Trung Quốc phát hiện các giao dịch giả mạo trị giá 10 tỉ Đôla Mỹ trong chiến dịch trấn áp các công ty này trên toàn quốc.

Cơ quan quản lý tiền tệ nói 15 trường hợp gian lận đã được bàn giao cho cảnh sát để truy tố.

Các công ty đôi khi giả mạo các giao dịch để nhận tiền từ bên trong và ngoài Trung Quốc.

‘’Các giao dịch thương mại giả mạo có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới… toàn bộ nền kinh tế’’, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà nước về Ngoại hối Wu Ruilin nói.

‘’Chúng không chỉ tăng áp lực lên các dòng tiền nóng, mà còn tạo ra các kênh tuồn tiền vốn phi pháp xuyên biên giới’’, ông nói thêm.

Các ngân hàng đang hoạt động ở Trung Quốc cũng bị buộc lỗi.

‘’Một số ngân hàng đã tạo điều kiện làm đội số vốn tài chính thương mại quá cảnh và các giao dịch thương mại giả mạo cao bất thường bằng việc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xác minh và cung cấp dịch vụ tài chính thương mại quá cảnh cùng hóa đơn và thanh toán,’’ Tân Hoa Xã – cơ quan thông tấn nhà nước trích lời ông Wu.



Cuộc trấn áp bắt đầu tại 13 tỉnh và thành vào năm ngoái và mở rộng ra 24 tỉnh thành trong năm nay.

Trung Quốc có những quy định kiểm soát vốn chặt chẽ, giới hạn việc mua và bán tài sản ở nước ngoài của người dân nước này. Trung Quốc cũng có những hạn chế tương tự về việc mua và bán tài sản của Trung Quốc cho người nước ngoài.

Các thị trường hàng hóa toàn cầu đã bị chấn động trong tháng Sáu năm ngoái, khi một cuộc điều tra gian lận thương mại ở Trung Quốc cho thấy các công ty đã sử dụng các hóa đơn giả tại một cảng ở Thanh Đảo (Quingdao), ở phía đông Trung Quốc, để có được các khoản vay nhiều lần bằng cách dùng cùng một lô hàng là kim loại đồng làm thế chấp.

Sự kiện này đã thúc giục các ngân hàng quốc tế và các hãng thương mại khởi kiện hàng loạt về các vụ gian lận bị phát hiện vốn được ước tính khoảng 900 triệu Đôla Mỹ.


BBC