Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai.
Albert Camus
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Thiền và J. Krishnamurti

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Thiền và J. Krishnamurti

    .

    Thiền và J. Krishnamurti






    Đúng là, để có thể hiểu những điều J.Krishnamurti thuyết giảng, nhất là về Thiền, người đọc ông phải, nếu không đọc đầy đủ những sách của ông thì ít nhất không thể bỏ qua những điều ông nói về ''Thiền đich thực'' (True Meditation), mà J. Krishnamurti đã từng trình bày rất rõ ràng.

    Mấy điều chính yếu J. Krish nói về Thiền Đích Thực, như sau:

    "Thiền là quan trọng nhất, nếu không muốn nói là quan trọng duy nhất trong đời sống.

    Thiền không bắt đầu với một ý định có-trước.

    Thiền không là sự tập trung tư tưởng nhưng là sự chú ý toàn diện và triệt để.

    Thiền không phụ thuộc vào một thế ngồi.

    Thiền là sự tỉnh thức thường xuyên...."...


    Tôi xin dẫn vài ý khác của ông hầu làm rõ hơn và đầy đủ ý nghĩa của những điều ông nêu trên.

    Thiền Đích Thực quan trọng duy nhất trong đời sống, nó khiến người ta sống thực tại, sống điều-hiện-là, sống bình an, sống đứt đoạn với quá khứ, sống không hoài niệm, không nuối tiếc và sống không trông chờ tương lai. Sống hóa giải sự mâu thuẫn của tâm trí. Sống vô tư với sự chấm dứt của dòng thời gian, là sự sinh ra và chết đi liên tục của các yếu tố tạo thành tâm trí như tình cảm, lý trí, kiến thức ....

    Điều này nghe có vẻ không tưởng, làm sao có thể có một tâm trạng sống như thế? Mà đúng nó là không tưởng, nghĩa là trong trạng thái đó, kết cấu và diễn biến của tư tưởng đã ngưng lại. Tuy nhiên, nếu ai đó, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi hay lâu hơn đã có thể xảy ra một hay nhiều lần đột nhiên sống trạng thái khác thường này, mới hiểu sự sống đó là có thực.

    Trong sự sống thực tại không tồn tại một khả năng đặc biệt nào như một sở hữu vĩnh viễn có thể được sử dụng cũng như trở thành, trở nên điều gì đó.

    Chỉ là sự sống bình an, vô cầu, tâm sạch trơn không chứa chấp điều gì, một sự trống vắng hạnh phúc khác thường chưa từng thấy. Trạng thái khác thường rồi cũng qua đi. Tuy nhiên, con người bây giờ không còn nguyên trạng như trước khi sự kiện quan trọng xảy ra: Không nuối tiếc sự việc đã qua. Cũng không mong cầu sự việc trở lại. Bây giờ thường xuyên chú ý quan sát và lắng nghe mọi diễn tiến tâm lý của chính mình một cách thụ động, không từ một diễn tiến nào đó suy nghĩ tiếp bằng sự phê phán, đánh giá, chấp nhận hay phủ nhận. Tự thấy mình trống vắng, thoải mái, không bởi nguyên nhân và mục đích nào. Như thế tâm trí tự nhiên ổn định, không cần sự cố gắng nào.

    Thiền có mục đích hay ý định để được khả năng đặc biệt hay để trở thành điều gì đều có mâu thuẫn nội tại và không là Thiền Đích Thực.

    Thiền Đích Thực không tập trung tư tưởng nhưng chú ý toàn diện và triệt để. Tập trung là o ép, kiểm soát, buộc tâm trí phải quy về một điều đã được chọn lựa trong khi sự chú ý hoàn toàn của tâm trí lại nhận biết mọi diễn biến bình thường của nó một cách tự nhiên. Khi đề cập sơ qua về Thiền mà nhiều người vẫn đang hành, J. Krishnamurti có nói rằng, bất cứ bạn chọn một thế ngồi nào, tâp trung vào đầu mũi và hơi thở thì chắc chắn tới cuối cuộc đời bạn cũng không thể thấy gì xa hơn mũi bạn.
    Ẩn Sĩ
    Last edited by khieman; 02-19-2014 at 09:47 PM.

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Ánh Sáng cho Chính Mình

    .

    Ánh Sáng cho Chính Mình

    Mỗi người phải được tự do để trở thành ánh sáng cho chính mình.

    “Ánh sáng cho chính mình”.

    Ánh sáng này không thể nhận được từ người khác, cũng không thể thắp lên bằng ngọn nến của người khác. Nếu bạn thắp bằng ngọn nến của người khác, nó chỉ là ngọn nến, nó có thể bị thổi tắt. Sự trầm tư ráo riết để tìm ra thế nào là ánh sáng cho chính mình là một phần của thiền quán. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem thế nào là ánh sáng cho chính mình và sự có ánh sáng này nó đặc biệt quan trọng đến mức nào.

    Thân phận của chúng ta là chấp nhận thẩm quyền, thẩm quyền của vị tu sĩ, thẩm quyền của cuốn sách, thẩm quyền của vị đạo sư, thẩm quyền của người nào đó tuyên bố rằng họ biết. Đối với tất cả những vấn đề thuộc về tâm linh, nếu có thể dùng từ “tâm linh”, thì không có bất cứ loại thẩm quyền nào cả. Nếu không như vậy, bạn sẽ không có tự do để mà nghiên cứu, trầm tư, để tự tìm ra ý nghĩa mà thiền quán mang lại.

    Để đi vào thiền quán, bạn phải hoàn toàn thả nổi bản thân, giải phóng nội tâm khỏi tất cả mọi loại thẩm quyền, so sánh, kể cả thẩm quyền của người phát ngôn, nhất là khi người phát ngôn lại là chính tự ngã, là “cái Tôi”, bởi vì nếu bạn nghe theo lời của “hắn” thì…, thế là hết, là tiêu rồi!

    Bạn phải nhận thức được sự quan trọng về thẩm quyền của ông thầy thuốc, của nhà khoa học; đồng thời hiểu rằng hoàn toàn không có sự quan trọng về thẩm quyền đối với nội tâm, dù rằng đó là thẩm quyền của người khác, hay của kinh nghiệm, kiến thức, quyết định, thành kiến của chính bạn.

    Kinh nghiệm của ai đó, hiểu biết của ai đó rồi cũng sẽ trở thành thẩm quyền của chính họ: ”Tôi hiểu, cho nên tôi đúng”. Nên tỉnh giác trước những loại thẩm quyền đó, nếu không, bạn sẽ không bao giờ có thể trở thành ánh sáng cho chính bạn được…..

    …Trong thiền quán, sẽ không có ai chỉ dẫn bạn, không có ai nói cho bạn biết rằng bạn đang tiến bộ, không có ai khuyến khích bạn, bạn phải hoàn toàn đơn độc. Và cái ánh sáng cho chính bạn chỉ có thể bừng lên khi chính bạn tự tìm hiểu nội tâm một cách sâu xa, coi xem mình là cái gì. Đó là sự tự thức tỉnh, biết mình là cái gì. Cái biết ấy không dựa theo các tâm lý gia, không dựa theo các triết gia, không dựa theo các diễn giả, các nhà hùng biện, nhưng là bạn “biết”, bạn “tỉnh thức” về cái bản thể của bạn, sự suy nghĩ của bạn, cảm xúc của bạn, tìm ra toàn bộ cấu trúc của cái toàn thể.

    Biết rõ chính mình là điều tối quan trọng. Đó không phải là do người khác mô tả về mình, mà là “đích thực mình là cái gì?”, bạn là cái gì?

    Đó cũng không phải “cái mà bạn tưởng rằng bạn là…”, hoặc ”cái mà bạn nghĩ rằng bạn nên là…”, nhưng là "cái đang hiện hữu thực tế là cái gì".

    Trích: This Light in Oneself -True Meditation - J. Krishnamurti
    Người dịch: Danny Việt (ĐPK)

Chủ Đề Tương Tự

  1. Sơ Tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma
    By khieman in forum Tự Do Tôn Giáo
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 07-07-2015, 11:02 PM
  2. Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma
    By khieman in forum Tự Do Tôn Giáo
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-03-2014, 01:05 AM
  3. Cánh Thiệp Đầu Xuân
    By giavui in forum Nhạc Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-28-2014, 05:19 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-13-2014, 03:31 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •