ vẽ trong hai tập bản thảo. Tôi nghiệm ra rằng thời gian này ông cụ chỉ đụng đến tập Xóm Cầu Mới, còn truyện dịch Đỉnh Gió Hú ông cụ không ngó ngàng tới. Chính vì thế mà tôi nghĩ nếu mình có “mượn tạm” mấy ngày cuốn truyện dịch mang lên gác xép đọc thì chắc là ông cụ cũng chẳng hay biết.

    Chị Thoa là người đầu tiên đặt nghi vấn căn nhà này có ma. Tuy trong bụng không tin nhưng tôi bắt đầu cảm thấy rờn rợn. Tôi bắt đầu sợ bóng tối. Tôi sợ những đêm mưa gió. Mà Đà Lạt trong trí tưởng tôi thì hầu như quanh năm lúc nào cũng mưa gió. Những đêm nằm trong bóng tối tôi nghe những giọt mưa rỉ rả rơi trên mái ngói, tiếng mưa miên man rền rĩ trôi vào trong giấc ngủ tôi. Kể từ ngày chị Thoa nói nhà có ma tôi chong đèn suốt đêm, cái ngọn đèn điện nhỏ ở đầu giường trước đây tôi thường tắt trước khi ngủ.

    Cho đến một đêm kia thì tôi tin là nhà có ma thật. Bởi vì chính tôi nhìn thấy “nó” tận mắt. “Nó” hiện ra sau cái cửa sổ kính kia vào một đêm mưa bão. Đêm ấy nơi cửa sổ kính lóe lên một lằn chớp. Tôi thấy sau những giọt nước mưa chạy ngoằn ngoèo trên mặt kính là khuôn mặt ướt át tái nhợt của một cô con gái ở ngoài nhìn trừng trừng vào trong.

    Chỉ một thoáng thôi. Nhưng tôi đã bừng dậy. Hoảng sợ tôi hấp tấp bước xuống cầu thang. Qua cánh cửa mở buồng ngủ nhà dưới ông cụ vẫn còn ngồi viết dưới ánh sáng một ngọn đèn chụp. Tôi hấp tấp quá thành thử gây tiếng động mạnh. Ông cụ quay đầu về phía sau nói: “Con chưa đi ngủ à?” Không biết trả lời ra sao tôi lẳng lặng đi vào buồng tắm giả vờ như đi tiểu.
    Lát sau tôi lên gác. Tôi ngồi bên cạnh giường, mắt không rời ngọn đèn con. Tôi tránh nhìn bóng tối. Tôi tránh nhìn cửa sổ.

    “... tôi bắt đầu díu mắt lại nằm dài trên giường ngủ thiếp đi. Từ lúc tôi biết đau khổ đến giờ chưa có một kỷ niệm nào ghê gớm bằng đêm ấy.”
    “I'm sorry....”

    Tôi ngước lên. Người đàn ông cầm cốc cà phê Starbucks lách qua dẫy ghế, hông của ông ta đụng vào làm xô lệch quyển bản thảo Đỉnh Gió Hú tôi đặt hơi lòi ra ngoài bàn.

    Bên ngoài cửa kính mái tóc vàng của cô gái Mỹ không còn nữa. Thay vào đó là một mái tóc đen, dài, mượt. Không nhìn phía trước tôi không đoán được cô gái có mái tóc đen là người Tàu, người Nhật hay người Việt Nam. Chỉ đoán là cô rất trẻ. Trên bàn của cô, giống như bàn tôi, có một cái laptop để mở, tôi không nhìn thấy màn chữ vì ánh phản quang. Bên cạnh laptop là một quyển sách Calculus dầy cộm. Nhưng cô ta không có vẻ như một sinh viên chăm học. Cô đang cho chim ăn.

    Bầy chim sẻ bay túa lên cao. Một thanh niên và một thiếu nữ vừa kéo ghế ngồi cạnh bàn cô gái tóc đen. Lát sau đàn sẻ lại xà xuống. Chúng nhẩy lích chích những bước ngắn trên hè. Cô tóc đen giở bao giấy véo một mẩu bánh ngọt vứt xuống. Lập tức cả chục chiếc cánh đập rối lên xà vào chân ghế. Một con mỏ ngậm mẩu bánh bay vụt lên, cả bầy bay quấn theo sau.

    Tôi cúi xuống đánh máy tiếp. Tôi đánh máy đoạn văn sau đây trong chương III của tập bản thảo. Chính đoạn văn này đã để lại dấu ấn rất mạnh trong óc tôi, cậu bé 16 tuổi:

    “… tôi bắt đầu díu mắt lại nằm dài trên giường ngủ thiếp đi. Từ lúc tôi biết đau khổ đến giờ chưa có một kỷ niệm nào ghê gớm bằng đêm ấy.

    Tôi nằm mơ cùng đi với bác Dọi đến nhà thờ, có rất đông người nghe giảng đạo. Tôi thì tôi mệt lắm! Tôi vặn người, tôi ngáp, ngủ gật rồi tỉnh dậy. Tôi lấy tay thích bác Dọi để bác cho tôi biết bao giờ thì giảng xong. Rồi bỗng nhiên tất cả mọi người xúm quanh tôi, giơ gậy định đánh tôi. Trong lúc hỗn loạn những chiếc gậy định đập vào đầu tôi lại đập lầm vào sọ người khác. Nhà thờ vang lên chí chát những đòn tấn công và phản công. Rồi người giảng đạo đập tới tấp như mưa rào trên bàn giảng đạo, tiếng đập dữ dội làm tôi choàng dậy và cảm thấy người nhẹ nhõm hẳn.

    Tại sao tôi lại mơ thấy chuyện đánh lộn nhau và người giảng đạo đập bàn? Thì ra chỉ tại một cành thông mỗi lần gió thổi lại chạm vào cửa sổ, quả thông cứng đập vào mặt kính!

    Tôi lắng nghe một lúc, trong lòng ngờ ngờ vực vực, rồi tôi trở người, chập chờn ngủ tiếp và lại mơ, lần này còn tệ hại hơn.

    Tôi nhớ ra mình đang nằm trong cái buồng bé tí bằng gỗ sồi và tôi nghe rõ ràng tiếng ào ào của gió tuyết cùng tiếng đập tới tấp của quả thông, tiếng động làm tôi bực mình quá và nhất định tìm cách làm cho nó im đi... tôi trở dậy định mở cửa sổ. Cái quả nắm lại gắn chặt vào ổ khoá.

    ‘Nhất định phải mở...’ tôi lẩm bẩm thế. Tôi đấm mạnh cho cửa kính vỡ rồi thò tay ra ngoài tìm cái cành thông khó chịu kia. Nhưng đáng lẽ nắm lấy cành thông thì ngón tay tôi lại nắm vào những ngón của một bàn tay nhỏ, lạnh như nước đá. Cả cái ghê sợ cực điểm của giấc mơ chiếm lấy người tôi: tôi cố kéo tay về nhưng bàn tay kia cứ bám chặt lấy và một tiếng nói giọng buồn thương vô hạn thổn thức: ‘Cho em vào! Cho em vào!’ Tôi vừa gỡ cánh tay ra vừa hỏi: ‘Cô là ai?’ Tiếng đáp lại run run: ‘Tôn Liên đây. Em đã tìm về nhà được. Em vừa bị lạc trong rừng cỏ.’ Tiếng ấy tiếp tục nói và tôi thấy mơ hồ nét mặt của một người trẻ tuổi nhìn vào cửa sổ. Sự kinh hoàng khiến tôi trở nên độc ác. Biết là mình không thể gỡ tay ra nổi, tôi kéo cổ tay cô ta để lên miếng kính vỡ rồi cứa đi cứa lại cho đến khi máu chẩy ra đẫm ướt cả khăn giường. Tiếng nói vẫn rên rỉ: ‘Cho em vào’ và bàn tay vẫn nắm chặt lấy tay tôi khiến tôi gần như điên lên vì kinh sợ. Sau cùng tôi bảo: ‘Tôi mở thế nào được nếu cô muốn vào cô phải bỏ tay tôi ra đã.’ Các ngón tay thả lỏng ra, tôi vội rụt tay tôi vào, lấy sách chất đầy lên che lỗ hổng, rồi bịt tai lại để khỏi nghe thấy tiếng kêu than rên rỉ. Tôi đứng yên như thế độ mười lăm phút, song mỗi khi để ý nghe, lại thấy tiếng rên rỉ đau thương ấy tiếp tục. Tôi kêu lên: ‘Đi ngay đi, cô có van xin tôi trong hai mươi năm tôi cũng không cho cô vào.’

    Tiếng nói lại rên rỉ: "Đã hai mươi năm rồi, hai mươi năm, đã hai mươi năm em đi lang thang. Rồi tôi nghe như có tiếng cạo cạo ở ngoài và chồng sách động đậy như bị đẩy vào phía trong. Tôi định đứng lên, nhưng không sao cử động được tay chân: tôi hoảng sợ đến điên dại rồi gào thét ầm lên.
    Tôi ngạc nhiên nhận thấy tiếng gào thét của tôi là có thực chứ không phải là tiếng trong một giấc mơ...”

    ***

    Tôi choàng dậy. Cơn bão khiến đèn điện trong nhà tắt hết. Có tiếng bước nhanh lên cầu thang. Ông cụ đứng ở cửa, tay cầm ngọn nến. Ánh nến hắt từ dưới lên lõm những bóng sâu trên gương mặt khiến ông cụ trông khắc khổ như một pho tượng đồng.

    Ông khom người lại gần giường đưa cây nến lại gần mặt tôi, nói dịu dàng:

    “Con lại mơ ngủ rồi!”

    Nói xong ông cụ cúi xuống nhặt lên một tập bìa cứng cầm trên tay rồi ông quay người lẳng lặng bước xuống cầu thang.

    Đó là tập bản thảo dịch Đỉnh Gió Hú của Nhất Linh tôi đang đánh máy 50 năm sau tại một quán cà phê Starbucks thành phố Seattle ngày 23 tháng 8 năm 2006.
    Nơi một chiếc bàn tròn nhỏ sát cửa kính nhìn ra hồ Green Lake...
    Nguyễn Tường Thiết

    .

  2. #11
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Chương 9

    Hạnh đi vào, miệng nguyền những lời rủa kinh khủng và bắt gặp tôi trong lúc tôi đang giấu bé Hạ vào trong cái tủ ăn ở bếp. Bé Hạ, khi chịu đựng sự phát khùng điên dại hay sự âu yếm cuồng thú của người bố, lúc nào nó cũng sợ hãi vì một đằng có thể chết ngạt vì bố ôm ghì, một đằng có thể bị bố vứt vào tường hay ném vào lửa. Bởi vậy khi tôi đặt đứa bé khốn nạn ở đâu là nó cứ im thin thít ở đấy.

    Hạnh cầm lấy gáy tôi kéo ra phía sau nhà như kéo một con chó:

    “Nó đây rồi. Trời đất ơi, ra các người định giết đứa bé này. Thảo nào mà không bao giờ mình gập nó. Mình phải giết một đứa trong bọn này. Chưa giết thì chưa yên dạ! Vú Diễn, vú đừng cười. Ta sẽ cầu ác quỷ giúp một tay, bắt vú nuốt con dao thái thịt này.”

    Tôi trả lời:

    “Tôi không thích con dao thái thịt này, cậu Hạnh ạ. Nó vừa thái cá mắm xong. Tôi thích bị bắn hơn nếu cậu thích thế.”

    “Mở mồm ra, vú Diễn.”

    Hạnh cầm dao ở tay và ấn mũi dao vào giữa hai hàm răng tôi. Nhưng về phần tôi, tôi không bao giờ sợ những lời nói huyên thiên ấy. Tôi nhổ nước bọt, bảo con dao ấy có mùi khó ngửi lắm và tôi không vì lý gì “ăn” con dao ấy.”

    Hạnh bỏ tôi ra và nói:

    “Thằng ma lem, du côn du kề này không phải là thằng Hạ. Xin lỗi vú nhé, vú Diễn. Nếu là nó, phải lột sống nó ra, sao nó không đến chào mà lại kêu rống lên làm như bố nó là con ma không bằng. Này vú, đứa bé này nếu cắt cụt hai tai nó trông có lẽ hơn... đưa kéo đây... Yên nào bé, yên! Được rồi con cưng của bố ơi. Thôi, quệt nước mắt đi...hòn ngọc quý của bố, hôn bố cái nào. Cái gì? Nó không muốn à? Ôm bố tý, Hạ nào. Ôm bố tý nào, quỷ tha ma rước mày đi. Hừ, làm như tao muốn nuôi đồ quái gở này. Tao sẽ vặn cổ mày chết, bé ơi.”

    Bé Hạ kêu thét lên và giẫy giụa trong tay bố nó. Nó lại càng kêu thét nhiều hơn khi Hạnh bế nó lên cầu thang và cầm nó giơ ngang lan can. Tôi kêu Hạnh đừng làm nó sợ có thể sinh chứng kinh phong và chạy vội lên cứu nó. Vừa đến thì Hạnh nghiêng người ra ngoài lan can như để nghe một tiếng gì ở dưới nhà; chàng quên hẳn đứa bé trên tay. Nghe tiếng người đi về phía chân cầu thang, Hạnh hỏi: “Ai đó?” Nhận ra tiếng chân Hy tôi cũng nghiêng người, định làm hiệu bảo Hy đừng tiến nữa. Khi tôi rời mắt khỏi Hạ thì đứa bé quậy người một cách đột ngột, rời khỏi hai cánh tay lỏng lẻo của Hạnh và rớt xuống...

    Chúng tôi vừa thoáng rùng mình khiếp sợ thì đã thấy ngay đứa bé khốn nạn được vô sự. Hy đi qua ở phía dưới ngay lúc đứa bé rơi; bất giác chàng giơ tay đón lấy đứa bé, đặt nó đứng xuống đất rồi ngửng nhìn xem ai là thủ phạm. Một người hà tiện bán cái vé số của mình năm đồng hôm sau thấy cái vé ấy trúng năm triệu cũng không ngơ ngác như Hy nhìn thấy Hạnh ở trên.

    Không lời nào có thể diễn tả bằng nét mặt chàng cái đau đớn mãnh liệt đã tự mình làm hỏng cái cơ hội “báo thù” cho mình. Nếu trời tối, tôi chắc Hy cố “gỡ” bằng cách đập đầu Hạ vào bực đá cho đến chết. Nhưng cả hai chúng tôi đã nhìn thấy và tôi đã chạy ngay xuống ôm đứa bé vào lòng. Hạnh bước xuống một cách chậm rãi, hơi tỉnh rượu và ngượng ngập. Chàng nói:

    “Lỗi tại vú đấy. Vú phải giữ nó đừng cho tôi trông thấy. Vú phải giằng nó ra khỏi tay tôi. Nó có bị thương không?”

    Tôi kêu lên giận dữ:

    “Bị thương? Nếu không chết thì cũng bị ngớ ngẩn suốt đời. À, sao mẹ nó không sống mà xem bố nó đối xử với nó thế nào!”

    Hạnh định sờ vào đứa bé nhưng vừa mới đặt một ngón tay, đứa bé đã kêu ầm lên và vùng vẫy như sắp lên cơn động kinh.

    “Cậu đừng sờ vào nó. Nó ghét cậu... ai ai cũng ghét cậu... tôi nói thẳng cho cậu biết thế. Hạnh phúc chưa, cái gia đình của cậu; cậu hay lắm đấy!”

    Hạnh cười gằn:

    “Bây giờ vú đi đi, ẵm luôn thằng ôn con đi nữa. Còn thằng kia, thằng Hy kia, nghe tao. Mày đi cho khuất mắt tao, đừng bao giờ để tao nghe thấy mày nữa. Tao chưa muốn giết mày đêm nay...”

    Nói rồi, Hạnh cầm một chai rượu mạnh trên tủ rồi tự rót một cốc lớn. Chàng uống một hơi cạn, rồi ra lệnh cho chúng tôi đi khuất mắt, lại tuôn theo một tràng dài những tiếng rủa gớm ghiếc tôi không muốn nhắc lại, không muốn nhớ lại nữa.

    Khi đóng cửa rồi, Hy cũng rủa lại thì thầm và bảo:

    “Hoài của, uống như thế mà không chết đi cho.”

    Tôi vào bếp, ngồi ru bé Hạ ngủ. Hy tôi tưởng đi ra vựa lúa, mãi sau tôi mới hay chàng chỉ đi vòng ra sau cái ghế tủ, đặt mình xuống một cái ghế dài kê ở dọc tường, rất xa bếp lửa, rồi ngồi yên.

    Tôi ru bé Hạ trên đầu gối, miệng ngâm một bài hát:

    Dưới sàn lũ chuột nó nghe
    Nó rình lũ trẻ ngủ nhè thâu đêm.


    Liên từ buồng bên thò đầu ra khẽ hỏi:

    “Vú ngồi đấy một mình à?”

    “Vâng, cô ạ.”

    Nàng vào bếp, rồi lại gần lò lửa. Tôi nhìn nàng đoán nàng sắp nói chuyện gì. Vẻ mặt nàng bối rối và lo âu, hai môi hé mở như định nói; nhưng đáng lẽ là một lời nói thì chỉ có một tiếng thở dài thốt ra. Tôi lại tiếp tục hát ru.
    Liên ngắt tôi:

    “Hy đâu?”

    “Cậu ấy làm việc ở ngoài chuồng ngựa.”

    Hy không cãi lại, có lẽ chàng ngủ gật. Lại một lúc yên lặng kéo dài; tôi thấy một vài giọt nước mắt chẩy từ má Liên rỏ xuống nền đá. Tôi tự hỏi: “Có lẽ cô ấy hối hận về cử chỉ nhục nhã của mình hồi chiều.” Kể thì cũng là một sự lạ.

    Sau cùng cô ấy thốt lên:

    “Trời ơi, sao mình khổ thế này?”

    Tôi nói:

    “Phiền quá nhỉ. Cô thực khó tính, khó chiều: rất nhiều bạn như thế, rất ít lo như vậy mà vẫn chưa thỏa nguyện.”

    “Này, vú Diễn, vú có thể giữ điều bí mật này cho tôi được không?”

    Liên vừa tiếp tục nói vậy vừa quỳ xuống cạnh tôi, ngước mắt nhìn tôi mơn trớn, nhìn bằng một lối khiến ai cũng hết giận cho dẫu người ta có đủ hết các cớ để giận nàng.

    Tôi hỏi lại giọng bớt càu nhàu:

    “Cái đó có đáng để giữ kín không?”

    “Đáng chứ, vì cái đó nó làm tôi băn khoăn bứt rứt tôi cần phải thổ lộ ra. Tôi cần phải biết làm thế nào cho phải. Ngày hôm nay, Kha đã hỏi tôi có muốn lấy Kha không và tôi đã trả lời. Này vú, trước khi nói cho vú biết tôi nhận lời hay từ chối, vú hãy bảo cho tôi biết thế nào là phải.”

    “Cô Liên này, tôi làm sao biết được. Sau cái cảnh cô vừa cho cậu Kha xem một mẻ trưa nay, tôi có thể nói chắc rằng cậu Kha khôn hồn thì từ chối đi. Bây giờ cậu ấy lại đi hỏi cô, như thế thì một là ngu ngốc hết chỗ nói hai là táo bạo điên rồ.

    Liên đứng dậy có vẻ phật ý:

    “Nếu vú nói thế tôi không nói gì với vú nữa. Tôi đã nhận lời, vú Diễn ạ. Nói ngay, vú bảo tôi ngay, tôi làm thế có phải không?”

    “Cô đã nhận lời? Thế thì còn bàn làm gì? Cô đã nhận lời, cô không thể rút lời được nữa.”

    Liên nói một cách tức bực, hai tay xoa vào nhau, lông mày cau lại:

    “Nhưng vú bảo tôi làm thế có phải không...nói đi vú.”

    Tôi nói nghiêm trang:

    “Có nhiều điều phải xét đã trước khi trả lời đúng đắn câu hỏi ấy. Đầu tiên và trước hết: cô có yêu Kha không?”

    “Ai mà không yêu Kha. Cố nhiên, tôi yêu Kha.”

    Thế rồi tôi lục vấn cô những câu sau này, đối với một thiếu nữ hai mươi hai tuổi, như thế cũng không có gì quá đáng.

    “Cô Liên, tại sao cô yêu Kha?”

    “Vú hỏi lạ thực. Tôi yêu Kha... thế là đủ rồi.”

    “Không đủ, phải nói tại sao lại yêu.”

    “Thế thì... vì Kha đẹp trai và ngồi nói chuyện với Kha tôi thấy thích thú.”

    Tôi phê bình:

    “Thế thì hỏng.”

    “Vì Kha còn trẻ và vui tính.”

    “Lại càng hỏng.”

    “Vì Kha yêu tôi.”

    “Điều đó không đáng kể sau những lý do cô nêu trên.”

    “Tại vì Kha sẽ giầu có; tôi sẽ thoả chí vì được làm đệ nhất phu nhân vùng này, tôi lấy làm vinh hạnh có một người chồng như thế.”

    “Thế càng tệ hại hơn nữa. Bây giờ cô cho biết cô yêu cậu ta như thế nào.”
    “Như mọi người yêu... vú thực là ngốc, vú Diễn ạ.”

    “Tôi không ngốc đâu... Cô trả lời đi.”

    “Tôi yêu đất chàng giẫm, không khí chàng thở, bất cứ cái gì chàng nói đến, chàng chạm đến. Tôi yêu tất cả các dáng điệu chàng, tất cả các vẻ mắt chàng, tôi yêu chàng đầy đủ, hoàn toàn. Thế đấy!”

    “Nhưng tại sao yêu thế?”

    “Thôi vú, vú định chế giễu tôi rồi, vú ác lắm!”

    Liên cau mặt quay về phía lửa:

    “Đối với tôi, đấy không phải là trò đùa.”

    “Cô Liên ạ, tôi không có ý đùa đâu. Cô yêu cậu Kha vì cậu ấy đẹp trai, cậu ấy trẻ, vui tính, con nhà giầu, vì cậu ấy lại yêu cô. ‘Cậu ấy yêu cô’ điều ấy không có giá trị gì, không có điều ấy cô vẫn yêu, có điều cô ấy vẫn không yêu nếu cậu ta không có bốn thứ quyến rũ trên.”

    “Đúng, vú ạ, tôi chắc không yêu. Tôi chỉ thương hại Kha thôi, và nếu Kha xấu xí và thô kệch có lẽ tôi còn ghét nữa.”

    “Nhưng trong thiên hạ còn bao nhiêu người trai trẻ khác, đẹp giầu, đẹp hơn và có lẽ giầu hơn cậu Kha. Cái gì cấm cô yêu họ.”

    “Nhưng người đó, cho là có đi nữa, tôi không được gặp, tôi chưa gặp ai như Kha.”

    “Có thể một ngày kia cô sẽ gặp. Còn cậu Kha không phải lúc nào cũng trẻ và giầu mãi.”

    “Nhưng hiện giờ Kha như thế, mà tôi chỉ nghĩ đến hiện tại.”

    “Thế thì được, vấn đề giải quyết xong rồi. Nếu cô chỉ nghĩ đến hiện tại thì cô lấy cậu Kha đi.”

    “Tôi không cần phải xin phép vú về việc ấy... tôi sẽ lấy Kha. Nhưng rút cuộc lại, vú vẫn chưa bảo tôi là thế có phải không.”

    “Phải lắm chứ, nếu cô cho việc lấy vợ lấy chồng chỉ cần đến hiện tại là phải. Nào bây giờ thử xem tại sao cô khổ sở. Anh cô chắc sẽ vừa lòng, chắc ông bà bên nhà trai cũng không phản đối; cô rời bỏ một nơi hỗn độn không đủ tiện nghi đến ở một nơi lộng lẫy, đáng trọng; cô yêu cậu Kha, cậu Kha yêu cô. Mọi sự xem ra đều êm thấm, dễ dàng, vậy trở ngại ở đâu?”

    Liên một tay đập trán, một tay đập vào ngực trả lời:

    “Ở đây này! Lại ở đây này! Ở bất cứ nơi nào có linh hồn tôi. Trong tâm hồn tôi, tôi tin chắc là mình sai lầm.”

    “Lạ nhỉ. Tôi thực không hiểu.”

    “Đấy là sự bí mật của tôi. Nếu vú đừng chế giễu tôi sẽ giảng giải vú nghe. Tôi không thể nói cho minh bạch được, nhưng vú cũng biết đại khái lòng tôi như thế nào...”

    Liên lại ngồi xuống cạnh tôi, mặt buồn rầu và trang nghiêm hơn, hai bàn tay chắp lại hơi run run.

    “Vú Diễn, vú có mơ thấy những sự kỳ lạ bao giờ không?”

    “Có, một đôi khi.”

    “Tôi cũng vậy. Trong đời tôi có những giấc mơ không bao giờ tôi quên được và đã làm thay đổi cả ý nghĩ của tôi. Những điều tôi mơ thấy đã thấm nhuần vào người tôi và cũng như rượu chát trong nước lã đã biến đổi cả màu sắc của tâm trí tôi. Đây là một thí dụ, tôi kể vú nghe nhưng xin vú đừng cười về một điều gì trong giấc mơ.”

    “Cô Liên, đừng kể gì cả. Đời đã sầu thảm quá rồi còn đi gợi lại những ma quỷ để quấy rối chúng ta làm gì. Thôi vui đi. Cô nhìn bé Hạ mà xem, nó chẳng mơ cái gì khủng khiếp cả.”

    “Nhưng tôi cứ bắt vú nghe. Không lâu đâu, còn vui thì chiều hôm nay tôi xin chịu.”

    “Tôi không muốn nghe, tôi không muốn nghe.”

    Độ ấy tôi rất sợ những giấc mơ, đến bây giờ vẫn thế. Vả lại Liên có một vẻ khác thường khiến tôi sờ sợ đoán trong giấc mơ có điều gì như một lời tiên tri báo trước một tai nạn khủng khiếp. Liên bị mích lòng nhưng không cố nài. Nàng có vẻ muốn nói sang chuyện khác rồi một lúc sau lại bắt đầu:

    “Vú Diễn này, nếu tôi ở trên trời, trên thiên đàng tôi sẽ khổ sở lắm.”

    Tôi đáp:

    “Chỉ vì cô không đáng được lên trên đó. Những người có tội lên trời bao giờ cũng khốn khổ.”

    “Nhưng không phải vì thế. Đã một lần tôi thấy tôi ở trên Trời.”

    “Cô Liên, tôi đã bảo cô tôi không muốn nghe chuyện mê hoảng của cô. Tôi đi ngủ đây.”

    Liên cười rồi ép tôi ngồi đấy vì tôi rục rịch toan đứng lên. Nàng nói:

    “Nào có gì đâu. Tôi vừa chỉ định nói là thiên đàng không phải thật là chỗ của tôi. Tôi đã khóc đến vỡ tim nát ruột để được trở về hạ giới. Khóc đến nỗi các thiên thần phát giận qưẳng tôi xuống giữa rừng cỏ, ngay ở trên Đỉnh Gió Hú và khi tỉnh dậy tôi đã nức nở khóc lên vì vui sướng. Nói vậy tôi đã giảng nghĩa sự bí mật của lòng tôi hơn là kể giấc mơ kia ra. Tôi không phải là người lấy Kha cũng như không phải là người ở trên thiên đàng. Nếu anh Hạnh ác hại của tôi không làm cho Hy giảm nhân phẩm thì tôi không bao giờ nghĩ đến việc lấy Kha. Tôi lấy Hy bây giờ là tôi cũng tự hạ nhân phẩm theo. Như vậy không bao giờ Hy có thể biết tôi yêu Hy mà tôi yêu không phải vì Hy đẹp trai mà chỉ vì, vú Diễn ạ, chỉ vì Hy là tôi, còn là tôi hơn cả tôi nữa. Linh hồn Hy và tôi như thế nào không cần biết, chỉ biết rằng linh hồn chúng tôi giống nhau như một, còn linh hồn của Kha thì khác hẳn chúng tôi như một tia ánh trăng khác với chớp nhoáng, như nước đá khác lửa.”

    Trước khi Liên nói xong, tôi cảm thấy có Hy gần đâu đây. Một tiếng động nhẹ khiến tôi quay mặt và thấy Hy ở ghế dài đứng lên, yên lặng đi ra ngoài. Hy đã nghe đến chỗ Liên nói tự hạ nhân phẩm nếu lấy Hy và chàng không ở lại để nghe thêm một tí gì nữa. Vì Liên ngồi dưới đất bị lưng chiếc ghế tủ che khuất, nên không trông thấy Hy lúc ngồi cũng như lúc đi. Còn tôi, tôi giật mình kêu “suỵt” một cái.

    “Cái gì thế?”

    Liên hỏi rồi nhìn nhớn nhác chung quanh. Có tiếng xe bò của bác Dọi lăn bánh trên đường. Tôi đáp:

    “Bác Dọi đấy. Cậu Hy cũng về với bác; có lẽ cậu ấy đã đến cửa ngoài.

    “Nhưng vú ạ, từ cửa ngoài chắc anh ấy không nghe thấy tôi nói. Đưa tôi bế Hạ cho trong khi vú nấu nướng; khi nào xong vú cho tôi ăn với. Tôi muốn an ủi lương tâm bối rối, muốn tự nhủ cho tôi tin là Hy không có ý nghĩ gì về việc này cả. Vú nhỉ, chắc Hy chẳng nghĩ ngợi gì. Hy thì còn biết thế nào là yêu nữa.”

    “Cô Liên, tôi thấy không lý do gì cậu Hy lại không biết yêu như cô và nếu cậu ấy đã chọn cô thì đó là một người khổ sở nhất đã sinh ra trên thế gian này. Cái ngày mà cô thành bà Tôn Kha thì cậu ấy mất, mất hết, hết tình bạn, hết tình yêu. Cô đã từng nghĩ đến lúc cô và Hy phải chia tay nhau chưa, cô đã từng nghĩ đến nỗi niềm của Hy khi bị bỏ rơi chơ vơ trên đời chưa? Bởi vì, cô Liên ạ...”

    Liên bất bình kêu lên:

    “Hy, chơ vơ, bị bỏ rơi! Chia tay nhau! Thử hỏi vú, ai chia tay chúng tôi? Người ấy sẽ bị moi gan moi ruột. Tôi còn sống ngày nào, vú ạ, không một ai có thể chia rẽ chúng tôi. Tất cả nhà họ Tôn sẽ bị tiêu diệt trước khi tôi rời bỏ Hy. Tôi không muốn lấy Kha với giá đó. Trước kia Hy thế nào đối với tôi thì sau vẫn y nguyên như thế. Kha phải bỏ cái thói ghét Hy hay ít ra phải chịu đựng Hy. Kha sẽ làm thế khi biết tình thực của tôi đối với Hy. Vú Diễn, bây giờ tôi biết, vú vẫn coi tôi như một con ích kỷ khốn nạn nhưng vú thử nghĩ xem, nếu Hy và tôi lấy nhau, cả hai người phải đi ăn mày. Chứ nếu tôi lấy Kha tôi có thể giúp đỡ Hy ngóc đầu lên và kéo Hy ra khỏi móng vuốt của Hạnh.”

    “Bằng tiền của chồng cô à, cô Liên? Cô đừng tưởng chồng cô dễ uốn nắn đến thế. Tuy tôi không có quyền phê bình nhưng đối với tôi hình như lý lẽ này là cái lý lẽ kém cỏi nhất cô viện ra để lấy cậu Kha.”

    “Sao lại thế, đây là lý lẽ hay nhất. Những lý lẽ khác chỉ để thoả mãn tính riêng tây bất thường của tôi và của Kha, nhưng lý tôi vừa nói có liên quan tới một người, đối với người ấy tôi cảm thấy tất cả mọi thứ mà tôi không cảm thấy đối với Kha, đối với cả chính bản thân tôi nữa. Đó là một điều tôi không diễn ra được. Nhưng chắc vú, cũng như mọi người khác, đều có cái cảm tưởng lờ mờ rằng ngoài mình ra phải có một đời sống nữa như mình, là mình. Tôi sinh ra đời làm gì, nếu tôi, tất cả tôi, đều bị giam hãm trong cái vỏ xác ngồi trước mặt vú đây. Những đau khổ lớn lao của tôi trong đời này đều là những đau khổ của Hy mà tôi đoán thấy, tôi đã cảm thấy ngay từ lúc khởi thủy. Lẽ sống chính của tôi là Hy. Nếu cái gì cũng mất nhưng riêng Hy còn thì tôi còn. Nhưng tất cả mọi thứ còn mà riêng Hy bị tiêu diệt thì vũ trụ đối với tôi thành xa lạ và tôi có vẻ không phải là người trong vũ trụ này nữa. Tình tôi yêu Kha như vòm lá rừng; thời gian sẽ thay đổi vòm lá đó,tôi biết, cũng như mùa đông thay đổi cây cối. Tình tôi yêu Hy giống như những tảng đá bất di dịch nằm dưới đất, đó là một nguồn vui không lộ ra bao nhiêu nhưng đó là một sự cần thiết. Vú Diễn ạ. Tôi là Hy! Lúc nào, bất cứ lúc nào, Hy cũng ở trong tâm trí tôi, đó không phải là điều làm tôi thích thú gì cũng như chính tôi đâu phải lúc nào cũng là một sự thích thú cho chính tôi, nhưng chàng ở trong người tôi như chàng là chính tôi vậy. Như thế, vú đừng nói đến sự phân chia giữa hai người, điều đó không thể có được và....”

    Liên ngừng bặt và giấu mặt vào trong nếp áo tôi. Tôi ẩy mạnh nàng ra. Sự điên rồ của Liên làm tôi không tự kìm hãm được nữa.

    “Nếu tôi có thể tìm thấy một nghĩa gì trong những câu vô nghĩa của cô thì nghĩa đó chỉ làm tôi tin rằng cô không biết gì về những bổn phận của một người đi lấy chồng; hay cô chỉ là một người con gái hư hỏng, vô đạo lý. Cô đừng đem những điều bí mật khác ra quấy rầy tôi nữa: tôi không hứa giữ kín đâu.”

    Liên nói nhanh:

    “Còn bí mật vừa rồi vú giữ chứ?”

    “Không, tôi không hứa hẹn gì cả.”

    Bác Dọi bước vào bếp làm chúng tôi ngừng câu chuyện. Bác đưa mắt tìm Hy:

    “Đến bây giờ mà cái anh chàng vô tích sự vẫn chưa về! Không biết làm quái gì ngoài đó, anh chàng lười chẩy thây!”

    Tôi nói:

    “Để tôi đi gọi. Chắc ở trong vựa lúa.”

    Tôi bước ra, gọi Hy nhưng không thấy tiếng trả lời. Lúc trở vào, tôi ghé tai Liên nói thầm cho Liên biết là Hy chắc đã nghe được một phần lớn câu chuyện và Hy bỏ đi vừa đúng lúc Liên than phiền về thái độ của Hạnh đối với Hy. Liên đương ngồi, nhẩy thẳng lên hoảng hốt và chạy đi tìm Hy, chưa kịp tự hỏi tại sao mình lại cuống cuồng cả lên, tại sao lời nàng nói lại có thể làm đau lòng Hy. Liên đi vắng lâu lắm khiến bác Dọi tỏ ý không đợi được nữa. Bỗng Liên vụt chạy về ra lệnh cho bác Dọi chạy xuống đường cái cố tìm ra Hy cho dẫu Hy lang thang ở nơi nào và đem Hy về nhà ngay.

    “Tôi cần nói với Hy, tôi phải nói với Hy. Cổng vườn bỏ ngỏ, chắc anh ta ở xa quá không nghe thấy vì tôi gọi hết hơi mà không thấy trả lời.”

    Bác Dọi cầm mũ đi ra miệng làu nhàu. Trong lúc đó Liên đi đi lại lại:

    “Tôi không hiểu Hy đi đâu, không biết Hy ở chỗ nào. Tôi đã nói gì, vú Diễn? Tôi quên hết rồi. Trời ơi! Trong khi tôi nói không biết có điều gì làm anh ấy giận, vú bảo tôi đi. Tôi muốn anh ấy trở về! Tôi muốn lắm!”

    Tôi hơi lo ngại nhưng cũng đáp:

    “Mới có một tí đã ồn cả lên. Tôi chắc cậu Hy trốn đâu đây. Rồi cô xem tôi sẽ tìm ra.

    Tôi ra ngoài tìm kiếm lần nữa. Tôi thất vọng trở về, bác Dọi cũng vậy...

    ... Đêm ấy tuy về mùa hè nhưng trời cũng tối đen lắm. Trông mây như có mưa bão. Tôi bảo mọi người cứ ngồi yên trong nhà vì mưa sẽ bắt buộc Hy phải trở về nhà. Riêng Liên không chịu yên. Nàng bối rối đi đi lại lại không lúc nào nghỉ từ cửa nhà ra vườn cổng. Sau cùng nàng chọn một chỗ thường trực ở dọc đường gần đường cái. Tại đó, bất chấp sấm gầm, bất chấp lời quở trách của tôi và những giọt mưa lớn bắt đầu rơi quanh nàng, Liên vẫn đứng lỳ ở đó. Thỉnh thoảng Liên lại cất tiếng gọi, lắng tai nghe rồi lại òa lên khóc đến hết cả hơi. Thật là một cơn khóc hờn dữ dội hơn cả bé Hạ hay bất cứ một đứa bé nào.

    Nửa đêm, mưa bão đổ dồn dập dữ dội xuống Đỉnh Gió Hú, một cái cây ở góc nhà bị sét chẻ làm đôi, một cành lớn hất qua mái nhà làm vỡ một phần thân lò sưởi phía đông khiến đá vụn và bồ hóng rơi rào rào xuống bếp. Chúng tôi tưởng như sét đánh ngay giữa chúng tôi. Bác Dọi quỳ xuống cầu khẩn Chúa đại xá cho những người ngoan đạo và đánh phạt những kẻ vô đạo.

    Nhưng hai mươi phút sau, trời hết bão, chúng tôi đều vô sự chỉ trừ cô Liên, khư khư không chịu vào nhà, đứng ngoài trời không mũ không khăn quàng, nên tóc và quần áo ướt sũng nước. Sau cùng nàng trở vào, nằm trên ghế dài, quay mặt về phía lưng ghế và úp vào hai bàn tay. Sau khi van Liên ngồi dậy và thay quần áo ướt một cách vô hiệu, tôi bỏ đi ngủ với bé Hạ.

    Sáng hôm sau, tôi xuống chậm hơn mọi khi; nhờ ánh trời chiếu xuyên qua các khe cửa, tôi thấy Liên vẫn ngồi ở gần lò sưởi. Hạnh vào phòng, nét mặt còn ngái ngủ và bơ phờ.

    “Liên, làm sao thế? Trông cô ghê sợ như con mèo phải nước. Sao mà ủ rũ và xanh xao như thế này?”

    Liên trả lời ngập ngừng:

    “Tôi bị ướt, tôi bị lạnh, thế thôi.”

    Thấy Hạnh vẫn điềm nhiên, tôi kêu lên:

    “Cô ấy khó chịu lắm. Cô ấy cứ đứng dầm mưa suốt cả trận mưa đêm qua, rồi cứ thế ngồi đây suốt đêm, tôi không thể làm thế nào cho cô ấy nhúc nhích.”

    Hạnh nhìn chúng tôi ngơ ngác:

    “Suốt đêm? Cái gì khiến nó không ngủ? Chắc không phải vì sợ sấm chứ? Hết sấm sét từ mấy giờ đồng hồ rồi còn gì?”

    Cả hai chúng tôi đều không muốn để lộ việc Hy đi vắng, chừng nào mà chúng tôi còn có thể dấu được. Tôi trả lời là tôi không hiểu sao cô ấy lại dở chứng. Còn Liên thì im lặng. Buổi sáng mát lạnh. Tôi kéo chiếc cửa sổ mắt cáo, và căn phòng thoảng ngập hương thơm của khu vườn ngoài kia đưa vào. Liên cằn nhằn tôi:

    “Vú Diễn, vú có đóng ngay cửa lại không, tôi đang rét run đây này.”

    Hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, Liên co ro ngồi sát vào gần hơn đống than đã sắp tàn.

    Hạnh cầm lấy cổ tay Liên:

    “Cô ấy ốm đây mà. Có lẽ vì thế cô ấy không muốn đi ngủ. Nhưng vì cớ gì Liên lại ra mưa?”

    Bác Dọi nhân lúc chúng tôi lưỡng lự liền oang oang lên:

    “Chạy theo trai ấy chứ còn làm gì? Nửa đêm đi ngao du ở ngoài cánh đồng với ông Hy quỷ nhà trời. Nếu tôi là cậu chủ tôi tống cổ đi hết là xong. Không có ngày nào cậu chủ đi vắng là cậu Kha không lò dò đến. Còn vú Diễn nữa, gái đâu mà thế! Vú ấy rình rình, hễ cậu chủ vào cửa này thì cậu Kha chuồn ra cửa khác, tôi thấy cậu Kha lúc đến lẫn cả lúc về, vú chạy bổ vào phòng báo tin ngay khi có tiếng chân ngựa của cậu chủ lộp cộp trên đường.”

    Liên kêu lên:

    “Im đi cái thứ nghe trộm ở cửa. Đừng có nói hỗn trước mặt tôi. Anh Hạnh ạ, cậu Kha hôm qua đến bất thần chính tôi bảo cậu ấy đi vì tôi biết anh không thích gặp cậu ta lúc anh say.”

    “Thôi việc cậu Kha hãy để đấy. Đêm qua cô có đi với thằng Hy không? Bây giờ nói thực đi. Cô không việc gì phải sợ làm hại nó, tuy anh ghét nó hơn bao giờ hết, nhưng vì mới rồi nó giúp anh một việc rất lớn nên anh không nỡ nào vặn cổ nó. Muốn cho khỏi ngứa tay, anh sẽ đuổi cổ nó đi ngay sáng mai.”

    Liên bắt đầu khóc não nuột, trả lời:

    “Tôi không gặp Hy đêm qua. Nếu anh đuổi Hy đi thì em sẽ bỏ đi với anh ấy. Nhưng đã chắc đâu anh đuổi được Hy. Có lẽ Hy đã bỏ nhà đi rồi.”

    Đến đây, Liên không sao kìm hãm được nỗi buồn khổ và bật lên khóc; lời nàng nói về sau chỉ là những tiếng ú ớ.

    Hạnh chửi rủa Liên thậm tệ rồi bảo Liên đi về phòng. Tôi bắt nàng nghe lời và khi lên tới buồng, tôi không sao quên được cảnh tượng nàng lúc đó: tôi lấy làm kinh hãi. Tôi tưởng nàng lên cơn điên và tôi bảo bác Dọi đi tìm ngay bác sĩ Kiên. Liên bắt đầu mê hoảng. Ông Kiên thoạt thấy nàng đã nói nàng ốm nguy kịch, lên cơn sốt. Ông trích máu trong người nàng và dặn tôi phải cẩn thận giữ gìn đừng để nàng nhẩy xuống cầu thang hay nhẩy qua cửa sổ.
    Sau cùng Liên thắng nổi bệnh. Bà cụ Tôn đến thăm nhiều lần và khi Liên gần khỏi bà cố mời Liên về ở Hoạ Mi Trang. Chúng tôi cám ơn bà vì đuợc thoát nạn. Nhưng bà Tôn về sau mới hối hận về sự tử tế của mình: cả ông cụ Tôn lẫn bà Tôn đều cũng bị sốt và từ trần cách nhau mấy ngày.

    Liên khi trở về nhà lại còn hống hách, bẳn tính và kiêu căng hơn trước. Từ đêm mưa bão, chúng tôi không ai nghe thấy nói đến Hy nữa. Một hôm vì Liên làm tôi phát cáu tôi trót dại đổ cho nàng cái trách nhiệm vì nàng mà Hy bỏ đi: sự thực là như vậy mà nàng cũng biết rõ thế. Từ lúc đó nàng chấm dứt giao dịch với tôi. Với cả bác Dọi nữa. Ông Kiên lại bảo cần không được làm nàng phật ý, phải để nàng tự do muốn làm gì thì làm, cưỡng lại hay làm trái ý Liên tức là làm nguy đến tính mạng nàng. Liên muốn gì thì Hạnh chiều ý ngay; như thế không phải vì Hạnh yêu nàng mà chỉ vì sĩ diện. Hạnh mong Liên lấy Kha để đem lại vinh dự cho gia đình mình. Miễn là Hạnh được yên thân còn Liên có dầy xéo lên chúng tôi như những đứa nô lệ, Hạnh cũng mặc xác
    .
    Còn Kha thì như mù quáng. Ba năm sau, Kha tưởng mình là người sung sướng nhất đời khi cùng Liên vào nhà thờ làm lễ kết hôn.

    Còn tôi, tôi buộc lòng phải rời bỏ Gió Hú và đến Hoạ Mi Trang với Liên. Cậu bé Hạ mới lên năm, tôi vừa mới bắt đầu khai tâm cho cậu. Tôi rất buồn lòng phải chia tay với cậu bé. Kha trả lương tôi rất hậu, Hạnh bắt tôi phải cuốn gói đi. Bấy giờ trong nhà không có bà chủ, không cần có người ở gái nữa. Tôi ôm lấy bé Hạ và từ biệt, từ lúc đó Hạ đối với tôi như người xa lạ hẳn.

    ***
    Nói đến đây, bác Diễn tình cờ nhìn lên đồng hồ treo trên lò sưởi và ngạc nhiên thấy kim đã chỉ một giờ rưỡi. Bác không muốn ngồi nán lại một giây phút nào nữa, thực ra tôi cũng muốn để câu chuyện sẽ tiếp tục vào một khi khác.

    ***
    Chú thích:
    [1]Kenneth

    (còn tiếp)

  3. #12
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Chương 9

    Hạnh đi vào, miệng nguyền những lời rủa kinh khủng và bắt gặp tôi trong lúc tôi đang giấu bé Hạ vào trong cái tủ ăn ở bếp. Bé Hạ, khi chịu đựng sự phát khùng điên dại hay sự âu yếm cuồng thú của người bố, lúc nào nó cũng sợ hãi vì một đằng có thể chết ngạt vì bố ôm ghì, một đằng có thể bị bố vứt vào tường hay ném vào lửa. Bởi vậy khi tôi đặt đứa bé khốn nạn ở đâu là nó cứ im thin thít ở đấy.

    Hạnh cầm lấy gáy tôi kéo ra phía sau nhà như kéo một con chó:

    “Nó đây rồi. Trời đất ơi, ra các người định giết đứa bé này. Thảo nào mà không bao giờ mình gập nó. Mình phải giết một đứa trong bọn này. Chưa giết thì chưa yên dạ! Vú Diễn, vú đừng cười. Ta sẽ cầu ác quỷ giúp một tay, bắt vú nuốt con dao thái thịt này.”

    Tôi trả lời:

    “Tôi không thích con dao thái thịt này, cậu Hạnh ạ. Nó vừa thái cá mắm xong. Tôi thích bị bắn hơn nếu cậu thích thế.”

    “Mở mồm ra, vú Diễn.”

    Hạnh cầm dao ở tay và ấn mũi dao vào giữa hai hàm răng tôi. Nhưng về phần tôi, tôi không bao giờ sợ những lời nói huyên thiên ấy. Tôi nhổ nước bọt, bảo con dao ấy có mùi khó ngửi lắm và tôi không vì lý gì “ăn” con dao ấy.”

    Hạnh bỏ tôi ra và nói:

    “Thằng ma lem, du côn du kề này không phải là thằng Hạ. Xin lỗi vú nhé, vú Diễn. Nếu là nó, phải lột sống nó ra, sao nó không đến chào mà lại kêu rống lên làm như bố nó là con ma không bằng. Này vú, đứa bé này nếu cắt cụt hai tai nó trông có lẽ hơn... đưa kéo đây... Yên nào bé, yên! Được rồi con cưng của bố ơi. Thôi, quệt nước mắt đi...hòn ngọc quý của bố, hôn bố cái nào. Cái gì? Nó không muốn à? Ôm bố tý, Hạ nào. Ôm bố tý nào, quỷ tha ma rước mày đi. Hừ, làm như tao muốn nuôi đồ quái gở này. Tao sẽ vặn cổ mày chết, bé ơi.”

    Bé Hạ kêu thét lên và giẫy giụa trong tay bố nó. Nó lại càng kêu thét nhiều hơn khi Hạnh bế nó lên cầu thang và cầm nó giơ ngang lan can. Tôi kêu Hạnh đừng làm nó sợ có thể sinh chứng kinh phong và chạy vội lên cứu nó. Vừa đến thì Hạnh nghiêng người ra ngoài lan can như để nghe một tiếng gì ở dưới nhà; chàng quên hẳn đứa bé trên tay. Nghe tiếng người đi về phía chân cầu thang, Hạnh hỏi: “Ai đó?” Nhận ra tiếng chân Hy tôi cũng nghiêng người, định làm hiệu bảo Hy đừng tiến nữa. Khi tôi rời mắt khỏi Hạ thì đứa bé quậy người một cách đột ngột, rời khỏi hai cánh tay lỏng lẻo của Hạnh và rớt xuống...

    Chúng tôi vừa thoáng rùng mình khiếp sợ thì đã thấy ngay đứa bé khốn nạn được vô sự. Hy đi qua ở phía dưới ngay lúc đứa bé rơi; bất giác chàng giơ tay đón lấy đứa bé, đặt nó đứng xuống đất rồi ngửng nhìn xem ai là thủ phạm. Một người hà tiện bán cái vé số của mình năm đồng hôm sau thấy cái vé ấy trúng năm triệu cũng không ngơ ngác như Hy nhìn thấy Hạnh ở trên.

    Không lời nào có thể diễn tả bằng nét mặt chàng cái đau đớn mãnh liệt đã tự mình làm hỏng cái cơ hội “báo thù” cho mình. Nếu trời tối, tôi chắc Hy cố “gỡ” bằng cách đập đầu Hạ vào bực đá cho đến chết. Nhưng cả hai chúng tôi đã nhìn thấy và tôi đã chạy ngay xuống ôm đứa bé vào lòng. Hạnh bước xuống một cách chậm rãi, hơi tỉnh rượu và ngượng ngập. Chàng nói:

    “Lỗi tại vú đấy. Vú phải giữ nó đừng cho tôi trông thấy. Vú phải giằng nó ra khỏi tay tôi. Nó có bị thương không?”

    Tôi kêu lên giận dữ:

    “Bị thương? Nếu không chết thì cũng bị ngớ ngẩn suốt đời. À, sao mẹ nó không sống mà xem bố nó đối xử với nó thế nào!”

    Hạnh định sờ vào đứa bé nhưng vừa mới đặt một ngón tay, đứa bé đã kêu ầm lên và vùng vẫy như sắp lên cơn động kinh.

    “Cậu đừng sờ vào nó. Nó ghét cậu... ai ai cũng ghét cậu... tôi nói thẳng cho cậu biết thế. Hạnh phúc chưa, cái gia đình của cậu; cậu hay lắm đấy!”

    Hạnh cười gằn:

    “Bây giờ vú đi đi, ẵm luôn thằng ôn con đi nữa. Còn thằng kia, thằng Hy kia, nghe tao. Mày đi cho khuất mắt tao, đừng bao giờ để tao nghe thấy mày nữa. Tao chưa muốn giết mày đêm nay...”

    Nói rồi, Hạnh cầm một chai rượu mạnh trên tủ rồi tự rót một cốc lớn. Chàng uống một hơi cạn, rồi ra lệnh cho chúng tôi đi khuất mắt, lại tuôn theo một tràng dài những tiếng rủa gớm ghiếc tôi không muốn nhắc lại, không muốn nhớ lại nữa.

    Khi đóng cửa rồi, Hy cũng rủa lại thì thầm và bảo:

    “Hoài của, uống như thế mà không chết đi cho.”

    Tôi vào bếp, ngồi ru bé Hạ ngủ. Hy tôi tưởng đi ra vựa lúa, mãi sau tôi mới hay chàng chỉ đi vòng ra sau cái ghế tủ, đặt mình xuống một cái ghế dài kê ở dọc tường, rất xa bếp lửa, rồi ngồi yên.

    Tôi ru bé Hạ trên đầu gối, miệng ngâm một bài hát:

    Dưới sàn lũ chuột nó nghe
    Nó rình lũ trẻ ngủ nhè thâu đêm.


    Liên từ buồng bên thò đầu ra khẽ hỏi:

    “Vú ngồi đấy một mình à?”

    “Vâng, cô ạ.”

    Nàng vào bếp, rồi lại gần lò lửa. Tôi nhìn nàng đoán nàng sắp nói chuyện gì. Vẻ mặt nàng bối rối và lo âu, hai môi hé mở như định nói; nhưng đáng lẽ là một lời nói thì chỉ có một tiếng thở dài thốt ra. Tôi lại tiếp tục hát ru.
    Liên ngắt tôi:

    “Hy đâu?”

    “Cậu ấy làm việc ở ngoài chuồng ngựa.”

    Hy không cãi lại, có lẽ chàng ngủ gật. Lại một lúc yên lặng kéo dài; tôi thấy một vài giọt nước mắt chẩy từ má Liên rỏ xuống nền đá. Tôi tự hỏi: “Có lẽ cô ấy hối hận về cử chỉ nhục nhã của mình hồi chiều.” Kể thì cũng là một sự lạ.

    Sau cùng cô ấy thốt lên:

    “Trời ơi, sao mình khổ thế này?”

    Tôi nói:

    “Phiền quá nhỉ. Cô thực khó tính, khó chiều: rất nhiều bạn như thế, rất ít lo như vậy mà vẫn chưa thỏa nguyện.”

    “Này, vú Diễn, vú có thể giữ điều bí mật này cho tôi được không?”

    Liên vừa tiếp tục nói vậy vừa quỳ xuống cạnh tôi, ngước mắt nhìn tôi mơn trớn, nhìn bằng một lối khiến ai cũng hết giận cho dẫu người ta có đủ hết các cớ để giận nàng.

    Tôi hỏi lại giọng bớt càu nhàu:

    “Cái đó có đáng để giữ kín không?”

    “Đáng chứ, vì cái đó nó làm tôi băn khoăn bứt rứt tôi cần phải thổ lộ ra. Tôi cần phải biết làm thế nào cho phải. Ngày hôm nay, Kha đã hỏi tôi có muốn lấy Kha không và tôi đã trả lời. Này vú, trước khi nói cho vú biết tôi nhận lời hay từ chối, vú hãy bảo cho tôi biết thế nào là phải.”

    “Cô Liên này, tôi làm sao biết được. Sau cái cảnh cô vừa cho cậu Kha xem một mẻ trưa nay, tôi có thể nói chắc rằng cậu Kha khôn hồn thì từ chối đi. Bây giờ cậu ấy lại đi hỏi cô, như thế thì một là ngu ngốc hết chỗ nói hai là táo bạo điên rồ.

    Liên đứng dậy có vẻ phật ý:

    “Nếu vú nói thế tôi không nói gì với vú nữa. Tôi đã nhận lời, vú Diễn ạ. Nói ngay, vú bảo tôi ngay, tôi làm thế có phải không?”

    “Cô đã nhận lời? Thế thì còn bàn làm gì? Cô đã nhận lời, cô không thể rút lời được nữa.”

    Liên nói một cách tức bực, hai tay xoa vào nhau, lông mày cau lại:

    “Nhưng vú bảo tôi làm thế có phải không...nói đi vú.”

    Tôi nói nghiêm trang:

    “Có nhiều điều phải xét đã trước khi trả lời đúng đắn câu hỏi ấy. Đầu tiên và trước hết: cô có yêu Kha không?”

    “Ai mà không yêu Kha. Cố nhiên, tôi yêu Kha.”

    Thế rồi tôi lục vấn cô những câu sau này, đối với một thiếu nữ hai mươi hai tuổi, như thế cũng không có gì quá đáng.

    “Cô Liên, tại sao cô yêu Kha?”

    “Vú hỏi lạ thực. Tôi yêu Kha... thế là đủ rồi.”

    “Không đủ, phải nói tại sao lại yêu.”

    “Thế thì... vì Kha đẹp trai và ngồi nói chuyện với Kha tôi thấy thích thú.”

    Tôi phê bình:

    “Thế thì hỏng.”

    “Vì Kha còn trẻ và vui tính.”

    “Lại càng hỏng.”

    “Vì Kha yêu tôi.”

    “Điều đó không đáng kể sau những lý do cô nêu trên.”

    “Tại vì Kha sẽ giầu có; tôi sẽ thoả chí vì được làm đệ nhất phu nhân vùng này, tôi lấy làm vinh hạnh có một người chồng như thế.”

    “Thế càng tệ hại hơn nữa. Bây giờ cô cho biết cô yêu cậu ta như thế nào.”
    “Như mọi người yêu... vú thực là ngốc, vú Diễn ạ.”

    “Tôi không ngốc đâu... Cô trả lời đi.”

    “Tôi yêu đất chàng giẫm, không khí chàng thở, bất cứ cái gì chàng nói đến, chàng chạm đến. Tôi yêu tất cả các dáng điệu chàng, tất cả các vẻ mắt chàng, tôi yêu chàng đầy đủ, hoàn toàn. Thế đấy!”

    “Nhưng tại sao yêu thế?”

    “Thôi vú, vú định chế giễu tôi rồi, vú ác lắm!”

    Liên cau mặt quay về phía lửa:

    “Đối với tôi, đấy không phải là trò đùa.”

    “Cô Liên ạ, tôi không có ý đùa đâu. Cô yêu cậu Kha vì cậu ấy đẹp trai, cậu ấy trẻ, vui tính, con nhà giầu, vì cậu ấy lại yêu cô. ‘Cậu ấy yêu cô’ điều ấy không có giá trị gì, không có điều ấy cô vẫn yêu, có điều cô ấy vẫn không yêu nếu cậu ta không có bốn thứ quyến rũ trên.”

    “Đúng, vú ạ, tôi chắc không yêu. Tôi chỉ thương hại Kha thôi, và nếu Kha xấu xí và thô kệch có lẽ tôi còn ghét nữa.”

    “Nhưng trong thiên hạ còn bao nhiêu người trai trẻ khác, đẹp giầu, đẹp hơn và có lẽ giầu hơn cậu Kha. Cái gì cấm cô yêu họ.”

    “Nhưng người đó, cho là có đi nữa, tôi không được gặp, tôi chưa gặp ai như Kha.”

    “Có thể một ngày kia cô sẽ gặp. Còn cậu Kha không phải lúc nào cũng trẻ và giầu mãi.”

    “Nhưng hiện giờ Kha như thế, mà tôi chỉ nghĩ đến hiện tại.”

    “Thế thì được, vấn đề giải quyết xong rồi. Nếu cô chỉ nghĩ đến hiện tại thì cô lấy cậu Kha đi.”

    “Tôi không cần phải xin phép vú về việc ấy... tôi sẽ lấy Kha. Nhưng rút cuộc lại, vú vẫn chưa bảo tôi là thế có phải không.”

    “Phải lắm chứ, nếu cô cho việc lấy vợ lấy chồng chỉ cần đến hiện tại là phải. Nào bây giờ thử xem tại sao cô khổ sở. Anh cô chắc sẽ vừa lòng, chắc ông bà bên nhà trai cũng không phản đối; cô rời bỏ một nơi hỗn độn không đủ tiện nghi đến ở một nơi lộng lẫy, đáng trọng; cô yêu cậu Kha, cậu Kha yêu cô. Mọi sự xem ra đều êm thấm, dễ dàng, vậy trở ngại ở đâu?”

    Liên một tay đập trán, một tay đập vào ngực trả lời:

    “Ở đây này! Lại ở đây này! Ở bất cứ nơi nào có linh hồn tôi. Trong tâm hồn tôi, tôi tin chắc là mình sai lầm.”

    “Lạ nhỉ. Tôi thực không hiểu.”

    “Đấy là sự bí mật của tôi. Nếu vú đừng chế giễu tôi sẽ giảng giải vú nghe. Tôi không thể nói cho minh bạch được, nhưng vú cũng biết đại khái lòng tôi như thế nào...”

    Liên lại ngồi xuống cạnh tôi, mặt buồn rầu và trang nghiêm hơn, hai bàn tay chắp lại hơi run run.

    “Vú Diễn, vú có mơ thấy những sự kỳ lạ bao giờ không?”

    “Có, một đôi khi.”

    “Tôi cũng vậy. Trong đời tôi có những giấc mơ không bao giờ tôi quên được và đã làm thay đổi cả ý nghĩ của tôi. Những điều tôi mơ thấy đã thấm nhuần vào người tôi và cũng như rượu chát trong nước lã đã biến đổi cả màu sắc của tâm trí tôi. Đây là một thí dụ, tôi kể vú nghe nhưng xin vú đừng cười về một điều gì trong giấc mơ.”

    “Cô Liên, đừng kể gì cả. Đời đã sầu thảm quá rồi còn đi gợi lại những ma quỷ để quấy rối chúng ta làm gì. Thôi vui đi. Cô nhìn bé Hạ mà xem, nó chẳng mơ cái gì khủng khiếp cả.”

    “Nhưng tôi cứ bắt vú nghe. Không lâu đâu, còn vui thì chiều hôm nay tôi xin chịu.”

    “Tôi không muốn nghe, tôi không muốn nghe.”

    Độ ấy tôi rất sợ những giấc mơ, đến bây giờ vẫn thế. Vả lại Liên có một vẻ khác thường khiến tôi sờ sợ đoán trong giấc mơ có điều gì như một lời tiên tri báo trước một tai nạn khủng khiếp. Liên bị mích lòng nhưng không cố nài. Nàng có vẻ muốn nói sang chuyện khác rồi một lúc sau lại bắt đầu:

    “Vú Diễn này, nếu tôi ở trên trời, trên thiên đàng tôi sẽ khổ sở lắm.”

    Tôi đáp:

    “Chỉ vì cô không đáng được lên trên đó. Những người có tội lên trời bao giờ cũng khốn khổ.”

    “Nhưng không phải vì thế. Đã một lần tôi thấy tôi ở trên Trời.”

    “Cô Liên, tôi đã bảo cô tôi không muốn nghe chuyện mê hoảng của cô. Tôi đi ngủ đây.”

    Liên cười rồi ép tôi ngồi đấy vì tôi rục rịch toan đứng lên. Nàng nói:

    “Nào có gì đâu. Tôi vừa chỉ định nói là thiên đàng không phải thật là chỗ của tôi. Tôi đã khóc đến vỡ tim nát ruột để được trở về hạ giới. Khóc đến nỗi các thiên thần phát giận qưẳng tôi xuống giữa rừng cỏ, ngay ở trên Đỉnh Gió Hú và khi tỉnh dậy tôi đã nức nở khóc lên vì vui sướng. Nói vậy tôi đã giảng nghĩa sự bí mật của lòng tôi hơn là kể giấc mơ kia ra. Tôi không phải là người lấy Kha cũng như không phải là người ở trên thiên đàng. Nếu anh Hạnh ác hại của tôi không làm cho Hy giảm nhân phẩm thì tôi không bao giờ nghĩ đến việc lấy Kha. Tôi lấy Hy bây giờ là tôi cũng tự hạ nhân phẩm theo. Như vậy không bao giờ Hy có thể biết tôi yêu Hy mà tôi yêu không phải vì Hy đẹp trai mà chỉ vì, vú Diễn ạ, chỉ vì Hy là tôi, còn là tôi hơn cả tôi nữa. Linh hồn Hy và tôi như thế nào không cần biết, chỉ biết rằng linh hồn chúng tôi giống nhau như một, còn linh hồn của Kha thì khác hẳn chúng tôi như một tia ánh trăng khác với chớp nhoáng, như nước đá khác lửa.”

    Trước khi Liên nói xong, tôi cảm thấy có Hy gần đâu đây. Một tiếng động nhẹ khiến tôi quay mặt và thấy Hy ở ghế dài đứng lên, yên lặng đi ra ngoài. Hy đã nghe đến chỗ Liên nói tự hạ nhân phẩm nếu lấy Hy và chàng không ở lại để nghe thêm một tí gì nữa. Vì Liên ngồi dưới đất bị lưng chiếc ghế tủ che khuất, nên không trông thấy Hy lúc ngồi cũng như lúc đi. Còn tôi, tôi giật mình kêu “suỵt” một cái.

    “Cái gì thế?”

    Liên hỏi rồi nhìn nhớn nhác chung quanh. Có tiếng xe bò của bác Dọi lăn bánh trên đường. Tôi đáp:

    “Bác Dọi đấy. Cậu Hy cũng về với bác; có lẽ cậu ấy đã đến cửa ngoài.

    “Nhưng vú ạ, từ cửa ngoài chắc anh ấy không nghe thấy tôi nói. Đưa tôi bế Hạ cho trong khi vú nấu nướng; khi nào xong vú cho tôi ăn với. Tôi muốn an ủi lương tâm bối rối, muốn tự nhủ cho tôi tin là Hy không có ý nghĩ gì về việc này cả. Vú nhỉ, chắc Hy chẳng nghĩ ngợi gì. Hy thì còn biết thế nào là yêu nữa.”

    “Cô Liên, tôi thấy không lý do gì cậu Hy lại không biết yêu như cô và nếu cậu ấy đã chọn cô thì đó là một người khổ sở nhất đã sinh ra trên thế gian này. Cái ngày mà cô thành bà Tôn Kha thì cậu ấy mất, mất hết, hết tình bạn, hết tình yêu. Cô đã từng nghĩ đến lúc cô và Hy phải chia tay nhau chưa, cô đã từng nghĩ đến nỗi niềm của Hy khi bị bỏ rơi chơ vơ trên đời chưa? Bởi vì, cô Liên ạ...”

    Liên bất bình kêu lên:

    “Hy, chơ vơ, bị bỏ rơi! Chia tay nhau! Thử hỏi vú, ai chia tay chúng tôi? Người ấy sẽ bị moi gan moi ruột. Tôi còn sống ngày nào, vú ạ, không một ai có thể chia rẽ chúng tôi. Tất cả nhà họ Tôn sẽ bị tiêu diệt trước khi tôi rời bỏ Hy. Tôi không muốn lấy Kha với giá đó. Trước kia Hy thế nào đối với tôi thì sau vẫn y nguyên như thế. Kha phải bỏ cái thói ghét Hy hay ít ra phải chịu đựng Hy. Kha sẽ làm thế khi biết tình thực của tôi đối với Hy. Vú Diễn, bây giờ tôi biết, vú vẫn coi tôi như một con ích kỷ khốn nạn nhưng vú thử nghĩ xem, nếu Hy và tôi lấy nhau, cả hai người phải đi ăn mày. Chứ nếu tôi lấy Kha tôi có thể giúp đỡ Hy ngóc đầu lên và kéo Hy ra khỏi móng vuốt của Hạnh.”

    “Bằng tiền của chồng cô à, cô Liên? Cô đừng tưởng chồng cô dễ uốn nắn đến thế. Tuy tôi không có quyền phê bình nhưng đối với tôi hình như lý lẽ này là cái lý lẽ kém cỏi nhất cô viện ra để lấy cậu Kha.”

    “Sao lại thế, đây là lý lẽ hay nhất. Những lý lẽ khác chỉ để thoả mãn tính riêng tây bất thường của tôi và của Kha, nhưng lý tôi vừa nói có liên quan tới một người, đối với người ấy tôi cảm thấy tất cả mọi thứ mà tôi không cảm thấy đối với Kha, đối với cả chính bản thân tôi nữa. Đó là một điều tôi không diễn ra được. Nhưng chắc vú, cũng như mọi người khác, đều có cái cảm tưởng lờ mờ rằng ngoài mình ra phải có một đời sống nữa như mình, là mình. Tôi sinh ra đời làm gì, nếu tôi, tất cả tôi, đều bị giam hãm trong cái vỏ xác ngồi trước mặt vú đây. Những đau khổ lớn lao của tôi trong đời này đều là những đau khổ của Hy mà tôi đoán thấy, tôi đã cảm thấy ngay từ lúc khởi thủy. Lẽ sống chính của tôi là Hy. Nếu cái gì cũng mất nhưng riêng Hy còn thì tôi còn. Nhưng tất cả mọi thứ còn mà riêng Hy bị tiêu diệt thì vũ trụ đối với tôi thành xa lạ và tôi có vẻ không phải là người trong vũ trụ này nữa. Tình tôi yêu Kha như vòm lá rừng; thời gian sẽ thay đổi vòm lá đó,tôi biết, cũng như mùa đông thay đổi cây cối. Tình tôi yêu Hy giống như những tảng đá bất di dịch nằm dưới đất, đó là một nguồn vui không lộ ra bao nhiêu nhưng đó là một sự cần thiết. Vú Diễn ạ. Tôi là Hy! Lúc nào, bất cứ lúc nào, Hy cũng ở trong tâm trí tôi, đó không phải là điều làm tôi thích thú gì cũng như chính tôi đâu phải lúc nào cũng là một sự thích thú cho chính tôi, nhưng chàng ở trong người tôi như chàng là chính tôi vậy. Như thế, vú đừng nói đến sự phân chia giữa hai người, điều đó không thể có được và....”

    Liên ngừng bặt và giấu mặt vào trong nếp áo tôi. Tôi ẩy mạnh nàng ra. Sự điên rồ của Liên làm tôi không tự kìm hãm được nữa.

    “Nếu tôi có thể tìm thấy một nghĩa gì trong những câu vô nghĩa của cô thì nghĩa đó chỉ làm tôi tin rằng cô không biết gì về những bổn phận của một người đi lấy chồng; hay cô chỉ là một người con gái hư hỏng, vô đạo lý. Cô đừng đem những điều bí mật khác ra quấy rầy tôi nữa: tôi không hứa giữ kín đâu.”

    Liên nói nhanh:

    “Còn bí mật vừa rồi vú giữ chứ?”

    “Không, tôi không hứa hẹn gì cả.”

    Bác Dọi bước vào bếp làm chúng tôi ngừng câu chuyện. Bác đưa mắt tìm Hy:

    “Đến bây giờ mà cái anh chàng vô tích sự vẫn chưa về! Không biết làm quái gì ngoài đó, anh chàng lười chẩy thây!”

    Tôi nói:

    “Để tôi đi gọi. Chắc ở trong vựa lúa.”

    Tôi bước ra, gọi Hy nhưng không thấy tiếng trả lời. Lúc trở vào, tôi ghé tai Liên nói thầm cho Liên biết là Hy chắc đã nghe được một phần lớn câu chuyện và Hy bỏ đi vừa đúng lúc Liên than phiền về thái độ của Hạnh đối với Hy. Liên đương ngồi, nhẩy thẳng lên hoảng hốt và chạy đi tìm Hy, chưa kịp tự hỏi tại sao mình lại cuống cuồng cả lên, tại sao lời nàng nói lại có thể làm đau lòng Hy. Liên đi vắng lâu lắm khiến bác Dọi tỏ ý không đợi được nữa. Bỗng Liên vụt chạy về ra lệnh cho bác Dọi chạy xuống đường cái cố tìm ra Hy cho dẫu Hy lang thang ở nơi nào và đem Hy về nhà ngay.

    “Tôi cần nói với Hy, tôi phải nói với Hy. Cổng vườn bỏ ngỏ, chắc anh ta ở xa quá không nghe thấy vì tôi gọi hết hơi mà không thấy trả lời.”

    Bác Dọi cầm mũ đi ra miệng làu nhàu. Trong lúc đó Liên đi đi lại lại:

    “Tôi không hiểu Hy đi đâu, không biết Hy ở chỗ nào. Tôi đã nói gì, vú Diễn? Tôi quên hết rồi. Trời ơi! Trong khi tôi nói không biết có điều gì làm anh ấy giận, vú bảo tôi đi. Tôi muốn anh ấy trở về! Tôi muốn lắm!”

    Tôi hơi lo ngại nhưng cũng đáp:

    “Mới có một tí đã ồn cả lên. Tôi chắc cậu Hy trốn đâu đây. Rồi cô xem tôi sẽ tìm ra.

    Tôi ra ngoài tìm kiếm lần nữa. Tôi thất vọng trở về, bác Dọi cũng vậy...

    ... Đêm ấy tuy về mùa hè nhưng trời cũng tối đen lắm. Trông mây như có mưa bão. Tôi bảo mọi người cứ ngồi yên trong nhà vì mưa sẽ bắt buộc Hy phải trở về nhà. Riêng Liên không chịu yên. Nàng bối rối đi đi lại lại không lúc nào nghỉ từ cửa nhà ra vườn cổng. Sau cùng nàng chọn một chỗ thường trực ở dọc đường gần đường cái. Tại đó, bất chấp sấm gầm, bất chấp lời quở trách của tôi và những giọt mưa lớn bắt đầu rơi quanh nàng, Liên vẫn đứng lỳ ở đó. Thỉnh thoảng Liên lại cất tiếng gọi, lắng tai nghe rồi lại òa lên khóc đến hết cả hơi. Thật là một cơn khóc hờn dữ dội hơn cả bé Hạ hay bất cứ một đứa bé nào.

    Nửa đêm, mưa bão đổ dồn dập dữ dội xuống Đỉnh Gió Hú, một cái cây ở góc nhà bị sét chẻ làm đôi, một cành lớn hất qua mái nhà làm vỡ một phần thân lò sưởi phía đông khiến đá vụn và bồ hóng rơi rào rào xuống bếp. Chúng tôi tưởng như sét đánh ngay giữa chúng tôi. Bác Dọi quỳ xuống cầu khẩn Chúa đại xá cho những người ngoan đạo và đánh phạt những kẻ vô đạo.

    Nhưng hai mươi phút sau, trời hết bão, chúng tôi đều vô sự chỉ trừ cô Liên, khư khư không chịu vào nhà, đứng ngoài trời không mũ không khăn quàng, nên tóc và quần áo ướt sũng nước. Sau cùng nàng trở vào, nằm trên ghế dài, quay mặt về phía lưng ghế và úp vào hai bàn tay. Sau khi van Liên ngồi dậy và thay quần áo ướt một cách vô hiệu, tôi bỏ đi ngủ với bé Hạ.

    Sáng hôm sau, tôi xuống chậm hơn mọi khi; nhờ ánh trời chiếu xuyên qua các khe cửa, tôi thấy Liên vẫn ngồi ở gần lò sưởi. Hạnh vào phòng, nét mặt còn ngái ngủ và bơ phờ.

    “Liên, làm sao thế? Trông cô ghê sợ như con mèo phải nước. Sao mà ủ rũ và xanh xao như thế này?”

    Liên trả lời ngập ngừng:

    “Tôi bị ướt, tôi bị lạnh, thế thôi.”

    Thấy Hạnh vẫn điềm nhiên, tôi kêu lên:

    “Cô ấy khó chịu lắm. Cô ấy cứ đứng dầm mưa suốt cả trận mưa đêm qua, rồi cứ thế ngồi đây suốt đêm, tôi không thể làm thế nào cho cô ấy nhúc nhích.”

    Hạnh nhìn chúng tôi ngơ ngác:

    “Suốt đêm? Cái gì khiến nó không ngủ? Chắc không phải vì sợ sấm chứ? Hết sấm sét từ mấy giờ đồng hồ rồi còn gì?”

    Cả hai chúng tôi đều không muốn để lộ việc Hy đi vắng, chừng nào mà chúng tôi còn có thể dấu được. Tôi trả lời là tôi không hiểu sao cô ấy lại dở chứng. Còn Liên thì im lặng. Buổi sáng mát lạnh. Tôi kéo chiếc cửa sổ mắt cáo, và căn phòng thoảng ngập hương thơm của khu vườn ngoài kia đưa vào. Liên cằn nhằn tôi:

    “Vú Diễn, vú có đóng ngay cửa lại không, tôi đang rét run đây này.”

    Hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, Liên co ro ngồi sát vào gần hơn đống than đã sắp tàn.

    Hạnh cầm lấy cổ tay Liên:

    “Cô ấy ốm đây mà. Có lẽ vì thế cô ấy không muốn đi ngủ. Nhưng vì cớ gì Liên lại ra mưa?”

    Bác Dọi nhân lúc chúng tôi lưỡng lự liền oang oang lên:

    “Chạy theo trai ấy chứ còn làm gì? Nửa đêm đi ngao du ở ngoài cánh đồng với ông Hy quỷ nhà trời. Nếu tôi là cậu chủ tôi tống cổ đi hết là xong. Không có ngày nào cậu chủ đi vắng là cậu Kha không lò dò đến. Còn vú Diễn nữa, gái đâu mà thế! Vú ấy rình rình, hễ cậu chủ vào cửa này thì cậu Kha chuồn ra cửa khác, tôi thấy cậu Kha lúc đến lẫn cả lúc về, vú chạy bổ vào phòng báo tin ngay khi có tiếng chân ngựa của cậu chủ lộp cộp trên đường.”

    Liên kêu lên:

    “Im đi cái thứ nghe trộm ở cửa. Đừng có nói hỗn trước mặt tôi. Anh Hạnh ạ, cậu Kha hôm qua đến bất thần chính tôi bảo cậu ấy đi vì tôi biết anh không thích gặp cậu ta lúc anh say.”

    “Thôi việc cậu Kha hãy để đấy. Đêm qua cô có đi với thằng Hy không? Bây giờ nói thực đi. Cô không việc gì phải sợ làm hại nó, tuy anh ghét nó hơn bao giờ hết, nhưng vì mới rồi nó giúp anh một việc rất lớn nên anh không nỡ nào vặn cổ nó. Muốn cho khỏi ngứa tay, anh sẽ đuổi cổ nó đi ngay sáng mai.”

    Liên bắt đầu khóc não nuột, trả lời:

    “Tôi không gặp Hy đêm qua. Nếu anh đuổi Hy đi thì em sẽ bỏ đi với anh ấy. Nhưng đã chắc đâu anh đuổi được Hy. Có lẽ Hy đã bỏ nhà đi rồi.”

    Đến đây, Liên không sao kìm hãm được nỗi buồn khổ và bật lên khóc; lời nàng nói về sau chỉ là những tiếng ú ớ.

    Hạnh chửi rủa Liên thậm tệ rồi bảo Liên đi về phòng. Tôi bắt nàng nghe lời và khi lên tới buồng, tôi không sao quên được cảnh tượng nàng lúc đó: tôi lấy làm kinh hãi. Tôi tưởng nàng lên cơn điên và tôi bảo bác Dọi đi tìm ngay bác sĩ Kiên. Liên bắt đầu mê hoảng. Ông Kiên thoạt thấy nàng đã nói nàng ốm nguy kịch, lên cơn sốt. Ông trích máu trong người nàng và dặn tôi phải cẩn thận giữ gìn đừng để nàng nhẩy xuống cầu thang hay nhẩy qua cửa sổ.
    Sau cùng Liên thắng nổi bệnh. Bà cụ Tôn đến thăm nhiều lần và khi Liên gần khỏi bà cố mời Liên về ở Hoạ Mi Trang. Chúng tôi cám ơn bà vì đuợc thoát nạn. Nhưng bà Tôn về sau mới hối hận về sự tử tế của mình: cả ông cụ Tôn lẫn bà Tôn đều cũng bị sốt và từ trần cách nhau mấy ngày.

    Liên khi trở về nhà lại còn hống hách, bẳn tính và kiêu căng hơn trước. Từ đêm mưa bão, chúng tôi không ai nghe thấy nói đến Hy nữa. Một hôm vì Liên làm tôi phát cáu tôi trót dại đổ cho nàng cái trách nhiệm vì nàng mà Hy bỏ đi: sự thực là như vậy mà nàng cũng biết rõ thế. Từ lúc đó nàng chấm dứt giao dịch với tôi. Với cả bác Dọi nữa. Ông Kiên lại bảo cần không được làm nàng phật ý, phải để nàng tự do muốn làm gì thì làm, cưỡng lại hay làm trái ý Liên tức là làm nguy đến tính mạng nàng. Liên muốn gì thì Hạnh chiều ý ngay; như thế không phải vì Hạnh yêu nàng mà chỉ vì sĩ diện. Hạnh mong Liên lấy Kha để đem lại vinh dự cho gia đình mình. Miễn là Hạnh được yên thân còn Liên có dầy xéo lên chúng tôi như những đứa nô lệ, Hạnh cũng mặc xác
    .
    Còn Kha thì như mù quáng. Ba năm sau, Kha tưởng mình là người sung sướng nhất đời khi cùng Liên vào nhà thờ làm lễ kết hôn.

    Còn tôi, tôi buộc lòng phải rời bỏ Gió Hú và đến Hoạ Mi Trang với Liên. Cậu bé Hạ mới lên năm, tôi vừa mới bắt đầu khai tâm cho cậu. Tôi rất buồn lòng phải chia tay với cậu bé. Kha trả lương tôi rất hậu, Hạnh bắt tôi phải cuốn gói đi. Bấy giờ trong nhà không có bà chủ, không cần có người ở gái nữa. Tôi ôm lấy bé Hạ và từ biệt, từ lúc đó Hạ đối với tôi như người xa lạ hẳn.

    ***
    Nói đến đây, bác Diễn tình cờ nhìn lên đồng hồ treo trên lò sưởi và ngạc nhiên thấy kim đã chỉ một giờ rưỡi. Bác không muốn ngồi nán lại một giây phút nào nữa, thực ra tôi cũng muốn để câu chuyện sẽ tiếp tục vào một khi khác.

    ***
    Chú thích:
    [1]Kenneth

    (còn tiếp)

  4. #13
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Chương 10, 11


    Thế là tôi lại bắt đầu cuộc sống ẩn dật của tôi một cách lý thú tệ! Ốm đau, trằn trọc trọn bốn tuần lễ. Trời ơi, gió thì lạnh giá, trời miền bắc thật buồn thảm, các đường lối đều nghẽn. Tệ hơn hết là câu kết án ghê sợ của bác sĩ Kiên: ông bảo tôi phải đợi đến mùa xuân mới có thể tính đến chuyện đi ra ngoài ngao du.

    Ông Hy vừa đến thăm tôi. Ông ta không phải hoàn toàn vô can về việc đau ốm của tôi và tôi cũng muốn nói thẳng cho ông ta biết. Nhưng than ôi! Sao lại nỡ làm mích lòng một người có cái hảo tâm tới thăm mình một giờ đồng hồ để nói chuyện với mình về những cái không phải là thuốc viên, thuốc nước, thuốc rộp da...

    Tôi còn yếu quá chưa đọc sách được nhưng giá được nghe một câu chuyện hay hay thì có lẽ thú vị. Ừ, sao lại không gọi bác Diễn để bác kể nốt câu chuyện bỏ giở. Tôi còn nhớ lại những đoạn chính bác ta đã kể. Phải, anh chàng Hy bỏ trốn trải qua ba năm không ai nghe nói đến chàng nữa, còn Liên thì đã lấy chồng. Bác Diễn bước vào phòng:

    “Ông Lộc ạ, còn hai mươi phút nữa mới đến giờ ông uống thuốc.”

    “Thôi, dẹp thuốc đi. Bác ngồi xuống đây. Bây giờ bác kể nốt chuyện anh chàng Hy từ lúc bác ngắt quãng. Anh chàng có phải đi sang bên Lục-địa [1] du học thành tài hay là trốn sang Mỹ được hiển hách hay là đã tìm cách làm giầu nhanh chóng hơn trong các ngả đường vắng ở đất Anh [2] .”

    Bác Diễn đáp:

    “Tôi không dám quả quyết. Tôi đã thưa với ông rằng tôi không biết anh chàng làm giầu bằng cách nào. Tôi lại cũng không rõ Hy đã dùng cách gì để vượt ra khỏi sự tối tăm ngu dại trước kia. Nhưng tôi mạn phép ông, tôi kể chuyện theo ý riêng của tôi nếu ông cho như vậy là ông giải khuây để không mệt sức. Sáng hôm nay ông có dễ chịu không?”

    “Tôi thấy dễ chịu hơn nhiều.”

    “Thế thì hay quá.”
    ***

    Tôi theo cô Liên về Họa-Mi Trang và tôi ngạc nhiên một cách vui thú thấy những điều phỏng đoán của tôi đều sai cả. Liên cư xử hơn hẳn trước, thực tôi không ngờ. Nàng hình như hơi quá yêu chồng một chút. Đối với cô Sa em chồng nàng, nàng cũng có tình thân ái lắm. Không phải là một cuộc nhường nhịn nhau: một bên cô Liên không bao giờ chịu nhún và một bên kia mọi người đều nhượng bộ. Nếu không ai chống chọi mình, thờ ơ với mình thì còn hục hặc sinh sự với ai nữa. Tôi nhận thấy Kha có cái tính sợ làm cho vợ mích lòng. Kha cố dấu điều đó, nhưng khi nào Kha thấy tôi trả lời Liên một cách sẵng giọng hoặc thấy một người đầy tớ khác nhăn mặt nhăn mày vì một lời sai bảo quá hách dịch của nàng thì Kha cau mày tỏ ý khó chịu, điều mà không ai thấy khi việc chỉ do riêng một mình Kha gây nên. Đã nhiều lần Kha cự tôi vì tôi đã hỗn với Liên; chàng bảo tôi dù bị dao đâm cũng không đau khổ bằng khi thấy vợ chàng phật ý. Để khỏi làm phiền lòng một ông chủ tốt như vậy, tôi cố đè nén tính nóng nẩy của tôi: trong nửa năm thuốc nổ cũng hiền hòa như bột cát vì không có một mồi lửa nào làm cho thuốc bùng nổ. Liên thỉnh thoảng có những cơn buồn rầu hoặc những lúc lầm lỳ. Kha để nàng yên và tỏ ý thông cảm nàng một cách kín đáo, cho đó là do bệnh đã làm giảm sút tinh thần nàng, bởi vì trước kia Liên không bao giờ bị những cơn khủng hoảng như vậy. Khi Liên hết cơn, trở lại vui vẻ thì Kha cũng vui lây. Tôi có thể nói chắc rằng họ đã có được hạnh phúc và hạnh phúc ấy ngày một sâu đậm hơn.

    Nhưng rồi hạnh phúc đó phải có ngày hết. Ông nghĩ xem, lâu rồi cũng có ngày người nào cũng chỉ nghĩ đến mình. Hạnh phúc của họ đã mất khi mà có nhiều trường hợp làm cho họ cảm thấy người nọ không chiếm cứ một chỗ quan trọng trong ý nghĩ của người kia.

    Một buổi chiều u ám về tháng chín, tôi ở ngoài vườn về nhà tay xách một giỏ táo nặng vừa hái xong. Trời chập choạng tối. Mặt trăng nhòm qua bức tường cao khiến những khoảng bóng tối không định hình như rập rình trong góc lõm những phần trồi ra của toà nhà. Tôi đặt giỏ táo trên bực cửa bếp để nghỉ ngơi một lát và hít thở không khí thơm tho. Tôi nhìn ngắm trăng, xoay lưng về phía cổng vào, bỗng nghe đằng sau có tiếng nói:

    “Vú Diễn, có phải vú đấy không?”

    Tiếng nói trầm, đá giọng ngoại quốc nhưng trong lối gọi tên tôi có một thứ gì nghe quen quen. Tôi quay người, hơi sợ hãi, để xem ai nói vì cửa ngõ thì đóng mà lúc tôi tới bực bếp không thấy có người nào. Dưới cổng có bóng ai động đậy; tôi tiến ra và nhận thấy một người dáng cao, mặc quần áo màu xẫm, tóc đen và màu da ngăm ngăm. Người ấy dựa vào thành cổng, ngón tay đặt trên then cửa, như có ý tự mình mở cửa lấy. Tôi tự hỏi: “Không biết người nào thế? Hay là ông Hạnh? Nhưng tiếng không phải là tiếng ông.”

    Trong khi tôi nhìn kỹ để nhận mặt người khách lạ thì người ấy nói:

    “Tôi đợi ở đây đã đến một giờ đồng hồ, chung quanh tôi đều lạnh ngắt như tờ. Tôi không dám vào. Vú không nhận ra tôi à? Vú thử nhìn kỹ xem, tôi đâu phải người xa lạ.”

    Một tia ánh trăng chiếu vào mặt người khách. Hai má xanh xao, bị râu mép đen che khuất nửa, lông mày rũ xuống, mắt sâu hoắm và khác thường. Tôi nhớ ra cặp mắt ấy. Tôi ngơ ngác, hai tay giơ lên trời, tự hỏi không biết có phải là người ở thế gian này không.

    “Hừ, cậu, cậu trở về đấy à? Có phải thực là cậu không? Có phải cậu không?”
    Hắn nhìn lên các cửa sổ lấp lánh ánh trăng nhưng ở trong không có ánh đèn.

    “Vâng, tôi đây. Hy đây. Có ai ở nhà không? Cô ở đâu? Vú Diễn chắc vú không ưa gì tôi trở về, nhưng có gì đâu mà vú bối rối thế? Cô ở đây không? Vú nói cho tôi hay. Tôi cần nói với cô ấy một lời...cô chủ của vú ấy mà. Vú nói giùm là có người ở Diên-Mễ-Tôn lên muốn gặp cô.”

    “À thế ra ông là... cậu Hy. Tôi không biết là mợ tôi sẽ nghĩ thế nào, định xử trí ra sao. Tôi mà còn ngạc nhiên ngơ ngác, chắc mợ Kha phải điên cuồng lên. Trông ông... trông cậu khác hẳn trước. Chắc cậu đã làm việc trong quân đội?”

    Hy ngắt lời tôi, tỏ vẻ nóng ruột:

    “Vú vào nói đi đã.”

    Hy nhắc then cổng, còn tôi thì đi vào nhà. Khi tới buồng khách nhỏ thấy cậu mợ Kha ngồi đó, tôi lưỡng lự không dám bầy tỏ việc Hy về. Sau cùng tôi kiếm cớ hỏi Kha và Liên có muốn tôi thắp các cây đèn nến không, rồi tôi mở cửa buồng khách.

    Liên và Kha ngồi cạnh cửa sổ và qua cửa sổ nom thấy thung lũng Diên Mễ Tôn với một làn sương mù bốc lên gần tới đỉnh núi. Đỉnh Gió Hú còn cao hơn làn sương trắng đó nhưng không nom thấy trại Gió Hú vì nó ở bên kia sườn núi. Thấy căn buồng và hai người ngồi đó, cũng như phong cảnh mà họ đương nhìn ngắm, có vẻ êm tĩnh quá, tôi không nỡ nào làm cái việc mà Hy dặn. Tôi sắp quay ra, nhưng không hiểu vì cớ điên rồ nào tôi trở gót và lẩm bẩm:

    “Thưa mợ, có người nào ở Diên Mễ Tôn muốn hỏi mợ.”

    “Họ muốn hỏi gì?”

    “Thưa mợ, tôi không hỏi.”

    “Thôi được. Vú khép màn treo cửa rồi pha trà đem lên. Tôi trở vào ngay.”

    Liên đi khỏi, Kha hỏi ai đó, giọng rất bình thường. Tôi đáp:

    “Một người mà chắc mợ không ngờ. Anh chàng Hy, trước kia ở nhà cậu Hạnh... cậu còn nhớ không?”

    Kha kêu lên:

    “Ai? Anh chàng ma cà bông... anh chàng thợ cầy ấy à? Sao vú không báo mợ biết?”

    “Ấy chết! Xin cậu đừng gọi như thế. Mợ chắc phiền lòng. Lúc ông ta bỏ đi, mợ tôi tưởng như chết nửa người. Bây giờ ông ta trở về, mợ chắc vui như tết.”

    Kha đi ra phía cuối phòng, đến một cái cửa sổ nhìn ra sân, rồi thò đầu ra ngoài. Tôi đoán Hy và Liên đứng ngay dưới vì Kha vội kêu lên:

    “Em Liên, em đừng đứng đấy. Em mời khách vào ngay nếu là khách thân.”

    Tôi nghe thấy tiếng then cửa rồi Liên chạy vội lên, thở hổn hển và hồi hộp quá, nên không biết nàng có vui không: nhìn nét mặt nàng người ta lại tưởng có một tai nạn vừa xẩy ra. Nàng ôm choàng lấy cổ chồng:

    “Anh Kha! Anh Kha! Anh Kha yêu quý. Hy về... Hy về kìa.”

    Rồi nàng ôm ghì lấy chồng mạnh hơn. Kha khó chịu nói:

    “Biết rồi, biết rồi. Không việc gì làm người ta nghẹt thở thế này. Đối với tôi anh chàng không quý hoá gì, việc gì phải cuống cuồng lên thế.”

    Nàng cố đè nén nỗi vui:

    “Em biết mình không ưa gì Hy. Nhưng vì em, hai người cũng nên làm lành với nhau. Em bảo anh ta vào nhé?”

    “Vào đây? Ở trong phòng khách?”

    “Thế còn ở đâu nữa?”

    Kha, vẻ bất bình, như tỏ ý cho nhà bếp thì hợp hơn. Sau một lát, Liên tiếp thêm:

    “Không, em không thể tiếp Hy ở dưới nhà bếp được. Vú Diễn, vú dọn riêng hai bàn, một bàn để cậu với cô Sa hạng quý phái ngồi, còn một bàn để Hy và tôi, hạng hạ lưu ngồi. Như vậy có được không mình? Hay là em phải bảo đốt lò sưởi ở buồng khác. Anh định thế nào thì anh cho biết. Em phải xuống ngay để tiếp khách. Em vui, vui quá thành thử không biết mọi sự có thực không?”

    Liên sắp sửa bước ra ngoài thì Kha cản vợ lại, rồi bảo tôi:

    “Mời ông ấy lên đây. Còn em, em vui thì em cứ vui, nhưng đừng có vô lý quá, đừng có để cho cả nhà thấy em đón tiếp như một người anh ruột, một tên đầy tớ đã bỏ trốn đi.”

    Tôi bước xuống và thấy Hy đứng đợi ở cửa, có vẻ yên trí là sẽ được mời vào. Chàng theo tôi không nói nửa lời rồi tôi đưa vào ra mắt ông chủ bà chủ tôi; tôi thấy cả hai người má đỏ bừng tỏ rõ họ vừa nói với nhau chuyện gì rất gay go. Nhưng nét mặt Liên sáng hẳn lên vì một cảm xúc khác, khi người bạn cũ hiện ra ở cửa. Nàng chạy đến bên Hy, cầm lấy tay chàng, giắt chàng về phía Kha, rồi nàng cầm lấy tay Kha và mặc ý Kha, ép Kha bắt tay Hy.
    Ánh lửa và ánh các ngọn nến chiếu thẳng vào mặt Hy khiến tôi càng lấy làm kinh ngạc về sự thay đổi của Hy. Bây giờ Hy là một chàng cao lớn, thân hình cân đối, nở nang như một lực sĩ; cạnh Hy, ông chủ tôi thành mảnh rẻ, có vẻ một người mới lớn lên. Lối đứng thẳng của Hy cho ta đoán Hy đã có ở qua trong quân đội. Nét mặt cương quyết khiến Hy có vẻ già dặn hơn Kha và nét mặt đầy thông minh của Hy không còn một tí dấu vết về cuộc đời đầy đọa cũ. Song dưới hai hàng lông mày hạ thấp, trong hai con mắt đầy những tia lửa, ngầm có ẩn một vẻ hung ác gần như man rợ nhưng kìm hãm được. Điệu bộ Hy có vẻ chững chạc lắm, không có một chút gì thô bạo, tuy vậy vì quá ư nghiêm trang nên thiếu bề duyên dáng. Kha cũng ngạc nhiên như tôi, có khi hơn cả tôi nữa. Kha đứng yên một phút tự hỏi không biết xưng hô cách nào với “anh thợ cầy” ấy. Hy bỏ rơi cái bàn tay mảnh rẻ của Kha rồi lạnh lùng nhìn Kha cho đến khi Kha chịu nói. Sau cùng Kha cất lời:

    “Ông ngồi chơi. Nhà tôi vì nghĩ đến những kỷ niệm đã qua nên tỏ ý muốn tôi tiếp đãi ông một cách niềm nở và cố nhiên tôi rất vui lòng làm bất cứ việc gì khiến nhà tôi vui lòng.”

    Hy đáp:

    “Tôi cũng vậy nhất là trong một việc mà tôi cũng có dự phần. Tôi sẽ sẵn lòng ở lại một hai giờ.”

    Hy ngồi xuống trước mặt Liên và Liên nhìn Hy không rời mắt; nàng như sợ nếu không nhìn Hy một lúc thì Hy sẽ biến đi mất. Hy thì không ngước mắt nhìn Liên luôn, chỉ thỉnh thoảng nhìn nhanh một cái là đủ, nhưng vẻ nhìn ấy mỗi lúc một phản chiếu rõ ràng cái sung sướng thầm kín từ ánh mắt nàng. Cả hai người đều đắm đuối trong một niềm vui chung nên không ngượng ngập gì cả. Kha thì không thế; chàng tái xanh vì khó chịu và cảm giác ấy lên đến cực điểm khi mà vợ chàng đứng lên, tiến đến gần Hy, cầm lấy hai tay Hy và cười như mê hoảng:

    “Ngày mai, em tưởng em nằm mê mất. Em không thể nào tin được rằng lại còn một lần nữa trông thấy anh, cầm lấy tay anh, nói chuyện với anh. Nhưng anh Hy, anh thật tệ ác, anh không đáng được em đón tiếp như thế này. Ba năm đi biệt, không biết sống chết thế nào và không bao giờ nghĩ đến em cả."

    Hy thì thầm đáp lại:

    “Tôi nghĩ đến Liên nhiều hơn Liên nghĩ đến tôi một chút. Mới gần đây, Liên ạ, tôi được tin Liên lấy chồng. Trong khi tôi đứng đợi ở dưới sân, tôi chỉ nghiền ngẫm có một điều: nhìn qua mặt Liên để nhận lại của Liên một cái nhìn ngạc nhiên lắm và có lẽ vui gượng gạo, rồi thì bỏ đi cho thằng Hạnh một nhát cho xong đời nó, rồi không kịp để pháp luật can thiệp tôi sẽ tự xử cho xong một đời tôi. Được Liên đón tiếp tôi như thế này, những ý tưởng đó vụt biến mất, nhưng cô cũng nên cẩn thận đừng tiếp tôi lần sau với một vẻ mặt khác. Nhưng không, từ nay Liên không đuổi tôi nữa. Liên đã thực tình lo lắng nhiều cho tôi, có phải không? Kể thì tôi cũng có nhiều lo nghĩ thật; từ cái ngày mà tôi không được nghe tiếng của Liên nữa, tôi đã phải tranh đấu vất vả với đời. Liên cần tha lỗi cho tôi vì lẽ tôi tranh đấu như vậy chỉ vì một mình Liên thôi.”

    Kha ngắt câu chuyện và cố giữ giọng bình thường vừa đủ lễ độ:

    “Nếu em không muốn nước trà nguội hết thì nên lại ngồi vào bàn. Ông Hy còn phải đi đường xa cho dẫu ông ấy ngủ ở nơi nào. Còn anh, anh khát lắm rồi.”

    Liên ngồi vào chỗ mình, trước bình trà. Cô Sa vào. Tôi xếp chỗ cho mọi người ngồi xong đi ra. Buổi trà chỉ vào quãng mười phút. Chén của Liên vẫn trống rỗng: nàng chẳng thiết ăn uống gì. Kha thì đánh đổ nước trà ra đĩa, hầu như không nuốt miếng thức ăn nào. Chiều tối hôm ấy Hy không ở rán lại quá một giờ đồng hồ. Khi Hy đi, tôi hỏi có phải chàng đi Diên Mễ Tôn không. Hy đáp:

    “Không. Tôi đi Đỉnh Gió Hú. Sáng nay tôi đến thăm ông Hạnh thì ông Hạnh mời tôi trở lại.”

    Hạnh mời y đến! Mà Hy lại đến thăm Hạnh! Sau khi Hy đi, tôi nghĩ đến câu Hy nói mà đâm lo. Tôi tự hỏi hay là Hy đã trở nên giả dối và trở về xứ, đeo một cái mặt nạ để mưu mô một chuyện gì xấu xa. Trong thâm tâm tôi có linh tính báo cho biết trước giá Hy không trở lại thì tốt hơn.

    Nửa đêm, tôi mới bắt đầu ngủ thì Liên vào phòng, ngồi ở đầu giường và kéo tóc đánh thức tôi dậy. Nàng nói như để xin lỗi tôi:

    “Tôi không sao ngủ được, vú Diễn ạ. Và tôi cần có một người ngồi cạnh tôi trong lúc tôi đang sung sướng như thế này. Cậu ấy thì càu nhàu vì thấy tôi vui vẻ về một việc không có liên can gì đến cậu. Cậu ấy không chịu mở miệng mà hễ mở miệng là chỉ để nói những câu gay gắt và vô lý. Cậu ấy bảo tôi ác và ích kỷ cứ bắt cậu ấy nói trong khi cậu đang ốm và buồn ngủ. Hừ, cứ hơi khó chịu một tí là kiếm cách ốm ngay được. Tôi nói vài câu khen Hy thế mà cậu ấy khóc, chẳng hiểu vì rức đầu hay vì ghen ghét. Tôi dậy, bỏ kệ anh chàng đấy.”

    Tôi đáp:

    “Mợ khen Hy làm gì. Lúc bé, hai người oán ghét nhau, và nếu mợ khen cậu ấy chắc Hy cũng khó chịu như thế. Lòng người ta, ai chả thế. Đừng nói gì về Hy với cậu ấy nếu mợ không muốn hai người sinh sự ra mặt với nhau.”

    “Nhưng làm thế tỏ ra mình yếu đuối quá? Tôi, tôi có ghen ghét ai đâu; tôi không bao giờ phiền lòng vì tóc cô Sa vàng óng ánh, nước da cô trắng, vẻ người cô trang nhã, ai ai ở đây cũng thích cô ấy hơn tôi. Cả vú nữa, mỗi lần cô ấy và tôi cãi nhau, vú cũng về hùa với cô ấy; tôi nhún nhường ngay, tôi gọi cô ta là em nhỏ và phỉnh nịnh cho cô ấy vui trở lại. Tôi với Sa ăn ở với nhau thân mật chắc nhà tôi cũng thích mà nhà tôi thích thì tôi cũng vui. Khốn nhưng hai anh em ấy giống nhau lắm: lúc bé được nuông quá thành ra tưởng đời phải chiều mình. Mặc dầu tôi rất dễ tha thứ nhưng cũng phải phạt họ cho họ mở mắt ra.”

    “Mợ Kha ạ, mợ lầm. Chính họ rộng lượng đối với mợ. Khi mà họ chỉ chú ý đến việc chiều mợ thì mợ khó tính đến đâu họ cũng bỏ qua được. Nhưng mà sợ về sau xẩy ra chuyện gì mà cả hai bên đều phải gánh chiụ hậu quả thì lúc đó những người mà mợ vẫn coi là hiền lành quá, những người ấy có thể trở nên bướng bỉnh như mợ.”

    Liên vội đáp lại:

    “Thế là hai bên choảng nhau đến chết, có phải không vú Diễn? Tôi bảo vú nghe, không thể thế được, tôi tin là Kha yêu tôi lắm, giá dụ tôi định tâm giết Kha tôi dám chắc Kha cũng không có ý muốn báo thù tôi.”

    Tôi khuyên Liên nên trọng Kha hơn vì Kha quý trọng nàng như vậy. Liên đáp:

    “Chính tôi định như thế. Nhưng không phải cứ hễ xẩy ra chuyện cỏn con là khóc làm nũng. Đáng lẽ Kha phải thay tôi bảo Hy bây giờ đáng được mọi người trọng vọng và người cao sang nhất vùng này được làm bạn với Hy phải cho đó là một vinh dự, đáng lẽ phải vì tôi mà vui lây thì Kha lại òa lên khóc như vậy. Kha cần phải quên chuyện cũ mà chính ra Kha phải mang ơn Hy: nếu chịu xét đến những điều khiến Hy phải oán Kha thì Hy cư xử như vậy là biết điều lắm.”
    (còn tiếp)

  5. #14
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Chương 10, 11


    Thế là tôi lại bắt đầu cuộc sống ẩn dật của tôi một cách lý thú tệ! Ốm đau, trằn trọc trọn bốn tuần lễ. Trời ơi, gió thì lạnh giá, trời miền bắc thật buồn thảm, các đường lối đều nghẽn. Tệ hơn hết là câu kết án ghê sợ của bác sĩ Kiên: ông bảo tôi phải đợi đến mùa xuân mới có thể tính đến chuyện đi ra ngoài ngao du.

    Ông Hy vừa đến thăm tôi. Ông ta không phải hoàn toàn vô can về việc đau ốm của tôi và tôi cũng muốn nói thẳng cho ông ta biết. Nhưng than ôi! Sao lại nỡ làm mích lòng một người có cái hảo tâm tới thăm mình một giờ đồng hồ để nói chuyện với mình về những cái không phải là thuốc viên, thuốc nước, thuốc rộp da...

    Tôi còn yếu quá chưa đọc sách được nhưng giá được nghe một câu chuyện hay hay thì có lẽ thú vị. Ừ, sao lại không gọi bác Diễn để bác kể nốt câu chuyện bỏ giở. Tôi còn nhớ lại những đoạn chính bác ta đã kể. Phải, anh chàng Hy bỏ trốn trải qua ba năm không ai nghe nói đến chàng nữa, còn Liên thì đã lấy chồng. Bác Diễn bước vào phòng:

    “Ông Lộc ạ, còn hai mươi phút nữa mới đến giờ ông uống thuốc.”

    “Thôi, dẹp thuốc đi. Bác ngồi xuống đây. Bây giờ bác kể nốt chuyện anh chàng Hy từ lúc bác ngắt quãng. Anh chàng có phải đi sang bên Lục-địa [1] du học thành tài hay là trốn sang Mỹ được hiển hách hay là đã tìm cách làm giầu nhanh chóng hơn trong các ngả đường vắng ở đất Anh [2] .”

    Bác Diễn đáp:

    “Tôi không dám quả quyết. Tôi đã thưa với ông rằng tôi không biết anh chàng làm giầu bằng cách nào. Tôi lại cũng không rõ Hy đã dùng cách gì để vượt ra khỏi sự tối tăm ngu dại trước kia. Nhưng tôi mạn phép ông, tôi kể chuyện theo ý riêng của tôi nếu ông cho như vậy là ông giải khuây để không mệt sức. Sáng hôm nay ông có dễ chịu không?”

    “Tôi thấy dễ chịu hơn nhiều.”

    “Thế thì hay quá.”
    ***

    Tôi theo cô Liên về Họa-Mi Trang và tôi ngạc nhiên một cách vui thú thấy những điều phỏng đoán của tôi đều sai cả. Liên cư xử hơn hẳn trước, thực tôi không ngờ. Nàng hình như hơi quá yêu chồng một chút. Đối với cô Sa em chồng nàng, nàng cũng có tình thân ái lắm. Không phải là một cuộc nhường nhịn nhau: một bên cô Liên không bao giờ chịu nhún và một bên kia mọi người đều nhượng bộ. Nếu không ai chống chọi mình, thờ ơ với mình thì còn hục hặc sinh sự với ai nữa. Tôi nhận thấy Kha có cái tính sợ làm cho vợ mích lòng. Kha cố dấu điều đó, nhưng khi nào Kha thấy tôi trả lời Liên một cách sẵng giọng hoặc thấy một người đầy tớ khác nhăn mặt nhăn mày vì một lời sai bảo quá hách dịch của nàng thì Kha cau mày tỏ ý khó chịu, điều mà không ai thấy khi việc chỉ do riêng một mình Kha gây nên. Đã nhiều lần Kha cự tôi vì tôi đã hỗn với Liên; chàng bảo tôi dù bị dao đâm cũng không đau khổ bằng khi thấy vợ chàng phật ý. Để khỏi làm phiền lòng một ông chủ tốt như vậy, tôi cố đè nén tính nóng nẩy của tôi: trong nửa năm thuốc nổ cũng hiền hòa như bột cát vì không có một mồi lửa nào làm cho thuốc bùng nổ. Liên thỉnh thoảng có những cơn buồn rầu hoặc những lúc lầm lỳ. Kha để nàng yên và tỏ ý thông cảm nàng một cách kín đáo, cho đó là do bệnh đã làm giảm sút tinh thần nàng, bởi vì trước kia Liên không bao giờ bị những cơn khủng hoảng như vậy. Khi Liên hết cơn, trở lại vui vẻ thì Kha cũng vui lây. Tôi có thể nói chắc rằng họ đã có được hạnh phúc và hạnh phúc ấy ngày một sâu đậm hơn.

    Nhưng rồi hạnh phúc đó phải có ngày hết. Ông nghĩ xem, lâu rồi cũng có ngày người nào cũng chỉ nghĩ đến mình. Hạnh phúc của họ đã mất khi mà có nhiều trường hợp làm cho họ cảm thấy người nọ không chiếm cứ một chỗ quan trọng trong ý nghĩ của người kia.

    Một buổi chiều u ám về tháng chín, tôi ở ngoài vườn về nhà tay xách một giỏ táo nặng vừa hái xong. Trời chập choạng tối. Mặt trăng nhòm qua bức tường cao khiến những khoảng bóng tối không định hình như rập rình trong góc lõm những phần trồi ra của toà nhà. Tôi đặt giỏ táo trên bực cửa bếp để nghỉ ngơi một lát và hít thở không khí thơm tho. Tôi nhìn ngắm trăng, xoay lưng về phía cổng vào, bỗng nghe đằng sau có tiếng nói:

    “Vú Diễn, có phải vú đấy không?”

    Tiếng nói trầm, đá giọng ngoại quốc nhưng trong lối gọi tên tôi có một thứ gì nghe quen quen. Tôi quay người, hơi sợ hãi, để xem ai nói vì cửa ngõ thì đóng mà lúc tôi tới bực bếp không thấy có người nào. Dưới cổng có bóng ai động đậy; tôi tiến ra và nhận thấy một người dáng cao, mặc quần áo màu xẫm, tóc đen và màu da ngăm ngăm. Người ấy dựa vào thành cổng, ngón tay đặt trên then cửa, như có ý tự mình mở cửa lấy. Tôi tự hỏi: “Không biết người nào thế? Hay là ông Hạnh? Nhưng tiếng không phải là tiếng ông.”

    Trong khi tôi nhìn kỹ để nhận mặt người khách lạ thì người ấy nói:

    “Tôi đợi ở đây đã đến một giờ đồng hồ, chung quanh tôi đều lạnh ngắt như tờ. Tôi không dám vào. Vú không nhận ra tôi à? Vú thử nhìn kỹ xem, tôi đâu phải người xa lạ.”

    Một tia ánh trăng chiếu vào mặt người khách. Hai má xanh xao, bị râu mép đen che khuất nửa, lông mày rũ xuống, mắt sâu hoắm và khác thường. Tôi nhớ ra cặp mắt ấy. Tôi ngơ ngác, hai tay giơ lên trời, tự hỏi không biết có phải là người ở thế gian này không.

    “Hừ, cậu, cậu trở về đấy à? Có phải thực là cậu không? Có phải cậu không?”
    Hắn nhìn lên các cửa sổ lấp lánh ánh trăng nhưng ở trong không có ánh đèn.

    “Vâng, tôi đây. Hy đây. Có ai ở nhà không? Cô ở đâu? Vú Diễn chắc vú không ưa gì tôi trở về, nhưng có gì đâu mà vú bối rối thế? Cô ở đây không? Vú nói cho tôi hay. Tôi cần nói với cô ấy một lời...cô chủ của vú ấy mà. Vú nói giùm là có người ở Diên-Mễ-Tôn lên muốn gặp cô.”

    “À thế ra ông là... cậu Hy. Tôi không biết là mợ tôi sẽ nghĩ thế nào, định xử trí ra sao. Tôi mà còn ngạc nhiên ngơ ngác, chắc mợ Kha phải điên cuồng lên. Trông ông... trông cậu khác hẳn trước. Chắc cậu đã làm việc trong quân đội?”

    Hy ngắt lời tôi, tỏ vẻ nóng ruột:

    “Vú vào nói đi đã.”

    Hy nhắc then cổng, còn tôi thì đi vào nhà. Khi tới buồng khách nhỏ thấy cậu mợ Kha ngồi đó, tôi lưỡng lự không dám bầy tỏ việc Hy về. Sau cùng tôi kiếm cớ hỏi Kha và Liên có muốn tôi thắp các cây đèn nến không, rồi tôi mở cửa buồng khách.

    Liên và Kha ngồi cạnh cửa sổ và qua cửa sổ nom thấy thung lũng Diên Mễ Tôn với một làn sương mù bốc lên gần tới đỉnh núi. Đỉnh Gió Hú còn cao hơn làn sương trắng đó nhưng không nom thấy trại Gió Hú vì nó ở bên kia sườn núi. Thấy căn buồng và hai người ngồi đó, cũng như phong cảnh mà họ đương nhìn ngắm, có vẻ êm tĩnh quá, tôi không nỡ nào làm cái việc mà Hy dặn. Tôi sắp quay ra, nhưng không hiểu vì cớ điên rồ nào tôi trở gót và lẩm bẩm:

    “Thưa mợ, có người nào ở Diên Mễ Tôn muốn hỏi mợ.”

    “Họ muốn hỏi gì?”

    “Thưa mợ, tôi không hỏi.”

    “Thôi được. Vú khép màn treo cửa rồi pha trà đem lên. Tôi trở vào ngay.”

    Liên đi khỏi, Kha hỏi ai đó, giọng rất bình thường. Tôi đáp:

    “Một người mà chắc mợ không ngờ. Anh chàng Hy, trước kia ở nhà cậu Hạnh... cậu còn nhớ không?”

    Kha kêu lên:

    “Ai? Anh chàng ma cà bông... anh chàng thợ cầy ấy à? Sao vú không báo mợ biết?”

    “Ấy chết! Xin cậu đừng gọi như thế. Mợ chắc phiền lòng. Lúc ông ta bỏ đi, mợ tôi tưởng như chết nửa người. Bây giờ ông ta trở về, mợ chắc vui như tết.”

    Kha đi ra phía cuối phòng, đến một cái cửa sổ nhìn ra sân, rồi thò đầu ra ngoài. Tôi đoán Hy và Liên đứng ngay dưới vì Kha vội kêu lên:

    “Em Liên, em đừng đứng đấy. Em mời khách vào ngay nếu là khách thân.”

    Tôi nghe thấy tiếng then cửa rồi Liên chạy vội lên, thở hổn hển và hồi hộp quá, nên không biết nàng có vui không: nhìn nét mặt nàng người ta lại tưởng có một tai nạn vừa xẩy ra. Nàng ôm choàng lấy cổ chồng:

    “Anh Kha! Anh Kha! Anh Kha yêu quý. Hy về... Hy về kìa.”

    Rồi nàng ôm ghì lấy chồng mạnh hơn. Kha khó chịu nói:

    “Biết rồi, biết rồi. Không việc gì làm người ta nghẹt thở thế này. Đối với tôi anh chàng không quý hoá gì, việc gì phải cuống cuồng lên thế.”

    Nàng cố đè nén nỗi vui:

    “Em biết mình không ưa gì Hy. Nhưng vì em, hai người cũng nên làm lành với nhau. Em bảo anh ta vào nhé?”

    “Vào đây? Ở trong phòng khách?”

    “Thế còn ở đâu nữa?”

    Kha, vẻ bất bình, như tỏ ý cho nhà bếp thì hợp hơn. Sau một lát, Liên tiếp thêm:

    “Không, em không thể tiếp Hy ở dưới nhà bếp được. Vú Diễn, vú dọn riêng hai bàn, một bàn để cậu với cô Sa hạng quý phái ngồi, còn một bàn để Hy và tôi, hạng hạ lưu ngồi. Như vậy có được không mình? Hay là em phải bảo đốt lò sưởi ở buồng khác. Anh định thế nào thì anh cho biết. Em phải xuống ngay để tiếp khách. Em vui, vui quá thành thử không biết mọi sự có thực không?”

    Liên sắp sửa bước ra ngoài thì Kha cản vợ lại, rồi bảo tôi:

    “Mời ông ấy lên đây. Còn em, em vui thì em cứ vui, nhưng đừng có vô lý quá, đừng có để cho cả nhà thấy em đón tiếp như một người anh ruột, một tên đầy tớ đã bỏ trốn đi.”

    Tôi bước xuống và thấy Hy đứng đợi ở cửa, có vẻ yên trí là sẽ được mời vào. Chàng theo tôi không nói nửa lời rồi tôi đưa vào ra mắt ông chủ bà chủ tôi; tôi thấy cả hai người má đỏ bừng tỏ rõ họ vừa nói với nhau chuyện gì rất gay go. Nhưng nét mặt Liên sáng hẳn lên vì một cảm xúc khác, khi người bạn cũ hiện ra ở cửa. Nàng chạy đến bên Hy, cầm lấy tay chàng, giắt chàng về phía Kha, rồi nàng cầm lấy tay Kha và mặc ý Kha, ép Kha bắt tay Hy.
    Ánh lửa và ánh các ngọn nến chiếu thẳng vào mặt Hy khiến tôi càng lấy làm kinh ngạc về sự thay đổi của Hy. Bây giờ Hy là một chàng cao lớn, thân hình cân đối, nở nang như một lực sĩ; cạnh Hy, ông chủ tôi thành mảnh rẻ, có vẻ một người mới lớn lên. Lối đứng thẳng của Hy cho ta đoán Hy đã có ở qua trong quân đội. Nét mặt cương quyết khiến Hy có vẻ già dặn hơn Kha và nét mặt đầy thông minh của Hy không còn một tí dấu vết về cuộc đời đầy đọa cũ. Song dưới hai hàng lông mày hạ thấp, trong hai con mắt đầy những tia lửa, ngầm có ẩn một vẻ hung ác gần như man rợ nhưng kìm hãm được. Điệu bộ Hy có vẻ chững chạc lắm, không có một chút gì thô bạo, tuy vậy vì quá ư nghiêm trang nên thiếu bề duyên dáng. Kha cũng ngạc nhiên như tôi, có khi hơn cả tôi nữa. Kha đứng yên một phút tự hỏi không biết xưng hô cách nào với “anh thợ cầy” ấy. Hy bỏ rơi cái bàn tay mảnh rẻ của Kha rồi lạnh lùng nhìn Kha cho đến khi Kha chịu nói. Sau cùng Kha cất lời:

    “Ông ngồi chơi. Nhà tôi vì nghĩ đến những kỷ niệm đã qua nên tỏ ý muốn tôi tiếp đãi ông một cách niềm nở và cố nhiên tôi rất vui lòng làm bất cứ việc gì khiến nhà tôi vui lòng.”

    Hy đáp:

    “Tôi cũng vậy nhất là trong một việc mà tôi cũng có dự phần. Tôi sẽ sẵn lòng ở lại một hai giờ.”

    Hy ngồi xuống trước mặt Liên và Liên nhìn Hy không rời mắt; nàng như sợ nếu không nhìn Hy một lúc thì Hy sẽ biến đi mất. Hy thì không ngước mắt nhìn Liên luôn, chỉ thỉnh thoảng nhìn nhanh một cái là đủ, nhưng vẻ nhìn ấy mỗi lúc một phản chiếu rõ ràng cái sung sướng thầm kín từ ánh mắt nàng. Cả hai người đều đắm đuối trong một niềm vui chung nên không ngượng ngập gì cả. Kha thì không thế; chàng tái xanh vì khó chịu và cảm giác ấy lên đến cực điểm khi mà vợ chàng đứng lên, tiến đến gần Hy, cầm lấy hai tay Hy và cười như mê hoảng:

    “Ngày mai, em tưởng em nằm mê mất. Em không thể nào tin được rằng lại còn một lần nữa trông thấy anh, cầm lấy tay anh, nói chuyện với anh. Nhưng anh Hy, anh thật tệ ác, anh không đáng được em đón tiếp như thế này. Ba năm đi biệt, không biết sống chết thế nào và không bao giờ nghĩ đến em cả."

    Hy thì thầm đáp lại:

    “Tôi nghĩ đến Liên nhiều hơn Liên nghĩ đến tôi một chút. Mới gần đây, Liên ạ, tôi được tin Liên lấy chồng. Trong khi tôi đứng đợi ở dưới sân, tôi chỉ nghiền ngẫm có một điều: nhìn qua mặt Liên để nhận lại của Liên một cái nhìn ngạc nhiên lắm và có lẽ vui gượng gạo, rồi thì bỏ đi cho thằng Hạnh một nhát cho xong đời nó, rồi không kịp để pháp luật can thiệp tôi sẽ tự xử cho xong một đời tôi. Được Liên đón tiếp tôi như thế này, những ý tưởng đó vụt biến mất, nhưng cô cũng nên cẩn thận đừng tiếp tôi lần sau với một vẻ mặt khác. Nhưng không, từ nay Liên không đuổi tôi nữa. Liên đã thực tình lo lắng nhiều cho tôi, có phải không? Kể thì tôi cũng có nhiều lo nghĩ thật; từ cái ngày mà tôi không được nghe tiếng của Liên nữa, tôi đã phải tranh đấu vất vả với đời. Liên cần tha lỗi cho tôi vì lẽ tôi tranh đấu như vậy chỉ vì một mình Liên thôi.”

    Kha ngắt câu chuyện và cố giữ giọng bình thường vừa đủ lễ độ:

    “Nếu em không muốn nước trà nguội hết thì nên lại ngồi vào bàn. Ông Hy còn phải đi đường xa cho dẫu ông ấy ngủ ở nơi nào. Còn anh, anh khát lắm rồi.”

    Liên ngồi vào chỗ mình, trước bình trà. Cô Sa vào. Tôi xếp chỗ cho mọi người ngồi xong đi ra. Buổi trà chỉ vào quãng mười phút. Chén của Liên vẫn trống rỗng: nàng chẳng thiết ăn uống gì. Kha thì đánh đổ nước trà ra đĩa, hầu như không nuốt miếng thức ăn nào. Chiều tối hôm ấy Hy không ở rán lại quá một giờ đồng hồ. Khi Hy đi, tôi hỏi có phải chàng đi Diên Mễ Tôn không. Hy đáp:

    “Không. Tôi đi Đỉnh Gió Hú. Sáng nay tôi đến thăm ông Hạnh thì ông Hạnh mời tôi trở lại.”

    Hạnh mời y đến! Mà Hy lại đến thăm Hạnh! Sau khi Hy đi, tôi nghĩ đến câu Hy nói mà đâm lo. Tôi tự hỏi hay là Hy đã trở nên giả dối và trở về xứ, đeo một cái mặt nạ để mưu mô một chuyện gì xấu xa. Trong thâm tâm tôi có linh tính báo cho biết trước giá Hy không trở lại thì tốt hơn.

    Nửa đêm, tôi mới bắt đầu ngủ thì Liên vào phòng, ngồi ở đầu giường và kéo tóc đánh thức tôi dậy. Nàng nói như để xin lỗi tôi:

    “Tôi không sao ngủ được, vú Diễn ạ. Và tôi cần có một người ngồi cạnh tôi trong lúc tôi đang sung sướng như thế này. Cậu ấy thì càu nhàu vì thấy tôi vui vẻ về một việc không có liên can gì đến cậu. Cậu ấy không chịu mở miệng mà hễ mở miệng là chỉ để nói những câu gay gắt và vô lý. Cậu ấy bảo tôi ác và ích kỷ cứ bắt cậu ấy nói trong khi cậu đang ốm và buồn ngủ. Hừ, cứ hơi khó chịu một tí là kiếm cách ốm ngay được. Tôi nói vài câu khen Hy thế mà cậu ấy khóc, chẳng hiểu vì rức đầu hay vì ghen ghét. Tôi dậy, bỏ kệ anh chàng đấy.”

    Tôi đáp:

    “Mợ khen Hy làm gì. Lúc bé, hai người oán ghét nhau, và nếu mợ khen cậu ấy chắc Hy cũng khó chịu như thế. Lòng người ta, ai chả thế. Đừng nói gì về Hy với cậu ấy nếu mợ không muốn hai người sinh sự ra mặt với nhau.”

    “Nhưng làm thế tỏ ra mình yếu đuối quá? Tôi, tôi có ghen ghét ai đâu; tôi không bao giờ phiền lòng vì tóc cô Sa vàng óng ánh, nước da cô trắng, vẻ người cô trang nhã, ai ai ở đây cũng thích cô ấy hơn tôi. Cả vú nữa, mỗi lần cô ấy và tôi cãi nhau, vú cũng về hùa với cô ấy; tôi nhún nhường ngay, tôi gọi cô ta là em nhỏ và phỉnh nịnh cho cô ấy vui trở lại. Tôi với Sa ăn ở với nhau thân mật chắc nhà tôi cũng thích mà nhà tôi thích thì tôi cũng vui. Khốn nhưng hai anh em ấy giống nhau lắm: lúc bé được nuông quá thành ra tưởng đời phải chiều mình. Mặc dầu tôi rất dễ tha thứ nhưng cũng phải phạt họ cho họ mở mắt ra.”

    “Mợ Kha ạ, mợ lầm. Chính họ rộng lượng đối với mợ. Khi mà họ chỉ chú ý đến việc chiều mợ thì mợ khó tính đến đâu họ cũng bỏ qua được. Nhưng mà sợ về sau xẩy ra chuyện gì mà cả hai bên đều phải gánh chiụ hậu quả thì lúc đó những người mà mợ vẫn coi là hiền lành quá, những người ấy có thể trở nên bướng bỉnh như mợ.”

    Liên vội đáp lại:

    “Thế là hai bên choảng nhau đến chết, có phải không vú Diễn? Tôi bảo vú nghe, không thể thế được, tôi tin là Kha yêu tôi lắm, giá dụ tôi định tâm giết Kha tôi dám chắc Kha cũng không có ý muốn báo thù tôi.”

    Tôi khuyên Liên nên trọng Kha hơn vì Kha quý trọng nàng như vậy. Liên đáp:

    “Chính tôi định như thế. Nhưng không phải cứ hễ xẩy ra chuyện cỏn con là khóc làm nũng. Đáng lẽ Kha phải thay tôi bảo Hy bây giờ đáng được mọi người trọng vọng và người cao sang nhất vùng này được làm bạn với Hy phải cho đó là một vinh dự, đáng lẽ phải vì tôi mà vui lây thì Kha lại òa lên khóc như vậy. Kha cần phải quên chuyện cũ mà chính ra Kha phải mang ơn Hy: nếu chịu xét đến những điều khiến Hy phải oán Kha thì Hy cư xử như vậy là biết điều lắm.”
    (còn tiếp)

  6. #15
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Tôi hỏi:

    “Thế còn việc Hy đến thăm Đỉnh Gió-Hú thì mợ nghĩ sao? Chắc Hy đã tu sửa về mọi mặt. Bây giờ Hy trở thành ngoan đạo; Hy đã niềm nở bắt tay hết tất cả kẻ thù của mình.”

    “Tôi cũng lấy làm lạ về chỗ ấy, nhưng Hy đã giảng nghĩa. Anh ấy nói đến Gió Hú vì tưởng vú còn ở đó và nhờ vú mà biết được tin tức của tôi. Bác Dọi báo cho anh Hạnh biết. Anh ấy ra hỏi Hy đã làm những gì, sống ra làm sao rồi sau cùng mời vào nhà. Trong nhà có nhiều người đang chơi bài. Hy cũng vào đánh. Anh Hạnh thua ít nhiều và thấy Hy có nhiều tiền mời Hy tối hôm sau lại đến. Hy nhận lời. Anh Hạnh thì vô tư quá không nghĩ đến chuyện chọn bạn chơi, cũng chẳng cần nghĩ đến những lý lẽ phải đề phòng một người mà anh ấy đã làm nhục một cách bất nhẫn. Hy thì quả quyết với tôi rằng sở dĩ giao dịch với kẻ đã làm nhục mình chỉ cốt được ở gần Hoạ Mi Trang, là do sự quyến luyến căn nhà mà chúng tôi đã chung sống. Hy lại còn hy vọng là ở Đỉnh Gió Hú thì tôi sẽ có nhiều dịp đến thăm Hy hơn là nếu Hy ở Diên Mễ Tôn. Hy còn có ý tỏ ra rất hào phóng để được phép ở ngay trại Gió Hú. Anh tôi vẫn ham tiền, nhưng tay này nhận tiền thì tay kia lại phung phí ngay.”

    “Nhưng Đỉnh Gió Hú thật là một chỗ ở khá kỳ khôi đối với một người còn trẻ tuổi. Mợ không sợ những ảnh hưởng về sau à, mợ Kha?”

    “Tôi không sợ gì cho Hy. Nghị lực của Hy sẽ thắng hết mọi nguy hiểm. Có sợ là sợ cho Hạnh. Nhưng về mặt tinh thần thì anh tôi sa xuống bậc ấy là bậc cùng rồi, còn về sức khỏe thì đã có tôi trông nom, săn sóc. Việc xẩy ra hôm nay đã làm tôi tin ở Trời, tin ở người. Trước kia tôi đã oán giận Trời, muốn chống lại cả Trời. Vú Diễn ạ, tôi đã chịu một lỗi đau khổ thật chua xót. Nếu Kha biết là tôi đã đau khổ đến nhường nào, chắc Kha sẽ hối hận về sự tức tối của mình đã khuấy rối sự nhẹ nhõm, thoát khỏi đau khổ của lòng tôi khi Hy về. Dẫu sao việc đã qua rồi, tôi không muốn thù oán Kha nữa. Bây giờ nếu một kẻ khốn nạn nhất đời có tát tôi một cái tôi không những giơ má bên kia cho họ tát thêm mà lại còn xin lỗi đã khiêu khích họ. Để tỏ rõ lòng tôi như vậy, ngay bây giờ tôi sẽ làm lành với Kha. Thôi vú đi ngủ nhé. Tôi bây giờ ngoan lắm.”

    Liên bỏ đi với một tin tưởng lạc quan như vậy. Sự thành công của quyết định ấy rất rõ rệt ngay từ sáng hôm sau. Chẳng những Kha hết mặt ủ mày chau mà chàng lại còn không phản đối việc Liên rủ Sa đi chơi Đỉnh Gió Hú ngay chiều hôm ấy. Chồng Liên trở nên dễ thương, dịu dàng, đầy thân ái, khiến cả nhà biến thành thiên đường trong mấy ngày, chủ và người ở đều chung hưởng thứ ánh nắng không mấy khi rợp ấy.

    Hy - từ giờ tôi phải gọi là ông Hy mới đúng - lúc đầu cũng dè dặt trong việc đến thăm Họa Mi Trang. Chàng có vẻ dò xem Kha chịu đựng chàng đến mức độ nào. Liên cũng vậy, nàng thấy cần phải giữ gìn không tỏ lộ vẻ vui sướng khi tiếp Hy. Sự lo lắng của Kha cũng giảm bớt và những việc khác xẩy ra làm cho sự lo lắng của Kha hướng về nẻo khác trong ít lâu.

    Sự lo lắng mới và bất ngờ dồn dập đến với Kha: cô Sa đột nhiên đâm ra yêu Hy và yêu mãnh liệt. Hồi ấy Sa là một cô gái dễ thương mới mười tám tuổi. Kha yêu em gái lắm nên lấy làm hốt hoảng về sự yêu thích quái đản đó. Ngoài sự tự hạ mình thông gia với một người vô danh như Hy, ngoài sự lo gia tài có thể lọt vào tay một kẻ như Hy, Kha cũng khôn ngoan để hiểu tâm địa Hy, biết Hy bề ngoài tuy thay đổi, nhưng bề trong không thay đổi gì vì bản tính anh ta không thay đổi được. Kha sợ cái bản tính của Hy và như có linh cảm báo trước, Kha chùn lại trước ý tưởng gả Sa cho Hy (Kha sẽ còn ghê hãi đến đâu về tình yêu của em gái mình nếu chàng biết là Sa yêu Hy, không phải vì Hy tán tỉnh mà người Sa yêu lại chẳng yêu Sa một tí gì). Vì không biết thế nên khi thấy Sa yêu Hy, Kha cho Hy là người có mưu mô định trước, và đổ tội ngay cho chàng này.

    Từ ít lâu nay, chúng tôi đều nhận thấy Sa băn khoăn và hay thở dài. Nàng trở nên bẳn tính. Chúng tôi cũng không trách gì Sa vì nàng không được khỏe: nàng yếu đi trông thấy. Một hôm Sa tỏ ra đặc biệt khó tính: nàng chê không ăn sáng, bảo đầy tớ không ai chịu nghe nàng, bảo Liên không cho nàng làm gì trong nhà, Kha thì không ngó ngàng gì đến nàng, nàng bị cảm vì không ai đóng cửa ngõ... Liên nói giọng quả quyết bắt Sa đi nằm và sau khi cự em chồng kịch liệt, nàng dọa cho người đi mời đốc-tờ. Nghe nói đến bác sĩ, Sa kêu lên ngay rằng sức khỏe nàng tốt lắm, chỉ vì sự nghiệt ngã của Liên làm nàng đau khổ. Liên lấy làm kinh ngạc về sự vu khống đó, cũng kêu lên:

    “Vì cớ gì cô lại bảo tôi khắc nghiệt với cô. Cô nghĩ quẩn rồi. Tôi khắc nghiệt với cô hồi nào, nói thử tôi biết.”

    Sa rên rỉ:

    “Hôm qua và bây giờ.”

    “Hôm qua! Về chuyện gì?”

    “Trong lúc đi chơi ở rừng cỏ: chị bảo tôi muốn đi đâu thì đi, còn chị ngao du với Hy.”

    Liên cất tiếng cười:

    “Thế mà cô bảo là nghiệt ngã à? Tôi không có ý gì nói bóng gió là cô đi như thế quấy rầy chúng tôi. Cô cùng đi hay không, chúng tôi không để ý mảy may. Tôi chỉ tưởng rằng câu chuyện của Hy không có gì lý thú đối với cô.”

    Sa vừa khóc vừa nói:

    “Đâu có phải thế! Chị bảo tôi đi chính vì chị biết là tôi thích ở lại.”

    “Này cô Sa, để tôi nhắc lại từng tiếng một câu chuyện chúng tôi nói, rồi cô chỉ cho tôi biết những chỗ nào có thể làm cho cô vui thích.”

    “Tôi không cần gì câu chuyện. Tôi muốn đi với...”

    Thấy Sa ngập nhừng không nói hết câu, Liên nói:

    “Cái gì cơ?”

    Sa nói tiếp:

    “Đi với anh ấy. Tôi không muốn lúc nào cũng bị đuổi ra rìa. Chị như một con mèo giữ đĩa cá, chị, chị chỉ muốn một mình mình được yêu.”

    Liên kinh ngạc kêu to:

    “Đừng hỗn, khỉ tàu ơi! Tôi không thể tưởng tượng lại có sự ngu ngốc như vậy. Không thể tưởng tượng rằng cô lại coi Hy như một người dễ thương! Tôi mong rằng tôi vừa nghe lầm...”

    “Không, chị không nghe lầm.

    Sa trả lời như vậy và để mặc nỗi lòng bộc lộ:

    “Tôi yêu Hy, yêu hơn cả chị yêu anh Kha. Hy cũng có thể yêu lại tôi nếu chị không cản trở.”

    Liên tuyên bố một cách trịnh trọng, nhưng có vẻ thành thực:

    “Nếu vậy thì các vàng tôi cũng không muốn đặt tôi vào địa vị cô. Vú Diễn, vú giúp tôi để cô ấy hiểu. Chỉ cho cô ấy rõ Hy là người thế nào: một kẻ mọi rợ, không ý tứ, không học thức. Thà tôi để cho con hoàng yến kia ra ngoài rừng một ngày mùa đông còn hơn là khuyên cô trao thân gửi thịt cho Hy. Chỉ vì rất đáng tiếc là cô không biết tí gì về tính nết của Hy nên cái mơ mộng ấy mới nẩy ra được trong đầu óc cô. Tôi van cô, xin cô đừng tưởng dưới cái bề ngoài lầm lỳ ấy có ẩn một tấm lòng vàng đầy tử tế và thương yêu. Không phải là viên đá kim cương chưa mài rũa đâu… Không phải một con trai có ngọc đâu, đấy là một người độc ác, bất nhẫn, một thứ lang sói. Tôi, tôi không bao giờ bảo Hy: ‘Anh nên để yên kẻ thù này vì làm thế là độc ác.’ Tôi chỉ nói: ‘Anh để kẻ ấy yên vì nếu anh làm hại kẻ ấy thì tôi không vui lòng chút nào.’ Hy sẽ đè bẹp cô như một cái trứng chim sẻ, nếu anh ta thấy cô là một gánh nặng quấy rầy. Tôi biết là Hy không yêu được một cô gái dòng dõi họ Tôn nhưng anh ta rất có thể lấy cô để lấy của riêng của cô, phần gia tài của cô sau này: cái tệ hại nhất của anh ta là tính hà tiện. Đấy Hy như thế đấy. Tôi là bạn anh ta... bạn đến nỗi, nếu anh ta quả tình muốn chiếm đoạt cô tôi rất có thể không nói gì cả để cô rơi vào cạm bẫy anh ta.”

    Sa nhìn chị dâu bất bình lộn ruột:

    “Nhục nhã chưa! Nhục nhã chưa! Một người bạn có nọc độc như chị, tệ hơn cả hai mươi kẻ thù!”

    “À, cô không muốn tin tôi à? Cô tưởng tôi nói thế là vì lòng ích kỷ đê hèn à?”

    “Tôi chắc vậy, tôi ghê tởm chị lắm rồi.”

    “Được, nếu cô muốn, cô cứ thử xem. Tôi nói thế là đủ.”

    Liên ra khỏi phòng. Sa thổn thức nói:

    “Ai ai cũng ghét tôi. Chị ấy lại bóp nát sự an ủi độc nhất của tôi. Nhưng những lời chị ấy nói đều sai cả, có phải không, vú Diễn? Hy không phải là một thằng quỷ. Hy có tâm hồn thẳng thắn và lương thiện. Nếu không, sao Hy lại còn nhớ đến chị Kha?”

    Tôi nói:

    “Thôi cô đừng nghĩ đến ông Hy nữa. Mợ Kha tuy nói có khắt khe thật, nhưng tôi không thấy có chỗ nào bắt bẻ được. Mợ tôi biết tâm địa của Hy hơn cả tôi, hơn cả mọi người khác. Những người lương thiện có ai dấu diếm hành động của mình đâu. Hy đã từng ra làm sao? Ông ta bỗng giầu có bằng cách nào? Tại sao ông ta lại ở Gió-Hú, nhà một người mà mình ghét. Ông Hạnh thì từ khi Hy đến càng tệ nữa. Ông cầm đất cho Hy để đánh bạc, uống rượu. Mới tuần lễ trước tôi gặp bác Dọi ở Diên-Mễ-Tôn. Bác nói: ‘Khi mặt trời lặn thì hai người dậy, thế rồi đánh bạc, uống rượu mạnh, cửa đóng kín bưng chỉ dùng đến trưa hôm sau. Thế rồi ông Hạnh về buồng như người điên kêu la nguyền rủa, người lương thiện nghe thấy đều phải bịt tai vì ngượng, còn anh chàng sỏ lá Hy biết dè sẻn tiền, biết lo ăn ngủ.’ Cô Sa ạ, bác Dọi tuy lẩn thẩn nhưng không nói dối, nếu những lời bác ta nói về Hy là đúng thì tôi nghĩ chẳng đời nào cô muốn có môt người chồng như thế.”

    Sa đáp:

    “Vú cũng về hùa với những người khác. Tôi không muốn nghe những lời nói xấu của vú nữa. Sao vú lại xấu bụng muốn cho tôi tin rằng ở trên đời này không ở đâu có hạnh phúc.”

    Ngày hôm sau, Kha có việc đi vắng. Hy hay tin ấy nên đến sớm hơn mọi lần. Liên với Sa ngồi trong phòng đọc sách, không ai nói với ai mặc dù đương giận nhau. Sa hơi lo về sự rồ dại hôm trước của mình đã bộc lộ cái tình cảm thầm kín của mình ra trong một lúc bồng bột nhất thời. Nàng ngồi không động đậy cho đến khi cửa mở: nếu kịp thì nàng đã chạy trốn nhưng chậm quá rồi.

    Liên vừa đặt một chiếc ghế gần lửa, vừa vui vẻ kêu lên:

    “Anh Hy, anh vào đây, may quá. Ở đây có hai người đương rất cần đến một người thứ ba để làm tan oán giận giữa họ, mà anh lại chính là người mà cả hai chúng tôi đều muốn chọn. Anh Hy, tôi lấy làm hân hạnh giới thiệu với anh một người cảm anh, say mê anh hơn cả tôi nữa. Tôi chắc anh phải nở mũi. Không, không phải vú Diễn đâu, anh đừng nhìn vú ấy. Cô em chồng bé nhỏ đáng thương hại của tôi đương nát tim nát ruột vì dáng người đẹp, vì tâm hồn đẹp của anh đấy.”

    Liên vờ vĩnh vui vẻ nắm lấy Sa vì thấy Sa đứng dậy vẻ đầy uất khí:

    “Không được, không được. Cô Sa, cô không chạy đi đâu được. Anh Hy ạ, hai chúng tôi đang cãi nhau như chó với mèo về anh. Cô ấy bảo tôi rằng nếu tôi biết điều lánh xa ra thì cô tiên đẹp đẽ của tôi - cô ấy tự cho mình như vậy - sẽ bắn một mũi tên vào tim anh để giữ anh muôn đời, còn hình ảnh tôi thì sẽ bị lu mờ vĩnh viễn.”

    “Chị Kha! Tôi xin chị đừng nói ra ngoài sự thực và đừng nói xấu tôi, cho dẫu là nói đùa đi nữa. Ông Hy, xin ông làm ơn bảo cô bạn ông buông tha tôi. Chị ấy quên bẵng rằng tôi với ông không phải là những người quen thân, những trò ấy làm chị vui còn đối với tôi khó chịu tột bực.”

    Thấy Hy không trả lời gì, ngồi xuống ghế và có vẻ hoàn toàn không lưu ý đến tâm tình của mình, Sa quay lại và nói thì thào yêu cầu Liên buông tha mình ra. Liên kêu lên:

    “Không đời nào! Tôi không muốn người ta bảo tôi là con mèo giữ đĩa cá! Cô phải ở lại. Nào bây giờ, anh Hy, tại sao anh không tỏ gì khoan khoái về những điều đáng mừng ấy? Cô ấy bảo rằng tình anh Kha yêu tôi không thấm vào đâu với tình cô ấy yêu anh. Tôi chắc cô ấy đã nói một câu tương tự như thế, có phải không vú Diễn? Từ cuộc đi chơi hôm kia đến giờ, cô ấy nhịn ăn vì hờn uất tôi đã bảo cô ấy đi chỗ khác chơi, mà tôi bảo cô đi là tưởng sự có mặt của anh đối với cô ấy không lý thú gì.”

    Hy quay lại đối diện cả hai người rồi nói:

    “Tôi tin là Liên đã gây cho cô ấy những ý tưởng mà cô ấy không hề có. Bây giờ thì cô ấy tìm hết nước để không nhìn mặt tôi.”

    Hy chằm chằm nhìn Sa như người ta xem xét một vật lạ và ghê tởm, tỷ dụ như một con rết ở xứ Ấn Độ, mặc dầu ghê tởm nhưng vẫn phải xem xét vì tính tò mò. Sa không sao chịu nổi cách nhìn ấy. Mặt nàng hết tái lại đỏ bừng và trong khi nước mắt đọng giọt trên mi, nàng cố vận dụng sức mạnh của những ngón tay mảnh rẻ để thoát khỏi sự kìm giữ của Liên. Nhưng vừa nhắc được ngón này thì một ngón khác lại bám lấy; thấy không sao cùng một lúc gỡ được hết các ngón tay, Sa đâm ra phải dùng đến móng tay và chẳng mấy lúc mu bàn tay Liên hằn lên những vành tròn đỏ.

    Liên buông người Sa ra, rũ bàn tay đau và kêu lớn:

    “Con hổ cái! Cút ngay đi. Anh Hy, nhìn đây này: đấy khí cụ hành hạ người ta đấy...anh phải đề phòng hai con mắt.

    Khi cửa đóng lại rồi, Hy trả lời một cách hung bạo:

    “Nếu những ngón tay ấy chạm vào tôi, tôi sẽ tuốt chúng rời khỏi ngón. Nhưng này Liên, Liên trêu chọc cô ả ấy làm gì thế. Có phải Liên đã nói sai sự thật không?”

    “Tôi cam đoan là nói đúng sự thực. Đã mấy tuần nay, cô ả ốm tương tư anh. Ngay sáng nay cô ấy cũng còn nói mê nói sảng về anh và chửi rủa tôi thậm tệ về việc tôi đã nói rõ cho cô ả biết những tính xấu của anh để cô bớt mê anh đi. Nhưng thôi anh đừng để ý nữa, tôi chỉ cốt phạt nó hỗn sược; thế thôi. Tôi còn yêu cô ả không nỡ để anh tóm lấy miếng mồi đó mà nhai ngấu nghiến".

    “Tôi không thích gì lắm nên cũng không muốn thử, hoặc có... thì chỉ nuốt chửng một cái cho xong chuyện đi.”

    Sau một lúc yên lặng, Hy hỏi:

    “Khi Kha chết thì cô ả là người sẽ hưởng gia tài, có phải thế không?”

    “Nếu thế thì cũng khá buồn. Nhờ trời sẽ có một nửa tá cháu gạt cô ta ra ngoài địa vị ấy. Thôi bây giờ xin anh đừng nói đến chuyện ấy. Anh, anh hay có tính xàm xỡ của cải người khác. Anh nên nhớ của cải người khác đây là của tôi.”

    “Nếu là của anh thì khác gì là của em. Nhưng như em đã khuyên, ta hãy gác chuyện ấy đi.”

    Quả nhiên, cả hai đều không nói đến chuyện ấy nữa. Liên thì như gác hẳn ra ngoài ý nghĩ, nhưng Hy, tôi chắc thế, vẫn nghĩ đến. Mỗi lần Liên có việc gì ra khỏi phòng, thì tôi thấy chàng mỉm cười một mình - nói nhăn mặt thì đúng hơn - rồi, điều này mới đáng sợ, chàng ngồi thừ ra nghĩ ngợi mơ màng. Tôi quyết tâm dò xét những cử chỉ của Hy. Lòng tôi bao giờ cũng về phe Kha hơn là về phe Liên. Tôi lại cho là mình có lý vì Kha bụng dạ tốt, trung hậu, đáng kính...còn Liên không thể bảo được rằng nàng trái hẳn thế, nhưng nàng quá ư tự nhiên nên tôi không mấy dám tin về những nguyên tắc của Liên, lại càng không có thiện cảm gì với tính nết của nàng. Tôi mong uớc có việc gì xẩy đến làm cho Hy rời khỏi Đỉnh Gió-Hú và Họa-Mi Trang một cách yên ổn, để cho mọi người lại sống lại như khi Hy chưa trở về. Sự có mặt của chàng là cơn ác mộng đối với tôi và tôi đoán với ông chủ của tôi cũng vậy.
    (còn tiếp)

  7. #16
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Tôi hỏi:

    “Thế còn việc Hy đến thăm Đỉnh Gió-Hú thì mợ nghĩ sao? Chắc Hy đã tu sửa về mọi mặt. Bây giờ Hy trở thành ngoan đạo; Hy đã niềm nở bắt tay hết tất cả kẻ thù của mình.”

    “Tôi cũng lấy làm lạ về chỗ ấy, nhưng Hy đã giảng nghĩa. Anh ấy nói đến Gió Hú vì tưởng vú còn ở đó và nhờ vú mà biết được tin tức của tôi. Bác Dọi báo cho anh Hạnh biết. Anh ấy ra hỏi Hy đã làm những gì, sống ra làm sao rồi sau cùng mời vào nhà. Trong nhà có nhiều người đang chơi bài. Hy cũng vào đánh. Anh Hạnh thua ít nhiều và thấy Hy có nhiều tiền mời Hy tối hôm sau lại đến. Hy nhận lời. Anh Hạnh thì vô tư quá không nghĩ đến chuyện chọn bạn chơi, cũng chẳng cần nghĩ đến những lý lẽ phải đề phòng một người mà anh ấy đã làm nhục một cách bất nhẫn. Hy thì quả quyết với tôi rằng sở dĩ giao dịch với kẻ đã làm nhục mình chỉ cốt được ở gần Hoạ Mi Trang, là do sự quyến luyến căn nhà mà chúng tôi đã chung sống. Hy lại còn hy vọng là ở Đỉnh Gió Hú thì tôi sẽ có nhiều dịp đến thăm Hy hơn là nếu Hy ở Diên Mễ Tôn. Hy còn có ý tỏ ra rất hào phóng để được phép ở ngay trại Gió Hú. Anh tôi vẫn ham tiền, nhưng tay này nhận tiền thì tay kia lại phung phí ngay.”

    “Nhưng Đỉnh Gió Hú thật là một chỗ ở khá kỳ khôi đối với một người còn trẻ tuổi. Mợ không sợ những ảnh hưởng về sau à, mợ Kha?”

    “Tôi không sợ gì cho Hy. Nghị lực của Hy sẽ thắng hết mọi nguy hiểm. Có sợ là sợ cho Hạnh. Nhưng về mặt tinh thần thì anh tôi sa xuống bậc ấy là bậc cùng rồi, còn về sức khỏe thì đã có tôi trông nom, săn sóc. Việc xẩy ra hôm nay đã làm tôi tin ở Trời, tin ở người. Trước kia tôi đã oán giận Trời, muốn chống lại cả Trời. Vú Diễn ạ, tôi đã chịu một lỗi đau khổ thật chua xót. Nếu Kha biết là tôi đã đau khổ đến nhường nào, chắc Kha sẽ hối hận về sự tức tối của mình đã khuấy rối sự nhẹ nhõm, thoát khỏi đau khổ của lòng tôi khi Hy về. Dẫu sao việc đã qua rồi, tôi không muốn thù oán Kha nữa. Bây giờ nếu một kẻ khốn nạn nhất đời có tát tôi một cái tôi không những giơ má bên kia cho họ tát thêm mà lại còn xin lỗi đã khiêu khích họ. Để tỏ rõ lòng tôi như vậy, ngay bây giờ tôi sẽ làm lành với Kha. Thôi vú đi ngủ nhé. Tôi bây giờ ngoan lắm.”

    Liên bỏ đi với một tin tưởng lạc quan như vậy. Sự thành công của quyết định ấy rất rõ rệt ngay từ sáng hôm sau. Chẳng những Kha hết mặt ủ mày chau mà chàng lại còn không phản đối việc Liên rủ Sa đi chơi Đỉnh Gió Hú ngay chiều hôm ấy. Chồng Liên trở nên dễ thương, dịu dàng, đầy thân ái, khiến cả nhà biến thành thiên đường trong mấy ngày, chủ và người ở đều chung hưởng thứ ánh nắng không mấy khi rợp ấy.

    Hy - từ giờ tôi phải gọi là ông Hy mới đúng - lúc đầu cũng dè dặt trong việc đến thăm Họa Mi Trang. Chàng có vẻ dò xem Kha chịu đựng chàng đến mức độ nào. Liên cũng vậy, nàng thấy cần phải giữ gìn không tỏ lộ vẻ vui sướng khi tiếp Hy. Sự lo lắng của Kha cũng giảm bớt và những việc khác xẩy ra làm cho sự lo lắng của Kha hướng về nẻo khác trong ít lâu.

    Sự lo lắng mới và bất ngờ dồn dập đến với Kha: cô Sa đột nhiên đâm ra yêu Hy và yêu mãnh liệt. Hồi ấy Sa là một cô gái dễ thương mới mười tám tuổi. Kha yêu em gái lắm nên lấy làm hốt hoảng về sự yêu thích quái đản đó. Ngoài sự tự hạ mình thông gia với một người vô danh như Hy, ngoài sự lo gia tài có thể lọt vào tay một kẻ như Hy, Kha cũng khôn ngoan để hiểu tâm địa Hy, biết Hy bề ngoài tuy thay đổi, nhưng bề trong không thay đổi gì vì bản tính anh ta không thay đổi được. Kha sợ cái bản tính của Hy và như có linh cảm báo trước, Kha chùn lại trước ý tưởng gả Sa cho Hy (Kha sẽ còn ghê hãi đến đâu về tình yêu của em gái mình nếu chàng biết là Sa yêu Hy, không phải vì Hy tán tỉnh mà người Sa yêu lại chẳng yêu Sa một tí gì). Vì không biết thế nên khi thấy Sa yêu Hy, Kha cho Hy là người có mưu mô định trước, và đổ tội ngay cho chàng này.

    Từ ít lâu nay, chúng tôi đều nhận thấy Sa băn khoăn và hay thở dài. Nàng trở nên bẳn tính. Chúng tôi cũng không trách gì Sa vì nàng không được khỏe: nàng yếu đi trông thấy. Một hôm Sa tỏ ra đặc biệt khó tính: nàng chê không ăn sáng, bảo đầy tớ không ai chịu nghe nàng, bảo Liên không cho nàng làm gì trong nhà, Kha thì không ngó ngàng gì đến nàng, nàng bị cảm vì không ai đóng cửa ngõ... Liên nói giọng quả quyết bắt Sa đi nằm và sau khi cự em chồng kịch liệt, nàng dọa cho người đi mời đốc-tờ. Nghe nói đến bác sĩ, Sa kêu lên ngay rằng sức khỏe nàng tốt lắm, chỉ vì sự nghiệt ngã của Liên làm nàng đau khổ. Liên lấy làm kinh ngạc về sự vu khống đó, cũng kêu lên:

    “Vì cớ gì cô lại bảo tôi khắc nghiệt với cô. Cô nghĩ quẩn rồi. Tôi khắc nghiệt với cô hồi nào, nói thử tôi biết.”

    Sa rên rỉ:

    “Hôm qua và bây giờ.”

    “Hôm qua! Về chuyện gì?”

    “Trong lúc đi chơi ở rừng cỏ: chị bảo tôi muốn đi đâu thì đi, còn chị ngao du với Hy.”

    Liên cất tiếng cười:

    “Thế mà cô bảo là nghiệt ngã à? Tôi không có ý gì nói bóng gió là cô đi như thế quấy rầy chúng tôi. Cô cùng đi hay không, chúng tôi không để ý mảy may. Tôi chỉ tưởng rằng câu chuyện của Hy không có gì lý thú đối với cô.”

    Sa vừa khóc vừa nói:

    “Đâu có phải thế! Chị bảo tôi đi chính vì chị biết là tôi thích ở lại.”

    “Này cô Sa, để tôi nhắc lại từng tiếng một câu chuyện chúng tôi nói, rồi cô chỉ cho tôi biết những chỗ nào có thể làm cho cô vui thích.”

    “Tôi không cần gì câu chuyện. Tôi muốn đi với...”

    Thấy Sa ngập nhừng không nói hết câu, Liên nói:

    “Cái gì cơ?”

    Sa nói tiếp:

    “Đi với anh ấy. Tôi không muốn lúc nào cũng bị đuổi ra rìa. Chị như một con mèo giữ đĩa cá, chị, chị chỉ muốn một mình mình được yêu.”

    Liên kinh ngạc kêu to:

    “Đừng hỗn, khỉ tàu ơi! Tôi không thể tưởng tượng lại có sự ngu ngốc như vậy. Không thể tưởng tượng rằng cô lại coi Hy như một người dễ thương! Tôi mong rằng tôi vừa nghe lầm...”

    “Không, chị không nghe lầm.

    Sa trả lời như vậy và để mặc nỗi lòng bộc lộ:

    “Tôi yêu Hy, yêu hơn cả chị yêu anh Kha. Hy cũng có thể yêu lại tôi nếu chị không cản trở.”

    Liên tuyên bố một cách trịnh trọng, nhưng có vẻ thành thực:

    “Nếu vậy thì các vàng tôi cũng không muốn đặt tôi vào địa vị cô. Vú Diễn, vú giúp tôi để cô ấy hiểu. Chỉ cho cô ấy rõ Hy là người thế nào: một kẻ mọi rợ, không ý tứ, không học thức. Thà tôi để cho con hoàng yến kia ra ngoài rừng một ngày mùa đông còn hơn là khuyên cô trao thân gửi thịt cho Hy. Chỉ vì rất đáng tiếc là cô không biết tí gì về tính nết của Hy nên cái mơ mộng ấy mới nẩy ra được trong đầu óc cô. Tôi van cô, xin cô đừng tưởng dưới cái bề ngoài lầm lỳ ấy có ẩn một tấm lòng vàng đầy tử tế và thương yêu. Không phải là viên đá kim cương chưa mài rũa đâu… Không phải một con trai có ngọc đâu, đấy là một người độc ác, bất nhẫn, một thứ lang sói. Tôi, tôi không bao giờ bảo Hy: ‘Anh nên để yên kẻ thù này vì làm thế là độc ác.’ Tôi chỉ nói: ‘Anh để kẻ ấy yên vì nếu anh làm hại kẻ ấy thì tôi không vui lòng chút nào.’ Hy sẽ đè bẹp cô như một cái trứng chim sẻ, nếu anh ta thấy cô là một gánh nặng quấy rầy. Tôi biết là Hy không yêu được một cô gái dòng dõi họ Tôn nhưng anh ta rất có thể lấy cô để lấy của riêng của cô, phần gia tài của cô sau này: cái tệ hại nhất của anh ta là tính hà tiện. Đấy Hy như thế đấy. Tôi là bạn anh ta... bạn đến nỗi, nếu anh ta quả tình muốn chiếm đoạt cô tôi rất có thể không nói gì cả để cô rơi vào cạm bẫy anh ta.”

    Sa nhìn chị dâu bất bình lộn ruột:

    “Nhục nhã chưa! Nhục nhã chưa! Một người bạn có nọc độc như chị, tệ hơn cả hai mươi kẻ thù!”

    “À, cô không muốn tin tôi à? Cô tưởng tôi nói thế là vì lòng ích kỷ đê hèn à?”

    “Tôi chắc vậy, tôi ghê tởm chị lắm rồi.”

    “Được, nếu cô muốn, cô cứ thử xem. Tôi nói thế là đủ.”

    Liên ra khỏi phòng. Sa thổn thức nói:

    “Ai ai cũng ghét tôi. Chị ấy lại bóp nát sự an ủi độc nhất của tôi. Nhưng những lời chị ấy nói đều sai cả, có phải không, vú Diễn? Hy không phải là một thằng quỷ. Hy có tâm hồn thẳng thắn và lương thiện. Nếu không, sao Hy lại còn nhớ đến chị Kha?”

    Tôi nói:

    “Thôi cô đừng nghĩ đến ông Hy nữa. Mợ Kha tuy nói có khắt khe thật, nhưng tôi không thấy có chỗ nào bắt bẻ được. Mợ tôi biết tâm địa của Hy hơn cả tôi, hơn cả mọi người khác. Những người lương thiện có ai dấu diếm hành động của mình đâu. Hy đã từng ra làm sao? Ông ta bỗng giầu có bằng cách nào? Tại sao ông ta lại ở Gió-Hú, nhà một người mà mình ghét. Ông Hạnh thì từ khi Hy đến càng tệ nữa. Ông cầm đất cho Hy để đánh bạc, uống rượu. Mới tuần lễ trước tôi gặp bác Dọi ở Diên-Mễ-Tôn. Bác nói: ‘Khi mặt trời lặn thì hai người dậy, thế rồi đánh bạc, uống rượu mạnh, cửa đóng kín bưng chỉ dùng đến trưa hôm sau. Thế rồi ông Hạnh về buồng như người điên kêu la nguyền rủa, người lương thiện nghe thấy đều phải bịt tai vì ngượng, còn anh chàng sỏ lá Hy biết dè sẻn tiền, biết lo ăn ngủ.’ Cô Sa ạ, bác Dọi tuy lẩn thẩn nhưng không nói dối, nếu những lời bác ta nói về Hy là đúng thì tôi nghĩ chẳng đời nào cô muốn có môt người chồng như thế.”

    Sa đáp:

    “Vú cũng về hùa với những người khác. Tôi không muốn nghe những lời nói xấu của vú nữa. Sao vú lại xấu bụng muốn cho tôi tin rằng ở trên đời này không ở đâu có hạnh phúc.”

    Ngày hôm sau, Kha có việc đi vắng. Hy hay tin ấy nên đến sớm hơn mọi lần. Liên với Sa ngồi trong phòng đọc sách, không ai nói với ai mặc dù đương giận nhau. Sa hơi lo về sự rồ dại hôm trước của mình đã bộc lộ cái tình cảm thầm kín của mình ra trong một lúc bồng bột nhất thời. Nàng ngồi không động đậy cho đến khi cửa mở: nếu kịp thì nàng đã chạy trốn nhưng chậm quá rồi.

    Liên vừa đặt một chiếc ghế gần lửa, vừa vui vẻ kêu lên:

    “Anh Hy, anh vào đây, may quá. Ở đây có hai người đương rất cần đến một người thứ ba để làm tan oán giận giữa họ, mà anh lại chính là người mà cả hai chúng tôi đều muốn chọn. Anh Hy, tôi lấy làm hân hạnh giới thiệu với anh một người cảm anh, say mê anh hơn cả tôi nữa. Tôi chắc anh phải nở mũi. Không, không phải vú Diễn đâu, anh đừng nhìn vú ấy. Cô em chồng bé nhỏ đáng thương hại của tôi đương nát tim nát ruột vì dáng người đẹp, vì tâm hồn đẹp của anh đấy.”

    Liên vờ vĩnh vui vẻ nắm lấy Sa vì thấy Sa đứng dậy vẻ đầy uất khí:

    “Không được, không được. Cô Sa, cô không chạy đi đâu được. Anh Hy ạ, hai chúng tôi đang cãi nhau như chó với mèo về anh. Cô ấy bảo tôi rằng nếu tôi biết điều lánh xa ra thì cô tiên đẹp đẽ của tôi - cô ấy tự cho mình như vậy - sẽ bắn một mũi tên vào tim anh để giữ anh muôn đời, còn hình ảnh tôi thì sẽ bị lu mờ vĩnh viễn.”

    “Chị Kha! Tôi xin chị đừng nói ra ngoài sự thực và đừng nói xấu tôi, cho dẫu là nói đùa đi nữa. Ông Hy, xin ông làm ơn bảo cô bạn ông buông tha tôi. Chị ấy quên bẵng rằng tôi với ông không phải là những người quen thân, những trò ấy làm chị vui còn đối với tôi khó chịu tột bực.”

    Thấy Hy không trả lời gì, ngồi xuống ghế và có vẻ hoàn toàn không lưu ý đến tâm tình của mình, Sa quay lại và nói thì thào yêu cầu Liên buông tha mình ra. Liên kêu lên:

    “Không đời nào! Tôi không muốn người ta bảo tôi là con mèo giữ đĩa cá! Cô phải ở lại. Nào bây giờ, anh Hy, tại sao anh không tỏ gì khoan khoái về những điều đáng mừng ấy? Cô ấy bảo rằng tình anh Kha yêu tôi không thấm vào đâu với tình cô ấy yêu anh. Tôi chắc cô ấy đã nói một câu tương tự như thế, có phải không vú Diễn? Từ cuộc đi chơi hôm kia đến giờ, cô ấy nhịn ăn vì hờn uất tôi đã bảo cô ấy đi chỗ khác chơi, mà tôi bảo cô đi là tưởng sự có mặt của anh đối với cô ấy không lý thú gì.”

    Hy quay lại đối diện cả hai người rồi nói:

    “Tôi tin là Liên đã gây cho cô ấy những ý tưởng mà cô ấy không hề có. Bây giờ thì cô ấy tìm hết nước để không nhìn mặt tôi.”

    Hy chằm chằm nhìn Sa như người ta xem xét một vật lạ và ghê tởm, tỷ dụ như một con rết ở xứ Ấn Độ, mặc dầu ghê tởm nhưng vẫn phải xem xét vì tính tò mò. Sa không sao chịu nổi cách nhìn ấy. Mặt nàng hết tái lại đỏ bừng và trong khi nước mắt đọng giọt trên mi, nàng cố vận dụng sức mạnh của những ngón tay mảnh rẻ để thoát khỏi sự kìm giữ của Liên. Nhưng vừa nhắc được ngón này thì một ngón khác lại bám lấy; thấy không sao cùng một lúc gỡ được hết các ngón tay, Sa đâm ra phải dùng đến móng tay và chẳng mấy lúc mu bàn tay Liên hằn lên những vành tròn đỏ.

    Liên buông người Sa ra, rũ bàn tay đau và kêu lớn:

    “Con hổ cái! Cút ngay đi. Anh Hy, nhìn đây này: đấy khí cụ hành hạ người ta đấy...anh phải đề phòng hai con mắt.

    Khi cửa đóng lại rồi, Hy trả lời một cách hung bạo:

    “Nếu những ngón tay ấy chạm vào tôi, tôi sẽ tuốt chúng rời khỏi ngón. Nhưng này Liên, Liên trêu chọc cô ả ấy làm gì thế. Có phải Liên đã nói sai sự thật không?”

    “Tôi cam đoan là nói đúng sự thực. Đã mấy tuần nay, cô ả ốm tương tư anh. Ngay sáng nay cô ấy cũng còn nói mê nói sảng về anh và chửi rủa tôi thậm tệ về việc tôi đã nói rõ cho cô ả biết những tính xấu của anh để cô bớt mê anh đi. Nhưng thôi anh đừng để ý nữa, tôi chỉ cốt phạt nó hỗn sược; thế thôi. Tôi còn yêu cô ả không nỡ để anh tóm lấy miếng mồi đó mà nhai ngấu nghiến".

    “Tôi không thích gì lắm nên cũng không muốn thử, hoặc có... thì chỉ nuốt chửng một cái cho xong chuyện đi.”

    Sau một lúc yên lặng, Hy hỏi:

    “Khi Kha chết thì cô ả là người sẽ hưởng gia tài, có phải thế không?”

    “Nếu thế thì cũng khá buồn. Nhờ trời sẽ có một nửa tá cháu gạt cô ta ra ngoài địa vị ấy. Thôi bây giờ xin anh đừng nói đến chuyện ấy. Anh, anh hay có tính xàm xỡ của cải người khác. Anh nên nhớ của cải người khác đây là của tôi.”

    “Nếu là của anh thì khác gì là của em. Nhưng như em đã khuyên, ta hãy gác chuyện ấy đi.”

    Quả nhiên, cả hai đều không nói đến chuyện ấy nữa. Liên thì như gác hẳn ra ngoài ý nghĩ, nhưng Hy, tôi chắc thế, vẫn nghĩ đến. Mỗi lần Liên có việc gì ra khỏi phòng, thì tôi thấy chàng mỉm cười một mình - nói nhăn mặt thì đúng hơn - rồi, điều này mới đáng sợ, chàng ngồi thừ ra nghĩ ngợi mơ màng. Tôi quyết tâm dò xét những cử chỉ của Hy. Lòng tôi bao giờ cũng về phe Kha hơn là về phe Liên. Tôi lại cho là mình có lý vì Kha bụng dạ tốt, trung hậu, đáng kính...còn Liên không thể bảo được rằng nàng trái hẳn thế, nhưng nàng quá ư tự nhiên nên tôi không mấy dám tin về những nguyên tắc của Liên, lại càng không có thiện cảm gì với tính nết của nàng. Tôi mong uớc có việc gì xẩy đến làm cho Hy rời khỏi Đỉnh Gió-Hú và Họa-Mi Trang một cách yên ổn, để cho mọi người lại sống lại như khi Hy chưa trở về. Sự có mặt của chàng là cơn ác mộng đối với tôi và tôi đoán với ông chủ của tôi cũng vậy.
    (còn tiếp)

  8. #17
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Chương XI

    Thỉnh thoảng, ngồi một mình, nghĩ về những chuyện trên kia, tôi đứng dậy, tự nhiên hoảng sợ và đội mũ định đi Đỉnh Gió Hú xem có chuyện gì không. Nhưng nghĩ đến những thói xấu kinh niên của Hạnh, thấy vô hy vọng giúp ích được chàng, không chắc gì làm Hạnh tin lời nói xuông của tôi, tôi lại thôi, không bước vào cái nhà sầu não ấy.

    Một buổi trưa, trời trong và lạnh buốt, mặt đất trơ trụi và đường khô cứng, tôi đến một cái mốc bằng đá có ghi những chữ Đ.G.H, D.M.T và H.M.T. Đấy là cột chỉ đường đi về Đỉnh Gió Hú, về phía làng, và về Họa Mi Trang. Ánh mặt trời nhuộm vàng cái đầu cột xám khiến tôi nhớ đến mùa hè. Tôi không biết diễn tả thế nào khi đột nhiên một luồng cảm giác thuộc thời thơ ấu ùa vào trong tim: Hai mươi năm trước, Hạnh và tôi thích chỗ này lắm. Tôi nhìn lâu vào hòn đá lâu ngày đã mòn đi; khi tôi cúi xuống, ở gần chân hòn đá có một lỗ hổng mà chúng tôi đã nghịch xếp vào những vỏ hến và đá cuội. Hình ảnh của người bạn chơi thủa nhỏ với tôi hiện ra rõ nét như thực, đương ngồi trên cỏ héo, cái đầu vuông, mái tóc đen, nghiêng về phía trước và bàn tay nhỏ bé đương cầm một viên gạch đá đen đào đất. Tôi thốt kêu lên: “Tội nghiệp cậu Hạnh” và rùng người: trong một lúc mắt tôi có cảm tưởng như thấy đứa bé ngửng đầu lên và nhìn thẳng vào mặt tôi. Ảo ảnh ấy tan đi trong nháy mắt, nhưng tôi cảm thấy một ý muốn đi Đỉnh Gió Hú không sao ngăn cản được. Tính dị đoan giục tôi đi ngay: ngộ cậu ấy chết? Hay cậu ấy sắp chết? Tôi nghĩ thế. Sự hiện hình lúc nẫy biết đâu không là điềm báo tin chết chóc. Càng đến gần trại tôi càng bối rối. Đến khi nom thấy nhà, tôi run lẩy bẩy tay chân. Sự hiện hình như đã đến trước tôi, đứng nhìn tôi qua cổng. Đấy là tôi nghĩ tới ngay như thế khi thấy một đứa bé, tóc rối, mắt đen, đương áp bộ mặt tươi mát của nó vào chấn song. Nhưng giây lát sau, tôi nhận ngay đó là Yên Hạ, bé Hạ của tôi, không thay đổi mấy từ khi tôi phải rời nó mười tháng trước.

    Tôi quên ngay mối sợ hãi vô lý của mình và kêu lên:

    “Trời ban phúc cho chú, chú Hạ yêu quý của vú. Chú Hạ ơi, đây là Diễn, vú nuôi của chú đây này.”

    Nó lùi ra khỏi tầm tay tôi và nhặt một hòn đá cuội lớn.

    “Chú Hạ, tôi đến thăm ba chú đây mà.”

    Trông dáng điệu của bé Hạ, tôi đoán nếu nó có còn nhớ tới một người gọi là vú Diễn đi nữa, chắc nó cũng không nhận ra tôi là người đó. Nó giơ hòn sỏi lên để ném; tôi bắt đầu dỗ ngọt nhưng vẫn không ngăn được bàn tay nó. Hòn sỏi đập vào mũ tôi. Rồi nó lắp bắp một tràng những tiếng chửi rủa mà tôi không biết nó có hiểu ý nghĩa không, nhưng nói với một giọng quả quyết như quen miệng lắm và khiến gương mặt còn non trẻ của nó có vẻ độc ác trông đến khiếp. Chắc ông rõ tôi buồn hơn là tức. Sắp phát khóc, tôi lấy trong túi ra một quả cam cho Hạ để làm thân. Nó ngập ngừng rồi giựt mạnh ở tay tôi như sợ tôi chỉ định nhử và đánh lừa nó. Tôi bèn đưa Hạ coi một quả khác nhưng cầm xa tầm tay nó. Tôi hỏi:

    “Ai đã dậy chú những câu tục tĩu ấy. Ông mục sư phải không?”

    Hạ đáp:

    “Quỷ tha ma bắt cái ông mục sư và cả bà nữa. Đưa quả cam kia đây.”

    “Chú hãy nói chú học ở đâu thì chú sẽ có quả cam này. Ai dậy chú học?”

    “Ông cụ via!”

    “Ông cụ via? À, ba chú. Thế ba cháu dậy chú những gì nào?”

    “Không dậy gì cả. Chỉ bảo tôi lánh xa ông cụ ra. Ông cụ không thích tôi chửi rủa ông cụ.”

    “À, thế ra quỷ nhà trời dậy chú rủa ba?”

    Nó càu nhàu:

    “Ừ, không.”

    “Thế ai?”

    “Ông Hy.

    Tôi hỏi nó xem nó có yêu ông Hy không. Nó đáp:

    “Có.”

    Muốn biết tại sao khiến bé Hạ yêu Hy, tôi hỏi nó nhưng chỉ được trả lời:

    “Tôi không biết. Hễ cụ via làm gì thì tôi chỉ ông Hy cãi lại trả miếng cụ via như hệt thế... ba rủa tôi thì ông Hy rủa ba... ông Hy bảo phải để tôi tự nhiên muốn làm gì thì làm.

    “Thế ông mục sư không dậy chú đọc, viết à?”

    “Không, nguời ta đã bảo nếu lão mục sư bước vào nhà này thì bao nhiêu răng sẽ bị đấm thụt vào cổ họng... ông Hy đã nói như thế.”

    Tôi đặt quả cam vào tay nó và bảo nó đi gọi bố. Nhưng đáng lẽ là Hạnh thì Hy lại hiện ra ở cửa. Thế là tôi quay phắt người lại chạy hết sức nhanh về đây, không ngừng lại cho đến chỗ cái mốc đá, hoảng hốt như là đã vừa gặp ma thật. Chuyện đó chẳng dính dáng gì đến vụ cô Sa, nhưng nó thôi thúc tôi quyết tâm đề phòng không để những ảnh hưởng xấu lan đến Họa Mi Trang, cho dẫu tôi phải đối đầu dữ dội với cô chủ tôi.

    Lần sau Hy trở lại thì Sa đang đứng cho chim bồ câu ăn. Hy không có thói quen chào hỏi một câu gì lễ độ với Sa, trừ khi nào cần lắm. Lần này khi Hy vừa thấy Sa là chàng đưa mắt ngay quan sát khắp mặt tiền ngôi nhà. Tôi đứng gần cửa bếp nhưng lùi vào ngay để Hy khỏi nom thấy. Anh chàng đi qua sân gạch, đến gần Sa và nói với nàng câu gì. Sa hình như luống cuống, có vẻ muốn bỏ đi; Hy đặt bàn tay lên cánh tay nàng để ngăn lại. Sa quay mặt đi, chắc Hy lại nói thêm một câu nữa, nhưng Sa không muốn trả lời. Chàng ta lại nhìn nhanh lên nhà và tưởng không ai trông thấy, anh chàng đểu cáng ấy trơ tráo ôm ghì lấy Sa.

    Tôi kêu rầm lên:

    “Trời ơi, phản phúc! Cậu Hy lại giả dối nữa, có phải không? Một người chỉ quyết lợi dụng thôi.”

    “Cái gì thế vú Diễn?”

    Tiếng Liên ở ngay cạnh tôi hỏi vậy. Tôi nóng nẩy đáp:

    “Cái người bạn vô liêm sỉ của mợ đấy. Cái anh chàng sỏ lá ở dưới kia...à, anh chàng đã nom thấy chúng mình... anh chàng đến kìa. Tôi tự hỏi không biết anh chàng còn tâm địa nào để chống đỡ cái việc tán tỉnh cô Sa sau khi đã nói với mợ là anh chàng ghét cô Sa.”

    Liên thấy Sa gỡ người ra và chạy lẩn vào vườn; một phút sau, Hy mở cửa. Tôi không ngăn nổi tỏ ý bất bình, nhưng Liên bảo tôi câm miệng và dọa đuổi tôi ra khỏi bếp nếu tôi cứ dám nghênh ngang xía mõm vào. Liên nói:

    “Nghe vú nói, người ta tưởng vú là chủ nhà này. Còn anh Hy, tôi đã bảo anh để yên cô Sa. Tôi xin anh nghe tôi, chỉ trừ nếu anh muốn người ta không tiếp anh ở đây và Kha sẽ cấm cửa anh.”

    Cái anh chàng sỏ lá mà quả thật lúc đó tôi ghét cay ghét đắng trả lời luôn:

    “Trời phù hộ ông ta đừng làm thế. Nhờ Trời ông ta vẫn hiền lành, nhẫn nhục. Mỗi ngày tôi lại càng có ý muốn tống ông ta về chầu trời.”

    Liên đóng cửa bếp lại:

    “Suỵt, tại sao anh không nghe lời yêu cầu của tôi? Hay là Sa đã cố ý làm như vậy.”

    Hy càu nhàu:

    “Việc gì đến cô? Tôi có quyền hôn Sa nếu tôi thích thế, còn cô, cô không có quyền gì cấm đoán. Tôi không phải là chồng cô, không việc gì cô phải ghen.”

    “Tôi không ghen anh, tôi ghen hộ anh. Thôi, anh vui lên một tí nào, tôi không muốn anh có một vẻ mặt cau có như thế. Nếu anh thích Sa thì anh lấy Sa. Nhưng anh có thích Sa không? Anh nói rõ sự thực cho tôi biết, anh Hy. à, anh không muốn trả lời. Tôi chắc là anh không thích gì Sa.”

    Tôi hỏi:

    “Thế còn cậu Kha tôi, cậu có tán thành không đã.”

    Liên đáp giọng quả quyết:

    “Cậu Kha phải tán thành.”

    Hy nói:

    “Ông Kha khỏi phải tán thành; tôi cũng cóc cần sự tán thành của ông ta. Còn như cô, cô Liên, nhân tiện tôi có vài câu nói với cô. Tôi muốn cô đừng quên điều này: tôi biết là cô đã đối đãi với tôi một cách tàn nhẫn...tàn nhẫn! Cô nghe thấy chưa? Nếu cô cứ tự lừa cô cho rằng tôi không nhận thấy điều đó thì cô thực là ngu, và nếu cô tưởng một vài lời nói đường mật có thể làm tôi khuây khỏa thì cô thực là ngốc; và nếu cô cho là tôi chịu đau khổ mà không trả thù thì chẳng bao lâu nữa tôi sẽ cho cô biết là trái lại thế! Trong lúc đợi, tôi cảm ơn cô đã ngỏ cho tôi biết tình yêu bí mật của Sa: tôi thề với cô là tôi sẽ lợi dụng hết sức. Còn cô, cô đừng dính vào!”

    Liên kinh ngạc kêu lên:

    “Anh lại định giở trò gì ra thế? Tôi đối đãi với anh tàn nhẫn... và anh muốn báo thù. Anh định báo thù tôi cách nào, đồ vũ phu bội bạc kia! Tôi đã xử tàn nhẫn anh ở chỗ nào?”

    Hy trả lời, giọng bớt hung dữ:

    “Tôi không tìm cách báo thù cô. Không phải ý tôi định vậy. Kẻ bạo chúa áp bức kẻ nô lệ nhưng kẻ nô lệ không phản lại bạo chúa, kẻ nô lệ lại đi dầy xéo những kẻ ở dưới chân mình. Cô có thể dầy vò tôi suốt đời, lấy đó làm một trò vui, nhưng xin cô cho phép tôi cũng đùa rỡn như cô; cô nên hết sức giữ gìn đừng chửi mắng tôi. Sau khi cô, cô đã phá cả cái lâu đài của tôi, cô đừng dựng thay vào đấy một cái lều con rồi đem cái lều ấy cho tôi ở, để cô có thể tự hào là người phúc đức. Nếu tôi tưởng cô thực tình muốn tôi lấy Sa thì tôi sẽ cắt cổ tôi cho xong đời.”

    Liên kêu lên:

    “A, ra chỉ vì tại tôi không ghen tuông, có phải không? Anh chỉ việc làm đau khổ người khác làm thú vui của mình. Anh đã tỏ rõ điều ấy rồi. Chồng tôi bây giờ đã hết khó chịu như hồi anh mới tới, tôi cũng bắt đầu thấy mình yên tâm, yên ổn và anh, anh thấy chúng tôi yên lành, anh không chịu được, anh muốn gây một chuyện bất hòa. Nếu anh thích, anh cứ cãi nhau với Kha và lừa dối em gái Kha: đấy là cách hiệu nghiệm nhất anh đã tìm ta để báo thù tôi.”

    Câu chuyện ngừng bặt. Liên ngồi gần lửa, cáu giận và mặt tối xầm. Hy đứng ở trước lò sưởi, khoanh tay, đang nghiền ngẫm những ý tưởng xấu xa. Tôi để mặc họ như thế và đi lên tìm Kha.

    Lúc tôi vào Kha hỏi tôi:

    “Vú Diễn có thấy nhà tôi đâu không?”

    “Thưa cậu, có, mợ ở dưới bếp. Mợ đương giẫy nẩy lên vì cử chỉ của ông Hy...

    Rồi tôi thuật lại cái cảnh xẩy ra ở dưới sân và cuộc cãi nhau. Tôi tưởng tôi không làm gì hại đến Liên miễn là Liên sau này không tự gieo tội vào mình và lên tiếng bênh Hy. Kha không muốn nghe tôi nói hết, câu đầu tiên Kha nói tỏ ra rằng chàng cũng oán luôn cả vợ:

    “Chịu thế nào được. Nhận một đứa như vậy là bạn rồi bắt tôi giao dịch với nó. Vú bảo hai người nhà lên đây. Tôi không muốn cho Liên cứ còn đứng lại bàn cãi với thằng sỏ lá ấy.”

    Kha xuống, ra lệnh cho đầy tớ đứng ở ngách, rồi đi vào trong bếp. Tôi cũng theo sau: Liên đang mắng rầm rĩ hơn, Hy thì tựa ở cửa sổ, đầu cúi xuống. Chính Hy là người trông thấy ông chủ tôi trước. Chàng ra hiệu nhanh cho Liên im tiếng.

    Kha quay về phía vợ:

    “Cái gì thế này? Mợ không còn biết thế nào là sỉ nhục cứ đứng với một người dám nói mợ những câu như thế.”

    “Anh Kha, anh đã đứng nghe trộm ở cửa có phải không?”

    Liên hỏi bằng một giọng đặc biệt, cố ý trêu tức chồng, một giọng nói vừa ngụ ý thản nhiên vừa tỏ rõ không thèm để ý đến sự giận dỗi của chồng.

    Trong khi Kha nói thì Hy vẫn ngửa mặt nhìn Kha, đến lúc Liên trả lời thì Hy cười gằn như cố ý làm Kha chú ý đến mình. Hy thành công, nhưng Kha quỷ quyệt không tỏ ra với Hy nỗi giận dữ của mình. Kha thản nhiên nói:

    “Cho đến nay, tôi rất khoan dung đối với ông. Không phải vì tôi không biết ông có một tính tình đáng khinh rẻ, đê hèn nhưng chỉ vì tôi biết những cái đó không phải hoàn toàn lỗi ở ông. Khi nhà tôi muốn tiếp tục giao dịch với ông, tôi nhận ngay...một cách dại dột. Sự có mặt của ông ở đây đã đầu độc tinh thần cho cả những người đức độ nhất. Vì thế, để ngăn cản những việc xẩy ra nguy kịch hơn, tôi cấm cửa không để ông vào nhà này và tôi xin báo ông rằng tôi muốn ông đi ngay. Bằng không, ba phút nữa ông sẽ phải đi một cách miễn cưỡng và nhục nhã.”

    Hy nhìn chiều cao và dáng vóc của Kha một cách đầy chế nhạo:

    “Liên à, con cừu non của cô bây giờ lại dọa nạt như con bò mộng. Tôi sợ ông ta sẽ bể sọ vì những quả đấm của tôi. Phiền quá, ông Kha ạ, tôi lấy làm buồn nản mà báo cho ông biết rằng thực ông không đáng được người ta quẳng ông xuống đất.”

    Kha nhìn về phía ngách, ra hiệu cho tôi tìm lũ đầy tớ. Kha không muốn tự mình tỷ thí với Hy. Tôi đi về phía ông chỉ, nhưng Liên, hơi nghi ngờ, đi theo sau. Lúc tôi định gọi đầy tớ thì Liên ẩy tôi ra, kéo mạnh cửa và xoay chìa khóa lại.

    Liên nói ngay để đáp lại cái nhìn tức tối của chồng:

    “Làm gì thế! Nếu anh không có can đảm đánh Hy thì một là xin lỗi người ta, hai là nhận mình chịu thua. Như vậy từ nay anh bớt cái thói hay khoe mình có nhiều can đảm hơn mình có. Không, nếu anh định cướp lấy cái chìa khóa này thì tôi sẽ nuốt chửng nó ngay. Tôi lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ cho một người có bản tính yếu đuối và một người có bản tính xấu xa, tôi được hai người thưởng bằng một sự vô ơn, bội bạc, mù quáng, ngu dốt đến không tưởng tượng được. Anh Kha, tôi đương bên vực anh, anh và cả nhà anh, thế mà anh dám ngờ tôi xấu bụng. Thực tôi muốn Hy lúc này đấm anh nhừ tử!”

    Kha định giằng lấy chìa khóa nhưng Liên muốn chắc ăn ném ngay chìa khóa và giữa đám lửa. Thấy vậy, Kha run lẩy bẩy cả người và mặt tái xanh như sắp ngất đi. Kha vịn vào thành một chiếc ghế, lấy tay che mặt. Liên kêu lên:

    “Trời đất ơi, ngày xưa người ta đã phong anh là một tráng sĩ. Chúng ta thua rồi. Chúng ta thua rồi. Hy cũng không bao giờ giơ một ngón tay để trị anh, cũng như vua không bao giờ ra lệnh cho quân sĩ mình tiêu diệt một đàn chuột nhắt... Can đảm lên, anh Kha! Không ai làm hại đâu. Anh không phải là một cừu non, anh chỉ là một con thỏ con đương bú sữa mẹ.”

    Hy nói:

    “Tôi mong cô sống vui vẻ với anh chàng nhát này, anh chàng không có máu mà chỉ toàn sữa trong người. Tôi khen cô đã biết chọn người. Đấy, con người run sợ, phun cả bọt mép thế này mà cô đã thích hơn tôi! Tôi không muốn thọi y một quả đấm nhưng nếu được lấy chân đạp y một cái chắc cũng được hưởng một sự khoan khoái lớn. Anh chàng sẽ khóc? Hay là sẽ ngất đi vì sợ?”

    Hy đến gần và hất mạnh một cái vào thành ghế Kha ngồi. Giá Hy đứng xa thì hơn: Kha bất thình lình nhẩy lùi một cái và thoi vào cổ họng Hy một quả đấm có thể đánh ngã một người nhẹ cân hơn. Trong một phút Hy thở hổn hển. Kha nhân lúc Hy còn nghẹn cổ liền do cửa sau đi ra sân và từ đó trở lại phía cửa trước.

    Liên nói:

    “Thế là từ đây anh hết đường đi lại. Bây giờ anh đi đi. Nhà tôi sẽ quay lại với súng và người tiếp viện. Nếu mà Kha đã nghe lọt câu chuyện chúng ta nói lúc nẫy thì nhất định không bao giờ Kha tha thứ. Anh đã cho anh ấy một vố đau, anh Hy ạ. Thôi đi đi... đi mau. Tôi không muốn anh bị dồn vào cạm bẫy của Kha.”

    Hy nói oang oang:

    “Cô tưởng tôi đi ngay khi bị một người đấm rát cổ? Không, không! Trước khi tôi ra khỏi nhà này tôi phải đè bẹp xương sườn nó như đè bẹp một hạt dẻ mục. Không để tôi đập cho nó một trận thì lần khác tôi sẽ giết nó. Vì vậy nếu cô còn quí mạng sống của nó, cô nên để tôi đuổi theo nó.”

    Tôi ngắt lời Hy và bịa ra một câu nói dối:

    “Cậu ấy không trở lại đây đâu. Kia kìa, bác nuôi ngựa và hai người làm vườn, mỗi người một cây gậy và ông chủ đương rình ở cửa sổ xem tụi kia có làm theo lệnh mình không.”

    Những người làm vườn và anh bồi ngựa có ở đấy thật, nhưng Kha cũng đứng với họ. Cả bọn rẽ vào sân. Hy, nghĩ lại, quyết định tránh đánh nhau với bọn tôi tớ. Chàng ta cầm lấy thanh sắt cời than nậy bật khóa cửa trong rồi bỏ đi trong lúc bọn kia vào.

    Liên bảo tôi theo lên gác. Nàng gieo mình xuống chiếc ghế nệm dài:

    “Vú ạ, tôi gần muốn điên. Đầu tôi như búa bổ. Vú bảo cô Sa lánh mặt đi. Bao nhiêu chuyện đều do cô ấy cả. Nếu cô ấy hay nguời nào khác đến làm tôi tức thêm thì tôi sẽ hóa dại mất. Rồi tối nay vú gặp cậu vú nói là tôi có cơ bị ốm nặng. Mà tôi mong tôi bị ốm thật. Cậu ấy làm tôi sợ hãi và đau khổ hết sức. Tôi muốn làm vậy cho cậu ấy hoảng. Ngoài ra, cậu ấy đến lại giở một tràng chửi rủa, phàn nàn; tôi, tôi chắc cãi lại quá. Có trời biết câu chuyện sẽ đi đến đâu. Vú Diễn, vú có làm thế không? Vú biết tôi không có điều gi đáng trách trong vụ này. Cái gì xui cậu ấy đâm ra nghe trộm.

    Chuyện Hy nói, sau khi vú đi khỏi, có vẻ xúc phạm thật, nhưng tôi có thể làm cho cô Sa xa hẳn Hy ra, còn những chuyện khác có kể làm chi. Bây giờ cái gì cũng hỏng hết chỉ vì muốn nghe trộm người ta nói xấu mình. Nếu cậu không nghe trộm chuyện chúng tôi nói thì chắc cậu cũng chẳng đến nỗi tệ thế. Thực tình khi nghe cậu ấy nói với tôi bằng một cái giọng bực mình, quá ư vô lý, sau khi tôi đã vì chồng mắng Hy đến khản cả cổ, tôi chẳng thèm để ý đến hai người sẽ làm gì nhau nữa. Trước hết tôi chỉ cảm thấy ngay là câu chuyện cãi cọ dù xoay chiều nào thì xoay, chúng tôi phải tan rã, mà có trời biết tan rã trong bao lâu! Được, nếu tôi không còn giữ được tình bạn của Hy...nếu Kha còn ti tiện và ghen tuông quá, tôi sẽ cố làm cho tim của hai người tan nát bằng cách làm cho tim tôi tan nát. Đó là một lối mau chóng nhất để cho xong mọi chuyện khi người ta đẩy tôi vào đường cùng! Cho đến bây giờ Kha rất có ý tứ, không chọc tức tôi.... Vú cần phải chỉ rõ cho cậu ấy biết không giữ ý tứ như trước là nguy hiểm lắm, vú phải nhắc cho cậu ấy biết bản tính tôi là bản tính đắm đuối tình cảm, nếu bị kích thích quá có thể trở nên cuồng bạo. Tôi cũng không muốn vú lạnh lùng như thế kia và vú không có vẻ gì lo lắng cho tôi cả.

    Vẻ lầm lì của tôi, cô chủ tôi chắc cho là chướng mắt, vì thật ra những lời dặn dò của cô ấy rất thành thực. Nhưng tôi nghĩ một người có quyết tâm nghĩ trước đến những mưu mô lợi dụng cơn giận dữ của mình thì người đó cũng có đủ nghị lực, tự kiềm chế được mình ngay khi mình đương tức giận. Và tôi không muốn làm “cho cậu ấy hoảng” như cô chủ dọa, chỉ làm tăng sự phiền não của Kha để thỏa lòng ích kỷ của Liên.

    Vì vậy tôi không nói gì với Kha khi Kha đi về phía buồng khách nhỏ. Nếu hai vợ chồng có cãi nhau thì tôi sẽ tự ý quay lại để nghe.”

    Kha nói, giọng không có vẻ giận dữ, nói một cách mệt mỏi và buồn rầu:

    “Liên cứ ngồi đấy. Anh không đứng lại lâu đâu. Anh đến đây không phải để cãi nhau mà cũng không phải để làm lành. Anh chỉ muốn biết sau việc xẩy ra chiều nay, em còn có ý muốn giao du với...”

    Liên ngắt lời, chân đạp xuống đất:

    “Trời đất ơi, xin anh, van anh tha em ra, đừng nói gì về chuyện ấy bây giờ. Anh bao giờ cũng lỳ lỳ, mạch máu anh chắc toàn nước lạnh. Máu tôi sôi sùng sục mà thấy anh lạnh lẽo quá tôi không chịu được.”

    Kha vẫn kiên nhẫn:

    “Nếu em muốn anh đi thì em hãy trả lời câu hỏi của anh. Em phải trả lời anh. Thái độ hung hăng của em không làm anh sợ đâu. Anh biết rằng nếu em muốn thì em cũng có thể dằn được như bất cứ ai. Từ nay trở đi, em muốn bỏ thằng Hy hay em muốn bỏ anh? Em không thể nào vừa là bạn anh vừa là bạn nó được và anh cương quyết buộc em phải cho anh biết em chọn ai?”

    Liên kêu lên dữ dội:

    “Tôi buộc anh phải để tôi yên một mình. Tôi muốn thế. Anh đi đi... đi ngay đi!”

    Liên kéo giây chuông đến đứt cả giây tôi cũng chỉ đủng đỉnh đi vào. Những cơn giận dữ vô lý và cuồng dại như vậy đến các ông thánh cũng phải bối rối. Liên nằm đấy, đập đầu mình vào thành ghế đệm và nghiến răng mạnh tới nỗi tưởng như chúng tan thành mảnh vụn. Kha đứng nhìn vợ, bắt đầu hối hận và lo sợ. Cậu ấy bảo tôi đi lấy ít nước lã. Liên thì không đủ hơi sức để nói nữa. Tôi mang tới một cốc đầy. Vì Liên không muốn uống, tôi hắt nước vào mặt. Trong mấy giây đồng hồ Liên nằm dài người ra, thân hình cứng đờ, mắt trợn ngược lên, còn hai má đột nhiên mất sắc và tái ngắt trông như người đã chết rồi. Cậu Kha trông kinh hoảng ra mặt.

    Tôi thì thầm:

    “Cậu chẳng có gì phải lo.”

    Tôi không muốn cậu ấy nhượng bộ mặc dù trong thâm tâm tôi cũng thấy lo lo.

    Cậu Kha vừa nói vừa rùng mình:

    “Môi mợ có máu!”

    Tôi gạt ngay:

    “Không sao đâu.”

    Rồi tôi kể cho Kha nghe trước khi cậu ấy vào mợ Liên đã quyết tâm đóng cho cậu xem một tấn kịch hờn uất. Tôi dại quá nói lớn tiếng khiến Liên nghe thấy: nàng nhỏm dậy, tóc rũ rượi trên hai vai, mắt như nẩy lửa, gân cổ và gân bắp tay nổi bật lên một cách bất thường, trông tưởng chừng bị gẫy xương ở một vài chỗ. Nhưng nàng chỉ đứng nhìn quanh một lúc rồi chạy vụt ra khỏi phòng. Kha bảo tôi đi theo, nhưng khi tôi đến cửa buồng nàng, Liên đóng cửa không cho tôi vào.

    Sáng hôm sau... không thấy nàng tỏ ý định xuống ăn sáng, tôi lên hỏi xem Liên muốn cần dùng thức gì không. Nàng dõng dạc trả lời “Không.” Đến giờ uống nước trà, giờ ăn cơm tối và cả ngày hôm sau, cũng vẫn câu hỏi ấy và câu trả lời ấy.

    Về phần Kha, chàng ngồi lì ở trong phòng sách và không hỏi han xem vợ làm những gì...chàng nói chuyện với Sa trong một giờ, nhưng Sa chỉ trả lời lờ mờ, chàng báo cho Sa biết nếu nàng ngu dại cứ để anh chàng khốn nạn ấy tán tỉnh thì không còn gì là tình anh em nữa.

    Chú thích:
    [1]Người Anh thường gọi Châu-Âu là Lục-điạ
    [2]Ăn cướp đường
    (còn tiếp)

    Last edited by giavui; 01-29-2011 at 05:05 AM.

  9. #18
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    Chương 12

    Trong lúc Sa đi vơ vẩn buồn rầu và lúc nào cũng yên lặng trong rừng cây, trong vườn hoa, mắt gần như lúc nào cũng không ráo lệ; trong lúc Kha giam mình với những cuốn sách không bao giờ mở coi, trong lòng bứt rứt vì đợi vợ biết hối, tự ý đến xin lỗi và làm lành; trong lúc Liên khăng khăng nhịn đói, cho là chồng mỗi bữa ăn không thấy mình xuống chắc nghẹn ngào lắm nhưng chỉ vì tự kiêu nên không chạy đến quỳ sụp dưới chân mình; trong lúc đó thì tôi vẫn tiếp tục công việc hàng ngày và yên trí là ở giữa bốn bức tường bao bọc Họa Mi Trang, chỉ có một người đủ sáng suốt, đó là tôi. Tôi không tỏ lời chia buồn cùng Sa, tôi cũng không khuyên răn Liên, cũng không để ý đến những tiếng thở dài của Kha chắc nóng lòng muốn người khác nói đến vợ mình vì mình không được nghe tiếng vợ nói; tôi định cứ để mặc họ xử sự với nhau theo ý họ muốn. Tuy cách ấy rất chậm có kết quả nhưng sau cùng tôi cũng vui vẻ thoáng nhận thấy một tia hy vọng thành công. Ấy là lúc đầu tôi tưởng thế.

    Ngày thứ ba, Liên mở then cửa và vì bình nước uống và nước rửa đều cạn, nàng bảo lấy thêm và đem lên một bát cháo vì nàng cảm thấy mình sắp chết. Tôi coi những lời đó nói ra chỉ cốt để tôi nhắc lại cho Kha nghe. Tôi không tin một lời nào thành thử tôi cứ yên lặng đem cho Liên bánh mì nướng và một ít nước trà. Liên ăn và uống có vẻ ngon lành rồi nàng vật mình xuống gối, hai bàn tay nắm chặt và kêu rền rĩ:

    “Trời ơi! Tôi chết mất chẳng ai thèm để ý đến tôi! Biết thế thà đừng ăn cho xong.”

    Một lúc lâu sau, tôi nghe nàng lẩm bẩm:

    “Không, tội gì mà chết! Mình có chết thì nó sướng hơn! Nó có yêu gì mình. Mình có chết thì nó cũng kệ thây kệ xác mình.”

    Thấy nàng sắc mặt lợt lạt như thây ma và bồng bột một cách thái quá, tôi hỏi:

    “Thưa mợ, mợ cần thứ gì ạ?”

    Liên hất những lọn tóc quăn rũ xuống, nét mặt bần thần hỏi tôi:

    “Con người bất nhẫn ấy đương làm gì vậy? Ngủ gục hay là chết rồi?”

    Tôi đáp:

    “Chẳng phải ngủ cũng chẳng phải chết gì cả, nếu mợ định nói cậu Kha. Câu ấy khỏe như vâm, lúc nào cũng chúi mũi vào sách vở!”

    Nếu tôi biết rõ bệnh trạng của Liên thì tôi đã không nói thế, nhưng tôi vẫn yên trí nàng ốm giả nhiều hơn là ốm thật. Liên sửng sốt kêu lên:

    “Chúi mũi vào sách? Mà ngay trong lúc mình gần kề miệng lỗ. Trời ơi!”

    Nàng nhìn lên chiếc gương treo trước mặt:

    “Không biết Kha có biết mình khác đi nhiều như thế này không? Có phải đây là Yên Liên thật không? Có lẽ Kha tưởng mình giả vờ. Vú không nói với cậu để cậu biết tôi thật sự nguy kịch đến thế nào sao, vú Diễn? Khi tôi mà biết được ý nghĩ của cậu ấy thế nào rồi và nếu còn kịp, thì tôi sẽ chọn một trong hai đường - hoặc là cứ nhịn đói cho chết quách đi, như vậy có thể là một hình phạt cho cậu ấy nếu cậu ấy còn đôi chút lương tâm - hoặc là ráng khỏi bệnh đi rồi đi khỏi nơi đây. Vú này, vú phải thận trọng, vú có nói thật với tôi không đó? Có thực là Kha cứ để mặc xác tôi muốn sống chết ra sao thì ra, có phải không?”

    Tôi đáp:

    “Dạ, thưa mợ, cậu đâu có hay biết đầu óc mợ lộn xộn như thế và cố nhiên là cậu ấy đâu có lo tới chuyện mợ định nhịn ăn cho tới khi chết đói.”

    “Vú không tin hả? Vú không thể nói với cậu ấy rằng tôi sẽ nhịn đói cho đến chết hoặc tôi bỏ nhà ra đi sao? Vú phải nói làm sao cho cậu ấy tin. Vú cứ bảo là vú nghĩ thế, vú tin chắc rằng tôi sẽ làm như vậy.”

    Tôi nhắc:

    “Thôi, mợ. Mợ quên là chiều nay mợ vừa ăn bát cháo ngon lành đấy ư và ngày mai mợ sẽ thấy kiến hiệu ngay.”

    Nàng ngắt lời:

    “Nếu tôi biết chắc là tôi chết đi cậu ấy sẽ chết theo thì tôi tự tử ngay lập tức. Trong ba đêm ghê rợn vừa qua tôi đâu có chợp mắt được phút nào! Trời ơi, tôi đau khổ quá chừng. Tôi bị ma ám, vú Diễn ạ! Tôi có cảm tưởng vú không ưa tôi. Thật lạ, tôi cứ tưởng là mọi người tuy oán ghét khinh bỉ nhau nhưng không thế nào không yêu tôi được... ấy thế mà chỉ trong vòng có vài tiếng đồng hồ, tất cả đều trở thành thù nghịch tôi. Tôi quả quyết là họ thù oán tôi... những người ở trong nhà này. Sắp chết đến nơi mà chung quanh chỉ toàn những bộ mặt lạnh như tiền! Sa thì khiếp sợ không dám nhìn con Liên này chết. Ghê quá mà! Còn Kha thì lạnh lùng đứng bên giường xem ta chết rồi cầu nguyện cảm ơn Chúa đã vãn hồi được cảnh yên vui cho gia đình hắn và sau đó lại quay về với những cuốn sách! Trong lúc mình đương ngắc ngoải chết không biết sách vở giúp hắn được cái trò trống gì cho đời!"

    Liên không thể nào chịu nổi cái ý tưởng tôi đã nêu ra rằng Kha đã chịu đựng cảnh ngộ một cách điềm tĩnh như một triết gia. Nàng vật mình vật mẩy, lăn lộn trên giường, rồi cơn giận nổi lên đùng đùng như điên dại; nàng cắn rách chiếc gối, chồm dậy sùng sục đòi tôi mở cửa sổ. Tôi không mở vì bấy giờ đương giữa mùa đông, gió bấc đang ào ào thổi. Tôi đâm hoảng thấy sắc mặt và tính khí nàng biến đổi bất thường và sực nhớ lại trận ốm trước, bác sĩ dặn không nên làm nàng phật ý. Mới phút trước nàng còn hung hăng làm dữ thế mà chỉ phút sau, nàng đã hiền khô, chống một tay lên giường, không còn để ý đến việc tôi từ chối không làm theo ý nàng nữa. Rồi hình như nghĩ ra được trò chơi con nít, nàng ngồi rút ra những chiếc lông chim từ những chiếc gối nàng vừa cắn rách, xếp ra từng loại một, bày lên vải giường để chơi: trí óc nàng đã lạc tận đâu đâu mất rồi!”

    Liên lẩm bẩm nói một mình:

    “Lông kia là lông gà, lông này là lông vịt, lông này là lông bồ câu. A, người ta nhồi lông bồ câu vào gối.. thảo nào mà mình không sao chết được! Thôi chốc nữa nằm xuống mình nhớ vứt nó xuống sàn... đây là lông gà rừng còn đây đích thị là lông con te-te không lẫn vào đâu được. Giống chim dễ thương này vẫn lượn trên đầu mình giữa đồng cỏ hoang. Nó muốn về tổ vì nó thấy mây đen kéo tới báo trời sắp mưa. Chiếc lông này người ta nhặt trên cây thạch thảo, com chim không bị bắn...bọn này thấy tổ nó mùa đông, tổ đầy những bộ xương nho nhỏ. Hy đặt cái bẫy phía trên và mấy con chim lớn không dám trở về. Sau lần ấy mình bắt Hy phải thề không được bắn te-te và Hy đã giữ lời. A, đây lại có nữa này! Anh Hy có bắn te-te không, vú Diễn? Có con nào lông đỏ không? Để tôi xem nào...”

    Tôi ngắt lời Liên:

    “Thôi, bỏ cái trò con nít ấy đi! Mợ nằm xuống đi và nhắm mắt lại, mợ nói sảng rồi. Bừa quá đi mất. Lông bay tứ tung như tuyết thế này này!”

    Tôi giựt lấy chiếc gối, lật úp những lỗ thủng xuống nệm. Vì Liên lôi ra từng nắm lông tôi phải đi khắp phòng nhặt lên.

    Liên lại nói như người mơ ngủ:

    “Vú Diễn này, tôi thấy vú là một bà già tóc bạc lưng còng... Đấy năm mươi năm sau thì vú sẽ như thế đấy. Còn bây giờ thì tôi biết vú chưa đến nỗi như vậy. Vú nhầm rồi, tôi đâu có nói sảng! Nếu tôi mê sảng thì tôi đã tin rằng hiện thời vú là cái mụ già khoằm kia còn tôi thì đang nằm ở dưới ngọn Băng-Thạch Nham. Tôi rất sáng suốt, tôi biết rõ lúc này đang đêm trên bàn có hai ngọn nến chiếu sáng vào cái tủ đen bóng.”

    Tôi hỏi:

    “Cái tủ đen? Đâu? Đúng là mợ nó mê rồi!”

    Liên đáp:

    “Tủ kê sát tường kia, nó vẫn ở đấy từ bao giở bao giờ. Trông nó thực là kỳ quái... Tôi thấy một cái mặt ở trong ấy!”

    “Từ trước đến giờ làm gì có cái tủ nào trong phòng?”

    Tôi ngồi xuống, vén màn lên để xem chừng nàng. Liên vừa hỏi lại, vừa chăm chú nhìn vào tấm gương:

    “Thế vú không thấy cái mặt kia sao?”

    Tôi nói mãi mà không sao làm cho nàng hiểu đó chính là bóng của nàng, sau cùng tôi phải đứng dậy lấy một chiếc khăn phủ lên tấm gương.

    Liên vẫn nói, giọng sợ sệt:

    “Nó vẫn ở đằng sau ấy! Nó đang cựa quậy đấy. Ai thế? Khi nào vú đi khỏi rồi tôi chỉ cầu nó đừng ra đây! Trời đất! Vú Diễn ơi! Phòng này có ma! Ở đây một mình tôi sợ lắm!”

    Người nàng cứ run lên bần bật, mắt nàng không rời nhìn về phía cái gương nên tôi phải cầm lấy tay nàng, vỗ về cho nàng trấn tĩnh lại.

    Tôi cố giải thích:

    “Có ai ở đấy đâu nào! Chính mợ đấy, mợ Kha ạ! Vừa lúc nãy mợ cũng biết thế mà.”

    Liên giật mình nói:

    “Chính tôi à? Kìa, đồng hồ đánh mười hai tiếng. Thế là đúng rồi. Ghê quá đi mất!”

    Nàng túm lấy tấm vải giường kéo lên che mắt. Tôi định lẻn ra cửa gọi Kha nhưng một tiếng hét thất thanh giữ tôi lại. Chiếc khăn rớt khỏi tấm gương.

    Tôi quát lên:

    “Cái gì thế? Bây giờ thì ai nhát gan nào? Tỉnh dậy! Tấm kính... tấm gương đó mà, mợ Kha. Mợ soi hình mợ trong đó, có cả tôi nữa, tôi đứng cạnh mợ đấy mà.”

    Liên run lẩy bẩy, mặt ngơ ngác, túm chặt lấy tôi.Nhưng vẻ kinh hãi trên mặt nàng biến dần đi, sắc diện tái mét bây giờ đỏ lên vì thẹn. Nàng thở dài:

    “Trời ơi! Tôi cứ ngỡ tôi đương ở nhà, tôi tưởng tôi đang nằm trong phòng của tôi ở Gió Hú. Tôi yếu quá nên đầu óc cứ rối loạn lên, tôi la hét mà không biết. Vú đừng nói gì nhé, ở lại đây với tôi. Tôi sợ ngủ lắm, những cơn mê làm tôi sợ hết hồn.”

    “Mợ cố ngủ đi. Ngủ được nó khỏe người ra. Có như thế này mợ mới biết và không nhịn đói nữa.”

    Liên vặn tay nói chua chát:

    “Trời ơi! Giá tôi được nằm trên giường trong ngôi nhà cũ của tôi! Và tiếng gió vi vu thổi trong lá thông bên cửa sổ. Để yên cho tôi cảm thấy hơi gió ấy một chút... nó chạy thẳng xuống rừng cỏ... để yên cho tôi hít một hơi cho thỏa!”

    Tôi ra mở cửa sổ để ngỏ vài giây cốt cho nàng bình tĩnh lại. Một cơn gió lạnh lùa vào, tôi vội đóng cửa ngay và quay về ghế ngồi. Lúc này, Liên đã ngồi yên, mặt đầm đìa nước mắt. Thân thể quá mỏi mệt làm cho tinh thần nàng dịu hẳn. Mợ chủ nóng tính của tôi bây giờ chẳng khác nào một đứa con nít rên rỉ hờn giỗi.

    Đột nhiên như chợt tỉnh, Liên hỏi:

    “Tôi tự giam ở đây bao lâu rồi, vú Diễn?”

    “Từ chiều thứ hai cho đến giờ là đêm thứ năm. Đúng ra phải nói là sáng thứ sáu rồi đấy.”

    Nàng ngạc nhiên:

    “Sao? Chưa được một tuần à? Mới có mấy hôm thôi à?”

    “Thưa, chỉ có mấy hôm nhưng sống toàn bằng nước lã với giận hờn thì kể cũng là lâu rồi đó.”

    Nàng có vẻ nghi ngờ, lẩm bẩm:

    “Hừ, mấy hôm mà như một chuỗi giờ chán ngắt. Lẽ ra phải lâu hơn nhiều nữa... tôi nhớ đương ở phòng khách nhỏ sau khi họ cãi nhau. Kha đã khiêu khích ác liệt và tôi thì thất vọng chạy vội về phòng này. Tôi chỉ kịp gài then cửa xong thì bóng đen bao trùm lấy tôi và tôi ngã vật xuống sàn... Tôi không thể giải thích cho Kha hiểu rằng tôi tin chắc mình đang lên cơn hoặc sắp phát điên nếu Kha cứ một mực trêu tức tôi! Tôi không điều khiển nổi lưỡi và óc mình nữa và tôi chắc Kha không đoán được nỗi đau khổ của tôi. Tôi chỉ còn vừa đủ lý trí để chạy trốn khỏi bộ mặt và tiếng nói của Kha mà thôi. Trước khi tôi bắt đầu tỉnh lại để có thể nghe thấy, trông thấy được thì trời đã sáng rồi. Vú Diễn này, để tôi nói vú nghe những ý nghĩ của tôi, chúng cứ lởn vởn trong đầu tôi đến nỗi tôi đâm sợ không khéo mình sẽ mất trí... Trong khi tôi nằm đầu kê sát chân bàn kia mắt lờ mờ nhận ra cái khung vuông màu xám cửa sổ, tôi ngỡ mình đang nằm trong cái giường quây ván gỗ sồi ở Gió Hú và tim tôi quặn đau với một nỗi buồn da diết quá mà khi tỉnh giấc tôi không sao nhớ ra nổi. Tôi cố sức nhớ lại xem vì lẽ gì thì lạ quá đi mất: toàn bộ bẩy năm vừa qua của đời tôi là một khoảng rỗng! Tôi hoàn toàn không nhớ tí gì trong bẩy năm ấy. Chỉ nhớ hồi tôi còn là một đứa bé, cha tôi vừa được chôn cất xong, tôi đau khổ vì anh Hạnh bắt tôi phải xa Hy. Đó là lần đầu tiên tôi bị bỏ trơ trọi một mình, tôi khóc suốt đêm rồi mệt ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh dậy đưa tay lên để đẩy tấm ván giường thì lại đụng phải cái gầm bàn! Tôi quệt tay dọc theo tấm thảm và vụt nhớ ra: nỗi buồn khổ vừa rồi bỗng chìm vào cơn tuyệt vọng đến cùng độ. Tôi không hiểu tại sao mình lại buồn khủng khiếp đến thế, chả có nguyên do gì cả, như thể có một lúc thần trí tôi bị thác loạn. Nhưng giả sử hồi tôi mới mười hai tuổi tôi bị đẩy ra khỏi Gió Hú, đẩy ra khỏi những liên hệ thời thơ ấu và toàn bộ thế giới của tôi với Hy, để - đùng một cái - trở thành bà Kha, bà chủ Họa Mi Trang, vợ của một người xa lạ. Tôi bị tống xuất ra khỏi thế giới của tôi, bơ vơ trong cảnh lưu đầy. Vú Diễn, vú có thể tưởng tượng được không, chỉ một thoáng thôi, cái vực thẳm mà tôi bị lăn xuống! Vú cứ việc lắc đầu, tôi đảo điên cũng một phần tại vú đấy! Lẽ ra vú phải nói với Kha, ừ đúng thế, vú phải bắt anh ấy để tôi yên! Trời ơi! Nóng quá đi mất! Ước gì mình đang ở ngoài trời. Ước gì mình trở lại thời con gái, thời man dại, can trường, tự do... Ai chửi cũng chỉ cười, không phát điên phát cuồng lên! Sao tôi lại thay đổi đến thế nhỉ? Tại sao chỉ mới nghe có mấy lời mà máu tôi đã sôi lên sùng sục? Nếu tôi được sống trở lại giữa đám thạch thảo trên mấy ngọn đồi kia thì chắc chắn tôi bình phục ngay... Mở cửa sổ ra! Mở rộng ra! Cứ để cửa ngỏ cho tôi! Nhanh lên...”

    Tôi đáp:

    “Tôi không muốn mợ chết cóng.”

    Liên buồn bã nói:

    “Vú không muốn cho tôi sống thì có. Nhưng tôi đâu đến nỗi kiệt sức! Tôi mở lấy cho mà xem!”

    Tôi chưa kịp ngăn thì nàng đã tụt xuống giường, đi loạng quạng qua phòng, đẩy cánh cửa thò hẳn đầu ra ngoài, bất chấp hơi lạnh buốt bên ngoài như lưỡi dao cắt đôi vai nàng. Lúc đầu còn năn nỉ sau tôi phải dùng sức kéo nàng vào. Không ngờ trong cơn mê sảng sức nàng lại mạnh hơn tôi nhiều (về sau qua cử chỉ và lời nói, tôi mới biết là nàng mê sảng thực).

    Trời không trăng. Qua làn sương phủ mơ hồ vạn vật chìm trong bóng tối. Không một căn nhà nào, xa cũng như gần, còn ánh đèn; tất cả đều tắt ngúm từ lâu. Còn đèn ở Gió Hú thì không bao giờ thấy cả... Thế mà nàng cứ bảo là có ánh sáng le lói.

    Nàng hăm hở reo lên:

    “Vú trông kìa! Phòng tôi đấy, với ngọn đèn bên trong và hàng cây đong đưa phía trước... Còn ngọn đèn kia ở trong phòng Dọi sát mái nhà... Dọi thức khuya thật, phải không vú? Bác ta đợi tôi về để còn khóa cổng. Thôi, cứ để bác ấy đợi một lúc nữa. Đường đi vất vả, lại qua nghĩa địa Diên Mễ Tôn nữa chứ! Chúng tôi bất chấp những hồn ma ỏ đấy, thách nhau đứng giữa mồ mà gọi ma tới. Này anh Hy, bây giờ em thách anh đấy, anh có dám đi ra đấy không? Nếu anh dám, em sẽ giữ anh lại. Em không muốn nằm đấy một mình, người ta có thể chôn em dưới bốn thước sâu và xô cả nhà thờ đổ ụp lên, em chưa thể nào yên được chừng nào anh chưa ở bên em.”

    Nàng ngừng lại một lát rồi nói tiếp, miệng cười quái gở:

    “Anh ấy còn đắn đo... có ý muốn mình đến cơ! Hãy kiếm cách đi chứ! Đừng có đi qua nghĩa địa nghe! Sao chậm thế! Bằng lòng đi nhé, xưa nay anh vẫn theo em cơ mà...”

    Thấy cãi lý với người điên cũng vô ích, tôi tính làm cách nào để vừa tìm được cái gì phủ lên người nàng vừa không phải buông tay giữ nàng ra, vì tôi thấy không thể nào bỏ nàng một mình trước cửa sổ mở rộng ấy. Trong lúc còn đang loay hoay tôi giật mình nghe tiếng quả đấm cửa quay lách cách và cậu Kha bước vào. Lúc ấy cậu Kha vừa rời phòng sách, đi qua hành lang cậu nghe thấy chúng tôi nói chuyện và sự tò mò hoặc lo sợ đã khiến cậu vào xem có chuyện gì xẩy ra vào cái giờ khuya khoắt này.

    Thấy cảnh tượng và không khí giá lạnh trong phòng, cậu Kha chưa kịp kêu lên thì tôi đã chặn ngay:

    “Ồ, thưa cậu! Mợ bị bệnh và liều lĩnh quá, tôi không thể nào giữ nổi. Tôi van cậu, cậu lại dỗ mợ lên giường ngủ đi, cậu đừng giận mợ nữa. Lúc này mợ khó bảo lắm, mợ cứ khăng khăng làm theo ý mình thôi!”

    Kha chạy vội tới kêu lên:

    “Liên bệnh sao? Vú đóng cửa lại đi! Liên! Làm sao...”

    Kha im bặt. Vẻ hốc hác của Liên khiến cậu lặng người đi không nói được nữa. Cậu đưa mắt thất kinh hết nhìn Liên lại nhìn tôi. Tôi nói tiếp:

    “Mợ nằm đây hờn dỗi mấy hôm nay không ăn uống gì cả, cũng không than vãn gì cả. Mợ lại không cho một ai vào phòng cho đến tận chiều nay, cho nên chúng tôi không rõ tình trạng ra sao để trình với cậu. Nhưng chắc cũng không sao đâu...”

    Tôi thấy mình tự bào chữa vụng về quá. Kha cau mày nghiêm giọng nói:

    “Có thật không sao không, vú Diễn? Rồi đây vú phải nói rõ tôi nghe vì sao vú lại không cho tôi biết về tình trạng của mợ!”

    Rồi chàng ôm vợ trong tay, đau khổ nhìn nàng. Thoạt đầu Liên không nhận ra chồng; đôi mắt nàng lơ láo không nhìn thấy Kha. Tuy nhiên, chứng mê sảng không lâu; sau khi thôi ngắm cảnh tối đen bên ngoài, Liên dần dần chú ý đến chàng và nhận ra người đang ôm mình. Nàng giận dỗi nói:

    “À, anh đã đến đấy à, anh Tôn Kha. Anh đúng là cái loại khi cần đến thì chả bao giờ thấy mặt, khi không cần thì lại lu lù dẫn xác đến. Chắc bây giờ mình lại sắp sửa được nghe những lời than khóc não nùng đây... Tôi biết trước rồi mà... nhưng có than khóc cũng chả ngăn nổi tôi tới nơi yên nghỉ chật hẹp của tôi ở đằng kia trước khi hết mùa xuân này. Nơi yên nghỉ đó không nằm dưới mái nhà thờ của nhà họ Tôn anh đâu, mà nó ở giữa trời với một tấm bia đá. Và anh tùy thích, muốn đi với họ thì đi, muốn đến với tôi thì đến.”

    Kha nói:

    “Liên, em làm sao thế? Em chẳng coi anh ra gì nữa sao? Em yêu cái thằng khốn, thằng Hy...”

    Liên lớn tiếng:

    “Anh im ngay! Anh mà còn đá động đến cái tên ấy thì tôi sẽ lao mình ra ngoài cửa sổ ngay lập tức cho xong đời! Cái thân xác anh đang ôm đây bây giờ còn là của anh, nhưng sau này khi mà anh đặt được tay lên người tôi lần nữa thì hồn tôi đã ở trên ngọn đồi kia rồi... Anh Kha, tôi không cần anh nữa...tôi hết cần anh rồi...đi mà ôm lấy đống sách vở của anh... tôi cũng mừng cho cái thân anh có cái để mà an ủi vì những gì anh có nơi tôi đã hết rồi...”

    Tôi xen vào nói:

    “Mợ mê sảng đó cậu ạ. Suốt từ chiều đến giờ mợ cứ nói chả ra đâu vào đâu. Nhưng cứ để mợ yên và săn sóc cẩn thận mợ sẽ hồi lại ngay. Thôi từ nay trở đi mình phải cẩn thận nên tránh làm mợ phật ý...”

    Kha đáp:

    “Tôi không khiến vú dậy tôi. Vú biết tính mợ đấy thế mà vú cứ xúi tôi làm phiền mợ. Bệnh tình mợ như thế đấy mà vú để ba ngày nay không cho tôi biết một tí gì. Thật là nhẫn tâm! Giá có ốm mấy tháng cũng không đến nỗi tiều tụy thế này!”

    Thấy mình bị mắng oan tôi tức quá cãi lại:

    “Tôi biết tính mợ ương ngạnh và độc đoán nhưng tôi lại không thể ngờ là cậu muốn nuông cái tính hung dữ của mợ như thế! Tôi đâu biết là muốn chiều lòng mợ tôi phải làm ngơ cho cậu Hy. Tôi có bổn phận của một người đầy tớ ăn ở hết lòng với chủ nên mới nói cho cậu biết chuyện, thế mà cậu còn trách tôi. Thôi được, cái đó dậy tôi lần sau tôi phải cẩn thận. Lần sau thì cậu ráng mà tìm hiểu lấy.”

    Kha nói:

    “Lần sau vú còn mách lẻo nữa thì tôi sẽ cho vú nghỉ việc ngay.”

    “Vậy tôi chắc cậu không muốn nghe chuyện gì hết. Thưa cậu có phải như vậy không? Hy được cậu cho phép lại tán tỉnh cô Sa và hễ có dịp cậu vắng nhà là mò tới với mục đích đầu độc mợ phản bội cậu, có phải không?”

    Liên tuy đầu óc rối loạn nhưng vẫn còn đủ sáng suốt để theo rõi cuộc đấu khẩu giữa cậu Kha và tôi. Nàng tức giận kêu lên:

    “A! Vú Diễn chơi trò phản bội. Vú là kẻ thù dấu mặt của tôi... vú ma quái! Đòn xóc hai đầu phải không? Buông tôi ra, để tôi cho nó một trận, cho nó chừa cái thói đó đi!”

    Dưới đôi mày của Liên loé lên một ánh điên cuồng nộ. Nàng vùng vẫy nhưng không thoát ra khỏi vòng tay Kha. Thấy chẳng nên đợi xem kết cuộc ra sao tôi bỏ đi tìm thầy tìm thuốc cho nàng.

    Khi tôi đi qua vườn để ra đường cái, đến chỗ cái móc buộc cương ngựa vào tường, tôi thấy có một vật gì trăng trắng lúc lắc một cách khác thường. Tuy vội tôi cũng đến xem và ngạc nhiên lo sợ hết sức vì con chó của cô Sa, con Phan-Nhi, bị treo lên bằng một chiếc khăn tay và sắp chết ngạt. Tôi vội gỡ nó xuống và đỡ nó vào trong vườn. Trước khi cô Sa đi ngủ tôi đã thấy con chó theo cô lên lầu, không hiểu sao nó lại bị treo cổ ở đây, mà người nào lại độc ác đối xử với nó như vậy.

    Trong lúc tôi loay hoay mở cái nút buộc ở móc, có mấy lần dường như tôi nghe mơ hồ có tiếng chân ngựa chạy ở xa xa. Lúc bấy giờ đầu óc tôi rối bời nhiều chuyện nên trí tôi không suy nghĩ gì về chi tiết đó, mặc dầu đó là tiếng tiếng động khác thường ở vùng này vào lúc hai giờ sáng.

    Khi tôi đến đầu đường thì may quá gặp ông đốc tờ Kiên ở nhà đi ra thăm một bệnh nhân trong làng; nghe tôi kể về bệnh trạng Liên, ông vội theo tôi về ngay. Ông Kiên là người ngay thẳng, bộc trực, ông tuyên bố trắng ra là Liên lên cơn đau lần này e khó thoát chết, trừ khi nàng chịu nghe lời chỉ dẫn của ông thật cẩn thận hơn lần trước. Ông nói:

    “Bà Diễn này, tôi chắc thế nào cũng có một nguyên do gì khác về vụ này. Có chuyện gì xẩy ra ở Họa Mi Trang thế? Tôi nghe người ta nói có nhiều chuyện lạ lắm. Một người to khỏe như cô Liên đâu có thể hơi một chút là ốm như thế được. Chỉ có chuyện gì ghê gớm lắm mới làm cho những người như cô ấy lên cơn sốt và giở chứng như vậy. Thế nào, sự thể bắt đầu ra sao?”

    Tôi đáp:

    “Cậu chủ tôi sẽ kể ông nghe. Ông đã quen với tính khí nóng nẩy của mấy người họ Yên như thế nào rồi, mà mợ Liên thì thật là hết chỗ nói. Tôi có thể nói như thế này... câu truyện xẩy ra bắt đầu bằng một trận cãi nhau. Trong cơn giận dữ, mợ tôi lên cơn sốt. Ấy là mợ tôi kể lại như vậy vì lúc lên cơn, mợ tôi chạy vào phòng khóa cửa lại. Sau đó mợ không chịu ăn uống gì cả. Bây giờ thì hết nói mê nói sảng lại như nửa tỉnh nửa mê, trong đầu toàn những ý tưởng mơ hồ, quái gở, tuy mợ vẫn nhận ra được những người xung quanh.”

    Ông Đốc Kiên dò hỏi:

    “Chắc cậu Kha buồn lắm nhỉ?”

    “Buồn? Cậu tôi đau lòng lắm nếu có chuyện gì xẩy ra. Nếu không cần thiết xin ông Đốc đừng nói gì để cho cậu tôi phải lo nhớ!”

    “Hừ, tôi đã bảo cậu ấy phải coi chừng, cậu ấy không nghe thì cứ ráng mà chịu lấy! Gần đây cậu ấy có thân thiện với Hy không?”

    Tôi đáp:

    “Hy thường đến thăm Họa Mi Trang, nhưng đến là vì mợ tôi quen biết Hy từ thuở nhỏ hơn là vì cậu tôi thích giao thiệp với Hy. Bây giờ thì hắn khỏi phải mất công đến nữa, hắn đã tỏ ra ngấp nghé cô Sa một cách lếu láo, chắc chẳng ai cho hắn ta tới nữa đâu.”

    Ông Đốc lại hỏi:

    “Thế còn cô Sa, có cảm tình gì với hắn không?”

    Không muốn kéo dài câu chuyện, tôi đáp:

    “Cô ấy có tâm sự với tôi đâu mà tôi biết.”

    Ông Kiên lắc đầu nói:

    “Chính thế, cô ấy kín đáo lắm, nghĩ sao làm vậy chả bao giờ hỏi ý kiến ai cả. Nhưng cô ấy khờ lắm! Tôi được một người đáng tin cậy cho biết là đêm qua, một đêm đẹp trời, Sa và Hy đã dắt nhau đi chơi ở đồn điền ngay phía sau Họa Mi Trang đến hơn hai tiếng đồng hồ. Hy đã không cho Sa về nhà mà ép lên ngựa đi luôn với hắn. Người ấy nói Sa không biết cách nào khác đành phải thề danh dự là lần tới gặp nhau sẽ đi, để cô về chuẩn bị đã. Lần sau là bao giờ thì người ấy không nghe rõ nhưng bà phải nói cho cậu Kha biết, thúc cậu ấy lưu ý cẩn thận.”

    Tin này lại làm cho tôi thêm một mối lo nữa. Tôi vội đi trước ông Kiên, gần như vừa đi vừa chạy. Con chó con vẫn còn sủa ăng ẳng trong vườn. Tôi mất một phút mở cổng cho nó, nhưng thay vì chạy về phía cổng nhà, nó lại chạy đi chạy lại hít hít ngọn cỏ và nếu tôi không giữ lại kịp đưa nó vào nhà thì nó đã chạy ra đường cái rồi.

    Khi lên tới phòng Sa, điều tôi nghi ngờ đã thành sự thật: phòng Sa trống trơn. Giá tôi phát hiện sớm hơn vài tiếng đồng hồ thì có lẽ tin Liên ốm nặng sẽ cầm chân cô bé dại dột kia lại, giờ thì còn làm gì được nữa! Nếu đuổi theo ngay tức khắc thì may ra có thể bắt kịp họ. Nhưng tôi không thể đuổi theo họ, tôi không muốn đánh thức mọi người trong nhà dậy và làm cả nhà nhốn nháo lên...tôi cũng lại không thể cho cậu tôi biết trong lúc cậu còn đương mải lo chuyện rắc rối buồn phiền và không còn lòng dạ nào để lo thêm một chuyện buồn nữa!

    Tôi thấy mình chẳng làm gì khác hơn được là ngậm miệng, để mặc câu chuyện đó đã. Khi ông Kiên tới nơi, tôi cố tạo một bộ mặt thật bình tĩnh gượng gạo để báo tin.

    Liên đương ngủ nhưng không yên giấc. Người chồng đã xoa dịu cơn điên cuồng của nàng, giờ đây đang cúi xuống chiếc gối theo dõi từng nét thay đổi trên gương mặt đau khổ của vợ.

    Khám bệnh xong, giọng đầy tin tưởng, ông Đốc bảo cậu tôi rằng bệnh có thể chữa được nếu chúng tôi giữ cho Liên được hoàn toàn yên tĩnh. Tuy nhiên ông nói riêng cho tôi biết là điều đáng lo không phải là cái chết mà là sợ nàng sẽ bị loạn óc luôn không chữa khỏi được.

    Đêm đó, tôi không sao nhắm mắt được, cả cậu tôi cũng thế. Thực ra, chúng tôi không hề ngả lưng lấy được một phút. Đám gia nhân cũng dậy sớm hơn thường lệ, đi lại rón rén, gặp nhau chỉ thì thầm chứ không dám to tiếng. Người nào cũng bận rộn, duy chỉ có Sa là không thấy bóng dáng đâu; mãi rồi mọi người mới để ý bảo nhau sao cô ấy ngủ trưa thế. Cả cậu Kha cũng phải hỏi cô em đã dậy chưa, chàng tỏ vẻ sốt ruột thấy vắng mặt cô và mích lòng thấy cô em lãnh đạm đối với chị dâu. Tôi thì tôi chỉ lo cậu ấy sai tôi đi gọi Sa, nhưng may quá đã có người giúp tôi khỏi cái nạn là người đầu tiên báo tin Sa đã bỏ nhà ra đi. Chả là có một chị người làm có tính láu táu đi Diên Mễ Tôn từ sớm mua đồ, chị ta hộc tốc chạy lên lầu, miệng há hốc ra, phăng phăng đi vào phòng, kêu bô bô lên:

    “Ôi trời đất ơi! Khổ quá! Không biết rồi ra còn chuyện gì nữa đây? Ông chủ ơi, ông chủ, cô...”

    Thấy nó làm ầm ỹ lên, tôi giận quá, mắng át đi:

    “Có câm cái miệng đi không!”

    Cậu Kha nói:

    “Nói khẽ chứ, Mai, cái gì thế? Cô làm sao?”

    Nó vừa thở vừa đáp:

    “Cô con đi rồi, cô con đi rồi! Trốn đi với cậu Hy!”

    Kha hoảng hốt đứng bật dậy, kêu:

    “Vô lý! Không thể có chuyện ấy được... đầu óc mày làm sao mà lại nẩy ra ý nghĩ ấy? Vú Diễn, đi kiếm cô ấy xem... chuyện bậy bạ... không lẽ nào lại có chuyện như thế được.”

    Vừa nói cậu vừa lôi con ở ra cửa, hỏi nó vì lẽ gì nó lại dám nói như vậy. Nó ấp úng:

    “Dạ, con đi đường gặp một thằng bé quen vẫn đến đây lấy sữa, nó hỏi con ở nhà có chuyện rắc rối xẩy ra phải không? Con tưởng nó hỏi thăm mợ có đau không nên đáp “có”. Thế rồi nó lại hỏi: “Tôi chắc có ai đuổi theo họ phải không?” Con ngạc nhiên ngẩn người ra. Nó biết là con không biết chuyện gì nên nó kể là hồi nửa đêm có một cô một cậu ngừng lại ở một cửa hàng thợ rèn cách Diên Mễ Tôn ba cây số để đóng lại móng ngựa... rồi cô con gái bác thợ rèn đuơng ngủ mò dậy xem và nhận ra cô cậu ấy là ai... nó cam đoan rằng một người là cậu Hy, không thể nào lẫn với ai được, cậu Hy đưa trả cho bố nó một đồng tiền vàng. Còn cô con gái thì lấy áo choàng lên che kín mặt, đòi uống nước và khi uống nước thì cái áo tụt xuống nên nó trông rõ mặt. Hy cầm cả hai giây cương thúc ngựa đi quay lưng về phía làng. Đường xấu mà họ cũng cố phóng nhanh. Con bé không nói lại với bố nhưng sáng nay nó đã vung tin khắp Diên-Mễ-Tôn, ai ai cũng biết chuyện.”

    Tôi chạy lên ngó lấy lệ vào phòng Sa rồi trở lại xác nhận lời con ở nói là đúng. Cậu Kha đã quay về ngồi ở chiếc ghế đặt cạnh giường. Khi tôi vào, ngửng lên thấy vẻ mặt bối rối của tôi, cậu hiểu ngay. Kha lại cúi đầu xuống, không nói gì, cũng không sai bảo gì thêm.

    Tôi hỏi:

    “Thưa cậu, mình có nên đuổi theo tìm cách bắt cô ấy về không? Mình phải làm gì bây giờ?”

    Kha đáp:

    “Nó đi là tự ý nó. Nó thích đi là quyền của nó. Thôi, đừng có nói tới chuyện ấy để làm phiền tôi nữa... Từ giờ trở đi, nó chỉ còn là em gái tôi trên danh nghĩa... không phải là tôi từ bỏ nó, mà chính tự nó từ bỏ tôi.”

    Cậu Kha chỉ nói có thế, không hỏi thêm điều gì, cũng không đả động gì đến Sa nữa, ngoại trừ bảo tôi là bao giờ biết Sa ở đâu thì gửi cho cô ấy tất cả các đồ vật cô ta còn bỏ lại ở nhà.
    (còn tiếp)

  10. #19
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    Chương 13

    Hai người bỏ trốn đi biệt tích luôn hai tháng. Trong hai tháng ấy mợ Kha đã trải qua thời kỳ nguy kịch nhất, nhưng may mà nàng thoát khỏi chứng bệnh mà người ta gọi là não viêm. Ở trên đời này chắc chẳng có bà mẹ nào chăm sóc con mình tận tâm bằng cậu Kha săn sóc mợ ấy. Ngày cũng như đêm cậu ở bên giường vợ, kiên nhẫn chịu đựng tất cả nỗi khổ mà một người thần kinh thác loạn, trí óc mê muội có thể gây ra cho người thân.

    Chính ông đốc tờ Kiên cũng phải nói là Kha có cứu được con người ấy khỏi xuống lỗ thì cũng chỉ được đền đáp bằng những nỗi lo buồn triền miên không dứt mà thôi. Sự thực thì chàng có hy sinh sức khỏe cũng chỉ để cứu vớt một thân thể tàn tạ. Dù vậy, khi nghe ông Đốc nói tính mệnh nàng đã qua khỏi cơn nguy thì cậu tôi cám ơn rối rít và vui mừng không sao tả xiết. Kha ngồi hàng giờ bên cạnh nàng để coi xem sức khỏe của vợ bình phục từng giây từng phút ra sao; cậu lại quá lạc quan đến độ hy vọng rằng tinh thần nàng cũng sẽ thăng bằng và trong một thời gian ngắn nữa thôi sẽ hoàn toàn trở lại như xưa.

    Vào khoảng đầu tháng ba, lần đầu tiên mợ Kha ra khỏi phòng. Buổi sáng hôm đó cậu Kha đặt lên gối vợ một mớ hoa màu vàng tươi. Đã lâu nàng không được thấy cái gì vui đẹp nên khi tỉnh giấc thấy hoa mắt nàng sáng lên và vội nhặt ngay lấy.

    Nàng reo lên:

    “Chà! Những bông hoa đầu mùa trên Gió Hú đây! Hoa làm em nhớ những ngọn gió hiu hiu thổi và ánh nắng ấm áp làm tan tuyết. Anh Kha, có phải gió nồm đương thổi và tuyết đã tan gần hết không?”

    Kha đáp:

    “Ở dưới này tuyết đã tan hết rồi, em ạ. Khắp cánh đồng hoang anh chỉ còn thấy có hai quãng trắng. Bàu trời thì xanh biếc, chim sơn ca hót vang và nước suối chẩy ngập bờ. Liên ạ, xuân năm ngoái anh mong mỏi em về ở dưới mái nhà này...bây giờ, anh lại ao ước em ở trên những ngọn đồi kia cách đây vài ba cây số, trên đó gió thổi nhẹ nhàng anh chắc em ở đó sẽ mau lành bệnh.”

    Liên nói:

    “Em sẽ chẳng bao giờ lên đó, chỉ trừ một lần nữa thôi. Lần ấy anh sẽ bỏ em lại, em sẽ ở đó một mình, vĩnh viễn. Rồi mùa xuân tới nữa anh mong em trở lại mái nhà này, anh sẽ hồi tưởng và thấy lúc này là lúc anh được sung sướng.”

    Kha vỗ về nàng, tìm những lời ngọt ngào âu yếm nhất để an ủi nàng, nhưng Liên chỉ lơ đãng nhìn mấy bông hoa, nước mắt mọng trên bờ mi rồi chẩy dài xuống má.

    Chúng tôi biết là bệnh nàng đã thật sự khá rồi, không nên để nàng nằm mãi một chỗ sinh ra buồn và đau ốm, cần phải thay đổi không khí và khung cảnh cho nàng chóng bình phục. Kha sai tôi đốt lò trong phòng khách nhỏ đã bỏ trống từ mấy tuần lễ nay, kê một chiếc ghế dài gần cửa sổ có ánh nắng rồi chàng dắt nàng đi xuống. Nàng ngồi một lúc lâu hưởng nắng ấm thần diệu và đúng như chúng tôi nghĩ, cảnh vật xung quanh tuy quen thuộc thật nhưng chúng không còn ám ảnh nàng một cách kinh hoàng như những đồ vật ở trong phòng bệnh mà nàng thù ghét và sợ hãi. Chiều đến, Liên có vẻ mệt lử, nhưng dù nói thế nào nàng cũng không chịu trở về căn phòng cũ của nàng. Tôi lại phải kê một chiếc ghế nệm dài làm giường cho nàng nằm tạm trong khi chờ dọn một phòng khác để nàng về nghỉ.

    Chúng tôi muốn tránh cho nàng khỏi phải lên xuống cầu thang mệt nhọc, nên dọn cái buồng mà bây giờ ông ngủ đấy, ông Lộc ạ, buồng cùng chung một lầu với phòng khách nhỏ và nàng có thể tựa tay Kha đi tới đi lui các căn phòng.

    Tôi nghĩ thầm: “A, nàng được chăm nom săn sóc như thế này chắc là phải khỏi bệnh chứ!” Có hai nguyên nhân để mong nàng khỏi bệnh, bởi vì sự sống còn của nàng quyết định một sự sống khác: chúng tôi nuôi hy vọng là trong một thời gian ngắn nữa sự ra đời của một đứa con thừa kế sẽ làm vui lòng cậu Kha và bảo đảm đất đai của chàng khỏi bị lọt vào tay người ngoài.

    Ông Lộc ạ, tôi cũng phải nói để ông rõ là Sa, sau khi bỏ nhà ra đi được sáu tuần có gửi về cho anh cô một bức thư ngắn báo tin nàng đã lấy Hy. Bức thư có vẻ khô khan lãnh đạm, nhưng cuối thư có viết thêm bằng bút chì tỏ ý ăn năn, với lời lẽ khó hiểu, nàng van xin Kha hãy thương nhớ đến nàng, ngỏ ý muốn làm lành nếu việc làm của nàng đã xúc phạm đến anh, nàng bảo lúc đó nàng không thể nào làm khác, việc lỡ rồi có muốn lấy lại cũng không được nữa.

    Tôi chắc là Kha không trả lời thư đó. Nửa tháng sau tôi nhận được một bức thư dài, lời lẽ kỳ lạ vì không thể nào là thư của môt cô dâu vừa hưởng xong tuần trăng mật. Để tôi đọc ông nghe, tôi còn giữ đây vì bất cứ một vết tích gì của người chết đều quí giá, đáng giữ làm kỷ niệm. Bức thư viết:

    “Vú Diễn yêu quý,

    Đêm qua về Đỉnh Gió Hú, lần đầu tiên tôi được tin chị Liên ốm nặng. Tôi nghĩ chẳng nên viết thư cho Liên, còn anh tôi thì hoặc là vì quá giận tôi hoặc là vì quá lo buồn nên không trả lời thư tôi. Tôi thấy cần phải viết cho một người nào và thấy chẳng còn ai khác hơn là vú.
    Vú hãy nói cho Kha hay là tôi sẵn sàng bỏ tất cả để được gặp mặt anh ấy... Ngay hai mươi bốn giờ sau khi rời khỏi Họa Mi Trang tôi đã muốn quay về và ngay lúc này đây lòng tôi đang gửi về đấy tất cả cảm tình nồng nàn đối với Kha và Liên. Tôi không thể nào kể cho hết được...(dòng này được gạch bên dưới). Anh chị tôi không cần mong đợi tôi và muốn nghĩ sao về tôi thì nghĩ, tuy nhiên, đừng đổ tội cho tôi là nhu nhược hay thiếu tình thương.

    Đoạn sau của bức thư này là dành riêng cho vú. Trước hết tôi muốn hỏi vú hai câu. Câu thứ nhất là:

    Vú làm cách nào để giữ được cảm tình của mọi người khi vú ở đây? Tôi thì tôi không làm sao thấy được một cảm tình nào của những người xung quanh chia sẻ với tôi.

    Câu hỏi thứ hai tôi đặc biệt quan tâm là... ông Hy có phải là người không? Nếu phải thì ông ấy có điên không? Nếu không phải thì ông ta có phải là ác quỷ không? Tôi không nói vì sao tôi lại hỏi vú câu ấy nhưng tôi muốn là nếu có thể vú nói cho tôi biết, khi vú có dịp đến thăm tôi, là tôi đã lấy nhằm cái loại nào? Vú cho tôi biết nhớ Vú Diễn. Vú phải đến thăm tôi và nhớ đến sớm! Đừng thư từ gì cả, đến chơi với tôi kia, và đem cho tôi một cái gì của Kha.

    Bây giờ để tôi kể cho vú nghe tôi đã được tiếp đón ở nhà mới như thế nào - tôi phải tưởng tượng trại Gió Hú là nhà của tôi - Tôi nói dông dài về những thiếu thốn tiện nghi không cần thiết là nói cho vui thôi chứ có bao giờ tôi bận trí những chuyện ấy đâu...

    Mặt trời vừa lặn sau Họa Mi Trang khi chúng tôi tới cánh đồng hoang. Lúc đó tôi ước khoảng sáu giờ chiều. Hy ngừng lại nửa giờ để thăm vườn trại và có lẽ cả ngôi nhà một cách rất kỹ lưỡng, nên khi chúng tôi xuống ngựa đặt chân lên sân gạch thì trời đã tối mịt. Lão Dọi cầm cây đèn nến ở trong nhà bước ra đón chúng tôi một cách “lịch sự” không thể chê vào đâu được. Trước tiên lão giơ cao ngọn đèn lên soi tận mặt tôi, liếc xéo một cái nham hiểm, trề môi dưới ra rồi quay đi. Xong lão nắm cương hai con ngựa dắt vào chuồng, lộn trở ra để đóng cổng ngoài, cứ như thể là đang sống trong một toà lâu đài cổ vậy.

    Hy đứng nán lại nói chuyện gì với Dọi và tôi bước vào nhà bếp - một cái hang ổ bẩn thỉu bừa bộn - từ khi vú đi khỏi thì nó thay đổi ghê gớm, tôi dám chắc vú cũng không nhận ra được. Cạnh bếp có một thằng bé trông như con nhà vô lại, tay chân nó cứng cáp, áo quần lam lũ, mắt và miệng nó có nét hao hao giống Liên.

    Tôi nghĩ bụng: ‘Đây là thằng cháu ruột của Kha đây... kể ra cũng như cháu mình, mình phải bắt tay nó... à... mình phải hôn nó là đằng khác. Cũng nên gây cảm tình làm quen ngay từ buổi đầu vẫn hơn.’ Tôi lại gần, thử cầm lấy cổ tay mập mạp của nó, nói:

    ‘Kìa cháu, cháu có khỏe không?’

    Nó đáp lại bằng một thứ tiếng gì tôi không hiểu. Tôi lại gợi chuyện hỏi thêm:

    ‘Liệu Hạ với cô có thể thân nhau được không, Hạ?’

    Đổi lại sự ân cần của tôi, nó thốt ra một câu chửi thề và dọa sẽ thả con chó Thốt ra cắn tôi nếu tôi không “cút đi.” Rồi thằng ôn con kêu một con chó vừa nhỏm dậy từ cái ổ ở góc bếp: “Suỵt, Thốt, ra đây!” Quay qua tôi nó hách dịch bảo:

    ‘Nào, có xéo đi không?’

    Thấy mình thủ thân vẫn hơn tôi đành rút lui ra cửa đợi những người khác vào. Nhưng chẳng thấy tăm hơi Hy đâu cả, còn Dọi thì tôi phải theo lão ra tận chuồng ngựa để yêu cầu lão đưa tôi vào nhà. Lão trợn trừng mắt, làu nhàu một mình, rồi nheo mũi đáp:

    ‘Khoan! Nói như thế ai mà nghe kịp! Cứ liến thoắng lên ai mà hiểu được!’

    Ghét cái thói lỗ mãng của lão và tưởng lão điếc, tôi hét lên:

    ‘Tôi bảo... tôi muốn bác đi lên nhà trên với tôi!’

    ‘Không được! Tôi mắc làm!’

    Dọi nói xong thản nhiên tiếp tục làm việc. Hàm răng nghiến lại, lão đưa mắt khinh khỉnh quan sát quần áo và gương mặt tôi (quần áo thì quả là đẹp rồi, nhưng nét mặt thì buồn thiu đúng như ý mong của lão).

    Tôi đi vòng quanh sân, chui qua một cửa nhỏ tới một cửa khác, tôi cứ gõ bừa đi, hy vọng có một tên đầy tớ nào lễ phép hơn trườn mặt ra chăng. Sau mấy phút hồi hộp chờ đợi, tôi thấy một người gầy gò, cao lểnh khểnh, cổ không quấn khăn, quần áo lôi thôi lốc thốc, đầu tóc bù xù xõa xuống vai che lấp cả hai bên mặt. Đôi mắt ông ta giống hệt đôi mắt Liên, nhưng là một đôi mắt ma, trong đó tất cả vẻ đẹp đã bị hủy diệt.

    Người ấy hung hăng hỏi:

    ‘Cô muốn gì? Cô là ai?’

    Tôi đáp:

    ‘Tôi là Sa. Tôn Sa. Ông đã có lần gặp tôi rồi. Tôi mới lấy Hy, Hy dẫn tôi về đây... Tôi chắc đã được ông cho phép rồi.’

    Mắt sáng lên như mắt lang sói, ông ta lại hỏi:

    ‘À, thằng đó đã về đây rồi à?’

    ‘Vâng... chúng tôi mới về tức thì, nhưng Hy bỏ tôi ở cửa bếp và khi tôi định bước vào thì thằng con ông đứng chơi trò canh gác ở đó, xua chó ra dọa tôi.’

    ‘Khá khen cái thằng lưu manh biết giữ lời hứa!’

    Ông ấy vừa sục đôi mắt tìm trong bóng tối xem có Hy ở đâu không, vừa làu bàu nguyền rủa doạ nạt “thằng quỷ sứ” những gì không biết, nếu hắn đánh lừa ông ta.

    Tôi đâm hối đã gõ cửa lần thứ hai để đụng đầu vói ông ta và định chuồn để khỏi phải nghe mãi những lời chửi rủa, nhưng chưa kịp đi thì ông ta đã bảo tôi vào trong nhà rồi đóng xập cửa, cài then lại.

    Trong nhà có ngọn lửa lớn, và tất cả gian nhà rộng chỉ có độc một làn ánh sáng đó. Sàn nhà toàn màu xám xịt. Những chiếc đĩa thiếc xưa kia bóng lộn khiến hồi nhỏ tôi phải chú ý nhìn, nay cáu bụi mờ hẳn đi.

    Hạnh không trả lời khi tôi hỏi có thể gọi một đứa ở gái để dẫn tôi lên buồng ngủ không. Ông ta đút tay vào túi quần đi tới đi lui, rõ ràng là quên bẵng có tôi ở đó. Ông ta hình như mải suy nghĩ điều gì lung lắm, trông ông ta hết sức chán đời nên tôi cũng không muốn làm rộn.
    Vú Diễn ơi! Chắc vú chẳng ngạc nhiên thấy tôi lúc ấy buồn như thế nào. Thà ngồi một mình ở chốn vắng vẻ còn sướng hơn là ngồi ở chỗ người ta chẳng thèm đếm xỉa đến khách. Rồi tôi lại nhớ cách đây có hơn sáu cây số có một ngôi nhà xinh đẹp, ngôi nhà của tôi, trong đó có người duy nhất tôi yêu quý nhất đời. Chỉ cách có sáu cây số mà sao tôi tưởng chừng có cả một đại dương ngăn cách chúng tôi, tôi không làm sao vượt qua được!

    Tôi tự hỏi không biết mình phải quay về đâu để được yên vui? Và... điều này vú đừng kể lại cho Kha hay Liên nghe nhớ... ngoài nỗi buồn ấy tôi còn nỗi thất vọng là không thể tìm ra được một ai ở trong cái nhà này đứng về phe tôi chống lại Hy. Tôi có ý chọn đến ở Gió Hú, hầu như vui sướng, vì tưởng rằng mình sẽ tránh được cái khổ phải sống một mình với Hy, nào ngờ Hy biết tỏng hết thẩy những người trong trại này, không sợ họ can thiệp vào chuyện của mình.

    Luôn mấy giờ đồng hồ chán ngán tôi cứ ngồi nghĩ ngợi như thế. Đồng hồ điểm tám tiếng, rồi chín tiếng. Ông Hạnh vẫn cứ đi đi lại lại, cúi gầm đầu xuống không thốt lấy một lời, ngoài tiếng rên rỉ cay đắng tự nhiên bật ra khỏi cửa miệng.

    Tôi cố nghe xem có tiếng đàn bà ở trong nhà không trong khi lòng tôi rầu rĩ hối hận khôn tả. Bất giác, không sao kìm hãm được, tôi bật thở dài và nức nở khóc. Mãi tới khi Hạnh ngừng bước đứng lại trước mặt, ngạc nhiên nhìn tôi, tôi mới biết là mình đã vô tình để lộ niềm đau khổ cho người khác biết. Sẵn dịp được ông ta chú ý, tôi bèn kêu lên:

    “Tôi đi suốt ngày mệt quá. Tôi muốn đi ngủ mà không thấy chị ở nào đến cả. Chị ấy đâu? Ông làm ơn dẫn tôi đến.

    Hạnh đáp:

    ‘Chúng tôi không nuôi tớ gái. Cô phải tự lo liệu lấy!’

    Mệt quá, không còn giữ thể diện nữa, tôi nức nở hỏi:

    ‘Vậy tôi ngủ ở đâu?’

    ‘Dọi sẽ chỉ cho cô buồng của Hy. Cô cứ mở cánh cửa kia ra, nó ở trong đó.’

    Tôi vừa định làm theo, thì Hạnh giữ tôi lại nói, giọng khác lạ:

    ‘Cô nhớ khoá cửa cài then lại... đừng có quên!’

    ‘Vâng, nhưng tại sao phải làm thế, ông Hạnh?’

    Tôi khó chịu nghĩ đến nông nỗi phải tự giam mình trong một phòng với Hy. Hạnh vừa đáp vừa lôi trong túi áo ra một khẩu súng hình thù kỳ dị, bấm một cái ở họng súng bật ra con dao hai lưỡi:

    ‘Cô coi đây! Một kẻ tuyệt vọng mà vớ được cái này thì thì dễ bị cám dỗ lắm, phải không? Không đêm nào là tôi không giắt cái này định mở cửa vào phòng nó. Nếu tôi thấy cửa mở thì nó chết với tôi: bây giờ tôi vẫn không thay đổi ý định đó. Cô biết không, ngay trước đây có một phút thôi, tôi đã gợi cả trăm lý lẽ để tự ngăn mình... hình như có ma quỷ gì nó xui khiến tôi giết hắn... cô có yêu nó thì ráng mà chống lại con ma con quỷ ấy. Nhưng khi nó đã tới số rồi thì có trời mà cứu được!’

    Tôi tò mò nhìn cái thứ vũ khí ấy và chợt nẩy ra một ý nghĩ đáng sợ! Giá mình có được một khí giới như vậy thì mình sẽ mạnh biết là chừng nào! Tôi cầm con dao trong tay Hạnh, sờ vào lưỡi dao. Trong một giây Hạnh nhìn tôi kinh ngạc trước vẻ mặt thay đổi của tôi: gương mặt không lộ vẻ ghê sợ mà lại lộ vẻ thèm muốn. Ông ta giật lại vũ khí, có vẻ như đố kỵ với tôi, nói:

    ‘Cô có báo cho nó biết tôi cũng cóc cần! Bảo nó hãy coi chừng và cô, cô cũng canh chừng cho nó. Giờ thì cô đã hiểu sự giao dịch giữa nó với tôi ra sao rồi đấy. Tôi biết là cô đã hiểu, cô thấy nó lâm nguy mà không bối rối lo sợ.’

    Tôi hỏi:

    ‘Hy đã làm gì ông? Anh ấy làm gì hại ông để ông thù hận dữ vậy? Sao ông không đuổi anh ấy ra khỏi nhà, có phải là khôn ngoan hơn không?’

    Hạnh gầm lên:

    ‘Không! Nó mà nói nó bỏ đi thì nó chết ngay với tôi! Cô mà xúi nó bỏ đi thì cô giết nó đấy! Chẳng lẽ tôi mất sạch mà không có dịp nào gỡ gạc lại hay sao?” Chẳng lẽ thằng Hạ phải đi ăn mày sao? Tôi sẽ gỡ lại và đoạt luôn cả số vàng của nó, cả máu nó nữa, còn linh hồn nó thì cho xuống địa ngục! Có nó ở địa ngục thì địa ngục còn đen tối gấp năm gấp mười lần!’

    Vú Diễn, vú thường kể tôi nghe về tính nết ông chủ cũ của vú. Rõ ràng là ông ấy sắp điên rồi… Ít ra thì đêm qua ông ấy đã lên cơn. Gần ông tôi phát rùng mình. Cái lão đầy tớ mất dậy của ông ta vậy mà còn dễ chịu hơn. Lúc ông ta tiếp tục đi đi lại lại, tôi bèn kéo then cửa chuồn vào bếp.

    Lão Dọi đang lúi cúi nhìn xuống cái chảo trên bếp. Cạnh đó trên kệ có một tô bột mì. Chảo đồ ăn bắt đầu sôi, lão quay sang cái kệ thọc tay vào tô bốc bột. Đoán là lão đương nấu cơm chiều, trong bụng đương đói, chắc món ăn ít ra cũng có thể nuốt được, tôi kêu: ‘Để đấy tôi nấu cho.’ Vừa nói tôi vừa lôi cái tô khỏi tầm tay lão, rồi bỏ mũ, cởi áo đi ngựa ra. Tôi tiếp theo: ‘Ông Hạnh bảo tôi phải làm lấy mọi thứ... làm thì làm... tôi đâu có giở thói tiểu thư với các người đâu, sợ có mà đến lúc đói dã họng ra.’

    Dọi ngồi xuống, vừa tuốt đôi vớ từ đầu gối xuống mắt cá chân, vừa lẩm bẩm:

    ‘Chúa ơi! Lại thêm một lệnh mới nữa, lại thêm một bà chủ đặt lên đầu lên cổ mình! Cũng đến lúc phải xéo đi thôi. Chả bao giờ mình nghĩ phải xa cái nhà cũ này thế mà bây giờ cũng phải nghĩ tới rồi.’

    Để mặc lão ta than vãn tôi nhanh nhẹn làm việc và thở dài nghĩ tới thời xưa tôi đã xem việc làm này như một thứ giải trí. Tôi vội vàng xua đuổi ngay những kỷ niệm ấy. Hồi tưởng lại cái thời vàng son chỉ làm tôi thêm đau sót. Càng sợ quay trở lại dĩ vãng bao nhiêu thì chiếc thìa tôi cầm khuấy bột lại càng xoay nhanh bấy nhiêu và những vốc bột rắc xuống nước càng rớt mau hơn.

    Dọi nhìn lối làm bếp của tôi, mỗi lúc lão một thêm ngứa mắt và bực mình. Lão kêu lên:

    ‘Coi kìa! Đêm nay thằng Hạ đừng hòng có cháo mà ăn! Bột làm thế kia to bằng nắm tay, nuốt làm sao trôi được chứ! Tôi như cô thì đổ tuốt cả bột vào tô rồi đánh một thể. Đó, lại thế nữa!... cũng may mà không thủng cái chảo!’

    Tôi phải công nhận rằng đó là một món láo nháo khi đổ ra liễn. Tất cả chỉ có bốn cái liễn và một bình sữa tươi mới vắt đem lên thì thằng Hạ đã chụp lấy húp bình sữa, ứa cả sữa ra ngoài cái miệng tham lam của nó. Tôi bảo nó rót ra cốc mà uống chứ tu nguyên bình thế dơ dáy chết ai mà dám uống nữa. Dọi không ưa lối kiểu cách ấy của tôi, lão lải nhải nói mãi: ‘Nó cũng ngoan như ai cũng khỏe mạnh như ai chứ bộ.’ Lão còn lấy làm lạ sao tôi lại phách lối như thế. Trong khi ấy thằng ôn con vẫn tiếp tục tu sữa, nhỏ cả nước dãi vào bình, mắt thì trố lên nhìn tôi thách thức.

    Tôi nói:

    ‘Tôi sang phòng khách ăn cơm. Ở đây không có chỗ nào gọi là phòng khách à?’

    Lão ta cười khẩy:

    ‘Phòng khách? Không, chúng tôi không có phòng khách. Nếu cô không thích ngồi với bọn tôi thì có ông chủ đấy. Cô không thích ngồi với ông chủ thì nhập bọn với tôi.’

    ‘Thế thì tôi lên gác. Chỉ tôi một cái phòng.’

    Tôi đặt liễn lên khay rồi tự đi kiếm thêm ít sữa nữa. Lão Dọi càu nhàu mấy câu rồi mới chịu đứng lên đi trước. Chúng tôi leo lên gác xép, lão mở buồng nọ buồng kia ngó vào trong. Sau cùng lão mở một cánh cửa ọp ẹp, nói:

    ‘Phòng này ngồi ăn tốt chán. Góc kia có bao đựng ngô cũng khá sạch đấy. Nếu cô sợ bẩn áo thì trải khăn tay ra mà ngồi.’

    Đó là phòng chứa đồ, sặc mùi ngũ cốc, những bao xếp chồng chất xung quanh, chừa một khoảng trống ở giữa. Tôi tức quá quay nhìn lão, kêu lên:

    ‘Đây đâu phải chỗ ngủ. Tôi muốn lên phòng ngủ cơ.’

    Dọi quay lại, giọng lão mỉa mai:

    ‘Phòng ngủ! Có mấy cái phòng thì cô đã xem cả rồi đấy...phòng tôi ở kia kìa.’

    Lão chỉ tay vào một gian bên, gian ấy chỉ khác gian này ở chỗ xung quanh tường trống trơn và có một cái giường rộng thấp, không màn che; chân giường có một tấm mền màu chàm. Tôi hỏi vặn lại:

    ‘Phòng của bác thì mặc kệ bác, tôi biết để làm gì? Tôi chắc ông Hy đâu có ngủ trên cái gác xép này, phải không?’

    Lão Dọi reo lên như thể vừa mới khám phá ra điều gì mới lạ:

    ‘À, thì ra cô muốn phòng ông Hy. Sao không nói cha nó ra có phải đỡ không? Vậy tôi xin nói cho cô biết, cô không thể vào phòng đó. Ông Hy lúc nào cũng khoá phòng lại, ngoài ông ta không ai vào được.’

    Không nhịn được nữa tôi nói:

    ‘Bác Dọi này, nhà bác đẹp lắm, người trong nhà dễ chịu lắm! Tôi nghĩ cái ngày mà số phận tôi gắn chặt với họ cũng là ngày mà tất cả mọi điên rồ trên thế gian này đã trút hết cả vào đầu óc tôi rồi. Mà thôi, bây giờ cốt yếu là tìm những phòng khác. Trời đất! Đưa tôi đến một phòng nào cho tôi yên thân đi chứ! Nhanh lên!’

    Chẳng nói chẳng rằng lão Dọi lê chân xuống gác, dừng lại trước một căn buồng. Cứ nhìn đồ đạc tôi cũng đoán ngay ra đó là buồng tốt nhất nhà: một tấm thảm thứ tốt hẳn hoi nhưng hoa đã mờ đi vì bụi, một lò sưởi giấy bọc rủ xuống từng mảng, một giường gỗ sồi lịch sự có rèm bằng loại hàng mắc tiền, hợp thời trang, nhưng trông biết ngay là người dùng đã không nương tay giữ gìn, khoen thì sút ra, thanh sắt treo dèm thì còng xuống khiến rèm quệt cả xuống đất. Ghế ngồi nhiều chỗ gẫy nát, ván vách bị khoét thủng lỗ chỗ.

    Tôi đang tính trong bụng thôi đành chịu khó lấy căn phòng này thì lão già điên nói:

    ‘Đây là phòng của ông chủ.’

    Lúc ấy, thức ăn của tôi đã nguội, tôi hết còn muốn ăn, mà cũng hết cả kiên nhẫn. Tôi cố đòi cho bằng được một nơi để trú chân và chăn giường để nghỉ ngơi. Lão già nói:

    ‘Còn muốn ở đâu nữa? Lạy Chúa phù hộ, Chúa tha tội chúng con! Cô thực lắm chuyện! Cô đã coi hết mọi phòng rồi, chỉ trừ phòng nhỏ của thằng Hạ, chẳng còn cái nào khác.’

    Điên tiết tôi quẳng ngay cái khay thức ăn xuống đất rồi ngồi phịch xuống chân cầu thang, bưng mặt khóc.

    ‘Cô khá lắm! Được lắm! Ông chủ về ông dẫm những mảnh liễn vỡ rồi sẽ được nghe ông... sẽ biết tay ông! Khùng quá đi thôi! Ai lại phí của trời thế này. Tôi chắc ông Hy không để yên cho cô đâu. Tôi mong ông ấy bắt gặp cô phá phách thế này, cho cô biết!’

    Rồi lão càu nhàu bỏ xuống nhà dưới, đem theo cả cây đèn nến, bỏ tôi ở lại trong bóng tối.

    Ngồi một mình suy nghĩ tôi thấy mình nên dẹp bớt tự ái và cơn nóng lại, mà dọn sạch sẽ cái sàn nhà tôi đã làm bừa ra trong cơn giận dữ.
    May mắn sao tôi lại được con chó Thốt phụ lực. Bây giờ tôi mới nhận ra nó là con của con chó già nhà tôi, hồi nhỏ nó ở Họa-Mi Trang và cha tôi đã đem nó cho ông Hạnh. Có lẽ nó cũng nhận ra tôi. Nó dí mõm vào mũi tôi như để chào hỏi rồi vội vàng quay đi liếm sạch chỗ cháo tung tóe dưới đất, trong lúc tôi lò mò đi từng bậc thang nhặt những mảnh bát đĩa vỡ và lấy khăn tay lau sạch những giọt sữa bắn trên lan can. Hai chúng tôi - con chó và tôi - vừa dọn dẹp xong thì tôi nghe tiếng giầy của Hạnh trên hành lang. Con Thốt cúp đuôi len lén đứng nép vào tường, tôi cũng nấp vào một khung cửa gần đó. Con chó cố trốn ông chủ nhưng không thoát, nó bị đá chạy hộc tốc xuống cầu thang, kêu ăng ẳng một lúc lâu. Còn tôi may mắn hơn. Hạnh đi thẳng về phòng ông ta, đóng cửa lại.

    Ngay sau đó Dọi dẫn thằng Hạ lên ngủ. Lúc đó tôi mới biết là tôi trốn ở phòng Hạ. Lão thấy tôi bèn nói:

    ‘Bây giờ tôi mới nghĩ ra là có phòng cho cô và cho cả cái thói kiêu căng của cô nữa. Phòng trống cô tha hồ muốn làm gì thì làm.’

    Tôi vội chụp lấy cơ hội này nằm lăn ra chiếc ghế dài bên lò sưởi ngủ thiếp đi. Tôi ngủ một giấc say và ngon nhưng chưa đẫy giấc thì Hy đã lôi tôi dậy. Hắn vừa bước vào, và theo cái cách âu yếm của hắn, hỏi tôi làm gì ở đây. Tôi đáp lý do tôi ngủ trễ vì hắn đã giữ chìa khoá “cửa phòng của hai đứa mình.”

    Mấy tiếng “của hai đứa mình” làm hắn giận điên lên. Hắn thề là cái phòng không bao giờ là của tôi cả. Hắn sẽ... nhưng thôi, nhắc lại lời ăn tiếng nói và cử chỉ của hắn mà làm gì. Hắn có biệt tài làm cho tôi ghét hắn, ghê tởm hắn. Nhiều lúc tôi kinh ngạc về thái độ của hắn, kinh ngạc đến độ quên cả sợ, mặc dù tôi sợ hắn còn hơn cọp hay rắn độc.

    Hắn cho tôi biết bệnh tình của Liên, đổ tội anh tôi đã làm Liên đau ốm, và dọa là tôi phải chịu tội thay cho Kha cho tới khi nào Kha bị hắn tóm cổ.

    Tôi hận hắn hết sức...tôi khổ lắm...tôi thực dại dột! Vú nhớ đấy, đừng nói hở ra cho một ai ở Họa-Mi Trang biết một tí gì về chuyện này. Tôi chờ vú từng ngày. Đừng để tôi thất vọng!”
    “SA
    (còn tiếp)

  11. #20
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    Chương 14

    Xem xong bức thư của Sa tôi lên nói ngay cho Kha biết là em của cậu đã đến trại Gió Hú, có gửi thư cho tôi tỏ ý buồn thấy mợ tôi bệnh và tha thiết mong gặp cậu tôi... Sa còn mong ước được cậu chuyển tới qua tôi càng sớm càng tốt một cái gì để tỏ ra cậu đã tha thứ cho cô ấy.

    Nghe xong, Kha nói:

    “Tha thứ! Tôi chả có gì để tha thứ cho cô ấy cả. Vú Diễn, nếu vú muốn thì trưa nay vú có thể sang bên Gió Hú bảo với Sa rằng tôi không giận nhưng tôi buồn vì đã mất cô ấy, nhất là vì không bao giờ tôi tin cô ấy được hạnh phúc. Cũng không bao giờ có chuyện tôi sang thăm. Tôi với Sa đã vĩnh viễn xa lìa nhau. Nếu cô ấy thực tình muốn giúp tôi thì hãy làm cách nào cho thằng chồng vô lại ấy cút khỏi xứ này đi đâu thì đi.”

    Tôi năn nỉ:

    “Thưa cậu, sao cậu không viết cho cô Sa vài chữ?”

    “Thôi, vô ích. Tôi không có liên lạc gì với gia đình Hy cũng như hắn không có liên lạc gì với gia đình tôi.”

    Thấy cậu Kha lạnh nhạt như thế tôi buồn vô cùng. Trong lúc đi đường, tôi cố moi óc tìm cách nói làm sao cho những lời cậu nhắn gửi Sa có vẻ có tình có nghĩa hơn và làm thế nào giảm nhẹ việc cậu từ chối viết thư, dù chỉ vài dòng, để an ủi Sa.

    Tôi dám chắc là Sa đã mong đợi tôi từ sáng sớm. Lúc tôi leo lên con đường đá trong vườn đi lên nhà tôi đã thấy nàng đứng tựa cửa sổ nhìn ra rồi. Tôi gật đầu chào, nhưng nàng lùi ngay vào, như sợ có ai rình thấy.

    Không gõ cửa tôi đi thẳng vào nhà. Cảnh nhà xưa vui tươi biết chừng nào, không ngờ nay lại tiêu điều ảm đạm thế. Tôi phải thú thật là, nếu ở địa vị Sa, ít ra tôi cũng quét dọn lò sưởi và lau chùi cái bàn cho đỡ bụi. Nhưng nàng đã lây cái thói bừa bãi của mấy người trong nhà này. Bộ mặt xinh đẹp của nàng nay xanh xao và thờ thẫn, tóc không cuộn, mớ thì rủ xuống mớ thì quấn quanh đầu. Quần áo thì có lẽ vẫn mặc y nguyên từ chiều hôm trước không thay.

    Hy đương ngồi ở bàn, giở mấy tờ giấy trong cuốn sổ tay. Thấy tôi vào, Hy đứng dậy chào hỏi thân mật và nhắc ghế mời ngồi. Hy là người duy nhất ở đấy trông có vẻ tề chỉnh. Chưa bao giờ tôi thấy hắn chững chạc như vậy. Hoàn cảnh đã làm thay đổi địa vị của hai người rất nhiều. Người lạ mới gặp sẽ tưởng hắn thuộc dòng dõi quý phái, còn vợ hắn là một cô ả bê bối cẩu thả.
    Sa nôn nóng bước ra đón tôi. Nàng chìa một tay ra đón bức thư mà nàng tưởng là thế nào tôi cũng đem lại cho nàng. Tôi lắc đầu. Nhưng Sa không hiểu ý, nàng theo tôi đến chỗ tủ tôi treo mũ, thì thầm bảo tôi có đem cái gì thì đưa ngay cho nàng.

    Hy đoán biết ngay nàng định làm gì, nên nói:

    “Nếu vú có đem cái gì cho Sa thì vú đưa cho cô ta đi, tôi chắc thế nào cũng có mà. Vú cần gì phải dấu diếm, giữa chúng tôi không có gì phải bí mật cả.”

    Nghĩ bụng cứ nói huỵch toẹt ra là hơn, tôi nói:

    “Ồ, tôi chẳng có gì cả. Cậu tôi bảo cô Sa đừng có trông đợi thư từ của cậu tôi và cậu tôi cũng không thể đến thăm được. Thưa cô, cậu Kha gởi lời chúc mừng cô được hạnh phúc và sẵn sàng tha thứ cô về việc cô đã làm cậu ấy buồn phiền. Nhưng theo ý cậu Kha thì từ rầy về sau hai nhà nên thôi liên lạc với nhau, vì có tiếp tục cũng chẳng mang lại được cái gì.”

    Đôi môi Sa khẽ rung lên, nàng quay về ngồi phịch trên chiếc ghế bên cửa sổ. Chồng Sa đến đứng trước lò sưởi gần tôi, hỏi thăm về Liên. Tôi nói cho hắn biết những điều tôi cho là có thể nói ra được về bệnh tình của Liên, nhưng hắn cứ cật vấn tôi mãi để biết rõ nguyên do đã khiến nàng đau ốm. Tôi đổ lỗi cho mợ đã tự mình rước lấy bệnh vào người và kết luận Hy nên theo gương cậu Kha mà tránh dây dưa vào gia đình cậu, dù là có hậu ý tốt hay xấu.

    Tôi nói:

    “Mợ Kha vừa khỏi bệnh nhưng không bao giờ mợ có thể hồi phục như cũ. Tính mệnh mợ mặc dù không bị nguy hiểm nhưng nếu cậu thực tình yêu quí mợ tôi thì nên tránh đừng gặp mợ tôi nữa. Tốt hơn hết, cậu nên đi xa, xa hẳn vùng này hoàn toàn. Để cậu khỏi phải luyến tiếc tôi nói cho cậu biết là mợ Liên bây giờ khác hẳn cô Liên bạn cậu ngày xưa, khác hẳn như tôi khác với cô tiểu thư ấy vậy. Bề ngoài mợ đã thay đổi nhiều, mà tính nết lại càng khác xưa. Người bạn đời của mợ từ nay về sau nếu còn giữ được chút tình nghĩa nào với mợ ấy thì cũng chỉ là nhờ vào những kỷ niệm xưa với mợ, nhờ ở lòng nhân đạo thông thường và do ý thức bổn phận mà thôi.”

    Hy cố giữ điềm tĩnh nói:

    “Rất có thể... rất có thể ông chủ của vú không còn dựa vào lý do nào khác ngoài lòng nhân đạo thông thường và ý thức bổn phận. Nhưng vú tưởng tôi sẽ bỏ mặc Liên cho bổn phận và lòng nhân đạo của hắn săn sóc hay sao? Vú có thể so sánh tình của tôi với Liên giống tình của hắn với nàng sao? Trước khi vú rời khỏi nhà này về, tôi bắt vú phải hứa chắc là vú sẽ cho tôi gặp Liên một lần. Dù vú có bằng lòng hay không, tôi cũng sẽ gặp Liên. Vú nói sao?”

    “Cậu Hy này, tôi đã bảo cậu không nên... cậu phải tránh gặp mợ ấy. Và tôi không bao giờ giúp cậu việc đó đâu. Cậu và chủ tôi mà chạm trán nhau lần nữa chắc sẽ giết chết mợ tôi thôi.”

    “Có vú giúp sẽ tránh được điều đó. Mà nếu có nguy cơ xẩy ra chuyện ấy, nếu hắn là nguyên nhân gây thêm rắc rối cho cuộc đời Liên, thì việc tôi tìm gặp là đúng chứ sao? Vú hãy thực tình nói cho tôi biết rằng không có hắn thì Liên có khổ lắm không? Chỉ vì ngại có mỗi điều ấy mà tôi phải chùn tay. Đấy, vú thấy tình cảm giữa tôi và Kha khác nhau nhường nào... Giả thử hắn ở địa vị tôi, tôi ở địa vị hắn, thì dẫu tôi có ghét kẻ tình dịch đến bầm gan tím ruột, tôi cũng không bao giờ làm hại kẻ ấy. Trông vú có vẻ không tin, tùy vú đấy! Tôi sẽ không bao giờ cấm kẻ ấy giao thiệp với Liên, chừng nào Liên còn yêu quí hắn. Ngày nào Liên hết còn yêu thì ngày ấy tôi mới moi tim hắn ra để uống máu! Nhưng từ nay cho đến ngày ấy - nếu vú không tin tôi tức là vú không hiểu con người tôi - từ nay cho đến ngày ấy, cho dẫu tôi có chết dần chết mòn, tôi cũng không động đến một sợi tóc trên đầu hắn!”

    Tôi ngắt lời:

    “Thế sao cậu lại còn cứ bắt mợ phải nhớ đến cậu, sao cậu lại phá hết mọi hy vọng để mợ hoàn toàn bình phục, trong khi chính mợ đã gần quên hẳn cậu rồi?”

    “Vú tưởng là Liên đã gần quên được tôi rồi à? Ôi, vú Diễn! Vú thừa biết là Liên không quên tôi! Vú cũng biết rõ như tôi rằng nếu Liên nghĩ đến Kha một phần thì Liên nghĩ đến tôi cả ngàn phần. Vào cái thời kỳ khốn khổ nhất đời tôi, tôi cũng từng lo nàng đã quên tôi và ý nghĩ này ám ảnh tôi hồi mùa hè năm ngoái khi tôi trở về vùng này.

    Bây giờ chỉ trừ khi nào chính miệng Liên nói ra, tôi sẽ không bao giờ còn tin vào cái ý nghĩ ghê gớm ấy nữa. Và lúc đó thì tất cả sẽ chẳng còn ý nghĩa nào nữa đối với tôi, Kha, Hạnh và tất cả những mơ ước của tôi đều trở thành vô nghĩa. Lúc đó tương lai tôi chỉ còn có chết và địa ngục. Sống mà không có Liên là địa ngục. Có lúc tôi ngu quá tôi cứ cho là Liên coi trọng tình yêu Kha hơn tình yêu tôi. Cứ cho là hắn yêu Liên hết mình đi, cứ cho là cái thân xác nhỏ yếu của hắn yêu Liên luôn tám chục năm đi, thì cũng không bằng tình tôi yêu Liên một ngày. Tâm tình Liên cũng sâu xa như tâm tình tôi, tình yêu của Liên mà bị hắn độc quyền chiếm cứ chả khác nào nước biển bị chứa trong cái máng ngựa kia. Úi chào! Bất quá Liên có quý hắn thì cũng chỉ quý hơn con chó con ngựa của nàng một bậc thôi chứ mấy. Làm sao Liên có thể yêu hắn bằng yêu tôi được? Làm sao Liên có thể yêu hắn được khi mà những cái nàng yêu lại không hề có ở hắn?”

    Sa chợt hét to lên:

    “Thiên hạ người ta yêu nhau thế nào thì Liên và Kha cũng yêu nhau như thế. Không một ai có quyền nói cái kiểu như anh vừa nói. Tôi không thể ngồi im nghe người ta dèm pha nói xấu anh tôi!”

    Hy đáp, giọng khinh khỉnh:

    “Anh cô cũng yêu cô ghê gớm lắm đấy, phải không? Ấy thế mà lại bỏ rơi cô cái một!”

    “Tại vì anh tôi không biết tôi đau khổ như thế này. Tôi không nói cho anh tôi biết.”

    “Vậy ra cô đã nói với hắn điều gì... Cô viết thư phải không?”

    “Tôi có viết, để báo tin tôi đã lấy chồng. Anh đã có coi bức thư rồi mà.”

    “Và sau đó cô không viết gì thêm đấy chứ?”

    “Không.”

    Tôi nói:

    “Hoàn cảnh thay đổi làm cô Sa tôi đau khổ thực sự. Cô tôi thiếu tình yêu của một người, chắc chắn là... tôi biết người ấy nhưng không tiện nói ra.”

    Hy nói:

    “Tôi thì tôi đoán là của chính cô ta. Trông cô ả bây giờ tiều tụy như con mẹ dại, chưa chi đã hết không còn chiều chuộng tôi nữa. Nói ra chắc vú khó tin, nhưng vừa cưới nhau hôm trước thì sáng hôm sau đã khóc lóc đòi về nhà. Dù sao, nếu cô ta không quá yểu điệu, cô ta rất thích hợp với cái nhà này. Tôi sẽ trông chừng không để cô ta lếch thếch ra ngoài bêu xấu mặt tôi.”

    Tôi đáp ngay:

    “Nhưng thưa cậu, tôi xin cậu nhớ cho là mợ Hy đây xưa nay quen có người trông nom hầu hạ, được chiều chuộng như con một. Cậu phải mướn một người ở để nó dọn dẹp hầu hạ mợ. Và cậu phải ăn ở tử tế với mợ. Đối với cậu Kha tôi cậu muốn nghĩ gì thì nghĩ. Còn mợ Hy đây thì cậu có thể biết chắc là mợ ấy yêu cậu hết lòng hết dạ, nếu không thì đã chẳng bỏ cả nhà cao cửa rộng lịch sự tiện nghi, bỏ cả những người thân yêu, để ở với cậu trong cái xó tồi tàn này.”

    Hy đáp:

    “Cô ả bỏ nhà ra đi vì tưởng lầm tôi là một nhân vật tiểu thuyết có lòng hào hiệp muốn cung phụng cô ấy hết mình. Cô ta cứ nhất định nuôi những ý nghĩ hoang đường về tính tình của tôi và hành động theo những ấn tượng sai lầm ấp ủ trong lòng, khiến tôi không thể coi cô ả như một người bình thường biết suy nghĩ. Nhưng cô ấy đã bắt đầu hiểu tôi rồi. Cô ả phải cố gắng lắm mới khám phá ra rằng tôi không hề yêu cô ả. Lúc trước tôi đã tưởng không có cách nào để cô ả hiểu được điều ấy! Mà cũng chưa hẳn như thế đâu, vì sáng nay cô ả làm như mình thông minh sáng suốt lắm, bảo rằng tôi đã thành công làm cho cô ả căm ghét tôi. Cả một công trình đấy, vú ạ, tôi không nói rỡn đâu! Nếu thực như thế thì tôi cám ơn vô cùng. Này Sa, lời cô nói đó, tôi có thể tin được không? Cô có chắc là cô oán hận tôi không? Nếu tôi bỏ cô nửa ngày một mình ở nhà, liệu cô có thở vắn than dài và tán tỉnh tôi nữa không? Vú này, tôi dám nói là trong lòng cô ấy muốn tôi phải giả vờ giả vịt vuốt ve âu yếm cô ta trước mặt vú. Nói thật thì lại chạm tự ái cô ả. Nhưng tôi bất cần ai biết chuyện tình duyên này chỉ hoàn toàn là tình một chiều và tôi không bao giờ nói dối cô ấy một lời về điều đó. Cô nàng cũng không thể nào kết tội tôi đã đóng vai dịu dàng để lừa phỉnh nàng. Việc đầu tiên tôi làm ngay trước mắt cô ta khi vừa ra khỏi Họa Mi Trang là tôi treo cổ con chó con của cô ả. Khi cô ta năn nỉ tôi tha cho con chó thì tôi nói toạc ra rằng tôi còn muốn treo cổ hết thẩy mọi người thân thuộc của cô ả, ngoại trừ có một người thôi. Rất có thể cô ả tưởng rằng người ấy là cô ả. Nhưng cô ta ấy không ngán một sự tàn nhẫn nào. Tôi cho rằng bản chất cô ả thích tàn nhẫn, miễn là không thiệt hại tới tấm thân ngà ngọc của cô ả. Vú thử nghĩ xem, con người hèn hạ đê tiện, khốn nạn đến như vậy thì tôi yêu làm sao được cơ chứ mà lại cứ mơ tưởng hão; thực là phi lý, ngu ngốc. Vú về nói với chủ vú biết là trong đời tôi chưa bao giờ gặp một đứa ty tiện như em gái hắn. Ngay cả đến dòng họ Tôn cũng bị cô ả làm ô nhục. Chỉ vì thiếu những sáng kiến mới nên tôi cũng nhẹ tay trong việc thử xem sức chịu đựng của cô ả tới mức độ nào; bây giờ thì cô ả chỉ biết khúm núm bò lết nhục nhã mà thôi. Vú cũng nên bảo thằng anh cô ả biết để hắn yên tâm là tôi làm gì cũng hết sức giữ trong vòng luật pháp. Cho đến nay, tôi hết sức tránh không để cho cô ả có thể dựa vào cớ gì để đòi xin ly dị cả. Vả lại ai muốn chia rẽ chúng tôi thì cứ việc chia rẽ, cô ả có ơn gì đâu...nếu cô ả muốn bỏ đi thì cứ việc bỏ đi...thấy mặt cô ả mà tôi phát ngán, chẳng còn cái thú hành hạ cô ả nữa.”

    Tôi nói:

    “Cậu Hy, có điên mới nói chuyện như cậu. Vợ cậu chắc cũng nghĩ rằng cậu điên rồi nên mới chịu đựng đến giờ này. Bây giờ cậu bảo cô ấy bỏ đi, tôi chắc cô ấy sẽ không bỏ lỡ cơ hội... Cô Sa, chẳng lẽ cô ăn phải bùa mê hay sao mà chịu ở lại với cậu ấy?”

    Sa giận dữ mắt long lên, trông biết ngay là Hy đã đạt mục đích làm cho nàng thù ghét hắn. Nàng đáp:

    “Hãy coi chừng, vú Diễn! Đừng có tin lời hắn. Người đâu mà tàn ác, giả dối, không còn là giống người nữa! Trước kia hắn cũng bảo tôi muốn bỏ đi thì cứ đi, tôi đã thử đi rồi, và bây giờ tôi không dám thử một lần thứ hai nữa! Vú Diễn ơi, tôi chỉ xin vú một điều là hứa không nhắc lại với anh tôi hay với Liên một tí gì về chuyện khả ố của Hy. Hắn chỉ giả vờ thôi chứ thực ra hắn chỉ muốn đẩy Kha đến chỗ tuyệt vọng. Hắn bảo rằng hắn lấy tôi chỉ cốt để nắm quyền năng trừng phạt anh tôi, nhưng hắn đừng hòng...tôi sẽ chết trước cho mà coi! Tôi chỉ cầu hắn quên phứt cái khôn ngoan quỷ quyệt của hắn để xui hắn giết tôi đi! Tôi chỉ còn độc mỗi cái vui là chết, hoặc tôi chết hoặc được thấy hắn chết!”

    Hy nói:

    “Đó đó... bây giờ như thế là đủ rồi! Nếu vú được mời ra tòa làm chứng thì hãy nhớ những lời cô ả vừa nói, vú nhớ đấy! Vú coi sắc mặt cô ả kìa...gần đúng như ý muốn của tôi rồi đấy. Này, Sa, cô không đủ sức tự bảo vệ cô đâu; tôi là người giám hộ hợp pháp của cô, tôi buộc phải quản thúc cô, cho dẫu cái nhiệm vụ ấy ghê tởm tôi cũng phải làm. Thôi, lên gác đi! Tôi có chuyện muốn nói riêng với vú Diễn. Không phải đi lối ấy... tôi đã bảo lên gác kia mà... đi lối này, con ranh!”

    Hắn túm lấy vợ tống ra khỏi phòng rồi trở vào miệng làu bàu:

    “Tôi không thương xót! Không thương xót! Lũ sâu bọ càng quằn quại, tôi càng khoái dầy xéo cho chúng lòi ruột ra! Cũng như đau răng ấy mà, càng đau tôi càng ra sức nghiến cho mạnh.”

    Tôi vội cầm lấy mũ, nói:

    “Cậu có hiểu chữ thương xót nghĩa là gì không đã? Trong đời cậu có bao giờ bợn chút tình thương không đã?”

    Hắn ngắt lời tôi khi thấy tôi định bỏ đi:

    “Bỏ mũ xuống! Vú chưa đi được... lại đây... Vú vui lòng giúp tôi, nếu không tôi cũng bắt vú phải giúp tôi gặp Liên, gặp ngay, không được trì chậm... Tôi thề là tôi không làm hại ai, tôi không có ý quấy rối, chọc giận hay làm nhục Kha. Tôi chỉ muốn được thấy tận mắt Liên ra sao, nghe tận tai Liên nói vì lẽ gì Liên đau ốm và hỏi xem tôi có giúp gì cho nàng được không. Đêm qua tôi ở trong vườn Họa-Mi Trang luôn sáu giờ liền và đêm nay tôi sẽ đến nữa; đêm nào tôi cũng sẽ lảng vảng ở đó, cả ban ngày nữa, cho tới khi nào tôi có dịp lẻn vào nhà. Nếu Kha bắt gặp tôi sẽ không đắn đo đấm cho gắn ngã gục để hắn lịm đi trong lúc tôi ở đó. Nếu bọn đầy tớ có ngăn cản tôi sẽ móc súng ra dọa đuổi chúng đi. Nhưng nếu tránh cho tôi khỏi trạm trán với chúng hay chủ của chúng thì có phải hơn không? Vú có thể làm việc ấy dễ dàng. Lúc tôi đến, tôi sẽ báo cho vú biết, khi nào Liên chỉ có một mình trong phòng, vú mở cửa cho tôi vào khỏi bị ai nom thấy và canh chừng cho đến khi tôi đi... làm thế vú ngăn được hiểm họa và lương tâm vú hoàn toàn yên ổn.”

    Tôi phản đối việc đóng vai phản thùng đó ngay trong nhà chủ tôi; hắn làm như vậy là ích kỷ và tàn ác vì phá hoại sự yên tĩnh của mợ Kha để thoả mãn riêng mình. Tôi nói:

    “Mợ tôi hơi động một tý là giật bắn người lên, mợ dễ bị khích động và không chịu nổi một cuộc gặp mặt bất ngờ. Tôi dám chắc như thế. Thôi, cậu đừng ngoan cố nữa, nếu không tôi buộc lòng phải báo cho chủ tôi biết ý định của cậu để cậu tôi đề phòng nhà cửa khỏi bị xâm phạm một cách bất chánh như vậy.”

    Hy đáp:

    “Nếu vậy tôi phải đề phòng bằng cách giữ vú lại. Từ giờ đến sáng mai, vú sẽ không được rời khỏi trại Gió Hú này. Bảo rằng Liên không chịu đựng nổi việc gặp mặt tôi là chuyện vô lý hết sức. Còn chuyện gặp Liên đường đột tôi cũng chẳng thích. Tôi muốn vú nói trước với nàng, hỏi nàng xem tôi có thể đến được không. Vú nói là nàng không bao giờ nhắc đến tôi và không ai được nhắc tên tôi trước mặt nàng có phải không? Thử hỏi nàng có thể nhắc đến tôi với ai, nếu như tôi là bị cấm nói đến trong ngôi nhà ấy? Nàng nghĩ là tất cả bọn các người đều là mật thám của chồng nàng -, tôi dám chắc Liên sống với các người khác nào sống trong địa ngục! Cứ xem Liên im lặng như vậy đủ biết tâm trạng nàng ra sao. Vú bảo Liên hay lo lắng bồn chồn... đó có phải là bằng chứng của sự yên tĩnh không? Vú nói tâm trí nàng bất ổn, không bất ổn sao được trong cảnh cô lập khủng khiếp như thế? Lại còn cái thằng ti tiện kia săn sóc nàng vì bổn phận, vì nhân đạo, vì thương hại nữa chứ! Hắn tưởng có thể phục hồi sức khỏe cho nàng trong một mảnh đất hẹp hòi như thế đó, chẳng khác nào hắn vác một cây sồi trồng vào một chậu cảnh rồi trông đợi nó mọc tốt tươi. Thôi, mình hãy giải quyết việc này ngay đi. Vú có muốn tôi đánh nhau với Kha và bọn tôi tớ của hắn để mở đường vào gặp Liên không? Hay vú muốn là bạn của tôi như từ trước đến nay, và làm những gì tôi yêu cầu? Vú hãy quyết định đi... vì tôi không còn lý do gì để chần chờ thêm một phút nào nữa."

    Ông Lộc ạ, tôi vừa than thở vừa cố cãi lý, nhất quyết từ chối lời hắn đến mấy mươi lần. Sau cùng hắn bắt tôi phải chịu một điều là đem một bức thư của hắn về cho Liên. Và nếu Liên bằng lòng thì tôi phải hứa là lần tới Kha đi vắng, tôi phải lập tức báo cho hắn biết để hắn đến ngay. Hắn làm cách nào vào nhà được là chuyện của hắn, tôi không cần biết và tôi cũng như các đầy tớ khác sẽ không được có mặt ở đó.

    Làm như vậy là phải hay quấy? Tôi e rằng quấy, nhưng tôi cho rằng làm như vậy sẽ tránh được một cơn bùng nổ mới. Tôi còn nghĩ rằng cuộc gặp gỡ này biết đâu chẳng có lợi cho căn bệnh thần kinh của Liên? Nhớ đến lần trước bị Kha mắng cho một trận nên thân vì tội mách lẻo, tôi cố tìm lý lẽ để lòng mình đỡ ray rứt và tôi tự nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng lần phản bội này - nếu đáng gọi là phản bội - thì đó sẽ là lần cuối cùng.

    Khi về, lòng tôi sầu muộn hơn là khi đi và tôi lo lắng ngần ngại mãi mới dám quyết định trao bức thư cho mợ tôi.

    Nhưng mà kìa, ông đốc tờ Kiên đã đến nơi rồi, tôi phải xuống nhà báo cho ông ấy biết là ông đã đỡ lắm rồi. Câu chuyện của tôi lê thê quá nhưng nó sẽ giúp ông tiêu đi một buổi sáng nữa.”
    *
    Lê thê và ảm đạm! Tôi nghĩ thế trong khi người đàn bà đôn hậu bước xuống nhà tiếp ông đốc tờ, và câu chuyện cũng không hẳn thuộc loại tôi cần chọn để mua vui. Nhưng không sao. Từ những ngọn cỏ đắng của bác Diễn tôi sẽ lọc ra những phương thuốc lành mạnh. Và trước hết tôi phải coi chừng sức quyến rũ mê hồn trong đôi mắt lấp lánh của cô Hy Liên mới được. Và nếu con người trẻ đẹp đó là một bản sao giống hệt bà mẹ thì tôi sẽ là một con mồi lạ lùng nếu tôi nộp trái tim cho cô ta.
    (còn tiếp)

Trang 2 / 4 ĐầuĐầu 1234 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Nắng Thu - Nhất Linh
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 03-18-2016, 09:43 PM
  2. Jane Eyre - Truyện dài của Charlotte Bronte
    By khieman in forum Truyện Dài
    Trả Lời: 10
    Bài Viết Cuối: 01-09-2014, 05:55 AM
  3. Đồi Gió Hú
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-18-2013, 12:03 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-13-2013, 12:30 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •