Lẫn trong dòng người náo nức chào đón giao thừa, nhiều người vẫn phải mưu sinh từ đêm cuối năm sang đầu năm mới. Họ không thể về quê, đón Tết đoàn viên trọn vẹn cùng gia đình.


Đêm 30 Tết, chị Phùng Thị Thúy (31 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) đạp xe lên Hồ Gươm bán muối. Không nghề nghiệp, cuộc sống khó khăn nên chị tranh thủ ngày Tết kiếm thêm tiền nuôi con mới 6 tuổi.


Gia đình anh Thịnh, chị Minh quê Hải Phòng đem theo cả hai con nhỏ đi bán muối, cành lộc


Em Chiến (9 tuổi, quê Thanh Hóa) theo bà lên Hà Nội bán kẹo cao su. Tết đến, em vẫn mặc chiếc áo cũ, ôm mấy túi kẹo rao bán khắp khu vực Hồ Gươm.


Hai bé gái theo mẹ đi bán bật lửa, thuốc lá.


Trước giao thừa, đôi bạn chợ già ngồi tụm lại đợi khách

Người phụ nữ này vẫn mải miết nhặt chai nhựa, thùng các tông mặc những người khác đang háo hức đợi ngắm pháo hoa


Qua giao thừa, người bán bóng bay vẫn ngóng từng khách đi qua


Sau khi xem pháo hoa, người dân lại xả rác ra đường khiến cho các công nhân vệ sinh phải quét dọn rất vất vả


2h sáng ngày mùng 1, người đón giao thừa đã về nhà gần hết. Ông Khâm (45 tuổi, quê Xuân Trường, Nam Định) ngồi nhắn tin chúc mừng năm mới bạn bè, người thân


Bên chiếc xe đạp cũ chở muối, sung chưa bán hết, anh Kế Văn Tiến (30 tuổi, quê Nam Trực, Nam Định) mắt đỏ hoe. Đã 4 năm nay, anh không đón giao thừa cùng gia đình. Ngày thường anh làm thợ hồ, gần Tết mới chuyển đi bán hoa, cành lộc. “Tết xa nhà mãi cũng quen nhưng hôm nay hàng ế, vợ lại vừa gọi điện hỏi thăm nên tôi không cầm lòng được. Chắc sớm mai tôi về”, anh Tiến tâm sự.


Tất Định (Khampha.vn\)