Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Có hai loại người:những người có thể sung sướng được mà không sung sướng, và những kẻ tìm hạnh phúc mãi mà không thấy.
Danh ngôn Ả Rập
Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123
Results 21 to 27 of 27

Chủ Đề: Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác

    .

    Nhà Giáo
    Một Thời Nhếch Nhác
    Nhật Tiến






    LỜI NÓI ĐẦU

    Trước khi mời độc giả khởi sự đọc cuốn sách này, tôi xin có một vài lời muốn bầy tỏ.

    Cứ theo lẽ thông thường, thì khi bước qua tuổi 70 để chuẩn bị đi vào cõi 80, con người ta dẫu có khỏe mạnh cách nào thì năng lực hoạt động cũng bị sút giảm đi rất nhiều, nhất lại là công việc của một người sáng tác.

    Cũng thuộc lớp tuổi nói trên, về phần tôi trong mấy năm trở lại đây (năm nay là 2011), tôi đã tự cho phép mình ngưng việc viết lách. Bởi viết thêm nữa làm gì, khi mà điều mình muốn viết, muốn nói thì cũng đã có nhiều cây viết ở cả trong lẫn ngoài nước viết ra, nói ra rồi, mà có khi những bài viết ấy lại còn chuyên chở đầy đủ hơn những điều mình suy nghĩ.

    Thế thì một cách đương nhiên, từ vị trí người của viết, tôi đã chuyển sang vị trí người đọc. Tôi đã đọc chăm chỉ, đọc miệt mài những gì tôi thích hay cần đọc, với một lòng biết ơn các tác giả, những người đã cho tôi được thưởng ngoạn các công trình tim óc của họ.

    Tôi vẫn nghĩ, con người ta khi ở vào giai đoạn cuối của cuộc đời mà đầu óc còn minh mẫn để còn có thể đọc được, rồi lại còn đủ cả nhiệt tâm để thấy tâm tình trỗi dậy, biết cảm thông và chia sẻ với những điều mà tác giả đã phơi bầy trên trang giấy, như thế thì cũng đã là đầy đủ, không còn gì phải tiếc nuối.
    Chính từ những ý nghĩ đó mà gần đây, tôi không còn có dự tính làm thêm điều gì trong lãnh vực văn chương chữ nghĩa của mình nữa.
    ***
    Nhưng nào tôi có ngờ đâu rằng trong nếp sống nhàn nhã với thứ tâm trạng bình an ấy, thỉnh thoảng tôi lại cứ thấy trỗi lên trong lòng mình một nỗi niềm thao thức.

    Sự thao thức không bắt nguồn từ thói quen viết lách qua nhiều chục năm để bây giờ nó giục giã khiến cho mình không được phép nghỉ ngơi.

    Mà cũng không phải vì tôi được nghe bạn bè thân quen thỉnh thoảng vẫn khuyến khích việc sáng tác, riết rồi tôi lại tự hối thúc mình tiếp tục làm việc .

    Và nhất là, càng không phải chuyện cứ thấy người khác vẫn thay nhau tiếp tục cho in tác phẩm mới, thì mình đâm ra cũng háo hức muốn đua theo.

    Tất cả những nguyên do kể trên đều không giúp tôi giải tỏa được nỗi băn khoăn lâu lâu cứ trỗi dậy, dằn vặt tâm trí của mình.

    Sau cùng, kỳ lạ thay, tôi bỗng phát hiện ra rằng nỗi niềm thao thức kể trên lại xuất phát từ một lãnh vực khác, cái lãnh vực mà tôi đã không còn dính líu gì tới trong nhiều năm qua.

    Đó là nghề gõ đầu trẻ, cái nghề chỉ chuyên gắn bó với phấn trắng, bảng đen và những đám học trò mà tâm hồn còn trong veo của lứa tuổi đang vô tư trước ngưỡng cửa vào đời.

    Rồi những ai đã từng đi dạy học thì không thể không biết tới thế nào là lương tâm và tinh thần trách nhiệm của một nhà giáo ! Vậy thì đích thị những thứ hành trang của nhà giáo mà tôi đã gác bỏ từ bao nhiêu năm qua, nay đã bất ngờ trở lại để dằn vặt tâm hồn tôi trong nhiều đêm dài mất ngủ.

    Đúng vậy, trước khi được gọi là nhà văn thì tôi đã là một nhà giáo. Trong suốt cuộc đời dạy học, tôi đã trải qua nhiều ngôi trường, ở tại nhiều địa phương và giảng dạy cho nhiều thế hệ học trò. Rồi khi ngành giáo dục mà tôi theo đuổi, do vận nước mà bị nổi trôi theo thời cuộc thì tôi cũng vẫn còn đeo đẳng để rồi lại cũng nổi trôi theo. Đó là thời kỳ đất nước lâm vào cảnh tan hoang sau khi người CS thành công trong việc lấn chiếm miền Nam và có cơ hội ùa vào Sài Gòn như những kẻ chiến thắng.

    Khi thời thế thay đổi, nhất lại là sự thay đổi từ ý thức hệ này qua ý thức hệ khác thì hầu như mọi vốn liếng tinh thần của nhà giáo, tưởng sẽ tồn tại lâu dài với những chuẩn mực vốn đã trở thành truyền thống lâu đời, thì nay đã hoàn toàn bị đảo lộn, bị tróc gốc, đến độ như tôi đã có cảm giác rằng mình đang kiêm nhiệm cùng một lúc cả hai vai trò : vừa là thầy giảng dạy, vừa là tên học trò cứ bị nhà trường uốn nắn thường xuyên từ tác phong, cử chỉ cho đến lời ăn tiếng nói.

    Nói cho đúng ra, trong suốt cả một đời người, dù bôn ba, bận bịu cách nào thì ai cũng vẫn có cơ hội để học. Cho nên trong những ngày sau 30-4-1975, tôi sẽ không oán thán gì về cái sự đã làm thầy giáo rồi mà vẫn cứ bị đè cổ ra để bắt học tiếp. Miễn là việc học ấy không bắt tôi phải chối bỏ chính mình, và nó thực sự đem lại cho tôi những kiến thức tốt đẹp để tôi có thể truyền đạt lại cho học sinh trong vai trò của một nhà giáo.

    Nhưng trải gần 4 năm trầy trợt dưới một mái nhà trường XHCN, tôi phát giác ra rằng ở đấy người ta không cho phép các thầy cô được làm trọn vẹn trách nhiệm của một nhà giáo đúng nghĩa. Bởi vì, một nhà giáo đúng nghĩa thì không dối trá với học trò ngay trên bục giảng hay ngay trong bài giảng của mình. Nhà giáo cũng không thể tiếp tay với nhà trường để xô đẩy học sinh vào những vùng trời mê muội : lôi kéo, dụ dỗ, nhồi nhét vào đầu óc non nớt của chúng những thứ không nhằm phục vụ cho tương lai của chúng cũng như của đất nước mà chỉ cho những ý đồ đen tối của một guồng máy cai trị phi nhân bản.

    Nói một cách cụ thể, nếu coi tâm hồn của những trẻ thơ như là một tờ giấy trắng, thì cũng đã có một số người trong đám nhà giáo chúng tôi sau 30 tháng 4-1975, cũng đã từng bôi đen lên những tờ giấy đó bằng thái độ ươn hèn, câm nín, a dua, bợ đỡ của mình.

    Riêng trường hợp của tôi, cái giai đoạn hãi hùng phải kinh qua nhiều nỗi chuân chuyên ấy tuy chỉ kéo dài khoảng bốn năm, nhưng thật sự đã để lại trong tôi quá nhiều ấn tượng.

    Đến nỗi trong nhiều năm sau này, đã có nhiều đêm choàng tỉnh dậy, tôi thảng thốt thấy như mình vẫn còn đang dẫn dắt một đám học trò lếch thếch đi khuân từng bó trúc mua ở các hợp tác xã đem về trường để cả thầy lẫn trò đều miệt mài biểu diễn việc sản xuất mành mành trúc trong những giờ học chính thức, được gọi là giờ lao động sản xuất.

    Và cũng có nhiều hôm tôi choàng tỉnh sau một cơn mơ thấy mình đang ngồi chen chúc với các đồng nghiệp khác trong một hội trường chật chội, nóng bức vào mùa hè để nghe những lời giáo huấn của thuyết trình viên mà chúng tôi đều biết rằng ngay cả chính anh ta cũng đang nghĩ là mình đang nói dối. Người nói, người nghe cùng có khả năng nhận biết đó là những màn kịch giả trá, nhưng chẳng ai dám nói ra. Nói sao được khi toàn thể đời sống đã bị bao vây bằng đủ mọi hình thức, ở khắp mọi nơi, lúc nào cũng có cảm giác như đang bị rình rập, dòm ngó, nghi ngờ, và cứ sểnh ra là sẽ bị báo cáo, lên Phường, lên Quận, lên Ban Giám Hiệu nhà trường để nhẹ thì bị khiển trách, bị kỷ luật, nặng hơn dám có thể đi tù.

    Cùng trải nghiệm như thế, chắc cũng có nhiều giáo chức đã một thời cùng với tôi lui tới, sinh hoạt dưới những mái nhà trường XHCN ngay sau khi miền Nam đổi chủ. Tôi hy vọng sẽ có nhiều vị còn lưu giữ được những kỷ niệm, còn ghi gói được những kinh nghiệm sống, và còn thấy xót xa cho thân phận của nhiều nhà giáo trong quãng thời gian ấy, để rồi sẽ đưa tất cả vào tác phẩm hồi ký của mình.

    Nhưng cho đến nay, số người viết về những điều ấy xét ra không nhiều. Hầu hết nếu có thì cũng chỉ là những bài viết ngắn, được thu gọn trong một vài vụ việc đáng ghi nhớ mà tác giả viết ra để đóng góp cho một tờ báo vào một dịp đặc biệt nào đó trong năm.

    Như thế, chúng ta chưa có một cuốn hồi ký nào của một nhà giáo viết về sinh hoạt của Thầy trò sau tháng 4-1975, dưới mái nhà trường XHCN .

    Mà có thực sự cần thiết để viết lại những điều như thế hay không ?

    Theo tôi nghĩ thì rất cần.

    Bởi nó là cội nguồn của những sự tróc gốc đạo đức sẽ diễn ra trong xã hội VN trong nhiều năm sau đó. Khi nền tảng của chính sách giáo dục dựa trên những điều giả trá, những mưu toan ngoài giáo dục lại được điều hành bởi những đầu óc thiển cận, hẹp hòi, đầy tự kiêu, tự mãn thì thành quả của giáo dục nó sẽ ra sao, ai cũng có thể thấy trước. Thấy mà chẳng ai dám nói ra, có khi còn góp phần phụ họa làm cho bộ mặt giáo dục ấy ngày càng thêm thảm hại mà chứng cớ cụ thể là sự tuột dốc về đạo đức xã hội ngày nay đã hiện ra rõ rành rành. Bởi vì nó đã trổ hoa, kết trái, và tiết ra nhiều độc tố hơn là hương thơm sau nhiều chục năm được vun trồng.

    Bởi chính nó, tức cái thành quả giáo dục ấy, đã tạo nên tình trạng đạo lý suy đồi ở cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội ngày nay. Nó cũng đã thể hiện chính xác câu nói của Lénine về “ quan hệ giữa người với người là chó sói”. Các trang tin tức quốc nội bây giờ đã đăng lên không thiếu gì những câu chuyện khó tin mà có thật với nhan nhản những con người không còn mang tính người. Mấy chữ “mác-kê-nô” tức “mặc kệ nó” nghe tưởng vô thưởng vô phạt nhưng đã hàm chứa một triết lý sống cực kỳ tồi tệ và bi đát của một xã hội vô cảm mà hàng ngàn năm qua ta chưa bao giờ thấy hiện diện trên đất nước.

    Và cũng bởi chính nó mà những điều kiện an toàn của xã hội đã bị đảo lộn, như luật pháp không còn nghiêm minh, tiền bạc mua được công lý, chức quyền có thể đổi trắng thay đen, tiếng kêu của dân oan từ nhiều năm qua vẫn còn vang lên từ khắp mọi miền đất nước ..v..v…

    Nói tóm lại, cái thành quả giáo dục trong hơn nửa thế kỷ qua dưới mái nhà trường XHCN cộng với sự tiếp tay của rất nhiều thế hệ những ngòi bút vô lương tâm, chỉ biết tô son điểm phấn cho những sai lầm to tát của chế độ nên đã đem lại cho đất nước triền miên những mùa hoa trái ung thối, nhiễm độc, kể từ khi có những vụ Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm…và cho đến tận ngày nay vẫn còn xẩy ra những chuyện lạ lùng như bầy tỏ lòng yêu nước thì bị cấm đoán, triệt hạ, những người yêu nước thì lại bị bắt giữ, cầm tù.

    Thành quả giáo dục đen tối như thế, chất chứa những nguyên nhân còn gây tác họa lâu dài như thế, vậy tại sao không ghi gói lại để các thế hệ sau tìm đến như tìm những vết xe đổ cần tránh xa, để không lập lại ?
    Vì những lý do đó, và mặc dù có thể khả năng viết lách nay không còn được như xưa, nhưng tôi cũng cố gắng trong cái sức của mình để viết lên những trang sách này.

    Tôi gọi đây là hồi ký của “một nhà giáo”, hiểu theo nghĩa chung chung là của một người đã từng cầm phấn và đứng trước bảng đen. Đấy không phải hoàn toàn là những kinh nghiệm riêng tư của một mình tôi. Bởi nếu chỉ viết riêng có chuyện mình thì bức tranh toàn cục có thể sẽ thiếu sót nhiều mặt, nhiều chi tiết. Chi bằng đặt dưới danh nghĩa “một nhà giáo”, tác phẩm sẽ gom góp được kinh nghiệm sống của nhiều người hơn và việc thể hiện trên trang giấy cũng dễ dàng hơn.

    Tuy nhiên, dù có cố gắng cách nào thì thành quả nếu có cũng sẽ chỉ là nhỏ nhoi trong muôn một.

    Ước vọng của người viết là mong mỏi rồi ra còn có nhiều đồng nghiệp đã từng kinh qua những khoảng thời gian đó, sẽ ngồi viết lại những trang sách cùng loại, để bức tranh khắc họa về ngành Giáo Dục VN sẽ mang một nội dung phong phú hơn, những sai lầm gây tổn hại lớn lao cho đất nước do những đầu óc thiển cận hẹp hòi trong quá khứ sẽ được nói lên rõ ràng hơn, và những thông điệp gửi gấm lại cho thế hệ đi sau sẽ mang được nhiều tâm huyết hơn.

    Được như vậy hẳn chúng ta sẽ vô cùng hoan hỉ vì đã cùng nhau hoàn tất trách nhiệm cuối cùng của những nhà giáo trước khi buông xuôi hai tay về chốn vĩnh hằng.
    Nhật Tiến
    California, khởi viết tháng 11-2011,
    hoàn tất tháng 2-2012

    .

  2. #21
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    17
    Quằn quại thân giun

    Khi thành phố Sài Gòn vang lên những câu hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” thì trên cả nước, nhất là ở miền Bắc đã có kẻ ôm mặt khóc ròng trong khi nhiều người khác lại mang niềm vui chất ngất.

    Có ai đã từng ngồi xuống để phân tích những niềm vui, nỗi buồn hay tiếng khóc của con người vào thời điểm ấy không?

    Đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã chấm dứt, miền Nam đã được giải phóng rồi thì tại sao không cười vui mà lại khóc ? Phải chăng nhiều người đã khóc vì trong cuộc sống vô vọng với muôn ngàn khổ đau, người ta đã hướng về miền Nam như một sự kỳ vọng vào tia sáng cuối cùng thì nay hỡi ơi miền Nam đã sụp đổ?

    Còn những người vui có niềm vui chất ngất, có thật là họ đã nghĩ rằng kể từ nay, dân chúng miền Nam sẽ lại chung vai với mình cùng đi dưới bóng cờ vẻ vang của Đảng CS Việt Nam quang vinh, để tiến mạnh tiến mau tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội? Hay người ta vui chất ngất là vì cái gánh nặng “Hạt lúa cắn đôi cho chủ trương chiếu cố miền Nam” vốn đè lên số phận thảm thương của họ qua đời sống tối tăm, rị mọ mà họ đã từng ê chề phải chịu đựng từ mấy chục năm qua, nay đã hoàn toàn được rũ bỏ ?

    Cứ ngồi tỉ mẩn với những câu hỏi như thế, cho dù là có người khóc hay người cười sau khi miền Nam được giải phóng, thì tôi đã cảm thấy một thực trạng chua xót lộ ra ở đằng sau tâm tư của biết bao con người vốn đã còng lưng khốn khổ vì sự hà khắc của chế độ. Khóc hay cười thì cũng chỉ vì cái chế độ đó mà thôi !

    Tuy nhiên, nếu sự suy nghĩ của tôi là chủ quan, hạn hẹp thì có còn những lý do nào khác nữa không, trong các nụ cười, tiếng khóc sau khi miền Nam được giải phóng ?

    Tôi hy vọng sẽ có nhiều nhà viết sử quan tâm đến chuyện này để đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc kể trên vốn không dễ gì lý giải, bởi trong cái thời u u minh minh, tranh tối tranh sáng ấy, đã có biết bao nhiêu tâm tư dằn vặt, bao nhiêu nỗi niềm chất chứa lâu ngày, nay có dịp bộc lộ khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ.

    Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh ba anh bộ đội, một hôm kéo ùa vào nhà tôi khiến cho mọi người trong nhà đều ngơ ngác. Thì ra trong số ba anh ấy, một người tên là Toán đã có họ hàng rất gần với nhà tôi, nên khi anh có dịp vào tới Sài Gòn thì ở gia đình ở ngoài Bắc dặn dò là phải ghé vô thăm.

    Cuộc trùng phùng dĩ nhiên là ồn ào, náo nhiệt. Không chỉ một mình Toán nói mà cả ba người đều thi nhau nói. Anh thì kể thành tích bộ đội chiến đấu anh dũng trong Trường Sơn, anh thì bầy tỏ sự chúc mừng miền Nam hết ách nô lệ Mỹ để từ nay sống đời sống ấm no, hạnh phúc dưới lá cờ vinh quang của Đảng CSVN. Còn Toán thì sau khi vắn tắt tin tức gia đình cũng hết lòng ca ngợi miền Bắc, nào giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ nên đời sống dân chúng đầy đủ bình yên, nào xã hội trong đó đã thể hiện tinh thần một người vì mọi người, mọi người vì một người. Tất cả khiến bọn chúng tôi cứ dỏng tai lên nghe, trong lòng tuy còn đôi chút nghi ngờ nhưng cũng thấy thán phục.

    Nhưng chỉ ngay sau đó, vào cái lúc mà hai anh bộ đội kia đi vào khu nhà sau để làm công việc vệ sinh cá nhân, thì cậu Toán, người em họ con chú con bác của chúng tôi đã tụt lại phía sau, nắm chặt lấy bàn tay của nhà tôi và ghé vào tai chúng tôi mà gằn giọng :

    - Anh chị đừng tin chúng nó. Giả dối bề ngoài hết cả đấy.

    Câu nói ngắn gọn ấy thật như một gáo nước lạnh tạt lên mặt chúng tôi. Không tạt sao được khi chỉ mới đó lúc trước, cả ba người đều nói năng trơn tru, hùng hồn với những lời lẽ đầy nhiệt huyết. Vậy mà chỉ sau ít phút nó đã hóa ra là “giả dối, bề ngoài hết cả đấy”.

    Nếu lời của Toán nói ra là sự thật thì chúng tôi đã phải trải qua một sự choáng ngợp đến hai lần. Trước tiên là sự thực đời sống ở miền Bắc lần đầu tiên đã được phơi bầy từ chính một con người đến từ miền Bắc. Hai là sự nói năng hăng hái, hùng hồn của những con người trẻ tuổi thuộc hàng ngũ bộ đội vốn là một tập thể chỉ biết chiến đấu hào hùng mà ai lại có thể ngờ là cũng chất chứa nhiều cung cách ăn nói điêu ngoa, giẫm đạp lên sự thật. Tôi tự hỏi những người trẻ tuổi này, ngay cho đến cái chết ngoài chiến trường cũng khó khiến lùi bước, thế thì họ đã phải mang một nỗi khiếp sợ kinh hoàng và ghê gớm thế nào để đến nỗi họ phải uốn cong ba tấc lưỡi của mình một cách thản nhiên và thành thạo đến thế ? Ý nghĩ này đã khiến cho tôi bỗng rùng mình ớn lạnh khi nhìn về tương lai của dân chúng miền Nam trong những ngày sắp tới.

    Tuy đã quá ngạc nhiên về câu nói bỏ nhỏ của Toán, nhưng đồng thời tôi lại thấy như vừa được cậu em tặng cho một món quà quý giá không dễ gì có được vào thời điểm ấy. Đó là một lời nói trung thực chỉ có thể phát xuất từ một tình cảm quý mến chân thành. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt chợt long lên của cậu ta khi cậu nói. Tôi cũng đã cảm thấy được những nỗi niềm uất nghẹn của cậu ta khi cậu chỉ phát ra được mấy lời ngắn gọn nhưng chất chứa biết bao nhiêu điều dồn nén trong lòng.

    Cho nên, lời nói ấy của cậu tuy rất khẽ chỉ đủ cho hai người nghe nhưng nó không khác gì một lời cảnh báo vang lên như một tiếng sét nổ trước tất cả những gì đang ồn ào diễn ra ở chung quanh chúng tôi : Những buổi mít tinh, những cuộc diễn hành, những bài ca cách mạng lạc quan, hùng hồn, những khuôn mặt rạng rỡ trong ánh mắt tươi cười của đủ mọi loại tuổi tác cũng như mọi thành phần xuất hiện nhan nhản trên đài truyền hình, cùng những bài báo hết lời xưng tụng đường lối cách mạng đang trong tiến trình đánh gục cái cũ để xây dựng cái mới…v…v…

    Cho đến tận ngày nay, lời của Toán vẫn còn vang vang trong tâm tưởng của tôi:

    “Anh chị đừng tin chúng nó. Giả dối bề ngoài hết cả đấy.”

    Sau này, khi mọi sự giao thông đã dễ dàng, chúng tôi mới được biết thêm vài chi tiết về đời sống của Toán ở miền Bắc.

    Gia đình Toán tuy sống tại Hà Nội, nhưng gốc gác thì lại là ở Nam Định.

    Khi xẩy ra vụ Cải Cách Ruộng Đất năm 1956, bố mẹ Toán đã bị gọi về quê trình diện do bị truy ra là thuộc thành phần gốc gác có ruộng đất. Vào thời kỳ đó, du kích và các thành viên cốt cán cải cách ruộng đất còn vác súng vào cả thành phố để lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ nữa. Có ba loại địa chủ bị lùng bắt là Địa chủ gian ác, Địa chủ thường, và Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác sẽ bị đội Cải Cách bắt và quản thúc ngay lập tức .

    Thoạt tiên gia đình Toán chỉ bị liệt vào loại “địa chủ thông thường” thôi, nhưng rồi số lượng “địa chủ gian ác” trong vùng quá ít, không đủ chỉ tiêu, nên họ bị “kích thành phần” lên thành hàng “Địa chủ gian ác”.

    Thế là gia đình Toán tan nát trong đau thương. Bố bị đấu tố đến chết. Mẹ con Toán thì bị đuổi ra khỏi xóm làng, không hộ khẩu, không một mảnh tem phiếu, tất cả đều sống vất vưởng bên lề xã hội, hàng ngày lang thang, luồn lách trong ruộng đồng hay bìa rừng để mò cua, bắt ốc hay kiếm củi để đổi lấy khoai, sắn đắp đổi qua ngày.

    Lúc Toán trưởng thành thì miền Bắc đã nạo vét hết thanh niên, thiếu nữ vào bộ đội hay Thanh niên Xung phong. Gia đình Toán được đặc ân cấp hộ khẩu nếu Toán tình nguyện gia nhập bộ đội để vào Nam chiến đấu. Toán chấp nhận hy sinh mạng sống của mình để đánh đổi lấy cái hộ khẩu cho gia đình, vì có hộ khẩu là có tem phiếu mua gạo, mua muối, mua đường..v..v... tức là được phép ngồi vào cái mâm cơm chung èo uột mà Đảng và Nhà Nước bầy ra cho toàn xã hội.

    Sau này nhớ lại, lúc Toán nắm lấy tay chúng tôi để nói lời chân thật hay lúc từ biệt để trở về quân ngũ, chúng tôi đều nhận thấy rằng da bàn tay của Toán dầy và cứng như một thứ mai rùa. Đấy chính là hậu quả của những năm Toán phải triền miên lao động vào rừng đốn củi nuôi gia đình khi bị nhà Nước hất ra khỏi hàng ngũ các công dân hợp pháp vì lý do gốc gác, lý lịch.

    Tưởng cũng nên nhắc thêm rằng, theo thống kê chính thức của nhà nước trong dịp “sửa sai” sau này, thì đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, trong đó có tới 123.266 người bị quy sai, tức hơn 70% bị kết án oan ức. Lại cũng theo báo cáo của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng 10 năm 1956 thì tổng số đảng viên bị đấu tố trong cuộc Cải cách Ruộng đất lên tới 84.000 người. Số lượng này chưa kể đến thân nhân, gia đình của họ, cũng đã bị cô lập và đối xử phân biệt.

    Một cơ chế Đảng và Nhà Nước đã mắc phải tội lỗi tầy trời khiến gây ra biết bao nhiêu thảm cảnh và tiêu diệt biết bao sinh mạng con người như thế, mà vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay thì là tại những nguyên do nào ?

    Dĩ nhiên đại thể thì vẫn là guồng máy cai trị đã sử dụng bạo lực để trấn áp mọi mầm mống chống đối.

    Nhưng bạo lực không thể tồn tại đơn thuần nếu không có dàn đồng ca của đám văn nghệ sĩ cam tâm vận dụng tối đa chữ nghĩa để nịnh hót, bợ đỡ, hay vo tròn bóp méo, thậm chí cả bịa đặt sự kiện một cách táng tận lương tâm để vừa trấn áp dư luận, vừa dìm quần chúng vào cái bể triền miên u-tối, trong đó kiến thức của người dân không bao giờ với được ra ngoài cái vòng kiềm tỏa mà đám cầm quyền đã hoạch định sẵn.

    Và cái bầu không khí ô nhiễm ấy lại đã được nuôi dưỡng từ thế hệ này qua thế hệ khác, khởi đi từ chính sách ngu dân bằng cách tiêm nhiễm những điều gian dối vào đầu óc trẻ thơ trong ngành giáo dục. Bài hát sau đây rất thịnh hành cho tới hiện nay trong các trường mẫu giáo, chẳng là sự tuyên truyền những điều gian dối thì còn là thứ gì khác nữa:

    Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
    Râu bác dài tóc Bác bạc phơ
    Em âu yếm hôn đôi má bác
    Vui bên bác là em múa hát
    Hát bài Hồ Chí Minh muôn năm
    Múa bài Hồ Chí Minh muôn năm

    Từ năm 1945, chính tuổi thơ của tôi cũng đã từng nghêu ngao những bài hát có nội dung nhồi nhét tương tự

    ***
    Cho nên, khi đầu óc các nhà lãnh đạo trung ương chỉ loay hoay với những tấm tem phiếu, những chế độ phân chia cao thấp trong quyền lợi được hưởng thụ và những mô hình kinh tế rị mọ kiểu Tổ hợp hay Hợp tác xã..v..v.. thì toàn dân vẫn còn đắm chìm trong khốn đốn.

    Trong tình cảnh ấy, các giáo viên trước còn giữ kẽ không dám làm điều gì đi ra ngoài tác phong mô phạm cố hữu của mình, nhưng khi cái túng thiếu đã tới gõ cửa từng nhà rồi thì chẳng còn lý do gì để mà phải gìn giữ nữa.

    Ở góc đường Trương Minh Ký và Huỳnh văn Bảnh, kế bên đường rầy xe lửa số 6 tôi đã thấy một đồng nghiệp dựng xe bên lề đường, ngồi đón khách cần đi xe ôm. Tôi tiến lại gần anh bạn, mỉm một nụ cười cay đắng rồi cất tiếng hỏi :

    - Có khi nào gặp học trò không ?

    Anh bạn nhún vai :

    - Học trò thì không nhưng phụ huynh học trò thì có.

    - Ui da ! Cái đó còn gay hơn.

    - Ăn nhằm gì. Bố mẹ học trò cũng khốn đốn như ai. Biết nhau quá đi rồi.

    Tôi cãi :

    - Nhưng biết nhau kiểu này thì ai còn dám tin vào ông thầy. Sức lực đổ mẹ nó hết vào cái xe ôm rồi, còn dạy dỗ gì nữa.

    Anh bạn cười hề hề :

    - Thì ai bảo cứ đi học. Học cho lắm, mai mốt nó coi lý lịch, xếp thành phần, có giỏi cách mấy thì cũng đến văng ra đường mà lái xe ôm thôi !

    Lời nhận xét hữu lý của anh bạn khiến tôi không cãi thêm được gì. Đã thế, anh còn ghim vào trong đầu óc của tôi một câu hỏi đầy nghịch lý : “Học trò đi học cho lắm, đến khi bị đuổi văng ra đường vì lý lịch, mà như thế thì những ông thầy như chúng tôi tại sao còn đến lớp làm gì ?”

    Phải chăng chúng tôi còn tỉnh táo để biết lợi dụng chuyện dạy dỗ học trò làm nơi ẩn náu và kiếm ăn ?
    Hay là chúng tôi đã trở thành ngu ngơ như một lũ cừu ngoan ngoãn đang bị chế độ lùa đi từng đàn, bắt vào hàng ngũ chỉnh tề như mọi thành phần khác trong xã hội.

    Thật chưa bao giờ mà chính tôi đã phải tự cật vấn lương tâm của mình bằng những câu hỏi như thế.

    Mà anh bạn đồng nghiệp ngoài giờ ở trường còn đi lái xe ôm không phải là một trường hợp duy nhất, hay hãn hữu gì. Trong hàng ngũ giáo viên, tôi đã được nghe xì xào bàn tán chuyện thầy này, thầy kia ngoài giờ đứng lớp đã ra lề đường sửa xe, bơm bút bi, ép plastic giấy tờ, tài liệu, chạy xe ôm, thậm chí còn lảng vảng ở cổng các bệnh viện để xin bán máu của mình nữa.

    Rồi vào cái thời ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đồ tiêu dùng đều khan hiếm nên giá cả trong thị trường chợ đen, buôn lậu cứ lên vù vù. Đấy cũng là một cánh cửa mở ra cho nhiều người cố vượt qua đủ thứ hàng rào ngăn cản, nào du kích, nào dân phòng, nào công an hay nhân viên thuế vụ nhan nhản giăng mắc khắp mọi nơi, để liều mạng mang vào đô thành vài yến gạo, vài chục trứng hay dăm cân thịt bán kiếm lời.

    Trong số những người liều mạng này, tôi biết có cả một vài cô giáo thuộc trường này, hoặc trường kia. Nhìn thấy họ, mặt mũi đen thui vì nắng cháy, tóc tai bù sù xơ xác, nụ cười nhí nhảnh đã tắt lịm trên môi, cặp mắt dịu dàng, hiền hậu nay đã trở nên láo liên, dáo dác, tôi bỗng thấy xót thương cho thân phận của những người mẹ, người vợ, người em, người chị đã phải dấn thân vào nơi lầm than cát bụi để thay thế cho cương vị của những người chồng người cha còn đang giam mình đâu đó trong các trại cải tạo.

    Để kết thúc cho chương sách bi thảm này, tôi thấy không gì hay hơn là trích đăng lại bài thơ dưới đây được thi sĩ Song Hồ (1933-2009) sáng tác ở Sài Gòn vào năm 1981, đúng thời kỳ nhà nước đang ngăn sông cấm chợ. Bài thơ đánh dấu một thời kỳ bi thương của đất nước, tuy đã qua đi nhưng nó không thể bị quên lãng trên những trang lịch sử của dân tộc.

    HỠI EM NHỎ CÔ ĐƠN

    Hỡi em nhỏ cô đơn!
    Đang lang thang ngoài phố.
    Em ơi đi đâu đó?
    Cho ta hỏi đôi lời:
    - Cha đâu? - Bị cải tạo !
    - Mẹ đâu? - Buôn chợ trời !
    - Anh đâu? - Ở Cam Bốt !
    - Chị đâu? - Vượt biên rồi !
    - Ông đâu? - Đấu tố chết !
    - Bà đâu? - Buồn qua đời !
    - Cô đâu? - Kinh tế mới !
    - Bác đâu? - Tự tử rồi !

    Thôi ! thôi ! Không hỏi nữa !
    Tim ta quá bồi hồi

    Sao em còn nhỏ tuổi
    Đã biết nhiều chuyện đời
    Sao mảnh đất nhỏ bé
    Xẩy nhiều chuyện rụng rời….

    SONG HỒ
    (1981)
    (còn tiếp)

  3. #22
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    18
    Sài Gòn muôn ngả rẽ

    Chuyện ngăn sống cấm chợ không chỉ xẩy ra ở Sài Gòn. Những đầu óc thiển cận của đám lãnh đạo trung ương Đảng CSVN lúc nào cũng sẵn sàng chôn vùi cả nước vào sự nghèo đói chỉ vì cứ mù quáng tin theo mớ lý luận sẵn sàng có trong đám sách vở kinh điển :

    “Chủ nghĩa Xã Hội xóa bỏ triệt để mọi hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất - vốn là cơ sở của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau – do đó, cũng xóa bỏ tình trạng đối kháng cá nhân với xã hội.”

    Cho nên, nhiều năm trước đó, dân chúng miền Bắc cũng đã nếm mùi “ngăn sông cấm chợ” do xã hội chỉ có hai hình thức kinh tế: Sở hữu Tập thể (tức Hợp tác xã) và Sở hữu Toàn dân (tức Quốc doanh).

    Dân chúng làm ra được thành phẩm như lúa, gạo, heo, gà, rau, trái, thì sau khi đóng thuế sẽ lại bị Hợp tác xã thu mua với giá rẻ như bèo, nhiều khi chỉ bằng nửa hay một phần tư giá cả ngoài thị trường. Vì thế mới có cảnh nhân dân phải giấu giếm bớt hàng hóa của mình trước khi bị thu mua để sau đó tuồn theo mọi ngõ ngách chui nhủi đem ra bán ở các chợ chui trong thành phố hay đô thị. Đấy là lý do làm cho nhà nước phải thực thi việc “ngăn sông cấm chợ” để truy lùng hàng lậu, hàng chui, hàng giấu giếm cho dù đó chỉ là những thành quả lao động của chính người dân đã nai lưng làm ra. Kết quả là người dân đi đâu xa, nếu có mang theo ít thực phẩm làm quà hay dùng khi đi đường thì cũng phải làm đơn xin trong đó kê khai những thứ mình mang theo với lý do chính đáng.

    Đời sống như thế quả là tối tăm, rị mọ. Một ông bác của tôi khi vào Nam kể lại rằng có lần xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới chen vào mua được lạng muối. Nhưng khi ở nhà bước ra, lại quên mang theo cái đựng. Đến lúc cô mậu dịch viên đong xong bát muối mới quát hỏi:

    - Có cái gì đựng không.

    Ông này luýnh quýnh, vội vã trật ngay cái mũ đang đội trên đầu xuống để hứng bát muối được đổ vào. Về nhà cứ ngồi vừa nhặt từng hạt muối vừa tiếc rẻ nhúm muối đã vướng trong từng khe chỉ hay tan thấm vào lớp vải đã đẫm mồ hôi.

    Rồi lại còn những thảm kịch đau thương xẩy ra chung quanh cái đời sống cứ phải bám riết lấy những tập tem phiếu hay sổ sách mua hàng phân phối. Kinh hoàng nhất là cuốn Sổ Gạo. Mất Sổ Gạo là coi như mất nguồn sinh sống hàng ngày. Đã có lần, một thằng bé mới 13 tuổi đầu được nhà sai cầm sổ gạo đi xếp hàng giành chỗ trước. Nào ngờ nó ngủ gục ngay giữa đám người chen chúc, dồn nén nhau chật như nêm cối. Khi choàng tỉnh dậy thì cuốn Sổ Gạo đã mất. Sau đó là một màn ông bố nổi cơn điên đánh đuổi thắng bé chạy đầu làng cuối xóm mà vẫn không tha. Sau nó chui tọt được sâu vào gầm giường. Ông bố không còn cầm cái roi nữa mà bây giờ ông sử dụng cái đòn gánh nước để chọc tía lia vào gậm cho thằng bé chui ra. Nhưng không bao giờ nó còn chui ra được nữa cả. Những cú chọc của đầu đòn gánh thúc điên cuồng vào trong gậm giường như đòn thù đã khiến nó tắt thở trước khi ông bố có thể nguôi giận mà ngưng tay.

    Những thảm kịch như thế này, tội ác của ông bố chỉ có một phần. Phần lớn chính là phải quy về cái đám lãnh đạo không còn tình người đã tạo nên những tình thế xô đẩy con người phải nhúng tay vào tội ác như thế !

    ***
    Sài Gòn sau 1975 cũng diễn ra cái thảm cảnh ngăn sông cấm chợ. Nhưng dân chúng miền Nam không dễ dàng khuất phục như dân chúng miền Bắc.

    Đời sống khó khăn bị dồn đến đường cùng, khiến nhiều bà mẹ chiến sĩ trước đây đã từng che giấu cán bộ đã phải kêu lên :

    - Nếu biết tụi bay bất nhân như vầy thì trước đây tau đâu có mở cửa hầm cho mà chui xuống.

    Những lời phát biểu bất mãn nhiều khi có thể nghe được công khai ở những lều quán rải rác đầu làng, cuối xóm hay các ngõ hẻm trong thành phố.

    Và người ta không chỉ bất mãn xuông. Cuộc vật lộn trong mưu sinh đã diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ nhiều khi rất quyết liệt chứng tỏ dân chúng miền Nam không chỉ toàn là một lũ cừu non để cho đám cán bộ nhà nước mặc tình sai bảo. Như việc tiến hành hợp tác hóa Nông nghiệp, nông dân trong Nam phần lớn đều đã có ruộng đất nên không ai muốn vào tập thể. Nhà nước trước còn khuyến dụ, sau áp dụng biện pháp cưỡng chế như truất hữu ruộng đất, tịch thu máy cày, máy bơm nước, trâu bò... Nông dân nổi giận giết trâu bò, gia súc trước khi bị tịch thu. Đó là chưa kể những hành vi phá hoại khác như khi cấy lúa, có những phụ nữ đã lấy móng tay bấm vào thân mạ cho gẫy đi trước khi trồng xuống ruộng nước. Những thái độ chống đối này hẳn cũng có sự đồng tình ngấm ngầm của nhiều cán bộ thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, đặc biệt là những chiến sĩ gái trong đội quân tóc dài của chị Ba Định, một tên tuổi lừng lẫy trước đây nhưng sau này ít ai còn nghe nhắc tới nữa.

    Chính sách thu mua sản phẩm, ngăn sông cấm chợ nhằm tiêu diệt việc buôn bán tư nhân đã khiến cho tình hình kinh tế cứ dần dà bị suy sụp thê thảm thêm. Cực chẳng đã, ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phải phá lệ, cho phép Công ty thu mua lương thực đi về miền Tây mua lúa của nông dân mà không theo giá rẻ do nhà nước quy định, trả tiền ngang bằng giá thị trường. Nhờ đó, hơn ba triệu dân Sài Gòn mới có gạo ăn, nông dân cũng bán được lúa trữ.

    Các tỉnh khác ở miền Nam cũng làm theo cách đó khiến cho chính sách thu mua nếu còn tồn tại ở miền Bắc thì đã bị phá sản ở miền Nam. Đám lãnh đạo ở Trung ương Đảng CS trước tình trạng căm phẫn của quần chúng, đành cứ lẳng lặng làm ngơ.
    ***
    Trở lại ngôi trường mà tôi đang giảng dạy, hầu như bầu không khí o ép ngày trước bây giờ cũng thấy lơi đi. Ban Giám Hiệu ít triệu tập giáo viên họp hành hơn. Các Tổ lao động cũng thấy lơi là, đặc biệt là Tổ mành mành trúc không thấy đi thu mua thêm những bó trúc chưa qua cắt, mài.

    Học trò vì thế cũng bớt giờ lao động và giáo viên nhờ thế cũng được nghỉ ngơi. Duy chỉ có điều là tình hình tài chính của các Tổ lao động này ra sao thì không thấy ai đả động tới. Trong vài năm liền, lực lượng lao động của cả thầy lẫn trò đổ vào đó hẳn không biết bao nhiêu là công sức . Nhưng thành quả của nó ra sao ? Tính ra thành tiền thì là bao nhiêu ? Tuyệt nhiên không có một văn bản tổng kết nào được công bố. Thế là cả nhiều ngàn giờ lao động do thầy trò đóng góp trong ngần ấy thời gian cứ coi như nước lã ra sông, mà trên lãnh vực nhận thức, cũng chẳng ai tìm thấy sự vinh quang nào trong những ngày lao động ấy cả. Mà tại sao chế độ này lại cứ thích cái chữ “vinh quang” nhỉ, trong khi lao động chỉ là một bổn phận tất yếu của mọi thành viên trong xã hội. Hoàn tất một công tác lao động là hoàn tất một nhiệm vụ được giao phó. Có gì ghê gớm đâu mà nói tới chuyện vinh quang.

    Có lẽ cũng vì những ý nghĩ ấy mà thầy trò chúng tôi vẫn nói đùa với nhau một câu đầu lưỡi trước khi làm công tác lao động :

    - Lao động là vinh quang… Lang thang là chết đói….Thôi, bắt tay vào việc đi !

    Bây giờ thì những thứ lao động bầy trò chỉ cốt là để lấy thành tích như thế coi như đã bị tém dẹp. Mấy vị trong Chi hội Nhà Giáo yêu Nước vốn đã có óc sáng chế ra nào Tổ đồng hồ, Tổ ấn loát, Tổ sửa quạt máy, bàn ủi..v..v…thấy thế cũng chẳng tỏ ra vẻ gì gọi là tiếc nuối công lao sắp xếp của mình. Chắc họ cũng thừa biết là chính mình cũng chỉ là thứ đèn cù, vẽ vời ra chỉ cốt phục vụ cho những nhu cầu nhất thời.

    Nhưng chuyện lao động “giả” thì tém dẹp, chứ lao động thứ thiệt thì không đâu đấy nhé.

    Thằng Tửu, qua năm học mới tuy đã ngồi vào lớp cấp 3, nhưng nó với thằng Sơn vẫn xoắn xuýt lấy nhau.
    Tửu bầy cho Sơn một công tác lao động rất kiếm ra tiền, trước thì chỉ cốt cho tiền túi của Sơn có thêm đồng ra đồng vào, nhưng sau công việc khấm khá đến độ kéo theo luôn cả mẹ của Sơn vào việc nữa. Đó là công việc sản xuất thuốc lá cuộn bằng tay cho đám trẻ lau nhau đem bầy lên mẹt, bán ở ngay trên hè phố.

    Sau vài năm Sài Gòn đổi chủ, các loại thuốc lá còn tồn đọng từ xưa, nay đã được dân nghiền tiêu thụ hết. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện đủ loại thuốc sản xuất từ miền Bắc. Loại rẻ tiền thì có Trường Sơn, Hoa Mai, Công Nhân, Lao Động. Loại đắt tiền hơn thì có Thăng Long, Tam Đảo, Sông Cầu. Ngoài ra còn có thuốc lá sợi Lạng Sơn mầu vàng óng, khi hút phải cuộn bằng tay thành điếu thuốc, khói tỏa ra mùi thơm, được dân ghiền rất ưa chuộng.

    Qua uy lực của ông cán bộ cấp cao, tức bố của Tửu, nên Tửu móc nối được những mối hàng chở thuốc sợi từ Bắc vào. Tửu không mua đi bán lại mà bầy cho Sơn cách cuộn thành điếu với một dụng cụ đơn giản nom như một lá cờ có cán dài. Thuốc cuốn xong, lấy kéo xén hai đầu cho gọn ghẽ là có thể đem bó lại thành bó như bó củi. Tùy theo giá tiền, mỗi bó có thể là 5 điếu, 10 điếu, 20 điếu. Cứ bó chung lại và cột bằng một sợi thung cao su. Dân ghiền bấy giờ gọi chung là thuốc củi.

    Thuốc củi bán rất chạy, vì có đủ loại mặt hàng. Thuốc thơm có. Thuốc vừa có. Mà thuốc đắng nghét như hút lá cây phơi khô cũng có, tuy loại này rẻ tiền, chỉ bán cho mấy bác phu xe ba gác hút thuốc suốt ngày như một thứ ống khói mà thôi.

    Chỗ cư trú của mẹ con Sơn biến thành một “cơ sở sản xuất”, chỉ trong thời gian ngắn lại có thêm cả vài cô gái hàng xóm ghé vào tiếp tay, cô thì ngồi xẻ từng tờ giấy quyến to bằng cả tờ nhật báo thành ra những mảnh nhỏ cuốn vừa một điếu thuốc, cô thì thoăn thoắt nhồi thuốc vào dụng cụ cuốn để làm thành những điếu nom cũng rất đều tay.

    Thằng Tửu rất láu cá. Theo nó kể lại thì trước khi khuân những bó thuốc sợi về nhà Sơn, Tửu đã dụ khị được tay Tổ trưởng Dân phố cũng như Công an khu vực đi nhậu một chầu thịt chó ở đường Trương Minh Ký. Rồi nó lại mời nhị vị ghé nhà nó chơi cho biết.

    Mà khi biết ra thì hai vị thấy hoảng hồn. Cổng ngoài nhà Tửu có anh lính ngồi gác trên cái ghế kê sát tường. Bên sân trong lại thấy có cái xe con đang có một anh cần-vụ cặm cụi lau chùi mặc dù nó đã bóng loáng. Khi hai người rụt rè tiến vào phòng khách thì thằng Tửu cứ rống lên gọi cái ông đang ngồi nghiêm nghị sau cái bàn buya-rô to tổ chảng đến mấy lần để nói huyên thuyên “Hôm nay con …thế này….”, “ Hôm qua Bố …thế kia….”.Nghĩa là cứ bố bố, con con ngậu sị làm mắt các vị cứ tròn hết cả lên, thấy rõ là có sự thán phục rằng nó là một thằng con cưng của một ông lớn!

    Trình diễn như thế, sau này thằng Sơn có bầy đủ thứ trong căn nhà thế nào thì cũng chẳng thấy ai còn hó hé kiếm chuyện.

    Sau đó chừng hơn hai tuần, bà mẹ của Sơn tổng kết vốn liếng, chi phí để tính toán tiền lời. Bà đẩy hẳn một nửa đống giấy tiền sang phía Tửu:

    - Bác cám ơn cháu rất nhiều. Không có cháu giúp cho thì chắc chuyến này nguy cả mẹ lẫn con.

    Tửu vội vã xua tay :

    - Cháu đâu có chia lời của bác. Mấy tay đầu mối không bán thuốc sợi cho bác thì bác mua của người khác, thiếu gì.

    Bà mẹ nhìn Sơn cầu cứu :

    - Thì cháu cứ cầm lấy đi. Cứ coi cái cơ sở làm ăn này là của chung, lỗ cùng chia, lãi cùng hưởng.

    Sơn cũng tiếp lời :

    - Không có đằng ấy thì tụi nó hốt sạch ngay từ đầu rồi. Không chừng còn phải đi kinh tế mới nữa ấy chứ. Thôi cứ cầm lấy đi, cho mẹ tớ yên tâm.

    Tửu cười :

    - Thôi bác cứ giữ cho cái vốn nó nhiều hơn một tí đi. Mai mốt nhà này biến thành hãng sản xuất thuốc củi có trang bị máy móc hiện đại thì cháu sẽ xin chia lời.

    Nói vừa xong, chưa ai kịp trả lời thì Tửu lại tiếp ngay:

    - Cháu lại vừa xúi dại bác rồi. Ham gì cái cơ chế này mà tính mở hãng sản xuất. Cong cổ lên làm, khi có tí máu mặt là nó tịch thu hết.

    Bà mẹ của Sơn chỉ biết nhún vai, thở dài.
    ***
    Tình cảnh gia đình của Sơn, bọn chúng tôi ai biết cũng mừng. Chỉ ái ngại cho cô Tổ trưởng Tổ thêu may tức cô giáo Hường mà tôi đã có dịp nói đến trong một chương trước.

    Hôm ấy, ngoài vẻ bình dị ngày thường với đôi vành môi khô héo không được thoa son, vẻ mặt vẫn thấp thoáng một vẻ phập phồng, e ngại như lúc nào cũng sợ chuyện gì bất trắc xẩy ra với mình, nhưng tôi lại thấy trong khi dọn dẹp đồ đạc của mình, mắt cô hôm nay đỏ hoe như đã khóc nhiều lần. Căn phòng lúc đó có nhiều người ra vô nên tôi không tiện hỏi, nhưng chiều hôm sau, tôi hỏi thăm một nữ giáo viên đồng nghiệp thì được biết cô không bị ai trong trường chèn ép cả. Cô chỉ vào gặp Ban Giám Hiệu để xin nghỉ việc !

    Ui cha! Chuyện động trời ! Chen một chân làm giáo viên ở thời buổi này đâu có dễ, lại với cái vỏ nhà giáo thì Phường, Khóm nể vì, ít có lui tới hoạnh họe. Vậy làm sao mà cô xin nghỉ ? Mỗi hoàn cảnh riêng tư tất bao giờ cũng có những lý do riêng không thể cứ đem ra chỗ công khai mà phơi bầy. Cho nên, cô chỉ nói là xin nghỉ việc để dễ bề trông nom con cái. May là cô chưa được biên chế vì còn chồng đang học tập cải tạo, nên không bị ràng buộc theo quy chế nhà nước. Chứ biên chế rồi, cô đâu có thể xin ra, xin vào như đi mua vé vô một rạp hát. Ban Giám Hiệu, sau nhiều lần khuyên nhủ, cũng đành chấp thuận để cô ra đi. Mấy cô giáo bạn bè thân thiết thì cứ theo cô sát nút để khuyên can. Nhưng cô chỉ lạnh lùng buông gọn một câu :

    - Ý tôi đã quyết rồi. Tôi phải để dành nhiều thì giờ cho con cái mình hơn.

    Sau này tôi lại được nghe thêm chi tiết vì sao cô đã bỏ trường ra đi. Thì ra mọi sự chỉ là do câu chuyện xẩy ra vào cái hôm cô thay mặt chồng đang trong trại cải tạo làm giỗ ông bố chồng. Cô nói với mấy con nhỏ:

    - Các con vái ông nội đi. Cầu xin ông nội phù hộ cho bố mau được trở về.

    Đứa nhỏ nhất cất tiếng hỏi :

    - Bố đi đâu mà sao lâu quá vậy hả mẹ ?

    Con chị của nó giành trả lời :

    - Bố đi học tập cải tạo. Phải lâu mới về.

    Rồi nó quay sang phía mẹ cất giọng rành rẽ:

    - Mẹ khuyên bố nên học tập tốt, lao động tốt, nhà nước sẽ khoan hồng cho mọi tội lỗi để mau mà trở về.
    Mặt chị Hường bỗng tái nhợt đi. Chị nhìn đứa con gái của mình như một thứ quái vật rồi quắc mắt lên hỏi :
    - Ai bảo với con rằng bố có tội lỗi chờ nhà nước khoan hồng.

    Con bé cãi :

    - Cô giáo nói ! Cô giáo bảo Mỹ Ngụy gây nhiều tội ác nên phải đi học tập cải tạo. Bố cũng là lính Ngụy phải không mẹ ?

    Chỉ thiếu điều chị Hường hất tung mâm cơm khi đó còn đang đặt trước ban thờ có khói hương nghi ngút. Nhưng chị đã dằn được lòng nên chỉ chạy tuốt vô buồng trong nằm khóc lên rưng rức.

    Đối với chị, niềm hy vọng to tát nhất trong lúc này là lo lắng cho con cái được cắp sách tới trường, mong chúng học hành chăm chỉ để gầy dựng tương lai. Lại vì quá lo toan trong cuộc sống, chị chỉ có thể gửi gấm chúng nó đến trường chứ ít khi nào có thể tự mình đích thân dạy dỗ chúng nó. Nhưng cứ cái cung cách khoán trắng cho nhà trường thế này, có ai dè là chúng nó sẽ bị nhồi nhét đủ mọi thứ ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Hèn chi mà trong thực tế đầy dẫy những chuyện con cái thản nhiên quay ra dè bỉu, nhục mạ, có khi cả đấu tố cha mẹ nữa không chừng.

    Chúng tôi nghe chị kể lại mà lòng ngao ngán, chỉ lặng lẽ nhìn nhau không ai nói lên lời. Mà cũng chẳng biết an ủi hay khuyên nhủ chị được điều gì hơn. Chúng tôi hoàn toàn cảm thông nỗi phẫn uất của chị trong hoàn cảnh chồng thì vẫn cứ kéo lê kiếp tù năm này qua năm khác tại các trại cải tạo, mà con cái thì hằng ngày vẫn cứ bị nhồi nhét lòng khinh miệt ngay cả đối với bố của chúng nó, kẻ đã xả thân cho sự an nguy của gia đình cũng như của toàn xã hội.Sao cái thời buổi này lại nẩy sinh ra nhiều chuyện nhếch nhác đến thế !
    (còn tiếp)

  4. #23
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    18
    Sài Gòn muôn ngả rẽ

    Chuyện ngăn sống cấm chợ không chỉ xẩy ra ở Sài Gòn. Những đầu óc thiển cận của đám lãnh đạo trung ương Đảng CSVN lúc nào cũng sẵn sàng chôn vùi cả nước vào sự nghèo đói chỉ vì cứ mù quáng tin theo mớ lý luận sẵn sàng có trong đám sách vở kinh điển :

    “Chủ nghĩa Xã Hội xóa bỏ triệt để mọi hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất - vốn là cơ sở của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau – do đó, cũng xóa bỏ tình trạng đối kháng cá nhân với xã hội.”

    Cho nên, nhiều năm trước đó, dân chúng miền Bắc cũng đã nếm mùi “ngăn sông cấm chợ” do xã hội chỉ có hai hình thức kinh tế: Sở hữu Tập thể (tức Hợp tác xã) và Sở hữu Toàn dân (tức Quốc doanh).

    Dân chúng làm ra được thành phẩm như lúa, gạo, heo, gà, rau, trái, thì sau khi đóng thuế sẽ lại bị Hợp tác xã thu mua với giá rẻ như bèo, nhiều khi chỉ bằng nửa hay một phần tư giá cả ngoài thị trường. Vì thế mới có cảnh nhân dân phải giấu giếm bớt hàng hóa của mình trước khi bị thu mua để sau đó tuồn theo mọi ngõ ngách chui nhủi đem ra bán ở các chợ chui trong thành phố hay đô thị. Đấy là lý do làm cho nhà nước phải thực thi việc “ngăn sông cấm chợ” để truy lùng hàng lậu, hàng chui, hàng giấu giếm cho dù đó chỉ là những thành quả lao động của chính người dân đã nai lưng làm ra. Kết quả là người dân đi đâu xa, nếu có mang theo ít thực phẩm làm quà hay dùng khi đi đường thì cũng phải làm đơn xin trong đó kê khai những thứ mình mang theo với lý do chính đáng.

    Đời sống như thế quả là tối tăm, rị mọ. Một ông bác của tôi khi vào Nam kể lại rằng có lần xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới chen vào mua được lạng muối. Nhưng khi ở nhà bước ra, lại quên mang theo cái đựng. Đến lúc cô mậu dịch viên đong xong bát muối mới quát hỏi:

    - Có cái gì đựng không.

    Ông này luýnh quýnh, vội vã trật ngay cái mũ đang đội trên đầu xuống để hứng bát muối được đổ vào. Về nhà cứ ngồi vừa nhặt từng hạt muối vừa tiếc rẻ nhúm muối đã vướng trong từng khe chỉ hay tan thấm vào lớp vải đã đẫm mồ hôi.

    Rồi lại còn những thảm kịch đau thương xẩy ra chung quanh cái đời sống cứ phải bám riết lấy những tập tem phiếu hay sổ sách mua hàng phân phối. Kinh hoàng nhất là cuốn Sổ Gạo. Mất Sổ Gạo là coi như mất nguồn sinh sống hàng ngày. Đã có lần, một thằng bé mới 13 tuổi đầu được nhà sai cầm sổ gạo đi xếp hàng giành chỗ trước. Nào ngờ nó ngủ gục ngay giữa đám người chen chúc, dồn nén nhau chật như nêm cối. Khi choàng tỉnh dậy thì cuốn Sổ Gạo đã mất. Sau đó là một màn ông bố nổi cơn điên đánh đuổi thắng bé chạy đầu làng cuối xóm mà vẫn không tha. Sau nó chui tọt được sâu vào gầm giường. Ông bố không còn cầm cái roi nữa mà bây giờ ông sử dụng cái đòn gánh nước để chọc tía lia vào gậm cho thằng bé chui ra. Nhưng không bao giờ nó còn chui ra được nữa cả. Những cú chọc của đầu đòn gánh thúc điên cuồng vào trong gậm giường như đòn thù đã khiến nó tắt thở trước khi ông bố có thể nguôi giận mà ngưng tay.

    Những thảm kịch như thế này, tội ác của ông bố chỉ có một phần. Phần lớn chính là phải quy về cái đám lãnh đạo không còn tình người đã tạo nên những tình thế xô đẩy con người phải nhúng tay vào tội ác như thế !

    ***
    Sài Gòn sau 1975 cũng diễn ra cái thảm cảnh ngăn sông cấm chợ. Nhưng dân chúng miền Nam không dễ dàng khuất phục như dân chúng miền Bắc.

    Đời sống khó khăn bị dồn đến đường cùng, khiến nhiều bà mẹ chiến sĩ trước đây đã từng che giấu cán bộ đã phải kêu lên :

    - Nếu biết tụi bay bất nhân như vầy thì trước đây tau đâu có mở cửa hầm cho mà chui xuống.

    Những lời phát biểu bất mãn nhiều khi có thể nghe được công khai ở những lều quán rải rác đầu làng, cuối xóm hay các ngõ hẻm trong thành phố.

    Và người ta không chỉ bất mãn xuông. Cuộc vật lộn trong mưu sinh đã diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ nhiều khi rất quyết liệt chứng tỏ dân chúng miền Nam không chỉ toàn là một lũ cừu non để cho đám cán bộ nhà nước mặc tình sai bảo. Như việc tiến hành hợp tác hóa Nông nghiệp, nông dân trong Nam phần lớn đều đã có ruộng đất nên không ai muốn vào tập thể. Nhà nước trước còn khuyến dụ, sau áp dụng biện pháp cưỡng chế như truất hữu ruộng đất, tịch thu máy cày, máy bơm nước, trâu bò... Nông dân nổi giận giết trâu bò, gia súc trước khi bị tịch thu. Đó là chưa kể những hành vi phá hoại khác như khi cấy lúa, có những phụ nữ đã lấy móng tay bấm vào thân mạ cho gẫy đi trước khi trồng xuống ruộng nước. Những thái độ chống đối này hẳn cũng có sự đồng tình ngấm ngầm của nhiều cán bộ thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, đặc biệt là những chiến sĩ gái trong đội quân tóc dài của chị Ba Định, một tên tuổi lừng lẫy trước đây nhưng sau này ít ai còn nghe nhắc tới nữa.

    Chính sách thu mua sản phẩm, ngăn sông cấm chợ nhằm tiêu diệt việc buôn bán tư nhân đã khiến cho tình hình kinh tế cứ dần dà bị suy sụp thê thảm thêm. Cực chẳng đã, ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phải phá lệ, cho phép Công ty thu mua lương thực đi về miền Tây mua lúa của nông dân mà không theo giá rẻ do nhà nước quy định, trả tiền ngang bằng giá thị trường. Nhờ đó, hơn ba triệu dân Sài Gòn mới có gạo ăn, nông dân cũng bán được lúa trữ.

    Các tỉnh khác ở miền Nam cũng làm theo cách đó khiến cho chính sách thu mua nếu còn tồn tại ở miền Bắc thì đã bị phá sản ở miền Nam. Đám lãnh đạo ở Trung ương Đảng CS trước tình trạng căm phẫn của quần chúng, đành cứ lẳng lặng làm ngơ.
    ***
    Trở lại ngôi trường mà tôi đang giảng dạy, hầu như bầu không khí o ép ngày trước bây giờ cũng thấy lơi đi. Ban Giám Hiệu ít triệu tập giáo viên họp hành hơn. Các Tổ lao động cũng thấy lơi là, đặc biệt là Tổ mành mành trúc không thấy đi thu mua thêm những bó trúc chưa qua cắt, mài.

    Học trò vì thế cũng bớt giờ lao động và giáo viên nhờ thế cũng được nghỉ ngơi. Duy chỉ có điều là tình hình tài chính của các Tổ lao động này ra sao thì không thấy ai đả động tới. Trong vài năm liền, lực lượng lao động của cả thầy lẫn trò đổ vào đó hẳn không biết bao nhiêu là công sức . Nhưng thành quả của nó ra sao ? Tính ra thành tiền thì là bao nhiêu ? Tuyệt nhiên không có một văn bản tổng kết nào được công bố. Thế là cả nhiều ngàn giờ lao động do thầy trò đóng góp trong ngần ấy thời gian cứ coi như nước lã ra sông, mà trên lãnh vực nhận thức, cũng chẳng ai tìm thấy sự vinh quang nào trong những ngày lao động ấy cả. Mà tại sao chế độ này lại cứ thích cái chữ “vinh quang” nhỉ, trong khi lao động chỉ là một bổn phận tất yếu của mọi thành viên trong xã hội. Hoàn tất một công tác lao động là hoàn tất một nhiệm vụ được giao phó. Có gì ghê gớm đâu mà nói tới chuyện vinh quang.

    Có lẽ cũng vì những ý nghĩ ấy mà thầy trò chúng tôi vẫn nói đùa với nhau một câu đầu lưỡi trước khi làm công tác lao động :

    - Lao động là vinh quang… Lang thang là chết đói….Thôi, bắt tay vào việc đi !

    Bây giờ thì những thứ lao động bầy trò chỉ cốt là để lấy thành tích như thế coi như đã bị tém dẹp. Mấy vị trong Chi hội Nhà Giáo yêu Nước vốn đã có óc sáng chế ra nào Tổ đồng hồ, Tổ ấn loát, Tổ sửa quạt máy, bàn ủi..v..v…thấy thế cũng chẳng tỏ ra vẻ gì gọi là tiếc nuối công lao sắp xếp của mình. Chắc họ cũng thừa biết là chính mình cũng chỉ là thứ đèn cù, vẽ vời ra chỉ cốt phục vụ cho những nhu cầu nhất thời.

    Nhưng chuyện lao động “giả” thì tém dẹp, chứ lao động thứ thiệt thì không đâu đấy nhé.

    Thằng Tửu, qua năm học mới tuy đã ngồi vào lớp cấp 3, nhưng nó với thằng Sơn vẫn xoắn xuýt lấy nhau.
    Tửu bầy cho Sơn một công tác lao động rất kiếm ra tiền, trước thì chỉ cốt cho tiền túi của Sơn có thêm đồng ra đồng vào, nhưng sau công việc khấm khá đến độ kéo theo luôn cả mẹ của Sơn vào việc nữa. Đó là công việc sản xuất thuốc lá cuộn bằng tay cho đám trẻ lau nhau đem bầy lên mẹt, bán ở ngay trên hè phố.

    Sau vài năm Sài Gòn đổi chủ, các loại thuốc lá còn tồn đọng từ xưa, nay đã được dân nghiền tiêu thụ hết. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện đủ loại thuốc sản xuất từ miền Bắc. Loại rẻ tiền thì có Trường Sơn, Hoa Mai, Công Nhân, Lao Động. Loại đắt tiền hơn thì có Thăng Long, Tam Đảo, Sông Cầu. Ngoài ra còn có thuốc lá sợi Lạng Sơn mầu vàng óng, khi hút phải cuộn bằng tay thành điếu thuốc, khói tỏa ra mùi thơm, được dân ghiền rất ưa chuộng.

    Qua uy lực của ông cán bộ cấp cao, tức bố của Tửu, nên Tửu móc nối được những mối hàng chở thuốc sợi từ Bắc vào. Tửu không mua đi bán lại mà bầy cho Sơn cách cuộn thành điếu với một dụng cụ đơn giản nom như một lá cờ có cán dài. Thuốc cuốn xong, lấy kéo xén hai đầu cho gọn ghẽ là có thể đem bó lại thành bó như bó củi. Tùy theo giá tiền, mỗi bó có thể là 5 điếu, 10 điếu, 20 điếu. Cứ bó chung lại và cột bằng một sợi thung cao su. Dân ghiền bấy giờ gọi chung là thuốc củi.

    Thuốc củi bán rất chạy, vì có đủ loại mặt hàng. Thuốc thơm có. Thuốc vừa có. Mà thuốc đắng nghét như hút lá cây phơi khô cũng có, tuy loại này rẻ tiền, chỉ bán cho mấy bác phu xe ba gác hút thuốc suốt ngày như một thứ ống khói mà thôi.

    Chỗ cư trú của mẹ con Sơn biến thành một “cơ sở sản xuất”, chỉ trong thời gian ngắn lại có thêm cả vài cô gái hàng xóm ghé vào tiếp tay, cô thì ngồi xẻ từng tờ giấy quyến to bằng cả tờ nhật báo thành ra những mảnh nhỏ cuốn vừa một điếu thuốc, cô thì thoăn thoắt nhồi thuốc vào dụng cụ cuốn để làm thành những điếu nom cũng rất đều tay.

    Thằng Tửu rất láu cá. Theo nó kể lại thì trước khi khuân những bó thuốc sợi về nhà Sơn, Tửu đã dụ khị được tay Tổ trưởng Dân phố cũng như Công an khu vực đi nhậu một chầu thịt chó ở đường Trương Minh Ký. Rồi nó lại mời nhị vị ghé nhà nó chơi cho biết.

    Mà khi biết ra thì hai vị thấy hoảng hồn. Cổng ngoài nhà Tửu có anh lính ngồi gác trên cái ghế kê sát tường. Bên sân trong lại thấy có cái xe con đang có một anh cần-vụ cặm cụi lau chùi mặc dù nó đã bóng loáng. Khi hai người rụt rè tiến vào phòng khách thì thằng Tửu cứ rống lên gọi cái ông đang ngồi nghiêm nghị sau cái bàn buya-rô to tổ chảng đến mấy lần để nói huyên thuyên “Hôm nay con …thế này….”, “ Hôm qua Bố …thế kia….”.Nghĩa là cứ bố bố, con con ngậu sị làm mắt các vị cứ tròn hết cả lên, thấy rõ là có sự thán phục rằng nó là một thằng con cưng của một ông lớn!

    Trình diễn như thế, sau này thằng Sơn có bầy đủ thứ trong căn nhà thế nào thì cũng chẳng thấy ai còn hó hé kiếm chuyện.

    Sau đó chừng hơn hai tuần, bà mẹ của Sơn tổng kết vốn liếng, chi phí để tính toán tiền lời. Bà đẩy hẳn một nửa đống giấy tiền sang phía Tửu:

    - Bác cám ơn cháu rất nhiều. Không có cháu giúp cho thì chắc chuyến này nguy cả mẹ lẫn con.

    Tửu vội vã xua tay :

    - Cháu đâu có chia lời của bác. Mấy tay đầu mối không bán thuốc sợi cho bác thì bác mua của người khác, thiếu gì.

    Bà mẹ nhìn Sơn cầu cứu :

    - Thì cháu cứ cầm lấy đi. Cứ coi cái cơ sở làm ăn này là của chung, lỗ cùng chia, lãi cùng hưởng.

    Sơn cũng tiếp lời :

    - Không có đằng ấy thì tụi nó hốt sạch ngay từ đầu rồi. Không chừng còn phải đi kinh tế mới nữa ấy chứ. Thôi cứ cầm lấy đi, cho mẹ tớ yên tâm.

    Tửu cười :

    - Thôi bác cứ giữ cho cái vốn nó nhiều hơn một tí đi. Mai mốt nhà này biến thành hãng sản xuất thuốc củi có trang bị máy móc hiện đại thì cháu sẽ xin chia lời.

    Nói vừa xong, chưa ai kịp trả lời thì Tửu lại tiếp ngay:

    - Cháu lại vừa xúi dại bác rồi. Ham gì cái cơ chế này mà tính mở hãng sản xuất. Cong cổ lên làm, khi có tí máu mặt là nó tịch thu hết.

    Bà mẹ của Sơn chỉ biết nhún vai, thở dài.
    ***
    Tình cảnh gia đình của Sơn, bọn chúng tôi ai biết cũng mừng. Chỉ ái ngại cho cô Tổ trưởng Tổ thêu may tức cô giáo Hường mà tôi đã có dịp nói đến trong một chương trước.

    Hôm ấy, ngoài vẻ bình dị ngày thường với đôi vành môi khô héo không được thoa son, vẻ mặt vẫn thấp thoáng một vẻ phập phồng, e ngại như lúc nào cũng sợ chuyện gì bất trắc xẩy ra với mình, nhưng tôi lại thấy trong khi dọn dẹp đồ đạc của mình, mắt cô hôm nay đỏ hoe như đã khóc nhiều lần. Căn phòng lúc đó có nhiều người ra vô nên tôi không tiện hỏi, nhưng chiều hôm sau, tôi hỏi thăm một nữ giáo viên đồng nghiệp thì được biết cô không bị ai trong trường chèn ép cả. Cô chỉ vào gặp Ban Giám Hiệu để xin nghỉ việc !

    Ui cha! Chuyện động trời ! Chen một chân làm giáo viên ở thời buổi này đâu có dễ, lại với cái vỏ nhà giáo thì Phường, Khóm nể vì, ít có lui tới hoạnh họe. Vậy làm sao mà cô xin nghỉ ? Mỗi hoàn cảnh riêng tư tất bao giờ cũng có những lý do riêng không thể cứ đem ra chỗ công khai mà phơi bầy. Cho nên, cô chỉ nói là xin nghỉ việc để dễ bề trông nom con cái. May là cô chưa được biên chế vì còn chồng đang học tập cải tạo, nên không bị ràng buộc theo quy chế nhà nước. Chứ biên chế rồi, cô đâu có thể xin ra, xin vào như đi mua vé vô một rạp hát. Ban Giám Hiệu, sau nhiều lần khuyên nhủ, cũng đành chấp thuận để cô ra đi. Mấy cô giáo bạn bè thân thiết thì cứ theo cô sát nút để khuyên can. Nhưng cô chỉ lạnh lùng buông gọn một câu :

    - Ý tôi đã quyết rồi. Tôi phải để dành nhiều thì giờ cho con cái mình hơn.

    Sau này tôi lại được nghe thêm chi tiết vì sao cô đã bỏ trường ra đi. Thì ra mọi sự chỉ là do câu chuyện xẩy ra vào cái hôm cô thay mặt chồng đang trong trại cải tạo làm giỗ ông bố chồng. Cô nói với mấy con nhỏ:

    - Các con vái ông nội đi. Cầu xin ông nội phù hộ cho bố mau được trở về.

    Đứa nhỏ nhất cất tiếng hỏi :

    - Bố đi đâu mà sao lâu quá vậy hả mẹ ?

    Con chị của nó giành trả lời :

    - Bố đi học tập cải tạo. Phải lâu mới về.

    Rồi nó quay sang phía mẹ cất giọng rành rẽ:

    - Mẹ khuyên bố nên học tập tốt, lao động tốt, nhà nước sẽ khoan hồng cho mọi tội lỗi để mau mà trở về.
    Mặt chị Hường bỗng tái nhợt đi. Chị nhìn đứa con gái của mình như một thứ quái vật rồi quắc mắt lên hỏi :
    - Ai bảo với con rằng bố có tội lỗi chờ nhà nước khoan hồng.

    Con bé cãi :

    - Cô giáo nói ! Cô giáo bảo Mỹ Ngụy gây nhiều tội ác nên phải đi học tập cải tạo. Bố cũng là lính Ngụy phải không mẹ ?

    Chỉ thiếu điều chị Hường hất tung mâm cơm khi đó còn đang đặt trước ban thờ có khói hương nghi ngút. Nhưng chị đã dằn được lòng nên chỉ chạy tuốt vô buồng trong nằm khóc lên rưng rức.

    Đối với chị, niềm hy vọng to tát nhất trong lúc này là lo lắng cho con cái được cắp sách tới trường, mong chúng học hành chăm chỉ để gầy dựng tương lai. Lại vì quá lo toan trong cuộc sống, chị chỉ có thể gửi gấm chúng nó đến trường chứ ít khi nào có thể tự mình đích thân dạy dỗ chúng nó. Nhưng cứ cái cung cách khoán trắng cho nhà trường thế này, có ai dè là chúng nó sẽ bị nhồi nhét đủ mọi thứ ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Hèn chi mà trong thực tế đầy dẫy những chuyện con cái thản nhiên quay ra dè bỉu, nhục mạ, có khi cả đấu tố cha mẹ nữa không chừng.

    Chúng tôi nghe chị kể lại mà lòng ngao ngán, chỉ lặng lẽ nhìn nhau không ai nói lên lời. Mà cũng chẳng biết an ủi hay khuyên nhủ chị được điều gì hơn. Chúng tôi hoàn toàn cảm thông nỗi phẫn uất của chị trong hoàn cảnh chồng thì vẫn cứ kéo lê kiếp tù năm này qua năm khác tại các trại cải tạo, mà con cái thì hằng ngày vẫn cứ bị nhồi nhét lòng khinh miệt ngay cả đối với bố của chúng nó, kẻ đã xả thân cho sự an nguy của gia đình cũng như của toàn xã hội.Sao cái thời buổi này lại nẩy sinh ra nhiều chuyện nhếch nhác đến thế !
    (còn tiếp)

  5. #24
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    19
    NGƯỜI BẠN CŨ

    Từ năm 1976, dân chúng miền Bắc vào Nam tìm thăm thân nhân ngày càng đông.

    Trong dịp này, tôi cũng có cơ hội được gặp lại Duy, một anh bạn kể như là một trong những người bạn thân thiết nhất từ thời còn cắp sách đến trường, trong những năm theo bậc trung học.

    Hồi đó, hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Ban ngày thì cặp kè trên đường đi học. Buổi tối sau khi cơm nước xong lại đã tìm đến nhà nhau, khi thì trao đổi bài vở nhà trường, khi thì bàn luận với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới biển.

    Tôi học được ở Duy rất nhiều điều. Chẳng những về luận văn đã rất khá, anh còn có biệt tài viết Nhật Ký rất lưu loát, rất chăm chỉ đều đặn. Hầu như anh không bao giờ bỏ sót một ngày nào là không ghi chép một, hai trang trong cuốn sổ riêng của mình. Tôi thực tình không hiểu anh tìm ở đâu ra mà lắm ý tưởng để có thể viết được bền bỉ đến thế. Có đôi lần anh mở hé cho tôi đọc một vài trang. Cũng có khi anh chỉ thuật lại cho tôi nghe vài ý tưởng mà anh vừa ghi chép xong. Tất nhiên là tôi chẳng thể nhớ được điều gì, nhưng anh đã để lại trong đầu óc tôi một ấn tượng về con người của anh, đa sầu đa cảm, hay tự đặt ra cho mình những thắc mắc vẩn vơ rồi tự lý giải lấy cho mình. Còn tình yêu của anh thì cũng rất phong phú. Tôi thấy nhiều lần anh khoe là đã bị ngây ngất vì một hình bóng nào đó. Có người thì anh mới thoáng nhìn thấy là đã yêu rồi mặc dù chưa hề biết gốc gác của người ấy ra sao. Có người thì anh biết chỗ ở, biết thói quen ra vào, biết cả ngôi trường cô ta đang học, nhưng có mỗi cái tên thì anh chưa ‘điều tra” ra. Vậy mà hình bóng của cô cũng đã chiếm nhiều trang giấy trong tập nhật ký của anh. Cái cung cách vung vít tình cảm một cách vô cùng lãng mạn ấy, thật không còn từ ngữ nào đúng hơn mà tôi gán cho anh, đó là con người của anh “đặc sệt chất tiểu tư sản”.

    Khi Hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7 năm 1954, tôi theo gia đình vô Nam, còn anh thì ở lại Hà Nội. Trước lúc chia tay, chúng tôi chỉ còn kịp kéo nhau đi tiệm chụp chung một tấm hình. Khi ảnh được rửa ra 2 tấm, chúng tôi cùng ghi ở phía sau một lời hẹn hò: “Hai năm sau chúng mình sẽ gặp lại.”.

    Cái mốc thời gian ấy chẳng bao giờ tới cả . Vì năm 1955, ông Phạm văn Đồng có gửi thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm, yêu cầu mở hội nghị hiệp thương để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. Nhưng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị này dựa vào lý do chính phủ QGVN không ký vào hiệp định Genève và nhất là vì không có bằng chứng nào cho thấy miền Bắc đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản.

    Thế là cuộc chia tay hẹn hò “hai năm”giữa hai chúng tôi phải đợi mãi hơn 20 năm sau chúng tôi mới có dịp gặp lại tại căn nhà của tôi ở bên Gia Định.

    Mà Duy lại đã xuất hiện rất bất ngờ, không hề loan báo trước. Trên tay anh chỉ có mảnh giấy có vài chi tiết của một bản đồ vẽ nguệch ngoạc. Chắc là ai đó ở Hà Nội đã cho anh địa chỉ của tôi và anh đã mò mẫm tìm được tới.

    Khi anh sừng sững bước vào, tôi không thể nhận được ra anh. Có vẻ như anh cố tình không nói năng thêm gì để xem tôi có nhận ra anh hay không. Phải mất cả phút đồng hồ để đầu óc của tôi bới tung quá khứ mong tìm ra một tên tuổi quen thuộc. Rồi tôi buông một câu sững sờ:

    - Duy phải không ?

    Chúng tôi mừng tủi nắm chặt tay nhau. Cái hẹn hai năm tính ra đã tới hai mươi hai năm mới được thực hiện. Bây giờ thì tôi có thể nhìn ngắm kỹ để quan sát những đổi thay ở người bạn cũ. Anh già hơn trước dĩ nhiên, nhưng tôi không thể ngờ anh lại có thể già đến thế. Mới ngoài bốn mươi mà tóc của anh đã nhiều sợi bạc, nước da trắng trẻo rất công tử bột ngày xưa nay đã khô cằn và đen sạm. Nhưng sự thay đổi nơi anh rõ nhất là ở nụ cười. Gặp nhau vui vẻ sao nụ cười của anh vẫn héo hắt như chỉ cố gượng vui. Ngay cả khi anh nói chuyện, tôi thấy anh luôn có vẻ ngập ngừng. Đâu rồi người bạn năm xưa của tôi với đủ tính chất hồn nhiên, tươi trẻ, năng nổ, ồn ào ?

    Tôi giữ anh lại suốt một ngày để có dịp hàn huyên mặc dù nhiều lúc anh nằng nặc đòi ra đi, như thể sự lưu lại bất thường này đã đem lại cho anh những cảm giác bất an. Trong tình cảnh như thế, câu chuyện giữa hai chúng tôi tất nhiên sẽ chẳng hào hứng gì như khởi đầu tôi đã nghĩ. Tôi tưởng rằng sau ngần ấy năm xa cách, chúng tôi sẽ có biết bao nhiêu câu chuyện để hàn huyên, bao nhiêu nỗi niềm để chia sẻ. Nhưng niềm vui của tôi cứ bị vót lụi đi dần khi thấy cung cách trò chuyện của anh không có vẻ tự nhiên. Thỉnh thoảng, một người trong gia đình tôi đi ngang qua thì dù đang nói gì anh cũng im bặt, đôi mắt láo liên, liếc ngang liếc dọc cứ như một kẻ phạm tội luôn luôn lo lắng mình bị rình mò.

    Nhưng dù giữ ý cách nào thì anh cũng tiết lộ cho tôi được biết nhiều chi tiết buồn thảm trong đời sống của anh. Người anh cả của anh trước đây là một quân nhân phục vụ trong ngành Quân Thứ Hành Chánh Lưu Động (GAMO-Groupe Administratif Mobile Operationnel) một loại tổ chức gồm cả quân sự lẫn chính trị do Pháp tài trợ có nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ cơ quan hành chánh tại xã ấp của những vùng đã được quân đội Pháp chiếm lại khỏi tay Việt Minh Cộng sản.

    Cũng như số phận của tất cả những cựu quân nhân, công an, cảnh sát hay công chức thuộc chế độ cũ, người anh của Duy đã bị gọi đi trình diện và không có ngày trở về. Sự kiện này đã giáng một đòn rất mạnh vào tâm tình của Duy. Đã thế, đời sống của gia đình Duy cũng bị gắn liền với cái lý lịch “ác ôn” của người anh cả của mình mà thêm khốn đốn. Tôi không rõ Duy đã phải phấn đấu đến thế nào để có thể tồn tại cho tới ngày nay, nhưng con người của anh thì đã bị tàn phá thấy rõ. Anh luôn có vẻ rụt rè, bất an, không bao giờ nói năng đến hết lời, hết ý của mình vì cứ đang nói đến nửa chừng thì anh chợt ngừng lại, như để đón ý người nghe. Con người tự tin, phóng khoáng, sẵn sàng biểu lộ hết ý nghĩ của mình mà không cần phải quanh co, giấu giếm nay đã không còn.

    Sau này thì tôi có thể xếp loại anh vào hàng ngũ một số trí thức miền Bắc, những người không hề có tí chức vụ hay quyền năng nào nhưng cũng chẳng muốn bon chen phấn đấu để mong kiếm chác thêm đôi chút bổng lộc gì. Họ trái với nhiều người khác, tuy chức vụ hay quyền năng thì cũng chẳng hơn gì ai, nhưng lại sẵn sàng bán rẻ linh hồn vì chút danh vọng hay quyền lợi. Đây là hàng ngũ những kẻ sun soe, những chuyên viên đội đạp và là tác giả của những bài viết ngồi xổm lên sự nguyền rủa của dư luận vì tính cách bịa đặt hay xuyên tạc trắng trợn của nội dung bài viết.

    Tôi thương hại cho Duy nhưng cũng mừng cho anh. Cái vốn Tiểu tư sản cuối cùng mà anh còn lại đã khiến anh không đến nỗi phải đi bán rẻ linh hồn cho dù con người đích thực của anh đã chẳng còn tồn tại từ bao nhiêu năm nay rồi.

    Hôm chia tay, tôi gửi anh một gói quà, trong có vài món đồ dùng lặt vặt kèm theo vài cuốn sách cũ mà tôi nghĩ rằng anh sẽ thích đọc. Nhưng anh đã mở cái gói ra kiểm điểm lại từng món (một hành vi chẳng còn …tiểu tư sản chút nào !) và bỏ lại mấy cuốn sách.

    Tôi nói :

    - Sách này vô thưởng vô phạt, tôi mua lại trên vỉa hè Sài Gòn, không sao đâu.

    Anh mỉm cười héo hắt :

    - Đem về chật va li. Để dành chỗ cho líp xe, đá lửa và bút bi còn giá trị hơn.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Bút bi mà cũng có giá kia à ?

    - Có giá chứ ! Nhất là bút bi mực đỏ. Nhiều thầy cô ngoài đó thiếu cả bút mực đỏ để chấm bài cho học trò.

    - Ủa ! Sao năm nào tới Ngày Các Nhà Giáo cũng thấy Nhà nước ra hiệu triệu khoe là hết lòng chăm lo đời sống của Thầy Cô.

    Duy ngần ngừ rồi đáp :

    - Thì cũng có đấy, nhưng tùy mức độ.

    Tôi rất không ưa cái lối trò chuyện lấp lửng này (mà tôi đã gặp ở nhiều người chứ chẳng riêng gì Duy), nên hỏi tới :

    - Tùy mức độ là có hay không ?

    - Có chứ !

    - Vậy đời sống giáo viên ngoài ấy được chăm lo đến mức nào ?

    Anh cúi đầu rồi thở dài không nói tiếp. Mãi tới lúc trên con đường từ nhà ra bến xe buýt để tiễn chân anh về nhà người quen, nơi anh cư ngụ trước khi quay ra Hà Nội, anh mới thổ lộ:

    - Cậu nhớ cô Quy không ?

    Tôi lục lọi trí nhớ rồi buột mồm:

    - Quy bán vải ở đầu phố hàng Đào ấy hả ?

    Duy gật đầu :

    - Gia đình cô ấy cũng bị cải tạo tư sản. Nhà cửa, tài sản bị tịch thu hết. Sau cô ấy cũng cố gắng ngoi lên và xin được một chân cô giáo ở một trường tiểu học ngoài ngoại ô. Chồng đi nghĩa vụ quân sự. Một nách cô ấy phải nuôi 2 đứa con nhỏ. Cả nhà cứ phải đói ăn thường xuyên. Một lần con ốm, nhà hết gạo, nhân gặp ca trực trường, cô ấy lẻn vào kho tiếp liệu xúc trộm một giá gạo, bị bảo vệ phát giác...

    Nói đến đây bỗng Duy ngưng lại. Có vẻ anh nghẹn ngào cố trấn áp một cơn xúc động. Rồi anh lại tiếp :

    - Tuy vậy nhà trường cũng thông cảm, không kỷ luật gì. Nhưng kể từ đó, cô ấy loay hoay với chính bản thân của mình, cứ y như cô đã là một kẻ tội đồ ngày xưa bị mang dấu ấn ở ngay giữa trán. Khi vào xúc trộm gạo thì tình mẫu tử trong cô trỗi dậy mạnh mẽ, bất chấp mọi thứ hiểm nguy, miễn lấp đầy được bao tử của con cái mình, lúc xót xa nhìn thấy chúng đói. Đến khi bị phát giác thì lương tâm nhà giáo của cô đã không tha thứ. Nó lớn tiếng nạt nộ, nó hành hạ, phỉ nhổ, khinh miệt cô khiến cho cô bây giờ không còn một chút dáng dấp gì gọi là niềm tự hào của một nhà giáo nữa. Nhiều khi đứng lớp mà nom cô như một cái xác không hồn.

    Duy đứng lại ở ven đường. Từ xa, bóng dáng cái xe buýt đã xuất hiện và sắp sửa trờ tới. Chúng tôi nắm chặt tay nhau và cùng nhìn nhau không nói. Tôi bỗng cảm thấy như mình gần gũi với anh hơn là trong suốt quãng thời gian hàn huyên tái ngộ vừa qua. Nhìn ánh mắt của anh, tuy mệt mỏi nhưng thoáng hiện vài nét long lanh, tôi như vụt tìm lại được hình bóng của người bạn cũ ngày xưa.

    ***
    Khoảng hơn mười ngày sau tôi lại còn có dịp gặp lại Duy khi tôi quyết định ra ga Sài Gòn để chào từ biệt anh trở về miền Bắc.

    Thân nhân của Duy đã xếp hàng lấy vé cho anh từ mấy hôm trước nên anh đã vào sân ga từ lúc năm giờ sáng. Tôi đến sau anh, nhưng cũng không trễ, vì còn cả tiếng đồng hồ tầu mới khởi hành. Tôi chỉ việc lấy “vé vào sân” được bán ở ngay cổng vào sân ga. Loại vé này chỉ bán cho người đi tiễn thân nhân để được phép vào sân ga. Mua vé xong, tôi đã đi dọc dẫy toa tầu để tìm anh. Vào thời điểm đó, con tầu thống nhất Bắc Nam đã có thể chuyển bánh được coi như một niềm tự hào lớn lao của chế độ mới. Hành khách rất đông, đông nhất là đám ở Hà Nội vào thăm thân nhân rồi đến ngày phải trở ra và đám bộ đội phục viên tức được giải ngũ trở về quê quán. Ngoài ra cũng còn cả những cán bộ, công nhân viên di chuyển xuyên suốt tuyến Bắc Nam do nhu cầu công tác.

    Các toa tầu lúc này đã khứ khự hành khách với đủ loại hàng hóa chồng chất chung quanh. Tôi nhìn thấy Duy lọt thỏm sau khung cửa sổ chen chúc những người. Trong khung cảnh này, tôi thấy rõ là chẳng còn dịp nào mà người đi, kẻ ở nói được với nhau những lời thở than trước khi toa tầu chuyển bánh. Duy hình như cũng biết điều đó nên cố thò cổ ra ngoài và hét to :

    - Chào nhé ! Thôi đi về đi !

    Tôi ngậm ngùi giơ tay lên vẫy anh thật lâu. Rồi bỗng như bị những người phía sau xô đẩy, anh chợt mất hút sau khung cửa sổ toa tầu. Tôi có cảm giác hụt hẫng, xé lòng như có một người thân vừa bị cơn sóng dữ ùa lên khỏa lấp và nuốt chửng mất hình hài vào lòng biển.

    Rồi tôi cứ đứng như thế ngơ ngẩn như một kẻ mất hồn cho đến khi tiếng còi tầu rúc lên báo hiệu tới giờ chuyển bánh. Những người đi tiễn chạy ùa lên, cố với tay để vẫy gọi thân nhân trên tầu. Tôi cũng cố gắng tìm tòi hình bóng của Duy một lần nữa. Nhưng tôi không còn trông thấy anh ở đâu nữa.

    Vĩnh biệt Duy ! Vĩnh biệt Hà Thành với điệu nhạc tuyệt vời mà tôi vẫn nghêu ngao từ hồi mới di cư vào Nam hồi năm 1954 :

    Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi
    Ánh đèn giăng mắc muôn nơi
    Áo màu tung gió chơi vơi
    Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ
    Liễu mềm nhủ gió ngây thơ
    Thấu chăng lòng khách bơ vơ?

    Có một điều thay đổi khi tôi nhớ đến bài hát này.

    Vào năm 1954, hát lên bài này, tôi thấy lòng mình dâng lên một nỗi nhớ miên man, day dứt.

    Vào thời điểm bây giờ, chỉ vài ba năm sau khi Sài Gòn đổi chủ, Hà Nội đã gần gũi hơn vì người Hà Nội đã vào đến đây. Nhưng buồn thay khi nhớ đến bài hát này, tôi không còn tìm thấy những tình cảm day dứt như xưa nữa. Hà Nội ngày xưa trong tôi đã phai nhòa trong những dáng người như Tửu, như Toán , như Duy….và nhiều toán cán bộ nam nữ khác từ miền Bắc vào, đi lũ lượt trên các đườngphố.

    Lúc tiễn Duy trở ra về, tôi phải đi qua mặt tiền của khu nhà ga Sài Gòn, khi đó còn tọa lạc ngay gần xế cửa chợ Bến Thành.

    Tuy trời vừa hửng sáng nhưng ở đây đã ồn ào, náo nhiệt. Từ ngoài vỉa hè đường vào đến dẫy tam cấp có những bậc xi măng bước lên gian đại sảnh của nhà ga, đâu đâu cũng chật ních những người. Nhưng nếu chui được hẳn vào khu vực chính bán vé thì quang cảnh mới thấy hãi hùng. Cả một đám người hiện ra, mang rặt một mầu ảm đạm như quần áo mầu xanh bộ đội đã cũ nhàu, y phục dân sự thì nhuộm đen, nhuộm nâu, cái lành lặn, cái vá víu hay rách nát, tất cả phơi bầy ra một khoảng chật hẹp mà chung quanh thì la liệt rác rưởi nào bã mía, giấy kẹo, tàn thuốc, cùng đủ thứ lá bóc ra từ bánh chưng, bánh giò…Tất cả những thứ ấy đều có mùi, từ mùi mồ hôi người đến mùi quần áo cũng như mọi thứ mùi rác rưởi đã quyện lấy nhau mà ngùn ngụt tỏa lên, bốc ngùn ngụt trong cái oi bức của một ngày nắng nóng Sài Gòn. Đã thế, trên sàn xi măng còn có kẻ đứng, người ngồi, nhiều góc còn có người giải báo, kẻ lót áo mưa ngả lưng ngay trên sàn gạch. Còn bộ đội thì lổn nhổn, la liệt, chỗ thì ngồi bó gối hút thuốc vặt, chỗ thì lim dim ngủ gật, lại có những anh còn đang ngáy khò khò vì chắc phải lấn chỗ, xếp hàng qua đêm nên bây giờ ngủ gục.

    Ở ngay trước quầy bán vé, tuy mọi người có chen lấn nhau, nhưng hàng ngũ có vẻ trật tự hơn là ở phòng đợi. Đằng sau tấm lưới ngăn cách nhân viên hỏa xa với hành khách, cô nhân viên không thấy bán vé hay kiểm tiền mà chỉ có nhiệm vụ xem xét giấy tờ di chuyển của hành khách có hợp lệ không. Nếu hợp lệ thì được cô ta cấp cho một giấy chứng nhận. Được giấy chứng nhận rồi, hành khách phải trở về nhà để ngày hôm sau theo hẹn quay trở lại xếp hàng tiếp mà mua vé !

    Tại sao nhà nước lại “hành” dân như thế ?

    Không phải đâu ! Nhân viên bán vé không có thì giờ kiểm soát giấy tờ của hành khách nên mới phải đặt thêm một “khâu” kiểm tra trước khi bán vé. Sau khi giấy tờ được xem xét kỹ lưỡng là hợp lệ rồi, thì hành khách được cấp phát một vé kiểm nhận để trình ra khi mua vé tầu. Chỉ có thế mới ngăn chặn được bọn xấu ngang nhiên di chuyển bằng phương tiện của nhà nước trong khi các công nhân viên, cán bộ nhà nước phải chầu chực nhiều ngày mới mua được tấm vé. Riêng bọn giáo viên miền Nam chúng tôi thì không được mua vé đi Hà Nội, chỉ được ra đến Huế thôi. Qui định của nhà nước lúc đó là như thế. Cho nên phải thêm “khâu” kiểm tra giấy tờ trước khi bán vé là phải rồi. Còn kêu ca chi nữa !

    Nói chung, để mua được một tấm vé tầu thống nhất Bắc Nam hồi đó, người ta phải mất ít nhất hai ngày. Ngày đầu đi xếp hàng xin kiểm nhận giấy tờ. Ai có người quen trong thành phố thì còn đỡ, nếu không thì cứ trải đại chiếu ra nằm, ngồi la liệt từ trong đại sảnh lan xuống vỉa hè nhẫn nại chờ qua ngày hôm sau chen chân vào giành chỗ mua vé. Thành ra số hành khách chờ đợi ở cả hai “khâu” cứ tích lại. Người đông lúc nhúc như bầy vịt chen chúc trong một cái lồng chật hẹp. Mặt mũi ai cũng bơ phờ nhếch nhác, hiếm thấy trên môi người nào nở ra được một nụ cười. Nếu cứ nhìn ngắm cho kỹ, ta chợt có cảm giác như đang phải đối diện với một lớp người từ cõi xa xăm nào hiện về. Họ có cử động mà không thấy nét linh hoạt. Họ có nói năng, trao đổi mà không thấy âm thanh sôi nổi của sự sống. Nhìn họ, ta thấy mọi nỗi cơ cực trong cái xã hội được gọi là XHCN bị bộc lộ ra hết. Nhân phẩm và những giá trị khác của con người đã không được giới lãnh đạo quan tâm nên mới ra nông nỗi này.

    Nhưng nếu con người ở những chỗ đó câm nín, ít biểu lộ tình cảm ra ngoài thì các vật dụng hay hàng hóa mà họ mang theo lại có thể nói lên phần nào nỗi niềm ao ước nhỏ nhoi, hay tâm tình vui vẻ riêng tư của mỗi người.

    Ta hãy coi một bác công nhân quàng trên vai cái khung xe đạp, tay còn ôm khư khư một bó căm xe. Anh bộ đội thì ôm đồm một mớ có đến hai, ba con búp bê bằng nhựa rẻ tiền lại kèm thêm vài chiếc áo đầm con nít may bằng vải in hoa mầu sắc nom rất lòe loẹt. Lại có những thùng những sọt để ngổn ngang trên lối đi, bên trong nhồi nhét đủ thứ đồ dùng như những cái khay nhôm, những chồng bát hay ly nhựa, những cái rổ rá bằng ny-lông xanh đỏ, và những nồi niêu, xoong chảo làm bằng nhôm, bằng đồng còn mới tinh nom như mới đúc ở lò ra.

    Nhưng cái mà người ta mang theo nhiều nhất không phải là những đồ dùng hàng ngày mà lại là những ổ bánh mì, loại dài có, loại đóng thành khuôn vuông vắn nom như cái gối để đầu giường được gọi là bánh mì gối cũng có. Thành ra, trong cái nhà ga chật chội này, nhìn đâu cũng thấy túi, thấy gói mà cột buộc bên trong là những ổ bánh mì. Đấy không phải là thứ thực phẩm để ăn dọc đường nhưng quý giá hơn, nó là món quà rất được người ở nhà ưa chuộng và đón chờ khi có người thân đi xa trở về.

    Chỉ cần liếc qua tất cả những hàng hóa mang theo đó người ta mới thấy nhu cầu của đồng bào miền Bắc đơn giản như thế nào, đời sống của họ đã thiếu thốn ra sao. Nhất là cái tính ẩn nhẫn, chịu đựng đã bền bỉ đến mức như thế nào. Bởi trong cái bầu không khí chật chội, oi bức, nồng nặc xông mùi như thế, sự chờ đợi lâu lắc không phải từng giờ, từng phút mà từ ngày nọ qua ngày kia đã khiến cho sự chịu đựng của con người có thể lên tới mức rũ liệt. Chẳng còn ai muốn góp phần vào đời sống chung quanh như chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn của sự đoàn tụ với thân nhân sau bao nhiêu năm chia cách. Ngoại trừ chỉ có đám người nào vừa mới tới thì mới cất tiếng om sòm, hỏi han nhau tíu tít chỗ nào xếp hàng để đăng ký giấy tờ, giờ nào thì nhà ga bắt đầu bán vé..v..v.. Nhưng những câu hỏi dù cất lên cách nào thì cũng chỉ rớt vào khoảng không, chẳng có ai lên tiếng mách bảo. Những người tới trước chỉ khẽ ngước lên nhìn, rồi lại thản nhiên nhắm mắt nằm im lìm, có vẻ như muốn biểu lộ cái ý “ta đã thế này thì người khác cũng phải chịu đựng như thế thôi”. Diễn tả theo một kiểu khác thì đó là những thái độ vô cảm trong đời sống hằng ngày. Mà suy cho cùng thì đấy là một sự tróc gốc đạo đức của con người ở vào tầm mức đáng buồn nhất. Một quan niệm sống “mắc-kê-nô” tức “mặc kệ nó” như thế nếu xẩy ra chỉ ở vài cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt riêng tư thì cũng là lẽ thường. Nhưng khi nó biến thành cái quán tính chung của nhiều người thì phải nói, đấy là một thảm họa lâu dài cho xã hội.

    Nhưng biết làm sao. Tôi cho rằng thứ tâm lý đó là hậu quả của những con người vốn đã từng trải qua những kinh nghiệm khiếp đảm. Họ chỉ hoàn hồn khi thấy mình còn sống sót, nhưng là một sự hoàn hồn trong tình trạng thất thần, không còn dám nghĩ đến những ước mơ gì, không còn dám cựa quậy gì để làm mất lòng các giới chức cầm quyền từ cỡ to xuống tới cỡ nhỏ. Bởi lãnh đạo dù ở cấp nhỏ nhoi thế nào cũng có quyền nắm sinh mạng của mình trong tay. Trong một đời sống đã quá cơ cực, thì một cái tem phiếu, một món hàng quốc doanh được mua ngoài tiêu chuẩn, một tấm giấy ngợi khen, một suất đi tham quan, hội họp, liên hoan ở ngoài địa phương đang sống …tất cả đều có thể tác động được vào hành vi sinh hoạt của tất cả mọi người. Bọn lãnh đạo, dù ở cấp cao hay cấp thấp, dù ở trong Ban Ngành hay tổ chức nào thì cũng đều lợi dụng tối đa để bắt nạn nhân phục vụ cho mình.

    Cho nên, chỉ kinh qua những hoàn cảnh như thế, người ta mới thấm thía câu thơ nhại theo Kiều của Nguyễn Du :

    Bắt phanh trần phải phanh trần
    Cho may-ô mới được phần may-ô.

    Các nhà văn, nhà báo trước đây thường ca ngợi ở Việt Nam cứ ra ngõ là gặp anh hùng, không biết khi bị nhân dân anh hùng đọc lên hai câu lục bát ấy, thì họ có biết gục mặt xuống hay không ?
    (còn tiếp)

  6. #25
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)
    19
    NGƯỜI BẠN CŨ

    Từ năm 1976, dân chúng miền Bắc vào Nam tìm thăm thân nhân ngày càng đông.

    Trong dịp này, tôi cũng có cơ hội được gặp lại Duy, một anh bạn kể như là một trong những người bạn thân thiết nhất từ thời còn cắp sách đến trường, trong những năm theo bậc trung học.

    Hồi đó, hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau. Ban ngày thì cặp kè trên đường đi học. Buổi tối sau khi cơm nước xong lại đã tìm đến nhà nhau, khi thì trao đổi bài vở nhà trường, khi thì bàn luận với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới biển.

    Tôi học được ở Duy rất nhiều điều. Chẳng những về luận văn đã rất khá, anh còn có biệt tài viết Nhật Ký rất lưu loát, rất chăm chỉ đều đặn. Hầu như anh không bao giờ bỏ sót một ngày nào là không ghi chép một, hai trang trong cuốn sổ riêng của mình. Tôi thực tình không hiểu anh tìm ở đâu ra mà lắm ý tưởng để có thể viết được bền bỉ đến thế. Có đôi lần anh mở hé cho tôi đọc một vài trang. Cũng có khi anh chỉ thuật lại cho tôi nghe vài ý tưởng mà anh vừa ghi chép xong. Tất nhiên là tôi chẳng thể nhớ được điều gì, nhưng anh đã để lại trong đầu óc tôi một ấn tượng về con người của anh, đa sầu đa cảm, hay tự đặt ra cho mình những thắc mắc vẩn vơ rồi tự lý giải lấy cho mình. Còn tình yêu của anh thì cũng rất phong phú. Tôi thấy nhiều lần anh khoe là đã bị ngây ngất vì một hình bóng nào đó. Có người thì anh mới thoáng nhìn thấy là đã yêu rồi mặc dù chưa hề biết gốc gác của người ấy ra sao. Có người thì anh biết chỗ ở, biết thói quen ra vào, biết cả ngôi trường cô ta đang học, nhưng có mỗi cái tên thì anh chưa ‘điều tra” ra. Vậy mà hình bóng của cô cũng đã chiếm nhiều trang giấy trong tập nhật ký của anh. Cái cung cách vung vít tình cảm một cách vô cùng lãng mạn ấy, thật không còn từ ngữ nào đúng hơn mà tôi gán cho anh, đó là con người của anh “đặc sệt chất tiểu tư sản”.

    Khi Hiệp định Genève được ký kết vào tháng 7 năm 1954, tôi theo gia đình vô Nam, còn anh thì ở lại Hà Nội. Trước lúc chia tay, chúng tôi chỉ còn kịp kéo nhau đi tiệm chụp chung một tấm hình. Khi ảnh được rửa ra 2 tấm, chúng tôi cùng ghi ở phía sau một lời hẹn hò: “Hai năm sau chúng mình sẽ gặp lại.”.

    Cái mốc thời gian ấy chẳng bao giờ tới cả . Vì năm 1955, ông Phạm văn Đồng có gửi thư cho thủ tướng Ngô Đình Diệm, yêu cầu mở hội nghị hiệp thương để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. Nhưng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã bác bỏ đề nghị này dựa vào lý do chính phủ QGVN không ký vào hiệp định Genève và nhất là vì không có bằng chứng nào cho thấy miền Bắc đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản.

    Thế là cuộc chia tay hẹn hò “hai năm”giữa hai chúng tôi phải đợi mãi hơn 20 năm sau chúng tôi mới có dịp gặp lại tại căn nhà của tôi ở bên Gia Định.

    Mà Duy lại đã xuất hiện rất bất ngờ, không hề loan báo trước. Trên tay anh chỉ có mảnh giấy có vài chi tiết của một bản đồ vẽ nguệch ngoạc. Chắc là ai đó ở Hà Nội đã cho anh địa chỉ của tôi và anh đã mò mẫm tìm được tới.

    Khi anh sừng sững bước vào, tôi không thể nhận được ra anh. Có vẻ như anh cố tình không nói năng thêm gì để xem tôi có nhận ra anh hay không. Phải mất cả phút đồng hồ để đầu óc của tôi bới tung quá khứ mong tìm ra một tên tuổi quen thuộc. Rồi tôi buông một câu sững sờ:

    - Duy phải không ?

    Chúng tôi mừng tủi nắm chặt tay nhau. Cái hẹn hai năm tính ra đã tới hai mươi hai năm mới được thực hiện. Bây giờ thì tôi có thể nhìn ngắm kỹ để quan sát những đổi thay ở người bạn cũ. Anh già hơn trước dĩ nhiên, nhưng tôi không thể ngờ anh lại có thể già đến thế. Mới ngoài bốn mươi mà tóc của anh đã nhiều sợi bạc, nước da trắng trẻo rất công tử bột ngày xưa nay đã khô cằn và đen sạm. Nhưng sự thay đổi nơi anh rõ nhất là ở nụ cười. Gặp nhau vui vẻ sao nụ cười của anh vẫn héo hắt như chỉ cố gượng vui. Ngay cả khi anh nói chuyện, tôi thấy anh luôn có vẻ ngập ngừng. Đâu rồi người bạn năm xưa của tôi với đủ tính chất hồn nhiên, tươi trẻ, năng nổ, ồn ào ?

    Tôi giữ anh lại suốt một ngày để có dịp hàn huyên mặc dù nhiều lúc anh nằng nặc đòi ra đi, như thể sự lưu lại bất thường này đã đem lại cho anh những cảm giác bất an. Trong tình cảnh như thế, câu chuyện giữa hai chúng tôi tất nhiên sẽ chẳng hào hứng gì như khởi đầu tôi đã nghĩ. Tôi tưởng rằng sau ngần ấy năm xa cách, chúng tôi sẽ có biết bao nhiêu câu chuyện để hàn huyên, bao nhiêu nỗi niềm để chia sẻ. Nhưng niềm vui của tôi cứ bị vót lụi đi dần khi thấy cung cách trò chuyện của anh không có vẻ tự nhiên. Thỉnh thoảng, một người trong gia đình tôi đi ngang qua thì dù đang nói gì anh cũng im bặt, đôi mắt láo liên, liếc ngang liếc dọc cứ như một kẻ phạm tội luôn luôn lo lắng mình bị rình mò.

    Nhưng dù giữ ý cách nào thì anh cũng tiết lộ cho tôi được biết nhiều chi tiết buồn thảm trong đời sống của anh. Người anh cả của anh trước đây là một quân nhân phục vụ trong ngành Quân Thứ Hành Chánh Lưu Động (GAMO-Groupe Administratif Mobile Operationnel) một loại tổ chức gồm cả quân sự lẫn chính trị do Pháp tài trợ có nhiệm vụ tổ chức và bảo vệ cơ quan hành chánh tại xã ấp của những vùng đã được quân đội Pháp chiếm lại khỏi tay Việt Minh Cộng sản.

    Cũng như số phận của tất cả những cựu quân nhân, công an, cảnh sát hay công chức thuộc chế độ cũ, người anh của Duy đã bị gọi đi trình diện và không có ngày trở về. Sự kiện này đã giáng một đòn rất mạnh vào tâm tình của Duy. Đã thế, đời sống của gia đình Duy cũng bị gắn liền với cái lý lịch “ác ôn” của người anh cả của mình mà thêm khốn đốn. Tôi không rõ Duy đã phải phấn đấu đến thế nào để có thể tồn tại cho tới ngày nay, nhưng con người của anh thì đã bị tàn phá thấy rõ. Anh luôn có vẻ rụt rè, bất an, không bao giờ nói năng đến hết lời, hết ý của mình vì cứ đang nói đến nửa chừng thì anh chợt ngừng lại, như để đón ý người nghe. Con người tự tin, phóng khoáng, sẵn sàng biểu lộ hết ý nghĩ của mình mà không cần phải quanh co, giấu giếm nay đã không còn.

    Sau này thì tôi có thể xếp loại anh vào hàng ngũ một số trí thức miền Bắc, những người không hề có tí chức vụ hay quyền năng nào nhưng cũng chẳng muốn bon chen phấn đấu để mong kiếm chác thêm đôi chút bổng lộc gì. Họ trái với nhiều người khác, tuy chức vụ hay quyền năng thì cũng chẳng hơn gì ai, nhưng lại sẵn sàng bán rẻ linh hồn vì chút danh vọng hay quyền lợi. Đây là hàng ngũ những kẻ sun soe, những chuyên viên đội đạp và là tác giả của những bài viết ngồi xổm lên sự nguyền rủa của dư luận vì tính cách bịa đặt hay xuyên tạc trắng trợn của nội dung bài viết.

    Tôi thương hại cho Duy nhưng cũng mừng cho anh. Cái vốn Tiểu tư sản cuối cùng mà anh còn lại đã khiến anh không đến nỗi phải đi bán rẻ linh hồn cho dù con người đích thực của anh đã chẳng còn tồn tại từ bao nhiêu năm nay rồi.

    Hôm chia tay, tôi gửi anh một gói quà, trong có vài món đồ dùng lặt vặt kèm theo vài cuốn sách cũ mà tôi nghĩ rằng anh sẽ thích đọc. Nhưng anh đã mở cái gói ra kiểm điểm lại từng món (một hành vi chẳng còn …tiểu tư sản chút nào !) và bỏ lại mấy cuốn sách.

    Tôi nói :

    - Sách này vô thưởng vô phạt, tôi mua lại trên vỉa hè Sài Gòn, không sao đâu.

    Anh mỉm cười héo hắt :

    - Đem về chật va li. Để dành chỗ cho líp xe, đá lửa và bút bi còn giá trị hơn.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Bút bi mà cũng có giá kia à ?

    - Có giá chứ ! Nhất là bút bi mực đỏ. Nhiều thầy cô ngoài đó thiếu cả bút mực đỏ để chấm bài cho học trò.

    - Ủa ! Sao năm nào tới Ngày Các Nhà Giáo cũng thấy Nhà nước ra hiệu triệu khoe là hết lòng chăm lo đời sống của Thầy Cô.

    Duy ngần ngừ rồi đáp :

    - Thì cũng có đấy, nhưng tùy mức độ.

    Tôi rất không ưa cái lối trò chuyện lấp lửng này (mà tôi đã gặp ở nhiều người chứ chẳng riêng gì Duy), nên hỏi tới :

    - Tùy mức độ là có hay không ?

    - Có chứ !

    - Vậy đời sống giáo viên ngoài ấy được chăm lo đến mức nào ?

    Anh cúi đầu rồi thở dài không nói tiếp. Mãi tới lúc trên con đường từ nhà ra bến xe buýt để tiễn chân anh về nhà người quen, nơi anh cư ngụ trước khi quay ra Hà Nội, anh mới thổ lộ:

    - Cậu nhớ cô Quy không ?

    Tôi lục lọi trí nhớ rồi buột mồm:

    - Quy bán vải ở đầu phố hàng Đào ấy hả ?

    Duy gật đầu :

    - Gia đình cô ấy cũng bị cải tạo tư sản. Nhà cửa, tài sản bị tịch thu hết. Sau cô ấy cũng cố gắng ngoi lên và xin được một chân cô giáo ở một trường tiểu học ngoài ngoại ô. Chồng đi nghĩa vụ quân sự. Một nách cô ấy phải nuôi 2 đứa con nhỏ. Cả nhà cứ phải đói ăn thường xuyên. Một lần con ốm, nhà hết gạo, nhân gặp ca trực trường, cô ấy lẻn vào kho tiếp liệu xúc trộm một giá gạo, bị bảo vệ phát giác...

    Nói đến đây bỗng Duy ngưng lại. Có vẻ anh nghẹn ngào cố trấn áp một cơn xúc động. Rồi anh lại tiếp :

    - Tuy vậy nhà trường cũng thông cảm, không kỷ luật gì. Nhưng kể từ đó, cô ấy loay hoay với chính bản thân của mình, cứ y như cô đã là một kẻ tội đồ ngày xưa bị mang dấu ấn ở ngay giữa trán. Khi vào xúc trộm gạo thì tình mẫu tử trong cô trỗi dậy mạnh mẽ, bất chấp mọi thứ hiểm nguy, miễn lấp đầy được bao tử của con cái mình, lúc xót xa nhìn thấy chúng đói. Đến khi bị phát giác thì lương tâm nhà giáo của cô đã không tha thứ. Nó lớn tiếng nạt nộ, nó hành hạ, phỉ nhổ, khinh miệt cô khiến cho cô bây giờ không còn một chút dáng dấp gì gọi là niềm tự hào của một nhà giáo nữa. Nhiều khi đứng lớp mà nom cô như một cái xác không hồn.

    Duy đứng lại ở ven đường. Từ xa, bóng dáng cái xe buýt đã xuất hiện và sắp sửa trờ tới. Chúng tôi nắm chặt tay nhau và cùng nhìn nhau không nói. Tôi bỗng cảm thấy như mình gần gũi với anh hơn là trong suốt quãng thời gian hàn huyên tái ngộ vừa qua. Nhìn ánh mắt của anh, tuy mệt mỏi nhưng thoáng hiện vài nét long lanh, tôi như vụt tìm lại được hình bóng của người bạn cũ ngày xưa.

    ***
    Khoảng hơn mười ngày sau tôi lại còn có dịp gặp lại Duy khi tôi quyết định ra ga Sài Gòn để chào từ biệt anh trở về miền Bắc.

    Thân nhân của Duy đã xếp hàng lấy vé cho anh từ mấy hôm trước nên anh đã vào sân ga từ lúc năm giờ sáng. Tôi đến sau anh, nhưng cũng không trễ, vì còn cả tiếng đồng hồ tầu mới khởi hành. Tôi chỉ việc lấy “vé vào sân” được bán ở ngay cổng vào sân ga. Loại vé này chỉ bán cho người đi tiễn thân nhân để được phép vào sân ga. Mua vé xong, tôi đã đi dọc dẫy toa tầu để tìm anh. Vào thời điểm đó, con tầu thống nhất Bắc Nam đã có thể chuyển bánh được coi như một niềm tự hào lớn lao của chế độ mới. Hành khách rất đông, đông nhất là đám ở Hà Nội vào thăm thân nhân rồi đến ngày phải trở ra và đám bộ đội phục viên tức được giải ngũ trở về quê quán. Ngoài ra cũng còn cả những cán bộ, công nhân viên di chuyển xuyên suốt tuyến Bắc Nam do nhu cầu công tác.

    Các toa tầu lúc này đã khứ khự hành khách với đủ loại hàng hóa chồng chất chung quanh. Tôi nhìn thấy Duy lọt thỏm sau khung cửa sổ chen chúc những người. Trong khung cảnh này, tôi thấy rõ là chẳng còn dịp nào mà người đi, kẻ ở nói được với nhau những lời thở than trước khi toa tầu chuyển bánh. Duy hình như cũng biết điều đó nên cố thò cổ ra ngoài và hét to :

    - Chào nhé ! Thôi đi về đi !

    Tôi ngậm ngùi giơ tay lên vẫy anh thật lâu. Rồi bỗng như bị những người phía sau xô đẩy, anh chợt mất hút sau khung cửa sổ toa tầu. Tôi có cảm giác hụt hẫng, xé lòng như có một người thân vừa bị cơn sóng dữ ùa lên khỏa lấp và nuốt chửng mất hình hài vào lòng biển.

    Rồi tôi cứ đứng như thế ngơ ngẩn như một kẻ mất hồn cho đến khi tiếng còi tầu rúc lên báo hiệu tới giờ chuyển bánh. Những người đi tiễn chạy ùa lên, cố với tay để vẫy gọi thân nhân trên tầu. Tôi cũng cố gắng tìm tòi hình bóng của Duy một lần nữa. Nhưng tôi không còn trông thấy anh ở đâu nữa.

    Vĩnh biệt Duy ! Vĩnh biệt Hà Thành với điệu nhạc tuyệt vời mà tôi vẫn nghêu ngao từ hồi mới di cư vào Nam hồi năm 1954 :

    Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi
    Ánh đèn giăng mắc muôn nơi
    Áo màu tung gió chơi vơi
    Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ
    Liễu mềm nhủ gió ngây thơ
    Thấu chăng lòng khách bơ vơ?

    Có một điều thay đổi khi tôi nhớ đến bài hát này.

    Vào năm 1954, hát lên bài này, tôi thấy lòng mình dâng lên một nỗi nhớ miên man, day dứt.

    Vào thời điểm bây giờ, chỉ vài ba năm sau khi Sài Gòn đổi chủ, Hà Nội đã gần gũi hơn vì người Hà Nội đã vào đến đây. Nhưng buồn thay khi nhớ đến bài hát này, tôi không còn tìm thấy những tình cảm day dứt như xưa nữa. Hà Nội ngày xưa trong tôi đã phai nhòa trong những dáng người như Tửu, như Toán , như Duy….và nhiều toán cán bộ nam nữ khác từ miền Bắc vào, đi lũ lượt trên các đườngphố.

    Lúc tiễn Duy trở ra về, tôi phải đi qua mặt tiền của khu nhà ga Sài Gòn, khi đó còn tọa lạc ngay gần xế cửa chợ Bến Thành.

    Tuy trời vừa hửng sáng nhưng ở đây đã ồn ào, náo nhiệt. Từ ngoài vỉa hè đường vào đến dẫy tam cấp có những bậc xi măng bước lên gian đại sảnh của nhà ga, đâu đâu cũng chật ních những người. Nhưng nếu chui được hẳn vào khu vực chính bán vé thì quang cảnh mới thấy hãi hùng. Cả một đám người hiện ra, mang rặt một mầu ảm đạm như quần áo mầu xanh bộ đội đã cũ nhàu, y phục dân sự thì nhuộm đen, nhuộm nâu, cái lành lặn, cái vá víu hay rách nát, tất cả phơi bầy ra một khoảng chật hẹp mà chung quanh thì la liệt rác rưởi nào bã mía, giấy kẹo, tàn thuốc, cùng đủ thứ lá bóc ra từ bánh chưng, bánh giò…Tất cả những thứ ấy đều có mùi, từ mùi mồ hôi người đến mùi quần áo cũng như mọi thứ mùi rác rưởi đã quyện lấy nhau mà ngùn ngụt tỏa lên, bốc ngùn ngụt trong cái oi bức của một ngày nắng nóng Sài Gòn. Đã thế, trên sàn xi măng còn có kẻ đứng, người ngồi, nhiều góc còn có người giải báo, kẻ lót áo mưa ngả lưng ngay trên sàn gạch. Còn bộ đội thì lổn nhổn, la liệt, chỗ thì ngồi bó gối hút thuốc vặt, chỗ thì lim dim ngủ gật, lại có những anh còn đang ngáy khò khò vì chắc phải lấn chỗ, xếp hàng qua đêm nên bây giờ ngủ gục.

    Ở ngay trước quầy bán vé, tuy mọi người có chen lấn nhau, nhưng hàng ngũ có vẻ trật tự hơn là ở phòng đợi. Đằng sau tấm lưới ngăn cách nhân viên hỏa xa với hành khách, cô nhân viên không thấy bán vé hay kiểm tiền mà chỉ có nhiệm vụ xem xét giấy tờ di chuyển của hành khách có hợp lệ không. Nếu hợp lệ thì được cô ta cấp cho một giấy chứng nhận. Được giấy chứng nhận rồi, hành khách phải trở về nhà để ngày hôm sau theo hẹn quay trở lại xếp hàng tiếp mà mua vé !

    Tại sao nhà nước lại “hành” dân như thế ?

    Không phải đâu ! Nhân viên bán vé không có thì giờ kiểm soát giấy tờ của hành khách nên mới phải đặt thêm một “khâu” kiểm tra trước khi bán vé. Sau khi giấy tờ được xem xét kỹ lưỡng là hợp lệ rồi, thì hành khách được cấp phát một vé kiểm nhận để trình ra khi mua vé tầu. Chỉ có thế mới ngăn chặn được bọn xấu ngang nhiên di chuyển bằng phương tiện của nhà nước trong khi các công nhân viên, cán bộ nhà nước phải chầu chực nhiều ngày mới mua được tấm vé. Riêng bọn giáo viên miền Nam chúng tôi thì không được mua vé đi Hà Nội, chỉ được ra đến Huế thôi. Qui định của nhà nước lúc đó là như thế. Cho nên phải thêm “khâu” kiểm tra giấy tờ trước khi bán vé là phải rồi. Còn kêu ca chi nữa !

    Nói chung, để mua được một tấm vé tầu thống nhất Bắc Nam hồi đó, người ta phải mất ít nhất hai ngày. Ngày đầu đi xếp hàng xin kiểm nhận giấy tờ. Ai có người quen trong thành phố thì còn đỡ, nếu không thì cứ trải đại chiếu ra nằm, ngồi la liệt từ trong đại sảnh lan xuống vỉa hè nhẫn nại chờ qua ngày hôm sau chen chân vào giành chỗ mua vé. Thành ra số hành khách chờ đợi ở cả hai “khâu” cứ tích lại. Người đông lúc nhúc như bầy vịt chen chúc trong một cái lồng chật hẹp. Mặt mũi ai cũng bơ phờ nhếch nhác, hiếm thấy trên môi người nào nở ra được một nụ cười. Nếu cứ nhìn ngắm cho kỹ, ta chợt có cảm giác như đang phải đối diện với một lớp người từ cõi xa xăm nào hiện về. Họ có cử động mà không thấy nét linh hoạt. Họ có nói năng, trao đổi mà không thấy âm thanh sôi nổi của sự sống. Nhìn họ, ta thấy mọi nỗi cơ cực trong cái xã hội được gọi là XHCN bị bộc lộ ra hết. Nhân phẩm và những giá trị khác của con người đã không được giới lãnh đạo quan tâm nên mới ra nông nỗi này.

    Nhưng nếu con người ở những chỗ đó câm nín, ít biểu lộ tình cảm ra ngoài thì các vật dụng hay hàng hóa mà họ mang theo lại có thể nói lên phần nào nỗi niềm ao ước nhỏ nhoi, hay tâm tình vui vẻ riêng tư của mỗi người.

    Ta hãy coi một bác công nhân quàng trên vai cái khung xe đạp, tay còn ôm khư khư một bó căm xe. Anh bộ đội thì ôm đồm một mớ có đến hai, ba con búp bê bằng nhựa rẻ tiền lại kèm thêm vài chiếc áo đầm con nít may bằng vải in hoa mầu sắc nom rất lòe loẹt. Lại có những thùng những sọt để ngổn ngang trên lối đi, bên trong nhồi nhét đủ thứ đồ dùng như những cái khay nhôm, những chồng bát hay ly nhựa, những cái rổ rá bằng ny-lông xanh đỏ, và những nồi niêu, xoong chảo làm bằng nhôm, bằng đồng còn mới tinh nom như mới đúc ở lò ra.

    Nhưng cái mà người ta mang theo nhiều nhất không phải là những đồ dùng hàng ngày mà lại là những ổ bánh mì, loại dài có, loại đóng thành khuôn vuông vắn nom như cái gối để đầu giường được gọi là bánh mì gối cũng có. Thành ra, trong cái nhà ga chật chội này, nhìn đâu cũng thấy túi, thấy gói mà cột buộc bên trong là những ổ bánh mì. Đấy không phải là thứ thực phẩm để ăn dọc đường nhưng quý giá hơn, nó là món quà rất được người ở nhà ưa chuộng và đón chờ khi có người thân đi xa trở về.

    Chỉ cần liếc qua tất cả những hàng hóa mang theo đó người ta mới thấy nhu cầu của đồng bào miền Bắc đơn giản như thế nào, đời sống của họ đã thiếu thốn ra sao. Nhất là cái tính ẩn nhẫn, chịu đựng đã bền bỉ đến mức như thế nào. Bởi trong cái bầu không khí chật chội, oi bức, nồng nặc xông mùi như thế, sự chờ đợi lâu lắc không phải từng giờ, từng phút mà từ ngày nọ qua ngày kia đã khiến cho sự chịu đựng của con người có thể lên tới mức rũ liệt. Chẳng còn ai muốn góp phần vào đời sống chung quanh như chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn của sự đoàn tụ với thân nhân sau bao nhiêu năm chia cách. Ngoại trừ chỉ có đám người nào vừa mới tới thì mới cất tiếng om sòm, hỏi han nhau tíu tít chỗ nào xếp hàng để đăng ký giấy tờ, giờ nào thì nhà ga bắt đầu bán vé..v..v.. Nhưng những câu hỏi dù cất lên cách nào thì cũng chỉ rớt vào khoảng không, chẳng có ai lên tiếng mách bảo. Những người tới trước chỉ khẽ ngước lên nhìn, rồi lại thản nhiên nhắm mắt nằm im lìm, có vẻ như muốn biểu lộ cái ý “ta đã thế này thì người khác cũng phải chịu đựng như thế thôi”. Diễn tả theo một kiểu khác thì đó là những thái độ vô cảm trong đời sống hằng ngày. Mà suy cho cùng thì đấy là một sự tróc gốc đạo đức của con người ở vào tầm mức đáng buồn nhất. Một quan niệm sống “mắc-kê-nô” tức “mặc kệ nó” như thế nếu xẩy ra chỉ ở vài cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt riêng tư thì cũng là lẽ thường. Nhưng khi nó biến thành cái quán tính chung của nhiều người thì phải nói, đấy là một thảm họa lâu dài cho xã hội.

    Nhưng biết làm sao. Tôi cho rằng thứ tâm lý đó là hậu quả của những con người vốn đã từng trải qua những kinh nghiệm khiếp đảm. Họ chỉ hoàn hồn khi thấy mình còn sống sót, nhưng là một sự hoàn hồn trong tình trạng thất thần, không còn dám nghĩ đến những ước mơ gì, không còn dám cựa quậy gì để làm mất lòng các giới chức cầm quyền từ cỡ to xuống tới cỡ nhỏ. Bởi lãnh đạo dù ở cấp nhỏ nhoi thế nào cũng có quyền nắm sinh mạng của mình trong tay. Trong một đời sống đã quá cơ cực, thì một cái tem phiếu, một món hàng quốc doanh được mua ngoài tiêu chuẩn, một tấm giấy ngợi khen, một suất đi tham quan, hội họp, liên hoan ở ngoài địa phương đang sống …tất cả đều có thể tác động được vào hành vi sinh hoạt của tất cả mọi người. Bọn lãnh đạo, dù ở cấp cao hay cấp thấp, dù ở trong Ban Ngành hay tổ chức nào thì cũng đều lợi dụng tối đa để bắt nạn nhân phục vụ cho mình.

    Cho nên, chỉ kinh qua những hoàn cảnh như thế, người ta mới thấm thía câu thơ nhại theo Kiều của Nguyễn Du :

    Bắt phanh trần phải phanh trần
    Cho may-ô mới được phần may-ô.

    Các nhà văn, nhà báo trước đây thường ca ngợi ở Việt Nam cứ ra ngõ là gặp anh hùng, không biết khi bị nhân dân anh hùng đọc lên hai câu lục bát ấy, thì họ có biết gục mặt xuống hay không ?
    (còn tiếp)

  7. #26
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    20
    Một cuộc gặp gỡ

    Thật đáng ngạc nhiên khi có một hôm thằng Tửu đến tìm tôi và nói :

    - Bố em muốn mời thầy tới nhà để hỏi thăm chút chuyện.

    Tôi ngạc nhiên :

    - Có chuyện gì vậy ?

    - Em không biết. Nhưng bố em nói là giờ giấc tùy nghi ở thầy. Lúc nào cũng được. Sẽ có xe tới đón thầy tận nhà.

    Tôi xua tay :

    - Khỏi cần. Tôi đạp xe tới được rồi. Khoảng bảy, tám giờ tối mai, sau bữa cơm chiều.

    Lúc Tửu đi khỏi rồi, tôi có hơi băn khoăn về cuộc gặp gỡ này, nhưng xét kỹ thì năm trước, tôi là chủ nhiệm lớp có thằng Tửu theo học. Hẳn ông ta muốn hỏi tôi kỹ càng hơn về thằng con của mình. Đấy cũng là chuyện bình thường.

    Hôm sau, cơm nước xong, tôi thong thả đạp xe lên đại lộ Trần Hưng Đạo ở trung tâm Sài Gòn, rẽ vào đường Phát Diệm rồi đi thêm một hồi nữa. Ngôi nhà của thằng Tửu là một căn biệt thự rộng rãi, có hàng rào xi-măng phủ gần kín bởi một dàn ti-gôn đang có những chùm hoa nở rộ. Phía cổng ngoài, có một anh cảnh vệ đang ngồi gác trên một cái ghế gỗ kê ở sát mé tường. Bức tường kéo dài cả ở hai phía, với rặng cây um tùm che phủ gần kín đã khiến cho căn biệt thự này có một vẻ cách biệt hoàn toàn với những nhà chung quanh cùng một khu xóm.

    Thằng Tửu đón tôi ngay ở cổng vào. Nó tíu tít khoe mấy cái lồng chim đang treo cao trên một cái xà ngang gần đó. Tôi vì đang bận tâm với cuộc gặp gỡ nên chỉ đáp ứng nguồn vui của nó với giọng ậm ừ. Sau cùng thì tôi cũng đặt chân vào tới căn phòng khách rộng thênh thang, có tràng kỷ, có salon, có tủ kính đựng những món đồ trang trí. Trên tường thì tranh được treo la liệt. Đặc biệt, tôi còn thấy cả một tấm hình chụp quang cảnh của một buổi lễ gắn lon có vẻ được tổ chức sơ sài ngay ngoài trận truyến với dãy trực thăng còn nhìn thấy ở phía xa xa. Nếu không có thằng Tửu bên cạnh thì tôi cứ ngỡ là mình đang đứng trong phòng khách của một vị sĩ quan cao cấp của QL/VNCH trước năm 1975.

    Chủ nhà tiếp tôi là một người đàn ông trung niên, nước da đen xạm, mái tóc cắt ngắn, đôi mắt linh hoạt sau cái kiếng trắng lắp trên gọng vàng, và cử chỉ nhanh nhẹn trong một bộ đồ pyjama mầu xanh nước biển có chạy những đường viền mầu đỏ sậm, nhìn cũng khá diêm dúa. Ông ta từ trên cầu thang lầu bước xuống, thấy tôi chăm chăm nhìn những bức hình, liền lên tiếng:

    - Toàn là hình chụp của tay Đại tá chủ nhân căn nhà này đó. Ông ta di tản vội vã nên bỏ lại nguyên cái cơ ngơi này.

    Tôi không đáp lại mà đảo mắt nhìn ra chung quanh. Quả là “nguyên cái cơ ngơi” còn tồn tại nơi đây, với những bức tranh khảm xà cừ, những cụm đèn để trong các góc có gắn những chùm dây hoa văn đan kết bằng thủy tinh nom rất công phu và quý giá. Đặc biệt, trên trần nhà cao, một dàn đèn dễ có tới cả chục bóng xếp theo hình tròn tỏa ra chung quanh như những cánh hoa đang nở. Mặc dầu dàn đèn này chưa được bật lên, nhưng dưới ánh sáng dịu dàng của mấy ngọn đèn trong góc cũng đủ làm cho những chùm thủy tinh đan kết chung quanh vòm trần tỏa ra những mầu sắc lóng lánh. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, ông ta liền giải thích :

    - Tôi không có nhu cầu sử dụng cái phòng khách này. Rồi mấy cậu công tác bên Điện ảnh lại xin giữ nguyên trạng căn phòng này để làm sân khấu quay phim nên tôi không dọn dẹp cái gì đi hết.

    Quả là cái sự nguyên trạng của căn phòng này như kéo giật tôi về khoảng thời gian trước đó vài năm, khi mà chúng tôi còn nhởn nhơ tin tưởng vào đời sống và không bao giờ nghĩ tới chuyện đổi đời. Có điều, khi nhìn trên tường thấy những huy hiệu, những bằng khen, những bằng tuyên dương hay hình ảnh chiến trường với những chiếc trực thăng lượn lờ, tôi có cảm giác xa lạ như những thứ đó đã trôi vào dĩ vãng rất xa vời. Tôi cũng không lấy làm lạ về cảm giác này bởi vì đời sống bây giờ có quá nhiều điều o ép khắc nghiệt, hầu như không mấy ai còn tâm trí đâu để mà suy nghĩ vẩn vơ. Hầu hết đầu óc mọi người chỉ còn quanh quẩn trong những chuyện tính toán làm sao để có được sự tồn tại trong an ninh, hay những lo lắng tủn mủn nhưng rất bộn bề trong đủ loại hình thức của các cuộc mưu sinh.

    Đang lan man suy nghĩ thì ông chủ nhà lại nhắc tôi ngồi vào ghế salon và chỉ vào mấy cái đĩa đặt trên mặt bàn kính như có ý nói với tôi là xin cứ tự nhiên. Tôi thấy trong một đĩa có gói thuốc lá Tam Đảo còn nguyên vừa mới được bóc ra, mấy cái bên cạnh thì xếp đầy nào kẹo lạc, kẹo cứng, kẹo mềm, lại có cả bánh đậu xanh Rồng Vàng Hải Dương nữa. Sau đó thì một anh nhân viên phục vụ còn bưng ra một khay trà có hai cái tách đang nghi ngút bốc khói.

    Thật tình là tôi đã thấy ngột ngạt về cung cách tiếp đón quá trịnh trọng này, và trong thâm tâm cũng thấy lo lắng không biết mình đang sắp sửa bị đưa vào một hoàn cảnh nào đây. Vì thế, tôi lên tiếng ngay như để phá vỡ tình trạng băn khoăn:

    - Tôi không được rõ ông mời tôi tới đây là vì lý do gì ?

    Ông ta vội vã xua tay :

    - Không…không….Không vì lý do gì hết. Thầy là giáo viên chủ nhiệm lớp thằng Tửu nhà tôi. Đáng lẽ tôi phải tới thăm thầy từ lâu mà vì công việc bề bộn quá, nay mới có dịp sắp xếp được.

    Tôi cảm thấy nhẹ nhõm người hơn và mỉm cười:

    - Cháu Tửu là đứa thông minh. Tuy có nghịch ngợm khác người, nhưng nó học hành cũng không đến nỗi. Mới đầu thì nó cũng hơi đuối......

    - Tất nhiên rồi. Chương trình học ở đây hẳn nặng nề hơn là ở ngoài Bắc. Đã thế lại còn chênh nhau tới 2 cấp lớp.

    Tôi gật đầu :

    - Vâng, chương trình trung học 12 năm , ngoài Bắc rút xuống còn 10 năm. Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn cả là vào đây, Tửu nó quen thêm được nhiều bạn bè, biết thêm được nhiều cảnh mới, người mới…

    Ông ta nhìn tôi, cái nhìn biểu lộ sự đồng tình về điều tôi vừa nói ra. Rồi ông ta gật đầu:

    - Đúng vậy. Xã hội bên ngoài cũng mở mang thêm nhận thức của nó chứ. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Các cụ ngày xưa đã dạy như vậy rồi mà. Sách vở nhà trường thì chỉ lý thuyết thôi. Thực tế trực quan sinh động mới là cái đáng kể và đáng học nhiều hơn.

    Yên lặng một lát, ông ta lại nhìn tôi chăm chú rồi hỏi :

    - Nhưng theo Thầy thì cái sự thằng Tửu cứ thích theo bạn bè đi sâu vào xã hội ở trong này, sẽ tốt cho nó hơn hay nó sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ đi hơn ?

    Tôi ngẫm nghĩ rồi trả lời :

    - Thành thực mà nói, học sinh trong này có nhiều đám tốt vì được ảnh hưởng bởi giáo dục gia đình cũng như học đường. Nhưng nếu ông hỏi tôi về thằng Tửu thì tôi không thể trả lời. Tôi đâu có theo nó sát nút để biết nó hay giao du với loại nào, với những ai !

    Ông ta “à” lên một tiếng khoái trá rồi nói:

    - Đó là điều tôi vẫn hằng quan tâm. Thực tình tôi muốn thằng con tôi ‘bung” ra ngoài để nó mở mang thêm tầm mắt và học hỏi thêm ở những con người tốt . Nhưng tôi thì lại bận quá nên không có thì giờ kiểm soát. Cái ngữ nó mà buông lỏng ra, không kiểm soát thì lợi bất cập hại.

    Tôi nhìn ông bằng một cái nhìn băn khoăn, không hiểu ông ta định đẩy câu chuyện đi tới đâu trong vấn đề này, và tôi cố giữ yên lặng để không phụ họa theo những lời ông vừa nói. Sau một vài giây yên lặng, ông lên tiếng tiếp:

    - Giữa tôi với thầy, có lẽ còn có quá nhiều cách biệt. Nhưng trong thời gian vừa qua, nhìn cung cách giảng dạy của thầy cùng với những tình cảm gắn bó của Tửu đối với thầy, tôi thấy mình tuy khác biệt nhưng cũng có những điểm tương đồng.

    Nói rồi ông ngưng lại và nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi thấy lấp lánh trong những tia nhìn đó là một biểu lộ tâm tình thân thiện hơn là che giấu một ý đồ thâm hiểm riêng tư. Nhưng tôi lại vẫn cứ cố làm ngơ như chưa hiểu ông đang nói gì. Mà đúng vậy. Ông ta nói “có những điểm tương đồng”, thật sự trong nhất thời, tôi cũng không thể nghĩ được giữa tôi và ông ta có những tương đồng gì. Rồi ông lại tiếp :

    - Xã hội cũng còn nhiều chuyện bất toàn thầy ạ. Nhưng về tương lai lũ trẻ thì mình phải lo lắng trước tiên. Trong phạm vi thu hẹp, tôi chỉ nghĩ đến thằng Tửu nhà tôi, và tôi mong mỏi nó được dìu dắt bởi một người như thầy….

    Tôi vội ngắt lời ông ta:

    - Tửu đã qua cấp lớp….tôi đâu còn….

    Ông ta vội giơ tay ngăn lại :

    - Điều đó tôi biết. Mà tôi cũng không dám yêu cầu gì nhiều. Chỉ mong sao rằng tuy Thầy không còn dạy nó ở nhà trường nữa, nhưng nó vẫn có dịp lui tới để gặp gỡ thầy và thầy vẫn có dịp bảo ban nó…Và trong những dịp nó giao du với bạn bè, nhờ thầy tìm hiểu và ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu…

    Tôi ấy tôi còn ngập ngừng chưa bầy tỏ ý kiến thì ông đã nói tiếp :

    - Thầy đừng nghĩ là phải gánh một trách nhiệm gì to tát quá. Nói thẳng ra là tôi chỉ mong muốn thầy lui tới đây mỗi ngày một, hai giờ để trò chuyện, trao đổi bất cứ vấn đề gì để nó có dịp mở mang cái đầu óc của mình. Tôi sẽ trả thù lao cho thầy để tăng thêm thu nhập. Tôi biết hoàn cảnh của các thầy cô giáo bây giờ rất ngặt nghèo. Nhiều thầy cô đã ra buôn bán chợ trời hay lái xe ôm…

    Tôi nhìn thẳng vào mắt ông, rồi nói :

    - Vậy xin hỏi thật, ông không ngại tôi tiêm nhiễm cho thằng cháu Tửu những tư tưởng mà chế độ này đã muốn xóa bỏ à ?

    Ông ta nhún vai, mỉm cười :

    - Làm gì mà có chuyện ấy ! Họ nói xóa là xóa mấy cái linh tinh bề ngoài thôi kìa. Còn con người, còn cốt cách, còn truyền thồng tốt đẹp bao nhiêu năm, làm sao mà xóa. Thầy yên tâm đi. Tôi không phải là con người quá tả. Mà tôi có đi theo phục vụ cho cách mạng trong ngần ấy năm cũng không phải là tôi mong muốn xây dựng một xã hội nhếch nháp như thế này. Nếu không nghĩ như vậy, tôi đã chẳng lo lắng cho thằng Tửu và mình có cuộc gặp gỡ như thế này…

    Tôi suy nghĩ một lát rồi tần ngần :

    - Trên nguyên tắc thì tôi xin nhận lời. Tôi sẽ bảo ban cháu Tửu về mặt tư cách, đạo đức, ứng xử ngoài đời cho ra một con người. Nhưng kết quả ra sao, tôi không bảo đảm.

    Ông ta giơ hai tay lên cất giọng hoan hỉ :

    - Thế là xong rồi. Tôi rất cám ơn thầy đã cất cho tôi được một mối bận tâm cứ lo canh cánh bên lòng. Tôi quá bận rộn nhiều việc, đâu có dành nhiều thì giờ cho nó được.

    Sau đó, chúng tôi trao đổi thêm vài câu chuyện vu vơ nữa rồi tôi cáo từ. Ông tiễn tôi ra tới tận cổng và còn đứng dưới hàng rào nhìn theo cho tới khi tôi đạp xe đi khuất.

    Trong thâm tâm, chính tôi cũng không hiểu mình đã vừa đưa ra một quyết định đúng đắn hay sai lầm. Bởi vì, với ông ta, tôi chưa từng quen biết, chưa hiểu rõ thực sự ông ta là loại người nào. Nói cho ngay, qua cung cách phát biểu, tôi thấy ông đã có một mối quan tâm chính xác về tương lai thằng Tửu. Nó còn phải được học hỏi thêm nhiều, để rũ bỏ được những dấu ấn còn in hằn trong tâm hồn của nó sau những năm nó sống theo bản năng ở miền Bắc trong suốt bao nhiêu năm khó khăn của cuộc chiến.

    Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy lấn cấn khi nhận lời làm công việc như ông bố của Tửu mong đợi. Cái lấn cấn là ở chỗ, tôi tự hỏi toàn bộ cái xã hội này với những con người hiền hòa của miền Nam cũ, và ngay cả với chính tôi, rồi ra mọi người sẽ gìn giữ bản chất được bao lâu dưới cái chính thể vẫn đang tiếp tục gieo rắc đầy dẫy những sai lầm trong mọi công cuộc điều hành đất nước ?


    ***

    21
    CHƯƠNG CUỐI

    Chuyện hứa hẹn với ông bố của Tửu tôi tưởng sẽ thực hiện được lâu dài, nhưng không ngờ cuộc đời lại đưa tôi tới một ngã rẽ mới.

    Số là hồi trước 1975, tôi có một người bạn đồng nghiệp, tuy dạy cùng một môn học nhưng lại không cùng trường với nhau. Ấy vậy mà chúng tôi lại quen biết nhau là do anh bạn này kết hôn với một học sinh cũ của tôi. Cặp vợ chồng này là người miền Nam, tính tình rất đôn hậu. Cô vợ lúc nào cũng nhắc nhở đến những kỷ niệm về Thầy cũ, trường xưa vào cái thời mà cô còn là một nữ sinh nhởn nhơ cắp sách đến trường trong những năm dài ở bậc trung học. Trước chỉ là quen biết lâu lâu đi lại, sau trở nên thân thiết hơn, tôi và người chồng còn soạn chung với nhau những tài liệu giáo khoa mà cả hai cùng giảng dạy.

    Vậy mà sau năm 1975, chỉ có một mình tôi xin trở lại trường. Vợ chồng người bạn nhờ may mắn , lại cũng quen biết cả những người đi tập kết trở về nên họ thành lập ngay được một xưởng in dưới danh nghĩa một công ty Hợp Doanh. Ở thời buổi ấy, mọi lãnh vực thuộc các ngành nghề sản xuất khác đều có nhiều người đứng ra tham dự dưới danh nghĩa Hợp Tác xã, Tổ Hợp, Công ty Hợp doanh….nhưng riêng ngành in thì ai cũng ngao ngán. Bởi người ta sợ in ấn thì có thể bị dính líu đến chuyện chính trị. Chỉ một vài sơ xuất kỹ thuật thôi cũng có thể bị gán ép là có ý đồ phản động, đi tù như chơi.

    Nhưng vợ chồng anh bạn tôi lại không ngán ngẩm vì những sự lo xa đến như thế. Lại thêm nhu cầu in sách cho cả miền Nam trong năm đầu tiên khai giảng niên học mới là một nhu cầu rất khẩn trương và cấp thiết. Những ai dám đứng ra đảm trách đều nhận được sự dễ dãi và hỗ trợ tối đa của ngành Giáo Dục. Đó là lý do mà công việc làm ăn của vợ chồng anh bạn mau chóng phát triển, cung ứng được rất nhiều công ăn việc làm cho những công nhân ngành in vốn đang thất nghiệp và nhất là đem lại chỗ trú an thân cho nhiều gia đình không bị đuổi đi kinh tế mới.

    Sau vài năm kinh doanh một cách hợp pháp, đời sống của vợ chồng anh bạn đã thay đổi nhiều hơn xưa. Họ không còn lo phải đắp đỗi bữa ăn qua ngày, mà trái lại còn có của ăn của để. Thỉnh thoảng, cô học trò cũ của tôi còn mang tới tận nhà cho các cháu ký thịt, hay cho tôi ký đường, cân cà phê….

    Rồi bỗng một hôm, khi biết tôi có quen biết một đường dây đáng tin cậy có thể sắp xếp cho tôi ra đi nếu tôi có vài cây vàng đóng trước, phần thiếu sẽ trả sau, thì người vợ đề nghị rằng nếu tôi muốn ra đi thì họ có thể cho tôi vay cái khoản ứng trước này.

    Quả là một chuyện bất ngờ. Bởi ‘đường dây” mà tôi quen biết cũng chỉ là một người bạn cũ, thời thế đã tạo anh trở nên con người lang bạt kỳ hồ, giao dịch với đủ mọi loại người có chung một ước nguyện là vượt thoát để ra đi. Anh bạn này thật ra cũng không giầu có gì. Anh cũng cần có sự đóng góp của tôi dù chỉ là phần nhỏ, còn thỉ cho thiếu, để trang trải mọi thứ chi phí cho một chuyến đi.

    Thế là như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một lúc tôi có cả hai ân nhân mở đường cho tôi vượt thoát khỏi cái đời sống tù túng, chật chội, cứ thường xuyên o ép đầu óc và tư tưởng của mình. Trong thời gian tôi vẫn thản nhiên đến trường thì nhà tôi đã âm thầm sắp xếp mọi thứ với hai phía ân nhân ấy để cho tôi được ra đi.

    Tôi cũng giấu kín không cho bạn bè đồng nghiệp nào trong trường hay biết kể cả thằng Tửu, mặc dù tôi cũng đã viết cho nó một lá thư ngắn. Lá thư này tôi đã bỏ vào thùng thư vào buổi sáng hôm tôi ra xa lộ đón xe đò đi Vũng Tầu với ý định sẽ xa Sài Gòn mãi mãi. Nội dung lá thư chỉ vắn tắt như sau :

    “Tửu thân mến,
    Thầy đã quyết định rời xa Sài Gòn và rất tiếc là không cho Tửu biết trước để thầy trò cùng nhau ăn một bữa tiễn biệt tại quán bà Hoa ở ngã tư Bẩy Hiền. Cám ơn Tửu về sự ân cần, quý trọng mà Tửu đã dành cho thầy. Quả là thầy trò mình đã có đủ mọi thứ kỷ niệm vui buồn trong suốt mấy năm vừa qua. Thầy sẽ không bao giờ quên Tửu và mong trò cũng vẫn còn ghi nhớ những điều thầy dặn dò hay chỉ bảo. Cho thầy gửi lời xin lỗi tới Ba của Tửu. Chúc tất cả mọi người đều bình an may mắn và hẹn ngày gặp lại dù là rất vô vọng hay xa vời.
    Thầy Tiến.”


    Sau một cuộc hành trình khá gian nan vào cuối năm 1979, rút cục tôi cũng đã tới được bến bờ tự do.

    Tính từ buổi sáng hôm đó, cái hôm mà tôi che giấu mình trong bộ đồ rách rưới và cái mũ nỉ úp chụp trên đầu, len lén đi ra khỏi ngõ từ lúc còn tinh mơ để đi ra xa lộ Biên Hòa đón chuyến xe chạy bằng than củi đi Vũng Tầu, cho đến nay đã là 33 năm !

    Trong suốt thời gian dài dằng dặc kể trên, dài hơn cả thời kỳ tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (18 năm) hay trưởng thành ở Sài Gòn (21 năm), thỉnh thoảng tôi vẫn còn nhớ lại những ngôi trường cũ và những bạn đồng nghiệp hay những học trò xa xưa. Tôi không rõ những cô Thu, cô Hường, thầy Hải, thầy Vinh…hay những trò Sơn, trò Tửu bây giờ ra sao, cuộc đời trôi nổi đã hướng họ đi tới những ngã rẽ nào.

    Tất nhiên mọi con người, mọi hoàn cảnh sau ngần ấy năm đều cũng đã thay đổi. Có khi vài người trong số đó đã nằm xuống, hay vẫn còn vất vưởng với cuộc sống khốn khó, chật vật, nhưng hẳn cũng có một số người nay trở thành những đại gia, những kẻ có chức có quyền, chiếm lĩnh một giai tầng ăn trên ngồi chốc trong một xã hội mà xét ra nó còn tồi tệ gấp bội phần cái xã hội vốn đã bị lật đổ vào thời điểm tháng 4-1975.

    Bởi vì trước năm 75, dù đất nước có lâm vào hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, dân quê có tan tác bỏ nhà lên tỉnh để tránh cảnh bom đạn cầy nát xóm làng, thì cũng chẳng bao giờ những cô gái quê hiền lành chất phác lại phải chịu cảnh lõa lồ xếp hàng cho đám đàn ông nước ngoài xăm xoi, lựa chọn. Sự ô nhục này chỉ xuất hiện sau khi miền Bắc chiếm trọn miền Nam để thống nhất đất nước và quyền cai trị vẫn chỉ nằm trong tay độc quyền của Đảng CSVN.

    Ba mươi ba năm đằng đẵng. Sau ngần ấy năm, nhà nước CSVN đã để lại những gì ?

    Dĩ nhiên là trên cả nước đã mọc lên đầy dẫy những tòa building cao ngất ngưởng, những trung tâm bách hóa mua bán đồ tiêu dùng hiện đại không thua kém gì các nước phương Tây, hay ngay cả những xa lộ thẳng băng đang dần phủ kín các khu vực thiết yếu trên khắp mọi miền đất nước.

    Nhưng những thành quả vật chất đó đâu phải là những thành tích đáng đem ra để tự hào. Bởi chỉ cần một tập đoàn tư bản ngoại quốc xuất ra một cái vốn đầu tư vài tỷ bạc thì building cao cỡ nào, xa lộ dài cỡ nào, shopping center to cỡ nào, tất cả rồi cũng sẽ có hết.

    Cái mà tiền bạc không thể nào mua được phải là những giá trị tinh thần mà nhà nước phải tạo dựng nên sau ngần ấy năm cầm quyền. Nhưng khi nói về những giá trị ấy, thì ôi thôi, chỉ cần nghe những người trong cuộc phát biểu cũng đủ thấy thực chất nó ra làm sao.

    Đầu năm 2012, đài Á Châu Tự Do qua ký giả Thanh Quang đã có nhắc đến những lời nhận xét của Nhà văn Nguyên Ngọc qua bài “Cần một cuộc tự vấn” như sau :

    Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”

    Thật là hãi hùng ! Trong một xã hội mà “Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa” thì đâu có còn cái ý nghĩa cao đẹp nào để cho con người nương tựa vào đó mà vươn lên.

    GS Hà Văn Thịnh ở Huế cũng đã cảnh báo rằng tình trạng giả dối ở VN giờ lan tỏa từ “A đến Z”, khi cảnh nhiễu nhương, tự tung tự tác đang hoành hành xã hội VN. Ông nói:

    Trong bản chất xã hội VN có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa VN hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được. Một xã hội như vậy làm sao không loạn được.”

    Vì đâu mà gây nên nỗi thảm thê như vậy ?

    Theo tôi nghĩ, đích danh thủ phạm phải là chính sách Giáo Dục ở Việt Nam !

    Là một nhà giáo đã từng giảng dạy dưới mái nhà trường XHCN, tôi biết chắc rằng ở đó đã khởi sự dạy dỗ con người biết nói dối và buộc con người phải nói dối. Mà thê thảm thay, tình trạng dối trá ấy vẫn còn kéo dài cho tới tận bây giờ. Tôi xin đơn cử một tài liệu trong ngành giáo dục ở VN vào niên học bây giờ tức năm học 2011-2012. Tôi nhận thấy nhà giáo ở VN bây giờ vẫn cứ còn phải loay hoay, chìm đắm trong những bản văn tự soạn để giao nộp hàng năm cho cấp trên ngõ hầu được an thân dạy dỗ. Những thứ văn bản như thế, cả người soạn lẫn người coi, ai nấy đều biết là giả dối nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại. Xin được bỏ tên trường, tên giáo viên và tên Phòng , sở Giáo dục thuộc đơn vị nào :

    Sau đây là “chỉ tiêu phấn đấu” của giáo viên ….., sinh năm 1978 tại …, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 2000, hiện giảng dạy môn Toán tại trường ….., tỉnh…….

    Nhà giáo kể trên đã trình bầy trong “Kế hoạch Cá nhân năm học 2011-2012” của chính mình như sau :

    (Trích)
    Chỉ tiêu phấn đấu :

    “ Thực hiện có hiệu quả chủ đề của năm học : “Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và tiếp tục triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức lối sống bản thân, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và ngành phát động. Không vi phạm đường lối chính sách pháp luật của đảng CSVN và nhà nước. Vận động gia đình và người thân đồng nghiệp thực hiện tốt đường lối chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện nghiêm túc nề nếp quy chế của ngành và nhà trường.”

    Biện pháp thực hiện:

    1)Tìm hiểu tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là tư tưởng Hồ chí Minh về công tác giáo dục.
    2)Từng bước làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ như cần, kiệm, liêm, chính, chí công, công, vô tư. Khắc phục mọi khó khăn về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh khách quan, chủ quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    3) Tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham gia các buổi sinh hoạt, tọa đàm và sưu tầm về tấm gương đạo đức của Bác đồng thời làm theo lời Bác.
    4) Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm và có ý thức tiết kiệm trong gia đình cũng như ở nhà trường.
    4) Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Cụ thể thực hiện tốt theo các tiêu chí trong Chuẩn giáo viên.
    5) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị. Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành với Đảng.
    6) Tiếp tục coi phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.
    7) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh.
    (ngưng trích)

    ***

    Vốn cũng là một giáo viên, cũng đã từng giảng dạy vài năm dưới mái nhà trường Xã Hội Chủ nghĩa, tôi đã quá quen thuộc với cái lối viết tự cung khai và đánh bóng bản thân để bầy tỏ lòng trung thành của cá nhân người viết đối với cấp trên như thế nào rồi. Nó sặc mùi giả tạo, kể cả sự dối trá mà người viết cũng như người đọc đều nhận rõ của nhau. Nhưng cái “truyền thống giả dối’ ấy vì vẫn còn được duy trì nên người ta vẫn phải nhai lại như thế hàng năm.

    Khi nói như vậy, tôi không có ý định vơ đũa cả nắm và tôi không muốn nghi ngờ thiện chí của nhà giáo trẻ nói trên. Trái lại, tôi còn thầm cầu mong cho những điều mà ông viết ra là hoàn toàn trung thực với ý nghĩ của ông, để ít ra tôi không thấy lương tâm của nhà giáo bị thương tổn khi phải đọc lên những lời mà tôi cho là đầy ắp sự dối trá.

    Sở dĩ tôi cứ phải biện minh lòng vòng như vậy là vì tôi cũng đã từng sinh hoạt trong một môi trường giáo dục hoàn toàn khác biệt với môi trường mà nhà giáo trẻ đang tham dự. Nói một cách ngắn gọn là tôi không bao giờ thấy bất cứ một đồng nghiệp nào của tôi khi giảng dạy trong nhà trường trước 1975 mà lại phải viết “kế hoạch cá nhân” từng năm học để đệ nạp lên cấp trên như các nhà giáo VN phải thực hiện. Tôi luôn luôn nghĩ rằng, nhà giáo là một ông Thầy trong ngành giáo dục. Ông ta chỉ có trách nhiệm đối với những học trò của mình chứ không thể tự biến mình thành một thứ học trò của bất cứ cấp trên nào để mà cứ phải “nộp bài” hàng năm mong được an thân hay để lấy điểm thi đua cho dù đó cũng chỉ là những thứ bánh vẽ.

    Nói chung là nhà giáo VN bây giờ vẫn còn bị kìm kẹp bởi đủ thứ hình thức, từ “Mục tiêu phấn đấu” (bao gồm Tư tưởng đạo đức, lối sống, Chất lượng giảng dạy, Danh hiệu thi đua) cho đến “Nội dung hoạt động và biện pháp thực hiện” ( bao gồm Tư tưởng đạo đức, lối sống, Nhận thức tư tưởng, chính trị, Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước, Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình và tự phê bình)..,.vân..vân..và.. vân vân …

    Tôi thực tình tự hỏi trong toàn thể những ‘công đoạn” bó buộc nhà giáo hằng năm như thế, cái tỷ lệ “giả dối” được nhà giáo cho vào khi họ ngồi viết, nó lên tới con số là bao nhiêu ?

    Tôi tiết tưởng, lời nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc như đã trích dẫn ở trên cũng đã đủ cho một câu trả lời.

    Trong cương vị một nhà giáo, tôi cũng lại hoàn toàn đồng ý với nhà văn Nguyên Ngọc khi ông nói đến nhiệm vụ tối hậu của chính sách giáo dục khi đào tạo một con người. Đó không phải là việc đào tạo nên những con người chỉ biết nói dối. Đó cũng không phải là việc đào tạo nên những con người ngoan ngoãn, chỉ biết cúi đầu tuân phục trước giai cấp cầm quyền để mong an thân hay được chút ơn mưa móc.

    Phẩm chất của một công dân trong một xã hội đáng sống là con người nhận biết được là mình có độc lập và tự do để biết phản đối khi nhận ra điều sai trái
    . Như nhà văn Nguyên Ngọc đã phát biểu:

    Cái hổng nhất của giáo dục nước ta là ở triết lý giáo dục. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội.”

    Không biết đến bao giờ con người Việt Nam mới có được cái phẩm chất đó ?

    Bao giờ ? Biết đến bao giờ ?

    Nhưng dù khó khăn thế nào và cho đến bao giờ thì điều kiện ắt có và đủ để con người VN có được phẩm chất ấy sẽ phải là cái lúc mà đảng CSVN đã bị giải thể để nhường chỗ điều hành đất nước cho những thành phần yêu nước và yêu dân tộc hơn.

    California ngày 24-2-2012
    NHẬT TIẾN
    .

  8. #27
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    (tiếp theo)

    20
    Một cuộc gặp gỡ

    Thật đáng ngạc nhiên khi có một hôm thằng Tửu đến tìm tôi và nói :

    - Bố em muốn mời thầy tới nhà để hỏi thăm chút chuyện.

    Tôi ngạc nhiên :

    - Có chuyện gì vậy ?

    - Em không biết. Nhưng bố em nói là giờ giấc tùy nghi ở thầy. Lúc nào cũng được. Sẽ có xe tới đón thầy tận nhà.

    Tôi xua tay :

    - Khỏi cần. Tôi đạp xe tới được rồi. Khoảng bảy, tám giờ tối mai, sau bữa cơm chiều.

    Lúc Tửu đi khỏi rồi, tôi có hơi băn khoăn về cuộc gặp gỡ này, nhưng xét kỹ thì năm trước, tôi là chủ nhiệm lớp có thằng Tửu theo học. Hẳn ông ta muốn hỏi tôi kỹ càng hơn về thằng con của mình. Đấy cũng là chuyện bình thường.

    Hôm sau, cơm nước xong, tôi thong thả đạp xe lên đại lộ Trần Hưng Đạo ở trung tâm Sài Gòn, rẽ vào đường Phát Diệm rồi đi thêm một hồi nữa. Ngôi nhà của thằng Tửu là một căn biệt thự rộng rãi, có hàng rào xi-măng phủ gần kín bởi một dàn ti-gôn đang có những chùm hoa nở rộ. Phía cổng ngoài, có một anh cảnh vệ đang ngồi gác trên một cái ghế gỗ kê ở sát mé tường. Bức tường kéo dài cả ở hai phía, với rặng cây um tùm che phủ gần kín đã khiến cho căn biệt thự này có một vẻ cách biệt hoàn toàn với những nhà chung quanh cùng một khu xóm.

    Thằng Tửu đón tôi ngay ở cổng vào. Nó tíu tít khoe mấy cái lồng chim đang treo cao trên một cái xà ngang gần đó. Tôi vì đang bận tâm với cuộc gặp gỡ nên chỉ đáp ứng nguồn vui của nó với giọng ậm ừ. Sau cùng thì tôi cũng đặt chân vào tới căn phòng khách rộng thênh thang, có tràng kỷ, có salon, có tủ kính đựng những món đồ trang trí. Trên tường thì tranh được treo la liệt. Đặc biệt, tôi còn thấy cả một tấm hình chụp quang cảnh của một buổi lễ gắn lon có vẻ được tổ chức sơ sài ngay ngoài trận truyến với dãy trực thăng còn nhìn thấy ở phía xa xa. Nếu không có thằng Tửu bên cạnh thì tôi cứ ngỡ là mình đang đứng trong phòng khách của một vị sĩ quan cao cấp của QL/VNCH trước năm 1975.

    Chủ nhà tiếp tôi là một người đàn ông trung niên, nước da đen xạm, mái tóc cắt ngắn, đôi mắt linh hoạt sau cái kiếng trắng lắp trên gọng vàng, và cử chỉ nhanh nhẹn trong một bộ đồ pyjama mầu xanh nước biển có chạy những đường viền mầu đỏ sậm, nhìn cũng khá diêm dúa. Ông ta từ trên cầu thang lầu bước xuống, thấy tôi chăm chăm nhìn những bức hình, liền lên tiếng:

    - Toàn là hình chụp của tay Đại tá chủ nhân căn nhà này đó. Ông ta di tản vội vã nên bỏ lại nguyên cái cơ ngơi này.

    Tôi không đáp lại mà đảo mắt nhìn ra chung quanh. Quả là “nguyên cái cơ ngơi” còn tồn tại nơi đây, với những bức tranh khảm xà cừ, những cụm đèn để trong các góc có gắn những chùm dây hoa văn đan kết bằng thủy tinh nom rất công phu và quý giá. Đặc biệt, trên trần nhà cao, một dàn đèn dễ có tới cả chục bóng xếp theo hình tròn tỏa ra chung quanh như những cánh hoa đang nở. Mặc dầu dàn đèn này chưa được bật lên, nhưng dưới ánh sáng dịu dàng của mấy ngọn đèn trong góc cũng đủ làm cho những chùm thủy tinh đan kết chung quanh vòm trần tỏa ra những mầu sắc lóng lánh. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, ông ta liền giải thích :

    - Tôi không có nhu cầu sử dụng cái phòng khách này. Rồi mấy cậu công tác bên Điện ảnh lại xin giữ nguyên trạng căn phòng này để làm sân khấu quay phim nên tôi không dọn dẹp cái gì đi hết.

    Quả là cái sự nguyên trạng của căn phòng này như kéo giật tôi về khoảng thời gian trước đó vài năm, khi mà chúng tôi còn nhởn nhơ tin tưởng vào đời sống và không bao giờ nghĩ tới chuyện đổi đời. Có điều, khi nhìn trên tường thấy những huy hiệu, những bằng khen, những bằng tuyên dương hay hình ảnh chiến trường với những chiếc trực thăng lượn lờ, tôi có cảm giác xa lạ như những thứ đó đã trôi vào dĩ vãng rất xa vời. Tôi cũng không lấy làm lạ về cảm giác này bởi vì đời sống bây giờ có quá nhiều điều o ép khắc nghiệt, hầu như không mấy ai còn tâm trí đâu để mà suy nghĩ vẩn vơ. Hầu hết đầu óc mọi người chỉ còn quanh quẩn trong những chuyện tính toán làm sao để có được sự tồn tại trong an ninh, hay những lo lắng tủn mủn nhưng rất bộn bề trong đủ loại hình thức của các cuộc mưu sinh.

    Đang lan man suy nghĩ thì ông chủ nhà lại nhắc tôi ngồi vào ghế salon và chỉ vào mấy cái đĩa đặt trên mặt bàn kính như có ý nói với tôi là xin cứ tự nhiên. Tôi thấy trong một đĩa có gói thuốc lá Tam Đảo còn nguyên vừa mới được bóc ra, mấy cái bên cạnh thì xếp đầy nào kẹo lạc, kẹo cứng, kẹo mềm, lại có cả bánh đậu xanh Rồng Vàng Hải Dương nữa. Sau đó thì một anh nhân viên phục vụ còn bưng ra một khay trà có hai cái tách đang nghi ngút bốc khói.

    Thật tình là tôi đã thấy ngột ngạt về cung cách tiếp đón quá trịnh trọng này, và trong thâm tâm cũng thấy lo lắng không biết mình đang sắp sửa bị đưa vào một hoàn cảnh nào đây. Vì thế, tôi lên tiếng ngay như để phá vỡ tình trạng băn khoăn:

    - Tôi không được rõ ông mời tôi tới đây là vì lý do gì ?

    Ông ta vội vã xua tay :

    - Không…không….Không vì lý do gì hết. Thầy là giáo viên chủ nhiệm lớp thằng Tửu nhà tôi. Đáng lẽ tôi phải tới thăm thầy từ lâu mà vì công việc bề bộn quá, nay mới có dịp sắp xếp được.

    Tôi cảm thấy nhẹ nhõm người hơn và mỉm cười:

    - Cháu Tửu là đứa thông minh. Tuy có nghịch ngợm khác người, nhưng nó học hành cũng không đến nỗi. Mới đầu thì nó cũng hơi đuối......

    - Tất nhiên rồi. Chương trình học ở đây hẳn nặng nề hơn là ở ngoài Bắc. Đã thế lại còn chênh nhau tới 2 cấp lớp.

    Tôi gật đầu :

    - Vâng, chương trình trung học 12 năm , ngoài Bắc rút xuống còn 10 năm. Nhưng theo tôi, điều quan trọng hơn cả là vào đây, Tửu nó quen thêm được nhiều bạn bè, biết thêm được nhiều cảnh mới, người mới…

    Ông ta nhìn tôi, cái nhìn biểu lộ sự đồng tình về điều tôi vừa nói ra. Rồi ông ta gật đầu:

    - Đúng vậy. Xã hội bên ngoài cũng mở mang thêm nhận thức của nó chứ. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Các cụ ngày xưa đã dạy như vậy rồi mà. Sách vở nhà trường thì chỉ lý thuyết thôi. Thực tế trực quan sinh động mới là cái đáng kể và đáng học nhiều hơn.

    Yên lặng một lát, ông ta lại nhìn tôi chăm chú rồi hỏi :

    - Nhưng theo Thầy thì cái sự thằng Tửu cứ thích theo bạn bè đi sâu vào xã hội ở trong này, sẽ tốt cho nó hơn hay nó sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ đi hơn ?

    Tôi ngẫm nghĩ rồi trả lời :

    - Thành thực mà nói, học sinh trong này có nhiều đám tốt vì được ảnh hưởng bởi giáo dục gia đình cũng như học đường. Nhưng nếu ông hỏi tôi về thằng Tửu thì tôi không thể trả lời. Tôi đâu có theo nó sát nút để biết nó hay giao du với loại nào, với những ai !

    Ông ta “à” lên một tiếng khoái trá rồi nói:

    - Đó là điều tôi vẫn hằng quan tâm. Thực tình tôi muốn thằng con tôi ‘bung” ra ngoài để nó mở mang thêm tầm mắt và học hỏi thêm ở những con người tốt . Nhưng tôi thì lại bận quá nên không có thì giờ kiểm soát. Cái ngữ nó mà buông lỏng ra, không kiểm soát thì lợi bất cập hại.

    Tôi nhìn ông bằng một cái nhìn băn khoăn, không hiểu ông ta định đẩy câu chuyện đi tới đâu trong vấn đề này, và tôi cố giữ yên lặng để không phụ họa theo những lời ông vừa nói. Sau một vài giây yên lặng, ông lên tiếng tiếp:

    - Giữa tôi với thầy, có lẽ còn có quá nhiều cách biệt. Nhưng trong thời gian vừa qua, nhìn cung cách giảng dạy của thầy cùng với những tình cảm gắn bó của Tửu đối với thầy, tôi thấy mình tuy khác biệt nhưng cũng có những điểm tương đồng.

    Nói rồi ông ngưng lại và nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi thấy lấp lánh trong những tia nhìn đó là một biểu lộ tâm tình thân thiện hơn là che giấu một ý đồ thâm hiểm riêng tư. Nhưng tôi lại vẫn cứ cố làm ngơ như chưa hiểu ông đang nói gì. Mà đúng vậy. Ông ta nói “có những điểm tương đồng”, thật sự trong nhất thời, tôi cũng không thể nghĩ được giữa tôi và ông ta có những tương đồng gì. Rồi ông lại tiếp :

    - Xã hội cũng còn nhiều chuyện bất toàn thầy ạ. Nhưng về tương lai lũ trẻ thì mình phải lo lắng trước tiên. Trong phạm vi thu hẹp, tôi chỉ nghĩ đến thằng Tửu nhà tôi, và tôi mong mỏi nó được dìu dắt bởi một người như thầy….

    Tôi vội ngắt lời ông ta:

    - Tửu đã qua cấp lớp….tôi đâu còn….

    Ông ta vội giơ tay ngăn lại :

    - Điều đó tôi biết. Mà tôi cũng không dám yêu cầu gì nhiều. Chỉ mong sao rằng tuy Thầy không còn dạy nó ở nhà trường nữa, nhưng nó vẫn có dịp lui tới để gặp gỡ thầy và thầy vẫn có dịp bảo ban nó…Và trong những dịp nó giao du với bạn bè, nhờ thầy tìm hiểu và ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu…

    Tôi ấy tôi còn ngập ngừng chưa bầy tỏ ý kiến thì ông đã nói tiếp :

    - Thầy đừng nghĩ là phải gánh một trách nhiệm gì to tát quá. Nói thẳng ra là tôi chỉ mong muốn thầy lui tới đây mỗi ngày một, hai giờ để trò chuyện, trao đổi bất cứ vấn đề gì để nó có dịp mở mang cái đầu óc của mình. Tôi sẽ trả thù lao cho thầy để tăng thêm thu nhập. Tôi biết hoàn cảnh của các thầy cô giáo bây giờ rất ngặt nghèo. Nhiều thầy cô đã ra buôn bán chợ trời hay lái xe ôm…

    Tôi nhìn thẳng vào mắt ông, rồi nói :

    - Vậy xin hỏi thật, ông không ngại tôi tiêm nhiễm cho thằng cháu Tửu những tư tưởng mà chế độ này đã muốn xóa bỏ à ?

    Ông ta nhún vai, mỉm cười :

    - Làm gì mà có chuyện ấy ! Họ nói xóa là xóa mấy cái linh tinh bề ngoài thôi kìa. Còn con người, còn cốt cách, còn truyền thồng tốt đẹp bao nhiêu năm, làm sao mà xóa. Thầy yên tâm đi. Tôi không phải là con người quá tả. Mà tôi có đi theo phục vụ cho cách mạng trong ngần ấy năm cũng không phải là tôi mong muốn xây dựng một xã hội nhếch nháp như thế này. Nếu không nghĩ như vậy, tôi đã chẳng lo lắng cho thằng Tửu và mình có cuộc gặp gỡ như thế này…

    Tôi suy nghĩ một lát rồi tần ngần :

    - Trên nguyên tắc thì tôi xin nhận lời. Tôi sẽ bảo ban cháu Tửu về mặt tư cách, đạo đức, ứng xử ngoài đời cho ra một con người. Nhưng kết quả ra sao, tôi không bảo đảm.

    Ông ta giơ hai tay lên cất giọng hoan hỉ :

    - Thế là xong rồi. Tôi rất cám ơn thầy đã cất cho tôi được một mối bận tâm cứ lo canh cánh bên lòng. Tôi quá bận rộn nhiều việc, đâu có dành nhiều thì giờ cho nó được.

    Sau đó, chúng tôi trao đổi thêm vài câu chuyện vu vơ nữa rồi tôi cáo từ. Ông tiễn tôi ra tới tận cổng và còn đứng dưới hàng rào nhìn theo cho tới khi tôi đạp xe đi khuất.

    Trong thâm tâm, chính tôi cũng không hiểu mình đã vừa đưa ra một quyết định đúng đắn hay sai lầm. Bởi vì, với ông ta, tôi chưa từng quen biết, chưa hiểu rõ thực sự ông ta là loại người nào. Nói cho ngay, qua cung cách phát biểu, tôi thấy ông đã có một mối quan tâm chính xác về tương lai thằng Tửu. Nó còn phải được học hỏi thêm nhiều, để rũ bỏ được những dấu ấn còn in hằn trong tâm hồn của nó sau những năm nó sống theo bản năng ở miền Bắc trong suốt bao nhiêu năm khó khăn của cuộc chiến.

    Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy lấn cấn khi nhận lời làm công việc như ông bố của Tửu mong đợi. Cái lấn cấn là ở chỗ, tôi tự hỏi toàn bộ cái xã hội này với những con người hiền hòa của miền Nam cũ, và ngay cả với chính tôi, rồi ra mọi người sẽ gìn giữ bản chất được bao lâu dưới cái chính thể vẫn đang tiếp tục gieo rắc đầy dẫy những sai lầm trong mọi công cuộc điều hành đất nước ?


    ***

    21
    CHƯƠNG CUỐI

    Chuyện hứa hẹn với ông bố của Tửu tôi tưởng sẽ thực hiện được lâu dài, nhưng không ngờ cuộc đời lại đưa tôi tới một ngã rẽ mới.

    Số là hồi trước 1975, tôi có một người bạn đồng nghiệp, tuy dạy cùng một môn học nhưng lại không cùng trường với nhau. Ấy vậy mà chúng tôi lại quen biết nhau là do anh bạn này kết hôn với một học sinh cũ của tôi. Cặp vợ chồng này là người miền Nam, tính tình rất đôn hậu. Cô vợ lúc nào cũng nhắc nhở đến những kỷ niệm về Thầy cũ, trường xưa vào cái thời mà cô còn là một nữ sinh nhởn nhơ cắp sách đến trường trong những năm dài ở bậc trung học. Trước chỉ là quen biết lâu lâu đi lại, sau trở nên thân thiết hơn, tôi và người chồng còn soạn chung với nhau những tài liệu giáo khoa mà cả hai cùng giảng dạy.

    Vậy mà sau năm 1975, chỉ có một mình tôi xin trở lại trường. Vợ chồng người bạn nhờ may mắn , lại cũng quen biết cả những người đi tập kết trở về nên họ thành lập ngay được một xưởng in dưới danh nghĩa một công ty Hợp Doanh. Ở thời buổi ấy, mọi lãnh vực thuộc các ngành nghề sản xuất khác đều có nhiều người đứng ra tham dự dưới danh nghĩa Hợp Tác xã, Tổ Hợp, Công ty Hợp doanh….nhưng riêng ngành in thì ai cũng ngao ngán. Bởi người ta sợ in ấn thì có thể bị dính líu đến chuyện chính trị. Chỉ một vài sơ xuất kỹ thuật thôi cũng có thể bị gán ép là có ý đồ phản động, đi tù như chơi.

    Nhưng vợ chồng anh bạn tôi lại không ngán ngẩm vì những sự lo xa đến như thế. Lại thêm nhu cầu in sách cho cả miền Nam trong năm đầu tiên khai giảng niên học mới là một nhu cầu rất khẩn trương và cấp thiết. Những ai dám đứng ra đảm trách đều nhận được sự dễ dãi và hỗ trợ tối đa của ngành Giáo Dục. Đó là lý do mà công việc làm ăn của vợ chồng anh bạn mau chóng phát triển, cung ứng được rất nhiều công ăn việc làm cho những công nhân ngành in vốn đang thất nghiệp và nhất là đem lại chỗ trú an thân cho nhiều gia đình không bị đuổi đi kinh tế mới.

    Sau vài năm kinh doanh một cách hợp pháp, đời sống của vợ chồng anh bạn đã thay đổi nhiều hơn xưa. Họ không còn lo phải đắp đỗi bữa ăn qua ngày, mà trái lại còn có của ăn của để. Thỉnh thoảng, cô học trò cũ của tôi còn mang tới tận nhà cho các cháu ký thịt, hay cho tôi ký đường, cân cà phê….

    Rồi bỗng một hôm, khi biết tôi có quen biết một đường dây đáng tin cậy có thể sắp xếp cho tôi ra đi nếu tôi có vài cây vàng đóng trước, phần thiếu sẽ trả sau, thì người vợ đề nghị rằng nếu tôi muốn ra đi thì họ có thể cho tôi vay cái khoản ứng trước này.

    Quả là một chuyện bất ngờ. Bởi ‘đường dây” mà tôi quen biết cũng chỉ là một người bạn cũ, thời thế đã tạo anh trở nên con người lang bạt kỳ hồ, giao dịch với đủ mọi loại người có chung một ước nguyện là vượt thoát để ra đi. Anh bạn này thật ra cũng không giầu có gì. Anh cũng cần có sự đóng góp của tôi dù chỉ là phần nhỏ, còn thỉ cho thiếu, để trang trải mọi thứ chi phí cho một chuyến đi.

    Thế là như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, một lúc tôi có cả hai ân nhân mở đường cho tôi vượt thoát khỏi cái đời sống tù túng, chật chội, cứ thường xuyên o ép đầu óc và tư tưởng của mình. Trong thời gian tôi vẫn thản nhiên đến trường thì nhà tôi đã âm thầm sắp xếp mọi thứ với hai phía ân nhân ấy để cho tôi được ra đi.

    Tôi cũng giấu kín không cho bạn bè đồng nghiệp nào trong trường hay biết kể cả thằng Tửu, mặc dù tôi cũng đã viết cho nó một lá thư ngắn. Lá thư này tôi đã bỏ vào thùng thư vào buổi sáng hôm tôi ra xa lộ đón xe đò đi Vũng Tầu với ý định sẽ xa Sài Gòn mãi mãi. Nội dung lá thư chỉ vắn tắt như sau :

    “Tửu thân mến,
    Thầy đã quyết định rời xa Sài Gòn và rất tiếc là không cho Tửu biết trước để thầy trò cùng nhau ăn một bữa tiễn biệt tại quán bà Hoa ở ngã tư Bẩy Hiền. Cám ơn Tửu về sự ân cần, quý trọng mà Tửu đã dành cho thầy. Quả là thầy trò mình đã có đủ mọi thứ kỷ niệm vui buồn trong suốt mấy năm vừa qua. Thầy sẽ không bao giờ quên Tửu và mong trò cũng vẫn còn ghi nhớ những điều thầy dặn dò hay chỉ bảo. Cho thầy gửi lời xin lỗi tới Ba của Tửu. Chúc tất cả mọi người đều bình an may mắn và hẹn ngày gặp lại dù là rất vô vọng hay xa vời.
    Thầy Tiến.”


    Sau một cuộc hành trình khá gian nan vào cuối năm 1979, rút cục tôi cũng đã tới được bến bờ tự do.

    Tính từ buổi sáng hôm đó, cái hôm mà tôi che giấu mình trong bộ đồ rách rưới và cái mũ nỉ úp chụp trên đầu, len lén đi ra khỏi ngõ từ lúc còn tinh mơ để đi ra xa lộ Biên Hòa đón chuyến xe chạy bằng than củi đi Vũng Tầu, cho đến nay đã là 33 năm !

    Trong suốt thời gian dài dằng dặc kể trên, dài hơn cả thời kỳ tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (18 năm) hay trưởng thành ở Sài Gòn (21 năm), thỉnh thoảng tôi vẫn còn nhớ lại những ngôi trường cũ và những bạn đồng nghiệp hay những học trò xa xưa. Tôi không rõ những cô Thu, cô Hường, thầy Hải, thầy Vinh…hay những trò Sơn, trò Tửu bây giờ ra sao, cuộc đời trôi nổi đã hướng họ đi tới những ngã rẽ nào.

    Tất nhiên mọi con người, mọi hoàn cảnh sau ngần ấy năm đều cũng đã thay đổi. Có khi vài người trong số đó đã nằm xuống, hay vẫn còn vất vưởng với cuộc sống khốn khó, chật vật, nhưng hẳn cũng có một số người nay trở thành những đại gia, những kẻ có chức có quyền, chiếm lĩnh một giai tầng ăn trên ngồi chốc trong một xã hội mà xét ra nó còn tồi tệ gấp bội phần cái xã hội vốn đã bị lật đổ vào thời điểm tháng 4-1975.

    Bởi vì trước năm 75, dù đất nước có lâm vào hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo, dân quê có tan tác bỏ nhà lên tỉnh để tránh cảnh bom đạn cầy nát xóm làng, thì cũng chẳng bao giờ những cô gái quê hiền lành chất phác lại phải chịu cảnh lõa lồ xếp hàng cho đám đàn ông nước ngoài xăm xoi, lựa chọn. Sự ô nhục này chỉ xuất hiện sau khi miền Bắc chiếm trọn miền Nam để thống nhất đất nước và quyền cai trị vẫn chỉ nằm trong tay độc quyền của Đảng CSVN.

    Ba mươi ba năm đằng đẵng. Sau ngần ấy năm, nhà nước CSVN đã để lại những gì ?

    Dĩ nhiên là trên cả nước đã mọc lên đầy dẫy những tòa building cao ngất ngưởng, những trung tâm bách hóa mua bán đồ tiêu dùng hiện đại không thua kém gì các nước phương Tây, hay ngay cả những xa lộ thẳng băng đang dần phủ kín các khu vực thiết yếu trên khắp mọi miền đất nước.

    Nhưng những thành quả vật chất đó đâu phải là những thành tích đáng đem ra để tự hào. Bởi chỉ cần một tập đoàn tư bản ngoại quốc xuất ra một cái vốn đầu tư vài tỷ bạc thì building cao cỡ nào, xa lộ dài cỡ nào, shopping center to cỡ nào, tất cả rồi cũng sẽ có hết.

    Cái mà tiền bạc không thể nào mua được phải là những giá trị tinh thần mà nhà nước phải tạo dựng nên sau ngần ấy năm cầm quyền. Nhưng khi nói về những giá trị ấy, thì ôi thôi, chỉ cần nghe những người trong cuộc phát biểu cũng đủ thấy thực chất nó ra làm sao.

    Đầu năm 2012, đài Á Châu Tự Do qua ký giả Thanh Quang đã có nhắc đến những lời nhận xét của Nhà văn Nguyên Ngọc qua bài “Cần một cuộc tự vấn” như sau :

    Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”

    Thật là hãi hùng ! Trong một xã hội mà “Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa” thì đâu có còn cái ý nghĩa cao đẹp nào để cho con người nương tựa vào đó mà vươn lên.

    GS Hà Văn Thịnh ở Huế cũng đã cảnh báo rằng tình trạng giả dối ở VN giờ lan tỏa từ “A đến Z”, khi cảnh nhiễu nhương, tự tung tự tác đang hoành hành xã hội VN. Ông nói:

    Trong bản chất xã hội VN có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa VN hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được. Một xã hội như vậy làm sao không loạn được.”

    Vì đâu mà gây nên nỗi thảm thê như vậy ?

    Theo tôi nghĩ, đích danh thủ phạm phải là chính sách Giáo Dục ở Việt Nam !

    Là một nhà giáo đã từng giảng dạy dưới mái nhà trường XHCN, tôi biết chắc rằng ở đó đã khởi sự dạy dỗ con người biết nói dối và buộc con người phải nói dối. Mà thê thảm thay, tình trạng dối trá ấy vẫn còn kéo dài cho tới tận bây giờ. Tôi xin đơn cử một tài liệu trong ngành giáo dục ở VN vào niên học bây giờ tức năm học 2011-2012. Tôi nhận thấy nhà giáo ở VN bây giờ vẫn cứ còn phải loay hoay, chìm đắm trong những bản văn tự soạn để giao nộp hàng năm cho cấp trên ngõ hầu được an thân dạy dỗ. Những thứ văn bản như thế, cả người soạn lẫn người coi, ai nấy đều biết là giả dối nhưng nó vẫn ngang nhiên tồn tại. Xin được bỏ tên trường, tên giáo viên và tên Phòng , sở Giáo dục thuộc đơn vị nào :

    Sau đây là “chỉ tiêu phấn đấu” của giáo viên ….., sinh năm 1978 tại …, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 2000, hiện giảng dạy môn Toán tại trường ….., tỉnh…….

    Nhà giáo kể trên đã trình bầy trong “Kế hoạch Cá nhân năm học 2011-2012” của chính mình như sau :

    (Trích)
    Chỉ tiêu phấn đấu :

    “ Thực hiện có hiệu quả chủ đề của năm học : “Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” và tiếp tục triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức lối sống bản thân, Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và ngành phát động. Không vi phạm đường lối chính sách pháp luật của đảng CSVN và nhà nước. Vận động gia đình và người thân đồng nghiệp thực hiện tốt đường lối chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện nghiêm túc nề nếp quy chế của ngành và nhà trường.”

    Biện pháp thực hiện:

    1)Tìm hiểu tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là tư tưởng Hồ chí Minh về công tác giáo dục.
    2)Từng bước làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ như cần, kiệm, liêm, chính, chí công, công, vô tư. Khắc phục mọi khó khăn về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh khách quan, chủ quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
    3) Tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham gia các buổi sinh hoạt, tọa đàm và sưu tầm về tấm gương đạo đức của Bác đồng thời làm theo lời Bác.
    4) Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm và có ý thức tiết kiệm trong gia đình cũng như ở nhà trường.
    4) Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Cụ thể thực hiện tốt theo các tiêu chí trong Chuẩn giáo viên.
    5) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị. Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành với Đảng.
    6) Tiếp tục coi phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.
    7) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh.
    (ngưng trích)

    ***

    Vốn cũng là một giáo viên, cũng đã từng giảng dạy vài năm dưới mái nhà trường Xã Hội Chủ nghĩa, tôi đã quá quen thuộc với cái lối viết tự cung khai và đánh bóng bản thân để bầy tỏ lòng trung thành của cá nhân người viết đối với cấp trên như thế nào rồi. Nó sặc mùi giả tạo, kể cả sự dối trá mà người viết cũng như người đọc đều nhận rõ của nhau. Nhưng cái “truyền thống giả dối’ ấy vì vẫn còn được duy trì nên người ta vẫn phải nhai lại như thế hàng năm.

    Khi nói như vậy, tôi không có ý định vơ đũa cả nắm và tôi không muốn nghi ngờ thiện chí của nhà giáo trẻ nói trên. Trái lại, tôi còn thầm cầu mong cho những điều mà ông viết ra là hoàn toàn trung thực với ý nghĩ của ông, để ít ra tôi không thấy lương tâm của nhà giáo bị thương tổn khi phải đọc lên những lời mà tôi cho là đầy ắp sự dối trá.

    Sở dĩ tôi cứ phải biện minh lòng vòng như vậy là vì tôi cũng đã từng sinh hoạt trong một môi trường giáo dục hoàn toàn khác biệt với môi trường mà nhà giáo trẻ đang tham dự. Nói một cách ngắn gọn là tôi không bao giờ thấy bất cứ một đồng nghiệp nào của tôi khi giảng dạy trong nhà trường trước 1975 mà lại phải viết “kế hoạch cá nhân” từng năm học để đệ nạp lên cấp trên như các nhà giáo VN phải thực hiện. Tôi luôn luôn nghĩ rằng, nhà giáo là một ông Thầy trong ngành giáo dục. Ông ta chỉ có trách nhiệm đối với những học trò của mình chứ không thể tự biến mình thành một thứ học trò của bất cứ cấp trên nào để mà cứ phải “nộp bài” hàng năm mong được an thân hay để lấy điểm thi đua cho dù đó cũng chỉ là những thứ bánh vẽ.

    Nói chung là nhà giáo VN bây giờ vẫn còn bị kìm kẹp bởi đủ thứ hình thức, từ “Mục tiêu phấn đấu” (bao gồm Tư tưởng đạo đức, lối sống, Chất lượng giảng dạy, Danh hiệu thi đua) cho đến “Nội dung hoạt động và biện pháp thực hiện” ( bao gồm Tư tưởng đạo đức, lối sống, Nhận thức tư tưởng, chính trị, Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước, Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình và tự phê bình)..,.vân..vân..và.. vân vân …

    Tôi thực tình tự hỏi trong toàn thể những ‘công đoạn” bó buộc nhà giáo hằng năm như thế, cái tỷ lệ “giả dối” được nhà giáo cho vào khi họ ngồi viết, nó lên tới con số là bao nhiêu ?

    Tôi tiết tưởng, lời nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc như đã trích dẫn ở trên cũng đã đủ cho một câu trả lời.

    Trong cương vị một nhà giáo, tôi cũng lại hoàn toàn đồng ý với nhà văn Nguyên Ngọc khi ông nói đến nhiệm vụ tối hậu của chính sách giáo dục khi đào tạo một con người. Đó không phải là việc đào tạo nên những con người chỉ biết nói dối. Đó cũng không phải là việc đào tạo nên những con người ngoan ngoãn, chỉ biết cúi đầu tuân phục trước giai cấp cầm quyền để mong an thân hay được chút ơn mưa móc.

    Phẩm chất của một công dân trong một xã hội đáng sống là con người nhận biết được là mình có độc lập và tự do để biết phản đối khi nhận ra điều sai trái
    . Như nhà văn Nguyên Ngọc đã phát biểu:

    Cái hổng nhất của giáo dục nước ta là ở triết lý giáo dục. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội.”

    Không biết đến bao giờ con người Việt Nam mới có được cái phẩm chất đó ?

    Bao giờ ? Biết đến bao giờ ?

    Nhưng dù khó khăn thế nào và cho đến bao giờ thì điều kiện ắt có và đủ để con người VN có được phẩm chất ấy sẽ phải là cái lúc mà đảng CSVN đã bị giải thể để nhường chỗ điều hành đất nước cho những thành phần yêu nước và yêu dân tộc hơn.

    California ngày 24-2-2012
    NHẬT TIẾN
    .

Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123

Chủ Đề Tương Tự

  1. Những phong cách thời trang ấn tượng nhất thế giới
    By giavui in forum Thời Trang & Thẩm Mỹ
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-02-2014, 07:50 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-25-2014, 02:01 AM
  3. Những thác nước đẹp nhất thế giới
    By giahamdzui in forum WallPapers
    Trả Lời: 1
    Bài Viết Cuối: 04-08-2014, 05:31 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-11-2014, 12:42 PM
  5. Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác - Nhật Tiến
    By khieman in forum Truyện Dài
    Trả Lời: 21
    Bài Viết Cuối: 12-13-2013, 12:04 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •