Trung quốc "dọa nạt" hàng xóm nhưng hãy tránh xa Nhật Bản nếu không muốn thất bại cay đắng


Trong những năm gần đây Trung Quốc liên tục gia tăng sức mạnh quốc phòng của mình, họ mua sắm nhiều khí tài mới, là nước có ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Họ "hung hăng" và "dọa nạt" tất cả các nước hàng xóm của họ. Nhưng đừng có "đùa" với Nhật Bản, họ sẽ phải nhận thất bại cay đắng.

TQ nhiều năm nay phát triển học thuyết quân sự Anti-Access, Area Denial (A2/AD - chống xâm nhập, khu vực cấm). Đây là học thuyết mà theo đó sẽ giúp TQ bảo vệ lãnh hải của mình trong một cuộc chiến quy ước đối với đối phương muốn đổ bộ, xâm nhập lãnh thổ của họ bằng sự liên kết chặt chẽ nhiều tầng nhiều lớp của các đơn vị quân đội TQ.

Tuy nhiên, nếu có một cuộc xung đột quân sự với Nhật thì TQ không thể nào sử dụng chiến lược A2/AD vì nó chủ yếu để phòng thủ.

Khi đó, TQ lại có thể là nạn nhân của chính chiến thuật mà mình đang phát triển, Nhật sẽ dùng "gậy ông đập lưng ông" đánh cho TQ thua trận.
Muốn đánh Nhật phải qua eo biển "tử thần".

Hải quân TQ có 3 hạm đội, tuy nhiên để đánh Nhật thì hết 2 hạm đội bắt buộc phải đi qua eo biển Miyako để tiến ra Thái Bình Dương.

Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải của TQ có tổng cộng 16 tàu tuần dương hạm, 32 tàu khu trục, 5 tàu ngầm hạt nhân, 40 tàu ngầm diesel, hàng loạt máy bay từ không quân yểm trợ. Nhưng tất cả lại buộc phải đi qua eo biển Miyako.


Type-88 sẽ nhấn chìm phần lớn tàu chiến của TQ nếu TQ tấn công eo biển Miyako

Khi chiến tranh xảy ra, việc buộc phải đi qua eo biển "độc đạo" do địch thủ kiểm soát đã khiến quân đội TQ vào thế đi vào "cửa tử".

Tuy nhiên, nếu đủ sức mạnh thì TQ hoàn toàn có thể xuyên qua hàng phòng thủ của Nhật tại eo biển trên và tấn công được Nhật.

Gặp "gậy ông đập lưng ông"

Muốn vượt qua eo biển Miyako, TQ sẽ phải gặp chính chiến lược của mình là A2/AD do lực lượng phòng vệ Nhật Bản triển khai trên các đảo xung quanh eo biển "độc đạo" mà TQ buộc phải đi qua.

TQ muốn vượt eo Miyako sẽ gặp phải hệ thống phòng thủ tầng tầng lớp lớp của Nhật với sự tham gia của tất cả các đơn vị chiến đấu từ máy bay, tàu nổi, tàu ngầm cho đến tên lửa chống hạm.

Đầu tiên, quân đội TQ sẽ gặp phải các máy bay cảnh báo sớm của Nhật là máy bay E-767 và E-2D.

Chúng sẽ nhanh chóng chỉ huy các phi đội tiêm kích của Nhật là các máy bay F-15J và F-2 "dọn dẹp" các mục tiêu như máy bay chiến đấu của TQ và các máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu.

Đặc biệt F-2 còn có thể đánh chìm chiến hạm của TQ bằng tên lửa chống hạm Type-93.

Ngay sau đòn phủ đầu vào không quân TQ, Nhật sẽ dùng các máy bay chống ngầm như P-3C hoặc P-1 để trinh sát chống ngầm.

Họ cũng sẽ dùng các tàu tấn công nhanh lớp Hayabusa diệt tàu chiến của TQ bằng tên lửa SSM-1B có sức mạnh không thua kém tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ.

Ngay sau khi bị "cày nát" đội hình thì quân đội TQ lại gặp phải các chiến hạm trang bị Aegis và các tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga và Izumo tấn công.


Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản sẽ nằm chờ các con "mồi" từ TQ

Cuối cùng các hạm đội của TQ sẽ bị tấn công bởi cơn mưa tên lửa chống hạm Type-88 của Nhật đang đóng trên các "tàu sân bay không thể chìm" là các hòn đảo xung quanh eo biển Miyako.

Hải quân TQ chưa kịp định thần thì sẽ bị đánh chìm bởi những tàu ngầm lớp Soryu đang nằm im chờ đợi các con "mồi" TQ.

VietSN