Hy Lạp tỏ ra cứng rắn, bất chấp áp lực của Châu Âu




Le Premier ministre Alexis Tsipras devant les députés grec, le 5 février 2015.REUTERS/Yannis Behrakis
Trong những ngày qua, tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và nhiều thành viên chính phủ, trong sự hồ hởi tràn đầy khí thế, sau thắng lợi của phe cánh tả cấp tiến trong cuộc bầu cử lập pháp, đã dẫn đầu các phái đoàn đến Bruxelles, Frankfurt, nơi có trụ sở Ngân hàng Trung ương Châu Âu và thủ đô nhiều nước Châu Âu để vận động, đòi thương lượng lại món nợ hơn 300 tỷ euro.Tối thứ Tư, 04/02/2015, chính phủ Athenes đã bị dội một gáo nước lạnh đầu tiên. Ngân hàng Trung ương Châu Âu - BCE - tuyên bố sẽ không cung ứng trực tiếp thanh khoản cho các ngân hàng Hy Lạp, tất cả đều phải thông qua Ngân hàng Trung ương của nước này.

Thế nhưng, chính phủ Hy Lạp không nhụt chí, vẫn chủ trương chính sách cứng rắn và khai thác lá bài tự hào dân tộc để tiếp tục có được sự ủng hộ của người dân và gây áp lực với Châu Âu. Trên internet, ngoài các diễn đàn chuyên môn, mạng xã hội Hy Lạp đã dậy sóng, chỉ trích gay gắt quyết định của BCE, với những từ ngữ mạnh mẽ, như « một cú gây sức ép », « một cuộc đảo chính, « dân chủ bị chà đạp ».
Đáp lại lời kêu gọi trên Facebook, với khẩu hiệu : « Chúng ta không cúi chịu », khoảng 5000 người, tối ngày 05/02, đã biểu tình ở thủ đô Athènes. Ông Télémaque Papatheodorou, kỹ sư, tham gia biểu tình, đã hoan nghênh tân chính phủ tôn trọng các cam kết trong chương trình tranh cử và bảo vệ quyền lợi của đất nước.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 25/01/2015, đảng cánh tả cấp tiến Syriza đã về đầu, nhưng chỉ thu được 35% số phiếu. Có nhiều cử tri chuyển sang bầu cho đảng này hoặc trước đây chưa bao giờ đi bầu. Nền tảng cử tri của đảng Syriza, vốn còn bấp bênh, có thể sẽ được củng cố vững chắc và mở rộng nếu Châu Âu tiếp tục gây sức ép với Hy Lạp. Nhà phân tích chính trị Hy Lạp Ilias Nikolalopoulos nhận định : « Sự cứng rắn của BCE và Đức có nguy cơ gây ra kết quả ngược lại so với hiệu quả mong muốn, người dân sẽ thắt chặt hàng ngũ xung quanh đảng Syriza. Châu Âu đã đánh giá thấp tình trạng bài Đức tại Hy Lạp ».
Anh Panagiotis Poulopoulos, 30 tuổi, sống tại Athenes, làm nghề lái xe taxi, đã phẫn nộ nói với AFP : « Tôi đánh giá cao việc chúng tôi không quỳ gối trước Châu Âu nữa. Có thể chúng tôi sẽ bị quật ngã, nhưng chúng tôi vẫn ngẩng cao đầu ». Anh đã bỏ phiếu ủng hộ đảng Syriza và cho rằng nếu có một cuộc bầu cử mới, đảng Syriza có thể đạt được 50% số phiếu ».
Đảng cánh tả cấp tiến Syriza đã tiến hành tranh cử qua việc đề cao nhu cầu của người dân Hy Lạp tìm lại nhân phẩm của mình, sau 5 năm phải chấp nhận chính sách thắt lưng buộc bụng rất khắt khe do bộ ba Liên Hiệp Châu Âu – Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế áp đặt, để có được cam kết cung cấp 240 tỷ euro tín dụng, giúp cho nước này tránh bị phá sản.
Trong những ngày qua, các lãnh đạo Hy Lạp liên tiếp đưa ra các so sánh giữa nước Đức bại trận sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất và nước Hy Lạp hiện nay, bị kiệt quệ sau 6 năm suy thoái kinh tế. Ngay tại Berlin, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã thẳng thừng tuyên bố : « Khi người ta trong một thời gian dài, làm nhục một quốc gia có lòng tự hào, thì vào thời điểm nào đó, quốc gia này sẽ trở nên sôi sục », hàm ý gián tiếp nói đến cuộc khủng hoảng trong những năm 30 của thế kỷ trước, đã đưa Hitler lên cầm quyền tại nước Đức.
Nước Đức là chặng cuối cùng trong cuộc chạy đua việt dã ngoại giao Châu Âu của chính phủ Hy Lạp, để thuyết phục các đối tác giảm bớt nợ cho Athenes.
Bất chấp sự cứng rắn của BCE và sự từ chối của Đức, chính phủ Hy Lạp khẳng định vẫn giữ nguyên hướng hành động. Athenes tuyên bố không muốn bắt bí ai, nhưng cũng không có ý định để ai bắt bí mình, đồng thời nhấn mạnh sẽ áp dụng các biện pháp nới lỏng ngân sách như đã cam kết, để thúc đẩy kinh tế.
Ông Thanassis Diamantopoulos, giáo sự khoa học chính trị tại đại học Panteion, ở Athenes, nhận định : « Quyết định của BCE là bước khởi đầu hạ cánh của chính phủ, vốn đang ở trên mây ».
Nhật báo Kathimerini, theo xu hướng tự do, thì kêu gọi chính phủ không nên ẩn náu đằng sau những ảo tưởng : Ngoài sự cảm tình và thông cảm, Hy Lạp không có những đồng minh vữnđối với đảng cầm quyền Syriza : Đó là xử lý quan hệ nội bộ, khi mà một bộ phận trong đảng này theo xu hướng Trốt-ky, muốn tiêu diệt chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.g chắc để chống lại Berlin, Eurozone và BCE.

Vị giáo sư này cũng nêu ra một thách thức khác


RFI