Đằng sau những cú giao bóng sấm sét của Milos Raonic

Người đàn ông giúp tạo ra một trong những cú đánh đáng sợ nhất trong thế giới tennis bắt đầu với cách cầm vợt .


ảnh minh họa
Để khớp ngón trỏ lên bờ cạnh xiên của cán vợt (số 2), mặt vợt như vậy sẽ hơi mở và tạo ra nhiều xoáy hơn trong cú giao bóng. Tiếp đó, để chân rộng hơn vai một chút, tung bóng góc 45 độ so với vạch cuối sân và ập xuống bóng. “Một, hai, ba”, giống của Casey Curtis vang lanh lảnh. Đó là cách ông dạy Milos Raonic giao bóng cách đây 15 năm. “Đó là cách Raonic lặp đi lặp lại cho đến khi anh có thể làm điều này trong giấc ngủ”, Curtis nói với đôi mắt nhắm nghiền. Ông chứng minh được điều ông vừa kể. Cậu có thể nhắm mắt giao bóng được không?” ông hỏi Asad Siyyid, cậu học trò 18 tuổi của ông ở câu lạc bộ Richmond Hill Lawn and Tennis Club. Siyyid nhắm mắt, Curtis bắt đầu đếm. “Trong sân”, Curtis reo vang, “Nhớ cho chi tiết này vào bài báo. Asad, cậu có thể làm được điều này khi thi đấu. Nhưng dù vậy, nhớ mở mắt khi trả bóng nhé”.
Curtis sinh ra ở Redwood, California (Mỹ) và chơi một số giải nhỏ khi còn thiếu niên cho đến khi nhận ra rằng mình không bao giờ đủ giỏi để thi đấu chuyên nghiệp. Chị của cậu lấy chồng ở thành phố Toronto (Canada) và cậu theo chị đến đó, học giáo dục thể chất và tâm lý ở Đại học tổng hợp York trong khi dạy tennis để kiếm thêm. Trong hơn 20 năm qua, Curtis dạy được một số tay vợt mà ông nghĩ có đủ tài năng để thành tài. Nhưng một số thì thiếu tập trung, một số thì không may mắn như Dorian Ralston hai lần vô địch quốc gia nhưng bị một tai nạn xe đạp nghiêm trọng dẫn đến liệt cánh tay. Sau đó là đến Milos Raonic. Gia đình Raonic chuyển từ đất nước Montenegro đến vùng Thornhill (ngoại ô Toronto) khi Milos có 3 tuổi. Năm Milos 8 tuổi, cậu xin tập với Curtis. “Tôi thấy cậu bé không đủ giỏi để tập với nhóm tôi đang dạy, nhưng tôi thấy cậu bé có một sức mạnh đáng nể ở tuổi đó, một chú hổ con. Cha con Milos thường ra về lúc 10 giờ tối và quay lại sân vào 6 giờ sáng hôm sau. Tôi không thích điều đó nhưng đó là cách họ làm. Và Milos không mất nhiều thời gian để vượt qua từng người một trong nhóm tôi dạy”. Ngay từ đấu, Curtis đã xác định Milos thuộc dạng tay vợt sống và chết nhờ cú giao bóng. Tạo hóa sinh ra Milos như thế, cao 1m96. “Theo tôi thì cậu bé không bao giờ trở thành một tay vợt có bước di chuyển hay nhất, chân cậu bé dài và phát triển không cân xứng như các VĐV khác bạn thường thấy. Do đó, cú giao bóng là thiết yếu nhất. Nếu Milos không có cú giao bóng uy lực, thì rất khó để cậu ta vươn lên đỉnh cao chuyên nghiệp”. “Chúng tôi đã cùng nhau trên sân 10.000 giờ”, Curtis nói, “Nửa trong số đó là để tập giao bóng. Ồ, có lẽ không được một nửa, nhưng chắc chắn là hơn một phần ba”.
Tất nhiên, Curtis không dạy Milos từ sáng đến chiều tối. Ngoài giờ tập với Curtis, Milos tự tập. Ngày nào cũng vậy, 5 giờ 30 sáng Milos ngủ dậy và cùng cha đi đến sân tập. Một trong những cú giao bóng khủng khiếp nhất thế giới được mài dũa ở sân trong nhà lạnh giá của buổi sớm, khi không có bóng người. Giá sân giờ khác là 32 USD mỗi giờ, có hệ thống máy nóng để sưởi mặt sân, quá sức với gia đình Raonic. Bởi vậy, hai cha con mua vé tháng, chọn giờ từ 6 đến 8 giờ, trước khi sân bật hệ thống sưởi ấm lên để phục vụ cho người khác đến chơi. “6 giờ, không có ai đến chơi cùng, vì thế tập giao bóng là một thú vui của tôi”. Lúc khác thì Milos đánh với máy bắn bóng còn cha cậu chạy nhặt bóng quanh sân. Vào ngày cuối tuần, cha mẹ cậu muốn cậu ngủ nhiều hơn nhưng cậu vẫn dạy lúc 5 giờ 30 sáng, ngồi đợi trong phòng cho đến khi cha đưa đến sân tập. Cha Milos là kỹ sư hạt nhân, mẹ cậu là kỹ sư máy tính. Học hành là điều ưu tiên, sau đó mới là tennis. Tennis của Milos tiến chắc nhưng chậm. Kể cả khi học với Curtis. Ngay cả khi cậu chuyển đến thành phố Montreal tập ở trung tâm của Liên đoàn Tennis Canada thì cậu vẫn không được coi là tài năng chắc chắn sẽ thành công. Nhưng Milos thừa sự đam mê và cần cù như đã nói ở trên. Tuổi 19, Milos Raonic đến Tây Ban Nha 2 năm để làm việc sâu hơn và di chuyển vào các cú đánh. Khi nói về Milos Raonic, điều đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là cú giao bóng của tay vợt này, trung bình là 225 km/h trong cú giao bóng một. Cú giao bóng nhanh nhất của Milos đạt vận tốc 249,9 km/h, xếp thứ 5 thế giới. Từ đầu năm đến nay (30.9), anh thưc hiện được 854 cú ace sau 50 trận, thắng 90% các game cầm giao bóng. Điều quan trọng nhất trong cú giao bóng của Milos tất nhiên là lực. Nhưng độ chính xác và sự đánh lừa đối thủ cũng chiếm vai trò nổi bật. Anh sử dụng cùng kiểu tung bóng, cùng cách cầm vợt và cùng động tác chuẩn bị cho cả cú giao bóng flat lẫn cú giao bóng kiểu kick-serve. Điều này khiến cho các đối thủ không rõ anh sẽ sử dụng kiểu giao bóng nào để mà chuẩn bị. “Mọi người nói rằng nhắm về phía bên trong vạch một chút khi giao bóng để đỡ bị hỏng nhiều”, Milos nói, “Tôi thì thường nhắm vào vạch mỗi lần tôi giao bóng. Ý định của tôi rõ ràng là ăn cú ace”. Peter Polansky, tay vợt đồng hương với Milos nói rằng trả cú giao bóng cả Milos là trò chơi đoán: “Bạn phải quyết định góc sân nào bạn trả bóng ngay từ đầu, chứ còn chờ thì không thể đón được vì bóng đi quá nhanh”. Nhờ cú giao bóng, Raonic vươn lên đến vị trí số 6 thế giới như bây giờ. Nhưng cú giao bóng uy lực không đủ đưa bạn thành nhà vô địch Grand Slam. Raonic chưa bao giờ thắng Roger Federer, Novak Djokovic, Rafael Nadal. Tỉ số đối đầu của anh với 3 tay vợt trên là 0-14. Tỉ số đối đầu của anh với các tay vợt Top 10 là 13-29. Anh thua cả những người đồng trang lứa như Kei Nishikori và Grigor Dimitrov, những đối thủ chính của anh trong lương lai. Vì thế, Raonic vẫn đang nỗ lực làm việc. HLV hiện thời của anh là cựu số 3 thế giới Ivan Ljubicic, người cũng có cú giao bóng rất đáng nể. Bên cạnh Ljubicic còn có Riccardo Piatti, người trước đây làm thầy Ljubicic, nay tham gia huấn luyện cho Raonic. Ljubicic chủ yếu dạy cho Raonic làm những gì tiếp theo cú giao bóng: lên lưới, di chuyển ngang… và Ljubicic đang dạy cho Raonic một khả năng quan trọng hơn là trả giao bóng. Raonic vẫn yếu ở khâu này, trong 50 trận đấu từ đầu năm, Raonic chỉ bẻ được 18% số game giao bóng của đối thủ. Làm việc với Milos khá dễ dàng, vì bạn chẳng phải thúc giục cậu ta, điều khó hơn là tìm ngày nghỉ cho cậu ta. Nhiều lúc tôi phải nói: “Làm ơn, nghỉ ngơi đi”, vì cậu ta có vẻ không bao giờ muốn nghỉ”.


theo tinthethao