Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu chân thật không phân biệt giai cấp tuổi tác, địa vị danh vọng... Nó sang bằng tất cả. Nó là vị thần của tình cảm.
Lope De Vegas
Results 1 to 5 of 5

Chủ Đề: Có hay không có một nền "Văn Học Đô Thị miền Nam" ???

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Có hay không có một nền "Văn Học Đô Thị miền Nam" ???

    .
    Có hay không có
    một nền "Văn Học Đô Thị miền Nam" ???


    Mấy tháng gần đây nhiều người nhận thấy đang có một cuộc vận động (ở cả trong lẫn ngoài nước) về việc mời tham dự, đóng góp ý kiến và cung cấp tài liệu..v... v..để Văn đoàn Độc lập VN sẽ thực hiện một mục mới dự định lấy tên là “Văn Học Đô Thị Miền Nam” sẽ xuất hiện trên trang blog vandoanviet.blogspot.com thuộc website vanviet.info.

    Một trong những người được tham khảo ý kiến cùng với lời yêu cầu hỗ trợ cho công trình này là nhà văn Nhật Tiến, hiện cư ngụ ở Nam California.

    Dưới đây là Bản văn kêu gọi thực hiện Mục “Văn Học Đô Thị Miền Nam (chưa công khai phổ biến rộng rãi),và thư trả lời của nhà văn Nhật Tiến.

    Vì tính cách hệ trọng của vấn đề, chúng tôi xin đăng tải lại để quy độc giả quan tâm có thêm tài liệu tham khảo và nếu có thể, đóng góp thêm ý kiến.

    Văn Việt mở mục
    “Văn học đô thị miền Nam 1954-1975”

    Trang Văn Việt, tiếng nói của Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập VN, đã nêu rõ ràng slogan “Vì một nền văn học Việt Nam đích thực”. Đấy là nguyện vọng tha thiết, là chương trình lớn, lâu dài và cốt yếu của chúng ta khi vận động thành lập VĐ. Một trong những điều kiện hàng đầu của một nền văn học như vậy là nó phải tiếp nối được một cách sáng tạo toàn bộ thành tựu văn học quá khứ của dân tộc, đặc biệt là toàn bộ giá trị văn học đã được tạo nên trên đất nước này trong suốt thế kỷ qua. Bỏ sót bất cứ mảng nào trong bức tranh tổng thể đó đều là thiếu sót tai hại và với độ lùi lịch sử ngày càng không thể chấp nhận. Tuy nhiên, như tất cả chúng ta đều biết, do những điều kiện không bình thường, một bức tranh như vậy lâu nay đã thật sự bị phiến diện. Một mảng lớn và quan trọng của văn học Việt Nam thế kỷ XX, là Văn học đô thị miền Nam 1954-1975, đã bị gạt vào quên lãng. Không chỉ những giá trị đặc sắc nhất của khu vực văn học này gần như hoàn toàn bị che lấp đối với công chúng, kể cả với những người cầm bút ngày nay, mà những hiểu biết và nhận định hoặc về toàn bộ mảng văn học này, hoặc về từng tác giả và tác phẩm của nó thường bị thiên lệch nặng nề vì những định kiến ý thức hệ dai dẳng. Trong khi dù song song với những mảng văn học khác cùng thời, do những điều kiện riêng biệt, chính ở đây lại đã có thể có những thành tựu, cả qua sáng tạo tác phẩm và trong không gian sinh hoạt văn học, rất đáng suy nghĩ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực hôm nay. Chẳng hạn, do không bị quá cách biệt, đến cắt đứt hẳn với các trào lưu văn học thế giới đương thời, văn học đô thị miền Nam 1954-1975 đã có trải nghiệm và tạo được một số kinh nghiệm đáng kể về hội nhập, là điều thiết yếu của một nền văn học mong muốn thật sự hiện đại cùng nhân loại và thời đại …

    Khôi phục được khuôn mặt trung thực của mảng văn học quan trọng này, đặt nó trở lại đúng vị trí trong bức tranh toàn diện của di sản văn học gần của chúng ta rõ ràng là công việc hết sức cần thiết, song cũng cần rất công phu và khó khăn. Văn Việt xin cố gắng góp phần tối đa của mình, cùng các tác giả, các nhà nghiên cứu tâm huyết trong và ngoài nước lâu nay.

    Chúng tôi mong những nhà văn từng thuộc khu vực văn học này đến nay còn sống, gia đình và bằng hữu các nhà văn đã mất, các nhà nghiên cứu phê bình cho phép chúng tôi được sử dụng tác phẩm của quý vị trong chương trình này của Văn Việt. Mong bạn đọc Văn Việt giúp đỡ chúng tôi tư liệu, góp ý kiến về cách thức tiến hành để chương trình này, mà chúng tôi mong sẽ là một chương trình chung sức của tất cả chúng ta, được hoàn thiện, phong phú, hấp dẫn.

    Trong điều kiện thực tế và không cầu toàn, trong khi chờ đợi những đóng góp từ quí vị, mục “Văn học Đô thị Miền Nam 1954-1975” sẽ dần dần đăng lại những bài nghiên cứu và những tác phẩm quan trọng mà chúng tôi có được từ các nguồn khác nhau,

    Vì một nền văn hoc Việt Nam đích thực!

    VĂN VIỆT

    ***


    Trả lời nhà Thơ Hoàng Hưng
    về việc mời tham dự Mục Văn Học Đô Thị Miền Nam
    sẽ mở trên blog vandoanviet.blogspot.com thuộc Văn đoàn Độc lập VN


    T/g anh Hoàng Hưng,

    Tôi đã nhận được email của anh gửi, mà nội dung là thư mời đóng góp ý kiến và bài vở cho một mục có tên là “VH Đô Thị Miền Nam1954-1975” sẽ được thực hiện trên trang blog vandoanviet.blogspot.com thuộc website vanviet.info của Văn đoàn Độc lập VN mà trong đó anh là một thành viên chính.

    Thưa anh,

    Thế nào là “Văn Học Đô Thị Miền Nam ?

    Cái từ ngữ này khiến tôi không khỏi nhớ đến guồng máy tuyên truyền của miền Bắc ở vào thời kỳ cuộc chiến VN chưa chấm dứt. Họ đã gọi các sinh hoạt trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là “ trên các tỉnh và Đô thị Miền Nam”, với ý nghĩa là "bọn Mỹ Ngụy chỉ co cụm trong các thành phố và không thể lui tới các các Nông thôn ở miền Nam, vì tất cả đã đồng loạt nổi dậy và đã đứng dưới ngọn cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam".

    Về mặt sách lược tuyên truyền trong cuộc chiến, luận điệu gian dối, hàm hồ ấy có thể hiểu được. Nhưng nay chiến tranh đã chấm dứt gần 40 năm rồi, cái từ ngữ “Đô thị Miền Nam” tưởng đã bị chôn vùi theo các thứ rác rưởi lùm loạp của một giai đoạn trong lịch sử, ai ngờ bây giờ nó lại được lôi ra dùng lại, không phải do từ các bàn tay phù thủy tuyên truyền thực hiện, mà là do chính các nhà văn đã từng mạnh mẽ lên tiếng : “mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi. “
    ( trích bản Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam )

    Thưa anh Hoàng Hưng,

    Dĩ nhiên là bao giờ tôi cũng hết lòng mong mỏi quý anh luôn có được toàn quyền tự do trong các sinh hoạt văn hóa, nhất là trong lãnh vực sáng tác. Tuy nhiên điều đó cũng không thể buộc lòng chúng tôi cứ phải chạy theo mọi lời kêu gọi nhân danh tự do văn hóa. Qua cái từ ngữ được quý anh sử dụng “Văn Học Đô thị Miền Nam”, chúng tôi như đã bị đánh thức dậy bởi cái mùi vị khinh bỉ, miệt thị, kể cả những hận thù do chính rất nhiều thành phần có tính cách văn hóa đến từ miền Bắc mang lại. Và trên danh nghĩa của "những tên tội đồ mang cái án tay sai của Mỹ Ngụy", chúng tôi đã bị phân biệt đối xử trong ròng rã bao nhiêu năm trời, ngay sau cuộc chiến.

    Nhắc lại chuyện này không phải tôi cố khơi lại những hận thù. Nhưng tôi phải khẳng định rằng không bao giờ chúng tôi thuộc vào hàng ngũ của cái gọi là “Văn Học Đô Thị Miền Nam ” .

    Trong suốt chiều dài của hơn 20 năm lịch sử VN (1954-1975), nước VN bị chia cắt thành 2 quốc gia hoàn toàn khác biệt : Ở miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và ở miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm mọi đất đai kể cả nông thôn lẫn thành thị, trải dài từ Sông Bến Hải đến mũi Cà Mâu và các vùng núi non lẫn hải đảo.

    Trong suốt thời gian ấy, chúng tôi, các học giả, các vị trí thức, các Thầy Cô Giáo và các văn nghệ sĩ….đã góp công tạo dựng một nền văn hóa của miền Nam trong đó có bộ phận văn học vẫn thường được gọi là “Văn Học Miền Nam 1954-1975.

    Không bao giờ tồn tại cái gọi là “Văn Học Đô Thị Miền Nam, chỉ có ''toàn bộ ngành sáng tác văn học nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa trên khắp lãnh thổ, từ nông thôn tới đô thị'' mà thôi.

    Vậy xin minh xác để mọi người cùng rõ.

    NHẬT TIẾN
    California ngày 9-7-2014

    ***
    THƯ SỐ 2

    T/g Nhà thơ Hoàng Hưng,

    Có vẻ như nhà thơ và quý hữu còn có vẻ vẫn đang bị đè nặng vì cái gông của những dối trá trong lịch sử cận đại. Một trong những sự kiện dối trá cụ thể mà tôi đã chứng kiến, đó là những cuốn sách Giáo Khoa của Mặt Trận Giải Phóng in ở Trung Quốc (viết theo hệ 12 với dụng ý dùng cho học sinh miền Nam).

    Những cuốn này được in từ năm 1965, hẳn là để chuẩn bị cho chiến thắng Tết Mậu Thân. Nhưng Mậu Thân thất bại, sách phải xếp xó. Mãi đến tháng 4-1975 mới thấy xuất hiện trong hàng ngũ giáo viên thì cũng đã lại bị đào thải ngay vì chủ trương của Lê Duẩn lúc đó là xóa sổ MTGPMN, do đó không thể cho phổ biến sách GK mang nhãn hiệu Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN được.

    Các nhà in ở Saigon hồi đó đã phải chạy với công suất tối đa để trám lỗ hổng cũng mang tính chất dối trá này của lịch sử!

    Sự kiện này đã chứng tỏ rằng trên mọi phương diện dù là văn hóa hay giáo dục, quân sự hay chính trị, và có xuất xứ từ những con bài do chính họ đẻ ra, khi cần, tất cả cũng vẫn bị sổ toẹt. Như thế, làm gì có một thứ văn học trung thực ở vùng MTGPMN, cần phải được gìn giữ. Ngày nay, đâu có ai đặt vấn đề cần phải gìn giữ cái Mặt Trận ấy với những huyền thoại một thời như Nguyễn thị Bình, Nguyễn thị Định, Dương Quỳnh Hoa, Huỳnh Tấn Phát…v…vv..

    Hẳn các vị ai cũng đều rất rõ (tôi tin là thế) rằng chủ trương chiếu cố miền Nam đã được Đảng CS đề ra trong Đại Hội III, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960. Website của Đảng, phần lịch sử Đảng có đoạn:

    “Từ 5 đến 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã họp ở Thủ đô Hà Nội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã chỉ rõ: Từ ngày hoà bình lập lại, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:

    “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông-Nam Á và thế giới”.

    Rồi :

    “ ... tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, cũng tại Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất.

    Suốt 15 năm trên cương vị này, đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    http://123.30.190.43:8080/tiengviet/...d=BT1620639885

    Phải vòng vo như thế, chỉ để mong mọi người hãy bình tâm mà nhìn lại số phận của nhân dân VN:

    - Nếu không có Đảng CSVN thì sau Genève, đất nước vẫn còn tồn tại với 2 thể chế như Nam, Bắc Hàn. Và miền Nam VN sẽ tiến xa chẳng thua Nam Hàn bây giờ.

    - Vào thời gian Đại Hội Đảng Cộng Sản kỳ 3 họp vào tháng 9 năm 1960 ra quyết định "giải phóng miền Nam chống xâm lược Mỹ" thì:

    " Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá...

    Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965, sau khi ông Ngô Đình Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cho đến năm 1964 cả về quân số và trang bị quân sự của VNCH không thể bằng VNDCCH ....".....

    Như thế, nếu không có "cái gọi là giải phóng miền Nam" thì quân đội Mỹ cũng chẳng có lý do tiến vào VN để mà "xâm lược".

    - Nhà Nước VN bây giờ cũng bang giao với Mỹ như ngày xưa VNCH có bang giao, nhiều người trong quý vị cũng có con cái du học Mỹ, vậy nếu bây giờ chúng tôi gọi quý vị cũng là một thứ Mỹ Ngụy thì quý vị nghĩ sao ??

    - Trong cuộc chiến, cả một guồng máy tuyên truyền của CS ở miền Bắc đã được vận dụng tối đa, kể cả những tác phẩm văn nghệ bao gồm truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, hồi ký …viết về cuộc “nổi dậy của nhân dân miền Nam” để chống Mỹ cứu Nước, nhưng nội dung đầy dẫy những sự kiện bịa đặt, dối trá….nhằm kích động căm thù để xô đẩy thanh niên nam nữ miền Bắc nhắm mắt lao vào cuộc chiến.

    Thật quá thảm và cũng quá đau thương cho cả một giai đoạn lịch sử đất nước do chính sách ngu dân của Đảng CSVN mà chứa đầy dẫy những điều dối trá, xuyên tạc.

    ***

    Nhiệm vụ duy trì VHMN tất nhiên ai đứng ra đảm trách cũng đều đáng trân quý, nhưng với điều kiện là phải trung thực, không còn vấn vương những lập trường, tư tưởng vốn chỉ là sản phẩm tuyên truyền nhất thời do nhu cầu chiếu cố miền Nam của chế độ miền Bắc. Và như thế, cái nhu cầu phải nhắc đến "cái bộ phận "ở rừng”?" như nhà văn Hoàng Hưng đã viết trong thư trao đổi ngày 9 tháng 7-2014: Vậy chắc chắn phải bàn lại về cái tên, tuy sẽ phải nghĩ kỹ, vì nếu để tên VHMN thì sẽ nói sao về cái bộ phận "ở rừng"? “, theo sự suy nghĩ của tôi, đã không thích hợp mà còn tạo cơ hội gây ra nhiều cuộc tranh cãi gây tổn thương đến nhiều người, như lòng tự trọng bị chà đạp, dĩ vãng đau thương vừa nguôi ngoai phần nào đã lại bị đem ra xỉ nhục, khiến cho những nỗi đau trong quá khứ bật trỗi dậy, tất cả sẽ trở thành một trở ngại lớn đối với mục tiêu cao quý mà quý vị đã trưng ra trong Bản Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam.

    Ở đây, tôi chỉ nói lên những gì cần nói, không mong thuyết phục ai, cũng không trông đợi một sự “nghĩ lại” của những văn, thi hữu có trách nhiệm thực thi dự kiến này.

    Cái số phận của đất nước mình nó đã thê thảm từ lâu rồi và chúng ta chỉ ra thoát khỏi cái số phận đớn đau này khi đất nước và dân tộc của chúng ta thoát ra khỏi cái bóng ma độc tài đảng trị kìm kẹp.

    Và chỉ khi đó, khi cái bóng ma quá khứ biến đi hết, thì chúng ta mới có điều kiện để mà cùng nhau toan tính một cái gì chung, khả dĩ mang được ít nhiều ý nghĩa.

    Nhật Tiến
    10-7-2014

    Last edited by khieman; 07-14-2014 at 04:31 PM.

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    ...''...chủ trương chiếu cố miền Nam đã được Đảng CS đề ra trong Đại Hội III, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960. Website của Đảng, phần lịch sử Đảng có đoạn:

    “Từ 5 đến 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã họp ở Thủ đô Hà Nội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã chỉ rõ: Từ ngày hoà bình lập lại, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:

    “Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông-Nam Á và thế giới”.

    Rồi :

    “ ... tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, cũng tại Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất.

    Suốt 15 năm trên cương vị này,đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    http://123.30.190.43:8080/tiengviet/...d=BT1620639885

    Phải vòng vo như thế, chỉ để mong mọi người hãy bình tâm mà nhìn lại số phận của nhân dân VN:

    - Nếu không có Đảng CSVN thì sau Genève, đất nước vẫn còn tồn tại với 2 thể chế như Nam, Bắc Hàn. Và miền Nam VN sẽ tiến xa chẳng thua Nam Hàn bây giờ.

    - Vào thời gian Đại Hội Đảng Cộng Sản kỳ 3 họp vào tháng 9 năm 1960 ra quyết định "giải phóng miền Nam chống xâm lược Mỹ"

    thì:

    " Năm 1961 khi ông Ngô Đình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc đó chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường sá...

    Mỹ chỉ bắt đầu đưa quân vào miền Nam từ năm 1965,
    sau khi ông Ngô Đình Diệm qua đời do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 và để giúp VNCH chống lại cuộc chiến đang ngày càng leo thang của cộng sản ở miền Nam. Cho đến năm 1964 cả về quân số và trang bị quân sự của VNCH không thể bằng VNDCCH ....".....
    Như thế, nếu không có "cái gọi là giải phóng miền Nam" thì quân đội Mỹ cũng chẳng có lý do tiến vào VN để mà "xâm lược"
    .

    Cả thế giới bị lừa !!!

    ....chủ trương chiếu cố miền Nam đã được Đảng CS đề ra trong Đại Hội III, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960...."...

    ... thì lúc đó quân đội Mỹ chưa tới giúp miền Nam một cách đông đảo, mà chỉ có một số cố vấn kỹ thuật, cũng như những cố vấn của các nước cộng sản giúp VC tại miền Bắc.

    ...''...tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, ..."...thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa ..."...

    ... câu này có nghĩa là tranh thủ sự viện trợ võ khí đạn dược từ phe cộng sản để bộ đội cộng sản Bắc Việt thực hiện nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống Miền Nam, thực tế là phe cộng sản viện trợ rất nhiều võ khí đạn dược cho cộng sản Bắc Việt nhưng không viện trợ nhân lực, cho nên trong cuộc chiến, về phía Bắc Việt chỉ có thanh niên Việt Nam đi bộ đội chết mà thôi.

    Biết bao nhiêu người miền Nam mù quáng, không biết âm mưu thâm độc của cộng sản quốc tế qua tay sai là cộng sản Bắc Việt, nay dở khóc dở cười sống chui nhủi trong bóng tối của độc tài tàn bạo, như những Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hữu Thọ.... Họ như truyện ''cô bé quàng khăn đỏ'' khi nhìn thấy răng con cáo thì cũng là lúc cuộc đời đã tàn.

    Chỉ tiếc rằng cái ngây thơ ngu si của "cô bé quàng khăn đỏ" chỉ giết một mình cô, bọn chính trị ba xu ngu ngốc của miền Nam lọt vào bẫy còn lôi theo cả mấy chục triệu dân miền Nam tan cửa nát nhà, bản thân tù tội, lưu lạc khắp nơi, chết trong các trại cải tạo, chết tại những vùng được đặt tên mỹ miều là "Kinh Tế Mới", chết trên đường chạy trốn, vượt biên, trong rừng, dưới biển .... Nhà cửa ruộng vườn sang tay cán bộ cộng sản, điển hình như con đường trung tâm buôn bán Lê Thánh Tôn xưa kia thịnh vượng sầm uất biết là bao, nay phần lớn đã trở thành Hotel mà chủ nhân là những "đại gia" thuộc "giai cấp mới" của "bên thắng cuộc" !!!

    Tội ác của bọn bành trướng cộng sản và tay sai lớn biết chừng nào và uất hận của người dân hiền lành Việt Nam Cộng Hòa biết bao giờ nguôi!!!

    ĐPK
    .


  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Một bia mộ cho dòng "Văn Học Đô Thị"

    .

    Một bia mộ
    cho dòng văn học đô thị

    tranhoaithu / November 14, 2013

    Cụm từ “văn học đô thị miền Nam” không phải có sau 1975. Nó được xuất hiện truớc 1975, từ những cây bút nhận định phê bình miền Bắc hay từ nhũng đặc công văn hóa như Vũ Hạnh, Lữ Phương. Nó đồng nghĩa với “văn học nô dịch”, “văn học đồi trụy”, “văn học hiện sinh”, “văn học thực dân kiểu mới”, “nọc độc văn hóa”. Nó là một mũi dùi trong số những mũi dùi tiến công mà cấp lãnh đạo miền Bắc tận dụng trong mục đích thôn tính miền Nam. Nó cũng là cái cớ ngay sau tháng 4–1975, để cả một nền văn học miền Nam bị truy diệt tận gốc, sách vở bị đốt hủy tận tình.

    Chỉ cần google “Văn học đô thị miền Nam”, ta có thể hiểu tại sao lại có sự đồng nghĩa ác nghiệt này. Người viết này khỏi cần nhắc lại. Nhắc lại cũng thừa. Bởi ai cũng biết. Và hầu như trong trái tim của mỗi người đều có những vết chém, vết cứa rỉ máu khi nhớ lại những rừng sách vở chìm trong lửa ngọn…

    Mãi đến những năm gần đây, thực chất của nền văn học miền Nam trong thời chiến kia mới được các nhà phê bình, nhận định thuộc thế hệ trẻ sau này nhìn lại với một cái nhìn quay 180 độ:

    “…đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa hiểu và khai thác hết cái di sản văn học nghệ thuật nói chung hay thơ ca nói riêng của cha ông ở “khu vực” mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn gọi đó là “văn học đô thị miền Nam” những năm đất nước còn bị chia cắt (– một di sản văn học được đánh giá là rất phong phú và đa dạng). Trong cái nhìn cầu thị và chân thành nhất, riêng ở chỗ này chúng ta cũng lại chưa kịp hiểu hết những tâm tư, tình cảm, những trăn trở của cha ông ta trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc trên dãy đất hình chữ S thống nhất. Một lần nữa, có thể nói, chúng ta vẫn chưa kịp hiểu hết cha ông mà đã vội hát câu“ví dầu tình bậu muốn thôi/bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra” rồi.”
    (Nguồn Internet: Nguyễn Trọng Bình – Chưa hiểu hết cha ông thì đừng tính chuyện “soán ngôi” thơ ).

    Chúng ta không ngạc nhiên trước sự thay đổi quan niệm 180 độ trên. Internet đã mở ra bát ngát và mênh mông kiến thức và tầm nhìn. Những tiếng nói đòi lại quyền được viết, được nghĩ, càng nhiều và càng được lắng nghe. Đám cuồng tín giáo điều đã bị gạt ra ngoài sân chơi. Những tên tuổi mà một thời được đánh bóng, lớp trẻ xem là thần tượng, nay đã bị lột trần cái vỏ giả dối hay hèn nhát. Hoặc qua những lời thú tội ở cuối đời hoặc qua những hồi ký của người trong cuộc. Trong các đại học, những luận án tốt nghiệp về khoa văn, thắp đuốc đi tìm không còn thấy những nhà văn nhà thơ của chế độ mà trái lại là Thanh Tâm Tuyền, là Sáng Tạo, là văn chương đô thị miền Nam. Bằng chứng cho sự thay đổi quan niệm là việc cho tái bản những tác phẩm mà tên tuổi tác giả trước đây được xem là cấm kỵ với chế độ. Tuy nhiên việc cho tái bản vẫn còn dè dặt, dựa vào những tác phẩm mà nội dung thì vô thưởng vô phạt. Chỉ mới gần đây nhất, vào đầu năm 2013, thi phẩm “Ngậm Thẻ Qua Sông” của Phù Hư mới là một hiện tượng lạ. Những bài thơ viết về thời làm lính “Mỹ ngụy” miền Nam, có cả ba-lô nón sắt, với những câu thơ chan chứa tình người, tình yêu quê hương sống núi, tình đồng đội lại được Hội Nhà Văn tp HCM cho phép xuất bản với tất cả những lời ngợi khen nồng nhiệt!

    Đây có phải là cuối cùng văn học miền Nam đã khôi phục lại danh dự? Và cũng là lúc cái mà nền văn chương tuyên huấn, chỉ thị đã bị đào thải?

    Nhưng vẫn có một thứ không thay đổi. Đó là nhãn hiệu “văn học đô thị miền Nam”.

    Hễ nhắc đến văn chương miền Nam là nhắc đến văn chương đô thị. Làm như tất cả đội ngũ người viết văn làm thơ đều được sống ở đô thị, và lấy đô thị làm xúc tác, môi trường để viết. Làm như văn chương miền Nam chỉ quanh quẩn với phòng trà, vũ nữ, ăn chơi, ánh đèn màu, hay bị tiêm nhiễm bởi những triết lý hư vô, hiện sinh, nôn mửa… Làm như văn chương miền Nam chỉ bị bao trùm bởi bóng Sáng Tạo, với Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, hay những ngòi viết nữ như Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Nhã Ca, Lệ Hằng … chỉ sống và viết ở thành thị?

    Ngay cả một người viết về nhận định văn học được xem là thuộc lớp mới tiến bộ là Lại Nguyên Ân cũng đã xem nhà văn đô thị là nhà văn “từng nổi tiếng trong văn học đô thị miền Nam trước 1975”:

    “Mươi năm trước, lần đầu tới một thành phố miền Trung, tôi đã tò mò muốn hỏi xem tại thành phố này liệu có còn “nhà văn đô thị” nào (nghĩa là nhà văn từng nổi tiếng trong văn học đô thị miền Nam trước 1975) sống ở thành phố này không? Một cán bộ trong ngành văn hóa nói với tôi theo cách nói suồng sã giữa những người thân quen:

    “Không còn ai đâu ông, ai không di tản ra nước ngoài thì cũng đã chạy vào sống ở Sài Gòn rồi. Ông tính, siết con người ta như kiểu tuyên huấn nhà mình thì anh nhà văn cũ nào mà sống nổi ở địa phương?

    (nguồn Internet: Mênh mông chật chội, chật chội mênh mông)
    ***
    Vâng, nếu hỏi có nền văn học đô thị không, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: Có. Đó là vào những năm của thời đệ nhất cộng hòa (từ 1955-1962) lúc mà con quái vật chiến tranh chưa thật sự vồ chụp miền Nam. Saigon vẫn là nơi dung thân của nhà văn, nhà thơ và nhà nghiên cứu cùng với Báo chí, nhà phát hành, nhà in… Đó là những năm mà Sáng Tạo được mùa. Từ số đầu xuất hiện vào năm 1956 đến số cuối phát hành vào năm 1961 không thấy một từ bom đạn, chết chóc, lửa khói. Trái lại là những cuộc thảo luận văn học nghệ thuật bàn tròn, khi thì 8, khi thì 10, khi thì 12 người. Đông đúc. Náo nhiệt như chợ Tết.
    Đến nỗi Mai Thảo đã phải dành trang đầu của số đầu tiên để đội vương miện cho Saigon, goi nó là thủ đô văn hóa của Việt Nam.

    Như vậy, gọi văn học miền Nam là văn học đô thị thì cũng thấy có lý. Trong khi Mai Thảo xem SG là :

    Không còn là chân tay, SàiGòn đã là một trái tim. Những biến cố trọng đại của lịch sử đất nước từ một ngày nào đã chuyển đổi trọng tâm sinh hoạt dân tộc, và Sàigòn đang phát triển, thay thế cho một Hà-Nội đã tàn lụi, đã nghiễm nhiên biến thành một thứ cứ điểm chính yếu quy tụ mọi thiện chí xây dựng và mọi nỗ lực đóng góp của những hoạtđộng, văn-hóa hiện hữu, trên mọi ngành mọi mặt … (1)

    Trong khi đó thì Vũ Hạnh dưới bút danh Cô Phương Thảo, một nhà văn mà sau này chúng ta biết là một đặc công văn hóa nằm vùng cũng vẫn xem đô thị là nơi mà văn học có mặt:

    “Giữa các cù lao đô thị, giữa các tường phố cao dày rũ bóng ta gặp những văn nghệ sĩ đang đi. Họ đi về đâu ?” (2)

    Có nghĩa là dù hoan hô hay đả đảo, văn học miền Nam trong thời bình vẫn là văn học ở thành thị. Ít có nhà văn nào, ở tận đồng tháp mười hay tuốt trên đỉnh núi Trường sơn, hay một vùng quê hẻo lánh viết bài và gởi về đóng góp. Ví dụ Võ Hồng thì ở Nha Trang. Nguyễn văn Xuân thì ở Đà Nẳng… Phan Du ở Huế, Quách Tấn ở Nha Trang. Họ đều sông và viết ở thành thị…Sơn Nam viết về nhà quê, nhưng ông vẫn ở ngay tại Saigon viết lách….Saigon rõ ràng là thủ đô văn hóa. Thành thị, đô thị là nơi trú ẩn của văn học nghệ thuật miền Nam. Độc giả thì cũng vậy. Giới trí thức, có học thì có Sáng Tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ 20. Giới ưa chính trị thì có Quan Điểm, Chỉ Đạo. Giới bình dân thì có những tuần báo hay những nhật báo với những truyện ngắn hay truyện dài kiểu feuilleton…

    Có nghĩa là người viết và người đọc hầu hết đều ở thành thị,

    Lúc bấy giờ, chiến tranh chỉ nghe nói bằng những tin tức không đáng quan tâm. Sáng Tạo vẫn hô hào cổ xúy cho việc làm mới văn học nghệ thuật. Cuộc thảo luận thứ tư đã gây nên nhiều bất bình vì họ đòi thanh toán với thế hệ đi trước, bằng cách từ khước văn học tiền chiến. Kẻ đánh mạnh nhất là Vũ Hạnh, dùng bút hiệu Nguyên Phủ sau đó là Cô Phương Thảo. VH cũng không nương tay một người đã chết: nhà thơ Quách Thoại:

    “…Chưa có năm nào - trong khoảng thời gian 6 năm lại đây – nhiều báo văn – nghệ ra đời như thế. Một tờ Sáng Tạo cố gượng ngoi lên sau lần ngã quỵ. đem cái cầu kỳ và sự lập dị làm nền giá – trị của mình. Ngoài những cuộc mạn-đàm trong nhóm về các vấn-đề văn – nghệ không dẫn đến đâu – trừ dẫn đến cái giả-tạo của sự sáng tạo – tờ báo còn tự tố cáo một sự bế- tắc bằng cách phí công phủ nhận văn-nghệ tiền chiến và suy tôn quá đáng một nhà thơ trẻ tầm thường thỉnh thoảng mới tỏ xuất – sắc trong một đôi câu, nhưng nhờ cái chết làm cho tự – ái của những người khen không bị thương-tổn và nhờ cái chết mà chóng . . . hiển thánh trong một tôn giáo chưa tìm đâu ra thần tượng. (2)

    Đến nỗi, Mai Thảo phải phản công qua bài viết “ Con đường trở thành và tiến tới của nghệ thuật hôm nay” trên Sáng Tạo số 6 Bộ mới đầu năm 1961. Chưa bao giờ ông lại dùng những lời lẽ hằn học, nặng nề như thế này:

    Những khuynh hướng mới. tồng hợp thành trào lưu tưtưởng nghệ thuật mới, trào lưu đó đang hình thành rực rỡ, đã bắt đầu gây những tác động mãnh liệt sâu rộng trong tâm hồn người sáng tác trong đời sống xã hội, khảnăng xây dựng và hủy phá của nó đang tạo thành mộtđổi mới, một đảo lộn chưa từng thấy trong lịch sửnghệthuật Việt Nam, những khuynh hướng đó có thực là những trạng thái tiêu biểu cho một thứnghệthuật vô luân, xa đọa, phản luân lý đạo đức, vong bản, ngoại lai, phản loạn, nhưbọn bão thủphản tiến hóađây đang điên cuồng gào thét, đòi tốcáo trước chính quyền, đòi trừng phạt…, đòi đền tội trước tiền nhân hay không ? Những khuynh hướng đó có thực là hiện thân của một lớp người vô trách nhiệm, vong bản, lập dị, của những tâm hồn điên loạn, những kẻ vọng ngoại, “hiện sinh” bắt chước vô ý thức một trào lưu nghệ thuật suy đồi Tây phương hay không ? Người ta có thể nhân danh một nhà luân lý của một thứ luân lý nào đó, nhân danh đạo đức của một thứ đạo đức nào đó, nhân danh nghệ thuật (cũng được) của một thử nghệ thuật nào đó đề trả lời có. Và để đi xa hơn, lên án, đòi tố cáo, đòi trừng phạt những khuynh hướng đó như những sản phầm tinh thần độc hại, những người chủ trương những khuynh hướng đó như những tội phạm chính trị nguy hiểm cho xã hội và chính quyền. (3)

    Làm sao ông biết VH là một đặc công văn hóa nằm vùng, gia nhập Mặt Trân Giải Phóng vào năm 1960 !

    Trong lúc đó, chiến tranh bắt đầu gia tăng cường độ. Mức độ xâm nhập người và vũ khí từ miền Bác vào Nam đến mức quan ngại đến nỗi vào năm 1962, Mỹ bắt đầu dùng thuốc khai quang thả xuống đường mòn HCM. Các toán lực lượng đặc biệt Mỹ bắt đầu huấn luyện những đơn vị người Thượng để chống lại sự xâm nhập của bộ đội Bắc Việt qua ngả cao nguyên.

    Sỡ dĩ tôi lái qua những tin nóng chẳng liên quan đến bài viết về văn học, không ngoài mục đích chứng minh là chiến tranh đã thật sự bủa chụp xuống miền Nam, ảnh hưởng từng đời sống cá nhân nói chung và văn nghệ sĩ nói riêng. Có nghĩa là chiến tranh đã không từ một ai.

    Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Doãn Dân, Lê Tất Điều. Thảo Trường, Tạ Tỵ, Song Linh, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh. Y Uyên…. kẻ trước người sau bị động viên. Có người thì may mắn được ở lại SG tiếp tục viết văn viết báo như Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, Nguyên Sa, Tạ Tỵ… Có người phải mang ba lô về nơi heo hút và tử trận như Dõan Dân, Y Uyên, Hoàng Yên Trang, Song Linh…

    Từ đó, từ 1962, văn học thành thị đã thấy rả ra từng mảng. Trong một bài phỏng vấn của tạp chí Khởi Hành. TTT cho biết ông không làm thơ trong 10 năm. (*). Tuy nhiên chúng tôi đã sưu tầm được hai bài thơ liên quan đến cuộc chiến.

    Trời còn đêm nay còn mãi mãi
    Sao như lệ ướt chưa muốn rơi
    Anh ném hồn dong ngoài bãi trận
    Mai Hoa Mai Hoa em

    (Tặng Phẩm)
    …..
    Trong hang động vô cùng rét lạnh và cô đơn
    Lô cốt thả neo giữa không trung
    Trái phá nổ ngậm miệt rừng chồi, hàng dừa nước ven sông ùa sáp tới
    Anh bảo: Đừng ngủ em, chống mắt lên, chờ kẻ địch
    Đừng ngủ em, trời sắp sáng, đừng ngủ em
    Anh trở xuống lẩn vào đám cao ướt sắc vượt đầu
    Và lại nghe khúc hát mỏng như tợ sợi rét dăng ngang mặt
    - Em ơi, em ơi, ngồi đây anh nhớ em.

    (Tuần gác – Văn số 18-1964 – chủ đề thơ văn Có Lửa)




    (Bìa của tạp chí Văn số 18 chủ đề “ Thơ văn có lửa”
    vào ngày 18-9-1964)

    Chúng tôi xin đăng lại Phần Mục Lục của số báo Văn quan trọng này:


    • Nguyễn Quang Hiện SỰ ANH HÙNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐANG SỐNG 2
    • Hoàng Yên Trang MỘT LẦN THÔI CŨNG ĐỦ 6
    • Thế Uyên VẤN ĐỀ 7
    • Thanh Tâm Tuyền TUẦN GÁC 15
    • Tạ Tỵ ĐỒN C.K. 17
    • Hữu Phương MÙA BIỂN ĐỘNG 34
    • Hoàng Ngọc Liên MŨ ĐỎ TRỜI XANH 40
    • Thao Trường DỌC ĐƯỜNG 41
    • Tường Linh NIỀM VUI HÔM NAY 51
    • Phan Lạc Tiếp NHỮNG NGÓN TAY CỦA BIỂN 53
    • Thái Tú Hạp LÒNG MẸ 59
    • Duy Lam NỖI CHẾT KHÔNG RỜI 61
    • Du Tử Lê TÂM SỰ NGƯỜI LÊN MẶT TRẬN 71
    • Thanh Đào GIẤC HỒ 72
    • Đỗ Thúc Vịnh NƯỚC ĐỔ LƯNG ĐÈO 73
    • J. D. Saligner Trần Đình Phong dịch TẶNG NÀNG ESMÉ, VỚI TÌNH YÊU VÀ LÒNG ĐÊ TIỆN
    • H.L. Nguyên Trần HOÀNG HÔN CHIẾN ĐỊA 112
    • Nguyên Vũ THƯ CON PHƯƠNG XA 113
    • Dương Nghiễm Mậu ĐÊM TÓC RỐI 115

    Bạn tìm thử xem: Văn học đô thị ở chỗ nào ?

    Tạ Tỵ viết về đồn bót.
    Thảo Truờng ghi lại những dặm đường hành quân.
    Du Tử Lê thì nói hộ dùm những người lên mặt trận.
    Phan Lạc Tiếp thì mang chiến hạm, biển cả, và bất trắc vào văn chương.

    Văn học đô thị ở chỗ nào chứ ?

    Có thể nói, bìa của tạp chí Văn số 18 này là tấm cáo phó cho một dòng văn học mà phía miền Bắc quen gọi là văn học đô thị bắt đầu từ 1955 và chấm dứt vào 1962. 7 năm có lẽ. Chiến tranh đã tạo nên một thế hệ khác tiếp nối, nhưng cũng tạo nên một giòng văn học khác, lẫy lừng, và tấp nập vô cùng.

    (còn tiếp)

  4. #4
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    Sự đóng góp của thế hệ chiến tranh thật sư là to lớn và hùng vĩ. Trong khi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thú nhận là trong vòng 10 năm sau năm 1959, ông không làm một bài thơ nào thì chúng tôi đã sưu tầm vào khoảng 400 nhà thơ trong thời chiến, mà các sáng tác của họ đều xuất hiện trên các tạp chí thời danh bấy giờ ! (4)
    Qua thư mục online của Thư viện trường đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn TP HCM (tức Đại học Văn Khoa cũ) tôi đã thực hiện một bảng thống kê về số lượng đóng góp cho văn học thời chiến từ năm 1964 đến năm 1975 của một số tác giả tiêu biểu: ba người đã xuất hiện trong thời Sáng Tạo là Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên :
    THANH TÂM TUYỀN

    1. Thơ tình / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972. – Số 210. – Tr. 2 – 6. – 5.
    2. Thơ mừng năm tuổi / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972 Số 199. – Tr. 73 – 79. – 7.
    3. Anh đã đọc thằng kình chưa / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1970 Số 236. – Tr. 21 – 24. – 4.
    4. Thầm nhủ / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1969. – Số 0. – Tr. 87 – 90. – 4.
    5. Khúc tháng chạp / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972. – Số 0. – Tr. 69 – 70. – 2.
    6. Ngựa tía / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1969 Số 130. – Tr. 27 – 30. – 4.
    7. Giới hạn / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1966. – Số 62. – Tr. 71 – 77. – 7.
    8. Sáng chiều / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1970 Số 166. – Tr. 51 – 58. – 8.
    9. Bọn ngốc / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1966 Số 135. – Tr. 94 – 97. – 4.
    10. Ca tụng già vượng / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1970 Số 236. – Tr. 5 – 7. – 3.
    11. Đêm gió / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972 Số 193. – Tr. 13 – 20. – 8.
    12. Phòng thủ / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972. – Số 0. – Tr. 87 – 95. – 9.
    13. Thời kỳ ca dao / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1970 Số 151. – Tr. 3 – 10. – 8.
    14. Thơ mừng năm tuổi: Tết cao nguyên của đạo khòm / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972 Số 200. – Tr. 71 – 79. – 9.
    15. Bóng chiếc / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1972. – Số 0. – Tr. 69 – 75. – 7.
    16. Nghĩ về Thành Cát Tư Hãn, cái cớ của Vũ Khắc Khoan / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1973 Số 233. – Tr. 1 – 12. – 12.
    17. Cuộc gặp gỡ / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1965. – Số 26. – Tr. 93 – 109. – 17.
    18. Tuần gác / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1964. – Số 18. – Tr. 15 – 16. – 2.
    19. Người gác cổng / Thanh Tâm Tuyền// Văn. – 1964. – Số 2. – Tr. 87 – 97. – 11.

    TÔ THÙY YÊN

    1. Trường Sa hành / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1970 Số 236
    2. Qua sông / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1971 Số 190..
    3. Tưởng tượng ta về nơi bản trạch : Quỉ xướng thi / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1972. – Số 207.
    4. Hề, ta trở lại gian nhà cỏ : Quỉ xướng thi / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1972. – Số 207.
    5. Chuyện tình người lỡ vậ n / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1971 Số 188.
    6. Đãng tử / Tô Thùy Yên// Văn. – 1971 Số 190. .
    7. Mòn gót chân sương nắng tháng năm / Tô Thùy Yên// Văn. – 1972. – Số 209.
    8. Anh hùng tậ n / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1971 Số 190. – Tr. 57 – 58. – 2.
    9. Nỗi kiên tâm / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1972. – Số 0. – Tr. 119 – 127. – 9.
    10. Bất tận nỗi đời hung hãn đó… / Tô Thùy Yên// Văn. – 1972. – Số 208. – .
    11. Chim bay biển Bắc / Tô Thùy Yên// Văn. – 1970 Số 208.
    12. Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai : Quỉ xướng thi / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1972 . – Số 207.
    13. Bài ca lý của người cuồng sĩ : Quỉ xướng thi / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1972. – Số 207.
    14. Ba trăm năm, lịch sử làm thinh : Quỉ xướng thi / Tô Thuỳ Yên// Văn. – 1972. – Số 207.
    15. Trời mưa đêm xa nhà / Tô – Thùy – Yên// Văn. – 1965. – Số 44.

    NGUYÊN SA

    1. ý thức và nghệ thuậ t / Nguyên Sa, Trần Bích Lan// Văn học. – 1965. – Số 42
    2. Cắt tóc ăn tết / Nguyên Sa// Văn học. – 1966. – Số 54.
    3. Viết về Duyên Anh / Nguyên Sa// Văn học. – 1972. – Số 149.
    4. Vết đạn / Nguyên Sa// Văn học. – 1964. – Số 30..
    5. Tạp chí văn chương năm nay / Nguyên Sa// Nghiên cứu văn học. – 1971. – Số 6. –
    6. Mười sáu Nguyễn Du / Nguyên Sa// Nghiên cứu văn học. – 1967. – Số 0.
    7. Descartes những ngày tuổi trẻ / Nguyên Sa// Văn học. – 1970. – Số 10.
    8. Descarcarles những ngày tuổi trẻ / Nguyên Sa// Nghiên cứu văn học. – 1967.
    9. Tình trạng tạp chí văn chương năm nay / Nguyên Sa// Nghiên cứu văn học..
    10. Đề tài và tác phẩm / Nguyên Sa// Văn học. – 1965 Số 38
    11. Tình trạng tạp chí văn chương năm nay / Nguyên Sa// Nghiên cứu văn học.- 1971 – Số 7.
    12. ý thức và nghệ thuậ t / Nguyên Sa, Trần Bích Lan// Văn học. – 1965. – Số 43
    13. Lời năn nỉ / Nguyên Sa// Tập san Văn. – 1966. – Số 49 + 50.
    14. Vết đạn / Nguyên Sa// Văn học. – 1964. – Số 29.
    15. Cơn mưa mùa hạ / Nguyên Sa// Văn học. – 1965. – Số 38.
    16. Lời dặn bản thân / Nguyên Sa// Tập san Văn. – 1966. – Số 52.
    17. Xin lỗi về những nhầm lẫn dĩ vãng / Nguyên Sa// Văn học. – 1967. – Số 79..
    18. Một đoạn thư gửi Vũ Hoàng Chương / Nguyên Sa// Văn học. – 1969. – Số 97..
    19. Vết sẹo / Nguyên Sa// Nghiên cứu văn học. – 1971. – Số 1. -
    20. Phần thưởng / Nguyên Sa// Văn học. – 1966. – Số 60.
    21. Kỷ niệm, ban đêm và cà – phê / Nguyên Sa// Văn học. – 1964. – Số 20..
    22. Hỏi thăm Saigon / Nguyên Sa// Văn học. – 1969. – Số 91.
    23. Đóng cửa / Nguyên Sa// Văn học. – 1966. – Số 53.
    24. Hỏa châu và huyền thoại / Nguyên Sa// Văn. – 1965. – Số 26..
    25. Chuyến khởi hành của Luân / Nguyên Sa// Văn. – 1965. – Số 26.
    26. Bao giờ / Nguyên Sa// Văn. – 1965. – Số 42.
    27. Dặn vợ sắp cưới / Nguyên Sa// Văn. – 1965. – Số 38.
    28. Định mệnh chân dài / Nguyên sa// Văn. – 1964. – Số 16..
    29. Tám phố Saigon / Nguyên Sa// Văn. – 1964. – Số 3. .
    30. Khái niệm thẩm mỹ học / Nguyên Sa// Văn. – 1964. – Số 16.

    Và 3 tác giả thuộc thế hệ chiến tranh là Luân Hóan, Mường Mán và Trần Hoài Thư.
    Cả ba đều mang bộ đồ lính. Luân Hoán phục vụ tại Sư đòan 2, bàn chân trái bị mìn phải cưa. Mường Mán thì Sư đoàn 1 BB tại Thừa Thiên. Và THT thì phục vụ tại một đơn vị thám kích sư đoàn 22 BB tại Bình Định. Để xem sức sáng tác của họ như thế nào:

    LUÂN HOÁN

    1. Tạ lỗi một người tình / Luân Hoán// Văn học. – 1972. – Số 46. – Tr. 76 – 78. – 3.
    2. Trên vuông chiếu đời ta / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 186. – Tr. 52 – 56. – 5.
    3. Thơ cú mọc như râu như tóc / Luân Hoán// Văn học. – 1970 Số 151. – Tr. 1 – 2. – 2.
    4. Thơ nhạc Việt Nam / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 74. – Tr. 86 – 86. – 1.
    5. Mùa xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1964 Số 1516. – Tr. 1 – 1. – 1.
    6. Mùa xuân mời em ngồi lại / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 178. – Tr. 102 – 103. – 2.
    7. Vỗ về / Luân Hoán// Văn học. – 1966. – Số 55. – Tr. 52 – 52. – 1.
    8. Ra phố / Luân Hoán// Văn học. – 1971. – Số 128. – Tr. 78. – 1.
    9. Trái tim hành quân ; Trên thềm tim ai / Hà Nguyên Thạch , Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 84.
    10. Lời xin / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 49. – Tr. 1 – 2. – 2.
    11. Lục bát trong trại nhập ngũ số 1 / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 78. – Tr. 31 – 32. – 2.
    12. Mừng có ba mươi tuổi / Luân Hoán// Văn học. – 1971. – Số 125. – Tr. 69 – 71. – 3.
    13. Khúc ca buồn / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 34. – Tr. 48 – 48. – 1.
    14. Ca dao tình yêu / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 51. – Tr. 88 – 89. – 2.
    15. Đoạn kết cho người tình / Luân Hoán// Văn học. – 1966. – Số 59. – Tr. 31. – 1.
    16. Trả lời thư xuân hậu phương / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 81. – Tr. 43 – 44. – 2.
    17. Đầu thai / Luân Hoán// Văn học. – 1964 Số 1516. – Tr. 1 – 1. – 1.
    18. Thi ca / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 22. – Tr. 1 – 2. – 2.
    19. Đầu tay mùa xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1966. – Số 53. – Tr. 33 – 34. – 2.
    20. Vết thương cho người thân yêu / Luân Hoán// Văn. – 1969 Số 133. – Tr. 59 – 64. – 6.
    21. Chúc mừng của người lên đường / Luân Hoán// Văn học. – 1945. – Số 47. – Tr. 1 – 2. – 2.
    22. Tháng bảy nhớ người / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 21. – Tr. 1 – 1. – 1.
    23. Thắp một ngọn hương cho bàn chân trái / Luân Hoán// Văn học. – 1969. – Số 91. – Tr. 88 – 91. – 4.
    24. Nội chiều / Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 82 – 83. – Tr. 1 – 1. – 1.
    25. Về nằm lại nơi mới cưới / Luân Hoán// Văn học. – 1972. – Số 157. – Tr. 52. – 1.
    26. Tâm sự cùng em trai / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 22. – Tr. 49 – 51. – 3.
    27. Thư tình trên rừng cao / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 38. – Tr. 1 – 1. – 1.
    28. Chiến tranh / Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 0. – Tr. 1 – 1. – 1.
    29. Rước mẹ đầu năm / Luân Hoán// Văn học. – 1971. – Số 120. – Tr. 123 – 124. – 2.
    30. Đầu quân / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 24. – Tr. 1 – 1. – 1.
    31. Gọi / Luân Hoán// Văn học. – 1973. – Số 172. – Tr. 111 – 112. – 2.
    32. Giọng buồn lang thang / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 35. – Tr. 75 – 75. – 1.
    33. Xin Huế một người tình / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 182. – Tr. 32 – 33. – 2.
    34. Tiệc mừng anh lên đường / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 78. – Tr. 1 – 1. – 1.
    35. Lễ vậ t giỗ Mẹ / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 38. – Tr. 1 – 2. – 2.
    36. Tỏ tình trong mùa xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 85 – 86. – Tr. 1 – 8. – 8.
    37. Từ lòng chiến trậ n / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 30. – Tr. 58 – 59. – 2.
    38. Choàng hoa cho quê hương / Luân Hoán// Văn học. – 1969. – Số 96. – Tr. 1 – 4. – 4.
    39. Đêm 30 trên đồi lâm lộc / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 80. – Tr. 43 – 44. – 2.
    40. Hạnh phúc bắt gặp / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 78. – Tr. 1 – 1. – 1.
    41. Luân Hoán Cao Thoại Châu và tình khúc cuối ở KBC 4100 / Luân Hoán, Cao Thoại Châu// Văn học. – 1967. – Số 79. – Tr. 97 – 101. – 5.
    42. Bình minh hạnh phúc / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 193. – Tr. 30 – 31. – 2.
    43. Lời đầu xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 31. – Tr. 6 – 6. – 1.
    44. Thân phậ n / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 33. – Tr. 37 – 37. – 1.
    45. Đối thủ / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 33. – Tr. 48 – 48. – 1.
    46. Chiếc quan tài cho Trần Mỹ Lộc / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 80. – Tr. 36 – 37. – 2.
    47. Đính hôn / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 45. – Tr. 46 – 47. – 2.
    48. Bậ c đàn anh / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 24. – Tr. 1 – 1. – 1.
    49. Gia đình tôi / Luân Hoán// Bách khoa. – 1963 Số 148. – Tr. 70 – 70. – 1.
    50. Mắt chiều / Luân hoán// Văn. – 1964. – Số 11. – Tr. 14 – 14. – 1.
    51. Cánh cửa lớn / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 190. – Tr. 52 – 53. – 2.
    52. Gốc cây núp đạn / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 192. – Tr. 59 – 59. – 1.
    53. Di cư trên sông / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 192. – Tr. 59 – 59. – 1.
    54. Chân cầu thanh xuân / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 192. – Tr. 59 – 59. – 1.
    55. Hoài Niệm / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 172. – Tr. 66 – 66. – 1.

    MƯỜNG MÁN:

    1. Thư từ cho Huế / Mường Mán// Văn. – 1968 Số 110. – Tr. 69 – 78. – 10.
    2. Đưa người về Đà Nẵng / Mường Mán// Văn. – 1972. – Số 208. – Tr. 119 – 121. – 3.
    3. Mùa thu đã gần kề / Mường Mán// Văn. – 1971 Số 187. – Tr. 15 – 32. – 18.
    4. Cát bụi ngàn khơi / Mường Mán// Văn. – 1972. – Số 210. – Tr. 43 – 54. – 12.
    5. Những chùm hoa vàng cho chị / Mường Mán// Văn. – 1968 Số 104. – Tr. 33 – 38. – 6.
    6. Khúc hát dưới núi / Mường Mán, Nguyễn Phan Thịnh// Văn. – 1981 Số 180. – Tr. 27 – 28. – 2.
    7. Dấu Thánh / Mường Mán// Văn. – 1970 Số 158. – Tr. 1 – 16. – 16.
    8. Mùa sẽ còn dài / Mường Mán// Văn. – 1970 Số 151. – Tr. 70 – 80. – 11.
    9. Lời dặn dò / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 130. – Tr. 40 – 40. – 1.
    10. Giữa đám đông / Mường Mán// Văn. – 1973 Số 225. – Tr. 82 – 88. – 7.
    11. Ngoài vườn sương / Mường Mán// Văn. – 1971 Số 172. – Tr. 23 – 34. – 12.
    12. Những sớm mai Việt Nam / Mường Mán// Văn. – 1966. – Số 64. – Tr. 109 – 110. – 2.
    13. Những bao cát mục / Mường Mán// Văn. – 1970 Số 148. – Tr. 29 – 41. – 13.
    14. Trong xác là tháng Chạp / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 121. – Tr. 36 – 38. – 3.
    15. Ai xuôi vạn lý / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 131. – Tr. 25 – 34. – 10.
    16. Về giữa mùa hè / Mường Mán// Văn. – 1970 Số 164. – Tr. 49 – 62. – 14.
    17. Dấu chim cát lấp / Mường Mán// Văn. – 1967. – Số 82. – Tr. 50 – 50. – 1.
    18. Tình khúc vụn / Mường Mán// Văn. – 1967. – Số 82. – Tr. 50 – 50. – 1.
    19. Mùa trái chín / Mường Mán// Văn. – 1972. – Số 208. – Tr. 121. – 1.
    20. Về bên cổ thành / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 143. – Tr. 48 – 48. – 1.
    21. Khoảng cách mỗi người / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 130. – Tr. 45 – 54. – 10.
    22. Thềm gió / Mường Mán// Văn. – 1970 Số 149. – Tr. 69 – 79. – 11.
    23. Ngợi ca tháng chạp / Mường Mán// Văn. – 1972. – Số 0. – Tr. 127 – 128. – 2.
    24. Hình sương bóng khói / Mường Mán// Văn. – 1971 Số 181. – Tr. 39 – 53. – 15.
    25. Vĩnh biệt mày, bợm nhậ u / Mường Mán// Văn. – 1971 Số 185. – Tr. 49 – 58. – 10.
    26. Những mùa trăng ca múa / Mường Mán, Huỳnh Phan Anh// Văn. – 1972 Số 197. – .
    27. Bài đồng dao cuả bé / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 138. – Tr. 43 – 44. – 2.
    28. Ngã ba / Mường Mán// Văn. – 1970 Số 151. – Tr. 34 – 45. – 12.
    29. Trăng mậ t / Mường Mán// Văn. – 1966 Số 135. – Tr. 62 – 62. – 1.
    30. Cô bé tên Tiên / Mường Mán// Văn. – 1971 Số 176. – Tr. 11 – 21. – 11.
    31. Những chỗ ngồi bỏ trống / Mường Mán// Văn. – 1968 Số 105. – Tr. 89 – 95. – 7.
    32. Chuyện miền ruộng / Mường Mán// Văn. – 1968 Số 104. – Tr. 37 – 43. – 7.
    33. Quê hương sau cùng / Mường Mán// Văn. – 1966. – Số 64. – Tr. 109 – 110. – 2.
    34. Một chút mưa thơm / Mường Mán// Văn. – 1971 Số 174. – Tr. 60 – 60. – 1.
    35. Đôi mắt lên mười / Mường Mán// Văn. – 1969 Số 125. – Tr. 15 – 21. – 7.
    36. Triển lãm / Mường Mán// Văn. – 1966. – Số 60. – Tr. 126 – 126. – 1.
    37. Mùa hạ mán / Thơ mường mán// Văn. – 1966. – Số 56. – Tr. 109 – 109. – 1.
    38. Vườn cây / Mường Mán// Bách khoa. – 1968 Số 284. – Tr. 48 – 55. – 8.

    TRẦN HOÀI THƯ

    1. Lệ mềm / Trần Hoài Thư// Văn. – 1971 Số 188. – Tr. 71 – 80. – 10.
    2. Mùa xuân ly biệt / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1970 Số 151. – Tr. 85 – 94. – 10.
    3. Ga đêm quạnh quẽ / Trần Hoài Thư// Văn. – 1971 Số 176. – Tr. 23 – 34. – 12.
    4. Quán đợi hoàng hôn / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1971. – Số 127. – Tr. 99 – 107. – 9.
    5. Con đường / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1974. – Số 189. – Tr. 54 – 69. – 16.
    6. Nước mắt cho kẻ trở về / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1971. – Số 129. – Tr. 72 – 79. – 8.
    7. Lời xin / Trần Hoài Thư// Văn. – 1967. – Số 92. – Tr. 101 – 101. – 1.
    8. Mùa sứ / Trần Hoài Thư// Văn. – 1972. – Số 207. – Tr. 65 – 83. – 19.
    9. Về thành / Trần Hoài Thư// Văn. – 1971 Số 187. – Tr. 5 – 13. – 9.
    10. Trời mưa nhớ Huế / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1974. – Số 182. – Tr. 36 – 49. – 14.
    11. Khu chiến / Trần Hoài Thư// Văn. – 1971 Số 181. – Tr. 65 – 76. – 12.
    12. Thư về miền Trung đau khổ / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1945. – Số 47. – Tr. 50 – 51. – 2.
    13. Thơ về Huế / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1969. – Số 94. – Tr. 98 – 100. – 3.
    14. Một ngày trở lại thành phố / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1971. – Số 119. – Tr. 60 – 71. – 12.
    15. Một loài chim thiên di / Trần Hoài Thư// Văn. – 1973 Số 219. – Tr. 64 – 70. – 7.
    16. Mùa xuân trên cao / Trần Hoài Thư// Văn. – 1972 Số 196. – Tr. 8 – 14. – 7.
    17. Câu chuyện một mùa xuân / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1968. – Số 85 – 86. – Tr. 195 – 200. – 6.
    18. Biển Đen : Tâm sự một thanh niên / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1968. – Số 82 – 83. -
    19. Nhật ký hành quân / Trần Hoài Thư// Văn. – 1968. – Số 102. – Tr. 79 – 86. – 8.
    20. Mắt đêm / Trần Hoài Thư// Văn. – 1969 Số 121. – Tr. 39 – 50. – 12.
    21. Sao chổi ( tiếp NCVH 8 ) / Trần Hoài Thư// Nghiên cứu văn học. – 1971. – Số 9. – Tr. 79 – 98. – 20.
    22. Những cơn mơ cuối năm / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1974. – Số 197. – Tr. 78 – 90. – 13.
    23. Cõi sa mạc / Trần Hoài Thư// Văn. – 1968 Số 104. – Tr. 49 – 61. – 13.
    24. Vườn thánh / Trần Hoài Thư// Văn. – 1969 Số 127. – Tr. 53 – 58. – 6.
    25. Trường hợp một người / Trần Hoài Thư// Văn. – 1969 Số 140. – Tr. 49 – 57. – 9.
    26. Một lần trở lại / Trần Hoài Thư// Văn. – 1973 Số 192. – Tr. 54 – 61. – 8.
    27. Những Cánh chim tuyệt vời / Trần Hoài Thư// Văn. – 1971 Số 172. – Tr. 47 – 54. – 8.
    28. Khung cửa sổ bên giòng dông hương / Trần Hoài Thư// Văn. – 1970 Số 151. – Tr. 87 – 93. – 7.
    29. Sao chổi / Trần Hoài Thư// Nghiên cứu văn học. – 1971. – Số 8. – Tr. 104 – 112. – 9.
    30. Trên đỉnh trời mù / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1971. – Số 125. – Tr. 21 – 28. – 8.
    31. Nói chuyện với tác giả “Như cánh chim bay” / Trần Hoài Thư// Văn. – 1966 Số 135. -
    32. Bệnh xá cuối năm / Trần Hoài Thư, Mai Thảo// Văn. – 1972 Số 197. – Tr. 9 – 16. – 8.
    33. Một vùng sương khói / Trần Hoài Thư// Văn. – 1969 Số 132. – Tr. 15 – 20. – 6.
    34. Thư gởi Năm Râu / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1973. – Số 164. – Tr. 38 – 45. – 20.
    35. Gọi người xa vắng / Trần Hoài Thư// Văn. – 1970 Số 151. – Tr. 84 – 93. – 10.
    36. Cuối bờ xa cách / Trần Hoài Thư// Văn học. – 1974. – Số 193. – Tr. 62 – 71. – 10.
    37. Chuyến phà đầu xuân / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1967 Số 245. – Tr. 68 – 68. – 1.
    38. Những giọt nước mắt của bé danh / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1967 Số 254. – Tr. 76 – 76. – 1.
    39. Cơn giông / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 288. – Tr. 45 – 49. – 5.
    40. Màu xanh lá hẹ / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1967 Số 250. – Tr. 79 – 79. – 1.
    41. Tháp cổ / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 273. – Tr. 79 – 79. – 1.
    42. Mai em có về / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 277. – Tr. 75 – 75. – 1.
    43. Một vi sao lạ / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 265. – Tr. 116 – 116. – 1.
    44. Về trời / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 276. – Tr. 58 – 58. – 1.
    45. Trưa địa ngục / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 276. – Tr. 55 – 58. – 4.
    46. Tháng giêng / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 272. – Tr. 47 – 47. – 1.
    47. Những người ở lại / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 281. – Tr. 59 – 62. – 4.
    48. Tháng bảy mưa nguồn / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1968 Số 282. – Tr. 55 – 55. – 1.
    49. Ngày đầu làm lính / Trần Hoài Thư// Bách khoa. – 1967 Số 260. – Tr. 77 – 77. – 1.

    Thống kê trên đã chứng minh về sự đóng góp rất lớn lao của những người viết trẻ mà đại đa số đều sống và viết ngoài vòng đai saigon. Họ đã viết trong hoàn cảnh và điều kiện như thế này. Vậy mà sức sáng tác của họ quả thật kinh khủng !

    “…Vâng, hãy cho tôi trở về cùng những ngày tháng cũ. Chiếc bè đã đưa tôi vào dòng văn chương không phải đẹp và dịu dàng như một giấc mơ. Mà trái lại, văn chương bấy giờ là văn chương của lửa, lệ, và những gào thét, tra vấn, tử sinh. Văn chương bấy giờ là những ngày đêm trong lòng hỏa ngục, là những vết thương toé máu đớn đau, là tiếng kêu trầm thống của một thế hệ mà, nói theo ý Tolstoi, chỉ những ông già bụng phệ ký giấy tuyên chiến, còn phần chết thì dành cho bọn thanh niên. Nó là văn chương mà yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, chứ không phải từ cửa miệng đầu môi của những lãnh tụ, đồ tể chiến tranh, hay từ những môi miệng tuyên truyền tâm lý chiến. Đó là văn chương đích thật, bởi vì từng hơi thở, từng giọt lệ, từng cay đắng, thù hận, từng nỗi buồn rầu già trước tuổi đã cấy đã hằn theo từng chữ. Chúng tôi tự hào đã nói tất cả những gì chúng tôi muốn nói, muốn nghĩ, muốn tra vấn. Chúng tôi đã tạo nên những trận sấm sét phá sập nền văn chương tháp ngà. Chất liệu văn chương của chúng tôi không phải là từ đơn đặt hàng của chế độ, hay những món hàng làm dáng du nhập từ ngoại quốc mà là sự thật bằng trái phá, bằng mồ mả oan khiên, bằng những người như chúng tôi bị nướng thiêu trong lò lửa chiến tranh…” (**)

    Hay :

    “Tôi đang nằm viết trong đêm. Nơi Xóm Cạnh Đền. Hỏa châu thoi thóp từ một đồn bót nào trong lãnh thổ Kiên Long [Kiến Phong.] Con rồng lửa đang phun những cầu vồng đạn lửa đỏ từ trên trời xuống một trận địa. Một đơn vị bạn nào đang chạm địch đâu đây? Nhìn qua mùng dưới ánh đèn bấm chập chờn. Muỗi từng đàn đậu đen như thóc và bay liệng lao xao… “

    Người viết thư này là nhà văn Song Linh, từng có bài đăng trên Sáng Tạo. Đọan này được trích từ một bài đăng trên KH số 42, 1970. Sau đó,tác giả tử trận ngày 24.1.1970. (***)

    Như vậy, lọai văn chương được viết trên ban lô, trên thùng đạn pháo binh, trên bao cát phòng thủ, dưới hầm ẩn trú, là lọai văn học gì ? Có phải là văn học đô thị?***
    (1) Mai Thảo – Saigon thủ đô văn hóa VN . Sáng Tao số 1 tháng 10-1956
    (2)Cô Phương Thảo: Tình hình văn nghệ trong năm 1960, Bách Khoa số 97 15/1/1961)
    (3) Mai Thảo: Con đường trở thành và tiến tới của nghệ thuật hôm nay, Sáng Tạo số 6 (bộ mới) tháng 12 -1960 & tháng 1-1961
    (có thể đọc bản chụp gốc trên Blog:
    Code:
    http://tranhoaithux.wordpress,com
    trong category: Sang tao)

    (4) Bộ thơ miền Nam trong thời chiến gồm 5 tập do Thư Ấn Quán xb vào năm 2009, tổng cọng khỏang 400 nhà thơ.
    (*) Trong tạp bút “Âm Bản” đăng trên tạp chí Khởi Hành, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền thú nhận: “Đã lâu lắm tôi không làm thơ. Có đến mười năm. Tập thơ cuối cùng đã làm hồi 59-60…” (tạp chí Khởi Hành số 51, năm 1970).

    (**) Trần Hoài Thư – Đại đội cũ & Trang sách cũ, Thư Ấn Quán xuất bản 2009
    (***) Viên Linh: Tuổi Trẻ Trong Thơ Văn Miền Nam Những Năm ’69, ’70, nguồn: Internet.
    http://tranhoaithux.wordpress.com/

  5. #5
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    black raccoon viết:

    Thuật ngữ “nông thôn bao vây thành thị”, 農村包圍城市, du nhập từ sách về chiến tranh du kích của Mao Trạch Đông. Nó cùng với một loạt chủ trương khẩu hiệu khác cũng được VC đem vào VN trong khi họ thi hành cách mạng vô sản và giải phóng theo Maoist. Như: cải cách điền địa, đấu tố địa chủ, tòa án nhân dân, trí thức tiểu tư sản, đế quốc xâm lươc, ngụy quân ngụy quyền …

    VC thủ đắc lý luận và hành động theo Tàu nhưng họ quên một chi tiết rất quan trọng nơi người Tàu: thủ đoạn lật ngược. Qua sông phá cầu, quá giang đoạn kiều.

    Đó là lý do tại sao VN hiện nay biên giới với TQ bị bỏ ngõ, rừng đầu nguồn bị Tàu “khống chế”, núi rừng Tây Nguyên bị đội binh công nhân TQ đào xới, Cửu Long cạn dòng, biển Đông dậy sóng v.v… Cha đẻ ra 農村包圍城市 ntbvtt, hơn ai hết nó hiểu giá trị của thế hiểm trở địa hình nước Nam!

    農村包圍城市, nông thôn bao vi thành thị
    Code:
    http://baike.baidu.com/subview/139489/11113829.htm
    Phan Đức viết:

    Người CS.rất lọc lõi về trò chơi chữ nghĩa trong chính trị và có ý đồ phân biệt hay kỳ thị để xử lý theo kiểu “chuyên chính vô sản”,dù chủ nghĩa CS.hứa hẹn một xã hội công bằng,vô giai cấp; song trong thực tế họ còn chia ra nhiều thành phần công dân phức tạp hơn cả giai cấp (tư sản,tiểu tư sản và vô sản).

    Do đó muốn khỏi bị lừa bịp bởi trò chơi chữ nghĩa này,người ta phải xét cặp phạm trù danh- thực có làm thành một thể thống nhất hay không hay là nói một đàng làm một ngả hoặc “trống đánh xuôi,kèn thổi ngược” của chế độ CS.!

    Phải công nhận là người CS. lợi dụng tâm lý học để tuyên truyền một cách tinh vi, thậm chí đầy thủ đoạn. Nói rõ hơn là tuyên truyền bằng cách gây ác cảm hay thiện cảm, tùy theo đối tượng mà họ muốn trừ khử hay vận động (trí thức vận, tôn giáo vận, ngoại vận v.v.). Chỉ cần chụp mũ lên đầu bất cứ ai hay tổ chức nào chống lại họ một loạt khuôn mẫu từ ngữ “tiền chế” như phản động, Việt gian, ngụy quyền, ngụy quân, bán nước, bù nhìn, tay sai v.v.là họ đã có thể lừa được những người ngây thơ, cả tin và thiếu hiểu biết về ý đồ chính trị của CS.khiến người ta dám hy sinh thân mình và cả thân nhân, đồng bào mình (chôn sống trong Tết Mậu Thân) để… lập công cho “cách mạng”!

    Trái lại,VNCH.tuyên truyền thường “hiền lành” hơn. Chỉ miả mai hay châm biếm nhẹ nhàng về hình hài, thể chất bên ngoài (đại loại như 5 tên VC. đu cành đu đủ không gãy chẳng hạn). Cách tuyên truyền đó không tác dụng mạnh mẽ gì vào tâm trí con người như tuyên truyền của cộng sản bằng thủ đoạn tấn công vào nhân cách, vào tính cách chính trị của đối phương(bù nhìn, tay sai Mỹ ngụy v.v.) nhằm hạ thấp, nhục mạ…cho mục đích tối hậu
    là tận diệt kẻ thù (cứu cánh biện minh cho phương tiện)!

    nguyễn tà cúc viết:

    Tôi xin cảm ơn ông/bà black raccoon không những đã bỏ thì giờ đọc mà còn lại nêu lên vấn đề hết sức quan trọng ấy rồi cập nhật hóa nó với hiểm họa bây giờ. Người cộng sản Việt Nam rập khuôn khi thì Trung cộng khi thì Nga xô, nhưng luôn luôn phá hủy nhân tâm và phân ly thành thị với thôn quê bằng bạo lực.

    Chính sách bao vây thành thị, như black raccoon đã đề cập đến, được Lê Duẫn phân tích rất kỹ trong cuộc tiến chiếm Miền Nam:

    “Ở Miền Nam Việt nam, vùng nông thôn rộng lớn với nền kinh tế tự nhiên không lệ thuộc vào đô thị[...]Vì thế khi cách mạng chín muồi, nông thôn là nơi yếu nhất, là nơi mà ngụy quyền lung lay và khủng hoảng sớm nhất, do đó nhân dân có khả năng tiến hành khởi nghĩa từng phần, phá bỏ từng mảng hệ thống cai trị của địch[...]Từ đó đến nay, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị là hình thức bạo lực cơ bản của của cách mạng miền Nam…”
    (Lê Duẫn, “Cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng cách mạng tháng mười”, Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam- Tác phẩm chọn lọc Tập 1, trang 696-697, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976)

    Thế cho nên, khi những trí thức Miền Nam như Lý Chánh Trung hay nhóm nhà văn như Trình Bầy cổ võ cho một Miền Nam hòa bình thì họ không hiểu rằng người cộng sản sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết cuộc chiến. Chỉ trước đoạn dẫn trên có 2 trang, Lê Duẫn đã lập lại một cách cả quyết:

    “nhân dân Miền Nam không có con đường nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng …”(trang 694, sđd).

    Bởi thế, tôi rất mừng khi nhà văn Nhật Tiến và nhà thơ Viên Linh nhận trả lời phỏng vấn vì dù sao chăng nữa, vì không xuất thân từ Văn học Miền Nam, tôi không có tư cách để phát biểu như các anh ấy. Sau nữa, nay thì chúng ta có thể đã biết rằng người cộng sản –tôi đang nói tới người cộng sản, tôi không nói tới các thế hệ người Việt sinh trưởng và được giáo dục trong chế độ này– đã có chủ ý viết lịch sử và văn sử theo ý họ. Nhưng họ sẽ rất khó thể thực hiện được toan tính ấy ngày nào những nhà văn thuộc Văn học Miền Nam còn sống và còn tiếp tục lên tiếng như các nhân chứng.
    damau online

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-08-2014, 03:12 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-13-2014, 12:23 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-25-2014, 03:54 PM
  4. Sao biển "khủng" có tới 12 cánh
    By giahamdzui in forum Animals
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-26-2013, 01:48 PM
  5. Loài cá có "cánh bướm", "chân cua"
    By giahamdzui in forum Animals
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-01-2013, 03:55 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •