Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Không có đau khổ nào hoàn toàn là đau khổ, cũng như không có niềm vui nào hoàn toàn là niềm vui.
Leon Tolstoi
Results 1 to 3 of 3

Chủ Đề: Obamacare, một quyền lợi cưỡng hành

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Obamacare, một quyền lợi cưỡng hành

    .

    Obamacare, một quyền lợi cưỡng hành
    (bài 1)
    Eric Trần



    Một trong những đề tài “hot” nhất hiện nay đối với giới tiêu thụ là vấn đề Obamacare, tức là chương trình bảo hiểm sức khỏe mới áp dụng trên toàn quốc Hoa Kỳ. Đây là một chương trình bảo hiểm, vừa là quyền lợi vừa có tính cách cưỡng hành đối với tất cả mọi công dân và thường trú nhân trên đất Mỹ. Là quyền lợi, vì nếu bạn muốn có bảo hiểm mà trước nay không có được vì không đủ khả năng chi trả bảo phí, thì nay bạn sẽ có được một chương trình vừa túi tiền. Nó lại có tính cưỡng hành là vì, bạn muốn từ chối cũng không được: Bắt buộc phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt! Nghĩ cũng lạ, từ trước tới nay trên thế giới mới có một thứ “quyền lợi” bị cưỡng hành như vậy tại một nước vẫn được cho là “dân chủ” số 1. Hiện có nhiều văn phòng cộng đồng hoặc tư nhân, nói tiếng Mỹ cũng như nói tiếng Việt, sẵn sàng làm công việc ghi danh giúp dân chúng tham gia cái chương trình đặc biệt này. Chúng tôi không làm việc trong các văn phòng đó, bài viết này chỉ là phản ánh những hiểu biết của một người trong giới tiêu thụ bình dân nói chuyện với những người bình dân khác.

    Quyền lợi

    Quyền lợi ở đây xin được hiểu một cách hạn hẹp là điều chúng ta đang mong muốn Quả thực với nhiều người, Obamacare đã đáp ứng điều mà họ mong muốn từ lâu: Có một chương trình bảo hiểm sức khỏe vừa túi tiền. Thực ra, Obamacare còn đáp ứng nhiều hơn như vậy nữa, bởi vì không phải chỉ là vừa túi tiền, mà nó còn rất, rất rẻ, rẻ đến sững sờ.

    Có một người đang ước ao tìm được một chương trình sức khỏe với giá $100 một tháng, hoặc nhiều lắm $150 một tháng, nhưng không tìm được. Chỗ rẻ nhất cũng đòi bạn ấy $300, một số tiền quá lớn đương sự không đủ khả năng chi trả hoặc không muốn bỏ ra trong lúc mình còn đang khỏe mạnh, chả mấy khi phải uống thuốc. Nhưng khi Obamacare đến, người đó chỉ phải trả gần …. $8 một tháng! Có phải là một niềm vui bất ngờ, không khác gì trúng số?

    Người viết còn gặp một trường hợp khác: Lúc đầu đương sự chỉ dám ghi danh vào bậc Bronze (đồng -ít quyền lợi nhất), nhưng hỏi tới giá cả, thấy quá rẻ, anh sẵn sàng đóng thêm tiền để lên bậc Silver (bạc), vẫn còn quá rẻ, anh liền tiến tới bậc Gold (vàng), bậc cao nhất với nhiều quyền lợi nhất. Vậy mà giá cả vẫn chưa hơn $150!

    Trên đây chỉ là một vài trường hợp trong vô số trường hợp mà Obamacare được coi như một quyền lợi đáng ước mơ. Dĩ nhiên, “vô số” không phải là “tất cả”: Ngoài những người được hưởng quyền lợi như vậy, cũng còn “vô số” người khác coi Obamacare như một sự thiệt thòi mà họ bắt buộc phải chấp nhận. Bởi vì, Obamacare là một đạo luật sức khỏe universal, áp dụng phổ quát không trừ ai. Nếu không tham gia, sẽ bị phạt. Đó là tính cách cưỡng hành của Obamacare mà chúng ta sẽ nói đến dưới đây.

    Cưỡng hành

    Cưỡng hành là bắt người khác làm một điều người ta không muốn, bởi vì như vậy là thiệt thòi cho họ. Obamacare có lợi cho nhiều người, nhưng cũng bất lợi cho nhiều người khác. Chẳng hạn, một thanh niên ở tuổi 33, khỏe mạnh, gần như chẳng phải đi khám bệnh uống thuốc bao giờ. Cậu có vẻ tự tin, không cần mua bảo hiểm, nhưng gia đình nói mãi thì cậu đành mua một chương trình đề phòng tai họa, với giá $80 một tháng. Ấy vậy mà cậu cũng chẳng phải xài tới bao giờ. Nay với Obamacare, cậu được xếp ngang hàng với một bà cụ 64 tuổi cùng làm trong hãng. Nghĩa là, bây giờ cũng như người đồng nghiệp lớn tuổi, cậu phải đóng $165 mua bảo hiểm một tháng. Dĩ nhiên, cậu cho là một thiệt thòi.

    Nói chung, giới trẻ - những người rất ít khi phải sử dụng các dịch vụ y tế, những người trước kia thường mua bảo hiểm ở mức “bare bone”, tức là chỉ mua những phần chính yếu sát xuống tới …. xương, hoặc thậm chí không cần bảo hiểm gì cả, nhưng nay bắt buộc phải mua – là cảm thấy thiệt hại. Hệ thống bảo hiểm trông chờ vào sự đóng góp của thành phần này để bù lỗ những quyền lợi phải cung cấp cho những người lớn tuổi hơn.

    Bên cạnh đó là những người vốn khỏe mạnh mà lại có lợi tức cao. Họ phải trả bảo phí toàn phần, mà không nhận được một sự trợ giúp nào cả (xuyên qua Tax Credit) của chính phủ. Bảo phí đó có thể lên tới cả ngàn đồng một tháng. Nếu không bắt buộc phải tham gia Obamacare, họ có thể mua một chương trình bảo hiểm sức khỏe tư nhân với tốn phí bằng một nửa dành cho những quyền lợi tối thiểu khi phải vào nằm bệnh viện mà thôi. Với những người này, chúng ta chỉ có thể nói vui với họ một câu, “Ông được Trời cho khỏe mạnh, lại còn giầu có …. nên bây giờ mới bị Obamcare trừng phạt!”

    Những người bị Obamcare “trừng phạt” như vậy cần phải để ý đến những con số sau đây:

    - Hạn chót ghi danh Obamacare: 31 tháng Ba, 2014

    Tin tức trên nhiều phương tiện truyền thông có thể làm chúng ta nhức đầu, đài này nói là ngày 15 tháng 12, đài khác lại nói ngày 23 tháng 12, có đài thì gia hạn thêm được một chút, tới nửa đêm ngày 24 tháng 12. Lại có người bảo rằng, thực tế là tới ngày 31 tháng 12, nhưng chính phủ không muốn tuyên bố công khai như vậy để tránh tình trạng “dồn cục” trong những ngày cuối năm. Nay đã qua ngày 31 tháng 12, thì lại nói 31 tháng Ba, 2014!

    Sự thực là như thế này:

    - Nếu Obamacare là một quyền lợi theo định nghĩa trên, thì bạn có thể có quyền lợi đó, sớm nhất là vào ngày 1 tháng Giêng. Muốn được như vậy, bạn phải ghi tên trước ngày 15 tháng 12, về sau được triển hạn thành 23, rồi 24 tháng 12.

    - Sau ngày 24 tháng 12, bạn vẫn có thể ghi danh được, nhưng ngày có hiệu lực của Obamacare sẽ là ngày 1 tháng Hai, 2014

    - Thậm chí bây giờ bạn vẫn có thể ghi danh, theo nguyên tắc “first come, first serve”. Nghĩa là, ghi danh trước ngày 15 tháng Giêng, bạn sẽ có bảo hiểm từ đầu tháng Hai. Ghi danh từ ngày 16 tháng Giêng đến 15 tháng Hai, sẽ có bảo hiểm đầu tháng Ba….

    - Ghi danh từ ngày 16 tháng Hai đến 15 tháng Ba, sẽ có bảo hiểm ngày 1 tháng Tư.

    Hy vọng bạn sẽ cố gắng ghi danh trước ngày 15 tháng Ba, bởi vì ghi danh sau từ ngày 16 tháng Ba đến 31 tháng Ba thì có người nói sẽ được bảo hiểm ngày từ đầu tháng Tư; Người khác lại cho rằng bảo hiểm sẽ có từ đầu tháng Năm. Người viết đã kiểm chứng với 2 nhân viên chính thức của Obamacare và nhận được 2 câu trả lời khác nhau như vậy.

    Đối với một người vốn khỏe mạnh, và lại không muốn mất tiền sớm cho Obamacare, thì có bảo hiểm trước 1 tháng hoặc sau 1 tháng không phải là điều quan trọng. Nhưng chính quyền chỉ làm ngơ cho chúng ta trong 3 tháng đầu năm 2014. Sang tháng thứ tư mà vẫn chưa có bảo hiểm là bị phạt. Chúng ta sẽ trở về vấn đề tiền phạt vào tuần sau.

    Erictran15751@gmail.com

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Obamacare: Quyền lợi cưỡng hành
    (bài 2)

    Eric Trần


    Như bài lần trước có nói, bảo hiểm sức khỏe theo luật mới, có tên Obamacare mang lại lợi ích cho nhiều người, mà thiệt hại cho nhiều người khác, nhưng lại có tính cách cưỡng hành, tức là bó buộc mọi cư dân sống trên đất Hoa Kỳ phải mua. Bài này sẽ nói về những hình phạt được áp dụng cho những người cố tình không mua.

    Trên nguyên tắc, luật Obamacare đòi hỏi mọi người phải có bảo hiểm sức khỏe bắt đầu từ 1 tháng Giêng, 2014. Tuy nhiên, luật pháp lại gia hạn thêm cho những người không muốn mua bảo hiểm có thể trì hoãn tối đa 3 tháng đầu năm – từ tháng 1 tháng Giêng tới 31 tháng Ba - mà không bị phạt.

    Hiện nay đã là giữa tháng Giêng, vậy nếu bạn là một trong những người không muốn mua bảo hiểm, bạn có thể trì hoãn tới lúc nào để khỏi bị phạt? Trước tiên, cần phải nghiên cứu lịch ghi danh và ngày bảo hiểm có hiệu lực:

    Ghi danh trước ngày 15 tháng Giêng: Bảo hiểm có hiệu lực từ đầu tháng Hai.

    Ghi danh từ 16 tháng Giêng đến 15 tháng Hai: Bảo hiểm có hiệu lực từ đầu tháng Ba.

    Ghi danh từ 16 tháng Hai đến ngày 15 tháng Ba: Bảo hiểm có hiệu lực từ đầu tháng Tư.

    Ghi danh từ 16 tháng Ba đến ngày 31 tháng Ba: Bảo hiểm có hiệu lực từ đầu tháng Năm.

    Sau ngày 31 tháng Ba: Không còn được ghi danh nữa, mà phải chờ cho đến thời kỳ mở cửa ghi danh cho năm sau bắt đầu từ 15 tháng 11, 2014.

    Vậy, muốn tận dụng trọn vẹn thời gian “ân xá” 3 tháng, bạn có thể ghi danh từ ngày 16 tháng Hai để có bảo hiểm bắt đầu vào 1 tháng Tư (theo đề mục số 3 trên đây). Đừng trì hoãn đến ngày 15 tháng Ba, bởi vì nếu vì lý do gì chưa ghi danh kịp thời, và phải chờ tới ngày hôm sau, 16 tháng Ba, thì mãi tới tháng Năm bảo hiểm mới có hiệu lực (theo đề mục số 4), và như vậy là bạn sẽ bị đóng phạt một tháng.

    Nếu sau ngày 31 tháng Ba mà vẫn chưa ghi danh được, bạn sẽ bị “huốc”, vừa không có bảo hiểm cả năm 2014, mà lại bị đóng phạt cho cả năm đó.

    Tiền phạt được tính toán ra sao?

    Ý niệm tiền phạt lúc đầu làm cho nhiều người dân Mỹ nổi giận: Tại sao trong một xứ sở tự do với nền kinh tế thị trường “thuận mua vừa bán” mà chính phủ lại dùng quyền hành ép mua một sản phẩm mà nhiều người dân không muốn có? Không phải chỉ nổi giận xuông, nhiều người đã đưa cái luật “áp bức” này lên tận Tối Cao Pháp Viện để xin toà phán quyết về tính vi hiến của nó. Nhưng trước sự ngỡ ngàng của dư luận, các vị thẩm phán tối cao đã cho rằng đạo luật Obamacare không vi hiến, cái được gọi là “hình phạt” đúng ra là một sắc thuế mà những người không có bảo hiểm cần đóng góp cho một xã hội khỏe mạnh và an toàn hơn. Cuộc tranh cãi như thế là chung quyết, không ai đặt ra vấn đề hợp hiến hay vi hiến của đạo luật nữa. Về phía chính quyền Obama, cha đẻ của bộ luật bảo hiểm sức khỏe mới, họ muốn dùng một từ ngữ lịch sự hơn, và gọi nó là “lệ phí để chia sẻ trách nhiệm” (shared responsibility fee).

    Đối với chúng ta, những người trong giới tiêu thụ bình dân, cứ gọi nó là hình phạt (penalty) cho rõ nghĩa. Vậy tiền phạt đối với những người không có bảo hiểm kể từ tháng Tư trở đi sẽ ra sao?

    Thiếu một tháng = Đóng tiền phạt bằng 1/12 của cả năm

    Thiếu cả năm 2014 = Đóng tiền phạt tối thiểu $95 một người, hoặc 1% tổng số lợi tức cả năm, tùy theo con số nào lớn hơn.

    Thiếu cả năm 2015 = Đóng tối thiểu $325 mỗi người hoặc 2% tổng số lợi tức cả năm, tùy số nào lớn hơn.

    Thiếu cả năm 2016 = Đóng $695 một người, hoặc 2.5% tổng số tức cả năm, tùy số nào lớn hơn.

    Thiếu cả năm 2017 = Tiền phạt tăng theo mức lạm phát, hoặc 2.5% tổng số lợi tức, tùy số nào lớn hơn.

    Trên đây là nguyên tắc tính toán. Về con số cụ thể ra sao, hiện nay chưa ai biết được. Phải chờ tới kỳ khai thuế đầu năm 2015, bạn mới biết mình phải đóng phạt bao nhiêu, nếu chẳng may rơi vào hàng ngũ những người bị phạt.

    Tuy nhiên, có người lại không cho rằng đó là điều “chẳng may”. Bởi vì họ cố tình làm như vậy, nghĩa là trong hoàn cảnh của mình, họ cho rằng chẳng thà đóng phạt còn hơn là phải mua bảo hiểm Obamacare theo …. giá đắt! Là người được bảo hiểm miễn phí như Medi-Cal, Medicaid, hoặc chỉ phải trả bảo phí tượng trưng ($1? $6? $8? … một tháng), có thể bạn không hình dung được sự khổ sở của những người phải trả tới $1,000 một tháng, tức là $12,000 một năm. Đối với những người này, nếu quyết định không mua bảo hiểm, họ có thể chỉ phải trả tiền phạt $500 một năm mà thôi. Không tính tới những rủi ro nếu xảy ra bệnh tật trong lúc không có bảo hiểm, thì sự hơn thiệt về tiền bạc như vậy coi như đã rõ ràng. Có lẽ số người phải có lựa chọn đó cũng không phải là ít trên đất Hoa Kỳ này.
    Erictran15751@gmail.com

    .

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Những hệ lụy trước mắt
    và lâu dài của ObamaCare

    Thanh Dũng


    Trong loạt bài về chương trình y tế mới của liên bang, Trẻ đã giới thiệu bộ luật -- còn gọi là ObamaCare -- về các nét chánh yếu; về thu nhập và trợ cấp; về những ảnh hưởng của nó lên các chương trình chăm sóc sức khoẻ sẵn có: Medicare và Medicaid. Trong bài này, mời quý vị tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu các thay đổi mà ObamaCare có thể mang lại cho các gia đình, mỗi cá nhân, giới trẻ, phụ nữ, thai phụ, giới y sĩ, cũng như những cải cách trong nỗ lực bảo vệ quyền lợi của bịnh nhân.




    Từ năm 2014, có một phương cách mới để được bảo hiểm sức khoẻ, thông qua các "tiệm" bảo hiểm gọi là "Health Insurance Marketplace". Một cách lý tưởng, các tiệm này sẽ "trưng bày" nhiều sản phẩm từ các hãng bảo hiểm khác nhau, để quý vị dễ dàng đối chiếu, so sánh, chọn lựa chương trình bảo hiểm thích hợp ngân sách và nhu cầu của gia đình mình. Luật ObamaCare quy định các chương trình bảo hiểm y tế phải cho quý vị quyền dùng các chữa trị mang tính cách phòng ngừa (preventive service) cho người mẹ, cũng như tiêm chủng ngừa cho con cái. Hãng bảo hiểm không thể từ khước bán bảo hiểm, hoặc không đưa các con (dưới 19 tuổi) vào bảo hiểm của quý vị, chỉ vì cháu mang bịnh từ trước, hoặc bị tàn tật. Nếu các con quý vị dưới tuổi 26, quý vị được quyền tiếp tục bảo hiểm cho con mình. Từ nay, ít nhất 80% tiền quý vị trả bảo hiểm hằng tháng (premium) được dùng vào mục đích y tế, khảo sát y khoa, hoặc phải hồi lại cho quý vị (không chảy vào túi các nhà điều hành kỹ nghệ bảo hiểm hay chi phí cho quảng cáo). Khi muốn lên giá, hãng bảo hiểm phải công khai giải trình. Và giới hạn chi phí trả cho từng ca bịnh cũng thành phi pháp, kể từ 2014.

    Đối với cá nhân, nếu quý vị không có bảo hiểm trong vòng 6 tháng, và hoàn cảnh riêng thường đau ốm, ngay từ bây giờ quý vị có thể vào bảo hiểm trong chương trình gọi là "Pre-Existing Condition Insurance Plan". Luật ObamaCare còn có một thay đổi rất quan trọng. Trước kia, nếu khám phá quý vị vô tình mắc lỗi khi điền mẫu bảo hiểm (lúc trả lời các câu hỏi liên quan đến sức khoẻ), hãng bảo hiểm có thể cắt bảo hiểm, thậm chí thưa quý vị ra toà, đòi lại các chi phí y tế bảo hiểm họ đã trả. Bây giờ, họ không thể "sue", nếu chỉ là lỗi ngây tình, không cố ý gian dối, hoặc những thiếu sót không quan trọng.




    Bản văn bộ luật y tế ObamaCare và Dân Biểu Joe Wilson (Cộng Hoà, South Carolina).
    Ảnh Chip Somodevilla/Getty Images


    Luật y tế mới có thể cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ, với các lần khám bịnh định kỳ miễn phí, tuỳ theo tuổi tác của quý vị, chẳng hạn như : huyết áp, tiểu đường, thử cholesterol, khám ngừa bịnh ung thư, quang tuyến ngực (mammogram), các tiêm chủng ngừa cảm cúm, sưng phổi, v.v... Quý vị có thể dùng dịch vụ cấp cứu bên ngoài chương trình bảo hiểm, không phải qua sự ưng thuận trước. Từ năm 2014, luật y tế mới cũng có thể làm giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ. Quý vị có thể được nhận tín thuế giúp trang trải chi phí, nếu thu nhập của quý vị thấp hơn $45,960 (cho cá nhân hoặc gia đình 1 người), hay thấp hơn $94,200 (cho gia đình 4 người), và sở làm không có bảo hiểm y tế vừa túi tiền. Quý vị cũng được luật bảo vệ mạnh mẽ hơn. Nếu hãng bảo hiểm từ chối không thanh toán, hoặc không bán bảo hiểm, quý vị dễ dàng khiếu nại hơn trước.

    Đối với thanh niên, hằng triệu người đã có bảo hiểm sức khoẻ nhờ ObamaCare, thông qua điều luật con cái dưới 26 tuổi được ở lại trong bảo hiểm y tế của cha mẹ. Từ năm 2014, nếu có thu nhập hạn chế, khoảng $15,000 mỗi năm, bạn có thể hội đủ điều kiện được chăm sóc y tế miễn phí, thông qua chương trình Medicaid. Với thu nhập vừa phải, bạn có thể tự mua bảo hiểm tại các tiệm "Insurance Marketplace". Nếu thu nhập khoảng dưới $45,000, bạn có thể được chánh phủ liên bang tài trợ. Từ năm 2014, các tiệm "Insurance Marketplace" cũng là nơi các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ mua bảo hiểm y tế, giống như bạn và gia đình.




    Các dịch vụ khám bịnh nhi đồng, giúp trẻ khoẻ mạnh,
    từ nay được miễn phí, cho đến khi cháu đủ 21 tuổi.


    Đối với phụ nữ, trước kia họ có thể phải trả tiền cao hơn khi mua bảo hiểm y tế. Đôi khi phí tổn có thể cao hơn gấp rưỡi một người nam cùng tuổi tác và tình trạng sức khoẻ. Hãng bảo hiểm cũng có thể từ chối bán bảo hiểm cho thai phụ hoặc phụ nữ mang bịnh ung thư. Từ năm 2014, sẽ chấm dứt những tình trạng phi pháp này. ObamaCare cho thêm nhiều dịch vụ khám bịnh miễn phí. Có thể kể: cố vấn y khoa trong thời gian mang thai, khám nghiệm, chủng ngừa giúp thai khoẻ... Các hãng bảo hiểm cũng không được đòi hỏi sự giới thiệu trước khi thai phụ cần thăm khám sản khoa (OB-GYN). Luật bớt co-pay cho: chăm sóc em bé, khám mắt, răng cho trẻ, các dịch vụ y tế mang tính cách ngăn ngừa bịnh như tiêm chủng ngừa bịnh: sởi (measles), bại liệt (polio), viêm màng não (meningitis)... Luật ObamaCare quy định các mục này phải được bảo hiểm trong những chương trình y tế bắt đầu bán rộng rãi vào mùa thu năm nay tại các tiệm "Insurance Marketplace".

    Một vấn đề quan trọng nữa đối với phụ nữ trong vai trò người thủ giữ tài chánh gia đình, ObamaCare có thể giảm nhẹ áp lực vì chi phí y tế hạ. Chánh phủ cũng sẽ kiểm soát chặt, không cho co-pay, không cho bảo hiểm lên giá tuỳ tiện, v.v...

    Giới y sĩ cũng đối diện nhiều thay đổi. Từ năm 2014, có thể tăng hơn 30 triệu người với bảo hiểm y tế, nghĩa là thêm khách hàng. Luật y tế mới khuyến khích các dịch vụ khám bịnh đình kỳ mỗi năm, cũng có nghĩa nhiều bịnh nhân hơn. Luật định liên bang và các tiểu bang đầu tư mạnh cho các hệ thống chi trả và quản trị dữ liệu, giúp chúng hiệu quả hơn, mau chóng hơn, cùng lúc tiết kiệm hơn. Có hy vọng với các cải cách này, giới y sĩ có thể dành thêm thời gian cho bịnh nhân. Các phòng mạch có thể bớt thơ ký vì công việc giấy tờ giảm thiểu, cắt giảm chi phí bàn giấy. Việc hãng bảo hiểm không thể thình lình cắt bảo hiểm cũng tạo sự ổn định. Khi bịnh nhân trở bịnh nặng hơn, điều khoản không giới hạn chi phí giúp y sĩ yên tâm, rộng tay với việc chữa trị, dùng các phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất, không bị gián đoạn, hay lo thiếu thuốc men...




    Tổng hành dinh của sở thuế Hoa Kỳ "Internal Revenue Service" ở thủ đô Washington, D.C. Đây là một trong những cơ quan liên bang trách nhiệm liên đới trong việc thi hành
    luật y tế mới. Ảnh Andrew Harrer/Bloomberg


    Luật y tế cũng có thể ảnh hưởng tương lai y khoa. Dự báo số sinh viên y khoa sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu. Nhiều trường Y mới sẽ ra đời. Có hằng chục truờng Y đang trong các giai đoạn chuẩn bị, trước khi lấy giấy phép chung cuộc, mở trường đón sinh viên. Chỉ tính từ năm 2007 đến nay đã có 11 trường Y mở cửa. Cùng lúc, tỉ lệ sinh viên gốc dân thiểu số cũng tăng kỷ lục. Vì nhu cầu khuyến khích, thu hút sinh viên hàng đầu, các trường Y tương lai có thể mở rộng những chương trình học bổng, hoặc cho mượn nợ với ưu đãi...

    ObamaCare là đạo luật rất phức tạp, nhưng nó sẽ làm cho ít nhất một chuyện đơn giản hơn trước. Lâu nay, các chương trình bảo hiểm thường rất khó hiểu, nhiều phần mập mờ, chữ cố tình in nhỏ rí... Nhưng từ nay phải trình bày giản dị hơn, giúp khách hàng dễ hiểu, dễ chọn lựa. Hãng bảo hiểm phải cung cấp thông tin một cách ngay thẳng. Họ phải có các bảng tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, về các quyền lợi và các khoản được bảo hiểm.

    Đây là nỗ lực chung của nhiều bộ liên bang như: Bộ Y Tế và Dân Sinh (Department of Health and Human Services), Bộ Lao Động (Department of Labor), Bộ Ngân Khố (Department of the Treasury). Trong tương lai, các bảng liệt kê của hãng bảo hiểm phải ngắn, ngôn ngữ bình dân, mang tính cách tóm lược, gọi là "Summary of Benefits and Coverage" (hoặc ngắn gọn SBC). Tất cả bảo hiểm đều phải dùng một mẫu giống nhau, mục đích cho khách hàng dễ dàng tìm hiểu về các loại bảo hiểm trên thị trường. Về nguyên tắc, các bảng tóm lược này giống các tấm nhãn thông tin về nguyên vật liệu "Nutrition Facts" cho kẹo bánh, thực phẩm thường thấy lâu nay. Từ nay, nếu không được cung cấp trước, quý vị có quyền đòi hỏi một bản SBC để tham khảo. Quý vị cũng có thể yêu cầu được nhận bản SBC bằng Việt ngữ.

    Để bảo vệ người tiêu dùng, luật ObamaCare cho liên bang các khoản tài trợ lớn, giúp các tiểu bang thiết lập hoặc mở rộng các cơ quan mang tên "Consumer Assistance Programs (CAP). Đây là nơi cho quý vị thông tin để dễ khiếu nại khi quyền lợi y tế không được thực thi thoả đáng. Khi quý vị khiếu nại, hãng bảo hiểm có bổn phận phải giải trình chi tiết, không được ngó lơ như trước. Đầu tiên, hãng bảo hiểm xem xét khiếu nại trong nội bộ (thường gọi là internal appeal). Nếu sau giai đoạn này, quý vị vẫn bị từ khước tiền chi trả, sẽ có một hội đồng y khoa đặc biệt, độc lập cứu xét và ra phán quyết chung cuộc -- gọi là "external review." Đối với các "internal appeal", quyết định phải trong vòng 72 tiếng trong các trường hợp cấp cứu, hoặc 30 ngày cho các trường hợp bịnh nhẹ... Nếu quý vị gặp khó khăn về Anh ngữ, có thể yêu cầu được cung cấp bản trả lời khiếu nại bằng tiếng Việt. Khảo sát y khoa cho thấy, nhờ các chương trình bảo vệ khách hàng này, nhiều tranh chấp đã được giải quyết hiệu quả hơn trước, tiết kiệm cho khách hàng hằng chục triệu Mỹ kim.




    ObamaCare có thể thay đổi việc huấn luyện y khoa trong tương lai.
    TD

Chủ Đề Tương Tự

  1. Đại Học Máu (Quyển 1)
    By giahamdzui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 04-23-2018, 09:05 PM
  2. Mỹ phát hiện 1.250 gói ma túy dán nhãn Obamacare
    By kevintran in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-27-2013, 02:00 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-19-2013, 05:39 AM
  4. Quyển Sách Ma
    By giavui in forum Audio Ma Kinh Dị
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-03-2013, 01:00 PM
  5. Obamacare: Thành hay Bại?
    By khieman in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 11-19-2013, 01:12 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •