Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc sẽ tự mất đi khi nào người ta tự thỏa mãn về nó. Hạnh phúc sẽ chỉ bền vững khi người ta luôn luôn vươn tới và hoàn toàn khát vọng.
K.G. Paustopski
Results 1 to 5 of 5

Chủ Đề: Khác biệt khi 3 con học ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Khác biệt khi 3 con học ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada

    .

    Khác biệt khi 3 con học
    ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada

    Ở Việt Nam, con tôi đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải. Còn ở Đan Mạch và Canada?

    Tôi có 3 đứa con, đã từng học tập tại châu Á, châu Âu và bây giờ là châu Mỹ. Tôi viết bài này để so sánh với hệ thống giáo dục tại Việt Nam

    Khi còn ở Việt Nam, con trai lớn của tôi học mầm non tại một trường ở TP HCM. Từ môi trường này, bé rất ngoan ngoãn và nề nếp, viết chữ đẹp, vẽ giỏi, hát hay.





    Khi con trai tôi bước vào lớp một, học rất giỏi, viết chữ rất đẹp. Tuy nhiên sau một học kỳ, bài vở mỗi ngày một nhiều. Đến nỗi, con vừa về đến nhà, đã ngồi ngay vô bàn học bài, chừa ra một chút thời gian để tắm và ăn tối, sau đó thì ngồi làm toán, rèn chữ… đến nửa đêm.

    Hồi đó, cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhìn học sinh các nước phát triển học hành mà sốt hết cả ruột, nên tôi còn đăng ký cho cháu học thêm tiếng Hoa vào tối thứ 7, tiếng Anh vào sáng chủ nhật.

    Lúc đó thấy con học hành suốt ngày, thương con lắm nhưng tôi vẫn cố biện hộ "Thương cho roi, cho vọt". Con nhà người ta cũng học như thế cả, có sao đâu. Nếu mình thương con quá, để nó ở nhà, lại thành hại con. Không tạo cho nó cơ hội học hành, phát triển, cho bằng bạn, bằng bè thì nó lại nhìn con nhà người ta mà tủi thân thì tội nghiệp.

    Được khoảng 2 tháng thì việc học thêm phải dừng lại vì tôi thấy con mình có quá nhiều bài rèn chữ. Có khi một ngày phải chép đến 3 bài văn dài.

    Từ một đứa trẻ có nét chữ nắn nót, tròn trịa, vở viết lúc nào cũng sạch đẹp với những nét viết đẹp như chữ in, cháu đã biến thành một anh thợ tốc ký, nét chữ trở nên biến dạng đến mức tôi phát sốc.

    Nhưng nếu không viết như vậy thì làm thế nào có thể hoàn thành các bài tập về nhà mà các cô giao cho? Có khi hơn 10 giờ đêm, con ngủ gục ở bàn học. Sáng dậy sớm đi học nhìn rất mệt mỏi, cháu bị sụt cân nhanh chóng.

    Đến cậu con trai thứ hai, vì lúc đó, trường dòng đã nhận đủ học trò, nên tôi lại phải xin cho cháu học ở một trường khác, trường mầm non này tuyệt đối không dạy các chương trình lớp một.

    Vì không có thời gian nên tôi cũng không dạy thêm được cho con, cũng chủ quan nghĩ rằng thời điểm này báo chí nói là theo nghiên cứu thì học trước tuổi cũng không tốt, nên thôi cứ để con học hành bình thường.

    Kết quả, bé vào lớp một học lực tụt hẳn so với bạn bè, vì bạn bè của cháu đã biết đọc, biết viết giống như anh hai của cháu khi các bạn ấy vào lớp một. Bằng cách này, hay cách khác, các bạn ấy đã được học trước. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm, nhưng còn biết làm sao.

    Các bài học dần trở nên quá sức của cháu, chưa kể việc các cháu bị cô giáo phạt, đánh và bị dọa nạt là nếu về méc cha mẹ những chuyện xảy ra ở trường là sẽ bị thế này, thế kia.

    Thế nên, cả hai đứa trẻ tội nghiệp của tôi càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, hay khóc trong mơ vì những nỗi sợ hãi ban ngày.

    Không ít lần tôi đã thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường về nhiều vấn đề trên, cũng như về số lượng bài vở, và các vấn đề khác, nhưng cũng chỉ mất thời gian.

    Lại nói về chế độ cải cách giáo dục tân tiến, tôi chẳng thấy nó tân tiến một chút nào cả, con tôi vẫn phải đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng và mệt mỏi vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải.

    Ở Việt Nam, giao thông cũng là một điều cực kỳ đáng sợ. Vì thế, dù bận mấy thì bận, tôi vẫn đưa đón con mỗi ngày, vừa đỡ cho con được những chiếc cặp nặng nề, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho con.

    Khi bé gái út của tôi vào lớp một, rất may bé đã biết đọc, viết chút ít do học theo anh hai của bé dù bé không được đi học mẫu giáo.

    Lúc này, việc làm ăn của tôi tiến triển tốt đẹp hơn, cộng thêm sự giúp đỡ từ gia đình nên tôi đã có tiền thuê người giúp việc và gia sư giỏi kèm cặp từng môn cho các con. Việc này giúp các cháu tiến bộ rất nhanh.
    Đúng lúc này, nhờ nghề thiết kế tay trái, tôi nhận được hợp đồng làm việc tại châu Âu và được bảo lãnh 3 con đi cùng.
    Các con tôi bắt đầu một cuộc sống mới ở Đan Mạch. Ở đây tôi chỉ xin nói về điều kiện học tập.

    Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái

    Lần đầu tiên trong đời, các con tôi được đến trường vào lúc 9 giờ sáng, vì thế, các cháu có thể ngủ thật sâu, đảm bảo sức khỏe và tinh thần minh mẫn trước khi đến trường.

    Các cháu không cần mang theo bất kỳ một loại sách vở nào, không phải mua sách vở, đồ dùng học tập. Thứ duy nhất mà chúng tôi phải sắm là cặp sách và thứ duy nhất phải mang theo hàng ngày trong cặp là snack (đồ ăn vặt) và đồ ăn trưa.
    Các cháu thường học các môn học bắt buộc như: tiếng Đan Mạch, tiếng Anh, các môn Lịch sử, Xã hội.

    Ngoài ra các cháu còn được học các môn chính như Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lý, Địa lý, Sinh vật, Hóa, Giao thông, Giới tính, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thiết kế, Mộc, Kinh tế gia đình….

    Lớp học bắt đầu từ lúc 9h15, sau đó nghỉ giải lao, ăn trưa và kết thúc buổi học lúc 12h30. Ai có tiền thì đăng ký cho bé ở lại trong câu lạc bộ trong trường đến tối.

    Tại câu lạc bộ (cho trẻ nhỏ) và SFO (cho trẻ lớn hơn), các cháu có các giáo viên bộ môn hướng dẫn và tham gia các trò chơi, giải trí, kèm theo nấu nướng và ăn thêm một bữa phụ.

    Tại đây học sinh có cơ hội phát triển tình bạn với tất cả bạn bè trong trường, tăng khả năng giao tiếp và ngoại ngữ.

    Thường khi về đến nhà, các cháu mang theo sách mượn từ thư viện trường để đọc, có rất nhiều thời gian, không có bài tập về nhà, đến trường không lo điểm số cao thấp, vì không có việc chấm điểm.

    Nhà trường ở Đan Mạch được xét như là một thiết chế nghiêm chỉnh, độc lập, tôi có thể chọn cho các cháu học ở trường công ( 100% miễn phí, kể cả giáo dục bậc cao như: đại học, cao học…), trường tư ( gần như miễn phí, vì chính phủ đã tài trợ gần như hoàn toàn), hoặc ở nhà…

    Các cháu sẽ được đưa đón tận nhà nếu như đúng tuyến xe buýt của trường. Nếu không, các cháu sẽ có thẻ xe buýt, tàu điện hàng năm để đi lại miễn phí.

    Hệ thống giao thông công cộng cũng như an ninh ở Đan Mạch khá tốt. Có lần mải chơi, hai con tôi xuống tàu, còn lại một cháu còn ngồi lại trên tàu, khi tôi đang lo lắng tìm cháu, thì khoảng 15 phút sau cảnh sát thông báo đã chở cháu về nhà an toàn…

    Đó chỉ là một trong những điều khác biệt, chưa kể phúc lợi xã hội dành cho trẻ em như tiền trợ cấp hàng tháng cho đến khi trưởng thành, hay hệ thống y tế....

    Sau đó, chúng tôi chuyển đến Canada, tại đây chương trình học phong phú hơn nhiều so với Đan Mạch.

    Các cháu học từ 9h15–15h. Năm học cũng bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 6 và không phân chia học kỳ.
    Lớp học có 1 giáo viên chính, một giáo viên phụ chính và nhiều giáo viên phụ khác, sĩ số khoảng 20–30 học sinh/lớp.
    Chương trình học ở đây gồm có tiếng Anh, tiếng Pháp, Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Xã hội học, Giáo dục thể chất…. Sau giờ học, gia đình nào có điều kiện thì cho các cháu tham gia các chương trình ngoài giờ, tùy theo độ tuổi, các môn học như:

    Nữ công gia chánh (đan lát, thêu thùa, nấu nướng, bảo mẫu ( babysister)…)

    Thể dục thể thao ( yoga, thể dục nhịp điệu (aerobic), thể dục máy, golf, tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, khúc côn cầu ( hockey), đấm bốc, luyện thể hình, cầu lông ( badminton), võ thuật ( Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), trượt băng, nhảy ( khiêu vũ, múa bụng, múa Trung Hoa, múa hiện đại, múa ba lê , karaoke, party dance , hiphop, jazz, bơi lội, chèo thuyền (canoeing), kayaking, sơ cấp cứu, cứu hộ,…

    Nghệ thuật và các môn học khác: Vẽ các thể loại, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc (dương cầm (piano), guitar, organ, vĩ cầm (violin), thổi sáo, chơi trống, luyện thanh…), drama (học cách diễn xuất trước ống kính từ những câu chuyện truyền thống, đọc thơ, kịch câm, hát hò…) thủ công ( xếp hộp, làm thiệp, xếp hình origami, nặn đất sét nghệ thuật, …), viết văn, làm thơ...

    Tất cả những môn học ngoài giờ kể trên đều phải đóng tiền để tham gia, tuy nhiên, các cháu cũng được hỗ trợ một tài khoản riêng chuyên dùng thanh toán cho các hoạt động này. Vì thế, nếu điều kiện kinh tế có hạn, thì gói ghém, chọn lọc kỹ cũng tiết kiệm được phân nửa.

    Ngoài ra, hàng tuần, nhà trường thường có các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, thăm viện bảo tàng, khám phá tài nguyên…, bọn trẻ cần phải đóng tiền để có thể tham gia các hoạt động này, thường từ 5USD đến 30USD mỗi lần

    Học phí miễn phí, sách mượn từ thư viện trường, hàng năm các cháu phải mua sắm dụng cụ học sinh, giấy, tập, thường không đáng bao nhiêu tiền.

    Tại trường, có căn tin, hàng tháng các cháu đóng tiền ăn khoảng 50-60 USD. Cha mẹ có thể cùng con chọn ăn những món ăn bản xứ để được nấu theo yêu cầu nếu muốn. Sau đó thì được phát một thẻ căn tin, đến giờ ăn trưa, các cháu sẽ mang khay của mình ra lấy phần ăn, tráng miệng. Tương tự, ai muốn con của mình có snack thì phải đăng ký mua để cháu lót dạ trong giờ chơi.

    Cũng giống như ở Đan Mạch, học sinh không mặc đồng phục đến trường. Học sinh và thầy cô giáo thường mặc đồ bình thường, thoải mái để đi học/đi làm. Riêng những dịp đặc biệt như ngày chống bắt nạt, ngày vì môi trường, vì động vật..., thì cả trường phải mặc những bộ quần áo hoạt hình, hoặc quần áo cùng màu trong ngày đó.

    Cũng như Đan Mạch, luật pháp Canada không cho phép trẻ em ở nhà một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Điều này bước đầu có thể khiến cho người mới đến từ Việt Nam cảm thấy gò bó. Ở Việt Nam, chúng ta có thể để con trẻ ở nhà và chạy ra ngoài một lát, tuy nhiên, ở Canada thì không được phép.

    Canada và Đan Mạch đều có hệ thống thư viện đồ sộ và phong phú, gần nơi tôi ở có một thư viện mới khai trương.
    Thư viện này rất lớn và đẹp, có quầy phục vụ ăn uống nhẹ, cuối tuần, các con tôi thường đến thư viện chơi, mượn sách vở, băng đĩa, chơi game, kết bạn mới. Nếu tìm không thấy loại sách, băng đĩa… cần thiết thì có thể đặt thư viện mang về, thông thường thì từ 2 ngày đến 1 tuần là người ta sẽ thông báo cho mình đến nhận.

    Học sinh thường bắt đầu trở về nhà trong khoảng thời gian 17h – 21h, tùy theo đăng ký học thêm môn học tùy chọn nào.
    Vì thế, tùy điều kiện sức khỏe của trẻ, kinh tế gia đình cũng như giờ giấc làm việc của cha mẹ, để chọn đăng ký cho các cháu những lớp học phù hợp nhất.

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Học trò lớp Một
    'oằn lưng' đến trường

    Tôi đếm thấy sách vở của con có tới 18 cuốn. Ngoài ra các cháu còn phải mang theo hộp bút, hộp phấn, bảng đen, thước kẻ, giẻ lau... Đấy là chưa kể cô giáo còn giữ giúp tại lớp dụng cụ thủ công, 2 bộ dụng cụ học tập Toán và Tiếng Việt.

    Dù có chuyên môn sư phạm nhưng tôi không dạy thêm gì từ khi con vào lớp 1 ở Đông Anh (Hà Nội), không đưa con đến nhà cô học thêm vào thứ 7, chủ nhật như các bạn. May mắn là cháu cũng thường được điểm tốt nên tôi cứ để cho con theo học bình thường, nếu có "thiếu hụt" kiến thức tôi sẽ "vá" cho cháu sau.

    Tuy nhiên, nhìn bộ sách vở (vở cũng in sẵn, bìa cứng) mà nhà trường yêu cầu các cháu chuẩn bị khi đến lớp tôi cũng phát hoảng, quá nhiều cho cái lưng trẻ lớp 1.

    Tổng cộng đi học cháu có 18 cuốn sách, tập theo chương trình học. Cụ thể các loại sách vở như sau:

    1. Sách Toán 1
    2. Sách Bài tập Toán nâng cao Lớp 1
    3.Vở in Bài tập Toán 1
    4.Vở viết Toán (vở 4 ô ly vuông)
    5. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1
    6. Sách Bài tập Tiếng Việt nâng cao Lớp 1
    7. Sách Luyện đọc
    8.Vở in Bài tập Tiếng Việt 1
    9. Vở viết Tiếng Việt (vở 4 ô ly vuông) có chữ mẫu
    10. Vở viết Tiếng Việt (vở 4 ô ly vuông)
    11. Sách UK ENGLISH starter 1 - Pupil's Book
    12. Sách UK ENGLISH starter 1 - Activity Book
    13. Sách Tiny Talk 1A - Student Book
    14. Sách Tiny Talk 1A - Work Book
    15. Sách Tự nhiên và xã hội 1
    16. Vở in Bài tập tự nhiên và xã hội 1
    17. Sách Thực hành Mỹ Thuật 1
    18. Sách Thực hành Thủ công 1

    Theo tôi, ở độ tuổi này chỉ là biết đọc, biết viết thôi thì không cần nhiều thứ sách vở như thế. Đấy là chưa kể dù cô giáo đã cho để lại lớp dụng cụ thủ công, 2 bộ dụng cụ học tập Toán và Tiếng Việt nhưng các cháu còn phải mang theo hộp bút, hộp phấn, bảng đen, thước kẻ, giẻ lau...

    Thương con nhưng tôi vẫn phải mua đủ sách vở cho cháu theo yêu cầu và buộc cháu phải mang đủ sách vở cho mỗi ngày vì có lần họp phụ huynh, cô giáo đã nhắc nhở một số cháu quên mang theo.

    Một vấn đề khác nữa khiến tôi thật sự thắc mắc, là không hiểu các giáo viên của con tôi dạy học như thế nào.

    Hồi cháu học lớp mẫu giáo lớn, mong muốn cháu vào lớp 1 có thể theo các bạn nên vợ chồng tôi đã sớm tự dạy cháu biết đọc. Nhưng đến khi vào lớp 1, cô giáo vẫn không hề biết điều này vì khi gọi cháu đọc chữ gì thì cháu chỉ đọc chữ ấy.

    Có đợt cháu bị ốm nghỉ mấy hôm, khi đến lớp, cô giáo có giờ thi "giáo viên dạy giỏi" nên đã đem cháu và hai bạn "học yếu" khác gửi qua một trường mẫu giáo để đoàn đại biểu đến dự lớp không "phát hiện".

    Nghe cháu về kể với mẹ câu chuyện này mà tôi đau lòng, cứ ngỡ con mình bị làm sao nên yếu kém ở lớp. Tôi rất buồn vì mình có kèm cặp con nhưng vẫn bị cô giáo đánh giá là "học yếu". Thú thực, tôi không hề nghĩ là cô giáo chẳng biết rõ các cháu đã học được những gì rồi. Đó là lý do tại sao cô đã ngạc nhiên khi sau đó thấy con tôi có thể đọc ngon lành.

    Tuần sau cháu lại kể, có giờ học tiếng Anh, cháu đã tự đọc hết các chữ có trên màn hình máy tính, thế là cô giáo ngạc nhiên và hỏi cháu:

    ''Thế Mạnh đã biết đọc rồi à?".

    Thật hay là cô vẫn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi.

    Cho đến giờ tôi tự tin rằng tôi có thể chỉ dẫn cho con, bất kể cô giáo có dạy ra sao và đánh giá thế nào. Bởi vì chỉ qua việc học mầm non của con mình, tôi nghĩ một số cô giáo chưa có khả năng sư phạm hoặc chưa làm hết trách nhiệm dạy dỗ các cháu.

    Khi đi học, việc thiếu trách nhiệm trên lớp có thể còn liên quan đến việc các thầy cô muốn mở lớp dạy thêm.
    Trẻ em cần được học và chơi đúng với lứa tuổi. Bố mẹ và thầy cô cần quan tâm đúng mức đến tâm lý, sở thích và khả năng của các cháu, đúng vai trò và trách nhiệm của mình.



  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Học lớp Một ở Mỹ
    không cần sách giáo khoa

    Đầu năm học, cha mẹ không phải mua một cuốn sách giáo khoa nào cả, mà đến lớp các bé được phát những bài học bằng những tờ giấy rời cỡ A4.

    Tôi cũng có con trai học lớp một được hết học kỳ một ở Việt Nam thì gia đình tôi chuyển sang Mỹ định cư.

    Đầu năm học mới ở Mỹ, tôi cho cháu học lại lớp một, vì tính theo tháng tuổi ở Mỹ thì cháu cũng mới vừa đủ để vào học lớp một.

    Tôi cũng hiểu cảm giác con tôi đi học lớp một ở Việt Nam đã phải còng lưng mang theo sách đi học mỗi ngày như thế nào, đủ thứ loại sách giáo khoa, vở viết, hộp bút, bảng đen...

    Nhưng khi cháu đi học lớp một ở Mỹ hoàn toàn trái ngược với ở Việt Nam. Lớp một ở Mỹ hoàn toàn không học sách giáo khoa. Đầu năm học, cha mẹ không phải mua một cuốn sách giáo khoa nào cả, cặp đi học của cháu mỗi ngày chỉ là một chiếc ba lô gọn nhỏ, nhẹ nhàng.

    Bên trong ba lô chỉ có một tệp nhựa (dạng file kẹp giấy), bên trái để kẹp khoảng 3 tờ giấy cỡ A4 là bài tập về nhà mỗi ngày, bên phải để kẹp những tờ giấy thông báo của nhà trường đến phụ huynh (nếu có).

    Học ở lớp một, các cháu cũng được học đầy đủ các môn như: Đọc, Nghệ thuật ngôn ngữ, Đánh vần, Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội, Ứng xử...nhưng hoàn toàn không có sách giáo khoa nặng nề, mà được phát những bài học bằng những tờ giấy rời cỡ A4.

    Các cháu học ở lớp hay bài tập về nhà cũng rất nhẹ nhàng và đơn giản, không cảm giác bị áp lực của học hành, hoàn toàn không phải đi học thêm. Các cháu học ở trường từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, học hành, vui chơi, ăn sáng, ăn trưa hoàn toàn miễn phí trong trường, nhà trường có xe schoolbus đưa đón miễn phí mỗi ngày.

    Các cháu ở Mỹ đi học nhưng vẫn có thời gian vui chơi để phát triển tuổi thơ một cách tự nhiên. Một nền giáo dục hiện đại và khoa học, học ít nhưng vẫn tài giỏi.


  4. #4
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết



    Học sinh yếu ở Mỹ
    'được' học thêm miễn phí

    Lớp học thêm thường chỉ có 3-5 em do một giảng viên dạy. Nếu em nào quá yếu thì được đặc cách kèm cặp một trò - một giáo viên và họ có nhiều cách để áp dụng cho mỗi loại trường hợp yếu kém theo tác động của sức khỏe, môi trường sống và gia đình.

    Với khẩu hiệu "There is no child left behind" (tạm dịch: không có học sinh yếu kém nào bị bỏ rơi), ngành giáo dục Mỹ không có khái niệm "ở lại lớp" như Việt Nam.

    Nhà nước Mỹ dành riêng cho ngành giáo dục ngân khoản dạy phụ đạo cho các học sinh học lực yếu kém ngay trong giờ học chính của trường.

    Chương trình này được gọi là "Special education program", dành riêng cho các em thua kém về sự nhận thức tiếp thu, thường tập trung vào các môn chính như Ngôn ngữ, Toán, Lý, Hóa. Đặc biệt là Ngôn ngữ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp thu, hiểu bài và làm bài của các em.

    Ngôn ngữ bao gồm: English Second Langue (ESL) dành cho những em nước ngoài. Điều này rất thiết thực vì Mỹ là nước hợp chủng quốc hay còn gọi là đa quốc gia, người nước ngoài định cư trên nước Mỹ chiếm đa phần trong khi người Mỹ gốc (Native American) thì rất ít.

    Bilingual (hai thứ tiếng) được áp dụng cho các em học hai thứ tiếng song song hỗ trợ cho nhau, thường dành cho các em có tiếng mẹ đẻ là tiếng Tây Ban Nha. (Vì Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ hai đồng hành với tiếng Anh và được áp dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề ở Mỹ).

    Speech therapy dành cho các e chậm nói, phát âm không chuẩn...

    Reading (đọc), writing (viết) dành cho hầu hết các em yếu kém tiếng Anh.

    Phụ đạo các môn này được áp dụng trong giờ học chính của trường bằng cách di chuyển các em sang lớp đặc biệt vào những tiết học chính đang diễn ra ở lớp thường.

    Lớp đặc biệt (phụ đạo) thường chỉ có 3-5 em do một giảng viên dạy. Nếu em nào quá yếu thì được đặc cách một trò được kèm bởi một giáo viên (one on one) và họ có nhiều cách để áp dụng cho mỗi loại trường hợp yếu kém do tác động bởi sức khỏe, môi trường sống và gia đình...

    Các em được ôn lại kiến thức cũ đã học ở những lớp thấp hơn do chậm tiếp thu, mất căn bản đồng thời xen kẽ kiến thức thực tại ở trình độ của các em.

    Giáo viên dạy những lớp phụ đạo thường là những người có trình độ sau đại học, tiến sĩ. Họ có những giáo án tuyệt vời dành cho các học sinh yếu kém và dĩ nhiên tiền lương của họ phải phù hợp với trình độ học vấn của họ.

    Song song với việc phụ đạo miễn phí, nhà trường kết hợp với gia đình tổ chức nhiều cuộc họp dành riêng cho từng học sinh nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự yếu kém, để có hướng giải quyết đúng đắng nhất nhằm giúp các em càng sớm càng tốt.

    Nhà trường còn có sự hỗ trợ về y tế, theo dõi sức khỏe các em, nhất là các vấn đề về tai (listening), mắt (vision), răng (dental). Mỗi năm các em đều được kiểm tra, nếu có các vấn đề bất thường nhà trường sẽ viết thư thông báo cho gia đình để đưa các em đi bác sĩ chuyên khoa vì những bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến sức học của các em.

    Ngoài ra còn có sự kết hợp theo dõi của các nhà tâm lý học trẻ em và các nhà xã hội học, xem xét giải quyết kịp thời những trường hợp học sinh bị ngược đãi, thay đổi môi trường sống, thay đổi trong quan hệ gia đình như cha mẹ li dị, mẹ hoặc cha lập gia đình mới...

    Tất cả gây tác động không nhỏ đến tâm lý và học lực của các em. Việc học phụ đạo sẽ được kết thúc tùy vào khả năng tiếp thu của từng em. Có những em chỉ sau một năm có thể đuổi kịp các bạn cùng lớp và được học theo chương trình bình thường, nhưng có những em học phụ đạo đến hết phổ thông vì những lý do bệnh lý...

    Bên cạnh việc học phụ đạo, Mỹ còn có nhiều chương trình dành cho học sinh giỏi, vượt bậc, nhằm tránh sự nhàm chán trong học tập và khuyến khích nâng cao tầm tiếp thu hiểu biết của các em.

    Chương trình này được gọi là "excel education" dành cho các em học sinh vượt trội về mặt tiếp thu những môn chính như math (toán), chemistry (hoá), physics (lý), biology (sinh vật học).

    Vào những giờ học này các em được chuyển đến học ở các lớp cao hơn và như vậy khi đang là học sinh lớp 11, 12 các em đã học nhiều lớp chuyên ngành toán, lý, hóa, sinh ở bậc đại học.

    Điều này rất có lợi cho các em như được tuyển thẳng vào đại học chuyên ngành nêu trên và đốt giai đoạn được một phần học ở đại học. Do vậy mà có rất nhiều em đã tốt nghiệp đại học ở tuổi 19-20.

    Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường cộng với chính sách giáo dục tuyệt vời của Mỹ đã giảm thiểu tối đa nạn mù chữ và tệ nạn xã hội do dốt nát gây ra.

    Kiều Hạnh

    http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/hoc-sinh-yeu-o-my-duoc-hoc-them-mien-phi-2243339.html

  5. #5
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết



    Học sinh yếu ở Mỹ
    'được' học thêm miễn phí

    Lớp học thêm thường chỉ có 3-5 em do một giảng viên dạy. Nếu em nào quá yếu thì được đặc cách kèm cặp một trò - một giáo viên và họ có nhiều cách để áp dụng cho mỗi loại trường hợp yếu kém theo tác động của sức khỏe, môi trường sống và gia đình.

    Với khẩu hiệu "There is no child left behind" (tạm dịch: không có học sinh yếu kém nào bị bỏ rơi), ngành giáo dục Mỹ không có khái niệm "ở lại lớp" như Việt Nam.

    Nhà nước Mỹ dành riêng cho ngành giáo dục ngân khoản dạy phụ đạo cho các học sinh học lực yếu kém ngay trong giờ học chính của trường.

    Chương trình này được gọi là "Special education program", dành riêng cho các em thua kém về sự nhận thức tiếp thu, thường tập trung vào các môn chính như Ngôn ngữ, Toán, Lý, Hóa. Đặc biệt là Ngôn ngữ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp thu, hiểu bài và làm bài của các em.

    Ngôn ngữ bao gồm: English Second Langue (ESL) dành cho những em nước ngoài. Điều này rất thiết thực vì Mỹ là nước hợp chủng quốc hay còn gọi là đa quốc gia, người nước ngoài định cư trên nước Mỹ chiếm đa phần trong khi người Mỹ gốc (Native American) thì rất ít.

    Bilingual (hai thứ tiếng) được áp dụng cho các em học hai thứ tiếng song song hỗ trợ cho nhau, thường dành cho các em có tiếng mẹ đẻ là tiếng Tây Ban Nha. (Vì Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ hai đồng hành với tiếng Anh và được áp dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề ở Mỹ).

    Speech therapy dành cho các e chậm nói, phát âm không chuẩn...

    Reading (đọc), writing (viết) dành cho hầu hết các em yếu kém tiếng Anh.

    Phụ đạo các môn này được áp dụng trong giờ học chính của trường bằng cách di chuyển các em sang lớp đặc biệt vào những tiết học chính đang diễn ra ở lớp thường.

    Lớp đặc biệt (phụ đạo) thường chỉ có 3-5 em do một giảng viên dạy. Nếu em nào quá yếu thì được đặc cách một trò được kèm bởi một giáo viên (one on one) và họ có nhiều cách để áp dụng cho mỗi loại trường hợp yếu kém do tác động bởi sức khỏe, môi trường sống và gia đình...

    Các em được ôn lại kiến thức cũ đã học ở những lớp thấp hơn do chậm tiếp thu, mất căn bản đồng thời xen kẽ kiến thức thực tại ở trình độ của các em.

    Giáo viên dạy những lớp phụ đạo thường là những người có trình độ sau đại học, tiến sĩ. Họ có những giáo án tuyệt vời dành cho các học sinh yếu kém và dĩ nhiên tiền lương của họ phải phù hợp với trình độ học vấn của họ.

    Song song với việc phụ đạo miễn phí, nhà trường kết hợp với gia đình tổ chức nhiều cuộc họp dành riêng cho từng học sinh nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự yếu kém, để có hướng giải quyết đúng đắng nhất nhằm giúp các em càng sớm càng tốt.

    Nhà trường còn có sự hỗ trợ về y tế, theo dõi sức khỏe các em, nhất là các vấn đề về tai (listening), mắt (vision), răng (dental). Mỗi năm các em đều được kiểm tra, nếu có các vấn đề bất thường nhà trường sẽ viết thư thông báo cho gia đình để đưa các em đi bác sĩ chuyên khoa vì những bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến sức học của các em.

    Ngoài ra còn có sự kết hợp theo dõi của các nhà tâm lý học trẻ em và các nhà xã hội học, xem xét giải quyết kịp thời những trường hợp học sinh bị ngược đãi, thay đổi môi trường sống, thay đổi trong quan hệ gia đình như cha mẹ li dị, mẹ hoặc cha lập gia đình mới...

    Tất cả gây tác động không nhỏ đến tâm lý và học lực của các em. Việc học phụ đạo sẽ được kết thúc tùy vào khả năng tiếp thu của từng em. Có những em chỉ sau một năm có thể đuổi kịp các bạn cùng lớp và được học theo chương trình bình thường, nhưng có những em học phụ đạo đến hết phổ thông vì những lý do bệnh lý...

    Bên cạnh việc học phụ đạo, Mỹ còn có nhiều chương trình dành cho học sinh giỏi, vượt bậc, nhằm tránh sự nhàm chán trong học tập và khuyến khích nâng cao tầm tiếp thu hiểu biết của các em.

    Chương trình này được gọi là "excel education" dành cho các em học sinh vượt trội về mặt tiếp thu những môn chính như math (toán), chemistry (hoá), physics (lý), biology (sinh vật học).

    Vào những giờ học này các em được chuyển đến học ở các lớp cao hơn và như vậy khi đang là học sinh lớp 11, 12 các em đã học nhiều lớp chuyên ngành toán, lý, hóa, sinh ở bậc đại học.

    Điều này rất có lợi cho các em như được tuyển thẳng vào đại học chuyên ngành nêu trên và đốt giai đoạn được một phần học ở đại học. Do vậy mà có rất nhiều em đã tốt nghiệp đại học ở tuổi 19-20.

    Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường cộng với chính sách giáo dục tuyệt vời của Mỹ đã giảm thiểu tối đa nạn mù chữ và tệ nạn xã hội do dốt nát gây ra.

    Kiều Hạnh

    http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/hoc-sinh-yeu-o-my-duoc-hoc-them-mien-phi-2243339.html

Chủ Đề Tương Tự

  1. Tìm hiểu 3 công việc đặc biệt nhất Việt Nam
    By giahamdzui in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-23-2014, 12:15 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-02-2014, 01:37 PM
  3. Con gái ba miền Việt Nam ...
    By giavui in forum Thơ Trào Phúng
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-28-2014, 03:59 AM
  4. Người đàn bà Việt Nam hy sinh cho gia đình chồng con...
    By khieman in forum Tôi - Người Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-20-2014, 07:39 PM
  5. Cẩn thận khi du lịch Việt Nam
    By duyanh in forum Du Lịch
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-28-2013, 12:35 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •