Một xu hướng báo động ở Ukraine sau khi chính quyền cũ bị lật đổ là nhiều người tự do phá dỡ các tượng đài lịch sử trong khi các biểu tượng phát xít tràn lan.



Theo truyền thông Nga, sau khi phe đối lập nhân danh dân chủ, tự do để lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovich, Ukraine dường như đang đi về một hướng hoàn toàn khác khi những biểu tượng chiến thắng trong các cuộc cách mạng chống lại những kẻ độc tài, phát xít như Hitler đang bị dỡ bỏ, phá hủy. Trong ảnh, một bức tượng lãnh tụ giai cấp vô sản Lê Nin bị giật đổ, nằm chỏng chơ trên mặt đất.[*]

Theo đó, bức tượng “Người lính Liên Xô” (được xây dựng năm 1965) tại thị trấn Stryi ở khu vực Lvov cũng bị phá hủy dù hàng nghìn binh sĩ Ukraine đã hy sinh ở đây để bảo vệ quê hương của họ khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
[*]

Hàng chục bức tượng Lenin trên khắp đất nước bị phá bỏ. Thậm chí, một nhóm cánh hữu cực đoan còn đưa cả máy móc hạng nặng tới để tháo dỡ một bức tượng là di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Dniprodzerzhynsk.
[*]

Thậm chí, bức tượng vị Thống soái huyền thoại Mikhail Kutuzov - người anh hùng Nga trong cuộc chiến tranh chống lại Hoàng đế Pháp Napoleon ở thành phố phía tây Brody cũng bị phá hủy.
[*]

Chưa hết, ngôi sao biểu tượng Liên Xô trên nóc tòa nhà Quốc hội Ukraine cũng bị dỡ xuống.

[*]

Trước làn sóng phá hủy tượng, di tích lịch sử đang diễn ra tại Ukraine, Nga đã nhanh chóng lên tiếng tỏ thái độ bất bình đồng thời yêu cầu chính quyền mới ở Kiev ngăn chặn những kẻ phá hoại tượng cũng như các di tích lịch sử.
[*]

Đáng báo động hơn, song song với làn sóng dỡ bỏ, phá hủy các bức tượng, di tích lịch sử đang nổi lên mạnh mẽ là sự lây lan của các biểu tượng phát xít ở Ukraine. Trong ảnh là nhóm cực hữu Right Sector ở Kiev với biểu tượng Wolfsangel (trên băng áo màu vàng ở cánh tay phải)- biểu tượng mà một số đơn vị của Đức quốc xã sử dùng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
[*]

Rất nhiều người từng tham gia phong trào biểu tình trên đường phố ở Ukraine đang trưng lên một số biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phát xít. Trong ảnh là một nhóm cực hữu tụ tập và sử dụng kiểu chào của Đức Quốc xã.

[*]

Dòng chữ ủng hộ phong trào cực hữu của những kẻ tôn thờ các quy tắc phát xít có thể được thấy ở khắp các ngóc ngách ở Ukraine.

[*]

Wolfsangel (màu đỏ)- biểu tượng mà một số đơn vị của Đức quốc xã dùng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng được vẽ lên tường ở khắp nơi tại Ukraine.

Theo Kiến Thức