.
Quyển Kinh Pháp Cú
thực hiện bằng nghệ thuật thư pháp chữ Việt
lớn nhất Châu Á


LTS: Pháp Cú là bản kinh ngắn thuộc Tiểu bộ kinh. Kinh tạng Nikàya – Pâli tạng – kiết tập những lời dạy ngắn gọn của Đức Phật về các giáo lý và pháp hành rất nền tảng, được gồm vào 423 bài Kệ - thường là 4 câu – phân thành 26 phẩm nhỏ. Pháp Cú được giới thiệu rộng rãi trong các nước Phật giáo Nam và Bắc truyền qua nhiều thế kỷ, bằng nhiều thứ tiếng

Ở Việt Nam có rất nhiều bản dịch Việt ngữ Pháp Cú, dịch từ Pâli, Hán hay Anh, Đức ngữ, Nhật ngữ, hầu hết được trình bày theo thể Kệ (câu ngắn gọn nhưng ít vần điệu).

Nay, nhà thư pháp Đăng Học đã phát tâm viết lại kinh Pháp Cú bằng nghệ thuật thư pháp Việt rất công phu, trang trọng và đóng thành quyển sách độc bản có kích thước “khủng”: ngang 2m1, dọc 1m6, nặng 1 tấn (phiên dịch: Tịnh Minh; viết lời giới thiệu: Thầy Thích Pháp Chơn – USA, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh; bìa kinh : Trần Quốc Âu; hộp gỗ và đế đựng quyển kinh do các nghệ nhân tại Đà Lạt thực hiện). Cuốn sách được hoàn thành sau 1 năm ròng rã và muốn di chuyển phải sử dụng đến…xe cẩu! Thật không thể nghĩ bàn!

Quyển kinh với sức nặng khác thường, sức nặng ấy ngoài của trọng lượng, còn là tấm lòng của tác giả và các liên hữu đã đồng tâm thực hiện.

Hiện quyển Kinh Pháp Cú độc bản đầy tâm huyết của tác giả Đăng Học đang được tôn trí tại chùa Tuệ Quang - Đà Lạt. Và cho đến thời điểm này, là chưa công bố. Nhưng với tâm chia sẻ những tinh hoa văn hóa của Phật giáo, Làng A Di Đà xin trân trọng giới thiệu đến đại chúng để cùng hân thưởng.
Làng A Di Đà






Quyển kinh Pháp Cú độc bản được an vị tại chánh điện Chùa Tuệ Quang

Ảnh: Trần Phước Bảo





Ni sư trụ trì và NS Quý Luân bên quyển kinh độc bản







Bộ khóa của Quyển Kinh




Quyển kinh đang được PT Phước Bảo
mở khóa để chiêm ngưỡng







Bìa kinh là Tôn dung của Đức Thích Ca do Trần Quốc Âu thực hiện



Quyển sách đang được mở ra.







Trang đầu của quyển kinh độc bản










Từng trang Kinh được lần lượt lật ra…












Ni sư Trụ trì cùng đại chúng chiêm ngưỡng kinh








Những trang kinh chụp gần
Photo: Tâm Hạnh
Nguồn: langadida online