Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Cái lạc thú của những tình yêu âm thầm là vừa có những nỗi chua xót, vừa có những hạnh phúc êm đềm thắm thiết.
X.
Trang 4 / 4 ĐầuĐầu ... 234
Results 31 to 37 of 37

Chủ Đề: Chuyện xưa ... Nay mới nói ...

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Chuyện xưa ... Nay mới nói ...

    .

    Chuyện xưa ... Nay mới nói ...
    Hội nghị lý luận phê bình Văn Học
    Nhật Tuấn

    Kỳ 1 và 2

    Hội nghị Việt Bắc - 1951



    Nhà văn Kim Lân (ngồi, thứ 2 từ trái qua), Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (đứng, thứ 2 từ phải qua)
    cùng các văn nghệ sĩ tại một hội nghị Hội Văn nghệ VN, Việt Bắc 1951

    Hơn nửa thế kỷ trước, vào tiết mùa thu, các nhà văn VN đi theo cách mạng đã họp ở Việt Bắc để “tranh luận văn nghệ” nhằm thúc đẩy nền văn học cách mạng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trên con đường cách mạng.

    Lẽ tất nhiên, ông trùm văn nghệ Tố Hữu phải “giáo đầu” trước:

    Không có tư tưởng mới thì không thể nào nhận định đúng cuộc đời và sáng tác do đó sẽ lạc hướng. Cảm xúc của ta phải là cảm xúc của quần chúng và cảm xúc của quần chúng phải được thể hiện trong văn nghệ…”.

    Huấn thị của ông trùm lập tức đuợc các tên tuổi lớn trong làng văn VN nhao nhao hưởng ứng. Nhà văn Nguyễn Tuân “được” phát biểu trước :

    Cuộc họp tranh luận này nhằm thống nhất về đường lối tư tưởng , thống nhất về quan niệm đối với kỹ thuật sáng tác…”.

    Oi chao, cứ như là sau khi đã “thống nhất” mọi thứ, tất cả các nhà văn đều trở thành thiên tài hết. Rồi ông nhà văn nổi tiếng “ngông” này thành khẩn :

    Tôi không những là tiểu tư sản mà còn là phong kiến nữa. Cuốn Vang Bóng Một Thời đủ chứng tỏ lời tôi nhận định. Trước kia tôi không tìm được giá trị cuộc sống, tôi phủ nhận cuộc đời. Tôi có một thái độ phản động. Cuộc kháng chiến tiếp theo cách mạng tháng Tám làm tôi nhận định rõ hơn.Tôi đã cách mạng tư tưởng …”.

    Thành khẩn đến thế rồi mà sau này viết về giò chả, Nguyễn Tuân vẫn phải than :

    ” Giò tớ giã kỹ đến thế rồi mà nó vẫn còn “giã” lại…”.

    Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì hùng hồn :

    Vai trò của giai cấp công nhân là đi đầu trong việc tạo ra một cách sống mới, nó không còn là cách sống của con người cũ của ta nữa…”.

    Nữ thi sĩ Anh Thơ cũng véo von :

    Trước tôi cũng đánh phấn, bôi nước hoa. Sau tôi cũng mặc quần áo nâu và được chị em yêu quý. Thơ văn phải dễ hiểu quần chúng mới thích…”.

    Nhà thơ Thế Lữ cũng cao giọng :

    Phải khác trước, muốn tiến bộ phải cải tạo mình…”.

    Nhà văn Đoàn Phú Tư thì hồ hởi :

    Tôi thấy thích chủ nghĩa Mác vì mình chẳng…mất gì cả và tìm trong đó những hình ảnh tốt đẹp của ngày mai.. Tôi vuốt ve và mơ hình ảnh đó….” . Hoá ra gọi là “Hội nghị tranh luận” mà chẳng tranh luận cái gì hết, các nhà văn lớn chỉ tranh nhau coi ai nói cho khéo, cho lọt lỗ tai đồng chí Tố Hữu và nhất loạt hứa hẹn sẽ thực hiện cái bí kíp “ tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản, công nông hoá sáng tác” để quyết tâm xây dựng một nền văn học lớn leo lên đứng đầu thiên hạ.

    Than ôi, hầu hết những người cầm bút dự “Hội nghị tranh luận văn nghệ” ngày đó, kể cả đồng chí Tố Hữu, người dẫn đường vĩ đại, nay đã ra người thiên cổ mà các nhà văn VN chưa ai giật được giải Nobel, chưa ai vượt được chính mình so với thời “đế quốc phong kiến” mà chỉ thấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đọc “Ai điếu cho một nền văn học….”

    Hơn nửa thế kỷ sau…

    Hội nghị Tam Đảo - 2003…

    Chẳng hiểu có phải vì văn học VN đang ốm nặng, cả chục năm nay Đảng và Nhà nước chi cho vài trăm tỉ đồng, vẫn chưa thấy xuất hiện tác phẩm nào “ ngang tầm thời đại”, sách báo ra cả tấn mà chẳng thấy cuốn nào “ đáng mặt văn chương”, ngay đến nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đạo , ngàn trùng xa cách mãi tận bên Paris cũng phải than thở :

    đọc truyện Việt Nam thấy cứ như là có …mỗi một người viết” !

    Và cũng chẳng hiểu có phải vì tiền Đảng chi cho Hội nhà văn VN trong năm 2003 còn dư nhiều quá, nếu không chi hết thì Bộ tài chính nó “cắt” nên cuối năm bận rộn thế mà tự dưng Hội lại đứng ra tổ chức cuộc họp đông tới hơn 200 nhà phê bình lý luận cũng vào tiết thu, chỉ khác trước ở chỗ không họp “dưới chân núi” mà lại kéo nhau lên đỉnh Tam Đảo ! Có lẽ từ ngày lập nước, chưa có cuộc “bắt mạch kê đơn” cho “nền văn học cách mạng” nào lại rầm rộ, đồ sộ đến thế.

    Để ngăn ngừa các vị “lang băm” đến phá thối, đồng chí Chủ tịch Hữu Thỉnh đã gạt ra khỏi danh sách mời tất cả những thày lang nào “bảng hiệu chưa đăng ký”, hoặc coi giò coi cẳng thấy bốc mùi “tà khí”. Rào chắn kỹ càng như vậy mà vẫn chẳng mời được đồng chí Trưởng Ban tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm, nhân vật sô 1 trong nền văn hoá văn nghệ cách mạng VN đến dự, chẳng hiểu có phải do đồng chí ấy bận công việc lãnh đạo hay là do cẩn thận tránh xa những nơi có thể xuất hiện lắm anh Chí Phèo chuyên đánh võ mồm dễ xúc phạm uy tín lãnh đạo.

    Lạ một điều, trước cuộc Hội nghị, các thày đã thi nhau “bốc thuốc kê đơn” trên…báo Văn Nghệ. Chẳng hạn như “thày” Đỗ Văn Khang bắt mạch rằng :

    văn học VN sau thời kỳ lấy phương pháp hiện thực Xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác chính thì đến nay vẫn chưa xác định được phương pháp sáng tác chủ yếu cho văn học đương đại…”

    ...và thày kê đơn rằng :

    phương pháp sáng tác văn học sáng giá nhất hiện nay là phương pháp …phản tỉnh”.

    Ui cha, phản tỉnh cái gì ? Thày xui các nhà văn “phản tỉnh” các thứ do Đảng đã dày công giáo dục dậy dỗ các nhà văn VN chăng ? Thưa không, thày chỉ phán mơ hồ rằng :

    Văn chương phản tỉnh là văn chương của chiều sâu nhân văn- văn chương khám phá nghịch lý để soi sáng thuận lý- văn chương minh triết…”.

    Mô Phật, thày kê đơn vậy thì đến chính thày cũng chẳng biết đằng mù nào mà bốc thuốc. Rồi các thày khác cũng đua nhau nhảy lên báo Văn Nghệ “bắt mạch kê đơn” cho nền văn chương VN, ấy thế mà khi tới phó hội Diên Hồng trên đỉnh núi Tam Đảo, các thày lại quay sang “bốc thuốc” cho nhau chứ chẳng ngó ngàng gì tới con bệnh “thập tử nhất sinh” đang nằm đó.

    Thày Vũ Quần Phương đã chuẩn bị sẵn một bài “bắt mạch, kê đơn” nhưng rồi thấy các thày kia cứ túm tụm nhau vào nhỏ to, chẳng ai chú ý đến bài soạn sẵn của thày nên thày đành xếp nó vào túi và quay sang phàn nàn về những chuyện bê bối ở Ban chấp hành Hội Nhà văn trong những chuyện “chẳng văn chương tí nào” như chia chác nhau giải thưởng, móc ngoặc kết nạp hội viên, hoặc thái độ trịch thượng không nên có của một vài nhà phê bình vốn là giáo sư đại học.

    Thày Trần Mạnh Hảo vốn đang nổi tiếng về sự “bặm trợn” mà vẫn dồi dào tính Đảng, ca cẩm về "một niềm vui, một nỗi buồn và một nửa niềm hy vọng" của cái nghề lang băm của thày.

    Thày Nguyễn Duy Bắc phê các đồng nghiệp rằng :

    thay vì tập trung phân tích đánh giá văn học từ đổi mới đến nay, hoạt động phê bình trên báo chí văn học hầu như lại tập trung phê bình sự phê bình …cho sách giáo khoa ngữ văn" .

    Thày Hoàng Minh Châu trách khéo hai thày Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ lăm le bỏ nghề bốc thuốc để chuyển sang nghề “làm thơ” với “làm nhạc” bỏ trống trận địa kiểm soát văn học.

    Thày Phạm Xuân Nguyên bộc bạch 3 cái sợ của người hành nghề :sợ những lý luận quá cũ; sợ những thứ kê đơn bắt mạch chẳng có “ lý luận gì hết trơn”; sợ thứ lang y chỉ thăm bệnh bằng “chính trị” chứ không tuân thủ y thuật.

    Bà lang trẻ Nguyễn thị Minh Thái thì chửi cả làng : "Các anh đang hành nghề một cách thiếu…triết học…” .

    Ui da da…triết học Mác Lê bấy năm nay đã đầy đầu các thày rồi, giờ vẫn còn đòi …triết học nữa thì thử hỏi nhét nó vào đâu.

    Lại có thày la lối rằng đã xuất hiện tình trạng đá lộn sân “ làm thơ thì chỉ biết làm thơ thôi chớ, nhảy sang phê bình văn học làm chi ?”.

    Chắc thày muốn móc máy hai nhà thơ Trần Mạnh hảo và Trần Đăng Khoa cớ sao lại mò tới tranh ăn, tranh nói ở cái Hội nghị chỉ giành cho các thày lang phê bình này.

    “ Nghịch lý “ là vậy, 200 thày tụ họp bắt mạch kê đơn cho văn học VN mà cấm thấy ngó ngàng tới con bệnh, chỉ thấy cấu chí, xỏ xiên, móc máy lẫn nhau để cho “Hội nghị đã thành công tốt đẹp” như lời tổng kết của Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh.

    Nói cho ngay, cũng có một thày dòm ngó tới “con bệnh” , thày Trần Đình Sử , khi thày phân tích “ba giai đoạn của văn học cách mạng VN”. Tuy nhiên, thày “bắt mạch” theo kiểu Đảng ta phân tích “ ba dòng thác cánh mạng” nên cũng chẳng mấy ép-phê, nhất là thày chưa dám chỉ ra con bệnh đã có một thời “phục hồi sức khoẻ”, ấy là thời kỳ “văn học VN được đồng chí nguyên Tổng bí thư Nguyễn văn Linh cởi trói”. Trong có 3 năm ngắn ngủi ấy, văn học VN đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm có giá trị tới tận ngày hôm nay. Chỉ tiếc rằng cú “xả xú páp” quá ngắn ngủi, khi cái van đóng lại, khi giây trói lại quàng lên cổ các nhà nhà văn thì nền văn học VN ốm nặng trờ lại là điều đương nhiên rồi.

    Có một điều vô cùng đơn giản, văn học VN bao năm nay khác nào con thiên nga bị buộc cánh, muốn cho nó bay, nó múa thì thả cánh nó ra . Bài thuốc dễ thế mà hơn 200 thày lang không thày nào chịu “bốc” cho ra. Ay cũng là vì cái bao tử của các thày nó đã chặn ngang họng của các thày . Sự đời chỉ có thế, vậy mà các thày cứ làm rối mù tăng tít khiến cho sương sớm trên đỉnh non Tản lại càng thêm dày đặc vậy…

    Tính từ “ tranh luận văn nghệ Việt Bắc 1951” đến nay, hơn nửa thế kỷ mới có một cuộc “toàn quốc” lần thứ 2 như thế này?

    Vì sao phải họp ? Họp những ai và để làm gì ? Cứ theo như lời Tiến sĩ “hữu nghị” Nguyễn thị Minh Thái phát biểu ở Hội nghị thì :

    “Cấp báo, cấp báo, trong 16.000 bài thi văn vào các trường đại học Hà Nội chỉ có …1 bài được điểm 9, còn hàng ngàn bài khác càng đọc càng thấy …rùng rợn”.

    Quả rùng rợn thật. Một bài thi phân tích câu “ sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, có thí sinh tán rằng :

    ” Ở cái bến sông kia, có một cô gái tên Liêu theo trai, chửa hoang, bị cho rớt “cái bịch”, phải tự tử. Từ đó người ta đặt tên bến sông đó là…bến cô Liêu…”.

    Hại thay cái kiểu “tư duy phân tích bến cô Liêu” như vậy lại phổ biến, rất phổ biến mới chết chớ.

    Vậy thì Hội nghị LLBP VH toàn quốc nhằm nâng cao kiến thức văn học cho học sinh ?

    Không hẳn thế, bởi nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đăng đàn nói rằng:

    ” Chúng ta đang ở trên núi cao, càng cao không khí càng loãng, càng có dịp cho chúng ta nhìn lại chính mình…”.

    Vậy là Hội nghị sẽ kiểm điểm các quý vị có dính dáng tới “lý luận phê bình ?

    Cũng không phải nốt, thôi thì đành nghe theo Ban tổ chức :

    ” Hội nghị này nhằm tổng kết đánh giá những thành tích, ưu khuyết điểm trong chặng đường vừa qua của ngành LLPB VH, từ đó thúc đẩy những bước mới đi lên đầy hứa hẹn…”

    Câu văn này có thể dùng làm “câu mẫu” cho tất cả các Ban tổ chức các Hội nghị cấp toàn quốc từ Hội nghị xoá nạn mù chữ, Hội nghị chống muỗi sốt rét…cho tới Hội nghị nuôi trồng thuỷ sản , Hội nghị xây dựng gia đình văn hoá mới ở tổ dân phố….

    Vậy thì đành phải hiểu là từ trên núi cao, quý vị đại biểu sẽ dễ dàng nhìn xuống bức dư đồ rách của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là vùng chuyên canh “ lý luận và phê bình”.

    Thành phần hội nghị đương nhiên gồm các quan chức Hội nhà văn, Ban văn hoá tư tưởng, các lãnh tụ văn nghề đã về hưu, các nhà phê bình lão thành và các nhà phê bình thế hệ chống Pháp, chống Mỹ và chống tàu, con số đại biểu phải lên trên 200, kín hết các khách sạn ở Tam Đảo, ấy thế mà “nhà phê bình đá lộn sân”, nguyên thi sĩ Trần Mạnh Hảo lại la hoảng rằng :

    "Nền văn học đương đại VN sắp 'mồ côi' phê bình. Bởi trên văn đàn 10 năm qua, số người dám cả gan mon men làm cái việc 'mua dây buộc mình' nhiều lắm cũng không qua khỏi cơ số đếm của 2 ngón tay" “.

    Nói như ông Trần Mạnh Hảo vậy tức là “nhà phê bình là bố các nhà văn” và các nhà văn sắp mồ côi…bố cả rồi, nguy thay, nguy thay.

    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo , dường như chưa hết tơ lơ mơ vì bia Tiger, lại phân vân theo kiểu “ta hay sư, sư hay ta” khi ông cố nghĩ coi nhà phê bình văn học là cái thứ gì ? Ong phát biểu :

    "Theo từ điển Hán Việt, chữ "phê" trong "phê bình" mang khá nhiều nghĩa: phê là "phán quyết, phân xử phải trái"; phê là "khởi lên một công việc"; là "chẻ ra từng mảnh", nhưng phê cũng có nghĩa là "lấy tay đánh vào mặt người khác". Thế nhưng tôi có cảm giác phê bình văn học VN gần đây có vẻ thiên về ý nghĩa "lấy tay đánh vào mặt người khác".

    Thì ra ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tưởng là say, hoá tỉnh nhất. Chỉ có điều không phải “phê bình văn học VN gần đây” mà ngay từ thủa lọt lòng, mới ngoe ngoe trong trong tã lót, phê bình văn học VN đã thiên về “ lấy tay đánh vào mặt người khác rồi”.

    Thôi thì bỏ qua vụ nhà thơ Nguyễn Đình Thi bị “đánh” về tội “làm thơ khó hiểu với công nông” từ năm Hội nhà văn VN chưa lọt lòng, sau năm 1954 Đảng chính phủ vừa về tiếp quản Hà Nội, đã nổ ra vụ Nhân văn Giai phẩm, điển hình về việc chẳng những “lấy tay đánh vào mặt” mà còn cầm gạch củ đậu mà choang vào nồi cơm của người ta, đẩy người ta tới chỗ cải tạo tù đầy.

    Đó là chiến thắng mở đầu, giòn giã của “phê bình văn học VN”, từ đó hàng loạt các vụ “ trùm chăn đánh người giữa chợ “ cứ liên tục nổ ra cho tới tận bây giờ cũng chưa hết. Hàng loạt người bị “đánh vào mặt”, tiêu biểu như Hà Minh Tuân với tiểu thuyết “Vào đời” dám mô tả cái đòn gánh trên vai cô gái Hà Nội tập lao động “quẫy lên như con rắn”, Nguyễn Công Hoan với “Đống rác cũ”, Nguyễn Đình Thi với “Con nai đen”, Kim Lân với “Con chó xấu xí”….Các bậc cao niên thì thế, còn “cây bút trẻ” hồi đó “bị đánh vào mặt “ lại càng đông hơn nữa . Vũ Thư Hiên với “Đêm không ngủ”, Hoàng Tiến với “Sương tan”, Phạm Tiến Duật với “ Vòng trắng”, Lê Bầu với “ Hòn đá lang thang”, Nguyễn Đỗ Phú với “ Đêm đợi tàu”, Hoàng Cát với “ Cây táo ông Lành” vân vân và vân vân…

    Vì sao các nhà phê bình văn học VN lại thích đánh vào mặt người khác như thế ?

    Như nhà phê bình văn học số 1 Việt Nam, Hoài Thanh :

    “Nửa đời vị nghệ thuật
    Nửa đời còn lại vị …người cấp trên…”


    Đúng như thế, “đánh vào mặt người ta” chẳng qua các nhà phê bình văn học VN là “vì người cấp trên “ cả thôi.

    Nhớ ngày xưa, nghe xì xầm nhà văn Vũ Trọng Phụng có móc máy một ông ký ga nào đó, hại thay, bố đồng chí Hoàng văn Hoan, Uỷ viên Bộ chính trị thời đó cũng là …ký ga.

    Thế là trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng, các nhà phê bình xúm lại “đánh vào mặt ông”, vu cho ông là trốt kít, là đệ tử của Freud, một cuộc họp đầy đủ các “gương mặt lớn” trong làng văn VN , vậy mà, như lời kể của nhà phê bình Như Phong kể lại, “Không ai, không một ai dám lên tiếng bênh vực Vũ Trọng Phụng lấy nửa câu…”.

    Tại sao ? Tại sao tất cả những cây đa cây đề trong nền văn học VN hồi đó như Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Xuân Diệu, Chế Lan Viên , Kim Lân….lại “vì người cấp trên” như vậy ?

    Bởi lẽ “người cấp trên” là người nắm giữ, ban phát đủ các thứ bổng lộc lớn bé trên đời. Chẳng thế mà sau vụ Nhân văn Giai Phẩm, vụ Hà Minh Tuân, khối anh vô tài bất tướng đã nhảy phắt lên các thứ ghế Viện trưởng, Trưởng khoa, giáo sư này nọ như Hoàng Xuân Nhị,Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức vân vân.

    Tiến thân bằng con đường “ đánh vào mặt người khác” ngày nay được các thế hệ đi sau noi theo, sốt sắng, hăng say không thua gì các bậc cha anh.

    “Nhà phê bình văn học” Nguyễn văn Lưu từ một anh thợ morrasse nhảy phắt lên ghế Gíam đốc NXB Văn Học, bằng cách “đánh” quyết liệt “Thiên đường mù” của Dương Thu Hương , với “tác phẩm” được giải thưởng Hội nhà văn với cái tựa thật sắt máu :“ Luận chiến văn chương ”, quan chức Hội nhà văn VN Lê Quang Trang cũng mở đầu “sự nghiệp” bằng viết bài trên báo Nhân Dân “đánh vào mặt” tiểu thuyết “ Lửa lạnh” của Nhật Tuấn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chân ướt chân ráo vào nghề cũng “đánh vào mặt” cuốn “Niềm vui trần thế”, tiểu thuyết của Nhật Tuấn….Rồi thì các nhà báo văn hoá văn nghệ choai choai nghe ngóng có “vụ việc” gì là xúm vào đánh hôi để “lấy lòng cấp trên” mà ăn bổng lộc.

    Than ôi, cái bức tranh của nền phê bình văn học Việt Nam nó sậm màu “đầu rơi , máu chảy” như thế mà đã leo lên tận núi cao Tam Đảo, hơn 200 quý vị đại biểu Hội nghị LLPB VH toàn quốc cũng chẳng dám mở to mắt ra mà nhìn mà chỉ dám nói năng luanh quanh như “kiến bò miệng chén”.

    Nào là “...trình độ và năng lực cảm thụ tác phẩm của các nhà phê bình còn rất yếu, nhất là đối với thơ. Mặt khác, phê bình cũng bị coi nhẹ hơn sáng tác. Bằng chứng là các giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn, của Uỷ ban văn học nghệ thuật... thường ít chú ý tới các tác phẩm phê bình…” (Trịnh Thanh Sơn).

    Nào là “ phê bình văn học phải là người bạn lớn của sáng tác” ( Nguyễn Trọng Tạo).

    Nào là “phê bình hay lý luận gì cũng phải có ích…” ( Bùi Bình Thi) vân vân và vân vân. Tóm lại, toàn những lời lẽ “tát nước theo mưa’ để nhận phong bì và kỳ họp sau còn được…mời nữa.

    Về phía Hội nhà văn VN, người đứng ra tổ chức Hội nghị, tất nhiên đã tổng kết Hội nghị theo cái cách “biết rồi khổ lắm” : Hội nghị đã thành công tốt đẹp”.

    Chẳng biết trong hơn 200 nhà “phê bình lý luận”, lúc ra về, có ai nghĩ rằng rồi sẽ tới một lúc nào đó, họ – những nhà phê bình văn học VN sẽ phải sám hối trước “những linh hồn chết” mà họ đã “ăn theo”, đã “đánh thẳng vào mặt”.
    N.T.
    Last edited by khieman; 06-09-2014 at 06:03 PM.

  2. #31
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Ông Bộ trưởng “10chữ”
    đưa “thôngtin truyền thông”
    vềthời … xôviết Nghệ An.

    Đầu tháng 8 mới rồi, trả lời VTV1 về “chínhphủ mới được quốc hội phê duyệt”, một ông Thứ trưởng Bộ Nội vụ hể hả:
    chưa bao giờ danh sách chính phủ được sựđồng thuận lớn đến thế – chưa kể sự nhất trí cao của quốc hội mà ngay cả các đồng chí lão thànhcách mạng như Lê Đức Anh, Đỗ Mười…cũng vui vẻ vỗ tay nhất trí thông qua…”.Tất nhiên, nhân vật quan trọng nhất là“nhân dân” có “vỗ tay” đồng thuận hay không thì ông Thứ trưởng không nói đếncho dù vẫn leo lẻo “chính phủ vì dân, do dân”.


    Vừa ra mắt, chính phủ mớicủa ông Nguyễn Tấn Dũng đã được báo chí loan tin, bình luận ầm ĩ trong đó đượcnói tới nhiều nhất phải là ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp.


    Trả lời báo chí ngay tạihành lang kỳ họp quốc hội mới rồi, ông Lê Doãn Hợp mặc dầu được giới thiệu là …”tiến sĩ kinh tế” nhưng khẩu khí, nói năng lại chỉ ngang tầmcán bộ văn hoá xã, khiến nhà văn Nguyên Ngọc bức xúc phải lên tiếng ngay trênTalawas :”


    “Tôi vừa mới đọc thấy trên Sài Gòn Giải phóng Online phát biểu của tânBộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông. Ông dõng dạc: “… Ngành thông tin,truyền thông phải làm tốt 10 chữ‘Đoàn kết, trí tuệ, đổi mới, hội nhập, phát triển’. Trong đó, nếu xét về góc độthông tin, phải làm tốt 10 chữ‘Trung thực, dũng cảm, thận trọng, nhanh nhạy, hướng thiện’. Mảng truyền thôngcũng với 10 chữ ‘Cơ chế, chính sách,công nghệ, cốt cán, cơ sở.”Thưa ông Bộ trưởng, theo ngữ pháp tiếng Việt, nhữngchân lý mới mẻ ông vừa nêu cho toàn ngành đó là ba mươi chữ ghép lại thành mườilăm từ, riêng từng chữ thì chưa có ý nghĩa gì cả. “Đoàn kết” chẳng hạn là mộttừ, gồm hai chữ “đoàn” và “kết”. Thông tin và Truyền thông trước hết phải nóitiếng Việt cho đúng đã, chứ không phải nói tiếng Tàu…”


    Thưa ông Nguyễn Ngọc, ôngyêu cầu Bộ trưởng phải phân biệt được thế nào là “từ”, thế nào là “chữ” là mộtviệc “ngoài vòng phủ sóng” của ông Bộ Trưởng bởi lẽ theo lý lịch trích ngangthì cái bằng “tiến sĩ kinh tế” của ông chẳng dính dáng gì tới ngữ pháp lớp bốncả.


    Ông Nguyên Ngọc cũng nên“cảm thông” cho ông Lê Doãn Hợp là vì cái mẹo “10 chữ” là sở trường rất tâmđắc của ông Bộ Trưởng. Từ thời còn làm Chủ tịch tỉnh Nghệ An, ôngcũng đã đề ra “ 10 chữ” cho ngành giáo dục : đó là “ bốn quản và sáu tăng cường”. Bốn quản là: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý thi cử, quản lý tài chính. Sáutăng cường :” tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường đối ngoại,tăng cường kiểm tra, tăng cường ngoạikhoá , tăng cường xã hội hoá , tăng cường đoàn kết…”. Chẳng hiểu ngành giáo dụcNghệ An đã học được mấy chữ trong 10 chữông Hợp đề ra mà cho tới nay vẫn lẹt đẹt chưa thấy tiến bộ mấy.


    Rồi đến khi leo lên tới cáichức Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, ông Lê Doãn Hợp lại đề ra cho toàn tỉnh “10 chữ” :” “Khơi trong, hút ngoài, đoàn kết, tiến công, tăng tốc”.


    Xin nói ngay “khơi trong”không phải là “gạn đục khơi trong” mà chính là “khơi ở…bên trong”. Còn “hútngoài” thì đến …ông Bill Gate cũng chịu,không hiểu nó là cái gì ?


    Quả thực căn cứ vào khẩu khí, đủ thấy rõ “văn hoá làng” là nền tảng kiến thức củaông Bộ Trưởng Bộ thông tin truyền thông vào thời WTO.


    Vậy nhưng tại sao ông Lê DoãnHợp lại khoái “10 chữ” như vậy ?


    Nguyên là từ thời ông còn làdân “chân đất” đi học ở Vinh – Nghệ An,quê hương bác Hồ, luôn luôn đập vào mắt ông “10 chữ” khổng lồ , mầu đỏ cách mạng treo ở trung tâm thị xã :” một mo cơm quả cà, một tấm lòng cộng sản”.


    “10 chữ” đó thấm vào máu, bởi vậyngày nayông Lê DoãnHợp mới luôn miệng nói tới các khẩu hiệu “10chữ” và mang luôn cả tinh thần “ mo cơm, quả cà, tấm lòng cộng sản” ratrung ương để làm cẩm nang lãnh đạo “thông tin truyền thông” nước Cộng Hoà XHCN VN này vào thời hội nhập .


    “Tấm lòng cộng sản” được ôngBộ trưởng thể hiện ra sao trong lãnh đạo “thông tin truyền thông “ ?


    Trước hết, với thói “duy ngãđộc tôn”, ông Bộ trưởng coi cả chục ngànnhà báo, cả 600 tờ báo đều là dân….”cá gỗ” bảo sao nghe vậy như con dân xứ Nghệquê ông nên mới giở giọng “cha thiên hạ” :


    ”Tổng biên tập (các báo, trong cả nước, tất nhiên) là người của BộThông tin và Truyền thông sau này cắm ở từng tờ báo”.


    làm ông Nguyên Ngọc muốn nổicáu :


    Bộ cắm”, sướng thật! Nhưng có lẽ như vậy Bộ cũng chưa nắm được báo chíthật chắc ăn lắm đâu. Tốt hơn cả là chính ông Bộ trưởng tự mình kiêm luôn tổngbiên tập tất cả các báo đi. Vừa tuyệt đối an toàn vừa hết sức tiện lợi!”


    Chiều ngày 6 tháng 8 mớirồi, trò “10 chữ” của ông Tân Bộtrưởng lại tiếp tục được ông “biểu diễn” ngay trong buổi ra mắt lãnh đạo, CBCNVcủa ngành .


    Để vạch ra phướng hướng chongành “thông tin và truyền thông” , ông Bộ trưởng lại nêu ra “10 chữ” :” Tận tuỵ, gương mẫu, Dân chủ,Sáng tạo, Kỷ cương”.


    Và ông giải thích :


    Tận tuỵ để cấp dưới thương;Gương mẫu để cấp dưới tin và nểtrọng; Dân chủ để cấp dưới dễ gần đểcó đủ thông tin; Sáng tạo để cấpdưới có thêm việc làm và tăng thêm thu nhập chính đáng; Kỷ cương để người tốt luôn luôn có điểm tựa và người chưa tốt khôngdám lợi dụng, chi phối và lộng quyền".


    Vậy là “10 chữ” của ông Bộ trưởng đề ra cho ngành chỉ xoay quanh quanhệ “cấp trên, cấp dưới” – tức là ứng xửsao cho “trên dưới” đều vững ghế và tăng thêm thu nhập chứ có cái gì là “quốc kế dân sinh” ? Cái “tầm” của ôngBộ trưởng hoá ra cũng quẩn quanh cái ghế và cái túi là hết…tầm.


    Mới đây ngày 8-8, trong bài“ Tự do trong cũi sắt” trên báoNgưưòi Việt online, ông Phạm Trần viết :


    “Theo kế hoạch “Đảng phải nắm báo chí” thì các tổ chức quản lý báo chítương lai sẽ chặt chẽ hơn bây giờ, chẳng hạn như người trách nhiệm phần biêntập của mỗi tờ báo thường được gọi là tổng biên tập, sẽ không còn thuộc quyềnlựa chọn của cơ quan chủ quản tờ báo (đứng tên chủ báo) nữa mà sẽ phải là cánbộ của Bộ Thông Tin và Truyền Thông chỉ định đặt vào mỗi tờ báo.

    Nhưng tiêu chuẩn chọn lựa như thế nào thì chưa thấy Hợp tiết lộ “


    Thực ra tiêu chuẩn đó đã cótừ lâu rồi, từ thời xôviết Nghệ An “trí, phú , địa hào đào tận gốc,trốc tận rễ”, mới đây ông Lê Doãn Hợp đã tiết lộ trên Tạp chí cộng sản :


    “lãnh đạo các cơ quan báo chí phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Tổ quốc ViệtNamxã hội chủ nghĩa.”


    Như vậy là quá rõ, Tổng biêntập các báo chẳng những là “cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông” mà cònphải là những đảng viên “tuyệt đối trung thành “ với Đảng.


    Đường đường là Bộ trưởngThông tin và Truyền thông, lãnh đạo toàn những chuyên viên, những nhà khoa học, kỹ thuật hiện đại, ông Lê Doãn Hợp thích tỏ ra ta đây cũng “tiến sĩ kinh…thế”, khốn nỗi cái căn bản văn hoá lùn của ông cứ bộc lộ ra mỗi khi ông đăngđàn diễn thuyết. Mới đây,thiên hạ phải bò ra cười khi ông dõng dạc tuyên bố :


    "Tự do báo chí, cũng như trong tham gia giao thông, con người sẽan toàn và tự do nếu họ đi đúng lề đường bên phải".


    Định nghĩa này không biếtrồi đây có được đưa vào bách khao toàn thư nào không, chỉ thấy nhà thơ HoàngHưng chửi thẳng trên Talawas :


    “Thật tình tôi chưa hiểu cái “lề đường bên phải” mà ông Hợp “cố gắnglàm cho” giới báo chí nước nhà trông mặt mũi nó ra làm sao, liệu nó có giốngcái “lá đề” che mắt ngựa để ngựa không nhìn sang hai bên cứ thẳng đường mà đihay không? Song có điều chắc chắn là: người làm báo ở bất cứ quốc gia nào cũngđã có sẵn con đường tự nhiên là “xa lộ thông tin” mà toàn xã hội tạo nên chohọ, họ chỉ cần tuân theo đúng luật đi đường là những gì hiến pháp và pháp luậtcủa quốc gia qui định cho họ (chưa nói đến chính hiến pháp và pháp luật mỗinước luôn phải được điều chỉnh để ngày càng đáp ứng tốt hơn quyền tự do ngônluận, tự do thông tin của người dân và phù hợp với luật quốc tế). Vấn đề củangười làm báo ở Việt Namhiện nay là trên thực tế họ đã gặp phải khá nhiều biển cấm trái pháp luật trênđường đi. Thiết nghĩ, thay vì “cố gắng làm ra lề đường” rất có thể lại khốngchế thêm bước đi của họ, xin ông hãy tìm cách tháo bỏ những biển cấm kia cho họ(và dân chúng) được nhờ.“


    Tất nhiên ông Bộ trưởng LêDoãn Hợp sẽ “giả điếc” trước những tiếng nói trungthực của nhà văn Nguyễn Ngọc,nhà thơ Hoàng Hưng, nhà báo Phạm Trần …vì trong “tấm lòng cộng sản’ của ông,tụi “trí thức” là đối tượng muôn đời phải “đào tận gốc, trốc tận rễ”.


    Từ thời mới cướp được chính quyền, các nhà lãnh đạo cộng sản luônluôn gắn “ thông tin” với”tuyên truyền ”,”thông tin” với “ cổ động” tức cácphương tiện truyền thông của Nhà nước từchiếc “loa phường” cho tới các báo chí,radio,tivi…đều co nhiệm vụ trước hết là“tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng”,”ca ngợi chế độ ta tươi đẹp”. Ngày nay “não trạng” củaông Bộ trưởng cũng “vũ như cẫn”, y xì các vị tiền bối, chỉ có điều ông “tân tiến” hơn một chút, ngoài nhiệmvụ “tuyên truyền “ tức ca ngợi Đảng và Nhà nước ra, ông còn giao thêm một nhiệmvụ nữa cho ngành truyền thông của ông : tuyên truyền sản phẩm nôm na là “quảngcáo hàng hoá”.


    Khi phóng viên hỏi “ quanđiểm của Bộ trưởng về khái niệm “Kinh tế truyền thông “ , ông trả lời phứa :


    Kinh tế truyền thông trên thế giới hiện rất phát triển. .. ở khu vựcChâu Á, gần đây, Hàn Quốc cũng là đất nước đang đầu tư phát triển mạnh kinh tếtruyền thông. Những bộ phim Hàn Quốc được chiếu ở VN đã quảng bá cho hình ảnhđất nước, cho sản phẩm và các dịch vụ của Hàn Quốc. Vì thế, dần dần giúp họthâm nhập vào các thị trường mới, chẳng hạn như VN.“


    Vậy là giới điện ảnh VN cóthể reo mừng , mai kia ông Bộ trưởng sẽ đầu tư tiền tỉ để làm những bộ phim “quảng bá đất nước VN” mang đi chiếu khắptoàn cầu cho thiên hạ đổ xô tới mua hàng hoá, xài dịch vụ trên đất nước ViệtNam.
    Người ta phải đặt câu hỏivới nhận thức về “kinh tế truyền thông” thô sơ đến vậy, liệu mất bao lâu ông Bộ trưởng sẽ đưa “thông tin truyền thông”quay về thời “xôviết Nghệ Tĩnh “?


    Được đặt vào một cái ghế quátầm với của mình, ông Bộ trưởng cũng phải thú nhận :


    Thành thực mà nói, tôi không được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngànhbưu chính viễn thông hay CNTT nhưng khi được phân công thì phải vận dụng mọikiến thức đã được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn, các bài học trong chiếnđấu, công tác ở nhiều cương vị khác nhau để hành động…”


    Oi trời ôi, ông Hợp tínhmang kinh nghiệm chiến tranh du kích, kiến thức Mác Lênin học được ở trườngĐảng để dẫn dắt nền “kinh tế truyền thông” của VN chăng ?Chỉ buồn cho đất nước ta, hết người rồi sao phải để một anh “văn hoá lùn” đếnvậy chễm chệ ngồi trên đầu trên cổ hàng ngàn, hàng vạn các chuyên gia, nhà khoahọc tài năng đang làm việc trong ngành thông tin truyềnthông.


    Vả lại, cái ông Hợp này tàiđã chẳng có , đức thì lại vô cùng thất đức. Khi ông Hợp được trên rút ra làmPhó Ban văn hoá tư tưởng, ngay các đồng chí của ông trong tỉnh uỷ Nghệ An đãphải kiến nghị trung ương giữ ông lại tỉnh để kiểm điểm và kỷ luật về tội “không có tài, không có tâm, tham ô, nội bộmất đoàn kết nghiêm trọng…” . Và ngay trước Đại hội X, nhà báo Trần Bá ở phố cầu Gỗ Hà Nội trong thư gửi ôngHồ Đức Việt, Trưởng ban tổ chức trung ương cũng đã vạch rõ :


    “Bộ chính trị khoá 9 hết sức ngoan cố và lì lợm tiến cử một lô cặn bãvào Trung ương khoá X như : Trương tấn Sang ( Trưởng ban kinh tế Trung ương ) -Nguyễn khánh Toàn (Thứ trưởng thường trực Bộ công an), Lê Doãn Hợp (Bí thư Nghệ An) Nguyễn văn Thuận (Bí thư Hải phòng),Nguyễn Bắc Son (Bí thư Thái Nguyên), Nguyễn văn Tự (Bí thư Khánh Hoà) … nhữngcán bộ bị tố cáo nhiều nhất và tồi tệ nhất “


    Bị vạch mặt đến thế , ông LêDoãn Hợp vẫn ngồi được vào cái ghế Bộ trường Bộ Thông tin và Truyền thông thìđủ biết còn lâu trí thức Việt Nam mới thoát khỏi thân phận làm “đầy tớ cho thằng ngu” và giấc mơ hoá rồng của VN mãi mãi vẫn chỉlà…giấc mơ.
    12-8-07

  3. #32
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Cậu tú thi…văn.
    NHẬT LAI

    Ngày 5 tháng 6 mới đây, tại cuộc thi “ Phụ nữ thế kỷ 21” toàn quốc do VTV3 tổ chức, một cô gái Tây Nguyên đẹp cỡ hoa hậu khi được hỏi :” Em có biết Trường ca Đam San không ?” - “Dạ… không”. “ Em có biết “Đất nước đứng lên “ không ?” – “Dạ…không”.

    Sinh viên dân tộc Tây Nguyên mà không biết Trường ca Đam San là sử thi nổi tiếng của dân tộc Eê Đê thì thật đáng buồn, nhưng không biết “ Đất nước đứng lên” là tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Ngọc thì lại đáng …mừng, vì văn học cách mạng đã chết dần trong lòng người đọc.

    Tuy nhiên, không riêng gì cô gái dự thi “ Phụ nữ thế kỷ 21” mà ngay cả các cô tú cậu tú trong các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, kiến thức về văn học của của họ cũng thật đáng báo động.

    Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006, nhiều áng văn của mấy cô cậu đã khiến thầy cô chấm thi sửng sốt vì lỗi chính tả, suy diễn, hổng kiến thức và cả vì "viết mà không biết viết gì”.

    Trong gần 1.000 bài thi vào đại học ở một Hội đồng thi Sàigòn có tới hơn 2/3 bài có chữ viết tệ hơn cả học sinh tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Một thày chấm thi bức xúc:

    Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà số này qua khỏi bậc phổ thông?”.

    Có bài thi văn dài 4 trang mà thày tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu chấm câu nào . Việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai cấu trúc là lẽ thường. Một bài làm văn có khi sai đến gần … 100 lỗi dạng này. Truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có nhân vật Mị, được một thí sinh viết trong bài:

    “Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xó bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời...

    hoặc :

    “ Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm...

    Chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Có thí sinh lẫn lộn giữa truyện “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài với truyện “Chí Phèo” của Nam Cao :

    Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.

    Hoặc :

    A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).

    Nhiều đoạn văn thí sinh viết đến thày đọc cũng chẳng hiểu :

    “ Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ “sóng”. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông…”

    Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, có thí sinh đã viết về hình ảnh con tàu trong bài “Tiếng hát con tàu” :

    “ Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông đã mơ ước thay cho nhiều người...

    Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần thí sinh quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, vài chục thí sinh gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị…Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một thí sính thú thật :

    Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.

    Lại một năm học nữa đã qua, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2006-2007 đã tới. Năm nay dường như để đạt tỷ lệ học sinh đỗ cao nên Bộ giáo dục ra đề khá dễ. Bà Phạm Thuý Vĩnh , hiệu trưởng Trường tư thục Ngô Thời Nhiệm, Sàigòn cho biết :”Không hiểu sao đề thi dễ đến vậy?”, ngày 31 tháng 5 năm 2007 , tại TP.HCM, sau khi thi xong môn văn, nhiều học sinh ở các hội đồng thi Trường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quí Đôn, Nguyễn Thị Diệu, Marie Curie..đã hớn hở ra khỏi phòng thi vì đề thi khá dễ. Tuy nhiên sau khi chấm bài các thày cô mới ngã ngửa người vì trình độ các cô tú cậu tú năm nay cũng chẳng khá hơn năm ngoái là mấy.

    Đề thi “Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông.”, nhiều thí sinh viết bừa rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp. Có thí sinh lại “nhầm” Lui Aragông với Mácxim Goócki. Hay dở khóc dở cười… trích tác phẩm của Mácxim Goócki nhưng nêu tên tác giả là Lui Aragông. Hoặc nhầm Lui Aragông với Êxênin theo kiểu: một nửa của ông này (năm sinh, năm mất), một nửa của ông kia (lai lịch, thành tựu, tác phẩm).

    Một đề thi khác nêu rõ: “Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân”, có thí sinh sau khi lan man đủ điều về tác phẩm liền “gán” ngay Vợ nhặt do nhà văn …Nguyễn Tuân viết. Thậm chí có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng khẳng định đó là nạn đói năm… 2000 chứ không phải nạn đói năm 1945…

    Về đề “ Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong “Người lái đò trên sông Đà” của Nguyễn Tuân, có thí sinh viết “ Lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ. “ hay: “bọn đá” gầm ghè”, có thí sinh lại phóng tác: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì. “.Có thí sinh lại dùng cả văn phong truyện kiếm hiệp để viết :” : ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó.

    Về đề phân tích cái hay , cái đẹp trong tác phẩm Việt Bắc của Tố hữu, có thí sinh nhầm lẫn tình cảm của kẻ ở người đi - chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc là tình cảm của một cặp vợ chồng. Thế nên tình cảm riêng tư nam nữ, nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi đã được phân tích triệt để…

    Về câu “Trám bùi để rụng, măng mai để già”có học sinh viết ba lăng nhăng như sau:

    “trái” măng là những sản vật đặc sắc của núi rừng Việt Bắc. Ngoài cơm chấm muối các chiến sĩ còn được thưởng thức những “củ” trám ngọt bùi, những miếng măng luộc thơm phức của người dân Việt Bắc. Nay các chiến sĩ trở về Hà Nội, người dân Việt Bắc không nỡ ăn mà vẫn “để phần” cho các chiến sĩ cách mạng đến mức rụng cả đi.

    Có thí sinh viết lung tung chuyện nọ xọ chuyện kia : “Trong văn học VN, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ.Ví dụ những chuyện tình cảm của Chử Đồng Tử và Công chúa hay tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng.”

    Có thí sinh còn bịa rằng Rừng xà nu được viết trong thời kỳ chống Pháp...

    Đi tìm nguyên nhân của tình trạng các cô cậu tú quá “dốt” văn chương , một nữ giám khảo cho rằng đó là do học sinh nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội nên bị “lú” mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 là không khó. Thêm nữa, do các học sinh quá quen ngôn ngữ đối đáp rút gọn, ngôn ngữ thoại trong chuyện tranh... vậy nên sự diễn đạt trong văn chương biến thành không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ.

    Thực ra căn nguyên của việc học sinh chán ghét môn văn là do nhà trường cứ nhồi nhét cho họ toàn “văn chương giả”, văn chương phục vụ chính trị : kiểu như thơ Hồ Chí Minh , Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận…., tiểu thuyết của Nguyên Ngọc, Anh Đức, Nguyễn Khải….Bởi thế căn bệnh chán học văn đã trở nên trầm kha từ bao lâu nay mà vẫn không thể chữa khỏi. Chỉ còn một tháng nữa lại đến kỳ tuyển sinh vào đại học, người ta sẽ còn được thấy những trò lạ nữa của đám cô tú cậu tú thời nay.

    Muốn chữa căn bệnh ‘dốt văn” cho đám học sinh thời nay trước hết phải thay đổi đường lối văn hoá văn nghệ, chủ trương giáo dục của Đảng, Ban tuyên giáo, Hội nhà văn…rồi mới đến Bộ giáo dục. Đó là công việc chắc phải chờ đến khi có một Nhà nước đa nguyên, đa Đảng.
    11-6-2007
    NL

  4. #33
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Xui khôn...xui dại....

    Mấy năm qua, sách báo ở VN quả thực có nhiều “vấn đề” làm đau đầu “lãnh đạo” . Nào là để lọt lưới hàng chục cuốn sách, hàng vài chục bài báo phạm vào vùng “nhạy cảm”, vùng “cấm bay”, nào là lắm khi bướng bỉnh, trên đã bảo thôi không đưa tin về đồng chí Trần Mai Hạnh, Bùi Quốc Huy ... nữa thì lại cứ...đưa. Mới điểm sơ sơ đã có NXB Thanh Niên in cuốn ''Chuyện kể năm 2000'' của Bùi Ngọc Tấn, mới đây lại cho ra cuốn “ Ai giết anh em Ngô Đình Diệm”, ca ngợi Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, ăn cắp của tác giả Cao Thế Dung, lại mạo danh là Quốc Đại khiến ngày 14-7 vừa rồi , Cục xuất bản phải ra quyết định thu hồi, NXB Văn Học xào xáo cuốn “ Chuyện ma” của Nguyễn Ngọc Ngạn, NXB Văn hoá Thông tin “uống thuốc liều” cho ra cuốn “Hệ thống xã hội chủ nghĩa” của Kornai Janos chửi “ chủ nghĩa xã hội là... con đường cụt của nhân loại, NXB Văn hoá Dân tộc có cuốn “ Đi tìm nhân vật “ của Tạ Duy Anh, NXB Đà Nẵng có cuốn “Nhớ lại” của Đào Xuân Quý....đều là những cuốn sách có “vấn đề”.

    Về báo chí có báo Nông Nghiệp VN đăng bài “ủng hộ đa nguyên” của một bạn đọc tự xưng là đại tá hưu, báo “Làng cười” giễu Trung Quốc “dấu SARS như mèo dấu cứt” làm đại sứ TQ phải lên tiếng phản đối, báo Phụ nữ Việt Nam đăng bài thơ “cảm hoài biên giới” của Bùi Minh Quốc...

    Tình hình xuất bản sách báo loạn xà ngầu tới mức ngày 14-7 , tại Hà Nội, Ban văn hoá tư tưởng của Đảng phải họp các sếp sòng của các NXB và các cơ quan chủ quản của các NXB để chấn chỉnh. Trong hội nghị ,ông Hồng Vinh, Phó ban đã cảnh báo :

    - ” Hoạt động báo chí, xuất bản có những thiếu sót, khuyết điểm làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội”,

    Còn ông Nguyễn Khoa Điềm , trưởng ban phải nhắc nhở :

    ” Sách báo ngoài chuyện kinh tế, còn là sản phẩm chính trị...”.

    Ôi thôi thôi, chuyện “chính trị chính em” này xin để các quan lo liệu , ngoài chuyện đó ra, sách báo còn khối thứ “xui dại” người đọc. Ta hãy thử lướt qua một cuốn ‘giáo khoa” của NXB Đà Nẵng vừa cho ra lò có cái tựa rất kêu là “ Âm dương khí công” – một phương pháp luyện tâm trí-khí –lực của Việt Nam của thầy Bùi Quốc Châu. Nguyên cái tựa đã thấy giật mình. Hoá ra dân Mít ta cũng đã phát minh ra một phương pháp thở ...” hiệu quả quá nhanh so với các phương pháp thở của Trung Quốc , Nhật Bản, Ấn Độ” (trang 8), do chính tác giả tự đánh giá. Thật đúng là tinh thần Đảng ta, “đứng đầu văn minh và trí tuệ nhân loại”.

    Ta hãy nghe một môn sinh tên Trần Ngọc Tâm, ( hay chính là thầy Châu) bốc phét :

    Sẵn đang nặng đầu như búa bổ, mở mắt không lên, tôi nhờ thầy phát công mấy cái, đầu nhẹ liền, không còn khó chịu. Còn một cái răng hàm đang sưng và nhức lắm, lại phải nhờ thầy phát công lần nữa. Lần này thầy chẳng làm gì, chỉ nhìn và nói: ” Em coi lại đi, răng hết đau chưa ?”. Thày vừa dứt câu thì tôi cảm thấy nướu răng như xẹp hẳn xuống và không còn đau nhức nữa. Chỉ một câu nói mà khỏi bệnh, chẳng mất viên trụ sinh nào , thật quá đỗi phi thường ...

    Quý vị nha sĩ đã sợ chưa, đâu có cần kìm, búa,thuốc men như quý vị, “thầy Châu” chỉ nói một câu , bệnh nhân đã khỏi bệnh thì quý vị...dẹp tiệm tới nơi rồi.

    Kinh hoàng hơn, khi một nhóm môn sinh tới nhập học, Ngài hỏi :” có học viên nào có bệnh để thầy chữa cho...”. “Người này nói đau vai, người kia nhức đầu, người nọ viêm mũi, còn tôi thì đau chân...” Thày Châu chỉ nhìn chứ không phất tay nữa, thế mà ai cũng khỏi bệnh...”

    Vậy là thầy Châu “ban phép lạ” còn hơn cả đức Chúa Giê xu. Thôi thì thầy “bốc phét” trong đám đệ tử của thầy cũng được, ai lại đi in thành sách bố cáo khắp bàn dân thiên hạ, chẳng hoá ra cái xứ Mít ta, ngu hết cả sao. Thày còn ‘xui dại” rằng “vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp thở của thầy “ mà chính thầy cách nay 30 năm đã phát hiện ra ,”dựa trên những phương pháp thở của thế giới như Yoga,Vô uý, Thiền, nội công...”, thì không những “bồi bổ sức khoẻ,sống còn, tinh thần, trí tuệ” cho bản thân mình mà còn cho cả “các tầng lớp nhân dân trong xã hội và đất nước ta..”. Ngoài ra “âm dương khí công” còn dạy cho “giới phụ nữa Việt Nam thoả mãn mong muốn cho ra đời những đứa con quí tử.” . Tóm lại “âm dương khí công” của thầy Châu sẽ giúp dân tộc Việt Nam sẽ tiến lên hàng đầu thế giới về cả về sức khoẻ lẫn phát triển về tinh thần và trí tuệ.

    Vậy “âm dương khí công” của thầy là cái gì vậy ?

    Theo thầy Châu là công phu luyện thở bằng hai “đường “ : đường “dương” “chạy dưới da vài milimét từ mũi xuống bụng qua rốn khoảng 3,4 cm thì dừng lại nới Đan Điền –Khí Hải”, đường “âm” từ “ đan điền chạy xuống bộ phận sinh dục, qua hậu môn, nhíu hậu môn một cái bắt buộc, vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi...”. Không biết các quý vị sao, riêng tôi thở như vầy thì dứt khoát là “tẩu hoả nhập ma’ thành thân tàn ma dại.

    Sách “xui dại” vậy chắc còn nhiều, cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” do NXB Giáo dục ấn hành năm 1992 ( Chủ biên Lê bá Hân, Trần Đình Sử...) nêu thí dụ :

    “ Ngày đi lúa chửa mọc măng
    Ngày về lúa đã cao bằng ngọn tre...”
    ( Ca dao)

    Úi trời ôi, lúa mà lại có “măng”, mà lại cao bằng “ngọn tre” thì sao mà ...gặt. Chắc đây là loại lúa mới được...biến đổi gien. Còn trong cuốn sách giáo khoa Văn học lớp 11, tập 1 của Bộ giáo dục và đào tạo hẳn hoi, khi “tán” về hai câu thơ của Nguyễn Khuyến :

    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào...”

    Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lộc lại ba hoa rằng :

    ” Hoa năm ngoái là hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại đến bây giờ...”.

    Ô hay, vậy thì trong câu thơ của cụ Nguyễn Du “ Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”, cũng là hoa nở từ năm ngoái, “khô đi” mà sao lại vẫn còn...cười được ? Hoá ra “đào hoa y cựu” ( thơ Thôi Hộ) chẳng qua chỉ là một hình ảnh mang tính ước lệ, hoa năm nay nở ra y hệt hoa năm ngoái, làm như thời gian không hề biến đổi, thiên biến mà bất biến, động mà tĩnh đấy thôi..Vả lại ngài Tiến sĩ quên một điều là cuối đời cụ Nguyễn Khuyến bị loà ( Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi), vậy thì hoa khô , hoa ướt, hoa giả, hoa thực gì với “con mắt “ cụ đều như nhau cả thôi.

    Lại cũng sách giáo khoa, Lịch sử lớp 6 ( NXB Giáo dục 2002) viết rằng “ Mã Viện chiếm được Hợp Phố liền chia thành hai đạo quân tiến vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn cây mở đường, lẻn qua Quỷ Môn Quan ( Tiên Yên- Quảng Ninh)." Còn sách Giáo khoa văn học , lớp 9, tập 1 (NXB Giáo dục 2002) thì lại viết rằng :” Quỷ Môn Quan thuộc Chi Lăng, Lạng Sơn." Một đằng Quảng Ninh, một đằng Lạng Sơn, chẳng biết sách nào “xui dại” đây.

    Sách đã thế, vậy mà báo lắm khi ra vẻ “xui khôn” mà lại hoá ra...dại. Báo An ninh thế giới số ra ngày 26-6-2003 viết rằng :” Để chuẩn bị cho công việc làm tiền giả, bọn chúng dùng máy vi tính hiệu Intel Celeron 300, bộ nhớ 10 G, máy scan Acer, máy in phun hiệu Épon số 1160, sau đó dùng giấy A4 để “cứ mỗi tờ A4 in được 4 tờ 100 ngàn tiền giả...” . Rõ ràng hiếm có cái cẩm nang nào hướng dẫn chi tiết như cái “cẩm nang làm tiền giả” này. Bởi lẽ nó còn hướng dẫn cả cách tiêu tiền giả nữa kìa. “ mang đi tiêu tại các vùng sâu vùng xa, nơi người ta không có máy soi tiền, cũng ít để ý tới chuyện tiền giả tiền thật...”.

    Quý vị nào muốn in tiền giả và tiêu thụ tiền giả thì cứ thực hiện y nguyên như “cẩm nang này” có điều tội này nặng lắm đấy, nếu bị bắt có khi bóc vài chục cuốn lịch hoặc “dựa cột” là cái chắc. Vậy báo An Ninh tưởng là “xui khôn” mà lại hoá ra “ xui dại” là gì ?

    Báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh cũng tương tự vậy, trong số ra ngày 30-6-2003, báo bày cách ...vượt ngục :” Với ý đồ trốn khỏi nơi giam giữ, Thân bàn với Nam chuẩn bị dụng cụ để cắt cùm và cưa song sắt. Bằng một mảnh gạch men kính và 10 bánh xe bật lửa ga, Thân mài vẹt cùm, rút được chân ra ngoài. Đến đêm Thân trèo qua lỗ thông gió, dùng cưa sắt tự tạo cắt các song sắt trên lỗ thông gió, sau đó chui qua lỗ thông gió cắt tiếp song cửa sổ và ...chui ra ngon lành...”. Cái cẩm nang “vượt ngục” này cũng chi li, chi tiết chẳng thua gì “cẩm nang làm tiền giả”, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh mà được bán trong các trại giam ắt hẳn phải chạy như...tôm tươi. Và chắc nhà nước phải ra lệnh truy nã...tù xổng mệt nghỉ.

    Trên đây mới chỉ là những lỗi thông thường không nằm trong ‘vùng phủ sóng” của Ban văn hoá tư tưởng của Đảng. Còn những lỗi “chính trị “ phạm vào vùng “cấm bay”, vùng “nhạy cảm” thì chắc là...nhiều. Nhưng chuyện này thuộc diện quản lý của cán bộ tuyên huấn, ta chỉ nên “kính nhi viễn chi” chớ nên xía dzô làm chi có khi chuốc hoạ vào người...

    15-7-03

  5. #34
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .


    Ai cầm nhầm 4 bì thư “cảm ơn” ?
    Xin trả lại ngay Ban tổ chức !


    (Nhân Ngày Thơ Việt Nam – Rằm tháng Giêng Đinh Hợi)

    Sắp đến giờ khai mạc mà chẳng hiểu sao Ban tổ chức Ngày thơ Việt nam tại Tp Hồ Chí Minh cứ cho phát loa oang oang thất lạc bốn bì thư “cảm ơn” bốn “quan chức” cao nhất tới dự lễ hội và lẽ đương nhiên, không có chuyện “cảm ơn” suông, mà bên trong phải có…cái “sức khỏe cho tuổi già” ?

    Vì sao ý nghĩa ngày Thơ cao đẹp thế – nào đọc thơ nguyên tiêu của bác Hồ, nào lắng nghe hồn thơ dân tộc, nào khát vọng bay lên của tuổi trẻ…, mà lại có chuyện cảm ơn “quan chức” bằng …lì xì ?

    Thì ra “bốn quan” đã góp mỗi quan một chữ ký để …duyệt chi 100 triệu cho Ngày hội thơ nên tất nhiên theo “luật chi trả” ít nhiều cũng phải “lại quả” cho các quan. Chỉ có điều trong Ban Tổ chức có anh nào chơi “bạo” dám nẫng tay trên của các quan, báo hại Ban này vào phút chót của lễ khai mạc phải “chạy đôn chạy đáo” xin tiền làm bì thư mới lát nữa đặt vào tay bốn quan Ban tư tưởng thành uỷ, Sở Văn hoá, Sở Tài chánh và cả Sở thú là nơi cho mượn địa điểm diễn ra Ngày thơ.

    Tại sao lại mang thơ ra đọc trong Sở thú ? Trong lúc chờ đợi giờ khai mạc, mấy nhà thơ trẻ ngồi đấu láo với nhau rằng chắc thơ tụi mình chỉ đáng đọc cho…thú nó nghe. Có anh còn than rằng ‘dẫu thơ là…giả” nhưng tiền thì lại là…thực,những 100 triệu chứ ít . Nhưng gọi là trăm triệu cho to chứ chia ra thì chẳng còn được mấy. Trước hết phải chia cho 5 vườn thơ mỗi vườn 10 triệu : vườn thơ di sản, vườn thơ đương đại, vườn thơ trẻ, vườn thơ thế giới… để rồi lại chia đều cho mỗi nhà thơ để làm “cây thơ” quảng cáo cho mình. Bởi vậy tới tay nhà thơ mỗi anh giỏi lắm được hơn…1 triệu đủ tiền làm mỗi anh một poster “tự trình diện ”.

    Lướt qua hàng poster của các nhà thơ trẻ, nổi rõ một đặc điểm chung là “ảnh hưởng” khá nặng nề của cha anh. Nhà thơ Ly Hoàng Ly sau khi khoe các giải thưởng :“ Mai vàng cho tập thơ Cỏ trắng, Giải nhất thơ Bút Mới lần 2 năm 1996, Giải khuyến khích thơ Bút Mới lần 1 năm 1995…” lại trích dẫn thơ có hình ảnh “gương mặt” vốn ông bố là nhà thơ Hoàng Hưng đã dùng chán chê trong tập thơ “ Người đi tìm mặt” :

    “Có hàng nghìn gương mặt
    Kẻ méo mặt soi vào thấy mặt tròn trăng…”
    ( Ly Hoàng Ly)

    Nhà thơ Song Phạm thì “mượn “ chữ nghĩa của Trùng Dương và Phạm Công Thiện thời trước 1975 :

    Tôi lại nhìn tôi trên vách
    Đối diện sự hỗn mang với đôi mắt trong ngời
    Chợt sẵn sàng hát ca bên hố thẳm
    Lại bắc nhịp cầu mới vào ban mai
    ( Song Phạm)

    Cô Lê Thuỳ Vân, nhận mình là thôn nữ nhưng lại “khoe” mình đến đáng…ngờ:

    “ Vân biết cấy lúa nhưng cấy …nhầm ruộng người khác
    Không dám cắt cỏ vì sợ cỏ đau
    (Lê Thuỳ Vân)

    Oi trời ôi, là dân đồng áng mà lại không cắt cỏ vì sợ…cỏ đau thì bố ai dám…tin. “Tự bốc thơm” đã trở thành cái mốt trong các nhà thơ cả trẻ lẫn già. Nhà thơ Lê thị Kim thì “đại ngôn” :

    “ Ta dấu trong lòng
    Con Ô mã..”
    Để rồi thành sao Kim bay vào vũ trụ :
    “ Em lạc đâu Sao Kim
    Vòng xoay nào thiên thể ?
    ( Lê thị Kim)

    Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh cam kết :

    “Tôi rất yêu những gì mình đã viết ra
    Vì thế để tình yêu đó mãi giá trị
    Tôi phải bảo chứng
    Đến những dòng chữ viết “
    ( Nguyễn Hữu Hồng Minh)

    Năm nay, ngày Hội thơ ở Sàigòn được Phó Giám đốc Sở VHTT Thế Thanh trực tiếp chỉ đạo nên cái đám được coi là “láo nháo” như nhóm thơ Mở Miệng với Lý Đợi , Bùi Chát…thì …”cấm cửa” từ xa. Năm nữ thi sĩ “Ngựa Trời” chỉ một cô Nguyệt Phạm được tham gia. Và mặc dầu từng lời từng chữ tên poster đã được Thế Thanh “duyệt” nhưng tính “tự bốc thơm” vẫn mạnh hơn là “tinh tuyên ngôn thơ”.

    Tuy nhiên , cái sự tâng bốc lẫn nhau ở Ngày thơ Sàigòn còn thua xa Ngày thơ Hà Nội. Chẳng hạn nữ thi sĩ Vi Thuỳ Linh “nâng bi” bác Dương Tường tại cây thơ của bác :

    “Tuổi trẻ kéo dài, âm thầm bùng nổ, phải khác người khác, chưa lúc nào ngừng yêu…có đóng góp quan trọng vào thơ hiện đại Việt Nam với các tập thơ mang sức mạnh của ý tưởng dồn nén, biểu cảm cao qua hiệu quả tạo hình, là nhà ngôn ngữ, khai thác nhiều nghĩa mới cho từ , tìm ra nhiều câu chữ khác lạ làm đẹp ngôn ngữ tiếng Việt một cách cực kỳ tài ……”

    Làm người ta nhớ tới hình ảnh một ông già ngoài 70 vẫn đua với 5 em “ngựa trời” bôi phẩm xanh phẩm đỏ lên mặt tại Hội nghị nhà văn trẻ

    Nhà thơ Hoàng Hưng “chơi “ hẳn một bản tiểu sử kín đặc poster kể lể từ thời “ Đội viên Thiếu niên Tiền phong của Hà Nội, “bôn” hơn đảng viên, nghỉ hè tình nguyện đi lao động ở mỏ, được bầu làm…lớp phó. “ Rồi ‘đời ông lận đận vì ông…giỏi”, nào xin đi B chiến đấu bị từ chối, nào Đài Tiếng nói Việt Nam xin ông về làm nhưng không được, nào là Trường viết văn Nguyễn Du xin ông về giảng dậy cũng không xong, chung quy chỉ tại vì ông…giỏi quá, người ta giữ.

    Chỗ này ông nhà thơ quên một điều còn rất nhiều người giỏi hơn ông mà vẫn đi B như thường...

    Oi chao, tưởng rằng cái máu “háo danh” chỉ thấy ở các nhà thơ trẻ, nào ngờ các bác thơ già cũng chẳng chịu thua. Trong 60 poster thì các bác già đã chiếm tới 14 chiếc, còn lại chia cho tuổi sồn sồn như Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Quang Thiều…và các “sao thơ” như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Dạ Thảo Phương, Lê Vĩnh Tài…Còn lại là ‘các chim non” mới ra ràng như Bùi Thanh Tuấn, Đỗ Thị Tấc, Lê Thanh My… đặc biệt có nàng sơn nữ làm thơ Bùi Thị Tuyết Mai từ Hoà Bình lên tham dự ngày thơ, mang theo ghế mẹt mây, ché rượu cần, 600 lá trầu từ vườn nhà và cũng chừng ấy cau đến để têm trầu và mời trầu. Khi được hỏi về thơ nàng trả lời:

    Tôi không mang thơ chữ lên Hà Nội đâu, chỉ mang trầu cau và rượu theo thôi. Mang luôn cái nỏ đi nữa, sợ lạc hồn lạc vía giữa chợ thơ Hà Thành”.

    Thật đáng mặt sơn nữ thời A còng.

    Trở lại lễ khai mạc đêm thơ ở Sở thú Sàigòn. Quá 8 giờ tối mà Ban tổ chức vẫn chưa khai mạc được làm các nhà thơ cả trẻ lẫn già đứng ngồi không yên.Nguyên nhân không phải vì mất…4 cái bì thư “cảm ơn”, (thay cái khác mấy hồi), mà chính là vì bà Trưởng ban Tổ chức, Phó Giám đốc Sở VHTT, Nguyễn Thế Thanh còn đang bận việc chạy “show” bên lễ hội người Hoa cũng khai mạc vào đêm nguyên tiêu. Chờ mãi, mỏi cả cổ, sau cùng bà “sếp” cũng tới.

    Cả một ngày suốt từ sáng các “vườn thơ” đã đọc thơ, nói thơ chán chê rồi, bởi vậy buổi tối chính lễ nguyên tiêu họ quay sang chơi trò ngược lại, hợp với tính cách dân SèGoòng : mang thơ ra bán đấu giá.

    Riêng cái “vụ” này thì cả quan khách lẫn các nhà thơ ở thành phố mang tên Bác đều rất…thạo. Bởi thế cuộc đấu giá sôi nổi gấp mấy lần cuộc “đọc thơ”. Hoá ra bà Phó Giám đốc Sở Nguyễn Thế Thanh cũng…làm thơ. Bài thơ “Không đề” của bà được mang đấu giá trước tiên với giá ban đầu là…50 ngàn. Chắc “nịnh sếp” để nhờ vả, , một Việt kiều đã mua với cái giá 2 triệu đồng và còn lì xì thêm 3 triệu đồng nữa. Bài thơ Cõi đời của nhà thơ Lê Thị Kim được mua với giá 4.500.000 đồng.

    Ngày thơ Việt Nam như thế là bế mạc. Lại phải chờ tới tết nguyên tiêu sang năm mới tới “hẹn lại lên” để các nhà thơ lại dùng tiền của dân thi nhau mà tự đánh bóng, tâng bốc lẫn nhau trong khi chắc hẳn nàng thơ đã bạt vía, bay lên trời theo ông công ông táo từ hồi trong tết.
    N.T.

  6. #35
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Chuyện Xưa - Nay Mới Nói
    KỲ 92


    Chuyện buồn thời có đảng !!!!

    Số tháng 8 – 2003 , báo Sông Hương đã in xong, sắp sửa đưa đi phát hành cả nước thì đột nhiên có lệnh ngưng . “Cấp trên” yêu cầu lột bỏ một bài , trước khi báo tới được tay bạn đọc. “Bóc bài” là chuyện thường ngày ở…các báo, nhưng lần này lại rơi đúng vào nhà thơ Hoàng Cầm, vốn ngày xưa bị “xử trí” trong vụ Nhân Văn- Giai Phẩm , nay được “ân xá” và được đăng thơ thoải mái trên các báo.

    Nhà thơ Hoàng Cầm đã viết gì để đến nỗi “đứa con tinh thần” bị đá đít vào sọt rác ? Bêu xấu lãnh đạo văn hoá văn nghệ chăng ? Dạ không, nhà thơ Hoàng Cầm sau lần ra tù năm 1986 đã trở nên như hiền khô như ngô khoai sắn .Chống Đảng, đòi đa nguyên đa đảng chăng ? Ấy chết, tuyệt đối không.

    Chẳng qua sau khi nhà văn Nguyễn Đình Thi đi gặp đồng chí Tố Hữu trên thiên đường cộng sản, thi sĩ Hoàng Cầm nổi máu cảm hoài viết một bài “ Nguyễn Đình Thi trong tôi – Nguyễn Đình Thi ngoài tôi…” để “ Hương hồn anh Nguyễn Đình Thi linh giám”.

    Có lẽ sợ mang tiếng “ thấy sang bắt quàng làm họ”, thi sĩ họ Hoàng xác định ngay với văn sĩ họ Nguyễn “sự cách biệt” không phải “kẻ dương gian người âm phủ” mà là “ chiếu ngồi” trên văn đàn : ”hai người mang hai bản chất ngược chiều nên suốt 60 năm, mặc dầu có nhiều lúc rất gần nhau mà không hiểu sao, anh và tôi vẫn cứ vượt ra khỏi cái đáng lẽ ra phải có .
    Chắc vì vậy một người đi về nơi “quan trường”, một người ngược lại.

    Thế là ... Cách mạng tháng Tám đã thành công, lần đầu tôi gặp Nguyễn Đình Thi.”,Hoàng thi sĩ nhớ lại :

    Trước mặt tôi, sừng sững một anh chàng cao lớn, da ngăm ngăm đen, đôi mắt tinh anh, giọng nói uyển chuyển ấm áp. Đặc biệt là bộ âu phục sang trọng đắt tiền, màu đen óng chuốt, cái ca vát đỏ tươi màu mào gà, khiến tôi cảm thấy anh đúng là hình ảnh tiêu biểu cho khí thế cách mạng lúc mới giành được chính quyền. Đôi giày da đen đánh bóng càng làm tăng cái uy phong của một nhà cách mạng trẻ tuổi. Còn tôi chỉ như cậu bé ngu ngơ lẽo đẽo đi theo ở đằng đuôi.”

    Cái cậu bé lẽo đẽo đằng đuôi ấy rồi cũng viết được một vở kịch thơ có tựa Kiều Loan để mang tới nộp cho anh Nguyễn Đình Thi xin duyệt :

    Ngồi trước mặt anh, bên cái bàn giấy lộng lẫy có đủ cả máy điện thoại và hai chồng sách dày, bìa cứng in nổi chữ vàng chữ bạc: Các Mác với vấn đề văn hoá, Tư bản luận, Chống Du-ring... Tôi hoa cả mắt và cảm thấy mình là con chim chích vào rừng...” .

    Những tưởng thi sĩ họ Hoàng được lãnh đạo kiêm nhà văn họ Nguyễn tay bắt mặt mừng, ngờ đâu :

    Không khí cuộc gặp mặt bỗng trở nên nghiêm trang và lời mở đầu câu chuyện của anh Thi lại càng làm cho nó thêm lạnh nhạt, căng thẳng.”.

    Nhà văn Nguyễn Đình Thi lên giọng quan cách :

    “ Tôi đã nhận được vở kịch của anh. Cả lá đơn nữa. Anh Nguyễn Huy Tưởng và anh Nguyên Hồng đã giới thiệu Kiều Loan với tôi. Tôi cũng đã đọc qua ...

    Vừa nói, anh Thi vừa rút ở cái cặp da đen bóng tập bản thảo vở kịch đánh máy của tôi. Anh trao nó cho tôi với một nhếch mép cười mà cho đến nay tôi vẫn không sao hiểu được, nhất là câu nói ngay sau cái cười nửa miệng ấy:

    - Rằng hay thì thật là hay!

    Hai tiếng cuối câu đay xuống, tôi nghe như có vẻ vừa giễu cợt vừa hững hờ. Và anh Thi cũng chỉ nói có thế. Không hơn nửa lời. Rồi anh thu dọn sổ sách, như có ý bảo tôi “Về đi!”.

    Như vậy đó, vừa mới chập chững đi theo cách mạng, giữa các văn nghệ sĩ trí thức đã sinh ngay ra cái thói đố kỵ tài năng của nhau ,đã lập tức tạo ra mối quan hệ “thủ trưởng và nhân viên” – một bên là lãnh đạo và một bên là “bị lãnh đạo”. Hơn 10 năm sau, khi văn nghệ sĩ trí thức đi theo Đảng,Chính phủ về “tiếp quản thủ đô”, mối quan hệ đó lại bộc lộ trong một bi hài kịch cười ra nước…mắt :

    Một sáng đầu năm 1956, anh Thi đến nhà xuất bản Văn nghệ đưa cho tôi đọc tập thơ Người chiến sĩ tập hợp những bài anh sáng tác từ những ngày tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến, và anh Thi yêu cầu tôi cho ấn hành ngay, càng sớm càng tốt. “.
    Vậy là lúc này thi sĩ họ Hoàng cũng đã lên quan – quan Giám đốc NXB Văn Nghệ cho dù ghế thấp hơn Bí thư Đảng đoàn văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Thi nhiều lắm. “Quan trên” đã “yêu cầu , mặc nhiên “quan dưới “ phải thi hành ngay. Lập tức, Giám đốc Hoàng Cầm phải tổ chức biên tập, lập kế hoạch in tới…20.000 bản. Than ôi, mưu sự tại “cấp trên” thành sự tại “cấp trên nữa” – cấp trên nữa của nhà văn họ Nguyễn còn có “ông kễnh” Tố Hữu. Thế là vào một buổi sáng, thi sĩ, Giám đốc Hoàng Cầm nhận điện thoại :

    Chuông máy điện thoại reo, giọng nói Huế rất êm ái, rất tình cảm của ông Lành (Tố Hữu) đầu dây bên kia. Tôi tiếp chuyện:

    - Vâng, nhà xuất bản Văn nghệ đây . Tôi là Hoàng Cầm, thưa anh, có chuyện gì thế ạ?

    - Nghe nói, Nhà xuất bản Văn nghệ sắp cho in tập thơ gì đó của anh Nguyễn Đình Thi hỉ?

    - Thưa anh, đúng thế ạ. Tôi đã ký phiếu in và gửi cả bản thảo xuống nhà in Tiến Bộ rồi ạ.

    - Anh Hoàng Cầm hỉ! Tôi đề nghị anh hoãn lại đừng cho in vội.

    Tôi hơi sửng sốt, tuy cũng cảm thấy vấn đề này có trục trặc gì đó.

    - Thưa anh, vì sao thế ạ? Toàn thể anh em biên tập đã đọc và thấy tập thơ không có vấn đề gì sai trái với đường lối chính trị đâu ạ. Đó là một tập thơ tốt.

    - Tốt thì có tốt, nhưng bây giờ in ngay rồi phát hành đến các tầng lớp quần chúng, nhất là công, nông, binh thì có khi lại hoá ra không tốt…”

    “ Động chạm tới công nông binh ?”, ối mẹ ôi, cố nội thi sĩ Giám đốc Hoàng Cầm cũng chẳng dám trái lệnh Ban bí thư. Thế là “đứa con tinh thần” của nhà văn Nguyễn Đình Thi bị bóp mũi chết ngay tại nhà hộ sinh có tên là “Nhà in Tiến Bộ”. Và ngay hôm sau NĐT đã phóng tới Nhà Xuất bản đòi lại bản thảo :

    Anh Thi nài nỉ :
    - Để mình sửa chữa lại. Thú thật, anh Lành đã có đọc tập thơ này. Trong khi anh Lành chưa có ý kiến gì, mình muốn đưa cho Cầm để xuất bản thật nhanh. Nhưng gần đây, khi nghe nói mình đã đưa bản thảo xuống nhà xuất bản thì anh ấy gọi mình lên và khuyên mình nên sửa một số bài mà anh ấy cho là lủng củng. Mình đã tranh luận với anh ấy. Cuối cùng anh Lành vẫn bảo mình nên chữa lại cho độc giả công nông dễ hiểu, dễ thuộc. Thôi thì... người ta là lãnh đạo mà. “

    Khổ thân nhà văn Nguyễn Đình Thi ,“ người ta là lãnh đạo” thì mình cũng “lãnh đạo”, chết cái “người ta” ngồi chiếu trên, còn mình chiếu dưới, có nhét cứt vào mồm cũng phải chịu, huống hồ sửa dăm ba câu thơ “phục vụ công nông binh”. Thế là :

    Hơn một tháng sau, khoảng 5.1956, anh Thi lại cầm bản thảo Người chiến sĩ đến nhà xuất bản gặp tôi.” Anh nói:” Dẫu sao tôi cũng phải nhân nhượng ông Lành. Cũng không theo ý ông ấy hoàn toàn, nhưng vì tôi đã là đảng viên từ lâu, cũng không muốn tỏ ra điều gì khiến người ta có thể kết tội mình là bất tuân thương lệnh hoặc như bây giờ người ta bảo mình là cố ý không chịu sự lãnh đạo của Đảng. Vậy mong Hoàng Cầm cho in thơ của mình theo bản thảo này.”
    Trong khi đưa tay vào cái túi vải đựng khá nhiều tài liệu để lấy ra cái bản thảo tập thơ mới sửa chữa, anh Thi còn nói thêm một câu khiến tôi cũng đâm ra hoang mang:”
    - Trí thức văn nghệ sĩ chúng mình đã đi với cách mạng vô sản thì ít nhiều cũng phải hy sinh cái bản ngã của mình dẫu là bản ngã tốt đẹp!
    Thế là trong phút giây, tôi chợt nghĩ, Thi nói vậy có lẽ đúng chăng? Mà nói đến tinh thần cách mạng thì mình phải kém Thi rất nhiều chứ!

    Anh Thi trao cho tôi tập bản thảo mới, giấy trắng, đánh máy đẹp, đóng bìa khá dày. Tôi cầm tập thơ, chỉ mới giở vài trang đầu, đã thấy có gì gờn gợn trong người. Hoá ra anh chữa khá nhiều. Có bài đã rất vững vàng về ý tứ, âm điệu, anh đã chữa toàn bộ thành ra đủ vần điệu cũ khiến tôi đã như bực bội. Chắc là lúc ấy, mặt tôi đỏ gay gắt và ngấm ngầm có một cái gì cứ trào lên nghén nghẹn ở cổ họng. Tôi đã muốn nói thật to một câu gì đó cho đỡ bực, nhưng may quá, tôi nén lại được. …”

    Cái câu thi sĩ, Giám đốc Hoàng Cầm “nén lại được đó”, tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu là : “ĐM thằng hèn…”. Bởi lẽ vốn mang dòng máu Chí Phèo, cái kiểu “ dạ thưa trước mặt, văng c…sau lưng” là thói bẩm sinh của trí thức văn nghệ sĩ chúng ta. Cái chân lý “ trí thức đi theo cách mạng vô sản phải hy sinh bản ngã tốt đẹp” cũng chỉ được thì thào qua miệng anh Thi tới tai anh Cầm thôi, bố bảo không dám phát biểu trước mặt anh Lành. Nó còng tay là cái chắc.

    Đọc tới đây người ta hiểu ngay vì sao bài báo của Hoàng Cầm bị “lột bỏ”. Nó không chỉ đụng tới những tượng đài của nền văn học cách mạng như Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu …mà còn cạnh khoé tới cả rường mối của cả một toà lâu đài văn hoá văn nghệ có đích ngắm là …phuc vụ công nông binh.

    Tôi rất thương anh và thật tiếc cho anh. Bởi lẽ, vào những ngày cuối cùng trên thế gian này, trong cõi người này, chắc hẳn anh đã tự biết rằng anh không đạt được ước vọng lớn lao của mình đâu, bất kỳ ước vọng ấy nhằm về hướng nào trong tâm thức sâu kín của một con người.”

    Lời sau chót này thi sĩ Hoàng Cầm gửi văn sĩ Nguyễn Đình Thi cũng là gửi cho toàn thể văn nghệ sĩ tiền chiến đi theo cách mạng. Ở bên kia thế giới, họ có nghe thấy không ?

    Nhưng mà thôi, nghĩa tử là nghĩa tận, bới ra làm gì cho lời điếu thêm buồn…
    7-9-03
    Thứ Tư, ngày 01 tháng 10 năm 2014
    NT

  7. #36
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    "Thoả hiệp Án"
    Nguồn gốc và Hậu quả.
    Tham Khảo:

    A. “Người Việt ở Pháp 1940-54” - Ðặng Văn Long.1997.
    B. “Việt Nam 1920-1945” – Ngô Văn.1995.
    C. “France 1940-1955” – Alexander Werth.1956.
    D. “Marxism, Wars & Revolutions” – Isaac Deutscher.1984.
    E. “The Fate of the Revolution” – Walter Laqueur.1967.

    Các chú thích dẫn trong sách, được đánh dấu tắt bằng “A”, “B”, “C”, “D”, “E”…kèm số trang.

    I. Nguồn Gốc

    Thỏa hiệp Án (Modus Vivendi) do Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) ký năm 1946 với chính phủ Pháp diễn tiến rất bất ngờ cho không khí chính trị Việt Pháp, ảnh hưởng sâu xa sau này… xảy ra nửa đêm 14 rạng ngày 15 tháng Chín 1946, tại nhà riêng Moutet.

    Modus Vivendi chủ trương Việt nhường thêm bước nữa cho Pháp sau khi đã chịu Ðộc lập trong Liên Hiệp Pháp của Hiệp định Sơ bộ 6 tháng Ba 1946. Thỏa hiệp này, câu quan trọng nhất, là điều V, câu cuối như sau:

    - Khi đã giải quyết xong vấn đề tiền tệ, một thứ bạc sẽ tiêu chung ở trong những xứ thuộc quyền chính phủ Việt nam và những xứ của Ðông Dương.

    Ðồng tiền đó tức là đồng bạc Ðông Dương, do nhà băng Ðông Dương phát hành hiện nay, trong lúc chờ một cơ quan phát hành thành lập.

    Ðiều lệ của cơ quan phát hành đó sẽ do một ủy ban Pháp-Việt […]

    Ðồng bạc Ðông Dương phải thuộc vào phạm vi đồng Phật Lăng. (A:108)

    Ðây là lý do chính cho tàn sát Hải Phòng: Pháp muốn kiểm soát mệnh giá đồng Phật lăng của Ngân hàng Ðông Dương, đang bị thất thoát qua Tàu, trong lúc quan kim của Tưởng đang lạm phát trầm trọng.

    Ngày 17, HCM giải thích với hàng ngàn Công binh Việt tại Marseille, “Ta như người có ruộng mà không có thóc, Pháp như người có thóc mà không có ruộng, nay hợp tác thì hai bên đều có lợi. Kiều bào hiểu chưa?” Không ai hiểu cả, vì không mời thì Pháp cũng đã đến rồi! (A:117)

    Ngày 18, HCM lên tàu về nước.

    Từ ngày 29 tháng Tám, lính Pháp đã chiếm sở Ðoan và sở Công an Việt, bắt đi một số người. Từ ngày 15, Pháp nắm trong tay quyền kiểm soát hải quan và hải phận Hải Phòng, nơi người Việt xuất gạo để đổi lấy vũ khí của Tàu.

    Ngày 20 tháng Mười một, trừ khu dân Pháp, Hải Phòng nổi dậy chống quân Pháp chuyên quyền […] Lối 8 giờ sáng, súng nổ vang trời, tiếng súng cối pháo kích làm rung chuyển thành phố, thiết giáp Pháp tấn công, lao vào các chiến lũy người Việt…Nửa thành phố bị phá trụi dưới lằn đạn các đại pháo từ 3 chiến hạm ngoài khơi bắn, chuẩn bị cho bộ binh tiến lên. (B:361).

    Theo A. Werth, (“Background of the Indo-China War- dẫn tài liệu của D.Hemery và P.Devillers có từ Thư khố Bộ Thuộc địa”), thì…

    10 giờ sáng [Nov 23 -1946] quân Pháp tiến vào Phố Khách, gặp chống trả của người Việt; Dèbes [Ðại tá] gọi chiến hạm Suffren bắn vào thành phố. Theo Ðô Ðốc Battet, “6 ngàn người Việt – đàn ông, đàn bà, và trẻ con - hoặc chết cháy dưới súng phun lửa của bộ binh, hoặc đạn đại bác Hải quân bắn vào.” (C:339)

    Hãng Thông tấn Pháp AFP, trấn áp mọi tin liên quan đến vụ tàn sát (1), sợ Ðại tá Dèbes nổi giận, chỉ vài tháng sau mới loan tin qua loa biến cố mà sau này dẫn đến Ðiện Biên Phủ.

    Các báo chí bên Pháp, Le Figaro, le Monde, L’Epoque, và Aube lúc ấy đang lo “cảnh giác nếu chính quyền Pháp thiếu cương quyết”, sẽ “mất Ðông Dương”.

    Không 1 báo nào loan tin Tàn Sát Hải Phòng. (C:340).

    Sau đó thì đến lượt tàn sát Hà Nội, ngày 19 tháng Chạp.

    Tất cả, từ Modus Vivendi, khởi sự nổ bùng chiến tranh Việt Nam.

    Modus Vivendi, có là điều chẳng đặng đừng, và có là sáng kiến của riêng H.C.M?

    a). Chẳng đặng đừng?.

    Sau Thế chiến, Pháp kiệt quệ. Phí tổn chiến tranh sẽ quá lớn, và lòng người dân Pháp không muốn thêm chết chóc cho con em họ nữa. Chính vì ký Thoả hiệp án mới làm quân Pháp có cớ đổ bộ trở lại Việt Nam.

    b). Sáng kiến “cụ Hồ”?

    Trong lịch sử Quốc tế Ba, đã có 2 lần Stalin đòi Thỏa Hiệp án. Thỏa hiệp với đế quốc là chủ trương Stalin.

    Lần 1, khi Tưởng đòi Bắc chinh dẹp sứ quân Hoa Bắc, Stalin đã đề nghị Thỏa hiệp Án với Trương Tác Lâm (1926).

    Lần 2, quân Tưởng yếu thế rút dần về Hoa Nam, Stalin đề nghị Mao Thoả hiệp Án với Tưởng (1948).

    “Sau tàn sát Quảng Châu - Thượng Hải 1925-27 của Tưởng Giới Thạch, Stalin tuyên bố tại hội nghị Postdam, rằng Tưởng “là lực lượng chính có thể cai trị Trung hoa,”Phải chăng nói thế để lấy lòng Ðồng Minh. Chưa chắc. Thật ra, Stalin không tin khả năng của Ðảng CSTQ có thể thắng được. Nên cho đến 1948, còn cố thuyết phục Mao nên Thoả hiệp với Quốc Dân đảng. Một bức thư của Quốc tế Ba, gửi cho Ðại hội đảng CSTQ ngay trước khi Hồng quân tiến chiếm các tỉnh quân Tưởng rút lui. Cộng sản Tàu khước từ đề nghị này.

    Trên tờ Times, ghi lại, “Cho đến tháng Bảy 1948, Nga không tin tưởng, cũng như không muốn một chiến thắng tức thì của Cộng trên đất tàu. Ðang trong lúc CS Tàu đang họp về chiến dịch mùa Thu, thì có khuyến cáo của Nga, là nên tiếp tục chiến tranh du kích trong tương lai, để làm yếu Mỹ, nước đang ủng hộ Tưởng. Nga chống kế sách tiến chiếm thành phố của Hồng quân. Ðại hội CSTQ bác khuyến cáo này. (The Times, 27 June 1950.)

    Trước đó, khi giữa thập niên 1920, Tưởng muốn Bắc chinh, tháng Ba 1926, Chính trị bộ Liên xô nghị luận về việc này, Stalin nhấn mạnh, Tưởng chỉ nên củng cố tại Hoa Nam, và nên có Modus Vivendi (Thoả Hiệp Án) với Trương Tác Lâm. Tưởng bác bỏ khuyến cáo.( I. Deutscher, C: 43 fn.)

    “Cụ Hồ” đề nghị “chuyện chính trị để người làm chính trị lo”, và , “đồng bào cứ đi theo tôi”.

    Vậy đồng bào không làm chính trị đã không biết những gì, mà “cụ Hồ” biết những gì?

    -Ðồng bào không làm chính trị, không biết Stalin chính thức giải tán Comintern (Quốc tế Cộng sản) ngày 15 tháng Năm 1943.

    -Những điều “Cụ” biết:

    Những ai không theo Stalin đều bị bẻ gãy, như trong các vụ án Mátcơva 1936-38 ở Nga. Bài học bên Tàu của Trần Ðộc Tú vào tù 1932 còn đó. Ðảng Cộng sản Pháp, ai theo đường lối Stalin thì còn sống (như Thorez), ngoài ra bị trục xuất (như A. Rosmer, Monatte, Souvarine). Các đảng Cộng sản Ðông Âu, Ðức, Ba lan…đều như thế cả. Năm 1938, Ðệ Tứ Quốc tế thành lập, thì 1940, Trotsky bị ám sát. Người “Cụ” từng phụ tá là Borodin đang trong tù (sau chết năm 1949, trong tù,)

    Vậy đàng sau cánh gà của sân khấu Modus Vivendi lúc nửa đêm tại nhà riêng Moutet, hẳn có người nhắc tuồng - không phải sáng kiến của riêng “Cụ” - tức là từ Quốc tế Ba, của Stalin.

    Cũng trong thời gian ở Pháp HCM tuyên bố với Daniel Guerin, “Ai không theo đường lối tôi sẽ bị bẻ gãy.”(B:361)

    II. Hậu Qủa: Nghệ thuật bẻ gãy của “Cụ Hồ”.

    Sau tàn sát Hải Phòng, là tàn sát Hà Nội. Tự Vệ thành đục tường kháng chiến rồi rút lui. Ngày 20 tháng Chín, quân Pháp kéo cờ tam sắc tên nóc toà Thị chính. Ðó là hậu quả đầu tiên của Modus Vivendi cho xương máu kháng chiến – đa số nông dân - về sau.

    Những người bị bẻ gãy?

    Là những ai đòi độc lập, đòi thống nhất ngay sau Hiệp định Sơ bộ đều bị bẻ gãy. Suốt Nam ra Bắc, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch…cho đến Huỳnh Phú Sổ đều chết mất xác. Những người chỉ đòi góp ý kiến cũng có số phận bi thương, như Nguyễn Hữu Ðang, Phan Khôi…Và những cái chết mờ ám của các Tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Bình.

    Tinh hoa nhất của Việt Nam thời bị đô hộ bị tận diệt, không bởi chính quyền Thuộc địa, mà bởi “Cụ Hồ” và đảng của “Cụ”, đảng “Lao Ðộng” (sau đổi là Ðảng Cộng Sản) bẻ gãy. Nay chỉ còn những con cá rô của “Bác Hồ”:
    ( Con cá rô ơi chớ có buồn
    Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
    .
    -Tố Hữu.)

    Không ai có tiếng nói khác.

    Theo đường lối Stalin, (Stalin, từng bị tố cáo là,”Kẻ đào mồ chôn Cách mạng”), nhưng ở Nga, những người bị Stalin bẻ gãy, nay được phục hồi danh dự gần hết: Bulkharin, Sverdlov…Bên Tàu, thì đã phục hồi cho Lý Lập Tam, Lưu Thiếu Kỳ…Cả Nga lẫn Tàu đã bỏ tệ Sùng bái Cá nhân. Chỉ có Việt Nam thì chưa. Nên không một ai từng bị bẻ gãy được phục hồi tên tuổi. Tài tình?

    Người Việt Nam nghe “Cụ” tuyên bố, là đọc Mác-Lênin rất xúc động, nhưng “Cụ” cũng nói, là “muốn Ðộc lập trước”. Ðể Ðộc lập, “Cụ” nhờ hết. Các Ðế quốc, như ”nhờ Nga, Tàu, Mỹ, Pháp” để có Ðộc lập. Nhờ hết, trừ Vô Sản.

    Cho nên, chủ nghĩa Mác – Lênin chưa 1 ngày thực hiện ở Việt Nam. Nhưng không ai động chạm đến “Cụ”, mà “Cụ” vượt cả Mác, vì nay ai bất mãn với những bất công, chỉ đòi “bỏ chủ nghĩa Mác-Lê”, giữ lại “tư tưởng Hồ Chí Minh” - Làm thuốc bổ não cho dân Việt Nam. Thiên tài?

    Ðấy mới là cái tài tình, thâm thúy, thiên tài của “Cụ”, người tuyên bố bao điều tốt đẹp, cần kiệm liêm chính, tự do, bình đẳng vân vân. Nhưng di sản thì lại là có 2 thứ pháp luật: Một cho đảng viên quan liêu của Ðảng; một cho nhân dân.

    Và cho đến nay, ai viết về lịch sử, chính trị…đều im bặt, nếu không muốn bị bẻ gãy. (Theo Farida Shaheed, đại diện nhân quyền LHQ, Việt Nam chỉ có MộT bộ Sử.)

    Bẻ gãy ý kiến đưa đến sự tù hãm (stalemate) tư tưởng. Trong quá khứ, những quốc gia không có sự phát triển tư tưởng, đã diệt vong. Karl Marx bảo, “tù hãm đưa đến tàn lụi của mọi giai cấp, cả thống trị lẫn bị trị.” Và, “Không một xã hội nào duy trì vĩnh viễn được nguyên trạng, status quo, kềm hãm sự đấu tranh, chỉ đến tự huỷ diệt”.

    Xã hội Việt Nam đang tù đọng, Ðảng Cộng sản Việt nam đang tù đọng. Trí thức Việt thì cùng nhau lên án chủ nghĩa Cộng sản. Lịch sử là tìm hiểu những cái chưa biết, hấp dẫn biết bao. Nhưng chỉ có một bộ sử, thành nhàm chán, vì ai cũng “biết hết” rồi. Và lịch sử thế giới thì càng xa vời! Nhưng chả phải cách mạng Nga, và Trung quốc đã tạo những thay đổi chấn động đó ư? (E:173-4)

    ***
    Hegel từng phát biểu hung hăng rằng “lịch sử thế giới chuyển từ Ðông sang Tây”, và rằng “Châu Âu biểu trưng cho sự tận cùng của lịch sử nhân loại”. Nhận định quá khích này vì Hegel tin rằng thời kỳ Cải Cách và sự ra đời Nhà Nước Phổ là đỉnh điểm của sự phát triển tinh hoa nhân loại; và cũng không thiếu gì người, dù không tin Giáo Hội lẫn Nhà Nước, cũng cho rằng lịch sử thế giới đã đạt cao điểm chỉ ở Tây Phương, còn Ðông Phương, chả còn gì để cống hiến nữa, chỉ giữ vai trò phục tùng.

    Nhưng nào có thế? Chúng ta đã thấy cách mạng bùng ra ở Ðông Phương. Và không ngưng ở đó. Còn Tây Phương coi như đã thể hiện xong xã hội chủ nghĩa bằng vài trang sử rỗng chăng?

    Xã Hội chủ nghĩa còn cần vài cuộc cách mạng nữa, cả Tây lẫn Ðông.; và chả ở đâu mà lịch sử chấm dứt cả. Phương Ðông đã viết những trang sử thay đổi lớn, khởi nguồn từ tư tưởng Tây phương. 50 năm trong lịch sử Nga cho ta biết những thay đổi to tát trong một nước hậu tiến thế nào. Ðó là điều Tây phương sẽ nhìn thấy những chân trời mở ra cho chính xã hội họ, để họ thoát ra tư tưởng bảo thủ cùng lối sống thờ phụng vật dụng. Cách mạng Nga vẫn còn là bài học đáng để nghiên cứu, cả cái hay lẫn cái dở.

    Vũ Huy Quang
    DEC 2013.

    (Ðể chào mừng sự ra đời cuốn “Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền…” của các tác gỉa Trần Mỹ Châu&Phan Thị Trọng Tuyến)

    ***
    1. Vụ tàn sát Hải Phòng - nửa thành phố chìm trong biển lửa - từng được so sánh với vụ tàn sát nổi tiếng Guernica (mà Jacques Raphael-Leygues, Bộ trưởng Hải quân Pháp so sánh) xảy ra như sau:

    Những tàn phá đổ nát không chỉ do các trận chiến, mà trong nhiều trường hợp do chỉ thị là nhất định phải cho tụi người Việt “một bài học”. Ferrandi nêu một bằng chứng quan trọng. Tiểu đội anh ta hành quân trên đại lộ Paul Dumer,”Nhiệm vụ chúng tội mang tính chất một cuộc trừng phạt, đó là dùng súng phun lửa bắn vào khu buôn bán, nơi Việt minh có hoạt động mạnh. Ðại tá Dèbes đã có chỉ thị viết tay. Nếu như đốt một tiệm cắt tóc hay một tiệm thuốc dễ bao nhiêu, thì đốt một tiệm giày dép lại khó bấy nhiêu. Phải làm nhiều lượt và phải quăng thêm những tạc đạn cháy mới có thể tiêu hủy hoàn toàn. Nhiệm vụ này để dọn đường cho việc tiến vào khu người Tàu.”

    Chaffard, op.cit, p. 49. (B:362).

  8. #37
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Thay dân hay thay…đảng ??

    .

    Thay dân hay thay…đảng ??

    Thay ..dân ?

    Í chết…dân là cái gốc, sao mà thay ?

    Vậy mới đau đầu nhà cầmquyền khi dân ngày càng láo !

    Từ thời con nguời tụ tập thành quốc gia , đa số các nhà tư tưởng đều xui dại nhà cầm quyền phải tôn trọng dân. Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân - hình như thấu hiểu được tiềm năng khổng lồ trong đám dân đen nên tinh thần "trọng dân" thời nào cũng có .

    Bên tàu có ông Khổng tử viết "dân vi bản", bên tây có các ông Ánh Sáng như Rousseau trong "Contrat Social" (Khế ước xã hội) cũng lấy " công dân " làm viên gạch cơ bản xây nền cộng hoà.

    Rồi đến thời cộng sản Nga,Tàu...đâu đâu cũng “bốc phét “ "vì dân hy sinh...vì dân quên mình....", Quần chúng đã trở thành cái ...quần mà lãnh tụ cộng sản nào cũng muốn xỏ . Ở ta, dù là cường quyền, bạo quyền, hay dân quyền nhà cầm quyền nào cũng leo lẻo "dân làm gốc".

    Ở vào thời IT con người đã tìm ra cái còn nhanh hơn cả ánh sáng (làm lung lay ghế ngồi của ngài Einstein ) , vào thời hệ thống gien của con người - nơi bộ máy huyền vi của con tạo khiến người ta phải nghĩ tới sự có mặt của thuợng đế - đã bị khám phá, săm soi đưa cả lên...bản đồ, làm cho chúng ta, những con người "hàng hiệu", những con "người Việt cao quý" (tiếc thay, cái nhà ông Vũ Hạnh này, bây giờ thành cây bỉnh bút đắc lực cho ...báo Công an Hồ Chí Minh , chuyên đâm bút vào hai tầng lớp mạt hạng nhất xã hội : chị em ta và nhà văn), vâng, chúng ta phải đỏ cả mặt khi liếc qua cái bản đồ gien ấy thật chẳng khác gì cô gái dậy thì bị đưa lên bàn khám, rọi đèn coi có còn ...trinh hay không , vâng, ở cái thời mất có 3 thập kỷ con người đã hoàn tất cuộc cách mạng tin học thay vì 300 năm cho công nghiệp và 3000 năm cho nông nghiệp - vâng, ở cái thời đó "đám dân đen con đỏ " vẫn cứ bị hỏi “ai người lớn” ?.

    Trong các chuyện kể trên đời, phải nói thâm nhất là ba chuyện tàu.

    Chuyện kể từ thời xửa thời xưa, từ thời hồng hoang Bành Tổ, ở biển Bột Hải có một gã tên Ngột. Gã này tuy không mắt không mũi không tai không mồm nhưng lại sống hồn nhiên vui vẻ . Hàngngày gã nô rỡn, nhảy nhót cùng nắng trời và sóng biển. Nguời đời sau thấy gã, thương lắm mới đục cho gã ngũ khiếu để gã có thể sờ mó, nói năng, nghe ngóng....Ngờ đâu sau khi đã có đủ ngũ quan, Ngột liền lăn ra chết.

    Lại có chuyện về gã A.Q của nhà văn Lỗ Tấn, kể gã nhà quê này kỳ cụclắm - thời phong kiến , những lúc phải lên quan , hắn quỳ đã đành, kịp tới thờicách mạng Tân Hợi (1910), đổi đời rồi, vậy mà khi lên huyện gặp chủ tịch, hai đầugối hắn cũng cứ tụt xuống, tụt xuống, hoá ra gã vẫn quỳ, khiến cho ông Lỗ Tấn phải thốt lên :"quen cái thói nô lệ...".

    Hai cái truyện này ngẫm đi chả có gì, nghĩ lại mới thấy anh tàu thật thâm. Suy cho cùng cái gã tên Ngột với gã tên A,Q cũng là một gã nhà quê có tên là "dân đen con đỏ" đó thôi. Hắn chẳng có trăm tay nghìn mắt như Phật bà Quan âm, hắn chẳng có cái bụng chứa đầy chữ nghĩa như các môn sinh của Đức Khổng tử, bởi thế hắn biết 'tự do" với 'dân chủ' là cái quỷ gì ?
    Tính hắn thế, nếu đưa cho hắn chọn một trong hai thứ : cái bánh bao và nền dân chủ thì chắc chắn hắn sẽ vồ lấy bánh bao .
    Còn bắt ép hắn hãy khoan ăn bánh bao, hưởng thụ dân chủ trước đã, thì có khi lại giống kiểu đục cho tên Ngột 5 cái khiếu để rồi gã lăn ra chết.

    Một ngàn năm nô lệ giặc tàu, một trăm năm nô lệ giặc tây, cái anh Ngột -AQ Việt Nam chẳng thua gì người anh em bên tàu về cái máu..."quen cái thói nô lệ".

    Chẳng thế hồi mở cửa, ôngNguyễn văn Linh mới he hé một chút dân chủ thế là các ông nhà văn đã chửi nhau loạn xạ , ông nọ chửi ông kia là "văn chương phải đạo","văn chương minh hoạ" "ta mới là đổi mới chính hiệu đây " khiến người trong nước ôm bụng cười :"thôi đi các cha, vừa mới có một hớp dân chủ đã ho sặc sụa".

    Vừa rồi, có dịp về thăm HàNội, gặp lại các bác các chú trong họ đều đã hưu cả rồi, vậy mà mời đi chơi xa vài bưã, các cụ cứ chổi đây đẩy :"bận lắm...bận lắm...". Hỏi rằng hưu rồi còn bận nỗi gì ? Các cụ bảo chỉ hưu trong sổ lương thôi, còn vẫn thèm họp hành, thèm cơ quan, thèm được lãnh đạo lắm,vắng 'thủ trưởng" cứ thấy...thiêu thiếu thế nào ấy. Các cụ lại nói :

    Hoá ra sống vào cái thời bao cấp tuy vật chất thiếu một tý nhưng lại đâm ra sướng..."

    Hỏi sống với ba cái tem phiếu ấy sướng nỗi gì .Các cụ bảo :

    'Cơ quan thời đó vui lắm, trên dưới rõ ràng, thủ trưởng nhân viên hoà đồng lắm..."

    Ấy đấy, cái sự bức xúc thiếu dân chủ hoá ra đã cao lắm đâu ở cái tầng lớp "phó thường dân" hay còn gọi là lớp người "nhân viên 3 cán sự 1" đấy. Tất nhiên, nói chuyện này không có nghĩa rằng dân Mít ta mãi mãi cứ phải là chàng Ngột đừng có ai "đục khiếu" cho gã mà gã chết. Hoàn toàn không ạ, cứ cái đà toàn cầu hoá này sẽ có ngày anh Mít ta vốn sẵn máu Chí Phèo tỏ mặt anh hào khắp năm châu bốn biển cho coi.Nhưng đó là cả một kịch bản lắt léo và phức tạp lắm chứ chả đơn giản,dễ dàng như thiên hạ đang hè nhau đi "đục khiếu " cho chàng Ngột An nam mít.

    Đói cơm thì dân ta đã chết 2 triệu người,còn đói dân chủ thì sĩ nông công thương mỗi anh đói một cách - anh đói ít, anh đói nhiều - người bất đồng chính kiến như bà Dương Thu Hương, cụ Trần Độ...chắc chắn phải đói dân chủ hơn một anh thợ cắt tóc, thợ điện.

    Cho nên với người này thì cái truớc hết là "dân chủ ", với người kia lại là "bánh mì".Tiếc thay , cái đám cần bánh mì này lại là đám đông dân Mít ta.

    Từ anh xe ôm mong có du khách vào thật nhiều, chị công nhân dệt may mong có việc dài dài cho chồng con mát mặt, em gái karaoke mong có nhiều khách tới để kiếm tiền"bo"....Cái đám đông thầm lặng này thật ra có biết "thương ước Việt-Mỹ " mặt ngang mũi dọc ra làm sao, nhưng nếu họ biết đó là cái "bánh mì" có thể mang tới cho họ thì ta thừa hiểu họ nghĩ gì nếu ai đó định giật nó ra khỏi miệng họ.

    Bởi vậy chắc không ai không hồ hởi, phấn khởi với thương ước, nhất là người mũi tẹt da vàng, con Rồng cháuTiên . Ấy thế mà than ôi, có đấy ạ. Khối anh hăng hái viết đơn cho quý vị dân biểu tại 53 đơn vị vùng Cali yêu cầu CSVN phải thực thi dân chủ, phải thả tù chínhtrị, phải xoá bỏ điều 4 trong hiến pháp...rồi hãy giơ tay thông qua thương ước.

    Than ôi, đòi hỏi thế khác nào bảo mấy ông Mẽo đừng ký, cứ để cho dân nó chết, nhà nước cộng sản nó sập rồi hẵng...ký.
    "Chọc gậy bánh xe" thương ước , nhà nước CS chưa thấy sập đã thấy dân đói đổ ngang đổ ngửa vì công nhân thất nghiệp, hàng hóa không vào được Mỹ ,vậy thì các quý vị đó đang ..lật đổ dân chứ còn ai ?

    Đến người hăng hái chửi chế độ CSVN như bà Dương Thu Huơng cũng phải"bấm bụng" ủng hộ thương ước Việt -Mỹ sau khi đã tiếc rẻ nói rằng :

    "Tôi đã nói với một người bất đồng chính kiến thuộc thế hệ đàn anh rằng nếu chỉ có chúng ta thôi thì tôi cứ muốn Hoa Kỳ cấm vận cho tới khi nào chính quyền này sụp mới thôi..."

    Bây giờ lại đến lượt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), có thể giúp VN thoát “vỡ nợ”, Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản, các mặt hàng dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ và nông sản được hưởng lợi lớn, góp phần cải thiện đời sống cho dân đen chút nào chăng?

    Việc ủng hộ hay phản đối TPP giống thời thương ước Việt-Mỹ lại được đặt ra với các nhà hoạt động dân chủ .

    Họ chọn sao đây ?
    NT

Trang 4 / 4 ĐầuĐầu ... 234

Chủ Đề Tương Tự

  1. Ông Ba Đau Khổ
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-03-2017, 01:13 AM
  2. Nói một lần rồi thôi về chuyện Màu Cờ
    By khieman in forum Nhìn Lại Lịch Sử
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 07-28-2014, 02:37 PM
  3. Ngày Tết Nói Chuyện Ăn Uống
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-06-2014, 11:02 PM
  4. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ hậu giang ba thắc
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-01-2014, 04:11 AM
  5. Ăn Cơm Mới Nói Chuyện Cũ
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-26-2013, 01:56 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •