Vị Thái sư thay đổi vương triều chỉ bằng một.. chậu nước

Trần Thủ Độ - người có công với triều Trần, có tội với chiều Lý. Tuy nhiên, với cái nhìn thời nay là một anh hùng dân tộc, sáng lập Vương triều Trần với hào khí bất diệt.


Thái sư Trần Thủ Độ - anh hùng dân tộc, người sáng lập ra vương triều Trần.

Vắn tắt vài dòng về gia thế

Theo những ghi chép tản mạn của sử cũ thì Trần Thủ Độ sinh năm Giấp Dần (1194) tại làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là xã Canh Tần, Hưng Hà, Thái Bình), mất năm Giáp Tí (1264). Tổ tiên Trần Thủ Độ vốn nối đời làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) về vùng Tức Mặc vên bờ sông Hông ( Nam Định), rồi sang ở vùng Bát Xá – Tam Nông (tám làng Xá, ba làng Nông) cạnh sông Luộc. Đến đời nguyên tổ Trần Lý thì họ Trần trở nên giàu có, người ở quanh vùng quy phục,…nhân có nhiều người cũng nổi lên làm giặc. Thân sinh Trần Thủ Độ là ai, chính sử không ghi (có tài liệu nói là Trần Hoằng Nghị). Chỉ biết rằng ông mồ côi cha mẹ từ bé và ở cùng với bác là Trần Lý.
Trong nội tộc họ Trần thì Thủ Độ là em Trần Thừa, chú họ của Vua Trần Thái Tông, gọi Trần Thị Dung là chị họ. Có giả thiết cho rằng, hồi ở Lưu Gia, Hải Ấp (Hưng Hà, Thái Bình) ông ít nhiều có tình cảm với “chị” Dung. Thời trai trẻ, khi còn chài lưới kiếm sống, Trần Thủ Độ đã sớm bộc lộ bản lĩnh và tính quyết đoán khác thường. Ông lớn lên đúng vào lúc cơ đồ của họ Lý đổ nát, nội chiến xảy ra triền miên, triều đình rối ren, Vua Lý Cao Tông không còn khả năng điều khiển triều chính. Do kinh thành xảy ra loạn Quách Bốc mà vào mùa xuân năm 1209, Thái tử của nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Hạo Sảm mới 15 tuổi phải bỏ cả hoàng thành mà chạy về Lưu Gia, Hải Ấp, vốn là cùng đất “ lộc điền” của một số công thần nhà Lý trước đó. Tham gia chính sự cùng anh em họ Trần Từ khi Trần Lý gả con gái là Trần Thị Dung cho Thái tử Sảm (sau là Vua Lê Huệ Tông) vào năm 1209 thì gia tộc họ Trần bắt đầu bước vào chính sự. Với danh nghĩa khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý, Trần Thủ Độ cùng với những người con ưu tú khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hương binh đi đánh dẹp các thế lực cát cứ khác. Năm 1209, Trần Lý được phong làm Minh Tự Công, còn em vợ Trần Lý là Tô Trung Từ được phong làm Điện tiền Chỉ huy sứ. Tháng 3 năm Canh Ngọ (1210), khi Trần Lý bị tử trận thì con của Trần Lý là Trần Tự Khánh được phong làm Thuận Lưu Bá và chỉ hơn một năm sau được phong làm Chương Thành Hầu. Vào tháng Chạp năm Bính Tí (1216). Đến lượt anh trai của Trần Tự Khánh là Trần Thừa được phong làm Nội thị Phán thủ. Khi Trần Tự Khánh mất (1223), Trần Thừa được phong làm Phụ quốc Thái uy, "được phép vào chầu vua Lý mà không phải xưng tên”. Năm 1224, Thủ Độ được nhà Lý phong làm Điện tiền Chỉ huy sứ, quản lý cấm quân bảo vệ kinh thành. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: "Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được Nhà nước dựa cậy, quyền át cả Vua". Cuộc “chính biến” không tốn giọt máu Xét về trật tự thứ bậc thì Điện tiền Chỉ huy sứ, cầm đầu quân cấm vệ của triều đình, chưa phải là chức quan có hàm tước thuộc hàng cao nhất, nhưng vào thời loạn lạc lúc bấy giờ thì đó lại là thực quyền. Dựa vào quân đội, Trần Thủ Độ đã từng bước nâng cao vị trí của mình, khôn khéo loại dần các thế lực đối nghịch. Trước sự suy vong không thể cứu vãn của triều Lý, là người cơ mưu lại quyết đoán, Thủ Độ đã ngầm tính đến việc làm chính biến cung đình để họ Trần đoạt ngôi họ Lý một cách hòa bình.

Nhà bia - lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở làng Ngừ, xã Liên Hiệp, Hưng Hà, Thái Bình.

Trước hết, Thủ Độ đã gây sức ép buộc Lý Huệ Tông đang bệnh tật, ốm yếu phải lập Công chúa Chiêu Thành lúc đó mới 6 tuổi làm Thái tử, rồi truyền ngôi, gọi là Lý Chiêu Hoàng vào tháng 10 năm Giáp thân (1224). Sau đó, lập tức Trần Thủ Độ đưa người của họ Trần vào chiếm giữ các chức vụ quan trong. Sử chép: "Quan Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ tất cả các việc quân cơ trong, ngoài. Cháu gọi là Trần Thủ Độ bằng chú là Trần Bất Cập được làm Cận thì lục cục Chi hậu, Trần Thiêm làm Chi ứng cục, Trần Cảnh làm Chính thủ”. Tiếp theo, Trần Thủ Độ đã đưa Chính thủ Trần Cảnh là cháu họ, 8 tuổi, vào cung hầu hạ Lý Chiêu Hoàng, mà thực chất là lấy cớ để dựng nên cuộc hôn nhân “ thiên định” giữa hai đữa trẻ. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “… Một hôm (Trần Cảnh) đến phiên việc bưng nước rửa, nhân thể vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy yêu lắm. Mỗi khi chơi đêm, cho gọi Cảnh đến cùng chơi; thấy Cảnh ở chỗ tối thì tới trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng vào bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt, lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ, Thủ Độ nói: “nếu thực có thế thì họ làm vua chăng?” Một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy xuống nói:”Bệ hạ tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói:"Tha tội cho ngươi. Nay ngưới đã biết nói khôn đó". Cảnh lại về bảo cho Thủ Độ biết. Thủ Độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đèm gia thuộc thần thuộc thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, cắt người coi giữ. Các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan biết rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”. Các quan đều nói được, "xin chọn ngày vào chầu…".

Để hợp thức hóa vụ “chính biến cung đình”, Trần Thủ Độ đã dựng nên màn chuyển giao triều chính bằng cách để Lý Chiêu Hoàng tự nguyện nhường ngôi cho chồng qua một tờ “Chiếu” mà có lẽ nội dunh cũng do chính Thủ Độ soạn thảo. Sử chép: “Tháng ấy, ngày 21, các quan đều vào lạy mừng. (Nhà Vua) xuống chiếu rằng: “Nước Nam Việt ta, từ xưa đã có đế vương trị vì. Triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có được bốn biển, các bậc tiên thánh nối nhau giữ ngôi hơn hai trăm năm. Nay, Thượng hoàng có bệnh không có con trai nối dõi, khiến cho thế nước nghiêng ngửa nguy nan. Trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, thực là việc từ xưa chưa từng có. Khốn thay, trẫm là Nữ hoàng, tài đức đều thiếu, không ai giúp đỡ, trong khi đó thì giặc cướp nổi lên như ong, không sao giữ nổi ngôi báu nặng nề được. Trẫm từng dậy sớm, thức khuya, nhưng lo không cáng đáng nổi nên vẫn​ tìm người hiền lương quân tử để cùng điều khiển chính sự, khẩn khoản đã đến mực tận cùng. Kinh Thi có câu: Quân tử tìm bạn, tìm mãi chẳng ra, thức ngủ trăn trở, lâu thay lâu thay. Nay trẫm một mình suy đi tính lại, thấy duy chỉ có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực đúng là hiền nhân quân tử, uy nghi rất đường hoàng, văn võ gồm tài như thần như thánh, dù là Hán Cao Tổ hay Đường Thái Tông cũng không thể hơn được. Trẫm từ lâu đã nghĩ kỹ, xét việc nên nhường ngôi báu để thỏa lòng trời, cũng là để thỏa lòng riêng của trẫm, mong sao (được người) đồng tâm hiệp lực, cùng lo việc nước và hưởng phúc thái bình. Vậy, bố cáo khắp thiên hạ để mọi người cùng biết. Tháng Chạp ngày mồng một Mậu Dần năm Ất Dậu (1 – 1226) Vua (Lý) Chiêu Hoàng mở hội lớn ở Điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, cùng lạy dưới sân. Vua Lý Chiêu Hoàng bèn chút bỏ áo ngự, mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế..”.


theo xahoi.