Nga - Mỹ căng thẳng, Trung Quốc " ngư ông đắc lợi "

Trung Quốc tận dụng thời điểm vàng, dầu lao dốc để gom dự trữ và giành chiến thắng lớn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.


Trung Quốc đang đắc lợi từ các cuộc xung đột trên thế giới

Lấp đầy kho dầu chiến lược nhờ quyết định của OPECCuộc chiến giữa OPEC và các đối thủ khiến giá dầu lao dốc và Trung Quốc trở thành quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi nhanh tay gom hàng để dự trữ.Theo ghi nhận từ Cơ quan Tư vấn và Dữ liệu Hàng hải IHS Maritime vào lúc 8 giờ 30 GMT ngày 13/12, dấu hiệu dữ liệu vệ tinh cho thấy có 83 tàu chở dầu siêu lớn đang trên đường tiến về phía các cảng Trung Quốc. Số tàu này có thể vận chuyển 166 triệu thùng dầu. Đây cũng là con số lớn nhất được ghi nhận kể từ tháng 10/2011. Theo dữ liệu Baltic Exchange, chi phí thuê tàu cũng tăng tới mốc cao nhất trong gần 5 năm qua.Ông Erik Folkeson, một chuyên gia phân tích của Swedbank AB có trụ sở tại Stockholm – Thụy Điển cho biết:

“Chúng tôi nhận thấy lượng dầu lớn đang chảy vào kho dự trữ của Trung Quốc”.Việc OPEC quyết định duy trì mục tiêu sản lượng và sự bùng nổ sản lượng dầu ở Mỹ lên mức cao nhất trong hơn 3 thập kỷ qua đã gây ra một sự dư thừa nguồn cung toàn cầu. Khi giá dầu thô sụt giảm kéo dài xuống mức thấp kỷ lục trong 4 năm qua, Trung Quốc tìm cách xây dựng một chiến lược dự trữ dầu.“Đây là thời gian vàng để có được kho dự trữ dầu chiến lược với chi phí thấp hơn”, Gordon Kwan, Trưởng ban nghiên cứu dầu khí khu vực Hong Kong tại Nomuara Holdings Inc đã viết như vậy trong một báo cáo ra ngày 28/11. “Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn từ các quyết định của OPEC”.
Theo China Petrochemacal Corp - nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á, Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh khối lượng dự trữ lên mức tương đương 100 ngày nhập khẩu vào năm 2020. Khoản dự trữ này tương đương với số lượng 570 triệu thùng, ước tính dựa trên việc nhập khẩu hàng tháng gần đây nhất của Trung Quốc.Ngư ông đắc lợi từ khủng hoảng UkraineTrong khi Nga, Mỹ và phương Tây mải mê đấu nhau về chính trị và kinh tế xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine thì Trung Quốc lại khéo tận dụng tình hình để thu về nhiều lợi lộc nhất.Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận khổng lồ, vốn bị trì hoãn từ lâu vì vấn đề giá, về giao dịch khí đốt với Gazprom, công ty khai thác khí thiên nhiên và năng lượng lớn nhất nước Nga. Đồng thời Trung Quốc cũng tiến hành những bước tiếp theo để có thể tham gia sâu hơn vào quá trình sản xuất dầu khí.Gazprom cuối cùng phải ký bản hợp đồng kéo dài 30 năm trị giá khoảng 400 tỷ USD với Trung Quốc vào tháng 5/2014 sau gần một thập kỷ nắm những lợi thế về thương thảo. Bản hợp đồng ràng buộc hai quốc gia vào mối quan hệ đối tác lâu dài và giúp giảm phụ thuộc của Nga với thị trường khí đốt châu Âu.Nga đang là nguồn cung chính, đáp ứng nhu cầu năng lượng của châu Âu. Tuy nhiên bất ổn trong quan hệ với Ukraine từ trước cuộc khủng hoảng hiện nay khiến phương Tây thay đổi chiến lược, dần dần đa dạng hóa nguồn cung nhằm thoát khỏi ràng buộc với Mátxcơva. Và Nga cần tìm thị trường mới.Bản thỏa thuận với Trung Quốc là ví dụ rõ nhất cho thấy Nga đang chuyển mục tiêu sang thị trường châu Á.
Ngư ông đắc lợi, Bắc Kinh có được lợi thế trong cuộc đàm phán về năng lượng, vốn là bài toán khó cho nước này nhiều năm qua khi kinh tế phát triển với tốc độ vượt bậc.Theo Malcolm Graham-Wood, chuyên gia tư vấn thuộc công ty năng lượng HydroCarbon Capital của Anh, Nga đang bán nguồn tài nguyên của mình với "giá rẻ"."Với Putin, ông ta chỉ muốn gửi thông điệp tới người châu Âu rằng ’chúng tôi không cần phải bán dầu mỏ cho các ông’", Graham-Wood bình luận.Bên cạnh đó, sau khi chính phủ Nga trả đũa châu Âu bằng cách cấm nhập nông sản và hàng tiêu dùng từ các thành viên EU, Bắc Kinh đã tận dụng được bối cảnh thị trường tiêu dùng của Nga đang thiếu nguồn cung.Nắm lấy cơ hội, các doanh nhân Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để lấp đầy mọi chỗ trống trên các kệ hàng trong siêu thị Nga, theo quản lý của tập đoàn Shandon Goodfarmer, công ty chuyên xuất khẩu táo, tỏi và gừng lớn nhất Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng làm mở rộng hợp tác Trung - Nga trong lĩnh vực công nghiệp quân sự. Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của vũ khí Nga với chi phí 1 tỉ USD mỗi năm.
Cả hai bên đang ngày càng mở rộng hoạt động mua bán phần cứng quân sự. Trung Quốc và Nga đã đàm phán về việc mua bán hệ thống tên lửa tiên tiến S-400 của Mátxcơva cho Bắc Kinh. Tương tự, Trung Quốc đang tìm cách đàm phán để bán linh kiện điện tử sử dụng trong máy bay và tàu vũ trụ của mình cho Nga.Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng sự hợp tác giữa hai nước Nga-Trung đã ở mức độ cao nhất từ trước tới nay. Năm 2013, thương mại song phương giữa hai nước đạt gần 90 tỷ USD, vượt xa so với dự kiến. Hai bên dự kiến tăng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD vào năm 2015 và lên đến 200 tỷ USD vào năm 2020.Ngoài các lợi ích về kinh tế, Trung Quốc cũng đang hưởng lợi về chính trị do Mỹ và châu Âu đang đặt sự quan tâm vào khủng hoảng Ukraine. Robert Daly, người đứng đầu viện nghiên cứu Kissing Wilson cho rằng vấn đề Ukraine giúp Bắc Kinh thoát khỏi sự theo dõi nghiêm ngặt của thế giới trước những động thái gây hấn trong khu vực."Trung Quốc giành được lợi ích to lớn nhất khi các vụ việc ở Ukraine thậm chí là Iraq và Syria nổ ra. Những sự kiện này khiến Mỹ phân tâm và đánh mất sự chú ý vào việc cân bằng sức mạnh quân sự ở phía Đông", ông Andrew Kuchins, từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét.

Theo datviet