Cơ quan quản lý không lưu Hồng Kông, một máy bay của họ phát hiện nhiều mảnh vỡ chưa xác định, tại vị trí vùng biển cách Vũng Tàu khoảng 60km về phía Đông Nam (cách vị trí may bay Malaysia mất tích hơn 500km).

Trước đó, có hình chụp các mảnh vụn được cho là tại nơi máy bay mất tích nhưng chưa thể xác nhận.
17h, cảng vụ hàng hải Vũng Tàu thông báo khẩn cho tàu thuyền qua vùng biển vừa được máy bay Hồng Kông báo thấy mảnh vỡ gần Vũng Tàu tàu bay phối hợp cảng vụ triển khai tìm kiếm.
Ông Lê Văn Chiến - Giám đốc cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết Nhận được thông tin, cảng vụ Vũng Tàu đã thông báo đến Bộ đội biên phòng, các lực lượng cứu hộ tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt thông báo đến các thuyền của ngư dân đang hoạt động trên vùng. Công tác triển khai rất nhanh chóng.
16h45, trong khi vẫn đang chờ xác minh thông tin về phao cứu sinh, trong một diễn biến khác, chúng tôi nhận được thông tin máy bay dân dụng của Hồng Kông báo về phát hiện nhiều mảnh vỡ.
15h40, ngày 10/3, Trung đoàn không quân 917 điều động tăng cường máy bay Mi 171 mang số hiệu 8413 đến Sân bay Cà Mau, để kịp thời cứu nạn máy bay Malaysia mất tích.
Phóng viên tại Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, cơ quan không lưu của Hồng Kông báo rằng tìm thấy nhiều mảnh vỡ tại vùng biển cách Vũng Tàu 60km về phía Đông Nam. Các trung tâm đang phối hợp xác minh các mảnh vỡ này. Tin báo lúc 4h 30 phút. Khu vực này có nhiều tàu ngư dân và hàng hải Việt Nam hoạt động. Đang yêu cầu xác minh. Vị trí cách điểm chuyển giao IGARI 500km.
15h55, tàu Hải quân 637 đã vớt được xuồng cứu sinh. Thiếu tướng Lê Minh Thành - Tư lệnh Phó quân chủng hải quân đang liên lạc xem có người trên xuồng không và cố gắng xác định tọa độ chính xác nhất.

Nhiều báo đưa vật nổi là cuộn cáp hay máng trượt nhưng theo tin mới nhất từ hải quân. Đó chính là xuồng cứu sinh. Máng trượt thì lớn hơn rất nhiều. Thông tin tiếp tục được xác minh rõ hơn, tín hiệu liên lạc đang chập chờn. Ngoài khơi các tàu liên lạc bằng VHF, sóng di động không rõ. Việc kết nối thông tin giữa hải quân và không quân cũng khá khó khăn. Phóng viên trên trực thăng cũng liên lạc về tòa soạn đứt đoạn do mất sóng di động.

Cầu mong sao lần này không phải là vô vọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.
13h26, sau khi Việt Nam phát hiện vật thể màu cam nghi là phao, lúc 13h26 máy bay Singapore tiếp tục phát hiện một vật giống xuồng cứu sinh cách đảo Thổ Chu 140 km. Dự kiến 3 tiếng sau, phương tiện Việt Nam sẽ tiếp cận vị trí trên.
Vật thể màu da cam mới phát hiện, nhìn từ máy bay. Nguồn: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn, Cục hàng không nhận được thông tin do máy bay Rescue 65 của Singapore thông báo có một vật có màu xám sọc đỏ và xanh nước biển, giống xuồng cứu sinh tại tọa độ 08'16"05 vĩ Bắc 10'25"111 kinh Đông.
Hàng không Malaysia yêu cầu Việt Nam cử phương tiện gần nhất đến khu vực đó. Cục hàng không đã chuyển yêu cầu đến Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Trung tâm khu vực 3 điều hai tàu HQ 2003 và SAR làm nhiệm vụ. Dự kiến HQ 2003 đến vị trí vật thể nghi xuồng cứu sinh lúc 16h30.
10h sáng ngày 10/3, máy bay tuần thám biển của Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện thêm vật thể lạ mới. Thông tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho biết, vật thể lạ được máy bay tuần thám của Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện ở vị trị cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 177 km về phía Tây Nam.
Nhìn từ máy bay tuần thám, vật thể lạ vàng da cam và không có lỗ tròn như vật thể lạ từng phát hiện trong chiều ngày hôm qua 9/3. Đội tìm kiếm trên máy bay hiện chưa thể xác định chính xác kích thước của vật thể mới được phát hiện này.
Sở chỉ huy tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn liên tục cập nhật tin tức từ các đội tìm kiếm.
Ngay sau tiếp nhận thông tin, sở chỉ huy tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn điều động các phương tiện di chuyển về tọa độ có vật thể lạ mới được phát hiện để trục vớt.
Trước đó, Vào khoảng 16 giờ 15 phút ngày 9-3, hai chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ Mi-171mang số hiệu 02 và 04 của Trung đoàn Không quân 917 (Sư đoàn 370) đã lần lượt đáp xuống sân bay Cà Mau, sau chuyến bay đến khu vực nghi có máy bay của Hãng hàng không Malaysia bị mất tích.
Hai máy bay trực thăng đã bay theo phương vị 23 độ, hướng Tây Nam, cách mũi Cà Mau 308km và cách nhà giàn DK1 108km. Trong khu vực tìm kiếm, khảo sát, các bộ phận chuyên môn trên trực thăng không phát hiện có dấu hiệu gì bất thường.
Riêng dấu hiệu nghi vấn “vết dầu loang”, theo QĐND, là một vệt màu vàng trên biển Cà Mau có độ dài khoảng 60 đến 80km, cách bờ biển tỉnh Cà Mau 240km được các máy bay khác phát hiện trong buổi sáng 9-3, Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 917 cho biết: “Chúng tôi đã cho trực thăng hạ độ cao xuống 100 mét và bay nhiều vòng quan sát, có thể xác định đây chỉ là một bãi cạn nằm dưới mặt nước biển”.
"Vết dầu loang' dài 60 - 80 km cách Cà Mau 240 km có thể chỉ là một bãi cạn. Ảnh: QĐND
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, sáng 10/3, Việt Nam sẽ điều 2 máy bay AN 26 và 1 trực thăng, thủy phi cơ DHC6 của Quân chủng Phòng không - Không quân tham gia tìm kiếm. Đồng thời, một máy bay MI +01 Super của Tổng công ty Trực thăng Bộ Quốc Phòng cũng sẵn sàng tham gia khi có lệnh.
Tổ bay tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích do đơn vị chủ quản bố trí nhưng phải đảm bảo yêu cầu tổ bay có kinh nghiệm; đồng thời, tổ tìm kiếm tham gia tìm kiếm từ trên không.


Máy bay cứu hộ Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Về vị trí cất cánh của các máy bay tìm kiếm cứu hộ Việt Nam sẽ xuất phát từ Vũng Tàu; Tân Sơn Nhất; Cần Thơ; Cà Mau; Năm Căn khi có lệnh. Các máy bay này sẽ bay trên đường bay từ các sân bay dự kiến cất cánh trên đến khu vực tìm kiếm với độ cao bay ở tầm thấp và tầm trung. Sau quá trình tìm kiếm, các máy bay trên sẽ hạ cánh ở một trong những sân bay như Vũng tàu; Tân Sơn Nhất; Cần Thơ; Cà Mau; Phú Quốc, Rạch Giá trong thời gian sớm nhất.
Các khu vực tìm kiếm của các máy bay, trực thăng cứu nạn Việt Nam sẽ gồm khu vực khả nghi và khu vực ưu tiên tìm kiếm.
Cụ thể:
- Khu vực ưu tiên tìm kiếm dành cho AN26 gồm:
A: 08o00’00’’ N - 102048’00’’ E;
B: 08o00’00’’ N - 103045’26’’ E;
C: 09o30’00’’ N - 103045’26’’ E;
D: 09o30’ 00’’N - 103045’26’’ E;
E: 09o09’ 00’’N - 102040’00’’ E;
- Khu vực ưu tiên tìm kiếm: dành cho DHC 6 và MI như sau:
A: 08o43’00’’ N - 102040’00’’ E;
B: 08o22’00’’ N - 102040’00’’ E;
C: 08o43’00’’ N - 103030’00’’ E;
D: 08o22’ 00’’N - 103030’00’’ E;
Trong quá trình bay, các máy bay tham gia tìm kiếm phải đảm bảo thông tin liên lạc và chỉ huy điều hành bay. Cụ thể, trên đường bay: ACC HCM, khu vực bay tìm kiếm: Sở Chỉ huy F370, Cty QLB miền Nam, chỉ huy hiện trường: Cty QLB miền Nam.

Vùng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km do thủy phi cơ phát hiện vật lạ nghi là mảnh vỡ cửa sổ máy bay Malaysia; đã triển khai tìm kiếm tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.

Các tàu Việt Nam sẽ tiếp tục "sục" biển để tìm dấu vết máy bay mất tích.

Ngày 10/3, cùng với máy bay, trực thăng Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu hộ, các tàu cũng tiếp tục được điều động để tìm kiếm tại vùng nghi vấn. Việc tìm kiếm, xác định vị trí vấn tiếp tục được triển khai.
Theo nguoiduatin
PV