Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Đời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật.
Victor Hugo
Results 1 to 3 of 3

Chủ Đề: Thở để chữa bệnh

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Thở để chữa bệnh

    .

    Thở để chữa bệnh




    Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phồi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ.

    Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ tòan bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thoi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra một phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, họat động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện khó tin nhưng có thật!

    Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn Tâm lý-Xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế Thành phố (nay la Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.

    Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hòan tòan liền lạc tren ngực ơng. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẽo dai, bền bĩ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, lam việc… thấy uể ỏai, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười “tiết lộ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.

    Trước kia tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết còn thì chỉ… dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình!

    Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hòan tòan mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tai chi, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

    Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

    Thót bụng thở ra
    Phình bụng thở vào
    Hai vai bất động
    Chân tay thả lỏng
    Êm chậm sâu đều
    Tập trung theo dõi
    Luồng ra luồng vào
    Bình thường qua mũi
    Khi gấp qua mồm
    Đứng ngồi hay nằm
    Ở đâu cũng được
    Lúc nào cũng được.
    BS Đỗ Hồng Ngọc
    Độc giả hỏi, BS Đỗ Hồng Ngọc trả lời

    Giang:

    - Thưa thầy, phương pháp thở bụng sẽ giúp hơi thở mình càng mạnh và càng dài phải không ạ ? Em có tập thổi sáo nhưng rất thiếu hơi, em cũng đang thử tập thở bụng, nhưng “êm chậm sâu đều” thật là khó, lúc ăn no tập thở bụng có được không thầy ?


    Bac Si Do Hong Ngoc:

    - Đúng vậy. Phải kiên nhẫn và từ từ, không nóng vội. Phải chừng…3 đến 6 tháng may ra mới “êm chậm sâu đều” được. Nhưng thực ra cũng chẳng cần cả 4 yều tố một lúc như vậy đâu. Còn thở bụng thì lúc nào mà chẳng được. Có điều ăn no cũng khó tập đó. Thường phải 30 phút sau bữa ăn. Đọc kỹ lại bài viết của Thầy nhé.

    Tran loan Anh

    - Thua bac si,
    Toi bi tieu duong type 2 va mo trong mau. Nhung hay bi lam met, lo au moi khi nghi toi can benh va nhieu y nghi mien man khac. Tam trang khong on dinh. Toi co tap tho theo bs , co do mot chut nhung duong nhu stress van con, khong biet la tap khoang bao lau thi co the khac phuc hoan toan (bs noi tiet chan doan toi bi roi loan than kinh thuc vat) va toi thuong co cam giac dau bi ngay ngat , trang thai khong han la bi chong mat, choang vang thi cung khong phai, toi khong biet nguyen do tu dau?
    bs co the chi dan dum duoc chang?
    cam on


    Bac Si Do Hong Ngoc:

    1. Làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ăn uống, vận động, uống thuốc đàng hoàng. Nhiều người tiểu đường tuyp 2 sống hơn trăm tuổi!
    2. Không có chuyện “khắc phục hoàn toàn” Stress. Stress rất cần thiết cho cuộc sống. Khi nào vượt ngưỡng mới sinh bệnh.
    3. “Thở để chữa bệnh” là chuyện phải làm suốt đời, vì nó giúp mình khỏe, vui…

    Quan

    - Thưa bác sĩ,

    Câu “tập trung theo di” nghĩa là gì, bác sĩ giải thích thêm được không ạ.
    Cảm ơn bác sĩ.


    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Rất cảm ơn bạn! Tại sao chuyện “động trời’ như vậy mà lâu nay chẳng ai hỏi cả nhỉ? Trong báo, trong sách, đã được in chính xác là “Tập trung theo dõi” mà sao khi lên mạng lại thành “Tập trung theo di”! Thề mới biết “tam sao thất bổn” nguy hiểm vô cùng, “tẩu hỏa nhập ma” như chơi. Tập trung theo dõi cái gì? Theo dõi cái “luồng ra luồng vào”, tức là cái luồng không khí ra vào ở mũi ta lúc thở vào thở ra đó thôi.

    Loan anh

    - Thua bac si,
    Theo loi bs noi thi tho co the theo cach cua minh vi tuy theo co dia moi nguoi, voi toi thi khi nam toi tho thoai mai hon ngoi.Vay co tot hay chang? va thien ngoi minh de tay len dau goi va 2 chan xep bang song song voi nhau vi toi khong the ngoi kiet gia hoac ban kiet gia duoc.
    Toi co mua nhieu sach cua bs, va toi cu doc di doc lai quyen nghi tu trai tim, guom bau trao tay va nhu thi…va moi lan doc lai toi lai kham pha ra dieu moi ma minh da bo sot o lan doc truoc, co le nho bs ma toi ngo ra tu tu chang? va hy vong la nho do ma toi co the tu chua benh cho minh.
    cam on bs,
    Loan anh

    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Đúng vậy. Cứ thuận theo cơ địa của mình thì tốt hơn cả. Thuốc bác sĩ cho cũng tùy theo bệnh trạng, cơ địa, cân nặng (thể trọng) của mỗi người và gia giảm theo diễn tiến. Nằm thở bụng cũng rất tốt. “Đứng ngồi hay nằm/ ở đâu cũng được/ lúc nào cũng được…”. Ngồi trên ghế hoặc quỳ cũng được, miễn thoải mái, tự nhiên.

    tran duc dung

    - chào bác sĩ,năm nay cháu 18 tuổi,cháu bị tê liệt nữa đầu,nửa mặt và gáy phải,cháu tập cách thở nguyễn khắc viện được 2 tháng rồi.cháu thấy trong lúc tập thì cơ thể khoẻ hơn.Nhưng có một số triệu chứng rất đáng lo ngại:cháu cảm giác hơi tức ngực và nhói nhói ở tim(cháu rất lo).Nếu không thót bụng và phình bụng hết cỡ thì hơi thở không sâu.Nhưng nếu thót bụng và phình bụng hết cỡ thì cháu cảm thấy tức ngực.Hiện nay có địa chỉ nào dạy phương pháp thở này không?Cảm ơn bác

    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Vì cháu đang bị bệnh tê liệt nửa đầu, nửa mặt và gáy phải, nên phải được bác sĩ khám và chữa trị đàng hoàng. Khi khỏi bệnh cấp tính, mới nên sử dụng phương pháp thở bụng. Sự cố gắng, ham muốn quá sức của cháu sẽ làm bệnh trầm trọng hơn! Cứ ăn, ngủ, thở, uống thuốc theo toa bác sĩ… bình thường đi đã. Đừng ráng sức, sẽ bị chóng mặt. Thở bụng đâu có bảo phải ráng “thót bụng, phình bụng hết cỡ” đâu? Chỉ cần thở nhẹ nhàng thôi. Khi dõi theo hơi thở vào ra, sẽ giúp quên đi nhưng lo âu khác, giúp tâm được an. Cháu coi thêm link này nhé. Đừng quá máy móc, đừng theo từng câu từng chữ trong bài vè. Hãy làm sao cho cháu được thoải mái là tốt.

    tran duc dung

    - dạ cháu đã đi khám ở bệnh viện trung ương huế,bệnh viện bạch mai,phòng khám đông y nguyễn hữu toàn(ở hải phòng) nhưng không xác định được bệnh.cháu sẽ kiên trì tập cách thở này bác ạ.cháu có thể trao đổi với bác nhiều hơn được không ạ?


    tran duc dung

    - Dạ cháu ở quảng trị.Cháu đã đi khám ở nhiều nơi,chụp xquang và citi nhiều lần,nhưng không tìm ra bệnh,mới gần đây nhất là các bác sĩ ở bệnh viện TW bạch mai chẩn đoán là đau đầu vận mạch,cháu đã uống nhiều thứ thuốc từ tây y đến đông y nhưng vẫn không đỡ đau.
    Trước đây cháu thường xuyên mất ngủ,nhưng nhờ cách thở bụng này cháu đã ngủ ngon giấc tới sáng,tâm hồn cũng an lành hơn.Nhưng hiện nay cháu cảm thấy hơi hơi tức ngực,nhói nhói ở tim mỗi lần thót và phình bụng(mặc dù cháu không ráng sức,không nôn nóng).Cháu lo lắm bác à,”chữa lợn lành thành lợn què thì chết”,không khéo thì bị thêm bệnh đau tim thì khổ.Nhưng thực sự không thở bụng thì chắc cháu không ngủ được và thức trắng đêm mất(trước đây cháu đã thử nhiều cách để ngủ nhưng chỉ có cách thở bụng là hiệu quả nhất).Giờ cháu cũng không biết phải làm sao?
    Năm nay là năm cuối cấp,nhưng vì bệnh mà cháu không thi đại học được,cháu khát khao được sống khoẻ mạnh,còn nhiều ước mơ và muốn cống hiến cái gì đó cho đời.
    Hiện nay,ở sài gòn có nơi nào tập cách thở bụng(nguyễn khắc viện) không bác?Bác cho cháu địa chỉ được không?Hoặc cháu có thể gặp trực tiếp bác ở sài gòn để nói chuyện và thực hành cách thở được không?Bác có thể thu xếp để gặp cháu tại nhà riêng hoặc ở nơi nào đó không(vì sắp tới cháu vào bệnh viện chợ rẩy hoặc nhiệt đới khám bệnh)?
    Chắc cháu phải thu xếp vào sài gòn một chuyến để học cách thở bụng,cháu không kì vọng là dứt điểm bệnh tật,cháu chỉ hi vọng giúp cho tâm an lành và bình tĩnh chiến đấu với bệnh tật và những khó khăn của cuộc sống.
    Tha thiết,rất tha thiết mong bác chỉ cho cháu con đường để tự cứu mình.
    trần đức dũng

    Do Lien

    - Con chao bac
    Co 1 bo mon Sahaya Yoga cung day ve thien,bo mon nay co tot k bac,
    Con cam on


    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Bác không rành nên không trả lời được. Môn nào phù hợp với mình thì môn đó tốt (với mình). Có thể đọc thêm bài “YOGA” trên trang này.

    Binh

    Xin hỏi Bác:
    Thở bụng là hít thở tự nhiên nhưng sao cho phần bụng dưới cứ lên xuống nhịp nhàng là thở bụng đúng phải không?
    Nhưng sao trong bài thơ câu” thót bụng thở ra”, chữ thót nghe có vẻ nặng và như phải dùng sức để ép bụng sâu xuống vậy có nên “thót” mạnh để ép khí ra không?

    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Nên “thót” vừa phải để có sự cố gắng giúp đẩy khí ra. Khí có ra nhiều thì khí vào mới sẽ nhiều. Dĩ nhiên, không ráng quá. Câu vè này của Bs Nguyễn Khắc Viện, ông chỉ còn có một phần lá phổi nên phải cố gắng “thót/phình” rất mạnh. Còn ta, cứ từ từ, vừa vừa.

    Phước

    - Tôi tập thở bụng một thời gian cảm thấy khó chịu ở ngực và cảm thấy như là bị mệt tim khi tập xin hỏi bác sĩ là:
    Khi hít thở bụng cần điều chỉnh hơi thở cho sâu không? hay là thở tự nhiên nhẹ nhàng thoải mái theo nhu cầu miễn sao bụng lên xuống theo hơi thở là được. Có phải tôi bị như vậy do khi tập tôi đã cố gắng điều chỉnh hơi thở sâu? Xin cảm ơn bác sỹ

    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Vui lòng đọc kỹ các hướng dẫn trong bài Thở để chữa bệnh, Thở bụng v.v… trên trang này. Cái sai lầm là đã cố gắng, ráng sức thở sâu.
    Cố gắng thở sâu sẽ bị chóng mặt, choáng váng. Nguyên tắc là :Thở bình thường,” tự nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái theo nhu cầu” như bạn nói là đúng.
    Không cần phải “điều chỉnh” hơi thở gì cả! Chỉ cần thấy bụng phình lên xẹp xuống nhẹ nhàng là được.
    Nếu đang có bệnh tim mạch, phải được điều trị ở bác sĩ chuyên khoa.

    Phạm Văn Tú

    - Kính chào bác Ngọc!
    Con rất thích các bài viết của bác trong cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng”, rất hay, rất hữu ích. Nhà con dùng quyển này như cẩm nang chăm sóc các cháu. Nay con vừa tìm thấy trang web của bác nên con rất tin tưởng các bài viết của bác. Con cũng đã tập thở theo phương pháp này rồi. Nhưng bác ơi, bác cho cháu hỏi, cháu thấy trên bài viết vể Bs Nguyễn Khắc Viện bác có đoạn “…cắt bỏ tòan bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái” nhưng đoạn dưới bác lại viết “…một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống”” như thế thì có mâu thuẫn gì không ạ. Vì cháu không rành về giải phẫu học nên hỏi bác xem.


    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Cảm ơn Tú. Vì con người ta có 2 lá phổi, khi cắt đi một lá, còn lại 1 lá. Lại cắt thêm 1/3 lá còn lại, nên cuối cùng chỉ còn 2/3 lá phổi (của cái còn lại). Bs Nguyễn Khắc Viện chỉ còn lại 2/3 lá phổi bên trái mà thôi Tú ạ, nghĩa là dung tích sống chưa tới một nửa!

    Nguyệt ánh

    Thưa bác sĩ em tập thở bụng 1 tháng nay em rất chăm tập vì em mới bị bệnh chỉ ở nhà nghỉ ngơi nên em tập rất thường xuyên trong ngày lâu lâu lại tập một chút nhưng gần đấy em thấy trong người thấy bồn chồn, hồi hộp lâu lâu thấy mặt nóng bừng vậy có bình thường không em có nên dừng tập ko?

    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Có lẽ do ráng sức quá, cũng có thể do bệnh chưa dứt hẳn (không rõ bệnh gỉ, không thấy nói ???). Nếu là bệnh tim mạch, hô hấp, thì phải có hướng dẫn của bác sĩ về thuốc men, ăn uống và tập luyện vừa sức. Nên tĩnh dưỡng, và thở bình thường thôi, không nên gắng sức. Coi lại kỹ bài hướng dẫn.

    Trần Hồng Lĩnh

    - chào bác! cháu có nhịp tim từ 43l/ph đến 116l/ph (đo holter 24h). rất khó ngủ, khi nằm thì tim đạp hồi hộp, cháu đã đi khám nhiều nhưng ko ra bệnh gì. con học thở theo bác được k? cháu nên bắt đầu như thế nào? cháu cảm ơn!


    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Như vậy là có vấn đề về bệnh tim rồi. Cần phải được khám và chữa trị đàng hoàng ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Thở bụng chỉ là phương pháp hỗ trợ sau này, nếu ráng thì không tốt. Cháu nên đến khám và chữa trị tại Viện Tim nhé.



    - Xin hỏi bác sĩ khi thở ra ta có nên thở ra cho đến khi nào hết hơi trong phổi rồi mới phình bụng thở vào thì tốt hay chỉ cần thở ra ở mức như bình thường tự nhiên ? Cảm ơn bác sĩ

    Bac Si Do Hong Ngoc

    - Không nên ráng sức. Thở bình thường, chỉ cần thở bụng là đã có hiệu quả. Vì thở bụng là cách thở sinh lý nhất, do sử dụng cơ hoành (hoành cách mô). Nếu cứ ráng sức thở sẽ bị choáng váng, chóng mặt. Nên tham khảo thêm cuốn Thiền và Sức khỏe.

    http://www.dohongngoc.com/web/o-noi-xa-thay-thuoc/th%E1%BB%9F-dung-cach-d%E1%BB%83-ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%87nh/

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .


    Thở đúng cách để chữa bệnh
    Xuân Thái

    (Cảm nghĩ về buổi nói chuyện THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH của BS Đỗ Hồng Ngọc)

    Từ hàng ngàn năm nay, con người đã biết tự chữa bệnh cho mình qua Yoga, Khí công và Thiền học. Tuy nhiên, qua các cánh rừng lý luận bao la đầy vẻ âm u kỳ bí của các pháp môn này đã làm cho nhiều người ngán ngại, sợ hãi.

    Dù vậy, tất cả các pháp môn ấy giống nhau ở một điểm chung nhất, đó là đều thấy hơi thở là trọng yếu hàng đầu, hơi thở quyết định sức khỏe và sự sống.

    Có thể nhịn ăn nhiều tuần lễ cũng không sao, nhịn uống nhiều giờ vẫn chưa có gì trầm trọng nguy hiểm, nhưng chỉ ngưng thở 10 phút thì sự cố liền xảy ra và có thể gây mất mạng như chơi.

    Yoga cho rằng: 99 % con người hiện nay đều KHÔNG BIẾT THỞ.

    Đã sống ai mà không thở, cũng chẳng cần phải học hỏi hoặc tập tành gì nhưng ai cũng thở được.

    Vậy nói như thế có thể là quá đáng chăng?

    Thực ra, nói như thế chẳng có gì là quá đáng cả, vì Yoga chỉ muốn nói rằng mọi người KHÔNG BIẾT THỞ ĐÚNG CÁCH mà thôi.

    Nếu biết thở đúng cách, con người sẽ đạt được nhiều điều kỳ diệu. Ở đây không nói đến những điều gì cao siêu hoặc kỳ bí lạ lùng như các sách vở hoặc truyện kiếm hiệp thường mô tả, chỉ xin nói một điều rất gần gũi và thực tế rằng, nếu biết thở đúng cách, sức khỏe sẽ được cải thiện đầy bất ngờ lạ lùng và có thể chữa khỏi được nhiều loại bệnh tật. Đó là chuyện khó tin nhưng có thật.

    Chẳng có “thuyết” nào để “diễn” ở đây cả

    Vào lúc 14 giờ 30 chiều ngày 10/3/2012, tại Lầu 1 Hội Trường Nguyễn Văn Thuận của Trung Tâm Mục vụ Sài Gòn, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã nói về điều khó tin ấy qua đề tài “Thở để chữa bệnh”.

    Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một cái tên rất quen thuộc không chỉ trong ngành Y, nhưng còn là một uy tín lớn trong giới Đạo học, đặc biệt về Thiền Phật giáo, ông đã có nhiều nghiên cứu công phu về Thiền học giúp ích rất nhiều người cho mọi lứa tuổi. Trang Web dohongngoc.com của ông là địa chỉ tin cậy của nhiều thành phần độc giả. Trang web của ông rất thực tế và đầy chất thơ, với giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm duyên dáng nhưng thật sâu sắc với nhiều độ lắng, nơi đây luôn là điểm đến cho những ai muốn sống vui tươi khỏe mạnh và thanh thản bình an.

    14h 40. Sau phần cầu nguyện thánh hoá buổi học của Sơ Maria Hồng Quế, cộng đoàn đã được hướng dẫn múa cử điệu để tạo bầu khí, Sơ Hồng Quế đã ân cần giới thiệu BS Đỗ Hồng Ngọc với những lời lẽ trang trọng nhất, vì trước đây Sơ Hồng Quế từng là học trò của ông.

    Vài ngày nay thời tiết thay đổi ngột ngạt khó chịu, đã có tờ báo giật tít: “Nắng nóng, đua nhau nhập viện”, có thể vì vậy nên chiều nay số học viên tại Giảng đường không đông như mọi khi, nhưng BS Đỗ Hồng Ngọc lại cho rằng, đó là điều thích hợp, càng ít người càng tốt nhờ thế, vấn đề sẽ được đào sâu hơn, vì đây không phải là buổi diễn thuyết, và “chẳng có thuyết nào để diễn ở đây cả”, vì thở ai mà chẳng biết, làm sao thở chữa được bệnh. Đây là một buổi trao đổi thân tình, cởi mở và thực hành nên hôm nay không dùng hình chiếu slide như thường lệ.

    Ông đã bắt đầu buổi nói chuyện một cách nhẹ nhàng như thế. Sau đó, ông nói về sự quan trọng của hơi thở qua các phương cách cấp cứu từ xa xưa đến hiện đại, cách nào đạt hiệu quả cao nhất, trước khi triển khai phần quan trọng nhất của đề tài “Thở để chữa bệnh”.

    Người đã sống thêm 50 năm, nhờ 12 câu vè tập thở kỳ diệu

    Đó chính là cố BS Nguyễn Khắc Viện, ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Lãnh vực nào ông cũng sinh hoạt rất năng nổ tích cực. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu giá trị và hữu ích về nhiều mảng triết lý, văn học, xã hội… Nhưng trên tất cả, cuộc đời ông như cuốn chuyện dài đặc biệt hấp dẫn với nhiều kịch tính về sức khoẻ và khiếm khuyết cơ địa đến khó tin.

    Ông sinh năm 1913. Du học. Tốt nghiệp bác sĩ năm 28 tuổi tại Pháp (1913 -1941). Ngay năm sau, 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.

    Bị lao cũng đồng nghĩa với cái chết, vì thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Trong vòng 5 năm, từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa, vì suy hô hấp nặng, dung tích thở chỉ còn 1/5 bình thường.

    Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm đọc các sách về dưỡng sinh của Phương Đông như Thiền học, Yoga, Khí công, và cuối cùng, đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả, ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.

    Bên cạnh những lời nói trong Giảng đường hôm nay, qua một bài báo, trước đây BS Đỗ Hồng Ngọc đã nói về BS Nguyễn Khắc Viện như sau :

    “…Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học. Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười “tiết lộ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.

    Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. “Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng.

    Quả thật, có lắm điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe phục hồi tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ… dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.

    Và cho đến hôm nay, khi đã hoàn toàn bình phục, thở có phương pháp đã thành một quán tính tự nhiên từ lúc nào tôi cũng không thể nhớ rõ. Xin ghi lại đây, như một sự biết ơn, về chuyện “thở” với nguyện ước rằng, sẽ có nhiều người “biết thở” đúng phương pháp, để nhờ đó có thể tự chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho mình. »

    Một Bác sĩ bệnh nhân, viết về một Bác sĩ bệnh nhân khác, chỉ nhờ BIẾT THỞ ĐÚNG CÁCH, cả hai vị đã trở thành các bệnh nhân đầy kinh nghiệm và cùng khỏi bệnh, để sau đó, đã hết sức tâm đắc với VIỆC THỞ và thiết tha mong muốn truyền đạt lại cho người khác, và cả hậu thế sau này như một công trình tâm huyết nhất trong suốt cuộc đời của mình.

    Đây là bài vè kỳ diệu và dễ nhớ về tập thở của BS Nguyễn Khắc Viện :

    “Thót bụng thở ra
    Phình bụng thở vào
    Hai vai bất động
    Chân tay thả lỏng
    Êm, chậm, sâu, đều
    Tập trung theo dõi
    Luồng ra luồng vào
    Bình thường qua mũi
    Khi gấp qua mồm
    Đứng, ngồi hay nằm
    Ở đâu cũng được
    Lúc nào cũng được”

    Thở bụng và cơ hoành

    Như đã biết, hơi thở là cây cầu nối giữa TÂM hồn và THÂN xác. Thở bụng là cách thở sinh lý nhất, phù hợp tự nhiên nhất. Chỉ có cái bụng phình lên xẹp xuống do cơ hoành (cơ hoành = cơ ngang) là cơ chính của hệ hô hấp. Cơ hoành rất mạnh, chịu trách nhiệm khoảng 80 – 90% hô hấp. Cơ hoành như một piston, như cái ống thụt, nâng lên tụt xuống. Có thể rèn luyện tập tành cơ này giúp cải thiện hệ tiêu hoá và bớt táo bón.

    Thở bụng cho đúng cách là quan trọng nhất, vì cách thở bụng tác động trực tiếp đến những bộ phận nội tạng rất quan trọng là tim, phổi, dạ dày, ruột, dạ con (có thể hình dung các bộ phận này luôn được “thể dục”, được “xoa bóp” lúc thở); thở tốt giúp lưu thông khí huyết, tác động tích cực đến hoạt động cơ bắp và thần kinh.

    16h25: Sau phần nghỉ giải lao, mọi người được hướng dẫn thực hành Phép thở, cùng với những trao đổi và giải đáp thắc mắc của các học viên, buổi học đã chấm dứt vào lúc 17h30 cùng ngày.

    Buổi học rất sinh động và thật thú vị với biết bao điều bổ ích, thời gian như vội vã trôi, không đủ cho nhiều câu hỏi chưa kịp đưa ra.

    Xin cám ơn sự ân cần từ một tấm lòng. Xin cám ơn những giọt mồ hôi trên áo BS Đỗ Hồng Ngọc chiều nay, mọi người đều háo hức hẹn nhau dịp khác của Chuyên Đề Cuối Tuần lần sau.
    Xuân Thái

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    BS Đỗ Hồng Ngọc giải đáp những câu hỏi
    về "cách thở cho đúng"

    khemarinviet
    - Bác sĩ ơi con cám ơn nhiều lắm , con tập thở vài năm nay , con đã chửa được bệnh mất ngủ , bệnh đau dạ dày , con thấy vui vẻ yêu đời lắm lắm tinh thần lạc quan .
    Khi nghe được BS nói chuyện trên Chuyên đề con thấm thía ghê , con nghe đi nghe lại rất nhiều lần , con cám ơn tấm lòng của BS tuổi cao nhưng không ngại khó nhọc, đã dạy cho chúng con những điều thiết thực nhất tự cứu mình , con cũng học ở BS tấm gương biết tri túc và sống chánh niệm ạ
    Con kính chúc BS dồi dào sức khỏe , gia đình bình an

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Cảm ơn khemarinviet. Thân mến, DHN.

    Minh Dũng
    - Con xin chào Bác sĩ xin bác sĩ có thẻ hướng dẫn chi tiết hơn về cách thở của Cụ Nguyễn Khắc Viện con đã đọc sách từ sinh lý đến dưỡng sinh của cụ và đọc bài của Bác sĩ nhưng con vẫn chưa hiểu lắm và con tập theo bị sai thấy tức ngực
    Con có 3 câu hỏi là :
    1, Theo sách của Cụ Nguyễn khắc viện thì khi thở ra thót bụng tối đa túc là ép hết cỡ con làm theo như thế càng làm thì càng tháy tức ngực không thoải mái có người nói tập khí thở bụng không được gò ép như vạy thở như vậy là không đúng? Hay cứ để thở tự nhiên không cố phồng xẹp bụng
    2, Khi mới đầu tạp thở chỉ hít vào thở ra thót bụng phình bụng thôi hay cần nín vài giay như sách của cụ đã dạy và thở hoàn toàn bằng mũi hay mồm ?
    3, Khi tập có cần quán tưởng gì không như là đọc bài thơ trên VD: Khi đọc trong đầu thót bụng thở ra thì ta sẽ thở ra khí đọc hết câu ta ngưng thở ra lại đến câu phình bụng thở vào ta lại thở vào… thở đúng nhịp đọc bài thơ? hay quán tưởng khí xuống đan điền như kiểu thở khí công?
    Con rất muốn tập thở bụng đúng cách như cách của Cụ mà chưa biết chính xác thế nào kính mong Bác sĩ giúp con vì con bị một bệnh rát lạ khám tây y không ra là cư thở nhanh nông gấp cảm giác thiếu khí nghẹn thở hụt hơi mà rõ ràng là khí ra vào mũi vẫn mạnh sức thổi rất mạnh con nghĩ phổi không vấn đề gì do tâm con không được ổn định nên rất muốn học PP thở của cụ để điều hòa hơi thở. Chân thành cảm ơn Bác sĩ

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Con xem bài Tập thở để chữa bệnh trên trang Web này nhé va NGHE bài nói chuyện này sẽ càng rõ hơn.
    BS Viện vì đã bị cắt một lá phổi nên cách hướng dẫn có hơi khác thường một chút. Thực tế, con chỉ cần thở bụng một cách bình thường là được, đừng có ráng sức gì cả. Nên quan sát, dõi theo hơi thở để tâm được an.
    Mở trang này để NGHE nhé.

    http://www.chuongtrinhchuyende.com/c...20120305162515

    Chúc con thành công.

    tran duc dung
    - Thứ nhất:Tập động tác khó “Cho bụng thót vào phình ra thật nhanh. Thót bụng đến cùng, song dùng các cơ sườn kéo lồng ngực lên nhưng không cho không khí vào phổi, bụng sẽ thót đến mức tối đa. Nhờ một người lấy nắm tay thành quả đấm ấn mạnh vào bụng, giữ mạnh không cho tay người kia ấn sâu vào bụng, như vậy là tập thở nén. Co rút cơ bụng bên phải rồi bên trái thành một động tác xoắn bụng. Những người còn yếu chỉ tập động tác 1 và 2.”(cách thở nguyễn khắc viện trên mạng)
    bác sĩ cho cháu hỏi:”Thót bụng đến cùng, song dùng các cơ sườn kéo lồng ngực lên nhưng không cho không khí vào phổi, bụng sẽ thót đến mức tối đa.” có trái ngược với sinh lí hô hấp không?Vì thông thường “phình bụng” thì các cơ sườn mới kéo lồng ngực lên.Vậy nên tập như thế nào cho đúng,cho tốt?
    Thứ 2,khi cháu thót bụng thì rất suôn sẽ,nhưng phình bụng(nhất là lúc cuối cuối) cháu cảm thấy hơi tức ngực.Cháu đã cố gắng tập chậm nhưng không thấy hết tức ngực hoàn toàn.Xin bác cho cháu biết nguyên nhân và cách khắc phục


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Cái cách thở mà cháu nói tôi cũng không biết! Đọc qua, tôi cũng giật mình! Coi chừng “tẩu hỏa nhập ma”! Không nên theo. Cháu cần đọc kỹ bài trên cái link của tôi đã gởi. Đừng làm phức tạp vấn đề. Chỉ nắm nguyên tắc thôi, rồi áp dụng theo thể chất mình. Cháu khác, tôi khác, bs Viện khác. Không nên bắt chước ai cả. Nên nhớ rằng, bs Nguyễn Khắc Viện đã bị cắt mất lá phổi bên phải và một phần lá phổi bên trái, nên cách thót bụng, phình bụng của ông khác chúng ta (trừ phi, cháu cũng bị cắt phổi như ông!). Tóm lại, thở bụng là cách thở sinh lý bình thường, rất nhẹ nhàng, không cần gắng sức, luôn giữ tâm hồm vui vẻ, an lành, ăn uống bình thường. Nhớ, đừng làm phức tạp vấn đề. À, mà cháu ở đâu vậy? Sao khám bệnh ở Huế, Hà Nội, Hải phòng?

    le thi thao suong
    - Cháu bị ung thư phổi.3 tháng nay cháu tập cách thở bụng để sống thanh thản và yêu đời
    Cháu cảm ơn vì những chia sẽ của bác cho cộng đồng mạng
    Chúc bác sức khoẻ để sống lâu giúp ích cho đời.


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Cảm ơn Thảo Sương. Rảnh đọc thêm Nghĩ từ trái tim và Gươm báu trao tay nhé.
    Chúc sức khỏe.

    văn hùng
    - Thưa bác sỹ đỗ hồng ngọc cháu bị lao phổi đang đìêu trị bác sỹ nói cháu bị dính phổi bên phải cần tập thở dần để trở lại bt, cháu đã tập.thở bụng 2 tháng nay đọc rất nhiều tài liệu hứơng dẫn nhưng cháu tập thấy chưa hiệu quả và còn nhiều điều không hỉểu, tóm lại thì tài liệu nào cũng nói hít sâu vào phình bụng thở ra thót bụng nhưng cháu thắc mắc là hít sâu vào tức là phải hít cho đến khi nào không hít đựơc thì thôi thì phải ráng sức một chút mới hít sâu đựơc nhưng đọc tài liệu lại nói là hít sâu và thở ra mà không ráng sức để tự nhiên thì sao hít sâu dài đựơc là sao cháu không hiểu xin bác sỹ giải thích gíup cháu?


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Người bình thường thở bụng không cần ráng, còn cháu đang bị bệnh phổi, bị dính phổi thì phải ráng, cố gắng, có cách tập khác người thường chứ. Kiên trì tập một thời gian lâu dài, kết hợp với điều trị đúng, ăn uống đầy đủ thì mới khỏi bệnh được. Nên xin ý kiến bác sĩ đang chữa cho cháu. Chúc thành công.

    văn hùng
    - Bác sỹ cho cháu hỏi một khúc mắc nữa là có tài liệu nói là khi thở bụng hơi thở ra phải dài hơn hơi thở vào thì sẽ tốt cho hệ thần kinh.. v..v có tài liệu lại nói phải thở 2 thì bằng nhau để cân bằng âm dương theo bác sỹ thì thở như thế nào la đúng ạ? Xin cảm ơn bác sỹ!

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Thở thế nào dễ chịu nhất cho người thở là đúng thôi! Thở 2 thì, 3 thì, 4 thì… gì đó là các phương pháp khí công, không phải là thở bụng bình thường hay để hỗ trợ cho việc chữa bệnh

    văn hùng
    - Vâng xin cảm ơn bác sỹ ạ

    hanh
    - Cho chau hoi chau bị da day trao nguoc , cho chau hoi cach thở nhu nao cho dung

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Phải chữa ở một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, thuốc men và ăn uống đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra có thể đọc thêm trên trang này các bài Thở để chữa bệnh, Thở và Thiền, Thiền và sức khỏe v.v… Chịu khó thực hành một thời gian sẽ là cách bổ sung, hỗ trợ tốt đó. Thân mến.

    Huyền Trang
    - Xin hỏi Bác Hồng Ngọc 2 câu thơ đầu : ” Thót bụng thở ra – Phình bụng thở vào ”
    Ý của nó là hít vào để bụng phình lên và thở ra để bụng thót lại hay ý của nó ngược lại dùng động tác phình bụng để thở vào và dùng động tác thóp bụng lại để thở ra ?
    Tức là : Dùng hơi thở vào ra để bụng thót vào phình ra hay là dùng động tác thót bụng phình bụng để hít vào và thở ra ?

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Thót bụng LÀ ĐỂ đẩy hơi ra (thở ra). Phình bụng LÀ ĐỂ hít hơi vào (thở vào).

    Mai Ling
    - Thưa Bác Hồng Ngọc tôi xem đọc bài thở bụng của bác xong tôi có để ý thì thấy những người xung quanh tôi họ đều thở bụng mà từ già đến trẻ nhất là lúc ngủ tôi thấy bụng họ cứ phình lên xẹp xuống đấy thôi chỉ là không sâu thôi. Tôi tưởng tập thở là một cái gì đấy ví dụ như là tập hít thở cho hơi thở sâu hơn như là người bình thường thở 15-20 nhịp thì tập thở sâu hơn 10 nhịp/ phút dần dần tăng dần lên để hơi thở sâu lượng không khí trao đổi nhiều hơn sẽ tốt cho sức khỏe chứ chỉ ” Thóp bụng thở ra – Phình bụng thở vào ” mà không có chút cố gắng thở sâu hay phình thóp bụng thêm để hơi thở sâu hơn thì tôi thấy sao nó bình thường quá vậy?


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Cảm ơn bạn. 1) Bạn nói đúng. Khi ngủ mọi người luôn thở bụng (trừ người bệnh), nhưng bạn cần quan sát thêm, lúc thức, lúc làm việc… họ thở ra sao? Còn bạn, bạn có luôn thở bụng lúc ngủ cũng như lúc thức không? 2) Trong phương pháp thở bụng của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, có câu “ÊM, CHẬM, SÂU, ĐỀU” đó chứ! Nhưng phải tập một thời gian lâu mới làm được. Lúc đầu chưa cần phải vậy. Phải đi từ dễ đến khó, và phương pháp nào càng đơn giản, càng “bình thường”… mà có hiệu quả thì càng tốt chứ sao!

    Mai Ling
    - Quả thật như bác sỹ nói tôi để ý thêm thì thấy lúc thức hầu như người ta thở ngực nhiều hơn bụng phồng xẹp rất ít . Như vậy đầu tiên chủ yêu tập từ cái đơn giản là tập bụng phồng xẹp đã sau đó mới đến Êm, chậm, sâu đều phải không bác sỹ ?. Nhưng tôi cõ lẽ là người ít bị ảnh hưởng của thở ngực vì tôi theo dõi lúc thức tôi cũng thở bằng bụng là chủ yếu vậy coi như tôi đã đạt cái cở bản là phình xẹp rồi vậy tiếp tôi nên tập thế nào để êm chậm sâu đều tăng cường sức khỏe? Xin cảm ơn bác sỹ!

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Bạn thử “Lắng Nghe” hơi thở của bạn xem đã êm chưa? chậm chưa? sâu chưa? đều chưa? Rồi những lúc bực mình, giận dữ… thì nó ra sao? Rồi làm sao cho nó trở lại bình thường?

    Mai Ling
    - Vâng tôi cũng chưa rõ êm, chậm, sâu là như thế nào ? nhưng tôi thấy tôi thở chậm hơn người xung quanh tôi bình thường tôi vừa thử kiểm tra tôi thở 10-12 nhịp/phút còn những người trong gia đình tôi khoảng từ 15-20 nhịp . Những lúc bực mình, giận dữ thì chắc hẳn hơi thở sẽ khác đi, muốn trở lại bình thường thì chỉ có cách là thoát khỏi sự bực mình giận dữ thì hơi thở sẽ bình thường trở lại.


    taynguyen50
    - Tôi năm nay 63 tuổi gần đây tôi thấy nhiều lúc đau đầu căng tức,đầu như bốc hỏa nóng phừng phừng đỏ cả mặt, mệt mỏi tôi đi kiểm tra thì biết huyết áp cao tôi rất lo lắng.
    Tôi đọc trên báo Sài gòn tiếp thị có bài viết dạy thở bụng của Lương y võ hà có dạy thở bụng như bác sỹ nhưng có viết thêm là :
    “Thở bụng thì thở ra chậm dài hơn thì thở vào có tác dụng tăng cường ức chế hệ giao cảm , do đó giúp kiểm soát cảm xúc chống strees hạ huyết áp , điều hòa thần kinh nội tiết”
    Mục tiêu của tôi là để giảm và ổn định huyết áp vậy xin hỏi bác sỹ có nên tập thở thì thở ra dài hơn thì thở vào như trên không?


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Trước hết phải khám bác sĩ tim mạch để uống thuốc cho đàng hoàng, phải ăn uống, luyện tập đúng cách. Sau đó mới tập thở bụng để… thư giản, làm cho tâm yên tĩnh, góp phần giảm huyết áp. Nên đọc thêm bài Thiền và Sức khỏe, Thở và Thiền, Thở để chữa bệnh… trên trang này. Bình thường, hơi thở ra vẫn đã chậm hơn hơn hơi thở vào rồi. Cứ tự nhiên, đừng có ráng sức quá, vì ráng quá thì huyết áp càng dễ tăng cao!

    lan lan
    - Thưa bác sỹ tập trung theo dõi hơi thở là như thế nào? Con tập thấy nhộn nhạo quá hơi thở cứ lọan nên bao nhieu ý nghĩ áp lực trong cuộc sống cứ xen vào vì chưa hiểu làm sao để dõi theo hơi thở?

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Chịu khó đọc thêm các bài Thở để chữa bệnh, Còn lắm điều hay, Thiền và Sức khỏe, Thiền và Thở v.v… cũng trên trang này. Phải từ từ, mất chứng 6 tháng mới quen. Thất bại thường do nôn nóng. muốn thành công mau. Nếu chưa “dõi theo hơi thở” được thì thử “đếm hơi thở”. Khi tập trung vào chuyện “đếm” thì sẽ không nghĩ “loạn” được nữa!

    Minh Phúc
    - Cháu chào bác sĩ,cháu đi khám thì được chẩn đoán là bị Hội chứng ruột kích thích,cháu mới tập thở bụng được vài ngày nhưng không hiểu sao người cháu thấy nóng còn tay chân thì lại lạnh,bụng đầy trướng hơn trước,xảy ra điều này có phải do cháu tập sai hay không?cháu có nên thay đổi gì hay ngừng tập a?Cháu xin cám ơn bác sĩ trước.


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Tiếp tục chữa bệnh ở bác sĩ, ăn uống và tập thở bụng đúng cách. Đọc kỹ và thực hành, từ từ, đừng nôn nóng.

    Minh Phúc
    - Dạ cháu cám ơn bác sĩ,cháu nghe nói có thể luyện thở bụng thành phản xạ nên cháu cố gắng lúc nào cũng thở bằng bụng,chắc do cháu hấp tấp nên bụng bị “quá tải”…Bác sĩ cho cháu hỏi thêm là lúc cháu tập chạy bộ thì cháu thường hít sâu cho không khí vào đầy bụng trước khi vào ngực,cháu thấy làm như vậy cháu có thể chạy xa hơn mà không mệt nhưng bụng cháu đang yếu cháu làm như thế sợ lạnh bụng vì mất nhiệt do không khí vào bụng?

    Quỳnh
    - Bác Ngọc ơi lúc tập thở phải thả lỏng cơ bụng hoàn toàn cho nó phình xẹp tự nhiên hay dùng cơ bụng để thót cho sâu, cháu tập một thời gian mà thấy đau bó mỏi hết vùng cơ hoành là sao hả bác?

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Nhẹ nhàng thôi, đừng quá cố gắng, đừng quá căng thẳng. Chừng 6 tháng mới thành thói quen tốt.

    Hung
    - Cháu thở bụng từ bé. như vậy là cháu hơi khác mọi người phải không?

    Quỳnh
    - Vâng chắc tại cháu ráng quá vì cháu vẫn mơ hồ chưa biết mình thở có đúng không nên ráng thở cho sâu hết mức, chỉ cần hít thở sâu vừa chủ yếu sao cho bụng phập phồng lên xuống là thở đúng phải không bác?

    Vũ Bảo
    - Cháu năm nay 14 tuổi.Cháu đi khám thì bác sĩ nói rằng bị lõm lồng ngực và phải mổ.Xin cho hỏi rằng:Nếu tập thở đúng cách thì cháu có thể khắc phục bệnh khó thở và khôi phục thẩm mỹ không ạ?Hay chỉ còn cách là mổ như Bác sĩ chẩn đoán yêu cầu? Cháu rất sợ mổ xin Bác trả lời giúp ạ!Cảm ơn!Chúc Bác nhiều sức khỏe.


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Cháu không nói là trai hay gái, cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, lồng ngưc bao nhiêu? Do bệnh gì mà ngực bị lõm? Đã đi khám ở đâu? Tại sao bác sĩ kêu mổ? Có bệnh gì ngoài lồng ngực lõm không (thí dụ bệnh tim? khớp? suyễn…) v.v… thì làm sao mà tư vấn được. Cho nên phải khám trực tiếp trên bệnh nhân mới có hướng gỉai quyết đó cháu ạ! Vì bác sĩ không phải là “thầy bói”!

    Lệ Nhi
    - Cháu chào bác sĩ…cháu tên nhi, năm nay cháu 14 tuổi..hôm qua ngày 31/1/2013 cháu cãm thấy mình khó thỡ..và thỡ chậm hơn mỗi ngày.nhức đầu, đau đầu…và cũng không muốn thỡ…lúc đó cháu cố gắng đễ ngũ…cháu tưỡng hôm nay ngày 1/2/2013 sẽ hết nhưng con không ngờ minh cãm thấy khó chịu…thỡ lại giống tối qua…người nhà kiu con đi ngũ cho có sức mà con không muốn ngũ con sợ mình ngũ sẽ tắt thỡ…lúc này con sợ nên con lên mạng tìm..thì con thấy thông tin con dược biết là khó thỡ http://ykhoa.net/yhocphothong/taimuihong/17_017.htm khó thỡ do bệnh tim mạch, bệnh phỗi, bệnh tim phỗi kết hợp v…v con nói thiệt với bác sỹ là con muốn mình không có những bệnh gây đến chết người như những bệnh này..con muốn tận hưỡng cuộc sống này và con làm cho ba mẹ vui…nhưng con sợ bệnh này sẽ không có cách chữa..con lo lắm bác sĩ ạ..bác sỹ có biết con bệnh gì không? và có cách đễ chữa không?

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Con nên nói cho Ba Mẹ biết để đưa con đi khám bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng hoặc một bác sĩ chuyên khoa trẻ em. Đọc thông tin y học trên mạng rất dễ hoang mang.

    Quang
    - Chào Lệ Nhi tôi cũng bị tình trạng như cháu tôi cảm thấy khó thở nhiều lúc thiếu không khí mệt mỏi nhiều lúc không muốn thở vì khó chịu những lúc đó tôi cũng cố nằm ngủ nhưng nằm ngủ nhiều lúc sợ mình bị tắt thở chết mà không biết nên rất lo lắng, tôi đi khám và bác sĩ đã xác định là bị tràn dịch màng phổi điều trị hút dịch xong tôi thấy cũng khá hơn cháu thử nên đi kiểm tra tim phổi xem !

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Các trường hợp cảm thấy khó thở đều nên đến bác sĩ khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng đắn. “Thở để chữa bệnh” chỉ là một biện pháp hỗ trợ, sau khi bệnh đã được ổn định, không thể thay thế cho bác sĩ và thuốc men được.

    Duuong Dong
    - Cháu chào Bác sĩ, Mẹ cháu 63 tuổi, bị bệnh K phổi, gây tràn dịch màng phổi. Cháu biết là không thuốc gì chữa được bệnh của Mẹ cháu và Mẹ cháu không sống được lâu nữa. Hôm qua cháu tình cờ đọc được tài liệu của Bác sĩ nói về việc thở để chữa bệnh, cháu mừng quá. Xin hỏi Bác sĩ bệnh của mẹ cháu tập thở có được không? nêu được thì tập như thế nào?
    Mẹ cháu có huyết áp bình thường (130/90) mạch nhanh, không có bệnh về gan, dạ dày, tim…
    Cháu rất muốn Mẹ cháu sống lâu hơn nữa để cháu có điều kiện phụng dưỡng, vì Mẹ cháu cả đời nuôi chúng cháu ăn học, bây giờ chúng cháu trưởng thành lại bị bệnh nặng, cháu rất buồn. Cháu mong Bác sĩ hướng dẫn cho cháu.


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Tiếp tục chữa theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tập thở bụng sẽ hỗ trợ thêm, cũng như ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ thì tốt. Đọc cuốn “Nghĩ Từ Trái Tim” nếu được.

    Nguyễn Công Lạch
    - Những người cao tuổi không mổ nâng được ngực (do trước đây cha mẹ không biết con mình bị bệnh) phải sống với lồng ngực hõm và khó thở, thở mệch, người ốm yếu. Nay tập thở bụng có được không và có cách nào khác để cải thiện sức khỏe, mong nhờ Bác hướng dẫn. Xin cảm ơn !

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Tôi nghĩ thở bụng sẽ rất có ích trong trường hợp này. Đọc kỹ bài “Thở để chữa bệnh” trên trang này và các bài liên quan nhé. Tập từ từ, đừng nôn nóng.

    Vinh
    - Thưa bác sĩ thở bụng thở sâu như thế này có cần phải tập trong một tiêu chuẩn khuôn khổ nào đó không ví dụ như hít vào trong 3s thở ra trong 3s rồi nâng dần nên cho hơi thở sâu chậm hơn hay cứ hít thở tự nhiên hít vào đầy thì thở ra thở ra hết hít vào tự nhiên phình xẹp bụng tư nhiên thôi ?

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Nên tự nhiên. Đứng ráng. Ráng hít sâu, thở mạnh sẽ bị choáng váng, chóng mặt. Không nên đặt “chỉ tiêu” vì sinh lý mỗi người một khác, đâu có thể bắt chước nhau được? Bạn nói đúng, “cứ hít thở tự nhiên, hít vào đầy thì thở ra, thở ra hết hít vào tự nhiên, phình xẹp bụng tư nhiên thôi”. Đó là nguyên tắc chính.

    Ly Ly
    - Con xin kinh chao bac si. Cho con hoi phuong phap tho bung o day la hit vo bang mui va tho ra bang mui hay hit vo bang mui va tho ra bang mieng? Co nguoi chi con hit vo bang mui tho ra bang mui, cung co nguoi chi con hit vo bang mui tho ra bang mieng. Hai cach nay co tac dung khac nhau nhu the nao? va cach nao thi dung de chua benh. Con cam on bac si rat nhieu.

    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Con đọc kỹ các bài về Thở bụng trên trang web này nhé. Đã có hướng dẫn kỹ rồi. Mũi dùng để thở vì vừa có hệ thống sưởi ấm không khí, vừa có lông chặn bụi Vậy bình thường phải thở bằng mũi, còn khi chạy bộ, thể thao, bơi lội… thì tùy cách thở sao cho phù hợp. Tham khảo thêm cuốn THIỀN và SỨC KHỎE.

    võ mạnh
    - Em có một thắc mắc là :
    Hít thở sâu là làm chậm hơi thở lại tức là điều khiển hít chậm lại hay là cố hít vào thêm nhiều không khí hơn để kéo dài hơi thêm hơi thở thêm nhiều oxy hơn tức là hít vào nhiều hơn.
    E thấy 2 cái này có sự khác nhau em hít chậm lại thôi không phải cố hít nhiều oxy thấy dễ chịu hơn là hít sâu hít nhiều oxy vào cho thật đầy phổi nhưng thấy nhiều sách nói thở sâu là phải hít càng nhiều oxy càng tốt xin bác sĩ giải đáp xin cảm ơn bác sĩ!


    Bac Si Do Hong Ngoc
    - Nên thở bình thường, chỉ cần thở bụng, nhẹ nhàng, chậm rãi. Đừng cố hít cho nhiều oxy sẽ khó chịu, có khi bị ngất! Người tập khí công thì khác, phải có thầy, nhưng phải biết tâm lý, bệnh lý của mình. Nhất nhất theo thầy cũng rất nguy hiểm, vì thầy khác mình!

    http://www.dohongngoc.com/web/o-noi-...-b%E1%BB%87nh/

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-15-2014, 03:57 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-15-2013, 12:17 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •