Nếu Bắc Kinh cố tình sử dụng vũ lực, họ có thể chiếm được các vùng lãnh thổ này nhưng sẽ trở thành một quốc gia đáng ghét ở bất cứ đâu người Trung Quốc có mặt.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đang diễn thuyết về phát triển hòa bình tại Hy Lạp thì ở Bắc Kinh, ông Dương Khiết Trì tiếp tục lên giọng tuyên bố theo đuổi đến cùng tham vọng bành trướng.
Bưu điện Hoa Nam ngày 6/7 dẫn lời 2 nhà phân tích Alex Woo và Tsim Sha Tsui bình luận trên tờ Bưu điện Hoa Nam, Trung Quốc phải giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua trọng tài quốc tế.
2 nhà bình luận đã tham khảo bản tin "Lý Khắc Cường kêu gọi phát triển hòa bình trên biển" đăng trên Bưu điện Hoa Nam hôm 22/6. Bài viết trích dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố trong chuyến thăm Hy Lạp liên quan đến vấn đề Hoa Đông và Biển Đông.

03/07/14 13:22 (GDVN) - Trang Quốc Thổ và Thời báo Hoàn Cầu đã bôi nhọ thiện chí, âm mưu chia rẽ nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam.

"Trung Quốc sẽ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình, đồng thời mạnh mẽ chống lại bất kỳ hành động nào tìm kiếm quyền bá chủ trong vấn đề hàng hải. Phát triển trên các đại dương thông qua hợp tác đã giúp nhiều quốc gia hưng thịnh, trong khi xung đột trên biển chỉ gây ra thảm họa cho nhân loại", ông Cường được dẫn lời cho biết.
Gần như cùng thời điểm Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố theo đuổi hòa bình thì từ Bắc Kinh, thuộc cấp của ông - Dương Khiết Trì khẳng định: "Trung Quốc sẽ không chấp nhận đánh đổi lợi ích cốt lõi của mình và không có chuyện Bắc Kinh nuốt trái đắng làm tổn hại đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển".
Alex Woo, Tsim Sha Tsui bình luận, thật vô cùng khó hiểu trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông mà không đưa ra bất cứ cơ sở nào.
Năm 1935 một ủy ban đo đạc bản đồ của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân quốc) đưa ra tuyên bố đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - PV).
Tuy nhiên cả Alex Woo và Tsim Sha Tsui cho biết trước năm 1935 không có bản đồ nào của Trung Quốc cho thấy 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về họ. Trong Thế chiến II, Nhật Bản xâm chiếm Đông Nam Á và tuyên bố các quần đảo này thuộc về Nhật Bản.

02/07/14 13:49 (GDVN) - Đa Chiều cho rằng, ngoài Malaysia công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc, các nước ASEAN khác đều quay lưng lại với Bắc Kinh.

Năm 1947 chính quyền Tưởng Giới Thạch đưa ra tấm bản đồ 11 đoạn trên Biển Đông và tuyên bố đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng tuyên bố này không được bất kỳ tổ chức quốc tế hay quốc gia nào thừa nhận.
Năm 1953, chính quyền Mao Trạch Đông của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thay đổi 11 đoạn thành 9 đoạn và tuyên bố khu vực bên trong nó thuộc về Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đã là một siêu cường, vì vậy càng phải hành xử sao cho các nước khác tôn trọng thay vì để láng giềng lo ngại về sức mạnh quân sự và kinh tế của họ. Nếu Trung Quốc muốn được tôn trọng, cách duy nhất để giải quyết "tranh chấp lãnh thổ" là thông qua cơ quan tài phán quốc tế, Alex Woo và Tsim Sha Tsui nhận định.
Nếu Bắc Kinh cố tình sử dụng vũ lực, họ có thể chiếm được các vùng lãnh thổ này nhưng sẽ trở thành một quốc gia đáng ghét ở bất cứ đâu người Trung Quốc có mặt.
Có thể thấy chính Alex Woo, Tsim Sha Tsui đã nhìn ra bản chất tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc với đường lưỡi bò phi pháp, nên cần nhấn mạnh rằng chính Trung Quốc nhảy vào Biển Đông biến các vùng biển và quần đảo không tranh chấp thành có tranh chấp thông qua các hình thức xâm lược khác nhau, và điều này không có ý nghĩa gì trong việc tuyên bố "chủ quyền" hay yêu sách với các vùng biển ở Biển Đông dưới ánh sáng luật pháp quốc tế - PV

GDVN