Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Nếu những nỗi đau khổ hủy diệtt hạnh phúc thì những thú vui đều làm xáo trộn hạnh phúc.
Levis
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Thế vận hội mùa Đông có những nét đặc thù riêng.

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Thế vận hội mùa Đông có những nét đặc thù riêng.

    Thế vận hội mùa Đông có những nét đặc thù riêng.


    “Người anh em” của mùa Hè


    Thế vận hội mùa Hè dĩ nhiên luôn là sự kiện danh giá nhất của thể thao thế giới và được tổ chức 4 năm một lần. Thế vận hội mùa Đông cũng được diễn ra như vậy nhưng chắc chắn hơi “lép vế” hơn một chút do điều kiện thi đấu đặc biệt hơn rất nhiều.
    Nếu như Olympic mùa Hè diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần điều kiện thời tiết ấm áp, có thể vào tháng 4 tại Hy Lạp, tháng 9 ở Australia hay tháng 8 ở Brazil, Anh, Trung Quốc… nhưng Olympic mùa Đông lại chỉ có thể được tổ chức ở 3 châu lục và không bao giờ ở một đất nước tại Nam bán cầu, nơi không thể có tuyết và các điều kiện phù hợp cho các môn thể thao mùa Đông.
    Mỹ là quốc gia đăng cai Olympic mùa Đông nhiều nhất với 4 lần, Pháp đăng cai 3 lần, Áo có 2 lần tổ chức. Olympic Sochi 2014 là lần đầu tiên nước Nga vinh dự đăng cai ngày hội thể thao mùa Đông. Và 4 năm tới thành phố Pyeongchang của Hàn Quốc cũng sẽ lần đầu tiên mang trọng trách này.


    Olympic mùa Đông từng được tổ chức cùng năm với Olympic mùa Hè

    Không như Olympic mùa Hè tính cả số lượng những năm không thể diễn ra do Thế chiến 1 và 2 (Olympic London 2012 là lần thứ 30 Olympic mùa Hè diễn ra, tính cả những năm 1916, 1940 và 1944 bị hoãn), Olympic mùa Đông không tính những năm 1940 và 1944. Vì thế Olympic Sochi 2014 là lần thứ 22 Thế vận hội mùa Đông được tổ chức.
    Từ năm 1924, Olympic mùa Đông và mùa Hè được tổ chức cùng một năm cho tới năm 1992. Sau đó Ủy ban Olympic quốc tế IOC đã quyết định tổ chức xen kẽ hai kỳ Thế vận hội trong các năm chẵn để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của cả thế giới, và dĩ nhiên là cả vấn đề tài chính từ bản quyền truyền hình. Vì nếu như cùng tổ chức một năm thì nguồn lợi từ Olympic mùa Hè hơn hẳn so với Olympic mùa Đông.
    Olympic mùa Đông dù là sự kiện thể thao nhưng cũng mang nhiều màu sắc chính trị. Có hai quốc gia từng bị cấm thi đấu tại đây là Đức và Nhật Bản, như biện pháp trừng phạt nơi hình thành chế độ phát xít. Ngoài ra cũng có không ít những phong trào đòi tẩy chay Olympic mùa Đông trong nhiều giai đoạn khác nhau như thời kỳ Chiến tranh lạnh, hay mới nhất tại Olympic Sochi 2014, có một làn sóng phản đối bộ luật về người đồng tính tại nước Nga.


    “Mùa Đông” không thể cùng “mùa Hè”

    Người được coi là “cha đẻ” của Olympic mùa Đông là Viktor Gustaf Balck (1844 - 1928), một quan chức thể thao người Thụy Điển và là thành viên của IOC. Ông là người sáng lập ra Nordic Games, giải đấu gồm những môn thể thao mùa Đông dành cho các quốc gia ở Bắc Âu, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1901, tiếp đó là 1903 và 1905, trước khi diễn ra 4 năm một lần cho tới năm 1926.
    Trước đó thế giới chỉ biết tới khái niệm Olympic chỉ là Thế vận hội diễn ra vào mùa Hè từ năm 1896. Balck là bạn thân của người sáng lập ra Olympic mùa Hè - Pierre de Coubertin - và ông đã nỗ lực đưa những môn thể thao mùa Đông, đặc biệt là môn trượt băng nghệ thuật, tham gia cùng Olympic mùa Hè nhưng không thành công. Phải đến Olympic mùa Hè London 1908, lần đầu tiên 4 nội dung trượt băng đã lần đầu tiên xuất hiện. Dù vậy có nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng đây là môn thể thao dành cho thiểu số và không đại chúng.


    Olympic Sochi 2014 là lần thứ 22 Thế vận hội mùa Đông được tổ chức

    Ở Olympic mùa Hè 1912 được tổ chức Stockholm, Thụy Điển và nhà quý tộc người Italia Eugenio Brunetta d'Usseaux đề xuất IOC dành một tuần thi đấu tại Olympic để tổ chức những môn thể thao mùa Đông. Nhưng ban tổ chức của nước chủ nhà đã phản đối ý tưởng này do muốn bảo toàn truyền thống của giải Nordic Games và lo ngại việc thiếu cơ sở vật chất phục vụ cả các môn thể thao mùa Đông và mùa Hè.
    Đến Olympic mùa Hè 1916 tại Berlin (Đức), cuối cùng tất cả đã đồng ý để 1 tuần diễn ra các môn thể thao mùa Đông gồm trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ, hockey trên băng và trượt tuyết kiểu Bắc Âu diễn ra. Đáng tiếc là điều đó không trở thành hiện thực vì Thế chiến 1. Sau khi Thế chiến 1 kết thúc, Olympic mùa Hè 1920 đã xuất hiện trượt băng nghệ thuật và hockey trên băng.
    Và đến Olympic mùa Hè 1924 ở Paris, Pháp, IOC quyết định tổ chức “một tuần thể thao mùa Đông” (thực tế lên tới 11 ngày).
    Đó cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên Olympic mùa Đông được tổ chức và phát triển cho tới ngày nay.




    Theo TTVH
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,983
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    Kỳ thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử đã được mở màn bằng buổi lễ khai mạc đầy ngoạn mục và hoành tráng. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất từ buổi lễ khai mạc thế vận hội mùa đông lần thứ 22 trong lịch sử tại Sochi.


    Màn bắn pháo hoa rực rỡ là một trong những màn trình diễn để lại ấn tượng nhiều nhất của buổi lễ khai mạc tại Sochi.

    Lễ khai mạc có những bông tuyết phát sáng tuyệt đẹp ứng với 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic.

    Tuy nhiên đáng tiếc cho nước chủ nhà khi màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục ấy lại gặp phải sự cố. Trong quá trình chuyển hóa từ bông tuyết sang vòng tròn, một trong số 5 bông tuyết này đã không chuyển sang hình tròn để tạo nên biểu tượng của Olympic.

    Ánh đèn màu và những màn bắn pháo hoa công phu làm rực sáng cả một góc trời đêm tại thành phố Sochi.

    Ước tính nước Nga đã tiêu tốn tới 22 tấn pháo hoa để tạo nên buổi lễ khai mạc đầy rực rỡ.

    Tay vợt khả ái Maria Sharapova được lựa chọn rước đuốc vào sân vận động.

    Siêu mẫu Irina Shayk, bạn gái của siêu sao Cristiano Ronaldo chính là người được lựa chọn đi cùng đoàn vận động viên tham dự Olympic Sochi 2014 của nước chủ nhà.

    Những hình ảnh rất đặc trưng của đất nước Nga được giới thiệu trong buổi lễ khai mạc.

    Khoảnh khắc ghi lại hình ảnh đầy huyền ảo về màn trình diễn của các vũ công.
    Nhằm giới thiệu đến bạn bè quốc tế, một phần lịch sử nước Nga được tái hiện trên sân vận động Fischt và dĩ nhiên không thể không nói đến cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại.

    Hình ảnh về quang cảnh vĩ đại của buổi lễ khai mạc được ghi lại bằng hiệu ứng “mắt cá”.

    Các vũ công hóa thân thành chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình.

    Cuộc hành trình qua những miền đất của “xứ sở bạch dương” được trình diễn một cách ngoạn mục với những “ốc đảo” mang hình ảnh đặc trưng của những miền đất được treo lơ lửng.
    Cô bé Liza Temnikova vào vai Lyubov (trong tiếng Nga có nghĩa là tình yêu).
    Linh vật của Olympic Sochi 2014 bao gồm một chú thỏ, một chú gấu bắc cực và một chú báo.
    Ngọc Trung
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Chủ Đề Tương Tự

  1. Có Những Mùa NOEL
    By giavui in forum Truyện Audio Giải Trí
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-16-2013, 05:37 PM
  2. Có Những Mùa Noel
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-11-2013, 04:06 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-10-2013, 05:47 PM
  4. Có Những Mùa Xuân Cũ
    By hailua in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-06-2013, 01:04 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •