Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Kẻ nào không chịu đựng được đau khổ trong tình yêu thì không xứng đáng để hưởng hạnh phúc của tình yêu.
V.Ạ Sukhomlinski
Trang 2 / 4 ĐầuĐầu 1234 Cuối Cuối
Results 11 to 20 of 37

Chủ Đề: Chuyện xưa ... Nay mới nói ...

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Chuyện xưa ... Nay mới nói ...

    .

    Chuyện xưa ... Nay mới nói ...
    Hội nghị lý luận phê bình Văn Học
    Nhật Tuấn

    Kỳ 1 và 2

    Hội nghị Việt Bắc - 1951



    Nhà văn Kim Lân (ngồi, thứ 2 từ trái qua), Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (đứng, thứ 2 từ phải qua)
    cùng các văn nghệ sĩ tại một hội nghị Hội Văn nghệ VN, Việt Bắc 1951

    Hơn nửa thế kỷ trước, vào tiết mùa thu, các nhà văn VN đi theo cách mạng đã họp ở Việt Bắc để “tranh luận văn nghệ” nhằm thúc đẩy nền văn học cách mạng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trên con đường cách mạng.

    Lẽ tất nhiên, ông trùm văn nghệ Tố Hữu phải “giáo đầu” trước:

    Không có tư tưởng mới thì không thể nào nhận định đúng cuộc đời và sáng tác do đó sẽ lạc hướng. Cảm xúc của ta phải là cảm xúc của quần chúng và cảm xúc của quần chúng phải được thể hiện trong văn nghệ…”.

    Huấn thị của ông trùm lập tức đuợc các tên tuổi lớn trong làng văn VN nhao nhao hưởng ứng. Nhà văn Nguyễn Tuân “được” phát biểu trước :

    Cuộc họp tranh luận này nhằm thống nhất về đường lối tư tưởng , thống nhất về quan niệm đối với kỹ thuật sáng tác…”.

    Oi chao, cứ như là sau khi đã “thống nhất” mọi thứ, tất cả các nhà văn đều trở thành thiên tài hết. Rồi ông nhà văn nổi tiếng “ngông” này thành khẩn :

    Tôi không những là tiểu tư sản mà còn là phong kiến nữa. Cuốn Vang Bóng Một Thời đủ chứng tỏ lời tôi nhận định. Trước kia tôi không tìm được giá trị cuộc sống, tôi phủ nhận cuộc đời. Tôi có một thái độ phản động. Cuộc kháng chiến tiếp theo cách mạng tháng Tám làm tôi nhận định rõ hơn.Tôi đã cách mạng tư tưởng …”.

    Thành khẩn đến thế rồi mà sau này viết về giò chả, Nguyễn Tuân vẫn phải than :

    ” Giò tớ giã kỹ đến thế rồi mà nó vẫn còn “giã” lại…”.

    Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì hùng hồn :

    Vai trò của giai cấp công nhân là đi đầu trong việc tạo ra một cách sống mới, nó không còn là cách sống của con người cũ của ta nữa…”.

    Nữ thi sĩ Anh Thơ cũng véo von :

    Trước tôi cũng đánh phấn, bôi nước hoa. Sau tôi cũng mặc quần áo nâu và được chị em yêu quý. Thơ văn phải dễ hiểu quần chúng mới thích…”.

    Nhà thơ Thế Lữ cũng cao giọng :

    Phải khác trước, muốn tiến bộ phải cải tạo mình…”.

    Nhà văn Đoàn Phú Tư thì hồ hởi :

    Tôi thấy thích chủ nghĩa Mác vì mình chẳng…mất gì cả và tìm trong đó những hình ảnh tốt đẹp của ngày mai.. Tôi vuốt ve và mơ hình ảnh đó….” . Hoá ra gọi là “Hội nghị tranh luận” mà chẳng tranh luận cái gì hết, các nhà văn lớn chỉ tranh nhau coi ai nói cho khéo, cho lọt lỗ tai đồng chí Tố Hữu và nhất loạt hứa hẹn sẽ thực hiện cái bí kíp “ tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản, công nông hoá sáng tác” để quyết tâm xây dựng một nền văn học lớn leo lên đứng đầu thiên hạ.

    Than ôi, hầu hết những người cầm bút dự “Hội nghị tranh luận văn nghệ” ngày đó, kể cả đồng chí Tố Hữu, người dẫn đường vĩ đại, nay đã ra người thiên cổ mà các nhà văn VN chưa ai giật được giải Nobel, chưa ai vượt được chính mình so với thời “đế quốc phong kiến” mà chỉ thấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đọc “Ai điếu cho một nền văn học….”

    Hơn nửa thế kỷ sau…

    Hội nghị Tam Đảo - 2003…

    Chẳng hiểu có phải vì văn học VN đang ốm nặng, cả chục năm nay Đảng và Nhà nước chi cho vài trăm tỉ đồng, vẫn chưa thấy xuất hiện tác phẩm nào “ ngang tầm thời đại”, sách báo ra cả tấn mà chẳng thấy cuốn nào “ đáng mặt văn chương”, ngay đến nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đạo , ngàn trùng xa cách mãi tận bên Paris cũng phải than thở :

    đọc truyện Việt Nam thấy cứ như là có …mỗi một người viết” !

    Và cũng chẳng hiểu có phải vì tiền Đảng chi cho Hội nhà văn VN trong năm 2003 còn dư nhiều quá, nếu không chi hết thì Bộ tài chính nó “cắt” nên cuối năm bận rộn thế mà tự dưng Hội lại đứng ra tổ chức cuộc họp đông tới hơn 200 nhà phê bình lý luận cũng vào tiết thu, chỉ khác trước ở chỗ không họp “dưới chân núi” mà lại kéo nhau lên đỉnh Tam Đảo ! Có lẽ từ ngày lập nước, chưa có cuộc “bắt mạch kê đơn” cho “nền văn học cách mạng” nào lại rầm rộ, đồ sộ đến thế.

    Để ngăn ngừa các vị “lang băm” đến phá thối, đồng chí Chủ tịch Hữu Thỉnh đã gạt ra khỏi danh sách mời tất cả những thày lang nào “bảng hiệu chưa đăng ký”, hoặc coi giò coi cẳng thấy bốc mùi “tà khí”. Rào chắn kỹ càng như vậy mà vẫn chẳng mời được đồng chí Trưởng Ban tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm, nhân vật sô 1 trong nền văn hoá văn nghệ cách mạng VN đến dự, chẳng hiểu có phải do đồng chí ấy bận công việc lãnh đạo hay là do cẩn thận tránh xa những nơi có thể xuất hiện lắm anh Chí Phèo chuyên đánh võ mồm dễ xúc phạm uy tín lãnh đạo.

    Lạ một điều, trước cuộc Hội nghị, các thày đã thi nhau “bốc thuốc kê đơn” trên…báo Văn Nghệ. Chẳng hạn như “thày” Đỗ Văn Khang bắt mạch rằng :

    văn học VN sau thời kỳ lấy phương pháp hiện thực Xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác chính thì đến nay vẫn chưa xác định được phương pháp sáng tác chủ yếu cho văn học đương đại…”

    ...và thày kê đơn rằng :

    phương pháp sáng tác văn học sáng giá nhất hiện nay là phương pháp …phản tỉnh”.

    Ui cha, phản tỉnh cái gì ? Thày xui các nhà văn “phản tỉnh” các thứ do Đảng đã dày công giáo dục dậy dỗ các nhà văn VN chăng ? Thưa không, thày chỉ phán mơ hồ rằng :

    Văn chương phản tỉnh là văn chương của chiều sâu nhân văn- văn chương khám phá nghịch lý để soi sáng thuận lý- văn chương minh triết…”.

    Mô Phật, thày kê đơn vậy thì đến chính thày cũng chẳng biết đằng mù nào mà bốc thuốc. Rồi các thày khác cũng đua nhau nhảy lên báo Văn Nghệ “bắt mạch kê đơn” cho nền văn chương VN, ấy thế mà khi tới phó hội Diên Hồng trên đỉnh núi Tam Đảo, các thày lại quay sang “bốc thuốc” cho nhau chứ chẳng ngó ngàng gì tới con bệnh “thập tử nhất sinh” đang nằm đó.

    Thày Vũ Quần Phương đã chuẩn bị sẵn một bài “bắt mạch, kê đơn” nhưng rồi thấy các thày kia cứ túm tụm nhau vào nhỏ to, chẳng ai chú ý đến bài soạn sẵn của thày nên thày đành xếp nó vào túi và quay sang phàn nàn về những chuyện bê bối ở Ban chấp hành Hội Nhà văn trong những chuyện “chẳng văn chương tí nào” như chia chác nhau giải thưởng, móc ngoặc kết nạp hội viên, hoặc thái độ trịch thượng không nên có của một vài nhà phê bình vốn là giáo sư đại học.

    Thày Trần Mạnh Hảo vốn đang nổi tiếng về sự “bặm trợn” mà vẫn dồi dào tính Đảng, ca cẩm về "một niềm vui, một nỗi buồn và một nửa niềm hy vọng" của cái nghề lang băm của thày.

    Thày Nguyễn Duy Bắc phê các đồng nghiệp rằng :

    thay vì tập trung phân tích đánh giá văn học từ đổi mới đến nay, hoạt động phê bình trên báo chí văn học hầu như lại tập trung phê bình sự phê bình …cho sách giáo khoa ngữ văn" .

    Thày Hoàng Minh Châu trách khéo hai thày Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ lăm le bỏ nghề bốc thuốc để chuyển sang nghề “làm thơ” với “làm nhạc” bỏ trống trận địa kiểm soát văn học.

    Thày Phạm Xuân Nguyên bộc bạch 3 cái sợ của người hành nghề :sợ những lý luận quá cũ; sợ những thứ kê đơn bắt mạch chẳng có “ lý luận gì hết trơn”; sợ thứ lang y chỉ thăm bệnh bằng “chính trị” chứ không tuân thủ y thuật.

    Bà lang trẻ Nguyễn thị Minh Thái thì chửi cả làng : "Các anh đang hành nghề một cách thiếu…triết học…” .

    Ui da da…triết học Mác Lê bấy năm nay đã đầy đầu các thày rồi, giờ vẫn còn đòi …triết học nữa thì thử hỏi nhét nó vào đâu.

    Lại có thày la lối rằng đã xuất hiện tình trạng đá lộn sân “ làm thơ thì chỉ biết làm thơ thôi chớ, nhảy sang phê bình văn học làm chi ?”.

    Chắc thày muốn móc máy hai nhà thơ Trần Mạnh hảo và Trần Đăng Khoa cớ sao lại mò tới tranh ăn, tranh nói ở cái Hội nghị chỉ giành cho các thày lang phê bình này.

    “ Nghịch lý “ là vậy, 200 thày tụ họp bắt mạch kê đơn cho văn học VN mà cấm thấy ngó ngàng tới con bệnh, chỉ thấy cấu chí, xỏ xiên, móc máy lẫn nhau để cho “Hội nghị đã thành công tốt đẹp” như lời tổng kết của Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh.

    Nói cho ngay, cũng có một thày dòm ngó tới “con bệnh” , thày Trần Đình Sử , khi thày phân tích “ba giai đoạn của văn học cách mạng VN”. Tuy nhiên, thày “bắt mạch” theo kiểu Đảng ta phân tích “ ba dòng thác cánh mạng” nên cũng chẳng mấy ép-phê, nhất là thày chưa dám chỉ ra con bệnh đã có một thời “phục hồi sức khoẻ”, ấy là thời kỳ “văn học VN được đồng chí nguyên Tổng bí thư Nguyễn văn Linh cởi trói”. Trong có 3 năm ngắn ngủi ấy, văn học VN đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm có giá trị tới tận ngày hôm nay. Chỉ tiếc rằng cú “xả xú páp” quá ngắn ngủi, khi cái van đóng lại, khi giây trói lại quàng lên cổ các nhà nhà văn thì nền văn học VN ốm nặng trờ lại là điều đương nhiên rồi.

    Có một điều vô cùng đơn giản, văn học VN bao năm nay khác nào con thiên nga bị buộc cánh, muốn cho nó bay, nó múa thì thả cánh nó ra . Bài thuốc dễ thế mà hơn 200 thày lang không thày nào chịu “bốc” cho ra. Ay cũng là vì cái bao tử của các thày nó đã chặn ngang họng của các thày . Sự đời chỉ có thế, vậy mà các thày cứ làm rối mù tăng tít khiến cho sương sớm trên đỉnh non Tản lại càng thêm dày đặc vậy…

    Tính từ “ tranh luận văn nghệ Việt Bắc 1951” đến nay, hơn nửa thế kỷ mới có một cuộc “toàn quốc” lần thứ 2 như thế này?

    Vì sao phải họp ? Họp những ai và để làm gì ? Cứ theo như lời Tiến sĩ “hữu nghị” Nguyễn thị Minh Thái phát biểu ở Hội nghị thì :

    “Cấp báo, cấp báo, trong 16.000 bài thi văn vào các trường đại học Hà Nội chỉ có …1 bài được điểm 9, còn hàng ngàn bài khác càng đọc càng thấy …rùng rợn”.

    Quả rùng rợn thật. Một bài thi phân tích câu “ sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, có thí sinh tán rằng :

    ” Ở cái bến sông kia, có một cô gái tên Liêu theo trai, chửa hoang, bị cho rớt “cái bịch”, phải tự tử. Từ đó người ta đặt tên bến sông đó là…bến cô Liêu…”.

    Hại thay cái kiểu “tư duy phân tích bến cô Liêu” như vậy lại phổ biến, rất phổ biến mới chết chớ.

    Vậy thì Hội nghị LLBP VH toàn quốc nhằm nâng cao kiến thức văn học cho học sinh ?

    Không hẳn thế, bởi nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đăng đàn nói rằng:

    ” Chúng ta đang ở trên núi cao, càng cao không khí càng loãng, càng có dịp cho chúng ta nhìn lại chính mình…”.

    Vậy là Hội nghị sẽ kiểm điểm các quý vị có dính dáng tới “lý luận phê bình ?

    Cũng không phải nốt, thôi thì đành nghe theo Ban tổ chức :

    ” Hội nghị này nhằm tổng kết đánh giá những thành tích, ưu khuyết điểm trong chặng đường vừa qua của ngành LLPB VH, từ đó thúc đẩy những bước mới đi lên đầy hứa hẹn…”

    Câu văn này có thể dùng làm “câu mẫu” cho tất cả các Ban tổ chức các Hội nghị cấp toàn quốc từ Hội nghị xoá nạn mù chữ, Hội nghị chống muỗi sốt rét…cho tới Hội nghị nuôi trồng thuỷ sản , Hội nghị xây dựng gia đình văn hoá mới ở tổ dân phố….

    Vậy thì đành phải hiểu là từ trên núi cao, quý vị đại biểu sẽ dễ dàng nhìn xuống bức dư đồ rách của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là vùng chuyên canh “ lý luận và phê bình”.

    Thành phần hội nghị đương nhiên gồm các quan chức Hội nhà văn, Ban văn hoá tư tưởng, các lãnh tụ văn nghề đã về hưu, các nhà phê bình lão thành và các nhà phê bình thế hệ chống Pháp, chống Mỹ và chống tàu, con số đại biểu phải lên trên 200, kín hết các khách sạn ở Tam Đảo, ấy thế mà “nhà phê bình đá lộn sân”, nguyên thi sĩ Trần Mạnh Hảo lại la hoảng rằng :

    "Nền văn học đương đại VN sắp 'mồ côi' phê bình. Bởi trên văn đàn 10 năm qua, số người dám cả gan mon men làm cái việc 'mua dây buộc mình' nhiều lắm cũng không qua khỏi cơ số đếm của 2 ngón tay" “.

    Nói như ông Trần Mạnh Hảo vậy tức là “nhà phê bình là bố các nhà văn” và các nhà văn sắp mồ côi…bố cả rồi, nguy thay, nguy thay.

    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo , dường như chưa hết tơ lơ mơ vì bia Tiger, lại phân vân theo kiểu “ta hay sư, sư hay ta” khi ông cố nghĩ coi nhà phê bình văn học là cái thứ gì ? Ong phát biểu :

    "Theo từ điển Hán Việt, chữ "phê" trong "phê bình" mang khá nhiều nghĩa: phê là "phán quyết, phân xử phải trái"; phê là "khởi lên một công việc"; là "chẻ ra từng mảnh", nhưng phê cũng có nghĩa là "lấy tay đánh vào mặt người khác". Thế nhưng tôi có cảm giác phê bình văn học VN gần đây có vẻ thiên về ý nghĩa "lấy tay đánh vào mặt người khác".

    Thì ra ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tưởng là say, hoá tỉnh nhất. Chỉ có điều không phải “phê bình văn học VN gần đây” mà ngay từ thủa lọt lòng, mới ngoe ngoe trong trong tã lót, phê bình văn học VN đã thiên về “ lấy tay đánh vào mặt người khác rồi”.

    Thôi thì bỏ qua vụ nhà thơ Nguyễn Đình Thi bị “đánh” về tội “làm thơ khó hiểu với công nông” từ năm Hội nhà văn VN chưa lọt lòng, sau năm 1954 Đảng chính phủ vừa về tiếp quản Hà Nội, đã nổ ra vụ Nhân văn Giai phẩm, điển hình về việc chẳng những “lấy tay đánh vào mặt” mà còn cầm gạch củ đậu mà choang vào nồi cơm của người ta, đẩy người ta tới chỗ cải tạo tù đầy.

    Đó là chiến thắng mở đầu, giòn giã của “phê bình văn học VN”, từ đó hàng loạt các vụ “ trùm chăn đánh người giữa chợ “ cứ liên tục nổ ra cho tới tận bây giờ cũng chưa hết. Hàng loạt người bị “đánh vào mặt”, tiêu biểu như Hà Minh Tuân với tiểu thuyết “Vào đời” dám mô tả cái đòn gánh trên vai cô gái Hà Nội tập lao động “quẫy lên như con rắn”, Nguyễn Công Hoan với “Đống rác cũ”, Nguyễn Đình Thi với “Con nai đen”, Kim Lân với “Con chó xấu xí”….Các bậc cao niên thì thế, còn “cây bút trẻ” hồi đó “bị đánh vào mặt “ lại càng đông hơn nữa . Vũ Thư Hiên với “Đêm không ngủ”, Hoàng Tiến với “Sương tan”, Phạm Tiến Duật với “ Vòng trắng”, Lê Bầu với “ Hòn đá lang thang”, Nguyễn Đỗ Phú với “ Đêm đợi tàu”, Hoàng Cát với “ Cây táo ông Lành” vân vân và vân vân…

    Vì sao các nhà phê bình văn học VN lại thích đánh vào mặt người khác như thế ?

    Như nhà phê bình văn học số 1 Việt Nam, Hoài Thanh :

    “Nửa đời vị nghệ thuật
    Nửa đời còn lại vị …người cấp trên…”


    Đúng như thế, “đánh vào mặt người ta” chẳng qua các nhà phê bình văn học VN là “vì người cấp trên “ cả thôi.

    Nhớ ngày xưa, nghe xì xầm nhà văn Vũ Trọng Phụng có móc máy một ông ký ga nào đó, hại thay, bố đồng chí Hoàng văn Hoan, Uỷ viên Bộ chính trị thời đó cũng là …ký ga.

    Thế là trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng, các nhà phê bình xúm lại “đánh vào mặt ông”, vu cho ông là trốt kít, là đệ tử của Freud, một cuộc họp đầy đủ các “gương mặt lớn” trong làng văn VN , vậy mà, như lời kể của nhà phê bình Như Phong kể lại, “Không ai, không một ai dám lên tiếng bênh vực Vũ Trọng Phụng lấy nửa câu…”.

    Tại sao ? Tại sao tất cả những cây đa cây đề trong nền văn học VN hồi đó như Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Xuân Diệu, Chế Lan Viên , Kim Lân….lại “vì người cấp trên” như vậy ?

    Bởi lẽ “người cấp trên” là người nắm giữ, ban phát đủ các thứ bổng lộc lớn bé trên đời. Chẳng thế mà sau vụ Nhân văn Giai Phẩm, vụ Hà Minh Tuân, khối anh vô tài bất tướng đã nhảy phắt lên các thứ ghế Viện trưởng, Trưởng khoa, giáo sư này nọ như Hoàng Xuân Nhị,Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức vân vân.

    Tiến thân bằng con đường “ đánh vào mặt người khác” ngày nay được các thế hệ đi sau noi theo, sốt sắng, hăng say không thua gì các bậc cha anh.

    “Nhà phê bình văn học” Nguyễn văn Lưu từ một anh thợ morrasse nhảy phắt lên ghế Gíam đốc NXB Văn Học, bằng cách “đánh” quyết liệt “Thiên đường mù” của Dương Thu Hương , với “tác phẩm” được giải thưởng Hội nhà văn với cái tựa thật sắt máu :“ Luận chiến văn chương ”, quan chức Hội nhà văn VN Lê Quang Trang cũng mở đầu “sự nghiệp” bằng viết bài trên báo Nhân Dân “đánh vào mặt” tiểu thuyết “ Lửa lạnh” của Nhật Tuấn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chân ướt chân ráo vào nghề cũng “đánh vào mặt” cuốn “Niềm vui trần thế”, tiểu thuyết của Nhật Tuấn….Rồi thì các nhà báo văn hoá văn nghệ choai choai nghe ngóng có “vụ việc” gì là xúm vào đánh hôi để “lấy lòng cấp trên” mà ăn bổng lộc.

    Than ôi, cái bức tranh của nền phê bình văn học Việt Nam nó sậm màu “đầu rơi , máu chảy” như thế mà đã leo lên tận núi cao Tam Đảo, hơn 200 quý vị đại biểu Hội nghị LLPB VH toàn quốc cũng chẳng dám mở to mắt ra mà nhìn mà chỉ dám nói năng luanh quanh như “kiến bò miệng chén”.

    Nào là “...trình độ và năng lực cảm thụ tác phẩm của các nhà phê bình còn rất yếu, nhất là đối với thơ. Mặt khác, phê bình cũng bị coi nhẹ hơn sáng tác. Bằng chứng là các giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn, của Uỷ ban văn học nghệ thuật... thường ít chú ý tới các tác phẩm phê bình…” (Trịnh Thanh Sơn).

    Nào là “ phê bình văn học phải là người bạn lớn của sáng tác” ( Nguyễn Trọng Tạo).

    Nào là “phê bình hay lý luận gì cũng phải có ích…” ( Bùi Bình Thi) vân vân và vân vân. Tóm lại, toàn những lời lẽ “tát nước theo mưa’ để nhận phong bì và kỳ họp sau còn được…mời nữa.

    Về phía Hội nhà văn VN, người đứng ra tổ chức Hội nghị, tất nhiên đã tổng kết Hội nghị theo cái cách “biết rồi khổ lắm” : Hội nghị đã thành công tốt đẹp”.

    Chẳng biết trong hơn 200 nhà “phê bình lý luận”, lúc ra về, có ai nghĩ rằng rồi sẽ tới một lúc nào đó, họ – những nhà phê bình văn học VN sẽ phải sám hối trước “những linh hồn chết” mà họ đã “ăn theo”, đã “đánh thẳng vào mặt”.
    N.T.
    Last edited by khieman; 06-09-2014 at 06:03 PM.

  2. #11
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới…

    ( Nhân trả lời phỏng vấn về Giải thưởng Hội nhà văn 2006 của ông Nguyễn Trí Huân, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng in trên báo Văn Nghệ ngày 4 tháng 11 năm 2006)

    Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam gây tai tiếng ầm ĩ khi ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh “ tự trao” giải thưởng cao nhất cho mình với tập thơ “ Thương lượng với thời gian” , đáng ghi vào Guiness Việt Nam với cú hattrict 4 lần được giải thưởng của Hội. Tiếp đó báo chí lại ầm ĩ lên vụ Ly Hoàng Ly và Thuận từ chối tặng thưởng trao cho mình.

    Để gỡ thể diện cho “sếp”, trả lời câu hỏi của phóng viên :

    Có một số ý kiến xung quanh tập thơ “ Thương lượng với thời gian” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Theo quan điểm của ông. Ông đánh giá thế nào về việc này?”

    ông Nguyễn Trí Huân vờ như không nghe không biết gì - vốn là “võ ruột” của các quan chức Việt Nam, bởi vậy ông :

    “ … rất ngạc nhiên trước những ý kiến trên một số tờ báo về tập thơ này. Hình như tác giả của các bài báo kể trên chưa hiểu hết về quy trình xét giải thưởng của Hội dẫn đến một số ý kiến chưa đúng , đôi khi nặng nề về tập thơ “Thương lượng với thời gian và cá nhân nhà thơ Hữu Thình …”

    Vậy “quy trình xét giải thưởng của Hội” lắt léo, phức tạp đến mức nào , liệu có bằng giải Goncourt, Nobel không mà các nhà văn, nhà báo không nắm được để đến nỗi “viết oan” cho ông Chủ tịch Hội ?

    Ông Nguyễn Trí Huân sáng kiến dùng con bài “ngoại phạm” để “chạy tai tiếng” cho “thủ trưởng “ :

    Về quy chế , tác giả có tác phẩm dự giải nếu là thành viên của Hội đồng giải thưởng thì không được thảo luận và bỏ phiếu cho mình…Nhưng để tôn trọng tính khách quan của Hội đồng, nhà thơ Hữu Thỉnh đã xin phép Ban chấp hành không tham gia Hội đồng vì có tác phẩm dự giải…và nhà thơ Hữu Thỉnh cũng không có mặt ở Trụ sở Hội khi Hội đồng giải thưởng Họp phiên cuối…”

    Ong Nguyễn Trí Huân coi độc giả như con nít khi cho rằng cứ rút khỏi Hội đồng xét giải là ông Hữu Thỉnh không còn giật dây bất kỳ con rối nào nằm trong Hội đồng. Nếu vậy, để tăng thêm tính cách “ngoại phạm” của Hữu Thỉnh, sao ông Chủ tịch không tổ chức họp Hội đồng ở khách sạn Daewoo để ông Chủ tịch Hội cứ ngồi ở trụ sở Hội cho thêm phần “khách quan”. ?

    Ong Nguyễn Trí Huân cố tình tảng lờ làm như không biết rằng trong thời đại IT ông Hữu Thỉnh thừa sức có cái remote điều khiển từ xa bất kỳ thuộc cấp nào, rằng dẫu ông Chủ tịch Hội không có chân trong Hội đồng Giải, ngày Hội đồng họp phiên cuối ở trụ sở Hội nhà văn, ông có đi công cán tận xứ Mèo trên Tây Bắc chăng nữa thì ông vẫn có mặt trong từng vị Uỷ viên Hội đồng vì cái ghế, vì quyền lợi, vì bổng lộc của từng quý vị có còn được hưởng nữa hay không là phụ thuộc vào …cái cổ của từng vị có chịu “gật” cho ông Chủ tịch Hội được trao giải hay là không ?

    Mà cái miếng bánh “quyền lợi” ấy gấp vô số lần nhuận bút xưa nay vốn rất hẻo của các nhà văn . Nào đi Thái Lan, Mông Cổ, Trung Quốc, Rumani, Ba Lan…nào trại sáng tác Tam Đảo, Nha Trang, Đà lạt, Vũng Tàu…Nào tiền tài trợ sáng tác dài hạn, ngắn hạn…Bởi vậy một khi đã được trên để mắt chọn ngồi vào cái ghế Uỷ viên Hội đồng giải thưởng thì không một anh chị nào dại dột mà ‘trái ý’ cấp trên. Bởi thế người ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi ông Nguyễn Trí Huân khoe khoang :

    Trong quá trình thảo luận , hầu hết các thành viên của Hội đồng chung khảo đều đánh giá tập thơ “ Thương lượng với thời gian”là một tập thơ có đóng góp trong mặt bằng thơ hiện nay và tập thơ đã đạt số phiếu cao nhất của Hội đồng chung khảo…”

    Ong Nguyễn Trí Huân cứ tưởng rằng một khi ngồi ở cái ghế cao như ông thì ông nói hươu nói vượn gì độc giả cũng phải tin ông đến sái cổ, ông đâu biết càng bênh ông Hữu Thỉnh theo kiểu đó lại càng vạch bộ mặt hèn nhát, xôi thịt của toàn Ban chấp hành Hội nhà văn và Hội đồng giải thưởng ra mà thôi. Cái mà ông Nguyễn Trí Huân tôn vinh là “ tập thơ có đóng góp trong mặt bằng thơ hiện nay” thực ra là một tập thơ rất dở. Cứ lấy ngay bài “Thương lượng với thời gian” tiêu biểu cho cả tập :

    Buổi sáng lo kiếm sống
    Buổi chiều tìm công danh
    Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa
    Tỉnh thức
    Những hàng cây bật khóc
    10-2005

    Trước hết có thể thấy ngay ông Hữu Thỉnh đã lập ý “mạ” theo câu đố của con Nhân Sư trong thần thoại Hi Lạp, rằng :

    “Con gì : Buổi sáng đi bốn chân/ Buổi trưa đi hai chân/ Buổi chiều đi ba chân ?” . Và thực ra câu kết “ những hàng cây bật khóc” chẳng liên quan gì đến chuyện :” kiếm sống”, ”công danh”, “mài rũa trí khôn” cả. Bài thơ vừa thiếu chặt chẽ lại vừa chẳng có hồn vía gì. Đọc suốt cả tập thơ thấy cứ nhàng nhàng như thế, chẳng nhặt ra được câu thơ nào thật xuất sắc đúng như nhà văn Nguyễn Quang Thân đã viết trên báo Lao động cuối tuần :

    “Công bằng mà nói, thơ ông ( Hữu Thỉnh) tuy có lần bị nhà văn Tô Hoài chê là đồng nát nhưng cũng không đến nỗi dở, cứ gọi là đọc được, cấp dưới yêu ông thì bảo là "hay" cũng chẳng ai dám cãi, văn chương vốn khẩu chứng vô bằng. Nhưng dù thơ hay thật đi nữa ông cũng nên biết mẹ hát mà các con khen đến 4 lần thì cũng hơi nhiều…”

    Kể ra nếu “ Thương lượng với thời gian” của Hữu Thỉnh là tập thơ hay ( chưa dám đòi tới xuất sắc) thì ông Phó Nguyễn Trí Huân có thể dõng dạc trả lời thiên hạ :

    Nhà thơ Hữu Thỉnh cho dù là Chủ tịch Hội , là người đã được nhiều giải thưởng ở các tập thơ trước thì ông vẫn có quyền bình đẳng như bất cứ hội viên nào của Hội nhà văn trong lĩnh vực tham dự và nhận giải thưởng…”

    Đúng quá rồi, nếu thơ Hữu Thỉnh như “thần Siêu thánh Quát” thì ai dám tranh với ông làm gì, đằng này thơ ông như “ câu thơ thi xã….con thuyền Nghệ An” mà lại cậy chức cậy quyền ăn hết cả “phần thưởng” thiên hạ thì mới thành chuyện. Chỉ một lẽ đơn giản vậy thôi ông Nguyễn Trí Huân càng bênh “sếp” bao nhiêu càng lộ mặt tham lam của ‘sếp” bấy nhiêu.

    “ Cơn ông chưa qua, cơn bà đã tới…”, tai tiếng vụ giành tới 4 lần giải thưởng thơ ở Hội nhà văn chưa tan đi thì ông Hữu Thỉnh lại bị một số website văn học trong nước và hải ngoại tố cáo …ăn cắp thơ . Nguyên là trên mạng Vietnam net ngày 9 tháng 11 năm 2006, ông Đại Lãng Du Tử có phát hiện ra bài thơ “Thượng đế đã làm ra mặt trời” của nữ nhà thơ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926) :

    Tôi gọi gió
    Gió hãy trả lời tôi
    Gió nói
    Tôi ở bên em.

    Tôi gọi mặt trời
    Mặt trời hãy trả lời tôi.
    Mặt trời nói
    Tôi ở bên em.

    Tôi gọi các vì sao,
    Xin hãy trả lời tôi
    Các vì sao nói
    Chúng tôi ở bên em.

    Tôi gọi con người,
    Xin hãy trả lời tôi
    Tôi gọi - im lặng
    Không ai trả lời tôi.

    Quang Chiến dịch

    rất giống một bài có thể gọi là phỏng dịch của nhà thơ Hữu Thỉnh, đó là bài :

    Hỏi
    Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
    - Chúng tôi tôn cao nhau.

    Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
    - Chúng tôi làm đầy nhau.

    Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
    - Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

    Tôi hỏi người:
    - Người sống với người như thế nào
    ?

    Thực ra bài thơ trên được nhà thơ Hữu Thỉnh công bố do ông sáng tác in trong tập thơ “Thư mùa đông” đã được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam và giải thưởng văn học Vua Thái Lan – 1000 USD và được đưa cả vào “Tuyển thơ Việt Nam thế kỷ XX”, được báo chí khen nức nở.

    Tiếc thay, bài “HỎI” được Hữu Thỉnh công bố sáng tác vào sau năm 1975 còn bài “Thượng đế đã làm ra mặt trời” của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig lại in mãi từ năm …1963, vậy có thể chắc chắn nữ thi sĩ người Đức không thể ăn cắp thơ của ông nhà thơ Việt Nam mà ngược lại chính Ngài Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh đã đạo thơ của nữ thi sĩ Đức.

    Mặc dầu công luận đòi hỏi làm rõ chuyện “đạo thơ” này nhưng có thể biết trước nó sẽ bị chìm xuồng bởi lẽ cho tới tận bây giờ Đảng vẫn chưa tìm được anh quan văn nào chia cái bánh của Đảng nuôi các nhà văn Việt Nam khéo và ít khiếu kiện như nhà thơ Hữu Thỉnh. Vì lẽ đó, năm nay mặc dù mắc “hạn tam tai” - đầu năm bị Võ Văn Trực vạch mặt trong cuốn “ Vết sẹo và Cái đầu hói “, gần cuối năm tai tiếng “tự trao giải thưởng” cho tập thơ ” của mình, chắc chắn ông Hữu Thỉnh vẫn yên vị trên ghế Chủ tịch Hội dài dài…
    TRẦN KINH BẮC

  3. #12
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Nhà văn thời …”đồ đểu”.

    Nhân Hội nghị toàn quốc những người viết văn trẻ lần thứ VII tại Hội An (từ 12-5 đến 15-5-06)

    Quả thật , nghĩ mãi không tìm đâu ra hai chữ khác thay cho từ “đồ đểu” để chỉ đặc điểm của cái thời đại đã sinh ra thế hệ các nhà văn trẻ này.

    Ngày 11 tháng 5, ngay trước ngày khai mạc Hội nghị toàn quốc những người viết văn trẻ lần thứ VII, máy điện thoại di động của số đông các nhà văn “già” đều nhận được một tin nhắn do một kẻ nào đó, giấu mặt “dội bom” :

    các hội viên đều có tác phẩm, mỗi mình PTVA (không viết tắt) là không. Nó thích quyền lực, danh vọng vì nó là con thằng CLV (không viết tắt).. Hãy nhìn con điếm kìa. Thật đáng thương…”

    Trong lúc đó , nhà văn Phan Thị Vàng Anh - thành viên Ban tổ chức – đang trực ngay cửa lễ tân khách sạn Hoài Thành đường Lý Thường Kiệt, thị xã Hội An (Quảng Nam). Ai vào Vàng Anh cũng ngó vào danh sách, rồi kéo tay đến nhận phòng, thỉnh thoảng lại ới trong điện thoại: “Cứ đứng im đấy, sẽ có xe đến đón!”.

    Danh sách gút lại gần 150 người trong đó cây bút trẻ chính thức chỉ có 77 người, còn lại là…ăn theo. Tiêu chuẩn để chọn đại biểu dự hội nghị lần này là các cây bút trẻ dưới 35 tuổi, các hội viên Hội Nhà văn dưới 40 tuổi. Có hai hình thức chọn đi dự Hội nghị : cử và mời. Trong số đại biểu chính thức, có 10 đại biểu được cử, còn lại là đại biểu được mời.

    Theo lời ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh đọc diễn văn khai mạc thì :

    “ Mục đích chính của hội nghị là bồi dưỡng đội ngũ văn học kế cận, tạo cơ hội giao lưu nghề nghiệp, tạo diễn đàn cho các nhà văn trẻ trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu thực tế” .

    Bởi vậy , tuy gọi là Hội nghị, nhưng như nhà văn Võ thị Xuân Hà, Phó ban sáng tác trẻ cho biết :

    cố gắng hạn chế tối đa phong cách "nghị sự" với quá nhiều tham luận, triết lý làm nghề có tính "cầm tay chỉ việc" của cả các nhà văn già lẫn trẻ (vốn thường bị kêu ở các kỳ trước) là điều mà ban tổ chức hội nghị lần này mong muốn. “

    Bởi vậy, các nhà văn trẻ được đi “tham quan” du lịch là chính , tặng sách , xin địa chỉ email là chính và nhất là dịp để các nhà văn nữ trẻ đẹp và ăn mặc rất thời trang như diễn viên, ca sĩ.

    Tiền ăn, tiền khách sạn, nam thanh nữ tú…tất cả đều thừa, các cây bút trẻ xem ra chỉ có thiếu mỗi một thứ : ‘tính khiêm tốn”.

    Không sao cả, vì ngay cả đại văn hào Gabriel García Márquez, Nobel văn học 1982, cũng đã dậy :

    Trong nghề văn, khiêm tốn là một đức tính thừa!” .

    Bởi thế các nhà văn, nhà thơ trẻ cứ tha hồ mà tự đánh bóng mình.

    Nguyễn Thuý Hằng, cây bút trẻ mới nổi ở Sàigòn, huênh hoang tự quảng cáo :

    Cho đến nay, sau khi bộ sách “Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lí “ của tôi được xuất bản và giới thiệu tại Viện Goethe, tôi vẫn chưa nhận thấy thái độ phê bình tích cực từ các nhà phê bình. Chỉ có hai bài của nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Chí Hoan.

    Nhưng theo tôi, hai bài phê bình này vẫn còn quá sơ lược, chưa được viết theo đúng nghĩa một bài phê bình và nhận định chuyên nghiệp. Nếu ai muốn bàn trực tiếp về bộ sách mới của tôi, tôi sẵn sàng trao đổi. Trong sách tôi cũng có sẵn địa chỉ e-mail.”

    Nguyễn Danh Lam, một cây bút mới nổi ở Sàigòn, cũng hùng hổ trả lời báo chí :

    Tại sao anh lại viết văn? Bỗng nghe độp câu hỏi này, tôi có cảm giác như... ai đó vừa hét: Đứng lại giơ tay lên! “.

    Một cách tự đánh bóng hay một cách tảng lờ khi phải trả lời những vấn đề cốt tuỷ ? Nhà văn Đỗ Tiến Thuỵ huỵch toẹt :

    "Người ta không học hỏi nhau trong hội nghị. Tôi coi đây là một cơ hội để giao lưu, gặp gỡ, tay bắt mặt mừng với bạn bè chứ không có ý định đến hội nghị để học tập " .

    Tất nhiên, ngoài “ăn chơi, nhảy múa’, các nhà văn trẻ còn có những cuộc toạ đàm. Về thơ, có “sân chơi “ “ thơ tôi nói gì “ “hai phút cho một ý tưởng” .

    Nhà thơ Phan Huyền Thư, tác giả tập thơ “Nằm nghiêng” với những câu thơ bốc lửa kiểu như “đôi bầu vú thông minh, không cứu nổi cặp đùi dài ngu ngốc”, nay đã thành “bậc đàn chị” trong thơ trẻ và được ban tổ chức giao nhiệm vụ dẫn dắt sân chơi “Hai phút cho một ý tưởng”, đã phải phàn nàn :

    Thú thật, tôi hơi thất vọng vì đã hào hứng nghĩ đến một diễn đàn đầy ngẫu hứng, có sự nhập cuộc thật sự, sáng tạo, thẳng thắn và thiên nhiều về “bếp núc” của nghệ thuật ngôn từ. Khi tôi khơi gợi: “Ngôn ngữ là nhà tù của nhà thơ và cách vượt ngục duy nhất là tạo ra ngôn ngữ mới...”, tôi đã hi vọng rằng những vấn đề về thi pháp, về cảm nhận và hơi hướng thời đại sẽ được các bạn viết chia sẻ, đối thoại... Nhưng tôi thấy mình quá lạc lõng với cuộc tranh luận về “báo Văn Nghệ Trẻ” và những bài thơ (được đọc lên một cách níu kéo). Tôi thấy hoang mang giữa việc “viết” và “sự cần được biết đến” của những người viết trẻ. Thật ra đối với họ, điều gì quan trọng hơn? “.

    Hoá ra các nhà thơ trẻ rất mạnh dạn đưa ‘đùi và vú’ vào thơ nhưng lại rất nhút nhát khi đứng trước đám đông trình bày ý tưởng của mình một cách mạch lạc. Ít phát biểu chính thức , các nhà thơ trẻ quay sang kết bè , gây “sốc”, cãi cọ hay cố tình tạo xì- căng- đan hòng gây chú ý. Những người có mặt tại hội nghị dễ dàng nhận ra các phe nhóm nhà văn trẻ “chơi xỏ” nhau trên diễn đàn như thế nào.

    Một cây bút nữ thuộc nhóm 5 con ngựa trời vừa đọc thơ xong thì MC Phan Huyền Thư liền chơi ngay một câu :
    Bây giờ ngựa cái đọc xong, có con ngựa đực nào lên không?”.

    Thật là một câu mời rất ”văn hoá”.

    Thơ trẻ VN hiện nay đang ở đâu? Các nhà thơ trẻ nói gì? Họ đã quá e dè, thụ động, hay gì đó thì chỉ có những người trẻ mới biết được. Buổi toạ đàm thơ khép lại . Một nữ thi sĩ nổi tiếng thay mặt một nhóm các nhà văn nữ trẻ tuyên bố :

    “ sẽ tắm “như thuở hồng hoang” ở hồ bơi khách sạn Hoài Thành (nơi hội nghị diễn ra), bán vé 50 USD cho ai muốn xem”.

    Vậy nếu có nói các nữ thi sĩ đang sống và làm thơ trong thời đại “đồ đểu” thì đâu có oan uổng gì ?

    Bên văn xuôi cũng không khá hơn. Buổi toạ đàm "Văn tôi và phê bình tôi nói gì?" diễn ra tại khách sạn Hoài Thành trong không khí có vẻ hết sức dân chủ. Khi Uỷ viên chấp hành Hồ Anh Thái, mở đầu toạ đàm giải thích đó là văn của tôi, tôi là văn, nói gì về văn học, lập tức bị “phản pháo” từ Nguyễn Văn Ninh (Hà Nội):

    “Phải đổi tiêu đề đó, đúng ra phải là phê bình nói gì về văn tôi? “ .

    Tuy nhiên sự “nổi loạn” của nhà văn trẻ này lập tức bị chìm nghỉm, chẳng ai nhắc tới ý kiến anh.

    Hai cây bút văn xuôi nổi bật là Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Ngọc Tư đều phát biểu theo cách của mình. Đỗ Hoàng Diệu sau khi mô tả đủ thứ nhầy nhụa tình dục trong “ Bóng Đè” lại lên giọng cao đạo :

    Với tôi, văn học là khu vườn đẹp nhưng không phải là khu vườn thần thánh…”.

    Trong khu vườn đẹp của nhà văn này chắc chỉ có Adam và Eve.

    Nguyễn Ngọc Tư khi được hỏi về vụ tuyên huấn Cà Mâu lên án “Cánh động bất tận” đã trả lời với giọng buồn buồn :

    Vụ đó, tôi thấy mọi người thương hại mà không có lý gì để nói ra lẽ. Tôi cũng không có lý phản lại vì không phải là nhà phê bình. Tôi nghĩ sao viết vậy, chẳng biết nói gì”.

    Diễn đàn của cả nhà thơ và nhà văn chỉ thế thôi. Nào là “văn học VN đang cần sự chỉn chu, mềm mại.”. Nào là “Về chuyện âm thịnh dương suy, hãy dành cho Viện Văn học. “… Còn lâu lắm các nhà văn mới dám nhìn thẳng vào những vấn nạn của xã hội Việt Nam ngày nay . Nào quốc nạn tham nhũng, nào tự do ngôn luận, tự do tư tưởng , tự do sáng tác…còn lâu lắm hoặc chẳng bao giờ họ cả gan động chạm tới chuyện động trời đó. Nhận định về các nhà văn trẻ, ông Hữu Thỉnh Tổng thư ký hội cũng phải thốt lên :

    Tình trạng sàn sàn, trung bình, khát vọng không cao, tính chất công dân còn mờ nhạt. “

    Và tệ hơn nữa là thói kèn cựa, níu kéo lẫn nhau trong các cây bút trẻ. Trở lại tin nhắn vào trước hôm khai mạc Hội nghị gửi các nhà văn lão thành trong hội . Ai đã nhắn một câu vô văn hoá, đầy tĩnh cách thù hẳn nhỏ nhen vậy ?

    Một nhà văn già, nổi tiếng ngoài Hà Nội cho biết :

    ” Còn ai nữa , nó là con VTL chứ ai ? Nó sang Paris huênh hoang mình đại diện cho nước Việt Nam đổi mới làm mọi người cười mũi. Trước đây do thằng Hồ Anh Thái không đề cao nó, nên nó đã gọi điện chửi :” ĐM mày, sao mày không nhắc đến tao ?”

    Đại biểu chính thức các nhà thơ trẻ mà ứng xử vậy thì quả thực danh xưng “thời đồ đểu” tặng cho họ là rất xứng đáng .

    N.T.

  4. #13
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    8x viết trong kiềm toả
    kỳ 1

    ( Nhân “Truyện ngắn 8 x” – NXB Hội nhà văn Việt Nam -2006)

    Sau hai năm cởi trói ngắn ngủi từ thời cố Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh, văn học Việt Nam mang trở lại “vòng kim cô” của đảng, các nhà văn như “gà phải cáo”, viết lách nhát sợ, rụt rè, bởi thế suốt mấy thập kỷ gần đây, văn chương “mất mùa”, gần như không thấy tác phẩm giá trị .

    Các nhà văn già từ thời chống Pháp, chống Mỹ sau một thời gian “phản kháng” ngắn ngủi, đại đa số đã quay trở lại viết theo lối “ phải đạo” thời bao cấp, cạnh đó, các “mầm non văn nghệ” sớm tự nhận nhà văn, nhà thơ đua nhau vừa viết vừa tiếp thị, tự đánh bóng mình qua các “diễn đàn”, các cuộc hội thảo, các Hội nghị nhà văn trẻ làm xuất hiện một hiện tượng chưa hề thấy trong văn học nước nhà : văn học “lứa tuổi” hay còn gọi là văn học 7x, 8x và lác đác đã thấy 9x.

    Bị ràng buộc bởi những quy phạm ngặt nghèo của nền văn học chính thống, thực chất là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học của đảng, các văn thi sĩ 7x, 8x…tự bảo hiểm tối đa bằng tránh xa những đòi hỏi bức thiết của dân tộc như mở rộng tự do dân chủ, xây dựng xã hội dân sự , đa nguyên tư tưởng…Quay lưng với những chủ đề cốt lõi của văn chương, như những cún con sợ đòn vọt của ông chủ, họ rầm rộ rủ nhau đi sâu vào tính dục, quẩn quanh những chuyện phòng the, những chuyện vặt vãnh của lứa tuổi, coi văn học như một “trò chơi” - chơi chữ, chơi kỹ thuật, viết văn bằng sự thông minh của cái đầu chứ không phải sự thổn thức của con tim.

    Mới đây, dường như để biểu dương lực lượng thế hệ 8x – Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam cho ra mắt Tập truyện ngắn 8x – do một cây bút 8x tuyển chọn 22 tác phẩm của 20 nhà văn 8x, qua đó người đọc phần nào có thể nhận diện chân dung thế hệ cầm bút đương thời.

    Trước hết là các “nhà văn ngựa trời” – các 8x đã từng được làm rầm rĩ qua tập thơ “ Ngựa trời” .

    “ Hắn lại vào toilet” của Lynh Bacardi (1981) là một chuỗi những “thị kiến “ hoàn toàn bất ngờ và chẳng có liên hệ gì với nhau của “hắn” khi tới trình diện sếp ở văn phòng sau một sáng thức dậy “ vợ hắn ngạc nhiên vì không thấy hắn đánh răng, cũng như không nói một lời trước khi ra khỏi nhà , hắn chỉ khoác bộ đồ công sở, lau ghèn dính ở khoé mắt và chất ke đọng dính ở hai bên mắt…”.

    Lẽ ra phải trình bầy với sếp bản kế hoạch, hắn “ đột ngột quay lưng phóng ra khỏi văn phòng” để rồi bước vào những giấc mơ đứt đoạn. Trước hết “ hắn đi dạo qua những chuồng lợn, những cái chuồng hôi tanh mùi phân và nước thải, cộng thêm mùi thức ăn men vữa…”. Hắn nhìn thấy “ những nồi cám nóng hổi trên bếp rơm đỏ rực , bây giờ , còn có thêm mấy con lợn nhỏ xíu đang vùng vẫy trong đó, những con mắt xanh đục lồi ra thụt vào của chúng nhìn theo hắn như nguyền rủa…”. Hắn bỏ chạy rồi khi lao qua ngang đồi cỏ “ hắn liếc thấy hai con chó cái đang nằm rặn đẻ, trong khi nước ối từ chôn chúng chảy ra ồ ạt. Âm thanh rên rỉ từ miệng chúng thoát ra thật hoành tráng…”. Hắn lại bỏ chạy và lại gặp “ một con dê cái to lớn đang ngồi chễm chệ với đầy đủ vú vê …con dê xông vào , túm lấy tóc hắn bằng hai chân sau rồi dộng liên tục đầu hắn vào cái trôn to bằng bàn tay của nó…”. Rồi hắn thấy mình đang ở trong phòng ngủ và truyện kết thúc ở chỗ “ hắn bước vào toilet”.

    Có lẽ phải đợi các nhà phê bình trẻ như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Sơn…”giải mã” những ký hiệu, may ra người đọc mới “lĩnh hội” được “giá trị văn chương” của cô “ngựa trời” này, còn người đọc bình thường kiên nhẫn lắm chỉ đọc được một trang.

    Nữ thi sĩ “ngựa trời” Khương Hà trình diện trong tập này truyện ngắn “ Dạ khúc và trò chơi điên khùng giữa khu vườn bí mật”. Cái tên lòng thòng , hù doạ vậy thôi, thực ra câu chuyện chẳng có gì là “ điên khùng” với “bí mật” cả. Đó là chuyện tình của một cô nữ nhân viên văn phòng với một “ông già trong Saigòn “ có tên là “Cục Đất” , thời gian qua đi, mối tình cũng phai lạt dần và kết thúc khi văn phòng xuất hiện một cô gái khác. Truyện cũng đầy chất chán chường và trống rỗng như bao truyện khác và được tác giả huỵch toẹt :” Tôi mở nhạc suốt ngày đêm, đọc đi đọc lại những cái tên cải biên, cố gắng cải tạo triệt để cái đầu óc vốn ngăn nắp của mình. Để làm gì ư ? Tôi cũng không biết, có lẽ là để lấp đầy sự trống rỗng…”. Dấu hiệu 8x của cây bút sính làm dáng tiếng Anh này là tràn ngập trong truyện các từ “secret Garden”,”Piano Ballade”.” Dpreview”,” Sony DSC F828”,”random”, “Ravenheart”,” “Everybody’s Fool”…cứ loạn xà ngầu hoa cả mắt…

    Nàng “ngựa trời” thứ ba ở trong tập, nữ thi sĩ Thanh Xuân (1981) cũng lại đưa ra một câu chuyện tình giữa “tôi” và Đăng với câu nói cửa miệng cầu kỳ, sặc mùi ‘tập làm văn “ :” Anh đủ “độ chín” để nhìn nhận những mất mát về cuộc đời này. Em cũng nên tập như thế, mọi cảm xúc chỉ có giá trị nhất định trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi”.

    Thì ra các 7x, 8x…đã học rất nhanh ở các bậc cha anh cái bệnh vòng vo, sáo ngữ vốn biểu hiện cho sự rỗng tuếch của tâm hồn. Bố của “tôi” bỏ nhà đi theo “cái con đó”, “chị của tôi” cũng ra đi để rồi quay lại với một đứa “con gái thò lò mũi, nằm ngửa trên tay chị…nó tên Kiều My…”. Rồi “chị tôi” lại đi tìm tình yêu, Đăng lại hôn “tôi”. “Ấm ngọt và dẫn dắt. Khi tôi bị ngợp bởi nhiều cảm xúc lẫn lộn, dằng anh ra thì thấy anh đang nhìn tôi. Anh hỏi sao tôi lại mở mắt vào những lúc thế này, tôi lúng túng…”.

    Nhiều năm sau, Kiều My lớn thành cô gái 17, Đăng vẫn nói văn vẻ :”Chúng ta sắp già đi và những biến cố quá ít dao động không làm chúng ta thôi hờ hững. Một ngày không xa, anh sẽ cưới em.Rồi cuộc đời cũng đến lúc phải sang trang anh ạ…”.

    Truyện chỉ có thế thôi, cố tìm hơn những gì đã được kể ra qua những con chữ có chăng đôi chút hờ hững, chán chường và tuyên ngôn “thèm yêu”.

    Hoá ra các nàng “ngựa trời” phá phách trong thơ dễ dàng hơn trong văn xuôi. Nghệ thuật truyện ngắn vốn đòi hỏi sự tỉnh táo cần thiết cho việc giãi bầy, kể chuyện bằng những con chữ trong văn xuôi quả thực khó cho người ta quằn quại, phá phách, điên khùng như trong thơ nhiều lắm.

    Đọc những truyện ngắn khác của 8x, người ta phải lấy làm lạ tại sao các văn sĩ trẻ thích đưa “người điên” vào truyện ? Phải chăng viết về “người điên” dễ hay hơn “người tỉnh” chăng ?

    Cát hoang” của Phạm Ngọc Lương viết về một bãi cát ở giữa sông, bỗng một hôm xuất hiện “một con điên”. “ Cô điên ngồi trên bãi cát, dùng gậy vạch ngoằn ngoèo trên cát, lẩm nhẩm. “Kệ nó, con điên”. Họ nháy nhau. Lũ trẻ mò tới. Cô vẫy tay. Lũ trẻ lùi ra. Cô cúi mặt xuống. Lũ trẻ tới gần. Cô vạch xuống đất. “A”…”

    Thì ra là “một cô giáo điên”. “Lúc trẻ rón rén bịt mắt cô lại, chúng nắm tay nhau xoay tròn quanh cô. “ Bịt mắt bắt dê”.” Hé hé hé…”. Cô rú lên cười ằng ặc…”

    Ngày tháng qua đi, cô điên mang bầu. Vợ bọn đàn ông đay nghiến chồng :

    “ Của tao, của chúng tao thiu hay sao mà phải ấy con điên ?”
    “ Oi chà ! Thế là cô điên sắp làm mẹ rồi đấy…”

    Và rồi cô sinh ra những ba đứa con trai và người ta mang đi mất. Còn lại cô điên đi xuống sông.

    “ Nó đâu ?”
    “ Sụt xuống cát rồi. Kia, kia kìa, còn vạt áo đấy…”

    Truyện khoanh lại về một mảnh đời bất hạnh được mô tả bằng sự cố ý kiệm lời, cố ý tạo nên một không gian lắng đọng, căng thẳng chất “thân phận” , tiếc rằng mọi cố gắng đều chưa tới. Đọc xong , có chăng vương lại trong lòng người đọc đôi chút ngậm ngùi .

    Cô mình” trong truyện ngắn của Phạm Hương Giang (1984) là sinh viên trọ học trong một xóm nghèo ở lẫn lộn người điên, sinh viên và gái điếm. “ Cô mình” là tình nhân của một người đàn ông có vợ, mãi trong Nam, gọi bằng Ngài.”Vài tháng một lần cô mình chờ Ngài trong căn phòng trọ 10 mét vuông ẩm thấp và mênh mông sự lạnh lẽo. “. Rồi Ngài tặng cho cô mình một con mèo tuyệt đẹp với lời cảnh báo : “Nếu cứ sống như thế này thì hành trang của em khi ra trường chỉ có tấm bằng và một con mèo…”. Rồi khi cô mình chưa kịp ra trường, con mèo đã chết , mặc cho cô mình vật nài, Ngài vẫn cáo bận không ra được . Thế rồi trong cái xóm sinh viên ấy, cô điếm bị cảnh sát 113 tới lôi đi, cô bé điên rơi vào vòng tay gã chủ nhà thô lỗ và đến lượt “cô mình” cũng rời khỏi xóm, ra đi , để “ một thời gian sau, một người đàn ông tay xách cái lồng đựng mọt con mèo đứng vơ vẩn trước căn phòng khoá chặt, cánh cửa rêu mốc đầy. Trời đã ấm lên. Con bé điên thấy người lạ, vẫn trần truồng chạy ra, vỗ vỗ tay rồi chạy vào căn nhà bí mật…”

    Cô mình” của Phạm Hương Giang là một truyện ngắn hay hiếm hoi trong cả tập.
    ( còn tiếp)

  5. #14
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    kỳ 2

    (Nhân Truyện ngắn 8 x – NXB Hội nhà văn Việt Nam -2006)

    “ Xó núi” , truyện ngắn của Nguyễn thị Cẩm (1984) viết về hai cha con sống trong một con hẻm heo hút đến “ cây cối chỗ nào cũng hóng hóng về phía con đường bé tẹo hệt một con giun ngoằn ngoèo, chó thì phải chơi với chuột vì không có mèo, gà và ngan dăm con chẳng có gì chơi cứ buồn thiu…”.

    Đứa con gái 17 tuổi có những nét của mẹ đôi khi đâm nhói vào lòng ông bố về kỷ niệm của một người vợ đã bỏ ông đi theo người đàn ông khác để lại cho ông đứa con gái là “ báu vật cuối cùng ông còn có trên đời , là nối dài kiếp sống của ông”.

    Ấy thế rồi bỗng một ngày, “báu vật cuối cùng “ quát vào mặt ông :

    “Nếu không cho cưới ngay, con e không giữ được mình, cha ạ…”

    Thật còn hơn là súng nổ bên tai , “ cảm giác ông đang sụp đổ, đang trợn mắt sắp gục xuống bởi một cơn nhồi máu…”. Ông không thể tưởng tượng tới một ngày nào đó, một thằng con trai tới cướp đi “báu vật” của ông. Nó là một thằng “ văn hoá lớp ba, làm thuê chuyên nghiệp, chỉ được cái hùng hục như trâu…”.

    Cô nhà văn 8x tả cái cảnh trai gái yêu nhau như sau :

    Rướn mình. Cong chắc là đẹp. Cổ không dài, ngửa ra thì Thuần có thể đặt 5 lần môi . Tất nhiên dễ bị ho trong lúc hắn mê miết môi răng trên cuống họng. Phải tóm tay hắn !Một ngón cái đã vượt biên lúc mình sơ sẩy, kéo nốt bốn anh nhà nó sục vào vùng giới hạn. Đã bảo là vùng cấm kia mà! Một tí thôi! Không ! Có gì đâu, chỉ một tí thôi mà. Không ! Một lần này thôi…Khô..ông !”

    Quả thực đoạn văn trên chứa đựng cái gọi là “chất 8x” ở chỗ “hồn nhiên trong tính dục” mà các nhà văn lớp trước khó có thể có. Tuy nhiên ngoài một chút đặc sắc hiếm hoi này , những dấu hiệu để nhận ra sự khác biệt thế hệ quả là rất ít. Tấn bi hài kịch giữa hai bố con khi chàng trai xuất hiện ngay tại căn nhà trước nay vẫn coi là bất khả xâm phạm của họ được diễn tả một cách chẳng có gì là …8x (!),hơn thế nữa, còn dễ dãi và non nớt như biết bao cây bút mầm non văn nghệ khác .'

    Người cha thì mắng mỏ :

    Con còn muốn dối cha ? Từ nay cấm con ra khỏi nhà một mình. Nếu cha gặp con với thằng ấy một lần nữa thôi , coi như không còn cha con gì nữa…”

    Đứa con gái thì trách móc :

    Cha là người đàn ông ích kỷ nhất trên đời ! Điệp khúc ấy lặp lại mãi, đau đớn chảy đẫm xuống gối. Muốn gào thét, đập phá và đốt cháy! Cha có quyền gì buộc giữ tôi vào mảnh đất già nua đơn độc ? Cha cấm đoán cả niềm vui cuối cùng tự tôi đánh đổi..cha nào thương tôi hơn người đời…”

    Một cái kết dễ dài và chẳng có gì là mới mẻ tuy vậy “Xó núi” vẫn là một trong số ít truyện đọc được trong cả tập.

    Một truyện ngắn khác – “Em xinh không ?” của Từ nữ Triệu Vương (1980) có thể coi đậm hơi hướng 8x ở chỗ bộc lộ “cái tôi” một cách trực diện và thẳng thắn , không mặc cảm, không “khách sáo” – đặc trưng của thế hệ này.

    Em 25 tuổi. Viết văn. Bạc bẽo. Chẳng ai sống được bằng nghề viết. Em làm tại một Nhà xuất bản, lương vài trăm ngàn đồng em vẫn làm. Em yêu người đàn ông đã có gia đình trong cơ quan. Em vào đó làm chỉ mong được nhìn thấy họ hàng ngày . Họ không biết em yêu. Em cứ dại khờ yêu thầm thế. Đừng nói em ngu ngốc. Tình yêu chân thành còn sót lại trong thời này đấy.”

    Em là Mắt Ướt – chân dung một 8x. Hai mươi hai giờ tối em mới đi làm về. Em mở cửa từng phòng các bạn trai, “miệng em nhí nhách :” pha trà cho em uống với nhé!”. Và rồi em cứ lặp lại câu nói cửa miệng :” Em xinh không . Em xinh nhỉ. Em hơi bị xinh đấy…” hoặc :’ Em nhớ anh lắm, em thèm anh lắm, thịt anh còn ngon không …”…qua môi em đầy nhàn rỗi, không neo bám, Em vẫn thấy cuộc đời xa lạ. Buồn tênh…”

    Xa lạ và buồn tênh” chưa hẳn đã là đặc trưng của “cái tôi” 8x. Vậy nhưng toàn bộ câu chuyện của nàng Mắt Ướt còn xa mới đưa nàng tới chỗ “xa lạ và buồn tênh” như thế. Gắn nó cho nàng chẳng qua cũng như một chút son phấn làm dáng vậy thôi.

    Tôi muốn về nhà “ của Nguyễn Quỳnh Trang ( 1981) đi vào đề tài “ viện tâm thần” vốn nhiều người đã viết. Khác với lối viết rối mù khi tả tâm trạng người điên, NQT trong truyện này lại sử dụng lối viết rất thực, thực đến mức độ chi li, tỉ mẩn. Chỉ riêng một hòn non bộ đặt trong sân bệnh viện, NQT đã kể chi tiết :

    Trên hòn non bộ có một cây si thân xù xì , rễ dài phủ xuống cả phía dưới.Xen lẫn nhiều cây thuộc họ dương xỉ. Có cả cây hoa đỏ năm cánh thường mọc ở đồi đất hoang. Hòn non bộ vẫn còn sót lại dăm đồ sứ trang trí. Có tượng mục đồng thổi sáo trên lưng trâu . Trâu bị gẫy một chân , mục đồng thì sứt nửa đầu. Nửa khuôn mặt còn lại không rõ mũi mồm nhìn trông rất hãi. Có tượng ngư ông câu cá. Ngư ông mất nửa thân người…..Thêm tượng quan âm bồ tát “ phù nhân chỉ lộ” tróc hết sơn…”.

    Cứ thế các chi tiết được kể ra la liệt, hoàn toàn không có ý thức sử dụng thủ pháp “cực thực” hiện đại ( hyperrealism) mà chỉ chứng tỏ sự non nớt, thiếu chọn lọc trong mô tả. Mấy năm gần đây, nhóm “Mở Miệng” và nhóm “Ngựa trời” ở Saigòn cố tạo ra những yếu tố quái dị, bẩn tưởi có thể gọi là một thứ “mỹ học của…bùn nhơ” gây ảnh hưởng tới một số cây bút 8x. Bắt chước các “đàn anh, đàn chị” Nguyễn Quỳnh Trang viết :

    Mẹ Tóc Bím đang ngồi tênh hênh trên giường . Cái quần thủng đũng để hở một mảng quần lót hoa xanh hoa đỏ trông nhức mắt. Mẹ nó đang húp soàn soạt bát canh ăn thừa ban trưa. Húp xong vứt bát xuống gầm tủ, lấy ngón tay chỏ và ngón tay cái chọc vào mồm, móc thức ăn ở kẽ răng, đưa lên mũi ngửi ngửi , quệt tay luôn ra thành giường. Bạn nhìn thấy mà sợ…”

    Quả thực không thể hiểu tác giả bắt người đọc ghé mắt vào “những chỗ bẩn” của nhân vật như vậy nhằm mục đích gì khi chủ đề của câu chuyện hoàn toàn không đòi hỏi phải làm vậy. Bởi lẽ câu chuyện và nhân vật trong “Tôi muốn về nhà” thực ra chẳng có gì ghê gớm và phức tạp. Đó là chuyện của một cô gái ngày xưa được chồng rất yêu “ thường vuốt má bạn ngọt ngào . Anh thích cái thánh thiện trong em , nó làm anh thấy cuộc đời sạch sẽ hơn, nhưng vứt thơ đi, nó sẽ làm khổ em…”. Hoá ra cô còn làm cả thơ. “ Những câu từ đẹp đẽ, dịu dàng mà bạn viết ra là thứ thuốc bổ thư giãn mọi giác quan và cơ thể bạn mỗi đêm thiếu hơi da thịt chồng”. Thật là quan niệm về thơ đích thực của các thi sĩ 7x,8x nổi tiếng như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư…bây giờ.

    Tuy nhiên, chồng và mẹ chồng cô lại không cần những đứa con tinh thần của cô, họ đòi đứa con bằng xương bằng thịt nối dõi gia đình kia. Bất hạnh cho cô, cô không thể đáp ứng đòi hỏi chính đáng ấy của chồng và mẹ chồng. Càng ngày cô càng bị nhà chồng ghẻ lạnh và khi một cô gái khác sinh ra cho chồng cô một đứa con trai thì cô ta chiếm lấy địa vị cô trong gia đình, còn chính cô phải chuyển vào viện tâm thần. Truyện ngắn còn vài nhân vật nữa, như cô Tóc Bím thường rơi vào ảo giác, tưởng tuợng mình là Chúa Giê-xu tái thế, mỗi khi nhìn thấy đàn ông nhẹ thì rên lên, trốn sau lưng mẹ, nặng thì lên cơn động kinh , xé áo, tụt quần, miệng kêu ú ớ như đang bị cưỡng hiếp, như cô Mặt Rỗ thường lên cơn điên vào ban đêm, phải trói vào thành giường, như bà cụ Tóc bạc bị con trai bỏ rơi phải cắn lưỡi tự tử…Cái “phòng điên” của Nguyễn Quỳnh Trang được kể la liệt những mảnh đời bất hạnh như thế – nó là “bể khổ” muôn đời của chúng sinh, ngoài ra không gợi mở một ẩn dụ nào khác.

    Một cây bút 8x được cả một bộ máy tiếp thị của một Công ty sách bốc thơm lên cỡ…thiên tài, rồi VTV3 làm cả một show phỏng vấn rối rít những lời tâng bốc . Đó là Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982), trong tập sách này cũng góp mặt với truyện ngắn “Sống”.

    Mới lướt qua phần mở đầu của truyện, bạn đọc nào “yếu bóng vía”`hẳn tá hoả tam tinh :

    “Tôi thức dậy vào một buổi chiều, chưa mở mắt nhưng rõ ràng tôi biết đó là chiều.Tôi chả buồn hỏi tại sao? Tự nhiên tôi cảm thấy khoẻ khoắn vãi hàng bình thường, tôi không thích tự “ vãi hàng” đâu . Tôi hơi có ác cảm với nó. Tôi chỉ hay dùng từ “vãi lúa” . Nhưng tự nhiên , tôi thích dùng nó vãi hàng. Phải , bỗng dưng tôi thoải mái vãi hàng…”

    Mở đầu cho một truyện ngắn văn chương nghệ thuật mà “thiên tài’ đã thoải mái ‘vãi” ra như thế này thì thật đáng mặt đại diện cho một nền văn học của thời đại…đồ đểu.
    ( còn một kỳ)


  6. #15
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo và hết)
    kỳ cuối

    (Nhân Truyện ngắn 8 x – NXB Hội nhà văn VN)

    Mở đầu ngạo mạn thế, tưởng tác giả “vãi” ra những gì ghê gớm, ngờ đâu cũng chỉ là một mớ triết lý ‘vụn” :

    Tôi vẫn có sức hơn người bình thường , vẫn vận động và cho năng suất nhiều hơn họ. Và vẫn luôn thất vọng về mình . Phải chăng vì chính NÓ ?Nó là sự cân bằng này , sự cân bằng tôi đang sở hữu . Sự cân bằng của khao khát với khả năng đáp ứng được của thân xác . Thân xác không còn là gánh nặng . Thân xác là niềm tự hào được xuất bản từ hư vô , tự cháy và đốt cháy hư vô…”

    Và những tưởng tượng theo kiểu phim kinh dị :

    Con mèo đi qua tôi như em, như chẳng thấy tôi. Nó đi trên mặt nước. Đột ngột nó lao vào cổ họng tôi . Miệng nó há ra. Những cái răng không thọt chút nào. Và nó liếm tai tôi . Móng vuốt của nó không bị cắt nhưng nó không tự thu chúng lại . Nó âu yếm quàng vào cổ tôi. Em vẫn không ngừng hát. Em chỉ hứng khởi hát theo bầy chó…”

    Cố đọc cho hết cũng chưa thấy được hình hài một truyện ngắn và cũng chẳng thấy một cách tân đưa truyện ngắn lên tầm “hậu hiện đại”.

    Lửa hoang” của Phạm Vân Anh (1980) gần với thể loại “vụ án viết lại” , viết về cái xấu trong gia đình các quan chức, các con ông cháu cha chơi bời trác táng, ngập ngụa trong căn bệnh AIDS và những đòn độc “âm mưu và tình yêu”, thiếu một sức khái quát vạch mặt “thủ phạm dấu mặt” sau những tội ác tầy trời đó.

    Câu chuyện tình yêu” của Niê Thanh mai ( 1980) là một thể hiện vụng về tuần trăng mật và sự chia tay của một đôi vợ chồng mới với sự chứng kiến của…cái giường trong đó có trò chọc gậy bánh xe không rõ ràng của tên bạn chồng.

    Trong 18 cây bút 8x, người có “ý thức xã hội ‘ cao nhất trong văn chương phải kể đến Yên Khanh (1982), góp tới 2 truyện trong tập sách này. Cô không viết về những mối tình đầu đời lãng mạn, không suy tư những triết lý sa sỉ, cô viết trực tiếp về cuộc sống đang diễn ra với băn khoăn của người có “ý thức sáng tác”.

    Trong “ Những mùa đông đi qua”, Yên Khanh viết về một xóm nghèo y như xóm “Nhà mẹ Lê ” thời xưa của Thạch Lam:

    Tháng Mười Một rét như cắt da cắt thịt.Tám chín giờ sáng ngồi trong nhà nhìn ra ngoài đường vẫn chẳng thấy gì ngoài mù mịt sương trắng…Khi ấy cũng là lúc cả xóm chạy vạy từng bát gạo , chẳng nhà nào có lấy một vườn rau cho ra hồn vì gió muối làm cây cối tướp lại , héo quắt queo. Đàn ông đi đi lại lại, đàn bà than vãn thở dài, thỉnh thoảng lại thấy bên nhà hàng xóm vợ chồng con cái mắng chửi nhau và bát đĩa thì quăng ra sân loảng xoảng. Có nhà ban đầu ăn hai bữa một ngày sau đó phải chuyển bữa trưa làm bữa chính còn bữa tối thành bữa phụ qua quít. Trẻ con vì thế mà sáng ra nhìn bụng đứa nào cũng xẹp tới tận xương háng…”

    Không một chút ánh sáng nào “của Đảng”, của nền kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa ” soi rọi tới cái xóm chuyên nghề bốc mộ này. Dường như họ hoàn toàn bị cách biệt với tất cả những gì đang diễn ra trong xã hội. Họ như một dẻo đất bị bỏ quên trong cái xứ sở đang sôi sùng sục những phân hoá giàu nghèo, những quan tham hốt bạc và những người dân bị cướp đất nổi lên chống lại cường quyền .

    Không một tia hồi quang nào của toàn xã hội tới được cái vùng tăm tối này. Trong xóm này có một cặp uyên ương kiểu “Thị Nở , Chí Phèo” – nàng là chị Nhân sứt môi, chàng là anh Biển “ đen như củ tam thất, người dài lêu nghêu như con nghiện. Môi thâm xì và hai hàm răng vàng khè. Tôi thề sống chết với đám bạn rằng trên đời này tôi chưa gặp ai lại giống khỉ đến thế. Nói chung là tất tần tật…” .

    Thế rồi do sự ngăn trở của gia đình, “đôi uyên ương” phải chia lìa và chàng trai biến thành một gã điên khùng.

    Anh Biển đang hì hụi huơ tay múa chân một mình, miệng lảm nhảm la hét điều gì đó. Chừng lại gần thì trời ơi, hoá ra trên tay anh là cả một xâu chuột lớn bé treo lủng lẳng đang kêu xoe xoé. Còn anh thì cứ nắm đuôi từng con một mà nện chí tử xuống tảng đá cộc ở góc ruộng , mỗi nhát đập lại kèm theo tiếng kêu khoái chá :” Chết này, đồ ăn bẩn..” và bật cười hí hí…”

    “ Trong không ý tưởng”, Yên Khanh bầy tỏ nỗi băn khoăn của chính mình khi viết ra những truyện ngắn “ không ý tưởng”. Cô phê phán cái kiểu viết của nhiều người trong thế hệ cô :

    Anh chộp được ý tưởng từ những cái nhàng nhàng nửa nạc nửa mỡ của một ai đó, biến nó thành của mình . Chỉ cần thêm thủ pháp lạ hoá”.

    Cô cho rằng :

    Nó cũng giống như cái ý tưởng của người khác mà anh bạn tôi bằng những thủ thuật văn chương láu cá đã cuỗm thành của mình lại khiến độc giả tung hô rất thiện ý : lối viết mới, phong cách mới…”.

    Cô muốn viết trung thực với những gì cô nhìn thấy ở xung quanh nhưng “cô lại ngậm ngùi nghĩ đến những điều viết ra không ý tưởng”.

    Yên Khanh là cây bút có ý thức trách nhiệm rõ nét nhất trong 18 gương mặt 8x trong tập này tuy cũng chỉ dám hé lộ nửa vời không dám đi tới cùng căn nguyên của tình trạng “viết không ý tưởng” là từ đâu ra ? Từ bản thân sự sợ sệt , khôn ngoan của người viết hay từ sự cấm đoán không thành văn bản của bộ máy siêu kiểm duyệt vô hình.

    Mượn điển tích nàng Thi Kính cắt râu chồng, Lan Phương ( 1984) dựng lại thành truyện ngắn “ Đôi mắt Thiện Sĩ” nhìn vợ hiền ra gái giết chồng, gặp lại vợ cũ vẫn không nhận ra , truyện ngắn mang ý tưởng “đôi mắt” suốt đời nhìn nhận lầm lẫn chỉ đáng mang chọc cho mù.

    Quả thực người ta khó mà đọc một mạch cho hết tập truyện vì sự giông giống nhau của cả loạt hơn hai chục truyện ngắn. Cũng may, lần xuất bản này, biên tập Nhà xuất bản đã bỏ đi phần “đề từ” của những cây bút 8x, không thì người đọc còn ác cảm nữa với những gì đã viết ra trong tập truyện này :

    “ Chúng tôi khóc
    Chúng tôi cười
    Chúng tôi điên loạn
    Chúng tôi hiền lành...


    Và trạng thái cuối cùng là trống rỗng.
    Những đứa chúng tôi cô đơn
    Những đứa chúng tôi tìm đến trang viết đôi khi
    Như một sự giải toả xa xỉ.
    Khi trầm mình lại, thấy mọi điều dường như vô vi.
    Và rồi chúng tôi lại khóc, lại cười, lại điên loạn...
    Nhưng chúng tôi không nhai lại những đoạn băng cũ rích.
    Vì đơn giản chúng tôi thuộc thế hệ trẻ
    Thế hệ 8X đầy tự tin và kiêu ngạo
    8X.


    Sự thực trong 18 gương mặt 8x này có nhiều người không “điên loạn” và không “kiêu ngạo” đến như thế. Như Phạm Hương Giang (1984) , tác giả “Cô mình” trong bài “ Truyện ngắn 8x- Lời Trần tình của một nạn nhân”đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ số 232 đã bầy tỏ :

    “Khi một nhà văn nói với tôi: thấy gì viết nấy thế này thì lớn thế nào được, tôi không tin. Khi một nhà thơ nổi tiếng nói với tôi: thơ em viết bằng mắt, tôi vẫn không tin. Cho dù vẫn biết rằng các vị tiền bối chắc chắn có kinh nghiệm hơn mình. Những câu nói đó mang tính tổng kết cả một đời văn đầy khổ ải.

    Nhưng đến khi đọc Truyện ngắn 8X tự nhiên tôi thấy chờn chợn: Hình như những người đi trước đã nói đúng. Tôi và một số người trong thế hệ chúng tôi đã mắc phải căn bệnh mắt hẹp. Đối với việc viết văn, vốn sống vô cùng cần thiết. Và trí tưởng tượng lại càng cần thiết hơn nhiều. Không có trí tưởng tượng, dù người viết có chịu khó quan sát đến mấy thì trang viết vẫn cứ vặt vãnh khô cằn, thiếu sức tưởng tượng, những trang văn sẽ thiếu đi sự thăng hoa lãng mạn vốn rất cần cho mỗi tác phẩm văn chương. Vậy mà hỡi ôi, phần đa các tác giả thế hệ 8x đều rất trẻ, từ bé đến giờ chỉ quẩn quanh với sách vở, với máy tính, vốn sống thực tế hạn hẹp. Có những tác giả chưa bao giờ ra khỏi thành phố, không phân biệt được con trâu với con bò, lúa với mạ... Thế nên mắt hẹp là đương nhiên. Vì vậy khi viết họ chỉ viết về những thứ vụn vặt nhìn thấy xung quanh. Tất nhiên đối với những người có tài thì những điều tai nghe mắt thấy sẽ là những gợi ý tốt cho trí tưởng tượng bay bổng. Còn trong Truyện ngắn 8X, hầu hết các truyện ngắn đều chưa ra truyện. Nghĩa là không đầy đủ cấu tứ, không có sự đào sâu suy nghĩ nên câu chuyện được thả chơi vơi, đầu đuôi không thống nhất được về nội dung và ý nghĩa.”

    Một “tự đánh giá” khá chính xác của người cầm bút thế hệ 8x tuy vẫn thiếu phần cốt lõi : đó là chừng nào nhà văn chưa có được quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và tự do xuất bản, chừng đó văn học chưa thoát ra khỏi tình trạng “vặt vãnh”, “ khô cằn” và “thiếu trí tưởng tượng” .
    N.T.

  7. #16
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Bao giờ Việt Nam có tác phẩm lớn ?

    - Bao giờ nhà văn Việt Nam có tác phẩm lớn ?

    - Đó là câu hỏi "xa xỉ" và phi thực tế ?

    Bởi lẽ hiện nay các nhà văn chưa thực sự viết văn, họ đang viết một thứ văn chương tầm phào, nhàn nhạt tránh xa những đòi hỏi bức bách của đời sống. Công lý bị vùi dập. Cái ác đang tràn lan và đè bẹp cái thiện . Sự giả dối, nguỵ ngôn đang chiếm lĩnh các diễn đàn chính thống, những tiếng nói thực, những chân lý hiển nhiên bị xua đi như những "con chó dại " bị đuổi khỏi nhà. Những tội phạm cả xã hội lên án như tham nhũng ở VINASHIN, VINALINE, những tên quan tham “hạ cánh an toàn” mới móc túi xây biệt thự, sắm xe hơi... đều được bênh che một cách trắng trợn, bất chấp dư luận. Tham nhũng khắp nơi nơi. Tất cả những nhức nhối đó không hề thấy nhà văn nào lên tiếng trên báo Văn Nghệ, tạp chí Nhà văn - cơ quan ngôn luận chính thức của Hội nhà văn Việt Nam và hàng trăm tờ báo của các Hội địa phương.

    Không một tác phẩm văn học nào dám đi đến tận cũng của tội ác để vạch mặt chỉ tên thủ phạm đích thực. Phần lớn các nhà văn viết chuyện "phòng the", chuyện "não tình", chuyện quá khứ được nhìn qua cặp kính "made in chủ nghĩa xã hội " chẳng khác gì nền kinh tế thị trường kéo theo cái đuôi "định hướng XHCN". Trong khi đó, bất kỳ thời đại nào, tác phẩm văn học lớn vẫn phải mang được những tiếng rên xiết, những tiếng khóc thầm và những khát khao cháy bỏng của thời đại.

    Bởi vậy đòi hỏi nhà văn Việt Nam có tác phẩm lớn là chuyện hoang tưởng. Càng hoang tưởng hơn nữa khi các nhà văn bây giờ liệu họ có đang...viết văn ?

    Lại một câu hỏi xem ra có vẻ...ngớ ngẩn. Hoạ mi thì phải hót, nhà văn thì phải viết, ấy thế mà mới đây trên VietNamnet, Thụ Nhân đã phải đặt câu hỏi :

    " Nhà văn có đang viết văn?"

    Nhà văn trẻ Nguyễn Danh Lam "mắc" làm báo để kiếm sống, văn chương chỉ là lúc "hở ra" trả lời :

    "Để sống, tôi làm báo. Công việc “để sống” này thật cực nhọc. Mất thời gian vô cùng! Nhưng tôi luôn luôn có vài ba “tứ” truyện trong đầu. Hở ra vài giờ là viết ngay. Tôi tranh thủ thời gian ghê gớm lắm. Nhưng tôi nghĩ mình chẳng là thánh tướng gì, sống thì phải có nghĩa vụ hoàn tất mọi thứ công việc liên quan, đôi khi là những thứ công việc hài hước, quái gở nhất".

    Thuận – Tặng thưởng Hội nhà văn VN 2006 đang lo viết về...mấy ông Tây chẳng dính dáng gì tới chuyện "trong nhà ngoài ngõ" ở xứ An- nam- mít- toòng :

    " Tiểu thuyết tôi đang viết bắt đầu bằng đám tang của Guillaume Dustan - cái tên trụ cột của dòng văn học đồng tính đương đại Pháp. Ngay từ ngày chưa cầm bút, tôi đã bị ám ảnh bởi số phận các nhà văn, nhưng không có đủ niềm tin vào các phương tiện thông tin đại chúng. Một sự tình cờ đã cho tôi gặp rồi trở nên thân thiết với Lisa, mẹ của Guillaume. Về anh ta tôi biết cả một kho chuyện, nhưng phải đợi đến đám tang của Guilllaume, tôi mới được làm quen, mà cũng nhiều phần giả tạo, bàn tay giơ mãi cũng chỉ chạm lớp gỗ áo quan. Hoa hồng, nước mắt, điếu văn, truyền hình… Ông bố từng bỏ rơi gia đình ba mươi năm trước thút thít “Guillaume, cha vẫn nghĩ nếu con không thành nhà văn thì con sẽ là một Che Guevara”. Lisa không khóc, câu đầu tiên nói với tôi: “May quá, tìm được miếng đất ngay cạnh mộ Duras, đúng như nguyện vọng của Guillaume”.

    Trần Thu Trang, nổi tiếng vì được các phóng viên VHVN "lăng xê" đang "nhăm nhe" viết...kịch bản phim vốn là mặt hàng đang rất được giá tại các Đài truyền hình quốc gia và đài hàng tỉnh :

    " Nói là dự định thì cũng không hẳn nhưng hiện giờ tôi đang “nhăm nhe” học thêm kỹ năng viết kịch bản phim. Sở dĩ tôi muốn vậy vì có rất nhiều bạn đọc nói với tôi, họ muốn được thấy tiểu thuyết của tôi trở thành một câu chuyện trên màn ảnh. Đây cũng là hướng đi tôi xác định từ đầu, viết truyện, sau đó thì tìm cách biến truyện của mình thành phim. Tôi không dám nghĩ đến tôi của 10 năm sau đâu, phụ nữ sợ già, sợ xấu, sợ cũ, ngay cả trong văn cũng không ngoại lệ"

    Cô nhà văn này chỉ sợ xấu, sợ già chứ không sợ văn chương của mình bị các cơ quan an ninh văn hoá nhòm ngó bởi lẽ đã có bao giờ cô dám viết ra ngoài những điều " Đảng nghĩ" đâu ( Nói theo kiểu Chế Lan Viên ngày xưa : "nghĩ trong những điều Đảng nghĩ".

    Thế mới biết cái độc hại của mấy anh bồi bút ngày xưa còn " di căn" lâu dài đến con cháu đời sau). Với chữ thọ đeo sau lưng, tuy cô đang mài miệt viết văn, nhưng thực chất không phải là tạo ra những tác phẩm văn chương mà chỉ là một trò..."thể dục chữ nghĩa" bởi lẽ cái cô quan tâm trước hết là...chữ nghĩa chứ không phải chuyện "thời thế" :

    " Viết văn là công việc với chữ nghĩa. Tôi nghĩ, mình chỉ có một điểm sáng duy nhất là thái độ tôn trọng chữ nghĩa. Tức là, nói hơi sáo mòn một chút, tôi có cái tâm, còn cái tài và cái tầm thì chẳng được bao nhiêu. Nhiều lúc thấy mình thiếu mạnh bạo, thiếu quyết liệt, thiếu bao quát, thiếu đủ thứ, tôi cũng đành đem lời cụ Nguyễn Du ra an ủi rằng "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". An ủi vậy rồi lại cố thêm chút vậy.

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, dứt khoát làm "công dân thế giới", không cần quan tâm tới "chuyện xứ sở" vì hiện thực không là cái đinh gì với tác phẩm nên ngồi ở đâu Paris, New York, Bắc Kinh...đều viết được :

    " Làm thế nào để thoát khỏi sự rườm rà trong cách nghĩ và viết, đó là điều tôi quan tâm. Tôi không phải là nhà văn hiện thực; hiện thực gần như không có giá trị gì trong tác phẩm của tôi. Trọng tâm của tôi là con người chung chung, không hẳn Việt Nam cũng không hẳn nước ngoài. Hiện thực ở đâu, đối với tôi cũng vậy thôi. "

    Rõ rồi , "nhà văn trẻ" chỉ quan tâm tới "cách nghĩ" sao cho khỏi "rườm rà" thôi, còn "nghĩ gì cái gì" là điều không đáng quan tâm. Vậy là bác Đinh Thế Huynh hoàn toàn "yên tâm". Và thực ra văn chương không còn là cái "nghiệp" sinh tử như ngày xưa nữa, nó giống một thứ trò chơi như Nguyễn Ngọc Thuần nói :

    " Sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao. Ngày trước tôi có thừa. Nhưng càng ngày tôi càng thiếu dần. Bây giờ, rất tệ, đôi lúc tôi còn phải đấu tranh với mình giữa ba việc: đi chơi, lướt web hay viết văn. Công tâm mà nói, để viết văn, phải có nghị lực lớn lắm".

    Tất nhiên nếu không "mang lấy nghiệp vào thân" thì chọn "đi chơi" tốt hơn, tội gì "viết văn".

    Câu hỏi thứ hai Thụ Nhân đặt ra không kém phần lý thú là :

    " Bao giờ văn chương Việt Nam có được tác phẩm lớn?

    Hỏi như vậy khác nào hỏi bao giờ có đa nguyên dân chủ. Bởi lẽ chỉ khi nào có đa nguyên dân chủ, nhà văn được giải phóng khỏi nỗi lo "bị vỡ nồi cơm" thì may ra họ mới khỏi vừa viết vừa run để đẻ ra được "tác phẩm lớn". Trả lời thẳng vào câu hỏi e rằng phạm vào chỗ "nhạy cảm" nên các nhà văn nhà thơ trẻ đều...lửng lơ con cá vàng . Nhà thơ Insara chắc ngại không trả lời trực tiếp nên vòng vo nói "sách ":

    " Thế nào là tác phẩm lớn? Chúng ta vẫn chưa rốt ráo trả lời câu hỏi đó. Vấn đề nền tảng nhất với nhà văn mọi thời là hắn thường xuyên lưu trú nơi vùng ngoại ô của Quê hương. Nói theo ngôn ngữ của M.Heidegger: cư trú gần bên Nỗi chết. Hoặc quyết liệt như Đức Phật: Vô bố uý. Hay cụ thể và gần gũi hơn - W.Faulkner: nhà văn thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi. Chỉ khi đó hắn mới nói đến sáng tạo."

    Nhà văn trẻ Nguyễn Danh Lam cũng đưa đẩy ngôn từ cho xa vùng "nhạy cảm" nên đưa ra khái niệm mơ hồ :

    " Để có một tác phẩm lớn, ngoài phần ý thức có thể thu xếp được, tôi nghĩ còn một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là “vô thức tập thể”. Nó như một thứ cấu hình được cài đặt sẵn tự khi sinh ra trong cỗ máy tính là mỗi nhà văn. Bề dày trầm tích này không phải “đi tắt đón đầu” mà có được. Nó như thể dầu mỏ, phải tích luỹ dài lâu dưới đáy sâu từng vỉa văn hoá. Và cá nhân mỗi người làm nghệ thuật, cùng những yếu tố liên đới, sẽ góp phần bồi đắp qua nhiều thế hệ. "

    Cô Nguyễn Thuý Hằng, một cây bút mới ra lò, "tuyên ngôn" nhiều hơn là sáng tác cũng chỉ chung chung :

    "Có lẽ ngoài yếu tố tài năng, tính chuyên nghiệp, vv… thì hiện nay nhà văn không cần bỏ quá nhiều năng lượng và sự quan tâm cho giới phê bình. Nghĩa là, một tác phẩm không nhất thiết phải có vài nhà phê bình nào đấy nhắc đến và viết phân tích chỉn chu thì mới được gọi là “tác phẩm lớn”. Thực tế cho thấy nhà phê bình đã không làm nổi công việc ấy. Vì vậy, tác phẩm lớn càng phải hội tụ nhiều yếu tố. "Theo tôi, tính tự quyết và tự khẳng định về giá trị nghệ thuật của mình là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác của nhà văn."

    Các nhà văn, nhà thơ có tuổi, ý thức trách nhiệm xã hội có vẻ rõ rệt hơn các cây bút mới ra ràng. Hồi mồ ma nhà thơ Phạm Tiến Duật, đã trao đổi với nhà thơ Phạm Đình Ân.

    PHẠM ĐÌNH ÂN: Anh đã từng có đóng góp nhiều cho văn học nghệ thuật, thậm chí là thẳng thắn nói lên những yếu kém của văn học nước nhà. Vậy theo anh, cái yếu kém nhất là gì?

    PHẠM TIẾN DUẬT: Tôi cho rằng, cái yếu kém nhất trong văn học, nghệ thuật hiện nay là tính ích kỷ. ..Trong đời sống, ích kỷ đã xấu rồi, trong văn học, nghệ thuật giặc ích kỷ còn rất tai hại. Chuyện đau buồn, tình phụ thì có thể nói thoáng qua trong một vài bài thơ nhưng khi nó trở thành chủ đề cho cả tập thơ thì có ích gì cho ai? Hay theo tôi, tự tô vẽ thương hiệu cho mình cũng là một sự ích kỷ, bởi chắc gì tác phẩm của anh đã hay, đã xứng tầm với cái vỏ bọc mỹ miều của những từ ngữ hoa mỹ (như chương trình “Bài hát Việt” chẳng hạn, có những bài chưa xứng đáng nhưng tự nâng mình lên…). Đời sống còn vô vàn những điều cần quan tâm, xã hội còn có rất nhiều người khổ sở, hà cớ gì mà văn nghệ không quan tâm đến họ?"

    Muốn văn học quan tâm tới họ – những người cùng khổ , các nhà văn cần thoát ra khỏi cái bầu vú sữa của đảng và Nhà nước. Chừng nào tự kiếm sống được không cần dựa vào bất kỳ bổng lộc nào của Hội Nhà văn, chừng đó may ra mới có cơ hội viết được tác phẩm lớn.
    N.T.

  8. #17
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    Hội nhà văn của nước ta
    kỳ 4

    Tháng 3 , theo yêu cầu của Ban bí thư trung ương đảng , các chi hội nhà văn ở khắp ba miền phải họp đại hội ngay trong tháng để kịp tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc vào cuối tháng 4 vì sang tháng 5 hội trường Ba Đình phải giành cho quốc hội.

    Sớm nhất là đại hội các nhà văn khu vực Tây Nguyên, khai mạc ngày 8 tháng 3 tại Buôn Ma Thuột. Cả Tây Nguyên có 9 hội viên hội nhà văn VN cộng với 2 khách mời là ông Chủ tịch và Phó chủ tịch thành phố Ban mê Thuột nên đại hội hơi bị …vắng vẻ.

    Tuy nhiên đại hội vẫn tiến hành đầy đủ công việc như các nơi khác. Bản báo cáo công tác được thảo luận khá “sôi nổi” ; chẳng hạn có ý kiến đề nghị “nhà sáng tác Quảng Bá “ của hội cần hoàn thành sớm để các nhà văn Tây Nguyên về Hà Nội có chỗ ở, khỏi đi khách sạn, có ý kiến yêu cầu đổi lại mầu của … thẻ hội viên hội nhà văn vì màu thẻ hiện nay nom yếu quá.

    Tuy thế, đại hội cũng có trục trặc chút xíu, đó là nhà văn Tạ Văn Sĩ ở thị xã Kontum về họp đại hội bị ban tổ chức…đòi tiền khách sạn làm đại biểu này hoảng quá la oai oái. Sau cùng đại hội cũng bầu được 5 đại biểu đi dự đại hội toàn quốc ngoài Hà Nội, đáng phàn nàn 5 đại biểu được bầu lại đều là người kinh, cả 3 nhà văn người Thượng đều bị…rớt cả làm ông Tổng thư ký Hữu Thỉnh ngoài Hà Nội nghe tin hoảng quá, ngay lập tức điện vào xin mời cả 3 nhà văn người Thượng đi họp đại hội toàn quốc, khỏi phải bầu bán gì. Thế mới biết các nhà văn Tây Nguyên “quán triệt” chính sách đoàn kết dân tộc của đảng xuất sắc thật.

    Tiếp theo đại hội nhà văn các tỉnh miền Tây Nam bộ khai mạc ngày 9 tháng 3 tại thành phố Long Xuyên quy tụ các nhà văn từ Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang cho tới Cà Mâu. Báo cáo “ Văn học 5 năm đầu thế kỷ”, báo cáo công tác tại Đại hội nhà văn lần thứ 7 được đọc lên cho mọi người thảo luận và ngay lập tức nhà văn Thai Sắc đã yêu cầu đục bỏ một câu tối nghĩa :

    Nhà văn vốn đã cô đơn, ngày nay càng cảm thấy cô đơn hơn trước dòng thác của các cuộc tìm kiếm lợi ích…”

    Nhà văn Hào Vũ phàn nàn rằng :

    các nhà văn bây giờ khi viết thường tìm “sự an toàn “ ( tự biên tập) là chính nên ít có những kiếm tìm , phiêu lưu mạo hiểm để viết nên những tác phẩm xứng tầm…”.

    Ngày 12 tháng 3, các nhà văn miền Đông Nam bộ tụ tập tại Vũng Tàu thảo luận báo cáo và bầu người đi dự đại hội toàn quốc. Nhà thơ Bùi Minh Quốc được xả quản thúc tại địa phương từ 6 tháng nay cũng về dự đại hội và hăng hái phát biểu :

    Nhà thơ ngày nay dường như ngày càng lãnh cảm trước nỗi đau đớn và bất hạnh của nhân thế, không thể dửng dưng với cái ác, cái giả dối, cái xấu xa…nhà thơ phải tuyên chiến chống lại chúng…” .

    Ý kiến của nhà thơ xem ra không được nồng nhiệt đón nhận cho lắm vì các nhà văn dự đại hội đã bày tỏ thái độ của mình bằng…không bỏ phiếu cho Bùi Minh Quốc đi dự đại hội toàn quốc. Thế mới biết nhà văn bây giờ hoá ra lại là bộ phận…lãnh cảm nhất của xã hội trước những biểu hiện phản kháng của đồng nghiệp. Nhà thơ Bùi Minh Quốc hẳn rút ra được bài học thấm thía về tình đồng đội.

    Cũng vào dịp này Đại hội các nhà văn miền Trung khai mạc tại thành phố Nha Trang quy tụ các nhà văn từ Thanh Hoá đổ vào, cuối Khánh Hoà đổ ra, trải dài trên 1000 kilômét, tính ra trung bình cứ 10 kilômét lại có một nhà văn, riêng các nhà văn dân tộc ít người thì hơi bị…ít, trong 30 dân tộc miền trung có vẻn vẹn 6 nhà văn.

    Đại hội thảo luận “dự thảo báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc” rất hăng hái. Có nhà văn khẳng định “văn chương vẫn là…món ăn tinh thần”, có đại biểu phàn nàn “Ban lãnh đạo Hội thiếu công bằng trong chia tiền sáng tác và cử đi nước ngoài , khu vực miền Trung coi như vùng sâu vùng xa nên thiệt thòi nhất”, lại có ông nhảy lên diễn đàn “yêu cầu không thể để có hiện tượng hội viên xúc phạm danh dự Hội “ – chắc là muốn nhắc tới chuyện Nguyễn Huy Thiệp chửi cả Hội nhà văn Việt Nam là đám giặc già… Điều đặc biệt nhất của đại hội miền Trung là sau khi bế mạc, toàn thể các nhà văn “vinh dự” được tỉnh uỷ Khánh Hoà mời … dự tiệc tại nhà hàng Hải Vy số 44 đường Trần Phú, Nha Trang.

    Ôi chao ôi, có mỗi bữa nhậu mà biến cả một đại hội nhà văn thành một …”đại hội nghĩa tình” làm báo Văn Nghệ Trẻ phải chạy tít lớn tường thuật :” Nghĩa tình văn học miền Trung”.

    Riêng đoàn nhà văn Thanh Hoá được Sở tài chính tỉnh cho mượn ô tô đi dự họp khỏi ngồi tàu hoả, lại được Ban tư tưởng tỉnh uỷ tặng một bó hoa rất to nên dọc đường họ đặt bó hoa vinh dự ấy lên mũi xe và …ca hát rất hồ hởi .

    Đại hội các nhà văn sinh sống tại Sàigòn có vẻ sôi nổi nhất lại là ở…ngoài hành lang. Các đại biểu xem ra ít chú ý tới những gì các cán bộ lãnh đạo như Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội nhà văn trung ương, Lê văn Thảo – Tổng thư ký Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh đang ngồi trên Chủ tịch đoàn phát biểu như máy khâu. Họ đứng đầy ngoài hành lang gẫu chuyện. Người ta thấy nhà thơ Thái Thăng Long từ trong hội trường đi ra, mặt đỏ gay, lắc đầu lia lịa :

    ” Giả dối, giả dối, đâu đâu cũng toàn nói chuyện giả dối …giải tán cái hội nhà văn này cho rồi…”

    Nhà văn Nguyễn Khải đứng dựa vào tường lắc đầu :

    “ Không được, không được …Đảng còn là Hội nhà văn còn…”

    Một nhà văn trẻ lạ hoắc ở đâu xộc tới láu táu :

    “ Bác Khải ơi bác Khải, sao bác không viết tiểu thuyết “Sám hối”, bác viết đi không thì…muộn rồi đó. Ít nhất cũng như bác Chế Lan Viên có bài thơ “ Bánh vẽ” chứ ?

    Cụ Nguyễn Khải không trả lời chỉ lắc đầu, mặt đỏ bừng. Nhà văn Trần Công Tấn đứng bên cạnh đỡ lời :

    “ Thằng này láo, viết hay không là tuỳ bác Khải chớ, mày ép bác vậy đâu có được …”

    Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh vốn là người đã nói một câu đi vào lịch sử tại diễn đàn đại hội nhà văn lần thứ 4 :

    Lương tri dân tộc đã thức tỉnh từ diễn đàn này…”,

    tuy nhiên mấy năm gần đây được thành uỷ tặng nhà trong Quận 5 nên Giáo sư có vẻ như quên mất mình đã nói gì, giáo sư từ trong phòng họp đi ra khoe :

    ’ Hoá ra tớ được vào danh sách mời, không phải dự bầu như các cậu…”.

    Chủ tịch đoàn chợt nhắc nhở các nhà văn vào nghe đồng chí Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ văn nghệ “có ý kiến” với đại hội. Hoá ra ông Vụ trưởng phổ biến tinh thần bầu ban chấp hành mới là chọn người không kể tuổi tác, không kể đã ở ban chấp hành mấy khoá liền, nếu tín nhiệm ai thì cứ bỏ phiếu. Vậy là đảng đã bật đèn xanh giữ lại Ban chấp hành cũ kể cả ông Hữu Thỉnh vẫn làm Tổng thư ký cho dù sang nhiệm kỳ thứ 3.

    Một đặc điểm chung của các đại hội vừa diễn ra tại Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh, Hội điện ảnh TP Hồ Chí Minh là hầu hết Ban chấp hành cũ tuổi “thất thập” đều được bầu lại. Lo rằng “hội chứng Vũ Như Cẫn” tức Ban chấp hành mới sau đại hội “vẫn như cũ” sẽ lan sang cả Đại hội mỹ thuật TP Hồ Chí Minh họp trong 2 ngày 29&30 tháng 3, hoạ sĩ Trịnh Thanh Tùng đã “báo động” trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 29 tháng 3 với bài “ Sao không thể trẻ hơn ?” rằng :

    Thiết nghĩ những yếu kém và thụ động phải chăng do bộ máy đầu tàu (ban chấp hành) nay đã quá già cỗi, đã lãnh đạo quá nhiều nhiệm kỳ, mọi suy nghĩ và hành động đều theo quán tính lối mòn ? Có ai nghĩ tới việc rút lui vào hậu trường để ủng hộ các đồng nghiệp trẻ có tâm huyết đứng ra gánh vác trách nhiệm cho nhiệm kỳ tới ?”

    Chắc chắn sẽ không có ai rút đâu, hơn nữa việc bầu ai, bỏ ai không thuộc quyền đại hội mà do thành uỷ dự kiến và trong tình hình hiện nay tốt nhất giữ lại Ban chấp hành cũ, ai ngồi đâu cứ ngồi đó để sự ổn định chính trị được bảo đảm….

    N.T.

  9. #18
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Một con ngựa đau
    cả tàu vẫn…tranh nhau gặm cỏ…

    Báo nào có tuổi thọ cao nhất, vài chục năm nay kể từ khi ra đời vẫn chưa…chết ? Tất nhiên là báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam.

    Báo nào có tuổi đời ngắn nhất , vừa chào đời, chưa kịp bán ra sạp đã bị tuyên án tử hình ? Đó là nguyệt san “Nhà báo@Công luận “cơ quan trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam.

    Đầu tháng 1 năm 2005 , ông Đỗ Quý Doãn , Cục trưởng Cục báo chí Bộ văn hoá ký quyết định đình bản tờ báo nói trên khi nó chỉ vừa kịp ra tới số 2 với lý do “vi phạm Luật báo chí “.

    “ Một con ngựa đau cả tàu vẫn…tranh nhau gặm ăn cỏ”, một đồng nghiệp bị chôn sống ngay giữa chợ, cả làng báo Việt Nam vẫn im thin thít, vẫn mải miết trong cuộc chạy đua …tăng số lượng để tăng trang quảng cáo; riêng Tổ chức Nhà báo không Biên giới ( RSF) lên tiếng phản đối mãi từ … bên kia bờ đại dương nên chẳng tạo nên một tiếng vang nào ?
    “ Nhà báo @ Công Luận” cứ thế mà tức tưởi chết trong im lặng.

    Nhà nước ký quyết định chính thức đình bản tờ báo của “Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam” - một tổ chức quần chúng “quản lý các nhà báo “ của Đảng khác nào từ bỏ đứa con mình đẻ ra ?
    Vì sao vậy ?

    Phải chăng báo “bôi xấu con em chúng ta “ khi cho đăng bài tập làm văn của một học sinh lớp 9 :” Thuý Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn , song nàng bị chế độ phong kiến vùi dập chốn bùn nhơ . Đến nỗi nàng phải nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về , bà liền nhảy xuống sông cứu mạng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng…”

    Hay vì lật tẩy “số đo trí tuệ” của hoa hậu Nguyễn thị Huyền, khi trả lời câu hỏi được báo trước và chuẩn bị sẵn thì rất hay, nhưng khi bị hỏi đột ngột :” sáng sớm mai việc đầu tiên em làm là gì ?”, cô hoa hậu ngắc ngứ mãi sau đành nói liều :”em mở cửa sổ” làm những người tham dự cứ cười lăn.

    Hay vì đăng chuyện cười bôi bác chế độ :

    Cần bao nhiêu nhà văn để thay một cái bóng đèn ? Ba. Một để nguyền rủa bóng tối, một để thắp nến lên và một để thay bóng đèn. Thế cần bao nhiêu quan chức để làm việc đó ? Một để chỉ ra cái bóng đã hỏng, một để đề nghị chấp thuận thay bóng, ba người để soạn và lưu các bản đề nghị, một để chuyển bản đề nghị lên phòng vật tư, một để soạn yêu cầu mua bóng, một để nhận bóng về…”

    Hay vì đăng ý kiến các VIP khi được báo chí bốc thơm như Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh :” Tôi thấy nhiều lúc nghĩ mãi không ra chúng ta đầu tư theo kiểu gì ? Cuộc sống cần cái này ta lại đi làm cái kia. Chẳng hạn nông dân cần máy tuốt lúa ta lại đi sản xuất máy bay hay người ta cần mổ tim cho trẻ em ông lại đi ghép gan ghép thận…” hoặc như Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ai Trực :” Tôi kêu gọi người dân hãy đi kiện những công chức sách nhiễu thay vì đút tiền cho những công chức đó…” hoặc như đại biểu quốc hội Nguyễn mạnh Đức :” Cần có kiểm soát với các đồng chí có chức vụ mà tài sản phát triển lên nhanh chóng “ ( vậy thì tuốt luốt từ địa phương đến trung ương, đồng chí nào cũng phải kiểm soát)

    Hay đăng ý kiến lúc “thăng hoa bằng bia Tiger ” của nhà văn “quốc doanh” Đỗ Chu :”Phải biết xấu hổ mới viết văn hay được” ( thảo nào mấy chục năm nay mất mùa văn học), của nhà viết kịch trẻ Lê Chí Trung :” Vừa rồi tôi có một vở chống tham nhũng nói về những ông quan cấp bộ cấp tỉnh. Nhưng rồi bị sửa, rốt cuộc vở rất tròn trịa, kẻ tham ô biến thành người tốt…:”

    Hay do đăng tiếng kêu của bé Thắng, 3 tuổi, ở thôn Huyền Kỳ, xã Phú Lâm, Hà Đông bị chó berger của đám nhà giàu trong làng cắn nát lưng :” Chó ! Chó kìa !...bố ơi “ và báo chạy tít lớn :” Ngày nào có một phiên toà ?”

    Hay vì đăng bài “ Đằng sau tiếng rao “báo đây” là nước mắt “ vạch thảm cảnh của những bà mẹ , những người vợ vì nuôi chồng con phải bán báo dạo trên đường phố Hà Nội và bị đưa đi trại Đồng Dầu, Ba Vì ?

    Không phải, tất cả đều không phải vì những chuyện đó.

    Theo “phổ biến nội bộ” thì tờ báo bị đóng cửa là do “ vi phạm nhạy cảm chính trị” khi đăng hồi ký của nhà báo Lý Quý Chung , nguyên Tổng trưởng Bộ TT của chính phủ Dương văn Minh :

    “ Tổng thống Dương Văn Minh muốn công bố đầu hàng vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 nhưng đã dời đến 30 tháng 4 năm 1975 vì đã nghe theo lời khuyên của ông Lý Quý Chung :” nếu tuyên bố đầu hàng vào 29 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội cách mạng chưa vào, Sàigòn sẽ không có chính quyền , khoảng trống đó rất nguy hiểm tạo ra sự hỗn loạn, cướp phá đẫm máu, xin Tổng thống hãy chờ qua ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội đã tới cửa ngõ Sàigòn hãy tuyên bố…”.

    Lịch sử bị “bật mí” theo kiểu vậy đâu có được , nếu vậy còn đâu là yếu tố “thần tốc” và “chủ động” của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ?

    Tuy nhiên đó chỉ là “cái cớ” người ta vin vào thôi, cái cốt lõi tạo nên án tử cho tờ báo cụ thể và đơn giản hơn nhiều.

    Tội lớn nhất của “ Nhà báo @ Công luận “ là làm rùm beng :” Dự án cụm Du lịch Cáp treo Núi Lớn- Núi Nhỏ Thành phố Vũng Tàu”, mà từ hồi tháng 4 năm 2004, báo Văn Nghệ Trẻ thuộc Hội nhà văn đã dành hẳn 5 kỳ báo vạch trần dự án cáp treo chẳng khác gì “chiếc dây phơi” bắc qua Vịnh, phá hoại cảnh quan , phá hoại cái đẹp của biển Vũng Tàu. Tuy nhiên lời báo động khẩn thiết của Báo Văn Nghệ Trẻ bị rơi vào im lặng , cáp treo vẫn cứ được khẩn trương căng ngang hai bờ vịnh.

    Nhà báo @Công luận” không những lên án cáp treo mà còn vạch trần nguời ta đã lợi dụng cáp treo để chiếm dụng mặt bằng xây những cụm công trình lớn như : Hệ thống khách sạn “Ga cáp treo”, khu khách sạn Đồi Mây, Lầu vọng cảnh, Khu Bungalow, Khu khách sạn Nghinh Phong vân vân…Báo dành hẳn 3 trang khổ lớn đăng ý kiến phản đối dự án của rất nhiều người trong đó có nhà sử học Dương Trung Quốc, , nguyên Bí thư tỉnh uỷ Bà Rịa-Vũng Tàu Lê Quang Thành …Tiếc thay dự án cáp treo Vũng Tàu có cổ phần của các VIP siêu lớn, nếu cứ để “Nhà báo@Công luận” tiếp tục thọc gậy bánh xe thì không khéo hỏng ăn, bởi vậy tốt nhất là bịt miệng nó lại cho chắc ăn.

    Tội lớn thứ hai của tờ báo là khui lại vụ “các quan chức xẻ thịt lòng hồ Trị An”, nhắc lại danh sách các cơ quan và các cán bộ từ xã, huyện đến tỉnh chiếm đoạt đất lòng hồ ngoài ra còn trích dẫn ý kiến bạn đọc có tính chất “ kích động như “Không thể để những kẻ sâu mọt đó muốn làm gì thì làm…Cần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ này bất kể chúng là ai, nắm cương vị gì…”.

    Báo “ Nhà báo @ Công luận” đòi vậy là đi ngược chủ trương của Đảng, bởi lẽ thủ phạm lớn nhất trong vụ này chính là “đồng chí Bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai” Lê Hoàng Quân . May thay, đích thân ông Phan Diễn , Uỷ viên Bộ chính trị bay vào Đồng Nai “cứu nguy” đá sang Tp Hồ Chí Minh làm Chủ tịch UBND để chạy tội, “bảo vệ cán bộ”.

    Tội lớn thứ ba là dám đăng ý kiến của cựu Bộ trưởng Bộ y tế , Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân từ chối làm Bộ trưởng chính là vì “Tôi không thể sống chung với tham nhũng”. Ong cựu Bộ trưởng kể lại :” Nhiệm vụ của ngành y tế rất nặng nề nhưng điều kiện tạo cho ngành rất thiếu thốn, ngân sách dành cho ngành y tế chưa tới 1 USD/ người /năm trong khi đó nước Lào, Bangladesh nghèo hơn ta còn được nhiều hơn. Ngân sách dành cho y tế đã ít như thế mà vẫn bị những kẻ tham nhũng xà xẻo, bòn rút…”

    Cái kiểu “vạch áo cho người xem lưng “ như thế rõ ràng không đạt yêu cầu “ Phải lựa chọn thông tin thích hợp, phải cân nhắc đưa hay không đưa, liều lượng cỡ nào, đưa lúc nào và không phải tất cả mọi chuyện đều có thể đưa lên báo” như ông Hồng Vinh, Phó Ban Tư Tưởng – Văn Hoá phát biểu tại Hội nghị sơ kết ngày 16-12-2004 ở Nam Định.

    Và như lời ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban tư tưởng-văn hoá cũng ở Hội nghị này :”Những người không tích cực sửa chữa khuyết điểm hoặc không đủ trình độ và phẩm chất lãnh đạo, quản lý tờ báo phải xem xét xử lý kỷ luật thích đáng hoặc thay thế kịp thời…” báo “ Nhà báo @Công luận” bị đóng cửa là đúng rồi, còn oan nỗi gì ?
    N.T.

  10. #19
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Một con ngựa đau
    cả tàu vẫn…tranh nhau gặm cỏ…

    Báo nào có tuổi thọ cao nhất, vài chục năm nay kể từ khi ra đời vẫn chưa…chết ? Tất nhiên là báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam.

    Báo nào có tuổi đời ngắn nhất , vừa chào đời, chưa kịp bán ra sạp đã bị tuyên án tử hình ? Đó là nguyệt san “Nhà báo@Công luận “cơ quan trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam.

    Đầu tháng 1 năm 2005 , ông Đỗ Quý Doãn , Cục trưởng Cục báo chí Bộ văn hoá ký quyết định đình bản tờ báo nói trên khi nó chỉ vừa kịp ra tới số 2 với lý do “vi phạm Luật báo chí “.

    “ Một con ngựa đau cả tàu vẫn…tranh nhau gặm ăn cỏ”, một đồng nghiệp bị chôn sống ngay giữa chợ, cả làng báo Việt Nam vẫn im thin thít, vẫn mải miết trong cuộc chạy đua …tăng số lượng để tăng trang quảng cáo; riêng Tổ chức Nhà báo không Biên giới ( RSF) lên tiếng phản đối mãi từ … bên kia bờ đại dương nên chẳng tạo nên một tiếng vang nào ?
    “ Nhà báo @ Công Luận” cứ thế mà tức tưởi chết trong im lặng.

    Nhà nước ký quyết định chính thức đình bản tờ báo của “Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam” - một tổ chức quần chúng “quản lý các nhà báo “ của Đảng khác nào từ bỏ đứa con mình đẻ ra ?
    Vì sao vậy ?

    Phải chăng báo “bôi xấu con em chúng ta “ khi cho đăng bài tập làm văn của một học sinh lớp 9 :” Thuý Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn , song nàng bị chế độ phong kiến vùi dập chốn bùn nhơ . Đến nỗi nàng phải nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về , bà liền nhảy xuống sông cứu mạng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng…”

    Hay vì lật tẩy “số đo trí tuệ” của hoa hậu Nguyễn thị Huyền, khi trả lời câu hỏi được báo trước và chuẩn bị sẵn thì rất hay, nhưng khi bị hỏi đột ngột :” sáng sớm mai việc đầu tiên em làm là gì ?”, cô hoa hậu ngắc ngứ mãi sau đành nói liều :”em mở cửa sổ” làm những người tham dự cứ cười lăn.

    Hay vì đăng chuyện cười bôi bác chế độ :

    Cần bao nhiêu nhà văn để thay một cái bóng đèn ? Ba. Một để nguyền rủa bóng tối, một để thắp nến lên và một để thay bóng đèn. Thế cần bao nhiêu quan chức để làm việc đó ? Một để chỉ ra cái bóng đã hỏng, một để đề nghị chấp thuận thay bóng, ba người để soạn và lưu các bản đề nghị, một để chuyển bản đề nghị lên phòng vật tư, một để soạn yêu cầu mua bóng, một để nhận bóng về…”

    Hay vì đăng ý kiến các VIP khi được báo chí bốc thơm như Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh :” Tôi thấy nhiều lúc nghĩ mãi không ra chúng ta đầu tư theo kiểu gì ? Cuộc sống cần cái này ta lại đi làm cái kia. Chẳng hạn nông dân cần máy tuốt lúa ta lại đi sản xuất máy bay hay người ta cần mổ tim cho trẻ em ông lại đi ghép gan ghép thận…” hoặc như Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ai Trực :” Tôi kêu gọi người dân hãy đi kiện những công chức sách nhiễu thay vì đút tiền cho những công chức đó…” hoặc như đại biểu quốc hội Nguyễn mạnh Đức :” Cần có kiểm soát với các đồng chí có chức vụ mà tài sản phát triển lên nhanh chóng “ ( vậy thì tuốt luốt từ địa phương đến trung ương, đồng chí nào cũng phải kiểm soát)

    Hay đăng ý kiến lúc “thăng hoa bằng bia Tiger ” của nhà văn “quốc doanh” Đỗ Chu :”Phải biết xấu hổ mới viết văn hay được” ( thảo nào mấy chục năm nay mất mùa văn học), của nhà viết kịch trẻ Lê Chí Trung :” Vừa rồi tôi có một vở chống tham nhũng nói về những ông quan cấp bộ cấp tỉnh. Nhưng rồi bị sửa, rốt cuộc vở rất tròn trịa, kẻ tham ô biến thành người tốt…:”

    Hay do đăng tiếng kêu của bé Thắng, 3 tuổi, ở thôn Huyền Kỳ, xã Phú Lâm, Hà Đông bị chó berger của đám nhà giàu trong làng cắn nát lưng :” Chó ! Chó kìa !...bố ơi “ và báo chạy tít lớn :” Ngày nào có một phiên toà ?”

    Hay vì đăng bài “ Đằng sau tiếng rao “báo đây” là nước mắt “ vạch thảm cảnh của những bà mẹ , những người vợ vì nuôi chồng con phải bán báo dạo trên đường phố Hà Nội và bị đưa đi trại Đồng Dầu, Ba Vì ?

    Không phải, tất cả đều không phải vì những chuyện đó.

    Theo “phổ biến nội bộ” thì tờ báo bị đóng cửa là do “ vi phạm nhạy cảm chính trị” khi đăng hồi ký của nhà báo Lý Quý Chung , nguyên Tổng trưởng Bộ TT của chính phủ Dương văn Minh :

    “ Tổng thống Dương Văn Minh muốn công bố đầu hàng vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 nhưng đã dời đến 30 tháng 4 năm 1975 vì đã nghe theo lời khuyên của ông Lý Quý Chung :” nếu tuyên bố đầu hàng vào 29 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội cách mạng chưa vào, Sàigòn sẽ không có chính quyền , khoảng trống đó rất nguy hiểm tạo ra sự hỗn loạn, cướp phá đẫm máu, xin Tổng thống hãy chờ qua ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội đã tới cửa ngõ Sàigòn hãy tuyên bố…”.

    Lịch sử bị “bật mí” theo kiểu vậy đâu có được , nếu vậy còn đâu là yếu tố “thần tốc” và “chủ động” của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ?

    Tuy nhiên đó chỉ là “cái cớ” người ta vin vào thôi, cái cốt lõi tạo nên án tử cho tờ báo cụ thể và đơn giản hơn nhiều.

    Tội lớn nhất của “ Nhà báo @ Công luận “ là làm rùm beng :” Dự án cụm Du lịch Cáp treo Núi Lớn- Núi Nhỏ Thành phố Vũng Tàu”, mà từ hồi tháng 4 năm 2004, báo Văn Nghệ Trẻ thuộc Hội nhà văn đã dành hẳn 5 kỳ báo vạch trần dự án cáp treo chẳng khác gì “chiếc dây phơi” bắc qua Vịnh, phá hoại cảnh quan , phá hoại cái đẹp của biển Vũng Tàu. Tuy nhiên lời báo động khẩn thiết của Báo Văn Nghệ Trẻ bị rơi vào im lặng , cáp treo vẫn cứ được khẩn trương căng ngang hai bờ vịnh.

    Nhà báo @Công luận” không những lên án cáp treo mà còn vạch trần nguời ta đã lợi dụng cáp treo để chiếm dụng mặt bằng xây những cụm công trình lớn như : Hệ thống khách sạn “Ga cáp treo”, khu khách sạn Đồi Mây, Lầu vọng cảnh, Khu Bungalow, Khu khách sạn Nghinh Phong vân vân…Báo dành hẳn 3 trang khổ lớn đăng ý kiến phản đối dự án của rất nhiều người trong đó có nhà sử học Dương Trung Quốc, , nguyên Bí thư tỉnh uỷ Bà Rịa-Vũng Tàu Lê Quang Thành …Tiếc thay dự án cáp treo Vũng Tàu có cổ phần của các VIP siêu lớn, nếu cứ để “Nhà báo@Công luận” tiếp tục thọc gậy bánh xe thì không khéo hỏng ăn, bởi vậy tốt nhất là bịt miệng nó lại cho chắc ăn.

    Tội lớn thứ hai của tờ báo là khui lại vụ “các quan chức xẻ thịt lòng hồ Trị An”, nhắc lại danh sách các cơ quan và các cán bộ từ xã, huyện đến tỉnh chiếm đoạt đất lòng hồ ngoài ra còn trích dẫn ý kiến bạn đọc có tính chất “ kích động như “Không thể để những kẻ sâu mọt đó muốn làm gì thì làm…Cần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ này bất kể chúng là ai, nắm cương vị gì…”.

    Báo “ Nhà báo @ Công luận” đòi vậy là đi ngược chủ trương của Đảng, bởi lẽ thủ phạm lớn nhất trong vụ này chính là “đồng chí Bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai” Lê Hoàng Quân . May thay, đích thân ông Phan Diễn , Uỷ viên Bộ chính trị bay vào Đồng Nai “cứu nguy” đá sang Tp Hồ Chí Minh làm Chủ tịch UBND để chạy tội, “bảo vệ cán bộ”.

    Tội lớn thứ ba là dám đăng ý kiến của cựu Bộ trưởng Bộ y tế , Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân từ chối làm Bộ trưởng chính là vì “Tôi không thể sống chung với tham nhũng”. Ong cựu Bộ trưởng kể lại :” Nhiệm vụ của ngành y tế rất nặng nề nhưng điều kiện tạo cho ngành rất thiếu thốn, ngân sách dành cho ngành y tế chưa tới 1 USD/ người /năm trong khi đó nước Lào, Bangladesh nghèo hơn ta còn được nhiều hơn. Ngân sách dành cho y tế đã ít như thế mà vẫn bị những kẻ tham nhũng xà xẻo, bòn rút…”

    Cái kiểu “vạch áo cho người xem lưng “ như thế rõ ràng không đạt yêu cầu “ Phải lựa chọn thông tin thích hợp, phải cân nhắc đưa hay không đưa, liều lượng cỡ nào, đưa lúc nào và không phải tất cả mọi chuyện đều có thể đưa lên báo” như ông Hồng Vinh, Phó Ban Tư Tưởng – Văn Hoá phát biểu tại Hội nghị sơ kết ngày 16-12-2004 ở Nam Định.

    Và như lời ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban tư tưởng-văn hoá cũng ở Hội nghị này :”Những người không tích cực sửa chữa khuyết điểm hoặc không đủ trình độ và phẩm chất lãnh đạo, quản lý tờ báo phải xem xét xử lý kỷ luật thích đáng hoặc thay thế kịp thời…” báo “ Nhà báo @Công luận” bị đóng cửa là đúng rồi, còn oan nỗi gì ?
    N.T.

  11. #20
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    “dự báo phi thời tiết”.*

    * NXB HỘI NHÀ VĂN HÀNỘI 12-2005

    Giao thừa năm ấy, ngồi với cô phóng viên VHVN một tờ báo lá cải Sàigòn tại quán càphê Paris phố Nguyễn Du . Thấy tôi cứ ngoái cổ nhìn sang bàn bên nơi có hai người đàn ông một già một trẻ ngồi lặng lẽ, cô bạn phóng viên cười :
    “ Anh có biết hai người đó không ? Ông già là hoạ sĩ Trịnh Cung, anh trẻ là nhà thơ Thận Nhiên. Hai anh đang ngồi buồn vì hai cô bồ nhí làm thơ là Phương Lan và Lynh Bacardi ra Hà Nội để dự buổi ra mắt tập thơ “phi thời tiết” của 5 cô “ngựa trời” rồi.”
    “ Lynh Bacardi ? Việt kiều à ?”
    Cô bạn nhà báo cười rũ :
    “ Không, tên em Thuỳ Linh, chắc khoái uống rượu Bacardi nên lấy tên là Lynh Bacardi… …”
    Hôm sau, cô nhà báo VHVN cho biết buổi ra mắt sách đã bị cấm, lại hôm sau nữa, cô báo tin Cục Xuất bản vừa có văn bản đình chỉ xuất bản tập thơ Dự báo phi thời tiết của nhóm tác giả nữ Ngựa trời do NXB Hội Nhà văn phát hành tháng 12-2005 với lý do :
    Ngoài vấn đề nội dung tác phẩm không phù hợp với văn hoá Việt Nam, ảnh bìa của tập thơ này cũng rất “quái”. Hình ảnh 5 nữ tác giả người quấn kín đầu theo kiểu xác ướp Ai Cập, dán đầy bông băng trên mặt tạo nên những hình ảnh kỳ dị... Những “chân dung” quái gở đó lại được sắp xếp theo biểu tượng linga khiến người xem giật mình. Bên trong tập thơ, các nữ tác giả còn xuất hiện trong hình dạng xác ướp với đủ kiểu trang điểm quái dị như khiêu khích người đọc. “

    Ý kiến của “ nhà quản lý” như vậy, còn những “bà đỡ” – ông Giám đốc xuất bản, ông biên tập, ông “đầu nậu” sách thì sao ?

    Ông Giám đốc NXB Hội nhà văn Nguyễn Phan Hách theo như thông lệ , đá trái bóng xuống cấp dưới :

    “ Phải kể lại tường tận thế này, tập thơ do bên Công ty văn hoá Nhã Nam gửi qua NXB HNV có lời giới thiệu của ông Dương Tường. Ông Vương Trí Nhàn đã làm việc cẩn thận và ký trên từng trang bản thảo, rồi chuyển qua tôi duyệt. Khi tôi đọc, tôi cũng đọc qua loa, chưa đọc kỹ càng cho lắm, nên xảy ra tình trạng để lọt ấn phẩm này. Chúng tôi vẫn nhận chúng tôi có lỗi, chúng tôi sai sót, nhưng chúng tôi không vô trách nhiệm với trang bản thảo cũng như chúng tôi không đồng tình để cuốn thơ “Dự báo phi thời tiết” ra đời. Chúng tôi không cố ý tạo ra sự cố này. Đây là sơ sót và tai nạn nghề nghiệp ....ông Vương Trí Nhàn chịu trách nhiệm bản thảo này, ông là người biên tập nhiều cuốn sách hay và có uy tín...”

    Ông biên tập viên Vương trí Nhàn ( nổi cáu ):

    Tôi không trả lời điều gì đâu, tôi quên hết rồi…”

    Rồi xem ra cãi thì vẫn có lợi hơn là im nên ông cãi :

    “ Thật ra khi tôi đọc thơ của 5 tác giả nữ này, tôi không thấy yếu tố khiêu dâm ở đây như ai đó nói. Nếu như bảo thơ Lynh Bacardi là tục tĩu thì không phải, chỉ có thể nói thơ của Lynh Bacardi dùng yếu tố tính dục nói lên ẩn ức, chứ không có mục đích là khiêu dâm. Bản thân thơ của cô ta chỉ “có lỗi” ở ngôn ngữ, tôi đọc tập thơ này không hề thấy khiêu dâm....nó không đến mức phải thu hồi.”

    Ông Nhàn đưa ra một “lý thuyết “ kỳ lạ :” không khiêu dâm nhưng “có lỗi” ở ngôn ngữ”. Ông không giải thích “có lỗi ở ngôn ngữ “ là lỗi gì ? lỗi thế nào?’ vì nếu làm thế chắc ông phải viết nguyên một cuốn sách.

    Ông đầu nậu sách Nhật Anh bị bắt bẻ sao không đưa duyệt bìa, ông cãi :

    “Đó là do thói quen từ trước đến nay, chúng tôi đã không đưa duyệt bìa rồi và ngay cả cuốn này cũng vậy. Hơn nữa, các tác giả nữ lại hay giục chúng tôi làm sách nhanh gấp, nên chúng tôi vội vàng. Thực ra, nếu tập thơ bị thu hồi vì bìa thì không đáng, đấy chỉ là sự sắp đặt chơi của hoạ sĩ Trịnh Cung chứ không hề có ý gì. Ngay bản thân tôi thấy bìa tập thơ rất bình thường, đấy chỉ là hình thức làm đẹp tập thơ để bán chạy hơn thôi. Thực ra, lỗi của chúng tôi là không đưa bìa qua NXB HNV để duyệt chứ không phải là bìa gây phản cảm theo như dư luận đánh giá. Đánh giá như thế là chủ quan. Nếu như chúng tôi muốn, chúng tôi cũng có thể bắt chước một biểu tượng Linga mà.”

    Vậy là sư nói sư phải, vãi nói vãi hay – từ 5 nhà thơ, ông Giám đốc, ông biên tập, ông đầu nậu…không ai là người “có lỗi” cả. Thế thì chắc hẳn lỗi ở ông Nguyễn Đình Nhã – Cục trưởng Cục xuất bản, người đã ký lệnh thu hồi tập thơ “ Dự báo phi thời tiết” của 5 em ngựa trời ?

    Hoá ra bên trong cái lệnh thu hồi sách này, ở mọi phía “đối tác” còn lắm điều hay. Trước hết nói về 5 em gái làm thơ tuổi 8x vừa mới ra tuyên ngôn khăng khăng chối từ mình không thuộc thế hệ @ ( chắc là cổ lỗ sĩ lắm rồi) mà là “những con ngựa trời” ( chứ không phải ngựa vía) cơ.

    Thực ra, lâu nay, 5 em “ngựa trời” đã đăng thơ và được “lăng xê” ầm ĩ trên các trang văn học hải ngoại mạng lưới internet. Ngày 28 tháng 8 năm 2005, hoạ sĩ Trịnh Cung đã “tường thuật” lễ “khai sinh” cho “nhóm Ngựa trời :

    “Nghi thức theo lễ giáo Hậu Hiện Đại nên không dùng nhang đèn, mâm quả, heo sữa quay, gà qué và USD âm phủ, chỉ rượu Tây, mấy con khô mực và vài gói lạc rang…”.

    Suy theo lời hoạ sĩ Trịnh Cung thì “đỡ đẻ” cho 5 em có nhà thơ “Pháp sư Nguyễn Quốc Chánh” và các tên tuổi lẫy lừng trong nhóm “Mở Miệng” và trên internet như Lý Đợi, Bùi Chát, Trần Tiến Dũng, Thận Nhiên…và hoạ sĩ họ Trịnh tường thuật :

    “Sau một hồi khảo sát chân cẳng, giáo mác, nhan sắc và thơ thức của các kiều nữ Ngựa Trời, Hội Đồng Nghệ Thuật dâng lên vị Pháp sư chủ lễ phong thư báo cáo kết quả. Ngài Quốc Chính mở thư bằng chiếc lưỡi dài có khảm đầy hột tiểu le rồi ngửa mặt lên trần nhà hét to 3 tiếng… 5 con Đĩ Ngựa vui mừng vung các cặp thanh long đao đầy khát vọng múa “điệu cuồng dâm sát thủ”.

    Bốc 5 em “ngựa trời” lên mây xanh, nhà thơ Trần Tiến Dũng ví các em như “ Một cách chém, một cách nguyện cầu” :
    “ Này, Lynh Bacarđi, Thanh Xuân, Khương Hà, Phương Lan, Nguyệt Phạm! Sẽ hằng hà sa số vò viên và cây xúc xích trùm bao cao su cố ngổng lên cho rằng chúng tôi đang đi tìm ý nghĩa thơ của các thi sĩ này. Cái đã là khối mùi nguyên nằm trong ngôn ngữ của ngựa trời thì còn tìm làm gì!”

    Nhà văn Nguyện Viện thay mặt 5 em lớn giọng :

    “ Nay tuyên cáo,
    bọn tao là những con ngựa trời, gọi theo kiểu nam bộ miền tây lục tỉnh
    làm thơ làm tình (khuyến mãi hai trong một) bất kể ngày kinh đêm nguyệt
    cho nên thơ… máu lắm
    và đầy chất (nhờn) hậu (môn) hiện (đương) đại (tiện)…

    Đặc biệt, người viết lời giới thiệu cho tập thơ “ dự báo phi thời tiết” là dịch giả kiêm nhà thơ Dương Tường . Ong này nổi tiếng có tài làm rối mù những điều giản dị; nhất khi viết về các hoạ sĩ trẻ, ngôn từ nổ như bắp rang, chữ nghĩa lộn tùng phèo , ù cả tai hoa cả mắt người đọc, và cả người được ca ngợi mà vẫn …không hiểu ông nói gì. Vốn tự coi là “hậu hiện đại” , bà đỡ của các tài năng choai choai, ông nhà thơ ham viết về hội hoạ này chơi ngay một một màn installation - “xếp đặt” các câu thơ của 5 nữ thi sĩ thành bài viết nâng mấy em lên trình độ “ phản tư duy” :

    ở cái phương trình phi-descartes cái quá trình phi descartes hoá tôi phản-tư duy vậy là tôi hiện hữu…”

    Và “vẽ” chân dung mấy em “ngựa trời” :

    Sinh trong khoảng từ 1981 đến 1985
    Không quá khứ và tương lai chưa định hình – ngày mai mang hình dấu hỏi – bốn phương tám hướng là ĐÊM…”

    Nhà thơ “vẽ” như thế thì ra hình con cung quăng trong lu nước chứ chẳng phải con ngựa trên trời.

    Vậy trước hết đã rõ một điều : trong “dự báo phi thời tiết” , 5 “con ngựa trời” – 5 nàng 8x làm thơ trong tiếng vỗ tay của mấy bác già tự coi là “hậu hiện đại” …và tiếng tán thưởng của mấy cây viết trẻ “ Mở Miệng” ra là c. với l. khỏi viết tắt. Có thể đoán trước, nếu tập thơ không bị cấm xuất bản thì chắc chắn các bác Nguyên Ngọc, Châu Diên , Phạm Xuân Nguyên…sẽ lại tung hô rầm rộ như trường hợp tập truyện “Bóng đè” của em Đỗ Hoàng Diệu.
    (còn nữa)

Trang 2 / 4 ĐầuĐầu 1234 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Ông Ba Đau Khổ
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-03-2017, 01:13 AM
  2. Nói một lần rồi thôi về chuyện Màu Cờ
    By khieman in forum Nhìn Lại Lịch Sử
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 07-28-2014, 02:37 PM
  3. Ngày Tết Nói Chuyện Ăn Uống
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-06-2014, 11:02 PM
  4. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ hậu giang ba thắc
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-01-2014, 04:11 AM
  5. Ăn Cơm Mới Nói Chuyện Cũ
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-26-2013, 01:56 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •