Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Yêu là vui vì hạnh phúc của người khác, là coi hạnh phúc của người kia như hạnh phúc của chính mình.
G.W. Leibnitz
Trang 3 / 4 ĐầuĐầu 1234 Cuối Cuối
Results 21 to 30 of 37

Chủ Đề: Chuyện xưa ... Nay mới nói ...

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Chuyện xưa ... Nay mới nói ...

    .

    Chuyện xưa ... Nay mới nói ...
    Hội nghị lý luận phê bình Văn Học
    Nhật Tuấn

    Kỳ 1 và 2

    Hội nghị Việt Bắc - 1951



    Nhà văn Kim Lân (ngồi, thứ 2 từ trái qua), Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (đứng, thứ 2 từ phải qua)
    cùng các văn nghệ sĩ tại một hội nghị Hội Văn nghệ VN, Việt Bắc 1951

    Hơn nửa thế kỷ trước, vào tiết mùa thu, các nhà văn VN đi theo cách mạng đã họp ở Việt Bắc để “tranh luận văn nghệ” nhằm thúc đẩy nền văn học cách mạng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trên con đường cách mạng.

    Lẽ tất nhiên, ông trùm văn nghệ Tố Hữu phải “giáo đầu” trước:

    Không có tư tưởng mới thì không thể nào nhận định đúng cuộc đời và sáng tác do đó sẽ lạc hướng. Cảm xúc của ta phải là cảm xúc của quần chúng và cảm xúc của quần chúng phải được thể hiện trong văn nghệ…”.

    Huấn thị của ông trùm lập tức đuợc các tên tuổi lớn trong làng văn VN nhao nhao hưởng ứng. Nhà văn Nguyễn Tuân “được” phát biểu trước :

    Cuộc họp tranh luận này nhằm thống nhất về đường lối tư tưởng , thống nhất về quan niệm đối với kỹ thuật sáng tác…”.

    Oi chao, cứ như là sau khi đã “thống nhất” mọi thứ, tất cả các nhà văn đều trở thành thiên tài hết. Rồi ông nhà văn nổi tiếng “ngông” này thành khẩn :

    Tôi không những là tiểu tư sản mà còn là phong kiến nữa. Cuốn Vang Bóng Một Thời đủ chứng tỏ lời tôi nhận định. Trước kia tôi không tìm được giá trị cuộc sống, tôi phủ nhận cuộc đời. Tôi có một thái độ phản động. Cuộc kháng chiến tiếp theo cách mạng tháng Tám làm tôi nhận định rõ hơn.Tôi đã cách mạng tư tưởng …”.

    Thành khẩn đến thế rồi mà sau này viết về giò chả, Nguyễn Tuân vẫn phải than :

    ” Giò tớ giã kỹ đến thế rồi mà nó vẫn còn “giã” lại…”.

    Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì hùng hồn :

    Vai trò của giai cấp công nhân là đi đầu trong việc tạo ra một cách sống mới, nó không còn là cách sống của con người cũ của ta nữa…”.

    Nữ thi sĩ Anh Thơ cũng véo von :

    Trước tôi cũng đánh phấn, bôi nước hoa. Sau tôi cũng mặc quần áo nâu và được chị em yêu quý. Thơ văn phải dễ hiểu quần chúng mới thích…”.

    Nhà thơ Thế Lữ cũng cao giọng :

    Phải khác trước, muốn tiến bộ phải cải tạo mình…”.

    Nhà văn Đoàn Phú Tư thì hồ hởi :

    Tôi thấy thích chủ nghĩa Mác vì mình chẳng…mất gì cả và tìm trong đó những hình ảnh tốt đẹp của ngày mai.. Tôi vuốt ve và mơ hình ảnh đó….” . Hoá ra gọi là “Hội nghị tranh luận” mà chẳng tranh luận cái gì hết, các nhà văn lớn chỉ tranh nhau coi ai nói cho khéo, cho lọt lỗ tai đồng chí Tố Hữu và nhất loạt hứa hẹn sẽ thực hiện cái bí kíp “ tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản, công nông hoá sáng tác” để quyết tâm xây dựng một nền văn học lớn leo lên đứng đầu thiên hạ.

    Than ôi, hầu hết những người cầm bút dự “Hội nghị tranh luận văn nghệ” ngày đó, kể cả đồng chí Tố Hữu, người dẫn đường vĩ đại, nay đã ra người thiên cổ mà các nhà văn VN chưa ai giật được giải Nobel, chưa ai vượt được chính mình so với thời “đế quốc phong kiến” mà chỉ thấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đọc “Ai điếu cho một nền văn học….”

    Hơn nửa thế kỷ sau…

    Hội nghị Tam Đảo - 2003…

    Chẳng hiểu có phải vì văn học VN đang ốm nặng, cả chục năm nay Đảng và Nhà nước chi cho vài trăm tỉ đồng, vẫn chưa thấy xuất hiện tác phẩm nào “ ngang tầm thời đại”, sách báo ra cả tấn mà chẳng thấy cuốn nào “ đáng mặt văn chương”, ngay đến nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Đạo , ngàn trùng xa cách mãi tận bên Paris cũng phải than thở :

    đọc truyện Việt Nam thấy cứ như là có …mỗi một người viết” !

    Và cũng chẳng hiểu có phải vì tiền Đảng chi cho Hội nhà văn VN trong năm 2003 còn dư nhiều quá, nếu không chi hết thì Bộ tài chính nó “cắt” nên cuối năm bận rộn thế mà tự dưng Hội lại đứng ra tổ chức cuộc họp đông tới hơn 200 nhà phê bình lý luận cũng vào tiết thu, chỉ khác trước ở chỗ không họp “dưới chân núi” mà lại kéo nhau lên đỉnh Tam Đảo ! Có lẽ từ ngày lập nước, chưa có cuộc “bắt mạch kê đơn” cho “nền văn học cách mạng” nào lại rầm rộ, đồ sộ đến thế.

    Để ngăn ngừa các vị “lang băm” đến phá thối, đồng chí Chủ tịch Hữu Thỉnh đã gạt ra khỏi danh sách mời tất cả những thày lang nào “bảng hiệu chưa đăng ký”, hoặc coi giò coi cẳng thấy bốc mùi “tà khí”. Rào chắn kỹ càng như vậy mà vẫn chẳng mời được đồng chí Trưởng Ban tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm, nhân vật sô 1 trong nền văn hoá văn nghệ cách mạng VN đến dự, chẳng hiểu có phải do đồng chí ấy bận công việc lãnh đạo hay là do cẩn thận tránh xa những nơi có thể xuất hiện lắm anh Chí Phèo chuyên đánh võ mồm dễ xúc phạm uy tín lãnh đạo.

    Lạ một điều, trước cuộc Hội nghị, các thày đã thi nhau “bốc thuốc kê đơn” trên…báo Văn Nghệ. Chẳng hạn như “thày” Đỗ Văn Khang bắt mạch rằng :

    văn học VN sau thời kỳ lấy phương pháp hiện thực Xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác chính thì đến nay vẫn chưa xác định được phương pháp sáng tác chủ yếu cho văn học đương đại…”

    ...và thày kê đơn rằng :

    phương pháp sáng tác văn học sáng giá nhất hiện nay là phương pháp …phản tỉnh”.

    Ui cha, phản tỉnh cái gì ? Thày xui các nhà văn “phản tỉnh” các thứ do Đảng đã dày công giáo dục dậy dỗ các nhà văn VN chăng ? Thưa không, thày chỉ phán mơ hồ rằng :

    Văn chương phản tỉnh là văn chương của chiều sâu nhân văn- văn chương khám phá nghịch lý để soi sáng thuận lý- văn chương minh triết…”.

    Mô Phật, thày kê đơn vậy thì đến chính thày cũng chẳng biết đằng mù nào mà bốc thuốc. Rồi các thày khác cũng đua nhau nhảy lên báo Văn Nghệ “bắt mạch kê đơn” cho nền văn chương VN, ấy thế mà khi tới phó hội Diên Hồng trên đỉnh núi Tam Đảo, các thày lại quay sang “bốc thuốc” cho nhau chứ chẳng ngó ngàng gì tới con bệnh “thập tử nhất sinh” đang nằm đó.

    Thày Vũ Quần Phương đã chuẩn bị sẵn một bài “bắt mạch, kê đơn” nhưng rồi thấy các thày kia cứ túm tụm nhau vào nhỏ to, chẳng ai chú ý đến bài soạn sẵn của thày nên thày đành xếp nó vào túi và quay sang phàn nàn về những chuyện bê bối ở Ban chấp hành Hội Nhà văn trong những chuyện “chẳng văn chương tí nào” như chia chác nhau giải thưởng, móc ngoặc kết nạp hội viên, hoặc thái độ trịch thượng không nên có của một vài nhà phê bình vốn là giáo sư đại học.

    Thày Trần Mạnh Hảo vốn đang nổi tiếng về sự “bặm trợn” mà vẫn dồi dào tính Đảng, ca cẩm về "một niềm vui, một nỗi buồn và một nửa niềm hy vọng" của cái nghề lang băm của thày.

    Thày Nguyễn Duy Bắc phê các đồng nghiệp rằng :

    thay vì tập trung phân tích đánh giá văn học từ đổi mới đến nay, hoạt động phê bình trên báo chí văn học hầu như lại tập trung phê bình sự phê bình …cho sách giáo khoa ngữ văn" .

    Thày Hoàng Minh Châu trách khéo hai thày Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ lăm le bỏ nghề bốc thuốc để chuyển sang nghề “làm thơ” với “làm nhạc” bỏ trống trận địa kiểm soát văn học.

    Thày Phạm Xuân Nguyên bộc bạch 3 cái sợ của người hành nghề :sợ những lý luận quá cũ; sợ những thứ kê đơn bắt mạch chẳng có “ lý luận gì hết trơn”; sợ thứ lang y chỉ thăm bệnh bằng “chính trị” chứ không tuân thủ y thuật.

    Bà lang trẻ Nguyễn thị Minh Thái thì chửi cả làng : "Các anh đang hành nghề một cách thiếu…triết học…” .

    Ui da da…triết học Mác Lê bấy năm nay đã đầy đầu các thày rồi, giờ vẫn còn đòi …triết học nữa thì thử hỏi nhét nó vào đâu.

    Lại có thày la lối rằng đã xuất hiện tình trạng đá lộn sân “ làm thơ thì chỉ biết làm thơ thôi chớ, nhảy sang phê bình văn học làm chi ?”.

    Chắc thày muốn móc máy hai nhà thơ Trần Mạnh hảo và Trần Đăng Khoa cớ sao lại mò tới tranh ăn, tranh nói ở cái Hội nghị chỉ giành cho các thày lang phê bình này.

    “ Nghịch lý “ là vậy, 200 thày tụ họp bắt mạch kê đơn cho văn học VN mà cấm thấy ngó ngàng tới con bệnh, chỉ thấy cấu chí, xỏ xiên, móc máy lẫn nhau để cho “Hội nghị đã thành công tốt đẹp” như lời tổng kết của Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh.

    Nói cho ngay, cũng có một thày dòm ngó tới “con bệnh” , thày Trần Đình Sử , khi thày phân tích “ba giai đoạn của văn học cách mạng VN”. Tuy nhiên, thày “bắt mạch” theo kiểu Đảng ta phân tích “ ba dòng thác cánh mạng” nên cũng chẳng mấy ép-phê, nhất là thày chưa dám chỉ ra con bệnh đã có một thời “phục hồi sức khoẻ”, ấy là thời kỳ “văn học VN được đồng chí nguyên Tổng bí thư Nguyễn văn Linh cởi trói”. Trong có 3 năm ngắn ngủi ấy, văn học VN đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm có giá trị tới tận ngày hôm nay. Chỉ tiếc rằng cú “xả xú páp” quá ngắn ngủi, khi cái van đóng lại, khi giây trói lại quàng lên cổ các nhà nhà văn thì nền văn học VN ốm nặng trờ lại là điều đương nhiên rồi.

    Có một điều vô cùng đơn giản, văn học VN bao năm nay khác nào con thiên nga bị buộc cánh, muốn cho nó bay, nó múa thì thả cánh nó ra . Bài thuốc dễ thế mà hơn 200 thày lang không thày nào chịu “bốc” cho ra. Ay cũng là vì cái bao tử của các thày nó đã chặn ngang họng của các thày . Sự đời chỉ có thế, vậy mà các thày cứ làm rối mù tăng tít khiến cho sương sớm trên đỉnh non Tản lại càng thêm dày đặc vậy…

    Tính từ “ tranh luận văn nghệ Việt Bắc 1951” đến nay, hơn nửa thế kỷ mới có một cuộc “toàn quốc” lần thứ 2 như thế này?

    Vì sao phải họp ? Họp những ai và để làm gì ? Cứ theo như lời Tiến sĩ “hữu nghị” Nguyễn thị Minh Thái phát biểu ở Hội nghị thì :

    “Cấp báo, cấp báo, trong 16.000 bài thi văn vào các trường đại học Hà Nội chỉ có …1 bài được điểm 9, còn hàng ngàn bài khác càng đọc càng thấy …rùng rợn”.

    Quả rùng rợn thật. Một bài thi phân tích câu “ sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, có thí sinh tán rằng :

    ” Ở cái bến sông kia, có một cô gái tên Liêu theo trai, chửa hoang, bị cho rớt “cái bịch”, phải tự tử. Từ đó người ta đặt tên bến sông đó là…bến cô Liêu…”.

    Hại thay cái kiểu “tư duy phân tích bến cô Liêu” như vậy lại phổ biến, rất phổ biến mới chết chớ.

    Vậy thì Hội nghị LLBP VH toàn quốc nhằm nâng cao kiến thức văn học cho học sinh ?

    Không hẳn thế, bởi nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đăng đàn nói rằng:

    ” Chúng ta đang ở trên núi cao, càng cao không khí càng loãng, càng có dịp cho chúng ta nhìn lại chính mình…”.

    Vậy là Hội nghị sẽ kiểm điểm các quý vị có dính dáng tới “lý luận phê bình ?

    Cũng không phải nốt, thôi thì đành nghe theo Ban tổ chức :

    ” Hội nghị này nhằm tổng kết đánh giá những thành tích, ưu khuyết điểm trong chặng đường vừa qua của ngành LLPB VH, từ đó thúc đẩy những bước mới đi lên đầy hứa hẹn…”

    Câu văn này có thể dùng làm “câu mẫu” cho tất cả các Ban tổ chức các Hội nghị cấp toàn quốc từ Hội nghị xoá nạn mù chữ, Hội nghị chống muỗi sốt rét…cho tới Hội nghị nuôi trồng thuỷ sản , Hội nghị xây dựng gia đình văn hoá mới ở tổ dân phố….

    Vậy thì đành phải hiểu là từ trên núi cao, quý vị đại biểu sẽ dễ dàng nhìn xuống bức dư đồ rách của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là vùng chuyên canh “ lý luận và phê bình”.

    Thành phần hội nghị đương nhiên gồm các quan chức Hội nhà văn, Ban văn hoá tư tưởng, các lãnh tụ văn nghề đã về hưu, các nhà phê bình lão thành và các nhà phê bình thế hệ chống Pháp, chống Mỹ và chống tàu, con số đại biểu phải lên trên 200, kín hết các khách sạn ở Tam Đảo, ấy thế mà “nhà phê bình đá lộn sân”, nguyên thi sĩ Trần Mạnh Hảo lại la hoảng rằng :

    "Nền văn học đương đại VN sắp 'mồ côi' phê bình. Bởi trên văn đàn 10 năm qua, số người dám cả gan mon men làm cái việc 'mua dây buộc mình' nhiều lắm cũng không qua khỏi cơ số đếm của 2 ngón tay" “.

    Nói như ông Trần Mạnh Hảo vậy tức là “nhà phê bình là bố các nhà văn” và các nhà văn sắp mồ côi…bố cả rồi, nguy thay, nguy thay.

    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo , dường như chưa hết tơ lơ mơ vì bia Tiger, lại phân vân theo kiểu “ta hay sư, sư hay ta” khi ông cố nghĩ coi nhà phê bình văn học là cái thứ gì ? Ong phát biểu :

    "Theo từ điển Hán Việt, chữ "phê" trong "phê bình" mang khá nhiều nghĩa: phê là "phán quyết, phân xử phải trái"; phê là "khởi lên một công việc"; là "chẻ ra từng mảnh", nhưng phê cũng có nghĩa là "lấy tay đánh vào mặt người khác". Thế nhưng tôi có cảm giác phê bình văn học VN gần đây có vẻ thiên về ý nghĩa "lấy tay đánh vào mặt người khác".

    Thì ra ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tưởng là say, hoá tỉnh nhất. Chỉ có điều không phải “phê bình văn học VN gần đây” mà ngay từ thủa lọt lòng, mới ngoe ngoe trong trong tã lót, phê bình văn học VN đã thiên về “ lấy tay đánh vào mặt người khác rồi”.

    Thôi thì bỏ qua vụ nhà thơ Nguyễn Đình Thi bị “đánh” về tội “làm thơ khó hiểu với công nông” từ năm Hội nhà văn VN chưa lọt lòng, sau năm 1954 Đảng chính phủ vừa về tiếp quản Hà Nội, đã nổ ra vụ Nhân văn Giai phẩm, điển hình về việc chẳng những “lấy tay đánh vào mặt” mà còn cầm gạch củ đậu mà choang vào nồi cơm của người ta, đẩy người ta tới chỗ cải tạo tù đầy.

    Đó là chiến thắng mở đầu, giòn giã của “phê bình văn học VN”, từ đó hàng loạt các vụ “ trùm chăn đánh người giữa chợ “ cứ liên tục nổ ra cho tới tận bây giờ cũng chưa hết. Hàng loạt người bị “đánh vào mặt”, tiêu biểu như Hà Minh Tuân với tiểu thuyết “Vào đời” dám mô tả cái đòn gánh trên vai cô gái Hà Nội tập lao động “quẫy lên như con rắn”, Nguyễn Công Hoan với “Đống rác cũ”, Nguyễn Đình Thi với “Con nai đen”, Kim Lân với “Con chó xấu xí”….Các bậc cao niên thì thế, còn “cây bút trẻ” hồi đó “bị đánh vào mặt “ lại càng đông hơn nữa . Vũ Thư Hiên với “Đêm không ngủ”, Hoàng Tiến với “Sương tan”, Phạm Tiến Duật với “ Vòng trắng”, Lê Bầu với “ Hòn đá lang thang”, Nguyễn Đỗ Phú với “ Đêm đợi tàu”, Hoàng Cát với “ Cây táo ông Lành” vân vân và vân vân…

    Vì sao các nhà phê bình văn học VN lại thích đánh vào mặt người khác như thế ?

    Như nhà phê bình văn học số 1 Việt Nam, Hoài Thanh :

    “Nửa đời vị nghệ thuật
    Nửa đời còn lại vị …người cấp trên…”


    Đúng như thế, “đánh vào mặt người ta” chẳng qua các nhà phê bình văn học VN là “vì người cấp trên “ cả thôi.

    Nhớ ngày xưa, nghe xì xầm nhà văn Vũ Trọng Phụng có móc máy một ông ký ga nào đó, hại thay, bố đồng chí Hoàng văn Hoan, Uỷ viên Bộ chính trị thời đó cũng là …ký ga.

    Thế là trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng, các nhà phê bình xúm lại “đánh vào mặt ông”, vu cho ông là trốt kít, là đệ tử của Freud, một cuộc họp đầy đủ các “gương mặt lớn” trong làng văn VN , vậy mà, như lời kể của nhà phê bình Như Phong kể lại, “Không ai, không một ai dám lên tiếng bênh vực Vũ Trọng Phụng lấy nửa câu…”.

    Tại sao ? Tại sao tất cả những cây đa cây đề trong nền văn học VN hồi đó như Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Xuân Diệu, Chế Lan Viên , Kim Lân….lại “vì người cấp trên” như vậy ?

    Bởi lẽ “người cấp trên” là người nắm giữ, ban phát đủ các thứ bổng lộc lớn bé trên đời. Chẳng thế mà sau vụ Nhân văn Giai Phẩm, vụ Hà Minh Tuân, khối anh vô tài bất tướng đã nhảy phắt lên các thứ ghế Viện trưởng, Trưởng khoa, giáo sư này nọ như Hoàng Xuân Nhị,Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức vân vân.

    Tiến thân bằng con đường “ đánh vào mặt người khác” ngày nay được các thế hệ đi sau noi theo, sốt sắng, hăng say không thua gì các bậc cha anh.

    “Nhà phê bình văn học” Nguyễn văn Lưu từ một anh thợ morrasse nhảy phắt lên ghế Gíam đốc NXB Văn Học, bằng cách “đánh” quyết liệt “Thiên đường mù” của Dương Thu Hương , với “tác phẩm” được giải thưởng Hội nhà văn với cái tựa thật sắt máu :“ Luận chiến văn chương ”, quan chức Hội nhà văn VN Lê Quang Trang cũng mở đầu “sự nghiệp” bằng viết bài trên báo Nhân Dân “đánh vào mặt” tiểu thuyết “ Lửa lạnh” của Nhật Tuấn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chân ướt chân ráo vào nghề cũng “đánh vào mặt” cuốn “Niềm vui trần thế”, tiểu thuyết của Nhật Tuấn….Rồi thì các nhà báo văn hoá văn nghệ choai choai nghe ngóng có “vụ việc” gì là xúm vào đánh hôi để “lấy lòng cấp trên” mà ăn bổng lộc.

    Than ôi, cái bức tranh của nền phê bình văn học Việt Nam nó sậm màu “đầu rơi , máu chảy” như thế mà đã leo lên tận núi cao Tam Đảo, hơn 200 quý vị đại biểu Hội nghị LLPB VH toàn quốc cũng chẳng dám mở to mắt ra mà nhìn mà chỉ dám nói năng luanh quanh như “kiến bò miệng chén”.

    Nào là “...trình độ và năng lực cảm thụ tác phẩm của các nhà phê bình còn rất yếu, nhất là đối với thơ. Mặt khác, phê bình cũng bị coi nhẹ hơn sáng tác. Bằng chứng là các giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn, của Uỷ ban văn học nghệ thuật... thường ít chú ý tới các tác phẩm phê bình…” (Trịnh Thanh Sơn).

    Nào là “ phê bình văn học phải là người bạn lớn của sáng tác” ( Nguyễn Trọng Tạo).

    Nào là “phê bình hay lý luận gì cũng phải có ích…” ( Bùi Bình Thi) vân vân và vân vân. Tóm lại, toàn những lời lẽ “tát nước theo mưa’ để nhận phong bì và kỳ họp sau còn được…mời nữa.

    Về phía Hội nhà văn VN, người đứng ra tổ chức Hội nghị, tất nhiên đã tổng kết Hội nghị theo cái cách “biết rồi khổ lắm” : Hội nghị đã thành công tốt đẹp”.

    Chẳng biết trong hơn 200 nhà “phê bình lý luận”, lúc ra về, có ai nghĩ rằng rồi sẽ tới một lúc nào đó, họ – những nhà phê bình văn học VN sẽ phải sám hối trước “những linh hồn chết” mà họ đã “ăn theo”, đã “đánh thẳng vào mặt”.
    N.T.
    Last edited by khieman; 06-09-2014 at 06:03 PM.

  2. #21
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    “phản tư duy” (!) trong thu hồi ….
    tập thơ “dự báo phi thời tiết”

    kỳ 2

    NXB HỘI NHÀ VĂN HÀNỘI 12-2005

    Trong khi chờ đợi các “lão tiền bối” Trịnh Cung , Dương Tường…giải mã tập thơ cho cả thiên hạ thưởng thức được chất “máu lắm” và chất “chất (nhờn) hậu (môn) hiện (đương) đại (tiện)… như nhà văn Nguyễn Viện “máckéttinh” cho 5 em ngựa trời, ta hãy thử cố theo chỉ giáo của lão sư phụ Dương Tường để tìm ra cái chất “tôi phản-tư duy vậy là tôi hiện hữu…” trong tập “dự báo phi thời tiết” coi sao.

    Trước hết : con ngựa đầu đàn” – nữ thi sĩ Lynh Bacardi.

    Như nàng tự giới thiệu ở đầu phần thơ :”Cao 1m57, nặng 44 ký (chưa trừ bì). Một sinh vật có nhiều răng và móng vuốt. Khi thần kinh bị kích động thì thơ tiết ra từ các lỗ chân lông…”

    Tự giới thiệu vậy kể cũng đã rõ, chỉ tiếc nhà thơ gái không nói rõ “lỗ chân lông” ở chân tay hay ở đâu (!) để “giải mã” thơ nàng được thuận tiện hơn. Vậy là như nàng tự nhận , mỗi lúc làm thơ, Lynh Bacardi đều thấy :

    khoái cảm trải mình lăn thật mỏng
    Những dấu ngón tay mang thai con chữ
    Tới ngày sưng tấy…”

    Như thế là thơ nàng đẻ ra đều là cảm xúc thật, chứ nhất định không chịu :

    “ em nói chả thèm
    Những ngòi viết bị bẻ cong tôi cắm
    Cho thoả vào trôn em…”

    Í trời ơi, trong xã hội VN ngày nay, biết bao nhiêu là chuyện “nhạy cảm” cấm đoán, trói bút các nhà văn nhà thơ. Nào là chuyện đa nguyên đa Đảng, nào là chuyện biên giới Việt- Trung, nào là băng nhóm chia chác quyền lực…Vậy mà có một cô gái trẻ dám tuyên ngôn “ cắm ngòi viết bẻ cong vào trôn em” thì thật là đáng quý, đáng quý. Nhưng rồi sau những ngày “mang thai con chữ” đến “sưng tấy” nàng đã đẻ ra thứ thơ gì vậy ?

    Trưước hết, đọc cả chục bài thơ của Lynh Bacardi, người ta thấy nàng hay nói tới…chuột – không phải chú chuột Jerry dễ thương mà là chuột…bọ :

    đốm gầu rụng xuống mùa tóc cuối- hì hục buổi bán rung khu nhà ổ chuột, L cứu chuộc hay đóng cửa âm hộ mình…”
    ( Mình xin lỗi L)

    những con chuột cống giương mắt đỏ lòm, vẫy tay chào đón
    Bông gòn@ thuốc đỏ
    Một bữa nhậu dòi & nước cống”
    (Loạn động vật)

    Gã nghiêng đầu dưới tấm bảng khu phố văn hoá, nghiêng đầu tạ ơn lỗ hổng trên cây dù, tạ ơn nước hoa và nước cống, những vị chuột mến khách và dòi và tôi…”
    ( Loạn động vật)

    “ em kề đám chuột lúc nhúc giữa hai chân đòi cơm nguội, đủ màu sắc trên những chiếc đuôi làm hoa mắt , tử cung đầy nhóc mớ hỗn tạp cần phân định…”
    “ khoang bụng rỗng lại được lấp đầy nước đái chuột…”
    ( Bọc đựng hẹp & sâu )

    bụng đầy ứ
    Kinh nghiệm đối phó với những con chuột mập…”
    ( Chỗ ngủ)

    Sau chuột, dòi, nước cống… nhà thơ hay nhắc tới các thứ có liên quan tới …bộ phận sinh dục và các hành vi xung quanh nó :
    Tiếng rên rỉ dòng nước trắng ứ bầu vú
    Em vật vã cánh cửa mình chưa kịp khép “
    ( Chở thuê)

    anh chất ngất em khoái cảm ôm cả bầu trời không thật..
    …tín đồ em trong giáo thuyết dở dang anh mò mẫm…”
    ( Sự trải dài vô tận)

    em mặc cả tinh trùng anh về số lượng
    Gan phèo và phụ tùng khác…”
    ( Đoạn kết)

    Mẹ nàng được phát hiện bị giết trong phòng ngủ
    Tay cầm con cu giả chạy pin
    ( Bẩm sinh)

    “ L. đắp những đàn ông lên thân thể mình…L. nhảy lên những mụn cóc trong lưỡi mình..ôm vào lòng khóc giật tóc, mình thí vào lỗ trống….”
    ( Mình xin lỗi L.)

    hôi thối + vô nghĩa, mò mẫm trí thức ý thức tiềm thức , phát hiện trên chỉ tay, chúng đang ngáp ngủ bơ phờ, chen chúc nơi cửa mình em…”
    tiếng thở bọn mèo hoang tanh tưởi, tiếng rứt thịt say mê trong hậu môn, tiếng cuống rốn hấp hối rên rỉ máu…”
    (Bọc đựng hẹp & sâu )

    Vậy là tuy cao giọng “tuyên ngôn” “cắm ngòi bút bẻ cong vào trôn em”, nhưng xem ra những “chuột, bọ, dòi, nước cống, tinh trùng, cửa mình, con cu giả chạy pin…” của Lynh Bacardi chẳng đụng chạm gì tới những tabou, những “cấm đoán”, những “nhạy cảm” mà bất kỳ người cầm bút ở VN nào cũng thuộc lầu lầu, cũng khắc sâu nó vào con tim, khối óc để mà…tránh cho xa. Tất nhiên cho dù bốc mùi dục tính, nhưng lại là thứ thơ “vô thưởng vô phạt”, chẳng đụng chạm gì tới ổn định chính trị của các bác Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phú Trọng nên các bậc “lão tiền bối” Trịnh Cung, Dương Tường mới vô tư “lăng xê” chứ không thì còn…lâu ạ. Các bác cũng chỉ “chơi thơ” để “chơi em” thôi, ai dại gì tung hô “thơ phản động” có mà…nhận “giấy triệu tập” của công an văn hoá có mà đứt bóng ?

    Tuy nhiên, đọc thơ Lynh Bacardi, người ta phải nghi ngờ ý kiến của ông Giám đốc và ông biên tập NXB Hội nhà văn.
    Khi được báo chí hỏi :

    Như ông nói, cuốn thơ chỉ bỏ đi vài lỗi nhỏ trong phần thơ của Lynh Bacardi?”

    ông Nguyễn Phan Hách đã trả lời :

    Đúng vậy, chỉ cần bỏ dăm lỗi thôi là tập thơ hoàn chỉnh.”.

    Liệu ông Giám đốc có thể chỉ ra ra “những lỗi nhỏ” là lỗi gì và chỉ cần sửa nó là “tập thơ hoàn chỉnh” chăng ?

    Còn ông biên tập Vương Trí Nhàn lại khẳng định:

    Nếu như bảo thơ Lynh Bacardi là tục tĩu thì không phải…Nếu gọi là “không thuần phong mỹ tục” thì không đến nỗi vậy…”

    Vậy những trích dẫn ở trên trong suốt phần thơ Lynh Bacardi đã được gọi là ‘tục tĩu” , thiếu “ thuần phong mỹ tục” chưa thưa ông Vương Trí Nhàn…

    Trở lại “từ khoá” “ phản tư duy” ông Dương Tường đã cấp cho bạn đọc để đi vào “thế giới thơ’ của ngựa trời.

    Nếu coi “phản tư duy” là sự “nghĩ ngược”, giống như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “cái gì thiên hạ khen thì ông chê”, thì với Lynh Bacardi , trong thơ người đời thường nói tới cái đẹp như hoa, bướm, sương sớm, chiều tà….” Nữ thi sĩ lại “chơi “ ngược lại :” chuột, tinh trùng, rãi rớt, cửa mình, cu giả…”. Nếu “ phản tư duy” , “phi –Descartes” theo lời ông Dương Tường mà như vậy thì quả nhiên Lynh Bacardi đang “phản tư duy”, đang “tồn tại” thực.

    “ Phản tư duy” tất nhiên phải đẻ ra thứ “phản thơ”, “phản hình tượng”, “phản âm điệu” của thơ. Tuy nhiên, đọc thơ Lynh Bacarđi lại nhớ tới Lê Đạt, Phan Đan cách nay 10 năm, Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Quốc Chánh … nhan nhản trên Tiền vệ, Talawas, Tạp chí thơ chứ chưa thấy yếu tố nào gọi là “phản tư duy ‘ cả.

    Chẳng hạn khổ thơ sau đây cũng là một thứ thơ “não tình” cổ lỗ chứ lấy đâu ra “phương trình phi Descartes” như ông Dương Tường bốc thơm :

    Xó xỉnh kín bụi nào đủ cho anh khoanh mình lãnh đạm
    Con tim thừa thãi giãy chết trước cặp mắt vô hồn
    Rỗng cạn
    Đơn độc
    Sự trải dài vô biên…”
    ( Tặng Nguyễn Quốc Chánh sau buổi tụ tập ăn nhậu vịt xiêm)

    Hoặc thơ ru con :
    say giấc đi con với giọng ru ký ức
    Gác trọ rùng mình lúc bình minh
    Núm cao su cô độc
    Mẹ thèm cuộn tròn trong tã lót con…”
    (Lời cho Bé yêu)

    Thơ như thế này thì quá “tuyến tính”, quá “tư duy”, quá “ Descartes” chứ đâu có “phản tư duy”, “ phi Descartes”, cao siêu như bác Dương Tường doạ người đọc ?
    (còn nữa)
    Last edited by khieman; 08-03-2014 at 03:50 AM.

  3. #22
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    “dự báo phi thời tiết”

    kỳ 3

    NXB HỘI NHÀ VĂN HÀNỘI 12-2005

    Đã không “phi Descartes”, không “phản tư duy”, thơ Lynh Bacardi cũng đâu đã đến “tầm “ “ BẨM SINH triệt tiêu lãng mạn, giẫm lên mọi huý kỵ xã hội – tập quán tình dục…” như bác Dương Tường bốc thơm .

    Em mới có thế mà bác đã mang hết cả chữ ra xài, mai kia đến lượt phải ca ngợi nhóm thơ “ Mở Miệng’ với các thi hữu “ lộng lẫy con cặc” ( thơ Trần Tiến Dũng) như Lý Đợi , Bùi Chát, Trần Tiến Dũng ….thì không hiểu bác lấy từ ngữ đâu ra nữa mà “nâng bi”?

    Không lắm chuột, dòi, cửa mình với tinh trùng…như thơ Lynh Bacardi, “con ngựa trời thứ hai” trong 5 con – cô Khương Hà (1985) nói nhiều về nỗi “bơ vơ” của tuổi trẻ trong xã hội quái thai hiện nay.

    Ngay cả mùa xuân cũng gây cho cô nỗi bực dọc và sự khinh bỉ với con người :

    Mùa xuân bây giờ không còn chim én
    Chỉ người và ngợm về làm tổ trong những khu nhà ổ chuột
    ( hoặc những biệt thự cao ốc…Nhưng dù có ăn phó mát thì chuột vẫn là chuột
    Ở đó , chúng ra sức kèn cựa dè chừng nhau…
    ( Chuyện người đàn bà 2000 năm sau)

    Vậy là dù là trong khu nhà ở chuột hay trong biệt thự cao ốc, ai cũng như ai, cũng đều là chuột và gây cho cô nỗi lo :

    E rằng sẽ chết ngộp giữa hàng nghìn con mắt vờ vĩnh không nhìn ai nhưng soi mói..
    A dáo dác ngó quanh, khoác vội vào mình nốt trắng…”

    Một cái nhìn “ phủ định triệt để xã hội “ như vậy phải được coi là “tích cực “ trong giai đoạn hiện nay. Bởi thế, chủ nghĩa hư vô, “không coi cái gì ra cái gì”, xoá nhoà mọi giá trị là căn bệnh cố hữu và cũ rích của “tuổi trẻ bơ vơ”. Tuy nhiên cái “hư vô” của Khường Hà nặng về sách vở và lý thuyết :

    mụ phù thuỷ già đi vắng bỏ quên trái táo tẩm thuốc độc ở căn nhà nơi khu phố ổ chuột
    Bạch Tuyết khoái chí cười điên dại trong vòng tay Hoàng Tử Tai Lừa…
    …Công Chúa Ngủ Trong Rừng giật mình thức dậy vì muỗi cắn..
    Phát hiện ra tia nhìn thèm khát bất lực của Aladin phía ngoài song cửa cửa sổ ( vì gã Thần Đèn đang mê mải động phòng với Nang Tiên Cá)
    Trăng ngày rằm, Hằng Nga phải lòng Tarzan khi trông thấy hắn loay hoay trên cây đa không sao trèo xuống được ,
    Nơi bãi cỏ gần đó, Alice vừa bị Lion King ăn thịt, vết máu vẫn còn tươi..
    (Ngước lên là đêm)

    “ Tôi bắt gặp tuổi thơ mình đi hoang
    Hai cánh mỏng đậu lại ngọn vông nhìn tổ chim ri chết sững
    Những quả trứng nhiệm mầu đã vỡ từ trong cổ tích…”
    ( Tôi)

    Thế là hết cả huyền thoại, hết cả cổ tích, hết cả “xứ sở kỳ diệu”…mọi thứ đều bị dìm chết trong sự dung tục. Một khi không còn “ông Bụt”, không “nàng Tiên”…không còn sự “mộng mơ ” - chiều kích thứ tư trong không gian ba chiều của hiện sinh con người, nhân loại sẽ sống ra sao ? Có thể cái đẹp , chủ nghĩa lãng mạn bị giết chết trong một xã hội toàn trị ngu xuẩn và ác độc, nhưng nỗi nhớ về thế giới cổ tích và thần thoại vẫn còn đó và nhất là niềm tin về một sự tốt đẹp ở mai sau là không thể để bị huỷ diệt.

    Tuy thế sự “phủ định” của Khương Hà đặt trong bối cảnh xã hội thối nát hiện nay hoàn toàn không đáng trách. Nó còn đáng quý gấp mấy lần sự giả dối, sự nguỵ tạo trong việc tâng bốc xã hội của đám bồi bút đang in thơ nhan nhản trên báo Văn Nghệ, trên những xuất bản phẩm chính thống.

    “ Ngước lên là đêm”, “ Bên trái là đêm” , “ Đêm”…chỉ riêng những cái tựa thơ chọn trong tập này cũng cho thấy cái “mỹ học của bóng đêm” trong thơ của Khương Hà .

    Không cố gắng hư vô, không nặng màu bế tắc như Khương Hà, và chắc là do ảnh hưởng gần gũi của cụ lão hoạ sĩ họ Trịnh , em “ngựa trời” Nguyễn thị Phương Lan (1981) cố cách tân thơ bằng đưa … hội hoạ vào xếp đặt những con chữ. Tuy nhiên còn xa lắc mới học được lối viết “xếp hình” (Calligrammes) của thi sĩ Pháp Apollinaire hoặc thơ hypertext trên mạng lưới internet. Những cố gắng tìm tòi của Phương Lan mới dừng ở chỗ giãn chữ trên mỗi dòng :

    Ở một nơi khác
    Bằng những đầu ngón tay tươm nát bấy vết răng cắn
    Tôi vẽ….lên đêm người … đàn ông của đời mình…”
    ( Ở một nơi khác).

    Bạn đọc có thể thấy tác giả đã “giãn chữ” trên mỗi dòng ( theo chiều ngang - trục đồng đại (synchronize )) để cả khổ thơ chia thành 3 khối (theo chiều dọc - trục lịch đại (diachronic )) và như vậy các nhà “cách tân” gọi là viết theo “ chủ nghĩa cấu trúc” ( structuralism) một thời rất được các nhà thơ Trần Dần, Dương Tường… thử nghiệm trong sáng tác và phân tích văn học. Tất cả các bài thơ của Phương Lan in trong tập này đều chung một lối “installation” chữ như vậy mặc dầu nếu đem xích chúng lại gần nhau như bình thường thì hiệu quả của bài thơ cũng chẳng thay đổi là bao nhiêu.

    Nếu bỏ qua chuyện “xếp chữ gợi hình” , thơ Phương Lan vẫn có thể đọc được theo lối bình thường, chẳng hạn “ Yêu nhau ngày chảy máu” ( đến kỳ thấy tháng vẫn cứ “yêu” ) :

    Lạy Chúa !
    Không thể không yêu nàng
    Dù hôm nay là ngày của Ngài
    Là ngày của nàng
    Là ngày chảy máu
    Cơn đam mê ngột khởi từ hai thân thể trái mùa, trái không gian, trái
    Dấu
    Ghìm chặt nhau không chọn ngày
    Nàng cười vang
    - Yêu mà coi ngày như làm nhà hay hạ huyệt
    Em không thể coi ngày để muốn !
    ( Yêu nhau ngày chảy máu)

    Cũng còn may lão hoạ sĩ họ Trịnh chưa bày cho em “xếp chữ” thành hình cái linga như ở ngoài bìa hoặc hình một tư thế “làm tình” cho nội dung thống nhất với hình thức thì hiệu quả bài thơ còn “mạnh mẽ” hơn nữa.

    Thơ Phương Lan ít “yếu tố dị ứng với xã hội” hơn là Khương Hà , cô thường làm thơ về những thất vọng trong tình yêu :

    Tôi chạy quàng vào anh
    Vá víu mùa hy vọng non xanh đã rã bới từ lâu bằng mong manh
    Tóc rối
    Lối cỏ vào lỗ chỗ dấu giày gót cao của những người đàn bà đến
    trước
    Rưng rưng đặt thành giá cô đơn trước mộ phần giấc mơ xiêu đổ”
    ( Nương thân)

    Đôi khi, thơ Phương Lan bộc lộ sự khao khát được yêu, được có một điểm để “nương tựa” :

    Cứ ngỡ rồi mình chẳng thể sống không nhau
    Như tháng Tư chẳng thể không mưa
    Như sự phục sinh chẳng thể không mùa
    Như cơn khát nở xoè những triền hoa cỏ hoang trên em chẳng thể
    Nào không nhớ
    Em đã gọi vang anh khắp cánh đồng mình ngút gió…
    ( Cho Dalat và T.)

    Trên mặt bằng thơ tình hiện nay nhan nhản trên các báo in và báo mạng trong nước và ngoài nước , ta có thể thấy “thơ tình” của Phương Lan có những nét mới mẻ trong cảm xúc mạnh mẽ và chân thực, trong âm điệu thơ, trong những ý thơ khá táo bạo. Đôi lúc, cô làm thơ như sự hoả thiêu chính mình trước bàn thờ của thi ca :

    Tôi chạy cắm vào đêm tìm một chốn dung thân
    Gõ cấp lên khoảng đen
    Ngón xương sưng đỏ mắt
    Vùng chết vắng dội âm
    Những cửa về khép chặt
    ( Nương thân)

    Tiếng kêu xót xa của Phương Lan cũng là tiếng kêu của “tuổi trẻ bơ vơ” không một điểm tựa tinh thần trong xã hội Việt Nam kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay…
    ( còn một kỳ)
    Last edited by khieman; 08-25-2014 at 10:21 PM.

  4. #23
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    ( tiếp theo và hết)
    “dự báo phi thời tiết”

    4

    NXB HỘI NHÀ VĂN HÀNỘI 12-2005

    Sang phần thơ của “ con ngựa” Nguyệt Phạm (1982), người đọc mới giật mình :

    Cà phê vỉa hè
    Chiều vắng hoe
    Rút từng cọng xoè
    Ngày hai mươi tuổi trẻ
    Tình đang xuân tuổi trẻ
    Chỉ thấy vui vui vui
    Chỉ thấy buồn buồn buồn
    Chỉ thấy yêu yêu yêu…”
    ( Cà phê vỉa hè)

    Thưa hai bác Dương Tường và Trịnh Cung – hai bảo trợ viên vĩ đại của mấy em, thế này gọi là “thơ thơ thơ “ ấy ư ? Hay là thơ dán báo tường tạp chí Sóng Nhạc nơi nữ thi sĩ Nguyệt Phạm đang công tác ? Bác Trịnh Cung chuyên cầm cọ, thơ thẩn là chuyện bác “chơi cho vui” với mấy em nên chẳng đáng trách, còn bác Dương Tường đường đường một đấng lão “thi sĩ hậu hiện đại “ tiêu biểu cho “ trường phái Hà Nội “, lẽ nào lại để mấy em chọn thơ…thẩn “con cóc trong hang, con cóc nhảy ra” đến thế . Chữ nghĩa trong thơ đã “tầm phào” như vậy, ý tứ cũng vay mượn và cũ rích :

    Những con diều giấy vẫn bay lượn giấc mơ em
    Một thiên đường trò chơi vẫn dâng ngút trong mắt em…”
    (Vòng dây trẻ thơ)

    Và tất nhiên để chứng tỏ mình cũng “hậu hiện đại”, cũng gần gũi ruột thịt với mấy anh “Mở Miệng” Saigòn , Nguyệt Phạm cũng phải cố đưa chút sex vào thơ :

    Giây phút bắt đầu triển khai nhân loại
    Những ngón tay sấn lên sục sạo khắp khe hang đồi núi vực sâu
    Niềm hạnh phúc chực ộc ra nóng ấm ôm lấy tấm thân tươi trẻ…
    ….Thân thể hợp nhất
    Ngày của những tiếng rên nén đặc cổ họng…”
    ( Hợp nhất)

    Thơ mà “triển khai” thế này thì nhất định là “hợp nhất” với văn xã luận của báo Nhân Dân.

    Theo như lời tự giới thiệu “Làm thơ, ăn và ngủ tại Sàigòn”, với “ một số giải thưởng trên các báo Mực Tím, Tuổi Trẻ…”, chắc hẳn thơ của “con ngựa thứ 5” – nữ sĩ Thanh Xuân ( 1981) phải…hay.

    Mở đầu phần thơ của mình, Thanh Xuân trình làng bài thơ “ Bên cửa sổ tôi nhìn thấy”. Để khỏi trích dẫn dài dòng, chỉ xin vắn tắt, bên cửa sổ nữ sĩ nhìn thấy gì vậy ?

    Xin thưa :

    “ Một em mang thai ở tuổi 19… thằng tình nhân tuyệt vời lớn hơn 15 tuổi của em… một thằng đồng tính cần tôi tư vấn cách đăng ký kết hôn…một thằng sinh viên thiếu tiền trọ học…tưởng tượng tình ái của mình với một ông già bị hoại tử…một ả son phấn loè loẹt để dự thi hoa hậu…một thân thể phì nộn đầy mụn giộp chạy đôn chạy đáo vay tiền để mua mỹ phẩm cào trúng thưởng…một giai nhân bất lực…”

    Những gì nàng “nhìn thấy” từ bên cửa sổ cũng đủ chứng tỏ “vũ trụ thơ’ của nàng “lành mạnh” và “ thanh khiết” tới mức nào. Thực ra thị kiến theo kiểu “mỹ học của bùn nhơ” trong thơ Thanh Xuân chẳng phải mới mẻ gì, nó học theo một cách vụng về các đàn anh đi trước : Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Đỗ Kh…, chỉ khác một điều mấy cha kia là đàn ông nên “thị kiến” có sỗ sàng, tục tĩu hơn em vốn là con gái “phái yếu”, “ phái đẹp”.

    Đọc thơ Thanh Xuân người ta cứ mường tượng như đã đọc ở đâu đó rồi, có thể là của Phan Đan nhan nhản trên Tiền Vệ và cũng có thể của Nguyễn Quốc Chánh trong những bản photocopy truyền tay ở Sàigòn :

    Có những lỗ đen vũ trụ xoáy ta vào cơn lốc chẳng thể nào thoát ra. Giằng co, giằng co. Sự ngột ngạt vây bủa. Xác tín về một tình yêu trầy trật. Ngập ngụa trong thứ ánh sáng nhờ nhờ hệ luỵ từ những cao trào ngúm tắt…”
    ( Vãn hồi 2)

    “ Lá gấp gáp vàng từ mùa chậm tới. Hong hóng treo lơ lửng loáng thoáng cười khẩy. Lá xanh kia như dáng dấp xanh hành vi xanh. Những chiến hữu và bè lũ cùng xanh như phiên bản. Nhân danh sự bề thế mà vênh vang ta xanh trẻ xanh non xanh hơn vỏ cây xanh hơn trời…”
    ( Lá)

    Như lời giới thiệu của thi sĩ Dương Tường ngay đầu sách “ một Thanh Xuân oà BÃO CẤP”, ta thử coi nàng “bão” thế nào?

    Bầy đàn đôi lần phun nước bọt vào chúng ta
    Làm chúng ta đôi lần lăn tròn như những con ong thợ cần mẫn vô tình nhầy nhụa trong đám mật của mình
    Nhìn lại phía sau dấu chân chúng ta hân hoan được người khác ký tên lên đó trước khi giẫm vào…”

    Hoá ra “ chúng ta” đây chắc là 5 em ngựa trời và bác Dương Tường “đôi lần” bị “bầy đàn” ( chắc là độc giả) “ phun nước bọt” ( chắc là khinh rẻ, dùng nước bọt thay cà chua trứng thối) gây nên “bão cấp”. Tuy nhiên người đời phải biết rằng “chúng ta” là những người tiền phong ( avant garde) , là những người đi trước để người đời bước theo sau và trân trọng “ký tên” lên “dấu chân chúng ta”.

    Thật là một huyễn hoặc con ếch muốn to bằng con bò. Các đàn anh thổi mấy em lên mây xanh vậy chỉ làm hại “các mầm non văn nghệ” chưa chi đã tưởng mình là những tài năng lớn, tiêu biểu cho “văn chương Saigòn “.

    Trong trả lời phỏng vấn Trần Tiến Dũng in trên báo Người Việt số ra gần đây, cô Phương Lan tự nhận mấy cô “ ra Hà Nội mang theo rất nhiều những con mắt đợi của các anh em văn nghệ Sài Gòn…” và cô tự phong chuyến đi này là “lần Bắc tiến đầu tiên của văn chương Sàigòn...”.


    Kể ra nếu “ Phi thời tiết” là một tập thơ xuất sắc thì cũng đáng để 5 cô thay mặt văn chương Sàigòn lần đầu tiên mang đi “Bắc tiến” làm rạng danh thi ca “đất phương Nam” và làm ê mặt mấy cha thi sĩ Bắc Hà.

    Tiếc thay nó cũng chỉ thuộc loại hàng tầm tầm , “nhà thơ tự viết, tự bỏ tiền ra in” bày nhan nhản trong các cửa hàng sách.
    Mới đây, độc giả Nguyễn Thanh ( Boston , USA) đã nhận xét trên “ Đàn chim Việt” :

    “Một yếu điểm của những nhà thơ này nữa là suy nghĩ của họ giống nhau, kỹ thuật sáng tác giống nhau, chữ nghĩa giống nhau. Nếu không ký từng tác giả mà chỉ đề Mở Miệng hay 5 Con Ngựa Trời thì độc giả cũng không thắc mắc, tưởng nhóm Mở Miệng là một người và 5 Con Ngựa Trời là một người… Họ đưa chữ nghĩa dung tục đời thường vào thơ cũng được, nhưng nhiều khi họ lên gân quá mức cần thiết đâm gây phản cảm , lố lăng và giả tạo…”

    Thật là một nhận xét chí lý.

    Trở lại nhận xét của nhà thơ Dương Tường trong lời giới thiệu : “ ở cái phương trình phi-descartes cái quá trình phi descartes hoá tôi phản-tư-duy vậy tôi hiện hữu…”

    Chịu khó đọc hết cả tập “dự báo phi thời tiết” ta thấy cả 5 cô “ngựa trời’ chẳng ai là “phản tư duy “ cả , mấy cô làm thơ rất “3 chiều không gian” và rất “nghĩ xuôi” cả đấy chứ. Vậy hoá ra trong vụ này, người “phản tư duy” lại chính là... ông Nguyễn Đình Nhã, Cục trưởng Cục xuất bản Bộ văn hoá&thông tin, người ký giấy cấm phát hành tập thơ.

    Quả thực nếu ông Nhã “tư duy” một cách xuôi xẻ và lành mạnh thì chẳng cần ký cái lệnh thu hồi ấy làm gì. Cho dù có được các bậc đàn anh bốc lên mây chăng nữa thì rồi “dự báo phi thời tiết’ cũng giống vô số các tập thơ khác cũng bị chôn trên giá của các cửa hàng sách thôi, chẳng mấy ai dỗi hơi nhòm ngó đến. May cho mấy cô, nhờ có bác Nguyễn Đình Nhã nhanh nhẩu ký cái lệnh đó nên bỗng chốc “dự báo phi thời tiết “ bán chạy và 5 cô được nổi tiếng rầm rĩ. Bởi thế lẽ ra mấy cô phải tri ân bác Nhã, nhân dịp tết này phải lì xì bác món gì đó mới phải đạo.

    Sau cùng, cũng phải nói cho ngay, “phi thời tiết ” có bán chạy, 5 cô ngựa trời có nổi tiếng thì cũng chỉ quanh quanh trong mấy anh theo trường phái “Mở Miệng” ở Sàigòn…còn đa số giới cầm bút trong nước và bạn đọc bình thường hiếm ai bỏ tiền túi ra mua để biết “phi thời tiết “ là cái chi chi.
    NT

  5. #24
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Con cái chúng ta…kinh thật

    Xin phép ngài Azit Nêxin, đành phải nói trẹo cái tựa sách “ Con cái chúng ta giỏi thật” của Ngài, bởi lẽ qua kỳ thi vào các Trường đại học vừa rồi, ai mà có gan đọc cho đủ 16.000 bài thi văn mới thấy “con cái chúng ta”…kinh thật. Trước tiên là vô vàn các lỗi chính tả hầu như khó mà kiếm được bài nào không có :” mùa suân, chiện ngắn, Việt lam, đoạn quối truyện. …”. Vậy nhưng đó là…chuyện nhỏ, trong cách dùng từ, “con cái chúng ta” còn …kinh hơn. Chẳng hạn:

    Thân thể ông lái đò rất tráng lệ….(ý muốn nói “cường tráng”)
    “ Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (ý muốn nói “tinh tuý”)
    “ Những cánh đồng được phù sa bồi đắp sẽ trở nên phù du,màu mỡ (ý muốn nói “phì nhiêu”)
    “ Trong giai đoạn này, ý chí người dân lên tới tuột đỉnh (ý muốn nói “tột đỉnh”)
    “ Đoạn thơ thể hiện tâm trạng vui sướng, hí hửng của tác giả ( chắc là “ hớn hở”)
    “ Qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà” , em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (“giao chiến” chăng ?”
    “ Nhan đề bài thơ “Tiếng hát con tàu” có ý nghĩa rất sâu cay ( “sâu sắc” chứ ?)
    hoặc :
    Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.
    Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn,nó bê tha đến nhường nào ?
    “ Ông lão có đôi chân dài quắc thước…”
    “ Tây Bắc là nơi con tàu cất lên những tiếng hát. Áy vậy mà bài thơ “tiếng hát con tàu” ra đời..”

    Viết lách kiểu đó có thể “nhặt “ ra vô vàn thí dụ trong hàng ngàn, hàng ngàn csc bài thi văn, khiến các thày chấm thi cứ ghi nhận xét mỏi tay. Nào là “Tư duy rối rắm”, nào là “không hiểu em viết cái gì” , nào là “rất lơ mơ về ngữ pháp” . Có thày đọc chưa hết bài thi đã chịu không nổi, phê ngay :” Thần kinh không bình thường”.

    Kiểu cách suy nghĩ của “con cái chúng ta” cũng không kém phần …kinh hoàng. Nó đầy tính cách “suy diễn” kiểu “ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” là “cái bến cô Liêu thường đứng” :

    Hình ảnh người lái đò sông Đà rất dữ dộihung bạo qua một thác nước thì phải có dữ đội vào tận tấm lòng con người từ lâu đến nay nói tới sông Đà nhớ ngay có Nguyễn Tuân vì Nhuyễn Tuân có lúc rất là hung bạo một mình ông cũng ngồi trên một chuyến đò để lái đò “

    “ Nguyễn Tuân là một cây bút đa tài, ông là một tác phẩrm xuất sắc của văn chương , vì thế trong một con sông thì lúc nào cũng có sự hung bạo, nhưng đây ông đã miêu tả thật tài tình và phấn khởi…”

    Kiểu viết “tràng giang” liền tù tì cũng là một “sở trường” rất phổ biến trong viết lách của “con cái chúng ta” :

    “ Trong nền văn học Việt Nam thì có rất nhiều nhà văn chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ…”

    “ Em thấy tuỳ bút của Nguyễn Tuân là một kiệt tác và được trợ giúp vào đó bởi ngòi bút của ông làm cho tác phẩm đã táo bạo rùng rợn ghê gớm và bây giờ lại hơn thế nữa…”

    Ngôn ngữ “chính trị “ hàng ngày tràn ngập trên tivi, báo chí đã nhiễm vào đầu “con cái chúng ta” nên trong vô vàn bài thi, các thày bắt gặp :

    “ Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn đã đưa nhân vật ông lái đò ở vào một tình thế vô cùng gian lao khiến ông phải mò mẫm bận rộn hàng ngày với công việc lái đò.Vậy mà Nguyễn Tuân lại miêu tả ông lái đò rất lãng mạn mà không kém phần nguy hiểm vì thế cho nên ông không sợ mà còn phân bố của mình vào những chỗ nguy hiểm…”

    “ Ong đã hoàn toàn chinh phục được nó , thà luồn luỵ rồi lãnh đạo thiên nhiên chứ không để thiên nhiên lãnh đạo con người…”

    “ Bài thơ được ra đời là lúc nằm trong hoàn cảnh đang trên đà tài năng của Chế Lan Viên đang nở rộ đã làm nên “Tiếng hát con tàu” ngày một rạng rỡ…”

    Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả cán bộ…”

    Có thể nói “con cái chúng ta” bị mớ “xác chữ lộn xộn và nghèo nàn” lây nhiễm qua sách báo, tivi …lôi chúng đi khiến chúng viết ra mà dường như chúng chẳng hiểu chúng đang…viết gì ? “Vốn liếng” đã cạn cợt, ấy thế mà đôi khi lại ưỡn ẹo làm văn :

    Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học rên lớp…”

    Nếu như đúng như lời các lãnh tụ văn nghệ thường dạy dỗ :” văn là người” thì qua cái thứ văn như đã trích dẫn trên đây, “con cái chúng ta” chẳng biết chúng thuộc loại người nào ? Có một điều chắc chắn : đó toàn là các cô tú, cậu tú vừa mới lĩnh bằng tốt nghiệp còn thơm mùi mực mới.

    Tại sao vậy ?

    Đi cho đến tận cùng của nguồn cơn chắc là phải qua 10 cái Hội nghị toàn quốc các giáo sư, tiến sĩ lỗi lạc nhất nước để bàn về “con cái chúng ta” cần học văn như thế nào ?

    Tuy nhiên, chỉ liếc qua cái “môi trường ô nhiễm” của ngôn ngữ mà các “con cái chúng ta “ hàng ngày hít thở thì cũng hiểu được phần nào vì sao chúng viết lách “thấp kém” và “rối rắm” đến như vậy ?

    Trên báo Công an TP HCM số ra ngày 5-8-2003, có đăng một tin ngắn làm …bật ngửa cả người lớn huống hồ con nít. Sau khi kể chuyện một chàng con rể vì xích mích với bên vợ đã mang 2 trái mìn tự tạo quăng hết vào nhà vợ. Báo viết :

    Có con rể như hắn, chắc cha mẹ vợ sớm bị đau tim, đó là chưa kể…street…”.

    Hi hi…chắc nhà báo ám chỉ “stress” đây, khổ vậy. Còn trong bộ tranh truyện “Trạng Quỳnh” giành cho thiếu nhi của NXB Đồng Nai vừa mới cho ra lò trong tháng 8-2003 này, cứ mỗi tập lại có một “bài thơ” răn dậy con nít đến là dzui dzẻ .
    Trong tập 1 có bài :

    Bồ người mái tóc mượt mà
    Bồ tui …sư tử như là…con ma…
    Bồ người áo trắng thướt tha
    Bồ tui váy ngắn , áo da theo thời…”

    Ui chao ôi, con nít hỉ mũi chưa sạch sao lại đưa cho chúng đọc những vần thơ bồ bịch , váy ngắn áo da như thế ? Chưa hết, trong tập 2 lại có bài :

    Con gái thường hay mủi lòng
    Khi chàng nghĩa hiệp tiếp liền mời ăn
    Con gái không thích ăn năn
    Khi tiền trong túi như khăn cộm dày…”

    Tập 3 dạy “các cháu” “ kinh nghiệm”về người con gái :

    Con gái dễ ghét dễ quên
    Dễ vui, dễ giận, dễ liều , dễ ghen
    Con gái là chúa làm duyên
    Môi son má phấn mắt huyền, dễ xinh…”

    Rồi thì xui các cháu bôi bác :

    “ Con gái là chúa yêu suông
    Hẹn người ta đến rồi chuồn mất tiêu
    Con gái là chúa dở hơi
    Hở ra một chút mở lời phát thanh…”

    Sau khi “hạ bệ thần tượng “ con gái, bộ sách dạy các cháu “lỡm” cả bài thơ “Chạy giặc” nổi tiếng của cụ Đồ Chiểu:

    Chạy…chó
    Tới cổng vừa nghe tiếng đứt dây
    Một đàn chó dữ xổ ra ngay
    Bỏ giầy mấy gã lơ xơ chạy
    Vứt dép vài thằng dáo dác bay
    Sợ chi trời lạnh “ùm” xuống nước
    Trèo cao quá tải gãy cành cây
    Hỏi chi cô chủ đi đâu vắng
    Nỡ để anh em mắc nạn này…”

    Than ôi cứ ngày này qua tháng khác, từ tuổi còn bám váy mẹ, “con cái chúng ta” cứ được xơi những món ăn tinh thần “bổ dưỡng” như vậy, trách gì khi đi thi, chúng chẳng làm bài “dở hơi” đến thế, trách gì theo tổng kết kỳ thi vào đại học vừa rồi của Bộ giáo dục đào tạo : trong một phòng thi môn sử có 32 thí sinh, tổng số điểm …chỉ có 64 điểm, tức chia đều cho cả phòng mỗi em được…một con ngỗng.

  6. #25
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Xây chuồng rồi mới lo tậu bò…

    Các cụ ta thường có câu “ đo bò làm chuồng”, nhưng mấy ông quan chức Hội nhà văn Việt Nam làm ngược lại. Nguyên cách đây vài năm, nhân Nhà nước dư tiền dư bạc, các “dự án” khắp nơi nơi mọc như hoa mùa xuân quả mùa thu,thiên hạ đua nhau móc túi công quỹ quá nhiều và quá dễ làm các đồng chí lãnh đạo Hội nhà văn phát sốt ruột.

    Người ta “dự án” thì mình cũng “dự án “ chớ, thấy người ăn khoai không lẽ không vác mai đi đào? Ngặt nỗi Hội nhà văn chỉ có sách với bút, lấy đâu ra “xây dựng cơ sở hạ tầng”, lấy đâu ra “ mở rộng Nhà máy”, lấy đâu ra “ cấp nước với thoát nước”…để mà lập dự án ?

    Nói cho ngay,mấy năm trước Hội nhà văn cũng đã có “dự án” xây dựng “Nhà sáng tác Hồ Tây” với “ Khu sáng tác Đại Lải” rồi, giờ không lẽ lại đề ra dự án xây dựng “Nhà hội thảo Nguyễn Du” nghe khó lọt lỗ tai. Mười anh thợ da bằng ba ông Gia Cát Lượng, thế là 10 ông bà Uỷ viên Ban chấp hành Hội họp lại, tập trung trí tuệ toàn Hội, toàn cơ quan tìm kế sách lập “dự án”. Quả nhiên, dẫu văn học mất mùa liên miên nhưng trí tuệ Hội Nhà Văn vẫn thông minh sáng suốt phát minh ngay ra một sáng kiến vĩ đại : “bảo tàng văn học”.

    Chứ lại không ư ? Khắp từ trung ương xuống địa phương đâu đâu cũng xây “bảo tàng” rần rần, cả một nền văn học cách mạng đóng góp cho sự nghiệp chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội lớn lao vậy , sao không có “bảo tàng” ? Không những phải “bảo tàng” mà còn phải lớn hơn các “nhà bảo tàng” cấp tỉnh nữa ấy chớ. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, Hội nhà văn Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức quần chúng của Đảng như Hội nhạc, Hội múa, Hội vẽ, Hội nuôi ong, Hội “chim hoa cá cảnh”…nay Hội Nhà văn xây “bảo tàng” , các Hội khác cũng đòi xây thì có mà loạn cả nước.

    Nhưng vậy cũng không phải vậy, văn học là vũ khí cách mạng, Hội Nhà văn là cây roi cây súng của Đảng trên mặt trận văn hoá tư tưởng, quan trọng lắm , các Hội khác so bì sao được, vả lại đầu xuôi đuôi mới lọt, Hội nhà văn được xây bảo tàng rồi thì các Hội khác mới đến lượt chớ ?

    Vậy là sau khi đã tổ chức “phản biện” chán chê , Hội Nhà Văn tiến hành lập dự án xin Nhà nước cho tiền xây “bảo tàng văn học”. Thực ra cũng chẳng đáng bao nhiêu, chỉ vài chục tỷ, ngang vài kilômét đường nhựa chứ có nhiều nhặn gì cho cam. Thế là sau vài chục cuộc họp, cuộc hội thảo, phong bì bay như bươm bướm cho các “nhà nghiên cứu lão thành”, lại chạy đủ các cửa mấy anh chuyên ngồi “duyệt dự án” , Hội Nhà văn chính thức được cấp tiền xây dựng “bảo tàng văn học”.

    Đến đây các nhà “tư vấn thiết kế’ mới nhảy vào cuộc, anh thì bảo “nhà bảo tàng” phải cách điệu sao cho giống cây bút “tả thanh thiên” ở bờ hồ Hoàn Kiếm, anh lại bảo phải thiết kế sao cho giống với “Khuê văn các” ở Quốc tử Giám…thôi thì cứ loạn cào cào, và lẽ dĩ nhiên, mỗi “tư vấn” đều “ăn” vào tiền “dự án” do ông Trần Nhương , Phó ban thường trực “Quản lý dự án xây dựng bảo tàng văn học” đề xuất và đích thân ông Chủ tịch Hội nhà văn kiêm Trưởng Ban ,Hữu Thỉnh ký duyệt.

    Sau cùng thì bản thiết kế sơ bộ cũng đã xong, té ra chẳng giống cây bút, cũng chẳng giống Khuê Văn Cắc…”bảo tàng văn học” cũng y chang như các khách sạn mọc nhan nhản bên hồ Tây. Cũng có nhà ốp kính, cũng có cầu thang cuốn, cũng có phòng tiếp tân, cũng có khu nấu bếp, cũng có khuôn viên để trồng hoa, dựng tượng….Thôi thì thời “hậu hiện đại” , ai còn “khăn đóng, áo dài” làm chi, quên cái chuyện “tả thanh thiên” với “Khuê văn các” đi, miễn sao đừng có dáng “nằm nghiêng” như thơ của cô Phan Huyền Thư là được. Bảo tàng văn học được như cái khách sạn du lịch mai mốt tranh thủ cho thuê phòng gây “quỹ sáng tác” càng tốt chứ sao ? Thế là đã quyết định rồi, tháng 11 năm 2003 sẽ động thổ và cuối năm 2004 sẽ cắt băng khánh thành.

    Vậy nhưng một mai “bảo tàng văn học” xây xong, Hội Nhà văn sẽ “bảo tàng” cái gì nhỉ ? Tiền “xây” đã có phương án “tiêu”rồi, còn tiền “trưng bày” sẽ chi vào các khoản nào đây ?

    Thế là một “Ban soạn thảo đề cương trưng bày bảo tàng văn học Việt Nam” gồm hàng chục các nhà văn , nhà nghiên cứu văn học tên tuổi được thành lập và tất nhiên ông nào cũng có phong bì. Nguyên tắc đầu tiên Ban đề ra là “ăn cho đều, chia cho sòng” , kẻ có người không “nó” phá cho chết, nhất hội viên Hội nhà văn đều là những anh “to mồm”, dòng dõi Chí Phèo cả, cái bánh cắt ra chia làm sao đây ?

    Một sáng kiến vĩ đại lại nảy ra, 60 nhà văn “tiêu biểu”, trước hết là những anh đoạt các giải thưởng Hồ Chí Minh, Huy chương độc lập … sẽ được làm “phim tiểu sử” để trưng bày với chi phí mỗi xuất là 30 triệu làm phim dài 30 phút,mất đứt 1 tỷ 800 triệu đồng rồi. Thế là 60 anh nhà văn “lão thành” được lên phim phải im miệng nhé. Chỉ phàn nàn mỗi một điều là mấy cha làm phim “ăn đầu, ăn đuôi”, có 30 triệu mà nào tác giả kịch bản, nào quay phim, đạo diễn…anh nào cũng có phần trong đó nên tiền làm phim còn lại chẳng bao nhiêu, qua loa bôi bác cho xong khiến cho người hiền lành, tử tế như lão nhà thơ miền núi Bàn Tài Đoàn , tác giả bài thơ duy nhất “Muối cụ Hồ” cũng phải thấy “xấu hổ” vì phim quay đi quay lại chỉ mấy cảnh nhà thơ ngồi hút thuốc lào bên bếp nhà sàn với vài tấm hình hồi trẻ đi chiến dịch. Dẫu sao thì một phần miếng bánh đã được cắt và chia đều cho 60 nhà văn chống Pháp rồi, tất nhiên là trừ ra cái đám Nhân văn- Giai phẩm đã từng láo với Đảng nay cắt xuất. Còn lại nào Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng,Nguyên Hồng,Chế Lan Viên, Xuân Diệu,Nguyễn Đình Thi…nào Tô Hoài, Vũ Tú Nam,Nguyễn Khải …anh còn sống cũng như anh đã chết cũng đều được lên phim cả , coi như đã vào bảng vàng, bia đá , mãn nguyện nhé.

    Thế còn các nhà văn thế hệ chống Mỹ ? Ai chà, cái này mới gay đây, không thể cứ mỗi ông lại 30 triệu lên phim được, vài trăm ông có mà hết bay cả tiền “dự án”, vậy thì chỉ xin xếp vào loại “trưng bầy ảnh căn cước” và “hiện vật” vậy thôi. Mỗi người sẽ có “hiện vật” tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của mình.

    Giả tỷ như nhà thơ Hữu Thỉnh thì bày một cái xe tăng , minh hoạ bài thơ “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, nhà thơ Phạm Tiến Duật thì vẽ một cái vòng tròn tượng trưng cho bài thơ “Vòng trắng”, nhà văn Đỗ Chu thì bầy một hũ mật gọi nhớ tới tác phẩm đầu tay “ Hương cỏ mật”, nữ văn sĩ Nguyễn thị Ngọc Tú thì một xẻng đất gọi là nói lên tiểu thuyết “Đất làng”. Thế còn nhà thơ Nguyễn Duy không lẽ lại vẽ một cái bản đồ từ Mạc Tư Khoa tới Hà Nội gợi ra bài thơ “Tổ quốc nhìn từ xa”. A không được nhé, đây là bài thơ lếu láo, thôi thì cứ trưng bày mấy cuốn lịch, “thơ lịch” chẳng phải đã trở thành một phần sự nghiệp của Nguyễn Duy là gì ? Nhà văn Ma Văn Kháng thì bày một cái giấy đăng ký kết hôn có gạch chéo ngụ ý tác phẩm “Đám cưới không giấy giá thú”, nhà thơ Thu Bồn bày một con chim nhồi bông gợi ra “Trường ca chim Ch’rao”, nhà văn Lê Lựu thì hơi bị khó, bởi lẽ “Thời xa vắng” thì biết bày cái gì ? Thôi đành chọn cái điếu cầy vốn là vật bất ly thân của nhà văn vậy. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nhất định là phải trưng bày “con dao , chiếc búa” với cả cái nón cối rồi. Khó nhất là các ông nhà văn, nhà thơ chẳng có tác phẩm nào tiêu biểu cho …chính ông thì biết bày cái gì? Chẳng hạn như nhà văn Lê văn Thảo, nguyên Chủ tịch Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh, nhà thơ Vũ Duy Thông, nguyên Trưởng ban văn hoá văn nghệ của Đảng, nhà văn Đỗ Kim Cuông, Phó ban…Ban “bảo tàng Hội” biết bày gì cho mấy ông giờ ?

    Thôi thì mỗi ông bày một cái…ghế, tượng trưng cho chức quyền chứ còn biết làm sao ?

    Còn nhà văn gái Dương Thu Hương hẳn là phải dựng tượng một anh xẩm ngụ ý “Thiên đường mù”… Í chết, quên, cái loại nhà văn “lếu láo” như Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn, Nhật Tuấn…thì dứt khoát là “đi chỗ khác chơi”, không có bảo tàng, bảo tồn gì hết trọi, nhà văn thế hệ “chống Mỹ cứu nước” nhưng phải có phiếu “bé ngoan” kìa.

    Than ôi nhà văn thế hệ chống Mỹ có phiếu “bé ngoan” như thế còn vô số kể. Nào Chu Lai, Trần văn Tuấn…nào Lê Điệp, Văn Lê…Có mà xây cả ba cái “nhà bảo tàng văn học “ nữa cũng không chứa hết. Và rồi lại còn thế hệ “hậu hiện đại” nữa, không lẽ đúc tượng một người đàn bà khoả thân nằm nghiêng, chờ chồng ở trên giường tượng trưng cho sáng tác phẩm của Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư…..?

    Hoá ra công việc lo “tậu bò” còn khó hơn cả cái việc “xây chuồng”, chọn ai, bỏ ai để đưa vào bảng vàng bia đá quả là công việc khó khăn vượt khỏi khả năng của “Ban đề cương trưng bầy bảo tàng văn học” . Chẳng thế mà ông Trần Nhương, Phó Ban quản lý dự án bảo tàng văn học đã phải thú nhận :

    "Đề cương trưng bày đã có, nhưng nội dung chi tiết thì chưa. Sau rất nhiều hội thảo, vấn đề bây giờ là cần một người uyên thâm làm công việc tổng kết, gạn lọc ra những ý tưởng hợp lý nhất. Mà một người như thế thì chúng tôi còn chưa tìm được" .

    Xin mách ông Trần Nhương,”người uyên thâm nhất” trong công việc này hẳn là cụ nguyên Bộ trưởng Bộ nội thương Hoàng Quốc Thắng. Cụ này có biệt tài “phân phối”, mấy chục năm chia tem phiếu cho toàn thiên hạ ra từng gam mì chính, lạng thịt, ký đường vậy mà còn bị chửi :” cái cứt gì cũng phân, hễ phân thì như…cứt” huống hồ chia “danh vọng” cho 700 hội viên Hội nhà văn Việt Nam nổi tiếng đầu bò không khéo thì…ăn gạch củ đậu…
    N.T.

  7. #26
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .


    Hội nhà văn mình không có… tiền.

    Lời than não lòng này không thốt ra từ một nhà văn tầm tầm mà từ một ông đẳng cấp “kiểng quốc gia” - nhà văn Nguyễn Quang Sáng tại cuộc Hội thảo văn thơ trẻ tổ chức tại Sàigòn trung tuần tháng 10 năm 2007 quy tụ hơn 100 nhà văn nhà thơ tiêu biểu của nền văn học TP Hồ Chí Minh.

    Lâu nay đề tài “tình dục” dường như tràn ngập trong văn thơ trẻ tới mức ông nhà văn già Đoàn Minh Tuấn phải kêu lên giữa một cuộc họp phê bình lý luận:

    thứ văn chương viết về sex ở Việt Nam không ra gì cả, nhầy nhụa và bẩn thỉu".

    Ý kiến của ông Đoàn Minh Tuấn không phải là không có lý .
    Một dạo kế hoạch tổ chức chuyến xe thơ chạy dọc Hà Nội - Sàigòn của Hội đồng Anh bị Nhà nước cấm, các nhà thơ trẻ nảy sáng kiến tổ chức “chuyến xe mini” - đi ngắn hơn chỉ từ Sàigòn đi Vũng Tàu. Lý Đợi đưa tin trên Talawas và viết nguyên si chữ l…không thèm viết tắt :

    Lúc 10h nhà thơ Nguyễn Quán bắt đầu chương trình trình diễn giọng tụng kinh với bài thơ “Cái l.., vô tận” của Trần Wũ Khang. Tiếp đến Ngô Văn Lực và 46 người trên xe trình diễn 4 chữ “ăn - ngủ - đụ - ỉa” trong Từ điển thi X/X loại [chúng sinh] của Đặng Thân, Hà Hùng tiếp nối với bài “Đố biết điều gì” viết về l.. bà Tèo của Vương Văn Quang.”

    Rồi đó trên Tiền Vệ lại có “sáng tác mới toanh” của nữ thi sĩ Lê Ngân Hằng :

    Đêm nay mùa đông (xứ sở) mưa dầm
    Em nép sát mình vào bộ lông ấm áp của anh (tin cậy)
    Áp tai lên dương vật (nóng) của anh (tin cậy)
    Nó luôn (cương cứng) và (đập âm thầm) như một trái tim


    Xem vậy đủ biết văn thơ trẻ cho dù “chữ nghĩa bề bề” cũng đang bị “thần l. ám ảnh” làm “mê mẩn đời” tới mức nào. Bởi vậy, ngoài chuyện “tính dục”, bạn đọc còn chờ đợi nhiều vấn đề "nóng" của văn chương sẽ được đem ra bàn luận, phân tích, đánh giá tại hội thảo văn chương hiếm hoi này như thơ truyền thống, thơ cách tân; về nhà văn, nhà thơ trẻ và cuộc sống trên blog .

    Tuy nhiên , lo sợ các nhà văn thơ trẻ làm “ô uế” diễn đàn , bà Thế Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT TP Hồ Chí Minh phải lên tiếng răn dậy :

    "Việc sáng tạo của chúng ta không thể là hành động vứt rác ra đường và vứt cả sang nhà hàng xóm". Và người cầm bút có lẽ cũng nên ý thức rằng: "Thông qua nghệ thuật, ta nói điều gì với đời sống? Để tránh tình trạng mọi người đang trân trọng mình, bỗng dưng tự mình hạ thấp mình xuống bằng những hành động mà mình ngộ nhận là làm nghệ thuật".

    Sợ ràng ý kiến bà Thế Thanh có thể làm các nhà văn trẻ nhụt chí, nhà văn lão thành Nguyễn Quang Sáng vội vuốt ve :

    Anh em văn thơ trẻ bây giờ giỏi lắm. Họ có nhiều thông tin, họ biết nhiều điều mà người viết thế hệ tôi không có cơ hội biết. Nhưng điều tôi còn băn khoăn là họ chưa tập trung theo đuổi đề tài của mình đến tận cùng. Đầu óc của anh em còn nhiều phân tán. Mà muốn thành công thì phải đeo đuổi đề tài đến tận cùng và sống trung thực với đề tài đó.”

    Xem ra ý kiến “trấn an” này cũng chẳng ép phê mấy, không biết có phải do sợ bà Phó Giám đốc Sở VHTT không, mà Hội nghị chỉ cho phép các nhà văn nhà thơ thảo luận trong có…15 phút vậy mà tuyệt nhiên không có cây bút nào dám lên “mở miệng” trên diễn đàn ngoài 30 tham luận viết sẵn và duyệt sẵn .

    Đề cập tới sự phát triển của thơ trẻ, nữ thi sĩ Nguyệt Phạm – một trong 5 con ngựa trời , đổ lỗi cho các bác già :

    Trở ngại chính là sự e dè, kém quan tâm của các nhà thơ thế hệ đi trước! Ví dụ: khi tiếp xúc với một tác phẩm của chúng tôi, họ tiếp nhận với một thái độ dè chừng, cảnh giác, nên dẫn đến những nhận định không khách quan, người đọc không đồng hành chia sẻ cùng tác giả. Thậm chí còn có những ý kiến cho rằng những bạn trẻ theo dòng thơ này viết lấy tiếng, chơi nổi".

    Nhà văn Nguyễn Hồng Lam tỏ vẻ bi quan về thơ văn trẻ :

    “ Đọc qua tuyển tập Thơ văn trẻ TP HCM, tôi nhận thấy, văn chương của người trẻ hôm nay còn mãi luẩn quẩn với chuyện riêng tư của họ chứ chưa có gì bật lên cả. Liệu văn chương của chúng ta có nghèo trí tưởng tượng quá chăng? Bản thân tôi từ lâu đã chuyển sang nghề làm báo và chuyên viết ký sự, vì tôi rất thích cái vốn sống đang cuộn chảy trong cuộc đời ngoài trang văn.”

    Thực ra các nhà văn nhà thơ trẻ chẳng đến nỗi nghèo trí tưởng tượng , họ cứ “mãi luẩn quẩn chuyện riêng tư” chính là vì họ …nhát sợ, không dám mon men tới những vấn đề thế sự dễ bị ăn đòn và dứt khoát là không được in.

    Nhà văn Dương Thụy , tác giả truyện “Oxford thương yêu” chỉ thấy “lạc quan” về số lượng tác phẩm của lớp trẻ mà không động tới chất lượng cuả nó :

    Tôi rất xúc động khi tham dự hội thảo vì lâu lắm rồi mới có một dịp để chúng tôi gặp gỡ nhau, để biết nhà văn, nhà thơ trẻ còn nhiệt tình với văn học. Mấy năm qua, những gương mặt trẻ của TP HCM rất chịu khó viết, tập truyện ngắn và thơ phát hành nhiều. Chưa nói đến chất lượng, nhưng chỉ nhìn số lượng cũng thấy sự xôm tụ này là đáng mừng. Vì quả thật, trong giai đoạn hiện nay, người trẻ phải rất vất vả để theo nghề viết. Cuộc sống hiện tại có quá nhiều công việc, nhiều thú vui khác lôi kéo nhà văn và cả độc giả ra khỏi trang sách. Để có thể viết, tôi thấy mình như còn "ăn cắp" thời gian của công việc chính mình đang làm, của gia đình. Nhiều khi tôi rất áy náy khi không dành trọn vẹn cho văn chương. Nhưng có khó khăn thế nào, tôi luôn tự hứa với bản thân là phải gắn bó với công việc viết lách, vì đó là tình yêu của tôi.”

    Ngày trước, các nhà văn thường coi văn chương là cái “nghiệp”, là cái sứ mệnh thiêng liêng phải dâng hiến cả cuộc đời cho nó thì bây giờ các văn thi sĩ trẻ chỉ coi là “trò chơi” đến độ việc sáng tác trở thành một thứ như là “ ăn cắp thời gian” thì làm sao mà viết hay ?.

    Nhà văn Bùi Anh Tấn nêu ra những chuyện tầm phào trong văn học :

    “ Tôi không muốn phát biểu nhiều. Chuyện văn chương mỗi người một ý, nên tôi nghĩ đến 100 năm sau vẫn chưa nói hết. Nhưng có một điều tôi thắc mắc "Tại sao một hội như Hội nhà văn TP HCM mà không có một trang web riêng để giới thiệu hoạt động và bộ mặt của mình?". Nếu mà có mặt của chủ tịch hội tại đây, tôi sẽ hỏi ông câu này.”

    Một cuộc hội thảo quan trọng đến thế, 4 năm mới có một lần mà ông Chủ tịch Hội nhà văn lại đi vắng , lãnh đạo cao nhất tới dự lại chỉ có bà Phó Giám đốc Sở văn hoá thông tin , tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đồng chí Trưởng hay Phó ban văn hoá thành uỷ nào thì đủ thấy thời nay Đảng không coi trọng văn chương cho bằng…vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì mức độ quan tâm của Đảng với văn học đã bị sút giảm đến vậy nên tiền bạc Sở tài chánh rót cho các nhà văn cũng eo hẹp khiến nhà văn Nguyễn Quang Sáng phải đổ lỗi mọi chuyện là tại …Hội nhà văn không có tiền.

    Vậy không lẽ các nhà văn nhà thơ Sàigòn sáng tác đều vì tiền cả sao ? Có đúng vì không có tiền, các nhà văn nhà thơ ít đi thực tế nên sáng tác chưa hay không ?

    Thực ra cứ nhìn vào hàng ngũ các nhà văn thơ trẻ thì thấy họ hoặc công tác tại các Toà Soạn báo, các nhà xuất bản, các Công ty nước ngoài…toàn những chỗ béo bở , bởi thế họ đâu có nghèo. Họ không nghèo tiền nghèo bạc mà chỉ nghèo lòng dũng cảm . Biết bao sự kiện nóng bỏng xảy ra ngay giữa Sàigòn : nào dân oan đi khiếu kiện rầm rập trên đường phố, nào chỉ một đêm nhà cầm quyền dẹp cả mấy trăm dân oan trên đường Hồ Văn Huê, nào những vụ tham ô, tham nhũng nổi cộm ngay giưã lòng thành phố như cầu Văn Thánh, đất Thủ Thiêm , biệt thự nguy nga của Bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải …Tất cả những bức xúc, chướng tai gai mắt đó tuyệt nhiên không được cảm nhận trong sáng tác văn thơ của lớp trẻ. Họ bưng mắt bưng tai như những con lạc đà rúc đầu vào bụi trong cơn bão cát. Họ nhát sợ tới mức cán bộ tuyên huấn của Đảng cũng coi khinh và không thèm thắt chặt quản lý như đối với các nhà văn thế hệ đàn anh của họ.

    Nhà báo Lam Điền báo Tuổi Trẻ đã có nhận xét khá xác đáng về cuộc Hội thảo :

    Và như thế, hội thảo chỉ mới bàn đến lớp vỏ của văn chương, tức là những hình thức chuyển tải và các mối quan hệ trong giới nhà văn. Trong khi đó, mối quan hệ giữa nhà văn và trang viết, giữa hiện thực cuộc sống hôm nay và tư duy của nhà văn trẻ bây giờ, tuyệt nhiên không đề cập đến. Có thể đó là những khoảng rất riêng, tự mỗi nhà văn chiêm nghiệm và viết. Nhưng một lần hội thảo tổ chức sau bốn năm, không hề đúc kết những thành tựu và khiếm khuyết gì thì cũng đáng suy nghĩ.”

    Và cái mà người ta chờ đợi : sự trào vọt của những biểu hiện khát vọng dân chủ, những bức bối về chế độ độc Đảng dẫn tới quốc nạn tham nhũng và suy thoái toàn diện – cái đó tuyệt nhiên không xuất hiện trên diễn đàn.

    Và thế là phép mầu đã không xảy ra, thế hệ trẻ ngày nay đã bị thuần hoá tới mức đánh mất bản năng phản kháng. Tham dự cuộc Hội thảo của các nhà văn trẻ tháng 10- 2007, người ta không khỏi nhớ tới câu chửi của lãnh tụ cộng sản Mao Trạch Đông :” trí thức không bằng cục…cứt”
    NT

  8. #27
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Đấu đá ở …Hội nhà văn.

    Ở đâu có tiền, ở đó có... đấu đá.”

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song “chân lý” đó không bao giờ thay đổi.

    Hội Nhà văn Việt Nam cũng không ra ngoài quy luật có tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” đó. Trong 3 ngày từ 6 đến 8 tháng 12-2007, cuộc đấu đá càng quyết liệt khi BCH Hội nhà văn họp bàn “chia chác” 25 ghế lãnh đạo của các nhà văn ngoài 60 tuổi, sắp về hưu , đồng thời xét duyệt kết nạp hội viên mới, thực chất cũng là “ mua quan bán tước” dẫu rằng danh hiệu hội viên Hội nhà văn ngày nay đã mất giá đi nhiều.

    Ngày xưa thời bao cấp, tiền bạc Đảng rót cho nhà văn có hạn, cơ quan Hội chỉ có báo Văn Nghệ, NXB Tác phẩm mới, bởi vậy các uỷ viên Ban chấp hành đấu đá để đi nước ngoài là chính, còn nhớ bác Tô Hoài có mỗi “con dế mèn” mà bay đi khắp thế giới cả trăm lần, đủ biết võ nghệ cao cường đến đâu.

    Sang thời kinh tế thị trường, Đảng rộng chi tiền cho Hội, lập thêm các cơ quan trực thuộc như Hãng phim, Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du; Văn phòng Hội;Tạp chí Nhà văn;Tạp chí Văn học nước ngoài … nên việc đấu đá càng sôi nổi.
    Bắt đầu từ năm 2000, các bác già về hết, một Ban chấp hành đông người trẻ tuổi, tài cao, tưởng thế hệ mới sẽ bớt “đấu đá” dồn sức xây dựng văn chương nước nhà, hoá ra đấu đá còn bạo hơn lớp già.

    Trẻ nhất là nữ văn sĩ Phan thị Vàng Anh, con gái thi sĩ Chế Lan Viên. Vào được BCH, kết thân với Uỷ viên chấp hành Hội nhà văn kiêm Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội Hồ Anh Thái, năm 2007, PTVA nhận ngay được giải hàng năm của Hà Nội cho tập thơ “Gửi VB” , một tập thơ mà trên Talawas, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận xét là…một bộ xương :

    Nào ngờ, tôi chỉ thấy Phan Thị Vàng Anh dắt bộ xương Nàng Thơ đi lêu nghêu, còn các vị mũ cao áo rộng ở Hội Nhà văn Hà Nội thì quần tam tụ ngũ trỏ tay về phía bộ xương mà hô vang “Hoa hậu đấy! Hoa hậu đấy!” nên tôi hoảng hồn la làng lên như một tín hiệu cấp cứu khẩn cấp!”

    Trở về trước, năm 2006, ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh tự trao giải cho tập thơ “Thương lượng với thời gian” . Muốn vậy, ông Thỉnh phải kiếm được 4 phiếu trong Ban Chấp hành. Thiên hạ nhầm tưởng người trẻ vô tư, nhất định Vàng Anh bỏ phiếu chống. Ai ngờ cô cũng bỏ cho Hữu Thỉnh làm thiên hạ đồn Hữu Thỉnh đã kịp “mua” được Vàng Anh bằng trao giải thưởng cho bà Vũ thị Thường, vợ Chế Lan Viên, mẹ của Vàng Anh, Nếu đúng vậy, cuộc trao đổi không khác gì giữa hàng thịt với hàng cá.

    Tuy nhiên không phải việc nào các quý vị trong Ban chấp hành cũng “móc ngoặc” nhau xuôi xẻ vậy. Nhiều việc do chia chác không đều bị đổ bể khiến cả làng ôm bụng cười trong đó sôi nổi nhất hiện nay là vụ lập trang web Hội nhà văn.

    Nguyên hồi 2005, nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, làm ở báo Đầu tư thuộc Bộ Thương mại, do quen biết nên xin được một ngân khoản là 2 tỷ đồng để làm trang web Hội nhà văn. Lập tức ông được Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh nhận về làm báo điện tử và lập ngay Ban biên tập gồm : TBT Hữu Thỉnh, Phó TBT thường trực Nguyễn Xuân Hưng, Phó TBT Trần Đăng Khoa, và Phó TBT Mai Quốc Liên. Mọi việc tưởng ngon ăn vì Hội ta có mất đồng xu cắc bạc nào bỗng dưng có tiền ra báo điện tử.

    Tiếc thay sự đời đâu có đơn giản, một món tiền kếch xù thế, một mối lợi to vậy mà Uỷ viên chấp hành trẻ nhất Phan thị Vàng Anh lại bị qua mặt ai mà chịu được . Bởi thế cô quyết liệt phản đối : Hội nhà văn có cần ra báo điện tử hay không, nếu mai kia gọi tài trợ và quảng cáo sao quản lý nổi và bao nhiêu năm không có báo điện tử, có chậm thêm một thời gian cũng chả sao, mà nên cần làm cẩn thận và kỹ. Cô đòi chọn nhà tư vấn khác , phía cô sẽ giới thiệu 5 người, phía Nguyễn Xuân Hưng giới thiệu 5 người.

    Thế là chuyện làm trang web đã trở thành một “đấu trường” cho hai bên giành giật nhau . Tất nhiên, cơm dọn ra mâm rồi không được ăn, bên phía Hữu Thỉnh - Nguyễn Xuân Hưng đâu có chịu. Họp chấp hành phân xử, ông Phó Chủ tịch Hội, Nguyễn Trí Huân coi như đứng giữa đề nghị biểu quyết, cô Vàng Anh chơi lối cù nhầy, cha thiên hạ :

    “ Tôi không bỏ phiếu, nếu bỏ phiếu thì tôi ra về. Vấn đề này tôi chỉ phát biểu một lần thế thôi…”

    Vậy là không có bàn thảo , nghe thêm ý kiến nào khác, cô “uỷ viên chấp hành “ Vàng Anh xem ra còn “hách xì xằng “ hơn ông bố cũng “chấp hành uỷ viên” Chế Lan Viên ngày xưa. Cuộc họp thế là tan, dự án trang web bị xếp xó . Ong Nguyễn Xuân Hưng, người xin được tiền mang về cho Hội mới đây viết bài than trời :

    “Một dự án làm lợi cho cơ quan Hội, làm lợi cho uy tín Hội Nhà văn, nhưng cuối cùng thì kết quả lại như vậy. Thật là …chán như “con gián”!”

    Và ông vạch ra nguyên nhân đổ bể dự án chính là tại “quan bà “ Phan thị Vàng Anh :” Phải là người cánh hẩu của tôi làm, chứ “bọn kia” làm là không xong với tôi. “.

    Lập tức PTVA viết bài đập lại với lý do rất “ngang” rằng : “ Nhà nước cấp cho Hội Nhà Văn tiền để làm cổng điện tử chứ không phải để làm báo điện tử. Hai thứ đó hoàn toàn khác nhau. “.

    Khổ nỗi cái người “cho tiền” lại cho với mục đích làm báo và tất nhiên muốn ra báo thì phải có cổng. Bị bắt bẻ vô lối vậy, nhà tài trợ bực mình rút 2 tỷ về, không tài trợ nữa. Thế là hai năm sau Hội Nhà văn cũng vẫn chưa có trang web.

    Vừa rồi, quá bức xúc, nhà văn Văn Chinh viết ngay bài : Thực sự có người phá dự án website của Hội nhà văn VN… vạch trần :

    ”Chị ( Phan thị Vàng Anh) chỉ giả vờ không biết để loè những người không biết, rằng nói là cổng lại chỉ làm báo, một thủ thuật tranh biện mà thôi? Đó là điều thứ nhất tỏ rằng chị là người nguy hiểm. Điều thứ hai là lý thuyết chỉ nói một lần trong cuộc họp về vấn đề đang bàn. Đó là tư duy độc đoán, phản dân chủ. Nó cho thấy chị dự một cuộc họp chỉ để nói ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác.”

    Ông bày tỏ sự bức xúc về thái độ ngang ngược của một Uỷ viên chấp hành :

    “Tôi hối hận là đã bỏ phiếu bầu vào BCH Hội Nhà văn khoá VII một người như thế. Tôi có nghe nói chị muốn làm Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn? Nếu không phải vậy thì cho tôi xin lỗi. Nhưng nếu có, thì xin BCH cần phải đặt lên bàn nghị sự một điều sống còn rằng, có nên chọn một người độc đoán, không hề muốn lắng nghe ý kiến người khác để làm nhà lãnh đạo hay không? Nhất là lãnh đạo NXB Hội Nhà văn, nơi sẽ in những tác phẩm văn học. Mà tác phẩm văn học thì bao giờ cũng được sáng tạo trong tinh thần dân chủ và tự do.”

    Tất nhiên, hòn đất ném đi hòn chì ném lại, ngay lập tức fan của PTVA nhảy tấp vào bênh “sếp”. Trên Talawas ngày 5 tháng 12 , nữ thi sĩ Dư thị Hoàn vội vàng lên tiếng phản bác Nguyễn Xuân Hưng và Văn Chinh, đồng thời tranh thủ ‘bốc thơm” PTVA.

    Nào là

    Phan Thị Vàng Anh có khả năng đoàn kết và quy tụ anh chị em hội viên. Cô và các cộng sự đã chứng tỏ khả năng, và nhiệt tình hơn hẳn các nhiệm kỳ trước, bằng chứng là thành công của các hoạt động có sáng tạo, mang tính đột phá.”
    Nào là :

    “ Phan Thị Vàng Anh đảm nhiệm công việc Ban Nhà văn Nữ và Ban Nhà văn Trẻ. Các thành viên cả hai Ban, cùng lực lượng cộng tác viên thường trực ủng hộ các hoạt động chuyên đề… đều là những nhà văn nổi tiếng và năng động. Thực tế cho thấy họ hiệp đồng, cộng tác với Phan Thị Vàng Anh đều hồ hởi và tự giác. Họ lần lượt đưa ra nhiều sáng kiến và đều được cô Vàng Anh coi trọng, phân trách nhiệm tổ chức các hoạt động mang tính tiên phong (chưa từng có)”.

    Nào là :

    “ Lần đầu tiên có sân thơ trẻ trong ngày thơ Việt Nam, lần đầu tiên có poster tác gia thơ được trưng bầy trong Văn Miếu, lần đầu tiên tổ chức Đại hội Nhà văn Trẻ tại Hội An, một quang cảnh mới – khác địa bàn Hà Nội; lần đầu tiên có bàn tròn văn nghệ (mỗi tháng) tại Thành phố HCM, lần đầu tiên mở các tọa đàm văn chương có chuẩn bị tham luận nghiêm túc dành riêng cho các nhà văn nữ và cho các nhà văn trẻ… Đó là chưa tính đến các chuyến tham quan thực tế, giao lưu văn hoá và thâm nhập các tỉnh thành… đều được các anh chị em chung tay lập kế hoạch khai thác, thực hiện rất hiệu quả.”

    Bốc PTVA lên mây xanh vậy có vẻ chưa …đã, Dư thị Hoàn còn thổi thêm:

    “ Phan Thị Vàng Anh là một nhân tố năng động, sáng tạo, nghiêm túc và không vụ lợi trong bộ máy lãnh đạo đương nhiệm của Hội nhà văn…”

    Cuộc đấu đá ở Hội Nhà Văn Việt Nam vẫn đang tiếp diễn chừng nào đảng vẫn cho tiền tỉ. Chỉ có cắt ngân sách bao cấp may ra họ mới chịu khó ngồi viết ra một cái gì đó có lợi cho dân cho nước.
    NT

  9. #28
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Đất nước khó khăn này
    sao không thấm được vào thơ ?


    Hai câu thơ trên của thi sĩ Trần Dần trong bài “ Nhất định thắng” viết từ năm 1955 cho tới nay vẫn còn là câu hỏi đâm nhói vào lòng người đọc , tất nhiên, chỉ người đọc thôi, còn phần lớn “các nhà thơ” thì … không ?

    Vì sao vậy ?

    Trước hết , các “thiên tài” bóng tối trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm sau khi được “phục hồi” thì giống như “chim bị tên sợ cành cây cong” cũng chỉ dám làm thơ….”ngó lời” ( chữ của Lê Đạt) chứ không dám “ ngó đời” , ngó vào cõi nhân sinh đang trầm luân bể khổ, lòng người ly tán, sự thật bị xua đuổi ở khắp mọi nơi , cái ác lấn át cái thiện và cả xã hội như đang rơi vào thời kỳ băng hà của trái tim con người.

    Làm thơ như những “phu chữ”, đến thở dài một tiếng cũng không dám, nói gì đến tiếng thét phẫn nộ, nên các chủ soái của nhóm Nhân văn Giai Phẩm như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm…đều đã được “đền bù giải toả” bằng Giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước mà nghe nói lên tới … 70 triệu đồng .

    Các nhà thơ tiền chiến và chống Pháp còn lại dăm ba vị nay đã già, hết năng lực chữ nghĩa, các nhà thơ chống Mỹ như Hữu Thỉnh, Bằng Việt…đua nhau làm quan văn và làm thơ “cung đình”, các nhà thơ trẻ thời thị trường học theo cha anh, tránh cho xa “thế sự” là cái thứ “nguy hiểm chết người “, đã không bổng lộc mà còn “tai bay vạ gió”, thôi thì cứ chơi trò “duy mỹ” ( Vi Thuỳ Linh) hoặc chỉ quan tâm tới “con chữ” ( Phan Huyền Thư ) là vừa nổi tiếng, an toàn lại vừa có tiền.

    Thế là cả một đội ngũ các nhà thơ trẻ đua nhau hoặc chấm ngòi bút vào nước mắt (cá sấu ) làm thơ “não tình”, hoặc giống như cô diễn viên Vàng Anh “cầm cell phone em chụp chỗ sâu ” không phải để kỷ niệm mà làm thành thứ thơ “giường chiếu “, thơ XXX nhưng vỗ ngực là “hậu hiện đại”.

    Ông Ngô Minh trong bài Những sự lạ trong làng thơ Việt đăng trên talawas đã “phát hiện” :

    sự trở lại của thơ tình kiểu “tiền chiến”. Buồn chán, ủ ê, đau khổ, tuyệt vọng, sướt mướt. Loại thơ tình (nam nữ) này chiếm hơn hai phần ba số thơ ấn hành hàng ngày. Những người đang yêu làm thơ tình đã đành, những người không có mảnh tình rách cũng làm thơ tình! Đến cả các nhà thơ già lớp chống Pháp, các nhà thơ “tiền chiến” bảy tám chục tuổi cũng trở lại với thơ tình!”

    “lạm phát” thơ tình nhưng lại thiếu vắng, hiếm hoi những bài thơ :

    “thể hiện thiên chức công dân của nhà thơ, những bài thơ chiến đấu cho sự công bằng xã hội, cho một xã hội dân chủ - tự do, thơ chia sẻ số phận đắng cay của người lao động trước sự áp bức của bất công và cường quyền của quan tham, quan liêu, những bài thơ thế thái nhân tình... từng nở rộ trong những năm đầu đổi mới, mở cửa, bây giờ thấy thưa vắng, hiếm hoi dần đi..”

    Hèn nhát, bất tài, chạy trốn thế tục vào váy đàn bà vậy mà phần lớn các nhà thơ hôm nay vẫn huênh hoang “ta đây”. Trên Văn Nghệ đồng bằng sông Cửu Long có đăng bài “THI CA HÔM NAY” của INRASARA lớn lối :

    mặt đất quay và quay và bỏ rơi trùng trùng nỗ lực
    chìm hố thẳm vinh quang
    Chỉ chúng ta kẻ cư ngụ ngang thời gian
    là không rớt lại”


    “ Ngoa ngôn” phải lấy ông này tiên sư !!!

    Tất nhiên không phải tất cả các nhà thơ đều sợ “cường quyền”. Dòng thơ “thế tục” với những bài thơ “ Tổ Quốc nhìn từ xa” cuả Nguyễn Duy, “Khuất Nguyên”, “Khóc Nguyên Hồng “ của Trần Mạnh Hảo, “Người về” của Hoàng Hưng…vẫn được tiếp nối trong lặng lẽ và trên văn chương mạng.

    Và đây là hai bài thơ mà “ Đất nước khó khăn này đã thấm được vào thơ “ của nhà thơ Bùi Chí Vinh về vụ sập cầu Cần Thơ và vụ vinh danh “quá lố” “thần đồng Adora Svitak mấy năm trước…Chuyện “thế tục” có làm cho thơ bay bổng và trở thành bất hủ còn tuỳ thuộc vào tài năng của thi sĩ, nhưng nếu quay lưng với “thế tục”, nhất định thơ sẽ chết trong lòng người đọc. Và một điều chắc chắn : loại thơ “thế tục” này không thể in ở các báo của anh Huynh !!!

    BÙI CHÍ VINH
    Lời ai điếu cho cầu Cần Thơ

    Cầu Cần Thơ không phải cầu sông Kwai
    Không phải cây cầu xây trong thời chiến
    Không bị dội bom, không có súng kề đầu
    Chỉ có những bản hợp đồng khổng lồ tiền bảo hiểm

    Khi tôi viết dòng chữ này thì người thứ 50 đã lìa đời ngay bệnh viện
    Những người tiếp theo đang vật lộn với tử thần
    Những nông dân ký giao kèo bằng miệng
    Nuôi mẹ già, nuôi con dại, nuôi thân

    Khi tôi viết dòng chữ này thì ruộng đất vẫn bỏ hoang
    Con trâu buồn thiu, máy cày rêu bám
    Tấc đất ngày nay không phải tấc vàng
    Người trồng lúa thành công-nhân-ngoại-hạng

    Làm sao thống kê hết các thông tin choáng váng
    “Kỹ sư Hiroshi Kudo từng khuyến cáo nhà thầu”
    “Lạnh lùng thi công mà không thử qua trụ tạm”
    Sinh mạng con người thử thách trước bể dâu

    “Chín Con Rồng Cửu Long” chờ đợi một cây cầu
    Không ai chờ đợi một lời xin lỗi
    Không lời xin lỗi nào băng bó được cơn đau
    Vợ goá, con côi, ngày ngày bụng đói

    Máu đã chảy trên những lời nói dối
    Trên quyền uy, trên những chiếc bàn tròn
    50 người chết có cần ai sám hối
    Có cần ai nhỏ lệ ban ơn?

    2.10.2007

    Suy nghĩ về thần đồng văn chương Adora

    Ngày 15 tháng 11 năm 2007 báo chí loan tin
    “Hàng trăm học sinh Việt Nam giỏi tiếng Anh chào đón thần đồng Adora người Mỹ”
    Adora Svitak tuổi lên 10
    Sản xuất tập truyện Những ngón tay bay đầy giá trị

    Những ngón tay bay của thần đồng huyền bí
    Bay từ giấc mơ đất nước nhà giàu
    Những ngón tay bay biến thành hàng tiếp thị
    Xoa dịu vỗ về xứ sở chiêm bao

    Những ngón tay bay không thể điều trị bệnh ho lao
    Con nít xóm nghèo vẫn mỗi ngày viêm phổi
    Những ngón tay bay không dựng nổi nhịp cầu
    Cầu Cần Thơ vẫn trong cơn hấp hối

    Những ngón tay bay được soi đường dẫn lối
    Để bắt tay lựa chọn bạn bè
    Bắt tay trường quốc tế, trường chuyên, trường quý tộc
    Công tử nhi đồng, tiểu thư nhí xum xoe

    Tội nghiệp Adora đeo kính cận cười toe
    Nụ cười toét miệng không phân ranh quốc tịch
    Nụ cười y chang các đứa bé vỉa hè
    Bán vé số, bán hàng rong rách đít

    Những ngón tay bay trở nên cổ tích
    Khiến chúng sinh quên hết chuyện hoang đường
    Chuyện tham nhũng, chuyện bất công, chuyện mất nhà mất đất
    Chỉ còn chuyện loài người ôm giấc mộng văn chương

    Những ngón tay bay làm thế giới gần hơn
    Nhưng cũng làm thần đồng Adora xa lạ
    Nếu Adora sinh trưởng ở Việt Nam
    Chắc chắn cô bé sẽ vô chùa quét lá

    Ở xứ sở vàng bị chôn dưới đá
    Phù Đổng vươn vai đã bị đụng trần
    Những ngón tay bay lết bò vì cơm áo
    Thiên tài làm gì có chỗ cõi phù vân?

    11.2007
    NT

  10. #29
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Cà phê văn học tại Sàigòn

    Hội đồng Anh suýt biến thành Hội đồng…chuột

    Mấy năm nay, các “trung tâm văn hoá nước ngoài” hoạt động ngày càng sôi nổi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sàigòn…thêm “sân chơi” phi quốc doanh cho văn nghệ sĩ Việt Nam vốn chỉ được phép tụ tập xung quanh các Hội nhà văn, Hội nhạc sĩ, Hội điện ảnh…với danh xưng không lấy gì làm vẻ vang là các “tổ chức quần chúng của Đảng”.

    Dẫu rằng hoạt động của các tổ chức nước ngoài này được Nhà nước “cho phép “ và “quản lý” chặt chẽ bằng cài cắm văn nghệ sĩ của Đảng làm nòng cốt trong các cuộc họp vậy mà mới đây, ngày 5 tháng 7, trên web site của mình, ông nhà văn Nguyễn Đình Chính cũng vẫn “nêu cao cảnh giác”, lên tiếng chê bai nặng nề :

    “Và tất cả những hoạt động sinh hoạt văn học đã và đang được diễn ra ở mấy trung tâm văn hoá ngoại quốc ( thí dụ như trung tâm văn hoá Pháp, hội đồng Anh hoặc Viẹn Gớt …) đó chỉ là những bản sao chép vụng về những cái gọi là văn nghệ đại chúng ở chính nước họ đã rữa nát dưới nấm mộ quên lãng của thời gian hơn nửa thế kỉ.”

    Tất nhiên nhận xét cực đoan này chẳng lọt tai mấy ai. Các văn nghệ sĩ thời thượng đang muốn đánh bóng tên tuổi vẫn đua nhau tới, đua nhau phát biểu trên các diễn đàn của các tổ chức nêu trên trừ các “văn nghệ sĩ “ trụ cột bảo vệ Đảng sợ mất điểm thi đua nên không dám tới.

    Ngày 22 tháng 6 - 2007, tại Hà Nội, Hội đồng Anh mở một cuộc trò chuyện xoay quanh đề tài "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính", tất nhiên người điều hành thảo luận vẫn là các ‘con cưng của Đảng” như Nguyễn Hoà (Trưởng phòng lý luận phê bình văn học báo Nhân Dân), Phạm Xuân Thạch (Giảng viên khoa ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Văn Giá (Trưởng khoa Lý luận – Phê bình - Sáng tác Văn học, Đại học Văn hoá). Cuộc ‘trò chuyện” bị “quản” chặt như thế nên chẳng có ý kiến nào đáng giá ngoài của một nữ sinh viên ngồi ghế khán giả :

    “Tôi thấy điểm mạnh nhất của các nhà phê bình Việt Nam là phê bình lẫn nhau.”

    Từ Hà Nội mấy ông Hội đồng Anh “lấn” vào Sàigòn, đúng 19 giờ ngày 06 tháng 07 năm 2007, tại Zenta Café, Sài Gòn, ông Graham Sutcliffe, Giám đốc Nghệ thuật Hội đồng Anh đã phát biểu khai mạc cho buổi thảo luận cũng với đề tài “Phê bình văn học trên báo chí – Lý tính và Cảm tính?”.

    Giả thiết một chuyện ngược đời, nếu có một ông người Việt da vàng mũi tẹt, bỏ tiền ra mở một cuộc “hội thảo” tại chính giữa thủ đô Luân Đôn mời các ông bà nhà văn gạo cội bản xứ tới thảo luận về nền “phê bình văn học” của chính các quý vị này, lại còn dậy dỗ rằng dân Anh ít biết ngoại ngữ nên chỉ đọc sách dịch sang…tiếng Anh thì mấy ông bà nhà văn xứ sương mù liệu có “cảm thán “ gì chăng ?

    Còn ở Việt Nam, chính xác hơn ở Sàgòn, hơn 100 nhà văn , nhà thơ, nhà phê bình, cứ hân hoan nghe ông tây đọc diễn văn khai mạc cuộc trò chuyện “cây nhà lá vườn” của người Việt Nam mà chẳng hề “hổ thẹn ” gì.

    Vậy mới biết sức sống thật là dẻo dai của câu hát nhái :” ôi hàng tây tốt hơn hàng ta…”

    Cuộc “trò chuyện “ ở Sàigòn tất nhiên cũng phải thông qua Sở văn hoá thông tin, phải chọn những người Đảng tin cậy, bởi thế nên mới có chuyện tuy đề dẫn là “ phê bình văn học” nhưng nửa phần “lễ lạt” lại là …quảng cáo sách.

    Mở đầu, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, lẽ ra quảng cáo tác phẩm Việt Nam thì ông lại chọn một cuốn sách tàu của tác giả Trung Quốc Quách Kính Minh: “Vương quốc ảo” để hết lời ca ngợi chắc theo đơn đặt hàng của nhà làm sách.

    Nhà báo kiêm nhà văn Ngô thị Kim Cúc, báo Thanh Niên thì ra sức ca ngợi “khả năng hư cấu vô cùng phong phú” trong tác phẩm “Giữa vòng vây trần gian” của Danh Lam - một nhà văn trẻ Sài Gòn, chẳng hiểu có nhận PR của mấy ông đầu nậu sách mà bà nâng lên hàng “tiểu thuyết hiếm hoi trong văn học Việt Nam mang tính triết học hôm nay” cho dù có tới 99% giới cầm bút chưa nghe nói tới cái tựa sách này bao giờ.

    Sau cùng đến lượt nhà thơ Inrasara “bốc thơm” tập truyện ngắn “Khu vườn lưu lạc” của nhà văn trẻ người miền Nam Nguyễn Vĩnh Nguyên.

    Sau màn “quảng cáo sách” đến màn … “đá lộn sân” .

    Trước hết chẳng hiểu ai xui “trẻ ăn cứt gà”, mấy ông Hội đồng Anh lại chọn ông đạo diễn điện ảnh Lê Hoàng vốn chỉ quen trò chuyện lúc 0 giờ, làm MC chủ trì cuộc họp, lèo lái mấy ông nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình phát biểu sao cho không chệch đường lối Đảng.

    Tiếp đó người tường thuật “cuộc trò chuyện” được phát trên một đài phát thanh uy tín trên thế giới lại là ông…hoạ sĩ Trịnh Cung.

    Trong bài viết của mình, ông hoạ sĩ này “xỏ ngọt” nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn. Nào là :

    nhà phê bình này cũng đã thú nhận rằng 2 năm rồi ông không đọc sách, muốn nhân dịp nhận lời mời của Hội đồng Anh này để tự “giải đông” cho mình nên đã đến nhà sách và ngẫu nhiên chọn tác phẩm này.”.

    Nào là :

    Nguyễn Thanh Sơn đã không quên “lên lớp” nhà văn Việt Nam: “Muốn thấy nhà văn chúng ta tạo dựng một thế giới như vậy!” Ngoài sự chọn lựa tác phẩm tuỳ hứng và sai chủ trương của hội thảo nếu không muốn nói là đã coi thường tác phẩm văn học Việt Nam đương đại, đây thật sự là một phát ngôn khiếm nhã đối với những người viết văn Việt Nam cũng như những người viết văn đang có mặt trong hội thảo. Đây cũng cho thấy việc chọn một người không mấy đọc tác phẩm văn học Việt trên cả hai phương diện chính thống và “ngoài luồng” (văn chương mạng) như Nguyễn Thanh Sơn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự thành công của cuộc hội thảo.

    Hòn đất ném đi thì hòn chì ném lại, chỉ vài ngày sau, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn “phản pháo” bằng những lời lẽ không mấy thân thiện khiến cho dư âm của cuộc “trò chuyện” càng thêm rôm rả :

    “Từ lâu tôi vốn đã không ngạc nhiên với ông Trịnh Cung. Không ngạc nhiên vì món võ “bỏ bóng đá người”- trong khi tường thuật một sự kiện sinh hoạt văn học, thay vì phân tích, đánh giá hoặc phê phán những ý kiến nêu ra trong sự kiện thì ông lại bình luận về tư cách người được mời tham dự. Không ngạc nhiên vì ông đã kịp diễn dịch mong muốn thông thường của một người đọc được thấy những thế giới văn chương mới trong sáng tác của những nhà văn Việt nam thành một hành động khiếm nhã và coi thường các nhà văn đương đại. Không ngạc nhiên vì ông tảng lờ chủ đề chính của sự kiện sinh hoạt văn học này là “phê bình văn học trên báo chí”- bao gồm cả tác phẩm văn học Việt nam lẫn tác phẩm văn học dịch-trong chương trình có đọc các bài điểm sách và phê bình về tác phẩm của Yan Martel (Cuộc đời của Pi) và Naipaul (Khúc quanh của dòng sông)-nên việc chọn một tác phẩm của một nhà văn Trung Quốc để giới thiệu là hoàn toàn bình thường, nhất là khi đã được sự đồng thuận của nhà tổ chức. Ông Trịnh Cung trước nay vẫn vậy!”

    Cuộc đá “lộn sân” mang tinh thần “mác-két-tinh thời đại” càng thêm rôm rả khi ý kiến có tính cách uốn nắn cuộc hội thảo văn học lại là của…nhạc sĩ Dương Thụ.

    Nguyên vì mặc dầu không có giấy mời, ông nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng cứ đến dự và khi được MC trao cho micro liền nổ một tràng liên thanh “ một khi không có tự do viết lách thì làm gì có phê bình chân chính khiến chính ông đã 4 lần bị treo bút. “

    Hoảng sợ vì những tiếng vỗ tay hoan hô nhà thơ “báng bổ”, ông đạo diễn Lê Hoàng vội vàng hướng cuộc trao đổi sang những chuyện vụn vặt như nhuận bút, về thể lệ đăng báo khiến ông nhạc sĩ Dương Thụ phải lên tiếng phản đối :”Ban chủ toạ đã lạc đề. …”

    Tuy thế , các ý kiến thảo luận vẫn "choảng" nhau, lúc lại đi quá xa chủ đề chính, ông nói chẳng bà nói chuộc, khiến cuộc họp dáo dác, lộn xộn như một cuộc họp của…Hội đồng chuột và nhà đạo diễn điện ảnh kiêm chủ toạ Lê Honàg mặc dầu mới 9 giờ rưỡi đã phải tuyên bố kết thúc cuộc họp :

    Chúng ta cần chấm dứt thôi vì có nói nữa cũng thế…”.

    Cuộc “cà phê văn học” của Hội đồng Anh tổ chức tại Sàigòn tối 5 tháng 7 chẳng đúc rút ra kết luận gì ngược lại càng làm rõ tính thích đấu đá của các nhà văn Việt Nam, chẳng chút xấu hổ, họ choảng nhau ngay trong “quán cà phê” mà người Anh đã có nhã ý mời tới để bàn về những vấn đề nghiêm chỉnh của văn học nước mình. Chỉ tiếc mấy ông Hội đồng Anh bị mấy anh “bấu xấu”, bất tài, vây quanh nên chẳng thể nào tiếp cận được những nhà văn, nhà thơ thứ thiệt. Có lẽ cũng vì thế nhà phê bình Lê Ngọc Trà đã nhận lời vào ban điều hành rồi, phút cuối cùng lại rút tên ra.

    Hoạt động của các “trung tâm văn hoá nước ngoài” sắp tới chắc còn rôm rả lắm, nhưng có giúp được gì cho sự phát triển văn học Việt Nam hay không thì hãy còn phải chờ coi.
    NT

  11. #30
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Cà phê văn học tại Sàigòn

    Hội đồng Anh suýt biến thành Hội đồng…chuột

    Mấy năm nay, các “trung tâm văn hoá nước ngoài” hoạt động ngày càng sôi nổi tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sàigòn…thêm “sân chơi” phi quốc doanh cho văn nghệ sĩ Việt Nam vốn chỉ được phép tụ tập xung quanh các Hội nhà văn, Hội nhạc sĩ, Hội điện ảnh…với danh xưng không lấy gì làm vẻ vang là các “tổ chức quần chúng của Đảng”.

    Dẫu rằng hoạt động của các tổ chức nước ngoài này được Nhà nước “cho phép “ và “quản lý” chặt chẽ bằng cài cắm văn nghệ sĩ của Đảng làm nòng cốt trong các cuộc họp vậy mà mới đây, ngày 5 tháng 7, trên web site của mình, ông nhà văn Nguyễn Đình Chính cũng vẫn “nêu cao cảnh giác”, lên tiếng chê bai nặng nề :

    “Và tất cả những hoạt động sinh hoạt văn học đã và đang được diễn ra ở mấy trung tâm văn hoá ngoại quốc ( thí dụ như trung tâm văn hoá Pháp, hội đồng Anh hoặc Viẹn Gớt …) đó chỉ là những bản sao chép vụng về những cái gọi là văn nghệ đại chúng ở chính nước họ đã rữa nát dưới nấm mộ quên lãng của thời gian hơn nửa thế kỉ.”

    Tất nhiên nhận xét cực đoan này chẳng lọt tai mấy ai. Các văn nghệ sĩ thời thượng đang muốn đánh bóng tên tuổi vẫn đua nhau tới, đua nhau phát biểu trên các diễn đàn của các tổ chức nêu trên trừ các “văn nghệ sĩ “ trụ cột bảo vệ Đảng sợ mất điểm thi đua nên không dám tới.

    Ngày 22 tháng 6 - 2007, tại Hà Nội, Hội đồng Anh mở một cuộc trò chuyện xoay quanh đề tài "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính", tất nhiên người điều hành thảo luận vẫn là các ‘con cưng của Đảng” như Nguyễn Hoà (Trưởng phòng lý luận phê bình văn học báo Nhân Dân), Phạm Xuân Thạch (Giảng viên khoa ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Văn Giá (Trưởng khoa Lý luận – Phê bình - Sáng tác Văn học, Đại học Văn hoá). Cuộc ‘trò chuyện” bị “quản” chặt như thế nên chẳng có ý kiến nào đáng giá ngoài của một nữ sinh viên ngồi ghế khán giả :

    “Tôi thấy điểm mạnh nhất của các nhà phê bình Việt Nam là phê bình lẫn nhau.”

    Từ Hà Nội mấy ông Hội đồng Anh “lấn” vào Sàigòn, đúng 19 giờ ngày 06 tháng 07 năm 2007, tại Zenta Café, Sài Gòn, ông Graham Sutcliffe, Giám đốc Nghệ thuật Hội đồng Anh đã phát biểu khai mạc cho buổi thảo luận cũng với đề tài “Phê bình văn học trên báo chí – Lý tính và Cảm tính?”.

    Giả thiết một chuyện ngược đời, nếu có một ông người Việt da vàng mũi tẹt, bỏ tiền ra mở một cuộc “hội thảo” tại chính giữa thủ đô Luân Đôn mời các ông bà nhà văn gạo cội bản xứ tới thảo luận về nền “phê bình văn học” của chính các quý vị này, lại còn dậy dỗ rằng dân Anh ít biết ngoại ngữ nên chỉ đọc sách dịch sang…tiếng Anh thì mấy ông bà nhà văn xứ sương mù liệu có “cảm thán “ gì chăng ?

    Còn ở Việt Nam, chính xác hơn ở Sàgòn, hơn 100 nhà văn , nhà thơ, nhà phê bình, cứ hân hoan nghe ông tây đọc diễn văn khai mạc cuộc trò chuyện “cây nhà lá vườn” của người Việt Nam mà chẳng hề “hổ thẹn ” gì.

    Vậy mới biết sức sống thật là dẻo dai của câu hát nhái :” ôi hàng tây tốt hơn hàng ta…”

    Cuộc “trò chuyện “ ở Sàigòn tất nhiên cũng phải thông qua Sở văn hoá thông tin, phải chọn những người Đảng tin cậy, bởi thế nên mới có chuyện tuy đề dẫn là “ phê bình văn học” nhưng nửa phần “lễ lạt” lại là …quảng cáo sách.

    Mở đầu, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, lẽ ra quảng cáo tác phẩm Việt Nam thì ông lại chọn một cuốn sách tàu của tác giả Trung Quốc Quách Kính Minh: “Vương quốc ảo” để hết lời ca ngợi chắc theo đơn đặt hàng của nhà làm sách.

    Nhà báo kiêm nhà văn Ngô thị Kim Cúc, báo Thanh Niên thì ra sức ca ngợi “khả năng hư cấu vô cùng phong phú” trong tác phẩm “Giữa vòng vây trần gian” của Danh Lam - một nhà văn trẻ Sài Gòn, chẳng hiểu có nhận PR của mấy ông đầu nậu sách mà bà nâng lên hàng “tiểu thuyết hiếm hoi trong văn học Việt Nam mang tính triết học hôm nay” cho dù có tới 99% giới cầm bút chưa nghe nói tới cái tựa sách này bao giờ.

    Sau cùng đến lượt nhà thơ Inrasara “bốc thơm” tập truyện ngắn “Khu vườn lưu lạc” của nhà văn trẻ người miền Nam Nguyễn Vĩnh Nguyên.

    Sau màn “quảng cáo sách” đến màn … “đá lộn sân” .

    Trước hết chẳng hiểu ai xui “trẻ ăn cứt gà”, mấy ông Hội đồng Anh lại chọn ông đạo diễn điện ảnh Lê Hoàng vốn chỉ quen trò chuyện lúc 0 giờ, làm MC chủ trì cuộc họp, lèo lái mấy ông nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình phát biểu sao cho không chệch đường lối Đảng.

    Tiếp đó người tường thuật “cuộc trò chuyện” được phát trên một đài phát thanh uy tín trên thế giới lại là ông…hoạ sĩ Trịnh Cung.

    Trong bài viết của mình, ông hoạ sĩ này “xỏ ngọt” nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn. Nào là :

    nhà phê bình này cũng đã thú nhận rằng 2 năm rồi ông không đọc sách, muốn nhân dịp nhận lời mời của Hội đồng Anh này để tự “giải đông” cho mình nên đã đến nhà sách và ngẫu nhiên chọn tác phẩm này.”.

    Nào là :

    Nguyễn Thanh Sơn đã không quên “lên lớp” nhà văn Việt Nam: “Muốn thấy nhà văn chúng ta tạo dựng một thế giới như vậy!” Ngoài sự chọn lựa tác phẩm tuỳ hứng và sai chủ trương của hội thảo nếu không muốn nói là đã coi thường tác phẩm văn học Việt Nam đương đại, đây thật sự là một phát ngôn khiếm nhã đối với những người viết văn Việt Nam cũng như những người viết văn đang có mặt trong hội thảo. Đây cũng cho thấy việc chọn một người không mấy đọc tác phẩm văn học Việt trên cả hai phương diện chính thống và “ngoài luồng” (văn chương mạng) như Nguyễn Thanh Sơn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự thành công của cuộc hội thảo.

    Hòn đất ném đi thì hòn chì ném lại, chỉ vài ngày sau, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn “phản pháo” bằng những lời lẽ không mấy thân thiện khiến cho dư âm của cuộc “trò chuyện” càng thêm rôm rả :

    “Từ lâu tôi vốn đã không ngạc nhiên với ông Trịnh Cung. Không ngạc nhiên vì món võ “bỏ bóng đá người”- trong khi tường thuật một sự kiện sinh hoạt văn học, thay vì phân tích, đánh giá hoặc phê phán những ý kiến nêu ra trong sự kiện thì ông lại bình luận về tư cách người được mời tham dự. Không ngạc nhiên vì ông đã kịp diễn dịch mong muốn thông thường của một người đọc được thấy những thế giới văn chương mới trong sáng tác của những nhà văn Việt nam thành một hành động khiếm nhã và coi thường các nhà văn đương đại. Không ngạc nhiên vì ông tảng lờ chủ đề chính của sự kiện sinh hoạt văn học này là “phê bình văn học trên báo chí”- bao gồm cả tác phẩm văn học Việt nam lẫn tác phẩm văn học dịch-trong chương trình có đọc các bài điểm sách và phê bình về tác phẩm của Yan Martel (Cuộc đời của Pi) và Naipaul (Khúc quanh của dòng sông)-nên việc chọn một tác phẩm của một nhà văn Trung Quốc để giới thiệu là hoàn toàn bình thường, nhất là khi đã được sự đồng thuận của nhà tổ chức. Ông Trịnh Cung trước nay vẫn vậy!”

    Cuộc đá “lộn sân” mang tinh thần “mác-két-tinh thời đại” càng thêm rôm rả khi ý kiến có tính cách uốn nắn cuộc hội thảo văn học lại là của…nhạc sĩ Dương Thụ.

    Nguyên vì mặc dầu không có giấy mời, ông nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng cứ đến dự và khi được MC trao cho micro liền nổ một tràng liên thanh “ một khi không có tự do viết lách thì làm gì có phê bình chân chính khiến chính ông đã 4 lần bị treo bút. “

    Hoảng sợ vì những tiếng vỗ tay hoan hô nhà thơ “báng bổ”, ông đạo diễn Lê Hoàng vội vàng hướng cuộc trao đổi sang những chuyện vụn vặt như nhuận bút, về thể lệ đăng báo khiến ông nhạc sĩ Dương Thụ phải lên tiếng phản đối :”Ban chủ toạ đã lạc đề. …”

    Tuy thế , các ý kiến thảo luận vẫn "choảng" nhau, lúc lại đi quá xa chủ đề chính, ông nói chẳng bà nói chuộc, khiến cuộc họp dáo dác, lộn xộn như một cuộc họp của…Hội đồng chuột và nhà đạo diễn điện ảnh kiêm chủ toạ Lê Honàg mặc dầu mới 9 giờ rưỡi đã phải tuyên bố kết thúc cuộc họp :

    Chúng ta cần chấm dứt thôi vì có nói nữa cũng thế…”.

    Cuộc “cà phê văn học” của Hội đồng Anh tổ chức tại Sàigòn tối 5 tháng 7 chẳng đúc rút ra kết luận gì ngược lại càng làm rõ tính thích đấu đá của các nhà văn Việt Nam, chẳng chút xấu hổ, họ choảng nhau ngay trong “quán cà phê” mà người Anh đã có nhã ý mời tới để bàn về những vấn đề nghiêm chỉnh của văn học nước mình. Chỉ tiếc mấy ông Hội đồng Anh bị mấy anh “bấu xấu”, bất tài, vây quanh nên chẳng thể nào tiếp cận được những nhà văn, nhà thơ thứ thiệt. Có lẽ cũng vì thế nhà phê bình Lê Ngọc Trà đã nhận lời vào ban điều hành rồi, phút cuối cùng lại rút tên ra.

    Hoạt động của các “trung tâm văn hoá nước ngoài” sắp tới chắc còn rôm rả lắm, nhưng có giúp được gì cho sự phát triển văn học Việt Nam hay không thì hãy còn phải chờ coi.
    NT

Trang 3 / 4 ĐầuĐầu 1234 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Ông Ba Đau Khổ
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-03-2017, 01:13 AM
  2. Nói một lần rồi thôi về chuyện Màu Cờ
    By khieman in forum Nhìn Lại Lịch Sử
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 07-28-2014, 02:37 PM
  3. Ngày Tết Nói Chuyện Ăn Uống
    By giavui in forum Truyện Ngắn Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-06-2014, 11:02 PM
  4. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ hậu giang ba thắc
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-01-2014, 04:11 AM
  5. Ăn Cơm Mới Nói Chuyện Cũ
    By giavui in forum Truyện Dài Audio
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-26-2013, 01:56 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •