Cung tiếp "nhân quả bệnh tượng ấn chứng" ngọc chỉ.
bổn đường chủ tịch quan ân sư đăng đài.
thánh thị: đêm nay cung tiếp ngọc chỉ,mệnh bổn đường phúc thần ngoài 10 dặm tiếp giá,mệnh bổn đường thành hoàng ngoài 5 dặm tiếp giá,thần nhân còn lại xếp hàng tiếp giá.
khâm sai đại thần Thái bạch tiên ông giáng.
thơ rằng: theo chỉ lâm đường hội chúng sinh,viết sách ngọc chỉ hạ thiên kinh,kỳ vọng đạo vụ hoằng dương thạnh,phổ độ quần chúng hướng thiện hành.
thánh thị: tuyên đọc ngọc chỉ,thần nhân phủ phục.
khâm phụng Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế chiếu viết:
trẫm ở trên cao,thống ngự vạn linh,ở cao mà luôn nhìn xuống,không lúc nào quên chúng sinh.Ý sắc cung hoành đường,cung thừa vô cực ý mệnh thiết đường,mở cửa đại khai phổ độ;đạo trường thiết lập chỉ trong vài năm,công tích thật rực rỡ.Nay có Nam Hải Quan Âm bồ tát phụng chỉ viết sách"nhân quả bệnh tượng tích luận" ban hành cho đời,xiển luận nhân quả,khuyên người tin sợ,đã có công hiệu;càng vì thế hướng người về nẻo thiện,lòng trẫm cảm thấy an ủi,nay trong đường đã ban phát phần trên,tiếp theo là phần dưới,đề tài là "nhân quả bệnh tượng ấn chứng',trên dưới hai phần cùng hợp lại ban cho người đời tạo thành sự phân tích nhân quả tận thiện tận mỹ.Vừa lập luận vừa ấn chứng càng làm cho sự khuyến hóa gia tăng đột phá.Mệnh Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát làm tiên phật chủ trước,Dũng bút làm chánh loan chủ trước;từ năm Ất tỵ tháng 2 ngày 26,mỗi loan kỳ vào thứ 3,bút gỗ phi loan viết sách,cho thời hạn 3 tháng hoàn tất.tất cả thần nhân tận lực hỗ trợ,đừng phụ hy vọng của trẫm,không được sơ sót,khấu đầu tạ ơn.
thiên vận năm ất tỵ tháng 2 ngày 26.

cung tiếp vô cực ý chỉ.
bổn đường chủ tịch quan ân sư đăng đài.
thánh thị: cung tiếp Hoàng Mẫu ý giá thân lâm,mệnh bổn đường phó chủ tịch ngoài 5 dặm tiếp giá,mệnh bổn đường thành hoàng ngoài 10 dặm tiếp giá,thần nhân còn lại truyền hương xếp hàng hầu giá.
Giá tiền Đổng tiên cô giáng
thánh thị: thị giá lâm đường,chư hiền sinh thận trọng không được thất lễ.tiếp giá,thần nhân phủ phục.
Vô Cực Lão mẫu giáng
ý thị: chư hiền khanh và chư nhi nữ miễn lễ.
thơ rằng: đồng tâm sách lực đạo hoằng dương,thánh giáo huy loan khởi nghi phương,danh dự quí đường truyền rộng khắp,sóng ân đức nghiệp vĩnh lưu trường.
Ý chỉ viết: mẹ tại vô cực,ngày ngày ngóng trông chín sáu nguyên linh,long hoa hội sớm tụ chung đường,đáng tiếc cõi phàm mê chướng,tiêu hồn mục cốt,nhân tâm bất thiện,tội ác đầy khắp.tuy được thánh môn nơi nơi xiển giáo,thay trời tuyên hóa;thừa ân viết sách nói rõ để cứu độ linh tử thiện huệ thức tỉnh.Nhưng hiểu cái khổ của người đời,muốn khuyên người hướng thiện,trước phải giải trừ căn nguyên khổ đau để được hiệu quả.Nay có Phong Nguyên ý sắc cung hoành đường lại lãnh thiên mạng,khai bút "nhân quả bệnh tượng tích luận",phần sau "nhân quả bệnh tướng ấn chứng",hai sách hợp lại,có thể nói tất cả bí mật của nhân quả đều nằm trong sách làm cho người đời giác ngộ nhân quả,từ đó mở được gông xiềng trói buộc;cũng làm người đời sợ hãi nghiệp nhân,quả báo đeo bám khổ sở mà thận trọng hướng thiện,trợ giúp tịnh hóa nhân gian thành tịnh độ.Rất mong việc viết sách,trợ in,lưu thông,cần tận lực.Mẹ rất vui theo dõi,ý chỉ như thế,khấu đầu tạ ân.
thiên vận năm ất tỵ tháng 3 ngày 2.

Tế công sư tôn giáng tựa
ta vì sách "nhân quả bệnh tượng ấn chứng" viết lời tựa.
trước có "nhân quả bệnh tượng tích luận" mổ xẻ hiện tượng hình thành của nghiệp quả,đại khái là lý luận;nay lại viết "nhân quả bệnh tượng ấn chứng",tức là nêu rõ nhân hình thành,quá trình,hiện tượng quả báo của nhân quả.Lý luận thêm ấn chứng,là nguyên tắc thêm thực tiễn,cụ thể trình bày nhân quả,làm người đời một nhìn thấy rõ chân nghĩa của nhân quả,đây chính là dụng ý thật sự của việc viết quyển sách này;làm người đời dễ dàng chấp nhận,vui vẻ chấp nhận,càng không thể không chấp nhận có nhân quả quan hệ tồn tại.Vì thế,người đời khi đọc 2 quyển sách này,đừng xem như tiểu thuyết,truyện vui là được,mà cần tỉ mỉ nghiền ngẫm,dụng tâm thể ngộ để có được tâm đắc,có thể giúp người hiểu được sự đeo bám của nghiệp quả.Ta chỉ có vài lời khích lệ làm tựa.
Tế phật giáng Ý Sắc Cung Hoành đường.
thiên vận năm Ất tỵ tháng 3 ngày 6.

PHẦN 1: ĐỊA PHỦ NHÂN QUẢ LỆ CHỨNG.
Quan âm bồ tát giáng.
thánh thị: rất vui lại giáng ý sắc cung hoành đường,nhớ lúc viết quyển "nhân quả bệnh tượng tích luận",ta và Dũng bút dùng "kim chỉ diệu pháp" viết sách.Nay lại lãnh chỉ tiếp tục viết "nhân quả bệnh tượng ấn chứng",có được loan bút viết sách tức sẽ làm loan vụ hưng thạnh,càng có thể cùng chư sinh vì thiên mạng nổ lực.
Dũng bút: đệ tử cung nghinh bồ tát phật giá.Sau khi sách "nhân quả bệnh tượng tích luận" hoàn thành,không lúc nào con quên bảo tướng của bồ tát,nay lại được cùng bồ tát viết sách thì đúng là phước đức ba đời.
Bồ tát: con không cần khách sáo.Cung Hoành đạo mạch chỉ trong một năm,nhờ con thúc đẩy lo liệu mà thành tựu,tuy rằng lúc trước con có chấp trước danh tiếng,nhưng trước mắt có thể thấy được công sức hy sinh vì đạo mạch của con,ta cảm thấy vui lòng mà giúp con một tay.
Dũng bút: đa tạ bồ tát khen thưởng,không dám ạ.Xin thỉnh giáo bồ tát,phần sách tiếp theo viết như thế nào,xin bồ tát khai thị.
Bồ tát: được,trên nguyên tắc viết tiếp bệnh tượng,theo cách hỏi và trả lời.Nhưng lại thêm việc phỏng vấn chứng bệnh tượng thực tế,như thế,phần trên dưới có lý luận và án lệ quán xuyến.
Dũng bút: vậy bồ tát phải dẫn đệ tử linh du phỏng vấn rồi ? được quan âm bồ tát thêm lần nữa dẫn dắt viết sách,đệ tử là người đầu tiên,đúng là thật vinh hạnh.
Bồ tát: hôm nay ta dẫn con xuống địa phủ ấn chứng một án lệ,con hãy lên đài sen của ta,đi thôi.
Dũng bút: đệ tử tuân mệnh.
Bồ tát: hôm nay vào minh phủ,đệ nhất điện con đã biết rồi,phải nghiêm chỉnh viết sách.
Dũng bút: địa phủ đã đi qua rồi,có thể nói là đã quá quen thuộc,bồ tát không dặn dò,đệ tử cũng biết được nặng nhẹ,không làm bừa ở địa phủ đâu.
Bồ tát: rất tốt...đã đến đệ nhất điện,Tần Quảng Vương đã đến,con mau chóng lên trên thi lễ.
Dũng bút: đệ tử tham kiến minh vương.
Tần Quảng Vương: không cần đa lễ.Ta và con cũng đã quen lâu,sao lại đa lễ như vậy.Bổn điện may mắn cung nghinh phật giá rồi.
Bồ tát: minh vương khách sáo rồi.
Dũng bút: sao hai vị tiên phật khách sáo như vậy,đệ tử đây là kẻ phàm tục,sao lại không dám giữ nguyên tắc.
Bồ tát: vậy thì tốt,hai người có thể đàm luận.Dù gì,nhất điện minh vương cũng đã biết nhiệm vụ của con,ta đi thuyết pháp cho tội hồn u minh đây.
Dũng bút: vâng được,nhưng bồ tát đừng quên trở lại dẫn con về đường nha.(mắt nhìn bồ tát nhẹ nhàng bay đi)Đại vương à,đêm nay trước tác"nhân quả bệnh tượng ấn chứng",đến đây làm gì vậy ?
Minh vương: ý của bồ tát là muốn con tra xem một án lệ đêm nay,càng để địa phủ rõ ràng ấn chứng hồ sơ người chủ đương sự thọ khổ ra sao làm minh chứng.
Dũng bút: thì ra là vậy,xin làm phiền minh vương rồi.
Minh vương: hồ sơ ở đây,con xem thử.
Dũng bút: đệ tử có thể đọc lên không ?
Minh vương: đương nhiên là được.
Dũng bút: danh tánh Phí Chánh Dương,sinh vào năm dân quốc 73 tháng 5 ngày 1.Tịch quán người Đài Loan tỉnh Chương Hoá,phụ chú: 4 tuổi bị phạm sát chưa giải được,mà bị chứng đần độn,theo hồ sơ kiếp trước(chính văn thập điện và lục điện phán quyết) xét Lý Ân Hằng lúc sống không biết hành thiện,tuy gia đình khá giả nhưng thường lợi dụng người,kết hôn với Lữ Quốc Mộng,nhưng vì Lữ nữ tham mộ hư vinh phung phí xài tiền nên trong một lần tranh chấp đã bị xiết cổ đến chết,hình thành nghiệp nhân này,thập điện chuyển luân phụ chú tình tiết cụ thể,Ô,vậy tư liệu của thập điện và lục điện đâu ?
Minh vương: không sao,không cần xem đâu,bổn điện đã có tư liệu chứng minh.Hiện tại con nhìn sang phải phía trước mặt 30 độ có một tấm gương,xem kỹ đừng sót.
Dũng bút: được rồi,(soi gương thì có gì hay đâu ?)trong sát na thấy mặt gương lõm vào,hiện lên hình ảnh mờ mờ.Tiếp theo là một mảng ruộng xanh,một đứa trẻ sáu bảy tuổi ngồi bên bờ ruộng lấy đất bùn bôi lên người.Thời gian gần như quay ngược lại,đứa trẻ này hình như bị thiểu năng,phàm việc ăn uống ngủ tắm đều phải có người chăm sóc,lại quay về đêm trước,đứa trẻ đi đến bờ rãnh,hình như nó thấy vật gì muốn vớt lấy rồi nhảy vào rãnh nước,sau khi về nhà lúc lạnh lúc nóng,chỉ thấy một đôi vợ chồng trẻ bận rộn đưa đi trị bệnh,day dưa lâu ngày,không thấy khởi sắc,tay chân đều bận rộn,một ngày rồi một ngày,cuối cùng,đứa trẻ không uống thuốc chích ngừa nữa,khỏe mạnh không được hai ngày rồi tự đào đất bắt giun,kiến bỏ vào trong miệng,càng vô cớ miệng cười,cuối cùng trở nên đần độn nghiêm trọng.
Minh vương: đứa trẻ cũng chưa thật sự nghiêm trọng,vào lúc 10 tuổi nó sẽ hết bệnh,vấn đề là bọn họ có biết giải nghiệp không.
Dũng bút: vậy thật không đơn giản,đệ tử đi giúp họ một tay.
Minh vương: thôi đi,không phải lúc khoe tài đâu,muốn giải quyết nghiệp chướng cần phải có thời cơ thích hợp của hai bên.Nhưng mà,nó có công tham gia vào việc viết sách nên cơ duyên sẽ đến sớm.
Dũng bút: vậy cũng tốt rồi.Nhưng mà đại vương chỉ giáo đệ tử một chút,nếu như vậy thì những người đến bổn đường cầu Quan ân chủ giải nghiệp đều là đúng thời cơ à ?
Minh vương: đương nhiên,ý nghĩa của quí nhân là như vậy.Quí nhân của mỗi người là ai,lúc nào xuất hiện,đều đã được qui định sẵn rồi.
Bồ tát: (không biết lúc nào đã về phòng khách)Dũng bút à,có nhân tất có quả,nhưng nhân quả chia ra nhân duyên và túc quả.Nhân duyên là có nhân như vậy nên có duyên như vậy,hình thành sự gặp gỡ.Túc quả là sợi dây vô hình gắn liền từ vô lượng kiếp đến nay,nó làm sợi dây kết nối nhân duyên lại với nhau hình thành bể khổ đại luân hồi vậy.
Dũng bút: cảm tạ bồ tát khai thị,đệ tử thọ dụng không ít.Xin cho đệ tử thỉnh giáo án lệ này muốn ấn chứng điều gì vậy ?
Bồ tát: Phí tiểu tín sĩ té vào nước là lúc đầu.sau quá trình nằm bệnh,uống thuốc,không biết giải cầu là do nghiệp vô tình xiết cổ người đến chết,kiếp này bị nạn nước đeo bám đòi nợ.
Dũng bút: đệ tử hiểu rồi.
Bồ tát: được rồi,đêm nay viết sách kết thúc,làm phiền minh vương.
Minh vương: không dám,bổn điện kính tiễn hai vị.
Dũng bút: đệ tử cáo lui.

PHẦN 2: NHÂN QUẢ DÂM NGHIỆP LỆ CHỨNG.
Nam hải Quan âm bồ tát giáng.
thánh thị: Dũng bút hiền sinh,có ý kiến gì với quyển sách này không ?
Dũng bút: đệ tử xin thưa,kỳ trước viết sách có phần mệt,xin hỏi bồ tát có thể thay đổi được không ?
Bồ tát: vậy con có cao kiến gì ?
Dũng bút: có thể cho con đặt câu hỏi và bồ tát khai thị được không ?
Bồ tát: vậy cũng được.
Dũng bút: vậy đệ tử xin được tự nhiên.Xin hỏi bồ tát: sự tạo thành của dâm nghiệp,trên quả báo chiếm một mấu chốt rất quan trọng.Gần đây,đệ tử có tiếp nhận xử lý một vài trường hợp liên quan đến sự đeo bám của dâm nghiệp,xin bồ tát khai thị,một khi tạo thành dâm nghiệp,kiếp này trả báo,tình hình hóa giải sẽ như thế nào ?
Bồ tát: vấn đề này đã được đề cập trong "nhân quả bệnh tượng tích luận",ta sẽ giải thích thêm,sự hình thành dâm nghiệp là do hành vi sắc dục bất chánh,tình hình quả báo thường xuất hiện trên một loại hành vi đeo bám giống nhau,mà hiện tượng trực tiếp nhất là thân người càng ngày càng suy nhược,khi dâm nghiệp bị tiêu trừ thì sẽ không trị mà hết bệnh.
Dũng bút: vậy sao,kiếp trước phạm dâm nghiệp,có người sẽ bị quan hệ với quỷ ma,đêm mơ thấy tướng lạ,ma nữ đeo bám,ngày càng suy nhược,là nguyên nhân gì ?
Bồ tát: đó là do sức mạnh nghiệp chướng dẫn đến,nói cách khác,gặp trường hợp này thì là bị dâm nghiệp đeo bám.
Dũng bút: xin hỏi bồ tát,một khi phạm dâm nghiệp,không cần biết là kiếp trước hay kiếp này tạo thì có cách nào giải trừ không ạ ?
Bồ tát: dâm nghiệp không hủy trinh tiết của người hay tổn nhân mạng thì dễ giải trừ.Chỉ cần thành tâm sám hối,từ đây thay đổi,dần dần tu trừ cũng hóa giải được.
Dũng bút: nếu như tổn nhân mạng và trinh tiết người thì sao ?
Bồ tát: vậy thì khó rồi,hủy trinh tiết người,chí ít cần công đức 3 kiếp giúp người giữ trinh tiết hoặc khuyên được 100 người giới dâm,mới bù trừ được.còn tổn nhân mạng thì cần hòa giải oan hồn trước,sau giữ giới dâm,giữ trinh tiết cho người mới bù đắp được.Mà nghiệp tạo kiếp này nặng hơn tạo kiếp trước.
Dũng bút: ý của bồ tát là có người biết mình tạo nghiệp trong kiếp này,muốn sám hối giải nghiệp thì cần phải bỏ công sức nhiều hơn.
Bồ tát: đương nhiên,vì tạo nghiệp kiếp này không nghiêm phạt thì không biết bù đắp,còn nghiệp tạo kiếp trước do đã chịu nhiều khổ mài nên đã tiêu một phần nghiệp,do đó mà nhẹ hơn.
Dũng bút: thì ra là vậy,đệ tử cảm tạ bồ tát khai thị.
Bồ tát: ta để hiện cảnh một án lệ,con hãy xem kỹ.
Dũng bút: đệ tử tuân mệnh.(trước mặt lập tức xuất hiện một tờ giấy,cũng như lần trước nhìn thấy văn kiện tại địa phủ.Trên ấy ghi danh tánh Liễu Hoằng Diễn,cư trú tại Đài Nam,26 tuổi,tình trạng trí nhớ ngày càng tệ,suốt ngày nghĩ bậy,hành vi si ái nặng.Nghiệp nhân: vào năm Đạo Quang thứ 3,trên đường vắng An Gia Tập tại Hồ Nam,cưỡng hiếp dân nữ Hồ thị,người nữ không thuận theo nên cắn lưỡi tự sát.Nhân tuổi vào năm Mậu thìn tháng 6 mượn bệnh trả nghiệp,Hồ thị lãnh chỉ hành bệnh 35 năm.Cảnh sắc lại thay đổi,trong một toà nhà cao tầng,có một gia đình đang sống,trông có vẻ rất giàu sang,có một thanh niên ngồi trên ghế sa pha vừa xem sách,vừa ăn đồ.Tự nhiên thấy sách rơi xuống,chỉ thấy sách đầy hình nam nữ hành lạc.Đến lúc đêm khuya,người nam thanh niên thay đồ đi ra ngoài,thì ra anh ta đi vào nơi thanh sắc,suốt đêm không về.Cảnh sắc lại thay đổi,có một quí phụ,trong tay cầm một bao tiền cùng một người phụ nữ gương mặt tiều tụy,đến một gian nhà hư nát,trong nhà có một người trung niên gương mặt ghê tợn,hai bên tranh cãi kịch liệt,sau cùng phải cam tâm đưa tiền,dẫn một đứa con gái nhỏ 15,16 tuổi về nhà.Người phụ nữ tiều tụy tỏ vẽ rất mang ơn rồi dẫn đứa gái nhỏ đi.Trời vừa sáng,người thanh niên trẻ về nhà rồi ngã người lên giường ngủ.Lại nhìn thấy một vị tiên phật đến gần ấn tay vào đầu rồi biến mất.Về sau,người thanh niên hết bệnh si ái,có thể đường đường chính chính làm người.Người quí phụ là mẹ người thanh niên đó,hai người giúp nhau mà sống,tuy có gia sản lớn nhưng đến nay mới hưởng được cuộc sống bình thường hạnh phúc).xin hỏi bồ tát,đây có ý nghĩa gì ?
Bồ tát: Liễu tín sĩ bị dâm nghiệp nghiệp chướng đeo bám,mà mẹ của hắn rất nhân từ,người chị em đến kể khổ rằng con gái bị người cha ép vào nhà chứa mà sẵn sàng bỏ tiền giúp chuộc về,dâm nghiệp vì thế được âm đức giải trừ.
Dũng bút: thì ra là vậy.Đúng rồi,xin hỏi bồ tát,người cha ép con gái vào nhà chứa sẽ bị quả báo như thế nào ? còn người con gái bị ép hại lại đã tạo nhân ác gì ?
Bồ tát: cũng như vở tuồng hàng ngày.Người cha tạo nghiệp này thì cũng sẽ bị quả báo như vậy,còn người con gái do đã từng tạo nghiệp như vậy nên mới bị quả báo kiếp này.
Dũng bút: nói vậy có nghĩa đứa con gái đã từng ép người xuống hầm lửa nên nay bị như vậy.Còn người cha tạo nghiệp này thì kiếp sau sẽ bị quả báo.Ồ,không đúng,sao lại ăn khớp quá vậy,sao họ lại thành cha con ?
Bồ tát: không phải ăn khớp,tại vì đứa con gái này đã được quy định phải bị như vậy nên đầu thai vào gia đình nghèo khổ và bất nhân,mới hình thành duyên cha con.
Dũng bút: thật là rắc rối quá,cảm tạ bồ tát chỉ giáo khai thị.

PHẦN 3: NHÂN QUẢ NÃO CHẾT LỆ ÁN.
Nam Hải Quan âm bồ tát giáng.
thánh thị: ta phụng chỉ viết tiếp sách nhân quả,nhận thấy thế đạo trước mắt thật sa đọa,lòng người ác độc,ác chướng xông thiên,khí bất thiện kết đọng tấn công làm thân người mang đủ thứ bệnh khó chữa.Bệnh nhân quả quá rõ ràng đầy khắp mọi nơi,vì thế mà phải viết sách nhân quả mà đối trị,để giúp đời bớt khổ,hướng dẫn người từ mê vào ngộ vậy.
Dũng bút:cung lãnh lời hay của bồ tát,đệ tử thọ dụng được nhiều,còn nhớ lúc trước xử lý thánh vụ,có rất ít bệnh không chữa được,đều nằm trong phạm vi y học xử lý được,nhưng sau khi đạo vụ Cung Hoành đường phát triển hay là nhờ sự linh hiển của Quan ân chủ mà mỗi lần tiếp nhận chữa trị đều là những trường hợp y học bó tay không,đúng là hiện tượng nhân quả đòi nợ.Nhớ là sau khi Quan ân chủ thọ phong đăng ngôi Ngọc Hoàng thứ 18 thì thiên luật thay đổi thành hiện tại báo,nhân vì đòi nợ quá mau nên mới dẫn tới hiện tượng này.
Bồ tát: bệnh nhân quả là do sức mạnh vô hình phiền nhiễu.Thân người là tiểu chu thiên,hoạt động của ngũ hành ngừng nghỉ có thứ tự,do đó thân người có bệnh đau không khoẻ.
Dũng bút: đệ tử thỉnh giáo bồ tát,trước mắt tồn tại vài người thực vật,có thể nhờ bồ tát khai thị nhân quả trước sau được không ?
Bồ tát: được,đại khái là:người thực vật thuộc loại não bị chết,não trong ngũ hành thuộc chủ thể trung ương Mậu Kỷ thổ,là ngũ hành trung thổ bị xâm tổn dẫn đến,mà nhân hình thành tiên thiên chính là do nghiệp lực.nói cách khác,khi đã tạo một nghiệp nhân nhất định,thì trong thời cơ thích hợp,nghiệp lực này sẽ sản sinh sức mạnh tổn thương tạo ra quả báo người thực vật.
Dũng bút: vậy à,đệ tử muốn hỏi nữa,là những người thực vật do bị tai nạn xe cộ tổn thương,sản sinh hiện tượng não chết,như thế làm sao ấn chứng lý luận của bồ tát ?
Bồ tát: con không hiểu những lời ta giải thích lúc nãy,ví dụ như: người Giáp kiếp trước làm kẻ chuyên ăn cắp đồ quí trong mồ mả,tạo nên tội nghiệp rất lớn,đến khi chết,sau khi xét công và tội,không luận trăm ngàn năm mới được làm người,thì cái tội này không mất,địa phủ thập điện chú ý đặc biệt khi cho đầu thai và chỉ định rõ nhân thọ báo.Khi người Giáp này mang thân người thì cái ác nhân vẫn đi theo hắn,đợi lúc thành thục,đương lúc vận số hắn đen đủi sẽ lập tức hành phạt,không luận là lúc nào,lúc ngủ,đi bộ hay đi xe v.v..không có nhất định.
Dũng bút: tức là ác nhân khi thành thục mà khi người thọ báo bị xui xẻo thì dù đang ngủ cũng bị não chết.
Bồ tát: đúng vậy,nhưng nghiệp đòi nợ đều có nghiệp dẫn.
Dũng bút: nghiệp dẫn là gì ?
Bồ tát: cũng như thuốc dẫn vậy để phụ giúp thuốc chính phát huy hết sức mạnh.Ví dụ như khi nó chín mùi,người thọ báo gặp vận xui,lại có thêm ngoại lực.ví dụ như khi lái xe uống rượu say,tranh cãi với người dẫn đến đánh nhau,hay là sơ xuất trị sai bệnh,v.v...,đều là nghiệp dẫn.
Dũng bút: đệ tử hiểu rồi.Đó là tìm thời cơ thích hợp nhất,với lại góc độ có lợi nhất tạo thành động tác giả cho loại bệnh tượng này.cũng có nghĩa,mượn một loại hành vi nào để hoàn thành quá trình đòi nợ.
Bồ tát: đúng vậy.
Dũng bút: vậy xin hỏi bồ tát tình hình này có thể hóa giải được chăng ?
Bồ tát: đại để là lúc chưa thọ báo thì dễ nhưng sau khi thọ báo rồi thì khó.
Dũng bút: cũng có nghĩa là,trong lúc bình thường,tội chướng này dễ hóa giải,bằng cách tu công đức,dần tu dần giải,nhưng về sau thì mong bồ tát khai thị rõ.
Bồ tát: cái gọi lúc chưa thọ báo là lúc vừa mới hôn mê nếu cầu giải trừ lập tức thì được,nhưng khi đã xác định là lúc não đã chết thì cơ hội giải trừ được rất thấp,nhân vì nghiệp lực đã hoàn tất việc đòi nợ,về minh phủ nộp chỉ,rất khó giải quyết triệt để được.
Dũng bút: cái yếu tố quan trọng là ở nghiệp lực.Nhưng nghiệp nhân là gì ? xin bồ tát khai thị.
Bồ tát: nghiệp nhân đa số thuộc về tổn đất như: giặc bán nước,giặc trộm mả hoặc liên quan đến những việc như vậy thì phải thận trọng với ác báo này.
Dũng bút: cảm tạ bồ tát khai thị,đệ tử thọ giáo.
Bồ tát: như vậy đêm nay viết sách đến đây ngừng bút.ta về đây.

PHẦN 4: NHÂN QUẢ PHU THÊ LỆ CHỨNG.
Nam Hải Quan Âm bồ tát giáng.
thánh thị: tiếp theo "nhân quả bệnh tượng ấn chứng".hôm nay ta lược thuật hiện tượng nhân quả phu thê,có thể nói không ân không oán không thành vợ chồng cha con,mà điều quan trọng là nhân của ân oán tạo thành quả khi ở với nhau.
Dũng bút: vậy xin hỏi bồ tát,ân thành duyên là sao ? mà oán thành duyên là sao ?
Bồ tát: vợ chồng ân thành duyên thì sẽ dễ dàng hiểu nhau,nhường nhịn nhau,lại càng có thể hy sinh vì nhau.Mà oán thành duyên thì đa số có thể đối đầu với nhau,không bao giờ bình yên nổi,cứ đem phiền phức cho nhau,có hành động thụt gậy bánh xe vậy.
Dũng bút: ví dụ như một đôi vợ chồng yêu nhau mà kết hợp,trong vài năm rất ân ái,nhưng sau đó thì không chịu nổi nhau nữa,thậm chí cách ly,vậy nhân quả của họ thuộc ân hay oán ?
Bồ tát: đây có thể chia ra "ân thành duyên" và "oán thành duyên" mà nói.Thứ nhất,ân thành duyên,là họ rất tâm đầu ý hợp nhưng đáng tiếc là thiện duyên không nhiều.Nếu có oán duyên,thì quá trình cách ly cũng rất ác liệt,thậm chí còn như kẻ thù để kết thúc oán duyên.
Dũng bút: như vậy mà nói,không có giải thích cụ thể,ân oán đều có nhân tố khả năng,vậy thì mơ hồ quá.
Bồ tát: không phải.thiện nhân duyên sẽ có hiện tượng,như trên đã nói là duyên tận,sẽ có kết cục hài hòa,nếu như thuộc ác duyên thì sẽ có kết cục đau thương lắm.
Dũng bút: vậy xin thỉnh giáo,nếu như hai vợ chồng lại có thêm người thứ 3 xen vào thì thuộc nhân quả gì ?
Bồ tát: nhân duyên này nhất định là có nợ lẫn nhau,bất luận là ngoại tình hay người thứ 3 xen vào,đều là dấu hiệu của nhân duyên thiếu nợ.
Dũng bút: gay thật,câu này của bồ tát làm cho những kẻ ngoại tình hay người thứ 3 trên thế gian đội lên cái mũ đàng hoàng làm cớ rồi,ví như người A xen vào gia đình người B và người C,người A có thể mạnh miệng nói,đây là mắc nợ nhân quả mới có sự ngoại tình của người C,cứ như vậy mà kêu to,thiếu nợ phải trả nợ chứ,như vậy thì khổ rồi,bồ tát ạ,đoạn này không thỏa đáng,chúng ta xóa đi,làm lại từ đầu.
Bồ tát: toàn là nói bừa,đây là nói rõ một đoạn nhân quả của vợ chồng họ,không phải trường hợp nào cũng vậy.không những thế,loại ác nhân duyên này là loại hành vi tự tạo nghiệp,gieo xuống cái nhân này nên mới có hiện tượng như vậy,nếu như lấy cớ này mà kêu to thì quả thật là kẻ cực ác vậy,tự mình đọa lạc,càng tạo thêm ác nhân duyên để sinh tử luân hồi mãi.
Dũng bút: nói như vậy thì người trong tình hình này không biết rõ,chúng ta nói quan hệ nhân quả cho họ biết khuyên họ tin hiểu nhân quả mà tỉnh ngộ,càng có thể thoát khỏi sự trói buộc của nghiệp nhân này.Biết được nhân quả loại này cần phải thận trọng không được vi phạm.Ừ,đúng rồi,đệ tử nhớ là ân sư trong lúc viết Ngũ Hoa Thập Sắc thuyết Nhân Sinh có đề cập án lệ này,người phụ nữ đó sống chung với hai người chồng dưới một mái nhà,giải thích nhân quả của họ như bồ tát đã nói vậy.
Bồ tát: đó là một loại ác nhân duyên,do thế đạo nhân tâm không trung hậu,tạo nên rất nhiều chuyện lạ vậy,trước mắt tạo nên hậu quả bất chánh này,ta đặc biệt nhắc đến trong sách để cho người đời hiểu rõ không được phạm phải,càng không được lấy cớ mà làm bừa.
Dũng bút: xin bồ tát nói rõ là loại nghiệp nhân nào tạo nên hậu quả như vậy mới làm người đời kinh sợ.
Bồ tát: đương nhiên,loại nghiệp nhân này có thể phân chia làm 2 loại: thứ nhất không được lợi dụng người,càng không được dùng mưu kế chơi đùa người khác mà lợi dụng.ví như lấy hàng dỏm bán cho người,làm cho người bị thiệt thòi mắc lừa,cả đời tích lũy tội nghiệp thì bị quả khổ này.thứ hai là không được lừa đảo,lấy lừa người làm thủ đoạn để thỏa tư dục cũng sẽ bị khổ quả như vậy.
Dũng bút: thì ra là vậy,nhưng mà người lợi dụng thọ quả báo thì hai người kia cũng vậy sao ? để cả ba cùng đầu thai rồi cùng nhau chịu trả nghiệp sao ?
Bồ tát: cũng có thể như vậy.mà cũng có thể trong một kiếp này,bọn họ không có liên quan nhưng trong nhiều kiếp trước họ có liên quan rồi cùng nhau thọ khổ quả.
Dũng bút: cảm tạ bồ tát khai thị,đệ tử hiểu rồi.
Bồ tát: vậy hôm nay viết sách đến đây chấm dứt.

PHẦN 5: GIẢI NGUYÊN THẦN BỆNH.
Nam Hải Quan Âm bồ tát giáng.
thánh thị: tiếp sách "nhân quả bệnh tượng ấn chứng",Dũng bút hiền sinh trong kỳ trước có khá nhiều câu hỏi với ta,vì trước mắt con quá bận rộn công việc nên rất khó có thời gian tìm tòi rồi.
Dũng bút: vâng ạ,mỗi một con người bất luận là làm nghành nghề nào đều có lúc khó khăn,nếu không tự mình học hỏi thì khó thoát khỏi cảnh khốn đốn.may là trước mắt trong tay đệ tử lãnh chỉ viết sách có nhiều thứ muốn biết liền có thể biết được,nếu không đệ tử đúng là anh tài cũng có lúc bó tay.
Bồ tát: con càng lúc càng biết khiêm tốn rồi,tuy rằng không có thời gian ôn luyện tri thức mới,mà có được thành quả như vậy thì thật đáng khen.
Dũng bút: không dám,đệ tử không dám tự mãn,đợi khi hoàn tất mấy quyển sách này,đệ tử xin được bế quan 3 ngày,lúc đó xin bồ tát gia trì cùng truyền thọ đệ tử Đại Cư Sĩ Chánh Thừa Bồ Đề Tâm Pháp.
Bồ tát: con muốn tu bồ tát giới thì dễ thôi,đến lúc đó ta sẽ giúp một tay.
Dũng bút: cảm tạ bồ tát phật ân.Đúng rồi,đệ tử xin lại thỉnh giáo,nghiệp lực đeo bám quấy nhiễu nguyên thần bệnh,xin bồ tát khai thị cái lý luận này.
Bồ tát: cái này trong bồ tát giới có một đoạn văn đề cập,tuy rằng văn bổn ý không phải giải thích định luận này nhưng mà có thể làm ấn chứng,con có nhớ đoạn văn đó không ? ta sẽ nhắc nhở đôi chút,đó là tu trì bồ tát giới lúc mới nhập nền tảng lúc đầu thì có hiển hoá....
Dũng bút: đệ tử nhớ rồi,bồ tát tha tội,lúc đó có người tu hành,kinh qua sanh lão bệnh tử,hoắt nhiên liễu ngộ nhân sinh khổ hải,như thật mà là giả,rồi phát tâm nguyện chúng sanh đạo tức thành chánh giác mà Đà La Ni diễn sinh chánh giác là vì bồ tát giới,nay lại danh chúng sanh đại đạo bồ đề tâm,xin hỏi có phải không ?
Bồ tát: rất đúng,những ấn chứng này nói rõ bệnh nguyên thần là trong chúng sinh khổ nạn rời xa chánh giác,chịu các kiếp mài khổ,mượn nhân quả thử thách thành chánh giác,cũng là một trong các pháp môn để phật độ hữu duyên.
Dũng bút: nhưng mà Đà La Ni là pháp danh mà sao lại diễn thành chánh giác ?
Bồ tát: hiền sinh chấp tướng rồi,trong pháp có pháp là sinh sinh bất diệt,cũng như Đạo gia thường nói: "đạo vốn vô danh,miễn cưỡng gọi là đạo vậy",lý này tương đồng.
Dũng bút: cảm tạ bồ tát khai thị bồ tát giới này,đệ tử vốn không muốn tu nhưng có một số loan đường lớn lãnh sắc mệnh,phụng ân chủ làm đạo vụ,sau khi thành tựu lại bỏ phụ loan mà vọng ngôn là lấy pháp môn thâm sâu hơn truyền đạo,đệ tử không phục ở chổ này,mới đem pháp môn bồ tát giới một mạch tu trì để làm rõ đạo lý phật Đạo tương trợ tương thành.
Bồ tát: ta biết tâm ý của con,hãy tự cố gắng.Đúng rồi việc liên quan đến bệnh nguyên thần,con còn có ý kiến gì nữa không ?
Dũng bút: không dám,nếu là nghiệp lực quấy nhiễu,ảnh hưởng nguyên thần người đời,mà bệnh tượng không nhất định,vậy có đường hóa giải không ?
Bồ tát: Ừ,giải nghiệp chỉ có một đường,đương nhiên là "nghiệp nhân quả,công đức giải".nhưng bệnh nguyên thần lại có cách giải quyết khác,ví như tĩnh tọa,từ tĩnh tọa dưỡng thần thì cũng như sạt điện vậy.
Dũng bút: đệ tử đã thật sự hiểu rồi.Nghiệp lực hình thành quấy nhiễu,phàm là người chịu khổ,chúng ta có thể hướng dẫn họ giải nghiệp bằng cách tĩnh tọa cùng phương thức vào đạo,như đoạn văn lúc nãy,bồ tát khai thị rất thích hợp,đệ tử mới thực sự liễu ngộ,đó là cách bồ tát khai thị chính xác vậy.
Bồ tát: cái này không ở trong phạm vi chương này,kỳ sau ta sẽ giải thích nhân quả bệnh của việc tĩnh tọa,thêm giải thích tường thuật,đêm nay viết sách đến đây.Ta về.

PHẦN 6: CHỨNG CÙNG PHÁT,DIỄN SINH CỦA BÙA.
Nam Hải Quan Âm bồ tát giáng.
thánh thị: nhớ lại từ khi viết sách đến nay,đã gần 3 tháng rồi,nếu không cố gắng nữa,sợ sẽ không đúng hạn hoàn tất.
Dũng bút: bồ tát à,hôm qua lúc đệ tử soạn lại văn kiện,đại khái chỉnh lý một phần,nếu như quyển này đơn độc thành sách,đương nhiên là không đủ,nếu như hai phần trên dưới cùng hợp lại thì quá hay.
Bồ tát: không nên nghĩ như vậy,phần trên là phần trên,tuy rằng y chuẩn hợp với phần dưới nhưng phải cần mong cầu hoàn mỹ.Được rồi,không nói chuyện ngoài lề nữa,hôm nay ta có mời Đồng Quân chân nhân và Hoa Đà thần y giải thích và phân tích bệnh tượng của nhân quả tương hỗ đeo bám.Có cơ duyên này,con đừng nên lơ là uổng phí mà làm cho sách này thêm nhiều nội dung hay,được rồi,chân nhân đã đến,con hãy đi nghinh giá.
Đồng Quân chân nhân giáng.
thánh thị: hôm nay nhờ Nam Hải cổ phật thỉnh mời,tham gia viết sách"nhân quả bệnh tượng ấn chứng",thật là vinh hạnh.
Dũng bút: đệ tử tiếp giá,xin chân nhân thượng tòa,dung đệ tử kính trà thỉnh giáo.
Chân nhân: không cần đa lễ,viết sách là quan trọng,có vấn đề gì cứ trực tiếp hỏi.
Dũng bút: vậy đệ tử thỉnh giáo chân nhân,một khi bị bệnh khổ bên trong không phát ra ngoài,để lâu hình thành bệnh cùng phát,trên y lý phải giải thích ra sao ?
Chân nhân: đây là hiện tượng kháng lực của cơ thể suy giảm,ví dụ như bị đinh sét đâm trúng,nếu đinh sét có vi khuẩn uốn ván mà thọ thương và người này kháng lực không đủ thì xui xẻo rồi.Nói cách khác,nếu kháng lực đủ sức thì vi trùng của đinh sét không xâm nhiễm được tức có thể tránh khỏi.
Dũng bút: vậy chứng trạng này có khả năng là bệnh nhân quả hay không ?
Chân nhân: không phải,một số người đều nghĩ rằng bệnh chứng thay đổi bất định đều là bệnh nhân quả,thật ra không phải vậy,giống loại chứng cùng phát này,tất có bệnh lý tồn tại,không nên gom chung mà nói.
Dũng bút: vậy đệ tử xin thỉnh giáo,có một loại bệnh như khi thức dậy sớm cảm thấy đau đầu,nhức mắt,tay tê,mà thực tế không làm những công việc nặng nhọc,cũng ngủ được,nhưng mà trên y lý lại chẩn đoán là bệnh thần kinh suy nhược,vậy có tính là bệnh nhân quả không ?
Chân nhân: đúng vậy,đó là một loại bệnh nhân quả,vì chứng bệnh này không chỉ là đau đầu và tay tê,một số người chẩn bệnh là do khí huyết tuần hoàn không tốt,nhức mắt là do thần kinh thị giác có chướng ngại,nếu như chẩn đoán là thần kinh suy nhược thì cần phải có ngủ mơ khó tỉnh mới cấu thành bệnh chứng này được.Tại sao gọi nó là bệnh nhân quả,tại vì chứng trạng này thuộc trung khu thần kinh,mà phần trung khu thần kinh này lại liên quan đến nguyên thần,nói cách khác là nguyên thần yếu.Mà nguyên thần yếu,cách giải thích duy nhất là do nghiệp lực quấy nhiễu nên gọi nó là bệnh nhân quả.
Dũng bút: cảm tạ chân nhân khai thị,đệ tử lại muốn thỉnh giáo,phàm là những bệnh do bùa phép gây ra thì chân nhân giải thích ra sao ?
Chân nhân: điểm này thì con hãy hỏi bồ tát,ta giải thích đến đây là đủ rồi,được,ta về đây.
Bồ tát: tổn hại do bùa chú tạo thành vốn rất ít,chính vì bùa mạch bàng chi quá nhiều nên có hiện tượng như vậy.được,con cứ hỏi.
Dũng bút: có một người trong lòng cứ lo lắng nghi thần nghi quỷ,cứ cho là mình bị bỏ bùa đến sắp điên được,đây có phải là bệnh nhân quả không ?
Bồ tát: hoàn toàn chính xác.Sức bùa là một loại tập trung sức mạnh của tự nhiên,được kẻ biết cách dẫn dắt lợi dụng mà phát ra như nước chảy,nhưng có thể nhờ nó phát điện,quá trình bên trong chỉ có một phương pháp thôi,lại giải thích,vì sao người bị trúng bùa lại là bị bệnh nhân quả ? vì sức bùa là sự tập trung của đại tự nhiên có liên quan mật thiết đến tiểu chu thiên của con người,do đó,thân người sẽ bị đại tự nhiên làm tổn thương,và cũng là nghiệp lực từ tự nhiên quấy phá thân người,làm anh ta không những không thể chống lại được mà bị thọ thương.
Dũng bút: đệ tử hiểu rồi,bản thân con người bị nghiệp lực quấy nhiễu sự đề kháng bình thường mất tác dụng,đúng lúc đó,bùa chú sẽ xâm nhập vào thân.Thì ra có rất nhiều phù tiên tử đều suy nghĩ kỹ trước khi chọn đối tượng bỏ bùa.Ừ,đệ tử nhớ là bùa chú đã được trời thu lại từ lâu rồi,sao nay lại còn có nữa ?
Bồ tát: con chỉ biết một mà không biết hai,bùa chú tuy đã không còn lưu truyền trong nhân gian nhưng vẫn còn những kẻ biết lúc trước cha truyền con nối nên vẫn hiện hữu,mà sự thất truyền mới chỉ trong mười mấy năm nay.
Dũng bút: thì ra là vậy,đệ tử hiểu rồi.cảm tạ bồ tát khai thị,có thể tạm ngưng một chút không ? thời gian nhanh như vậy,đệ tử chưa nghĩ được câu hỏi.xin tạm dừng chút.
Bồ tát: được,tạm dừng,ta lui.

Hoa Đà Tiên Ông giáng.
thánh thị: tham gia viết sách thật hân hạnh,hiền sinh có vấn đề gì xin cứ hỏi.
Dũng bút: đệ tử cung nghinh tiên ông pháp giá.xin có câu hỏi thỉnh giáo,có rất nhiều bệnh nhân quả đều từ một số bệnh nhỏ dẫn đến,tình hình như vậy có phải trị hết những bệnh nhỏ thì bệnh nhân quả cũng khó phát triển xấu đi.
Tiên ông: đương nhiên là được,nhưng nếu là bệnh nhân quả thì khi xuất hiện những bệnh nhỏ cũng không chữa được.
Dũng bút: đúng vậy,cũng như bệnh cảm sốt,chỉ cần quá sốt cũng gây câm điếc,thậm chí tay chân tàn tật,có loại sẽ dẫn đến ung thư nghiêm trọng,loại bệnh nhân quả như vậy có thể có cách tránh né không ?
Tiên ông: vấn đề này ở phần trên con có đề cập đến nên ta không có nói thêm.chuyên đề vào bệnh nhân quả giải thích,trên đại thể bệnh nhân quả có tính cùng phát thường có nhân tố thứ 3,sao gọi kẻ thứ 3 ? bản thân và bệnh trạng,sự và vật hay là người đều có thể cấu thành kẻ thứ 3.
Dũng bút: ý của tiên ông là chỉ nhân tố bên ngoài,mới hình thành cái hiện tượng này.
Tiên ông: đúng vậy,nếu như không có nhân tố bên ngoài này,ví như sốt nóng quá,nhưng trong quá trình phát sốt nếu như có thể cẩn thận chăm sóc thì có thể tránh được,cũng có nghĩa đương sự và người chăm sóc có nhân quả liên quan,có liên quan nên mượn tay hắn để hoàn thành bệnh chứng mà kết liễu nghiệp nhân quả.
Dũng bút: tiên ông khai thị như vậy,đệ tử hiểu rồi,tình hình này thuộc gián tiếp,do đó thượng thiên bồ tát lúc khai thị đều nhắc nhở tu thiện công hồi hướng tiêu nghiệp trước lúc nhân quả đeo bám đòi nợ.
Tiên ông: đúng vậy,vấn đề đã được giải quyết,ta về đây.

PHẦN 7: NHÂN QUẢ BỆNH TƯỢNG TĨNH TỌA.
Nam Hải Quan Âm bồ tát giáng.
thánh thị: viết sách.đêm nay ta khai thị hiện tượng nhân quả liên đới sản sinh của việc tĩnh tọa.
Dũng bút: bồ tát à,xin tha thứ cho đệ tử xen vào,hậu quả nghiêm trọng nhất của tĩnh tọa là tẩu hỏa nhập ma,đệ tử chưa từng nghe tĩnh tọa lại sản sinh hiện tượng nhân quả,xin bồ tát vì đệ tử giải nói.
Bồ tát: tĩnh tọa khóa trình là một môn tu trì,Phật và Đạo hai môn đều có nói rõ truyền đời,gần đây ngay cả những tôn giáo được cho là ngoại đạo như cơ đốc giáo cũng bắt đầu học tĩnh tọa.Ta đặc biệt nhắc đến là để xiển thuật tĩnh tọa vì tùy mỗi người mà có sự khác nhau,trong quá trình tĩnh tọa là sự thả lỏng giả thể,linh thần phục hồi.Vì bình thường linh thần bị giả thể trói buộc,do đó trong quá trình điên đảo làm sản sinh linh thần bị quấy nhiễu,mà sự quấy nhiễu này đến từ linh giới,đương nhiên là bao gồm nhân quả nghiệp lực.
Dũng bút: ý của bồ tát là nghiệp lực sẽ nhân lúc người tu trì tĩnh tọa mà quấy phá tạo thành bệnh nhân quả,nếu như thế ai dám tĩnh tọa nữa.
Bồ tát: ai nói không có người tĩnh tọa ? một số người truyền thụ tĩnh tọa,đều được dạy cách mời thần hộ pháp hộ trì,thì không có vấn đề gì.Cái đáng sợ là những kẻ không biết pháp môn tĩnh tọa mà làm bừa thì bị bệnh là đúng rồi.
Dũng bút: vậy bệnh tượng nhân quả của việc tĩnh tọa sản sinh ra sao ?
Bồ tát: đại để là giống bị tẩu hỏa nhập ma vậy,có loại như điên cuồng hay tinh thần mơ màng,nhưng có thể phân biệt rõ,tẩu hỏa nhập ma đa số là khí tán thần độn,màu sắc thần mắt và khuôn mặt thuộc lửa đỏ mà nghiệp lực quấy phá thuộc chứng âm,sẽ có trạng thái lạnh sát,ngoài ra,cũng do tĩnh tọa mà sản sinh khí cơ bất thuận,một bộ phận nào đó trên cơ thể bệnh đau,không có ích mà còn có hại.
Dũng bút: vậy phương pháp tĩnh tọa đúng là gì ?
Bồ tát: nếu theo chánh tông thiền tọa mà nói là ngồi kiết già,mắt nhìn mũi,mũi nhìn miệng,cằm dưới thu lại,lưỡi đẩy lên hàm trên,hít sâu,thở ra từ từ,khí nạp đan điền,vận hành chu thiên,thời gian ít nhất là một cây nhang mới tạo công chu thiên kinh mạch chạy khắp.Đan đạo diễn thành tay nắm bát quái,để ngoài đan điền để giúp thu khí,làm đan ra ngoài hoa cái,kết thành nguyên anh.Như trên là cách tĩnh tọa quen thuộc của Phật và Đạo gia.Thánh môn cũng có tĩnh tọa,bất kể hình thức mà tĩnh tọa,điều quan trọng là định tĩnh,mục tiêu tĩnh tọa là để lập đức,nhưng đây là cách nhà Nho tu dưỡng trí tuệ và phật đạo có khác nhau,phật đạo giảng thông khí hải,quán nhâm đốc,Nho giảng tâm linh trí hiện thông huệ hải.Lại tĩnh tọa theo mật tông,trong đó hiển mật hai chi có phân biệt,mật phái giảng thần thông,kết thủ ấn,loại tĩnh tọa này lại có đặc thù,trước mắt có khá nhiều tu sĩ tĩnh tọa để cầu thần thông,đó là lý do mật tông có nhiều người tẩu hỏa nhập ma như vậy.
Dũng bút: bồ tát khai thị như vậy,vậy những trường hợp tĩnh tọa bị nghiệp lực xâm hại thì phòng tránh cách nào ?
Bồ tát: dễ thôi,phong lấp huyệt khiếu,giải nghiệp thì không sao.Nhưng mà có điều kiện tiên quyết là thời gian càng ngắn thì càng mau hết.
Dũng bút: cảm tạ bồ tát không phiền mà khai thị,đệ tử thọ dụng được nhiều.
Bồ tát: vậy đến đây kết thúc.

PHẦN 8: DUYÊN SANH DUYÊN DIỆT.
Nam Hải Quan Âm bồ tát giáng.
thánh thị: hôm nay quí đường có duyên đạo tử hợp lại tham loan,có thể nói là thánh hội,ta cùng viết sách thôi.
Dũng bút: xin hỏi bồ tát,cái chữ "duyên" này đứng trong nhân quả luận giữ một vai trò rất quán xuyến toàn bộ,xin bồ tát khai thị ý nghĩa chân thật của duyên sanh duyên diệt.
Bồ tát: cái gọi là duyên,không phải chỉ phương diện động mà duyên sinh duyên động đều trong động tịnh,do đó trong duyên luận rất sợ khởi ý,vì ý khởi niệm động thì mất cái tịnh,vô tướng đã bị khuyết,vạn tướng bị che,thì không thể lấy tịnh khởi huệ,huệ không đủ,trí không sinh tắc không thấy được mọi sự mà trong mơ màng sinh chướng ngại.
Dũng bút: như vậy trong nhân quả luận,trong động tịnh làm sao tương sanh mà thành thiện duyên.
Bồ tát: có ý tắc hành,hành tắc có ý,cái này là nhất tịnh cũng như nhất động,không thể vì nghẹn mà không ăn,cần phải có động mà trước sau được tịnh.
Dũng bút: lý luận mà bồ tát khai thị,có thể ví dụ cụ thể không ?
Bồ tát: được,cuộc sống ở đời thường hay là người tu hành đa số là nằm trong phương diện tĩnh,bởi vì đây là hiện tượng tất nhiên,do đó nó thuộc tĩnh,cũng vì thế nó làm sản sinh rất nhiều thiện duyên;nhưng mà từ nhiều kiếp đến nay,có vô lượng kiếp nghiệp làm sản sinh sóng gió,đó là động.Nhân vì trong giữa động tịnh,nếu không điều chỉnh thích hợp thì sẽ sản sinh chướng ngại,duyên không thể sinh tắc không thể diệt.Phật nói tất cả pháp vì tất cả chúng sinh nhưng đến đây chúng sinh lại rơi vào mê ly,nên phật nói vô ngã vô tướng,không thức đều phá,là để bỏ đi khoảng cách của động và tịnh,chính là cảnh giới đốn ngộ.Nhưng trong nhân quả luận,lại có một nghi vấn rất khó giải thích,tức là sự thay thế trình tự phá hoại động tịnh bình thường sản sinh từ vô lượng kiếp nên có khá nhiều luận giải ra đời để phụ trợ,ví dụ như luân hồi đới nghiệp,luân hồi là mượn hết kiếp này đến kiếp khác tiêu trừ nghiệp nhân,đới nghiệp là hồi hướng,lấy công đức tu hành để trừ tội vô lượng kiếp trước.
Dũng bút: bài giảng này làm đệ tử loạn óc quá,xin để từ từ nghiên cứu mà tiêu hóa mới được,cảm tạ bồ tát khai thị.

PHẦN 9: RÕ NHÂN SỢ QUẢ.
Nam Hải Quán Âm Đại Sĩ giáng.
thánh thị: quyển "nhân quả bệnh tượng ấn chứng" đến đêm nay là vừa đủ kỳ hạn 3 tháng rồi,nên đêm nay cũng là phần kết của quyển sách,ta muốn làm một đoạn kiểm thảo của trên dưới hai phần để làm kết thúc,hiền sinh cảm thấy thế nào ?
Dũng bút: ý bồ tát đã như vậy,đệ tử sao dám không tuân,vậy đệ tử không khách sáo mà thỉnh giáo bồ tát,con người tại thế,gần như thoát không được sự đeo bám của nhân quả,nếu như có người dứt khoát buông xuôi mặc cho trầm luân thì có phải là sự kháng nghị không lời không ?
Bồ tát: đó chỉ là cái cớ,nhân quả có quy luật riêng,không có nhân thì làm sao có quả,tự mình buông thả thì chỉ là biểu hiện của kẻ khiếp nhược không có chánh tín,sao là kháng nghị được ?
Dũng bút: nhưng nếu nhân quả giải trừ không được thì phải làm sao đây ?
Bồ tát: đường cùng chỉ là một từ ngữ hình dung,thế gian làm gì có cửa ải nào phá không được ? thử hỏi,phật tổ 6 năm khổ hạnh dưới cội bồ đề,Đạt Ma 9 năm diện bích thì nếu không phải chịu đủ cay đắng mới sinh đại trí huệ mà phá mê ly cảnh giới sao ? với lại thế gian tuyệt đối không có nhân quả nào hóa giải không được,chỉ có điều con giải quyết cách nào thôi ?
Dũng bút:được rồi,cho dù nhân quả hóa giải được nhưng quá trình trải qua thật gian khổ làm người khó lòng yên ổn,ví dụ như có người hỏi đệ tử rằng: kiếp này tôi không có làm chuyện tày trời cực ác nào hết mà cứ bị kẻ khác nhục mạ ăn hiếp,thậm chí chiếm đoạt tài sản,nếu như nói kiếp trước tôi làm ác nên kiếp này bị quả báo và những kẻ nhục mạ ăn hiếp tôi,đoạt tài sản tôi là người tốt vào kiếp trước nên được phước báo như vậy.như thế mỗi người khi bị ăn hiếp đều phải tự nhận,nói là do nhân quả nghiệp báo đem lại sao ? vậy mỗi người đều phải tự dùng hết thủ đoạn lấn lướt người khác thì mới không bị gọi là ác nhân kiếp trước sao ? vấn đề là như vậy,xin bồ tát khai thị giúp.
Bồ tát: nói hay lắm,nếu không giải thích rõ chổ này sẽ làm người đời ngộ nhận về kẻ ác trong kiếp này đều là người tốt trong kiếp trước hết rồi.Định luật của nhân quả,không có ý nghĩa đặc định cho kiếp trước kiếp sau như vậy,từ sau khi Quan Hoàng đăng cơ chưởng Linh Tiêu,đã sửa lại luật trời,quả báo trở thành hiện kiếp báo,cũng là để kẻ tạo nhân sớm thọ quả báo,lại nhân tạo lập không nhất định là do quả do nhân kiếp trước,tự tạo nhân mới là tự tạo nghiệp,quá trình đời người không chỉ do nghiệp nhiều kiếp quấy nhiễu mà còn có bị tâm ma tác quái,một khi đối diện tâm ma của mình tác quái,rõ ràng là việc không đáng làm lại làm bậy như không có trí tuệ,do đó từ khởi niệm cho đến hành sự lại làm nhân quả mới hình thành.
Dũng bút: bồ tát khai thị như vậy,đệ tử cho vài ví dụ,xin bồ tát chỉ giáo.Nếu như có một người vốn rất hiền lành nhưng khi thấy chuyện không liên quan mà thiên vị một bên mà khi một người thiên vị một bên nào đó thì là do họ ghét bên còn lại,tuy chỉ là tranh cãi mà làm cho 3 người không vui,sau cùng một bên không cam chịu nhục,phẫn nộ hành hung,vậy có thể nói là anh ta chịu tai nghiệp,tạo nhân mới không ?
Bồ tát: tuy không phải nhưng cũng không khác,ta sẽ bổ sung nói rõ,điều kiện tiên quyết cho cái gọi là tạo nhân mới,cần phải không có nghiệp duyên dính mắc nhiều kiếp trước,thuần túy chỉ là sự gặp nhau của hai đường thẳng giao nhau.Như sự việc đã nói lúc nãy,nếu nguyên nhân thiên vị không phải do ghét đối phương thì là tạo nhân mới.
Dũng bút: thì ra là vậy,đệ tử hiểu rồi.
Bồ tát: ơn trên phải giáng sách nhân quả bệnh tượng tích luận và ấn chứng là để người đời hiểu nhân sợ quả,tăng trưởng phổ hóa nhân quả luận,sâu vào lòng người để làm tiếng chuông đánh thức tâm sợ ác quả của người đời,mà tránh tạo nghiệp,nhân vì điều trọng yếu của sách là nói rõ gốc rễ của nhân quả để người đời có thể hiểu được nhân quả là gì mới đạt được hiệu quả chánh nhân sợ quả.Quyển sách đến đây hoàn toàn kết thúc,kỳ sau ta đã thỉnh mời quí đường Quan chủ tịch tác lời bạt,ta sẽ không giáng đường nữa.
Lại thị: cùng chư hữu duyên kết thần duyên sa bàn,ta cũng rất hoan hỷ,sau này có duyên sẽ gặp lại,thâm nguyện chư hiền sinh đạo trình như trước tiến vô ngại.

Bổn đường chủ tịch Quan đăng đài.
Bạt
thánh thị: ta vì sách nhân quả bệnh tượng ấn chứng tác bạt.
người,nhân tâm bất thiện,ác nghiệp thao thao;thiên ý vô tư,ân trạch miên miên,vì độ hóa chúng sanh tin sợ quỉ thần mà xiển thuật luận về nhân quả,mong chấn nhân tâm,tiến vào nhớ thiện lập đức.Bổn đường may mắn,mong nhờ Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát bút gỗ huy loan,khai mở sách thánh nhân quả bệnh tượng hai phần trên dưới,để xiển dương thanh thế thánh môn hoằng đạo phổ hóa,đặc biệt là phần trên "nhân quả bệnh tượng tích luận",ban sách cho đời đã phổ hóa rất hiệu nghiệm,mà lập nên một tiêu chuẩn cho phương châm phổ hóa của thánh môn,nay thêm phần tiếp theo lý luận rất hay bổ sung án lệ cụ thể càng làm tinh hoa cho luận về nhân quả,tạo nên hiệu quả vô cùng.
Ta thâm nguyện người đời đọc sách hãy thể ngộ đường đi nước bước của nhân quả và tình tiết diễn sinh của nó tắc giúp cho cuộc đời thuận lợi may mắn,không được đọc chơi như tiểu thuyết mà phụ lòng của Quan Âm bồ tát viết sách khổ cực.Sách nay đã thành,vài lời như thế làm bạt.

HẾT.